Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh

Tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh: ... Ebook Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, mỗi doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đất nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp được phép cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật cho phép. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì sự canh tranh giữa các ngành nghề ngày càng trở nên gay gắt không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện như vậy thì việc các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất khi thị trường vốn ngày càng trở nên khan hiếm. Thực trạng Vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn chung đều rất thiếu khi thị trường Vốn của Việt Nam chưa phát triển. Chính vì vậy việc sử dụng vốn an toàn, hiệu qủa là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên, sau 1 thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cơ khí Đông Anh em đã đi sâu nghiên cứu Chuyên đề “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh”. Trong phạm vi Chuyên đề cùng với sự nghiên cứu, phân tích của mình, nội dung Chuyên đề tốt nghiệp của em bao gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty cơ khí Đông Anh. Phần II: Thực trạng về sử dụng Vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc Sỹ Ngô Thị Việt Nga cùng sự quan tâm của ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên trong các phòng ban chức năng của Công ty Cơ khí Đông Anh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này. Nhưng vì thời gian thực tập và nghiên cứu không dài, cùng với lượng kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên Chuyên đề tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những khiếm khưyết. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1. Giới thiệu chung - Tên doanh nghiệp: Công ty cơ khí Đông Anh. Lô gô: - Tên tiếng Anh: Dong Anh Mechanical Company. - Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước. - Địa chỉ: Tổ 8, Thị trấn Đông Anh, H. Đông Anh, TP. Hà Nội. - Tài khoản số: 421101-000019, NH Nông nghiệp & phát triển nông thôn Đông Anh. - Điện thoại: 04. 8833818. - E-mail : Damco@hn.vnn.vn - Website: www.cokhidonganh.com Công ty cơ khí Đông Anh là một Doanh nghiệp Nhà nước cấp I và là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI)- Bộ Xây dựng. Hiện nay Cơ khí Đông Anh là đơn vị đứng đầu cả nước về chất lượng và sản lượng trong các lĩnh vực: sản xuất và cung ứng bi đạn nghiền, phụ tùng máy nghiền của ngành xi măng, sản xuất và lắp dựng giàn không gian nút cầu khẩu độ lớn. Sản phẩm của Công ty đã đạt được những giải thưởng: + Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây Dựng Việt Nam cho: Sản phẩm bi, đạn nghiền năm 1993. Sản phẩm bi, đạn nghiền và tấm lót thép Mn cao máy nghiền xi măng năm 1995. Sản phẩm bi, đạn nghiền và tấm lót, vách ngăn, búa đập đá máy nghiền xi măng năm 1999. + Huy chương vàng Hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện tử - Luyện kim Việt Nam năm 2002 cho sản phẩm phụ tùng nghiền xi măng (bi, đạn, tấm lót) và sản phẩm giàn lưới không gian cho ngành xây dựng. + Cúp "Ngôi sao chất lượng" dành cho Doanh Nghiệp trẻ tiêu biểu tại hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện tử - Luyện kim năm 2002. + Cúp vàng Hà Nội trong hội chợ Doanh Nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long - Hà Nội cho sản phẩm giàn lưới không gian ngành xây dựng vào ngày 03/01/2003. + Cúp vàng tại hội chợ triển lãm ngành Xây Dựng Việt Nam 2003 nhân kỷ niệm 45 năm ngành Xây Dựng vào ngày 30/04/2003. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí: đó là: Chất lượng - Kinh tế - Đúng hạn - An tâm. Công ty cơ khí Đông Anh đã được tổ chức Quacert Việt Nam cấp chứng nhận ISO 9001:2000 ngày 11/10/2003. 1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Theo quyết định số 955/BK ngày 26/6/1963 của Bộ Kiến Trúc, Nhà máy cơ khí Kiến Trúc Đông Anh được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa: “Xưởng sửa chữa công ty thi công cơ giới” và “Xưởng sửa chữa của đoàn cơ giới thi công” - Năm 1978 Nhà máy Kiến Trúc Đông Anh đổi tên thành Nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh. - Ngày 05/12/1989 theo quyết định số 1010/BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng, Nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh đổi tên thành Nhà máy cơ khí và đại tu ô tô máy kéo Đông Anh thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới (LICOGI), Bộ Xây dựng. - Ngày 20/01/1995 theo quyết định số 998/BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng, Nhà máy cơ khí và đại tu ô tô máy kéo Đông Anh được đổi tên thành Công ty cơ khí Đông Anh. 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH - Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty từ năm 1963 đến nay: + Sửa chữa, đại tu ôtô, máy kéo. Sản xuất phụ tùng cho ngành xây dựng + Sản xuất, gia công, lắp đặt thiết bị và kết cấu kim loại. + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đúc, luyện kim, cơ khí, thiết bị và vật liệu bôi trơn + Kinh doanh, đại lý xăng dầu mỡ các loại + Thiết kế, chế tạo, lắp giàn không gian. + Sản xuất lắp ráp thiết bị chịu áp lực. Kiểm định các sản phẩm cơ khí cho xây dựng và công nghiệp. + Triển khai các dịch vụ thông tin khoa học công nghệ. + Thiết kế và sản xuất kinh doanh các sản phẩm, cấu kiện nhôm hợp kim định hình. + Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm đúc, cơ khí và luyện kim. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 3.1. Cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban của Công ty: (Sơ đồ 1) Hiện nay Công ty đang hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: - Ban lãnh đạo: Trong đó Giám Đốc giữ vai trò chỉ đạo chung toàn Công ty, chỉ đạo tới phân xưởng, các phòng ban, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và cũng là người đại diện quyền lợi cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là 05 Phó Giám Đốc phụ trách chuyên môn, Kế toán trưởng. Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ Công ty gồm 11 phòng, 1 trung tâm nghiên cứu. - Phòng hành chính: Có chức năng sắp xếp, giải quyết các công việc về thiết bị văn phòng phẩm, chăm sóc hệ thống cảnh quan, cây xanh toàn Công ty, làm công việc khánh tiết cho các hội nghị, cuộc họp của Công ty, tổ chức nấu ăn ca cho khối văn phòng. - Phòng tổ chức: Có chức năng sắp xếp, quản lý lao động, tham mưu cải tiến tổ chức. - Phòng Tài vụ: Có chức năng tham mưu trong các công việc về tài chính kế toán, hạch toán kinh tế, quản lý và huy động vốn. - Phòng kinh tế kế hoạch: Có chức năng tham mưu trong công tác lập kế hoạch, phương án kinh doanh, xây dựng định mức lao động. - Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng thực hiện và xúc tiến công tác quảng bá thương hiệu CKĐA ra thế giới, xuất nhập khẩu các sản phẩm, vật tư của Công ty. - Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu về kỹ thuật các công trình, thiết kế bản vẽ, tính toán khối lượng,… - Phòng điều độ sản xuất: Có chức năng điều tiết các hoạt động sản xuất theo yêu cầu của tiến độ công việc. - Phòng thiết bị: Có chức năng quản lý toàn bộ các thiết bị, máy công cụ, hệ thống điện của Công ty. - Phòng KCS: Có chức năng kiểm tra chất lượng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật toàn bộ các sản phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường. - Phòng luyện kim: Có chức năng lập và kiểm soát công nghệ đúc. - Phòng bảo vệ: Có chức năng đảm bảo an ninh và an toàn tài sản trong Công ty. - Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cơ Khí Xây Dựng: Có chức năng nghiên cứu, ứng dụng, kiểm định cơ khí xây dựng. Việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ Khí Đông Anh hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo được tính thống nhất trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn luôn chủ động tổ chức, cơ cấu lại bộ máy quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, cải tiến và sắp xếp lao động để nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH Giám Đốc PGĐ Công ty GĐ NM Nhôm P.GĐ KD KT Trưởng Tuyến 2 Khu vực SX mới Điều độ Thống kê SX QĐ . PX Cơ khí QĐ . PX Kết cấu QĐ. PX. N.l QĐ. PX Đúc II QĐ .PX. Đúc I QĐ .PX CNC T. Phòng TN &KCS T. P K.Thuật QĐ. PX SCĐT T. P Vật tư T. P Kinh tế Kho Nhập V.tư Tiếp thị Giao hàng Tổ kế toán Kho VT,SP Cung ứngVT Bán hàng ĐC.PX Đùn ép ĐC.PX Anót ĐC.PX Sơn, fil ĐC.PX B.gói Kỹ thuật KCS-TN P.Bảo vệ Tổ Xe Hành Chính Tổ chức TT nghiên cứu P.GĐ SX -KT Tuyến 1.1 Tuyến 1 Khu vực SX cũ T.P Thiết bị T. P XDCB T. P L. Kim PGĐ Nội Chính Tuyến 1.2 ĐC.PX SC Khuôn Ghi chú: Trực tuyến Chức năng 3.2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm : - Nhà máy Nhôm Đông Anh: Có chức năng sản xuất, bán hàng, lắp ráp các cấu kiện nhôm thanh định hình. - Công ty Liên doanh khu công nghiệp Thăng Long: Có chức năng cùng đối tác SUMITOMO duy trì hiệu quả công tác kinh doanh cho thuê khu công nghiệp Thăng Long. - Phân xưởng Cơ khí: Có chức năng gia công các chi tiết cơ khí. - Phân xưởng Cơ điện: Có chức năng duy trì hoạt động bình thường của hệ thống điện, nước toàn Công ty; sửa chữa bảo dưỡng các máy công cụ. - Phân xưởng CNC: Có chức năng gia công các chi tiết cơ khí chính xác cao trên máy CNC. - Phân xưởng Đúc 1: Có chức năng sản xuất các sản phẩm Đúc phụ tùng theo đơn đặt hàng. - Phân xưởng Đúc 2: Có chức năng đúc bi đạn nghiền và các chi tiết nhỏ, hàng loạt. - Phân xưởng Kết cấu: Có chức năng gia công, chế tạo, lắp dựng các giàn không gian và các kết cấu cơ khí khác. - Phân xưởng nhiệt luyện: Có chức năng nhiệt luyện, hoàn chỉnh các sản phẩm Đúc, cơ khí theo yêu cầu kỹ thuật. - Cửa hàng Xăng Dầu: Có chức năng kinh doanh bán lẻ xăng, dầu. - Chi nhánh bán hàng Hà Nội: Có chức năng quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm tại khu vực Hà Nội. - Chi nhánh bán hàng TP Hồ Chí Minh: Có chức năng quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm tại khu vực các tỉnh phía Nam. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 4.1. Sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm truyền thống Các sản phẩm từ sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: Đúc bi, đạn các loại, tấm lót, phụ tùng máy nghiền, hàm nghiền đá, búa đập đá... đều phục vụ cho ngành xi măng và nhiệt điện. Sản xuất các mặt hàng kết cấu thép phi tiêu chuẩn. Chế tạo và lắp dựng giàn lưới không gian nút cầu khẩu độ lớn. Sửa chữa và đại tu ô tô, máy kéo, các thiết bị máy móc thuộc ngành xây dựng, ngành giao thông vân tải. Các sản phẩm của Công ty sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín từ khâu mua vật liệu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành. Đối với các sản phẩm đúc thì Công ty tiến hành sản xuất hàng loạt, còn những sản phẩm là đại tu Công ty tiến hành sản xuất đơn chiếc. Tất cả các mặt hàng của Công ty bán lẻ ra rất ít mà chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy chỉ khi nào hợp đồng sản xuất được ký kết giữa khách hàng với Công ty thì sản phẩm đó mới được bắt đầu đưa vào sản xuất. Sản phẩm khi đưa vào sản xuất có chu kỳ kéo dài từ 1 đến 3 tháng, việc sản xuất trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các sản phẩm sau khi sản xuất ở từng phân xưởng đều được bộ phận kỹ thuật của Công ty kiểm tra chất lượng về định mức kỹ thuật cho phép mới được chuyển giao cho các phân xưởng khác tiếp tục quá trình sản xuất. Do vậy ít xảy ra các trường hợp sản phẩm hỏng hay sai kỹ thuật. Từ đặc điểm trên ta thấy do chu kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty ngắn (Từ 1 đến 3 tháng) nên nhu cầu vốn lưu động của Công ty giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn. Mặt khác Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, việc bán hàng thông thường là thu tiền ngay (Đối với mặt hàng đúc, bi nghiền), chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên liên tục. Mặt hàng truyền thống lâu năm của Công ty là: bi đạn nghiền và các loại phụ tùng máy nghiền xi măng Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm bi, đạn nghiền và phụ tùng như sau: (Sơ đồ 2) Sơ đồ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐÚC TRUYỀN THỐNG Chuẩn bị nguyên vật liệu Chuẩn bị khuôn mẫu Chuẩn bị hỗn hợp cát Tái sinh KT1 KT2 Không đạt Không đạt Đạt Nấu luyện Đạt Làm khuôn KT3 Rót vào khuôn Cát thu hồi Phân loại Tách vật đúc, cát ra khỏi khuôn Vật đúc Cát thải Làm sạch Không đạt KT4 Gia công, nhiệt luyện Mài sửa KT5 Sửa được Ghi chú: KTn: Các công đoạn kiểm tra không đạt, huỷ : Đường chỉ tiến trình của vật đúc là bi, đạn : Đường chỉ tiến trình của vật đúc là phụ tùng Hoàn chỉnh, mài sửa, làm sạch Không đạt KT6 - Cơ sở vật chất: Gia công tại phân xưởng cơ khí Đạt Nhập kho, bảo quản KT7 KT7 Bao gói 4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Đông Anh Trong 3 năm trở lại đây, do Công ty mới thành lập "Nhà máy Nhôm" hạch toán phụ thuộc, sản xuất mặt hàng mới "Nhôm định hình chất lượng cao". Vì đầu tư lớn, và sản xuất mặt hàng mới nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Nhôm nói riêng và của toàn Công ty nói chung là không được khả quan. Điều này được thể hiện rõ nét qua Bảng 1. Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY ( ĐVT: 1 000 đ) STT CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng doanh thu 131 230 535 141 795 964 203 600 461 Trong ®ã: Doanh thu hµng xuÊt khÈu 2 Các khoản giảm trừ 2 009 + ChiÕt khÊu th¬ng m¹i + Gi¶m gi¸ hµng b¸n ########## + Hµng b¸n bÞ tr¶ l¹i + ThuÕ tiªu thô ®Æc biÖt, ThuÕ xuÊt khÈu ph¶i nép 3 Doanh thu thuần 131 230 535 141 795 964 203 598 452 4 Giá vốn hàng bán 113 772 992 123 844 721 196 892 062 5 Lợi nhuận gộp 17 457 543 17 951 243 6 706 390 6 DT hoạt động tài chính 726 068 153 124 31 268 107 7 Chi phí tài chính 3 664 007 4 831 835 21 324 656 Trong đó : Lãi vay phải trả 3 664 007 4 831 835 21 324 656 8 Chi phí bán hàng 1 471 129 1 881 096 4 281 988 9 Chi phí quản lý DN 9 240 977 9 161 818 10 452 823 10 LN thuần từ hoạt động KD 3 807 498 2 229 618 1 915 030 11 Thu nhập khác 247 138 362 407 1 096 764 12 Chi phí khác 51 392 13 Lợi nhuận khác 247 138 362 407 1 045 372 14 Tổng LN trước thuế 4 054 636 2 592 025 2 960 402 15 Thuế thu nhập DN phải nộp 1 135 298 725 767 16 Lợi nhuận sau thuế 2 919 338 1 866 258 2 960 402 Năm 2005 Doanh thu thuần của Công ty đạt 203.600.461.000đ tăng so với cùng kỳ 2003 và 2004. Tuy nhiên cùng với sự tăng lên của doanh thu thì giá vốn hàng bán và các khoản chi phí cũng tăng lên, từ đó trực tiếp làm cho lợi nhuận gộp năm 2005 đã giảm đi so với năm 2004 là 11.244.853.000đ, và so với năm 2003 là 10.751.153.000đ. Trên thực tế, do thị trường tài chính có nhiều biến động làm cho việc vay vốn tín dụng gặp khó khăn, lãi suất tiền vay tăng lên, giá cả các yếu tố đầu vào tăng, v.v… nên đã trực tiếp làm cho giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên và làm thị trường tiêu thụ sản phẩm bị chững lại. Điều này đã làm cho lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm đi đáng kể. Tuy nhiên hoạt động Liên doanh khu công nghiệp Thăng Long có lãi, điều này đã làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2005 là 2.960.402.000 đ. Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ Khí Đông Anh còn gặp nhiều khó khăn, tuy chiếm lĩnh được thị phần lớn đối với những mặt hàng truyền thống như sản phẩm đúc Bi đạn nghiền, phụ tùng máy nghiền… nhưng Công ty vẫn phải nỗ lực hết sức để khẳng định vị thế của mình. Mặt khác việc đầu tư lớn vào Nhà máy Nhôm, mặt hàng mới "Nhôm định hình chất lượng cao" lại chưa chiếm lĩnh được thị trường bên cạnh đó lại có nhiều nhà cung cấp sản phẩm này (Đối thủ cạnh tranh lớn). Vì vậy trong những năm tới để khẳng định được mình, Cơ Khí Đông Anh cần phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt trong vấn đề tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty sao cho vừa đạt được mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn về mặt tài chính cho Công ty. 4.3. Các hoạt động khác - Những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh Trải qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã cung cấp nhiều sản phẩm như sản phẩm Đúc, Bi đạn nghiền, phụ tùng và giàn mái không gian… có chất lượng cao, có uy tín, được bạn hàng tin cậy. Công ty đã xây dựng thương hiệu “CKĐA” trở thành 1 thương hiệu mạnh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, bước đầu tạo được ấn tượng tại một số nước trên thế giới. Hiện nay Công ty là nhà cung cấp và chiếm lĩnh tới 75% thị trường Việt Nam về sản phẩm Bi đạn nghiền, 90% thị trường về sản phẩm giàn mái không gian, sản phẩm Đúc của Công ty đã được xuất khẩu sang các nước Thái Lan, Canada, Hàn Quốc, Ý, Mỹ… với doanh thu hàng chục tỷ đồng trên năm và được các bạn hàng đánh giá cao. Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, giàu tính năng động sáng tạo gắn bó với Công ty, tất cả đã tạo nên 1 động lực từ bên trong làm nên sức mạnh tập thể to lớn giúp Công ty đứng vững và ngày càng phát triển đáp ứng được yêu cầu đòi hởi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. - Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh Khó khăn đầu tiên phải kể đến là khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh. Cũng như bao nhiêu Doanh Nghiệp Nhà Nước khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Công ty không còn được bao cấp về vốn như trước đây mà chỉ được Nhà Nước cấp 1 lần và được cấp bổ sung thêm khi được giao thêm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Hiện nay nhu cầu vốn của Công ty rất lớn mà nguồn tài trợ lại có hạn. Tình trạng thiếu vốn đã làm cho Công ty thiếu tính chủ động, lúng túng và gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế một số năm gần đây vốn tự có của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, Công ty phải đi vay nợ nhiều. Việc vay nợ lớn đã làm cho chi phí sử dụng của Công ty tăng lên từ đó trực tiếp đã làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác lĩnh vực hoạt động của Công ty là các sản phẩm phục vụ cho các ngành sản xuất xi măng, ngành xây dựng… tuy có thị phần cao nhưng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước như Trung Quốc, Đài Loan… Bên cạnh đó Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng do vậy quy mô sản xuất còn chưa ổn định, năng suất lao động còn chưa cao. Do Công ty vừa đầu tư dây chuyền sản xuất Nhôm định hình chất lượng cao, vì đây là sản phẩm mới của Công ty nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế, mà trên thị trường lại có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm này. Đây chính là khó khăn thách thức lớn đối với Công ty trong thời gian tới. PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Nhóm nhân tố khách quan - Yếu tố về kinh tế, chính trị: Do cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà Nước. Kể từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, các doanh nghiệp được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà Nước phù hợp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại,chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ của Nhà Nước trong cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế, chẳng hạn như phương pháp đánh giá tài sản, phương pháp khấu hao, các quy định về Thuế… có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của voanh nghiệp. Do ảnh hưởng của nền kinh tế như yếu tố lạm phát, giá cả thay đổi, khủng hoảng kinh tế, v.v… đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không điều chỉnh kịp thời để thích ứng thì mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp khó mà đạt được. - Yếu tố về đối thủ cạnh tranh: Do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, cùng 1 loại sản phẩm có rất nhiều nhà cung cấp. Do vậy muốn đứng vững và ngày càng phát triển buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực trong sản xuất kinh doanh như tiết kiệm yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm, và có chính sách bán hàng đầu ra như chính sách bán hàng trả góp, trả chậm, bán chịu… (Chính sách này tạo ra 1 phần vốn của doanh nghiệp đã bị chiếm dụng). Tuy nhiên trong cơ chế thị trường việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là đương nhiên, nhưng nếu doanh nghiệp để cho bạn hàng chiếm dụng vốn nhiều quá sẽ làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn, thất thoát vốn, làm giảm đi khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Các yếu tố khác: Khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão đã dẫn đến hao mòn vô hình của tài sản cố định, làm cho giá trị trao đổi và giá trị sử dụng của tài sản cố định giảm đi tương đối. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất thoát vốn cố định, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Do những rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thay đổi môi trường chính trị, do thiên tai, dịch hoạ… mà doanh nghiệp không lường trước được. Ngoài ra những rủi ro như thị trường không ổn định, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi… Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Việc xác định nhu cầu, cơ cấu vốn kinh doanh cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa chính xác, cơ cấu phân bổ vốn giữa các khâu chưa hợp lý làm cho khâu thì thừa vốn, khâu lại thiếu vốn dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không đồng bộ, bị gián đoạn đã trực tiếp làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn không phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, việc lựa chon các nguồn tài trợ không hợp lý như chi phí sử dụng vốn cao, không đảm bảo an toàn về mặt tài chính… Tất cả những yếu tố trên đều trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Do đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị không đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tế, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như hiện đại hơn hay lạc hậu quá so với trình độ của doanh nghiệp … đã dẫn đến làm thất thoát vốn cố định của doanh nghiệp. Mà trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp không chấp hành các quy phạm kỹ thuật, không bảo dưỡng thường xuyên… làm cho thời gian sử dụng và công suất hoạt động của máy móc thiết bị không đạt công suất thiết kế, làm cho tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn. Mặt khác do tính khấu hao không phù hợp với hao mòn thực tế đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu hồi được vốn đầu tư, làm thất thoát vốn cố định ảnh hưởng đến việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. - Yếu tố quản trị doanh nghiệp: Do trình độ tổ chức, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thấp như tổ chức, quản lý các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông không đồng bộ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính liên tục và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY - Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh = Tổng doanh thu Tổng vốn kinh doanh Số vòng quay càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Lãi ròng Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ là tổng giá trị còn lại của tài sản cố định, được tính theo nguyên giá của tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tích luỹ đến thời kỳ tính toán. Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lợi nhuận của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lãi ròng Vốn lưu động b.quân trong kỳ tính toán Vốn lưu động bình quân trong kỳ tính toán chính là giá trị bình quân của vốn lưu động có ở đầu và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Vòng luân chuyển vốn lưu động Vòng luân chuyển vốn lưu động = Tổng doanh thu Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết Vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. - Suất hao phí Tài sản cố định Suất hao phí Tài sản cố định = Giá trị còn lại tài sản cố định Lãi ròng 3. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 3.1. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty cơ khí Đông Anh Trước hết ta xem xét cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong năm vừa qua như sau: Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TS VÀ NV CỦA CÔNG TY CKĐANĂM 2004 VÀ 2005. Chỉ tiêu 2 004 2 005 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ tỷ trọng A. Tài sản ngắn hạn 148.646.952 31,49 175.660.440 34,90 27.013.488 18,17 3,42 I. TiÒn vµ c¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 9.390.055 6,32 8.877.879 5,05 -512.176 -5,45 -1,26 1. TiÒn 9.390.055 6,32 8.877.879 5,05 -512.176 -5,45 -1,26 - TiÒn mÆt t¹i quü (gåm c¶ ng©n phiÕu) 382.661 0,26 1.542.097 0,88 1.159.436 302,99 0,62 - TiÒn göi Ng©n hµng 9.007.394 6,06 7.335.782 4,18 -1.671.612 -18,56 -1,88 2. C¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 II. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 0 0 0 1. §Çu t ng¾n h¹n 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 2. Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t ng¾n h¹n 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 III. C¸c kho¶n ph¶i thu 52.446.851 35,28 57.563.634 32,77 5.116.783 9,76 -2,51 1. Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 32.569.493 21,91 42.894.791 24,42 10.325.298 31,70 2,51 2. Tr¶ tríc cho ngêi b¸n 4.164.499 2,80 4.726.026 2,69 561.527 13,48 -0,11 3. Ph¶i thu néi bé (Vèn KD cÊp cho §V trùc thuéc) 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 4. Ph¶i thu theo tiÕn ®é KH hîp ®ång x©y dùng 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 5. C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c (TK138, 141, 144, 338) 15.712.859 10,57 9.942.817 5,66 -5.770.042 -36,72 -4,91 6. Dù phßng c¸c kho¶n ph¶i thu khã ®ßi 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 IV. Hµng tån kho 85.708.119 57,66 103.280.914 58,80 17.572.795 20,50 1,14 1. Hµng tån kho 85.708.119 57,66 103.280.914 58,80 17.572.795 20,50 1,14 - Hµng mua ®ang ®i trªn ®êng 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu tån kho 56.176.328 37,79 27.453.610 15,63 -28.722.718 -51,13 -22,16 - C«ng cô, dông cô trong kho 1.602.006 1,08 2.167.020 1,23 565.014 35,27 0,16 - Chi phÝ SXKD dë dang 23.949.319 16,11 44.690.674 25,44 20.741.355 86,61 9,33 - Thµnh phÈm tån kho 3.094.382 2,08 28.268.358 16,09 25.173.976 813,54 14,01 - Hµng hãa tån kho 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 - Hµng göi ®i b¸n 886.084 0,60 701.252 0,40 -184.832 -20,86 -0,20 2. Dù phßng gi¶m gi¸ hµng tån kho 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 V. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 1.101.927 0,74 5.938.013 3,38 4.836.086 438,88 2,64 1. Chi phi tr¶ tríc ng¾n h¹n (TK142) 0 0,00 580.026 580.026 #DIV/0! 0,00 2. C¸c kho¶n thuÕ ph¶i thu (VAT cßn ®îc khÊu trõ) 1.101.927 0,74 5.357.987 4.256.060 386,24 -0,74 3. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 0 0,00 0 0 #DIV/0! 0,00 B. Tài sản dài hạn 323.470.706 68,51 327.654.141 65,10 4.183.435 1,29 -3,42 I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 1. Ph¶i thu dµi h¹n cña kh¸ch hµng 0 0 0 #DIV/0! 0,00 2. Dù phßng ph¶i thu dµi h¹n khã ®ßi 0 0 0 #DIV/0! 0,00 I. Tài sản cố định 163.827.530 50,65 164.690.535 50,26 863.005 0,53 -0,38 1. TSCĐ hữu hình 45.654.278 27,87 160.579.085 97,50 114.924.807 251,73 - Nguyên giá 82.341.969 212.289.992 129.948.023 157,82 - Giá trị hao mòn lũy kế (36.687.691) (51.710.907) -15.023.216 40,95 2. TSC§ thuª tµi chÝnh 0 0 0 #DIV/0! 3. TSC§ v« h×nh 0 0 0 #DIV/0! 2. Chi phí XDCB dở dang 118.173.252 72,13 4.111.450 2,50 -114.061.802 -96,52 III. BÊt ®éng s¶n ®Çu t 0 0 0 #DIV/0! 0,00 - Nguyªn gi¸ 0 0 0 #DIV/0! 0,00 - Gi¸ trÞ hao mßn lòy kÕ 0 0 0 #DIV/0! 0,00 II. Các khoản đ.t TCd.hạn 159.253.337 49,23 159.253.337 48,60 0 -0,63 1. §Çu t vµo c«ng ty con 0 0 0 0,00 1. Đ.t vào Cty l.kết, LD 159.253.337 159.253.337 0 3. §Çu t dµi h¹n kh¸c 0 0 0 #DIV/0! 0,00 4. Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu t dµi h¹n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 III. Tài sản dài hạn khác 389.839 0,12 3.710.269 1,13 3.320.430 851,74 1,01 1. Chi phí trả trước dài hạn 389.839 3.710.269 3.320.430 851,74 2. Tµi s¶n thuÕ thu nhËp ho·n l¹i 0 0 0 #DIV/0! 3. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 0 0 0 #DIV/0! Tổng cộng tài sản 472.117.658 100,00 503.314.581 100,00 31.196.923 6,61 Nguån vèn 0 #DIV/0! 0,00 A. Nợ phải trả 288.368.338 61,08 316.662.290 62,92 28.293.952 9,81 1,84 I. Nợ ngắn hạn 162.061.025 188.049.447 25.988.422 16,04 1. Vay vµ nî ng¾n h¹n 120.798.771 128.585.347 68,38 7.786.576 6,45 2. Ph¶i tr¶ cho ngêi b¸n 23.926.909 22.532.221 11,98 -1.394.688 -5,83 3. Ngêi mua tr¶ tiÒn tríc 3.880.356 20.902.195 11,12 17.021.839 438,67 4. ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép nhµ níc 4.958.231 276.996 0,15 -4.681.235 -94,41 5. Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 4.367.326 5.549.431 2,95 1.182.105 27,07 6. Chi phÝ ph¶i tr¶ 334.193 600.210 0,32 266.017 79,60 7. Ph¶i tr¶ néi bé 923.020 1.252.395 0,67 329.375 35,68 7a. Ph¶i thu néi bé (Vèn KD cña §V trùc thuéc) 0,00 0 #DIV/0! 8. Ph¶i tr¶ theo tiÕn ®é kÕ ho¹ch hîp ®ång x©y dùng 0 0 0,00 0 #DIV/0! 9. C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c (TK138, 338) 2.872.219 8.350.652 4,44 5.478.433 190,74 II. Nợ dài hạn 126.307.313 128.612.843 2.305.530 1,83 1. Ph¶i tr¶ dµi h¹n ngêi b¸n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 2. Ph¶i tr¶ dµi h¹n néi bé 0 0 ._. 0 #DIV/0! 0,00 3. Ph¶i tr¶ dµi h¹n ®Õn h¹n tr¶ 0 0 0 #DIV/0! 0,00 4. Vay vµ nî dµi h¹n (TK341,342) 126.307.313 128.612.843 2.305.530 1,83 0,00 - Vay dµi h¹n 124.891.313 121.177.843 -3.713.470 -2,97 0,00 - Nî dµi h¹n 1.416.000 7.435.000 6.019.000 425,07 0,00 5. ThuÕ thu nhËp ho·n l¹i ph¶i tr¶ 0 0 0 #DIV/0! 0,00 B. Vốn chủ sở hữu 183.749.320 38,92 186.652.291 37,08 2.902.971 1,58 -1,84 I. Vốn chủ sở hữu 24.758.209 26.833.348 2.075.139 8,38 1. Vốn đầu tư của CSH 25.994.165 25.994.165 0 2. ThÆng d vèn cæ phÇn 0 0 0 3. Cæ phiÕu ng©n quü 0 0 0 4. Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n 0 0 0 5. Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i 0 0 0 6. Quü ®Çu t ph¸t triÓn 0 0 0 2. Quỹ dự phòng TC 839.183 839.183 0 8. Quü kh¸c thuéc vèn chñ së h÷u 0 0 0 #DIV/0! 9. Lîi nhuËn cha ph©n phèi (2.075.139) 2.075.139 -100,00 II. Nguồn k.phí, quỹ khác 158.991.111 159.818.943 827.832 0,52 1. Quỹ k.thưởng, p.lợi (724.232) 103.600 827.832 -114,30 2. Nguån kinh phÝ 0 0 0 #DIV/0! 3. Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§ (TK441) 0 #DIV/0! 2. Nguồn vốn đầu tư XD cơ bản 159.715.343 159.715.343 0 Tổng cộng nguồn vốn 472.117.658 100,00 503.314.581 100,00 31.196.923 6,61 Số liệu ỏ Bảng 2 khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn thể hiện cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong 2 năm vừa qua như sau: Tính đến 31/12/2005 Tổng giá trị tài sản của Công ty là 503.314.581.000đ, so với năm 2004 là 472.117.658.000 đ, tăng 31.196.923.000 đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,61%. Trong đó tài sản ngắn hạn là 175.666.440.000 đ chiếm tỷ trọng 34,90%, tài sản dài hạn là 327.654.141.000 đ chiếm tỷ trọng 65,1%. Xét cơ cấu từng loại ta thấy: + Tài sản ngắn hạn 2004 chiếm tỷ trọng là 31,49%, 2005 là 34,90%. + Tài sản dài hạn 2004 chiếm tỷ trọng là 68,51%, 2005 là 65,10%. Như vậy trong năm 2005 Công ty đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn điều này đã tạo điều kiện cho quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng. Tuy nhiên Công ty cơ khí Đông Anh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì vậy việc giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn có được xem là điều bất hợp lý của doanh nghiệp trong quá trình quản lý vốn cố định không? Xét năm 2004, do Công ty đang tiến hành xây dựng nhà xưởng và nhà làm việc của Nhà máy Nhôm, chính điều này đã làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng cao. Nhưng về cuối năm 2005 do các hạng mục đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng nên đã làm cho chi phí chi phí xây dựng dở dang giảm mạnh (Từ 118.173.252.000đ xuống 4.111.450.000đ). Điều đó đã làm giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng trong khâu này để đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đây không phải là sự bất hợp lý của Công ty trong quá trình quản lý vốn cố định. Để thấy rõ hơn ta đi xem xét tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua thông qua số liệu Bảng 2 và Bảng 3. Bảng 3: CƠ CẤU NỢ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY NĂM 2004 VÀ 2005 (ĐVT: 1 000 đ) Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng % I. Nợ ngắn hạn 162.061.025 56,20 188.049.447 59,38 25.988.422 16,04 3,19 1. Vay và nợ ngắn hạn 120.798.771 74,54 128.585.347 68,38 7.786.576 6,45 -6,16 2. Phải trả cho người bán 23.926.909 14,76 22.532.221 11,98 -1.394.688 -5,83 -2,78 3. Người mua trả tiền trớc 3.880.356 2,39 20.902.195 11,12 17.021.839 438,67 8,72 4. Thuế & khoản phải nộp NN 4.958.231 3,06 276.996 0,15 -4.681.235 -94,41 -2,91 5. Phải trả công nhân viên 4.367.326 2,69 5.549.431 2,95 1.182.105 27,07 0,26 6. Chi phí phải trả 334.193 0,21 600.210 0,32 266.017 79,60 0,11 7. Phải trả nội bộ 923.020 0,57 1.252.395 0,67 329.375 35,68 0,10 7a. Ph¶i thu néi bé (Vèn KD cña §V trùc thuéc) 0,00 0,00 0 ###### 0,00 8. Ph¶i tr¶ theo tiÕn ®é kÕ ho¹ch hîp ®ång x©y dùng 0 0,00 0 0,00 0 ###### 0,00 9. Khoản phải trả, p.nộp khác 2.872.219 1,77 8.350.652 4,44 5.478.433 190,74 2,67 II. Nợ dài hạn 126.307.313 43,80 128.612.843 40,62 2.305.530 1,83 -3,19 1. Vay và Nợ dài hạn 126.307.313 100,00 128.612.843 100,00 2.305.530 1,83 - Vay dài hạn 124.891.313 98,88 121.177.843 94,22 -3.713.470 -2,97 -4,66 - Nợ dài hạn 1.416.000 1,12 7.435.000 5,78 6.019.000 425,07 4,66 Nợ phải trả 288.368.338 316.662.290 28.293.952 9,81 Năm 2005 tổng nguồn vốn so với năm 2004 tăng 31.196.923.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 3.61%. Xem xét kỹ hơn: - Đối với nợ phải trả: tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng nợ phải trả của Công ty là 316.662.290.000đ chiếm tỷ trọng 62.92% tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn là 188.049.447.000đ chiếm tỷ trọng 58.38% và nợ dài hạn là 128.612.843.000đ chiếm tỷ trọng 40.62%. So với năm 2004 nợ ngắn hạn đã tăng lên 25.988.422.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 16,04%. Việc nợ ngắn hạn tăng lên là do chủ yếu là do người mua trả tiền trước tăng 17.021.839.000đ ứng với tỷ lệ tăng 438,67% đồng thời với việc tăng lên của các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán như Phải trả CNV, chi phí phải trả, các khoản phải trả phải nộp khác… Những khoản nợ ngắn hạn nói trên tăng là hoàn toàn hợp lý khi mà quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng và đây là những khoản vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng được không phải trả lãi (Chưa đến hạn thanh toán). Vì vậy Công ty cần tận dụng khai thác tối đa khoản này. Về nợ dài hạn mà chủ yếu là do vay và nợ dài hạn tăng lên đã làm cho nợ dài hạn năm 2005 là 128.612.843.000đ so với năm 2004 là 126.307.313.000đ tăng 2.305.530.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,83%. Như vậy, trong năm vừa qua Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nợ phải trả (Chiếm 62,92%) mà trong đó chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn (59,38%). - Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 186.652.291.000đ chiếm tỷ trọng 37,08% tăng so với năm 2004 (183.749.320.000đ) là 2.902.671.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 1,58%. Trong nguồn vốn chủ sở hữu, tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu là không thay đổi trong đó vốn ngân sách là 15.028.100.000đ chiếm 57,81% và nguồn vốn tự bổ sung là 10.996.065.000đ chiếm 42,19%. Trong kỳ tổng vốn chủ sở hữu tăng lên không nhiều nhưng cũng đã chứng tỏ Công ty đã rất cố gắng trong việc huy động nguồn vốn từ bên trong vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính cho Công ty. Qua số liệu trên, trong năm 2005 vừa qua tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng lên nhưng chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản nợ phải trả (Từ 61,08% ¸62,92%), việc tăng này là hợp lý khi quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, tuy nhiên kéo theo đó là rủi ro về mặt tài chính là rất cao. Để có kết luận cụ thể hơn về tính hợp lý hay không trong việc tổ chức vốn kinh doanh của Công ty ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau: Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỂ HIỆN TÍNH HỢP LÝ CỦA VIỆC TỔ CHỨC VỐN KD Chỉ tiêu 2004 2005 So Sánh 1. Hệ số nợ 0,6108 0,6292 0,0184 2.Hệ số vốn CSH 1- 0,6108 = 0.3892 1- 0,6292 = 0.3708 - 0,0184 Trong kỳ Công ty huy động nguồn vốn bên ngoài là chủ yếu thể hiện qua chỉ tiêu 1: Hệ số nợ. Ta thấy năm 2004 so với năm 2005 hệ số nợ của Công ty đã tăng lên 0,0184, việc hệ số nợ tăng cao kéo theo độ rủi ro về mặt tài chính của Công ty tăng lên. Tính đến thời điểm 31/12/2005 nguồn vốn tạm thời là 188.049.447.000đ chiếm tỷ trọng 37,36% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn thường xuyên là 315.265.134.000đ chiếm tỷ trọng 62,64% trong tổng nguồn vốn. Chính sách tài trợ của Công ty thể hiện qua bảng sau: Bảng 5 : CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời 34,90% 37,36% Tài sản dài hạn Nguồn vốn thường xuyên 65,10% 62,64% Quan hệ tài trợ trên là không hợp lý. Năm 2004, nguồn vốn thường xuyên (Bằng nợ dài hạn cộng với vốn chủ sở hữu) đều không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, một phần sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời (Nợ ngắn hạn) chứng tỏ trong năm vừa qua Công ty đã đi vay ngắn hạn để tài trợ cho 1 phần tài sản dài hạn. Mặt khác, tài sản dài hạn dưới 1 năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh chưa thể chuyển đổi thành tiền, nguồn vốn tạm thời (Nợ ngắn hạn) dưới 1 năm thì cần phải thanh toán. Do vậy khả năng thanh toán tức thì của Công ty kém, làm rủi ro về tài chính tăng lên. Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác thì mô hình tài trợ này cũng có ưu điểm là do đi vay ngắn hạn nên lãi suất vay nhỏ hơn lãi suất vay dài hạn, và việc dùng chính sách tài trợ này giúp Công ty tiết kiệm được 1 phần chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn cho Công ty. Số liệu Bảng 3 cho thấy: + Nợ ngắn hạn tại thời điểm 2004 chiếm tỷ trọng 56,20%, năm 2005 là 59,38% + Nợ dài hạn tại thời điểm 2004 chiếm tỷ trọng là 43,80%, năm 2005 là 40,62% Trong tổng nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn điều này đã ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua, thể hiện chi tiết qua số liệu của Bảng 3. Tính đến thời điểm 31/12/2005 Tổng nợ ngắn hạn đã tăng so với năm 2004 là 25.988.422.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,04%. Trong đó: - Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (68,38%) trong tổng số nợ ngắn hạn. So với năm 2004 đã tăng lên 7.786.576.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 6,45%. Sự tăng lên này cho ta thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nợ vay đã làm cho Công ty giảm đi tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác đặc điểm của nguồn vốn vay là phải trả tiền lãi vay và vốn gốc đúng kỳ hạn nên đã tạo áp lực lớn cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh đó việc vay nợ lớn nên hệ số nợ của Công ty tăng cao, một mặt ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán mặt khác làm cho lãi tiền vay phải trả tăng, trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm kéo theo làm giảm lợi nhuận thu được của Công ty. - Khoản phải trả cho người bán tại thời điểm cuối năm 2005 là 22.532.221.000đ chiếm tỷ trọng 11,98% đã giảm so với năm 2004 là 1.394.688.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 5,83%. Chứng tỏ trong năm vừa qua Công ty đã hạn chế bớt việc sử dụng tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Điều này một mặt cho thấy làm giảm đi khoản vốn mà Công ty chiếm dụng được nhưng mặt khác việc giảm này cũng làm giảm bớt sự ràng buộc của Công ty đối với nhà cung cấp, tạo được thế chủ động hơn trong công tác thanh toán. - Khoản người mua trả tiền trước trong năm qua đã tăng 17.021.839.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 438,67%. Nếu như năm 2004 là 3.880.356.000đ chiếm tỷ trọng 2,39% thì cuối năm 2005 đã là 20.902.195.000đ chiếm tỷ trọng 11,12%. Đây là khoản vốn mà Công ty chiếm dụng đương nhiên, không phải trả lãi nên đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tận dụng tối đa nguồn vốn này như một nguồn tài trợ ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời tạm thời. - Các khoản phải trả CNV trong năm vừa qua cũng tăng lên 1.182.105.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 27,07%. Việc tăng này là do khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng (Thành lập thêm Nhà máy Nhôm) thì Công ty đã tuyển thêm nhiều cán bộ, công nhân viên điều này làm đã tăng cho các khoản phải trả cho CNV. Các khoản Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, và phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không lớn tới cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty. Đối với nợ dài hạn. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng nợ vay dài hạn của Công ty là 128.612.843.000đ chiếm tỷ trọng 40,62% trong tổng nợ phải trả tăng so với năm 2004 (126.307.313.000đ) là 2.305.530.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,83%. Trong nợ dài hạn chỉ bao gồm vay và nợ dài hạn. Trong đó vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%). Tuy nợ dài hạn tăng lên nhưng tỷ trọng về cuối năm đã giảm đi (từ 43,80% xuống 40,62%). Ta thấy trong năm vừa qua lượng vốn mà Công ty chiếm dụng được tăng cao. Đây là khoản vốn mà Công ty có thể tận dụng không phải trả lãi (nếu không có các khoản nợ đến hạn) nên có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn. Số vốn này sẽ giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng về tài chính, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao. Như vậy, năm 2005 về cơ cấu tài sản của Công ty là tương đối hợp lý, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao, giảm chi phí xây dưng cơ bản dở dang làm giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng. Nhưng bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý. Tổng nguồn vốn tăng lên nhưng chủ yếu là do tăng các khoản nợ phải trả. Việc các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn đã làm cho khả năng tự chủ về mặt tài chính giảm. Khả năng thanh toán thấp, Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc vay nợ nhiều dẫn đến làm lãi vay phải trả lớn điều này trực tiếp làm giảm lợi nhuận thu được, và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm vừa qua. Vậy vấn đề đặt ra cho Công ty trong thời gian tới là phải có biện pháp sử dụng tiền vay sao cho có hiệu quả, đảm bảo được khả năng thanh toán đúng hạn và khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ. 3.2. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 3.2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động Là đơn vị sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động đối với Công ty cơ khí Đông Anh có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Để đánh giá được tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động ta đi nghiên cứu kết cấu vốn lưu động qua Bảng 6. Bảng 6: KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH NĂM 2005 Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 T.trọng % Chênh lệch Số tiền TLệ% TT% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.390.055 6,32 8.877.879 5,05 -512.176 -5,45 -1,26 1. Tiền 9.390.055 100,00 8.877.879 100,00 -512.176 -5,45 0,00 - Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 382.661 4,08 1.542.097 17,37 1.159.436 302,99 13,29 - Tiền gửi Ngân hàng 9.007.394 95,92 7.335.782 82,63 -1.671.612 -18,56 -13,29 2. C¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 0 0 0 II. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 0 0 0 1. §Çu t ng¾n h¹n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 2. Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t ng¾n h¹n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 III. Các khoản phải thu 52.446.851 35,28 57.563.634 32,77 5.116.783 9,76 -2,51 1. Phải thu của khách hàng 32.569.493 62,10 42.894.791 74,52 10.325.298 31,70 12,42 2. Trả trước cho người bán 4.164.499 7,94 4.726.026 8,21 561.527 13,48 0,27 3. Ph¶i thu néi bé (Vèn KD cÊp cho §V trùc thuéc) 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 4. Ph¶i thu theo tiÕn ®é KH hîp ®ång x©y dùng 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 5. Các khoản phải thu khác 15.712.859 29,96 9.942.817 17,27 -5.770.042 -36,72 -12,69 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0 0 IV. Hàng tồn kho 85.708.119 57,66 103.280.914 58,80 17.572.795 20,50 1,14 1. Hàng tồn kho 85.708.119 100,00 103.280.914 100,00 17.572.795 20,50 0,00 - Hµng mua ®ang ®i trªn ®êng 0 0 0 #DIV/0! 0,00 - Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 56.176.328 65,54 27.453.610 26,58 -28.722.718 -51,13 -38,96 - Công cụ, dụng cụ trong kho 1.602.006 1,87 2.167.020 2,10 565.014 35,27 0,23 - Chi phí SXKD dở dang 23.949.319 27,94 44.690.674 43,27 20.741.355 86,61 15,33 - Thành phẩm tồn kho 3.094.382 3,61 28.268.358 27,37 25.173.976 813,54 23,76 - Hµng hãa tån kho 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 - Hàng gửi đi bán 886.084 1,03 701.252 0,68 -184.832 -20,86 -0,35 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.101.927 0,74 5.938.013 3,38 4.836.086 438,88 2,64 1. Chi phi trả trước ngắn hạn (TK142) 0 580.026 9,77 580.026 9,77 2. Các khoản thuế phải thu (VAT còn được khấu trừ) 1.101.927 100,00 5.357.987 90,23 4.256.060 386,24 -9,77 3. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 0 0 0 #DIV/0! 0,00 Tài sản ngắn hạn 148.646.952 100,00 175.660.440 100,00 27.013.488 18,17 Qua số liệu trong bảng ta thấy: tính đến 31/12/2005 tổng vốn lưu động của Công ty là 175.660.440.000đ chiếm 34,90% tổng vốn kinh doanh, so với Năm 2004 tổng vốn lưu động tăng lên 27.013.488.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,17% việc tăng nói trên là do: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2005 so với năm 2004 giảm 512.176.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 5,45%. Các khoản phải thu tăng 5.116.783.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,76%. Hàng tồn kho tăng 17.572.795.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%. Tài sản lưu động khác tăng 4.836.086.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 438,88%. Ta thấy rằng trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty trong năm vừa qua chưa thật hợp lý, các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần về cuối năm điều này đã làm tăng lượng vốn bị ứ đọng. Mặt khác tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền nhỏ và giảm dần về cuối năm điều này đã làm cho Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán. Để có kết luận chính xác hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động, ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục. - Đối với khoản vốn bằng tiền và tương đương tiền. Tính đến 31/12/2005 trị giá vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 8.877.879.000đ chiếm 5,05% Vốn lưu động giảm 512.176.000đ so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm 5,45%. Số liệu bảng cho thấy: trong Vốn bằng tiền thì Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn lượng tiền mặt tồn quỹ, đây là điều hợp lý trong cơ chế thanh toán hiện nay. Mặt khác lượng tiền gửi nhiều sẽ giảm bớt rủi ro đồng thời Công ty còn được hưởng 1 khoản lãi tiền gửi. Tuy nhiên tỷ trọng vốn bằng tiền nhỏ điều này đã làm cho khả năng thanh toán của Công ty năm 2005 là rất thấp đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời . Điều này thể hiện qua số liệu Bảng 7: Bảng 7: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2005. (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu 2005 2004 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3. hệ số khả năng thanh toán nhanh 4. Khả năng thanh toán tức thời Qua số liệu trên ta thấy tại thời điểm cuối năm 2004 và cuối năm 2005, hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1 chứng tỏ mỗi đồng vốn mà Công ty huy động đều có tài sản đảm bảo. Nhưng đây chỉ xét về mặt tiềm năng, còn ở chỉ tiêu 2 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đều nhỏ hơn 1, nợ ngắn hạn của Công ty không được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn, Công ty đã không tuân thủ đúng nguyên tắc cân bằng tài chính. Mặt khác hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất thấp vì vậy rủi ro tài chính tiềm ẩn là rất cao. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm dần về cuối năm 2005. Lượng vốn bằng tiền dự trữ ở mức độ thấp đã không tương xứng với quy mô sản xuất kinh doanh, làm giảm tính chủ động về tài chính và không đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty. Điều này gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đối với các khoản phải thu. Tính đến thời điểm 31/12/2005 trị giá các khoản phải thu của Công ty là 57.563.634.000đ chiếm tỷ trọng 32,77% tổng vốn lưu động tăng 9,76% so với năm 2004, việc tăng các khoản phải thu chủ yếu là tăng khoản Phải trả cho khách hàng (74,52%). Khoản phải thu tăng lên làm tăng chi phí cho công tác theo dõi, thu hồi nợ, v.v… mặt khác làm tăng lượng vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng, nếu không thực hiện tốt công tác thu hồi nợ sẽ gây tác động xấu trong việc thanh toán và tình hình tài chính của Công ty. Nguyên nhân là do ở Công ty cơ khí Đông Anh sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu theo đơn đặt hàng, và thường bán hàng theo phương thức thu tiền ngay đối với 1 số sản phẩm như Bi đạn, sản phẩm Đúc… tuy nhiên đối với những sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng như Giàn Không Gian… do đặc điểm kỹ thuật của ngành chính vì vậy đối với mặt hàng này chủ yếu là Nợ dài thậm chí một số công trình sau khi hoàn thành đến 2 năm Công ty mới được thanh toán một nửa số tiền (Công trình Trung tâm Thương Mại Hải Phòng, Sân vận động và nhà thi đấu Ninh Bình, Nhà thi đấu Vũng Tàu…). Một lý do khác làm cho các khoản phải thu tăng là do trong năm vừa qua Công ty đã trả trước cho nhà cung cấp và khoản trả trước này tăng nhanh với tốc độ tăng là 13,48%. Vì trong năm vừa qua do tiến hành đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nên Công ty đã ứng trước một phần vốn cho bên chủ đầu tư để tiến hành thực hiện công trình. Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vốn bị chiếm dụng nhiều gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, lượng vốn bằng tiền thu về ít đã không đáp ứng được khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ vay. Tuy nhiên nếu đi xem xét theo chiều ngược lại Công ty cũng đã chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn của các đối tượng khác. Số liệu trong Bảng 8 thể hiện tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty trong năm 2005. Bảng 8: TÌNH HÌNH CHIẾM DỤNG VỐN VÀ BỊ CHIẾM DỤNG VỐN CỦA C.TY TRONG NĂM 2004 - 2005. Chỉ tiêu 2004 2005 Chêch lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền Tỷ lệ % I. Các khoản phải thu 52.446.851 100 57.563.634 100 5.116.783 9,76 1. Phải thu của khách hàng 32.569.493 62,10 42.894.791 74,52 10.325.298 31,70 2. Trả trước cho người bán 4.164.499 7,94 4.726.026 8,21 561.527 13,48 3. Các khoản phải thu khác 15.712.859 29,96 9.942.817 17,27 -5.770.042 -36,72 II. Các khoản phải trả 41.262.254 100 59.464.100 100 18.201.846 44,11 1. Phải trả cho người bán 23.926.909 57,99 22.532.221 37,89 -1.394.688 -5,83 2. Người mua trả tiền trớc 3.880.356 9,40 20.902.195 35,15 17.021.839 438,67 3. Thuế và các khoản phải nộp 4.958.231 12,02 276.996 0,47 -4.681.235 -94,41 4. Phải trả CNV 4.367.326 10,58 5.549.431 9,33 1.182.105 27,07 5. Chi phí phải trả 334.193 0,81 600.210 1,01 266.017 79,60 6. Phải trả nội bộ 923.020 2,24 1.252.395 2,11 329.375 35,68 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.872.219 6,96 8.350.652 14,04 5.478.433 190,74 III. Chênh lệch (III=I-II) 11.184.597 -1.900.466 -13.085.063 Qua số liệu trong bảng ta thấy, tính đến 31/12/2005 tổng số vốn bị chiếm dụng của Công ty là 57.563.634.000đ và tổng số vốn mà Công ty chiếm dụng là 59.464.100.000đ. Số vốn mà Công ty chiếm dụng tại thời điểm cuối năm 2004 so với thời điểm cuối năm 2005 đã tăng lên 18.201.846.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 44,11%. Việc tăng nói trên chủ yếu là do khoản phải trả cho người bán tăng 37,89% và người mua trả tiền trước tăng 35,15%. Các khoản này là nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng đương nhiên (Nguồn vốn phát sinh tự động) mà Công ty không phải trả lãi, Công ty có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời chưa phải trả này như một nguồn tài trợ ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời cho Công ty như khi có những công việc kinh doanh đột xuất, hay đưa vào kinh doanh… Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có biện pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn này. Sự tồn tại các khoản phải thu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Các khoản phải thu lớn đã làm tăng chi phí cho công tác theo dõi thu hồi nợ và việc một lượng vốn lớn bị chiếm dụng đã gây ra cho Công ty tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt…(Là những chi phí cơ hội bị mất do việc thiếu vốn gây ra). Việc Công ty đã dùng tiền vay để tài trợ cho phần vốn thiếu điều này đã làm cho hệ số nợ của Công ty tăng cao đồng nghĩa với khả năng tự chủ về mặt tài chính thấp. Việc vay nợ nhiều làm cho lãi vay phải trả lớn trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty. Để đánh giá kỹ hơn ta đi xem xét qua Bảng 9: Bảng 9: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH TRONG NĂM 2004 - 2005. (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TLệ% 1. Doanh thu bán hàng (có thuế) 141.795.964(1+10%) = 155.975.560 203.600.461(1+10%) = 223.960.507 67.984.947 43,59 2. SDBQ các khoản phải thu (của KH) 28.121.220 37.732.142 9.610.922 34,18 3. Số vòng quay các khoản phải thu 6,45 vòng 6,91 vòng 0,46 4. Kỳ thu tiền bq 56 ngày 53 ngày -4 Ta thấy trong năm 2005 số vòng quay các khoản phải thu của Công ty là 6,91 vòng tăng 0,46 vòng so với năm 2004, việc tăng này đã kéo theo kỳ thu tiền trung bình giảm đi từ 56 ngày xuống 52 ngày. So với năm 2004 mặc dù số dư bình quân các khoản phải thu tăng lên 9.610.922.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,18% nhưng do mức tăng và tốc độ tăng của Doanh thu lại cao hơn (67.984.947.000đ, 43,59%) điều này đã chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty đã có phần tốt hơn. - Đối với hàng tồn kho. Qua số liệu trong Bảng 6, tính đến 31/12/2005 trị giá hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 58,80% tương ứng với số tiền là 103.280.914.000đ. So với năm 2004 giá trị hàng tồn kho đã tăng lên 17.572.795.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,5%. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất. + Nguyên vật liệu tồn kho. Tính đến 31/12/2005 trị giá nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn 26,58% tổng giá trị hàng tồn kho tương ứng là 27.453.610.000đ giảm so với năm 2004 là 28.722.718.000đ với tỷ lệ giảm là 51,13% và tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho đã giảm từ 65,54% xuống 26,58%. Nhưng trong năm 2005 lượng dự trữ nguyên vật liệu giảm dần về cuối năm nguyên nhân là do tại thời điểm cuối năm thị trường biến động, giá cả đầu vào tăng mạnh đặc biệt là Bilét phục vụ cho quá trình sản xuất của Nhà máy Nhôm. Giá thành sản phẩm tăng cao đã làm cho thị trường Nhôm bị đóng băng, bán hàng chậm. Vì vậy Công ty đã giảm bớt lượng dự trữ nguyên vật liệu nhất là nguyên vật liệu phục vụ cho Nhà máy Nhôm để hạn chế chi phí lưu kho và chi phí thực hiện hợp đồng. + Công cụ, dụng cụ tồn kho: Năm 2004 và năm 2005, trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đều chiếm tỷ trọng nhỏ. Tại thời điểm cuối năm 2005 trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho là 2.167.020.000đ chiếm tỷ trọng 2,10% tổng lượng hàng tồn kho tăng 35,27% so với năm 2004 là 1.602.006.000đ. Việc lượng công cụ, dụng cụ tồn kho tăng lên cùng với sự tăng lên của hoạt động sản xuất kinh doanh là hoàn toàn hợp lý nhưng việc mua thêm số công cụ, dụng cụ mà chưa cần xuất dùng do nhu cầu cần cho sản xuất không nhiều như vậy là không tốt. Điều này đã làm tăng chi phí quản lý và làm ứ đọng vốn lưu động, mặc dù công cụ, dụng cụ tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chiếm tỷ trọng lớn nhất): Tính đến thời điểm 31/12/2005 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có trị giá là 44.690.674.000đ chiếm tỷ trọng 43,37% tăng so với năm 2004 là 20.741.355.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 86,61%. Việc chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên đã làm cho lượng vốn của Công ty bị ứ đọng lớn dẫn đến tình trạng thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thành phẩm tồn kho: Tính đến thời điểm 31/12/2005 so với năm 2004, thành phẩm tồn kho của Công ty đã tăng mạnh. Nếu như năm 2004, thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng 3,61% thì đến năm 2005, con số này đã lên tới 27,37%, điều này cho ta thấy trước tiên công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đối với các tài sản ngắn hạn khác. So với năm 2004, năm 2005 đã tăng lên 4.836.086.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 438,88%. Việc tăng này chủ yếu là do các khoản thuế còn phải thu, Thuế GTGT được khấu trừ, do trong năm vừa qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị, NL, VL phục vụ chủ yếu cho nhà máy Nhôm sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT. Nhưng do thuế đầu ra trong năm vừa qua thấp vì vậy đã làm cho khoản Thuế được khấu trừ tăng cao. Điều này đã trực tiếp làm cho lượng vốn lớn của Công ty bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để nghiên cứu kỹ hơn ta đi xem xét mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua số liệu trong Bảng 10. Bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM VỪA QUA (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch 1. Giá vốn hàng bán 123.844.721 196.892.062 73.047.341 2. Hàng tồn kho bình quân 57.570.503 94.494.516 36.924.013 3. Số v.quay HTK bình quân 2,15 2,08 -0,07 4. Số ngày 1 vòng quay HTK 167 52 6 Ta thấy vòng quay hàng tồn kho trong năm 2005 đã giảm 0,07 vòng so với năm 2004. Nếu năm 2004 số vòng quay trong kỳ là 2,15 vòng thì năm 2005 là 2,08 vòng điều này đã làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 6 ngày (từ 167 ngày lên 173 ngày). Việc số vòng quay hàng tồn kho thấp, số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho dài đã làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong năm 2005 cùng với sự gia tăng về quy mô sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của Công ty đã tăng lên tương xứng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động tăng lên là do các khoản mục như vốn bằng tiền, các khoản phải thu… tăng nhưng trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho là tăng cao nhất. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Điều này được thể hiện qua Bảng 11. Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. Chỉ tiêu ĐV Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TL% 1. DT thuần 1000đ 141.795.964 203.598.452 61.802.488 43,59 2. LN sau thuế về tiêu thụ sản phẩm 1000đ 1.495.076 -29.353.077 -30.848.153 -2.063,32 3. VLĐ bình quân trong kỳ 1000đ 108.785.262 162.153.696 53.368.434 49,06 4. Vòng quay VLĐ (4=3/1) Vòng 1,303 1,256 -0,047 -3,61 5. Ngày BQ vòng LC VLĐ (5=360/4) Ngày 276 286 10 3,62 6. TSLN._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0094.doc