Báo cáo Tổng hợp về một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty dệt 19/5 hà nội

Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự đổi thay thăng trầm của đời sống nhân loại. Góp phần vào sự phát triển đó phải kể đến một thành phần kinh tế chủ lực của đất nước đó là các Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam. Trong cơ chế kinh tế thị trường, để hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm để chống chọi với các quy luật khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Thành công hay thất bại ở đây phần lớn sẽ phụ thuộc vào kết quả

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty dệt 19/5 hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ mà mỗi doanh nghiệp thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ hàng hoá nó có thể được xem như là mạch máu của nền kinh tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp luôn luôn phải đối diện với một môi trường kinh doanh đầy biến động không ngừng, diễn biến phức tạp, có nhiều rủi ro và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp càng trở nên là một vấn đề luôn canh cánh bên lòng của các nhà quản trị, nếu không có chiến lược kinh doanh tối ưu thì làm ăn thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Chỉ có tiêu thụ được hàng hoá thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Mà vấn đề để tiêu thụ được hàng hoá thì lại nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh ngiệp phải đáp ứng được nhu cầu đặt ra của thị trường, những cái mà thị trường đòi hỏi, không phải là những cái mà doanh nghiệp có. Bởi vậy, thị trường là thách thức lớn lao đối với doanh nghiệp, từ thị trường có thể cho doanh nghiệp thành công và cũng từ thị trường có thể cho doanh nghiệp thất bại. Nhận biết được vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội em đã tìm hiểu được một số nội dung quan trọng trong việc quản lý sản xuất và kinh doanh và hơn cả là trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Bài viết này được xây dựng dựa trên những kiến thức đã học tại trường và thời gian thực tập tại công ty Dệt 19/5, tuy nhiên do trình độ chuyên môn còn hạn chế cũng như thời gian thực tập không dài nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhưng đó là ý tưởng mong muốn được góp một phần sáng kiến của mình vào đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội”. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo trong trường cũng như của ban lãnh đạo, phòng ban trong công ty để bài viết này có giá trị thực tiễn. Trong quá trình thực tập tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội, được sự giúp đỡ dầy công của cô giáo Nguyễn Ngọc Điệp cùng với các cán bộ lãnh đạo trong công ty đặc biệt là các cô chú trong phòng Kế Hoạch Thị Trường đã nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo khảo sát tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn nhiều! Chương 1 Tổng quan về Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội a. Lịch sử hình thành: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, do Nhà Nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước giao. Trụ sở chính của công ty tại 203 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội. Với tổng diện tích đất là 17.000 m2 trong đó diện tích văn phòng là 1.600 m2, nhà xưởng là 15.400 m2. Công ty ra đời vào cuối năm 1959 nằm trong giai đoạn cải tạo công thương nghiệp(1959-1960). Tiền thân của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một đơn vị được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân như Công ty Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ....Tính đến nay công ty đã có 43 năm trưởng thành và phát triển cùng với sự đổi thay không ngừng của đất nước. b. Các giai đoạn phát triển * Giai đoạn 1960- 1973: Ngày đầu thành lập, Công ty được Thành phố Hà Nội công nhận là Xí nghiệp quốc doanh và mang tên Xí nghiệp Dệt 8-5 có trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 hàng Chuối Hà Nội. Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã gặt hái được nhiều thành quả đáng kể. Sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 10% đến 15%. Số lượng công nhân là 247 người. Tuy nhiên, việc sản xuất ra sản phẩm còn ảnh hưởng bởi dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ. Đến năm 1964, vì lý do chiến tranh nên thực hiện chủ trương của Thành phố, Nhà Máy chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến “ vừa sản xuất vừa chiến đấu ”. Một bộ phận của Nhà Máy sơ tán về thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội để làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt. Và trong cùng thời gian này, Xí nghiệp đã xin Nhà Nước cho nhập thêm 50 máy dệt Trung Quốc mới đưa vào sản xuất. Năm 1967, Thành phố tách bộ phận Dệt bít tất của Nhà Máy thành Xí nghiệp Dệt Kim Hà Nội. Chính vì vậy, hoạt động chính của Xí nghiệp Dệt 19/5 sau này chỉ dệt vải bạt các loại. * Giai đoạn 1873- 1988: Thời kỳ này doanh nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp Dệt Bạt Hà Nội. Đây vẫn là giai đoạn doanh nghiệp nằm trong sự bao cấp của Nhà Nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng của mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế khác. Năm 1980 nhà máy được phê duyệt luận chứng kinh tế khoa học, xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính, Thanh Xuân. Khu vực này có diện tích là 4,5 ha. Quá trình xây dựng cơ bản từ năm 1981 đến năm 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Cùng trong thời gian này, nhà máy đã đầu tư thêm 100 máy dệt Tiệp, nhu cầu sản xuất tăng, tiêu thụ hàng năm của nhà máy tăng từ 1,8 triệu mét lên 2,7 triệu mét vải. Do vậy, nhà máy đã phải đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 1256 người, số máy dệt thực tế đưa vào sản xuất là 290 máy. Năm 1982, một vinh dự đến với nhà máy là được Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố quyết định được vinh dự mang tên ngày sinh nhật Bác “ Nhà máy Dệt 19/5 Hà Nội ”. * Giai đoạn 1989 đến nay(2003): Đây là thời kỳ đất nước chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, làm các nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy. Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường. Tuy hiên dần dần nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Năm 1993, chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà Nước và đỗi tên thành “ Công ty Dệt 19/5 Hà Nội”. đây là một sự thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế. Để thích nghi với cơ chế thị trường, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội chủ trương đi tìm đối tác liên doanh để giải quyết sự khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đã liên doanh với một số công ty của Singapore, góp phần nhà sản xuất ở nhân chính, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim và hơn 1/2 số lao động liên doanh. Đến nay qua 8 năm hoạt động sản xuất, liên đã ngày càng lớn mạnh, đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết được việc làm cho 500 lao động. Từ năm 1994 đến 1997, công ty được cấp trên đầu tư thêm gần 1,7 tỷ đồng, đã đào tạo thêm 100 lao động mới, bảo đẩm việc làm ổn định, đầy đủ cho người lao động. Năm 1998, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành dệt của công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay công ty đã có một xưởng sợi hiện đại, đạt 1250 tấn/năm, với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng. Chức năng nhiệm vụ sản xuất. Công ty dệt 19/5 chuyên sản xuất sợi, vải các loại phục vụ ngành dày vải, ngành may, ngành công nghiệp thực phẩm, ngành thuỷ tinh, sành sứ và các ngành công nghiệp khác. ở giai đoạn 1960-1973, lúc này nhiệm vụ sản xuất của nhà máy chủ yếu là thực hiện làm thủ công cho Nhà Nước, phục vụ thời kỳ xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội (thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất). Sản phẩm chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải Kaki, Phin kẻ , Popơlin, Khăn mặt.... theo chỉ tiêu của Nhà Nước, phục vụ cho quốc phòng và bảo hộ lao động. ở giai đoạn 1973-1988, lúc này nhiệm vụ sản xuất của nhà máy là cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế khác. Thời kỳ này, nhu cầu sản xuất tăng đồng thời tiêu thụ sản phẩm vải của xí nghiệp tăng nhanh nên công ty không ngừng đào tạo thêm công nhân sản xuất để phục vụ sản xuất 1,5 triệu mét vải các loại, nhu cầu bông của xí nghiệp vào khoảng 500 tấn sợi các loại. ở giai đoạn 1989 cho đến nay(2003), lúc này nhu cầu vải bạt giảm, sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1 triệu mét vải/năm. Trước tình hình này, năm 1990 nhà máy đã tiến hành cải tiến bộ máy quản lý, cải tiến sản xuất, đa dạng các mặt hàng kinh doanh, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký vơí liên xô, nhà máy được cung cấp dây chuyền sản xuất hàng dệt kim để sản xuất quần áo, sản phâm sản xuất ra sẽ được Liên Xô bao tiêu, xong không bao lâu thời kỳ này Liên Xô tan rã, máy móc nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn. Trước tình hình đó, nhà máy đã đầu tư mua trang thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoạn thiện dây chuyền sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới. Hiện nay, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội chuyên sản xuất sợi, vải các loại phục vụ ngành giầy vải, ngành may, ngành công nghiệp thực phẩm, ngành thuỷ tinh, sành sứ và các ngành công nghiệp khác. công ty là bạn hàng quen thuộc, tin cậy của các công ty sản xuất giầy vải trong nước và nước ngoài. Nhiêm vụ sản xuất chủ yếu của công ty đến thời điểm này là sản xuất các loại sợi, vải các loại và sản phẩm may phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu kinh doanh đến năm 2003 sẽ đạt: - Chiếm từ 20% đến 30% thị phần nội địa. - 100% sản phẩm vải tiêu thụ đã qua tẩy nhuộm xử lý hoàn tất. - Tổng sản phẩm tiêu thụ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam là 20%. - Xuất khẩu vải bạt, sản phẩm dùng nguyên liệu vải, tỷ trọng10% đến 20% dân số. - Nộp tích luỹ tăng so với thực hiện 1999 là 10% đến 15%. - Hoàn chỉnh dây chuyên công nghệ sản xuất từ kéo sợi- dệt xử lý hoàn tất. Đặc điểm chủ yếu của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội a. Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của công ty là các sản phẩm đặc chủng, vải bạt các loại, vải lọc cho các ngành công nghiệp nhẹ, quốc phòng. Vì vậy, đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có chất lượng cao. Do vậy, trong những năm gần đây, công ty đã cố gắng ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kết quả là các mặt hàng vải bạt, vải lọc các loại .... được tặng huy chương vàng, bạc, đồng tại các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp và tiêu dùng trong cả nước và nhiều sản phẩm được cấp dấu chất lượng loại 1. Tỷ lệ chất lượng loại 1: 85%, loại 2: 14%, loại 3: 1%. Trong đó thứ phẩm là 0,7% và phế phẩm là 0,3%. Đây là điều đáng mừng cho công ty với mức phế phẩm < 0,3%. Kiểu dáng mẫu mã bao bì đang được cải tiến, bao bì đóng gói thuận tiện để vận chuyển. Chủng loại sản phẩm của công ty dệt 19/5 rất đa dạng và phong phú. Ngoài sản phẩm đặc chủng, sản phẩm chủ yếu là các loại bạt nặng, bạt vừa, bạt nhẹ, còn một số vải lọc, vải phin, vải đay.... phục vụ chủ yếu cho ngành giầy vải, quân trang nhà máy đường, nhà máy bia, nhà máy tráng cao su.... Với các mặt hàng này, công ty dệt 19/5 có ưu thế rất lớn trên thị trường tiêu thụ. Lý do chính ở đây là bởi mặt hàng mà công ty sản xuất đang còn chưa phổ biến trên thị trường, khả năng cạnh tranh rất cao cho nên công ty luôn không ngừng đổi mới để nắm chắc thị trường tiêu thụ trong tay, đồng thời không ngừng cải tiến bộ máy quản lý cũng như bộ máy sản xuất cho phù hợp với tiến độ phát triển của xu thế. Một đặc điểm cũng không kém phần quan trọng đó là lĩnh vực hàng hoá mà công ty sản xuất lại sử dụng rất nhiều lao động, đặc biệt lại là lao động nữ. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã tạo công ăn việc làm cho hơn 580 người tính theo năm thực hiện của năm 2002. b. Đặc điểm công nghệ sản xuất: Là doanh nghiệp công nghiệp, sản xuất có tính chất hàng loạt với khối lượng lớn, dây chuyên sản xuất của công ty được tổ chức theo kiểu nước chảy. Quy trình sản xuất được chia thành nhiều bước công việc và rất phức tạp. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ tổng quát Vải màu Nhuộm Vải mộc Dệt Sợi Sợi Bông : tự sản xuất : gia công ngoài Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất vải của công ty Mặc ống se đậu Sợi dọc Vải Suốt ống se đậu Sợi ngang Kho thành phẩm Khách hàng Nhập kho bán thành phẩm KCS Đo gấp Đóng kiện Xử lý, soạn vải, đóng kiện Đặc điểm công nghệ sản xuất như trên có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. Xuất thân từ một nhà máy cũ, lâu đời, ít được đầu tư đổi mới nên khi chuyển sang cơ chế thị trường “ gia tài ” của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị quá cũ, lạc hậu, số lượng máy móc này chủ yếu được đầu tư từ ngày thành lập( những năm 1960). Ví dụ như Nhà máy ống Trung Quốc 2 chiếc vào năm 1966; dệt Trung Quốc 44 chiếc vào năm 1966; dệt UTAS 35 chiếc vào năm 1982; máy Se A63 Trung Quốc 17 chiếc vào năm 1966 .... Số máy móc thiết bị này phần lớn đang hoạt động và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty. c. Đặc điểm về lao động. Cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung, lao động chủ yếu của công ty là lao động nữ( chiếm khoảng 80% lao động toàn công ty). Trong các khâu chính hầu hết là nữ, nam giới chỉ tập trung ở các khâu, các bộ phận sửa chữa, bảo vệ, hành chính. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động của công ty lên đến 1125 người. Hiện nay, do nhu cầu tăng giảm lao động gián tiếp cùng với quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất, tổng số lao động hiện nay của công ty là 385 người. Bảng biểu: Bảng cơ cấu lao động của công ty. Đơn vị: người TT Cơ cấu lao động Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 KH TH KH TH KH TH Tổng số cán bộ CNV 360 350 400 385 600 580 1 Theo loại lao động 1.1 Lao động trực tiếp 329 319 365 350 562 542 1.2 Lao động gián tiếp 31 31 35 35 38 38 2 Theo trình độ 2.1 Trên đại học 4 4 4 4 4 4 2.2 Đại học, cao đẳng 48 48 50 50 53 53 2.3 Trung cấp 6 6 7 7 9 9 2.4 PTTH 134 126 172 165 249 239 2.5 PTCS 168 166 167 159 285 275 3 Theo tay nghề 3.1 Kỹ sư, kỹ thuật viên 10 10 13 11 18 16 3.2 CN tay nghề bậc cao 75 75 80 80 95 95 3.3 CN tay nghề bậc TB 225 215 250 240 300 285 3.4 CN đang thử việc 50 50 57 44 187 184 Nguồn: phòng lao động và tiền lương – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Cho đến bây giờ, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 1.200 người, trong đó: Giám đốc 01 Phó giám đốc kỹ thuật- đầu tư 01 Phó giám đốc nội chính 01 Lao động trực tiếp 1140 Lao động gián tiếp 60 Với trình độ: Đại học chiếm 8,33% Công nhân bậc cao 39% Là doanh nghiệp dệt cho nên lao động ở đây có đặc điểm : - Yêu cầu phải có tay nghề cao( phải đào tạo qua trường lớp) - Đòi hỏi sự tinh nhanh trong quá trình quan sát và thao tác. - Lao động có đặc thù bị đào thairnhanh khỏi quá trình sản xuất dẫn đến một số vấn đề về xã hội cần phải có chế độ giải quyết về hưu sớm cho công nhân dệt. - Cấp bậc công việc: Mọi công việc nói chung yêu cầu từ bậc 3 trở lên, nên công nhân dệt dòi hỏi thấp nhất là bậc 4. Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu là cần thiết nhưng người lao động mới là nhân tố trực tiếp vận hành sử dụng chúng để tạo ra kết quả sản xuất. Do đó, người lao động là nhân tố quan trọng để bộ phận lập kế hoạch tiến hành thực hiện cân đối giữa các yếu tố, quyết định công suất năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phận lập kế hoạch phải căn cứ vào cân đối công nhân khâu dệt với các khâu dây chuyền, với bộ phận sản xuất phụ, phục vụ và phù trợ khác, trình độ và của người công nhân ( năng suất lao động, trình độ tổ chức phối hợp của bộ phận quản lý hướng đào tạo công nhân mới, kế hoạch lamf tăng ca, thêm giờ phù hợp với quy định.... để lập các chỉ tiêu, con số thích hợp, phản ánh đúng năng lực của công ty đồng thời kích thích người lao động phấn khởi làm việc. d. Đặc điểm về vốn kinh doanh Thời kỳ trước đây, nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là do Nhà nước cấp. Song kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính. Công ty phải chủ động trong vấn đè tìm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn: - Nnguồn do nhà nước cấp. - Nguồn của công ty( được trích từ các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ phúc lợi xã hội). Nhìn chung, không chỉ riêng mà còn hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau. Vấn đề này càng trở nên khó khăn với Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Khi sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất nên có đặc điểm: khối lượng hàng bán lớn, thời gian khách hàng nợ đọng tiền vốn với số tiền lớn là không thể tránh được nếu công ty muốn bán được hàng và giữ mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Bảng biểu: Tổng hợp nguồn vốn. Đơn vị: 1000 đồng Năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 2000 4.180.003 27,81 10.850.824 72,19 15.030.827 100 2001 9.239.885 46,61 11.020.477 53,39 20.260.362 100 2002 13.858.972 50,73 13.458.994 49,27 27.317.966 100 Nguồn: Phòng tài vụ – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng trên cho chúng ta thấy vốn chủ chiếm một tỷ lệ cao điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về tài chính. Đối với vốn chủ sở hữu qua các năm từ năm 2000 đến năm 2002 tăng 2.608.170.000 đồng do công ty đã đưa dây chuyền kéo sợi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng tỷ trọng của vốn chủ giảm xuống qua các năm do tỷ trọng của vốn vay tăng lên nhanh. Đối với vốn vay của công ty năm 2002 là 13.858.972.000 đồng chiếm 50,73% tỷ trọng vốn kinh doanh, bằng 150% của năm 2001 và bằng 331% năm 2000. Như vậy, chỉ sau 2 năm lượng vốn vay để đưa vào sản xuất kinh doanh tăng nhanh, hơn 3 lần so với năm 2000 để phù hợp với tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ và mở rộng sản xuất, công ty đã phải vay một số lượng vốn để đầu tư vào kinh doanh. Bảng biểu: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị: 1000 đồng. Năm Vốn NSNN Vốn tự bổ sung Vốn liên doanh Tổng Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % 2000 8.374.969 77,18 923.610 8,51 1.552.245 14,31 10.850.824 100 2001 8.474.969 76,90 993.263 9,01 1.552.245 14,09 11.020.477 100 2002 10.900.618 80,99 1.006.618 7,48 1.552.245 11,53 13.458.994 100 Bảng biểu: Cơ cấu nguồn vốn vay Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn 361.958 8,66 4.919885 53,25 11.958.972 86,29 Vay dài hạn 3.818.045 91,34 4.320.000 46,75 1.900.000 13,71 Tổng 4.180.003 100 9.239.885 100 13.858.972 100 Nguồn: Phòng tài vụ- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Bảng biểu: Kết cấu vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Lượng % Lượng % Lượng % Tổng vốn 15.030.827 100 20.260.362 100 27.317.966 100 Vốn lưu động 4.054.624 26,98 4.598.387 22,70 5.835.752 21,36 Vốn cố định 10.976.203 73,02 15.661.975 77,30 21.482.214 78,64 Nguồn: Phòng tài vụ- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Vốn cố định và vốn lưu động đều tăng qua các năm từ năm 2000 đến năm 2002. Nhưng nếu xét về số tương đối thì vốn lưu động giảm dần do lượng vốn lưu động tăng chậm hơn lượng vốn cố định. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng cho công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Vốn cố định chiếm một tỷ lớn trong nguồn vốn năm 2000 là 73,02%, năm 2001 là 77,30%, năm 2002 là 78,64%. Qua các năm vốn cố định tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Hàng năm, công ty đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn, năm 2001 là 15.661.975.000 đồng so với năm 2000 là 4.685.772.000 đồng về số tương đối tăng 4,184%. Năm 2002 tăng 5.820.239.000 đồng so với năm 2001, về số tương đối tăng 1,336%, so với năm 2000 vốn cố định tăng 10.506.011.000 đồng, tăng gấp 2 lần, bằng 195,72% so với năm 2000. e. Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị thì trong những năm gần đây, công ty đã từng bước hiện đại hoá một số khâu trong dây chuyên sản xuất bằng việc đầu tư mới máy móc thiết bị. Đặc biệt cuối năm 1998 đầu năm 1999 công ty có đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp với số tiền lên tới 60 tỷ đồng. Tiếp đó đầu năm 2002 công ty tiếp tục mua 2 máy đậu và một máy se để hoàn thiện và nâng cao năng suất sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay các máy móc thiết bị của công ty có sự đan xen của nhiều thế hệ nhưng chủ yếu vẫn là những máy móc có từ những năm 60 tới nay đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được. Bảng biểu: Hệ thống máy thuộc dây chuyền kéo sợi TTT Danh mục thiết bị số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất Nguyên giá (1000đ) GTCL (1000đ) 1 Máy chải FA201 3 TQ 1997 2002 7,5 650.500 214.300 2 Máy chải FA201B 8 TQ 1998 2001 7,5 1.455.000 1.300.000 3 Máy gép FA302-1 3 TQ 1997 2000 4,5 341.300 114.000 4 Máy gép FA302 4 TQ 1998 2001 4,5 455.000 405.000 5 Máy thô FA401 1 TQ 1997 2002 20 729.700 240.000 6 Máy thô FA415 3 TQ 1998 2001 20 1.611.000 1.438.000 7 Máy con FA506 4 TQ 1997 2002 21 1.593.451 526.000 8 Máy ống GAO13 2 TQ 2001 2002 4,5 560.000 500.000 9 Máy suốt cao su 1 TQ 2001 2002 1,5 24.000 21.000 Bảng biểu: Hệ thống máy móc dây chuyền dệt vải TT Danh mục thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất Nguyên giá(1000đ) GTCL (1000đ) 1 Máy đậu 1381 1 TQ 1965 1966 4,5 18.536 0 2 Máy đậu RZ10 1 BL 1991 1992 4,5 2.573 0 3 Máy se R813 2 TQ 1993 1994 17 294.710 0 4 Máy se A631 7 TQ 1962 1963 7 16.334 0 5 Máy se FA 1 TQ 2001 2002 7 410.000 365.000 6 Máy ống 1331 1 TQ 1995 1996 3,4 14.481 0 7 Máy suốt YA300 4 LX 1998 1999 1,7 5.000 3.500 8 Máy dệt UTAS 24 Tiệp 1998 1999 1,1 2.458.971 1.527.000 9 Máy dệt 1511KH 44 TQ 1965 1994 0,6 185.658 0 Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo các bảng số liệu trên, có những thiết bị đã khấu hao hết thậm chí tái khấu hao hết nhiều lần, song vẫn đang còn sử dụng. Tuy nhiên, công ty vaanc đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao nhất có thể cho phép. Hướng đi của công ty trong tương lai sẽ là nhập thêm một số máy móc thiết bị của Hàn Quốc, Nhật Bản và EU. f. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Đó không phải là vấn đề phức tạp song lại đòi hỏi phải cung ứng kịp thời, đủ, đúng chủng loại để đảm bảo cho chất lượng đầu ra. Nguyên vật liệu trong nước: từ quý 4/1998 công ty bông đã chuyển về cho công ty quản lý, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng bông, chế biến và tiêu thụ. Cây bông từ nay có thị trường lớn và ổn định là các công ty sản xuất sợi với nhu cầu mỗi năm một tăng, dự báo đến năm 2010 là 150.000 tấn. Việc tăng sản lượng trong nước sẽ giảm được nhu cầu nhập khẩu, tránh được sự tác động của tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện cho người nông dân và các lực lượng khác có công ăn việc làm, đòng thời chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của tổng công ty và của nhà nước. Nguyên vật liệu nhập khẩu: nguyên vật liệu bông vẫn phải nhập tới 90%, trong tình hình hiện nay việc nhập bông còn rất tản mạn, tổng công ty nhập một phần, phần lớn do các doanh nghiệp tư nhân nhập nên giá cả cũng rất khác nhau. Bởi vậy, đây là một lĩnh vực cần tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm, giảm giá thành sản phẩm và chủ động trong sanr xuất kinh doanh khi thị trường có biến động. Hiện nay, đối tác cung cấp nguyên vật liệu bông cho công ty là các nguồn cung cấp sợi từ các nhà cung ứng trong nước khác nhau như: sợi Huế, sợi 8-3, sợi Hà Nội.... Sợi được dùng cho sản xuất chủ yếu ở đây là sợi cotton 100%, ngoài ra còn dùng cả sợi Peco( bông pha chế Polysete), sợi tổng hợp, sợi đay,....trong đó: - Sợi cotton chiếm 70% đến 75% - Sợi các loại chiếm 25% đến 30% Nguồn bông do thị trường trong nước cung cấp hầu như không đáng kể nên chủ yếu phải nhập ngoại, gồm có: Bông Tây Phi, bông Liên Xô, bông Mỹ, bông ấn độ. i. Bộ máy sản xuất Công ty có 4 phân xưởng * Phân xưởng sợi: sản xuất các loại sợi 100% cotton phục vụ cho sản xuất vải bạt. Đánh ống Sợi con Cung bông Thô ghép Chải * Phân xưởng dệt: sản xuất chủ yếu các loại vải phục vụ cho ngành công nghiệp may giầy. Dệt Sợi dọc- Mắc sợi dọc Sợi ngang- suốt tự động Đánh ống Se sợi (dọc; ngang) Đậu sợi (dọc; ngang) Sợi đơn * Phân xưởng may: Thực hiện gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu cho công ty liên doanh Việt- Sin 19-5. May Cắt Giáp mẫu Chải vải * Ngành hoàn thành: Hoàn tất các sản phẩm của công ty. Nhập kho Đóng kiện Nhuộm Đo gấp KCS Soạn hàng : Thuê ngoài gia công. : Tự sản xuất. * Tổ chức bộ máy ở các phân xưởng: - Quản đốc phân xưởng: người được giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt quản lý của phân xưởng bao gồm quản lý kỹ thuật sản xuất, vật tư, kỹ thuật, lao động và chất lượng sản phẩm. - Phó giám đốc phân xưởng: là người được giám đốc bổ nhiệm giúp việc cho quản đốc và chịu sự phân công đảm nhiệm một phần chính công việc của phân xưởng. - Trưởng ca sản xuất: là người được giám đốc bổ nhiệm giúp việc cho quản đốc phân xưởng quản lý sản xuất và 5 mặt quản lý của một ca sản xuất. - Các tổ chức từ đầu đến cuối dây chuyền có tổ trưởng sản xuất người trực tiếp quản lý công nhân sản xuất. Sơ đồ quy trình sản xuất: PX Hoàn Thành PX May PX Dệt PX Sợi k. Thị trường, khách hàng Trên cơ sở xác định sản phẩm của công ty có tính chất công nghiệp, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thị trường cho mình.Khách hàng chủ yếu của công ty là các xí nghiệp giầy vải( ký hợp đồng với số lượng lớn). Bên cạnh đó, một số loại vải bạt của công ty cũng đang được tiêu thụ phục vụ cho may quần áo của công nhân, cho các đơn vị quân đội, hậu cần may quân trang. Với tính chất mặt hàng như vậy, chiến lược tiêu thụ của công ty là bán hàng trực tiếp, tích cực chào hàng đến từng đơn vị khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng trên cơ sở đó nhằm nắm bắt một cách đầy đủ, chính xác nhất nhu cầu của khách hàng, ký kết các hợp đồng là căn cứ vững chắc cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Hiện nay, thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh thành phố miền Nam và miền Bắc. Với thị phần tương ứng là: 70% ở miền Nam và 30% ở miền Bắc. Với thị trường hiện có, công ty vẫn gặp không ít khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp nhà nước có, doanh nghiệp tư nhân có, khách hàng ngày càng khó tính, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh chưa tới độ khốc liệt, sống còn. Sản phẩm của công ty vẫn có vị thế trên thị trường, đặc biệt là miền Nam chiếm thị phần chủ yếu của công ty lên tới hơn 70%. Đó là thị phần trong nước, công ty đang tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài, đó là xâm nhập thị trường Mỹ và EU. Để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta hãy xem số liệu sau đây: Bảng biểu: Tình hình sản xuất sản phảm chủ yếu Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 KH TH KH TH KH TH Tuyệt đối % Tuyệt đối % GTSXCN Tỷ đồng 21,3 23,5 26,6 27 31,5 33,43 3,5 14,89 6,43 23,81 Bạt 2,3 1000m 1700 1948,3 1800 1990,1 1850 2070 41 2,15 79,9 4,1 Bạt 8 1000m 23 25,1 24 25,5 25 29 0,4 1,6 3,5 13,2 Bạt 10 1000m 25 31 26 33 27 38 2 6,5 5. 15,2 Lọc đường 1000m 240 235 240 245 250 256 10 4,3 11 4,5 Bạt khác 1000m 37 38,5 39 40,5 42 45 2 5,2 4,5 11,1 Tẩy nhuộm 1000m 600 675 680 681,8 700 702 6,8 10 20,2 12,9 Sợi 1000kg 40 185 190 420 211 150 3,75 21 1,13 Bảng biểu: tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 KH TH KH TH KH TH Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu Tỷ đồng 30,2 31,5 32,5 33,21 41 41,56 1,71 5,43 8,39 25,26 Bạt 2,3 1000m 1,8 1,95 1,9 1,95 1,95 2,04 1,71 0,09 0,09 4,62 Bạt 8 1000m 22 25,1 23 25,5 28 28,5 0,4 1,59 3 13,2 Bạt 10 1000m 25 31 26 33 27 38 2 6,5 5 15,2 Lọc đường 1000m 240 235 240 245 245 253 10 4,3 8 3,27 Bạt khác 1000m 37 38,5 39 40,5 42 43 1,5 3,9 3 7,5 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Nói chung, các sản phẩm của công ty và giá trị sản xuất công nghiệp của công ty không ngừng tăng lên qua các năm gần đây là biểu hiện tốt phản ánh khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, qua bảng số liệu của công ty ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng tăng cao, chứng tỏ sản phẩm của doanh ngày càng được thị trường chấp nhận và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường vải công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường. h. Bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình trực tuyến chức năng: * Ban lãnh đạo gồm có 1 Giám Đốc và 2 phó giám đốc trong đó: 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật đầu tư và sản xuất; 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh và nội chính. * Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành công việc, bao gồm 9 phòng: - Phòng kế hoạch thị trường: lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất. - Phòng tài vụ: hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính kế toán. - Phòng KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá mua về và hàng sản xuất của công ty, thường trực ISO. - Phòng lao động- tiền lương: tuyển dụng, đào tạo nhân lực, quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động. - Phòng vật tư: cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá. - Phòng kiểm toán: kiểm tra hệ thống kế toán và một số nghiệp vụ của các phòng ban khác. - Phòng hành chính bảo vệ: đảm bảo an toàn, an ninh trong công ty, thực hiện văn hoá công ty. - Phòng y tế đời sống: chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động. Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Giám Đốc PGĐ Nội chính PGĐ kỹ thuật- đầu tư Phòng hành chính bảo vệ Phòng y tế đời sống Ngành hoàn thành Phòng kế hoạch thị trường Phòng lao động tiền lương Phòng tài vụ Phòng vật tư Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật sản xuất Phân xưởng dệt Phân xưởng sợi Phòng kiểm toán thống kê Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ KCS Tổ kho bốc xếp QM._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC517.doc
Tài liệu liên quan