Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH

Tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH: LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Viật Nam hàng năm thu về với một lượng ngoại tệ rất lớn cùng với kim nghạch tăng rất nhanh. Phần lớn là sản phẩm của các ngành nghề thủ công truyền thống, mang những nét văn hoá dân tộc. Trong quá trình phát triển không ngừng của nghành nghề thủ công mỹ nghệ ,nó đã góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định đời sống cho người lao động. Sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô, xuất khẩu hàng thủ công mỹ ng... Ebook Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay, mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã có sự phục hồi rất mạnh mẽ, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20 % một năm, và nằm trong tốp 10 mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Mặt hàng nay vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, và kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì cơ hội phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu nói chung và mỹ nghệ nói riêng là vô cùng lớn . Đây là cơ hội và thách thức lớn đòi hỏi doanh nghiệp và nhà nước cùng có những chiến lược dài hơi và đầu tư đúng hướng cũng như tương xứng nhằm khai thác tối đa tiềm năng mà nghành mang lại. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực mà công ty khởi đầu kinh doanh từ khi mới thành lập cho tới bây giờ, với sự hợp nhất giửa một công ty thương mại và hai nhà sản xuất thủ công. Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông Far Eastern Handicraft_FEH được thành lập từ năm 1996 qua 12 năm hoạt động công ty đa đạt được thành tựu to lớn về quy mô củng như kim nghạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng. FEH tự nó thiết lập như một công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam, với sự tăng trưởng xuất khẩu hằng năm là 25% trong suốt 5 năm gần đây. Truyền thống của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông ,với chủ lực là mặt hàng tre nứa . Đi lên từ một công ty thương mại và cơ sơ sản xuất là hai xưởng sản xuất gần 12 năm phát triển, trải qua các giai đoạn khác nhau Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong các hoạt động kinh doanh. Và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn luôn là lĩnh vực kinh doanh mà công ty tập trung và ưu tiên phát triển .Tuy công ty đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong quá trinh hoạt động và phát triển,tuy nhiên củng có nhiều khó khăn mà công ty đang phải đối mặt … Là sinh viên thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của Công ty, em đã chọn đề tài: “Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH” Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm ra những biện pháp thiết thực góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Những hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông trong thời gian từ 2004 đến 2007. Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề kết cấu làm ba chương: CHƯƠNG I: Khái quát những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. CHƯƠNG II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH. CHƯƠNG III: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH CHƯƠNG I KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 1.1/ Vị trí, vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp. 1.1.1/ Vị trí, vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế. Trong lịch sử phát triển kinh tế của mình, các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay trong thời kỳ đầu thường phát triển các ngành công nghiệp nhẹ,nhằm tích luỹ tư bản cho việc phát triển kinh tế. Cùng với đó là sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng đã giúp hàng hoá lưu thông giữa các quốc gia ngày một thuận tiện hơn. Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, có nền kinh tế chưa phát triển. Đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cùng với định hướng xuất khẩu là một trong những chủ trương phát triển kinh tế đất nước . Trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta hiện nay. Đứng trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất (Tính trung bình tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Bộ Công Thương dự báo, trong khoảng 20 % một năm). Năm 1991 kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chỉ đạt 6,8 triệu USD, đến năm 2001 đã đạt hơn 1,5% trong tổng chủ lực chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 235 triệu USD, năm 2004 đạt tới 450 triệu USD, và năm 2006 kim nghạch xuất khẩu đạt 630,4 triệu USD chiếm 2007, xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đạt 740 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2006. Là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng , hàng thủ công mỹ nghệ se được dự báo là tăng trưởng mạnh trong năm nay với kim nghạch xuất khẩu đạt 1tỷ USD , tăng hơn 35% so với năm 2007. Theo Bộ Công Thương ,các thị trường lớn nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là Nhật Bản ,Mỹ , EU , Nga và một số nước ASEAN vẫn đang duy trì tốt . Ngoài ra một số nước như Canađa ,các nước trung đông và một số thành viên mới của EU cũng đang là thị trường tiềm năng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này. Trong số các nước nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Nhật Bản luôn là thị trường chiếm tới 29% tổng kim nghạch của năm. Năm 1998 hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới chỉ xuất khẩu tới 50 nước, thì đến nay đã có mặt tại hơn 136 quốc gia và vùng lãnh thổ.Theo đánh giá của Bộ Công Thương , hàng thủ công mỹ nghệ tuy chưa mang lại kim nghạch xuất khẩu lớn nhưng dã có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi co cấu kinh tế ở nông thôn ,thu hút một lượng lớn lao động và góp phần xoá đói giảm nghèo ở các địa phương . Bởi vậy , đây củng là một trong những nghành hàng được coi là mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu kim nghạch đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2010 .Với nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu sẵn có trong nước (nguyên phụ liệu nhập khẩu trong sản phẩm chỉ chiếm từ 3 % đến 5 % giá trị xuất khẩu), vì vậy giá trị thực thu từ hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu rất cao từ 95 % đến 97%. Chính vì vậy hàng thủ công mỹ nghệ là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước, giúp cải thiện cán cân thanh toán. Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ của đất nước, ngành hàng thủ công mỹ nghệ còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt giải quyết công ăn việc làm cho người lao đông ở nông thôn. Với trên 2.000 làng nghề khác nhau, hơn 1,4 triệu hộ gia đình và 1000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ,hoặc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Giúp cải thiện và ổn định đời sống cho người lao động. Nghành đã giúp cả phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu, và phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu (Bên cạnh những lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm)* 1.1.2/ Vị trí, vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, thì xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn có vị trí quan trong trong hoạt động kinh doanh. Có thể là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu hoặc là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ lực. Đây là ngành hàng sản xuất không đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, lại có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của điạ phương. Nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu đòi hỏi lao động có trình độ cao. Có thể tận dụng lợi thế phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống. Thêm vào đó thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng , tốc độ tăng rất nhanh, với nhu cầu ngày càng lớn. Đây còn là mặt hàng được nhà nước quan tâm phát triển. Cùng với sự thay đổi tư duy trong kinh doanh của các doanh nghiệp , tăng cường đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động nghiên cứu thị trường , phát triển bền vững , quan tâm tới việc phát triển mẫu mã , xây dựng thương hiệu...vv Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng trở nên quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp, với doanh thu ngày càng tăng và lợi nhuận ngày càng lớn. 1.2/ Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 1.2.1/ Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: ( Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đòi hỏi thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường khi tham gia kinh doanh. Đây là công việc cần thiết, đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Vì vậy hoạt động * ( Nguồn : số liệu thông kê năm 2007 của Bộ Công Thương ) nghiên cứu thị trường cũng rất cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Môi trường kinh doanh quốc tế có rất nhiều yếu tố tác động và mức độ rủi ro rất cao. Nghiên cứu thị trường nhằm giúp doanh nghiệp có thể nắm được những biến động của thị trường hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế , giúp doanh nghiệp đối phó vởi những rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đối phó , và tận dụng được những cơ hội kinh doanh. Nghiên cứu thị trường trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải xác định được nhu cầu của từng thị trường về công dụng , quy cách, chủng loại, kích cỡ, mẫu mã, tính thời vụ đối với hàng thủ công mỹ nghệ, hay về thị hiếu, thói quen tập quán tiêu dùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của từng khách hàng đến từ những khu vực khác nhau trên thị trường . Xác định những quy cách, phẩm chất, đặc tính kỹ thuật mà sản phẩm cần phải đáp ứng để có thể thâm nhập vào thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường phải nắm được lượng cung, lượng cầu, giá cả trong một thời kỳ nhất định. Bên cạnh đó phải nghiên cứu đầy đủ các nhân tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ví như chi phí vận chuyển, tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại, tập quán kinh doanh… Từ những thông tin trên công ty tiến hành các hoạt động phân tích đánh giá, đưa ra các dự báo về xu hướng của thị trường và lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. Một điều cần phải quan tâm khi nghiên cứu thị trường là việc tìm hiểu các đối tác kinh doanh. Cần tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín kinh doanh, quan điểm kinh doanh… 1.2.2/ Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. Từ kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường từ đó các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ cho quá trình xuất khẩu hàng. Nó phản ánh toàn bộ khối lượng công việc. Nó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện và cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các mục đích trong xuất khẩu. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của năm trước, và các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kế hoạch kinh doanh cần phải xác định được các mục tiêu cụ thể để doanh nghiệp hướng tới. Tiếp đến yêu cầu của kế hoạch là cần nêu lên những chỉ tiêu cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đó là : doanh số, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị phần…Đồng thời xây dựng cách thức, biện pháp cần thiết nhằm thực hiện các kế hoạch đã được đặt ra như đầu tư trang thiết bị, thiết kế sản phẩm mới, đầu tư cho nhân lực, các hoạt động xúc tiến bán hàng, và các biện pháp huy động vốn... Kế hoạch đặt ra cần phải được xây dựng một cách kỹ lưỡng. Tránh tình trạng đề ra mục tiêu quá cao dẫn đến không thực hiện được, tạo tâm lý chán nản, làm hình thức và ngược lại tránh kế hoạch đề ra quá dễ thực hiện, không tạo động lực trong lao động và lãng phí nguồn lưc của công ty . Kế hoạch phải được thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp khi hoàn thành.)* 1.2.3/ Tổ chức hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. (Tạo nguồn và mua hàng là khâu quan trọng đầu tiên trong tất cả quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hoạt động này nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đồng bộ đúng quy cách, chất lượng, chủng loại…Việc tạo nguồn và mua hàng yêu cầu phải có sự nhanh nhậy, có tầm nhìn xa, chiến lược lâu * (Nguồn : GS.TS. Võ Thanh Thu-2006-Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhà xuất bản lao động-xã hội.) dài, phải đi trước một bước, nhằm đáp ứng được đủ lượng hàng cho các hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn khi có đơn hàng. Tạo nguồn hàng tốt giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp ổn định, chắc chắn, và tận dụng được thời cơ trong kinh doanh, đảm bảo được chất lượng, đây là những điều kiện nhằm phát triển kinh doanh. (Các hình thức hoạt động tạo nguồn và mua hàng trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ : Thu mua nguyên liệu cho việc tự sản xuất. Khai thác nguyên liệu cho sản xuất. Kết hợp với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu cho hoạt doanh nghiệp. Tự xây dựng vùng nguyên liệu cho mình. Nghiên cứu và thu mua hàng ở các làng nghề. Đặt hàng gia công ở các làng nghề, các cơ sở sản xuất nhỏ, các hộ gia đình ở địa phương. Nhận làm hợp đồng gia công cho khách hàng. Nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Liên doanh liên kết với nhiều doanh nghiệp khác để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để có được nguồn hàng tốt cho xuất khẩu các doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tạo nguồn và mua hàng. Phải hoạch định chiến lược tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu một cách cụ thể. Tổ chức tốt hệ thống thông tin về nguồn hàng của doanh nghiệp. Thiết kế hệ thống thu mua hàng đảm bảo đủ số lượng, chất lượng. Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá nguồn hàng, và hoạt động tạo nguồn. 1.2.4/ Tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng. ( Trong thương mại quốc tế các bên giao dịch luôn có sự khác nhau về quyền lợi, tư duy, tập quán, pháp luật, ngôn ngữ… Những sự khác biệt đó dễ dẫn đến xung đột giữa các bên. Các bên liên quan thường giải quyết xung đột đó bằng đàm phán. Những vấn đề đàm phán thường hay đưa bao gồm các điều khoản: Điều khoản về tên hàng. Điều khoản về phẩm chất. Điều khoản về số lượng. Điều khoản về bao bì đóng gói. Điều khoản về giao hàng. Điều khoản về giá cả. Điều khoản về thanh toán. Điều khoản về bảo hiểm. Điều khoản về bảo hành. Điều khoản về khiếu nại. Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại. Giải quyết tranh chấp. Những trường hợp bất khả kháng. Có ba hình thức đàm phán: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gở trực tiếp. Trong đó hình thức đàm phán chủ yếu mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn là qua thư tín bởi đây là hinh thức ít tốn kém, phù hợp với phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trình tự từ khi bắt đầu đàm phán đến khi ký kết hợp đồng thường có trình tự: Hỏi hàng. Chào hàng (chào hàng cố định và chào hàng tự do). Đặt hàng. Hoàn giá (trả giá). Chấp nhân. Xác nhận hợp đồng.))* 1.2.5/ Tổ chức thực hiện hợp đồng. ( Sau khi hợp đồng ngoại thương đã được ký kết doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông thường gồm các bước như sau: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có), giục mở L/C (Letter of Credit) kiểm tra L/C (nếu trong hợp đồng thoả thuận thanh toán bằng L/C), chuẩn bị hàng hoá, kiểm tra hàng hoá, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao hàng cho người vận tải, làm thủ tục thanh toán và thông báo cho người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại (nếu có). Xin giấy phép xuất khẩu: Đây là biện pháp nhà nước dùng để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C): Đối với hợp đồng yêu cầu thanh toán băng L/C, để đảm bảo L/C có hiệu lực trong thanh toán các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải kiểm tra kỹ L/C. Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mà hai bên đã ký. Nếu thấy L/C không phù hợp với hợp đồng, hoặc không có khả năng thực hiện, thì cần yêu cầu đối tác mở một L/C khác có nội dung phù hợp với hợp đồng đã ký kết. * (Nguồn : ( PGS.TS. Vũ Hữu Tửu - 2002-Kỹ Thuật nghiệp vụ ngoại thương-Nhà xuất bản Giáo Dục ) Khi nhận được L/C đảm bảo khả năng thanh toán thì doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện các bước tiếp theo. Chuẩn bị hàng hoá: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu căn cứ theo hợp đồng và L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán băng L/C). Các công việc thực hiện trong bước này gồm: Thu gom hàng từ các nguồn hàng (thu mua hàng, đặt hàng gia công, tự sản xuất…) tập trung thành lô hàng xuất khẩu. Đóng gói bao bì. Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu. Kiểm tra chất lượng: Trước khi giao hàng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng của mình về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì… để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh các hậu quả xấu có thể xẩy ra, phân định rõ trách nhiệm các khâu trong hoạt động xuất khẩu, và đảm bảo uy tín cho mình. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: Cấp cơ sở là cấp kiểm tra chính. Cấp cửa khẩu thẩm tra lại kết quả kiểm tra của cấp cơ sở, và làm thủ tục xác nhận. Thuê phương tiện vận tải (nếu trong hợp đồng yêu cầu người xuất khẩu làm): Thông thường hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được chuyển chở bằng container theo đường biển. Việc thuê phương tiện vận tải đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, và có thông tin về thị trường vận tải, và tinh thông các điều kiện trong hợp đồng vận chuyển. Mua bảo hiểm (nếu trong hợp đồng quy định người xuất khẩu phải mua): Vận chuyển hàng háo quốc tế thường gặp nhiều rủi ro tổn thất (nhất là khi vận chuyển bằng đường biển) vì thế bảo hiểm hàng hoá là rất phổ biến. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giành được quyền mua bảo hiểm thì đều mua bảo hiểm tại các công ty Việt Nam. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao (hợp đồng bảo hiểm cho một loạt các chuyến hàng). Hợp đồng bảo hiểm chuyến (trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ trong một chuyến hàng). Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm. Có ba điều kiện bảo hiểm chính là: Bảo hiểm mọi rủi ro. Bảo hiểm có tổn thất riêng, Bảo hiểm miễn tổn thất riêng. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm căn cứ vào điều khoản hợp đồng xuất khẩu, tính chất hàng, bao bì, phương tiện vận chuyển. Làm thủ tục hải quan: Là thủ tục bắt buộc khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Là biện pháp quản lý của nhà nước đối với hàng xuất khẩu. Làm thủ tục hải quan gồm các bước sau: Khai báo chi tiết về hàng hoá (loại hàng, tên hàng, khối lượng, giá trị hàng, tên phương tiện vận chuyển…) để hải quan kiểm tra và làm thủ tục giấy tờ. Xuất trình hàng để hải quan kiểm tra tính hợp lệ của lô hàng. Thực hiện các quyết định của hải quan (mang tính bắt buộc). Giao hàng cho người vận tải: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thường được vận chuyển bằng đường biển, với hình thức chuyên chở bằng container. Trong trường hợp vận chuyển nguyên container, người xuất khẩu lập bảng kê hàng trong container, đăng ký hàng chuyên chở với người vận tải, trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ giao hàng, bố trí vận chuyển container vào cảng xếp hàng lên tầu, lấy biên lai thuyền phó, đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Trường hợp hàng không đủ một container, người xuất khẩu lập bảng đăng ký hàng chuyên chở sau khi đăng ký được chấp nhận giao hàng cho người vận chuyển tại ga container, nhận vận đơn gửi hàng. Làm thủ tục thanh toán và thông báo cho người mua: Là khâu cuối của hoạt động xuất khẩu hàng, là khâu mà doanh nghiệp xuất khẩu nhận được được tiền hàng xuất khẩu thu hồi lại đựơc vốn. Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C (đã có khâu kiểm tra L/C ở trên) thì trong khâu này cần nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ phải đảm bảo chính xác phù hợp với yêu cần của L/C cả về nội dung và hình thức. Nếu hợp đồng quy định bằng phương thức nhờ thu thì cũng cần nhanh chóng lập bộ chứng từ giao cho ngân hàng phục vụ mình đòi tiền. Ngoài hai phương thức trên cón có một số phương thức thanh toán quốc tế ít được sử dụng hơn: Phương thức chuyển tiền, phương thức đổi chứng từ trả tiền, phương thức thanh toán ghi sổ. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có): Khi đối tác vi phạm hợp đồng người xuất khẩu có quyền khiếu nại. Khi đối tác khiếu nại cần nghiên cứu kỹ hồ sơ tìm phương án giải quyết. Đối với trường hợp hàng hoá bị tổn thất do lỗi của người vận chuyển, hoặc tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, mà hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của mình, thì người xuất khẩu có quyền khiếu nại người vận tải hoặc công ty bảo hiểm đòi bồi thường tổn thất. Nếu không tự giải quyết được thì các bên giải quyết tranh chấp, khiếu nại thông qua trọng tài, hoăc thông qua toà án như thoả thuận trong các hợp đồng đã ký.)* 1.2.6/ Đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu. (Sau mỗi kỳ hoạt động kinh doanh chúng ta thường có hoạt động đánh * ( Nguồn : hai.wordpress.com/2007/11/09/các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương ) giá kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua các chỉ tiêu: Doanh số, doanh thu, chi phí, lợi nhuân, các chỉ tiêu tương đối về hiệu quả kinh doanh… Nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, cũng như xác định những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng, và có những điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp.) * 1.3/ Thị trường mặt hàng và những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 1.3.1/ Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ . ( Phần lớn mặt hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm của những ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống của các địa phương (một số mặt hàng mới xuất hiện do nhu cầu của thị trường như giấy, cỏ, bèo tây…). Các cơ sở sản xuất thường tập trung tạo thành vùng, hay làng nghề chuyên sản xuất một loại sản phẩm gắn liền vùng nguyên liệu có sản và chuyên sản xuất một mặt hàng. Các sản phẩm đa phần được làm thủ công là chủ yếu, mức độ cơ giới hoá rất thấp, vì vậy đây là nghành sử dụng rất nhiều lao động trong sản xuất. Là mặt hàng có tính đa dạng về chủng loại mẫu mã với các mức giá khác nhau, được sử dụng với nhiều nhu cầu khác nhau: Quà tặng, đồ trang trí, trang sức, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, hàng lưu niệm… Một số sản phẩm còn hàm chứa yếu tố văn hoá địa phương, dân tộc. Chu kỳ sống sản phẩm thường là rất ngắn, và là mặt hàng có tính thời vụ. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chính như: * ( Nguồn : Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại – NXB Lao Động – Xã Hội . PGS . TS . Hoàng Minh Đường ) Hàng cói, mây, tre…: Đây là nhóm mặt hàng chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của khí hậu, thời tiết nên đòi hỏi phải có sự chú ý trong khâu xử lý nguyên liệu, để đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Mặt hàng này phát triển thường gắn liền với vùng nguyên liệu. Hàng sơn mài, mỹ nghệ, trang sức: Đây là mặt hàng đòi hỏi quá trình sản xuất phải có nhiều công đoạn phức tạp, yêu cầu lao động phải có tay nghề cao, có tính sáng tạo, công phu, tỷ mỷ. Hàng gốm sứ: Đây là mặt hàng có từ lâu đời của Việt Nam, và đã có tiếng tăm từ ngàn xưa. Hàng thêu ren: Đây là mặt hàng mang đậm tính thủ công, đòi hỏi người lao động phải kiên trì, chịu khó và tĩ mỹ là mặt hàng cần rất nhiều lao động.)* 1.3.2/ Đặc điểm thị trường hàng thủ công mỹ nghệ. (Thị trường tiêu thụ chính hàng thủ công mỹ nghệ là các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước thuộc EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng kông… Trong đó ba thị trương có khối lượng tiêu thụ rất lớn là EU, Hoa Kỳ, và Nhật Bản. Thị trương EU là thị trường nhập khẩu lớn, vơi 73,5 % sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhập từ các nước ngoài khối. Trong đó các nước nhập khẩu chính là Đức, Pháp, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan chiếm tới 80 % tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khối. Đây cũng lã thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn của Việt Nam (chiếm khoảng 10 % lượng nhập khẩu của cả khối trong đó Đức, Pháp, Hà Lan là những nước nhập khẩu chính). Đây là thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi mẫu mã đa dạng phong phú. * ( Nguồn: ) Thị trường Hoa Kỳ cũng là một thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ lớn, mỗi năm nhập khẩu khoảng 55 tỷ USD. Tuy nhiên hàng Việt Nam chỉ chiếm 1% lượng hàng nhập khẩu của nước này. Đây là thị trường lớn nhu cầu đa dạng. Tuy nhiên để thâm nhập được thị trường này các mặt hàng phải được phân loại theo cách gọi của người Mỹ: hàng quà tặng và lưu niệm ngày thường , hàng quà tặng, lưu niệm và trang trí các ngày lễ hội (lễ giáng sinh, năm mới, valentine, halloween, lễ tạ ơn...), đồ dùng và trang trí trong vườn, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng và trang trí nội thất, dụng cụ gia đình, đồ trong phòng ngủ, đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm, đồ sưu tập… Thị trường tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ mang tính thời vụ, chia thành hàng tiêu dùng cho mùa hè và hàng tiêu dùng cho mùa đông. Thị trường Nhật Bản có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng. Thị trường này cũng đòi hỏi rất lớn về sự đa dạng, phong phú của mẫu mã. Bên cạnh thị trường là các nước có nền kinh tế phát triển trên yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã, còn có một thị trường xuất khẩu tiềm năng khác là Châu Phi và Tây Nam Á. Đây là một thị trường rất lớn, lại không khó tính, yêu cầu về chất lượng vừa phải. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang tăng mạnh.)* 1.3.3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 1.3.3.1/ Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp. * Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Tiềm lực tài chính có vài trò quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp, cũng như hoạt động xuất khẩu. Nó thể hiện qua khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất * (Nguồn: thu cong my nghe ) khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (nghiên cứu thị trường, thu mua nguyên vật liệu, quảng cáo, chuẩn bị hàng cho xuất khẩu, trả lương cho công nhân viên…) doanh nghiệp cần phải có vốn. Tiềm lực tài chính tốt còn thể hiện ở hiệu qua kinh doanh, khả năng thanh toán. Tiềm lực tài chính mạnh sẽ tạo sự tin tưởng của bạn hàng, đối tác kinh doanh, người cho vay… Tiềm lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn. * Nguồn nhân lực: Cũng như các doanh nghiệp khác nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quyết định những hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Là lực lượng thực hiện tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được thực hiện tốt, doanh nghiệp phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, nâng cao tay nghề của người lao động, cũng như tạo những mối quan hệ tốt trong doanh nghiệp, đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Đặc biệt ngành hàng thủ công mỹ nghệ là một ngành dòi hỏi sử dụng rất nhiều lao động, mà đòi hỏi về sản phẩm của thị trường xuất khẩu là rất khắt khe. * Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra. Tuy rằng sản phẩm thủ công mỹ nghệ thủ công mỹ nghệ là sản phẩm sản xuất bằng thủ công là chủ yếu. Nhưng để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, và để đáp ứng cho việc phát triển kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ thì cần đầu tư, cải tiến, hiện đại hoá trang thiết bị. * Trình độ tổ chức, quản lý và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Cùng với các nhân tố trên (là các yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh) thì trình độ tổ chức, quản lý và chiến lược kinh doanh xuất khẩu là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp. Muốn phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ doanh nghiệp cần có tổ chức hợp lý, quản lý hiệu quả, và một chiến lược đúng đắn. 1.3.3.2/ Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh quốc tế. * Yếu tố môi trường trực tiếp: _ Yếu tố khách hàng: Mặt hàng mỹ nghệ là loại mặt hàng đầy nhạy cảm và nó phụ thuộc nhiều yếu tố như : thẩm mỹ ,văn hóa ,thói quen và phong tục tập quán…vv nên yếu tố khách hàng cực kỳ quan trọng , trong khi đó mặt hàng này lại được xuất khẩu trên nhiều thị trường với nhiều nền văn hoá khác nhau . Nên doanh nghiệp cần phải chú trọng phân tích kỹ yếu tố con người ở những thị trường khác nhau và cho ra đời những sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu cho tất cả khách hàng . _Y ếu tố nhà phân phối Trong hoạt động kinh doanh sản xuất sản phẩm nói chung và sản xuất,xuất khẩu mỹ nghệ nói riêng khâu phân phối sản phẩm là khâu then chốt và quyết định để một sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Muốn có sản phẩm tới tay người tiêu dùng được nhanh chóng và phong phú với số lượng đáp ứng thì yếu tố nhà phân phối là vô cùng quan trọng và quyết định…nếu doanh nghiệp có được những nhà phân phối tốt và đảm bảo về uy tín cũng như mạnh mẽ đầy tiềm năng thì đó là doanh nghiệp đã có một khâu phân phối thuận lợi và cạnh tranh so với đối thủ… * Yếu tố môi trường khác: _ Môi trường văn hoá: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, sự khác biệt về văn hoá luôn ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đó là những sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, thị hiếu, tôn giáo. Nó ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng các nước nhập khẩu đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Như người Mỹ đòi hỏi hàng thủ công mỹ nghệ phải được phân loại cụ thể theo cách gọi của họ: Đồ sưu tập, đồ trang trí nội thất, đồ dùng và trang trí trong vườn... Còn người Nhật ưa dùng những sản phẩm mang tính cá biệt cao, thể hiện phong cách riêng, sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm độc đáo. Thị trường Châu Phi lại thích các sản phẩm có hoạ tiết động vật như sư tử, hiêu, ngựa... _ Môi trường chính trị, luật pháp: Kinh doanh trong môi trường quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ chịu sự điều chỉnh trước tiên là luật quốc tế, và tập quán kinh doanh quốc tế. Hiện các mặt hàng thủ công mỹ nghệ không bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu, ít chị các rào cản của thương mại, cũng như rào cản kỹ thuật của các thị trương nhập khẩu. Nên đăng kỹ thương hiêu, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm để được sự bảo vệ bởi luật ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12267.doc
Tài liệu liên quan