Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động trong xí nghiệp

Phần I: Tìm hiểu khái quát chung về xí nghiệp. I. Quá trình hình thành và phát triển. Ngày 15/1/1956 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị định số 666/TTG thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời và phát triển của hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 24/1/1959 Cục không quân thuộc Bộ quốc phòng được thành lập, hoạt động của hàng không dân dụng Việt Nam do Cục không quân quản lý. Ngày 1/5/1959 tại sân bay Gia Lâm Cục

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động trong xí nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng không tổ chức lễ ra mắt đơn vị không quân vận tải đầu tiên đó là Trung đoàn 919 là nòng cốt của hàng không quốc gia và Tổng Công ty hàng không Việt Nam ngày nay. Căn cứ vào nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội. Ngày 11/2/1976 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 27/CP thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Hội đồng chính phủ. Tổng cục hàng không dân dụng được đặt được dưới sự chỉ đạo lãnh đạo của quận ủy Trung ương và bộ Quốc phòng. Tổng cục hàng không đã nhanh chóng tổ chức bộ máy, cơ quan giúp việc theo nề nếp một đơn vị quân đội có cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và các đơn vị sản xuất kinh doanh như: Đơn vị bay 919 ,hệ thống các sân bay, quản lý điều hành bay,các xưởng sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cơ sở huấn luyện đào tạo. Ngày 14/7/1976 thông qua Quyết định số 147/QĐ - TC Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam đã thành lập xưởng sửa chữa máy bay A76. Quá trình hình thành và phát triển gần 30 năm qua của xí nghiệp đã trải qua từng thời kỳ theo cơ cấu phát triển của ngành hàng không Việt Nam. Từ năm 1975 - 1990. Đây là thời kỳ mà xí nghiệp máy bay A76 đảm nhận công tác kỹ thuật với số lượng máy bay chủ yếu do Liên Xô chế tạo. Lực lượng lao động chính lúc này là cán bộ công nhân viên kỹ thuật được rút ra từ đoàn bay 919 và A33 thuộc binh chủng không quân điều động về đa số đã trải qua chiến đấu số lượng kỹ sư, thợ kỹ thuật và trang thiết bị còn ít,đội máy bay chủ yếu là:AH2, IL2, IL4, IL18, AH24, JAK40, TY134. Trong thời gian này xí nghiệp máy bay A76 chủ yếu bảo đảm được những phần công việc sửa chữa phục vụ ngoài trường máy bay trước và sau khi bay,định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa hỏng hóc vừa và nhỏ. Do nhu cầu vận chuyển hành khách hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi công tác kỹ thuật luôn đảm bảo có đầu máy bay tốt để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Quán triệt được tình hình trên xí nghiệp đã có kế hoạch xây dựng nơi ăn ở làm việc ổn định tại khu đông sân bay Gia Lâm xây dựng khu nhà hiệu nghiệm, mua thêm và lắp đặt máy móc hiệu nghiệm phục vụ kịp thời công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa bảo dưỡng cho các loại máy xí nghiệp được giao. Kéo dài niên hạn sử dụng cho máy bay IL 18, TY - 134 A & B, IAK 40. Chỉ từ năm 1990 - 1995 hiệu nghiệm sửa chữa 15762 khối máy làm lợi và tiết kiệm được nhiều ngoại tệ cho ngành hàng không Việt Nam. Đã từ sản xuất được thiết bị kiểm tra máy móc phục vụ bay như: ép lốp, làm lốp, xe nạp dầu nhờn. Thời kỳ 1991 - 1998, đây là thời kỳ mà phần lớn các máy bay thế hệ cũ đã hết niên hạn sử dụng. Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam có chủ trương mua sắm và thuê lại cả các loại máy bay hiện đại do các nước phương tây sản xuất như : Loại A320 và ATR - 72 do AIRBUS của cộng hòa Pháp sản xuất, loại B767 do hãng BOING của Mỹ sản xuất mới đáp ứng được nhu cần chuyên chở hành khách. Một mặt xí nghiệp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thợ kỹ thuật để thành thạo sửa chữa và bảo dưỡng phục vụ một số loại máy bay của Liên Xô, một mặt chú trọng tuyển chọn kỹ sư, cán bộ và thợ kỹ thuật có tay nghề cao, ngoại ngữ khá đưa đi học tập chuyển loại kỹ thuật máy bay mới để làm nòng cốt cho xí nghiệp sau này. Sửa chữa cho loại máy bay A320, đầu kéo máy bay B767, thang nạp dầu máy bay B767, bàn kiểm tra động cơ máy bay A320, xây dựng trạm sửa chữa bảo hành xe đặc chủng, thuê chuyên gia A320. Xí nghiệp cố gắng gấp rút hoàn thành để đến tháng 5/1996 tiếp nhận đưa vào sử dụng 10 chiếc máy bay A320 và ngày 10/7/1996 chiếc máy bay đầu tiên đã được giao cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam tại sân bay quốc tế Nội Bài. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hành khách và hàng hóa hiện nay xí nghiệp đang tiến hành xây dựng và mở rộng nhà sửa chữa các loại máy bay lớn và hiện đại. + Từ năm 1998 đến nay; xí nghiệp đã không ngừng tìm mọi biện pháp để nâng cao trình độ của cán bộ quản lý cũng như công nhân viên và công nhân trong xí nghiệp ,tăng trang thiết bị phục vụ cho khâu sản xuất được tốt hơn và chất lượng ngày càng cao hơn. Tính đến tháng 05/2002 Tổng công ty Hàng Không Việt Nam đang đưa vào khai thác 26 máy bay ,gồm:5 chiếc B767,10 chiếc A320,7 chiếc ATR72 ,2 chiếc A321 và 2 chiếc Fokker vậy nên nhu cầu về bảo dưỡng và sửa chữa máy bay của Tổng công ty là ngày càng cao . Tổng Công ty hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong sản xuất cũng như trong kinh doanh, tuy nhiên với tư cách là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc của Tổng công ty hàng không nên xí nghiệp máy bay A76 chỉ có quyền tự chủ về mặt kỹ thuật còn về mặt tài chính thì hoàn toàn phụ thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Từ năm 1989 xí nghiệp phải tự lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh tự tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường đầu vào đảm bảo sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, đảm bảo giờ bay tốt cho các máy bay nhằm tăng doanh thu cho tổng công ty đồng thời cho chính doanh nghiệp tuy còn bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường và gặp nhiều khó khăn vướng mắc song xí nghiệp đã khẳng định chỗ đứng của mình và không ngừng phát triển là một bộ phận không thể thiếu được trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Nhiệm vụ của xí nghiệp là sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và phục vụ bay song là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổng Công ty HK Việt Nam nên nhiệm vụ đó được thực hiện theo kế hoạch ngoài giờ bay do Tổng Công ty giao. Điều đó có nghĩa là các công việc của xí nghiệp được quy đổi ra gì bay để xây dựng đơn giá thanh toán nội bộ trong đó có đơn giá tiền lương. Trong đó đơn giá tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động trong xí nghiệp. Đó chính là kết tinh lao động được thể hiện bằng tiền của tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp theo giờ bay và theo sự an toàn của từng chuyến bay. II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp máy bay A76. II.1. Chức năng,nhiệm vụ. Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tổng công ty hàng không để tổ chức sản xuất,khai thác bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy bay nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Nhiệm vụ của xí nghiệp là sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ các loại máy bay của viet nam airlines phục vụ trước khi bay, sau khi bay và giữa 2 lần bay cho các loại máy bay của viet nam airlines và các Hãng hàng không Quốc tế khác tại sân bay nội bài. 1.Bảo dưỡng, sửa chữa các máy bay của viet nam airlines bao gồm: Các loại máy bay đang đưa vào khai thác và các máy bay dừng bay. Quá trình bảo dưỡng và sữa chữa được tiến hành theo định kỳ như: Dayly Check, weekly check, a check, 2a check, 4a check, c check, 2c check,4C,5 NĂM. Dayly Check là tiến hành kiểm tra kỹ thuật và các yếu tố khác cho máy bay được diễn ra hàng ngày. weekly check là tiến hành kiểm tra kỹ thuật và các yếu tố khác cho máy bay được diễn ra hàng tuần. * A check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 400 giờ bay. * 2a check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 800 giờ bay. * 4a check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 1600 giờ bay. * c check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 15 tháng. * 2c check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 30 tháng. *4C CHECH là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 60 tháng. *4C,5NĂM là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác được 5 năm. 2. Phục vụ trước khi bay: Là kiểm tra các thông số kỹ thuật trước khi máy bay cất cánh để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. - Phục vụ sau khi bay: Kiểm tra kỹ thuật sau khi máy bay hạ cánh vào kéo dắt máy bay vào sân đỗ. - Phục vụ giữa 2 lần bay: Kiểm tra các thông số kỹ thuật khi máy bay của viet nam airlines hay bất kỳ máy bay của nước nào đó đỗ tại sân bay để tiếp dầu hay lấy trả khách. 3. Ngoài ra xí nghiệp còn gia công lắp đặt, sữa chữa các chi tiết, thiết bị khác cho một số đơn vị khác trong ngành. II.2. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Do vậy tổ chức bộ máy của xí nghiệp chịu sự quản lý theo ngành dọc của Tổng Công ty. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thực tế của đơn vị cùng với tính chất của ngành bộ máy xí nghiệp máy bay A76 gồm có các phòng ban đơn vị sau: - Ban giám đốc. - Văn phòng Đảng Đoàn thể. - Phòng tổ chức - hành chính. - Phòng kỹ thuật - kế hoạch(-bộ phận hiệu chuẩn đo lường). - Phòng tài chính - kế toán. - Phòng đảm bảo chất lượng. - Phòng cung ứng vật tư. + Đội kho. - Phòng bảo dưỡng máy bay. + Trung tâm điều hành bảo dưỡng (MCC). + Đội bảo dưỡng máy bay A320. + Đội bảo dưỡng máy bay FOKKER 70. + Đội phục vụ bay các máy bay Quốc tế,ATR 72 và B767 - Phân xưởng điện tử. - Phân xưởng cơ giới tổng hợp. - Phân xưởng trang thiết bị mặt đất. - Phân xưởng phục vụ bảo dưỡng. Tổng số lao động của xí nghiệp tính đến ngày 31/12/2002 là 543 lao động . Sơ đồ 01: bộ máy tổ chức xí nghiệp máy bay A76 P. kỹ thuật - Kế hoạch Giám đốc Phó Giám đốc P. Tài chính-Kế toán P.Tổ chức - hành chính VP đẳng đoàn Thể P. Bảo đảm chất lượng P. Cứ vật tư Đội kho PX. Điện tử PX. cơ giới tổng hợp PX. thiết bị mặt đất PX. P/vụ bảo dưỡng P. Hiệu chuẩn đo lường Kiểm soát CL Tiêu chuẩn CL P. Bảo dưỡng TT điều hành bảo dưỡng (MCC) Đội BD máy bay A320 Đội BD máy bay F70 Đội BDMB transit, atr72, TY... KH-BD KH-SX Kỹ thuật Sơ đồ 02: tổ chức kỹ thuật ngành KHVN Hội đồng quản trị Tổng công ty HKVN Tổng Giám đốc CTy HKVN Phó Tổng Giám đốc HKVN Giám đốc kỹ thuật VN Ban ĐBLC Kiểm soát Tiêu chuẩn chất lượng Nhân lực kỹ thuật Ban KT Kế hoạch bảo dưỡng Thông tin và tài liệu KT Kỹ thuật phát triển Ban QL vật tư Quản lý chi phí kỹ thuật Cung ứng XN sửa chữa A75 Tương tự A76 XN sửa chữa A76 Bảo dưỡng Vật tư đổi kho Kỹ thuật và CHBD Chất lượng Các xưởng phụ trợ khác MCCR Các trung BD bên ngoài Đội BD A320-F70 Đội BD TU134/IAK40 Phần II: Phân tích hoạt động của xí nghiệp máy bay A76 I. Phân tích hoạt động sản xuất. I.1. Đặc điểm của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất ở xí nghiệp máy bay A76 không như quá trình sản xuất ở các xí nghiệp khác. Vì xí nghiệp máy bay A76 mục đích không phải sản xuất ra sản phẩm mà nhiệm vụ hính của nó là bảo đảm kỹ thuật cho máy bay như: bảo dưỡng sửa chữa máy bay, phục vụ bay bên cạnh đó xí nghiệp cũng thiết kế chế tạo phụ tùng, một số chi tiết bộ phận máy bay, thiết bị dụng cụ chuyên dùng cho việc sửa chữa. Song để thực hiện một công việc thì đều phải trải qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị. Giai đoạn 2: Triển khai công việc. Giai đoạn 3: Đánh giá công việc. Nhưng mỗi một lĩnh vực hoạt động khác nhau thì chi tiết của quá trình hoạt động trong lĩnh vực đó cũng khác nhau. Quá trình sửa chữa và bảo dưỡng máy bay của xí nghiệp A76 được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 03). Ghi chú: 1. Bao gồm tất cả những thông tin về máy bay như ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên nhà chế tạo, số giờ bay và những hỏng hóc. 2. Nói lên phương án để bảo dưỡng và sửa chữa mà nhà chế tạo đưa ra khi chế tạo ra loại máy bay, thường thì có ít nhất từ 2 phương án trở lên. 3. Đó là việc lựa chọn một trong các phương án bảo dưỡng của nhà chế tạo cho phù hợp với tình hình thực tế. 4. Đó là tất cả những yêu cầu, và các phiếu công việc để phục vụ cho quá trình sửa chữa và bảo dưỡng. Xác định rõ nội dung bảo dưỡng và định kỳ bảo dưỡng như A.check, C.Check. 5. Sau khi đã hình thành lên các nội dung công việc bảo dưỡng thì thông qua hội đồng kỹ thuật xác định để phê chuẩn toàn bộ nội dung bảo dưỡng và sử chữa. 6. Sau khi nội dung công việc đã được phê chuẩn thì bắt đầu triển khai công việc. 7. Khi thực hiện công việc xong phải có sự phê chuẩn của nhà chức trách và phòng (ĐBCL) sau đó mới đưa máy bay vào khai thác. Sơ đồ 03: Quá trình bảo dưỡng và sửa chữa. Quy định kỹ thuật của nhà chế tạo Số liệu khai thác Quy định chủ chủ sở hữu Nội dung cụ thể từng lần định kỳ cho máy bay Xác định phê chuẩn Triển khai thực hiện Khẳng định công việc đã hoàn thành 1 2 3 4 5 6 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Qua sơ đồ 03 ta thấy để hoàn thành được một công việc bảo dưỡng đòi hỏi phải chuẩn bị rất tốt ở cả 3 giai đoạn. Nếu ở giai đoạn nào đó không được chuẩn bị chu đáo thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình do vậy cả 3 giai đoạn này đòi hỏi phải có sự phân công và hiệp tác lao động thật chặt chẽ. I.2. Những đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ. Như chúng ta đã biết máy móc, thiết bị công nghệ là rất quan trọng trong bất kỳ quá trình sản xuất nào; nó làm cho hiệu quả sản xuất tăng, giảm . Vì vậy phải trang bị đầy đủ những máy móc công nghệ , phân bố đến từng phòng ban phân xưởng một cách hợp lý điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất . Chính vì vậy,xí nghiệp máy bay A76 cũng đã được Tổng Công ty hàng không cấp kinh phí để sắm máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình bảo dưỡng và sửa chữa. Để đảm bảo độ an toàn cao cho các chuyến bay thì tất cả những máy móc thiết bị phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay ở xí nghiệp đều phải thông qua nhà chức trách cho phép sử dụng và phù hợp với mục đích công việc. Cho nên những thiết bị dụng cụ máy móc này một phần nhỏ là thông dụng còn phần lớn là chuyên dụng trong lĩnh vực hàng không. Mỗi phòng ban phân xưởng đều được trang bị những loại máy móc công nghệ khác nhau để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình. Hiện nay xí nghiệp có nhiều loại máy móc thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa và bảo dưỡng ở dưới các phân xưởng ,tổ ,đội. Trong số các thiết bị máy móc này gồm có rất nhiều loại như: Máy nén, máy cưa, máy mài, máy hàn, máy cắt, máy kiểm tra, máy khoan, máy ghi âm... Tất cả đều được nhập từ các nước như: Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Nhật... Ngoài ra để phục vụ cho quản lý công việc được dễ dàng xí nghiệp còn được trang bị nhiều loại máy văn phòng như: máy tính, máy phôtô, máy điều hòa... Phân bổ đến từng phòng ban đơn vị quản lý. Số lượng máy móc này cũng đều phải nhập ngoại đa số là của Mỹ và Nhật. Xí nghiệp đơn vị trang thiết bị mặt đất với các loại xe đặc chủng phục vụ cho quá trình sửa chữa và bảo dưỡng như: xe kéo, xe tạo áp suất, đầu thủy lực... Mặt khác do xí nghiệp có vị trí địa lý nằm xa trung tâm của thành phố nên việc đi lại của công nhân trong quá trình làm việc không được dễ dàng. Vì vậy xí nghiệp đã trang bị các phương tiện vận tải nhằm đưa đón công nhân đi làm giúp họ được thuận lợi một phần trong công việc. Hiện nay xí nghiệp có khoảng 30 chiếc xe bao gồm nhiều loại như: xe tải, xe du lịch, xe con, xe ca. Tất cả những điều này đều làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng công việc.Hiện nay ngành Hàng không đã chuyển sang khai thác các loại máy bay mới của các nước phương tây để thay thế hệ máy bay cũ của Liên Xô do vậy để đạt được hiệu quả cao trong quá trình bảo dưỡng thì xí nghiệp cần thiết phải trang bị thêm những máy móc mới phù hợp như :các máy hiệu chuẩn,các thiết bị máy bay giờ đã lỗi thời, các thiết bị chiếu sáng, nạp bình cứu hỏa... I.3. Tình hình hoạt động trong một số năm qua. Biểu 01: Tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ sản xuất một số năm của xí nghiệp máy bay A76. Chỉ tiêu Định kỳ (lần chiếc) Phục vụ bay (lần chuyến) Sửa chữa (giờ) Năm 1999 Kế hoạch 110 4600 4700 Thực hiện 115 4700 4850 Tỷ lệ 104.5% 102% 103.2221% Năm 2000 Kế hoạch 120 4650 4200 Thực hiện 130 4800 4450 Tỷ lệ 108.3% 103.2% 105.9% Năm 2001 Kế hoạch 132 6000 3500 Thực hiện 132 6100 3620 Tỷ lệ 100% 101.6% 103.4% Qua các chỉ tiêu trên ta thấy: Năm 1999: Định kỳ sửa chữa máy bay vượt: Số tuyệt đối 5 lần chiếc Số tương đối 4.5% Phục vụ máy bay vượt: Số tuyệt đối 100 lần chiếc Số tương đối 3.1% Sửa chữa hỏng hóc đột xuất: Số tuyệt đối 150 giờ Số tương đối 3.1% Năm 2000: Định kỳ sửa chữa máy bay vượt: Số tuyệt đối 10 lần chiếc Số tương đối 8.3% Phục vụ máy bay vượt: Số tuyệt đối 150 lần chiếc Số tương đối 3.2% Sửa chữa hỏng hóc đột xuất: Số tuyệt đối 250 giờ Số tương đối 5.9% Năm 2001: Phục vụ máy bay vượt: Số tuyệt đối 100 lần chiếc Số tương đối 1.6% Sửa chữa hỏng hóc đột xuất: Số tuyệt đối 120 giờ Số tương đối 3.4% Qua phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trên có thể nhận xét tổng quát. Xí nghiệp là một đơn vị làm ăn có hiệu quả luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch từ năm 1999-2001. II. Phân tích tình hình sử dụng lao động ở xí nghiệp. II.1. Phương pháp xây dựng kế hoạch lao động : Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh mà TCT giao cho đơn vị và thực tế tình hình sản xuất ở đơn vị để xây dựng kế hoạch lao động. Lao động tổng hợp phải được xác định dựa vào quy trình công nghệ, vào việc sử dụng hợp lý lao động và máy móc thiết bị hiện có. Lao động tổng hợp phải dựa trên các mức lao động chi tiết, các quy định về số lượng nhân viên quản lý gián tiếp, các chế độ về thời gian lao động. * Phương pháp tính : Công thức tổng quát : Lđb = Lyc + Lpv + Lbs + Lql Trong đó : Lđb : là lao động định biên của doanh nghiệp (Đvị : người) Lyc : là định biên lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh Lpv : là định biên lao động phụ trợ và phục vụ Lbs : là định biên lao động bổ sung Lql : là định biên lao động quản lý Doanh nghiệp không làm việc các ngày nghỉ, Lễ, Tết và ngày nghỉ cuối tuần. . Doanh nghiệp làm việc ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần với định biên lao động bổ sung được tính như sau : (Số lao động định biên làm việc cả các ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần)*. II.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động : Biểu02: Lao động ở các phòng, ban ,phân xưởng của xí nghiệp. STT Đơn vị Số lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Lao động nữ 1 Ban Giám đốc 02 00 02 00 2 P.Tài chính kế toán 11 00 11 04 3 P.Tổ chức hành chính 21 04 17 10 Tổ an ninh 24 24 00 00 4 VP Đảng Đoàn thể 04 00 04 02 5 P.Kỹ thuật kế hoạch 63 50 13 03 6 P.Bảo đảm chất lượng 22 20 02 02 7 P.Vật tư 19 15 04 02 Đội kho 19 19 00 01 8 P.Bảo dưỡng Lãnh đạo 06 00 06 02 TT điều hành bảo dưỡng(MCC) 19 17 02 00 Đội bảo dưỡng MB A320 86 79 07 00 Đội bảo dưỡng MB F70 19 17 02 00 Đội bảo dưỡng MB Transit,ATR72,… 34 31 03 00 9 PX Điện tử 13 12 01 01 10 PX Cơ giới tổng hợp 63 62 01 05 11 PX Thiết bị mặt đất 64 62 02 01 12 PX Phục vụ bảo dưỡng 55 53 02 12 13 P.Hiệu chuẩn đo lường ----- ----- ----- ----- Tổng số 543 464 79 45 Hiện tại đơn vị có 13 phòng ban phân xưởng với tổng số lao động 543 người, bộ phận hiệu chuẩn đo lường thuộc phòng Kỹ thuật Kế hoạch. Lao động nữ là 45 người chiếm 8% so với tổng số điều này phản ánh đúng tinh thần sản xuất của đơn vị, đó là đơn vị kỹ thuật, lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc và đặc biệt nặng nhọc độc hại nên phần lớn số người trong đơn vị là nam giới (92%). II.2.1. Cơ cấu cán bộ quản lý của xí nghiệp: Biểu 03: Cơ cấu cán bộ quản lý của xí nghiệp T.số Nữ Trình độ Độ tuổi ĐH CĐ TC SC CNKT CNK <=40 41-50 >50 LĐQL 40 0 33 0 5 2 0 0 3 30 7 % (LĐQL) 100 0 82.5 0 12.5 5 0 0 7.5 75 17.5 Qua biểu trên ta thấy với só lao động quản lý là 40 người chiếm 5.9% trong tổng số lao động toàn xí nghiệp là tương đối phù hợp. Điều này chứng tỏ bộ máy quản lý trong xí nghiệp là gọn nhẹ và hợp lý. Về trình độ: Trong tổng số lao động quản lý ở xí nghiệp là 40 người trong đó có 33 người là có trình độ đại học chiếm 82.5% ,5 người có trình độ trung cấp chiếm 15%, 2 người có trình độ sơ cấp chiếm 2.35%. Trong số lao động quản lý không có nữ. Với trình độ quản lý trong xí nghiệp như hiện nay là tương đối tốt có thể đáp ứng và hoàn thành tốt công việc được giao. Nhưng xét về lâu dài thì trình độ quản lý như trên và tính chất công việc ngày càng phức tạp thì xí nghiệp cần có biện pháp để nang cao trình độ hơn nữa cho đội ngũ cán bộ quản lý. - Về độ tuổi. Tuổi đời trong số lao động quản lý là khá trẻ tập trung chủ yếu ở độ tuổi 41-50 điều này rất thuận tiện cho xí nghiệp tận dụng và phát huy nguồn lao động đang dồi dào cả về sức khỏe và trí tuệ. Mặt khác để hiểu rõ tình hình cơ cấu cũng như chất lượng lao động của xí nghiệp được phân bố từng phòng ban, phân xưởng ta có biểu sau: (trang sau) Biểu 04:Bảng tổng hợp chất lượng lao động trong các phòng ban phân xưởng. STT Bộ phận P-B Số LĐ Trình độ ĐH CĐ TC SC CNKT CNK 1 Ban Giám Đốc 02 02 2 VP Đảng Đoàn Thể 04 02 01 01 3 P.Tổ Chức-Hành Chính 21 05 04 06 06 Tổ an ninh 24 04 08 12 4 P.Tài Chính – Kế Toán 11 06 04 01 5 P.Kỹ Thuật – Kế Hoạch 63 45 11 04 03 6 P.Bảo Đảm Chất Lượng 22 17 02 01 02 7 P. vật tư 19 09 04 01 05 Đội kho 19 03 05 06 05 8 P bảo dưỡng 164 Lãnh đạo 06 06 TT điều hành bảo dưỡng 19 16 01 01 Đội bảo dưỡng MB A320 86 05 20 19 17 25 Đội bảo dưỡng MB F70 19 02 08 02 07 Đội bảo dưỡng MB Transit,ATR 72,B767 34 09 12 11 02 9 PX điện tử 13 05 06 01 01 10 PX cơ giới tổng hợp 63 05 09 12 17 20 11 PX Thiết Bị Mặt Đất 64 04 08 45 07 12 PX Phục Vụ Bảo Dưỡng 55 03 19 18 12 03 13 P.Hiệu suất đo lường ------ ------ ----- ------ ----- ----- ----- Tổng cộng 543 144 09 121 129 90 50 II.2.2. Cơ cấu cán bộ lãnh đạo (ban giám đốc) của xí nghiệp. Gồm 2 người. Giám đốc: là người chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi mặt hoạt động của xí nghiệp về phương pháp quản lý. Phó giám đốc: là người trực tiếp giúp giám đốc trong công việc tổ chức, quản lý điều hành. Để hiểu rõ trình độ lãnh đạo xí nghiệp ta xét biểu số dưới đây: Biểu 05: Trình độ lãnh đạo của xí nghiệp máy bay A76. Chức danh Tuổi TĐ CM TĐ VH TĐ NN Giám đốc 50 KS cơ giới Đại học Anh C P giám đốc 52 KS cơ giới Đại học Anh C Qua biểu trên ta thấy 100% cán bộ lãnh đạo có trình độ đại học được đào tạo tại nước ngoài về chuyên ngành Hàng không,có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại xí nghiệp, có trình độ ngoại ngữ để làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Về tuổi đời của lãnh đạo xí nghiệp có tuổi đời trung bình là 51. ở độ tuổi này đảm bảo sự cống hiến cho xí nghiệp, kinh nghiệm dày dặn trong việc ra các quyết định. II.2.3. Văn phòng Đảng Đoàn thể. Nhiệm vụ: Là cơ quan chức năng giúp Giám đốc xí nghiệp về công tác Đảng, công tác đoàn, công tác thanh niên và công tác thi đua tuyên truyền trong toàn xí nghiệp. II.2.4. Phòng tổ chức hành chính. Nhiệm vụ:Là cơ quan chức năng giúp Đảng ủy và Ban Giám dốc quản lý các công tác về. - Tổ chức bố trí sắp xếp lao động cho toàn bộ xí nghiệp. - Tổ chức theo dõi quản lý ngày công, giờ công của người lao động. - Tổ chức thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. - Theo dõi việc quản lý xếp lương, nâng lương, điều chỉnh lương. - Tính và chi trả các khoản thu nhập của người lao động. - Tính nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương. - Thanh toán các chế độ chính sách như: hưu trí, ốm đau, thai sản... cho người lao động. - Thực hiện công tác hành chính văn phòng, y tế và xây dựng cơ bản trong xí nghiệp. - Thực hiện chức năng bảo vệ chính trị nội bộ công tác an ninh chính trị và bảo vệ toàn bộ tài sản của xí nghiệp. Phòng TC - HC có rất nhiều nhiệm vụ song lãnh đạo phòng hiện nay chỉ có 01 đồng chí trưởng phòng do vậy đã phải kiêm nhiệm rất nhiều vì vậy để giảm bớt vất vả cho đồng chí trưởng phòng thì cần thiết phải có 01 phó phòng để giúp đồng chí trưởng phòng quản lý trong lĩnh vực quản lý hành chính. II.2.5. Phòng tài chính - kế toán Chức năng: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công việc quản lý tài chính của đơn vị. Để kịp thời đưa ra những quyết định nhằm tăng cường hiệu quả công việc quản lý về tài chính. Thực hiện ghi chép tính toán, phản ánh trên sổ sách kế toán toàn bộ số hiện có. Tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn được Tổng Công ty hàng không giao cho đơn vị phản ánh kịp thời đúng đắn, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thực hiện công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư tiền vốn, kinh phí do tổng công ty cấp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tham ô, lãng phí và vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính kế toán của Nhà nước. Làm tốt công tác khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán quý, năm trung thực, kịp thời theo chế độ nhà nước và Tổng Công ty quy định. Cung cấp số liệu tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phục vụ cho các công tác thống kê kinh tế. II.2.6. Phòng kỹ thuật kế hoạch. Chức năng: Là phòng đảm bảo thực hiện đúng lịch trình bay và nội dung bảo dưỡng để duy trì các tiêu chuẩn bảo dưỡng với chi phí hợp lý. Xác định các chương trình bảo dưỡng trang thiết bị mặt đất, xác định các quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay. Xây dựng các chương trình đào tạo huấn luyện kỹ thuật cho đội ngũ nhiệm vụ trong xí nghiệp. Thực hiện kiểm soát và hoàn thiện chương trình bảo dưỡng. Qua biểu 03 ta thấy về trình độ số lao động có trình độ đại học trong đơn vị này là 39 người chiếm 78%, trung sơ cấp là 9 người chiếm 18%, còn lại là công nhân kỹ thuật chiếm 4%. Về đội tuổi dưới 50 tuổi chiếm 62%. Điều đó chứng tỏ lao động ở đơn vị này là tương đối trẻ. Như vậy với đội tuổi và trình độ lao động ở phòng này là phù hợp đáp ứng được tốt công việc được giao. Hiện nay phòng kỹ thuật kế hoạch có 50 người được phân bổ ở các bộ phận sau. - Bộ phận kỹ thuật,hiệu chuẩn đo lường có 37 người. Là bộ phận đảm bảo thực hiện đúng lịch trình và nội dung bảo dưỡng. Để duy trì các nội dung tiêu chuẩn bảo dưỡng với chi phí hợp lý xác định các chương trình bảo dưỡng trang thiết bị mặt đất, xác định quá trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay. Xây dựng các chương trình đào tạo huấn luyện kỹ thuật cho đội ngũ công nhân viên trong xí nghiệp. Thực hiện kiểm soát và hoàn thiện chương trình bảo dưỡng. - Bộ phận kế hoạch sản xuất có 10 người lập lên kế hoạch sản xuất chung của xí nghiệp: kế hoạch tuần, tháng, quý, năm, và kế hoạch dài hạn. -Bộ phận kế hoạch bảo dưỡng có 19 người là phòng với nhiệm vụ dựa vào các số liệu khai thác máy bay để lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ. Bộ phận hiệu chuẩn đo lường hiện tại vẫn nằm trong phòng kỹ thuật kế hoạch. Bộ phận hiệu chuẩn đo lường có nhiệm vụ là bảo đảm hiệu chuẩn các thiết bị máy móc của xí nghiệp và của các đơn vị khác theo đúng giấy phép đã được công nhận và phê chuẩn. II.2.7. Phòng bảo đảm chất lượng: Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về mọi vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, giám sát việc tuân thủ quy trình bảo dưỡng. Kiểm soát quy trình cung ứng, lưu kho và cấp phát phụ tùng, vật tư máy bay được thực hiện theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đủ điều kiện bay tương ứng. Lập chương trình đánh giá chất lượng hoạt động kỹ thuật của các bộ phận trong xí nghiệp. Qua biểu 03 ta thấy: Về trình độ: số lao động ở phòng BĐCL có trình độ đại học chiếm 77,3%, trung cấp và sơ cấp chiếm 13,6% còn lại là công nhân kỹ thuật chiếm 9,1%. Như vậy: Nhìn chung về trình độ và độ tuổi của phòng BĐCL như hiện nay là tương đối phù hợp với nhiệm vụ của công việc được giao. II.2.8. Phòng cung ứng vật tư. Nhiệm vụ: Kiểm soát điều hành hệ thống kho tàng trong và ngoài xí nghiệp. Tiếp nhận quản lý vật tư phụ tùng máy bay, động cơ tuân thủ các quy định của Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư phụ tùng cho công tác bảo dưỡng định kỳ theo đúng yêu cầu của phòng kế hoạch bảo dưỡng. II.2.9. Phòng bảo dưỡng. Nhiệm vụ: Đảm bảo mọi hoạt động bảo dưỡng theo dõi máy bay nếu có những sự cố thì dừng bay và đề ra các biện pháp kỹ thuật xử lý, xác định các danh mục hỏng hóc thường gặp, lập lịch và phương án triển khai sửa chữa triệt để các hỏng hóc. Đảm bảo phục vụ bay an toàn hiệu quả. Phòng bảo dưỡng bao gồm các đội bảo dưỡng máy bay: - Trung tâm điều hành, bảo dưỡng (MCC) có nhiệm vụ trợ giúp kỹ thuật cho tất cả các loại máy bay. - Đội bảo dưỡng máy bay A320. Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hỏng hóc các loại máy bay A320. - Đội bảo dưỡng máy bay FOOKER-70. Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hỏng hóc các loại máy bay F-70. - Đội TRANSIT, ATR-72, B767, TY134… Có nhiệm vụ phục vụ bayđối với các loại máy bay ATR72, B767 của Việt Nam Airlise và các máy bay quốc tế. Mặt khác đây chỉ là đơn vị trực tiếp sản xuất nên trình độ lành nghề trong đơn vị này có tác dụng rất lớn đến hiệu quả công việc. Để biết được trình độ làng nghề của phòng bảo dưỡng ta xét biểu sau: Biểu 07: Trình độ lành nghề của thợ máy bay ở phòng bảo dưỡng. STT Đơn vị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 1 Đội BDMB-A320 05 03 17 07 07 33 09 05 00 86 2 Đội BDMB FOOKER70 02 01 01 05 08 02 00 19 3 Đội BDMB-B767, ATR-72 01 02 04 11 13 03 00 34 4 Tổng 05 03 20 10 12 49 30 10 00 139 Qua biểu trên ta thấy. Bậc thợ bình quân của thợ máy bay trong đơn vị được tính như sau: Bậc thợ bình quân =( SCN*BT)/ (SCN) = 9 (9/12) Bậc thợ 9/12 là tương đối cao. Điều này chứng tỏ trình độ lành nghề của công nhân sửa chữa máy bay là cao. Tuy nhiên số có chứng chỉ CRS còn thiếu nên cần được đào tạo để cấp tiếp chứng chỉ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhiệm vụ. II.2.10. Phân xưởng điện tử. Nhiệm vụ: Đảm bảo công việc sửa chữa khí tài thiết bị máy bay như điện, đồng hồ, vô tuyến, ra đa, ắc quy... Cung cấp dịch vụ kỹ thuật sửa chữa máy bay khi có yêu cầu. Trong phân xưởng điện tử có 4 tổ là: Tổ vô tuyến điện, tổ rađa, tổ điện, tổ đồng hồ. Tổng số người trong phân xưởng là 13 người. Do trước đây phân xưởng điện tử là phân xưởng hiệu nghiệm các máy móc liên quan đến các loại máy bay cũ của các nước XHCN như Liên Xô. Song số lượng máy bay cũ này đã dừng bay không đưa vào khai thác thường xuyên II.2.11. Phân xưởng cơ giới. Nhiệm vụ: Đảm bảo công việc bảo dưỡng sửa chữa định kỳ phụ tùng thiết bị máy bay tại các xưởng (phanh, lốp, thủy lực, khung sườn, càng, cơ khí, gò, tán, vá, may, hàn, sơn...) cung cấp dịch vụ kỹ thuật sửa chữa tại máy bay khi có yêu cầu. Do đây là phân xưởng mà công nhân làm việc trong môi trường độc hại công việc gò tán vá, sơn may bọc máy bay và cơ giới nội trường do vậy cầ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT722.doc
Tài liệu liên quan