Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội

Tài liệu Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội: ... Ebook Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lêi më ®Çu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005) Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường. LỜI NÓI ĐẦU Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển cần phải chủ động hội nhập vào xu thế này. Quá trình phát triển kinh tế thị trường phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa sản xuất đã trở nên phổ biến. Kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp (DN) phải biết phát huy mọi lỗ lực vươn lên, tạo chỗ đứng cho mình trên thương trường để có thể tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều này thì các DN phải biết tìm mọi cách đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, từ đó mở rộng thị phần của DN trên thị trường, nâng cao uy tín, vị thế của DN. Có thể nói, hoạt động phát triển thị trường luôn gắn liền sức sống của một DN. Mọi nỗ lực hoạt động trên thương trường của DN chỉ nhằm vào một hướng đích duy nhất là đẩy mạnh doanh số mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong DN và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội. Như vậy, ổn định và phát triển thị trường trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá là một khâu hết sức quan trọng, là một yêu cầu thường xuyên và có tính chất quyết định tới sự phát triển của một DN, là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các mục tiều của DN. Nhận thức được tính cấp thiết của đề tài kết hợp với kiến thức đã được học tại trường Đại học và sự chỉ bảo, giúp đỡ của Giảng viên Th.s Đặng Thị Thúy Hồng cùng các cán bộ trong công ty em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: ”Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội”. Qua thời gian thực tập, bước đầu làm quen với thực tế, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học cùng với khả năng phân tích tình hình còn nhiều yếu kém nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo cũng như các cán bộ trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội để củng cố thêm kiến thức và kinh nghiệm đồng thời hoàn thiện chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN. 1.1.1. Khái quát về thị trường a) Khái niệm Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan từ khi ra đời đã gắn liền với nền sản xuất hàng hóa và phân công lao động xã hội, hoạt động tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các sản phẩm “có thể thay thế cho nhau vì cùng mục đích sử dụng của người tiêu dùng”. Khi đề cập tới khái niệm thị trường, trong lịch sử đã có rất nhiều quan điểm khác nhau: - Quan điểm giản đơn: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế. Lúc này thị trường chính là các chợ, cửa hàng tại địa phương. Quan điểm này không phản ánh đầy đủ bản chất của thị trường một khi trình độ sản xuất và lưu thông phát triển khiến quy mô thị trường mở rộng và xuất hiện nhiều hình thức trao đổi phức tạp hơn. - Quan điểm Marketing: Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. - Quan điểm hiện đại: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ giữa người mua và người bán, là tổng hợp lượng cung và cầu về một hoặc một số loại hàng hóa nào đó. Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hóa thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị trường. b) Những yếu tố cấu thành nên thị trường. - Cung: là lượng một mặt hàng mà DN muốn bán ở một mức giá chấp nhận được. Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nổi bật là yếu tố giá cả. - Cầu: là lượng một mặt hàng mà khách hàng muốn mua ở một mức giá chấp nhận được. Cầu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giá cả. - Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Sự tương tác giữa cung và cầu gây tại một thời điểm nhất định sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả. - Cạnh tranh: Cạnh tranh là môi trường hoạt động của DN, là sự ganh đua, giành giật lợi ích giữa các DN. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là một quá trình không có điểm dừng. Cạnh tranh là động lực để DN vươn lên. c) Phân loại thị trường của DN: Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thị trường, trên đây là những tiêu thức chủ yếu. Căn cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường: - Thị trường hàng hóa. - Thị trường dịch vụ. - Thị trường sức lao động. - Thị trường tiền tệ. Căn cứ vào mục đích hoạt động của DN, có: - Thị trường đầu vào. - Thị trường đầu ra. Căn cứ theo phạm vi hoạt động của DN, có: - Thị trường địa phương. - Thị trường toàn quốc. - Thị trường khu vực. - Thị trường quốc tế. Căn cứ theo mức độ quan tâm đến thị trường của DN, có: - Thị trường chung. - Thị trường sản phẩm. - Thị trường thích hợp. - Thị trường trọng điểm. Căn cứ theo mức độ chiếm lĩnh thị trường của DN, có: - Thị trường hiện tại. - Thị trường tiềm năng. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, có: - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. - Thị trường độc quyền. - Thị trường cạnh tranh – độc quyền hỗn tạp. Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với DN: - Thị trường chính. - Thị trường không phải là chính. Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhay trên thị trường, có: - Thị trường sản phẩm thay thế. - Thị trường của các sản phẩm bổ sung. 1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường a) Vai trò của thị trường Đối với nền kinh tế quốc dân Thị trường có vị trí trung tâm trong nền kinh tế quốc dân; thị trường vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh; thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng nên nó có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Một là, đảm bảo điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục. Vai trò này thể hiện bởi thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và cũng là nơi sản tiêu thụ yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. Yếu tố đầu vào gồm máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu… để doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Đầu ra chính là sản phẩm của doanh nghiệp, có nơi tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới quay vòng được vốn để tái sản xuất. Hai là, thúc đẩy nhu cầu và gợi mở nhu cầu, từ đó kích thích sản xuất. Thị trường cung cấp hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, khi con người đã thỏa mãn với những nhu cầu cơ bản, con người lại nảy sinh những nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn và đòi hỏi thị trường phải đáp ứng được nhu cầu mới phát sinh đó, như vậy thị trường đã thúc đẩy và gợi mở nhu cầu. Ba là, đảm bảo việc điều hòa cung cầu qua công tác dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Thị trường luôn luôn thay đổi, luôn biến động, tại một khu vực nhất định thì có nhu cầu về hàng hóa nào đó mà lại không có hàng hóa để bán trong khi có nơi lại có nhiều hàng hóa mà dân cư lại không có nhu cầu. Từ đó lượng hàng hóa ở nơi không có nhu cầu nhanh chóng được dịch chuyển về nơi đang rất cần hàng hóa đó, từ đó đảm bảo cân bằng lượng cung và cầu trên thị trường khu vực đó, như vậy thị trường đã điều hòa cung cầu. Bốn là, giúp phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất, tiêu dùng cá nhân từ đó giúp tạo công ăn việc làm, giúp tiết kiệm thời gian cho con người. Thị trường gợi mở những nhu cầu mới từ đó đặt ra yêu cầu phải thỏa mãn những nhu cầu mới đó. Các dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân là công cụ để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của xã hội và việc này tạo ra những việc làm mới giúp tạo công ăn việc làm. Năm là, giúp ổn định đời sống của nhân dân. Thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định tạo ra nguồn hàng hóa phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống nhân dân và cho hoạt động sản xuất. Đối với mỗi DN Mọi hoạt động của DN đều hướng đến thị trường và đều nhằm mục đích thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của thị trường. Thị trường quyết định DN sẽ sản xuất, kinh doanh cái gì, cho ai và bằng phương thức nào. DN sống hay chết phụ thuộc vào việc thị trường có chấp nhận sản phẩm, dịch vụ của DN hay không. Thị trường là nơi đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, cũng là nơi để kiểm nghiệm những chính sách của DN. Cạnh tranh là tất yếu của thị trường, do đó nó đặt ra yêu cầu cho DN phải không ngừng đổi mới để tồn tại và thích nghi được. Bên cạnh đó các DN phải không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường. b) Chức năng của thị trường Chức năng thừa nhận: bất kể một sản phẩm dù lớn hay nhỏ, có giá trị cao hay thấp khi đưa ra thị trường tức là muốn thừa nhận về mặt giá trị và giá trị sử dụng. Nếu hàng hóa được thị trường thừa nhận, DN mới có điều kiện thu hồi vốn để duy trì và phát triển hoạt động của mình. Chức năng thực hiện: chức năng này đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi. Chức năng thực hiện giá trị và chức năng thừa nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng thừa nhận phải thông qua thực hiện để thể hiện; ngược lại, chức năng thực hiện chỉ diễn ra khi đã được thị trường thừa nhận. Chức năng điều tiết và kích thích: thông qua các quy luật kinh tế trên thị trường, thị trường thực hiện chức năng điều tiết của mình cả ở khâu sản xuất và tiêu dùng. Với khâu sản xuất, thông qua cơ cấu giá cả thị trường, người sản xuất sẽ chủ động điều tiết về lao động, vật tư, vốn, kỹ thuật… để sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó thị trường cũng điều tiết việc tiêu dùng sản phẩm. Thị trường có thể làm thay đổi mặt hàng cũng như cơ cấu tiêu dùng của người dân. Với tác động của thị trường, người tiêu dùng cũng sẽ điều chỉnh hoạt động tiêu dùng của mình theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Chức năng thông tin hai chiều: thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng như nhu cầu hàng hóa dịch vụ. Những thông tin này đều có vai trò quan trọng đối với DN sản xuất và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, thông tin luôn luôn nhận được sụ quan tâm của toàn xã hội. Đối với người sản xuất, không có thông tin từ thị trường thì không thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác. 1.2. Phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN và các chỉ tiêu đánh giá phát triển. 1.2.1. Tính tất yếu của hoạt động phát triển thị trường của DN Phát triển thị trường là tổng hợp các phương thức, biện pháp của DN nhằm đưa tổng sản lượng sản phẩm kinh doanh của DN đạt đến mức cực đại, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận và củng cố uy tín và thương hiệu của DN trên thị trường. Phát triển thị trường là hoạt động tối cần thiết thể hiện qua những điểm sau: Một là, nền kinh tế thị trường hoạt động năng động và sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt và DN không nằm ngoài sự vận động đó. DN có rất nhiều mục tiêu song mục tiêu quan trọng nhất vẫn là làm ăn có lãi để phát triển. Mục tiêu này chỉ thực hiện được khi sản phẩm của DN chen chân được vào thị trường, được thị trường chấp nhận và tiến tới từng bước mở rộng thị trường ra. Bên cạnh đó thị trường luôn loại bỏ những DN không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường do đó buộc DN phải phát triển thị trường. Vì vậy phát triển thị trường là đòi hỏi tất yếu để DN tồn tại. Hai là, sự phát triển của xã hội khiến nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, ngày càng phong phú, đa dạng hơn và đặt ra yêu cầu cao hơn đối với hàng hóa. Lúc này DN không thể cứ đứng yên tại chỗ mà phải tiến lên phía trước để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Ngược lại nếu DN cảm thấy hài lòng với những gì mình có thì nguy cơ bị đào thải ra khỏi thị trường là rất lớn và điều này đi ngược lại sứ mệnh của DN. Ba là, cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt hoặc quy mô thị trường nhỏ có thể khiến nhu cầu của thị trường bị bão hòa làm cho thị trường của công ty phát triển trì trệ hoặc suy giảm. Do đó việc tìm kiếm một thị trường mới là cần thiết đối với sự phát triển của DN. Như vậy phát triển thị trường trở thành mục tiêu, là phương thức quan trọng để DN tồn tại và phát triển. Mở rộng và phát triển thị trường mới duy trì được mối quan hệ của DN với khách hàng, với các đối tác và củng cố uy tín và thương hiệu của DN để tăng thêm khách hàng từ đó gia tăng lợi nhuận để có cơ hội mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên và đạt được mục tiêu đề ra đồng thời tạo thế và lực cho DN đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt. 1.2.2. Nội dung phát triển thị trường a) Nội dung thứ nhất là phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm là việc đưa thêm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vào thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng. Nội dung phát triển sản phẩm có thể đi theo hai hướng sau: - Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn: tức là tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn với công năng và giá trị sử dụng và điều này đòi hỏi trình độ và sự sáng tạo của doanh ngiệp. Kinh doanh sản phẩm mới cần sự đầu tư mới và tạo ra những thử thách mới với DN vì vậy kinh doanh sản phẩm mới đòi hỏi sự đầu tư công sức nghiên cứu về sản phẩm, về thị trường, sau đó phải đánh giá và lựa chọn kỹ lưỡng những sản phẩm mới đó để đưa ra thị trường. - Cải tiến và hoàn thiện sản phẩm nhằm thay thế sản phẩm hiện có: tức là cải tiến chất lượng; cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, kích thước sản phẩm…; Nâng cao tính năng của sản phẩm; nâng cao giá trị sử dụng; đổi mới dịch vụ liên quan tới sản phẩm. b) Thứ hai là phát triển thị trường về mặt khách hàng: chính là việc phát triển cả về số lượng và chất lượng của khách hàng. Để phát triển về số lượng khách hàng DN cần chú trọng vào hoạt động marketing để tìm ra những thị trường mới, khách hàng mới. DN cũng có thể tăng số lượng khách hàng thông qua việc lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng những biện pháp như hoàn thiện sản phẩm, cách định giá hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối… Phát triển khách hàng về chất lượng bằng cách tăng sức mua sản phẩm của khách hàng nâng sức mua, tăng tần suất mua hàng và lượng sản phẩm mỗi lần mua. Tăng cường tìm kiếm khách hàng thường có nhu cầu mua với số lượng lớn, thường xuyên và ổn định và những khách hàng truyền thống của DN. Đó chính là chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách hàng của DN. c) Phát triển thị trường cả về phạm vi địa lý: là việc mở rộng phạm vi thị trường ra các khu vực địa lý. Hoạt động phát triển thị trường không chỉ là phát triển sản phẩm và khách hàng đơn thuần mà còn phải phát triển cả không gian, địa bàn hoạt động của DN. Phát triển thị trường bằng cách phát triển mạng lưới bán hàng là hệ thống của hàng, đại lý, điểm giao dịch… và cần phải phát triển mạng lưới bán hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. DN cần nghiên cứu để phân bổ mạng lưới bán hàng hợp lý, khoa học tránh chồng chéo gây lãng phí và làm giảm hiệu quả hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó phát triển thị trường về mặt không gian còn được thực hiện bằng cách lựa chọn hệ thống phân phối thích hợp. 1.2.3. Phương hướng phát triển thị trường Phát triển thị trường gồm 3 hướng chính là: Phát triển thị trường theo chiều rộng: là việc mở rộng thị trường theo không gian, thứ hai là tăng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng, nói chung đó là phương pháp phát triển thị trường về mặt lượng. Phát triển thị trường theo chiều rộng chính là phát triển quy mô thị trường, hướng phát triển này được áp dụng khi thị trường hiện tại chưa được khai thác triệt để. Phát triển thị trường theo chiều sâu: là việc nâng cao chất lượng của thị trường. Để phát triển chất lượng của thị trường của DN cần nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín của DN, hoàn thiện hệ thống phân phối, chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Phát triển thị trường kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu: thường được DN áp dụng khi đã có vị trí vững chắc trên thị trường và đã có tiềm lực mạnh. 1.2.4. Thị trường đầu vào của DN Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh gồm: tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn, công nghệ… Thị trường đầu vào chính là thị trường cung cấp những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Căn cứ theo cách phân chia này thì thị trường đầu vào của DN lại bao gồm những thị trường nhỏ hơn là: Thị trường tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động tất cả những vật mà người ta dùng để tác động đến và làm thay đổi đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà máy, kho chứa, đường sá, sông ngòi. Đối tượng lao động ở đây chính là những thứ (có sẵn trong tự nhiên như: khoáng sản, đất, đá, thủy hải sản… hoặc những loại đã qua chế biến như phôi thép, sợi dệt, bông…) mà người lao động dùng công cụ lao động tác động vào để tạo thành sản phẩm. Như vậy thị trường tư liệu sản xuất là thị trường cung ứng nhiều loại hàng hóa cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh của DN như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… cho đến các đối tượng lao động. Các yếu tố đầu vào có vai trò rất cần thiết đối với DN và DN buộc phải đi mua vì vậy DN phải nghiên cứu yếu tố cung của thị trường này nhằm đảm bảo mua được vật tư, máy móc, thiết bị đến nguyên vật liệu đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đúng quy cách để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Thị trường lao động: là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho DN do đó DN cần phải nắm chắc diễn biến thị trường lao động để đảm bảo tuyển mộ được đội ngũ nhân sự có đủ năng lực, trình độ để cống hiến cho DN. Thị trường vốn (tiền tệ): Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn. Thị trường công nghệ: là nơi cung và cầu các sản phẩm công nghệ gặp nhau. San phẩm công nghệ có thể là máy móc công nghệ cao (mang tính hữu hình) cũng có thể là những phát minh, sáng chế, bản quyền sở hữu trí tuệ… (mang tính vô hình). Hiện nay khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão, thị trường công nghệ ngày càng diễn ra sôi động. Bên cạnh đó yếu tố công nghệ lại có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường vì vậy DN luôn phải nghiên cứu thị trường công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của DN tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thị trường. Có thể thấy, ở thị trường các yếu tố đầu vào, DN đóng vai trò là khách hàng. Điều này buộc DN phải nghiên cứu cung của thị trường này để tìm kiếm được nguồn cung ứng máy móc, thiết bị, công nghệ… cho đến nguyên vật liệu đảm bảo số lượng, chất lượng, với chi phí hợp lý từ đó sẽ đảm bào cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN trên thị trường. 1.2.5. Thị trường đầu ra của DN Thị trường đầu ra là thị trường của hàng hóa, dịch vụ mà DN sản xuất ra. Thị trường đầu ra có vai trò vô cùng quan trọng đối với DN vì đây là nơi tiêu thụ sản phẩm của DN. Sản phẩm, dịch vụ của DN sau khi được tạo ra không phải để lưu kho, lưu bãi mà phải thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Đối với thị trường đầu ra lúc này DN đóng vai trò là người bán do đó DN phải nghiên cứu yếu tố cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Nắm bắt được nhu cầu thị trường chính là một yếu tố giúp cho hoạt động phát triển thị trường của DN thành công. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) 1.3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô a) Yếu tố chính trị - luật pháp Tình hình chính trị và hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia luôn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN. Yếu tố này tác động tới DN theo nhiều hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra những cơ hội cũng như những rào cản đối với hoạt động của DN. Một nền chính trị ổn định cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước sở tại tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của DN. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện đang là nền kinh tế phổ biến trên thế giới càng làm tăng ảnh hưởng của yếu tố này tới thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của DN. Đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu, khi thâm nhập và tiến hành hoạt động tại một quốc gia có tình hình chính trị ổn định thì khả năng thành công của DN đó là cao hơn và rủi ro thấp hơn. Ngược lại khi DN hoạt động trong một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn thì rủi ro luôn rình rập DN đó. Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, công bằng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN hoạt động, nó tạo ra cơ hội cạnh tranh công bằng, giúp DN tạo lập được những mối quan hệ bình đẳng đồng thời nâng cao trách nhiệm của DN trước xã hội. Yếu tố chính trị - pháp luật ảnh hưởng tới thị trường của DN thể hiện qua: chính sách thuế quan; chính sách thương mại; chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế của nhà nước, của các địa phương; các quy định về cạnh tranh, chống độc quyền, chính sách tín dụng… cho đến các quy định về bảo vệ quyền lợi của công ty, quyền lợi người tiêu dùng, công chúng. Đối với các DN của chúng ta hiện nay đang được hoạt động trong một môi trường chính trị rất ổn định. Điều này đã và đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài từ đó tạo ra cơ hội cho các DN của chúng ta cơ hội học hỏi, tiếp nhận tri thức, vốn và công nghệ để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. b) Yếu tố kinh tế Nhân tố kinh tế thường tác động đến quy mô, trình độ của nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu tiêu dùng. Nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế nói riêng. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối sản phẩm, sự phát triển về ngoại thương, các chính sách tiền tệ tín dụng trong và ngoài nước, xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân trong khu vực và trên thế giới… cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường, các DN buộc phải nỗ lực để tồn tại, điều này đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các DN. Những yếu tố kinh tế mà DN cần phải quan tâm tới đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; lãi suất; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; tỷ lệ thất nghiệp; cán cân thanh toán; mức lương tối thiểu; chính sách tài chính, tín dụng; cơ cấu kinh tế, tiềm năng phát triển và thu hút đầu tư; thu nhập bình quân… Yếu tố kinh tế là thước đo độ nóng của nền kinh tế. Yếu tố kinh tế quy định những phương thức mà DN sử dụng những nguồn lực của mình. Sự biến động của yếu tố kinh tế sẽ mang lại những cơ hội hoặc có thể là nguy cơ cho DN theo từng mức độ khác nhau, song do yếu tố kinh tế còn bao trùm nhiều yếu tố nhỏ khác nhau do đó không phải tất cả những thành phần của yếu tố kinh tế biến động đều ảnh hưởng tới hoạt động của DN. Do đó đối với từng DN cụ thể cần phải tìm hiểu, nghiên cứu những yếu tố kinh tế nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN. Để DN xác định được các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN thì DN cần chú ý tới các dự báo kinh tế. Dự báo kinh tế là căn cứ hoạch định dự báo ngành kinh doanh và tiếp đến là dự báo hoạt động kinh doanh của DN. Dự báo kinh tế đưa ra những số liệu giúp DN dự báo sự phát triển của ngành kinh doanh. Sau đó DN lại tiến hành dự báo hoạt động của mình để tính toán xem khả năng tham gia thị trường, mở rộng thị trường của DN trên các thị trường cụ thể. c) Yếu tố khoa học – công nghệ Yếu tố khoa học – công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng và trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Hiện nay khoa học – công nghệ phát triển rất nhanh chóng, các công nghệ mới nối tiếp nhau ra đời, mỗi công nghệ mới ra đời sẽ tiêu diệt những công nghệ trước đó một phần hay hoàn toàn. Việc đưa ra những sản phẩm mới, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp với giá thành hạ có ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng của công ty và đây trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi DN. Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ mới cũng làm thay đổi phương thức làm việc, phương thức, cung cách phục vụ khách hàng cho tới các khâu như giao nhận, thanh toán, đặt hàng… Việc áp dụng công nghệ mới có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của dây chuyền sản xuất cũ do đó vấn đề đặt ra cho DN là bài toán chi phí cho DN gồm chi phí đầu tư đây chuyền sản xuất mới, chi phí cho công tác nghiên cứu và triển khai (R&D), chi phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ của công ty để làm chủ được công nghệ mới, chi phí cho trang bị phương tiện kỹ thuật mới… Bên cạnh đó DN cũng cần phải đầu tư nghiên cứu cách thức, phương pháp kinh doanh những sản phẩm mới, các công nghệ tiên tiến và chuyển giao công nghệ. Công nghệ giúp DN hiện đại hóa, tự động hóa bằng việc sử dụng robot giúp giảm chi phí do sử dụng ít lao động. Công nghệ mới buộc DN phải đổi mới phương thức cũ sang phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại. d) Yếu tố văn hóa – xã hội Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu, lối sống… ảnh hưởng nhiểu tới nhu cầu, hành vi của con người và tác động tới cả lĩnh vực sản xuất và hoạt động tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hóa truyền thống rất bền vững, được truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được củng cố nhờ các định chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, tôn ti trật tự trong xã hội… cho đến gia đình và ngay tại những hệ thống sản xuất kinh doanh. Yếu tố văn hóa – xã hội thường tiến triển chậm nên rất khó nhận biết, chỉ có những giá trị văn hóa ngoại lai dễ bị thay đổi. Các DN khi muốn thâm nhập vào thị trường mới cũng như muốn duy trì thị trường cần chú trọng tìm hiểu yếu tố văn hóa – xã hội của địa phương. Nền văn hóa tạo nên phong cách sống của một cộng đồng từ đó quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cách thức hưởng thụ của con người trong cộng đồng đó. Mỗi quốc gia khác nhau có nền văn hóa khác nhau buộc DN khi gia nhập thị trường phải nghiên cứu kỹ lưỡng nền văn hóa, các giá trị truyền thống, thị hiếu tiêu dùng… để không phạm phải những điều kiêng kỵ tránh làm thiệt hại cho DN. Cũng như thay đổi về chính trị - luật pháp, những thay đổi trong yếu tố văn hóa xã hội cũng tạo nên những cơ hội cũng như những nguy cơ đối với DN. Nắm bắt được yếu tố văn hóa đảm bảo cho DN thành công trong việc thâm nhập thị trường mới cũng như duy trì và mở rộng thị trường hiện có. e) Yếu tố cơ sở hạ tầng – điều kiện tự nhiên Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cảng biển, kho bãi, điện nước, điểm cung cấp xăng dầu… Cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động kinh doanh và tiếp đến là hoạt động mở rộng thị trường. Nếu cơ sở hạ tầng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN và ngược lại nếu cơ sở hạ tầng nghèo nàn tạo ra trở ngại cho DN. Điều kiện tự nhiên là yếu tố mà bất cứ DN nào cũng phải quan tâm. Sự biến động của tự nhiên ẩn chứa những hiểm họa khôn lường do đó DN phải chú ý để phòng ngừa rủi ro từ thiên nhiên. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động mở rộng thị trường của DN thường là: nguồn nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh, nguồn năng lượng và chi phí cho nguồn năng lượng, ô nhiễm môi trường và chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường. 1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô. a) Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của DN Chiến lược mở rộng thị trường là một bộ phận trong chiến lược phát triển của DN. Chiến lược mở rộng thị trường có vai trò quan trọng bởi nếu nó đúng đắn và hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của DN thâm nhập được thị trường mới, củng cố vị thế tại thị trường hiện có, nâng cao uy tín của DN trong mắt người tiêu dùng. Căn cứ vào đặc điểm của ngành hàng, lĩnh vực mà DN sản xuất kinh doanh mà mỗi DN có chiến lược và mục tiêu phát triển thị trường khác nhau. Có DN theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường theo chiều rộng, có DN chọn chiến lược mở rộng thị trường theo chiều sâu hay có DN lại chọn chiến lược thâm nhập thị trường mới hay rút khỏi thị trường… Việc lựa chọn chiến lược còn phụ thuộc vào bản thân DN đó bởi có chiến lược tốt nhưng không có năng lực để làm thì cũng không có ý nghĩa gì. b) Các yếu tố thuộc về nội bộ DN Nguồn nhân lực của DN: Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại của DN. Nhân lực trực tiếp tác động vào các yếu tố, các nguồn lực khác nhằm khai thác các nguồn lực đó. Do đó trình độ của nguồn nhân lực quyết định mức độ thành công của DN nói chung và hoạt động phát triển thị trường nói riêng. Đối với nguồn nhân lực phục vụ hoạt động phát triển thị trường cần chú ý những chỉ tiêu như: số lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu, phát triển thị trường; trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thị trường; trình độ đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất, kinh doanh… Nguồn lực tài chính của DN: Đây là yếu tố nói lên tiềm lực, nói lên khả năng huy động và sử dụng vốn của DN. Mọi chiến lược kinh doanh cho đến những kế hoạch của DN đều liên quan tới nguồn lực tài chính của DN. Nguồn tài chính có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh do đó nó ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị trường. DN có nguồn vốn lớn, dồi dào và ổn định sẽ có điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động mở rộng thị trường cũng như duy trì các hoạt động đó. Các yếu tố tài chính thường được quan tâm trong hoạt động phát triển thị trường gồm: nguồn vốn của DN, khả năng huy động vốn, sự cân đối giữa vốn ngắn hạn với vốn dài hạn; chi phí vốn, lãi suất huy động vốn; cơ cấu phân phối vốn cho các hoạt động kinh doanh; chiến lược tài chính của DN; quan hệ tài chính với bên ngoài; tình hình nợ, tiền vay… và cuối cùng là hệ thống kế toán có hiệu quả phục vụ cho việc hạch toán kinh doanh. Hệ thống thông tin của DN: Hệ thống thông tin của DN đảm bảo cung cấp thông tin trong nội bộ kịp thời chính xác để DN kịp thời phản ứng trước những biến động từ thị trường. Bên cạnh đó hệ thống thông tin giúp truyền tải thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ D._.N giúp cho hoạt động của DN luôn thống nhất. Đối với hoạt động phát triển thị trường, thông tin có vai trò vô cùng lớn vì nó cung cấp những thông tin về sản phẩm của DN đang có mặt trên thị trường, cung cấp những thông tin về biến động của thị trường để điều chỉnh hoạt động phát triển thị trường cho phù hợp. Hệ thống thông tin phải liên tục cập nhật và nâng cao chất lượng. Nền văn hóa của DN: Nền văn hóa của DN là yếu tố vàng để thành công, là loại tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn bởi nó là sự đúc rút kinh nghiệm hoạt động của DN trong một thời gian dài. Văn hóa DN cũng có những đặc trưng như nền văn hóa nhưng cũng có những đặc trưng riêng biệt. Văn hoá DN có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi DN, bởi bất kỳ một DN nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì DN đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một DN là con người mà văn hoá DN là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Hoạt động nghiên cứu và triển khai: Tác dụng của hoạt động nghiên cứu và triển khai là đem lại kết quả kinh doanh phát triển đột biến. Đối với hoạt động phát triển thị trường cũng vậy hoạt động nghiên cứu phát triển giúp tạo ra sản phẩm mới hay làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thị trường. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI 2.1. Tổng quát về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Căn cứ giấy phép đăng ký kinh doanh: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VIHAFOODCO Địa chỉ: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 047150371, Fax: 047150328 Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) là doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 theo Quyết định số 4435/QĐ-BNN-TCCB ngày 09 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Công ty cổ phần hóa với tỷ lệ 51% vốn sở hữu nhà nước (Tổng công ty lương thực Miền Bắc) và 49% vốn thuộc tư nhân. Với chiến lược mở rộng và không ngừng phát triển, VIHAFOODCO sẵn sàng hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước. Phương châm hoạt động của công ty là kinh doanh linh hoạt dựa trên cơ sở tinh thần hợp tác và đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu và cùng chia sẻ lợi ích với đối tác. VIHAFOODCO không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm – dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng cũng như nâng cao năng lực, vị thế của công ty trên thị trường, mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của VIHAFOODCO. Kinh doanh lương thực, nông, lâm sản, các sản phẩm chế biến từ lương thực, thức ăn gia súc, các sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, phân bón; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống; lữ hành nội địa, quốc tế và dịch vị phục vụ khách du lịch ( không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke); Bán buôn bán lẻ và đại lý đồ dùng cá nhân và gia đình: xà phòng, bột giặt, kem đánh răng, hóa mỹ phẩm; Bán buôn bán lẻ và đại lý rượu bia, đồ uống không cồn, thuốc lá điếu; Xay sát, chế biến lương thực và nông, lâm sản ( trừ lâm sản Nhà nước cấm); Nuôi trồng cây, con thủy hải sản; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa; Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng; Hoạt động dịch vụ chăm sóc cá nhân; chăm sóc sắc đẹp và thẩm mỹ viện (không bao gồm xăm mắt, xăm môi và các hoạt động gây chảy máu); Thuê và cho thuê: Văn phòng, nhà kho và các hoạt động kho bãi, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Đầu tư và kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất). Danh sách cổ đông sáng lập STT Tên cổ đông Số cổ phần 1 Tổng công ty Lương thực Miền Bắc 153.000 2 Hoàng Thị Minh 1.260 3 Nguyễn Đăng Khai 1.170 4 Bùi Thị Tú Giang 120 5 Đào Tiến Dũng 590 6 Doãn Đỗ Bằng 720 7 Lê Thị Liên 780 8 Hoàng Đức Mạnh 410 9 Hoàng Đình Phi 4.000 10 Phạm Bá Luân 670 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VIHAFOODCO Cơ cấu tổ chức được mô tả qua sơ đồ sau: Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý đầu tư và xây dựng Bộ phận đầu tư tài chính Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Các chi nhánh Hội đồng quản trị: Ông: Nguyễn Đăng Khai Chủ tịch hội đồng QT Ông: Đào Tiến Dũng Ủy viên Ông: Phạm Bá Luân Ủy viên Bà: Bùi Thị Tú Giang Ủy viên Ban Kiểm soát: Bà: Doãn Đỗ Bằng Trưởng Ban Bà: Nguyễn Thị Quang Ủy viên Bà: Nguyễn Thị Kim Dung Ủy viên Văn phòng công ty: Bộ phận Liên hệ Chức vụ Ban giám đốc Ông: Nguyễn Đăng Khai Giám đốc Ông: Đào Tiến Dũng Phó GĐ kiêm GĐ chi nhánh An Giang Bà: Lê Thị Liên Phó GĐ Bà: Bùi Thị Tú Giang Phó GĐ Phòng tài chính – kế toán Bà: Nguyễn Thị Kim Oanh Trưởng phòng Ông: Nguyễn Văn Sửu Phó phòng Phòng kinh doanh – thị trường Ông: Cao Bá Trung Trưởng phòng Phòng tổ chức hành chính Bà: Doãn Đỗ Bằng Trưởng phòng Bà: Phạm Thị Thanh Thủy Phó phòng Ông: Phạm Văn Dịu Phó phòng Phòng quản lý đầu tư & Xây dựng Ông: An Trạch Cường Trưởng Phòng Bộ phận Đầu tư tài chính Bà: Bùi Thị Tú Giang Phó GĐ kiêm phụ trách bộ phận Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO Lao động của Công ty có tổng cộng là 263 người, không tính lao động thời vụ, tuổi tác từ 22 đến 55 tuổi. Nếu xét trên 2 nhóm là giới tính và trình độ thì ta có bảng biểu tổng hợp sau: Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Tổng số lao động 263 100 2. Phân theo giới tính: - Nam - Nữ 72 191 27,37 72,63 3. Phân theo trình độ: - Trên đại học - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Phổ thông trung học - Chưa tốt nghiệp PTTH 1 71 7 34 137 13 0,38 26,99 2,66 12,92 52,09 4,96 Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính công ty. Đội ngũ cán bộ của công ty có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt, được tuyển chọn kỹ lưỡng. Công ty cũng tạo điều kiện tốt để các cá nhân có điều kiện thăng tiến, phát triển trên cơ sở tài năng và sự phấn đấu, cống hiến cho công ty. Bên cạnh đó công ty cũng đảm bảo đầy đủ lợi ích vật chất cho cán bộ nhân viên trong công ty và thực hiện đúng, đủ những quy định của Luật Lao động Việt Nam. 2.1.3. Hệ thống chi nhánh của VIHAFOODCO: CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI AN GIANG - Địa chỉ: khóm Châu Long I, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, An Giang - Điện thoại: (84.76) 868 558 - Fax: (84.76) 866 812 - Email: lthncnangiang@vnn.vn Đại diện: ông ĐÀO TIẾN DŨNG – Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam, phụ phẩm (tấm, cám….). CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO - Địa chỉ: số 8 Điện Biên Phủ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại: (84.4) 9 289 026 - Fax: (84.4) 9 287 955 - Email: gaoclc@vnn.vn Đại diện: ông TRẦN HỮU HẠNH – Giám đốc Chi nhánh Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm gạo chất lượng cao mang thương hiệu “Nam Đô”… CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI HOÀN KIẾM - Địa chỉ: Số 35 Ngõ 9 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 6 247 913 - Fax: (84.4) 6 247 895 - Email: cntmhoankiem@gmail.com Đại diện: Bà ĐỖ THỊ NGỌC TRÂM – Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng của các tập đoàn đa Quốc gia. Kinh doanh Lương thực, thực phẩm; các sản phẩm may mặc thời trang, dịch vụ ăn uống... CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỐNG ĐA - Địa chỉ: Số 24 Phan Đình Giót - Hoàng Mai – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 6 648 832 - Fax: (84.4) 6 648 832 - Email: cnthuongmaidongda@vnn.vn Đại diện: ông HOÀNG ĐỨC MẠNH – Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh tổng hợp, khai thác kinh doanh tại các dự án của Công ty. CHI NHÁNH KINH DOANH LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM - Địa chỉ: 130 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 8 455 175 - Fax: (84.4) 8 7 223 387 - Email: luongthucthucpham@gmail.com Đại diện: ông TRẦN VIẾT THẮNG – Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Chuyên kinh doanh Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng lương thực, thực phẩm. CHI NHÁNH DỊCH VỤ - DU LỊCH - Địa chỉ: 31 – 33 Mã Mây - Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 8 255 720 - Fax: (84.4) 9 260 862 - Email: dulichnamdo@fpt.vn Đại diện: ông PHẠM BÁ LUÂN – Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm du lịch, dịch vụ và các tour du lịch. CHI NHÁNH KINH DOANH TỔNG HỢP - Địa chỉ: 13 Đường Thành – Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 9 232 493 - Fax: (84.4) 9 232 492 - Email: cnkinhdoanhtonghop@fpt.vn Đại diện: ông PHẠM VĂN TUẤN –Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh đa ngành nghề; Kinh doanh theo tuyến phố. CHI NHÁNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM - Địa chỉ: Ngõ 176 – Định Công – Hoàng Mai - Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 6 643 812 - Fax: (84.4) 6 643 241 - Email: cnsxcblttp@vnn.vn Đại diện: Bà ĐẶNG MINH NGUYỆT – Giám đốc Chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh hoạt động cho thuê kho tàng. 2.1.4. Cơ cấu nguồn vốn của VIHAFOODCO Là một doanh nghiệp mới cổ phần hóa và đi vào hoạt động từ năm 2005 lại là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc do đó công ty có tỷ lệ góp vốn là 51% vốn Nhà nước và 49% vốn tư nhân. Bên cạnh đó VIHAFOODCO còn huy động vốn từ các ngân hàng và trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết OTC. Từ tháng 11/2007 giá cổ phiếu của công ty đang ở mức 22000VND/CP cho đến đầu năm 2008 đến nay giá cổ phiếu của VIHAFOODCO là 42840 VND/CP, điều này phần nào thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty đã có những thành công nhất định và được thị trường ghi nhận. Vốn kinh doanh của công ty gồm vốn cố định và vốn lưu động, với đặc thù là doanh nghiệp thương mại do đó vốn lưu động của công ty chiểm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm. Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Phân theo cơ cấu vốn: -Vốn cố định -Vốn lưư động Tổng vốn kinh doanh Phân theo nguồn vốn: -Nguồn vốn chủ sở hữu -Nguồn vốn vay ngân hàng Tổng vốn kinh doanh Tỷ lệ % tăng - 15.523 54.230 69.753 --- 25.000 44.753 --- 69.753 - - 16.750 60.737 77.487 --- 25.000 52.487 --- 77.487 11% - 25.950 72.885 98.835 --- 30.000 68.835 --- 98.835 27.55% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty. Qua bảng tình hình nguồn vốn chúng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước là do yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và với đặc điểm của ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm là cần nguồn vốn lớn nên công ty phải vay ngân hàng rất nhiều tiền, trong khi đó trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng lại hạn chế không cho vay nhiều từ đó gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO. 2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO Trong những năm qua, trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc cùng sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển qua các kỳ kế hoạch. Lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tăng năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu cùng lợi nhuận tăng đều qua các năm, công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước. Để đạt được kết quả tốt như vậy đó là một sự nỗ lực không ngừng của công ty. Năm 2005 VIHAFOODCO được cổ phần hóa và chính thức đi vào hoạt động nhờ đó nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể và cũng nhờ cổ phần hóa mà công ty đã có bước chuyển biến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vì mới cổ phần hóa do đó công ty phải kết hợp hài hòa hai mục tiêu là lợi nhuận và thị trường. Mục tiêu lợi nhuận nhằm thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông và mục tiêu thị trường là sự chiếm lĩnh thị trường do đó công ty không thể tập trung mọi nguồn lực, hi sinh chỉ tiêu lợi nhuận trong thời gian đầu hoạt đông nhằm mở rộng thị trường tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho công ty. Tốc độ tăng trưởng của từng mặt hàng cũng như lợi nhuận tăng đều đặn qua các năm thể hiện qua bảng dưới. Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng Đơn vị: USD Mặt hàng 2003 2004 2005 1. Gạo 2. Cà phê 3. Đỗ xanh 4. Đỗ tương 5. Ngô hạt 19.222.400 3.267.808 528.616 384.448 624.728 23.252.200 3.470.856 561.462 408.336 663.546 27.027.200 4.034.304 652.608 474.624 771.264 Tổng 24.028.000 28.356.400 32.960.000 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 11,8 11,6 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty (chiếm 80% lợi nhuận), tiếp đó là cà phê (13,6%), ngô hạt (2,6%), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương (1,6%). Nhìn chung qua các năm kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, năm 2004 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 28.356.400 USD, tăng 11,8% so với năm 2003. Năm 2005 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tương gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so với năm 2004 là 11,6%. Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Tổng doanh thu: Doanh thu xuất khẩu Doanh thu nội địa Doanh thu dịch vụ 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 5. Vốn chủ sở hữu 426.500 341.200 76.770 8.530 425.350 1.150 828 25.000 511.800 419.676 81.888 10.236 510.415 1.385 997 25.000 588.570 494.400 82.399 11.771 586.845 1.725 1.725 30.000 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,31% 3,99% 5,79% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty Qua bảng ta thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Năm 2005, Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và đi vào hoạt động do đó Công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty vào năm 2005 là như nhau. Cũng có thể thấy, từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, lợi nhuận của Công ty tăng lên rõ rệt so với 2 năm trước khi cổ phần (tăng 897 triệu đồng so với năm 2003 và 728 triệu đồng so với năm 2004), so sánh với mức tăng là 235 triệu đồng khi còn là doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy việc chuyển đổi cổ phần hóa của công ty là đúng hướng và đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng hiệu quả hơn. 2.1.6. Định hướng nhiệm vụ của VIHAFOODCO Chiến lược kinh doanh của công ty Công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh mà trước hết là chú trọng phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao và dịch vụ du lịch. Công ty không đơn thuần chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm sản mà còn mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Bám sát với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, cùng với việc nhận thấy du lịch là một thị trường kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp cũng như có khả năng quảng bá được tên tuổi của mình, công ty đã lựa chọn phát triển dịch vụ du lịch. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã xác định phương hướng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Xác định mặt trận hàng đầu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đồng thời coi trọng hoạt động kinh doanh tổng hợp, phát triển có định hướng các loại dịch vụ - du lịch để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Công ty tập trung giao dịch mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, phát triển những nhóm hàng, mặt hàng đặc sản có ưu thế của công ty, liên doanh, liên kết với bạn hàng trong và ngoài nước để có nguồn hàng phong phú, khối lượng lớn, chất lượng cao, xuất khẩu ổn định, không ngừng đổi mới quản lý, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên chức có thu nhập ổn định và luôn được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Tập trung kinh doanh mặt hàng gạo và khai thác các bất động sản hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới, công ty sẽ theo sát với chiến lược kinh doanh của mình, đó là mở rộng ngành nghề kinh doanh và phát triển thị trường mới sang các nước Đông Á, Trung Quốc , Châu Âu và Châu Mỹ. 2.2. Thực trạng phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của VIHAFOODCO 2.2.1. Thực trạng về thị trường hiện tại Thị trường xuất khẩu của công ty tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Indonesia, Philipine, và thị trường chủ yếu cũng là thị trường đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2003 đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng với tốc độ nhanh và ổn định. Trong những năm gần đây, thị trường của công ty đã mở rộng thêm 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (gồm Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp Khắc (cũ). Thị trường truyền thống của công ty tập trung tại các nước Châu Á. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn thấp, chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong thời gian tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên. Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường. Đơn vị: USD Năm Thị trường 2003 2004 2005 1. Cuba 2. Iran 3. Inđônêxia 4. Philipin 5. Nhật Bản 6. Hàn Quốc 7. Brunei 8. Singapore 9. Hồng Kông 10. Trung Quốc 11. Nga 12. Israel 13. Ấn Độ 14. Lào 15. Malaysia 16. Pháp 17. Tiệp Khắc (cũ) 8.650.080 1.922.240 3.123.640 2.162.520 720.840 576.672 456.532 360.420 480.560 1.297.512 1.177.372 528.616 1.081.260 552.644 408.476 240.280 288.336 10.208.304 2.268.512 3.686.332 2.552.076 850.692 680.553 538.771 425.346 567.128 1.531.246 1.389.464 623.840 1.276.038 652.197 482.058 283.564 340.276 11.865.600 2.636.800 4.284.800 2.966.400 988.800 791.040 626.240 494.400 659.200 1.779.840 1.615.040 725.120 1.483.200 758.080 560.320 329.600 395.520 Tổng 24.028.000 28.356.400 32.960.000 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty. 2.2.2. Thị trường tiềm năng của VIHAFOODCO Với chiến lược mở rộng thị trường công ty không ngừng hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thị trường mới. Theo chiến lược sản xuất kinh doanh thì thị trường tiềm năng mà công ty hướng đến trước hết là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. a)Thị trường Nhật Bản: tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu nhập khẩu lương thực – thực phẩm của Nhật Bản là khá cao do tỷ trọng lao động trong nông nghiệp thấp và dân số đông song yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thâm nhập thị trường này. Thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính bậc nhất, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được siết chặt và với trình độ dân trí cao, người dân Nhật Bản luôn đặt ra yêu cầu cao đối với hàng hóa phục vụ đời sống có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Trong thời gian tháng 7/2007 vừa qua, Nhật Bản đã cảnh cáo chất lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản không đạt tiêu chuẩn do dư lượng chất acetaminprid vượt quá 2 lần mức cho phép. Điều đó thể hiện sự khắt khe, khó tính của thị trường Nhật Bản và cũng là lời cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật Bản nói chung và VIHAFOODCO nói chung phải tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm nếu muốn gia nhập thị trường này. b) Thị trường Trung Quốc: là một thị trường có quy mô vô cùng lớn với trên 1 tỷ dân do đó nó có sức hút mãnh liệt với các doanh nghiệp. Trước đây Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu gạo bình quân 2-3 triệu tấn/năm song giờ đây cũng phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Năm tài khóa 2007-2008 Trung Quốc nhập khẩu 300.000 tấn gạo. Thị trường Trung Quốc giờ đây không phải chỉ có các doanh nghiệp của ta hướng đến mà Nhật Bản, Thái Lan cũng hướng đến thị trường này. Trước quy mô thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ mạnh mẽ như vậy VIHAFOODCO đánh giá đây là thị trường rất giàu tiềm năng. Do đó công ty đang từng bước đẩy mạnh các biện pháp đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập thị trường này như tham gia hội chợ quốc tế, triển lãm quốc tế tại Trung Quốc. c) Thị trường Hàn Quốc: là một thị trường có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tiêu thụ gạo của người dân Hàn Quốc trong những năm gần đây giảm sút do người dân chuộng mỳ gói và các loại thực phẩm đơn giản hơn. Tuy vậy sức tiêu thụ gạo của Hàn Quốc vẫn ở mức cao so với các nước Châu Á (theo cục thống kê quốc gia Hàn Quốc – NSO). Với dân số xấp xỉ 50 triệu dân và mặt hàng thực phẩm lại là một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hàn Quốc, vì vậy có thể thấy thị trường gạo của Hàn Quốc rất có tiềm năng. Hàn Quốc từng là một quốc gia nông nghiệp nghèo nhất thế giới nhưng giờ đây đã trở thành một nước công nghiệp có tốc độ phát triển cao và phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của khu vực Đông Bắc Á vì vậy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của Hàn Quốc cũng giảm dần. Hiện nay giá gạo của Hàn Quốc rất cao, gấp 5 lần gọ Thái Lan và Mỹ do đó gạo Hàn Quốc xuất khẩu chủ yếu ở mảng gạo chất lượng cao. Bên cạnh đó Hàn Quốc buộc phải mở cửa thị trường gạo, đây là một vấn đề nhạy cảm với Hàn Quốc nên Hàn Quốc cũng dần đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn để hạn chế nhập khẩu gạo vào điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc. 2.2.3. Những nghiệp vụ mà công ty VIHAFOODCO đang áp dụng nhằm mở rộng thị trường. a) Công tác nghiên cứu thị trường: Công ty không ngừng đầu tư tiền của, công sức vào công tác nghiên cứu thị trường vì đây là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường là căn cứ để đưa ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động trên thị trường đều phải nghiên cứu thị trường vì thị trường luôn biến động liên tục không ngừng nghỉ từ đó đặt ra yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu thị trường là phải thường xuyên. Mục đích của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu khả năng kinh doanh một hay nhiều nhóm hàng nào đó trong khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nhất định. Như vậy nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được việc sẽ kinh doanh cái gì cho hợp lý. Nội dung của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu tất cả các yếu tố cấu thành nên thị trường như: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh. Chỉ có thông qua nghiên cứu thị trường mới khiến cho doanh nghiệp làm chủ được tình hình thị trường, làm chủ được nguồn lực từ đó kinh doanh có lãi. Tại VIHAFOODCO, hoạt động nghiên cứu thị trường luôn được chú trọng và đầu tư đúng mức vì vậy kết quả kinh doanh của VIHAFOODCO luôn luôn phát triển năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động nghiên cứu thị trường được Ban giám đốc công ty trực tiếp đôn đốc và giao phòng Kinh doanh – Thị trường thực hiện. Phòng Kinh doanh – Thị trường của VIHAFOODCO trong những năm qua luôn làm tốt công tác điều tra thị trường, thực hiện nghiệp vụ nghiên cứu bài bản từ đó đảm bảo tính chính xác của thông tin, điều này trở thành công cụ đắc lực cho Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đề ra kế hoạch kinh doanh. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty thể hiện cụ thể qua việc công ty thường xuyên cử cán bộ ra thị trường để nghiên cứu các yếu tố cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty so với những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Mỗi cán bộ tham gia nghiên cứu thị trường phải là những người có năng lực, có khả năng phân tích tình hình bên cạnh đó lại được công ty bồi dưỡng thêm kỹ năng nghiên cứu thị trường và nghiên cứu nhiều lần để đối chiếu kết quả từ đó thu được thông tin chính xác nhất. b) Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh: Trong cơ chế thị trường để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động phát triển thị trường nói riêng luôn cần phải có kế hoạch kinh doanh. Thị trường quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu, cho ai do đó sau mỗi kỳ kế hoạch doanh nghiệp lại phải tiến hành phân tích và lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo. Chiến lược kinh doanh đúng đắn có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có vai trò định hướng hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lực để nắm bắt cơ hội cũng như đối phó với những nguy cơ, giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động được thống nhất và cuối cùng là giúp doanh nghiệp sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn lực của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc VIHAFOODCO luôn quán triệt phương châm: Xác định nhiệm vụ và hệ thống mục tiêu của công ty cho phù hợp với ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Thường xuyên phân tích những yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm cơ hội, phát hiện sớm những thách thức, đánh giá thế mạnh và nhược điểm của công ty. Xây dựng chiến lược chi tiết từ chiến lược cấp cao đến chiến lược cấp chức năng để đảm bảo tính thống nhất. Cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng để có chiến lược tối ưu. c) Biện pháp về sản phẩm: Cụ thể là đầu tư nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, mẫu mã mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất giúp hạ giá thành tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Như vậy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm mà công ty kinh doanh là rất lớn do đó VIHAFOODCO luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như: thường xuyên đổi mới, cải tiến trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ, năng lực làm việc và trách nhiệm cao. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp hạ thấp chi phí sản xuất, giảm hao phí nguyên vật liệu. d) Biện pháp xúc tiến thương mại: đây là nghiệp vụ mà VIHAFOODCO tập trung nhiều nguồn lực nhất nhằm phát triển thị trường. Với chiến lược mở rộng thị trường sang Châu Âu mà trước hết Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc công ty thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế tại các nước trên nhằm quảng bá hình ảnh; tìm kiếm bạn hàng, đối tác; xây dựng thương hiệu Nam Đô. Bên cạnh đó VIHAFOODCO cũng đã tích cực gửi catalogue sang nước ngoài, hoàn thiện website quảng bá hình ảnh và là nơi giao dịch thương mại trực tuyến bằng song ngữ Anh – Việt. VIHAFOODCO cũng đã thâm nhập dần vào các kênh phân phối tại nước ngoài mà cụ thể sản phầm của công ty đã có mặt tại nhiều chuỗi siêu thị tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO trong thời gian gần đây. 2.3.1. Những thành tựu đạt được Công ty hiện có kho chứa trang bị hệ thống xát trắng, lau bóng phù hợp với nhu cầu chế biến lương thực xuất khẩu, đáp ứng chất lượng theo yêu cầu khách hàng. Qua nhiều năm làm công tác xuất khẩu gạo, công ty có mạng lưới cung ứng gạo đáp ứng yêu cầu kinh doanh, nhiều mối làm ăn, kinh nghiệm và thương hiệu được khẳng định cùng với việc có quan hệ tốt với khách hàng nên đã xây dựng được một số khách hàng truyền thống tiêu thụ ổn định. Công ty đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý điều hành có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm. Địa điểm của công ty nằm ở vị trí khá thuận lợi, ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Công ty chỉ sử dụng tầng 3 của tòa nhà 84 Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Các tầng khác Công ty đã cho thuê và khoản thu này đóng góp một phần vào lợi nhuận của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, thể hiện qua số phòng ban nghiệp vụ và số nhân viên của mỗi phòng (4 phòng nghiệp vụ, 1 bộ phận đầu tư; số nhân viên các phòng dao động từ 3-5 người, riêng phòng hành chính là 15 người). Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và trợ giúp giữa các phòng ban nói riêng và quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung. Công ty ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức cán bộ từ các phòng, ban, chức năng đến các xí nghiệp. Ngoài ra, công ty luôn coi trọng công tác giám sát kiểm tra, bố trí phù hợp với năng lực, sở trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác từng vị trí. Công ty đã hình thành được thương hiệu và khẳng định được uy tín của mình với khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế bằng chứng là các chứng nhận chất lượng và các giải vàng tại các hội chợ thương mại quốc tê, điều này góp phần củng cố và nâng cao doanh số cho công ty. Sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và mối quan hệ tốt với các ngành quản lý liên quan chắc chắn sẽ là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục Chất lượng một số loại sản phẩm gạo còn thiếu tính ổn định do các yếu tố đầu vào chưa ổn định. Là đơn vị xuất nhập khẩu quy mô vừa, vốn ít chưa đáp ứng yêu cầu, chưa khai thác tốt tài sản hiện._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20413.doc