Biện pháp hoàn thiện hoạt động đổi mới công nghệ của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến

lời mở đầu Trong nửa thế kỷ qua đất nước ta đang dần dần được đổi mới, dáng vóc đất nước ngày càng to đẹp hơn.Cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà trước hết là những công nghệ mũi nhọn đã tạo ra cho con người những kỹ năng kỳ diệu. Những hoạt động như là:sáng tạo công nghệ, hoàn thiện phát triển công nghệ sẵn cóvà đổi mới công nghệ đã trở thành một xu hướng trong nền kinh tế toàn cầu.Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang bước vào giai đoạn phát triển hết sức mạnh mẽ và khẩn trương nhằm

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp hoàn thiện hoạt động đổi mới công nghệ của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện cho được mục tiêu đưa đất nước về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN, đổi mới công nghệ là một trong những hoạt động có vai trò rất quan trọng và cần được khuyến khích.Nền kinh tế nước ta xuất phát từ một cơ sở kỹ thuật lạc hậu, một cơ sở hạ tầng yếu kém. Do đó, tiếp nhận những công nghệ mới từ những nước phát triển là tất yếu khách quan. Là một công ty vừa mới tách từ công ty lớn không lâu, Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến và Vĩnh phúc cũng đã nhận thức được điều đó , cho nên khi tách ra hoạt động độc lập công ty đã sớm tiếp nhận và đổi mới những công nghệ mới. Với mục tiêu chất lượng đi đôi với số lượng và tăng doanh thu, giảm chi phí công ty đã từng bước đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất với dây chuyền hiện đại.Vì vậy việc nghiên cứu kỹ và đưa ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn cho công ty trong lĩnh vực đổi mới công nghệ là rất cần thiết. Chính vì vậy: “Biện pháp hoàn thiện hoạt động đổi mới công nghệ của cuả công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến” là đề tài tôi nghiên cứu dưới đây. Chương I: Công nghệ và đổi mới công nghệ. 1.1.Công nghệ là gì? Thời đại ngày nay khoa học và kỹ thuât đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trong đó đổi mới công nghệ là cốt lõi.ở đó thông tin tri thức tay nghề cùng với trí sáng tạo, tài năng quản lý, nhân cách đàn trở thành những nguồn lực theo sự phát triển. Nói cách khác, công nghệ là chìa khoá để làm chủ sự phát triển kinh tế xã hội ai nắm được công nghệ người đó sẽ làm chủ được tương lai. Vậy, công nghệ là gì? Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về công nghệ. Có những khái niệm mang tính chất trừu tượng, tổng quát có những khái niệm mang tính chất cụ thể, định lượng được. C.Mac cho rằng: công nghệ là một phức hợp những kiến thức khoa học và kỹ thuật về các phương thức và phương pháp sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất. Công nghệ bộc lộ mối liên hệ tích cực của con người, đồng thời cả những điều kiện xã hội và những khái niệm tinh thần bắt nguồn từ những khái niệm trên. Theo uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) : công nghệ là kién thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Dưới góc độ nghiên cứu công nghệ để tìm ra ưu, nhược điểm của quy trình công nghệ đang được áp dụng và đề ra phương hướng đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy các hoạt động công nghệ trong công ty Cổ Phần và Sản Xuất và Thương Mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. Công ty đã đưa ra khái niệm về công nghệ như sau: công nghệ là toàn bộ những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại điều khiển tự động và xử lý bằng chương trình vi tính để có được năng suất lao động tối ưu và sản phẩm hoàn thiện với độ chính xác và chất lượng cao. Chúng ta có thể hiểu: công nghệ là tập hợp những công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành sản phẩm vì mục đích sinh lợi. Công nghệ ở đây được hiểu không đơn thuần là những công cụ vật chất của sản xuất mà còn là bất kỳ công cụ và bí quyết có liên quan đến việc chế tạo và sử dụng công cụ đó để thực hiện các hoạt động biến đổi và tạo ra sản phẩm. Như vậy để công nghệ là tập hợp các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó. Nói cách khác, công nghệ là khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người trong quá trình chinh phục thiện nhiên và sự phát triển kinh tế – xã hội. Tất nhiên, muốn tác động có hiệu quả thường phải thông qua các phương tiện vật chất, công cụ lao động… vì vậy, khi nói tới công nghệ chúng ta phải xem xét hai khía cạnh được gọi là “ phần cứng” và” phần mềm”. Phần cứng là biểu hiện của máy móc thiết bị công cụ, năng lực nguyên vật liệu; phần mềm là vấn đề kỹ năng thông tin, tổ chức quản lý. 1.1.1. Thành phần công nghệ. Bất cứ công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có 4 thành phần. Các thành phần này tác động qua lại lẫn nhau hàm chứa trong phương tiện kỹ thuật (T), trong kỹ năng con người (H), trong các tư liệu (I) và trong khung thể chế (O) để điều hành sự hoạt động của công nghệ. Hay nói cách khác công nghệ bao gồm 4 thành phần: phần kỹ thuật – Technoware – T phần con người - Humanware – H phần thông tin – Inforware – I phần tổ chức – Orgaware – O + thành phần kỹ thuật hay nói cách khác là công nghệ chứa trong các vật thể bao gồm: các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tần khác. trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi ( thường đựơc gọi là dây chuyền công nghệ) ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quy trình công nghệ. + thành phần con người hay nói cách khác là công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong công nghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp , đạo đức lao động. + thành phần tổ chức hay là công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức. Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, kể cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí và sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và con người. + thành phần thông tin hay nói cách khác công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá sử dụng trong công nghệ, bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức. Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật như: các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật. Các thành phần công nghệ có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Tuy nhiên, có một giới hạn tối thiểu cho mỗi thành phần để có thể thực hiện quá trình biến đổi, đồng thời có một giới hạn tối đa cho mỗi thành phần để hoạt động biến đổi không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả. Nếu không hiểu chức năng và mối tương hỗ giữa các thành phần của một công nghệ, có thể dẫn đến lãng phí trong đầu tư trang thiết bị do các thành phần khác không tương xứng ( hay không đông bộ) khiến trang thiết bị máy móc không phát huy hêt tính năng của chúng. Phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện con người tăng đựơc sức mạnh cơ bắp và trí tụê. Bất kỳ một quá trình biến đổi nào cũng có thể mô tả thông qua bốn đặc tính: mức năng lượng phát ra; mức độ phức tạp, các xử lý và công cụ cần dùng; năng suất và mức độ chính xác có thể đạt được, cần có. Để dây chuyền công nghệ có thể hoạt động được, cần có sự liên kết giữa phần kỹ thuật, phần con người và phần thông tin. Con người làm cho máy móc hoạt động đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính năng của nó. Do mối tương tác kỹ thuật, con người, thông tin nên khi phần kỹ thuật được năng cấp thì phần con người, phần thông tin cũng được nâng cấp tương ứng. Con người đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào. Trong công nghệ sản xuất, con người có hai chức năng: điều hành và hỗ trợ. Chức năng điều hành gồm : vận hành máy móc, giám sát máy móc hoạt động. Chức năng hỗ trợ gồm bảo dưỡng, bảo đảm chất lượng, quản lý sản xuất. Sự phức tạp của con người không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng làm việc mà còn ở thái độ của từng cá nhân đối với công việc. Con người quyết định mức độ hiệu quả của phần kỹ thuật. Điều này liên quan đến thông tin mà con người được trang bị và hành vi ( thái độ) của họ dưới sự điều hành của tổ chức. Phần thông tin biểu hiện các tri thức đựơc tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi “ làm cái gì - know what, làm như thế nào – know how”. Nhờ các tri thức áp dụng trong công nghệ mà các sản phẩm của nó có các đặc trưng mà các sản phẩm cùng loại của công nghệ khác làm ra không thể có đựơc. Do đó phần thông tin thường được coi là “ sức mạnh”của một công nghệ. Tuy nhiên “ sức mạnh” của công nghệ lại phụ thuộc vào con người bởi vì con người trong quá trình sử dụng sẽ bổ sung, cập nhật các thông tin của công nghệ để đáp ứng với tiến bộ không ngừng của khoa học. Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp ba thành phần trên của công nghệ để thực hiện hoạt động biến đổi một cách hiệu quả. Nó là công cụ để quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Đánh giá vai trò của thành phần tổ chức cũng phải được cải tổ cho phù hợp. 1.1.2. Mức độ phức tạp của công nghệ. Mức độ phức tạp của tổ chức của thành phần tổ chức trong công nghệ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ba thành phần còn lại của công nghệ. Do đó khi có thay đổi trong cấc thành phần đó,phần tổ chức cũng được cải tổ cho phù hợp. Mối quan hế giữa 4 thành phần trong công nghệ có thể biểu thị qua giá trị đong góp của công nghệ và giá trị gia tăng của một cơ sở: t = Tbt.Hbh .Ibi. .Obo Trong đó: T, H, I, O là hế số đóng góp của các thành phần công nghệ.Trị số của các hệ số đóng góp thành phần phụ thuộc vào độ phức tạp của và độ hiện đại của nó, qui ước: 0<T, H, I, O <1 Cường độ đóng góp của thành phần công nghệ thể hiện tiềm năng của thành phần công nghệ đó trong việc nâng cao giá trị của hàm hệ số đóng góp. Từ sự phân tích trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận: +Công nghệ thông thường là kết quả của hoạt động nghiên cứu triển khai và sản phẩm đặc trưng của nó thường quy tụ dưới dạng hoặclà sản phẩm mới,hoặc là vật liệu mới hoặc là quy mô mới. Nghĩa là nó có tính “mới” và tính “khả thi” .Vì vậy , khi đổi mới công nghệ người ta không quên nói tới các bí quyết kĩ thuật , công nghệ càng mới và ở trình độ càng cao thì yếu tố bí quyết càng lớn ,càng quan trọng . +Công nghệ là sản phẩm do con người tao ra. Nó bắt nguồn từ những kiến thức do con người tích luỹ được thông qua thử nghiệm và những thích nghi theo bản năng trên cở sở quan sát tinh tường môi trường xung quanh.Kiến thức công nghệ luôn đi theo sau các kỹ năng công nghệ mà kỹ năng công nghệ lại liên quan trực tiếp tới khả năng thực thi của con người. Từ đó chúng ta thây rằng ,chỉ có những xã hội phát triển được tri thức thì mới có khả năng biến đổi được dễ dàng thành các kỹ năng công nghệ. +Công nghệ là phương tiện để nâng cao khả năng của chính con người. Công nghệ không chỉ giúp con người tạo ra một nền công nghệ hiện đại, một nền nông nghiệp văn minh để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của của xã hội, mà công nghệ còn ảnh hưởng tới khoa họ, sự thay đổi xã hội, kinh tế ,chính trị, nhân cách. +Cuối cùng, công nghệ là một thứ hàng hoá có thể mua bán được với một giá nhất định nào đó. Kiến thức khoa học có thể được chuyển đạt thông qua các bài tập kinh nghiệm, trong đó việc sáng tạo ra những kiến thức có khả năng sử dụng từ một công nghệ đã có lại bao gồm một số bước như triển khai, thích nghi, cải tiến, thiết kế ,kỹ thuật …từ đó xuất hiện phạm trù sở hữu gắn liền với công nghệ, mà những ai muốn biết được cần phải thực hiện hành vi mua bán, đổi mới, chuyển giao thích hợp. 1.1.3 Khoa học công nghệ và công nghệ Khoa học kỹ thuật và công nghệ có liên quan mật thiết với nhau và cũng không có ranh giới rõ ràng. Thât vậy, kỹ thuật theo quan điểm là một tập hợp các quy trình và các thao tác để tiến hành một công việc nào đó,như sản xuất một hàng hoá nào đó chẳng hạn.Trong khi công nghệ thường được dùng để chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất hoặc tri thức khoa học của hệ thống sản xuất, thì từ kỹ thuật được chỉ một phần cơ bản của hế thống. Trước kia người ta coi kỹ thuật là cái chung, bao trùm, còn công nghệ là cái riêng , cụ thể,thì nay ngược lại, công nghệ là phạm trù còn kỹ thuật là cụ thể. Khi sáng tạo ra một công nghệ mới tất yếu phải kéo theo sự đôi mới kỹ thuật , đòi hỏi phải có những phương tiện kỹ thuật, mới để thực hiện nó; sự đổi mới kỹ thuật lại là kết quả của những công nghệ mới. Khoa học thì tập trung vào khái niệm “tại sao” nhằm lý giải và tìm kiếm nguyên nhân; còn công nghệ thì chú ý tới câu hỏi “làm như thếnào” để tìm hiểu bí quyết để nhằm áp dụng theo ,bắt chước, thích nghi vào hoàn cảnh riêng, rồi đổ mới sáng tạo. Phát triển khoa học nhằm sản sinh ra những thông tin mang tính chất tiềm năng- cơ bản, có thể được sử dụng để sáng tạo công nghệ. Khoa học hôm nay có thể là công nghệ của ngày mai. Thời gian dành cho hoạt động khoa học là dài hạn và trung hạn có thể xét đến tính bất định của hoạt động nghiên cứu. Thời gian cho hoạt động công nghệ thường ngắn hơn, phải được lập trình rõ ràng ,xét đến kết quả hữu ích trực tiếp. Cách mạng khoa học kỹ thuật thì là sự thay đổi trong khoa học và kỹ thuật,mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật và chức năng xã hội của khoa học kỹ thuật. Cách mạng công nghệ cứu cánh của loài ngừơi trước những thảm hoạ do sự bùng nổ về dân số,do sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, do môi trường sống bị phá hoại nghiêm trọng …bằng cách hướng nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng rộng rãi nền công nghiệp tiến bộ và công nghệ mới để giảm đang kể tỷ suất tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại gây ra do môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng và dịch vụ. Sự hoà quyện chặt trẽ giữa khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra những bước đệm cho sự phát triển của một doanh nghiệp, một quốc gia,một thế giới. 1.2.Đổi mới công nghệ 1.2.1.Đổi mới công nghệ là gì? Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn ,mỗi giai đoạn gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình kỹ thuật đặc trưng quyết đính sự phát triển của xã hội loài người ở giai đoạn đó. Thời kỳ đồ đá phát triển cao hơn thời kỳ trước đó là nhờ sự phát triển và xuất hiện của các công cụ bằng đá. Thời kỳ đó lại đựơc thay thế bởi thời kỳ đồ đồng có mức độ phát triển cao hơn với sự xuất hiện và phát triển của việc sản xuất và sử dụng các công cụ bằng đồng. Đến thế kỉ thứ 18tất cả các hệ thống kỹ thuật mà loài người sử dụng lúc đó dần được thay đổi đó là nguồn động lực với sự ra đời của máy hơi nước- nguồn động lực mới thay thế cho nguồn động lực truyền thống là sức lực cơ bắp của con người và gia súc và một phần nhỏ sức mạnh tự nhiên như là hơi nước, gió. Đó là một trong những yếu tố tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, làm thay đổi bộ mặt thế giới. Ngày nay việc sử dụng các thành tựu của nghành công nghệ thông tin là xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp ,mỗi quốc gia, và toàn thế giới nhờ liên tục và đổi mới công nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sứ phát triển đối với hệ thống công nghệ. Có quan niệm cho rằng đổi mới công nghệ là sự đổi mới và phát triển không ngừng các thành phần cấu tạo của công nghệ dựa trên những thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội. Theo quan niệm này một sự thay đổi nhỏ trong các thành phần công nghệ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra thì các hoạt động nay nên coi là hoạt động cai tiến công nghệ thì chính xác hơn. Mặt khác hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính chất phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau,do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi. Để có thể thể quản lý được các hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào những hoạt độn cơ bản.Do đó ta có thể đưa ra khái niêm về đổi mới công nghệ như sau: Đổi mới công nghệ là chủ động thay thế phần quan trọng( cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…( đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới phục vụ thị trường( đổi mới sản phẩm) Đổi mới công nghệ có thể đưa ra ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới chưa có trên thị trường công nghệ hoặc mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới( ví dụ như đổi mơi công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang) 1.2.2.Phương pháp đổi mới công nghệ Khi một doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ thì việc đầu tiên doanh nghiệp phải nghiên cứu xem xét lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ nào là tối ưu nhất, phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp nhất. Có 2 phương pháp đổi mới công nghệ là cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có hoặc có thể thay thế công nghệ cũ lạc hậu bằng công nghệ mới. - Phương pháp cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có cho phép cải tiến nâng cao trình độ và hiện đại hoá từng phần công nghệ đang áp dụng trong điều kiện không thay đổi nhiều về trang thiết bị công nghê ,về trình độ người lao động…nên không cần nhiều vốn đầu tư không làm xáo trộn các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ dẫn đến tình trạng công nghệ kỹ thuật chắp vá, không đồng bộ nên không dẫn đến sự thay đổi lớn về sản phẩm , năng suất, hiệu quả. Thay thế công nghệ cũ bằng một công nghệ mới đòi hỏi đầu tư lớn, tạo ra thay đổi lớn trong sản xuất cũng như quản trị. Việc đổi mới nếu đúng thời điểm sẽ là giải pháp đúng đắnlàm tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp đổi mới công nghệ cụ thể gắn với chu kỳ sống của công nghệ, khả năng sáng tạo của lực lượng nghiên cứu, khả năng đầu tư cho nghiên cứu, chi phí đầu tư đổi mới công nghệ và đặc biệt là ở quan điểm đánh giá và tính toán hiệu quả kinh doanh. 1.2.3Quá trình đổi mới công nghệ ở trong doanh nghiệp Với một doanh nghiệp thì sơ đồ khối điển hình của quá trình đổi mới công nghệ đựơc thể hiện ở hình: Các bước có thể minh hoạ như sau: + Nảy sinh ý đồ: ghi nhận nhu cầu; tìm cách đáp ứng nhu cầu đó; phân tích giải pháp ; chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn; để đạt thực thi. + Xác định khái niệm: Xác định khái niệm sản phẩm hay dịch vụ; định mức tiêu hao kỹ thuật và ưu tiên; dự kiến kết quả thực hiện + Phân tích thị trường: Xác định thị trường; phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai; tìm hiểu khách hàng ; tìm hiểu đối thủ cạnh tranh; xác định cơ hội + Phân tích kỹ thuật: Các nguồn lực sẵn có; các nguồn lực cần thiết; lịch trình triển khai. +Kế hoạch kinh doanh: Phân tích ma trận SWOT ; phân tích kinh tế ; vốn; triển vọng chiến lựơc + Phê chuẩn: Phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của công ty; các phê chuẩn khác +Triển khai, sản xuất thử , thử nghiệm,kiểm định + Marketing: Kiểm định trên thị trường Chiến lược giới thiệu ra thị trường ; marketing các đổi mới;xác định thời gian đưa ra thị trường; đo lường sự phản ứng +Sản xuất và thương mại hoá: Sản xuất đại trà; hoàn thiện công nghệ; xây dựng hệ thống vận chuyển tới các đại lý và kho tàng + Loại bỏ: Do sự lỗi thời hay vấn đề về môi trường 1.3 Vị trí vai trò của đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp 1.3.1.Vị trí vai trò và ảnh hưởng của đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp Ngay nay, quá trình đổi mới công nghệ luôn gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có phát triển được hay không? sản phẩm của doanh nghiệp có được chấp nhận hay không? Sức cạnh tranh của nó như thế nào ? Điều này là do công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng trong qua trình sản xuất tạo ra sản phẩm là công nghệ gì? có phổ biến không? Nó có mới không? Có tiến tiến hiện đại không? Đổi mới công nghệ thực sự thành công và có ý nghĩa khi và chỉ khi nó được thương mại hoá, tức là nó được thị trường và xã hội chấp nhận. Đổi mới công nghệ là rất cần thiết và nó giữ 1 vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả mọi mặt hoạt động của bất cứ một doanh nghiệp nào cho dù doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sản xuất hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp cho 1 doanh nghiệp hay nói rộng hơn là nó giúp cho 1 quốc gia từ nghèo nàn lạc hậu, đói rách sang 1 doanh nghiệp hay 1 quốc gia tiến tiến hiện đại, nếu đất nước đó biết sử dụng những công nghệ mới tiến tiến trên thế giới tức là đã đổi mới những công nghệ lạc hậu lỗi thời sang những công nghệ tiên tiến hiện đại , phổ biến và thịnh hành trên toàn thế giới. Đổi mới công nghệ được xem như là sợi dây kéo các nước nghèo và các nước đang phát triển lên tầm cao mới cùng với các nước phát triển. Đưa doanh nghiệp lên đỉnh của sự thành công và đứng vững và phát triển trong môi trường tồn tại của mình. Việc đổi mới công nghệ có tác động rất mạnh tới doanh nghiệp.Một mặt nó tạo ra cơ hội kinh doanh , mặt khác nó là cơ sở và điểm khởi đầu cho 1 chu kỳ kinh doanh mới cho doanh nghiệp .Thật vậy, khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ dựa trên cơ sở của những phát minh khoa học tiên tiến thì công nghệ mới này sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những sản phẩm mới,sản phẩm mới này tạo ra thị trường mới,thị trường mà sản phẩm mới đang chiểm lĩnh sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao. Chính điều này làm thu hút các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường tiếp cận các sản phẩm mớivà công nghệ mới. Họ cũng muốn chơi cùng sân với doanh nghiêp,cũng muốn dùng công nghệ đó và tạo ra lợi nhuận .Điều này tác động đến nền kinh tế: năng lực sản xuất vượt mức ,cung lớn hơn cầu,lợi nhuận của từng doanh nghiệp giảm,nền kinh tế bị suy thoái tẳng trưởng kém.Xuất hiện nhu cầu về một khoa học và về một công nghệ mới tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được bộ mặt của một nền kinh tế hay nói cách khác bộ mặt của một doanh nghiệp cùng với sự phát triển của mình phụ thuộc rất lớn vào đổi mới công nghệ. Thực tế, các nhà kinh tế học đã lượng hoá được sự tác động của đổi mới công nghệ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hàm sản xuất: Hay nói cách khác, năng lực sản xuất của doanh nghiệp là 1 hàm phụ thuộc vào các yếu tố của 1 công nghệ. Doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu là phát triển doanh nghiệp mình lên một tầng cao mới.Doanh nghiệp muốn phát triển thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt mục tiêu của mình trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải biết kết hợp tối ưu có hiệu quả các yếu tố của hàm sản xuât sao cho hợp lý.Tuy nhiên thì không phải lúc nào mục tiêu phát triển cũng là mục tiêu hàng đầu.Trong một số doanh nghiệp thì họ chỉ quan tâm đến việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì các quy mô hiện có vì ở quy mô đó họ có thể tự điều hành công việc mà không cần sử dụng thêm sức lao động và không phải đương đầu với những rủi ro có thể phát sinh nếu họ đầu tư phát triển sản xuất. Tình hình này xuất hiện ở những doanh nghiệp gia đình và việc đổi mới công nghệ diễn ra một cách thụ động khó khăn.Những doanh nghiệp đổi mới là những doanh nghiệp có mục tiêu mở rộng phát triển doanh nghiệp,họ luôn chủ động tiếp cận công nghệ mớivà sẵn sàng đổi mới công nghệ đã cũ nát lạc hậu 1.3.2.Tính tất yếu khách quan của đổi mới công nghệ Như chúng ta đã biết công nghệ là một sản phẩm của con người và nó cũng tuân theo quy luật sống của chu trình sản phẩm. Tức là nó được sinh ra phát triển và suy vong . Bất kỳ nhà quản lý nào mà không có hoạt động nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của mình thì chắc chắn hệ thống công nghệ của họ sẽ bị đào thải , sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp của doanh nghiệp của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yểu của đổi mới của công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới cũng cho toàn xã hội nói chung. Về mặt lợi ích thương mại , quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rêt. Các điều tra về đổi mới công nghệ ở trong và ngoài nước cho thấy phần lớn các doanh nghiệp, các công ty đã đổ mới công nghệ xếp kết quả này lên hàng đầu trong số lợi ích mà họ thu lại. Sau đây là lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ: + Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm + Duy trì và củng cố thị phần + Mở rộng thị phần của sản phẩm + Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẳm mới + Đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn,luật lệ + Giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu,năng lượng + Cải thiện điều kiện làm việc nâng cao độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị + Giảm tác động xấu đối với môi trường sống 1.3.3.Những yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ 1.3.3.1.Chu trình sống của công nghệ Chu trình sống của công nghệ mô tả quy luật phát triển khởi đầu, các giai đoạn phát triển và kết thúc của công nghệ theo thời gian. Phần cứng và phần mềm của công nghệ có chu trình sông khác nhau về quy luật phát triển. +Đối với công nghệ phần cứng: Các công nghệ phần cứng ( giá trị phần cứng của công nghệ chiếm ưu thế) có quy luật của chu trình sống tương tự sản phẩm thông thường. Xuất phát từ nhu câù một loại sản phẩm hoặc do một phát minh khoa học, nhiều ý đồ công nghệ sẽ nảy sinh, song sẽ chỉ là một ý đồ khả thi sản xuất được sử dụng , ý đồ công nghệ trở thành công nghệ và được giao bán trên thị trường, đó là giai đoạn giới thiêu công nghệ. Trong giai đoạn này số người áp dụng công nghệ còn ít do giá thành công nghệ còn cao và rủi ro khi áp dụng công nghệ còn rất lớn. Sự phát triển Giới thiệu tăng trưởng bão hoà suy vong Hình 1: Chu trình sống của công nghệ cứng Sau một thời gian do kết quả thành công trong việc áp dụng công nghệ, một số lớn người có nhu cầu sẽ mua công nghệ này sẽ tạo ra nhu cầu cao đối với công nghệ này, đó là giai đoạn tăng trưởng của công nghệ Tiếp theo là giai đoạn công nghệ chín muồi, hầu hết những người có nhu cầu sẽ áp dụng công nghệ, số lượng công nghệ bán được chỉ cho những người ít vốn, chậm đổi mới. Các nhà nghiên cứu và triển khai chuẩn bị công nghệ mới thay thế công nghệ cũ. +Đối với các công nghệ phần mềm: Khác với công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm bao gồm: bí quyết, phương pháp, thông số…không bị suy tàn.Khi bắt đầu đưa ra thị trường , quá trình phát triển của nó tương tự công nghệ phần cứng. Sau đó sau một loạt các hỗ trợ , giải quyết các nguyên nhân cản trở sự áp dụng công nghệ, các công nghệ phần mềm thường có sự đột biến trong ứng dụng. Và cuối cùng việc ứng dụng công nghệ sẽ dần mất đi, công nghệ đi vào giai đoạn bão hoà. 1.3.3.2.Môi trường đổi mới Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới khả năng đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp và do đó nó quyết định tới khả năng phát triển của doanh nghiệp đó. Nhận thức được điều đó rất nhiều các doanh nghiệp đã đầu tư tiền của để phát triển một môi trường có lợi cho đổi mới . Theo Porter những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nghĩa là có kết quả hoạt động trên mức trung bình trong ngành của mình-có thể tái đầu tư một phần lợi nhuận dôi ra vào những hoạt động mang lợi thế cạnh tranh. Do đó tạo ra vòng xoắn tiến của đổi mới công nghệ: Danh tiếng đổi mới của công ty Tinh thần làm việc cao, nhiều cá nhân sáng tạo Thu hút những người sáng tạo Thúc đ chán n ẩy nhân viên giảm sự ản Thúc đẩy sức sáng tạo và đổi mới Tổ chức sẵn lòng chấp nhận ý tưởng mới Phát triển CN& SP đổi mới Hình 2: Vòng xoáy của đổi mới công nghệ. +Danh tiếng của tổ chức:Phải mất một thời gian nhất định một công ty mới xây dựng được danh tiếng đổi mới công nghệ của mình. Danh tiếng của công ty sẽ thu hút các cá nhân có trình độ và khả năng sáng tạo. +Khuyến khích đổi mới công nghệ. Rất nhiều tổ chức hô hào sự sáng tạo nhưng lại không có một cơ cấu, kế hoạch hỗ trợ thích hợp.Sự sáng tạo phải đựơc hỗ trợ bằng các nguồn lực, cần phải dành thời gian nâng cao sự sáng tạo. + Triển khai các sản phẩm đổi mới, nghĩa là triển khai các sản phẩm công nghệ thực sự có tính mới so với sản phẩm, công nghệ hiện có. +Tăng động cơ thúc đẩy và giảm sự chán nản +Tinh thần làm việc cao và giữ chân được những người có khả năng Môi trường đổi mới công nghệ ở các tổ chức đặcbiệt ở các doanh nghiệp đối với đổi mới công nghệ nói riêng. Vì vậy phải chú ý giữ gìn và ngày càng hoàn thiện hơn thì mới đáp ứng được của sự phát triển. 1.3.4.Mô hình đổi mới công nghệ 1.3.4.1 Mô hình tuyến tính Mô hình này ngự trị các chính sách công nghiệp khoa học trong những năm trước thập kỷ 80. Mô hình này dựa trên lô gic khoa học là cơ sở, tri thức tiền đề tạo ra công nghệ.Thực tế cho thấy hầu hết các đột phá công nghệ gần đây đều dựa trên những khám phá khoa học trước đó. Đến thập kỷ 1970, một số nghiên cứu mới xác định rằng thị trường có ảnh hưởng tới đổi mới. Mô hình tuyến tính thứ 2 ra đời có tên là mô hình lực hút của thị trường Mô hình hình này nhấn mạnh vai trò của thị trường là tác nhân khơi mào các các ý tưởng đổi mới. Các ý tưởng này có được thông qua quá trình tiêp xúc với khách hàng. Chính từ các ý tưởng đó công nghệ sẽ xuất hiện . Điều này đặc biệt thấy rõ xã hội hoặc thị trường xuất hiện bức xúc nào đó. Trong trường hợp đó sức kéo của thị trường có thể tạo ra những đột phá quan trọng. Mô hình: Nghiên cứu ứng dụng Triển khai thực hiện Nghiên cứu cơ bản a, Nhu cầu thị trường Tiếp thị Chế tạo Nghiên cứu & triển khai b, 1.3.4.2.Mô hình tương tác kết hợp Mô hình tuyến tính mới chỉ tập trung vào vai trò của những tác nhân kích thích đổi mới đầu tiên. Trong mô hình tương tác kết hợp cho thấy kết quả của việc phối hợp đồng thời kiên thức của các bộ phận chức năng sẽ thúc đẩy đổi mới, nó gắn các mô hình tuyến tính với nhau và nhấn mạnh đổi mới công nghệ là kết quả của sự tương tác giữa thị trường ,khoa học và năng lực của tổ chức . Bản chất của mô hình này là sự liên kết toàn hệ thống đổi mới. Trong hệ thông đổi mới ,các doanh nghiêp chịu tác động của các nhân tố cạnh tranh:các đối thủ, các nguồn cung câp ý tưởng đổi mới,các khách hàng,các bạn hàng va đồng minh,các trường đại học,các patent;Đồng thời tính đến các điều kiện đê đổi mới:cơ sơ hạ tầng, đầu tư tài sản,thiết bị… Thực tế đổi mối công nghệ cho thấy mô hình tuyến tính chỉ có thể ap dụng cho một số rât ít các trường hợp đổi mới và trong một vài ngành nhất định.ví dụ, mô hình sức đẩy của khoa học thường thấy trong ngành dược còn mô h._.ình sức kéo thị trường lại thường xuyên xảy ra trong ngành công nghiệp thực phẩm.Còn nói chung trong đại đa số các trường hợp ở các ngành công nghiệp,đổi mới công nghệ xảy ra trong mô hình tương tác kết hơp. Mô hình Các đối thủ cạnh tranh Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ Trường đại học và phòng thí nghiệm Các nhà cung cấp chính Khách hàng chủ yếu Doanh nghiệp Thôngtin, Patent Bạn hàng và các đồng minh chiến lược Đầu tư tài sản và mua sắm thiết bị Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của công ty Cổ phần đầu Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. 2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần đầu Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. Lịch sử hình thành Tên Công ty : Công ty Cổ phần SX & TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc Tên giao dịch quốc tế : Phuc Tien – Vinh Phuc Trade and manfacture joint stock company Tên viết tắt : PHT – Steel Building Địa chỉ nhà máy : Lô 42 C – KCN Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh Phúc Điện thoại : 0211.834 622/ Fax: 0211.834 843 Tài khoản : 030431100000205951 Ngân hàng Habubank – CN Hoàng Quốc Việt . Mã số thuế : 2500223216 Các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép hoạt động. Buôn bán vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuât công, nông nghiệp, xây dựng ngành nước: Sửa chữa, lắp đặt , bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh. Môi giới thương mại, đại lý mua,bán, ký gửi hàng hoá. Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng: Sản xuất tấm lợp kim loại: sản xuất cấu kiện thép hình, khung nhà tiền chế. Mua bán nguyên liệu nhựa: Sản xuất các sản phẩm nhựa, Sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ xây dựng, sản xuất tiêu dùng. Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi. Dịch vụ môi giới thương mại: Dịch vụ chuyên chở hành khách: Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, chợ và siêu thị: Kinh doanh bất động sản, xăng dầu, sơn và hoá chất: Thiết kế và tư vấn thiết kế tổng mặt xây dựng công trình, kiến trúc công trình công nghiệp và dân dụng, nội ngoại thất công trình, kiến trúc công trình công nghiệp và dân dụng, nội ngoại thất công trình, kiến trúc quy hoạch. Sản xuất mua bán các loại linh kiện, phụ tùng xe ôtô : Lắp ráp xe ôtô tải có tải trọng từ 500 kg đến 10.000 kg. Vốn điều lệ : 16.112.000.000đ ( Mười sáu tỷ, một trăm mười hai triệu đồng chẵn). 2.1.1.Qúa trình phát triển Công ty Cổ phần SX & TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc trước đây là Công ty TNHH một thành viên được tách từ Công ty CP SX & TM Phúc Tiến Hà Nội địa chỉ 564 Đường Láng - Đống Đa – Hà Nội . Đến tháng 01 năm 2002 Công ty chính thức chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên trở thành Công ty Cổ Phần SX & TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. Công ty Cổ phần SX&TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số : 1904000002 do phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Công ty Cổ phần SX&TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc là doanh nghiệp chuyên thiết kế sản xuất, lắp dựng kết cấu thép xây dựng, các loại khung nhà thép tiền chế , các loại tấm lợp kim loại. Công ty đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, buôn bán, cung ứng vật tư. Từ khi đi vào hoạt động đến nay Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn về sản xuất kết cấu thép khung nhà tiền chế và lắp dựng nhà máy và các công trình công nghiệp lớn. Các công trình Công ty thực hiện luôn được các đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như tinh thần phục vụ khách hàng. Công ty được trang bị đồng bộ các loại máy móc, thiết bị gia công kim loại như : cắt, hàn tự động, làm sạch bằng máy phun bi, sơn trên các thiết bị sơn chân không và các thiết bị thi công ngoài công trường, các công việc từ gia công phôI đến hoàn thiện kết cấu thép đều được thực hiện với trình độ tự động hoá cao, cùng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề đã tham gia thiết kế, chế tạo, lắp dựng nhiều công trình công nghiệp, kho tàng, bến bãi trong nước. Để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của khách hàng và đòi hỏi trước tiến trình hội nhập của nên kinh tế, Công ty cổ phần SX&TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc nỗ lực xây dựng và thực hiện thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 . Đồng thời đầu tư trang thiết bị hiện đại và nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để cho ra đời các sản phẩm mới chất lượng cao, giá thành hạ, tạo lập uy tín và hình ảnh tốt , đẹp của công ty trong lòng khách hàng. 2.1.2.Phòng ban 2.1.2.1. Phòng Tổ chức – Hành chính *Chức năng - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện mọi hoạt động của phòng mà giám đốc giao về công tác quản lý lao động tiền lương, công tác hành chính. * Nhiệm vụ quyền hạn - Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về xây dựng đề án chiến lược quy hoạch tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực của Công ty. - Xây dựng các kế hoach trung hạn, dài hạn về công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ SXKD của toàn Công ty. - Xây dựng nội quy, quy chế phương án làm việc và biện pháp thực hiện. - Tham mưu cho lãnh đạo về phương diện sản xuất và quản lý bố trí đủ, đúng cán bộ cho các phòng, phân xưởng sản xuất thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của Công ty. - Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp để thống nhất về số liệu, giảI quyết tốt những vấn đề về nghiệpvụ chuyên môn. - Tham mưu cho lãnh đạo công ty về cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh theo nghiệp vụ của công tác tổ chức. - Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ ở cấp Công ty, tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý. - Hướng dẫn, quản lý, đôn đốc công tác xây dựng định mức lao động, côgn tác tiền lương, công tác chế độ chính sách. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giảI quyết khiếu tố, khiếu nại trong toàn công ty, tham mưu đề xuất công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh quốc phòng. - Thực hiện chức năng tiếp nhận, phân phối, quản lý, lưu trữ văn thư, hồ sơ tài liệu trong và ngoài doanh nghiệp theo chế độ quy định. - Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu của Công ty theo quy định của nhà nước. - Giúp việc ban giám đốc trong công tác chuẩn bị các hội nghị, các cuộc họp, tiếp khách…. Của công ty. - Chịu trách nhiệm tổ chức cho CBCNV tham quan, du lịch, hội thảo, nghỉ mát…theo kế hoạch của Ban giám đốc, BCH công đoàn côg ty đề ra. 2.1.2.2.Phòng kinh doanh * Chức năng Chịu trách nhiệm trước giám đốc về điều hành chỉ đạo tổ chức thực hiện mọi hoạt động của phòng mà giám đốc giao về công tác nghiệp vụ kinh doanh. *Nhiệm vụ quyền hạn. - Xây dựng nội quy, quy chế phương án làm việc và biện pháp thực hiện. - Tham mưu cho lãnh đạo về phương diện sản xuất và quản lý bố trí đủ, đúng cán bộ cho các phòng, các đội sản xuất thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của công ty. - Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp để thống nhất về số liệu giảI quyết tốt những vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn. - Có quyền đề nghị giám đốc, chủ tịch HĐQT hỗ trợ trong việc SXKD. - Chủ trì soạn thảo các hợp đồng kinh tế, liên doanh liên kết, hợp đồng thầu xây dựng…. Trình lãnh đạo công ty duyệt. Quản lý và theo dõi , đôn đốc thực hiện tất cả các HĐKT. - Thẩm định, giám đinh ( nội bộ) các hồ sơ trong các giai đoạn đầu tưcủa Công ty. Giúp ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát trong công tác đầu tư của Công ty. 2.1.2.3.Phòng Tài chính – Kế toán *Chức năng - Giúp giám đốc tổ chức công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuân thủ luật pháp đồng thời tuân thủ quy chế quản lý tài chính. - Tham mưu theo dõi và quản lý vốn bằng tiền của công ty, tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng. - Hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. *Nhiệm vụ quyền hạn Thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu : Kiểm tra giám sát tình hình tài chính, vật tư, tài sản ….Cung cấp thông tin, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty. 2.1.2.4.Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch *Chức năng - Xây dựng kế hoạch SXKD của Công ty. - Đảm bảo công tác kỹ thuật đáp ứng kịp thời cho sản xuất - Theo dõi, quản lý xuất, nhập vật tư chính, phụ - Hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ SX, KCS *Nhiệm vụ, quyền hạn - Bóc tách số lượng, vẽ kỹ thuật đáp ứng kịp thời cho sản xuất - Kiểm tra các văn bản, bản vẽ kỹ thuật trước khi trình duyệt giám đốc - Theo dõi công tác sáng kiến cảI tiến hợp lý hoá sản xuất - Xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật và tổ chức các chuyên đề kỹ thuật - Trực tiếp chỉ đạo các đề tài lớn về kỹ thuật - Kiểm soát tình trạng chất lượng sản phẩm - Kiểm soát trang thiết bị đo - Tham gia cùng các phòng hức năng lập các luận chứng kinh tế, kỹ thuật và đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ cho sản xuất. - Báo tổng kết , sơ kết công tác kỹ thuật. 2.1.2.5.Phân xưởng sản xuất *Chức năng - Trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất theo kế hoạch, tiến độ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. *Nhiệm vụ, quyền hạn - Nhận kế hoạch sản xuất của giám đốc công ty giao để tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kết cấu khung nhà thép và cán lốc xà gồ U, C, Z và các nhiệm vụ khác ngoài dây chuyền SX. - Thực hiện quản lý lao động, quản lý vật tư bảo đảm tiết kiệm trong sản xuất - Quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị, máy móc hoạt động có hiệu quả, giữ tốt, ding bền nhằm mục đích hoàn thành toàn diện mọi nhiệm vụ của công ty - Xây dựng tổ chức biên chế bộ máy quản lý, điều hành của phân xưởng phù hợp với nhiệm vụ sản xuất được giao. - Tổ chức, ứng dụng công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng công nhân trong phân xưởng. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, môi trường công nghiệp trong sạch, cảnh quan phân xưởng xanh – sạch - đẹp. 2.1.3.Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty Công ty CFSX&TMPT-VP từ khi tách ra và trở thành công ty cổ phần,cùng với những điều kiện thuận lợi mà cơ chế thị trường đem lại đã tạo điều kiện cho công ty vươn lên,không ngường tự khẳng định mình,sản xuất liên tục phát triển thì thị trường ngày càng được mở rộng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng phát triển và có mặt ở các khu công nghiệp miền Trung đổ về. Đặc điểm của ngành nghề sản xuất, sản phẩm của công ty đều sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó. 2.1.3.1. Về doanh thu, chi phí, năng suất. Chỉ tiêu Năm Năng suất Chi phí Doanh thu Sản lượng ( tấn) Tỷ lệ tăng, giảm hàng năm(%) Số tiền ( tỷ) Tỷ lệ tăng giảm (%) Số tiền ( tỷ) Tỷ lệ tăng giảm (%) 2003 5725 50.28 51.52 2004 6554 114.48 60.84 121 62.26 120.84 2005 7091 108.19 78.53 129.08 80.13 128.70 2006 8753 123.44 100.32 127.75 102.42 127.82 Do năng suất 2004 tăng 14.48 % tương ứng là tăng 829 tấn so với năm 2003 nên doanh thu năm 2003 cũng tăng 20.84% tương ứng là tăng 10.74 tỷ đồng. Do giá cả thị trường đầu vào tăng làm chi phí sản xuất cũng tăng 21% năm 2004 so với năm 2003 tương ứng là tăng 10,56 tỷ đồng. cùng với tiến độ phát triển như vậy thì từ năm 2004 đến 2006 cả doanh thu, chi phí, năng suất của doanh nghiệp đều tăng nhưng với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước là rất chậm. Năm 2006, với năng suất là 8753 tấn tức làđã tăng 23.44 % so với năm 2005. kéo theo đó là sự phát triển về chi phí ( tăng 27.75% so với 2005) và doanh thu tăng 27.82% so với 2005. Tốc độ tăng năng suất và chi phí ngang hàng nhau. Điều chứng tỏ doanh nghiệp càng sản xuất ra nhiều sản phẩm, càng tốn nhiều chi phí trong khi đó doanh thu thu được không có sự tăng trưởng vượt bậc. 2.1.3.2. Về lợi nhuận. Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Lợi nhuận của công ty trong các năm 1.24 1.42 1.59 2.1 Tỷ lệ tăng, giảm qua các năm (%) 114.52 111.97 132.07 Năm 2003 công ty chỉ thu được 1.24 tỷ đồng lợi nhuận. Đến năm 2004, lợi nhuận của công ty đã tăng 14.52% tương ứng với tốc độ tăng là 0.18 tỷ. Năm 2005 lợi nhuận của công ty đã tăng 11.97% tương ứng với tốc độ tăng là 0.17 tỷ. Năm 2006 lợi nhuận của công ty đã tăng 32.07% tương ứng với tốc độ tăng là 0.51 tỷ. Đến năm 2006 tuy có sự tăng cao hơn về lợi nhuận so với các năm nhưng sự tăng này vẫn còn là rất thấp đối với doanh nghiệp. Về vốn kinh doanh của công ty ( đơn vị tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Vốn kinh doanh của công ty qua các năm 31.24 35.73 38.92 44.86 Tỷ lệ tăng giảm qua các năm 114.4 108.93 115.26 Hàng năm công ty không ngừng đổi mới công nghệ máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất tiêu thụ nên vốn kinh doanh năm 2004 tăng 24.4% tương ứng tăng 4.4 tỷ so với năm 2003. Vốn kinh doanh của công ty tiếp tục tăng. Đến năm 2006 công ty đầu tư thêm một đây chuyền là pha tôn công nghệ CNN nên vốn kinh doang tăng lên 15.26% tương ứng là tăng 5.92 tỷ đồng so với năm 2005. 2.2. Phân tích thưc trạng hoạt động đổi mới công nghệ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến_ Vĩnh Phúc trong những năm gần đây(2003,2004,2005,2006). 2.2.1 Tình hình đổi mới công nghệ ở Việt Nam - Như chúng ta đã biết công nghệ mới được sinh ra và triển khai là do kết quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu và triển khai(R&D) đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì mới liên kết R& D với các khu vưc sản xuất rất lỏng lẻo, các cơ quan R&D không nhận thức được nhu cầu thực sự của quốc gia đó do đó vai trò của R&D trong đổi mới công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế của quốc gia nói chung là chưa được phát huy. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong thời gian gần đây nhờ vào các chính sách khuyến khích ứng dụng các đề tài khoa học vào thực tiễn sản xuất của kinh doanh của chính phủ thì mối quan hệ đó đang dần được cải thiện và trở nên hữu cơ hơn. Việc nghiên cứu triển khai nhằm tạo ra những công nghệ và đổi mới công nghệ cũ hiện nay, cũng đã trở thành hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý ngành đều có những chương trình và đề án đổi mới công nghệ xong các kế hoạch đổi mới cụ thể lại do các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện. Các doanh nghiệp không chỉ bảo đảm vốn ( tự tích luỹ hoặc đi vay). Tự tạo điều kiện để xây dựng công nghệ mới, tự tổ chức công nghệ mới mà còn tự chủ động tìm tòi lựa chọn đổi mới công nghệ. Như vậy các doanh nghiệp buộc phải tính toán lựa chọn công nghệ, chú ý sự hoàn vốn từ quá trình này. Việc đổi mới công nghệ được thực hiện trong hàng loạt các mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Tuy vậy sự hiểu biết những vấn đề này lại thiếu thống nhất và toàn diện nên chỉ những vấn đề trước mắt là được chú ý và có lúc lại được chú ý một cách thái quá. Trong thời gian vừa qua, vấn đề được đề cập đều là mối quan hệ giữa việc làm của người lao động với việc tiếp nhận công nghệ thiết bị hiện đại. - Vì vậy không ít những doanh nghiệp không chọn và không dám chọn những công nghệ mới toàn bộ. Trong khi đó có những vấn đề khác đặc biệt là tác động của công nghệ tới môi trường sống, tới nền văn hoá dân tộc, theo thói quen cách sống có ảnh hưởng lớn, lâu dài hơn thì lại được chú trọng đúng mức chỉ vì nhận thức về chúng chưa đủ. Các bí quyết công nghệ có được chủ yếu là nhờ cán bộ công nhân học tập, R&D thông quan lớp đào tạo hay thông qua sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc qua quá trình làm việc mà có. Xuất hiện tình trạng chỉ cần nhập máy móc thiết bị vận hành làm ra sản phẩm thiết kế là coi như đã chấp nhận một công nghệ mới. 2.2.2. Thực trạng đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. Kể từ khi trở thành công ty riêng biệc, với nhiệm vụ chính buôn bán vật tư thiết bị máy móc, sửa chữa, lắp đặt bảo hành sản phẩm sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng như tấm lợp kim loại, sản xuất cấu kiện khung hình và khung nhà tiền chế. Với yêu câu thị trường ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã công ty cổ phần sản xuất thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc đã không ngừng đổi mới, cải tiến trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Bằng việc đầu tư mua sắm thiết bị, đào tạo, tuyển chọn những công nhân có trình độ và kỹ thuật tay nghề cao.. ngoài ra để đáp ứng được xu hướng phát triển của công ty trong tương lai, công ty còn có một số dự án đầu tư, phát triển công nghệ từ nước ngoài và liên doanh với một số công ty nước ngoài đang được ban giám đốc xét duyệt. Để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập, thì công nghệ đóng vai trò quyết định, hiểu được tầm quan trọng đó, công ty đã tiến hành đổi mới công nghệ. Tối đa hoá điều khiển tự động và xử lý chương trình vi tính để có được năng suất lao động tối ưu và sản phẩm hoàn thiện với độ chính xác và chất lượng cao. Máy móc thiểt bị cho sản xuất gồm dây chuyền đồng bộ sản xuất, kết cấu thép, tấm lợp trị giá 7 tỷ đồng và các máy móc thiết bị phụ trợ như xe nâng hàng, cẩu trục.. trị giá 1 tỷ đồng. Đây là dây chuyền sản xuất tối ưu điều khiển bằng CNC. Máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm nhựa gồm dây chuyền đồng bộ sản xuất sản phẩm nhựa trị giá khoảng 2 tỷ đồng và các thiết bị phụ trợ khác như thiết bị gia công, thiết bị lắp ráp trị giă 500 triệu đồng. 2.2.2.1. Các dự án đổi mới công nghệ đã được thực hiện trong thời gian qua. Kể từ năm 2003 cho đến nay tổng giá trị đầu tư cho việc đổi mới công nghệ của công ty l à 12530 tỷ. Năm Tên công nghệ Giá trị hợp đồng ( tr.đ) Ngày ký Ngày hoạt động 2004 - dây chuyền đồng bộ sản xuất kết cấu thép - dây chuyền đồng bộ sản xuất sản phẩm 7000 2000 8/1/2004 2/4/2004 8/2/2004 5/5/2004 2005 - dây chuyền máy phục vụ kết cấu thép 1000 2/6/2005 7/5/2005 2006 - thiết bị phục vụ sản phẩm 500 10/9/2005 15/10/2005 Tổng giá trị - thiết bị văn phòng - thiết bị vận tải 30 2000 1/5/2006 30/9/2006 7/6/2006 1/10/2006 + Năm 2004 là năm khởi đầu cho quá trình đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nhựa. Trong đó, dây chuyền đồng bộ sản xuất kết cầu thép là 7000 triệu chiếm 78% và dây chuyền đồng bộ sản xuất sản phẩm nhựa chiếm 22%.Đây là phần đổi mới công nghệ mang tính chất sơ đẳng nhất vì nó chỉ mang nặng yếu tố vật chất, chứ ít mang tính chất đổi mới kiến thức. Kể từ khi đi vào hoạt động xưởng sản xuất đã tỏ rõ được lợi ích của việc đổi mới công nghệ đem lại. sản lượng sản xuất trung bình hàng năm đã tăng lên. Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh thu 39600 61050 81928 Tỷ lệ tăng, giảm (%) 154.17 134.19 Khi bắt đầu đổi mới công nghệ, doanh thu của doanh nghiệp đã tăng 51.17%, tương ứng là tăng 21.450 tỷ và doanh thu còn tiếp tục tăng lên trong năm 2006 ( với tỷ lệ tăng so với 2005 là 34.19%) đây là dấu hiệu tốt và đánh dấu một bước tiến trong quá trình đầu tư tiếp tục đổi mới công nghệ trong những năm tiếp theo nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất và đưa công nghệ tiên tiến hiện đại nhất cho doanh nghiệp. + Năm 2005 công ty đã đầu tư 1500 triệu vào công nghệ mới nhằm bổ trợ cho công nghệ mới trong năm 2004 đã đầu tư với dự án này, công ty đã tiếp tục nhận được những đơn hàng có giá trị, làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau khi đã được đổi mới công nghệ một cách toàn diện, trang thiết bị tiến tiến hiện đại, công ty đã dần thay đổi bộ mặt công nghệ của mình. Máy móc không còn cồng kềnh, cũ kỹ. Toàn bộ dây chuyền sản xuất mới của công ty đã được thay thế hoàn toàn bằng một công nghệ mới. Quy trình sản xuất mới đựơc thiết lập, dây chuyền sản xuất thu hút được số lượng 150 công nhân, hoạt động tích cực và có hiệu quả. Bảng lưu đồ quy trình kiểm soát quá trình sản xuất khung nhà thép tiền chế. 2.kiểm tra (OD824-11) 2.kiểm tra (OD824-11) 2.kiểm tra (OD824-11) 1.Lệnh SX tài liệu kỹ thuật vật tư 1.Lệnh SX tài liệu kỹ thuật vật tư 1.Lệnh SX tài liệu kỹ thuật vật tư 23.Lốc tôn/chấn vòm (OĐ 751-12) 3.Tạo phôi/cơ khí (OĐ751-01) 15.Tạo hình (OĐ751-11) 4.Kiểm tra (OĐ824-01) 5.Giá bán tự động (OĐ751-02) 6.Kiểm tra (OĐ82402) 7.hàn tự dộng(OĐ751-03) 8.Kiểm tra (OĐ824-03) 9.nắn(OĐ751-03) 18.Kiểm tra (OĐ824-07) 17. làm sạch (OĐ751-07) 10.Kiểm tra (OĐ82- 04) 11.cắt, gá hoàn thiện(OĐ751-04) 12.Kiểm tra (OĐ82- 05) 13. hàn tay(OĐ751-05) 14.Kiểm tra (OĐ82- 06) 17. làm sạch(OD 751-09) 18.Kiểm tra (OĐ82-07) 19. Sơn (OD 751-08) 20.Kiểmtra(OĐ824-08) 21.lắp thử(OD 751-09) 22.Kiểm tra (OĐ82-06) 25.lắp tổng thành - Đ.chỉnh (OD 751-09) 26..Kiểm tra (OĐ824-10) Mô tả: Xưởng SX nhận lệnh SX kèm bản vẽ kỹ thuật / bản thống kê chi tiết. (4,6,8,10,12,14,16,18,20,22,24,26) kiểm tra: căn cứ theo qui định kiểm tra, tiến hành kiểm tra các hạng mục theo yêu cầu của từng công đoạn. Căn cứ trên tài liệu kỹ thuật tổ tạo phôi tiến hành cắt phôi trên máy cắt 9 mỏ, máy cắt rùa hoặc trên các máy gia công cơ khí ( đột, cắt…). 5. Tiến hành gá đính trên máy gá tự động. Sử dụng máy hàn CO2, sau đó chuyển sang công đoạn hàn tự động. 7. Tiến hành hàn tự động trên máy hàn tự động. Nếu đạt yêu cầu chuyển sang công đoạn nắn. 9. Dùng máy nắn nắn lại các biến dạng trong quá trình hàn tự động. 11. Trên bản vẽ kỹ thuật bộ phận gá hoàn thiện tiến hành hàn gá các chi tiết đảm bảo các kích thước và kết cấu đề ra. 13. Bộ phận hàn hoàn thiện sử dụng các máy hàn que điện tiến hành hàn chính thức các mối liên kết hàn theo yêu cầu của bản vẽ. 15. Song song với công đoạn trên xà gồ mái, xà gồ tường cũng được chế tạo tại công đoạn tạo hình ( U,C,S). 17. Các cấu kiện sau đó được làm sạch bằng phương pháp phun bi để đảm bảo sạch bề mặt khỏi các vết bẩn hoặc rỉ. 19. Sau đó sẽ được sơn chống rỉ và sơn bề mặt. 21. Lắp thử : sau khi chế các cấu kiện sẽ được lắp thử để đảm bảo phát hiện các sai sót trong quá trình chế tạo trước khi chuyển đi lắp đặt tại khách hàng. 23. Đồng thời với các công đoạn trên tổ tạo hình sẽ triển khai lốc tôn tường và tôn mái ( bao gồm cả vòm mái). 25. Lắp tổng thành: sau khi hoàn thành giai đoạn chế tạo các sản phẩm được vận chuyển đến khách hàng và tiến hành lắp dựng, nghiệm thu bàn giao công trình. 2.2.2.2 . Những kết quả đạt đựơc Sau 1 quá trình đầu tư đổi mới trang thiết bị mới công nghệ và đào tạo kiến thức cho cán bộ công nhân viên. Chất lượng sản phẩm do công ty sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương với những sản phẩm có mặt trên thị trường phù hợp với yêu cầu của từng loại khách hàng.Tuy nhiên , công nghệ đổi mới còn chậm với số vốn đầu tư ít ,do là công ty gia đình nên đổi mới công nghệ còn thụ động không chủ động đầu tư ngay khi cần thiết. 2.3.Những thuận lợi và khó khăn 2.3.1. Thuận lợi *Từ phía nhà nước: Hiện nay với chính sách đẩy mạnh sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu hàng hoá. Đã kích thích sự đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. nhà nước luôn khuyến khích và có nhiều chính sách ưu đãi trong việc nhập khẩu công nghệ mới nhằm mục đích sản xuất * Từ phía công ty: Với đội ngũ cán bộ luôn tìm tòi và nhiệt tình với công việc, tạo điều kiện cho việc đầu tư mở rộng sản xuất và thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ. có các mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thông tin chính xác về thị trường về các đối tác đổi mới công nghệ. 2.3.2 Khó khăn. * Trong công tác lập dự án: Lập dự án là khó khăn khởi đầu cho việc đổi mới công nghệ ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. - Việc lập dự án có hợp lý và hiệu quả thì công nghệ sẽ được may mắn và lợi ích kinh tế cao. - hiện nay tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc, việc lập các dự án nói chung và các dự án đầu tư cho công nghệ được giao cho phòng dự án đảm nhận. Trên thực tế việc lập dự án còn gặp các khó khăn chủ yếu sau: - việc lập dự án bị hạn chế bởi số vốn hạn hẹp của công ty: tuy ban giám đốc công ty luôn luôn đề cao tới việc cải tiến công nghệ và đặt nhiều ưu tiên cho vấn đề này, nhưng những dự án đựơc phê duyệt phải đạt đựoc những yêu cầu khắt khe như: giá thành rẻ, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế vấn đề giá cả luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, những công nghệ được đổi mới thường là những công nghệ đơn giản, được sản xuất từ lâu năm. - yếu tố kỹ thuật không được nắm bắt chặt chẽ: phần đông các cán bộ của công ty là cán bộ kinh doanh, số cán bộ kỹ thuật của công ty chỉ là số ít. Do đó, với lực lượng kỹ thuật mảng việc nghiên cứu tình năng thích hợp của công nghệ rất hạn chế. Những công nghệ kỹ thuật cao thường làm cho phía công ty gặp nhiều lúng túng vì không nắm chắc tính năng và chất lượng công nghệ. - công ty chưa thực sự có định hướng rõ ràng về việc sử dụng công nghệ ở trình độ nào: mỗi sản phẩm có nhiều công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó, nhưng mỗi công nghệ đều có một trình độ nhất định và khác nhau. có công nghệ sử dụng nhiều lao động, có công nghệ sử dụng nhiều tri thức và công nghệ sử dụng nhiều vồn. Việc không xác định và định hướng rõ trình độ công nghệ ưu tiên. Khiến việc lập dự án gặp nhiều khó khăn, bởi mỗi trình độ công nghệ có ưu điểm và nhược điểm riêng. * Trong công tác vận hành công nghệ. - Trình độ của cán bộ cũng như công nhân trực tiếp sản xuất chưa thực sự cao và phù hợp. Tuy những công nghệ được đổi mới đều mang tính đơn giản nhưng việc vận hành và sản xuất vẫn gặp khó khăn như công nhân trực tiếp sản xuất chưa nắm bắt đựơc kỹ năng công nghệ dẫn tới năng xuất chưa cao. -Yếu tố thị trường không ổn định và có phần suy giảm như hiện nay khiến các công nghệ phải hoạt động một cách cầm chừng không đạt hết công suất của công nghệ. Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc. 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển sản xuất của công ty trong những năm tới. 3.1.1 Phương hướng mục tiêu phát triển của nước ta trong những năm tới Trên thế giới hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố bất định khó lường. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những bước đột phá lớn, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia. Trong nước, những thành tựu 5 năm qua ( 2001 – 2005) và 20 năm đổi mới ( 1986 – 2006) làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trứơc. việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ nhanh hơn. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau , tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. KInh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, nguy cơ tụt hậu xa hơn so vơi một số nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Khoa học công nghệ còn ở trình độ thấp. tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là rất nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch âm mưu diễn biến hoà bình gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. An ninh, trật tự và an toàn xã hội ở một số vùng và địa phương chưa đảm bảo vững chắc. Những năm tới là cơ hội lớn để đất nước ta tiến lên, tuy khó khăn còn nhiều. Đòi hỏi bức bách của toàn dân lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua mọi thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn. Mục tiêu và phương hướng tổng quát 5 năm 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 5 năm 2006 – 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI do đại hội IX của Đảng đề ra. Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 – 2010 là : nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh hơn, có chất lượng cao hơn, bền vững hơn và gắn kết với phát triển con người. Đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000; mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5- 8%/Năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm 3.1.2 Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tiếp theo Hiện nay, thị trường kết cấu thép ngày càng được mở rộng , hàng loạt các công ty kết cấu thép ra đời.Vì vậy bản thân các công ty cạnh tranh khốc liệt, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức trong quá trình hoạt động. Một mặt luôn tiếp cận và thích ứng với sự biến đổi của môi trường, mặt khác doanh nghiệp phải biết tự tạo ra nội lực cho mình. Một doanh nghiệp có mạnh thì mới cạnh tranh được và tồn tại trên thị trường. Đứng trước sự biến động mạnh mẽ của đất nước cũng như sự xuất hiện hàng loạt của các đổi thủ cạnh tranh. Ban lãnh đão công ty đã tiếp thu được những kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất từ bên ngoài, tiếp tục đổi mới công nghệ để tránh tình trạng lạc hậu lỗi thời so với các doanh nghiệp và không sợ bị đào thải. Với những chính sách cạnh tranh bền vững, biết tận dụng những khách hàng quen biết và khai thác khách hàng mới cùng với công nghệ tiến tiến hiện đại công ty muốn mở rộng quy mô và tăng số lượng khách hàng trên toàn nước. Công ty muốn thoát ly khỏi những tư tưởng kinh doanh lạc hậu đang ăn sâu vào một số cán bộ lãnh đạo, thoát khỏi sự chi phối trong điều hành sản xuất, gia tăng quyền tự do sáng tạo và phát biểu ý kiến đóng gop cho sự phát triển của công ty Tiếp tục đổi mới công nghệ, tổ chức tốt ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36653.doc
Tài liệu liên quan