Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên

Lời Mở Đầu Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới, cùng với sự hội nhập và hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế làm cho kinh tế các nước ngày càng phát triển. Bước vào năm 2007 năm thứ hai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 Việt Nam đã có bước chuyển biến đáng kể.Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO đồng thời ký hiệp định quan hệ bình thường vĩnh viễn PNTR với Mỹ - một thị

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường lớn nhất thế giới, tổ chức thành công hội nghị APEC đã nâng tầm vóc của nước nhà lên tầm cao mới vươn ra thế giới.Việt Nam là một nước có tăng trưởng kinh tế cao so với khu vực và thế giới, nhờ đường lối phát triển đúng đắn về kinh tế cũng như sự ổn định chính trị vững vàng dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong thời kỳ mới là một điều được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm để giúp đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nền kinh tế tăng trưởng cao với cơ cấu kinh tế hợp lý. Do nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với sự giúp đỡ của thầy giáo Ts. Nguyễn Ngọc Sơn và các cô, chú tại đơn vị thực tập là Phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên em đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là : “ Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 ’’ Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ.Từ đó đưa ra một số giải pháp cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên Chuyên đề gồm 3 phần chính : Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân Chương II : Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001 -2005 và nhiệm vụ kế hoạch 2006 – 2010 Chương III : Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập không nhiều nên chuyên đề thực tập của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thày, cô và các cô, chú trong phòng Tài Chính Kế Hoạch huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! ------------------- o0o ------------------- Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong hệ thống kế hoạch hoá 1. Một số vấn đề về kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. - Kế hoạch hoá là một công cụ quản lý đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển xã hội. Kế hoạch được hiểu là hoạt động của con người dựa trên nhận thức về các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức các đơn vị, các ngành , lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo một mục tiêu chung có định hướng trước và các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững.Trong nền kinh tế của Việt Nam kế hoạch hoá là hoạt động có hướng đích của Chính phủ , các doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm đạt được mục tiêu đã định dựa trên các tiền đề đã được dự báo một cách khoa học về tiềm năng hiện có. Kế hoạch đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất để giải quyết mối quan hệ giữa việc sử dụng nguồn lực có hạn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam gồm 2 thời kỳ với các cơ chế kế hoạch hoá khác nhau.Từ năm 1986 trở về trước áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung - thực chất là kế hoạch hoá nền kinh tế theo hình thức hiện vật, không thừa nhận kinh tế hàng hoá và chủ yếu là hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước, coi nhẹ các thành phần kinh tế khác.Thời kỳ từ năm 1986 trở lại đây chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá có định hướng của Nhà nước nhằm tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác cùng tham gia, đồng thời hướng tới một sự phát triển bền vững khi đặt các mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với công tác xã hội hoá. - Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Theo định nghĩa : “ Kế hoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu, phương hướng, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế quốc dân, được biểu hiện trong một hệ thống các bản cân đối, trên cơ sở nhận thức và thoả mãn các yêu cầu của quy luật kinh tế của nền kinh tế quốc dân, và trên cơ sở khai thác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao mọi tài nguyên nhân - tài - vật - lực của đất nước ’’ Giáo trình kinh tế phát triển trang 482 - Kế hoạch phát triển là một văn bản mang tính định hướng, có tính phân đoạn cụ thể.Tính phân đoạn của kế hoạch thể hiện ở việc chia kế hoạch theo các môc thời gian rõ ràng như kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch có cả tính định tính và định lượng trong đó tính định lượng là đặc trưng cơ bản, tính định lượng của kế hoạch được thể hiện thông qua các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp dựa trên những dự báo cụ thể mang tính cân đối của nền kinh tế quốc dân.Hệ thống chỉ tiêu và mục tiêu trong kế hoạch thường đầy đủ, chi tiết và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng thực thi. 2. Các nguyên tắc của kế hoạch hoá. - Để đảm bảo cho hoạt động kế hoạch hoá đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch hoá cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc của kế hoạch hoá. Dựa trên những nội dung và tính chất của kế hoạch như trên, khi xây dựng kế hoạch phát triển phải đảm bảo các nguyên tắc sau : - Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội : Mục đích cuối cùng của kế hoạch là đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhằm đưa nền kinh tế phát triển toàn diện và bền vững. vì vậy kế hoạch không xây dựng xuất phát từ nhu cầu của xã hội thì kế hoạch sẽ không có tính thiết thực và nền kinh tế sẽ khó phát triển theo xã hội mong muốn. - Kế hoạch phải dựa trên định hướng của Nhà nước và phù hợp với quy định của pháp luật : Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong phát triển trong việc phát triển kinh tế, các hoạt động văn hoá xã hội. Tuy nhiên khi lập kế hoạch các đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, … vẫn phải dựa vào các định hướng của nhà nước, vì các định hướng này đảm bảo lợi ích chung cho toàn quốc gia và cộng đồng, nó dựa trên các dự báo có khoa học và mang tính cân đối vĩ mô cho nền kinh tế quốc dân. - Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện thưc tế. Các điều kiện thực tế của địa phương như điều kiện cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các yếu tố về kinh tế - xã hội, chính trị. Xây dựng kế hoạch không tính đến nhân tố này sẽ làm cho kế hoạch mất tính hiện thực và thiếu khả năng thực thi. - Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, đảm bảo tính tập trung, khả năng thực thi cao, đáp ứng được các mục tiêu mà xã hội cần. Các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là các mục tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, các mục tiêu kết hợp tầm vĩ mô với các chương trình của các bộ ngành TW, chính phủ để đảm bảo tính đồng bộ với các mục tiêu, chương trình lớn của quốc gia. - Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính xác cao nhất có thể có. Nội dung các bản kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học đã được nghiên cứu về tình hình thực trạng cụ thể của địa phương, đơn vị lập kế hoạch. Ở hầu hết các địa phương đều có các điều tra, nghiên cứu lớn theo giai đoạn về tình hình dân số, kinh tế, xã hội, các kế hoạch trung và dài hạn thường phải dựa vào các nghiên cứu, điều tra này để dự báo tình hình phát triển lâu dài về kinh tế, xã hội để lập kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể. - Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình biến động của đơn vị, địa phương lập kế hoạch. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quá trình phát triển toàn diện của nước ta cũng chịu ảnh hưởng bởi biến động của khu vực và thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó xây dựng kế hoạch phải linh hoạt , thích ứng với các biến động lớn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới - Kế hoạch phải cố gắng đảm bảo tính liên tục và có kế hoạch dự phòng trong trường hợp tình hình tại địa phương, đơn vị có biến động lớn. Xây dựng kế hoạch phải tránh trường hợp dập khuôn, bị động khi có biến động ảnh hưởng mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Dựa vào các mục tiêu , chương trình phát triển dài hạn 10, 20 năm để xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn, kế hoạch quý sao cho toàn bộ các kế hoạch đó tạo thành một kế hoạch liên tục. Đồng thời phải có kế hoạch dự phòng trong trường hợp có biến động ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch đã định. - Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên nội dung kế hoạch dài hạn và kết hợp với kế hoạch ngắn hạn, trung hạn để đảm bảo cân đối vĩ mô, phát triển bền vững. - Kế hoạch phải bảo đảm độ tin cậy, tính tối ưu hoá và hiệu quả cụ thể theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội cụ thể. Đặc biệt phải đảm bảo độ an toàn về tài chính thể hiện ở tính đảm bảo nguồn vốn cho các mục tiêu đang và sắp thực hiện. Nguồn tài chính của các địa phương chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và các khoản tự thu nhưng chủ yếu là ngân sách Nhà nước do đó cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển trong khoảng dự trù ngân sách có thể vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển lớn đồng thời phân bổ ngân sách cho các khoản dự trù trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, … 3. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3.1. Theo thời gian thực hiện kế hoạch. Theo thời gian của kế hoạch chúng ta thường phân kế hoạch thành Kế hoạch dài hạn ( Kế hoạch từ 10 năm trở nên ), Kế hoạch trung hạn ( kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm), Kế hoạch ngắn hạn ( thường là kế hoạch 1 năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng). Trong đó kế hoạch dài hạn thường là kế hoạch có tính chiến lược cao, kế hoạch trung hạn có tính khả thi cao và kế hoạch ngắn hạn thường đáp ứng nhanh nhất cho các nhu cầu phát triển trước mắt của xã hội. 3.2. Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội thường phân kế hoạch thành các kế hoạch cho từng lĩnh vực phát triển cụ thể như kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển xã hội, kế hoạch về quốc phòng an ninh, hoặc các kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực như kế hoạch phát triển công nghiệp, kế hoạch phát triển giáo dục,… 3.3. Theo nguồn vốn cho từng chương trình phát triển cụ thể. Kế hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn này thường là các kế hoạch về các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình theo nguồn vốn đầu tư của nước ngoài như vốn vay của nước ngoài ( ODA ), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI ), và vốn đầu tư của các cơ sở hạ tầng theo kiểu chủ đầu tư nước ngoài đứng ra xây dựng và kinh doanh, sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà ( BOT ). Việt Nam là một nước nghèo có điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển so với khu vực và trên thế giới do đó hàng năm cũng như trong dài hạn nhận được rất nhiều nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Dựa vào các nguồn vốn này để xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng nguồn vốn cụ thể. 3.4. Theo đối tượng kế hoạch. Theo tiêu chuẩn này phân kế hoạch ra theo các loại kế hoạch khác nhau phục vụ cho từng mục tiêu phát triển cụ thể, hướng đến từng kế hoạch thành phần nhằm mục tiêu phát triển và giúp hoàn thành kế hoạch tổng thể trung và ngắn hạn . Theo tiêu chí này các kế hoạch thường là kế hoạch phát triển cho từng đối tượng như : Kế hoạch cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, kế hoạch xây dựng vùng chuyên canh và khu chế xuất, … 4. Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 4.1. Tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tổng hợp các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu .Trong đó có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm là kế hoạch trung tâm trong chiến lược dài hạn và ngắn hạn. - Những nội dung cần xác định trong kế hoạch 5 năm gồm có : + Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm như : Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội. + Xác định các chương trình và các lĩnh vực phát triển. Các vấn đề được đưa vào chương trình và lĩnh vực phát triển có sự lựa chọn, nó phải thực sự là các vấn đề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Các chương trình phát triển chính là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của kỳ kế hoạch 5 năm. + Xác định được các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm gồm các nội dung chính là : xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối sức mua toàn xã hội; xác định các khả năng thu hút vốn cả trong và ngoài nước, đồng thời xác định các quan hệ lớn về phân bổ đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp và các lĩnh vực văn hoá, xã hội; xác định các quan hệ cung cầu một số vật tư hàng hoá chủ yếu; xây dựng, hoàn thiện những vấn đề về cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện. 4.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể theo từng giai đoạn. - Kế hoạch phát triển hàng năm, kế hoạch quý và kế hoạch tháng. Đây là kế hoạch được lập ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm trước và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cho kế hoạch năm sắp tới. Đây là kế hoạch chi tiết nhất cho các mục tiêu trước mắt có khả năng thực hiện trong tương lai gần, bao gồm những thành tựu đạt được trong năm kế hoạch trước, những thuận lợi và khó khăn gặp phải cần khắc phục.Trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cũng như giải pháp cho kỳ kế hoạch hàng năm sắp tới.Trong kế hoạch năm phân ra làm kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch quý. - Kế hoạch phát triển trung hạn ( 3 hoặc 5 năm ) : Đây là kế hoạch trung tâm của các chương trình phát triển bền vững.Trong kế hoạch 5 năm gồm có: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm kỳ trước đó như những thành tựu đã đạt được trong 5 năm vừa qua, những yếu kém còn tồn tại, nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém đó . Đề ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn tiếp theo gồm có những thuận lợi cần được khai thác phát huy; những khó khăn thách thức cần được hạn chế, khắc phục. Đồng thời đề ra các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu, định hướng phát triển cụ thể cho giai đoạn 5 năm tiếp theo. - Kế hoạch phát triển dài hạn ( 10 năm trở lên ) : Đây là kế hoạch định hướng phát triển trong tương lai dài, kế hoạch này là khung và là tiêu chí để lập kế hoạch trung và ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn bao gồm các định hướng, chiến lược phát triển của xã hội trong tương lai,các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được đến năm cuối cùng của kỳ kế hoạch. 5. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân. 5.1. Các chỉ tiêu chính Nhóm các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: - Các chỉ tiêu về Kinh tế là các chỉ tiêu về: Tốc độ tăng trưởng kinh tế( GDP) ; Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm cuối kỳ kế hoạch; Chỉ tiêu thu ngân sách, chỉ tiêu giá trị sản xuất, …. - Các chỉ tiêu về Văn hoá – Xã hội: Tốc độ phát triển dân số tự nhiên; Lao động và việc làm, Xoá đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, ….. - Các chỉ tiêu về An ninh - Quốc phòng như: Hoàn thành công tác tuyển quân địa phương; giảm thiểu tỷ lệ tệ nạn cờ bạc, lô đề, ma tuý; giảm thiểu án hình sự trên địa bàn,… 5.2. Các chỉ tiêu bổ sung. Các chỉ tiêu bổ sung bao gồm các chỉ tiêu nhằm mục tiêu bổ sung cho các chỉ tiêu chính và các chỉ tiêu chia nhỏ của mục tiêu chính ở từng kế hoạch cụ thể nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chính đề ra như: chỉ tiêu tăng năng suất lúa khi đưa giống mới vào sản xuất, chỉ tiêu giảm thiểu thiệt hại trong thiên tai khi có thiên tai đến bất ngờ,…… II. Sự cần thiết của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1. Sự cần thiết của kế hoạch trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 8 ( 2006 – 2010 ) trong bối cảnh quốc tế ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và ký hiệp định thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR với một thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ sẽ có tác động rất mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Sẽ có những thuận lợi cho sự phát triển của đất nước nhưng cũng có những khó khăn thách thức nhất định do đó kế hoạch với chức năng là công cụ quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân là một nội dung không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của một Quốc gia cũng như của từng địa phương. Đối với nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kế hoạch là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các đơn vị, tổ chức, các cơ quan ban ngành, địa phương trong việc xây dựng chương trình phát triển cho xã hội trong tương lai. Kế hoạch phát triển kinh tế đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong hoạt động của các cấp từ TW đến địa phương. Trong nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước như ở nước ta hiện nay thì kế hoạch phát triển đóng vai trò điều chỉnh và định hướng thị trường sao cho thị trường vừa đạt được hiệu quả hoạt động tối đa vừa bảo đảm được sự hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận. Khi kế hoạch hoàn thành được nhiệm vụ của nó sẽ giúp thị trường tránh khỏi sự phát triển tự phát dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, các vùng và không bảo đảm được các mục tiêu công cộng mà xã hội cần. Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế thì kế hoạch phải tạo ra một môi trường thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia bình đẳng sao cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng hợp lý nhất cho sự phát triển chung của xã hội. Thông qua các chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư phù hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển để phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, hạn chế sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư phục vụ cho mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Đối với địa phương kế hoạch dựa trên các nguồn lực đã được điều tra và dự báo hiện tại để xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp cũng như các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó nhằm hướng tới mục tiêu phát triển chung của địa phương. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được xây dựng sao cho nguồn lực có hạn của địa phương được sử dụng một cách tối ưu nhất mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội cao nhất có thể. Với nguồn lực hạn chế thu trên địa bàn và ngân sách phân bổ của nhà nước thì nếu không có kế hoạch điều tiết và định hướng sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, không hiệu quả và không đảm bảo được các cân đối kinh tế vĩ mô và quá trình phân phối, phân bổ ngân sách sẽ không đạt được hiệu quả về phúc lợi xã hội; quyền lợi của người lao động, người dân nghèo, những người khó khăn,… sẽ không được đảm bảo, xã hội sẽ phát triển không đồng đều, không có tính bền vững. 2. Ý nghĩa của kế hoạch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là sự cụ thể hoá các chiến lược phát triển trong lộ trình phát triển của đất nước trong dài hạn.Kế hoạch đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực cho các chương trình phát triển khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giúp cho người dân hiểu hơn về những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà chúng ta đang phải đối phó, biết được tiềm năng, định hướng phát triển của đất nước trong tương lai. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vừa giúp địa phương đảm bảo được sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực vừa giúp địa phương đạt được các mục tiêu về xã hội như giảm chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư, xây dựng được các công trình phúc lợi xã hội,… từ đó hướng tới một sự phát triển bền vững. Kế hoạch cũng giúp địa phương đồng bộ được sự phát triển các mục tiêu của mình với sự phát triển các mục tiêu chung của cả nước. Thông qua kế hoạch có thể giúp địa phương khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình phục vụ cho các mục tiêu đã đề ra, đồng thời có các định hướng, chính sách riêng của mình như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách phát triển ngành nghề trọng điểm, chính sách về đăng ký kinh doanh,… để thu hút đầu tư trên địa bàn từ đó phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như nâng cao thu nhập của người dân. Có kế hoạch cụ thể và hợp lý giúp cho địa phương phân bổ và điều tiết vốn, ngân sách và nguồn lực một cách hợp lý vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo phát triển các mục tiêu xã hội tiến tới một sự phát triển toàn diện. III. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 1. Các nhân tố khách quan : Các nhân tố cơ bản ban đầu là ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là các nhân tố thuộc về lĩnh vực tự nhiên xã hội như: tài nguyên thiên nhiên , lực lượng lao động , xuất phát điểm nền kinh tế ,bối cảnh chính trị xã hội trong nước, khu vực và quốc tế, cơ cấu kinh tế,….Trong quá trình thực hiện kế hoạch có thể xảy ra các nhân tố làm thay đổi mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm,….. Đây là nhóm các nhân tố khách quan mà khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ,xã hội cần tính đến nhưng không thể bỏ qua và không thể dự tính cụ thể được. Nhóm các nhân tố này có ảnh hưởng lớn nhất tới việc thực hiện kế hoạch phát triển ban đầu đã đề ra. 2. Các nhân tố chủ quan : Đây là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm: trình độ lao động, trình độ quản lý, cơ chế chính sách của nhà nước, cơ cấu tổ chức và quản lý, công tác thực hiện kế hoạch ….Đây là nhóm nhân tố có thể thay đổi được khi có các giải pháp tối ưu. Ở nước ta hiện nay là một nước đang phát triển nhưng xuất phát điểm thấp do đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tích cực điều chỉnh các nhân tố này theo hướng có lợi cho sự phát triển của cả dân tộc như nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý, giảm biên chế cán bộ không cần thiết, rút gọn bộ máy hoạt động các cơ quan nhà nước. Chương II Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006 I. Tổng quan về huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên. 1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên. 1.1. Đặc điểm về lịch sử phát triển Huyện Phù Cừ. Tháng 5 năm 1997 Huyện Phù Cừ được tái lập sau 20 năm hợp nhất với huyện Tiên Lữ. Phù Cừ là một trong 10 huyện của tỉnh Hưng Yên, bao gồm 14 xã : Minh Tân, Phan Sào Nam, Trần Cao, Quang Hưng, Minh Hoàng, Đoàn Đào, Tống Phan, Đình Cao, Nhật Quang, Tiên Tiến,Tam Đa, Minh Tiến, Nguyên Hoà và xã Tống Trân, là huyện cực Đông - Nam của tỉnh Hưng Yên.Tổng diện tích đất tự nhiên 9382,33 ha (Đất nông nghiệp có gần 6985 ha, chiếm 74,4% diện tích đất tự nhiên), chiếm tỷ lệ 10,52 về diện tích đất tự nhiên. 1.2. Vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý : Phù Cừ nằm ở cực phía Đông – Nam của tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp huyện Thanh Miện của Hải Dương.Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và được ngăn cách bằng ranh giới tự nhiên là sông Luộc, Phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Bắc giáp huyện Ân Thi. Với vị trí trên huyện Phù Cừ có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển Kinh tế - xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống đường bộ, đường sông nội đồng và ven biển. Đồng thời là một huyện nằm gọn trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh tế - xã hội năng động như thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, khu khai thác than và du lịch Hạ Long - Quảng Ninh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nổi trội của huyện, có điều kiện hợp tác phát triển đa dạng, phong phú trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí … - Đặc điểm địa hình và khí hậu : Cũng như toàn tỉnh Hưng Yên, Phù Cừ nằm trong vùng văn hoá Lúa nước có truyền thống lâu đời của cha ông ta ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình nhìn chung bằng phẳng, thấp dần từ tây sang đông, từ phía bắc xuống phía nam, tuy không có đồi núi, song độ cao trung bình thấp dao động từ +1,4 m đến + 3,1m , phân bố đan xen nhau, gây nên không ít khó khăn trong công tác thuỷ lợi đối với phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực như ngành nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – tháng 10 hàng năm, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1650 mm đến 1700 mm.Mùa khô được bắt đầu từ tháng 11 trước đến tháng 4 năm sau.Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các tháng; mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa và chiếm khoảng 70% tổng lượng mua cả năm. Do điều kiện tự nhiên như vậy nên đồng đất Phù Cừ có lợi thế phá triển nông nghiệp lúa nước, phát triển một số cây rau màu, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đặc sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời có nhiều ưu thế phát triển cây công nghiệp nhiư mía, đay, lạc, dâu tằm… Với đặc điểm địa hình, khí hậu nêu ở trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng diện tích đất gieo trồng cây nông nghiệp nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng hàng năm và lâu năm các loại của huyện. - Đặc điểm tự nhiên : * Về địa hình và địa chất công trình : Phù Cừ là một huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ khá đồng nhất về tính chất lý, hoá học. Đất canh tác có độ phì cao do trước đây được sông Hồng và sông Luộc bồi đắp phù sa. Do vậy đất có một số vùng được pha cát non, một số vùng bị úng thuỷ lâu ngày sinh chua.Qua nhiều năm canh tác một số diện tích đất đã trở nên thôi chua, bạc điền cần phải có kế hoạch cải tạo đất theo đúng quy trình kĩ thuật. * Về đặc điểm khí hậu : Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt lượng, lượng mưa, độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm cung cấp cho tỉnh Hưng Yên và các vùng phụ cận. Khí hậu, thời tiết rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Qua quan sát nhiều năm thấy rằng chế độ nhiệt trên địa bàn và nhiệt độ trung bình hàng năm thường đạt 23 độ C rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt của Phù Cừ. Độ ẩm trung bình trong năm thường rất cao so với các vùng khác, có những thời điểm cao nhất đạt 90%. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy độ ẩm thường dao động từ 75% - 90%. Chế độ gió bão: Là huyện nằm sau trong đất liền như nhiều huyện khác của tỉnh và của vùng đồng bằng Sông Hồng nên chế độ gió, bão cũng giống như nhiều huyện trong tỉnh Hưng Yên. Mùa hè toàn vùng chịu ảnh hưởng của gió Đông – Nam mát mẻ, còn mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh buốt làm ảnh hưởng nhiều đến trồng trọt và chăn nuôi. * Về chế độ thuỷ văn và khả năng cung cấp nước : Trên địa bàn huyện Phù Cừ hiện có một hệ thống sông ngòi dày đặc toả rộng trên đồng đất các xã của địa phương. Đời này sang đời khác hệ thống sông này cung cấp cho Phù Cừ nhiều thuận lợi trong giao lưu, cấp nước cho canh tác nông nghiệp, trong chống úng, chống hạn. Phía bắc có sông Kẻ Sặt (sông tây Kẻ Sặt) bắt đầu chảy vào thôn Tần Tranh, xã Minh Tân đến thông Viên Quang xã Quang Hưng tạo thành ngã ba sông sau khi hợp lưu với sông Cửu An từ địa phận xã Phan Sào Nam quan Minh Tân sang Quang Hưng rồi chạy dọc theo sườn đông của huyện đến Tam Đa, dài trên 10 km.Sông Kẻ Sặt là đường ranh giới tự nhiên giữa Phù Cừ và huyện Thanh Miện Tỉnh Hải Dương. Dọc theo sườn phía Nam của huyện là sông Luộc, bắt đầu chảy từ địa phận thôn Võng Phan xã Tống Trân đến xã Nguyên Hoà dài trên 11 km tạo thành đường ranh giới tự nhiên giữa huyện Phù Cừ với huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Ngoài hai sông chính là sông Kẻ Sặt và sông Luộc, trên địa bàn huyện còn có nhiều sông khác tuy nhỏ, ngắn nhưng đóng góp rất nhiều vào việc giúp đỡ nhân dân trong huyện sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và góp phần giao lưu nội đồng thuận tiện.Các sông đó bao gồm: - Sông Hiệp Hoà chảy từ xã Nhật Quang đến xã Tống Trân, dài 5,6 km - Sông Thống Nhất, dài 5,6 km chảy từ cống Vàng đến xã Minh Tiến - Sông Đoàn Kết dài 6,5 km chảy từ Tam Đa đến xã Tống Trân - Sông Quyết Thắng chảy từ xã Tống Trân đến xã Nguyên Hoà - Sông Nghĩa Trụ dài 9,1 km chảy từ Đình Cao đến sông Cửu An Ngoài các sông nêu trên, cuối năm 1954 nhân dân địa phương đã khai sông Hoà Bình chạy dọc theo đường 39B, theo hướng đông bắc xuống tây nam dài 9,5 km chạy từ Quán đỏ đi Quang Hưng sau đó đổ vào sông Cửu An. Dọc theo tuyến đường 202 có sông Sậy dài 12,75 km theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam bắt đầu từ thôn Sậy đến thôn La Tiến, xã nguyên hoà Với tổng chiều dài các sông hiện có thống kê trên đây bao gồm 45km sông nội đồng và 20 km sông ngoại vi ranh giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, phục vụ công tác thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải nội đồng và ngoại vi rất thuận lợi. Hầu hết dọc theo các triền sông Luộc, sông Tây Kẻ Sặt và sông Cửu An đều có hệ thống đê điều bao bọc vững chắc, tôn tạo nhiều đời để bảo vệ mùa màng và xóm thôn làng quê thanh bình yên vui. 1.3. Di tích lịch sử và di sản văn hoá : Phù Cừ là một địa danh anh hùng gắn liền với chiến công Bãi Sậy của quê hương, anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc và thực dân Pháp xâm lược. Có truyền thống hào hùng, kiên cường chống ngoại xâm, cha ông ta đã để lại cho con cháu chắt các đời nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá.Các di tích lịch sử văn hoá đó là hiện thân minh chứng thành tích chống ngoại xâm rất anh hùng để góp phần bảo toàn bờ cõi thiêng liêng của Tổ Quốc được trường tồn. Cùng với lịch sử chống ngoại xâm của các thế hệ đi trước, cha ông ta đã để lại trên đất Phù Cừ 45 ngôi chùa thờ phật và các đậu thờ trong vùng.Trong số 45 ngôi chù có 5 Đậu thờ lớn nhất là : Đậu thờ Từa ( xã Trần Cao ), Đậu Trà Bồ ( xã Phan Sào Nam ), Đậu Tam Đa (xã Tam Đa ), Đậu Quang Xá ( xã Quang Hưng ) và đậu Hà Linh ( xã Đình Cao ). Tất các các Đậu thờ đều thờ Ngọc Hoàng, thờ Trời và là hiện thân của tư tưởng triết học cổ đại về vũ trụ quan từ xã xưa có quan hệ chặt chẽ với cư dân vùng trồng lúa nước. Xét về mặt ý nghĩa du lịch và ý nghĩa nghiên cứu lịch sử, nổi trội nhất trong các chùa nêu trên là một số chùa đã có công lao to lớn cùng nhân dân địa phư._.ơng Phù Cừ trong công cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại xâm, giữ nước của dân tộc như: - Giác Tam Quan ở chùa Đình Cao là nơi tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng Lâm thời Huyện năm 1945. - Chùa Nại Khê : Đã từng là nơi tổ chức học tập quân sự, chính trị và in ấn tài liệu cho Việt Minh. - Chùa Sậy xã Minh Tân đã che chở, nuôi dưỡng và đảm bảo hoạt động an toàn của Công binh xưởng quân khu III trong những năm đầu của cuộc kháng chiến Do ý nghĩa lịch sử quan trọng như vậy mà đến năm 1999, trên địa bàn huyện Phù Cừ đã có 6 di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng. Phần lớn các di tích lịch sử này đã được nhân dân trong vùng bảo quản tốt, tôn tạo từng phần hay toàn phần và trở thành những điểm du lịch văn hoá hấp dẫn du khách trong tương lao, đặc biệt khi các tuyến đường bộ từ Hà Nội đi Phù Cừ ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. - Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên, thôn An cầu ( xã Tống Trân) - Đền Lê Xá thuộc thôn An Cầu (xã Tống Trâb ) thờ bà Dương Thị Ngọc Thư là Hoàng Hậu của vua Ngô Quyền đã cùng nhân dân các địa phương dẹp loạn tam quân Nam Hán xâm lược. - Chùa Trà Dương thờ Phật - giầu giá trị nhân văn , hiện có sập đá cổ với hoa văn đài sen, sóng nước, vân mây thuộc niên đại thời nhà Đinh là một di sane quý của nhân dân huyện Phù Cừ. - Tiếp theo là các di tích lịch sử văn hoá: Tại Đậu Trà Bồ thuộc xã Phan Sào nam; Đình Nghĩa Vũ xã Minh Tân và đền thờ Bà Cúc Hoa là vợ của Trạng Nguyên Tống Trân. Cùng với sự phát triển của các quần thể văn hoá, các kiến trúc lịch sử là giá trị văn hoá tinh thần được phát triển sâu rộng và nhân lên gấp bội là các lễ hội truyền thống của các làng xã trong huyện được giữ gìn, tôn trọng và ngày càng phát triển với quy mô rộng hơn. Theo lệ tiết hàng năm, các đình làng, đền thờ, đậu thờ,… đều có tổ chức tiến hành tế lễ Xuân – Thu nhị kỳ. Thời gian trên rất trùng với thời điểm thu hoạch hay sau các vụ cấy lúa chính trong năm. Đa phần các lễ hội đều được tổ chức vào mùa xuân là chính. Cứ mỗi độ xuân về, tuỳ theo từng làng, xã có quy định khác nhau về ngày “ Làng vào Đám” nhưng phần lớn đều tập trung tổ chức vào sau mùng 4 tết Âm lịch hàng năm. Đầu năm mới các làng mở Hội Khai Xuân, mang thêm nhiều sức sống mới, mang cuộc sống thanh bình đến cho những làng quê trù phú, yên vui.Lễ hội làng thường có 2 phần là phần Lễ và phần Hội. Trong đó phần hội vui tươi lành mạnh, ca ngợi cuộc sống thanh bình, đôn hậu của cư dân các địa phương trong vùng. Các hoạt động văn hoá mang đậm nét nhân văn Làng cổ văn minh lúa nước của Việt Nam tiêu biểu chính ở đây là ca hát, đánh cờ, đối thơ… Nhiều làn điệu chèo cổ, nhiều bài hát dân ca quen thuộc, nhiều bài hát cửa đình, bài hát trống quân ,… đã góp phần tô đậm thêm giá trị nhân văn truyền thống của quê hương, được hoà quyện với truyền thống hào hùng của dân tộc con Lạc cháu Hồng ngàn năm. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên. Cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn của UBND huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên : Văn phòng HĐND và UBND huyện Phòng Nội vụ - Lao động – Thương binh và xã hội Phòng Tài chính và kế hoạch Phòng Tư pháp Thanh tra huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Giáo dục Phòng Y tế Phòng Văn hóa – Thông tin - Thể thao Uỷ ban Dân số , Gia đình và Trẻ em Phòng Kinh tế Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phòng Hạ tầng kinh tế Sơ đồ tổ chức của UBND huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên Nguồn : UBND huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên UBND Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên Văn phòng HĐND và UBND huyện Phòng Nội Vụ - Lao Động – Thương Binh Xã Hội Phòng Hạ tầng kinh tế Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phòng Tài Chính - Kế hoạch Phòng Kinh Tế Uỷ Ban Dân số , Gia Đình và Trẻ Em Phòng Văn Hoá – Thông Tin - Thể Thao Phòng Y Tế Phòng Giáo Dục Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thanh Tra Huyện Phòng Tư Pháp II. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006. 1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện Phù Cừ trong giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006. 1.1. Những thành tựu của quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-2005 và năm 2006 của Huyện Phù Cừ: Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Về tăng trưởng kinh tế : Qua thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 nền kinh tế của Huyện Phù Cừ đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khá cao là 10,8%/năm đã đạt được kế hoạch đề ra khi xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng của huyện đã đạt 13,35%, điều này cho thấy tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước của Huyện trong giai đoạn mới – giai đoạn hội nhập và phát triển. GDP bình quân đầu người cũng đạt được kế quả khả quan: GDP bình quân đầu người một năm của huyện năm 2005 là 406 USD đã tăng lên 475 USD năm 2006 đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 400 USD năm 2005 và 460 USD năm 2006. + Ngành Nông nghiệp và Thuỷ sản : Nếu như trong giai đoạn 2001 – 2005 cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm ngành Nông nghiệp tăng làm cho tăng trưởng của ngành Nông nghiệp ngày càng cao. Tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp trong giai đoạn này là 8,7%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7,1%; chăn nuôi tăng 12,7%; thuỷ sản tăng 24,7% thì đến năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp so với năm 2005 tăng 7,1%. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá của Huyện.Trong quá trình thực hiện nhờ việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các loại cây trồng, vật nuôi; sản xuất theo nhu cầu của thị trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn liền với việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và việc thực hiện đẩy mạnh chương trình xây dựng nhiều cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm mà kết quả đạt được của ngành là khá cao. * Ngành trồng trọt : Trong 5 năm 2001 – 2005 và năm 2006 ngành trổng trọt của Huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan, ngành đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.Việc dồn điền đổi thửa đã được Huyện thực hiện tốt, xoá đi những mảnh ruộng quá nhỏ, tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn. Đây chính là chương trình lớn trong nông nghiệp mà huyện Phù Cừ đã thực hiện tốt nhằm tạo tiền đề cho việc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Cùng với sản xuất hàng hoá gắn với thị trường huyện Phù Cừ cũng đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,…; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vào sản xuất bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Giá trị thu nhập trên ha canh tác năm 2001 đạt 32,1 triệu đồng/ha/năm đến năm 2005 đạt 35,2 triệu đồng/ha/năm và năm 2006 đạt 38 triệu đồng/ha/năm. Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng xuất lúa qua các năm của huyện Phù Cừ đều tăng: Năm 2001 là 115,82 tạ/ha/năm lên 123,9 tạ/ha/năm vào năm 2005. Cây rau màu, củ, quả có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng với tỷ lệ tăng cao, diện tích trồng phát triển như cây vụ Đông từ 25% diện tích cấy lúa năm 2001 lên 41,16% diện tích cấy lúa năm 2005. Kinh tế trang trại ở Phù Cừ phát triển mạnh mẽ ở các hộ gia đình cho hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng mô hình VAC kết hợp theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp. Tính đến năm 2005 toàn huyện có trên 100 trang trại chuyên canh và tổng hợp đạt tiêu chí của tỉnh Hưng Yên và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. * Ngành Chăn nuôi và Thuỷ sản : Cùng với sự phát triển của trồng trọt, ngành chăn nuôi và thuỷ sản của huyện Phù Cừ cũng được đẩy mạnh, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và số lượng các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như cá rô phi đơn tính, chép lai, trê lai, v.v… Do được đẩy mạnh và phát triển mà giá trị sản xuất hàng năm của huyện Phù Cừ tăng cao: năm 2001 đạt 83,452 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 135,54 tỷ đồng và đạt 267,29 tỷ đồng vào năm 2006. Bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 chiếm 41,25% tổng giá trị ngành nông nghiệp Việc giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng nhanh là do huyện Phù Cừ đã áp dụng phương pháp phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng đàn con giống, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Các chương trình được huyện Phù Cừ áp dụng trong chăn nuôi là chương trình “ nạc hoá đàn lợn ’’ và “sind hoá đàn bò’’ cho hiệu quả cao. Nuôi trồng thuỷ sản có thể coi là một trong các thế mạnh của huyện Phù Cừ với tổng diện tích ao, hồ, đầm là 800 ha, các giống cá và con đặc sản có giá trị kinh tế cao đã được Huyện đưa vào nuôi thả cho hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 ước đạt 4.500 tấn, tăng 4,6 lần so với năm 2001. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của Huyện trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 6,5% năm 2001 lên 11,3% năm 2005, đây là một tín hiệu tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp để đem lại kết quả sản xuất cao hơn, như chỉ tính riêng giá trị thu hoạch cá năm 2006 của huyện đã đạt trên 45 tỷ đồng. * Đối với công tác thuỷ lợi và phòng chống lụt bão : Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường. Trong chương trình kiên cố hoá kênh mương, huyện Phù Cừ đã thực hiện được 26,833 km đạt 22% tổng số kênh tưới toàn huyện. Huyện Phù Cừ cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trạm bơm La Tiến và trạm bơm Ba Đông với 11 tổ máy, công xuất 64.000 mét khối/h. Đẩy nhanh việc thi công trạm bơm Tống Phan B. Chú trọng nâng cấp và củng cố hệ thống đê sông, công tác tưới tiêu kịp thời đảm bảo tưới tiêu đủ nước cho cây trồng sinh trưởng. Giải toả các vi phạm dòng chảy trên các trục kênh dẫn, hệ thống tiểu thuỷ lợi nội đồng, các cống nổ, để chủ động chống úng. * Đối với công tác thú y và bảo vệ thực vật : Huyện Phù Cừ đã thường xuyên làm tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo. Chỉ đạo phát hiện và phòng trừ sâu bệnh cho lúa và hoa màu kịp thời; tập trung tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn để các xã, thị trấn và các hộ nông dân biết, có kế hoạch, biện pháp phòng trừ, nên trên địa bàn huyện không có bệnh, dịch lớn gây hại trên diện rộng. Huyện đã tập trung chỉ đạo,tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc. Theo dõi sát diễn biến tình hình bệnh dịch, quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm. + Về ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng: Qua thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 Công nghiệp – TTCN – Xây dựng của huyện Phù Cừ tiếp tục được đầu tư phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm đều tăng cao. Năm 2001 tổng giá trị đạt 42,198 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 70,253 tỷ đồng với tỷ trọng trong GDP đạt 20% và tăng trưởng bình quân năm là 14,3%. Đây có thể coi là một thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của Huyện Phù Cừ nhằm tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện Phù Cừ tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực là : Chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, sản suất hàng dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, tranh thêu xuất khẩu,…Cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được ổn định tăng từ 1.223 cơ sở năm 2001 lên 1400 cơ sở năm 2005. Đặc biệt cơ sở mây tre đan Đình Cao năm 2004 thôn Duyên Linh – Đình Cao được UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề mây tre đan, do sản xuất phát triển nên đã tiến hành thành lập HTX mây tre đan Đình Cao. Hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất tại huyện giúp cho huyện Phù Cừ giải quyết được 1500 lao động, lương công nhân thu nhập bình quân 910.000 đồng/người/tháng ; doanh nghiệp sản xuất gạch kiểu đứng Tống Trân được xã tạo điều kiện cho tổ chức sản xuất trên diện tích 2,5 ha, sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm thiết bị xây lò công suất 10 triệu viên/năm, ngoài ra huyện còn thu hút thêm doanh nghiệp sang chiết ga vào đầu tư tại xã Đoàn Đào. Như vậy với việc thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện Phù Cừ đã cơ bản tạo được định hướng phát triển để chuyển dịch cơ cấu ngành đồng thời giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người của huyện. Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã tạo được khu vực sản xuất ngay tại làng xã, dùng nguyên liệu và sử dụng lao động nông nhàn tại chỗ. Ngành xây dựng của huyện cũng có nhiều bước tiến đáng kể, cơ sở hạ tầng đã được huyện chú trọng đầu tư, nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn, đường huyện quản lý không ngừng được cải tạo, nâng cấp ; toàn tuyến đê sông Luộc dài 9,759 km và 20,9 km đường huyện quản lý được rải nhựa đạt 74% tăng so với kế hoạch mà huyện đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 60 – 70 % ; cải tạo và nâng cấp bằng vật liệu cứng 51,7 km đường xã, liên xã, đạt được 93%; cải tạo 62,14 km đường thôn xóm đưa tổng số đường thôn xóm đạt 89%; 66,3 km đường ra đồng được rải nhựa đạt 5,4%. Năm 2006 huyện Phù Cừ đạt được tổng giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng là 166,8 tỷ đồng, tăng trưởng 11,2%. Các công trình mới được xây như Đài tưởng niệm liệt sỹ, phà La Tiến, Trạm bơm Tống Phan B đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Kèm theo đó là các công trình đang được thi công như Chợ đầu mối nông sản Trần Cao, đường 201, đường 202 và đường 202b, dự án khu dân cư số 2, đây là các công trình đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn thực hiện. + Về Tài chính – Tín dụng – Thương mại dịch vụ : Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 huyện Phù Cừ đã đạt được các kết quả sau : Về thu ngân sách: Thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn còn hạn hẹp do Phù Cừ là một huyện nghèo trong tỉnh, đầu tư cơ sở hạ tầng hạn hẹp và nguồn thu trên địa bàn còn ít. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2001 đạt 6,626 tỷ đồng; năm 2003 là 12,741 tỷ đồng; năm 2006 là 67,3 tỷ đồng trong đó thu trên địa bàn được 23,371 tỷ đồng, thu đổi đất lấy cơ sở hạ tầng đạt 12,8 tỷ đồng vượt kế hoạch đề ra 50,5% của tỉnh và huyện. Về chi ngân sách : Chi ngân sách của huyện Phù Cừ vẫn cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hôi và thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Định mức chi hành chính sự nghiệp của huyện đã có sự thay đổi nhìn chung đáp ứng những yêu cầu về chi tiêu hành chính và chi cho các lĩnh vực xã hội. Việc huyện Phù Cừ áp dụng khoán biên chế và khoán chi hành chính đã tạo ra những thay đổi về tư duy và hoạt động quản lý chi tiêu ngân sách. Năm 2006 tổng chi ngân sách địa phương cả năm ước thực hiện 61,734 tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch. Trong đó chi ngân sách huyện là 43,571 tỷ đồng đạt 135% kế hoạch mà huyện đã đề ra. Về tín dụng : Qua 5 năm 2001 – 2005 huyện Phù Cừ đã đạt được nhiều tiến bộ tích cực trong chỉ đạo huy động vốn và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân, góp phần quan trọng vào chuyển biến chung đáng kể của nền kinh tế - xã hội của huyện. Dư nợ hàng năm của huyện tăng, năm 2005 dư nợ cho vay đạt 112 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay hàng năm tăng trung bình 41,25%. Trong đó chủ yếu nguồn vốn vay được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm 70%, ngân hàng phục vụ người nghèo trên 26 tỷ đồng. Vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có vốn, góp phần xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Tính đến năm 2005 quỹ tín dụng nhân dân các xã Minh Tân, Phan Sào Nam và thị trấn Trần Cao có tổng nguồn vốn hoạt động là 13,6 tỷ đồng; năm 2006 đã thành lập mới quỹ tín dụng Quang Hưng và tổng nguồn vốn huy động cả năm của các ngân hàng và quỹ tín dụng là 181,6 tỷ đồng tăng 41,3% so với năm 2005, tổng dư nợ cho vay ước đạt trên 157 tỷ đồng. Như vậy sự phát triển của các ngân hàng và quỹ tín dụng nhìn chung đảm bảo được sự an toàn quỹ vốn, và phục vụ tốt việc vay vốn sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn. Kho bạc nhà nước thực hiện tốt công tác kiểm soát thu, chi ngân sách đã huy động vốn cho ngân sách nhà nước ở hình thức trái phiếu kho bạc được 1,566 tỷ đồng. Về Bưu chính viễn thông : Cùng với sự phát triển chung của cả nước, bưu chính viễn thông của huyện Phù Cừ cũng không ngừng được phát triển. Tính đến năm 2006 toàn huyện có 5 bưu cục, 9 điểm bưu điện và 1 đại lý bưu điện; 100% số thôn, công sở, trường học, trạm y tế, thị trấn có điện thoại. Về Dịch vụ : Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ của huyện cũng từng bước phát triển đa dạng theo hướng đi vào khai thác lợi thế của huyện. Số cơ sở thương nghiệp tăng nhanh từ 1.208 hộ kinh doanh năm 2001 lên 2.456 hộ năm 2005 đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn của huyện.Giá trị ngành thương mại dịch vụ năm 2001 đạt 57,6 tỷ đồng chiếm 20,91% GDP tốc độ tăng trưởng 19,69% đến năm 2005 đạt 151,8 tỷ đồng chiếm 26% GDP toàn huyện và năm 2006 đạt 203,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22,7%. Như vậy tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng như cơ cấu ngành trong GDP của huyện đã không ngừng được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước đánh dấu bước phát triển về cơ cấu kinh tế của huyện với mục tiêu tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong GDP. Biểu đồ 1.1.1 Tăng trưởng trung bình hàng năm của các ngành kinh tế Huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 – 2005 (nguồn: Kế hoạch phát triển 2006 -2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên ) Biểu đồ 1.1.2 Tăng trưởng của các ngành kinh tế huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên năm 2006 (nguồn: Kế hoạch phát triển 2006 -2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên ) Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Qua 5 năm thực hiện kế hoạch 2001 – 2005 cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh cũng như của cả nước, huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên cũng đang dần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ trong GDP đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, để đưa nền kinh tế dần tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện kế hoạch 5 năm này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tính đến năm 2005 cơ cấu trong GDP của huyện là - Nông nghiệp : 54% GDP - Công nghiệp và xây dựng : 20% GDP - Thương mại và dịch vụ : 26% GDP Như vậy so với kế hoạch đề ra là nông nghiệp 55%; công nghiệp và xây dựng 20%; thương mại và dịch vụ 25% thì có thể nói ràng so với mục tiêu phát triển huyện Phù Cừ đã đạt được và vượt chỉ tiêu kế hoạch ban đầu đề ra về cơ cấu ngành kinh tế. Biểu đồ 1.1.3 Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 – 2005 (Nguồn : Kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên) Năm 2006 cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của huyện đạt được như sau : - Nông nghiệp : 51% GDP - Công nghiệp – Xây dựng : 23,4% GDP - Thương mại - Dịch vụ : 22,7% GDP Như vậy so với năm 2005 cơ cấu ngành kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp ( từ 54% GDP năm 2005 xuống 51% GDP ), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp (từ 20% GDP năm 2005 lên 23,4%), tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm đi (từ 26% GDP năm 2005 xuống 22,7% ). Sở dĩ ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng của ngành dịch vụ vì trong năm 2006 huyện Phù Cừ đã phát triển mạnh sản xuất kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn nhằm thu hút đầu tư. Về các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội : - Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo : Qua quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001 – 2005 huyện Phù Cừ đã đạt được những chuyển biến tích cực trong giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục và đào tạo được huyện chú trọng đầu tư, xây dựng. Việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được duy trì. Chất lượng dạy và học được nâng lên, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Số học sinh được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh từ năm 2001 – 2005 có 758 lượt học sinh; 44 lượt giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Huyện cũng đã điều hoà được giáo viên giữa các trường trong huyện để cân đối số lượng và chất lượng. Đến nay các trường đã cơ bản đủ giáo viên theo quy định. Đội ngũ giáo viên của huyện cũng đang ngày càng được trẻ hoá, chuẩn hoá trình độ quản lý trong ngành giáo dục. Nhiều giáo viên chuyên môn và hiệu trưởng, hiệu phó các trường đã được tham gia các khoá học nâng chuẩn, nâng trên chuẩn và được chuẩn hoá trình độ quản lý giáo dục. Tính đến năm 2005 toàn huyện đã có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia, 49 lượt trường được UBND tỉnh công nhận đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Đặc biệt trường THCS Trần Cao được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng thưởng cờ thi đua xuất sắc và Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất.14 xã, thị trấn tách được cơ sở vật chất giữa tiểu học và trung học cơ sở. Các phòng học chức năng được xây dựng kiên cố, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố và kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt 53,8%; tiểu học đạt 76%; THCS đạt 88,7% . 100% số cháu 6 tuổi được huy động vào lớp 1; số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bổ túc văn hoá đạt 80%. Tỷ lệ các học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 18,5%. Có thêm 1 trường THPT dân lập Nguyễn Du, 1 trường THPT Phù Cừ; 14/14 xã thành lập đựơc trung tâm giáo dục cộng đồng. Năm 2006 nhờ sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của các cơ quan chuyên môn mà sự nghiệp giáo dục của huyện Phù Cừ đã đạt đựơc những thành tựu đáng kể với các chỉ số về phát triển giáo dục cao : 100% số trẻ 5 tuổi ra lớp; 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, có 299 giải học sinh giỏi cấp huyện, 71 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 55 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tỉnh. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,04%, THBT đạt 98,3%, có 225 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Xây dựng thêm được các phòng học kiên cố cao tầng : mầm non đã xây mới được 6 phòng học, nâng cấp 22 phòng học, bậc tiểu học xây mới 28 phòng học và 5 phòng chức năng, nâng tổng số phòng học kiên cố cao tầng bậc phổ thông đạt 83,4%. - Trong lĩnh vực Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em : Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở huyện Phù Cừ ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được huyện chú trọng cải thiện.Huyện Phù Cừ cũng đã làm tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. 54/54 thôn có cán bộ y tế; 3 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 12/14 trạm y tế có bác sỹ. Huyện cũng đã thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế Quốc gia, 100% số trẻ em được tiêm đủ 6 loại vacxin. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 còn dưới 25% và năm 2006 là dưới 22,1%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2005 là 0,54% và đến năm 2006 đạt được 0,5%, đây là một tỷ lệ tăng dân số hợp lý đạt đựoc kế hoạch đề ra là dưới 1%. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm giúp đỡ. Quỹ bảo trợ trẻ em được duy trì và hoạt động có hiệu quả. Tập trung xây dựng câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững ở 14 xã, thị trấn. Năm 2006 đã tiến hành khám cho 66.047 lượt người; điều trị nội trú cho14.796 lượt người; đạt công suất sử dụng giường bệnh 149,51%. Hoàn thành tốt việc bàn giao các trạm y tế cơ sở về huyện quản lý; có 3 xã, thị trấn là Minh Tân, Tam Đa, Trần Cao đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 2 xã Nhật Quang và Quang Hưng cũng đã đề nghị được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. - Trong lĩnh vực thực hiện các chính sách xã hội : Huyện Phù Cừ cũng đã quản lý tốt các đối tượng BHXH. Tiếp tục hướng dẫn kê khai cấp sổ BHXH cho các đối tượng. Triển khai đồng bộ ở các xã, thị trấn mua bảo hiểm y tế tự nguyện Trong 5 năm 2001 – 2005 và năm 2006 tổ chức chi trả lương kịp thời cho các đối tượng chính sách xã hội. Làm tốt công tác phát động, ủng hộ, xây dựng quỹ “ Bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam’’ được 140 triệu đồng, quỹ “nhân đạo’’ 295 triệu đồng, quỹ “đền ơn đáp nghĩa’’ 88,775 triệu đồng…Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, cứu trợ xã hội cũng được huyện triển khai thường xuyên. Giải quyết tốt các chế độ chính sách cho người có công, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động và bảo hiểm y tế cho người nghèo. Năm 2006 huyện đã giúp cho 54 dự án vay vốn 120 giải quyết việc làm cho trên 60 lao động, tổ chức cho 24 lao động đi làm việc tại nước ngoài… góp phần tạo việc làm mới cho 1.300 lao động. Trong 5 năm 2001 – 2005 cũng đã tạo việc làm cho khoảng 10.660 người, đây là các kết quả cần được huyện chú trọng và phá huy. 1.2.Những yếu kém còn tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006 của Huyện Phù Cừ - Những tồn tại qua quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001 – 2005. + Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện; Chất lượng phát triển còn thấp, tỷ trọng ngành Nông nghiệp trong GDP còn cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế ,xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năng lực sản xuất một số ngành, sản phẩm quan trọng, thiết yếu tăng chậm. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung của tỉnh. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể, tốc độ tăng trưởng chưa cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn triển khai còn chậm và thiếu tính bền vững.Tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ trong GDP chưa có chuyển biến rõ nét; cơ chế đầu tư và hỗ trợ các vùng yếu kém phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp và hầu hết không có tay nghề, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. + Nguồn thu Ngân sách hạn hẹp, tỷ lệ thu nội địa còn thấp, thu nội địa chỉ đảm bảo 8 – 10 % nhu cầu chi thường xuyên của Huyện. + Thương mại dịch vụ hoạt động quy mô nhỏ lẻ, phát triển manh mún, chưa có điểm thu gom hàng hoá nông sản. Một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới kinh doanh, chưa thực sự là cầu nối giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế, tiêu thụ sản phẩm. + Cơ chế chính sách về văn hoá, xã hội chậm được cụ thể hóa, chưa làm chuyển biến nhận thức về xã hội hoá ở một số ngành, cơ sở.Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức . Hệ thống giáo dục phát triển chưa cân đối giữa giáo dục mầm non với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Ngành học mầm non còn khó khăn về cơ sở trường lớp và đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục ở một số khối lớp còn thấp. Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh của các trạm y tế xã, thị trấn đạt quy định còn thấp, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế . + An ninh nông thôn vẫn tiềm ẩn những nhân tố có khả năng gây mất ổn định ở một số cơ sở. Tai nạn, tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng.Ý thức quốc phòng – an ninh của một số cán bộ và một bộ phận nhân dân còn hạn chế. + Việc triển khai học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng tuy có tiến bộ nhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp. Việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của một số cấp uỷ chưa sát, còn hình thức. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu rèn luyện, học tập, chưa đầu tầu gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ảnh hưởng đến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện ở cơ sở. + Đội ngũ cán bộ chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của một số cán bộ huyện, cơ sở, đặc biệt là cán bộ cơ sở còn hạn chế , chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. - Những yếu kém còn tồn tại trong năm 2006 là : + Về phát triển Kinh tế : Nông nghiệp : Trong điều hành sản xuất, mặc dù UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt, xong các địa phương chưa chủ động đề ra những giải pháp cụ thể, chưa chỉ đạo kiên quyết nhằm phát huy được tiềm năng và lợi thế về lao động, đất đai của mỗi địa phương, chưa triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Huyện uỷ - HĐND và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện giao, nên còn gặp phải hạn chế thiếu sót là : Diện tích trồng cây vụ đông còn phân tán, chưa quy hoạch sản xuất tập trung, diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu còn thấp.Chỉ đạo gieo cấy lúa bằng mạ non, gieo thẳng giống lúa chất lượng chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác tuyên truyền chưa được triển khai tích cực, tổ chức thực hiện những dự án chuyển đổi từ diện tích đất cấy lúa sang cây rau màu, củ quả, cây dược liệu của 6 xã ở 10 thôn còn thiếu giải pháp cụ thể nên không đạt mục tiêu đề ra .Phát triển trang trại tuy có số lượng lớn, song hiệu quả kinh tế chưa cao, nhiều trang trại phát triển chưa đảm bảo vững chắc, vốn đầu tư của chủ trang trại còn nhỏ, dàn trải và chưa tập trung.Trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chưa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường.Hoạt động của hầu hết các HTX dịch vụ nông nghiệp còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đóng vai trò làm cầu nối giữa nơi sản xuất với thị trường. Tình trạng vi phạm cản trở dòng chảy trên hệ thống kênh dẫn chính và hệ thống thuỷ lợi nội đồng, mương máng nhỏ và các cống nổ ách tắc chưa được các địa phương quan tâm đúng mức.Hệ thống kênh mương phục vụ cho tiêu thoát nước trong các khu dân cư đã bị san lấp, lấn chiếm song không được chính quyền các địa phương giải quyết kịp thời đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân , gây khó khăn trong việc tiêu úng khi mưa lớn xảy ra. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số xã, thị trấn chưa thực hiện nghiêm túc Luật đất đai năm 2003.Chưa chủ động tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đặc biệt còn cơ sở cho đấu thầu đất trái với Luật đất đai, còn có hộ vi phạm nghiêm trọng dự án chuyển đổi theo Nghị quyết 41 của Huyện uỷ nhưng chính quyền chưa kiên quyết ngăn chặn và xử lý triệt để, còn né tránh trách nhiệm, đùn đẩy lên cấp trên. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và Giao thông – xây ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5283.doc
Tài liệu liên quan