Các biện pháp chính sách thúc đẩy quá trình hình thành Cụm Công nghiệp bãi bằng

đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Bộ môn Khoa học quản lý ------ Đề Tài Các biện pháp chính sách Thúc đẩy quá trình hình thành Cụm Công nghiệp bãi bằng Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản lý xã hội Lời nói đầu “Cụm công nghiệp” là một khái niệm quen thuộc ở nước ta, nhưng ý nghĩa hiện đại của nó thì chỉ mới bắt đầu chừng vài thập niên lại đây, bắt đầu từ một công trình nghiên cứu của Porter năm 1980. Cụm công nghiệp được đặc trưng bởi một “Chùm” sản ph

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp chính sách thúc đẩy quá trình hình thành Cụm Công nghiệp bãi bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm, có mối liên hệ với nhau từ trong lòng sản xuất của các xí nghiệp gần nhau trong một khu vực địa dư, chẳng hạn, trong lòng trang trại mía người ta xây dựng Xí nghiệp sản xuất Đường; Xí nghiệp nấu Cồn từ rỉ đường; Xí nghiệp sản xuất Ván ép từ bã mía, v.v... Cụm công nghiệp là một mô hình phát huy được thế mạnh tài nguyên, phát huy thế mạnh địa – kinh tế của khu vực, là một mô hình có triển vọng của công nghiệp hoá. Tác giả chọn đề tài này trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của đề tài “Tổng kết lý luận Công nghiệp hoá” trưởng Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN thuộc Bộ KH&CN, làm chủ nhiệm, đồng thời áp dụng vào việc nghiên cứu đề xuất phát triển Cụm Công nghiệp Bãi Bằng. Vấn đề Cụm công nghiệp còn hết sức mới mẻ ở nước ta. Tác giả chỉ mong muốn vận dụng nó để xem xét một mô hình phát triển trên quê hương Bãi Bằng của Tác giả, hy vọng có được sự đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta. Do mới tiếp cận công việc nghiên cứu, lại bắt tay vào một chủ đề khó, do vậy, kết quả nghiên cứu của Tác giả còn rất nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong được các thầy cô chỉ bảo để Tác giả có điều kiện phát triển công việc của Tác giả trong tương lai, sau khi Tác giả ra trường. Qua một thời gian nghiên cứu, để hoàn thành được khóa luận này, đã nhận được sự động viên, giúp đỡ chân thành của nhiều cá nhân, đơn vị. Qua đây cho phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những vị ân nhân đó. Trước hết, Tác giả xin được gửi tới thầy cô giáo với lòng biết ơn sâu sắc về sự tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và động viên đối với trong suốt quá trình thực hiện khóa luận; Thứ hai, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty Giấy Bãi Bằng và các chủ doanh nghiệp trong khu vực Bãi Bằng đã giúp đỡ trong suốt quá trình khảo sát và phỏng vấn để hoàn thành khóa luận . Danh mục chữ viết tắt 1. Cụm công nghiệp Bãi Bằng : CCNBB 2. Công ty Giấy Bãi Bằng : CTGBB Đặt Vấn Đề Lý do nghiên cứu Đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước để phấn đấu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. ( industrial country). Nhận thức được vai trò chủ đạo của công nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước,chiến lược phát triển công nghiệp cũng phải thể hiện được vị trí trọng yếu đó. Chiến lược phát triển công nghiệp là cơ sở để xác định quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung.Việc hình thành các cụm công nghiệp là một trong những thành công trong chiến lược, chính sách quản lý công nghiệp theo vùng lãnh thổ nói riêng,và trong chiến lược phát triển công nghiệp nói chung. Việc hình thành các cụm công nghiệp này không những mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất của bản thân các doanh nghiệp mà còn mang lại tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế,xã hội toàn vùng như: khai thác có hiệu quả các nguồn lực về lợi thế tạivùng,lãnh thổ đó; chủ động và yên tâm trong cả chu trình sản xuất từ khâu đầu vào,khâu sản xuất, khâu đầu ra;giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư;bảo vệ môi trường sinh thái. Bãi Bằng là quê hương của tác giả, tác giả đã và đang chứng kiến những đổi thay hàng ngày ở đó. Một công ty đã xuất hiện trên cơ sở nhà máy giấy Bãi Bằng, kinh tế thị trường phát triển thúc đẩy sự ra đơì một loạt xí nghiệp nhỏ thuộc các thành phần kinh tế,xuất hiện diện mạo của một “cụm công nghiệp”.Hiện nay, CCN đã hình thành một cách tự phát nhưng sự liên kết còn lỏng lẻo. Do đó, việc đưa ra các chính sách là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình hình thành CCN Bãi Bằng. Sau khi cân nhắc trong tư duy của bản thân tác giả, đồng thời tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp ở Bãi Bằng, và xin ý kiến thầy cô trong BMKHQL, tác giả quyết định chọn đề tài: “Cỏc biện phỏp chớnh sỏch thỳc đẩy quỏ trỡnh hỡnh thành cụm cụng nghiệp Bói Bằng”. 2. Lịch sử nghiên cứu Khái niệm Cụm công nghiệp xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Trong quan niệm thông thường, thì Cụm công nghiệp được hiểu là một Khu công nghiệp có quy mô nhỏ. Nhưng khái niệm Cụm công nghiệp theo ý nghĩa hiện đại chỉ mới xuất hiện lần đầu trong nghiên cứu của Porter M. E trong cuốn sách rất nổi tiếng thế giới “The Competitive Advantage of Nations” xuất bản năm 1990 ở Mỹ. ở Việt Nam, khái niệm Cụm công nghiệp đã được sử dụng trong nhiều đề án quy hoạch, nhưng thực sự chỉ mang ý nghĩa là những “Khu công nghiệp có quy mô nhỏ”. Những nghiên cứu về Cụm công nghiệp theo ý nghĩa của Porter thì chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam từ năm 1996 trong các hội thảo của Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thành phố Hải Phòng, và được trình bày trong Khởi thảo về “Chíên lược Khoa học và Công nghệ của Thành phố Hải phòng” với sự đề xuất và tham gia của Martin Fransman (Giáo sư Đại học Edingburg, Vương Quốc Anh), Jan Annerstedt (Giáo sư Đại học Lund, Thuỵ Điển), Vũ Cao Đàm và Trần Ngọc Ca, tiếp đó là Nguyễn Văn An (Phó giám đốc Sở KH&CN Hải phòng). Chọn đề tài khoá luận theo hướng này đối với tác giả là một khó khăn rất lớn. Trước hết, đây là một vấn đề mới ở nước ta, chưa có nhiều những nghiên cứu đầy đủ về mặt lý luận; Thứ hai, trong thực tế hoạt động của các xí nghiệp khác nhau, kể cả những khu vực được gọi là “Cụm công nghiệp”, thì cũng chưa ở đâu hình thành một mô hình hoàn chỉnh về “Cụm công nghiệp” như ý tưởng được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với tác giả, đây là cố gắng ban đầu, đầu tiên cảm thấy rất khó, nhưng tác giả thấy nó cũng mang một số ý nghĩa: ý nghĩa lý luận: Khoá luận này là sự vận dụng những lý luận về “Cụm công nghiệp” đã được các nhà nghiên cứu nói trên đề xuất ở Việt nam. Có thể nói, đây chỉ là một thử nghiệm nghiên cứu đầu tiên trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chuẩn bị tiền đề để tác giả tiếp tục phát triển các nghiên cứu vận dụng vào thực tế sau này. ý nghĩa thực tế: Với những cố gắng ban đầu, tác giả hy vọng, kết quả nghiên cứu của khoá luận có thể góp phần làm tài liệu tham khảo để các cơ quan có liên quan xTác giả xét, bổ sung, hoàn thiện các chính sách nhằm tăng cường vai trò của CTGBB trong quá trình phát triển Cụm Công nghiệp đang hình thành trên quê hương Bãi Bằng của tác giả. Trên thực tế, CTGBB đã có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành CCN BB, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Những nghiên cứu được trình bày trong Khoá luận là nhằm tăng cường vai trò đã có, để cho vai trò đó ngày càng phát huy tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và xã hội của khu vực Bãi Bằng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tế về nhu cầu hình thành mối liên kết giữa CTGBB và các xí nghiệp đã và đang hình thành trong khu vực Bãi Bằng, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu như sau: Từ thực tế hình thành các xí nghiệp trong khu vực Bãi Bằng, vận dụng lý thuyết về Cụm công nghiệp, phân tích các yếu tố hình thành Cụm công nghiệp ở Bãi Bằng. Đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình hình thành CCN. 4. Mẫu khảo sát Vì nghiên cứu này chọn mục tiêu nghiên cứu là CCN Bãi Bằng, cho nên mẫu nghiên cứu mà tác giả chọn chính là các xí nghiệp công nghiệp trong toàn bộ khu vực Bãi Bằng. Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp, cho nên, tác giả chỉ chọn Công ty Giấy Bãi Bằng và một số xí nghiệp trong khu vực. 5. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, tác giả xem xét ở những khía cạnh: 1.Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn ở một số biện pháp chính sách chủ yếu tạo ra sự liên kết về công nghệ và sản phẩm giữa Công ty GBB và các xí nghiệp trên địa bàn, cũng như mối liên kết về công nghệ và sản phẩm giữa các xí nghiệp với nhau trong quá trình hình thành phát triển CCN BB. 2.Thời gian :1995 đến 2005 3.Không gian :khu vực công nghiệp Bãi Bằng 6. Vấn đề nghiên cứu Khoá luận đã đặt ra một số vấn đề giải quyết sau đây: Tập hợp các xí nghiệp trên địa bàn Bãi Bằng đã hội đủ điều kiện để hình thành một CCN hay chưa? Có nên định hướng phát triển tập hợp xí nghiệp này thành một Cum công nghiệp? Cần có những giải pháp chính sách nào để tập hợp xí nghiệp công nghiệp Bãi Bằng phát triển theo mô hình một Cụm công nghiệp với ý nghĩa hiện đại của khái niệm này. 7. Luận điểm bảo vệ của khoá luận Luận điểm được trình bày trong khoá luận của tác giả là: Tập hợp các xí nghiệp trên địa bàn Bãi Bằng đã hội đủ điều kiện hình thành một CCN. Nhà nước cần có những biện pháp chính sách thúc đẩy sự phân công hợp tác giữa các xí nghiệp trên địa bàn để dần hìh thành một mô hình Cụm công nghiệp. 8. Phương pháp chứng minh Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài của Khoa huận là: Phương pháp luận được sử dụng trong khoá luận của Tác giả là phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả xem xét các mối quan hệ giữa CTGBB và các xí nghiệp trên địa bàn trong mối quan hẹ biện chứng với nhau Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước để làm rõ các nội dung về lý luận và thực tiễn về Cum công nghiệp. Nghiên cứu tài liệu thực tế tại Công ty Giấy và các xí nghiệp ở Bãi Bằng về sự phát triển của các xí nghiệp nằm trên địa bàn này. Khảo sát thực tế về sự phát triển của CCN Bãi Bằng trong khoang 10 năm lại đây, từ 1995 đến 2005. Phỏng vấn các giám đốc và các chuyên viên làm việc tại công ty Giấy và các xí nghiệp Bãi Bằng. Tác giả xin được lưu ý rằng, khoá luận đặt nhiệm vụ nghiên cứu về một mô hình công nghiệp hoá, vì vậy, những nghiên cứu chủ yếu thiên về định tính, không đi sâu vào những phân tích định lượng. B.PHần nội dung Chương I CƠ Sở Lý LUậN Về CụM CÔNG NGHIệP Tìm trên các trang web, chúg ta thấy, “Cụm công nghiệp” là khái niệm được sử dụng từ lâu ở nước ta. Tuy nhiên, khái niệm “Cụm công nghiệp” với ý nghĩa hiện đại, tiếng Anh là “Industrial Cluster”, thì mới chỉ xuất hiện trong mấy năm đây trong các diễn đàn khoa học ở nước ta. Trước khi nghiên cứu về đề tài chính sách công nghiệp hoá theo mô hình “Cụm công nghiệp”, tác giả thấy cũng cần đề xuất một số cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Trong phần này, tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước, trong đó có các Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN), Vũ Cao Đàm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) 1.2. NHữNG KHáI NIệM Sử DụNG TRONG KHOá LUậN 1.2.1. Cụm công nghiệp Theo Vũ Cao Đàm, “Cụm công nghiệp” (Industrial Cluster) là một tập hợp các xí nghiệp công nghiệp nằm trong một khu vực địa dư, có mối liên hệ về sản phẩm và công nghệ, cùng có chung mối quan tâm và quan hệ hợp tác để cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, khái niệm “Cum công nghiệp” bao gồm những đặc trưng sau: Bao gồm một tập hợp xí nghiệp nằm trên cùng một địa bàn lãnh thổ, không quá xa cách về địa lý, chẳng hạn, Cụm công nghiệp Sài Đồng, Cụm Công nghiệp Nội Bài, Cụm Công nghiệp Bãi Bằng. Có mối liên kết về sản phẩm. Chẳng hạn, các xí nghiệp cùng phối hợp sản xuất một sản phẩm nào đó, trong đó, mỗi xí nghiệp phụ trách một số linh kiện của sản phẩm; số xí nghiệp khác chịu trách nhiệm lắp ráp; còn một số xí nghiệp khác sản xuất bao bì. có mối liên kết về công nghệ để “kéo dài” hiệu quả của sản xuất. Chẳng hạn, bên cạnh xí nghiệp làm đường, vốn thải bã mía, nay thêm một xí nghiệp sản xuất ván ép trên cơ sở tận dụng bã mía, không phải bán bã mía như một chất thải của xí nghiệp. 1.2.2. Sản phẩm và dịch vụ Sản phẩm và dịch vụ được hiểu chung là những sản phẩm do các xí nghiệp công nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu cho xã hội, trong trường hợp này, là cho nhu cầu hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp và nhu cầu dân dụng. Mối doanh nghiệp được đặc trưng bởi một hoặc một số sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng cho khác hàng. Nó là lẽ tồn tại của doanh nghiệp 1.2.3. Công nghệ Công nghệ được hiểu là hệ thống tri thức về quá trình chế biến vật chất hoặc thông tin. Đó là những tri thức được hàm chứa trong hệ thống thiết bị, tạo cho hệ thống thiết bị khả năng tiến hành sản xuất vật phẩm theo dây chuyền, với một trật tự nghiêm ngặt. Công nghệ có một đặc điểm rất quan trọng, là nó hoạt động theo chu kỳ, lặp lại quá trình sản xuất một sản phẩm với chất lượng hoàn toàn như nhau. 1.2.4. Liên kết Khái niệm liên kết ở đây được hiểu là sự ràng buộc về sản xuất sản phẩm hoặc nối tiếp công nghệ giữa các xí nghiệp trong Cụm công nghiệp. Sự ràng buộc về sản phẩm thể hiện ở mối qua quan hệ phối hợp trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó, với sự phân công theo thế mạnh của từng xí nghiệp. 1.3. ý TƯởNG BAN ĐầU CủA KHáI NIệM “CụM CÔNG NGHIệP” Trong nhiều thập niên gần đây, có nhiều khái niệm về cụm công nghiệp, một phần do sự cạnh tranh trên trường quốc tế trong nền kinh tế toàn cầu và cách tiếp cận cụm công nghiệp đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh viện lẫn những người hoạch định chính sách. Trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty đang có xu hướng cụm lại, nhằm tận dụng cơ hội đổi mới, tạo dựng cơ sở làm ăn hoàn thiện, tăng khả năng cạnh tranh và tăng năng suất. Trong lúc vẫn còn tranh cãi, khái niệm cụm công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến, có một số người phê phán rằng định nghĩa cụm công nghiệp còn quá mơ hồ, do đó là nguồn khó hiểu của văn bản hợp đồng. Trong phần này, Tác giả cố gắng tóm tắt những khái niệm và lập luận quan trọng nhất của các lý thuyết gần đây về cụm công nghiệp, giới thiệu đặc điểm của cụm công nghiệp vùng, khảo sát các mặt thuận lợi và hạn chế khi tiếp cận cụm công nghiệp vùng. Mấu chốt của sự tiếp cận này là khái niệm cụm công nghiệp của Michael E. Porter trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh của quốc gia” năm 1990, trong đó cụm công nghiệp được định nghĩa là “sự tập trung các công ty nối liền với nhau về mặt địa lý, các công ty cung cấp chuyên dụng, công ty cung cấp dịch vụ, các công ty thuộc nhiều ngành liên quan và các tổ chức kết hợp trong một lĩnh vực cụ thể, không chỉ cạnh tranh mà còn hợp tác” (Porter, 1990). Theo quan điểm của Porter, một bộ phận quan trọng trong nền công nghiệp thế giới bắt đầu từ việc tập hợp các công ty trong cùng một lĩnh vực cụ thể; cụm công nghiệp được định nghĩa khác hẳn sự tập hợp các công ty trong cùng một khu vực cụ thể. Porter đã phát triển “Hình thoi cạnh tranh” gồm 4 yếu tố ông coi là lợi thế cạnh tranh cho các công ty, là điều kiện quyết định cho lợi thế cạnh tranh của nước nhà: a/ Yếu tố hoàn cảnh (vị thế của nhà nước trong các nhân tố sản xuất). b/ Tình trạng cầu (bản chất nhu cầu của thị trường trong nước). c/ Các ngành liên quan và thứ yếu (sự có mặt và vắng mặt của chúng trong vùng lãnh thổ). d/ Chiến lược, cơ cấu và sự ganh đua của công ty (hoàn cảnh đất nước chi phối sự sáng tạo, tổ chức và quản lý các công ty ra sao). Thông qua “Hình thoi cạnh tranh”, Porter giải thích tác dụng của phương thức cụm lại, tự tuân theo, làm các công ty tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh trong mối tương quan với hệ thống cục bộ gồm các công ty cung cấp phụ, các khách hàng, đối thủ và phận sự mà các công ty thực hiện. Porter lập luận rằng vai trò của khu vực công cộng là cải thiện hoàn cảnh đang tác động đến sự cạnh tranh. Các hoàn cảnh này không chỉ là các nhân tố liên quan đến chi phí hoặc khả năng tài nguyên thiên nhiên, đúng hơn là, các công ty cạnh tranh ở mức độ cao hơn khi các nền tảng kinh tế (ví dụ như nguồn nhân lực, kiến thức, tài chính, cơ sở hạ tầng tự nhiên, chất lượng sống, các quy chế) định hướng cho nhu cầu của cụm công nghiệp. Mặt khác, khái niệm ban đầu về cụm công nghiệp của Porter (1990) chú trọng đến các cụm công nghiệp nhà nước, nghĩa là các công ty và các ngành liên kết qua các quan hệ dọc (người mua-người cung cấp) và ngang (các đối thủ, khách hàng chung, các tổ chức khác...v..v), các bên tham gia ở trong cùng một nước. Ông cũng nhấn mạnh rằng, sự tập trung theo địa lý của các đối thủ, khách hàng và các nhà cung cấp trong một khu vực sẽ kích thích sự đổi mới và khả năng cạnh tranh ngay trong một cụm công nghiệp (Porter 1990, trang 157). 1.4. Sự PHáT TRIểN CủA ý TƯởNG CụM CÔNG NGHIệP 1.4.1. Cụm mang ý nghĩa liên kết trên một khu vực địa dư Trên cơ sở khái niệm cụm công nghiệp của Porter (1990), xuất hiện một cách tiếp cận khác hẳn và thuận tiện hơn. Khái niệm cụm công nghiệp vùng cũng xuất phát từ khái niệm ban đầu của Porter về cụm công nghiệp (1996), nhưng nêu bật hơn vai trò không gian và ranh giới của các cụm công nghiệp. Enright (1996) định nghĩa ”cụm công nghiệp vùng là một cụm công nghiệp trong đó các công ty thành phần gần gũi về địa lý” (Enright, 1996, trang 191), sau đó ông định nghĩa “các cụm công nghiệp là các nhóm công ty trong cùng ngành hoạt động phụ thuộc lẫn nhau”. Như vậy, ông không chỉ công nhận sự tồn tại của cụm công nghiệp trong vùng mà còn nhấn mạnh vai trò của không gian làm động lực củng cố sự cạnh tranh của các công ty phụ thuộc lẫn nhau. Một định nghĩ nữa: cụm công nghiệp vùng là các cụm công nghiệp tập trung về mặt địa lý, thông thường là trong một vùng, tạo thành một khu vực chủ chốt, thị trường lao động hoặc đơn vị kinh tế chức năng khác (Begman và Feser, 1999). Cũng trong thời gian này, năm 1998 Porter đưa ra một nghĩa rộng rãi hơn, bao gồm các thể chế, các tổ chức chính thức như một bộ phận của cụm công nghiệp vùng. Theo cách hiểu của Porter, các công ty liên kết theo kiểu nào đó hình thành cụm công nghiệp gần gũi về địa lý, định nghĩa như sau: “Cụm công nghiệp là một nhóm công ty hoạt động tương hỗ và các tổ chức liên đới, gần gũi về địa lý trong một lĩnh vực cụ thể, liên kết với nhau vì nhiều sự tương đồng và bổ sung. Cụm công nghiệp thâu tóm một loạt các ngành liên đới và nhiều tổ chức khác có ý nghĩa cho việc cạnh tranh, gồm các tổ chức chính quyền và nhiều tổ chức khác như các trường đại học, các cơ quan tiêu chuẩn, các nhóm chuyên gia cố vấn, tổ chức dạy nghề và các hiệp hội thương mại” (Porter 1998, trang 78). Ngoài ra, theo cơ cấu tổ chức của Porter (2000), phạm vi không gian có thể do một vùng, một bang, thậm chí do một thành phố sắp xếp, kéo dài không xa hoặc đến các vùng lân cận: “Phạm vi địa lý của một cụm công nghiệp liên quan tới khoảng cách diễn ra thông tin, giao dịch, thúc đẩy và nhiều hiệu quả khác” (Porter 2000, trang 6). Song, khi xTác giả xét đến phạm vi các ngành phụ thuộc lẫn nhau về cơ bản, chẳng có gì lạ khi ranh giới của bất kỳ cụm công nghiệp nào cũng được những người chứng kiến đánh giá giống như Porter: “Vạch ra ranh giới cụm công nghiệp thường là vấn đề mức độ và kéo theo một quá trình sáng tạo cho thấy điều kiện liên kết và bổ sung giữa các ngành và các tổ chức là quan trọng nhất để cạnh tranh trong một lĩnh vực cụ thể”. Tương tự như vậy, ranh giới cụm công nghiệp “hiếm khi thích ứng với các hệ thống phân loại ngành theo tiêu chuẩn, thường không bao gồm nhiều tổ chức hoạt động quan trọng trong cạnh tranh và liên kết các ngành” (Porter 2000, trang 18). Kết quả là các bộ phận trong một cụm công nghiệp thường chia theo loại ngành nghề truyền thống hoặc dịch vụ; nhiều cụm công nghiệp đáng kể có khi bị lu mờ, thậm chí không được công nhận. Hầu như sự giải thích lý do chính xác sự ràng buộc về không gian của các hoạt động kinh tế trong phạm vi cụm công nghiệp còn ít tính hệ thống, ngoài ý nghĩa gần gũi về không gian. Cũng có một xu hướng hoạt động kinh tế mạnh là kết hợp thành các cụm công nghiệp theo địa lý vùng (Dickens,P., trang 22). Nhưng, khái niệm cụm công nghiệp theo không gian hoặc theo vùng có thể dẫn đến việc đánh giá quá cao khả năng sao chép thành công của vùng khác, không chú trọng đến ý nghĩa các nhân tố tại một địa điểm cụ thể. Lặp lại hoàn cảnh dẫn đến những chuỵện thành công ở các nơi khác, nhất là ở các khu vực ít thích hợp đã cho thấy hết sức khó khăn, vì hoàn cảnh thường phải có sự phát triển lịch sử lâu dài (Gillespie và những người khác, 2001). Các công ty trong vùng trao đổi thành phần và dịch vụ trong nghề bằng dòng thông tin và kiến thức. Tận dụng công nghệ chung, cơ sở kiến thức hoặc nguồn nguyên liệu thô cũng có thể liên kết các công ty trong một khu vực. Rosenfeld nhấn mạnh rằng cụm công nghiệp nên có nhiều kênh thiết thực cho việc giao dịch, đối thoại, giao lưu và “cụm công nghiệp vùng liên quan tới sự tập trung các công ty hoạt động tương hỗ, ràng buộc về mặt địa lý” (Rosenfeld 1997, OECD 2001). Định nghĩa này cho thấy 2 tiêu chuẩn chính để phân định các cụm công nghiệp vùng. Trước hết, cụm công nghiệp vùng là khu vực giới hạn về địa lý của một số tương đối lớn các công ty và công nhân thuộc một số nhỏ các lĩnh vực ngành liên quan. Do đó, cụm công nghiệp được chuyên môn hoá trong một số ít ngành. Điều này phản ánh rằng, nói chung các hoạt động kinh tế, đấu thầu và công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp cụ thể có xu hướng dồn tụ vào các địa điểm nhất định (Malmberg và những người khác, 1996). Thứ hai là, dù vậy các công ty trong cụm công nghiệp vùng có thể hợp tác với các công ty, các cơ quan R&D, vv... tại nhiều nơi, các công ty bộ phận của mạng lưới địa phương, thường dưới dạng các hệ thống sản xuất. Các hệ thống này đầu tiên và trước hết có xu hướng kết hợp chặt chẽ các nhà thầu phụ, nhưng cũng có thể kéo theo sự hợp tác ngang giữa các công ty có cùng phạm vi sản xuất. Sử dụng công nghệ chung, cơ sở kiến thức hoặc nguồn nguyên liệu thô cũng có thể liên kết các công ty trong một khu vực. Quy mô khu vực địa lý tạo thành một cụm công nghiệp vùng tuỳ thuộc các công ty trong hệ thống sản xuất của địa phương nằm ở đâu, một cụm công nghiệp vùng thường kiểm soát khu vực thị trường lao động của địa phương, hoặc khu vực đi-làm việc. Khái niệm mạng lưới thường dùng mô tả những loại hình quản trị cụ thể dựa trên các quan hệ xã hội, sự tin cậy và phân chia các tài nguyên bổ sung, là điển hình của nhiều cụm công nghiệp vùng (Vatne và Taylor, 2000, trích dẫn trong Rosenfeld, Stuard A, 2002). Quan hệ xã hội được xTác giả như kênh quan trọng nhất cho dòng thông tin giao lưu, và sự gần gũi về địa lý thuận lợi cho việc hình thành các hệ mạng lưới xã hội đáng tin cậy. 1.4.2. Cụm liên kết cạnh tranh và hợp tác để mở rộng thị trường Ngay từ đầu, học thuyết của Porter nhấn mạnh sự cạnh tranh, nay nhấn mạnh bản chất hợp tác của mối quan hệ giữa các công ty liên quan và gần gũi về địa lý. Tuy vậy, Porter viết, cụm công nghiệp đại diện cho “sự kết hợp của cạnh tranh và hợp tác”. Thảo luận về khái niệm cụm công nghiệp, Porter không định nghĩa chặt chẽ các yếu tố cần thiết tạo thành cụm công nghiệp; Porter khẳng định rằng nhiều cụm công nghiệp bao gồm các tổ chức chính quyền và tổ chức khác: “lợi thế cạnh tranh lâu dài trong nền kinh tế toàn cầu thường nặng về địa phương, phát sinh từ sự tập trung các kỹ năng chuyên môn cao và kiến thức, các tổ chức, đối thủ, nhiều ngành liên quan và các khách hàng sành điệu” (Porter 1998). Theo Porter (1998), công ty đạt được sức mạnh cạnh tranh trong cụm công nghiệp vùng vì tiếp cận tốt hơn với công nhân, các công ty cung cấp lành nghề và có kinh nghiệm, các thông tin chuyên dụng và tài sản công cộng, nhờ lực đẩy của sự cạnh tranh tại địa phương và nhu cầu của khách hàng. Đây là trường hợp các nền kinh tế đối ngoại trở nên vững chắc vì trạng thái gần gũi. Porter cũng tận dụng nghĩa rộng hơn của cụm công nghiệp, như sự tập trung theo địa lý của các công ty và tổ chức trong một lĩnh vực cụ thể. Rồi tiếp đến cụm công nghiệp vùng, Porter mô tả quan hệ chặt chẽ giữa sự tham gia của cụm công nghiệp và tính cạnh tranh của các công ty và các ngành. Khái niệm của ông đáng chú ý ở chỗ những động lực của cụm công nghiệp dẫn đến sự kết hợp giữa cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh của toàn lãnh thổ; Cả hai sức mạnh đó đều cần thiết vì cạnh tranh là động lực đầy sức mạnh để đổi mới và tăng năng suất, trong khi hợp tác khuyến khích quảng bá kiến thức và thu hút toàn diện hệ thống. Mặt khác, Porter cũng nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh ở địa phương đẩy mạnh nhập khẩu những thực tiễn tốt nhất và tăng sức ép đổi mới, trong khi kết nối cường độ cạnh tranh với tính hấp dẫn của sự hợp tác có chọn lọc. Các này cũng khẳng định cụm công nghiệp vùng kế thừa các đặc tính của cụm công nghiệp. Bergman và Feser (1999) trong cuốn sách “Cụm công nghiệp và cụm công nghiệp vùng: Khái niệm và ứng dụng tương đối” đã khẳng định tầm quan trọng của mối liên kết giữa và trong các ngành phải trở thành đơn vị phân tích quan trọng nhất, trong khi khái niệm khu vực công nghiệp và cụm công nghiệp có thể không chú ý đến cái gọi là cơ chế chủ chốt dẫn đến các nền kinh tế đối ngoại. Nếu bản chất liên kết trở thành khía cạnh chủ yếu, bước tiếp theo phải hiểu rằng không phải từng mối liên kết đơn lẻ góp phần vào lợi thế cạnh tranh và tạo ra những nền kinh tế đối ngoại, mà là nền kinh tế ở địa phương. Những liên kết chủ yếu trong một dãy giá trị có thể không ở địa phương, và không thể đạt được nếu các trung tâm nghiên cứu về bản chất cạnh tranh và hợp tác nằm trong một cụm công nghiệp vùng. Dù các công ty trong cụm công nghiệp vùng có thể hợp tác với các công ty, các tổ chức R&D vv...tại nhiều nơi, các công ty là bộ phận trong mạng lưới của địa phương, thường dưới dạng các hệ thống sản xuất. Các hệ thống này trước hết và trên hết có xu hướng liên kết chặt chẽ các nhà thầu phụ, nhưng cũng có thể kéo theo sự hợp tác ngang giữa các công ty trong cùng phạm vi sản xuất. Cụm công nghiệp của Porter không giới hạn các ngành riêng lẻ, nhưng bao gồm một loạt các ngành có liên quan và nhiều thực thể khác có ý nghĩa với sự cạnh tranh tại chỗ. Vì thế, chúng thường mở rộng xuôi dòng đến các kênh thông tin hoặc khách hàng, các công ty sản xuất sản phẩm phụ hoặc các công ty có liên quan về mặt kỹ năng, công nghệ hoặc đầu vào chung. Sự cạnh tranh sôi nổi diễn ra giữa các khách hàng và giữ họ lại. Nhờ có mặt nhiều đối thủ và động lực mạnh, cường độ cạnh tranh giữa các cụm công nghiệp thường nổi bật. Sự cạnh tranh giữa các cụm công nghiệp, dãy giá trị hoặc mạng lưới các công ty tăng mạnh hơn giữa các công ty riêng lẻ. Sự hợp tác ắt phải diễn ra trong nhiều vùng, phần lớn là quan hệ dọc (người mua-người bán), với nhiều ngành liên quan và với các tổ chức trong vùng (Porter, 2000, trang 25). Cạnh tranh và hợp tác có thể cùng tồn tại vì chúng diễn ra ở nhiều quy mô hoặc mức độ khác nhau. Các tiêu điểm của cụm công nghiệp như trạng thái bên ngoài, những mối liên kết, sự tràn thông tin và các tổ chức ủng hộ đều có ý nghĩa với sự cạnh tranh hiện nay. Bằng cách nhóm các công ty, công ty cung cấp, các ngành liên quan, các công ty cung cấp dịch vụ và các cơ quan, thế chủ động và đầu tư của chính quyền đều nhằm vào những vấn đề phổ biến với các công ty và ngành, mà không bị sự cạnh tranh đe doạ. Vai trò của chính phủ trong cụm công nghiệp đang được nâng cao, sẽ kích thích xây dựng hàng hoá khu vực công cộng hoặc gần như công cộng, ảnh hưởng mạnh đến nhiều ngành liên quan. Đầu tư của chính phủ chú trọng đến việc cải thiện môi trường làm việc trong các cụm công nghiệp, đTác giả lại lợi nhuận cao hơn, là mục tiêu mà các công ty hoặc các ngành riêng lẻ cũng như nền kinh tế chung nhằm tới (Porter 2000, trang 27). Chính xác hơn, cụm công nghiệp là sự tập trung theo địa lý nhiều công ty nối liền với nhau, cáccông ty cung cấp chuyên dụng, các công ty cung cấp dịch vụ, nhiều công ty trong các ngành liên quan và nhiều tổ chức liên đới như các trường đại học, các cơ quan tiêu chuẩn và hội thương mại trong một lĩnh vực cụ thể, để cạnh tranh và (hoặc) hợp tác với nhau. Thực tế là các công ty và tổ chức này gần gũi về địa lý, tạo thuận lợi cho hoạt động của ý tưởng và con người, đẩy mạnh hoạt động đổi mới. 1.4.3. Cụm liên kết đổi mới công nghệ thúc đẩy cạnh tranh Cụm công nghiệp vùng cũng phải giải quyết một vấn đề chủ chốt khi phân tích sự đổi mới của nó. Mối liên quan giữa sự cụm lại và đổi mới kết hợp với kiến thức khó nhằn truyền thụ những tương tác xã hội (Von Hippel, 1994). Nói rộng ra, đổi mới là kết quả thương mại hoá các ý tưởng mới. Trong trường hợp đổi mới của các công ty, định nghĩa đổi mới hay được dùng là “quá trình các công ty làm chủ và biến thành quá trình thiết kế và sản xuất các sản phẩm thực tế là mới với họ, dù với thiên hạ chúng có thể mới hoặc không” (Nelson và Rosenberg, 1993). Gần đây nhất, học thuyết (Porter, 2000) chú trọng vào các lợi thế mà cụm công nghiệp phải đẩy mạnh một dạng gia tăng của đổi mới, vì các công ty trong một cụm công nghiệp ngày càng hiểu rõ hơn nhu cầu mới của khách hàng và khả năng ứng dụng công nghệ mới. Tuy vậy, động lực này không giải thích được sự phá vỡ và tính gián đoạn của dạng phá vỡ sự đổi mới. Đổi mới được khái niệm hoá là một quá trình phức tạp và học hỏi lẫn nhau, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau, được thúc đẩy thêm do trạng thái gần gũi (Storper, 1997). Học hỏi được coi chủ yếu là một quá trình khu biệt. Năng lực đổi mới khác nhau giữa các vùng là kết quả của đường lối học hỏi cụ thể, trong các hệ thống cơ quan khác nhau. Học hỏi bị coi là “khó nhằn” vì thực ra, một số dạng kiến thức quan trọng là loại ngầm, không chính thức, cũng như muốn sử dụng kiến thức chính thức, được hệ thống hoá cho hiệu quả đôi khi cần đến một số kiến thức ngầm (Asheim và Isaksen, 2000). Loại kiến thức này không dễ tách rời bối cảnh của cá nhân, xã hội và lãnh thổ; đây là loại kiến thức được ghi nhớ về mặt xã hội, khó hệ thống hoá và chuyển qua các kênh thông tin chính thức. Trên thực tế, trong lúc thông tin (một số loại quan trọng) là loại kiến thức tương đối linh động trên toàn cầu, lại có nguồn gốc sâu xa về mặt không gian (Cooke và những người khác, 2000). Cụm công nghiệp có thể mắc vào cái bẫy chuyên môn hoá cứng nhắc. Đôi khi, sự phát triển của cụm công nghiệp có xu hướng củng cố các hoạt động cũ và kìm nén các ý tưởng mới, điều đó đặc biệt nguy hiểm cho sự sống còn của một cụm công nghiệp, khi các điều kiện kỹ thuật và kinh tế toàn cầu thay đổi (Porter 1998). Họ cũng lập luận rằng cụm công nghiệp vùng là môi trường thuận lợi nhất kích thích đổi mới và sự cạnh tranh của các công ty (Asheim và Isaksen, 2000a). Sự tiến bộ đáng kể trong các nền kinh tế đổi mới dẫn đến việc các nhà khoa học trong khu vực chú trọng đến tính luỹ tiến và cục bộ của các nhân tố khác biệt trong thay đổi công nghệ, để giải thích “sự năng động” và tính cạnh tranh của một công ty và một vùng. Ngoài ra, môi trường kinh tế mới mẻ này buộc thúc đẩy thay đổi công nghệ, nguồn lực chủ yếu tạo ra sự thịnh vượng trong vùng, liên._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV2187.DOC
Tài liệu liên quan