Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường từ hoạt động của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

Mục lục Trang Lời nói đầu Quá trình lao động sáng tạo ra của cải vật chất của con người đều có tác động đến môi trường xunh quanh theo chiều thuận lợi hoặc không thuận lợi cho đời sống và phát triển của con người. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và những diễn đàn kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu trong những thập kỷ qua đã gây ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc và cơ bản đến điều kiện thiên nhiên và môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái đảo lộn, chất lượng môi trường

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường từ hoạt động của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống suy thoái đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sức khoẻ của công nhân tại các cơ sở sản xuất. Vì vậy làm sao để cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trực tiếp lao động có hiệu quả mà không tổn hại đến môi trường của con người? Làm sao để cho cơ sở sản xuất kinh doanh biết được rằng họ thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường là có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội? Đây là việc không dễ dàng, muốn bảo vệ môi trường thì trong quá trình sản xuất kinh doanh các công ty, xí nghiệp… phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm đòi hỏi chi phí quá lớn mà trong một thời gian dài lợi ích chưa thấy rõ ràng, vì vậy các công ty khi thực hiện các biện pháp này thì chưa thực sự quan tâm vì họ chưa hưởng được lợi ích gì. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có những phương pháp hữu hiệu để đánh giá xem các biện pháp bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao và đặc biệt quan trọng phải cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thấy được cái lợi của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và cái hại của việc không thực hiện các biện pháp của việc không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những lý do trên, sau một thời gian thực tập tại công ty cao su sao vàng Hà Nội và tìm hiểu về bảo vệ môi trường tại công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sĩ Lê Thu Hoa và cô Nguyễn thị Lân, Bùi Xuân Ba trong công ty. Tôi xin chọn đề tài “Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường do hoạt động của công ty Cao su Sao vàng Hà Nội” và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, do kiến thức và trình độ hạn chế nên còn nhiều thiếu sót vì vậy em mong được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung chuyên đề bao gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Đánh giá kinh tế các tác động môi trường do hoạt động của công ty. Chương 3: Căn cứ đề xuất một số giải pháp cho việc giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Lời cam đoan : " Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường. Hà nội, ngày tháng 5 năm 2002 Họ và tên Trần Minh Định Chương 1: cơ sở lý luận chung I. Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp. 1. Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 2. Chất thải: Là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. 3. Chất gây ô nhiễm: Là những nhân tố làm môi trường trở nên độc hại. 4. Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp: Ô nhiễm công nghiệp là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi trường tự nhiên dù chất đó có hại hay không, là kết quả của hoạt động công nghiệp, khi vượt quá một ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại với các thành phần môi trường. 4.1. Ô nhiễm môi trường không khí: 4.1.1. Không khí: Là hỗn hợp gồm khoảng 78% là Nitơ, 21% là ôxy 1% là khí Agon và 0,03% CO2. Ngoài ra nó còn có một lượng nhỏ các khí như: Neon, Heli... ở điều kiện bình thường độ ẩm tuyệt đối hơi nước chiếm 1- 3% thể tích không khí. 4.1.2. Nhiễm bẩn không khí: Là kết quả của sự chứa đựng trong đó một lượng quá lớn các thành phần bình thường, chẳng hạn như CO2 và các phần tử rắn lơ lửng khác ô nhiễm không khí là trong không khí có một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần của không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự toả mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn do bụi). Mặt khác, sự tích luỹ hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc vào điều kiện khí tượng. Chất ô nhiễm là một số chất có trong khí quyển ở một nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. 4.1.3. Ô nhiễm không khí không gây kích thích: Những chất ô nhiễm môi trường không gây kích thích, thường gây ảnh hưởng đến cơ thể sau khi chúng hấp thụ và tích trữ ở một nơi nào đó trong cơ thể. Tính chất của hơi khí hít vào sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ nó cùng với những yếu tố khác. Mức độ hấp thụ những chất bẩn, không kích thích có thể thay đổi do những yếu tố ngẫu nhiên nhưng sự có mặt đồng thời trong không khí những chất bẩn khác đôi khi có những tác đông kích thích. Thường khi một tác nhân nào đó kích thích phổi sẽ làm tăng tốc độ hấp thụ vào máu những tác nhân gây nhiễm độc khác, trong trường hợp có những chất gây ung thư của không khí tác động lên đường hô hấp thì tính kích thích của thành phần chất nhiễm bẩn khác phụ thêm vào, lại có thể đóng vai trò quan trọng… Trong trường hợp này những tác nhân kích thích của các thành phần chất nhiễm bẩn khác phụ thuộc thêm vào, lại có thể đủ mạnh lại có thể đủ mạnh để gây tê liệt biểu mô có nhung mao của phế quản kéo dài thời gian tiếp tục của các chất gây ung thư trên lớp biểu mô nhậy cảm với các tác động trên ngoài ra vai trò của những tác nhân gây kích thích phụ sau làm bề mặt của tế bào biểu mô làm cho tác nhân gây ung thư như tiếp xúc chặt chẽ với những tế bào nằm ở sâu hơn nhạy cảm ung thư. Phần lớn những chất rắn, lỏng được thải vào môi trường không khí, thường bao gồm những phần tử nhỏ có kích thước đủ lớn dễ lắng ngay xuống đất, phần còn lại có kích thước nhỏ hơn nhiều lắng xuống chậm hơn và phụ thuộc vào chuyển động không khí ví dụ như bụi, hơi. Chính những chất hay chất lỏng này (khí dung) lơ lửng trong một thời gian dài, có thể xâm nhập vào cơ thể cùng với không khí được hít vào. Từ trạng thái khí dung này chỉ có được phần tử có kích thước nhỏ hơn 1 micromet mới có thể tiến sang phế nang được ngoài ra những phần tử có kích thước 1- 0,6 và nhỏ hơn 2 miromet bị giữ lại ở phế nang nhiều nhất. Sự giữ lại những phần tử rắn và lỏng của khí dung phụ thuộc một phần vào tần suất và biên độ hấp thụ cũng như phụ thuộc vào nồng độ tương đối của chất hít vào. Sự hấp thụ những phần tử rắn từ phế nang vào máu được xác định trên cơ sở tính toán hoà tan của chúng vào dịch thể tổ chức bộ mặt của nhu mô phổi gây kích thích. 4.1.4.Ô nhiễm không khí gây kích thích: Mức độ phát sinh kích thích của hơi khí đến đường hô hấp trên, một phần phụ thuộc vào sự hoà tan của chúng vào nước, nếu các hơi khí này hoà tan trong phần chất lỏng của đường hô hấp trên và gây tác động lên cơ quan này, ở đó biểu mô bền vững với tổn thương hơn là những phần nêu ở sau. Tuy nhiên tính chất xâm nhập của các hơi khí này trong nhiều trường hợp được xác định là do sự có mặt của khí dung trong không khí. Vì vậy chính những hơi khí là lúc bình thường không xâm nhập được vào sâu trong khí quản và phế quản có thể hấp thụ được bởi sự có mặt của khí dung nếu đường kính của chúng nhỏ, lúc đó chúng sẽ xâm nhập được vào sâu trong phế quản và khí quản. Thực tế là do nồng độ cao của những chất thải bẩn khi tác động phối hợp có thể gây ra những biến đổi sinh lượng quan trọng. Do đó, người ta đưa ra khái niệm về tác động thấy được của các chất kích thích ở phổi, theo sự phát sinh của chúng, tác động này không phải do nồng độ trung bình cực đại của hơi khí kích thích. Những nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các hơi khí kích thích đối với phổi người ta được chứng minh bằng hậu quả nghiêm trọng do chúng gây ra. 4.1.5. Ô nhiễm tiếng ồn: Là một hiểm hoạ đến môi trường sống của con người. Tiếng ồn được “thải vào” không khí không những gây ra sự nhiễm loạn sóng ảnh hưởng đến thông tin liên lạc mà còn ảnh hưởng đến thính giác và thần kinh của con người. Vì vậy tiếng ồn cũng được xem như là một yếu tố gây ô nhiễm đe doạ sự lành mạnh của môi trường. Đơn vị đo lường tiếng ồn là deciben (dB) là một đơn vị tương đối dựa trên loga tỷ số của cường độ tiếng ồn (I) và cường độ cưỡng bức (I0). Ngưỡng I0 được tính bằng cường độ tương ứng với áp lực tiếng động 0,0002 mcroba (0,0002dyn/cm3) hay công suất khoáng 10-6 watt. Đại lượng lg (l/l0) là âm lượng của tiếng động được tính bằng ben (1dB= 0,1ben) tiếng động có âm lượng 10, 20 và 100 dB là quá ngưỡng nghe được ứng với 10, 100, 106 lần, con người nghe được âm thanh có tần số khoảng 20 đến 20000 Hz (số dao động âm thanh một giây) và cường độ từ 0 đến 120 dB. Tiếng nói chuyện bình thường trong khoảng 250 đến 10000 Hz. Tác động của tiếng động đối với con người thay đổi tuỳ thuộc vào tần số hay độ cao của tiếng động, cùng một ngưỡng động nhưng tiếng động cao âm nghe “to hơn” tiếng động thấp âm. cường độ 50 dB có thể xem mức độ ngưỡng mà cao hơn nữa sẽ có hại cho ta, các tiếng động bé hơn, thấp hơn mức độ gây hại cũng có những tác động gây nên trạng thái khó chịu. Khi tiếng động các khu nhà ở từ 30 đến 35 dB đã làm cho con người ở một mức nào đó bị ảnh hưởng. Khi tiếng ồn lên tới 50 dB bắt đầu đòi hỏi có biện pháp ngăn chặn. Những hiện tượng tổ hợp tiếng ồn nhất là tiếng ồn đột ngột, tiếng nổ, thường làm cho con người giật mình hoảng hốt. Những ảnh hưởng của tiếng ồn đến sinh lý của con người được biểu hiện dưới những dạng phản ứng âm thanh đăc biệt ngoài thính giác. Sự mệt mỏi thính giác là biểu hiện đặc hiện từ thời quan trọng do tiếng ồn gây ra, tiếng động của tiếng ồn lên vỏ não làm tăng quá trình ức chế, làm thay đổi hoạt động phản xạ có điều kiện của con người, phá huỷ trạng thái của thần kinh trung ương, làm giảm sút sự tập trung tư tưởng, làm giảm khả năng làm việc, đặc biệt làm giảm độ thông minh của con người. Tiếng ồn ở mức 40 dB thì không ai ngủ được, khi tiếng ồn lên đến mức 50 dB thì giấc ngủ bị ngắt quãng và 60 dB giấc ngủ bay biến mất. Tác động liên tục của tiếng ồn cũng gây lên chứng loét dạ giầy, tiếng ồn cũng là nguyên nhân làm tăng bệnh thần kinh và bệnh tăng huyết áp. Theo nghiên cứu, định mức sinh lý của tiếng ồn như sau: - 40 dB về ban đêm bình thường - 60 dB về ban ngày bình thường - 70- 80 dB mệt mỏi - 90- 101 dB bắt đầu nguy hiểm - 120- 140 dB đe doạ gây nguy hiểm Vì vậy vấn đề làm giảm tiếng ồn và hạn chế tác động tiêu cực cho tiếng ồn gây nên cho con người đang ngày càng trở nên cấp thiết. 4.2. Sự ô nhiễm các nguồn nước do chất thải công nghiệp: Sự ô nhiễm các nguồn nước trên lục địa hiện đại là một trong những vấn đề ô nhiễm trầm trọng nhất, đặc biệt là đối với các nước công nghiệp hoá. ậ Mỹ người ta ước tính rằng 90% lượng nước sông được xem là phương tiện để vận tải các chất thải ra biển. Chỉ một việc chống ô nhiễm Photphat cho vùng Ngũ hồ hàng năm cũng đã tốn hết 500 triệu USD. ậ Liên xô cũ, hơn 400000 km sông ngòi ô nhiễm “mãn tính”. ậ Pháp nơi mà vấn đề về môi trường được quan tâm tương đố sớm, và nhà nước đã đầu tư nhiều cho việc phòng chống ô nhiễm, phần lớn các sông ngòi, đặc biệt là sông lớn như sông Xen, sông Ranh, sông Ron… cũng vẫn luôn luôn ở trạng thái ô nhiễm đáng lo ngại. 4.2.1. Sự ô nhiễm sinh học: Sự ô nhiễm “sinh học” các nguồn nước lục địa bắt nguồn từ việc thải vào sinh quyển các chất thải chứa các hợp chất hữu cơ có thể bị lên men và các tác nhân gây bệnh đồng hành với chúng. Sự ô nhiễm này trước hết làm thoái biến, huỷ hoại các hệ sinh thái nước ngọt. Nước cống chứa các chất thải sinh hoạt, nước thải từ xí nghiệp công nghiệp thực phẩm, các nhà máy thuộc da, các khu chăn nuôi… là nguôn gốc của vô số các hợp chất hữu cơ có thể lên men dưới tác dụng của vi khuẩn và là môi trường phát triển của các loại vi khuẩn, gây bệnh khác nhau. Nếu các nguồn này được đổ thẳng ra sông ngòi mà không qua các bước xử lý cần thiết thì tất cả các yếu tố độc hại kể trên sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, gây ảnh hưởng tổn hại đến phẩm chất của nước. Một trong những hậu quả trực tiếp của sự ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ có thể lên men là sự giảm hàm lượng ôxy hoà tan hiện tượng này là kết quả sự tác động của các vi khuẩn ưa khí, là các vi khuẩn tham gia vào sự phân huỷ ôxy hoá làm các chất hữu cơ trong nước. Quá trình phân huỷ ôxy hoá các hợp chất hữu cơ tiêu thụ một lượng ôxy tương ứng, lượng ôxy này được gọi là yêu cầu ôxy hoá viết tắt là BOD (Biochernical oxyzen demamd). Trong thực tế, người ta quy ước lấy lượng ôxy tiêu thụ sau 5 ngày, kí hiệu BOD5, làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ của nguồn nước. Khi sự ô nhiễm của các chất hữu cơ có thể bị lên men là nặng thì nó sẽ gây ra sự mất oxy hoàn toàn và hậu quả là sự chết hàng loạt cá và các động vật khác sống trong nước, những sự cố như vậy thường xẩy ra trong mùa hè, là thời kỳ mà lượng oxy là thấp nhất và hoạt động của vi khuẩn lại mạnh nhất do nước có nhiệt độ cao nhất trong năm. Đối với một số chất hữu cơ không bị phân huỷ bởi vi khuẩn chẳng hạn như: tananh, sự phân huỷ không xẩy ra bằng con đường sinh học mà bằng con đường oxy hoá học. Trong những trường hợp như vậy người ta dùng đại lượng COD, yêu cầu ôxy hoá ( chemical oxyzen demand) để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. 4.2.2. Sự ô nhiễm hoá học: Về khối lượng cũng như về tác động sinh học thì muối khoáng đóng vai trò chất ô nhiễm chính của nước lục địa. Trước hết sự thải Natriclorua từ các xí nghiệp khai thác mỏ và từ các nhà máy công nghiệp hoá chất làm cho nước trở thành không dùng được trong sinh hoạt hàng ngày của con người (ăn uống, tắm giặt…) tưới cho cây trồng, và ngay cả cho một số công việc thông thường trong công nghiệp như chống nóng, làm nguội máy… Thế mà hàng năm khối lượng của các nhà máy thuộc công ty hoá chất Potasse ở vùng Andat hàng năm cũng đã đổ vào sông Ranh khoảng 7 triệu tấn muối. Các loại phân bón hóa học chủ yếu là phân Nitrat và phân Photphat và phân bón cho các cánh đồng bị nước mưa hoà tan rồi chảy ra sông ngòi cũng là một nguồn ô nhiễm quan trọng đối với lục địa. ậ các vùng nông nghiệp phát triển mạnh người ta nhận thấy rằng tất cả các sông, hồ, và ngay cả các lớp nước ngầm đều chứa các phần tử dinh dưỡng này ở những nồng độ cao bất thường, đặc biệt là ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới, nồng độ tối đa cho phép của ion Nitrat trong nước là 9 ppm, thế mà nước ngầm ở các vùng này đều có nồng độ lớn hơn. Sự dư thừa nitrat có thể gây ra một loại bệnh thiếu máu. ngoài ra, sự dư thừa nitrat có thể đưa đến sự tạo thành Nitrosamin một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hoá. Tuy nhiên, hậu quả đáng lo ngại của sự ô nhiễm nước trên lục địa bởi nitrat và photphat là hiện tượng loạn dưỡng. Ngày nay phần lớn các hồ, và ngay cả các sông nước chảy chậm đã có hiện tượng loại dưỡng mãn tính. Hiện tượng này thể hiện qua sự phát triển của thực vật nổi và cây có hoa thuỷ sinh, do trong nước có quá nhiều muối khoáng dinh dưỡng. Những khối lượng lớn thực vật được tạo thành do hoạt động quang hợp sẽ tích luỹ ở đáy hồ, các vi khuẩn được ưa thích sẽ phân huỷ khối thực vật này qua con đường ôxy hóa và điều đó kéo theo sự tiêu thụ ôxy có trong nước (BOD), nghĩa là làm cạn kiệt oxy trong nước, kết quả là xẩy ra sự chết hàng loạt động vật, nhất là các loại cá quý như cá hồi, loại cá ưa sống trong nước sạch và giầu ôxy. Giai đoạn tiếp theo của sự loạn dưỡng là sự lên men yếm khí của khối thực vật nằm ở lớp sâu dưới đáy. ở giai đoạn này sự phân huỷ sẽ giải phóng ra metan và các khí các khí có mùi khó chịu khác nhau, đặc biệt là H2S và NH3. Ngày nay hầu hết các hồ lớn ở Bắc Mỹ và phần lớn các hồ xung quanh vùng Anpơ đều bị loạn dưỡng ở các mức độ khác nhau. ở Bắc Mỹ, trong thời kỳ 1968- 1986, cái giá của cuộc chiến chống loạn dưỡng ở vùng Ngũ hồ là vào khoảng 10 tỷ USD. Các nguồn nước lục địa còn bị ô nhiễm thường xuyên hay chu kỳ tới các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có độc tính cao, trong đó các kim loại này như Cadimi, thuỷ ngân, chì, kẽm và natri, các chất độc công nghiệp như hợp chất của asen, sianua, cromat…Trong số các hợp chất hữu cơ có các chất tẩy rửa tổng hợp, các chất hữu cơ có clo diệt sâu và diệt cỏ, axit phenoxiaxetic… nồng độ cho phép của các chất này trong nước rất bé, thể hiện qua bảng sau: Nồng độ giới hạn một số chất cho phép trong nước (10-6 gam/lít) Chất Nồng độ cho phép Chất Nồng độ cho phép Fe2+ Cd2+ Cu2+ As3+ Ni2+ Hg2+ Pb2+ Cr3+ Cr6+ CN- 0,5 0,01 0,1 0,05 0,1 0,005 0,005 0,5 0,1 0,1 Amin mạch thẳng Butylacrylac Vinylaxetat Hexacloran Đimetylamin Điclophenol Đietyl thuỷ ngân Tiophot Phenol Nitometan 0,07 0,015 0,2 0,02 0,1 0,002 0,0001 0,003 0,001 0,005 4.3. Ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp: Nét đặc thù của sự ô nhiễm là sự tồn tại của các chất thải rắn. chất thải rắn bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, trong đó chất thải công nghiệp đóng vai trò quan trọng. Các chất thải công nghiệp có thể có nguồn gốc khác nhau và do đó có bản chất khác nhau. Trước hết đó là các chất thải của ngành khai thác mỏ, các quặng mỏ thường nằm sâu trong lòng đất, do đó để khai thác chúng công việc đầu tiên là bóc đất đá, đôi khi khối lượng đất đá cần phải bóc lớn hơn nhiều khối lượng quặng cần khai thác, tiếp theo quá trình làm giàu quặng sẽ thải ra đất đá và các khoáng vật phụ đồng thời với khoáng vật chính trong quá trình hình thành địa chất, chẳng hạn khi khai thác các quặng kim loại màu thông thường người ta chỉ lấy 1 đến 2% khoáng vật chính cần khai thác, tất cả phần còn lại được xem là chất thải. Khối lượng chất thải trong quá trình khai thác và xử lý sơ bộ các quặng mỏ là vô cùng lớn, do đó trước hết chúng chiếm một diện tích đất lớn làm thu hẹp diện tích rừng và đất trồng trọt. Mặt khác, các cấu tự của chất thải có thể tác động với không khí, nước bị phong hoá hay bị biến đổi dưới tác động của vi sinh vật, trong những trường hợp những sản phẩm được tạo thành là những chất ô nhiễm môi trường xunh quanh. Hoạt động của các ngành công nghiệp cũng nảy sinh ra một khối lượng lớn các chất thải rắn, trong ngành năng lượng, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than thải ra nhiều chất thải rắn nhất, quá trình đốt than để lấy nhiệt cung cấp cho nồi hơi luôn luôn giải phóng ra tro và xỉ. Tuỳ thuộc vào sản phẩm của than, lượng tro và xỉ dao động trong khoảng từ 10 đến 30% khối lượng than đem đốt người ta đã xây dựng được trong vòng một ngày đêm, một nhà máy nhiệt điện công suất 1 triệu KVA, trung bình tiêu thụ 10 nghìn tấn than và do đó thải ra khoảng 2 nghìn tấn tro và xỉ. Hiện nay có nhiều nhà máy nhiệt điện có lượng chất rắn thải lớn hơn 1 triệu tấn trên một năm. Tro và xỉ của các nhà máy nhiệt điện chứa chủ yếu là SiO2 (40-50%), nhôm ôxít (20-25%), FeO và Fe2O3 (15-20%), CaO (3-5%), MgO (1-2%), TiO2 (1-2%), K2O (1-2%)… Thành phần hoá học của tro phụ thuộc vào thành phần hóa học của than được dùng làm nhiên liệu. Năm 1980 tổng hợp tro và xỉ của các nhà máy nhiệt điện trên thế giới khoảng 2 tỷ tấn. Do nhu cầu năng lượng của thế giới ngày một tăng, trong khi nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện vẫn là than đá, người ta cho rằng khối lượng tro và xỉ thải ra mỗi năm lớn hơn khối lượng to lớn này, đòi hỏi những bãi chứa hàng vạn ha. Để giảm bớt diện tích trồng trọt vì lấn chiếm đồng thời giảm sự ô nhiễm môi trường người ta có xu hướng sử dụng năng lượng tro và xỉ này làm phụ gia cho vật liệu xây dựng cấp thấp. Ngành công nghiệp luyện kim và luyện kim màu cũng là những ngành thải ra những lượng lớn chất thải rắn mà điển hình là xỉ lò cao và lò luyện thép. Xỉ lò than cao cũng chứa các oxit của silic, nhôm, canci, magiê và một số kim loại khác, trong đó hàm lượng canxioxit (30-50%) và magieoxit (3-15%) khá cao, rất phù hợp với việc làm phụ da cho vật liệu xây dựng. Các chất thải của ngành công nghiệp hoá học vừa lớn về khối lượng, vừa đa dạng về chủng loại, vừa nguy hiểm về phương diện ô nhiễm môi trường. Khó có thể thống kê hết các chất thải của các quá trình sản xuất hoá học khác nhau. Tuy nhiên qua việc xét vài quá trình chúng ta có thể minh hoạ phần nào đến mức của vấn đề. Một quá trình sản xuất hoá học điển hình là quá trình sản xuất phân khoảng, những sản phẩm chứa các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, người ta cho rằng phân bón quy định khoảng 50% sự gia tăng năng suất trong cây trồng. Một trong những loại phân khoáng quan trọng nhất là phân phốt-phát, thì phân supe-phốt phát được sản xuất với khối lượng lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Như trình bày ở trên, quá trình khai thác và làm giảm quặng Apatit đã thải ra một lượng chất thải lớn, quá trình sản xuất axit Sunfuric đến lượt nó là một quá trình phức tạp hơn nhiều trong đó chất thải lớn hơn nhiều. Trong đó chất thải là xỉ của quá trình nướng quặng Apatit và H2SO4 giải phóng ra một lượng lớn chất thải là CaSO4. Tất cả các chất thải này đều chứa một lượng đáng kể Selen, các kim loại nặng, các hợp chất chứa Flo, những chất ô nhiễm có tính chất cao. Trong số các chất thải này thì chỉ một phần nhỏ CaSO4 được tinh chế và sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Phần còn lại được chất đống trong các bãi chứa. Thông thường các chất thải của nghành công nghiệp hóa chất thường chứa axit hay kiềm dư cho nên kho chứa phải là cấu trúc có dạng tường cao, nền ximăng láng bằng vật liệu chống thấm để tránh sự rò rỉ của axit, kiềm và các cấu tử độc hại khác ra bên ngoài và thấm vào lớp nước ngầm. Tuy nhiên trong thực tế nguyên tắc này ít được tôn trọng, nhất là các nước nghèo, vì vậy tác hại ô nhiễm của chất thải với môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ngoài các nghành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường chủ chốt nói trên cần phải kể thêm các ngành công nghiệp khác như: nghành chế tạo máy, vải sợi, da, giấy, cao su,…là những nghành cũng đóng góp đáng kể vào việc làm ô nhiễm môi trường. Có thể nói rằng hiện nay tất cả các ngành công nghiệp, kể cả công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp được xem là “sạch” nhất, đều đóng góp làm ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau. II. Phân tích tác động đến môi trường. 1. Khái niệm: Việc đánh giá tác động của môi trường đòi hỏi phải nhận định các hoạt động phát triển, phát hiện và phân tích những biến đổi của môi trường, đánh giá định lượng các tác động đến lợi ích, sức khoẻ con người do hoạt động phát triển gây ra.Việc xác định, đặc biệt là lượng hoá những thay đổi chất lượng của các hệ thống tự nhiên và các thể tiếp nhận của con người, động vật…là rất cần thiết, song vô cùng khó khăn phức tạp. Nó đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các phân tích về kỹ thuật và công nghệ, về kinh tế- tài chính, về xã hội. Như có thể trong hình. ảnh hưởng đến các thể tiếp nhận, con người, thực vật, động vật. Trong và ngoài phạm vi ảnh hưởng đến các hệ thống tự nhiên và chất lượng môi trường xung quanh Trong và ngoài phạm vi Các chất tồn dư và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường Trong và ngoài phạm vi Hoạt động của con người Đánh giá kinh tế các tác động Các biện pháp quản lý chất lượng môi trường nhằm giảm nhẹ, loại trừ các tác động có hại của các hoạt động phát triển đến chất lượng môi trường xung quanh và thể tiếp nhận Đánh giá kinh tế các giải pháp quản lý chất lượng môi trường Việc phân tích khởi đầu bằng việc phân tích các hoạt động. Ví dụ như một xí nghiệp công nghiệp có một dự án tưới tiêu, một chương trình quản lý rừng mà các hoạt động đó tạo ra các phế thải khác nhau (dưới dạng khí, lỏng hay rắn) các sản phẩm này sẽ tác động đến hệ thống thiên nhiên và môi trường xung quanh. Chất lượng môi trường xung quanh, tới lượt nó sẽ tác động lên các thể tiếp theo, có thể là con người, cây cối, con vật hay vật liệu. Những tác động này có thể hữu hiêụ hay bất lợi, tuy nhiên điều quan trọng và cần thiết là được đánh giá về mặt kinh tế, vì vậy chỉ sau những tác động vật lý được xác định một cách đầy đủ, chính xác rõ ràng. 2. Các cách tiến hành phân tích: -Bảo đảm sự phát triển nhất quán tính hệ thống. Các hệ thống tự nhiên vốn phức tạp và tương tác chặt chẽ với nhau, vì vậy cần được chú ý đến tính hệ thống, tiếp cận một cách có hệ thống đối với các khía cạnh môi trường trong quá trình sản xuất. -Xác định rõ ràng hợp lý các mặt sau. +Giới hạn lãnh thổ của các hoạt động vật chất. +Nội dung của các vấn đề hoạt động phát triển. +Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống. -Nhận dạng các tác động chính đối với môi trường dựa trên 3 tiêu chuẩn chủ yếu sau: +Độ dài thời gian và diện tích lãnh thổ mà trên đó xảy ra các ảnh hưởng. +Tính cấp bách của các tác động, mức độ suy giảm nhanh chóng và khả năng phục hồi môi trường. +Mức tổn hại không phục hồi được đối với cây cối, động vật, đất, nước. Ngoài ra, còn có các tác động khác như tác động đến môi trường sức khoẻ, sự thay đổi vì khí hậu, tác động tổng hoá khi xem xét riêng từng thành phần cũng như xem xét đồng thời các thành phần của hệ thống. Định lượng các thay đổi của các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội do hoạt động phát triển gây ra. Để định lượng trước hết cần đo đạc các tham số liên quan đến chất lượng môi trường. Đánh giá mức độ của hoạt động phát triển đến môi trường, sức khoẻ và phúc lợi của con người trước mắt cũng như lâu dài. 3. Phân tích kinh tế, tài chính và ứng dụng thực tế: - Phân tích kinh tế: Bao gồm phân tích chi phí-lợi ích của các hoạt động phát triển mang lại đối với môi trường. Vì thế, phân tích kinh tế được gọi là phân tích lợi ích-chi phí mở rộng hay phân tích lợi ích-chi phí mở rộng chính là phân tích kinh tế của một hoạt động phát triển cụ thể nào đó. - Phân tích tài chính: Khi phân tích tài chính người ta tập trung chủ yếu và việc phân tích giá trị thị trường và các dòng lưu thông tiền tệ. - ứng dụng thực tế: Phân tích kinh tế các tác môi trường được tiến hành trên cơ sở công tác nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều khó khăn nhất ở đây là quyết định chọn những tác động nào đến tài nguyên và môi trường để đưa vào phân tích và bằng cách nào đó có thể định lượng cũng như định giá các tác động đó. - Trong phân tích cần chú ý đến các điểm sau. + Bắt đầu từ những ảnh hưởng đến môi trường dễ nhận biết và dễ đánh giá nhất. + Đối xứng của lợi ích-chi phí: Một lợi ích bỏ qua tức là chi phí và ngược lại, tránh được chi phí chính là lợi ích. Do đó, phải luôn luôn chú ý tới khía cạnh lợi ích- chi phí của bất cứ hoạt động nào. + Phân tích kinh tế cần được tiến hành với cả hai trường hợp: có và không có hoạt động phát triển. + Mọi giả thiết đưa ra một cách rõ ràng. Khi không thể sử dụng thực tiếp được giá cả thị trường thì có thể sử dụng giá bóng 4. Một số phương pháp phân tích thông dụng. Phân tích đánh giá kinh tế những tác động đến môi trường của hoạt động phát triển cả hai hệ thống tự nhiên và nhân văn đều có thể bị tác động. -Sự thay đổi sức sản xuất. Các kỷ thuật dựa trên sự thay đổi sức sản xuất làm cơ sở phân tích,chỉ là sự mở rộng phân tích truyền thống.Sự thay đổi vật chất của sức sản xuất được đánh bằng giá cả thị trường đối đối với đầu vào và đầu ra. Khi có sự không rỏ ràng, cần thiết phải có điều chỉnh giá cả thị trường. Các giả trị đó sẻ được gán cho việc phân tích kinh tế của hoạt phát triển, tính toán cho dù nó xuất hiện trong giớ hạn của hoạt động phát triển đó hay ở ngoài. Khi sử dụng kỷ thuật này, các bước phân tích là: + Sự thay đổi về sức sản xuất, do hoạt động phát triển phải được xác định đầy đủ, cả trong và ngoài phạm vi hoạt động. + ảnh hưởng tới mức sản xuất phải được đánh giá với từng hoạt động. + Cần có giả thiết về thời gian và sự thay đổi sản xuất được đo đạc, giá cả được sử dụng, bất kỳ một sự thay đổi nào có thể xảy ra về giá cả tương đối. - Sự giảm thu nhập: kỹ thuật này tương tự như đối vơí sự thay đổi năng suất chỉ khác ở chỗ, đây là sự thay đổi năng suất nhân văn, sự giảm thu nhập và chi phí y tế do hoạt động phát triển gây ra đối với môi trường hoặc các khoản tiết kiệm đáng kể cần thiết để phòng ngừa, sự phá huỷ đó đã trở thành chuẩn mực để đánh giá, có thể được ước lượng mức giảm thu nhập và mức giảm chi phí y tế do sự thay đổi chất lượng môi trường gây nên. nói chung, có tthể đánh giá ảnh hưởng môi trường bằng phương pháp này khi bệnh xẩy ra trong một thời gian tương đối ngắn , rời rạc và không có di chứng lâu dài. Căn bệnh mãn tính thì xử lý khó hơn. có thể chọn cách tiếp cận sự giảm thu nhập để phân tích các hoạt động phát triển trong các trường hợp sau: + Khi có thiết lập mối quan hệ nhân quả và nguyên nhân gây ra bệnh có thể xác định rõ ràng . + Bệnh xẩy ra trong một thời gian ngắn không đe doạ tính mạng và không có hiệu quả lâu dài. + Biết được thu nhập một cách chính xác và cả mức độ chăm sóc thuốc men. Một số dạng bệnh tật có liên quan đến chất lượng môi trường rất khó có thể đánh giá được, do đó khi sử dụng phương pháp này cần thiết có một số điều kiện sau: - Nguyên nhân không được thiết lập rõ ràng - Nhiều nguồn ô nhiễm sẽ làm cho mối quan hệ này khó xác định. Nếu như là bệnh mãn tính và ảnh hưởng của nó làm suy giảm chứ không gây bệnh tật thì vấn đề đánh giá trở nên phức tạp, bởi vì nó vẫn thường như là “khoẻ mạnh” - Chi phí cơ hội: khái niệm này dựa trên sự phân tích chi phí sử dụng tài nguyên do những mục đích không thể làm ra hoặc không thể buôn bán, có thể ước lượng được bằng cách sử dụng lợi nhuận ròng thu được khi sử dụng ô nhiễm và mục đích khác. thay cho việc xác định trực tiếp mục đích của việc bảo vệ tài nguyên (không định gía hoặc buôn bán được) ta đo giá trị bị mất cho bảo tồn nó. Vì vậy, chi phí cơ hội là một cách tiếp cận trong việc xác định “cái giá” của việc bảo vệ. Bình thường, kỹ thuật này dựa trên cách tiếp cận tới chi phí. Tuy nhiên, trên thực tế nó đo lợi ích của việc bảo vệ, bản thân việc này rất khó đánh giá. Những trường hợp mà trong đó tiếp cận này tỏ ra có giá trị là các hoạt động có liên quan tới các khu rừng nhiệt đới, thành lập các khu bảo vệ, các khu di tích lịch sử văn hoá. - Chi phí phòng ngừa: trong một vài trường hợp, có thể xác lập một giá trị tối thiểu mà mỗi cá nhân có thể chi phí cho việc giữ chất lượng môi trường của họ, do đó cần thiết có bao nhiêu người sẵn sàng cho việc phòng ngừa việc phá hủy môi trường này. Điều đó cũng đúng với các cộng đồng và các quốc gia, chỉ có thể ước lượng các giá trị này ở mức tối thiểu vì khoản chi tiêu thực tế có thể bị hạn chế do mức thu nhập cuả mỗi cá nhân. Nhu cầu để loại trừ các tổn hại đến môi trường có thể xem như là một nhu cầu thay đổi bảo vệ môi trường. Đương nhiên mỗi cá nhân sẽ chỉ cam kết với tài nguyên của họ nếu như lợi ích thu được tối thiểu chỉ bằng chi phí. Vì vậy cách tiếp cận này chỉ cho ta một ước lượng t._.ối thiểu và lợi ích thu được. Đây là phương pháp khá thông dụng. - Chi phí ẩn tiềm năng: Đầu tiên là các chi phí môi trường cập nhật được chi trả trước khi xẩy ra quá trình hoạt động cuả các quả trình hệ thống hay thiết bị, những chi phí bao gồm. + Chi phí liên quan đến mặt hàng. + Chi phí thiết kế sản phẩm và quá trình sản xuất có xét đến môi trường + Chi phí đánh giá các thiết bị kiểm soát môi trường. - Các chi phí môi trường được điều chỉnh và tự nguyện được chi trả khi có hoạt động, hệ thống hay thiết bị vì những công ty thường xem những chi phí này như tổng chi phí nên chúng có thể không được quan tâm đúng mức của người quản lý có trách nhiệm cho các hoạt động hàng ngày và quy định kinh doanh. Tầm quan trọng của chi phí này có thể khó được xác định hơn khi chúng được đưa vào tổng hợp chi phí, trong khi các chi phí hoạt động hiện tại và cập nhật có thể bỏ qua bởi thực tế hạch toán quản lý, các chi phí môi trường cuối cùng có thể không được đưa vào hệ thống quản lý. Nếu các chi phí môi trường cho các hoạt động hiện tại thành chi phí tiềm ẩn thì có nghĩa là chúng ta chắc chắn có thể xẩy ra nhiều hay ít tại một thời điểm trong tương lai làm rõ được chi phí ẩn tiềm năng thì điều đó có lợi cho các nhà quản lý phân được các loại chi phí. + Xử lý ô nhiễm môi trường không liên quan tới các hoạt động đang tiến hành. + Kiểm soát và chống ô nhiễm từ các hoạt động đang tiến hành . + Giảm ô nhiễm gây ra cho các hoạt động trong tương lai. + Chi phí phát sinh: Các chi phí có thể có hay không được chi trả tại một thời điểm trong tương lai bao gồm + Chi phí đền bù cho các tai nạn xẩy ra trong tương lai có ảnh hưởng đên môi trường. + Các khoản phạt do các quy định trong tương lai + Các chi phi trong tưong lai do các hậu quả không mong muốn về việc cấp giấy phép…. Hiện này chi phí này thường dựa trên xem xét với mục đích khác nhau nên nó không được quan tâm đầy đủ trong hệ thống hạch toán, quản lý nội bộ và quá trình ra quyết định. - Chí phí cho uy tín và mối quan hệ: Một số chi phí môi trường được gọi là hữu hình hay vô hình nó được chi trả để tác động đến nhận thức của người quản lý, của khách hàng, của nhân viên, cộng đồng và những người điều khiển. Loại chi phí này có thể bao gồm chi phí cho các báo cáo môi trường và chương trình chống ô nhiễm. Chương II. Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường do hoạt động của công ty. I. Hiện trạng môi trường tại công ty. 1. Vị trí địa lý. Công ty Cao su Sao vàng được xây dựng tại khu công nghiệp Thượng Đình ở phía Tây nam Hà Nội. - Phía bắc giáp với tập thể Công ty Cao su Sao vàng cách 100 m. - Phía nam tiếp cận với công ty Xà Phòng Hà Nội - Phía tây giáp quốc lộ 6 và cách khu dân cư mới xây dựng 200 m. - Phía đông giáp xã Khương Đình (một khu vực dân cư nhỏ) Tổng số diện tích mặt bằng của công ty hiện nay là 59 539 m2. Diện tích xây dựng khoảng 30 000 m2, diện tích xây dựng nhà sản xuất là 20 000 m2. 2. Đặc điểm khí hậu. Khu vực Công ty Cao su Sao vàng nằm trong vùng khí hâu nhiệt đối gió mùa, có đặc điểm là mùa hè nóng, ít mưa, mùa đông lạnh, theo số liệu những năm gần đây của trạm khí tượng thủy văn Hà Nội, Ban thanh tra môi trường thành phố Hà Nội đã đo đạc được. 2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình chuyển hóa và phát tan của các chât ô nhiễm trong khí quyển, theo kết quả khảo sát ban thanh tra môi trường thành phố Hà Nội nhiệt độ trung bình hàng năm. - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23 o C - Nhiệt độ tối cao trung bình 35 o C - Nhiệt độ tối thấp trung bình 12oC 2.2. Mưa Theo số liệu đo đạc về lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1900 mm, trung bính số mưa khoảng 120 ngày/năm và phân bố như sau: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 8 năm sau, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. 2.3. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khuyếch tán và chuyển hoá các chất gây ô nhiễm không khí. Độ ẩm khu vực Công ty Cao su Sao vàng cả năm là 70 %, mùa khô có độ ẩm giảm đi, mùa mưa có độ ẩm tăng lên. 2.4. Chế độ gió Đây là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh tới sự phát tán trong môi trường không khí và độ thông thoáng trong môi trường làm việc. Mùa khô tốc độ gió 2m/giây, mùa mưa 1,5 m/giây. 2.5. Nắng và bức xạ. Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và độ bền vững khí quyển là yếu tố khí hậu quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát tán, biến đổi các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Thời gian nắng trung bình trong ngày là 7 giờ. Cường độ bức xạ trong những ngày nắng cũng không giống nhau, cường độ mùa hè lớn hơn cường độ bức xạ vào mùa đông, những buổi trưa hè cường độ lớn hơn cường độ vào buổi tối, buổi sáng. 3. Cấp và thoát nước 3.1. Cấp nước Hiện tại công ty khai thác nước từ 3 giếng khoan có độ sâu 70 đến 75 m, với tổng công suất 7000 m3/ngày đêm (chỉ sử dụng 6360 m3). Nước khai thác từ giếng được xử lý thông thường (dàn mưa ô xi hóa, lắng, lọc). Nước dùng cho nồi hơi được xử lý bằng lọc áp suất cao và trao đổi ion. Lượng nước được sử dụng như sau: - Cấp cho nồi hơi 765 m3/ ngày đêm - Nước làm mát máy và nước công nghệ 5556 m3/ ngày đêm - Nước dùng cho vệ sinh của công nhân 36 m3/ngày đêm 3.2. Hệ thống nước thải bao gồm. - Rãnh thóat nước từ các xí nghiệp của công ty có chiều dài 880 m. - Mương thải chung của cả khu cao su- xà phòng- thuốc lá chảy qua công ty có chiều dài là 320 m. - Một mương thoát nước mưa từ quốc lộ 6 chảy qua công ty có chiều dài là 250 m. II. Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường của công ty 1. Mối quan hệ giữa hoạt động giữa công ty vơi môi trường. 1.1. Những hoạt động chính của công ty cần được xem xét. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cao su sao vàng là tiền thân của nhà máy cao su sao vàng Hà nội được bắt đầu xây dựng vào ngày 22/12/1958 tại khu công nghiệp Thượng Đình, nay thuộc quận Thanh Xuân- Hà nội. Với sự giúp đỡ toàn bộ về máy móc thiết bị kỹ thuật từ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành thành lập nhà máy Cao su sao vàng Hà nội và cũng từ đó hàng năm nhà máy lấy ngày này làm ngày truyền thống. Ngày kỷ niệm nhà máy thành lập một bông hoa hữu nghị của đoàn kết keo sơn Việt- Trung (với viện trợ không hoàn lại của Đảng Chính phủ nhân dân Trung quốc cho công trình xây dựng này). Đây là một xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm lốp ôtô- con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su Việt nam, và ngay từ những ngày đầu tiên sau ngày đi vào chính thức sản xuất với kế hoạch Nhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu sau: Giá trị tổng sản lượng: 2.459.422 đ Các sản phẩm chủ yếu. + Lốp xe đạp: 93.664 chiếc + Săm xe đạp: 38.388 chiếc Với đội ngũ cán bộ công nhân viên 232 người (không có tốt nghiệp đại học chỉ có hai người trình độ trung cấp). Được phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Vốn sản xuất chủ yếu là tài sản cố định không quá 1000.000 đ, vốn lưu động rất ít. Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1960- 1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số bình quân lao động tăng không ngừng, năm 1986 là 3280 người, song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, hoạt động còn trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập của lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ những năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, với tinh thần sáng tạo, đoàn kết, nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức, xắp xếp lại có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà nước trong đó có lợi ích chính đáng của cá nhân mình, họ đã dần dần đưa nhà máy thoát khỏi cơn khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần dần được ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng, đã có biểu hiện tích cực chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập trong cơ chế mới. Từ năm 1991 đến nay nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu tăng dần và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dần được nâng lên và đời sống được cải thiện. Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được nhiều cờ tặng và bằng khen của cơ quan cấp trên, các tổ chức đoàn thể luôn được công nhận là đơn vị vững mạnh. Từ thành tích trên đã dẫn đến kết quả là. Theo quyết định số 645/CNNG ngày 27/08/1992 của Bộ công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty cao su sao vàng. Ngày 1/1/1993, nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su sao vàng. Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo quyết định số 215/QĐ/TCNĐT của Bộ công nghiệp nặng cho thành lập doanh nghiệp nhà nước để chuyên môn hoá đối tượng quản lý. Ngày 20/12/1995, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 835/TTG và nghị định 02/CP. Ngày 25/11/1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của công ty hoá chất Việt Nam. Theo văn bản này, Công ty cao su sao vàng được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Tính đến nay, công ty đã có hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay công ty là một trong những đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn có hiệu quả ở Hà Nội, xứng đáng là con chim đầu đàn của nghành chế phẩm cao su trong cả nước. Ngoài sản những sản phẩm truyền thống như săm lốp xe đạp. Công ty còn chế tạo săm lốp xe máy, ôtô, các loại sản phẩm về cao su và đặc biệt công ty còn chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng. Ngoài ra công ty còn đạt được những thành tựu sau: Năm 1993, công ty được tặng 3 huy chương vàng tại hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. + Một huy chương vàng cho sản phẩm lốp ôtô, máy kéo. + Một huy chương vàng cho sản phẩm lốp xe máy. + Một huy chương vàng cho sản phẩm lốp xe đạp. Năm 1995, săm lốp Sao vàng được bình chọn là một trong mười sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhất và đã dành được danh hiệu topten năm 1995. Năm 1996, sản phẩm săm lốp được giải bạc về hàng chất lượng cao của Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Năm 1997, một lần nữa săm lốp sao vàng được người tiêu dùng bình chọn là một trong mười sản phẩm ưa chuộng nhất và đạt danh hiệu topten năm 1997. Năm 1998, được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhất. Với những thành tích trên Công ty cao su sao vàng đã được nhà nước tặng 5 huân chương các loại và một cá nhân là anh hùng lao động. Cũng bằng chính chất lượng của mình công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9002 vào cuối năm 1999, đó là một trong những công cụ quan trọng giúp công ty bước vào thị trường thế giới một cách tự tin hơn. Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lốp xe đạp, xe máy, băng tải, gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, cao su chịu dầu, chịu nhiệt, ủng bảo hộ người lao động…(gọi tắt là xí nghiệp tạp phẩm). Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp. Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất săm lốp ôtô và lốp máy bay dân dụng. Xí nghiệp cao su số 4: chuyên sản xuất các loại săm xe đạp, xe máy. Chi nhánh cao su Thái Bình: chuyên sản xuất một số loại săm lốp xe đạp nằm ở địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhà máy Pin- cao su Xuân Hoà: có nhiệm vụ sản xuất pin khô mang nhãn hiệu “Con Sóc”, ắc quy, điện cực chất độn hoá học và một số thiết bị nằm tại tỉnh Vĩnh Phúc. Các đơn vị sản xuất phụ trợ: chủ yếu là các xí nghiệp cung cấp năng lượng, ánh sáng động lực điện máy, hơi đốt cho các xí nghiệp sản xuất chính. Xí nghiệp năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chính toàn công ty. Xí nghiệp cơ điện: có nhiệm vụ cung cấp điện máy lắp đặt, sửa chữa về điện cho các xí nghiệp và toàn công ty. Phân xưởng kiến thiết và bao bì: có nhiệm vụ xây dựng và kiến thiết nội bộ sửa chữa các tài sản cố định và làm sạch các thiết bị máy móc, sản xuất bao bì đóng gói sản phẩm. Ngoài các xí nghiệp sản xuất chính và phụ công ty còn có các đội vận chuyển bốc dỡ, đội xe vận tải và dịch vụ, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng 1.1. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cao su sao vàng. - Chức năng của công ty: Nói đến doanh nghiệp là nói đến một tế bào kinh tế có chức năng chung là: sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ cho những nhu cầu xã hội mà trong tự nhiên không có hoặc thiếu. Chức năng là một tập hợp những nhiệm vụ, chứ không phải là tập hợp những biên chế. Nhận thức đúng đắn chức năng của doanh nghiệp là điều có ý nghĩa quan trọng trong quản lý điều hành doanh nghiệp, ngoài việc xác định đúng chức năng chung của doanh nghiệp thì công ty còn có chức năng riêng sau: + Chức năng chuyên môn kỹ thuật: chức năng này liên quan đến việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cho công ty để đưa ra thị trường. + Chức năng thương mại: thể hiện ở hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ. + Chức năng tài chính: liên quan đến việc huy động phân phối và quản lý các nguồn tài chính trong hoạt động của công ty. + Chức năng quản trị: đảm bảo cho hoạt động của công ty được phân phối ăn khớp và không đi chệch hướng các mục tiêu dự định - Nhiệm vụ của công ty. + Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ và sự chỉ đạo của Tổng công ty hoá chất Việt nam với Bộ công nghiệp, công ty đã tổ chức và thực hiện kế hoạch nhằm mục đích và nội dung kinh doanh của mình. + Thực hiện chế độ hạch toán độc lập nhằm xử lý lao động, tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. + Chấp hành chính sách chế độ và các biện pháp của nhà nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước. + Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, lập quy hoạch và tiến hành xây dựng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển doanh nghiệp nhà nước. Phải bảo vệ môi trường và ngày càng nâng cao chất lượng thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng hoá các sản phẩm cao su. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn và bảo vệ lao động đối với các cán bộ nhân viên và chế độ bảo dưỡng độc hại. 1.1.3. Cung cấp nguyên vật liệu cho công ty. - Cao su thiên nhiên: 6003 tấn /năm - Cao su tổng hơp: 834 tấn /năm - Xúc tiến: 74,72 tấn/năm - Phòng lão: 128,2 tấn / năm - Lưu huỳnh: 151,9 tấn/năm - Kẽm ô xít: 308 tấn/năm - Than đen: 2036 tấn / năm … (số liệu năm 2001) 1.1.4. Trang thiết bị trong công ty. Bảo dưỡng cải tạo các công trình cơ bản và các trang thiết bị hiện có. 1.1.5. Sản xuất Sản phẩm chủ yếu của Công ty Cao su Sao vàng bao gồm: Săm lốp các loại xe đạp, xe máy, ô tô, ủng bảo hộ lao động và các sản phẩm kỹ thuật. Hiệu quả sản xuất kinh doanh từ năm 1995-2000 Chỉ tiêu thực hiện Doanh số đạt được (tỷ đồng) Các năm thực hiện 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng giá trị sản lượng 45,9 137,725 147,429 220,879 280,549 332,94 Doanh thu 138000 168169 185628 260000 275463 335829 Thu nhập bình quân 620000 720000 750000 800000 1300000 1300000 1.2. Những tác động đến môi trường. Cũng như ngành công nghiệp khác, hoạt động sản suất của công ty cần dựa trên sự khai thác tài nguyên môi trường có sự tác động trở lại các thành phần môi trường. Song các tác động đó có mặt tác đông tích cực, tác động tiêu cưc đặc trưng các khía cạnh sau. - Tiêu hao tài nguyên môi trường - Phát sinh các chất thải và các nguồn gây ô nhiễm môi trường 1.2.1. Tiêu hao tài nguyên. Những tài nguyên môi trường cần được sử dụng và tiêu thụ để duy trì hoạt động của công ty - Nguồn nước. - Như ta đã biết nước nguồn cho sản xuất và sinh hoạt của công ty là lấy từ giếng khoan (cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt) - Nguồn nguyên liệu hoạt động: Hoạt động sản xuất của công ty được ổn định và phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu cao su là chính. - Quy trình công nghệ. + Dây chuyền công nghệ: Công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su là một công nghệ ít thay đổi mà chỉ cải tiến hay thay đổi về thành phần số liệu cao su và thiết bị công nghệ. Để sản xuất các sản phẩm cao su, ở đây các loại săm lốp ô tô, săm lốp xe đạp, xe máy, thì công nghệ điển hình là từ cao su khối (cao su sống có thể là cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp) và các hoá chất phải qua một quy trình pha trộn và xử lý nhiệt để tạo ra được một thể cao su đồng nhất, quy trình nay được gọi là “luyện” được thực hiện qua các thiết bị cán gọi là máy luyện (có thể là máy luyện kín hay máy luyện hở). Cao su sau khi được chuyển qua các công đoạn công nghệ tiên tiến , công nghệ tiếp theo như cán tráng lên vải, ép bọc tanh, định hình các chi tiết cấu thành sản phẩm, các chi tiết liên kết với nhau để tạo thành các sản phẩm qua một khâu công nghệ gọi là thành hình sau đó chuyển sang giai đoạn cuối cùng là lưu hoá sản phẩm chuyển từ trạng thái cao su mạch thặng sang mạch không gian tạo ra những tính chất cơ lý theo yêu cầu cuả sản phẩm. Chuẩn bị hoá chất và các chất đơn Hỗn luyện (cao su hoá chất và các chất độn) Chuẩn bị cao su nguyên liệu Can tráng cắt thành hình ống vải Nhiệt luyện ép bọc tanh thành hình tanh Thành hình bán thành phẩm săm, lốp Nồi hơi Lưu hoá Kiểm tra chất lượng kho thành phẩm + Sơ đồ có tính chất nguyên lý của công nghệ sản xuất các công nghệ sản phẩm : 1.2.2.1. Chất thải rắn. Chất thải rắn của công ty bao gồm các loại: Phế phẩm, xỉ lò, rác thải,than đá, sắt thép, bao bì, gỗ… stt Bộ phận Lượng thải (tấn/năm) Thành phần 1 Sản xuất lốp xe đạp 10.05 Bavia cao su bán thành phẩm hóa chất rơi vãi, phế phẩm, xỉ than và than lọt ghi…. 2 Sản xuất săm xe đạp 4.8 3 Sản xuất lốp ô tô 9.25 4 Sản xuất lốp xe máy 0.4 5 Sản xuất săm xe máy 0.09 6 Sảnxuất ống dẫn nước 0.3 7 Sản xuất ủng BHLĐ 0.15 8 Nồi hơi 3600 Tổng lượng chất thải hàng năm là: 3625.04 tấn/năm. 1.2.2. Chất thải lỏng(nước thải) Kết quả phân tích nước tại công ty tháng 9/2001. Stt Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Tiêu chuẩn Việt Nam Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 1 Nhiệt độ nước 0oC 40 45 45 45 2 PH 5,5- 9 6,5 6,5 6.5 3 COD mg/lít 100 8,9 … 9,7 11,2 4 Fe3+ Nt 5 0,4 3,2 0,6 5 BOD Nt 50 2,1 3,2 0,6 6 Cặn lò lúng Nt 100 53 80 80 7 Cr6+ Nt 0,1 0,02 0,06 0,03 8 SO42- Nt 0,01 5 13 10 9 Độ cứng Nt 0,01 200 320 210 10 Nitơ tổng hợp Nt 60 5,25 10,1 5,6 Nhận xét tại thời điểm lấy mẫu phần lớn các chỉ tiêu nằm trong tiêu chuẩn hiện hành tuy nhiên một số mẫu nàm ngoài chỉ tiêu cho phép . hiện bây giờ công ty vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Và đông thời cũng do hệ thống sinh thái của công ty cũng chưa tách khỏi hệ thống thoát nước của hai nhà máy lân cận (xà phòng và thuốc lá). Phần nước thải chủ yếu phát sinh ra nước để làm mát máy ở khu vực can luyện nhưng sau đó lại được sử dụng lại. 1.2.2.3. Chất khí. - Bụi: Stt Điểm đo Trọng lượng bụi (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) Tỷ lệ SiO2 (%) I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 4 III 1 IV 1 2 V 1 2 Xí nghiêp cao su số I Máy luyện hở F 60L7- V Cân phối liệu Vị trí nhúng tanh Máy ép săm Ví trí công nhân nối đầu săm Xí nghiệp cao su số 4 Bơm lồng săm ép suất săm Vị trí máy hỗn luyện số 2 Máy nhiệt luyện số 450 Xí nghiệp cao su số II Máy luyện hở 256 Xí nghiệp cao su số III Máy cán luyện hở 560 số 2 Máy cán luyện 450 số 3 Xí nghiệp năng lượng Sau lò đốt than ST2 (cách lò 3m) Sau lò CT1 ( cách lò 3m) 6,56 2,65 5,72 8,02 7,22 8,52 3,96 2,76 3,62 2,44 6,27 4,88 1,47 2,22 3,35 1,35 2,96 5,96 4,81 1,86 1,56 2,44 2,28 12 12 16 16 14 20 Khu vực sản xuất: TCVN (5509-1991) Tỷ lệ SiO>5- 20% > 29- 50% 8,0 4,0 4,0 2,0 Nhận xét như vậy nồng độ bụi, trọng lượng tại các vị trí đã lấy mẫu trong khu vực sản xuất và khu vực xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ bụi hô hấp tại khu vực máy ép săm và đầu nối săm xí nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần. +Hơi khí độc KPHD (không phát hiện được) stt Điểm lấy mẫu Co2 %Tt Co (mg/m3 ) So2 H2 S Xăng I 1 2 3 II 1 2 3 4 III 1 2 IV 1 2 V 1 2 3 Xí nghiệp cao su số 1 Máy sơ luyện Bộ phận luyện hở Bộ phận lưu hoá lốp Xí nghiệp cao su số 4 Bộ phận lồng ép săm Bộ phận lưu hoá săm Bộ phận lưu hoá săm(tầng1) Bộ phận lưu hoá săm(tầng 2) Xí nghiêp cao su số 3 Bộ phận luyện cao su Máy luyện hở 560 Xí nghiệp cao su số 2 Bộ phận lưu hoá lốp xe đạp(khu 1) Bộ phận LH lốp xe đạp(khu 2) Xí nghiệp năng lượng Giữa 2 đầu lò dầu Bộ phận nén khí Giữa hai lò than Tiêu chuẩn VN cho phép 505 BVT. QĐ 1992 (khu vực sản xuất) 0,05 0,06 0,08 0,07 0,06 0,08 0,08 0,08 0,08 0,07 0,08 0,05 0,05 0,09 0,1 KPHD Nt Nt Nt Nt Nt 2,5 3 KPHD Nt Nt Nt Nt Nt 5,3 20 KPHD Nt Nt Nt Nt 10 KPHD Nt 15 Nt Nt Nt 300 Qua bảng số liệu đo đạc của toàn công ty vào tháng 9/2001.Ta thấy đặc thù của công nghệ sản xuất có nhiều nguồn phát sinh ra nhiệt độ không khí trong môi sản xuất hầu hết đều cao hơn nhiệt độ ngoài trời cùng thời điểm đo từ 1,5-2o C có khu vực cao hơn 6-7oC, có 71/74 mẫu đo có nhiệt độ > nhiệt cho phép. * Độ ẩm có 5/74 mẫu có độ ẩm cao hơn tiêu chuẩn cho phép. * ánh sáng: Độ chiếu sáng trong công ty * Tốc độ gió : Hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép(70/74). Stt Điểm đo Nhiệt độ ( o C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) ánh sáng (Lux) I 1. 2 II 1 2 3 III 1 2 IV 1 2 V 1 2 Xí nghịp cao su số 1 Vị trí máy luyện F 560 Khu vực lưu hoá lốp xe đạp 2 tầng giữa hai máy 40- 60 Xí nghiệp cao su số 4 Vị trí máy luyện số 2 Máy ép xuất săm xe đạp số 3 Khu vực nối đầu săm Xí nghiệp cao su số 3 Vị trí lưu hoá số 3 Sàn màng lưu hoá S17 Xí nghiệp cao su số 2 Cách lò đốt than khoảng 3 m Vị trí bàn trực Xí nghiệp cơ điện Giữa nhà xưởng đúc Bộ phận đúc khuôn 32,7 38 36,2 35 23,3 36 40 39 36 34,4 33 83 66 71 73 76 64 67 64 68 77 80 0,2- 0,3 1,5- 1,8 5- 5,5 2,5- 3 0,6- 0,7 2,5- 3 0,6- 0,7 0,6- 0,7 2,5- 3 0,7- 0,8 1,7- 1,8 120 15000 230 380 520 180 2500 73000 73000 280 2500 TCVS CP VKH: 505BYT-QĐ/1992 ánh sáng TCVN 3743-83 18- 32 <=80 0,5- 1,5 50- 2000 1.2.2.4. Tiếng ồn: Vấn đề dễ thấy ở Công ty Cao su Sao vàng là tiếng ồn ở nhiều khu vực khá cao. Cụ thể ở bảng dưới đây có 14/33 mẫu, do đó cường độ tiếng ồn cao hơn cho phép từ 1-12 dB ở mức áp suất chung. Tiếng ồn cao chủ yếu ở máy luyện hở, máy nén khí, máy động lực, vị trí bơm lồng săm xe đạp, rút săm xe đạp, thổi hơi săm xe đạp. stt Địa điểm đo Mức áp âm chung Mức áp suất âm ở các giải tần số (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 I 1 2 3 4 5 6 II 1 2 III 1 2 IV 1 2 V 1 2 VI 1 2 Xí nghiệp cao su số 4 Ví trí máy lọc cao su 4-5 Ví trí máy luyện hở 2 Ví trí máy ép suất săm xe đạp 1 Ví trí bơm lồng săm xe đạp Vị trí rút săm xe đạp Ví trí thổi hơi săm Xí nghiệp cao su số 1 Máy luyện hở số 6 Máy ép săm số 3 Xí nghiệp cao su số 3 Ví trí máy luyện hở F 560 Giữa khu động lực Xí nghiệp cao su số 2 Khu vực hỗn luyện Phòng máy nén khí Xí nghiệp năng lượng Giữa hai lò dầu Giữa hai động lực Xí nghiệp cơ điện Vị trí máy tiện trung quốc 1 Vị trí máy tiện trung quốc 2 DB 92 94 92 92 96 102 87 98 90 93 98 88 87 91 87 88 64 66 60 58 57 46 66 60 72 57 70 51 68 70 49 49 78 71 75 71 68 55 74 72 81 72 83 68 76 77 61 70 84 84 80 77 76 66 82 91 85 79 84 76 78 84 68 69 86 88 85 79 82 66 83 95 85 86 87 85 76 84 78 80 87 86 85 76 91 72 84 84 89 87 88 82 80 85 78 82 87 84 83 89 89 79 79 80 88 85 85 81 81 83 76 80 79 81 81 84 86 89 75 79 83 81 87 78 70 79 72 78 92 75 78 86 81 97 69 76 78 75 77 69 73 72 63 67 TCVS cho phép 505 BIT QĐ/1992 90 103 96 91 88 83 83 81 80 1.2.3. Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. - Vệ sinh công nghiệp. +Các yếu tố khí hậu. Trong lao động có nhiều yếu tố vi khí hậu liên quan đến điều kiện làm việc của người lao động như: khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, các loại bụi và hơi khí độc. * Nhiệt độ môi trường không khí trong các xí nghiệp từ 32-40oC. Nhiệt độ ở ngoài khoảng 25 –30 oC, vượt quá chỉ tiêu cho phép. * Độ ẩm tương đối của không khí 64-83% có thể nói hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép. * ánh sáng: hầu hết các xí nghệp đạt tiêu chuẩn cho phép. * Vận tốc gió từ 0,6 –3 m/s, đạt tiêu chuẩn cho phép (0,5- 1,5 m/s). * Riêng xí nghiệp cao su số 1 có nhiều vị trí độ chiếu sáng quá lớn. Bụi và khí gây ô nhiễm. Chất lượng không khí trong khu vực làm việc là yếu tố quan trọng trong điều kiện làm việc của người lao động, trong các xí nghiệp của công ty các chỉ số đặc trưng là, CO2,CO, SO2, H2S, xăng, bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường. - Công tác an toàn lao động. - Nội dung an toàn lao động tại công ty bao gồm: an toàn điện, an toàn thiết bị năng, an toàn cơ khí, an toàn thiết bị áp lực. - Công tác phòng chống cháy nổ: Là nội dung hàng đầu của công ty, công ty có một phòng quân sự bảo vệ chuyên trách về phòng chống cháy có một đội chuyên trách phòng chống cháy nổ gồm 9 người. Được trang bị một xe ô tô chữa cháy có trang thiết bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, các bình bọt di động, với khối lượng lớn 24/24 h có nhiệm vụ tuần tra đôn đốc các đơn vị thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy. Mỗi xí nghiệp trong công ty có một phòng cháy chữa cháy bán chuyên trách đã được học qua lớp nghiệp vụ, được bố trí theo ca sản xuất có nhiệm vụ kiểm tra nhắc nhỡ cán bộ công nhân viên thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy. 2. Đánh giá tác động của công ty đến từng yếu tố môi trường. 2.1. Tác động tới môi trường nước. Các khu vực xung quanh công ty có quan hệ mật thiết với hoạt động của công ty. Đặc biệt là hệ thống thoát nước chung của khu vực công nghiệp Cao-Xà -Lá và chảy ra sông Tô Lịch là nơi tiếp nhận nhiều nước thải rất lớn của toàn bộ khu vực này. Trong nước thải có chứa những tác nhân gây ô nhiễm nước sông, ví dụ như: Cặn lơ lững(SS), Nhu cầu ôxy hoá(BOD), Nhu cầu ôxy hoá học (COD), dầu mỡ… Sông Tô Lịch là một trong những sông thoát nước thải chính của Hà Nội, sông có chiều dài là 13,5 km, chiều rộng hẹp nhất là 19m và rộng nhất 45m, chiều cao vực nước chỗ sâu nhất là 5,5 m, có sức chứa 928000m3 và có khả năng điều hoà là 128250 m3, lưu lượng trung bình vào mùa mưa là 26 m3/s. Như vậy, lượng nước từ Công ty Cao su Sao vàng gần 1/ 2 tổng lượng thải ra của khu công nghiệp Cao- Xà- Lá, và so sánh các chỉ tiêu khác thì sự đóng góp của công ty là tương đối lớn, ví dụ như: BOD, COD, cũng như cặn bã so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam cho phép cũng đã vượt một số chỉ tiêu quy định. Do đó có thể kết luận là nguồn nước thải là sông Tô Lịch với các tính chất như đã nêu ở trên thì sự đóng góp ô nhiễm môi trường nước từ công ty cao su là tương đối lớn. 2.2. Tác động đến môi trường không khí. Tác động cuả khí thải từ công ty đối với môi trường không khí trong khu vực đã được ban môi trường Hà Nội đánh giá (2000-2001) như trình bày trong mục không khí của phần hiện trạng môi trường, kết quả phân tích số liệu cho thấy các khí độc như CO,SO2… ở khu vực làm việc của công ty và ngoài phạm vi nhà máy là tương đối lớn. Ví dụ như: SO2 là 0,012 đến 0,025 mg/lít so với điều kiện tiêu chuẩn là 0.02 mg/lít. CO là 0,038 m/lít so với tiêu chuẩn cho phép là 0,03 mg/lít. Như vậy có thể nói là về khí độc tác động đến nền ô nhiễm môi trường không khí của khu vực tương đối lớn. Về hơi xăng, thực chất có phát sinh một số vài điểm, nhưng chỉ có tính chất cục bộ và các giá trị đo được đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là từ 3,75- 5 lần. Bụi trong khu vực sản xuất nói chung là cao hơn tiêu chuẩn quy định trung bình 3 lần, nhưng loại bụi này chỉ gây ô nhiễm cục bộ và đang được khắc phục từng bước nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người lao động trực tiếp. Riêng bụi phát tán từ nồi hơi là đáng kể đối với môi trường xung quanh vị trí của nồi hơi của công ty gần với nồi hơi của công ty xà phòng đã gây ô nhiễm bụi nhất định cho khu vực ngoại vi, số liệu so sánh cho thấy trọng lượng bụi ở cạnh nồi hơi là 1,04 mg/m3/phút. Trong khi đó bụi ở xã Nhân Chính gồm Chợ Xanh là 0,88 mg/m3/phút. Điều đó chứng tỏ bụi phát tán từ nồi hơi của công ty tương đối lớn so với bụi giao thông. Do đó có thể kết luận là ô nhiễm bụi từ khu vực công ty là đóng góp đáng kể. 2.3. Về chất thải rắn. Chất thải rắn như trình bày ở trên, cơ bản đã được tái sử dụng vào chính dây chuyền sản xuất. Trong nội bộ công ty, một phần không sử dụng đã san lấp mặt bằng trong công ty. Và một phần giao cho công nhân thu gom và phân loại ngay tại khu vực sản xuất của xí nghiệp, các loại còn dùng được cho sản xuất như: bavina, bán thành phẩm cao su, hoá chất rơi vãi đã được thu gom lại và tái sử dụng. Các loại vải vụn, bavina, sản phẩm thu hồi giao nộp cho xí nghiệp, bán cho cơ sở, tổ hợp hay tư nhân tái sinh để sản xuất các sản phẩm cấp thấp. Lượng chất thải được coi là hoàn toàn có thể thải bỏ được chở đến nơi quy định để xí nghiệp vệ sinh môi trường thu gom và chuyển đến bãi san lấp. Than lọt ghi được thu hồi làm than tổ ong ngay tại xí nghiệp nồi hơi còn xỉ than bán cho dân làm gạch hoặc rải đường. Lượng rác thải sinh hoạt và các loại tự nhiên khác như bụi, lá cây có khối lượng khoảng 20,5 tấn /năm cũng được xí nghiệp vệ sinh môi trường thu gom và lấp. 2.4. Tiếng ồn.. Khu vực sản xuất của công ty hầu hết tiếng ồn nằm trong giới hạn dưới 90 dB. Trừ một số khu vực hẹp trong công ty như nén khí, dập, rèn, luyện, có cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 dB. Tuy nhiên tác động của tiếng ồn xuất phát từ công ty đến môi trường không khí ở mức cao: như nguyên nhân giao thông từ quốc lộ 6… 2.5. Môi trường sinh thái. Nhìn chung khó có thể nói đến tác động về mặt sinh thái khi tách riêng hoạt động của công ty trong toàn bộ sự tồn tại của khu công nghiệp Cao-Xà-Lá nói riêng và khu Thượng Đình nói chung, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu bởi các cơ quan khoa học chuyên sâu. Tuy nhiên, sự tác ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29135.doc
Tài liệu liên quan