Bộ lao động Thương binh và Xã hội (Toán kinh tế)

Tài liệu Bộ lao động Thương binh và Xã hội (Toán kinh tế): ... Ebook Bộ lao động Thương binh và Xã hội (Toán kinh tế)

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bộ lao động Thương binh và Xã hội (Toán kinh tế), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Lao động là vấn đề trung t©m trong học thuyết M¸c: đã là điểm khởi hành mà cũng là điểm tận cïng trong lý luận về lịch sử của M¸c, là gi¸ trị nền tảng về triết học căn cứ trªn đã M¸c đ¸nh gi¸, ph©n tÝch ý nghĩa của c¸c h×nh th¸i kinh tế-x· hội đã xuất hiện, đồng thời cũng qua đã h×nh dung ra sự sinh thành của những h×nh th¸i kinh tế-x· hội mới trong tương lai. Tõ tr­íc tíi nay, vÊn ®Ò con ng­êi, lao ®éng, viÖc lµm, c¸c chÝnh s¸ch an sinh x· héi lu«n ®­îc §¶ng vµ Nhµ n­íc ta ®Æc biÖt quan t©m vµ mét c¬ quan cña ChÝnh phñ ViÖt Nam lµ Bộ Lao động - Thương binh và X· hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chÝnh s¸ch đối với thương binh, liệt sỹ và người cã c«ng, bảo trợ x· hội, phßng chống tệ nạn x· hội. Bộ được thành lập ngày 16 th¸ng 2 năm 1987 theo quyết định số 782/HĐNN của Hội đồng Nhà nước hợp nhất hai Bộ: Bộ Lao động và Bộ Thương binh và X· hội thành Bộ Lao động – Thương binh và X· hội. Bộ trưởng hiện nay là bà NguyÔn ThÞ Kim Ng©n. Viện Khoa học Lao động và X· hội là một c¬ quan cña Bé trực tiếp nghiªn cứu, ph©n tÝch số liệu và đưa ra c¸c tư vấn cho Bộ trong việc ra chÝnh s¸ch và c¸c chiến lược. Nh÷ng kÕt qu¶ nghiªn cøu cña ViÖn ®· cã ®ãng gãp rÊt lín cho Bé trong viÖc ®­a ra c¸c chÝnh s¸ch tr×nh chÝnh phñ. Trung t©m Th«ng tin, ph©n tÝch vµ Dù b¸o chiÕn l­îc lµ mét thµnh viªn cña ViÖn. §­îc sù giíi thiÖu cña c« chñ nhiÖm TS.NguyÔn ThÞ Minh vµ sù chÊp thuËn cña phã gi¸m ®èc Trung t©m ThS.NguyÔn ThÞ Lan em ®· ®­îc thùc tËp t¹i Trung t©m trong thêi gian tõ 12/01/2009 ®Õn 07/05/2009. B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp nµy sÏ tr×nh bµy mét c¸ch tæng quan vÒ c¬ së mµ em ®ang thùc tËp vµ tõ ®ã t×m ra bµi to¸n thùc tÕ mµ c¬ së ®ang gi¶i quyÕt, vµ đề xuất một số đề tài cho chuyªn đề thực tập sau 3 tuần đầu em thực tập tại đ©y. Rất mong nhận được sự hướng dẫn vµ t¹o ®iÒu kiÖn của ThS.NguyÔn ThÞ Lan vµ c¸c anh chÞ trong Trung t©m ®Ó em hoµn thµnh tèt viÖc thùc tËp t¹i Trung t©m . PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI 1.1 Tóm lược lịch sử phát triển Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày nay được hình thành từ quá trình xây dựng và phát triển, tiếp thu, kế thừa và phát huy chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của 7 Bộ và cơ quan : Bộ Lao động, Bộ Cứu tế xã hội, Bộ Xã hội, Bộ Thương binh – Cựu binh, Bộ Nội vụ, Bộ Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh. Quá trình hình thành và phát triển về tổ chức gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1945 - 1954 - Giai đoạn 1955 - 1964 - Giai đoạn 1965 - 1975 - Giai đoạn 1976 - 1985 - Giai đoạn từ 1986 đến nay 1.2 Vị trí và chức năng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý. 1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt, các dự án, đề án và văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phê duyệt các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyến khích tạo việc làm mới; về tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; về chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù, lao động dịch chuyển; về lao động bị mất việc làm trong sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; Hướng dẫn cơ chế thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền; Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của cơ sở giới thiệu việc làm; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm; Tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cung cấp cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu; Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Phát triển thị trường lao động ngoài nước; Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp; Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Về lĩnh vực dạy nghề Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề; Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề theo thẩm quyền; quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề; điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; Quy định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; danh mục nghề đào tạo; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp; mẫu bằng, chứng chỉ nghề; quy chế cấp bằng, chứng chỉ nghề; Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề; Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề; công nhận Hội đồng quản trị, ban giám hiệu trường cao đẳng nghề tư thục theo thẩm quyền. Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động và viên chức lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đi học tập, công tác ở nước ngoài; chế độ tiền lương, tiền công đối với lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước; chế độ ưu đãi đối với lao động đặc thù; Quy định nguyên tắc và phương pháp xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước. Về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật; Quy định chế độ thông tin, báo cáo về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Về lĩnh vực an toàn lao động Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, điều kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động; Phối hợp với Bộ Y tế quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp; Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; Quy định và hướng dẫn chung về thủ tục đăng ký, kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;    Thẩm định để các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy trình kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định; Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật; Ban hành hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động; Chủ trì và phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ Về lĩnh vực người có công Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng; Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"; Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; Quy định việc quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ liệt sĩ. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội theo thẩm quyền; Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; Quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội; Quy định thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ sở bảo trợ xã hội về gia đình. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Bộ; Quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em; Quy định thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở trợ giúp trẻ em và từ cơ sở trợ giúp trẻ em trở về gia đình; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em; Chương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma tuý; Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao động xã hội; Quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục lao động xã hội; cấp và thu hồi Giấy phép đối với các cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện theo quy định của pháp luật; Quy định chương trình giáo dục, dạy nghề và tái hoà nhập cộng đồng đối với người bán dâm và người nghiện ma tuý; Quy định thủ tục đưa đối tượng vào các cơ sở giáo dục lao động xã hội. Về lĩnh vực bình đẳng giới Hướng dẫn thực hiện về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. Về quản lý đơn vị sự nghiệp ngành và lĩnh vực dịch vụ công Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp ngành lao động, người có công và xã hội; Ban hành định mức biên chế sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ; Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành; Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; hướng dẫn chính sách xã hội hoá một số hoạt động trong lĩnh vực của ngành theo quy định của pháp luật; Trực tiếp quản lý và hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện các quy định của nhà nước. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội ở địa phương. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 1.4 Cơ cấu tổ chức LÃNH ĐẠO BỘ Khối Quản lý Nhà nước Khối sự nghiệp Cục Việc làm Viện Khoa học lao động và XH Vụ Lao động - Tiền công Viện CH - PHCN Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Trung tâm Thông tin Vụ Bảo hiểm xã hội   Trường Đào tạo, BD CB, CC LĐXH. Cục Bảo trợ Báo Lao động và Xã hội Vụ Pháp chế Tạp chí lao động và Xã hội Vụ Hợp tác quốc tế Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Vụ Kế hoạch - Tài chính Vụ Tổ chức cán bộ Cục Quản lý lao động ngoài nước Cục An toàn lao động Cục Người có công Cục PC TN Xã hội Tổng cục dạy nghề Thanh tra Bộ Văn Phòng Bộ PHÇN 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ Xà HỘI 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ Xà HỘI - 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH 2.1.1. Sự hình thành của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Viện Khoa học lao động được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại Quyết định số 79/CP của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 3 năm 1987, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (VKHLĐ&CVĐXH). Theo Quyết định 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ, Viện KHLĐ&CVĐXH được xác định là viện đầu ngành trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng và chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội. Đến ngày 18 tháng 11 năm 2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTB&XH đổi tên Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội thành Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện cho phù hợp với thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Kể từ khi thành lập Viện đến nay, Viện đã không ngừng phát triển, trưởng thành và đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta. Các công trình nghiên cứu của Viện ngày càng gắn nhiều hơn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trong các thời kỳ, nhất là thời kỳ đổi mới vừa qua. 2.1.2. Những thành tựu qua 25 năm hoạt động Quá trình xây dựng và trưởng thành của Viện đã trải qua nhiều thời kỳ gắn liền với quá trình phát triển của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đã để lại những dấu ấn khá đậm nét, có thể chia ra thành 2 thời kỳ: trước đổi mới (1978 - 1986) và sau đổi mới đến nay. 2.1.2.1. Thời kỳ trước đổi mới (1978-1986) Thời kỳ này, Viện tập trung nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực ngành quản lý phù hợp với phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nghiên cứu luận cứ phục vụ hoạch định chính sách, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và phục vụ cho quản lý vi mô, nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước, là nét đặc trưng chủ yếu trong thời kỳ này. Một số kết quả nghiên cứu nổi bật, có giá trị là: Nghiên cứu xây dựng 11 tập định mức thi công thống nhất trong xây dựng cơ bản; tiêu chuẩn thời gian chung để tính định mức cho các công việc gia công cơ khí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất các nghề công nhân và hướng dẫn xây dựng các danh mục nghề công nhân; phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ở đơn vị kinh tế cơ sở; nghiên cứu các mô hình sản xuất kinh doanh-có hiệu quả, dự báo dân số và phân bố lao động đến năm 2000… Hàng loạt các nghiên cứu đã giúp các doanh nghiệp tổ chức lại lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu của Viện đã phục vụ kịp thời cho việc xây dựng chính sách, cải tiến quản lý lao động ở cơ sở, nhiều công trình nghiên cứu cho đến nay về định mức lao động, xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, năng suất lao động chỉ cần điều chỉnh chút ít vẫn có thể phục vụ công tác quản lý ở các doanh nghiệp. Đến nay, kết quả của một số công trình nghiên cứu khoa học về cơ bản vẫn là tài liệu tham khảo tốt để phục vụ cho xây dựng chính sách trong lĩnh vực lao động. Thời kỳ này, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu bắt đầu được mở ra, song chủ yếu là với các nước thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), nhất là trong các lĩnh vực tổ chức lao động khoa học, định mức lao động, tiền lương, Ergonomy,… Phải khẳng định rằng, mặc dù trong thời kỳ này, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung phong trào thi đua trong học tập và nghiên cứu được toàn thể cán bộ, nghiên cứu viên nhiệt tình hưởng ứng. Chính những cán bộ này, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường lại là những người tiên phong trong học tập đổi mới kiến thức và nhiều người trong số đó đang giữ những cương vị chủ chốt trong Bộ, trở thành những nhà khoa học đầu ngành. 2.1.2.2. Thời kỳ sau đổi mới Những năm 1986-1996 đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động nghiên cứu của Viện gắn với những năm đầu thập kỷ 90 của công cuộc đổi mới đất nước. Đó là thời kỳ nhiều vấn đề trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội đòi hỏi phải được đổi mới tư duy phù hợp với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc trong công tác quản lý của ngành, nhất là phải từng bước quán triệt, cụ thể hóa và thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế, về Lao động và Xã hội đặt ra cho Viện nhiệm vụ hết sức nặng nề trong việc nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận, phương pháp luận mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong lĩnh vực lao động, người có công, lĩnh vực xã hội; đồng thời tham gia nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn như giải quyết lao động dôi dư trong sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề việc làm cho lao động xã hội, cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo trợ xã hội… Đổi mới trong hoạt động nghiên cứu của Viện thực sự diễn ra khá mạnh mẽ từ những năm đầu thập kỷ 90, khởi đầu là khi Viện được Nhà nước giao cho thực hiện đồng thời hai đề tài khoa học cấp nhà nước về đổi mới chính sách tiền lương và đổi mới chính sách BHXH cho phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Ý nghĩa quan trọng của bước ngoặt đổi mới này là Viện đã bắt đầu chuyển hướng sang tập trung nghiên cứu phục vụ cho việc đề ra các chính sách quản lý vĩ mô. Đề tài cấp Nhà nước về tiền lương đã giải quyết căn bản các vấn đề liên quan đến lý luận về tiền lương nói chung, phương pháp xác định mức lương tối thiểu; vấn đề thang, bảng lương; phụ cấp và vấn đề quản lý nhà nước về tiền lương. Đề tài BHXH cũng đã đưa ra các căn cứ khoa học cho việc hình thành quĩ BHXH trên cơ sở xác định các mức đóng và hưởng, nguồn quĩ này được hình thành và dần dần đi vào hạch toán độc lập và tách khỏi ngân sách nhà nước; xây dựng các chế độ BHXH bắt buộc; đề ra phương án thống nhất quản lý nhà nước về BHXH. Kết quả nghiên cứu của hai đề tài này đã góp phần tích cực xây dựng đề án trình Chính phủ về cải cách tiền lương và BHXH năm 1993. Viện triển khai hàng loạt các đề tài cấp Bộ nhằm đưa ra các cơ sở khoa học tin cậy phục vụ cho việc xây dựng Bộ luật Lao động năm 1995 và các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động. Trong thời kỳ này, Viện cũng được Bộ giao nghiên cứu một số lĩnh vực quan trọng khác như lao động nữ và giới; điều kiện lao động và môi trường lao động; tệ nạn xã hội… Trong lĩnh vực xã hội, các đề tài đã tập trung nghiên cứu phục vụ cho việc đề ra các chính sách đối với các đối tượng có công với cách mạng, bảo đảm cho các đối tượng này có được mức sống bằng hoặc trên mức trung bình của nhân dân tại địa phương nơi cư trú; thực hiện một số nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc đề ra các chính sách bảo trợ xã hội cho các đối tượng, nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội… theo hướng xã hội hóa. Đặc biệt, một loạt các cuộc điều tra cơ bản đã được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và tổng hợp thông tin từ thực tiễn để phục vụ cho xây dựng chính sách. Nhờ các cuộc điều tra này, Viện đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quan trọng về doanh nghiệp, về thực trạng lao động, việc làm của người lao động, đời sống của các đối tượng xã hội thông qua kết quả điều tra các hộ gia đình ở các vùng trong cả nước. Các dữ liệu này là căn cứ thực tiễn để xây dựng nhiều báo cáo chuyên đề về lao động, việc làm cung cấp luận cứ cho Bộ góp ý kiến vào các Nghị quyết TW khóa VI, khóa VII; báo cáo của Bộ trưởng với Tổng Bí thư về thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập và nghèo đói và nhiều báo cáo khoa học khác; mặt khác cung cấp cơ sở khoa học để phục vụ xây dựng chính sách lao động và xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI và VII của Đảng. Cũng nhờ các thông tin này mà Viện đã chủ trì và phối hợp với các địa phương xây dựng thành công các qui hoạch phát triển ngành cho một số tỉnh và vùng kinh tế. Đây là thời kỳ Viện bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Khởi đầu là dự án tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam do SIDA Thụy Điển tài trợ và với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO/ARTEP của trường Kinh tế Stockholm và các hợp tác quốc tế khác, kể cả đa phương, song phương, và phi chính phủ. Các hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho Viện tiếp cận với các lý luận, phương pháp luận, nhận thức mới của quốc tế về lĩnh vực Lao động và Xã hội, đồng thời nâng cao dần uy tín của Viện trong giới nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Viện đã trở thành thành viên mạng lưới các Viện nghiên cứu Lao động khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 1995. Thời kỳ 1997-2002, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, nền kinh tế-xã hội nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, song do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới làm cho tình hình kinh tế-xã hội nước ta diễn biến phức tạp, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế trong các năm 1998-2000 có chiều hướng giảm sút, thiên tai liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước; nhiều vấn đề xã hội bức xúc đặt ra cần giải quyết…. Từ đó, nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội càng nặng nề. Để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung chỉ đạo Viện Khoa học Lao động và Xã hội huy động lực lượng và đổi mới phương thức tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu nên đã đạt được những tiến bộ nhất định và từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu của một Viện nghiên cứu đầu ngành. Trong thời kỳ này, Viện đã thực hiện 32 đề tài nghiên cứu khoa học, 14 dự án nghiên cứu và 28 công trình nghiên cứu hợp tác với nước ngoài, nhiều công trình phối hợp nghiên cứu với các Bộ, ngành cơ quan nghiên cứu trong nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các luận cứ khoa học quan trọng phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, luật pháp và triển khai trên nhiều lĩnh vực trọng điểm của ngành. Nét nổi bật của thời kỳ từ 1997 đến nay là Viện đã tập trung nghiên cứu tham gia vào các dự thảo báo cáo và Nghị quyết TW khóa VIII và IX, dự thảo các báo cáo của Chính phủ, xây dựng các chiến lược và đề án lớn của ngành. Đặc biệt là Viện đã chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tham gia xây dựng Chương trình việc làm quốc gia thời kỳ 1998-2000, cả 2 chương trình này đã được Chính phủ phê chuẩn và triển khai thực hiện. Tiếp đó, Viện được giao chủ trì xây dựng chiến lược Việc làm và chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010, đồng thời tích cực tham gia xây dựng chiến lược xuất khẩu lao động, chiến lược dạy nghề; góp ý vào các chiến lược phát triển nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân, chiến lược phát triển dân số, chiến lược phát triển giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ… Năm 1998, Viện chủ trì nghiên cứu xây dựng báo cáo quốc gia của Chính phủ về sang kiến 20/20: “Nghiên cứu dịch vụ xã hội cơ bản của Việt Nam” phục vụ cho Hội nghị quốc tế OSLO II Hà Nội và Hội nghị các nhà tài trợ tổ chức tại Hà Nội tháng 12/1999. Năm 2000, Viện chủ trì nghiên cứu xây dựng báo cáo quốc gia của Chính phủ về kiểm định tình hình thực hiện các cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới Copenhaghen về phát triển xã hội ở Việt Nam phục vụ cho khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về phát triển xã hội tại Giơnevơ tháng 6 năm 2000. Viện được giao chủ trì soạn thảo chuyên đề 7 “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội” đóng góp vào văn kiện Hội nghị TW 6; nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến ngành đóng góp vào xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (chuyên đề 1,2,3); chủ trì soạn thảo báo cáo tình hình thực hiện chính sách lao động trong khu vực kinh tế tư nhân phục vụ cho Nghị quyết TW V (khóa IX), chuyên đề “Những nguyên tắc cơ bản cần nắm vững khi giải quyết vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân”; tham gia góp ý dự thảo báo cáo tổng kết công tác tổ chức và cán bộ từ Đại hội VII đến nay, đánh giá khái quát việc thực hiện những chủ trương lớn, những chính sách về lao động - việc làm - xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW 4 và 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, góp ý vào báo cáo kiểm điểm Nghị quyết TW 2 (khóa VII) về phát triển giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ trình Hội nghị TW 6 (khóa IX)… Nghiên cứu đón đầu và những vấn đề mới phát sinh trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhầp thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội được Viện rất quan tâm, nhất là các vấn đề liên quan đến các giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam đúng hướng; các quan sát về thị trường lao động; đánh giá tác động của xu thế toàn cầu hóa đến lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005; vấn đề đổi mới kế hoạch hóa lao động, việc làm trong nền kinh tế thị trường, đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng cầu lao động trên thị trường lao động; các chính sách khuyến khích đào tạo lao động cho khu vực công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn; xu hướng hội nhập lao động Việt Nam với lao động khu vực trong những năm tới; nghiên cứu khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong ngành dệt may trong bối cảnh tự do hóa thương mại; vấn đề bình đẳng giới trong công việc; vấn đề lao động trẻ em… Các nghiên cứu này đã từng bước vận dụng kinh nghiệm của quốc tế, các nhận thức mới của thế giới về lĩnh vực lao động và xã hội vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên con đường hội nhập. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Viện trong 5 năm qua là nghiên cứu các đề tài ứng dụng phục vụ kịp thời cho việc bổ sung, sửa đổi luật pháp, cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực Lao động và Xã hội cho phù hợp với thời kỳ đổi mới theo chiều sâu và giải quyết các vấn đề bức xúc trong cuộc sống. Các nghiên cứu này có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các vụ chức năng của Bộ và kết quả nghiên cứu của nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5920.doc
Tài liệu liên quan