Bước đầu phân tích chi phí - Lợi ích kinh tế, xã hội của dự án: “Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải rắn đô thị Thành phố Hải Dương (61tr)

Lời mở đầu Hải Dương là tỉnh ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hải Dương – Hải Phòng- Quảng Ninh), là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập và tháng 8/1997 thị xã Hải Dương được nâng cấp thành Thành phố Hải Dương. Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh Hải Dương nói chung và Thành phố Hải Dương nói riêng phát triển không ngừng. Tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá ở Hải

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu phân tích chi phí - Lợi ích kinh tế, xã hội của dự án: “Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải rắn đô thị Thành phố Hải Dương (61tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương tăng nhanh. Sự phát triển mạnh mẽ của Hải Dương góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, trng quá trình phát triển đã có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên của Thành phố và khu vực xung quanh. Bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững ngày nay đã trở thành chiến lược mang tính toàn cầu, không còn là vấn đề riêng cho từng quốc gia và từng khu vực,thành phố. Bảo vệ môi trường tự nhiên như nguồn nước, không khí, đất đai, sự da dạng sinh họ… là những vấn đề không chỉ liên quan đến chất lượng môi trường hiện tại mà còn là việc bảo vệ các nguồn trên cho các thế hệ mai sau. Bảo vệ môi trường Hải Dương gắn liền với việc quản lý chất thải trong đó có rác thải là một trong những vấn đề lớn của Hải Dương hiện nay. Rác thải không những là một trong những nguồn gây nên sự suy thoái môi trường mà còn là hiểm hoạ đối với sức khoẻ cộng đồng dân cư đô thị. Trong công tác quản lý rác thải hiện nay vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề hết sức bức xúc trong đời sống xã hội. Trong những năm vừa qua, các cấp các ngành của Thành phố đã hết sức cố gắng trongviệc xử lý rác thải, tuy nhiên do các nguyên nhân về kinh phí cũng như các điều kiện về đất đá… việc xử lý rác thải vẫn chưa thực hiện triệt để. Trong việc xử lý rác thải sinh hoạt những năm qua cho thấy rằng phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ có tính khả thi cao. Chế biến rác sinh hoạt làm phân hữu cơ một mặt giải quyết được vấn đề môi trường, mặt khác đã tận dụng được các phần có ích trong rác thải để cho mục đích phát triển nông nghiệp của Thành phố. Đây là một hướng đi đúng đắn nhằm giải quyết triệt để vấn đề rác đô thị. Tháng 7 năm 2001, bộ kế hoạch và đầu tư đã làm việc với Đoàn đại biểu của Chính phủ Tây Ban Nha để xây dựmg chương trình ODA cuả Tây Ban Nha cho Việt Nam, trong đó có dự án xử lý rác thải của Thành phố Hải Dương trong tài khoá tài trợ 2001- 2002. Thành phố Hải Dương đã tiến hành cho nghiên cứu khả thi dự án: “Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải của Thành phố Hải Dương” Dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương quyết định phê duyệt đầu năm 2002. Đây cũng là vấn đề mà em rất tâm huyết vì thế mà em đã quyết định viết về đề tài: “Bước đầu phân tích chi phí -lợi ích kinh tế, xã hội của dự án: “ Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải rắn đô thị Thành phố Hải Dương” của công ty Môi trường đô thị Thành phố Hải Dương”. Ngoài lời mở đầu, kiến nghị , giải pháp và kết luận bố cục bài viết gồm có 3 chương : chương I : Những nhận thức chung về thu gom,xử lý chất thải rắn đô thị. Phương pháp BCA chương II : Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị và mô hình xử lý rác thải rắn đô thị bằng chế biến phân hữu cơ (Compost). chương III : Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng của dự án “ xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải rắn đô thị Thành phố Hải Dương” của Công ty Môi trường đô thị Thành phố Hải Dương Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế cho nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi thiếu sót,vậy kính mong các thấy cô hướng dẫn tham gia góp ý để chuyên đề của em có thể nâng lên thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô hướng dẫn khoa kinh tế và quản lý môi trường- ĐHKTQD, các cô chú trong Sở khoa học công nghệ môi trường tỉnh Hải Dương, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô Lê Thu Hoa (giáo viên hướng dẫn), sự giúp đỡ tận tình của chú Nguyễn Hoài Khanh ( trưởng phòng môi trường- Sở khoa học công nghệ môi trường –tỉnh Hải Dương ) và của chú (PGĐ cty môi trường đô thị Thành phố Hải Dương ) đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này. Sinh viên: Đinh Thị Bình Chương I Những nhận thức chung về thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị. Phương pháp BCA I. Rác thải rắn đô thị. 1.1. Khái niệm rác thải rắn đô thị. Chất thải là một bộ phận vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa. Rác thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như : rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như: nhiệt, bức xạ, phóng xạ… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý, hoá, sinh của chúng trong đó thuộc tính hoá học là quan trọng nhất. Chất thải mang tính tích luỹ dần, nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm. Các hoá chất có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn. Một số chất thải rắn, lỏng, khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp. Rác thải rắn đô thị là tổng hợp các loại rác thải tồn tại ở thể rắn phát sinh từ những nguồn khác nhau: hộ gia đình, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quá trình đô thị hoá. Chất thải đô thị được chia làm ba loại chính: chất thải sinh hoạt; chất thải thương mại và của các công sở; rác thu gom trên đườngphố, nơi công cộng. Vì là một dạng của chất thải cho nên rác thải rắn đô thị mang đầy đủ các thuộc tính của chất thải. Trong công tác xử lý chất thải rắn đô thị người ta rất quan tâm tới các đặc tính của rác thải rắn đô thị, đặc biệt là nhấn mạnh tới thuộc tính có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác của nó. 1.2. ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế Cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thì con người hàng ngày thải vào môi trường tự nhiên hàng triệu tấn rác thải. Rác thải nếu không được xử lý an toàn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. Rác thải rắn trong quá trình phân huỷ sẽ tạo ra các khí độc như: mê tan, các dẫn xuất của nitơ, hiđrocacbua, các dẫn xuất của lưu huỳnh…làm vẩn đục môi trường không khí… Quá trình chôn lấp rác thải nếu không được xử lý chặt chẽ và triệt để thì rác phân huỷ sẽ thấm vào môi trường nước làm ô nhiễm cả nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Rác thải lẫn với đất làm cho chất lượng đất xấu đi, đất bị bạc mầu, thoái hoá, biến chất, xấu hơn nữa là có thể đẫn tới hiện tượng hoang mạc hoá. Môi trường không khí, môi trường nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về đườnghô hấp, tuần hoàn, đườngruột, lao, ung thư…, đặc biệt con số những người mắc căn bện ung thư đang ngày một tăng lên đưang trở thành vấn nạn của loài người. 1.3. Các biện pháp xử lý rác thải rắn đô thị. Rác thải rắn đô thị đang trở thành vấn đề quan tâm của thế giới nói chung, của mỗi quốc gia nói riêng. Nếu chúng ta không có hành vi can thiệp kịp thời thì chỉ trong nay mai thôi rác sẽ ngập đầy Trái đất, làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng, thậm chí đe doạ tới tính mạng con người. Vì thế, cùng với quá trình phát triển của mình, chúng ta cần phải có thái độ đối xử công bằng với môi trường. Tuỳ theo khả năng phát triển kinh tế, ý thức và trình độ nhận thức về môi trường, thành phần chính của rác thải mà mỗi quốc gia, mỗi vùng có các biện pháp xử lý rác thải rắn khác nhau. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới đang tồn tại phổ biến các biện pháp chính sau: Chôn lấp. Thiêu đốt. Chế biến phân hữu cơ. Hoá rắn. 1.3.1. Chôn lấp. Chôn lấp rác trong các bãi đã được chuẩn bị trước (có thể được lót thành xung quanh và đáy bằng các vật liệu chống thấm như đất sét, chất dẻo) là phương pháp truyền thống xa nay. Rác được đổ thành từng lớp có chiều dày khoảng 0,5 đến 1, sau đó đầm nén chặt và phủ lên trên lớp đất hay cát. Độ cao đổ rác trong bãi chôn lấp tuỳ thuộc vào thiết kế, thông thường ở nước ta chiều cao đổ rác từ 5 đến 10 m. 1.3.2. Thiêu đốt. Đốt rác trong các loại lò đốt thường sử dụng nhiên liệu là dầu và kết hợp với việc thu nhiệt khi đốt rácđể sản xuất ra nhiệt năng hay điện năng… Tro và các thành phần không cháy được sau khi đốt đem đi chôn lấp. 1.3.3. Chế biến phân hữu cơ. Rác được ủ thành đống hay luống, nhờ các vi sinh vật có trong rác hay được bổ xung từ bên ngoài để phân huỷ các chất gluxit, lipit và proteintrong rác thành mùn hữu cơ. Tuỳ thuộc vào việc phân huỷ vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí mà có bố trí việc cung cấp không khí cho các bãi hay luống rác hay không. 1.3.4. Một số công nghệ đúc ép hoá rắn. Công nghệ đúc ép hoá rắn như hyđromex, pasta là công nghệ sử dụng việc nén ép các chất polimer và rác thải thành các tấm hay khối… có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng. Một số ưu nhược diểm chính của các phương pháp xử lý rác được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1.1 So sánh các phương pháp xử lý rác thải rắn STT Phương pháp ưu điểm Nhược điểm Khả năng áp dụngvà xu thế sử dụng 1 Chôn lấp Rẻ tiền nhất, đơn giản nhất Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nhất Cho tất cả các loại rác, ở các nước đang phát triển. Các nước Cộng đồng chung châu Âu không cho phép chôn lấp rác có thành phần hữu cơ > 10% theo trọng lượng. 2 Chế biến phân hữu cơ Rẻ tiền, diện tích đất ít, tận dụng được các chất hữu cơ trong chất thải. Có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động trực tiếp. Cho rác thải có thành phần hữu cơ cao như: rác sinh hoạt, ở các nước đang phát triển. 3 Thiêu đốt ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (khi được trang bị đồng bộ thiết bị xử lý khói thải). Đắt tiền nhất. Cho rác công nghiệp, y tế, và độc hại nguy hiểm ở các nước công nghiệp. 4 Hoá rắn ít nguy cơ ô nhiễm môi trường, tận dụng được các chất trong rác thải làm vật liệu Khá đắt Cho rác công nghiệp, xây dựng, ở Hoa Kỳ và Nhật Bản. II Tổng quan về phương pháp phân tích chi phí -lợi ích ( BCA). 2.1. Sự phát triển của phương pháp đánh giá chi phí - lợi ích trên thế giới. Khái niệm cơ bản về phương pháp phân tích chi phí lợi ích được đưa ra vào cuối thế kỷ thứ XIX nhưng phải đến gần 100 năm sau người ta mới thực sự quan tâm và đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ chính thức chấp nhận sử dụng cho công tác của chính quyền thông qua đạo luật kiểm soát lũ lụt năm 1936. đạo luật nhận ra rằng phân tích nên bao gồm tất cả các lợi ích và chi phí bất kể chúng phát sinh cho ai. Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về những ứng dụng cho trường hơp giá cả bằng tiền hiện tại cách xa giá trị kinh tế thực, và tình trạng này thường thấy ở các nước kém phát triển. Phương pháp đánh giá chi phí – lợi ích không có giá cả như thưởng thức phong cảnh và hiểu biết về vấn đề gìn giữ cuộc sống hoang dã đã đạt được nhiều tiến bộ. Năm 1991, chính quyền Liên bang Australia đã thực hiện phương pháp phân tích lợi ích – chi phí này cho các chương trình làm giảm hiệu ứng nhà kính. Tương tự, Ngân hàng thế giới đã hỗ trợ cho các chương trình phát triển ở nhiều nước kém phát triển và sử dụng phân tích lợi ích – chi phí để đánh giá các chương trình này, và còn nhiều chương trình chính sách quốc gia khác của Australia đã vận dụng phương pháp này như: vấn đề phát triển rừng, phát triển đường xá, dự án xây dựng sân bay, xây dựng đập nước… hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi, đưa dạng và được bổ xung bằng những hướng dẫn cụ thể từ phía chính quyền và các cơ quan khác nhau trong bộ máy chính quyền. Phân tích chi phí – lợi ích vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện. Tuy nhiên nó được sử dụng rộng rãi để giúp chính phủ lựa chọn phương án. 2.2. Nhu cầu sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích. Cách nhìn nhận của BCA là toàn diện, không phản ánh lợi ích của bất cứ cá nhân, tổ chức hay nhóm nào. Chính vì vậy mà công cụ BCA ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. BCA có thể được dùng cho các chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án cũng có thể dùng rộng rãi trong các vấn đề nh thị trường lao động, giáo dục, nghiên cứu khoa học và môi trường, đặc biệt BCA là công cụ hiệu lực đối với đánh giá tác động tới môi trường cho dự án phát triển kinh tế – xã hội. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, có thể ở giai đoạn hình thành (exante), giai đoạn giữa (immedias- res) hoặc giai đoạn cuối (exposte) của dự án.chính nhờ quan điểm tiếp cận phong phú này sẽ cung cấp cho chúng ta những góc nhìn khác nhau. Từ đó sẽ cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin cơ bản về toàn bộ dự án, hay những bài học kinh nghiệm rút ra khi tiến hành một dự án tương tự. Muốn đưa ra được phương án đem lại hiệu quả cao nhất trong hàng loạt các phương án đề xuất thì cần phải có một căn cứ, cơ sở nào đó dùng để so sánh. Phương pháp BCA sẽ cho chúng ta hình dung ra được toàn bộ những chi phí cũng như lợi ích mà mỗi phương án đưa ra có thể đem lại và dựa trên kết quả phân tích đó chúng ta sẽ lựa chọn được phương án phù hợp với mục tiêu đề ra. Kết quả của sự lựa chọn này sẽ đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Đây là một công cụ thực sự có hiệu lực thuyết phục khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đối với các dự án về môi trường thì việc lượng hoá được những chi phí lợi ích là rất phức tạp, không dễ gì thấy được và thời gian tác động là bao lâu… Chính vì vậy việc đo lường để lượng hoá kết quả là không đơn giản, thậm chí không có một thước đo chung, hay một phương pháp chung phục vụ cho việc tính toán. Nhưng BCA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách có hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và cái mất đối với môi trường và đánh giá môi trường. Đối với các nước đang phát triển, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là biện pháp quán trọng, phổ biến để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, phương pháp BCA rất phù hợp.trong điều kiện thực tế của các nước này. 2.3. Các bước cơ bản khi tiến hành BCA. Quan niệm về các bước tiến hành phân tích có nhiều cách khác nhau tuỳ theo chuyên gia khác nhau. Trong chương trình của Đông Nam á đã nghiên cứu theo phương án 9 bước: Bước 1: Xem xét quyết định lợi ích của ai và chi phí như thế nào Trong phân tích CBA việc đầu tiên đặt ra là phải xác định được lợi ích của ai và ai là người đuợc hưởng lợi. Đây là vấn đề hết sức phức tạp trong dự án kinh tế đơn thuần, và lại càng khó khăn hơn đối với dự án môi trường. Ví như trong dự án xây dựng cầu đường thì những người được lợi ích chính là những người tham gia giao thông trên đường, là những gia đình sẽ tăng thu nhập nhờ việc kinh doanh buôn bán, là những nhà máy, xí nghiệp giảm bớt được chi phí vận chuyển,… Khả năng sáng suốt của người phân tích là bằng cách nào đó xác định được toàn bộ lợi ích mà khi dụ án được chấp nhận, nếu xác định càng đầy đủ bao nhiêu thì tính hiệu lực của dự án càng chính xác bấy nhiêu, càng tiếp cận điểm hiệu quả và điểm cân bằng mà xã hội mong muốn. Việc phân định chi phí xem ai là người phải chịu thì đơn giản hơn việc xác định lợi ích. Như đối với nhà máy giấy, đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý môi trường thì tất nhiên chi phí phải do phía chủ đầu tư chịu, cụ thể ở đây là nhà máy. Đây là bước cơ sở nền tảng cho mọi bước tiếp theo nếu như phân định lợi ích và thiệt hại không đúng thì sẽ làm giảm hiệu lực của dự án Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế Bất cứ một dự án nào đưa ra thì cùng với nó sẽ có nhiều dự án thay thế, có nghĩa là khi dự án không đạt được hiệu quả thì sẽ được thay thế bằng dự án khác hiệu quả hơn Về mặt kỹ thuật mỗi dự án đưa ra khả năng kỹ thuật để hình thành dự án khác nhau do đó hiệu quả sẽ khác nhau, việc thay đổi một dự án thay thế tức là thay đổi toàn bộ quá trình CBA. Do đó vấn đề đặt ra với người làm CBA là phải liệt kê được tất cả các phương án có thể có và trong mỗi phương án đưa ra phải phân tích CBA một cách đầy đủ nhất, để từ đó người ra quyết định có cơ sở xem xét và đi đến quyết định lựa chọn phương án tốt nhất Tuy nhiên, cũng phải nói rằng phương án được lựa chọn nhiều khi không thể dám chắc được đó là phương án tối ưu nhất hay không, bởi vì trong quá trình đi vào hoạt động của dự án thì còn có những rủi ro tiềm ẩn, có thể xảy ra, mà bản thân các nhà phân tích cũng có thể dự đoán được vì nó không theo một quy luật thuần tuý nào Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và chỉ số đo lường Các ảnh hưởng tiềm năng là các ảnh hưởng mà chúng ta không thể thấy hết được khả năng xuất hiện của nó mà nó chỉ xuất hiện trong tương lai khi dự án đã đi vào hoạt động. Do đó, nó sẽ làm sai lệch kết quả chúng ta tính toán, nếu chúng ta bỏ sót những ảnh hưởng này khi phân tích Lựa chọn các chỉ số đo lường thực chất là giá trị để chúng ta xác định mức hấp dẫn của dự án và thường là kết quả xác định bằng giá trị cụ thể. Trong thực tế, tuỳ từng dự án cụ thể mà đưa ra những chỉ số đo lường thích hợp Ví dụ như dự án xoá mù chữ ở miền núi, thì chúng ta không thể sử dụng chỉ số NPV, IRR,… được mà ở đây phải là tỷ lệ bao nhiêu người sẽ được phổ cập tiểu học trên tổng số những người đi học. Bước 4: dự đoán những ảnh hưởng đến lượng trong suốt quá trình dự án tiến hành Dự đoán được những khả năng tương đối làm cho kết quả dự kiến đưa ra có thể bi sai lệch, điều mà CBA thông thờng có tính lý thuyết (cổ điển) ít đề cập về cách làm như thế nào. Chắc chắn chúng ta phải thực hiện dựa trên những nguyên lý phân tích khi mới hình thành “exante”, “immedias-res” hoặc”exposte”. Như vậy quá trình thực hiện từng bước đó sẽ dẫn đến ba khả năng : chi phí tăng, lợi ích tăng họăc không có sự thay đổi. Bước 5: lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động Trong phân tích CBA điều quan trọng là phải lượng hoá được tất cả bằng giá trị cụ thể, nh chúng ta biết có hai phương thức xác định giá: gía thị trường và giá tham khảo. Mọi tác động môi trường đều thừa nhận phương thức WTP (Willing to pay- bằng lòng chi trả) tuy nhiên, thực tế có những trường hợp thực hiện CBA không thể lượng hoá được bằng tiền, do đó chúng ta chỉ có thể phân tích theo xu hướng chi phí hiệu quả và theo xu hướng phân tích chỉ tiêu. Bước 6: khấu hao khoảng theo thời gian để được về dạng hiện tại Điều quan trọng nhất đối với dự án phân tích môi trường phải xác định được hệ số quy đổi có tính xã hội. Đó chính là điểm khác biệt giữa phân tích kinh tế môi trường và kinh tế học thuần tuý. Và khi xác định được giá trị này thì cá nhân thường phản ứng lại tỷ lệ khấu hao có tính xã hội. Bước 7: Tổng hợp các lợi ích và chi phí Giá trị sử dụng NPV, tuy nhiên không thể chỉ lấy chỉ số này làm căn cứ mà cần sử dụng thêm chỉ số IRR để lựa chọn phương án có tính tổng hợp. Như đã trình bày, có nhiều loại dự án khác nhau vì vậy khi phân tích phải cân nhắc, lựa chọn những chỉ số nào cho thích hợp đó là điều quan trọng. Ba đại lượng NPV, IRR, B/C có mối liên hệ khăng khít với nhau. Bước 8: Phân tích độ nhạy Xác định khả năng thay đổi trong qúa trình vận hành CBA khi một phương án lựa chọn. Trong mọi trường hợp, chúng ta phải có điểm dừng, một sự thừa nhận hay bằng lòng vì không có một dự án nào có tính tuyệt đối. Bước 9: Tiến cử phương án đem lại lợi ích xã hội cao nhất. Là kết quả của 8 bước trên và các quyết định đưa ra chứng tỏ nguồn lực phân bổ là hiệu quả nhất. Chương II. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị và mô hình xử lý rác thải rắn đô thị bằng chế biến phân hữu cơ (Compost). i. Tổng quan về Thành phố Hải Dương. Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là khu vực có tiềm năng kinh tế mạnh mẽ, đó là điều kiện quan trọng cho việc phát triển công nghiệp. TP Hải Dương cách thủ đô Hà Nội 58 km về phía Đông, nằm trên quốc lộ 5A Hà Nội - Hải Phòng. Phía Bắc và phía Đông tiếp giáp sông Thái Bình, phía Nam có sông Sặt. Địa hình TP Hải Dương tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2,0m - 2,2m với diện tích tự nhiên 3.475 ha phân bố thành 11 phờng và 2 xã. Tổng số dân của TP Hải Dương tính đến năm 2001 là 128.299 người, với tuổi thọ trung bình là 65 tuổi. TP Hải Dương có các cơ sở chính sau: - Cơ quan tỉnh uỷ, UBND và các sở ban ngành trực thuộc. - 4 nhà máy TW đóng tại địa phương: Công ty sứ, công ty Đá Mài, công ty Chế Tạo Bơm và xí nghiệp sửa chữa máy kéo. - 17 xí nghiệp công nghiệp địa phương. - 3 cơ sở liên doanh với nước ngoài. - Hơn 60 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. - 5 bệnh viện, các trường y dược và dạy nghề. Hàng năm giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của TP là 69.321 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 168.940 triệu đồng, tổng thu nhập ngành dịch vụ là 79.682 triệu đồng. Theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hải Dương, đến năm 2010 Hải Dương là tỉnh công nghiệp hàng hoá và nông nghiệp phát triển, có nền công nghiệp tiệm cận với công nghệ tiên tiến, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hoá xã hội phát triển. Tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng 9-10% năm, GDP đầu người tăng 2,5 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế; tỷ trọng công nghiệp chiếm 42%, nông lâm nghiệp chiếm 25%, dịch vụ chiếm 33%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,7 triệu đồng/ngườinăm (theo giá năm 1994). Thành phố Hải Dương sẽ có dân số khoảng 300.000 người vào năm 2010. khu đô thị mới sẽ được mở rộng về phía Tây và nam Thành phố. Các khu công nghiệp sẽ xây dựng về phía Tây dọc theo tuyến quốc lộ 5 từ Hải Dương đi Hà Nội. II. Thực trạng quản lý rác thải rắn đô thị tại Thành phố Hải Dương. 2.1. Nguồn rác thải rắn. Theo tính chất của các rác thải của Hải Dương có thể chia ra 5 loại sau: Rác thải sinh hoạt. Chất thải công nghiệp. Chất thải bệnh viện. Chất thải xây dựng. Chất thải độc hại (chất thải độc hại nằm trong chất thải công nghiệp và bệnh viện). Rác thải sinh hoạt là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con người ở khu dân cư, các khu dịch vụ, thương mại, du lịch và các hệ thống kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước. Chất thải công nghiệp là các chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chất thải xây dựng là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do việc xây dựng thải ra. Chất thải bệnh viện là chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Chất thải độc hại là chất thải có thành phần chất độc hại, tính phóng xạ, tính gây bệnh, ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh và sức khoẻ con người. 2.2. Khối lượng rác thải rắn đô thị. Theo số lượng tính toán của công ty môi trường đô thị Hải Dương (Urenco) khối lượng rác thải thành phố Hải Dương mỗi ngày khoảng 90 tấn. Theo khối lượng thì rác thải sinh hoạt chiếm 77,8%, rác thải công nghiệp và xây dựng chiếm 20,3%, chất thải bệnh viện là, 65% và chất thải độc hại là 5,25%. 2.3. Thành phần rác thải. Theo báo cáo khảo sát tình hình rác thải Thành phố Hải Dương của URENCO và kết quả khảo sát thực tế của Công ty Xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam ( VCC), thành phần rác thải sinh hoạt của Thành phố Hải Dương như sau: (Bảng 2.1) Bảng 2.1 thành phần rác thải Thành phố Hải Dương. TT Thành phần % theo trọng lượng 1 Chất hữu cơ 40,0 2 Giấy các loại 7,5 3 Giẻ rách, cây que, gỗ 1,5 4 Nhựa, cao su, da 3,22 5 Vỏ ốc, xương 0,5 6 Thuỷ tinh 0,4 7 Kim loại 0,6 8 Gạch, đá, sành,sứ 44,4 9 Phần vụn 1,78 Cộng 100 Trong chất thải thành phần hữu cơ cao, các loại như giấy, thuỷ tinh, kim loại thấp do có sự thu nhặt của những người buôn bán đồng nát. Chất thải sinh hoạt có lẫn nhiều phế thải xây dựng, tỷ lệ gạch, đá, sành, sứ chiếm 44,4%. Thành phần chất thải sinh hoạt thay đổi theo mùa. Trong mùa hè và thời tiết gian Tết cổ truyền, tỷ lệ là và giấy trong chất thải rắn tăng lên. Trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau các hoạt động xây dựng nhiều hơn do tỷ lệ gạch ngói, đá vụn trong chất thải cũng tăng. Một trong các yếu tố được xem xét nữa là chất thải phần nào đặc trưng cho mức độ phát triển kinh tế, ở khu dân cư nào có mức thu nhập cao thì chất thải có chứa tỷ lệ giấy cao hơn. 2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị Thành phố Hải Dương. Theo số liệu năm 1999 tổng lượng chất thải rắn thu gom được trong 1 ngày, trong phạm vi TP là 120 m3/ngày, năm 2000 lượng chất thải này là 140 m3/ngày và cho đến năm 2001 thì lượng chất thải đó đã lên tới 169 m3/ngày. Như vậy, lượng chất thải được thải ra hàng năm tăng dần. Tuy nhiên lượng rác mà ta thu gom được mới chỉ là 60-70% lượng thực tế. Ước tính hiện nay lượng rác thải tính theo đầu người dao động từ khoảng 0,2 - 0,5 kg/người/ngày đêm. Còn chất thải nguy hại ở TP Hải Dương chủ yếu là rác thải từ các bệnh viện. Theo số liệu điều tra năm 2001 lượng rác thải ra của 5 bệnh viện tuyến tỉnh là 13 m3/ngày trong đó rác thải lây lan là 3,5 m3/ ngày đêm. Rác thải của Thành phố Hải Dương hiện chưa được phân loại tại nguồn. Toàn bộ rác thải thành phố được thu gom và vận chuyển từ nơi phát sinh đến bãi chôn lấp Soi Nam tại xã Ngọc Châu cách Thành phố 4km về phía Nam, có diện tích là 3 ha, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1999. Diện tích đã chôn lấp rác của bãi rác Soi Nam đến năm 2000 còn lại 2 ha đến cuối năm 2001 chỉ còn lại 1 ha. Kinh phí thấp, việc chôn lấp rác không đúng kỹ thuật, nước thải của bãi rác chưa được xử lý. Với tình trạng trên chỉ hết năm 2002 thì bãi Soi Nam sẽ đầy. Tỉnh Hải Dương là một tỉnh đồng băng Bắc Bộ có mật độ dân cư cao. Tỉnh hiện nay chưa có quy hoạch chung bãi rác cho tỉnh và Thành phố Hải Dương, việc tìm kiếm bãi chôn lấp rác là một vấn đề khó khăn. Như vậy trong tương lai sẽ không có đủ diện tích để xây dựng bãi chôn lấp rác cho Thành phố. 2.5. Hiện trạng môi trường Thành phố Hải Dương. Mặc dù lượng thải lớn nhưng việc thu gom và xử lý rác thải TP Hải Dương còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa được sự quan tâm đúng mức. Từ một lượng rác thải lớn như vậy chưa được xử lý kịp thời sẽ ngấm xuống nước hay theo các cống rãnh chảy ra sông ảnh hưởng đến môi trường TP. Môi trường nước tại TP Hải Dương cũng là một vấn đề cần quan tâm vì lượng nước thải hàng ngày của TP được thải trực tiếp ra sông Kim Sơn rồi chảy ra sông Sặt, sông Thái Bình. Mặc dù những sông lớn như sông Sặt, sông Thái Bình do lượng nước lớn nên khi nước thải đổ ra đã pha loãng nên nồng độ ô nhiễm chưa cao nhưng trong TP có khu vực nước bị ô nhiễm nặng như khu vực Hào Thành, nước có màu đen, có mùi hôi thối do sông chảy qua khu vực này nhận nước thải sinh hoạt, nước thải rắn sản xuất không qua xử lý và rác thải lại đổ trực tiếp xuống sông. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu vực TP Hải Dương, mặc dù không khí chưa bị ô nhiễm quá mức độ cho phép nhwng đó là môi trường không khí TP Hải Dương nói chung còn những khu vực dân cư gần các cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất gạch thủ công hay gần nơi xử lý rác thải bệnh viện thì không khí ở đây có vấn đề rất cần được lưu tâm. III. Tình hình sử dụng phân bón hoá học trong nông nghiệp ở Hải Dương. Theo số liệu của Tổ chức lương thực thế giới FAO, hiện nay phân bón hoá học ( N,P205 và K20) sử dụng cho nông nghiệp trung bình trên thế giới là 95,4 kg/ha, ở Việt Nam là 73,5 kg/ha. Mặc dù lượng phân hoá học ở nước ta thấp hơn so với trung bình thế giới nhưng tốc độ tăng lượng phân hoá học cao (tăng khoảng 10,4% năm). Đặc biệt ở Hải Dương trong các vùng thâm canh cao đã dùng 372,5 kg/ha. Qua kết quả trên cho thấy lượng phân bón hóa học sử dụng trong nông nghiệp trên 1 ha của Hải Dương cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước và của thế giới. Việc dùng nhiều và liên tục phân hoá học sẽ làm cho chất lượng của đất bị suy thoái cũng như tăng chất ô nhiễm đối với môi trường mà trực tiếp là nguồn nước. Một số nghiên cứu về tác động của việc bón phân hoá học và chất lượng của đất như sau: Hiệu suất của phân thờng thấp hơn so với mong muốn. Cây trồng trên đất khô ở vùng nhiệt đới khi bón phân N thì lượng N bị mất đi từ 40 đến 50% (Grênwood et al 1980, Prasad & De Datta 1981, FAO 1990). Dưới tác động không thuận lợi như mưa nhiều, thời gian hạn hán kéo dài hay bị xói mòn và đất nghèo chất hữu cơ, hiệu suất của phân bón hoá học còn thấp hơn. Liên tục sử dụng phân hoá học N, P, K sẽ làm cho các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, măngan, manhê, moliđen trong đất bị suy giảm mà những nguyên tố vi lượng nay không thể thay thế được bằng N, P, K và hậu quả là năng suất cây trồng bị giảm và phát sinh các loại sâu bệnh (Sharma 1985, Tadon 1990). VI. Lợi ích của việc bón phân hữu cơ trong nông nghiệp. Đất đai ở Thành phố Hải Dương được chia làm hai vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc của tỉnh chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Đây là vùng đồi núi thấp thích hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích còn lại. Đồng bằng của tỉnh Hải Dương là do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất đai phù hợp với cây trồng nông nghiệp có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm. Đất nông nghiệp phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, có tầng đất canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ PH từ 5 đến 6,5 , độ mùn thấp. Một số diện tích đất nông nghiệp ở phía Bắc của tỉnh có tầng đất trồng trọt mỏng, đất nghèo dinh dưỡng. Như vậy có thể đánh giá là đất trồng trọt ở Hải Dương là loại đất có độ mùn thấp, khả năng giữ nước kém, do đó việc sử dụng phân hữu cơ đối với đất nông nghiệp ở Hải Dương như sau: - Tăng độ mùn cho đất. - Làm cho đất tơi xốp. Khuyến khích vi khuẩn phát triển để liên kết các hạt nhỏ đẻ tạo thành lỗ rỗng và rửa trôi các loại muối có hại. - Tận dụng được vòng sinh thái: Trong chất thải sinh hoạt có khoảng 40% chất hữu cơ. Việc sử dụng các chất hữu cơ trong rác thải để chế biến thành phân vừa không mất đất đai để chôn lấp, vừa đảm bảo được môi trường và tận dụng được thành phần có ích trong rác thải. Phân bón hữu cơ đã được ủ men vi sinh vật theo phương pháp hiếu khí còn phục vụ cho chương trình rau sạch của tỉnh và Thành phố Hải Dương. Theo quy hoạch, vùng rau sạch Hải Dương với diện tích trồng rau trong vùng dự án là 1.000 ha, diện tích gieo trồng là 6.000 ha được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Đến năm 2010 cơ bản đáp ứng nhu cầu rau sạch của nhân dân với sản lượng ước tính đạt 6.800 tấn rau sạch /năm. - Theo tính toán để phục vụ cho 1 ha rau sạch cần 4,01 tấn / ha năm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT341.doc
Tài liệu liên quan