Các BIỆN pháp THU HÚT VỐN và SỬ DỤNG VỐN Cể HIỆU quả Ở Vĩnh PHÚC

LỜI NÓI ĐẦU Từ sau Đại hội VI năm 1986, nền kinh tế nước ta đã thực hiện một công cuộc chuyển đổi rất lớn, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Từ đó đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đòi hỏi lớn của quá trình CNH-HĐH, nhất là đối với nước kém phát triển và tụt hậy xa so với thế giới như ở Việt Nam thì vấn đề thu hút và sử dụng vốn sao cho hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội càng cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các BIỆN pháp THU HÚT VỐN và SỬ DỤNG VỐN Cể HIỆU quả Ở Vĩnh PHÚC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế nên nền kinh tế vốn đã trì trệ như ở Việt Nam hiện nay thì các nguồn đầu tư đã khơi dậy lại thị trường trong nước, cung cấp về vốn, tiếp thu khoa học công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý v.v... Vĩnh Phúc là một tỉnh mới nổi lên trong công nghiệp ở miền Bắc. Trong những năm gần đây Vĩnh Phúc luôn là một trong những tỉnh tiên phong trong việc thu hút đầu tư vốn vào trong tỉnh và là 1 tỉnh sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh.   Để vừa xem xét tổng quan tình hình thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư ở Vĩnh Phúc đồng thời qua đó tìm ra giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển nền kinh tế của tình và góp phần vào sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu tài liệu để thực hiện tiểu luận này. Với trình độ hiểu biết còn hạn chế, cho nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm, Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo để bổ sung cho bài viết sau được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1. Lý luận chung I.Khái niệm về đầu tư 1.Khái niệm Đầu tư là sự bỏ ra,sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại(tiền,sức lao động ,trí tuệ..v.v..) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho chủ đầu tư trong tương lai. Như vậy,theo khái niệm trên, đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi.Đầu tư là một bộ phận của sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp.Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Vốn đầu tư bao gồm các dạng sau: -Tiền tệ các loại. -Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên. -Hàng hóa hữu hình: sức lao động ,cán bộ, thông tin, biểu tượng uy tín hàng hóa… -Các phương tiện khác: cổ phiếu, đá quý…v.v 2. Đặc trưng cơ bản của đầu tư. Đầu tư có hai đặc trưng cơ bản sau: tính sinhlợi và thời gian kéo dài. - Tính sinh lợi là đặc trưng hàng đầu của đầu tư. Không thể coi là đầu tư, nếu việc sử dụng tiền vốn không nhầm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra ban đầu. Như vậy đầu tư khác với: + Việc mua sắm, cất trữ, để dành + Việc mua sắm nhằm mục đích tiêu dùng vì trong việc này tiền không sinh lời + Việc chi tiêu vì lí do nhân đạo và tình cảm. - Đặc trưng thứ hai của đầu tư là thời gian kéo dìa, thường từ 2 đến 70 năm hoặc có hạn thường trong một năm không gọi là đầu tư. Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động đầu tư và kinh doanh. Kinh doanh thường được coi là một giai đoạn đầu tư. Như vậy, đầu tư và kinh doanh thống nhất tính sinh lời nhưng khác nhau ở thời gian thực hiện. lớn. II.Vốn 1. Khái niệm vốn Vốn là tổng thể những nguồn lực đưa vào ban đầu của mọi hoạt động kinh tế, là mắt xích đầu tiên của mọi quá trình sản xuất, dịch vụ. Hình thức của vốn gồm có: tiền tệ, tài nguyên, khoáng sản, thiết bị, công nghệ, máy móc, nhà xưởng, bến bãi, sức lao động của con người, công nghệ quản lý. Trong giới hạn của tiểu luận ta chỉ xem xét vốn dưới dạng tiền tệ. Nguồn huy động: - Trong nước: Ngân sách nhà nước: thuế phí, các khoản vay bên ngoài, cổ phần của nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Dân chúng: tài sản tiết kiệm, nhàn rỗi. Doanh nghiệp: lợi nhuận sau thuế, giấy tờ chứng khoán. - Nước ngoài: Vốn vay ODA từ các chính phủ, tiết chế tài chính. Vốn đầu tư FDI từ các tập đoàn kinh tế. 2. Vai trò của vốn nói chung và đối với quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam nói riêng - Là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất. - Nó có vai trò quyết định then chốt trong sự nghiệp CNH-HĐH. Nếu không có hoặc thiếu thì không thể hoàn thành CNH-HĐH đúng thời hạn. - Là công cụ để nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội thông qua đầu tư hỗ trợ, phát triển, cân đối sự tăng trưởng giữa các vùng, giảm chênh lệch giàu nghèo, tạo cơ hội cho mọi người dân được hưởng quyền lợi chính đáng của mình. 3. Sử dụng vốn như thế nào ? Sử dụng vốn không chỉ là tiêu dùng mà còn là đầu tư, không chỉ giải quyết mâu thuẫn để tồn tại mà còn để phát triển bền vững, lâu dài. a. Thế nào là sử dụng vốn có hiệu quả ? - Thu được lợi nhuận thiết thực, giải quyết được nhu cầu kinh tế xã hội. - Sử dụng hợp lý, đáp ứng mục đích khi đầu tư vốn. - Hạn chế thất thoát, lãng phí trong thi công, khai thác, sử dụng. - Sử dụng và khai thác các công trình, dự án…song song với bảo tồn cảnh quan, thiên nhiên, môi trường xung quanh. - Thu lại được vốn để tái đầu tư hoặc mở rộng dự án. b. Tại sao phải sử dụng có hiệu quả ? - Có sử dụng hiệu quả mới đạt được những chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành CNH-HĐH bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. - Tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng kinh tế trong cả nước cũng như giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. - Tạo lập niềm tin với các nhà đầu tư, tạo điều kiện huy động nhiều hơn, đa dạng hơn. - Nâng cao uy tín, hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc. c. Tác hại của việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả ? - Kéo dài thời gian thực hiện công cuộc CNH-HĐH à tụt hậu ngày càng xa. - Mất niềm tin của đối tác, cá nhân nhà đầu tư, hạn chế khả năng tiếp cận vốn. - Làm xấu, đánh mất hình ảnh, uy tín đất nước. - Làm nghèo đất nước, yếu đất nước, phụ thuộc vào các nước Chương 2.Khái quát về Vĩnh Phúc 1.Vị trí, diện tích, dân số  Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997, là một tỉnh thuộc vung đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1.371km2.  Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên Phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ   Tỉnh có 7 huyện và 2 thị xã, thị xã Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km, cách cảng biển Cái Lân - tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng- thành phố Hải Phòng 150km.  2. Khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C. Do đặc điểm vị trí địa lý, Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi rất thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp và du lịch. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc phát triển các khu công nghiệp.  3. Lực lượng lao động   Nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số. Trên địa bàn tỉnh có gần 20 trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có gần 10.000 học sinh tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực trẻ có kiến thức văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu về lao động của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh. Dự án xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao chi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang được triển khai.   4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật   Hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng đã và đang được nâng cấp, hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.  * Hệ thống giao thông  4.1. Đường bộ: Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đường bộ nhìn chung được phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Có 04 tuyến quốc lộ chạy qua QL2A (Hà Nội –Hà Giang), QL2B (Vĩnh Yên- Tam Đảo), QL2C (Vĩnh Tường- Vĩnh Yên- Tam Dương –Tuyên Quang), QL23 (Hà Nội –Đô thị mới Mê Linh). Hiện nay một tuyến đường cao tốc mới từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua Vĩnh Phúc đang được Chính phủ đầu tư xây dựng, đây là tuyến đường đi thẳng Cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất thuận lợi cho vận chuyền hàng hoá đến mọi đất nước, đến các sân bay , bến cảng trên thế giới.   4.2. Đường sắt: Có tuyến đường sắt liên vận (Hà Nội – Lào Cai) đi Vân Nam (Trung Quốc) qua các huyện thị của tỉnh có chiều dài 41km có 06 ga trong đó có ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên là hai ga chính.   4.3. Đường sông: Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông chính sông Lô (đoạn qua tỉnh là 35km) và sông Hồng (đoạn qua tỉnh 50km). Trước mặt đã đảm bảo được các phương tiện vận tải vận chuyển dưới 30 tấn. Có 03 cảng là Chu Phan, Vĩnh Thịnh (trên sông Hồng) và cảng Như Thuỵ (trên sông Lô).  4.4. Đường hàng không: Vĩnh Phúc liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài do vậy việc vận chuyển, đi lại rất thuận tiện tới các nơi trên thế giới và trong nước.   mạng. Việc kiểm tra hải quan và thông quan được thực hiện tại Vĩnh Phúc.  5. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội  Sau 10 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã hình thành được một hệ thống các khu công nghiệp được phân bố ở những vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 1.782,12 ha. Đó là các khu công nghiệp: Quang Minh I, Quang Minh II, Khai Quang, Bình Xuyên, Kim Hoa, Bá Thiện và Chấn Hưng. Mục tiêu của Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2010 là mỗi năm kêu gọi thu hút đầu tư từ 400 đến 600 triệu USD đối với dự án FDI và 2 đến 3 nghìn tỷ đồng đối với dự án DDI. Để phục vụ cho mục tiêu này, nhu cầu về qũy đất tối thiểu cho phát triển công nghiệp hằng năm là 350 đến 500 ha. Theo quy hoạch, sẽ có 12 khu công nghiệp được đầu tư về hạ tầng kỹ thật, hạ tầng xã hội và xây dựng mới là: KCN Hợp Thịnh, KCN Sơn Lôi, KCN Phúc Yên, KCN Bá Thiện II, KCN Bình Xuyên II, KCN Tiến Thắng, KCN Tam Dương, KCN Yên Bình, KCN Hội Hợp, KCN Yên Lạc, KCN Nam Bình Xuyên và KCN Kim Long. Giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, cần bổ sung thêm khoảng 3.176 ha gồm 10 khu công nghiệp: Đồng Cương, Trung Nguyên, Bình Dương, Đại Đồng, Tân Tiến – Yên Lập, Cao Phong, Đức Bác – Đồng Thịnh, Đình Chu, Vĩnh Tường và Duy Phiên. Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ Ở VĨNH PHÚC A.BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN CỦA VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú hơn; cho nên, số lượt các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh ngày càng tăng.   Tỉnh Vĩnh Phúc luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài các ưu đãi theo quy định hiện hành của nhà nước, đầu tư vào Vĩnh Phúc các nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi của tỉnh.   Vĩnh Phúc xác định, trong thẩm quyền của mình, các nhà đầu tư là đối tác tin cậy và lâu dài, lấy lợi ịch của doanh nghiệp là trọng tâm để phát triển sản xuất và dành cho các doanh nghiệp những đảm bảo đầu tư cao nhất. Với phương châm "các doanh nghiệp FDI là công dân Vĩnh Phúc và thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh", Vĩnh Phúc luôn dành cho các nhà đầu tư tình cảm chân thành, thân thiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.   Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã tiếp và làm việc với nhiều Nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều vùng lãnh thổ đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... và một số tập đoàn lớn như: Tập đoàn Piaggo – Italia, YCH – Singapore, Compal – Đài Loan, Foxconn... Lãnh đạo tỉnh cũng đã tổ chức đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại các nước Hồng Kông - Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Kết quả, 6 tháng đầu năm 2007, toàn tỉnh đã thu hút được 21 dự án DDI mới và 4 dự án điều chỉnh, tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư là 1.417,1 tỷ đồng, bằng 105% số dự án và 86,3% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 35,4% kế hoạch năm. Về dự án FDI, tỉnh đã thu hút được 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 178,66 triệu USD, bằng 82,4% về số dự án và tăng 53% về vốn so với cùng kỳ, đạt 44,66% kế hoạch năm. Hầu hết, các dự án FDI mới đến từ các nước: Đài Loan đứng đầu với 3 dự án, Đức đứng thứ 2, sau đó đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Malaysia... Các dự án ODA tỉnh đã hoàn thành vận động 3 dự án lớn: Dự án cải thiện môi trường đầu tư Vĩnh Phúc, vốn ODA của Nhật Bản, dự án quản lý và xử lý rác thải rắn Vĩnh Phúc của Hàn Quốc và dự án nâng cấp thiết bị đào tạo nghề cho Trường Đào tạo nghề của tỉnh, vốn ODA của Cộng hòa Liên bang Đức. Các dự án này đã được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tài trợ ký Hiệp định vay; UBND tỉnh đang chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban quản lý lựa chọn các nhà thầu tư vấn nước ngoài để thực hiện thiết kế kỹ thuật, đấu thầu quốc tế và giám sát thi công.   . Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn nhanh chóng được đầu tư trên địa bàn tỉnh B.TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU,CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH I.KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN. 1. Hoạt động xúc tiến đầu tư Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Thu hút đầu tư đã tiến hành một số hoạt động xúc tiến đầu tư như sau: - Tiếp xúc, làm việc với các đối tác từ nhiều vùng, lãnh thổ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… - Trao đổi, học tập kinh nghiệm về thu hút đầu tư và phát triển các Khu công nghiệp với các tỉnh như Hà Tây, Quảng Ninh, Phú Thọ .v.v… - Tham gia nhiều buổi hội thảo với các tổ chức trong nước, tiếp xúc với các nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn báo chí từ trung ương đến địa phương để thông qua đó giới thiệu, quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh. - Đăng ký tham gia hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với mục đích mở rộng quan hệ, thu hút thêm các dự án FDI mới. -Tổ chức tiếp đón các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, cung cấp thông tin về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chính xác, kịp thời, tham gia Hội chợ thương mại Festival Tây Nguyên 2005... để các nhà đầu tư tìm hiểu và đầu tư vào Vĩnh Phúc. 2. Kết quả thu hút đầu tư 2.1.Kết quả 9 tháng đầu năm 2004: trên địa bàn tỉnh thu hút được 112 dự án, trong đó: + 93 dự án DDI với tổng số vốn đầu tư là 4.384,98 tỷ đồng, bằng 124% về số dự án và 98,4% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ. So kế hoạch năm đạt 116,3% về số dự án và 125,3% về số vốn đầu tư. + 19 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 130,32 triệu USD (trong đó 3 dự án tăng vốn với số vốn tăng là 57 triệu USD), tăng 1,9 lần về số dự án và 1,75 lần về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 130% về số vốn đầu tư của kế hoạch năm. 2.2. Sáu tháng đầu năm 2005     6 tháng đầu năm 2005, trên địa bàn tỉnh thu hút được 44 dự án, gồm: + 30 dự án DDI với tổng số vốn đầu tư là 775,51 tỷ đồng (trong đó có 13,41 tỷ đồng của 01 dự án tăng vốn), bằng 50,8% về số dự án và 27,8% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 22,16% kế hoạch năm. 6 tháng đầu năm đã tiến hành rà soát tiến độ triển khai các dự án thì có 25 dự án không được tiếp tục đầu tư do: UBND tỉnh không chấp thuận đầu tư và một số chủ đầu tư xin rút đầu tư chuyển sang đầu tư ở lĩnh vực khác hoặc liên doanh với nước ngoài. + 14 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 131,9 triệu USD (trong đó có 81,5 triệu USD của 5 dự án tăng vốn), tăng 1,2 lần về số dự án và 1,3 lần số về vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 109% kế hoạch năm về vốn đầu tư. Tính đến hết tháng 6/2005, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 388 dự án đầu tư, trong đó 74 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 670,9 triệu USD và 314 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 16.725,98 tỷ đồng. 2.3. 9 tháng năm 2006 9 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh thu hút được 47 dự án, gồm: + Dự án DDI: thu hút được 29 dự án với tổng số vốn đầu tư là 2.025,6 tỷ đồng (trong đó có 765,4 tỷ đồng của 11 dự án tăng vốn), bằng 64,7% về về vốn đầu tư so với cùng kỳ và đạt 202,6% so với kế hoạch năm. + Dự án FDI: 19 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư là 101,6 triệu USD (trong đó có 28,6 triệu USD của 08 dự án tăng vốn), đạt 73,3% về vốn đầu tư so với cùng kỳ và đạt 46,18% so với kế hoạch năm.  2.4. Quý I năm 2007 - Dự án DDI: thu hút được 11 dự án, với tổng vốn đầu tư là 619,9 tỷ đồng, tăng 37% về số dự án và 28% về vốn đầu tư so cùng kỳ 2006.            - Dự án FDI: thu hút được 8 dự án, với tổng vốn đầu tư là 34,8 triệu USD, tăng 14% về số dự án, 61% về vốn đầu tư cấp mới so với cùng kỳ 2006, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp như: sản xuất linh kiện phụ tùng xe cơ giới, sản xuất các linh kiện bằng cao su, vỏ máy vi tính, điện thoại di động, sản xuất gia công các sản phẩm kim loại và nhựa…            + Về tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất quý I/2007: có 01 dự án DDI tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng là 60 tỷ đồng và 3 dự án FDI tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số vốn tăng là 39 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2006. 2.5. Nguyên nhân chính là do: - Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, công tác vận động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, quan hệ hợp tác, phối hợp giữa chính quyền tỉnh và các nhà đầu tư được thắt chặt và mở rộng. - Hệ thống các văn bản pháp luật đựợc cải thiện, nhiều chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư hấp dẫn như quy định về khung giá đất, chế độ miễn giảm tiền thuê đất.., các tiêu chí về ưu đãi đầu tư mới được sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy mô, mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại một số khu, cụm công nghiệp được đầu tư tốt hơn, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế quy về “một đầu mối” trong cấp phép đầu tư tiếp tục được triển khai, thực hiện có hiệu quả. 3. Kết quả triển khai thực hiện 3.1Tình hình triển khai dự án 3.1.1. Trong 346 án thu hút được đến hết tháng 9/2004, đã có: - 77 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể: 9 tháng đầu năm 2004 có 18 dự án đi vào hoạt động SXKD, trong đó có 14 dự án DDI và 4 dự án FDI, nâng tổng số dự án đã đi vào hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh lên 77 dự án, gồm 46 dự án DDI và 31 dự án FDI. - 79 dự án đang triển khai xây dựng, trong đó có 63 dự án DDI và 16 dự án FDI. - 35 dự án DDI đã GPMB xong, đang san nền. - 47 dự án đang đền bù, GPMB, trong đó có 43 dự án DDI và 4 dự án FDI. - 96 dự án mới cấp phép và đang làm thủ tục đền bù, trong đó có 86 dự án DDI và 10 dự án FDI. - 12 dự án đã đền bù, GPMB xong nhưng chưa triển khai, trong đó có 10 dự án DDI và 2 dự án FDI. 3.1.2. Tính đến hết tháng 3/2005, trong số 385 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh đãcó:  - 98 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm 58 dự án DDI và 40 dự án FDI.      - 103 dự án đang triển khai xây dựng, gồm 91 dự án DDI và 12 dự án FDI      - 40 dự án đã GPMB xong, đang san nền, gồm 37 dự án DDI và 3 dự án FDI      - 80 dự án đang đền bù, GPMB, gồm 74 dự án DDI và 6 dự án FDI      - 56 dự án DDI đang làm thủ tục giới thiệu địa điểm và thủ tục đền bù      - 08 dự án FDI chậm triển khai, đang được kiểm tra cụ thể những doanh nghiệp quá thời gian quy định không thực hiện dự án hoặc không có khả năng thực hiện dự án sẽ trình UBND tỉnh cho thu hồi. 3.1.3. Trong số 249 dự án còn lại của năm 2006 đã có: - 89 dự án đang triển khai xây dựng (76 dự án DDI và 13 dự án FDI); - 45 dự án đang san nền, xây hàng rào (42 dự án DDI và 03 dự án FDI); - 75 dự án đang đền bù, GPMB (70 dự án DDI và 05 dự án FDI); - 37 dự án đang làm các thủ tục xây dựng, giới thiệu địa điểm và thủ tục đền bù (23 dự án DDI và 14 dự án FDI); - 03 dự án FDI chậm triển khai. 3.1.4.Kết quả triển khai dự án: Trong 253 dự án còn lại của năm 2007 có:            - 90 dự án đang triển khai xây dựng (76 dự án DDI và 14 dự án FDI)            - 32 dự án đang san nền (31 dự án DDI và 1 dự án FDI)            - 75 dự án đang đền bù, GPMB, (70 dự án DDI và 5 dự án FDI)            - 52 dự án đang làm thủ tục giới thiệu địa điểm và thủ tục đền bù, (37 dự án DDI và 15 dự án FDI). 3.2.Vốn thực hiện: 3.2.1. Vốn thực hiện năm 2004 - Dự án DDI: 9 tháng đầu năm 2004, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 700 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 9/2004 lên hơn 4.000 tỷ đồng, đạt 28,5% tổng vốn đầu tư. - Dự án FDI: 9 tháng đầu năm vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 48,6 triệu USD, tăng 246% so với cùng kỳ, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 9/2004 lên 409,2 triệu USD, đạt 72,5% so với tổng vốn đầu tư. 3.2.2. Vốn thực hiện 6 tháng đầu năm 2005 - Dự án FDI: 6 tháng đầu năm vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 40,5 triệu USD, bằng 88,82% so với cùng kỳ, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2005 lên 450,50 triệu USD, đạt 67,15% so với tổng vốn đầu tư. - Dự án DDI: 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 637,96 tỷ đồng, tăng 127,59% so với cùng kỳ, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2005 lên 5.137,96 tỷ đồng, đạt 34,91% so với tổng vốn đầu tư của các dự án đủ điều kiện triển khai (có phương án đền bù được duyệt). Và đạt 43,07% so với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án đã hoàn thành diện tích đền bù GPMB. 3.2.3. Vốn thực hiện 9 tháng năm 2006 - Dự án FDI: vốn thực hiện đạt 61,2 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 9/2006 lên 545,2 triệu USD, đạt 64,7% tổng vốn đầu tư. - Dự án DDI: vốn thực hiện đạt 593,11 tỷ đồng, đạt 54% so với cùng kỳ, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 9/2006 lên 6.744 tỷ đồng, đạt 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án còn hiệu lực. 3.2.4. Vốn thực hiện quý I năm 2007            - Dự án FDI: quý I/2007, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 23,9 triệu USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết quý I/2007 lên 603,4 triệu USD, đạt 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.            - Dự án DDI: quý I/2007, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 472,1 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết quý I/2007 lên 8.246,6 tỷ đồng, đạt 39,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 1.Về phát triển các khu, cụm công nghiệp: Công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được triển khai như sau: - Khu công nghiệp Quang Minh: ngày 23/8/2004 Chính phủ đã có văn bản đồng ý giao cho tỉnh ra quyết định thành lập. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định tổng mức đầu tư vào KCN Quang Minh là 532,725 tỷ đồng. Hiện nay KCN này đang được quy hoạch mở rộng với diện tích mở rộng: 101,74 ha, đất công nghiệp: 45,62 ha, trong đó có 7,5 ha đã giới thiệu địa điểm cho các doanh nghiệp. - Khu công nghiệp Khai Quang: UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục Khu công nghiệp. KCN này đang được Sở Xây dựng quy hoạch mở rộng về phía Đông Nam với diện tích khoảng 80 ha. - Khu công nghiệp Bình Xuyên: đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương cho thành lập. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng (Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội) đang tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thoả thuận quy hoạch chi tiết nhưng tiến độ hết sức chậm trễ. Nguyên nhân chính là do năng lực Chủ đầu tư còn hạn chế. - Khu công nghiệp Chấn Hưng: UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn được Tập đoàn MGL của Hàn Quốc làm Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Chấn Hưng với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Hiện nay, Chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết và dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Chấn Hưng để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ương xem xét, cho phép đầu tư và thoả thuận quy hoạch chi tiết. Khâu tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 KCN này do UBND huyện Vĩnh Tường đảm nhiệm. Năm 2005: -KCN Quang Minh đang được lập các thủ tục theo quy định để trình Thủ tướng Chính phủ cho mở rộng; KCN Khai Quang đã hoàn chỉnh phạm vi, địa điểm mở rộng trình và được UBND tỉnh phê duyệt, hiện KCN này đang được hoàn thiện quy hoạch chi tiết; KCN Bình Xuyên đã được Bộ Xây dựng thẩm định quy hoạch chi tiết. Tính đến hết tháng 9/2006, trên địa bàn tỉnh đã có: - 06 KCN với tổng diện tích 1.953,59 ha, đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định về chủ trương đầu tư và cho phép thành lập, gồm: Quang Minh (706 ha), Kim Hoa (261,4 ha), Bình Xuyên (271 ha); Bá Thiện (326,92 ha), Khai Quang (262,14 ha) và KCN Chấn Hưng (126,13 ha). - 04 KCN với tổng diện tích 1.093,5 ha, đã được UBND tỉnh trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư, gồm: Tam Dương (300 ha), Sơn Lôi (417,5 ha), Hợp Thịnh (146 ha), Phúc Yên (230 ha). Trong năm 2007: - Ban đã báo cáo UBND tỉnh về trình tự, thủ tục thành lập KCN và kế hoạch, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Trình UBND tỉnh giao chủ đầu tư KCN Quang Minh II cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Cùng với UBND tỉnh, các Sở, Ngành, UBND huyện Bình Xuyên làm việc về triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào KCN Bá Thiện; Tham gia vào các đồ án quy hoạch điện, nước, giao thông, tái định cư các khu đô thị, khu công nghiệp, CCN; - Làm việc với các đơn vị tư vấn giao thông (các dự án đường cao tốc Nội Bài – Yên Bái và ga đường sắt Hương Canh) về phương án giao thông cho các KCN huyện Bình Xuyên; - Làm việc với Chủ đầu tư KCN Chấn Hưng, Hợp Thịnh triển khai các thủ tục thành lập KCN. 2.Phát triển về cơ sở hạ tầng trong năm 2005,2006 a/ Khu công nghiệp Kim Hoa: Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, do vậy việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật không thuận lợi. Tổng mức đầu tư giai đoạn I KCN (50 ha) là 95,1 tỷ đồng, tổng vốn đã đầu tư khoảng 21,27 tỷ đồng (đạt 22,36%), trong đó: Chủ đầu tư (Tổng Công ty IDICO) đã đầu tư khoảng 21 tỷ đồng và Ngân sách tỉnh đã đầu tư khoảng 270 triệu để hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng. b/ Khu công nghiệp Quang Minh: đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Tổng vốn đã đầu tư vào hạ tầng KCN này cho việc đền bù, san nền, đường giao thông, thoát nước mặt, chiếu sáng, xây dựng nhà máy nước, hệ thống điện, đường trục chính... khoảng 481,042 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách tỉnh đã đầu tư 46,042 tỷ đồng; Chủ đầu tư hạ tầng đã đầu tư khoảng 205 tỷ đồng (theo báo cáo của Chủ đầu tư), vốn đầu tư của các doanh nghiệp: khoảng 200 tỷ đồng; Vốn đầu tư xây dựng nhà máy nước: khoảng 15 tỷ đồng; Vốn đầu tư xây dựng hệ thống điện: khoảng 10 tỷ đồng; Vốn đầu tư của Bưu điện tỉnh: khoảng 05 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN đang được Chủ đầu tư tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong KCN đã đi vào hoạt động, nhưng hồ sơ quy hoạch chi tiết chưa được Bộ Xây dựng phê duyệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống sử lý nước thải, chưa có nhà máy sử lý nước thải, môi trường KCN đã bắt đầu bị ô nhiễm. Một số tuyến đường 24m chưa được xây dựng, các tuyến khác chưa hoàn chỉnh có nơi mới xong phần nền đường. - Khu công nghiệp Quang Minh mở rộng (diện tích 362 ha): UBND tỉnh đã chấp thuận đầu tư và giới thiệu địa điểm cho một số doanh nghiệp, diện tích đã giới thiệu địa điểm đạt hơn 50% diện tích đất công nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được triển khai xây dựng nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư. c/ Khu công nghiệp Bình Xuyên: Phần nền đường tuyến đường trục chính và móng trụ cầu qua sông Cánh đã cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tư đã triển khai đền bù và san nền trong diện tích được giao trước là 80 ha. Nhưng việc san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng còn chậm, do đường công vụ, đường tạm để khai thác mỏ đất còn nhiều vướng mắc. Tổng mức đầu tư KCN (271 ha) theo khái toán là 589,347 tỷ đồng. Tổng vốn đã đầu tư vào hạ tầng KCN này cho việc đền bù, san nền, đường giao thông, cổng chính và nhà điều hành ... khoảng 87,351 tỷ đồng (đạt 14,82%). d/ Khu công nghiệp Khai Quang: Chủ đầu tư tiếp tục triển khai công tác đền bù khu vực mở rộng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là hệ thống giao thông và thoát nước mặt, điện chiếu sáng, tuy nhiên tiến độ đầu tư còn chậm. Tổng mức đầu tư KCN (262 ha) theo khái toán là 413 tỷ đồng. Tổng vốn đã đầu tư vào hạ tầng KCN này cho việc đền bù, san nền, đường giao thông, thoát nước mặt, chiếu sáng, cây xanh, mạng lưới cấp nước, xây dựng hệ thống điện... khoảng 84,74 tỷ đồng (đạt 20,52%). e/ Khu công nghiệp Chấn Hưng: hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, Chủ đầu tư chưa thể triển khai xây dựng hạ tầng. Ngân sách đã đầu tư khoảng 11,5 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho giai đoạn I. g/ Khu công nghiệp Thiện Kế: UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương giao Công ty Liên doanh C.P.K Bentham làm Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; hiện tại Chủ đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh để đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai các thủ tục đầu tư. 3. Kết quả GPMB: Cùng với việc thu hút các dự án mới, 9 tháng đầu năm công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân giao đất, phục vụ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tiếp tục được triển khai có hiệu quả tại nhiều khu vực như: Tiền Phong, Quang Minh, Đại Lải, Ngọc Thanh, Phúc Thắng... 2.1 9 tháng đầu năm 2004 trên địa bàn tỉnh đã đền bù, GPMB được 268,76 ha (với 6.229 lượt hộ dân), nâng tổng số diện tích đất đã GPMB đến hết tháng 9/2004 lên 1.469,66 ha, đạt 90,8% tổng diện tích đất của các dự án đã có phương án đền bù, GPMB và đạt 67,3% tổng diện tích đất được cấp của các dự án. * Kết quả đền bù, GPMB 9 tháng đầu năm 2004 tại một số khu, cụm công nghiệp: + Khu vực Quang Minh: - Trong KCN Quang Minh: tổng diện tích đã có phương án đền bù là: 306,68 ha, đã đền bù, GPMB được 280,1 ha, đạt 91,3%. - Ngoài KCN Quang Minh: tổng diện tích đã có phương án đền bù là: 169,46 ha, đã đền bù, GPMB được 140,96 ha, đạt 83,2%. + KCN Bình Xuyên: tổng diện tích theo phương án đền bù là: 66 ha, đã đền bù, GPMB được 64,1 ha, đạt 97%. + Khu vực Tiền Phong: tổng diện tích đã có phương án đền bù là: 140,76 ha, đã đền bù, GPMB được 138,59 ha, đạt 98,5%. + Khu vực Đại Lải: tổng diện tích đã có phương án đền bù là: 307,22 ha, đã đền bù, GPMB được 296,57 ha, đạt 96,5%. + Khu vực Phúc Thắng và Kim Hoa: tổng diện tích đã có phương án đền bù là: 94,88 ha, đã đền bù, GPMB được 77,88 ha, đạt 82,1%. + Khu vực khác: tổng diện tích đã có phương án đền bù là: 380 ha, đã đền bù, GPMB được 319 ha, đạt 83,9%. 2.2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6165.doc
Tài liệu liên quan