Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Thanh Hoá

Lời nói đầu Để cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì các tế bào trong nền kinh tế đó nói chung là cũng phải ngày càng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận và đóng góp cho xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy các tế bào ở đây là các thành phần kinh tế, thực sự họ là những chủ thể kinh tế hết sức năng động, tro

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những năm qua từ khi có đường lối đổi mới của Đảng họ đã góp phần rất nhiều vào sự thành công của nền kinh tế nước ta. Trong xu hướng phát triển như vậy đòi hỏi các Ngân hàng phải làm thế nào để đứng vững và phát triển trên thị trường cũng như khu vực, cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh. Trong điều kiện thực tế như vậy em chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng công thương Thanh hóa” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Đề tài được chia thành ba chương như sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh hóa. Chương III: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Hóa. Qua đây em xin được chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hương Lan, khoa Ngân hàng tài chính và Ngân hàng công thương Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực tập, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản chuyên đề này. Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. I. Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại. I.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại. Trong xã hội, Ngân hàng có một vị trí rất quan trọng và tham gia vào họat động của nhiều thành phần kinh tế và dân cư. Lịch sử hình thành Ngân hàng bắt đầu từ rất lâu. Ban đầu nó được hình thành từ những thương nhân làm dịch vụ giữ tiền hộ. Dựa trên tính vô danh của đồng tiền cho phép những thương nhân này chuyển từ việc giữ tiền hộ sang việc giữ hộ tiền và thu lệ phí, huy động vốn có trả lãi để khuyến khích người có tiền nhàn rỗi trong xã hội, rồi sử dụng số tiền đó để kinh doanh trực tiếp cho vay để lấy lãi. Ngày nay Ngân hàng Thương Mại được định nghĩa như sau: Ngân hàng Thương Mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động kinh doanh chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay đầu tư, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ trung gian khác nhằm thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngân hàng Thương Mại giống các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận nhưng là tổ chức kinh doanh đặc biệt về đối tượng kinh doanh là tiền tệ trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu được thực hiện bằng cách thu hút vốn trong xã hội để cho vay nhằm mục đích là lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất. I.1.2 Các hoạt động của Ngân hàngThương Mại trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các mối quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, phân phối lợi ích cho các quy luật của thị trường điều tiết chi phối. Kinh tế thị trường có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật - Cạnh tranh là quy luật của thị trường. - Khách hàng giữa vị trí trung tâm của nền kinh tế. - Tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế đều được tiền tệ hoá. Xuất phát từ những đặc trưng của nền kinh tế, từ đặc điểm kinh doanh tiền tệ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các Ngân hàng hiện nay đang hoạt động theo hướng đa năng tập trung vào ba hướng hoạt động sau đây: ã Hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ như ngân hàng. Hoạt động này bao gồm huy động các nguồn vốn tiền gửi như (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch và phi giao dịch ), các khoản đi vay (vay từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các Ngân hàng Thương Mại và các tổ chức tín dụng khác), tiền nhận uỷ thác đầu tư, tiền góp vốn liên doanh. Ngoài ra các Ngân hàng Thương Mại còn huy động vốn từ việc cho vay của ngân hàng Nhà nước, vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ các thị trường vốn lớn trên thế giới. Hoạt động huy động vốn có vai trò cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động khác của Ngân hàng. ã Hoạt động cho vay và đầu tư. Đây là hoạt động cấp vốn cho nền kinh tế trên cơ sở an toàn số vốn đã cấp ra và số tiền thu được từ khoản vốn đã cấp phải lớn hơn tổng chi phí bao gồm các chi phí cho hoạt động huy động vốn cũng như các chi phí khác có liên quan. Trong hoạt động cho vay, thu nhập chủ yếu của ngân hàng là lãi cho vay, các khoản cho vay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như thời hạn cho vay, đối tượng cho vay, tính chất đảm bảo của khoản vay.Thông thường người ta chia các khoản vay theo thời hạn của chúng là tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn cho vay ngắn hạn do các thời hạn vay nên rủi ro cao. Trong hoạt động đầu tư mà ở đây chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán và tìm kiếm lợi nhuận và đa dạng hoá lợi nhuận kinh doanh ngân hàng. Mặt khác nắm giữ chứng khoán cũng là một cách đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng thông qua việc đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao như: Tín phiếu và trái phiếu kho bạc Nhà nước. Các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam hiện nay, lợi nhuận thu được từ các hoạt dộng này chiếm từ 60%-80% tổng lợi nhuận. Tuy nhiên đây là hoạt động chứa rủi ro cao nên các ngân hàng luôn luôn quan tâm đến chất lượng của hoạt động này. ã Hoạt động trung gian và các loại hình dịch vụ khác. Các Ngân hàng Thương Mại đóng vai trò trung gian thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của khách hàng như thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền, uỷ thác… Bên cạnh đó các Ngân hàng Thương Mại cũng cung cấp các loại hình dịch vụ có liên quan đến tài chính, như dịch vụtưvấn, dịch vụ bảo lãnh … Các hoạt động này có độ rủi ro thấp hơn, hoạt động cho vay và đầu tư trong khi vẫn đem lại được nguồn thu lớn ã Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương Mại. Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người có tiền cho vay và bên kia là những người có nhu cầu cần vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biên pháp kinh tế năng động và áp dụng phương pháp kỹ thuật hiện đại theo hướng tiên tiến, ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi đúng lúc, phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu tín dụng Ngân hàng là quá trình cho vay của ngân hàng đối với các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng cùng với ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi. Thông thường tín dụng được chia làm hai loại là tín dụng nhắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Các khoản tín dụng ngắn hạn hay còn gọi là tín dụng thương mại thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Còn các khoản tín dụng trung và dài hạn lại chủ yếu được dùng để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định của doanh nghiệp. Tín dụng trung và dài hạn có đặc điểm là số lượng vốn vay lớn, thời gian vay dài (trên1 năm), tiền vay lại được dùng đầu tư mua sắm, xây lắp tài sản cố định, do vậy các chủ đầu tư thường phải lập một dự án gửi đến ngân hàng. Dự án đầu tư được hiểu là một tập hợp các hoạt động kinh tế dặc thù với các mục đích, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt được những kết quả và mục đích nhất định sau một khoảng thời gian nhất định. Tín dụng trung dài hạn có thể đuợc phân loại như sau: - Căn cứ vào đồng tiền cho vay có tín dụng trung và dài hạn bằng ngoại tệ, tín dụng trung và dài hạn bằng bản tệ. - Căn cứ vào tính chất có đảm bảo có thể chia thành tín dụng trung và dài hạn có đảm bảo và tín dụng trung và dài hạn không có đảm bảo - Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của đối tượng xin vay có thể chia thành tín dụng trung dài hạn đầu tư trong nước và tín dụng trung dài hạn xuất nhập khẩu. - Tín dụng tuần hoàn: Là phương thức cho vay vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được coi là tín dụng trung và dài hạn khi thời hạn của hợp đồng kéo dài từ 1 đến vài năm và người vay rút tiền ra khi cần và được trả nợ khi có nguồn trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. - Thuê mua: Đây là hình thức cho vay trung và dài hạn nhưng băng thiết bị thay bằng tiền, người đi thuê có quyền mua lại tài sản đó theo giá thỏa thuận trong hợp đồng. - Bảo lãnh trung và dài hạn mua thiét bị trả chậm. I.1.3.Vai trò của ngân hàng thương mại. Vai trò quan trọng của Ngân hàng Thương Mại đối với nền kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng sau đây: Chức năng trung gian tài chính.Trong nền kinh tế, chu chuyên tiền tệ của các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh không giống nhau. Tại thời điểm nào đó, có những doanh nghiệp thiếu vốn trong khi đó lại có những doanh nghiệp thừa vốn. Ngân hàng Thương Mại với tư cách là một trung gian tài chính, sẽ là cầu nối giữa người có vốn tạm thời chưa sử dụng với chủ thể đang cần vốn để kinh doanh. Ngân hàng Thương Mại có thể thực hiện tốt vai trò trên thông qua các nghiệp vụ cơ bản sau đây: + Ngiệp vụ huy động vốn: Ngân hàng Thương Mại có thể thực hiện tốt nghiệp vụ này với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Người ký thác sẽ nhận được một khoản tiền lời trên tổng số tiền gửi ở Ngân hàng Thương Mại với mức độ an toàn cao. Nghiệp vụ tín dụng: Với nguồn vốn huy động được Ngân hàng Thương Mại có thể cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, các cá nhân nhằm mở rộng sản suất hoặc chi tiêu. Khi cung cấp tín dụng, ngân hàng sẽ nhận về một khoản tiền lời dưới dạng lãi cho vay nhằm bù đắp chi phí nguồn vốn, phí kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng Thương Mại còn làm trung gian giữa các đơn vị phát hành chứng khoán với người đầu tư chứng khoán, tức là ngân hàng cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng. Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng đầu tư trực tiếp trên thị trường tài chính. Chức năng tạo tiền: Ngân hàng Thương Mại có khả năng tạo và huỷ tiền. Chức năng này được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư của các Ngân hàng Thương Mại trong mối quan hệ với khối dự trữ bắt buộc của khối ngân hàng Nhà nước. Khi Ngân hàng Thương Mại cung cấp vốn tín dụng cho khách hàng, lập tức số tiền này có thể chuyển thành tiền gửi của khách hàng khác. Ngân hàng Thương Mại lại dùng nguồn vốn này cho đối tượng khác vay. Như vậy từ một đồng vốn ký thác ban đầu, hệ thống Ngân hàng Thương Mại có thể tạo ra một số vốn tín dụng lớn hơn rất hiều lần. Đây chính là khả năng tạo tiền của Ngân hàng Thương Mại. Theo thuyết tạo tiền, khi khối lượng tiền gửi tăng lên. Khả năng cho vay của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương Mại sẽ tăng lên nhiều lần. Ngược lại khi bớt đi một lượng tền gửi, khả năng cho vay của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương Mại sẽ giảm đi nhiều lần. Cụ thể là: Khả năng mở rộng TGNH = Số tiền huy động ban đầu ´ Hệ số nhân mở rộng tiền gửi Vậy tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì lượng tiền do toàn bộ hệ thống Ngân hàng có thể tạo ra gấp 10 lần so với số tiền ký thác ban đầu Chức năng làm trung gian thanh toán: Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàng Thương Mại cung cấp cho khách hàng của mình nhiều phương tiện thanh toán trong và ngoài nước phong phú như: UNC, Séc, thẻ tín dụng. Nhờ các phương tiện thanh toán này mà các nhu cầu tiền mặt cho chi trả ngày càng giảm, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho xã hội. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thì công tác thanh toán ngày được tiến hành một cách chính xác, hiệu quả và nhanh chóng. Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương. Ngân hàng Thương Mại có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại quốc tế. Bằng các nghiệp vụ như: Mở thư tín dụng(L/C), chấp nhận thanh toán, Bảo lãnh xuất nhập khẩu, Bảo lãnh dự thầu và đấu thầu quốc tế, Nghiệp vụ nhờ thu…Ngân hàng Thương Mại đã giúp cho quá trình giao dịch, ký kết thực hiện các hợp đồng trong ngoại thương một cách trôi chảy, an toàn và nhanh chóng hơn. Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác. Ngoài các chức năng cgủ yếu trên. Ngân hàng thương mại còn tham giavào nhiều dịch vụ khác như: Tư vấn cho khách hàng thong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, dịch vụ ủy thác, dịch vụ bảo đảm an toàn các tài sản có giá, dịch vụ kinh doanh ngoại hối…nhằm hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại trong thị trường tài chính. II. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. II.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của các hoạt động kinh tế dựa trên các tài liệu thông tin kinh tế nhằm đánh giá khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, vạch rõ xu hướng và quy luật của các hiện tượng, phát hiện những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng. Từ đó nêu ra các biện pháp tốt nhất cho các kỳ thực hiện sau. Hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng là kết quả kinh doanh của một đơn vị đó được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như: Tình hình dự trữ, doanh số cho vay, số tiền huy động được hoặc là kết quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh như lợi nhuận. II.1.2.Cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại. Đối với bản thân Ngân hàng Thương Mại: Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, Ban giám đốc Ngân hàng Thương Mại không những phải biết tổ chức quá trình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hạch toán kế toán…mà còn phải thường xuyên phân tích hoạt động của ngân hàng để phát hiện kịp thời mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị mình trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp trong việc sử dụng nguồn lực của đơn vị góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận thực cho Ngân hàng. Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro nhất.Trong quá trình mở rộng tín dụng, các Ngân hàng Thương Mại không tránh khỏi tình trạng đầu tư vào các đơn vị hoạt động yếu kém thiếu khả năng chi trả, thậm chí có thể phá sản. Việc phân tích cẩn thận các khoản tín dụng sẽ giúp ngân hàng kịp thời nhận ra những yếu kém trong cho vay và cách xử lý kịp thời. Kinh nghiệm cho biết rằng một Ngân hàng vững mạnh về vốn nhưng lại có khoảng trống giữa luồng tiền vào và luồng tiền ra củng gặp phải tình trạng mất khả năng chi trả gây giảm uy tín và mất khả năng cạnh tranh. Nên các nhà quản trị Ngân hàng thường xuyên xem xét, phân tích các báo cáo tài chính để có những phản ứng hiệu quả, nhằm ổn định khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Phân tích, kiểm tra hoạt động Ngân hàng còn là khâu quan trọng trong công tác quản lý Ngân hàng. Phân tích kết quả kinh doanh là xem xét đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị cần kiểm tra, phân tích phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý. Đối với nhà lãnh đạo Ngân hàng, việc phân tích đánh giá đúng năng lực hoạt động của Ngân hàng giúp họ kịp thời đưa ra những quyết định cần thiết, đúng lúc có hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn tạo được chỗ đứng vững trãi cho Ngân hàng Thương Mại trên thị trường chỉ được xây dựng trên cơ sở phân tích chính xác, có căn cứ khoa học. Có thể nói quản trị Ngân hàng mà thiếu khâu kiểm tra, phân tích coi như NH đó không có quản trị Ngân hàng. Mỗi Ngân hàng nên xây dựng cho mình một hệ thống phân tích dựa trên các luận cứ khoa học, toàn diện. Đối với Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng NN là cơ quan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng NN có nhiệm vụ làm lành mạnh và ổn định nền tiền tệ quốc gia, tạo diều kiện cho các Ngân hàng Thương Mại cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.Tại các quốc gia hoạt động theo cơ chế thị trường, kinh doanh tiền tệ là môi trường cạnh tranh quyết liệt nhất. Trong môi trường đó luôn có xu hướng hình thành những Ngân hàng mạnh, các ngân hàng này chèn ép các ngân hàng trung bình và nhỏ. Một vài Ngân hàng kết cấu với nhau tạo thành một thế lực chi phối thị trường, vô hiệu hóa nguyên tắc cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Hơn nữa hoạt động Ngân hàng ngày càng được quốc tế hóa, bên cạnh những thuận lợi, thị trường tiền tệ quốc tế cũng mang vào thị trường trong nước nhiều áp lực bất lợi. Bằng con mắt quan sát của mình, Ngân hàng NN có thể kịp thời nhận biết các khó khăn và nhanh chóng ban hành những chính sách ứng phó. Trong thị trường liên Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có mối quan hệ về vốn, tiền đan chéo với nhau rất đa dạng và phức tạp. Quan hệ này giống như một dây chuyền mà mỗi mắt xích là một tổ chức tín dụng. Một Ngân hàng lớn bị phá sản thường kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng nhỏ và làm suy yếu hàng loạt Ngân hàng khác gây thiệt hại to lớn cho hoạt động tài chính của khu vưc, quốc gia. Với chức năng quản lý giám sát, Ngân hàng Nhà Nước có thể phát hiện những mắt xích yếu nhất, cảnh giác cho cả dây chuyền và đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục hoặc nếu không cứu vãn được thì ít ra cũng làm giảm tác hại lan truyền của nó. Trong trường hợp này,Ngân hàng Nhà Nuớc là tấm lá chắn bảo vệ các Ngân hàng Thương Trong kinh doanh tiền tệ, các Ngân hàng Thương Mại nắm trong tay một bộ phận lớn của cải của xã hội dưới dạng tiền ký thác. Ngân hàng Thương Mại không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng khối tài sản này với nhiều điêù kiện ràng buộc. Vì vậy, ngoài việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy để điều chỉnh, Ngân hàng Nhà Nước cần phải thường xuyên giám sát, buộc các tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm vật chất đối với những người ký gửi và phải sử dụng vốn đúng với các nguyên tắc tín dụng, đầu tư. Ngân Hàng Nhà Nước có thể cung cấp một số thông tin về tình hình hoạt động của từng Ngân hàng đến công chúng. Điều này sẽ dẫn đến nhận thức của công chúng về thực trạng của từng Ngân hàng Thương Mại. Qua việc giám sát, kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại, Ngân hàng Nhà Nước đã góp phần tạo ra và giữ gìn”chữ tín” sản phẩm vô giá cho Ngân Hàng thươnMặt khác,trong hầu hết các nền kinh tế, Ngân hàng là cơ quan duy nhất có tư cách như những người tạo ra tiền, là nơi cầt trữ các khoản tài chính tiết kiệm của xã hội, là nơi phân phối tín dụng chủ yếu và là người quản lý hệ thống thanh toán cho đất nước. Do Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nên Chính Phủ luôn cố gắng áp đặt ảnh hưởng dưới sự kiểm soát đối với Ngân hàng Thương Mại bằng cách giao cho Ngân Hàng Nhà Nuớc quyền giám sát, kiểm tra thường xuyên hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại. Hầu hết các nền kinh tế thị trường, việc giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước nhằm đảm bảo tính an toàn và đúng đắn trong hoạt động của từng Ngân hàng Thương Mại. Sự quản lý yếu kém, sự gian lận và những cú sốc từ bên ngoài dễ dàng tạo ra các tai họa tài chính mà kết quả cuối cùng là Chính Phủ và toàn xã hội phải gánh chịu qua việc tăng thâm hụt ngân sách, tăng thuế hoặc lạm phát. Do đó, việc kiểm tra, phân tích, đánh giá hoạt động của từng Ngân hàng thương mại và toàn hệ thống Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà Nước. Đối với xã hội. Các Ngân hàng Thương Mại không thể tồn tại nếu không có các mối quan hệ với tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mối quan hệ đó có thể là hợp tác kinh doanh hoặc có thể là quan hệ giữa khách hàng với người cung cấp vốn trong các nghiệp vụ cho vay, ký gửi. Khi đặt mối quan hệ với bất kỳ một Nhân hàng nào, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích khả năng kinh doanh, uy tín, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng đó, có như vậy mối quan hệ giữa hai bên mới lâu bền và tốt đẹp. Tại các nước kinh tế ổn định và phát triển, các ngân hàng buộc phải công khai các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, sở giao dịch chứng khoán tạo điều kiện cho các thể nhân, pháp nhân có nhu cầu đầu tư tài chính tìm hiểu đành giá để “chọn mặt gửi vàng” tránh tình trạng lừa đảo hoặc hiểu sai do thiếu thông tin hoặc nhận thông tin không chính xác. Tóm lại, cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một việc làm tất yếu đối với từng Ngân hàng Thương Mại và toàn xã hội. Nâng cao giúp nhà quản trị nhận định được mặt yếu kém của mình để có những ứng phó kịp thời đồng thời phát hiện ra những lĩnh vực tốt có thể mang lại lợi nhuận cao mà rủi ro thấp. Phân tích chính xác, khoa học còn là cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng Ngân hàng Thương Mại, giúp Ngân hàng cũng cố được chổ đứng của mình trên thị trường. Trong phạm vi vĩ mô, phân tích đánh giá chính xác hoạt động của Ngân hàng Thương Maị giúp Ngân hàng Nhà Nước thưcj hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia tạo điều kiện ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế. II.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đối với Ngân hàng Thương Mại, cho vay có vai trò quan trọng trong phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ có hoạt động tín dụng mà một ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, tăng quy mô nguồn vốn huy động và khả năng cho vay của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, mỗi ngân hàng phải tìm biện pháp nâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay và cho thuê của mình. Thực tế chất lượng hoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không có một chỉ tiêu tổng hợp nào để phản ánh chính xác. Thông thường để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương Mại, người ta dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau, nhưng về cơ bản chất lượng tín dụng của một Ngân hàng Thương Mại được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây: Thứ nhất: Chỉ tiêu tổng dư nợ. Thứ hai: Chỉ tiêu về nợ quá hạn. Thứ ba: Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Thứ tư: Đóng góp của hoạt động tín dụng đến sự phát triển của khoa học xã hội 3.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ. Tổng dư nợ khi được đề cập để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay ủy thác. Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng trong một kỳ(một năm) là bao nhiêu. Tổng dư nợ thấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp vì chỉ ra rằng ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng kém, thình độ của đội ngủ nhân viên không cao… Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào chỉ tiêu này cao cũng là tốt và ngược lại, do vậy khi xét chỉ tiêu này chúng ta không nên xem xét chúng theo từng thời ửngiêng rẽ mà phải xem xét chúng trong cả một quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất có thể thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế. 3.2. Chỉ tiêu về nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Chỉ tiêu này có thể là mtj chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét chất lượng tín dụng của một Ngân hàng Thương Mại. Đến kỳ trả nợ, nếu người vay không trả và không đuợc gia hạn thì ngân hàmg sẽ chuyển toàn bộ nợ đến hạn sang nợ quá hạn và đương nhiên người đi vay phải chịu lãi suất quá hạn thường là cao hơn gấp gưỡi so với lãi suất trong hạn, vì thế doanh nghiệp đã khó sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong việc trả nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn quá cao biểu hịên hiện tượng chất lượng tín dụng của ngân hàng là thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào ra, với việc không thu được nợ thì ngân hàng sẽ đối mặt với việc mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn là phá sản. Khi xem xét các chỉ tiêu nợ khó đòi, người ta thường xem xét cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. +Số tuyệt đối ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hàng năm của ngân hàng. + Về số tương đối được xác định bởi tỷ lệ nợ khó đòi: Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi / Tổng dư nợ Hoặc: Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi / Nợ quá hạn Mục đích của các Ngân hàng Thương Mại là làm cho các tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, thông thường tỷ lệ này dưới 4% là chấp nhận được. Cả hai chỉ tiêu này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay và đều càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên khác biệt cơ bản cuả hai tỷ lệ này là tỷ lệ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị của khoản nợ quá hạn, trong khi đó thì tỷ lệ khó đòi xem xét đến giá trị các khoản nợ khó đòi trong nợ ngắn hạn Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xóa nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt phải thiết lập được quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh để thông báo định kỳ về các mán vay không có khả năng thu hồi để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu như ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, người ta còn tính đến chỉ tiêu gián tiếp là tỷ lệ mất vốn: Tỷ lệ mất vốn = Tổng số tiền cho vay được xóa nợ x 100% Dư nợ bình quân Các tổ chức tín dụng đều có những khoản cho vay không có kha năng thu hồi, nhưng một tổ chức quản lý tốt là một tổ chức có tỷ lệ này ở mức thấp nhất. Rất nhiều tổ chức tín dụng vâvx phản đối việc xóa nợ bởi họ tin rằng những khoản cho vay này vẫn có thể thu hồi được. Một khi món nợ đã được xóa, các nỗ lực thu hồi vốn vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. 3.3. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Ngân hàng hoạt động với mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận. Chỉ tiêu này sẽ chỉ ra trong tổng thu nhập của ngân hàng thì phần đóng góp là bao nhiêu. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng lớn sẽ khẳng định chất lượng của các khoản vay là tốt. Tất nhiên khi xem xét chất lượng của một hoặc một số chất lượng tín dụng đặc thù thì chúng ta sẽ dựa trên những chỉ tiêu chung này để vận dụng cho phù hợp, đồng thời những chỉ số cũng được xem xét trong cả một thời kỳ dài để thấy khuynh hướng biến động của nó phù hợp với thực tiễn không, nhằm giúp cho cách đánh giá chính xác hơn. III. các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1. Các nhân tố về phía khách hàng. Các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đầu tư cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phải cần một lượng vốn lớn trong thời gian dài. Chính vì vậy nhu cầu về vốn trung dài hạn là tất yếu. Điều kiện tín dụng đưa ra nhằm tiêu chuẩn hóa khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng thể hiện ở những mặt sau: Năng lực thị trường của doanh nghiệp. Biểu hiện ở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu thị trường không? Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường ra sao? Hệ thống mạng lưới tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bạn hàng đối tác. Năng lực thị trường của các doanh nghiệp còn được lượng hóa qua tiêu thức cơ bản là sự gia tăng của các doanh số tiêu thụ sản phẩm. Năng lực thị trường càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro thị trường của các doanh nghiệp càng nhỏ là một nhân tố nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. -Năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện giá trị của công cụ lao động, chủ yếu là tài sản cố định: Biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, các đầu tư trước đây có kết quả như thế này không? Cơ cấu và việu làm chủ giá thành sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng giá thành lớn hơn giá bán là không tốt. Việc nghiên cứu giá thành và năng lực sản xuất cho thấy tính cấp thiết và quy mô phải đầu tư mới. -Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng số nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính lỏng của tài sản. Năng lục tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng trung và dài hạn còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lơu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lờn thì càng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. - Năng lực quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy có năng lực quản lý phù hợp. Năng lực quản lý thể hiện ở tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với các quy định của pháp luật. Hệ thống tài chính kế toán thống kê giúp các doanh nghiệp và ngân hàng thông qua việc cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tất nhiên để đảm bảo tính trung thực khách quan phải có các cơ quan kiểm toán xác nhận phù hợp). - Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo. Quan hệ tín dụng thường đưa ra đòi hỏi có tài sản đảm bảo bằng các hình thức thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của người thứ ba. Điều kiện tối thiểu là khối lượng tín dụng chỉ bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Sự đáp ứng của dự án đối với tiêu chuẩn tín dụng. Dự án thuyết minh là tính chất rất cần thiết, mục đích, kết quả của dự án. Sự phù hợp của quá trình đầu tư với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Có vốn tự có tham gia của doanh nghiệp vào tổng giá trị vốn đầu tư có khả năng hoàn trả từ bản thân dự án và từ các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp phải xác định được nguồn vốn lưu động tối thiểu cho việc phát huy công suất tài sản cố định. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn lệ thuộc rất lớn vào chất lượng của dự án mà chất lượng của dự án chính là: Chất lượng của dự liệu và thông tin để xây dựng dự án đó là cơ sở dữ liệu về điều tra cơ bản, các thông tin về giá cả, thị trường công nghệ sản xuất, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc té. Dự án xây dựng đúng quy trình,quy định của nhà nước. Các tính toán, các luận giải phù hợp logíc có căn cứ khoa học, đồng bộ giữa bốn yếu tố: máy móc thiết bị, thông ti._.n, thiết kế và con người. Trình độ, uy tín của các chuyên gia xây dựng dự án. Các biện pháp tổ chức, quản lý, triển kha phương án xây dựng phù hợp với cơ cấu trìn độ quản lý của doanh nghiệp. Các dự tính, các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình xây dựng và thu hồi vốn. 2.Các nhân tố về phía ngân hàng. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng Thương mại nói riêng muốn tồn tại và kinh doanh có lãi phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của đơn vị mình và đồng thời cũng giúp cho ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh nhất với những biến đổi trong môi trường kinh doanh của mình.Chính vì vậy công tác lập kế hoạch chiến lược kinh doanh hiện được các ngân hàng hết sức coi trọng và nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động tín dụng. Chất lượng của công tác thẩm định dự án. Khi đến ngân hàng để xin được cấp tín dụng, khách hàng thường phải mang đến một bộ hồ sơ về dự án mà họ sẽ tiến hành thực hiện. Thẩm định dự án giúp ngân hàng xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án để xác định tính khả thi của dự án, trên cơ sở đó sẽ quyết định khách hàng này có đủ điều kiện để cấp tín dụng hay không. Cũng thông qua công tác thẩm định, ngân hàng với những kinh nghiệm vốn có của mình có thể tư vấn, giúp đỡ chủ đầu tư sữa đổi những điiểm không hợp lý trong dự án để dự án có tính khả thi hơn và cũng giúp cho ngân hàng có thể mở rộng tín dụng của mình. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công việc tính toán phức tạp. Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tín dụng hay không nên chất lượng cuả công tác này sẽ ảnh hưởnh rất lớn tới chất lượng hoạt độnh tín dụng. Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao, tức là nhân viên tín dụng không xác định thực chất dự án có hiẹu quả hay không thì những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trong việc thu hồi các món nợ của mình. Chính vì vậy, công tác thẩm định đòi hỏi những nhân viên thẩm định có trình độ cao và sự kết hợp có hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng. Mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ sẽ có nhữg chính sách tín dụng riêng của mình để nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Chính sách tín dụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương thức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng không những phụ thuộc vào những mục tiêu của bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách của chính phủ và của các cơ quan quản lý. Như vậy việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, nó giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, quy mô và loại hình tín dụng, quy trình tín dụng tại ngân hàng đó. Trong quá trình hoạt động tín dụng, các cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với người vay, nhận đơn xin vay, phỏng vấn khách hàng, thu nhập thông tin về khách hàng và dự án trước khi có quyết định chính thức trình cán bộ cao cấp hơn. Những thông tin về khách hàng và dự án sau khi được các phòng ban chức năng của ngân hàng xem xét và nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ quyết định cụ thể về phương thức giải ngân và thu nợ sau này. Trong quá trình này nếu các khâu được thực hiện tốt sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn được những dự án tốt để cấp tín dụng, cũng như tạo uy tín tốt cho ngân hàng trong lòng khách hàng, điều này giúp cho ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Như vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động tín có thể hỗ trợ đắc lực cho nhân viên tín dụng thực hiện công việc của mình và nó có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Chất lượng đội ngủ nhân sự. Yếu tố mang tính chất quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng lại chính là nguồn nhân lực của ngân hàng vì suy cho cùng các quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng là những quyết định mang tính chất chủ quan. Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và phương hướng phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp cho ngân hàng có được những khoản cho vay với chất lượng cao nhất. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng các hạot kinh doanh của mình, tạo dấu ấn của ngân hàng trong lòng thị trường. 3. Các nhân tố khách quan. Hoạt dộng của mỗi ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế – xã hội. Một ngân hàng dù có cố gắng đến mấy trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng nếu môi trường kinh tế – xã hội không ổn định thì cũng khó mà thành công. Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh là hoạt động thường xuyên của mỗi ngân hàng thương mại. Ta có thể xem xét ảnh hưởng của môi trường kinh tế – xã hội đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại từ các yếu tố sau: Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động tín dụng. Môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng cũng sẽ được nâng lên. Bên cạnh đó môi trường kinh tế cũng có thể có những thay đổi bất ngờ, ví dụ như những thay đổi về lãi suất, nhữnh biến động về tỷ giá, biên động về thị trường… Như vậy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ẽ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế mà nó hoạt động, vấn đề đối với các ngân hàng là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến đọng nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động tín dụng. Môi trường pháp lý. Ngân hàng thương mại khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nước, như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng.Một hệ thốg pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp cho ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phàn vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Môi trường chính trị - xã hội. Môi trường chính trị- xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và ngân hàng có thể mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Điều này giúp cho ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động tín dụng. Tác động của môi trường chính trị – xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụng không thường xuyên, nhưng khi có những biến động về chính trị thì tác động của nó tới các ngân hàng là vô cùng lớn. Một sự thay đổi hệ thống chính trị có thể làm cho các ngân hàng mất phần lớn hoặc toàn bộ các khoản tín dụng của mình, điều này sẽ đẩy các ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản. Chương II: thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh hóa 2.1/ Vài nét về chi nhánh ngân hàng công thương thanh hóa 2.1.1/ Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức. A. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển. Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng việt nam vẫn là hệ thống ngân hàng một cấp, ngân hàng nhà nước lại là ngân hàng thương mại.Nhận thấy sự không hiệu quả trong hoạt động của môi trường này ,nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh ngân hàng năm 1988 chuyển từ ngân hàng một cấp sang hệ ngân hàng hai cấp .Theo tinh thần của pháp lệnh này thì ngân hàng công thương thanh hóa (chuyển từ ngân hàng nhà nước thị xã thanh hóa) được thành lập theo quyết định số: 65/NH-QĐ ngày 8/7/1988 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam. Là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng công thương Việt Nam. Ngân hàng công thương Thanh Hóa có hai đơn vị trực thuộc: Ngân hàng thị xã Bỉm Sơn, Ngân hàng thị xã Sầm Sơn. Những đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1988-1990 tuy được xem là bước đột phá quan trọng nhưng vẫn còn mang tính chất vá víu, nửa vời, chưa thực sự đổi mới về mọi mặt, nó thực sự chưa thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận biết được điều này nên nhà nước ta đã tiến hành cải tổ toàn diện hệ thống Ngân hàng tiến dần đến hệ thống Ngân hàng hiện đại, thông dụng. Vì vậy, ngày 8/2/1991, 69 chi nhánh ngân hàng trên cả nước được thành lập và thành lập lại trong đó có Ngân hàng công thương Thanh Hóa. Ngân hàng công thương Thanh Hóa là đơn vị thành viên của Ngân Hàng công thương Việt Nam, có trụ sở tại 17 Phan chu Trinh - Phường Điện Biên thành phố Thanh Hóa. Sau một loạt những khó khăn trong hoạt động, năm 1997 Ngân hàng đã được đổi mới về cơ cấu tổ chức, trong sạch hóa các hoạt động, đem lại cho Ngân hàng một sinh khí mới và một tương lai phát triển. B. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng công thương Thanh Hóa ngoài ban giám đốc còn có 11 phòng ban, 2 chi nhánh trực thuộc là Ngân hàng Công Thương Sầm Sơn và Ngân hàng công thương Bỉm Sơn với tổng số 294 cán bộ (Bao gồm cả hội sở và hai chi nhánh). - Ban giám đốc: Giám đốc: Mai Xuân Thu. + Chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của chi nhánh. +Phụ trách các phòng và chỉ đạo các hoạt động, các nghiệp vụ sau: Phòng kiểm tra nội bộ; Phòng kế toán tài chính; Phòng tổ chức hành chính (trừ mảng tài chính quản trị ); Tổ kế hoạch tổng hợp, cân đối vốn kinh doanh; Thi đua- Khen thưởng – Kỷ luật. +Chỉ đạo hoạt động của hội sở NHCT tỉnh. +Các công tác khác theo chức năng nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh thành viên cấp 1 thuộc NHCT Việt Nam . Phó giám đốc thường trực: Ngô Thi Qúy. +Chịu trách nhiệm thực hiện việc ủy quyền của giám đốc trong các nhiệm vụ được phân công theo văn bản hoặc trực tiếp. +Là phó giám đốc thường trực- quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động của chi nhánh khi đồng chí giám đốc đi vắng. +Phụ trách các phòng chỉ đạo các hoạt động và nghiệp vụ: Phòng Tiền tệ kho quỹ; Phòng kinh doanh đối ngoại; Phòng giao dịch số 1 (Hội sở); Phòng giao dịch số 3 (Hội sở); Khách sạn Ngân Hoa; Nghiên cứu kinh tế, học tập, đào tạo. +Chỉ đạo chi nhánh Bỉm Sơn. + Các công tác khác theo sự phân công của Giám đốc. Phó giám đốc: Lê Văn Dũng. + Chịu trách nhiệm thực hiện việc ủy quyền của Giám đốc trong các công việc được phân công theo văn bản hoặc trực tiếp. + Phụ trách các phòng chỉ đạo các hoạt động và các nghiẹp vụ sau đây: Phòng kinh doanh; phòng quản lý tiền gửi dân cư; Phòng giao dịch số 2; Phòng giao dịch số 6; Quản lý kho quỹ khi đồng chí Quý đi vắng (có biên bản giao nhận từng phần theo chế độ); Chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn; Cong tác thông tin tuyên truyền; Công tác hành chính quản trị. + Chỉ đạo chi nhánh NHCT Sầm Sơn. + Các công tác khác theo sự phân công của Giám đốc. - Hai chi nhánh trực thuộc là: NHCT Bỉm Sơn và NHCT Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức như NHCT Thanh Hóa với ban Giám đốc và đầy đủ các phòng ban và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng, nhưng đối tượng khách hàng chính là ở địa bàn thuộc hai thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn. - Phòng kế toán: Thực hiện các nghệp vụ kế toán ngân hàng. - Phòng kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay. - Các phòng giao dịch 1, 2, 3, 6: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ chuyển tiền. - Phòng ngân quỹ: Thực hiện các ngiệp vụ thu ngân và giải ngân. - Phòng ngoại tệ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, mở L/C thanh toán thẻ tín quốc tế, séc du lịch… - Phòng nguồn vốn: Quản lý các quỹ tiết kiệm và thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. - Phòng kiểm tra:Thanh tra kiểm soát hoạt động chung của ngân hàng. - Khách sạn Ngân Hoa: Kinh doanh khách sạn. - Phòng hành chính: Bao gồm hai mảng hoạt động: Hoạt động tổ chức: Quản lý cán bộ trong ngân hàng, thực hiện các công tác tuyển dụng, đào tạo, điều chuyển cán bộ. Hoạt động hành chính: Chịu trách nhiệm về các hoạt động mua sắm, xây dựng, phục vụ. Trong tổng số 294 cán bộ của tòan chi nhánh thì có: 96 nam và 198 nữ Trình độ thạc sỹ 3 (trong đó có 1 nữ). Trình độ đại học 108 (trong đó có 74 nữ) Trình độ cao đẳng 17 (Trong đó có 10 nữ). Trình độ trung cấp 87 ( trong đó có 68 nữ). Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng 43 (Trong đó có 32 nữ). Sơ cấp và trình độ khác 37 (Trong đó có 13 nữ). Số đảng viên 121 (trong đó có 72 nữ). 2.1.2/ Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây. A. Năm 2000. Công tác huy động vốn. Tình hình nguồn vốn đạt đuợc đến 31/12/2000 là 551.627 triệu đồng, tăng 66.360 triệu đồng so với năm 1999 và vượt kế hoạch 2.4%. So với năm 1990 (cách 10 năm) thì nguồn vốn huy động năm 2000 tăng lên gấp 20 lần. Năm 2000. Tình hình nguồn vốn đạt được đến 31/12/2000 là 551,627 triệu đồng, tăng 66,360 triệu đồng so với năm 1999 và vượt kế hoạch 2,4%. So với năm 1990(cách 10 năm) thì nguồn vốn huy động năm 2000 tăng lên gấp 20 lần. Năm 2000, Ngân hàng công thương Thanh hóa tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn có lợi cho kinh doanh hơn: - Loại tiết kiệm VNĐ loại 12 tháng, có lãi suất cao: Năm1999 là 70,114 triệu đồng. Năm 2000 có số dư là 58,516 triệu đồng. - Loại tiết kiệm USD loại 12 tháng, có ký quỹ thấp: Trong năm 2000 tỷ trọng 62,6% nguồn vốn huy động ngoại tệ. - Loại tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp năm 1999 là 61,511 triệu đồng. Năm 2000 có số dư là 79,549 triệu đồng. - Nguồn vốn ngoại tệ có mức lãi suất thấp, năm 1999 chiếm tỷ trọng 29,7% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2000 có tỷ trọng chiếm 41,8% tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn được quan tâm để giảm lãi suất huy động đến mức phù hợp. Do đó lãi suất huy động vốn bình quân VNĐ năm 1999 là 0,71% tháng thì đến năm 2000 chỉ còn 0,46% tháng, giảm 0,25% tháng. Lãi suất huy động vốn USD bình quân 1999 là 0,37% tháng thì đến năm 2000 còn 0,32% tháng, giảm 0,05% tháng. Lãi suất huy động giảm tạo điều kiện cho kinh doanh Ngân hàng có hiệu quả và tằng sức cạnh tranh trên thị trường. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 15,402 ngàn USD tương đương 230,410 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,8% nguồn vốn. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cao là ưu thế cho Ngân hàng công thương Thanh Hóa trong cho vay bằng ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh tín dụng. Năm 2000, chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Hóa mạnh dạn mở rộng dư nợ, tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay. Đến31/12/2000 tổng dư nợ và đầu tư là 442,661 triệu đồng đạt 211,4% so với năm 1999 và vượt 0,81% kế hoạch. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 221,226 triệu đồng chiếm 53,9%, dư nợ trung dài hạn 209,692 triệu đồng chiếm 46,1%, dư nợ khác 11,742 triệu; dư nợ KT quốc doanh 277,458 triệu đồng chiếm 62,7% dư nơ ngoài quốc doanh là 156,113 triệu đồng chiếm 37,3%. So với kế hoạch đặt ra đầu năm, các chỉ tiêu tín dụng cơ bản thực hiện được. Dư nợ bình quân so kế hoạch bằng 96,7%, so với năm 1999 tăng 52,7%. Nợ quá hạn từ chỗ 7% năm 1999, năm 2000 giảm xuống còn 4,32% so tổng dư nợ. Đây là điều kiện tốt cho Ngân hàng công thương Thanh Hóa kinh doanh trong những năm tiếp theo. Năm 2000 là năm Ngân hàng công thương mở rộng cho vay các dự án theo Nghị định của Chính phủ, cho vay 4 dự án với số tiền đã giải ngân là 29,887 triệu đồng. Cho vay sinh viên của trường Đại học Hồng Đức, giúp các sinh viên nghèo có chi phí ăn học. Cho đến ngày 31/12/2000 đã cho vay 399 sinh viên, với số tiền là 314 triệu đồng. Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay ủy thác theo hiệp định Việt Đức (dư nợ 9.002 triệu đồng), cho vay hỗ trợ kinh doanh vừa và nhỏ(3 đơn vị số tiền dư nợ 827 triệu đồng), cho vay tạo việc làm(còn dư nợ 16 món, số dư nợ là 2.372 triệu đồng). Với các loại hình cho vay như vậy, năm 2000 là năm Ngân hàng công thương Thanh Hóa có gần như đầy đủ các loại hình cho vay, làm phong phú và đa dạng hơn dư nợ. Kinh doanh ngoại tệ. Trong năm Ngân hàng công thương Thanh Hóa đã mua vào 13.851 ngàn USD và bán ra 13.771 ngàn USD. Ngân hàng công thương Thanh Hóa mua chủ yếu của NHCT Việt Nam, một phần mua từ tiền gửi của các đơn vị, mua từ kiều hối. Bán ngoại tệ chủ yếu cho khách hàng vay vốn, mở thư tín dụng tại NHCT Thanh Hóa. Một phần bán lại cho NHCT Việt Nam. Tính đến 31/12/2000 lãi thu được từ việc mua bán ngoại tệ quy VNĐ là 160,6 triệu đồng và hưởng chênh lệch giá quy VNĐ là 105,6 triệu đồng. Đầu tư khác. Được NHCT Việt Nam cho phép, NHCT Thanh Hóa đầu tư mua 8 tỷ đồng trái phiếu kho bạc; Đã mua lại công trái của khách hàng hơn 3 tỷ đồng. Việc mua công trái đến cuối năm 2000 đánh giá là có hiệu quả. Kết quả kinh doanh. Tính đến 31/12/2000 tổng thu nhập của Ngân hàng công thương Thanh Hóa đạt 41.584 triệu đồng, tổng chi phí 38.454 triệu đồng, lợi nhuận là 3.130 triệu đồng bằng 2,6 lần năm 1999. B.Năm 2001. Công tác huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2001 là 699.450 triệu đồng, tăng 147.823 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng 26,8% so với đầu năm. Nguồn vốn bình quân 646.191 triệu đồng và bằng 108% kế hoạch năm. Cơ câú nguồn vốn cũng có sự thay đổi: Nguồn vốn tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi các tổ chức kinh tế là 80.704 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 11.5% tổng nguồn vốn; tiết kiệm có kỳ hạn từ 1-3 tháng là 88.704 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 12,75% trong tổng nguồn vốn; tiết kiệm có kỳ hạn từ 6-9 tháng là 198.532 triệu đồng và chiếm 2,4% trong tổng nguồn vốn; tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 331.793 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 47,4% trong tổng nguồn vốn. Lãi suất huy động vốn bình quân VNĐ trong năm 2001 là 0,49% tháng, tăng 0,03% tháng so với năm 2000; lãi suất huy động bình quân vốn ngoại tệ trong năm 2001 là 0,47% tháng, tăng 0,15 so với lãi suất bình quân ngoại tệ trong năm 2000; Lãi suất bình quân chung cả đồng nội tệ và đồng ngoại tệ năm 2001 là 0,48% tăng 0,072% so với năm 2000. Công tác kinh doanh tín dụng. Tổng dư nơ và đầu tư tín dụng đến 31/12/2001 của ngân hàng công thương Thanh Hóa là 637.454 triệu đồng, tăng 194.793 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng 44% so với đầu năm. Dư nợ bình quân trong năm là 537.129 triệu đồng và bằng 107,5% so với kế hoạch năm. Hoat động kinh doanh ngoại hối. Tính đến 31/12/2001 nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ là 260.160 triệu đồng, tăng 48,857 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng 23% so với đầu năm. Nguồn vốn bình quân là 238.332 triệu đồng và bằng 106% kế hoạch năm. Hoạt động chi trả kiều hối:Trong năm trả 1.300 món với số tiền trị giá 11.700.000 USD. Hoạt động mua bán ngoại tệ: Doanh số mua 6.400.000 USD, doanh số bán 6.380.000 USD. Hoạt động thanh toán quốc tế: Trong năm chuyển đi 15 món trị giá 233.720 USD; chuyển đến 108 món trị giá 3.658.0 Doanh số thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ trị giá 471.000.000 đ C. Năm 2002. Công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động bình quân toàn chi nhánh năm 2002 là 792.854 triệu đồng, nguồn vốn đến 31/12/2002 là 895.426 triệu đồng và đạt 100% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. So với đầu năm, nguồn vốn tăng 196.012 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 17%. Thị phần nguồn vốn của chi nhánh NHCT Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh chiếm Trongđó: +Nguồn vốn VNĐ là 552.500 triệu đồng, tăng 59.936 triệu đồng so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 13%, chiếm tỷ lệ 61,7% so tổng nguồn. +Nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ là 342.962 triệu đồng, tăng 61.675 triệu đồng so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 24%, chiếm tỷ lệ 38.3 so tổng nguồn. Cơ cấu huy động: +Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu và trái phiếu VNĐ là 378.919 triệu đồng, tăng 36.788 triệu đồng so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 10,7%. +Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ quy VNĐ là 318.316 triệu đồng tăng 61.198 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 23.8% so với đầu năm. +Tiền gửi các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng tại NHCT Thanh Hóa là 143.765 triệu đồng, tăng 23.148 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 19,7% so với đầu năm Công tác kinh doanh tín dụng. Dư nợ cho vay và đầu tư bình quân toàn chi nhánh năm 2002 là 778.873 triệu đồng, thời điểm 31/12/2002 là 846.185 triệu đồng và đạt 102% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. So với đầu năm tăng 208.731 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 32.7%. Thị phần tín dụng của chi nhánh NHCT Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh chiếm 19,2 Cơ cấu dư nợ: - Dư nợ cho vay VNĐ là 657.485 triệu đồng và chiếm 77,7% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy VNĐ là 188.699 triệu đồng chiếm 22,3% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay ngắn hạn là 482.000 triệu đồng chiếm 57% trong tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 364.185 triệu đồng chiếm 43% trong tổng dư nợ. Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế. + Chi trả kiều hối: Tổng số món kiều hối chuyển về là 1.378 với trị giá 1.784.000 USD, tăng 84.000 USD so với năm tr +Hoạt động mua bán ngoại tệ: Doanh số bán ra 10.441.000 USD, tăng 3.563.000 USD so với năm trước. Doanh số mua vào 10.376.000 USD, tăng 3.905.000 USD so với năm trước. + Hoạt động thanh toán quốc tế: L/c nhập khẩu 78 món trị giá 4.626.113 USD, giảm 280.865 USD so với năm trước. L/c xuất khẩu 14 món trị giá 159.447 USD, giảm 22.553 USD so với năm trước. Chuyển tiền đi 32 món trị giá 4.279.506 USD, tăng 4.037.506 USD so với năm trước. Chuyển tiền đến 141 món trị giá 6.339.901 USD, tăng 2.681.833 USD so với năm trước Nhờ thu đi 20 món trị giá 291.209 USD, tăng 217.273 USD so với năm trước. Nhờ thu đến 8 món trị giá 112.675 USD, tăng56.815 USD so với năm trước. + Các hoạt động khác: Doanh số các hoạt động dịch vụ thanh toán mua bán séc du lịch, dịch vụ ứng trước tiền mặt bằng thẻ Visa, Marster trị giá 13.878 USD, tăng 9.178 USD so với năm trước. Thu dịch vụ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế năm 2002 là 425 triệu đồng đạt 115.8% kế hoạch năm, lãi kinh doanh mua bán ngoại tệ 236,7 triệu đồng đạt 169% kế hoạch nă Kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002: -Tổng thu:67.026 triệu đồng. -Tổng chi:55.518 triệu đồng. -Lợi nhuận là 11.508 triệu đồng vượt 15% kế hoạch NHCT Việt Nam giao 2.2/ Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng công thương thanh hóa. 2.2.1/ Các hoạt động cơ bản: Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế trong nước và nhiều khu vực gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt kinh doanh của nghành ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Hóa nói riêng. Nhân thức rõ vấn đề này, Ngân hàng Công thương Thanh Hóa đã tập trung vào cải thiện hoạt động nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn hoạt động này càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng không ngừng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động Ngân hàng, góp phần xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị thế của Ngân hàng Công thương Thanh Hóa trên địa bàn 2.2.1.1/ Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Năm 2000 đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh. Thật vậy, với tinh thần cố gắng làm việc phấn đấu vươn lên, với nghiệp vụ vững vàng và phong cách giao dịch được hoàn thiện một cách rõ nét của từng cán bộ kinh doanh đối ngoại, sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban, nên dù gặp khó khăn do sự khan hiếm ngoại tệ nhưng chi nhánh đã trỏ thành một trong những chi nhánh hàng đầu về lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Trong năm 2000 Ngân hàng công thương Thanh Hóa đã mua vào 13.851 ngàn USD và bán ra 13.771 ngàn USD. Ngân hàng công thương Thanh Hóa mua chủ yếu của Ngân hàng công thương Việt Nam, một phần mua từ tiền gửi của các đơn vị, mua từ kiều hối. Bán ngoại tệ chue yếu cho khách hàng vay vốn, mở thư tín dụng tại NHCT Thanh Hóa. Một phần bán lại cho NHCT Việt Nam. Tính đến 31/12/2000 lãi thu được từ mua bán ngoại tệ quy VNĐ là 160,6 triệu đồng và hưởng chênh lệch giá quiy VNĐ là 105,6 triệu đồng. Tính đến 31/12/2001 nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ là 260.160 triệu đồng, tăng 48.857 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đặt tốc độ tăng trưởng 23% so với đầu năm. Nguồn vốn bình quân là238.332 triệu đồng và bằng 106% kế hoạch năm. Hoạt động chi trả kiều hối: Trong năm trả 1.300 món với số tiền trị giá 11.700.000 USD. Hoạt động mua bán ngoại tệ: Doanh số mua 6.400.000 USD, doanh số bán 6.380.000 USD. Hoạt động thanh toán quốc tế: trong năm chuyển đi 15 món trị giá 233.720.000 USD; chuyển đến 108món trị giá 3.658.000 USD. Doanh số thanh toán sécdu lịch, thanh toán thẻ trị giá 471.000.000 đ Sang năm 2002, hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHCT Thanh Hóa như sau: + Chi trả kiều hối: Tổng số kiều hối chuyển về là 1.378 với giá trị 1.784.000 USD, tăng 84.000 USD so với năm trước. + Hoạt động mua bán ngoại tệ: Doanh số bán ra 10.441.000 USD, tăng 3.563.000 USD so với năm trước. Doanh số mua vào10.376.000USD, tăng 3.905.000USD so với năm trước. +Hoạt động thanh toán quốc tế: L/c nhập khẩu 78 món trị giá 4.626.113 USD, giảm 280.865 USD so với năm trước. L/c xuất khâủ 14 món trị giá 159.447 USD, giảm 22.553 USD so với năm trước. Chuyển tiền di 32 món trị giá 4.270.506 USD so với năm trước. Nhờ thu đi 20 món trị giá 291.209 USD, tăng 2.681.833 USD so với năm trước. Nhờ thu đến 8 món trị giá 112.675 USD, tăng 56.815 USD so với năm trước. + Nhờ các hoạt động khác: Doanh số các hoạt động dịch vụ thanh toán mua bán séc du lịch khác, dịch vụ ứng trước tiền mặt bằng thẻ Visa, Marster trị giá 13.878 USD, tăng 9.187 USD so với năm trước. Thu dịch vụ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốctế năm 2002 là 425 triệu đồng đạt 115% kế hoạch năm, lãi kinh doanh mua bán ngoại tệ 236,7 triệu đồng đạt 169% kế hoạch năm. 2.2.1.2/ Hoạt động kinh doanh tín dụng. Trong chiến lược phát triển chung ở giai đoạn này, kinh doanh tín dụng giữ vai trò chủ đạo, là cơ sở để tiến hành và thực hện tất cả các hoạt động khác của ngân hàng. Tại Ngân hàng công thương Thanh Hóa, xác định kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng mà tất cả các bộ phận tín dụng mà tất cả các bộ phận phòng ban kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo thành guồng máy hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp thống nhất một mục tiêu chung là phục vụ khách hàng. Cùng với việc tăng trưởng dư nợ với khách hàng truyền thống, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm đến với những khách hàng mới, dự án khả thi, đáp ứng những yêu cầu và đặc thù của mọi đối tượng khách hàng. Với những phương thức cho vay mới, chi nhánh đã giảm bớt những thủ tục rườm rà, giảm bớt thời gian duyệt và số lần ký hợp đồng tín dụng, cải thiẹn mối quan hệ khách hàng với ngân hàng. Trên cơ sở tính toán lãi suất đầu vào, chi nhánh đã áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi phù hợp nhất cho khách hàng, giúp cho khách hàng tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản suất kinh doanh. Đồng thời cho vay tập trung vào nghành kinh tế mũi nhọn, mở rộng toàn diện hoạt động đúng hướng, góp phần củng cố, phát triển kinh tế hàng hớa ở địa phương, phù hợp với cơ chế thị trường, cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Mở rộng sản xuất , tạo những sản phẩm mới cho xã hội, tăng thu nhập, tích lũy cho doanh nghiệp. Đến 31/12/2002, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh tương đối lớn, đó là các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp thuộc các bộ, các địa phương ,các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tình hình tài chính mạnh và hoạt động sản suất kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp này được Chi nhánh cấp vốn đã và đang hoạt động tốt, ngày càng tin tưởng vào khả năng và tinh thần phục vụ của Ngân hàng công thương Thanh Hóa. Mức đầu tư của chi nhánh cho các doanh nghiệp qua các thời kỳ như sau: Khi xét đến hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng cần phải nhìn nhận trên công tác tín dụng. Tuy nhiên, để đảm bão nguồn vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng, các Ngân hàng phải thu hút được một nguồn vốn lớn với lãi suất thấp. Việc khai thác nguồn vốn tềm tăng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Sự sống còn của Ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng. ý thức được điều đó, Ngân hàng công thương Thanh Hóa rất coi trọng chiến lược khách hàng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chiến lược huy động vốn là hoạt động mỏ đầu trong kinh doanh tiền tệ, nó mang tính thường xuyên và liên tục. Khi vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí đầu vào thấp sẽ góp phần năng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng công thương Thanh hóa được thể hiện qua bảng sau Bảng I Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 551.627 699.450 985.462 Trong đó: - Tiền gửi dân cư 476.315 86,35 % 567.726 81,16 % 689.766 77,03% - Tiền gửi TCKT 72.027 13,06% 97.346 13,92% 97.393 10,87% - Vốn huy động khai thác 3.285 0,59% 34.378 4,92% 108.303 12,10% (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002) Qua số liệu trên ta có thể khẳng định được tình hình huy động là mặt mạnh của Ngân hàng công thương Thanh Hóa so với các ngân hàng khác trong địa bàn. Nguồn vốn liên tục tăng trong các năm và đặc biệt là sự tăng ở tiền gửi dân cư từ 476.315 triệu đồng năm 2000 lên 689.766 triệu đồng năm 2002. Đây là nét đột phá mới trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng nhằm duy trì được nguồn vốn tăng trưởng ổn định, đảm bảo cho việc mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, đồng thời đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.2.1.3/ Công tác ké toán và lợi nhuận. Trong năm 2000 toàn chi nhánh đã đạt được tổng thu là 67.026 triệu đồng, tổng chi là 55.518 triệu đồng, lợi nhuận là 11.508 tiệu đồng vượt kế hoạch là 15% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Công tác kế toán chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, đảm bảo tính chính xác, trung thực , việc ghi chép sổ sách hợp lệ, hợp pháp. Kế toán đã làm tốt công tác của mình tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh phát triển đồng thời đảm bảo thu chi phù hợp. Bên cạnh việc chấp hành tốt chế độ kế toán – tài chính, cán bộ nhân viên phòng kế toán đã đánh giá được sự máy móc cứng nhắc, không nhừng nâng cao t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34304.doc
Tài liệu liên quan