Báo cáo Tổng hợp về thực trạng hoạt động kinh doanh; những dự báo về môi trường kinh tế xã hội của Công ty

LờI Mở Đầu Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu những cố gắng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới là hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.Thực tế dã chứng minh không một nền kinh tế nào đủ lớn , đủ hoàn hảo để có thể tự tách mình ra khỏi hệ thống nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã và đang đứng trước những thời cơ

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng hoạt động kinh doanh; những dự báo về môi trường kinh tế xã hội của Công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng và những thử thách khó khăn . Trong lúc dó các đơn vị kinh tế tư nhân ra đời và hoạt động có hiệu quả còn nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đang lúng túng trước những đòi hỏi khách quan của cơ chế thị trường . Sau Nghị Định 338/HĐBT quy định về việc xắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước năm 1988 ,sau sự thành lập của một loạt Tổng Công Ty mạnh vào những năm 1990-1991 thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đã có những thay đổi quan trọng cả về chất và lượng . Một số bộ phận các doanh nghiệp vươn lên tự dổi mới thích nghi với nền kinh tế thị trường và bước đầu đạt được hiệu quả kinh doanh .Trong đó phải kể đến Công Ty Vật Tư Và Xuất Nhập Khẩu như là một điển hình đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn và có triển vọng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể . Tuy nhiên , bên cạnh đó còn nhiều vấn dề cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa công ty trong thời gian tới. CHƯƠNG I: NHữNG VấN đề CHUNG CủA CÔNG TY I: Sự HìNH THàNH CủA CÔNG TY VậT TƯ Và XUấT NHậP KHẩU : Công ty vật tư và xuất nhập khẩu được thành lập vào tháng 4/1988 . Ban đầu công ty được gọi tên là Công ty vật tư rau quả,với nhiệm vụ chính là cung ứng các loại vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho ngành rau quả . Năm 1993 công ty được Bộ Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ) ra quyết định thành lập số 118NN/ TCCNQĐ ngày 23/3/1993 đổi tên công ty thành Công Ty Vật Tư và Xuất Nhập Khẩu thuộc Tổng Công Ty Rau Qủa Việt Nam Công Ty Vật Tư và Xuất Nhập Khẩu có tên giao dịch đối ngoại là VIET NAM NATIONAL VEGETABLE AND FRUIT CORPORATIONƯ MATERIALS SUPPLY IMPORT-EXPORT COMPANY Viết Tắt : MASIMEX Đặt Trụ Sở Tại : 46 NGÔ QUYềN – HOàN KIếM –Hà NộI Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số105705do trọng tài kinh tế Hà Nội cấpngày14/3/1993 Năm 1998 để mở rộng quy mô hoạt động công ty đã tiếp nhận thêm một cơ sở xí nghiệp Bao Bì Hưng Yên và giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng bao bì cho các cơ sở trên toàn quốc. II : QUá TRìNH PHáT TRIểN CủA CÔNG TY VậT TƯ Và XUấT NHậP KHẩU 1 : Giai Đoạn 1988-1991( giai đoạn mới thành lập và tìm hướng đi phù hợp hơn để phát triển) Trong giai đoạn này nhiệm vụ chính của công ty là cung ứng vật tư cho Tổng Công Ty Rau Qủa Việt Nam . a) Thực trạng của công ty trong thời gian đầu : - Vốn : Bắt đầu là 1035000000 VND trong đó Vốn cố định : 310000000 VND Vốn lưu động : 725000000 VND - Đội ngũ cán bộ: Phần lớn lúc đầu là những người kinh nghiệm còn yếu và trình độ chuyên môn còn yếu kém ,nhất là chưa có sự năng động với thị trường - Thực trạng kinh doanh : Thời kỳ này công ty kinh doanh còn mang tính bao cấp với nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Tổng Công Ty Rau Qủa Việt Nam . Doanh số năm cao nhất trong thời kỳ này chỉ đạt được 4tỷ VND mỗi năm b) Từ những khó khăn trên công ty đã tìm nhiều cách , nhiều biện pháp để vượt qua như : -Về vốn:Công ty đã kiến nghị với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Ngân Hàng nhà nước về việc vay vốn của Ngân Hàng , đề ra những nguyên tắc riêng của công ty về phương thức thanh toán với khách hàng qua ngân hàng , mở các tài khoản ….. Làm cơ sở thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của công ty . - Về đội ngũ cán bộ : Công ty đã tiến hành dần dần tổ chức , bồi dưỡng , đào tạo , tiếp nhận những cán bộ , nhân viên đủ tiêu chuẩn , phù hợp với công việc. 2: Giai đoạn 1992- 2004 ( Tìm được hướng phát triển phù hợp và vượt khó khăn để phát triển đi lên ) -Từ 1992-1996:Có thể nóiđây là thời kỳ công ty đã tìm được hướng phát triển đúng đắn,phù hợp với sự phát triển chung đó là công ty đã chuyển đổi nhiệm vụ từ cung ứng vật tư là chủ yếu sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu.Đội ngũ cán bộ đã được trang bị nhiều kiến thức thực tế trong chuyên môn . Giai đoạn này công ty tiếp tục xây dựng một số nhiệm vụ chính , được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của công ty là : + Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong nước lẫn ngoài nước + Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên + xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Từ năm 1997-2004 : Trong giai đoạn này công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu . Phát triển nhiệm vụ sản xuất , liên doanh liên kết . Kim ngạch năm 2001 đã đạt 11 triệu USD. Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng ban và người lao động và do đó đã có hiệu quả kinh doanh cao , hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên . Iii : chức năng , nhiệm vụ ,cơ cấu tổ chức, quyền hạn, lĩnh Vực hoạt động và phương thức kinh doanh của công Ty vật tư và xuất nhập khẩu 1: chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của công ty . a: Chức Năng : Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ , đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về vật tư , thiết bị , máy móc …cho nền kinh tế quốc dân ,mặt khác công ty còn nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất huặc sản xuất chưa đủ.Vì vậy,công tynhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về và cung cấp cho thị trường trong nước để : - Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển - Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên - Tăng thu cho ngân sách nhà nước Mở rộng liên kết kinh tế,hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế,hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước,phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc doanh, góp phần tích cực vào nền sản xuất xã hội . b: Nhiệm Vụ : - Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu - Xây dựng các chiến lược kinh doanh - Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh . - Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất,gia tăng khối lượng,chất lượng hàng xuất khẩu mở rộng thị trường trong nước và quốc tế - Tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh , quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả - Tuân thủ các chính sách , chế độ quản lý kinh tế , quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại - Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ - Làm tốt các công tác xã hội c: Quyền hạn chung của Công Ty: - Đề xuất,kiến nghị với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc xây dựng các chỉ tiêu , kế hoạch có liên quan đến các hoạt động của công ty - Được ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán xuất nhập khẩu trong và ngoài nước - Được vay vốn tiền và ngoại tệ - Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài - Được phép mở rộng buôn bán các sản phẩm , hàng hoá theo quy định của nhà nước - Dự các hội chợ , triển lãm giới thiệu sản phẩm của công ty 2: cơ cấu tổ chức của công ty : a: Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến .Đứng đầu là giám đốc công ty,sau đó là các phòng ban,với những chức năng,nhiệm vụ riêng biệt và có mối quan hệchức năng với nhau b: Chức năng ,nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận : - Ban giám đốc công ty : Có quyền điều hành cao nhất,có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty,các nguồn tài chính , chỉ đạo hướng dẫn hoạt độngcủa tất cả các phòng banvà xí nghiệp sản xuấtvà chịu trách nhiệm về mọi mặt trước cấp trên và với công ty. - Phòng tổ chức hành chính : Nắm toàn bộ nhân lực của công ty,giúp ban giám đốc khâu tuyển dụng ,đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên . Theo dõi tình hình hoạt động thường nhật của công ty - Phòng tổng hợp : Tổng hợp tình hình thị trường,giá cả trong nước và trên thế giới. Theo dõi pháp chế,luật, các văn bản dưới luật, quy định xuất nhập khẩu,thuế,hảiquan.Thống kê các số liệu theo yêu cầu của ban giám đốc và các phòng ban khác… - Phòng kế toán tài vụ:Hạch toán kế toán đánh giá toàn bộ hoạt độngkinh doanhcủa công ty theo kế hoạch . Lập bảng cân đối kế toán ,bản báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc . Quyết toán năm so với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan khác về tổ chức hoạt động , thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong công ty - Các phòng nghiệp vụ:Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ,thủ tục hải quan, thủ tục thuế …. - Trạm kinh doanh Vĩnh Tuy - Xí nghiệp sản xuất bao bì Phố Nối – Hưng Yên C: Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty: Giám Đốc Công Ty Các Phó Giám Đốc Các Phòng Ban Khối Quản Lý Các Phòng ,Trạm Khối Kinh Tế Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Toán Phòng Tổng Hợp Phòng Xuất Nhập Khẩu 1 ,2 ,3 , 4, 5 Trạm Kinh Doanh Vĩnh Tuy Xí Nghiệp Sản Xuất Bao Bì 3: lĩnh vực và phương thức kinh doanh của công ty : a: Lĩnh vực kinh doanh của công ty : -Xuất khẩu : Tất cả các mặt hàng nông- lâm- thuỷ sản ,hàng thủ công mỹ nghệ , hàng công nghiệp , các sản phẩm dệt may -Nhập khẩu : Vật tư , máy móc, hàng nông sản , thiết bị nguyên vật liệu phục vụ sản xuất , phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng… -Gia công sản xuất:Sản xuất và gia công bao bì phục vụ xuất khẩu,chế biến hàng xuấtkhẩu và hàng hoá tiêu dùng, hàng may mặc….. b : Phương thức kinh doanh của công ty : Công ty thực hiện 3 phương thức kinh doanh chính là : - Uỷ thác xuất nhập khẩu : Là phương thức kinh doanh chính của công ty trong đó công ty chủ yếu tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, làm trung gian hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo doanh số % do bên uỷ thác trả , Những mặt hàng chính mà công ty nhận uỷ thác như là : khăn tay bông , đồ len , quế hồi , đá xẻ , vải vóc… - Phương thức buôn bán đối lưu : Công ty đã có sự năng động về tình hình trên thế giới đó là . Công ty nhận thấy trên thị trường trong nước thiếu huặc không có một số mặt hàng như : cồn công nghiệp , vải hộp … và công ty đã mạnh dạn áp dụng phương thức hàng đổi hàng và đã thu được nhiều lợi nhuận cao . - Xuất nhập khẩu trực tiếp : Thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp từ người bán đến người mua. Chương ii: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Vật tư và xuất nhập khẩu I : kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư và xuất khẩu : Biểu 1 :Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm (2001- 2002 – 2003) Đơn vị tính :USD Năm thực hiện 2001 2002 2003 Tổng kim ngạch XNK 10.600.000 11.000.000 11.330.044 Xuất Khẩu 860.000 910.000 1.000.216 Tỷ trọng XK % 8.1% 8.2% 8.8% Nhập Khẩu 9.740.000 10.090.000 10.329.828 Tỷ trọng NK % 91.9% 91.8% 91.2% Nguồn : Báo cáo kết quả tổng kết kinh doanh ( 2001 – 2003 ) Biểu 2 : Kết quả kinh doanh chung của công ty Vật Tư và Xuất Nhập Khẩu ( 2001 –2003 ) Nguồn : Báo cáo kết quả tổng kết kinh doanh ( 2001 – 2003 ) Năm 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Tổng kim Gía trị USD 10.600.000 11.000.000 11.330.044 ngạch Xuất nhập khẩu So với năm trước ----- 103.8% 103% Nộp ngân sách nhà nước 8.370.000 13.515.000 21.715.000 ( 1000 đ ) Quỹ lương ( 1000 đ ) 756.000 968.000 1.023.000 Thu nhập bình quân đầu 14.400 18.600 21.600 người/năm ( 1000 đ ) Lợi nhuận Gía trị ( 1000 đ ) 187.105 356.500 860.000 So với năm trước ------- 198.53 241.2 % Doanh thu từ hoạt động xuất 12.298.000 13.513.000 15.303.000 nhập khẩu ( 1000 đ ) doanh thu so với năm trước (% ) ------ 109.8 113.2 Nhìn vào biểu 2 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm . Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2002 tăng 103.8% so với năm 2001 và sang năm 2003 tăng103% so với 2002.Hoạt động xuất khẩu đã được chú trọng,kim ngạch xuất khẩu tăng dần từ năm 2001là 860.000USD và đến năm 2003 đã là 1.000.216 USD đó là một cố gắng rất lớn của công ty. Doanh thu từ hoạt động xuất nhậpkhẩu của công ty cũng tăng dần.Năm 2002là tăng 109.8% so với năm 2001 còn năm 2003 tăng 113.2% so với năm 2002 . Mức sống của công nhân viên ngày càng được nâng cao . Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 14.400.000 đ sang năm 2002 là 18.600.000 đ và đến năm 2003 đã là 21.600.000 đ . Đối với mọi công ty thì lợi nhuận là sự cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, và có thể nói lợi nhuận từ doanh thu mà công ty thu được đã tăng đều qua các năm . Lợi nhuận từ doanh thu xuất nhập khẩu năm 2001 là 356.5 triệu đồng và năm 2002 là 860 triệu đồng sang năm 2003 là 1.3 tỷ đồng tăng từ 241.2% lên đến 151.1% . Công ty đã nộp đầy đủ ngân sách là năm 2001 nộp 8.37 tỷ đồng, năm 2002 là 13.515 tỷ đồng đến năm 2003 là 21.715 tỷ đồng, đồng thời công ty chú ý tới việc nộp bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội và trích kinh phí công đoàn,bên cạnh đó công ty luôn hoàn thiện các khoản thuế xuất nhập khẩu , thuế GTGT, thuế vốn…Hoàn thiện tốt nghĩa vụ cuả công ty với nhà nước là trách nhiệm là nghĩa vụ của công ty . ii : tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: 1: tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của công ty : Hoat động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể .Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các thời kỳ đã có sự tiến bộ vượt bậc năm 2002 tăng 103.8% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 103% so với năm 2002 . Công ty có hệ thống thị trường,khách hàng trong và ngoài nước đã có sự tin tưởng lẫn nhau.Kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng dần được chú trọng nên đã có sự tăng lên đáng kể từ năm 2001 là 860.000 USD đến năm 2003 đã là 1.000.216 USD. Và đó là sự cố gắng rất lớn của công ty trong điều kiện có nhiều sự cạnh tranhcủa các doanh nghiệp trong và ngoài nước . Tuy có khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường nhưng công ty vẫn phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm , tăng lợi nhuận , tiết kiệm chi phí . Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng từng bước nâng cao trình độ để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc Các cchỉ tiêu như doanh số , lợi nhuận , nộp ngân sách , thu nhập của cán bộ công nhân viên hàng năm đều tăng lên đáng kể 2: các mặt hàng xuất nhập khẩu chính mà công ty kinh doanh : Cùng với nhập khẩu thì xuất khẩu hàng hoá vật tư của công ty cũng là hoạt động chính của công ty,nó chiếm một phần trongtổng lợi nhuận thu được của công ty . Nó đóng qóp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển công ty đó là sự tăng trưởng về vốn , quy mô cho công ty . Các mặt hàngchính mà công ty nhập khẩu như : Sắt thép , thiết bị máy móc , nguyên vật liệu Trong năm 2003 Công ty đã đạt những thành tựu quan trọng đó là kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh song song với nó là các mặt hàng đã được đa dạng hoá hơn . Nhiều mặt hàng có giá trị cao đang dần dần là mặt hàng chính của công ty. Mặt hàng khăn tay bông,đây là mặt hàng kinh doanh quan trọng của công ty trong nhữngnăm qua . Tỷ trọng của mặt hàng này chiếm khá cao , do nhu cầu của thị trường lớn , Công ty làm ăn có uy tín nên tỷ trọng mặt hàng khăn tay bông năm 2001 là 415.452 USD chiếm tới 48.16% , đó là một con số rất lớn và năm 2002 tăng lên 438.325 USD sang năm 2003 lại đạt tới 491.261 USD Thế nhưng về chất lượng thì hàng của công ty dần dần bị các công ty khác giành lấy nhiều hợp đồng quan trọng ,do đó công ty cần phải quan tâm đến chất lượng mặt hàng này để tăng tỷ trọng xuất khẩu trong những năm tới . Mặt hàng quần len cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty ,và do nhu cầu của thị trường khá lớn nên qua những năm qua công ty đã xuất khẩu tăng dần từ 165.500 USD năm 2001 đến năm 2003 đã là 215.425 USD . Quế , hồi , vải hộp cũng tăng đều qua các năm ,đó là những mặt hàng nông sản rất có tiềm năng trong nước.Tỷ trọng của quế ,hồi tăng từ 8.75% năm 2001 đến 10.73% năm 2003 còn vải hộp cũng tăng từ 5.66% năm 2001 đến 9.76% năm 2003 . Ngoài ra , hai mặt hàng chè và đá xẻ cũng là những mặt hàng mà công ty đang có thị trường nhưng mặt hàng chè thì giảm từ 10.77% năm 2001 xuống 8.58% năm 2002 và sang năm 2003 giảm xuống chỉ còn chiếm 4.97% , trong khi đó thì chè là một trong những mặt hàng mà Việt Nam có số lượng xuất khẩu rất lớn . Đó là điều cần công ty cải thiện về chất lượng hàng cũng như cả về cách thức kinh doanh …cần có biện pháp phương hướng đúng đắn thì có thể nâng cao doanh số bán chè ,và tìm được nhiều thị trường mới . 3 : các thị trường xuất nhập khẩu chính của công ty : Thị trường Nga : Đây là thị trường truyền thống của công ty , một bạn hàng mà công ty đã am hiểu vềphong tục tập quán kinh doanh , chính sách về xuất nhập khẩu của họ , công ty luôn giữ được kim ngạch xuất khẩu ổn định ở thị trường này . Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu vào thị trường này là quần len , từ năm 2001 công ty đã xuất đạt giá trị là 165.500 USD và sang đến năm 2003 đã lên tới 215.425 USD có thể sẽ có khả năng phát triển hơn nữa . Thị trường Nhật Bản : Là một cường quốc kinh tế hàng đầu trong những năm qua , gần đây Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam ,chính phủ Nhật Bản đã cung cấp nguồn ODA lớn cho Việt Nam . Quan hệ thương mại giữa công ty và phía bên Nhật Bản chủ yếu là mua nguyên liệu và trao đổi hàng hoá thông thường . Công ty đã có nhiều hợp đồng lớn về xuất khẩu khăn tay bông sang Nhật và chiếm tỷ trọng cao về hàng xuất khẩu đi các nước , năm 2001 công ty đã xuất sang Nhật đạt giá trị 415.452 USD chiếm 48.3% và sang năm 2003 đạt 491.261 USD chiếm 49.11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty. Thị trường Singapore , Hồng Kông : Nằm trong khu vực ASEAN có điều kiện địa lý thuận lợi ,hai thị trường này có nhu cầu về nhập khẩu hàng hoá kể cả cho mục đích táI xuất khá phong phú và có số lượng lớn. Công ty đã xuất sang các sản phẩm như quế , hồi , vải hộp , chè… tuy có số lượng chưa lớn nhưng cũng đã tăng đều qua các năm . Các thị trường này còn là cầu nối để công ty có thể xuất hàng của mình sang thị trường nước thứ ba, những thị trường mà công ty chưa thể xuất khẩu trực tiếp được . Qua một số thị trường trên ta thấy được thị trường xuất khẩu của công ty còn quá ít, số lượng hàng hoá không nhiều nhưng công ty đã rất cố gắng để có thể tăng dần số lương lẫn khối lượng hàng hoá xuất khẩu . Do đó công ty cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài và song song với đó là cần tìm ra những mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu cuả thị trường . 4: phương thức xuất nhập khẩu của công ty : Hiện nay tuỳ từng điều kiện của mỗi công ty và tuỳ từng hình thức giao dịch quốc tế mà nhiều công ty đã lựa chọn các phương thức giao dịch khác nhau để tiến hành xuất khẩu có hiệu quả song ở công tyVật Tư và Xuất Nhập Khẩu thì phương thức chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty là xuất nhập khẩu trực tiếp và buôn bán đối lưu Do công ty có chức năng về hoạt đông xuất nhập khẩu nên có sự hiểu biết nhiều về thị trường , luật pháp , tập quán các nước …và các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất nên họ có thể uỷ thác để công ty làm dịch vụ xuất khẩu hàng hoá cho họ . Việc đó sẽ làm đẩy mạnh việc buôn bán và giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp đó . Công ty thường xuất khẩu uỷ thác cho các mặt hàng như khăn tay bông sang Nhật , quần len sang Nga , quế hồi sang Singapore , đá xẻ sang Đan Mạch.. Ngoài các mặt hàng chè và vải hộp sang Hồng Kông và nhiều nước khác thì công ty còn dùng phương thức buôn bán đối lưu để nhập cồn công nghiệp . Đó là một sự năng động của công ty , nắm được một số công ty trong nước có nhu cầu về cồn công nghiệp , công ty đã có sự trao đổi để tạo lợi nhuận tối đa . Nói chung các phương thức xuất khẩu của công ty là ít , chưa nắm bắt được những xu thế của thi trường thế nhưng đối với một công ty trong thời buổi thị trường đầy biến động thì nó có thể tạm phù hợp với mục tiêu của công ty là tăng tỷ suất lợi nhuận và từ đó sẽ làm tiền đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty . iii : quy trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Trong thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã có bước tiến rất nhanh. Công ty đã chủ động sáng tạo nắm bắt được nhu cầu trong và ngoài nước , năng động tìm kiếm khách hàng , tìm kiếm thị trường đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng hàng hoá , tạo khả năng lựa chọn thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1 : Công tác nghiên cứu thị trường : Công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã được nâng cao ,công ty đã có một đội ngũ hoạt động Marketing nhiệt tình có hiệu quả nhưng công ty cũng phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong nước có cùng mặt hàng xuất khẩu Ngoài ra công ty còn thường xuyên cập nhật các thông tin về những biến động của thị trường để có phương hướng và biện pháp đề phòng . Năm 2003 đánh dấu là năm mà công ty có nhiều bạn hàng ở nhiều nước nhất từ trước đến nay và sẽ có triển vọng phát triển hơn. Bên cạnh thị trường truyền thống như Nga , Các nước Đông Âu … thì công ty đã có nhiều thị trường mới như thị trường Nhật Bản , Hồng Kông ,Đan Mạch…Việc nghiên cứu mở rộng thị trường đã cho công ty có nhiều cơ hội hơn . 2 : Tình hình xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất nhập khẩu : Công ty Vật tư và xuất nhập khẩu là công ty thường xuyên phải quan hệ buôn bán với các thị trường trong và ngoài nước đặc biệt là các đối tác nước ngoài , là đối tượng khách hàng có yêu cầu rất khắt khe , đòi hỏi sự chính xác , về chất lượng hàng hoá .Công ty đã tìm hiểu , đánh giá tốt về thị trường và các đối tác buôn bán , đánh giá đúng về những khó khăn , thuận lợi của thị trường . Công ty đã dùng phương pháp kinh doanh hợp lý là dùng nhiều xuất nhập khẩu uỷ thác và xuất nhập khẩu trực tiếp . Ban giám đốc thường xuyên có sự bàn bạc với các phòng ban trong công ty để ra những biện pháp , chính sách hợp lý , tìm kiếm bạn hàng ổn định . Các phòng ban trong công ty đều có sự cố gắng nâng cao sự tiếp cận thị trường , đưa ra nhiều biện pháp hợp lý . Ngoài ra công ty còn cử nhân viên ra nước ngoài thăm dò thị trường,dùng nhiều hình thức để quảng cáo cho những mặt hàng của công ty. 3: Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty: Việc ký kết hợp đồng xuất khẩu là công việc phải thực hiện trước tiên để tiến hành xuất khẩu .Căn cứ vào điều 19 khoản3 trong bộ luật Thương Mại được Quốc Hội thông qua ngày 10/5/1997 Về việc ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương . Đối với công ty thì việc giảm tối đa các chi phí có liên quan đến đàm phán ký kết cũng là nằm trong mục tiêu công ty cần đạt tới . Hợp đồng được ký kết theo những thoả thuận của hai bên và trong công ty người đứng ra ký kết làgiám đốc huặc trưởng phòng xuất nhập khẩu ký tên và đóng dấu . Iv : hiệu quả từ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty : Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của công ty , nó là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu được tính theo công thức Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Doanh thu là các kết quả thu được từ việc xuất khẩu hàng hoá và chi phí cho việc mua hàng hoá sản phẩm Biểu 4: Lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty ( 2001- 2003) Đơn vị : 1000 đ Chỉ Doanh thu XNK (VNĐ) Chi phí XNK (VNĐ) LN sau thuế(VNĐ) Tiêu So với So với So với Năm Giá trị năm trước Gía trị năm trước Gía trị năm trước % % % 2001 12.298.000 ----- 11.941.500 ------ 356.500 ----- 2002 13.513.000 109.8 12.671.000 106.1 860.000 241.2 2003 15.303.000 113.2 14.030.000 110.5 1.300.000 151.1 Nguồn : Báo cáo Kế toán năm ( 2001-2003) Từ biểu 4 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của công ty qua các năm tăng cả số tương đối và tuyệt đối . Năm 2001 đạt 356.5 triệu đồng , năm 2002 đã đạt 869 triệu đồng và sang năm 2003 đã là 1.3 tỷ đồng . Như vậy xu hướng biến động của chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu của công ty đã có sự phát triển ổn định và chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả Qua phân tích tình hình chung về hiệu quả kinh doanh và biểu 4 có thể thấy hiệu quả kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của công ty có phát triển , tăng đều qua các năm . Kết quả về kinh doanh còn khiêm tốn nhưng công ty đã cố gắng thiết lập được nhiều mối quan hệ,tạo ra nhiều thị trường ổn dịnh,lâu dài nhằm nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng thị trường,tăng kim ngạch xuất khẩu ,đem lại nhiều lợi nhuận doanh thu cho công ty . V : đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty vật Tư và xuất nhập khẩu trong thời gian qua: 1 : Ưu điểm : Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang trong thời kỳ mở cửa, kinh tế hướng về xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu . Công ty vật tư và xuất nhập khẩu đã có khá nhiều thuận lợi về hoạt động sản xuất kinh doanh và đã thu được nhiều kết quả khả quan . Hoạt động thương mại của công ty ngày càng được cải tiến,tăng cườngnhiều mối quan hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho công ty vốn kiến thức cho mình về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như về thị trường quốc tế . Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên của công ty đã có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng dần qua các năm cũng có sự đóng góp một phần do sựnghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao của công ty trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cũng như thanh toán đúng các khoản nợ cho các dơn vị kinh tế và luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước . Công ty thực hiện kinh doanh trên cơ sở sử dụng thế mạnh truyền thống.Nhận biết nhanh chóng các nhu cầu của thị trường về các loại hàng hoá mà Việt Nam có sẵn huặc có thếmạnh cho nên có thể nói việc đó cũng đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận cho công ty 2 : Những tồn tại và nguyên nhân : Công ty đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh như : Với công tác đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu tuy công ty đã có kinh nghiệm nhưng vẫn có một số yếu điểm như do hạn chế về trình độ của các nhân viên lẫn các hoạt động hỗ trợ cần thiết trong việc nắm bắt được những sự biến động trong khi đàm phán ký kết hợp đồng . Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, trong khi đó hệ thống MAR thương mại lại chưa được thành lập và do đó đã cản trở việc khai thác thị trường… làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của công ty .Và nguyên nhân nữa do công ty chưa cập nhật thông tin hàng ngày về những biến động của thị trường , phải làm trung gian để xuất khẩu hàng hoá nên lợi nhuận chưa cao. Qua nghiên cứu thực tế kinh doanh ở công ty cho thấy công ty vật tư và xuất nhập khẩu còn thiếu một lượng vốn kinh doanh lớn cho nên nó đã tác động đến hoạt động, hình thức xuất khẩu của công ty . Song song với việc thiếu vốn thì việc sử dụng vốn ở công ty còn chưa có hiệu quả và đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, nhất là hoạt động xuất khẩu . Tóm lại trên đây là một số đánh giá cơ bản về hoạt động kinh doanh của công ty vật tư và xuất nhập khẩu trong 3 năm vừa qua ( 2001-2003) . Sự đánh giá này được thể hiện trên hai khía cạnh là ưu điểm và nhược điểm .Những kết quả đạt được khẳng định sự đứng vững và đI lên của công ty đồng thời chứng minh được định hướng , chiến lược phát triển đúng đắn cần được khai thác , phát huy và hoàn thiện .Và bên cạnh đó nguyên nhân của những vấn đề tồn tại sẽ là phương hướng cơ bản để xây dựng một giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn tới. Chương iii Những dự báo về môI trường kinh tế xã hội những Phương hướng và những kiến nghị về kinh doanh xuất nhập Khẩu của công ty trong thời gian tới I : những dự báo về môI trường kinh tế xã hội ảnh hưởng tới Hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới . 1 : Môi trường trong nước . Đảng và nhà nước đã xác định ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước , cho nên đã và đang từng bước cải thiện môi trường đầu tư , kinh doanh theo chiều hướng bảo vệ , khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá , giảm giá để cạnh tranh được tốt hơn , cảI tiến các khâu thủ tục giấy tờ trong xuất nhập khẩu , hải quan , ngân hàng…Đó là những vấn đề cốt lõi trong nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty . 2 : Môi trường quốc tế là cạnh tranh và hội nhập . Cạnh tranh và hội nhập trong ngành xuất khẩu được hiểu là quá trình phát triển của ngành theo những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước đã đề ra cũng như phù hợp với xu hướng của kinh tế quốc tế . Đối với công ty vật tư và xuất nhập khẩu đã chú trọng vào những tiềm năng và lợi thế vốn có của mình . Công ty chủ động kết hợp buôn bán trong nước với ngoài nước , liên kết các doanh nghiệp địa phương khai thác sản xuất hàng hoá để xuất khẩu , thực hiện đa dạng hoá thị trường gắn kết thị trường trong nước với ngoài nước , chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của ta để nâng cao tính cạnh tranh của ta trong xu thế hội nhập hiện nay. 3 : Dự báo thị trường xuất khẩu . Căn cứ vào tình hình biến động của cung cầu trên thị trường thế giới , xuất phát từ những mối quan hệ buôn bán đã có thì có thể nêu lên dự báo định hướng về một số thị trường như sau : - Thị trường Nga , các nước Đông Âu : Từ trước đến nay thị trường Nga vẫn có quan hệ buôn bán truyền thống với công ty , mặc dù do có nhiều bất ổn về chính trị , khả năng thanh toán… thế nhưng trong nhiều năm qua công ty dã có một số lượng lớn hàng xuất sang thị trường này , và hiện nay thị trường này chỉ đứng sau thị trường Nhật về số lượng hàng xuất khẩu của công ty - Thị trường Nhật Bản , Hàn Quốc : Theo dự đoán thì trong thời gian tới thì Châu á sẽ là trung tâm kinh tế của thế giới và Nhật và Hàn Quốc là hai trung tâm lớn nhất và đó sẽ là những thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nói chung và cho công ty nói riêng . Hiện nay Nhật Bản là nước cung cấp nguồn ODA lớn nhất cho nước ta và công ty vật tư và xuất nhập khẩu đã có sự hợp tác tốt và đang có sự phát triển đối với các doanh nghiệp Nhật Bản , Hàn Quốc … - Thị trường Mỹ : Tuy có khoảng cách khá xa về địa lý nhưng lại là thị trường rộng lớn với tiềm lực mạnh về kinh tế , khoa học công nghệ . Năm 2003 đánh dấu Mỹ đã trở thành thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.7 tỷ USD .Thị trường Mỹ đã nhập khẩu gần như toàn bộ mặt hàng mà Việt Nam có , cho nên công ty cần nghiên cứu tốt thị trường này về thuế , các điều luật để có thể xâm nhập vào thị trường lớn này. - Thị trường Trung Quốc : Trung Quốc là nước láng giềng với số dân 1.3 tỷ người . Các năm qua tình hình buôn bán giữa ta với Trung Quốc tăng đáng kể . Từ vị trí địa lý , số dân , các chính sách của Trung Quốc thì có thể nói thị trường Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng do đó đòi hỏi các doanh nghiệp của ta nói chung và công ty nói riêng cần biết khai thác triệt để thị trường n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC600.doc
Tài liệu liên quan