Báo cáo Tổng hợp về hoạt động kinh doanhcủa Công ty thương mại - Dịch vụ

Lời mở đầu Khi toàn nhân loại bước vào thế kỉ XXI, nền kinh tế có nhiều biến chuyển đáng kể thì các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều thử thách mới để không những vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường nội địa mà còn phải tạo được một môi trường kinh doanh mới đó là thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để có được môi trường kinh doanh mới thì các doanh nghiệp phải tạo được đà phát triển tốt trên thị trường nội địa. Mặc dù phải gặp không ít khó khăn trong kinh doanh, doanh nghiệp cần từng bước

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về hoạt động kinh doanhcủa Công ty thương mại - Dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháo gỡ những khó khăn trước mắt sao cho vẫn luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để tạo được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và các bạn hàng giúp cho công việc kinh doanh, mua bán hàng hoá được thuận tiện và lâu bền. Việc đó đánh giá doanh số, khả năng tiêu thụ, thị phần của doanh nghiệp và cũng có thể nói đây là việc sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều đối thủ khác. Có bán được hàng hoá thì doanh nghiệp thu hồi được vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn đồng thời đóng góp vào ngân sách quốc gia giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Để có một chỗ đứng trên thị trường, công ty Thương mại - Dịch Vụ đã có những nỗ lực đáng kể phấn đấu ngày càng phát triển và nâng caochất lượng phục vụ khách hàng. Công ty Thương mại-Dịch Vụ thành lập từ năm 1992 là một doanh nghiệp tư nhân,chuyên kinh doanh các loại hàng hoá tiêu dùng phục vụ mọi yêu cầu của nhân dân thủ đô. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu dưới hình thức bán buôn, bán lẻ hàng hoá, bán hàng uỷ thác, kí gửi... với mục đích phát triển kinh doanh với doanh số lớn hơn, chất lượng phục vụ cao hơn để xứng đáng với niềm tin của khách hàng với công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã hiểu biết thêm phần nào về tổ chức bộ máy công ty, về hoạt động kinh doanh, về nguyên tắc hạch toán kế toán và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên của công ty. Qua một thời gian thực tập cùng với việc học tập ở trường em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Nội dung báo cáo thực tập bao gồm các phần chính sau: I, Vài nét tóm lược về công ty Thương mại - Dịch Vụ. II, Môi trường kinh doanh của công ty. III, Ngành nghề kinh doanh. IV, Phân tích hoạt động kinh doanhcủa công ty. V, Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên do hạn chế về nghiệp vụ cũng như nhận thức còn non kém nên báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các cô chú trong công ty cùng bạn bè để báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo cùng các cô chú trong công ty toán đã giúp em hoàn thành báo cáo này. I, Vài nét tóm lược về công ty Thương mại - Dịch Vụ. 1, Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty Thương mại - Dịch Vụ được thành lập ngày 18-09-1992 theo quyết định số 337/QĐ- NT của Bộ Thương mại. Văn phòng của công ty được đặt tại 86 Quán Sứ Hà nội, là nơi thâu tóm hầu hết các hoạt động kinh doanh của công ty trong thành phố. Công ty Thương mại - Dịch Vụ là một doanh nghiệp tư nhân được như ngày nay, công ty đã trải qua nhiều khó khăn, khởi đ 2, Cơ cấu tổ chức. Bất kì một giai đoạn nào, một thời kì nào, nền kinh tế tồn tại trong cơ chế nào thì các doanh nghiệp đều cần phải có một cơ chế vận hành riêng. Trong cơ chế thị trường, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng riêng cho mình một cơ chế vận hành phù hợp. Cơ chế vận hành của một doanh nghiệp là những quy định có tính chất bắt buộc về mặt sản xuất, quản lí và kinh doanh của nhà nước và của doanh nghiệp mà mỗi bộ phận sản xuất, quản lí cán bộ, công nhân viên phải tuân theo. Như vậy cơ cấu quản trị trong công ty Thương mại - Dịch Vụ liên hệ mật thiết với cơ chế vận hành, nó tồn tại với đặc điểm riêng nhưng không tách rời cơ chế vận hành bởi vì từ cơ chế vận hành mà công ty đề ra lập những quy định, điều lệ, phương hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức, phương hướng quản lí... Từ đó mà công việc quản lí của công ty có hiệu quả hơn và cũng từ đó công ty mới lập ra được cơ cấu tổ chức quản lí của công ty. Mô hình tổ chức quản lí của công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo - chỉ đạo trực tuyến. Như vậy mọi vấn đề mang tính chất quan trọng đều do giám đốc quyết định dưới sự giúp đỡ của hai phó giám đốc. Các phòng ban được phân ban chuyên môn hoá theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Bộ máy quản lí ở mỗi phòng ban được tổ chức khá gọn nhẹ và linh hoạt, phù hợp với những chức năng, nhiệm vụ nhất định và để đảm bảo thông tin trong tổ chức kịp thời và chính xác cao. Tổ chức bộ máy của công ty gồm: một giám đốc, hai phó giám đốc, ba phòng chức năng, một ban và bốn cửa hàng bán lẻ. Cụ thể: - Giám đốc - Phó giám đốc phụ trách đời sống - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh - Phòng kinh doanh - Phòng hạch toán Mô hình tổ chức chung theo nguyên tắc lãnh đạo - chỉ đạo trực tuyến ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;; Giám đốc Phó giám đốc phụ trách đời sống Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng hạch toán (hoặc Tài vụ Tổng hợp Ban kiến thiết Phòng kinh doanh (hoặc marketing ) Các cửa hàng : Chỉ đạo nghiệp vụ, chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao : Lãnh đạo - chỉ đạo trực tuyến ;;;;;;;;;;;;;;; Cụ thể: - Giám đốc: là người có quyền quyết định mọi kế hoạch kinh doanh của công ty, điều hành các hoạt động chung về kinh tế đời sống, các phong trào xã hội; là người quan hệ trực tiếp quan hệ với bạn hàng, đại diện cho quyền lợi của mình và của cán bộ công nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Trực tiếp chỉ đạo các công việc: . Tổ chức nhân sự, quyết định về tiền lương - tiền thưởng. . Quản lí vốn kinh doanh. . Quản lí xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc - kinh doanh. . Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn phát triển kinh doanh. Kí các hợp đồng kinh tế. - Phó giám đốc: giúp ban giám đốc chỉ đạo các mặt công tác, đồng thời nghiên cứu thị trường hàng hoá tiêu dùng, tổ chức công tác tiếp thị marketing và quảng cáo để tìm hiểu cung cầu của công ty. Bên cạnh đó còn giúp giám đốc giải quyết các công việc an toàn bảo hộ lao động, bảo vệ, thanh tra, an ninh. Đề xuất định hướng, phương thức kinh doanh (phân công chuyên doanh, kết hợp chuyên doanh với tổng hợp trong kinh doanh). - Phòng hạch toán: giúp giám đốc công ty quản lí và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm - quý. Thực hiện và chỉ đạo cửa hàng trực thuộc công ty, hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán- thống kê các văn bản pháp quy của nhà nước, quản lí quỹ (gồm tiền mặt, ngân phiếu...). - Phòng kinh doanh: giúp giám đốc công ty từ chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn với các địa chỉ tiêu thụ hàng hoá, bán buôn cho các cửa hàng trong công ty cũng như bán buôn cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh kể cả mạng lưới bán lẻ đại lí. Tổ chức công tác tiếp thị - marketing - quảng cáo, triển khai công tác kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Phát triển công tác kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. - Các cửa hàng: căn cứ tổng mức giá trị hàng hoá bán ra theo kế hoạch được công ty giao tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ Thương mại khác. 3, Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Công ty Thương mại - Hà nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng hoá tiêu dùng, kinh doanh tổng hợp tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng phục vụ mọi nhu cầu của nhân dân thủ đô, khách vãng lai và người nước ngoài. Công ty còn hợp tác liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng kinh doanh dưới mọi hình thức. Nhiệm vụ của công ty là tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và thị trường; khai thác nhập hàng hợp lí ở các cơ sở gia công chế biến, bán buôn, bán lẻ hàng hoá; tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá. Tổ chức dự trữ, bảo quản tốt nhất các loại hàng hoá, bảo đảm lưu thông hàng hoá diễn ra thường xuyên liên tục và ổn định. Mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo nguồn vốn quản lí, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty làm nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước thông qua chỉ tiêu giao nộp ngân sách hàng năm. II, Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty. Môi trường kinh doanh của công ty là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội, chính trị, kinh tế, tổ chức và kĩ thuật... các tác động và các mối liên hệ bên trong, bên ngoài có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty có một vị trí địa lí thuận lợi cho việc kinh doanh, giao thông thuận lợi, dễ đi lại, thuộc khu vực trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế mở càng tạo điều kiện cho công ty phát huy được vai trò tự chủ của mình, dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhiều thành phần kinh tế tạo lối đi riêng cho mình. Trong điều kiện sống mới này hội chợ Thương mại, hội chợ tiêu dùng thường xuyên được tổ chức cùng ... là những yếu tố làm doanh số bán ra của công ty tăng lên,;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;. Công ty đã tạo cho người lao động tự giác, có quyền kinh doanh, chủ động sáng tạo trong tổ chức kinh doanh, thậm chí tự mua, tự bán, tự kinh doanh sao cho đúng pháp luật. Hình thức khoán hiệu quả kinh doanh đến tổ, nhóm người lao động được đại đa số nhân viên phấn khởi, tạo sự thoải mái giúp họ có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho từng cửa hàng theo hướng giao kế hoạch kinh doanh - tài chính - quyền tự chủ kinh doanh của cửa hàng, kinh doanh hạch toán riêng. Cho phép cửa hàng có con dấu riêng để tiện trong quan hệ hành chính và quản lí nội bộ, tuy nhiên cũng không có giá trị tư cách pháp nhân kí kết hợp đồng kinh tế. Cho phép cửa hàng mở tài khoản chuyên thu - chuyên chi, nhưng không được phép vay vốn ngân hàng qua tài khoản này. Tổng số lao động trong toàn công ty là 90 người trong đó lao động trực tiếp là 60 người, lao động gián tiếp là 30 người, đại học là 19 người, trung cấp là 37 người, sơ cấp là 20 người . Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty đều có trình độ tương ứng phù hợp với ngành nghề của mình. Môi trường kinh doanh bên trong của doanh nghiệp được hiểu là nền văn hoá của tổ chức doanh ngiệp được hình thành và phát triển với quá trình vận hành doanh nghiệp từ góc độ kinh doanh, cần đặc biệt chú ý tới triết lý kinh doanh, các tập quán, các thói quen, các truyền thống, các phong cách sinh hoạt, các nghệ thuật ứng xử, các lễ nghi được duy trì trong doanh nghiệp. Khoa học ngày nay càng phát triển, con người càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên và tự nhiên có vai trò như là ”thân thể thứ hai” của con người. Nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường đã trở thành một nhu cầu bức xúc phổ biến trong các nhà quản trị và công nhân viên của doanh nghiệp. Các phòng làm việc thoáng mát sạch sẽ, những khuôn viên cây xanh, phong cảnh giả và thật sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giữ gìn sức khoẻ và tăng năng suất lao động. Ngược lại môi trường làm việc chật chội, và ồn ào không vệ sinh... sẽ tạo ra tâm lý ức chế, tâm trạng dễ bị kích thích, quan hệ xã hội sẽ bị tổn thương, mâu thuẫn xã hội dễ bị tích tụ. III, Ngành nghề kinh doanh. 1, Mặt hàng ngành hàng và thị trường tiêu thụ của công ty. Công ty Thương mại - Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn của ngành thương mại thành phố. Do đó công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại, mẫu mã phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như: - Ngành thực phẩm. - Ngành đồ dùng gia đình. - Ngành may mặc. - Ngành văn hoá, giáo dục. - Ngành vật liệu trang trí nội thất và cung cấp dịch vụ nội thất. Công ty tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng rãi trong thành phố Hà nội. Công ty vẫn ngày càng thúc đẩy thực hiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, không chỉ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn hướng đến phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trên thị trường thế giới. 2, Phương thức kinh doanh. Tại các cửa hàng của công ty, khách hàng có thể mua theo phương thức bán buôn hoặc bán lẻ tuỳ thuộc nhu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại, mẫu mã. Công ty có thể bán buôn qua kho hay bán buôn chuyển thẳng còn phương thức bán lẻ có thể bán lẻ trực tiếp hay bán hàng tự chọn, bán hàng theo phương thức khách hàng tự chọn, bán hàng theo yêu cầu đặt hàng của khách và mang đến lắp đặt, hướng dẫn sử dụng tại nhà của khách hàng. Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty còn nhận đại lí kí gửi bán cho nhiều thành phần kinh tế khác hay còn mua qua các công ty xuất nhập khẩu hàng nước ngoài. Đối với hàng uỷ thác kí gửi, công ty bán xong mới thanh toán, cuối kì nhiều khi số tồn kho vẫn còn nhưng do nhận bán hàng uỷ thác một số lượng tương đối nên vốn không bị ứ đọng nhiều. Vì vậy các mặt hàng của công ty ngày càng trở nên phong phú đa dạng, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Đồng thời công ty sử dụng các phương thức bán hàng hợp lí như khi bán hàng xong sau một thời gian mới thanh toán tiền nên ít nhiều hàng hoá cũng được tiêu thụ nhanh chóng hơn. ;;;;;;;;;;;; IV, Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm trở lại đây công ty Thương mại - Dịch vụ đang từng bước hoàn thiện yêu cầu cơ sở yêu cầu kĩ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ. Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đặt ra, góp phần tạo thế đi lên của ngành thương nghiệp nước ta. Năm 1999 công ty đã không ngừng phấn đấu tạo công ăn việc làm cho hầu hết cán bộ công nhân viên, tăng doanh thu, tăng chỉ tiêu nộp ngân sách, nâng cao đời sống cho người lao động. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại - Dịch Vụ qua hai năm 1999 - 2000 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 % HT Chênh lệch Tổng doanh thu 23.787.694.609 19.523.920.676 82,02 -4.263.773.933 Thuế 234.836.000 195.808.000 83,38 -39.128.000 Khoản giảm trừ (hàng bán bị trả lại) 142.399 95.702 67,21 -46.697 Doanh thu thuần 23.787.552.210 19.523.824.974 82,08 -4.263.727.236 Giá vốn hàng bán 21.403.576.426 17.697.983.972 82,69 -3.705.592.454 Lãi gộp 2.383.975.784 1.825.841.002 76,59 -558.134.782 Chi phí bán hàng 1.640.232.263 1.142.462.870 69,65 -497.769.393 Chi phí QLDN 883.535.904 736.472.829 83,36 -147.063.075 Lợi tức trước, sau thuế 11.169.472 * Phân tích: - Về tổng doanh thu: Tình hình thực hiện doanh thu của công ty trong hai năm ít có sự tiến triển. Năm sau giảm 17,92% so với năm 1999 tương ứng với số tiền giảm 4.263.773.933 đồng. Công ty đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn phải xem xét nghiên cứu nguồn hàng tốt hơn nữa để doanh thu được vượt kế hoạch. - Do có sự giảm đi của doanh thu so với năm trước nên thuế nộp cho ngân sách chỉ đạt 195.808.000 đồng, giảm 16,6% so với năm trước. - Khoản giảm trừ (hàng bán bị trả lại) năm nay giảm 46.697 đồng tương ứng giảm 32,79%. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự chú ý, xem xét về chất lượng hàng nhập. - Doanh thu thuần do có sự ảnh hưởng của khoản giảm trừ nên năm sau giảm 17.92% so với năm trước tương ứng với số tiền là 4.263.727.236 đồng. - Trị giá vốn hàng bán đạt 22.727.902.000 đồng giảm 17,31% so với năm trước tương ứng với số tiền giảm 3.705.592.454 đồng. - Lãi gộp chỉ đạt 1.825.841.002 đồng giảm 23,41% so với năm trước tương ứng với số tiền là 558.134.782 đồng. Điều này cho thấy rõ hơn việc bán hàng đạt kết quả tốt hơn so với sự vượt của mua. - Chi phí bán hàng so với năm trước giảm 30,35% tức là trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã tiết kiệm được chi phí như: điện, nước, vận chuyển... - Chi phí QLDN của công ty năm nay cũng giảm đáng kể so với năm trước tương ứng giảm số tiền là147.063.075 đồng. Việc này sẽ giúp cho công ty có doanh thu cho cán bộ công nhân viên tốt hơn. - Lợi nhuận trước- sau thuế chỉ đạt 11.169.472 đồng V, Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1, Đánh giá công tác quản trị của công ty. * Quản trị các hoạt động tác nghiệp. - Hoạt động mua hàng: Là hoạt động nhằm mục đích sinh tồn cho doanh nghiệp. Do có uy tín lâu dài trên thương trường, được sự tin cậy của các công ty bạn nên việc mua hàng rất được coi trọng. Nhưng trong giai đoạn thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, công ty Thương mại- Dịch vụ không tránh khỏi những khó khăn và điều này cũng là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp khi nước ta mới bắt đầu vào công cuộc đổi mới. Ngày nay, do việc cạnh tranh khốc liệt nên việc mua hàng của công ty trở thành một vấn đề đáng quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa. Từ khi thực hiện luật thuế giá trị gia tăng (VAT), công ty cũng gặp khó khăn trong việc đàm phán với các nhà cung cấp để xây dựng giá bán hợp lí hơn để đủ sức cạnh tranh. Công việc này do một phó giám đốc của công ty phụ trách và đã thực hiện tốt được phần này, tận dụng tối đa uy tín của mình. Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu thói quen của khách hàng và đời sống hiện thực bằng cách trả lời câu hỏi: . Mua cái gì (đối tượng mua)? . Tại sao mua (mục đích mua)? . Mua như thế nào (cách mua)? . Mua ở đâu (nơi mua)? Từ những câu hỏi đó có cái nhìn khái quát, tổng thể về toàn bộ mặt hàng mà mình kinh doanh xem xét chúng đã đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng chưa? đến với công ty khách hàng có phải lựa chọn một đơn vị khác không? - Hoạt động bán hàng: Là khâu chủ chốt tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Bán hàng là công việc mang tính chất sống còn của công ty nên được các cấp lãnh đạo cấp trên quan tâm, giúp đỡ hình thành một mạng lưới tiêu thụ rộng rãi trong nội thành. Công ty có một cơ sở vật chất đủ lớn mạnh để có khả năng cạnh tranh, đông thời công ty luôn tìm mọi cách khuyến khích, động viên và đào tạo lao động nhân viên bán hàng cho họ có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty trong thời kì mới, đáp ứng và thoả mãn được cả những khách hàng khó tính nhất. Kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được của cửa hàng Bách hoá tổng hợp, công ty Thương mại - Hà nội luôn đẩy mạnh khả năng bán hàng đáp ứng nhu cầu trên từng đoạn thị trường. Ngay ở trong gian hàng đã có sự quy hoạch mặt hàng theo từng khu vực vừa để khách hàng tiện việc mua sắm hàng hoá, vừa đảm bảo tiêu thức phân đoạn, vừa đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ cao: quầy bán đồ gia dụng, quầy bán đồ thực phẩm, quầy bán đồ khô hộp, quầy bán đồ tươi hải sản... Việc này còn chủ yếu sử dụng tập tính, thái độ với sản phẩm thu thập, giới tính lứa tuổi, nghề nghiệp, địa cư... đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu tối đa của từng khách hàng cũng như tiết kiệm được phần nào thời gian đi mua sắm của khách hàng. * Quản trị nhân sự: Trong những năm qua, công ty đã chú ý nhiều đến công tác đào tạo cán bộ. Củng cố các bộ phận nghiệp vụ và mạng lưới của cửa hàng, qua đó sắp xếp lao động phù hợp với hoạt động của công ty giúp công ty vượt qua được những khó khăn hiện nay đang mắc phải. Hoạt động kinh doanh của công ty là hoạt động mang tính chất thương mại, buôn bán hàng hoá tiêu dùng là chủ yếu, do đó số lao động nữ chiếm đa số - đây là đội ngũ mậu dịch viên rất quan trọng, gồm 272 người, chiếm 80,9% trong khi đó lao động nam chỉ chiếm 19,1%. Mặt khác lao động trực tiếp là 290 người, chiếm 60,7%; lao động gián tiếp là 119 người. Đây là một kết quả tương đối hợp lí, từ đó ta thấy rõ được chính sách tinh giảm biên chế của công ty. Trình độ cán bộ, công nhân viên của công ty ngày càng một nâng cao. Trong 409 lao động của công ty thì: Trình độ đại học là 123 người, trình độ trung học là 246 người, trình độ đã qua đào tạo là 40 người. Qua số liệu trên ta thấy trình độ đại học của công ty là tương đối lớn, đại bộ phận lao động đều có trình độ trung học còn bộ phận lao động qua đào tạo chỉ chiếm một phần nhỏ trong số trung học và đại học. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty rất được chú trọng về mặt trình độ, được các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện mở rộng trí tuệ phù hợp với nền kinh tế mới đầy khó khăn, biến động này. Mặc dù công việc kinh doanh của công ty hiện nay đang trong tình trạng khó khăn, giảm sút nhưng công ty vẫn chú trọng đến vấn đề lao động, học thức chứng tỏ công ty không chịu lùi bước trước khó khăn, xây dựng một đội ngũ vững mạnh nhằm có cơ hội là quyết tâm phát triển, giúp công ty lại có một chỗ đứng trên thị trường. * Quản trị tài chính: Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh các mối quan hệ kinh tế. Quản trị tài chính là mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực lưu thông phân phối gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ để phục vụ cho quá trình kinh doanh thương mại. Vận dụng đúng đắn các quan hệ tài chính vào hoạt động thực tiễn của công ty là cơ sở để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. Với tầm quan trọng như trên, các cửa hàng trực thuộc đã chú trọng đến công tác quản lí tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh bên cạnh đầy những đối thủ cạnh tranh là các tiểu thương nhỏ, lẻ. Các biện pháp cụ thể là: tổ chức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty, tăng nhanh vòng quay lưu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn lưu động được bảo toàn và phát triển, được nhà nước cấp cho công ty để đi đến các đơn vị trực thuộc, khả năng tài chính có thể hoàn thành các công việc đặt ra của công ty, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ với các tổ chức và với nhà nước. Tuy nhiên công ty cần phải chú ý hơn đến vấn đề này. 2, Đánh giá, nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. * Điểm mạnh: Có sự thống nhất lãnh đạo giữa Đảng uỷ - Giám đốc, công đoàn tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhất quán trong toàn công ty, thể hiện qua các nghị quyết liên tịch được phổ biến rộng rãi trong toàn công ty. Đó là định hướng cơ bản để các đơn vị triển khai trực hiện. Các cán bộ công ty có mưu cầu tiến bộ đã cố gắng hết sức mình vì nghiệp chung, thể hiện rõ trong việc nhất quán và triển khai ”Đề án đổi mới”, ngày càng có hiệu quả, có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên trong công ty, sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các bộ phận. Công ty được sự tin tưởng, chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của cấp trên. * Điểm yếu: Cần phải tiếp tục bồi dưỡng lao động, đào tạo thêm các cán bộ công nhân viên trong công ty để họ nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện nay. Đặc biệt cần tổ chức, tạo điều kiện cho các cán bộ có thể tham gia đi họ cao học giúp đỡ cho công việc kinh doanh ngày càng cao của xã hội. Cần tăng cường chỉ đạo hoạt động ở các cửa hàng, quầy hàng. Tiếp tục tích cực tìm kiếm địa điểm, mở rộng mạng lưới bán hàng, nhất là mạng lưới xuất nhập khẩu, cần tranh thủ hơn nữa sự giúp đỡ của các ban ngành thành phố, sở chủ quản, công ty bạn và bạn hàng, tăng cường hơn nữa sự thống nhất lãnh đạo giữa Đảng uỷ - Giám đốc - Công đoàn. Chọn ngành hàng, nhóm hàng thích hợp để kinh doanh có hiệu quả hơn. * Những cơ hội và nguy cơ: Công ty đã có một cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh và có sự tạo lập uy tín trên thương trường nên cơ hộ kinh doanh có phần dễ dàng, có sự giúp đỡ nhiệt tình và sự quan tâm của các cơ quan chủ quản cấp trên, có sự đa dạng hoá phương thức kinh doanh... Nguy cơ lớn nhất của công ty là vấn đề tiêu thụ, công ty cần lựa chọn kĩ và cân nhắc hơn khi kinh doanh. 3, Đề xuất ý kiến. Những năm đầu thế kỉ XXI nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Châu á, ngành Thương mại nói chung và ngành Thương mại quốc tế nói riêng, trong đó có công ty Thương mại - Hà nội sẽ gặp không ít khó khăn. Những vướng mắc trong thực hiện luật thuế giá trị gia tăng (VAT), cũng là yếu tố lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đứng trước xu thế hội nhập của nền kinh tế đã đặt ra cho công ty những thử thách ở phía trước. Tuy công ty đã có một số biện pháp đổi mới hoạt động kinh doanh như giao khoán cho một bộ phận nhân viên để họ tự quản. Điều này là tốt, tuy nhiên công ty cũng cần sớm có những giải pháp khắc phục những điểm yếu đã nêu trên và cần nghiên cứu bám sát thị trường hơn sao cho giảm đến mức tối đa giá đầu vào, tiết kiệm giảm bớt các loại chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí mua hàng, bán hàng, đồng thời công ty đưa ra giá bán hợp lí để tăng sức cạnh tranh, tạo thế chủ động thu hút khách hàng, đồng thời nghiên cứu kĩ hơn những mặt hàng có tỉ lệ lãi gộp cao. Mặt khác, công ty cũng cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn giúp đỡ người lao động, quan tâm đến việc khuyến khích, nâng cao tác phong, nghiệp vụ của nhân viên bán hàng nhằm đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu cho công ty. Cụ thể: - Lựa chọn phương án kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô tính chất kinh doanh không thể do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định. Do vậy cần phải có khả năng nhận biết dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ... là những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Vì vậy yếu tố quyết định là lựa chọn phương án kinh doanh đúng đắn. Nó được xây dựng trên sở tiếp cận thị trường để từ đó xác định ra quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá bán hàng hoá mình kinh doanh. Có như vậy hàng hoá của công ty mới có khả năng tiêu thụ được. Qua đó vốn lưu động mới chu chuyển đều và hiệu quả sử dụng vốn mới cao. - Phấn đấu để hàng hoá của mình đáp ứng được tối đa nhu cầu thị trường. Công ty cần phải hiểu biết vận dụng tốt phương pháp Marketing, tổ chức chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xuyên có được thông tin đầy đủ, chính xác và tin cậy về diễn biến của thị trường trong đó cần quan tâm xem sản phẩm của mình đang bán còn nhiều hay ít để chuẩn bị sản phẩm kế tiếp. Nhận biết thị trường còn bao gồm cả việc thu nhận thông tin từ doanh nghiệp khác nhằm mục đích thay đổi kịp thời phương án kinh doanh, xác định phương thức tiêu thụ và giá cả hợp lí để thu hút nhu cầu tiêu thụ. - Nâng cao chất lượng hình thành nguồn hàng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy doanh số bán ra về tổng trị giá thông qua số lượng, chất lượng, giá cả và chi phí. Tiết kiệm chi phí lưu thông, giảm những phí không hợp lí. Nên bố trí và sử dụng lao động hiện có sao cho hiệu quả hơn, cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề lao động dư ra so với nhiệm vụ kinh doanh của công ty. - áp dụng các phương thức bán hàng tiến bộ. Để đẩy mạnh bán ra, công ty có thể áp dụng nhiều hơn nữa phương thức bán hàng tiến như bán hàng chậm trả, bán theo đơn đặt hàng, bán tận nhà và bán kèm theo vận chuyển hàng hoá. Công ty cần tìm thêm các bạn hàng mới, áp dụng hình thức bán buôn vận chuyển thẳng để tiết kiệm chi phí qua kho. - áp dụng chính sách khuyếch trương quảng cáo. Trong nền kinh tế thị trường, công dụng của quảng cáo là vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích của quảng cáo là thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty thường xuyên hơn. Có thể áp dụng các hình thức quảng cáo thông qua đài, vô tuyến, báo chí... có thể lợi dụng ưu thế của hàng uỷ thác kí gửi để làm phương tiện khuyếch trương quảng cáo. - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phương pháp này rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hút khách hàng. Các quầy hàng phải đảm bảo sạch sẽ, thái độ mậu dịch viên phải lịch sự, niềm nở phục vụ tận tình cho khách hàng. Bên cạnh đó công ty cần chú trọng đến vấn đề nâng cao trình độ cho mậu dịch viên về nghiệp vụ giao tiếp phục vụ khách hàng, trình độ quản lí kinh doanh cơ bản và những kiến thức về thương phẩm học hàng hoá... nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh bán ra. - Cần chú trọng chữ tín trong kinh doanh, chữ tín trong kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ giữa công ty với các đơn vị sản xuất khi trao đổi hàng hoá hay dịch vụ cũng như với khách hàng. Để đảm bảo được chữ tín, công ty cần thực hiện tốt các hợp đồng mua bán, có ý thức trách nhiệm và xây dựng đối với hoạt động kinh doanh. Có quan hệ hợp đồng tốt với các đơn vị khác, có uy tín trong quan hệ thanh toán bên cạnh đó còn phải tạo sự thoải mái trong giao dịch. Trong quá trình kinh doanh, công ty cần bảo đảm uy tín với cả bên cung và bên cầu, nhằm đẩy mạnh khả năng thu hút nhu cầu và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi khi cung ứng hàng hoá. - Lãnh đạo xem xét từ khâu mua hàng, kho. Kết hợp với nhân viên kho, tiếp liệu để tìm biện pháp hợp lí tiết kiệm chi phí vận tải, bốc xếp, mua hàng và các chi phí trực tiếp khác phát sinh trong khâu này. Cần tính toán lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển, phù hợp. Kết luận Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, công ty Thương mại - Hà nội đã từng bước đổi mới cơ chế quản lí, cung cách hoạt động sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường, sao cho thu hút được sự chú ý tiêu dùng của khách hàng. Với chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình kinh doanh luôn đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, cực tiểu hoá chi phí lên hàng đầu. Đó là điều kiện sống còn của một doanh nghiệp trong quá trình phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, hoạt động quản trị đối với các công ty kinh doanh ở Việt nam ngày càng được áp dụng hợp lí và nâng cao khả năng thuyết phục đối với từng lĩnh vực. Đối với các doanh nghiệp hiện nay quản trị được kết hợp một cách khéo léo giữa tính khoa học và tính nghệ thuật. Qua thời gian học tập tại trường và thời gian khảo sát thực tế tại công ty Thương mại - Hà nội, được sự chỉ bảo tận tình và với những cố gắng của bản thân em đã tiếp thu và vận dụng để hoàn thành bản báo cáo này. Báo cáo không tránh khỏi sai sót do chưa có chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ còn non kém, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong trường cũng như ban lãnh đạo cùng như toàn thể công ty. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, chú trong phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán và nhất là giáo sư TS Phạm Công Đoàn đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Hà nội, ngày 18/02/2001. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC568.doc
Tài liệu liên quan