Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất & ý thức trong việc đổi mới & xây dựng nền kinh tế ở nước ta

Lời nói đầu Những thành tựu của công cuộc đổi mới của nước ta trong thời gian qua đã và đang tạo ra thế và lực (mới cả ở bên trong và bên ngoài) để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Nhiều vấn đề cần thiết, cấp bách của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã nảy sinh. Khả năng giữ vững độc lập tự chủ hội nhập với cộng đồng quốc tế được tăng thêm. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Các nước đều có cơ

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất & ý thức trong việc đổi mới & xây dựng nền kinh tế ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội phát triển. Tuy nhiên, do ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý thuộc về các nước phát triển đã khiến cho các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn. Đặc biệt là nước ta thì đó là những thách thức to lớn. Vì do xuất phát điểm của nước ta quá thấp lại đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó, cùng với xu thế phát triển của thời đại. Đảng và nhà nước ta đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó đổi mới kinh tế là cơ bản nhất, đóng vai trò then chốt và giữ vị trí chủ đạo. Đồng thời đổi mới về những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì giữa đổi mới chính sách phát triển kinh tế có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Chính vì vậy tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép ta vận dụng nó vào mối quan hệ kinh tế và những chính sách của nhà nước. Và giúp cho việc đổi mới, xây dựng nền kinh tế của nhà nước ta thêm vững chắc, có căn cứ khoa học để có thể thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và giàu mạnh. Chính ý nghĩa đó, sau một thời gian nghiên cứu và học tập, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của, em đã lựa chọn đề tài: " Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở nước ta ". Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết này còn nhiều thiếu sót, vậy kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. NộI DUNG A. Lý LUậN Về MốI QUAN Hệ BIệN CHứNG GIữA VậT CHấT Và ý THứC 1. Khái niệm vật chất: Vật chất là một phạm trù rất phức tạp và đã có nhiều quan điểm khác nhau theo trường phái khác nhau. Nhưng Lênin đã đưa ra một số định nghĩa khoa học về vật chất như sau: " Vật chất là một phạm trù triết học chung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Khi định nghĩa " Vật chất là một phạm trù triết học" Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là một khái niệm "rộng nhất, rộng đến cùng cực mà cho đến nay thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt quá được". Với phạm trù này phương pháp định nghĩa thông thường quy phạm trù cần định nghĩa vào phạm trù khác rộng hơn. Người ta không thể quy vật chất vào một phạm trù nào rộng hơn nó. Do vậy chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức, xác định nó là cái mà khi tác động đến giác quan của chúng ta thì gây ra cảm giác. Lênin khẳng định vật chất không có nghĩa gì khác hơn là"thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được ý thức con người phản ánh. Định nghĩa vật chất của Lênin đã khẳng định câu trả lời của chủ nghĩa duy vật và cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bác bỏ những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy tâm khách quan, bất khả duy luận và thuyết nhị nguyên. Đồng thời khắc phục những thiếu sót trong quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ. Định nghĩa vật chất của Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đây là điều mà các nhà duy vật trước Mác chưa đạt tới. Định nghĩa của Lênin giúp cho các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; Trên cơ sở đó người ta có thể tìm ra các phương án tối ưu để hoạt động, thúc đẩy xã hội phát triển và định nghĩa đó có ý nghĩa vạch hướng cho các nhà khoa học cụ thể trong việc đi sâu tìm hiểu thế giới, tìm kiếm các dạng, các hình thức của vật thể mới trong thế giới vật chất. 2. Nguồn gốc của ý thức: 2.1. Nguồn gốc tự nhiên: Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học tinh thần. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là một thuộc tính của vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là óc con người. ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc con người. Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc của con người. Do đó chỉ có con người và bộ óc của mình mới có ý thức theo đúng nghĩa của từ đó. Tuy nhiên nếu chỉ có bộ óc thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Như vậy, bộ óc con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc là hai nguồn gốc tự nhiên hình thành nên ý thức. 2.2. Nguồn gốc xã hội: Để có ý thức ra đời những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu, nhưng chưa đủ; mà điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề nguồn gốc xã hội. ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành của bộ óc người nhờ lao động và ngôn ngữ và các quan hệ xã hội khác. ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nó phụ thuộc vào xã hội và ngay từ đầu đã mang tính chất xã hội. Chính thông qua lao động nhằm cải tạo thế giới thì con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có thể ý thức được về thế giới đó. nhờ lao động mà con người tác động vào đối tượng, sự việc buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc con người hình thành nên ý thức. Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tư tưởng cho nhau, chính nhu cầu đó đòi hỏi sự xuất hiện ngôn ngữ. ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, đồng thời cũng là công cụ của tư duy, nhờ ngôn ngữ mà con người mới có thể khái quát hoá, mới có thể suy nghĩ tách khỏi sự vật cảm tính. Như vậy nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động và ngôn ngữ. ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người thông qua lao động và ngôn ngữ cùng quan hệ xã hội khác. ý thức là sản phẩm xã hội, là hiện tượng của xã hội. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức. Còn ý thức tác động trở lại vật chất thông qua sự chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. 3.1 Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức: Vật chất quyết định sự hình thành của ý thức, bởi vì ý thức là một đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con người. Chính bộ não con người là cơ quan vật chất có chức năngphản ánh hiện thực khách quan hình thành nên ý thức và vật chất cũng quyết định nội dung của ý thức vì bản chất của ý thức là phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người. Do đó nội dung của ý thức từ hiện thực khách quan mà trừu tượng ra, không có hiện thực khách quan tác động vào giác quan thì không có ý thức. Đồng thời vật chất còn quyết định sự vận động và biến đổi của ý thức, vì khi hiện thực khách quan thay đổi, điều kiện tự nhiên thay đổi, sản xuất ra của cải vật chất có sự thay đổi, mối quan hệ giữa người và người về vật chất có sự thay đổi, thì sớm muộn ý thức cũng có sự thay đổi theo. Không những thế, vật chất còn là điều kiện để thực hiện hoá ý thức tư tưởng. mỗi con người, mỗi tổ chức xã hội thường có những mục đích nguyện vọng, những kế hoạch nhất định. Song tất cả những cái đó chỉ có thể thực hiện được khi có những điều kiện vật chất phù hợp bởi vì bản thân ý thức nó không có tác dụng gì cả. muốn thực hiện hoá ý thức thì phải có những điều kiện về vật chất nhất định, thiếu những điều kiện vật chất đó ngưới ta không thể hoạt động được. 3.2. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai chiều hướng: - Nếu ý thức phản ánh đúng đến hiện thực khách quan, nắm bắt được bản chất quy luật của sự vật dựa trên cơ sở nào đó mà đề ra những mục tiêu, đường lối, kế hoạch, biện pháp để cải tạo tự nhiên và xã hội thì sự chủ đạo hoạt động thực tiễn đó sẽ tiến hành thành công. Còn nếu ý thức không phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, tức là không nắm bắt được các quy luật bản chất vật chất của sự vật, thậm chí áp đặt vào sự vật một cách chủ quan duy ý chí theo lòng ham muốn định sẵn của mình dựa trên cơ sở đó mà đề ra những mục tiêu, đường lối, phưong hướng, biện pháp để chỉ đạo họat động thực tiễn, cải tạo sự vật thì sẽ dẫn đến hoạt động thực tiễn đó . 4. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận như sau: Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan và phát huy tính năng động chủ quan. Trước hết sức mạnh của ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát khỏi hiện thực khách quan, mà phải biết dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và nhiệt tình cao. Con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới đó có hiệu quả. Vì vậy phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. Tuy nhiên, cơ sở cho sự phát huy tính năng động chủ quan là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất và các quy luật tự nhiên, xã hội. Nếu như thế giới vật chất với những thuộc tính và quy luật vốn có của nó, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy hiện thực khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy,Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho đường lối, biện pháp. Nếu chỗ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lâý ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí. B. Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở nước ta . 1. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào mối liên hệ giữa nền kinh tế và chính sách kinh tế. Chúng ta đã biết giữa vật chất và ý thức có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong đó nhân tố vật chất giữ vai trò quyết định, còn nhân tố ý thức thì tác động trở lại đối với vật chất. Nhưng trong nhiều trường hợp nhân tố ý thức lại có tác dụng quyết định đến sự thành bại của hoạt động thành bại của hoạt động cải tạo của con người. Điềy này thể hiện rất rõ trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta. Vì giữa nền kinh tế ( biểu hiện của vật chất) và những chính sách, biện pháp đổi mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế ( biểu hiện của ý thức) cũng có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Trong đó, nền kinh tế là nhân tố quyết định, bởi vì phải có nền kinh tế hiện có thì mới hình thành nên các chính sách thúc đẩy nó phát triển. Vì khi đã có nền kinh tế thì các biện pháp để đẩy mạnh sự phát triển của nó cũng phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, phải lấy nó làm tiền đề ban hành ra những đường lối, chủ trương. Nhưng khi nền kinh tế biến đổi, có biến động nào đó thì những đường lối, chính sách nhằm phát triển kinh tế cũng phải có sự thay đổi để thích ứng với thị trường. Không những thế nền kinh tế còn là điều kiện hoá để thực hiện những chính sách đổi mới kinh tế. Những chính sách đó muốn được thực hiện tốt thì phải có một nền kinh tế phù hợp với những đường lối đặt ra. Vì chỉ có những chính sách không thôi thì không có tác dụng gì cả. Cho nên không thể thiếu nhân tố là nền kinh tế. Chính vì vậy, khi đề ra các đường lối phát triển kinh tế đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, nắm bắt được xu hướng vận động và biến đổi của nền kinh tế, không được ban hành những chính sách đường lối phát triển kinh tế mà khách quan không có. Có như vậy nội dung của các chính sách phát triển kinh tế đề ra mới đi vào thực tiễn một cách có hiệu quả. nhưng có thể bị suy thoái nếu trên thị trường có những biến động mà nền kinh tế đó không có những điều chỉnh nhanh chóng hợp lý. Cho nên cần phải có sự sáng tạo trong quản lý kinh tế, biết đổi mới và thích ứng nhanh với thị trường, phát huy tính năng động chủ quan một cách hợp lý. Phải đào tạo các nhà quản lý biết cách sáng tạo, biết thể hiện vai trò lãnh đạo cũng như phải có đầu óc tinh nhậy để phát hiện những biến động kinh tế và phải đề ra những biện pháp nhanh chóng sửa đổi sao cho hợp lý nhất. 2. Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở nứơc ta. 2.1. Bối cảnh của nền kinh tế trước năm đổi mới(1986) Từ năm 1976 Việt nam bước vào giai đoạn hồi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Năm 1978 viện trợ từ Trung quốc bị cắt giảm hoàn toàn, và nền kinh tế nói chung bị lâm vào tình trạng đình đốn nghiêm trọng do thiếu nguyên liệu. Vì vậy kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1981- 1985 là một kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Những cơ sở vật chất cho việc hoạch định rất thiếu thốn. tuy chỉ số kinh tế thời kỳ 1981- 1986 cho thấy vẫn có một sự tiến bộ nào đó của nền kinh tế so với thời kỳ 1976- 1980 như tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực kinh tế chủ chốt cũng như của toàn bộ nền kinh tế đều tăng nhanh. Nhưng nền kinh tế Việt nam vần là một nền kinh tế lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề sau bao năm chiến tranh " các mặt cân đối lớn về tài nguyên, năng lượng..." vẫn tồn tại dai dẳng. Tổng kết sau 10 năm phát triển kể từ năm 1975, lực lượng sản xuất ở Việt nam vẫn hết sức yếu kém, lao động về cơ bản là thủ công, cơ cấu của nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Đến năm 1984 thu nhập quốc dân bằng tiêu dùng. Đến năm 1985 tình hình kinh tế lại trở về như cũ. Công nghiệp chỉ sử dụng 30- 50% công suất thiết bị. Những mục tiêu đặt ra quá cao, về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất vượt quá khả năng của nền kinh tế. Như năm 1975 phấn đấu đạt 21 triệu tấn lương thực, 1 triệu tấn cá biển, 1 triệu ha khai hoang, 1 triệu 206 ha rừng mới trồng, 10 triệu tấn than sạch, 2 triệu tấn xi măng. Đặc biệt là đã đề ra việc xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng và hoàn thành cơ bản cải tạo Xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Nhưng đến hết năm 1980 nhiều chỉ tiêu kinh tế đề ra chỉ đạt khoảng 50- 60% mức đề ra. Nền kinh tế tăng trưởng rất chậm chạp: tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 1,5%, công nghiệp nặng tăng 2,6%, nông nghiệp giảm 0,15%. Tình hình này đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng trong đời sống, làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng kinh tế này như: trình độ nền sản xuất lạc hậu, chiến tranh, thiên tai, tốc độ gia tăng dân số nhanh.Nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là sai lầm bắt nguồn từ quản lý kinh tế. Sở dĩ nền công nghiệp hoạt động kém hiệu quả là do công tác kế hoạch chậm được sửa đổi. Về cơ bản việc lập và giao kế hoạch vẫn rất gò bó, bao cấp. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch đi từ dưới lên trên không được tôn trọng. Kế hoạch hạch toán trong các doanh nghiệp về thực chất là không đầy đủ. Trên bề mặt thì các doanh nghiệp được giao quyền tự chủ và tự hạch toán kinh tế nhưng thực ra thì vẫn bị sức ép của kế hoạch từ việc quyết định làm cái gì, làm bao nhiêu và thậm chí cả làm như thế nào. Do đó cái gọi là chế độ hạch toán kinh tế là không có ý nghĩa thực tế. Thêm vào đó, bộ máy quản lý cồng kềnh, quá nhiều đầu mối, quá nhiều khâu trung gian làm cho bộ máy quản lý mang nặng tính quan liêu hành chính, không có khả năng tiếp nhận những vấn đề nảy sinh trong thực tế sản xuất kinh doanh. do đó những kế hoạch được lập không mang tính thực tế, không ăn khớp với nhu cầu thực tế, không tôn trọng các quy luật khách quan, quy luật kinh tế. Nói cách khác, bộ máy quản lý mang tính quan liêu hành chính và cơ chế kế hoạch kinh tế mang tính mệnh lệnh bao cấp đã làm xơ cứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Không khuyến khích được tính chủ động tích cực sáng tạo cũng như vai trò làm chủ của các cơ sở kinh doanh này. Đây là nguyên nhân quan trọng giải thách tính không hiệu quả của sản xuất và kinh doanh. 2.2. Đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở Việt nam từ năm 1986 đến nay. Trước tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng ngiêm trọng, Đảng và nhà nước ta đã đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình, lấy ý kiến rộng rãi của cơ sở, của nhân dân, đặc biệt là nghiên cứu về đổi mới tư duy quản lý kinh tế. Đại hội lần thứ VI (12- 1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những chủ trương, chính sách sai lầm mang nặng tính giáo điều chủ quan duy ý chí, đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và đi vào thế ổn định và phát triển. Tại Đại hội VI đã đề ra định hướng lớn và xác định các chủ trương đổi mới. Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế tiểu tư bản, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Vận dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Trong quá trình thực hiện nghị quyết đại hội Đảng VI, những diễn biến phức tạp trên thế giới đã ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế ở nước ta. Nhưng Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy tích cực sáng tạo, sự kiên trì tìm tòi khám phá ra con đường đổi mới kinh tế và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam sau hơn bốn năm thực hiện đường lối đổi mới : Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nước. tốc độ lạm phát giảm, so với trước đây thì độ khủng hoảng đã giảm bớt. Nhưng trong Đại hội VII cũng chỉ ra những tồn tại lớn cần giải quyết đặc biệt là về kinh tế. Đồng thời cũng tự phê bình về việc chậm xác định rõ yêu cầu và nội dung đổi mới, còn nhiều sơ hở và lúng túng trong quản lý điều hành. Đặc biệt trong Đại hội cũng xác định "về quan hệ giữa đổi mới với các chính sách nhằm đổi mới kinh tế thì phải tập trung trước hết đổi mới kinh tế với các chính sách nhằm đổi mới kinh tế thì phải tập trung trước hết đổi mới kinh tế để đáp ứng nhữngnhu cầu cấp bách của nhân dân về đời sống " Như vậy Đảng và nhà nước ta vận dụng ngày càng đúng đắn phương pháp luận biện chứng về mối quan giữa vật và chất và ý thức được vào trong công cuộc đổi mới và xây dựng kinh tế. Đại hội VII sau khi đã phân tích sâu sắc điểm tình hình quốc tế và trong nước đã vạch ra những đường lối phát triển kinh tế một cách tổng quát. Xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lĩnh vực khác. Trong công cuộc đổi mới, báo cáo trước Đại hội đã nhận xét: " nét nổi bật là ở trong Đảng đã có sự đổi mới về tư duy kinh tế với tinh thần độc lập sáng tạo. Đảng đã cụ thể hoá và phát triển Nghị quyết Đại hội VII bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta. Và hội nghị đại biểu toàn quốc giữa kỳ đã đánh giá thành tựu to lớn có ý nghĩa hàng đầu là đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá liên tiếp trong 3 năm. Tổng sản phẩm GDP trong nước tăng bình quân 8,2% ( mức đề ra cho 5 năm 1991- 1995 là 5,5 và 6,5%), sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Sản lượng lương thực trong 5 năm( 1991- 1995) tăng 26% so với 5 năm trước (1986- 1990). Sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3% ( mức kế hoạch đề ra là 7,5- 7,8%). Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, thị trường xuất nhập khẩu cũng được củng cố và mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1991- 1995 đạt trên 17 tỷ USD ( mức kế hoạch là 2- 15 tỷ USD), đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta. Phục vụ cho việc xây dựng cho chính sách phát triển kinh tế một cách cụ thể và toàn diện với phương châm nhìn thẳng vào thực tế và vận dụng một cách sáng tạo trong quản lý trên cơ sở nắm được các quy luật khách quan, bản chất và quy luật kinh tế thị trường. Nhưng trong 5 năm 1991- 1995, Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ cũng đã vạch ra những mặt yếu kém của nền kinh tế. Đó là, nền kinh tế vẫn còn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển. Tuy nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng năng suất, chất lượng, hiệu quả...của sản phẩm còn kém và rất thấp. Để có những chủ trương và biện pháp giải quyết, hội nghị đã dự đoán những nhiệm vụ chủ yếu là: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chính sách nhất quán phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải bám vào hiện trạng của nền kinh tế thực tại mà đề ra những đường lối phát triển kinh tế, phải bồi dưỡng thêm năng lực, phẩm chất cũng như trí tuệ sáng tạo, phát huy được tính năng động chủ quan của người quản lý và điều hành kinh tế. Có như vậy mới làm cho nền kinh tế tăng trưởng, không những khá mà còn vững chắc, ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, TW Đảng khóa VII cũng đã tổng kết với sự thành công của công cuộc đổi mới 10 năm(1986- 1995) chúng ta càng có cơ sở để khẳng định rằng công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp vơí xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Tức là chúng ta thừa nhận giai đoạn phát triển kinh tế tư bản mà trước đây chúng ta đã phủ định để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trước đây Đảng đã phạm sai lầm nghiêm trọng là bệnh chủ quan duy ý chí, vi phạm các quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đề ra những chính sách phát triển kinh tế không sát với thực trạng của nền kinh tế hiện có. có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng, đặt ra những kế hoạch, mục tiêu không thể thực hiện được. thêm vào đó duy trì quá lâu chế độ tập trung quan liêu bao cấp làm cho bộ máy quản lý kinh tế không phát huy tính sáng tạo, không chủ động thích ứng với những biến đổi của thị trường làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nhưng chúng ta đã dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các đặc điểm của các nước xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã vận dụng một cách tổng hợp các mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu kém của nước ta để đưa ra những phương châm phát triển kinh tế. Đưa nền kinh tế của Việt nam sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần đó, cùng với những kinh nghiệm đã thu được qua những năm đổi mới. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII chúng ta cũng đã đi từ thực tế khách quan, đánh giá những đặc điểm của nền kinh tế, những thuận lợi và khó khăn, những thời cơ và nguy cơ, Và Đảng cũng đã nhận định thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen lẫn vào nhau. Cho nên chúng ta phải chủ động nắm thời cơ và thuận lợi để vươn lên phát triển nền kinh tế nhanh và vững chắc tạo ra thế và lực mới. Đồng thời phải luôn luôn tỉnh táo, phát huy tính sáng tạo và chủ động để đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ, kể cả những nguy cơ phức tạp mới nảy sinh, đảm bảo phát triển đúng hướng. Với công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ngày càng được cụ thể hoá và đi vào chiều sâu, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái thực hiện, làm được điều này là do Đảng và Nhà nước đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong việc ban hành, đề ra những chính sách phát triển kinh tế. Các chính sách này hợp với quy luật và bản chất của nền kinh tế và trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan. Đồng thời lại có một đội ngũ quản lý kinh tế rất năng động và sáng tạo, có thể thích ứng cao độ với những biến đổi mới nảy sinh trong nền kinh tế thực tại. Để minh chứng cho điều này cần phải lấy một ví dụ cụ thể trong nền kinh tế, đó là việc tăng trưởng của nền sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lương thực thực phẩm trong công cuộc đổi mới. Từ năm 1988 trở về trước đất nước ta vẫn trong tình trạng triền miên thiếu lương thực, mỗi năm phải nhập khẩu hơn chục vạn tấn lương thực cho nhu cầu trong nước, năm cao nhất phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn. Trước tình hình đó TW Đảng và một số địa phương đã đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giải quyết tình trạng này. Nguyên nhân chính của tình trạng này là duy trì quá lâu nền kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, chế độ làm chung và ăn theo công điểm nên đã không phát huy được tinh thần tự giác cũng như sự sáng tạo trong cán bộ quản lý và trong công nhân viên. Nhưng rồi Đảng và Nhà nước cũng đã khắc phục được những tình trạng này đó là nhìn thẳng vào sự thật hành động theo đúng quy luật khách quan và phát huy tính năng động của người quản lý cho nên sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực đã thực sự khởi sắc, Nhà nước ta đã ban hành ra những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Những chính sách như chỉ thị của Ban bí thư TW Đảng về khoán sản phẩm đến tay người lao động, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị TW Đảng (5/4/1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp đã đi sâu và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng và đã phát huy được tính năng động sáng tạo của nhân dân, lúc này mỗi người dân đều phải tự mình làm việc riêng để kiếm sống nên sản xuất lương thực liên tục tăng nhanh. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, sản lượng lương thực đạt 21.516.000 tấn, bình quân lương thực tính theo đầu người là 333 kg/người, xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo. Từ những năm đó cho tới nay sản lượng lương thực vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 1994 mặc dù gặp rất nhiều thiên tai cả miền Bắc và miền Nam, nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt 26 triệu tấn ( mức cao nhất từ trước tới nay), tăng 2,7% so với năm trước, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 4 triệu tấn. Nhìn chung sản lượng lương thực của cả nước đã tăng từ 17,5 triệu tấn năm 1987 lên 35,7 triệu tấn năm 2000, tức tăng gấp đôi sau 14 năm. Từ chỗ mỗi năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, đến năm 1989 Việt nam đã bắt đầu xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo và năm 1999 đã tăng lên 4,5 triệu tấn và đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đạt được thành tích tốt trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực là một thắng lợi nổi bật trong quá trình đổi mới nền kinh tế, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đưa vào thế ổn định phát triển vững chắc. 3. Những giải pháp và kiến nghị. Đổi mới kinh tế là một sự nghiệp khó khăn và chưa có tiền đề đòi hỏi phải phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan, và tính năng động, đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu để khám phá và tìm tòi ra mô hình kinh tế thích hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và những biến động ở trong nước đòi hỏi chúng ta phải kiên trì giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn. Đồng thời chúng ta phải tỉnh táo thông minh nhạy bén thích ứng kịp thời với tình hình kinh tế thưòng xuyên nảy sinh những biến động, cho nên chúng ta cần phải đề ra những chính sách đường lối phát triển kinh tế hợp với thực tiễn của nền kinh tế. Muốn vậy các nhà hoạch định kinh tế phải nắm được thực tại khách quan, quy luật cũng như bản chất của nền kinh tế. Có như vậy các chính sách khi đi vào thực tiễn mới phát huy được tác dụng một cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, người cán bộ kinh tế phải quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết là phương pháp luận toàn diện và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đề xuất và áp dụng các chủ chương chính sách về kinh tế các phương pháp có chế quản lý tài chính theo tinh thần đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển trong điều kiện xoá bỏ quan liêu bao cấp có nghĩa là đòi hỏi người làm công tác quản lý, tài chính phải năng động, sáng tạo, nhạy bén, nắm bắt được thực tế và quy luật vận động phát triển của nó kết hợp giữa xuất phát từ thực tế khách quan và phát huy sự lỗ lực chủ quan, kết hợp giữa tình cảm, ý trí với trí tuệ. Trí tuệ ở đây phải đạt đến trình độ thành thực và nhuần nhuyễn, cần đấu tranh chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí. Tư tưởng nóng vội, phiêu lưu mạo hiểm, bất chấp mọi quy luật khách quan. Cần rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ, dám làm. Chủ động sáng tạo ra thời cơ, giành lấy thời cơ để áp dụng các chính sánh cho hợp lý nhất và mang lại hiệu quả cao nhất . Đây là những điều kiện rất quan trọng và thiết thực đối với người quản lý giỏi. Như vậy, hai yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ một nhà hoạch định kinh tế nào trong thời đại ngày nay cũng phải có là: Phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan và phát huy tính năng động chủ quan. Đây là 2 điều kiện tốt nhất cần thiết đối với một nhà kinh doanh, một cán bộ quản lý giỏi. Và khi đã nắm bắt được các quy luật đó và vận dụng nó một cách thiết thực trong nền kinh tế hiện nay thì sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách rõ rệt, không những nhanh mà còn mạnh và ổn định vững chắc. phần kết luận Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một sự nghiệp khó khăn và phức tạp, có thể coi đây như một cuộc kháng chiến trường kỳ của Đảng và Nhà nước trong thời bình. Với những biến động trong nền kinh tế thế giới và trong nước đang diễn ra từng ngày từng giờ cho nên các cán bộ kinh tế phải phát huy tính năng động chủ quan, phải kiên trì, giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn, đề ra những chính sách sát thực tế và bắt nguồn từ bản chất thực tại của nền kinh tế đồng thời phải tôn trọng các quy luật khách quan, có thể mớii đem lại kết quả khả quan trong sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế. Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng thành thạo pháp lý kinh tế. Phát huy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ biện chứng giữa nền kinh tế (vật chất) và các chính sách kinh tế (ý thức) vào trong công cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh, để từ đó nâng cao hơn nữa vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Mục lục Lời nói đầu.......................................................................................…….1 Nội dung..........................................................................._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0390.doc
Tài liệu liên quan