Cầu lao động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài: Nước ta có một lực lượng lao động đông đảo về số lượng vì thế đề tài cầu lao động không chỉ được quan tâm chú ý bởi các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, người lao động, các nhà nghiên cứu, mà đã trở thành vấn đề của toàn xã hội. Hiện nay vấn đề cầu lao động được quan tâm bởi tình trạng thiếu việc làm diễn ra ngày càng nhiều chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế, đó là do chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các chính sá

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cầu lao động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch của Nhà nước chưa đồng bộ, thông tin trên thị trường chưa hoàn hảo,….và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Mặt khác, trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, nhu cầu lao động có nhiều biến động cả về số lượng và chất lượng vì thế càng cần nghiên cứu về cầu lao động để tìm ra các giải pháp đáp ứng cầu lao động hiện có tối ưu, từ đó làm tăng cầu lao động cả về quy mô số lượng và chất lượng, nhờ đó có tác động tích cực đến sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung của cá nhân doanh nghiệp và người lao động nói riêng. Xét trên phạm vi quốc gia thì vấn đề này cũng đặc biệt quan trọng khi mà mục tiêu phát triển của đất nước là đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân, vì chỉ khi người lao động có việc làm thì cuộc sống mới hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài: “ Cầu lao động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam ”. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về cầu lao động, thực trạng cầu lao động ở Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp kích cầu lao động ở Việt Nam. Thông qua số liệu về cầu lao động ở các khu vực, các ngành, các doanh nghiệp để có được đánh giá về thực trạng cầu lao động. 3.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian toàn quốc Số liệu lấy từ năm: 1993 đến 2007 4. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cầu lao động để từ đó có đưa ra những giải pháp tốt nhất để kích cầu lao động cho tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cho những tồn tại đang diễn ra nhằm nâng cao chất lượng cầu lao động trong tình hình hiện nay cho phù hợp với cầu lao động. 5. Phương pháp: Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp. Tài liệu trong đề án sử dụng là tài liệu thứ cấp, chủ yếu trên mạng, trên các tạp chí. 6. Kết cấu nội dung: Chương I: Cơ sở lý luận về cầu lao động và các giải pháp kích cầu Chương II: Đánh giá thực trạng về cầu lao động và các giải pháp kích cầu lao động trong những năm qua ở Việt Nam. Chương III: Các giải pháp kích cầu lao động ở Việt Nam. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU 1.Các khái niệm có liên quan: Để nghiên cứu đề tài trước hết cần làm rõ một số khái niệm có liên quan đến nội dung đề tài: Cầu lao động: là lượng lao động mà người sử dụng lao động thuê ở những điều kiện nhất định. Tổng cầu lao động: là tổng hợp cầu sức lao động của toàn bộ nền kinh tế. Tổng cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế ( của một đơn vị kinh tế, của một ngành ) ở một thời kỳ nhất định, và bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng, thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm. (sách của Hương-tr28) Thất nghiệp tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành. Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động Cung lao động là lượng lao động mà người lao động có thể sẵn sàng cung cấp trên thị trường trong những điều kiện nhất định. Quan hệ cung cầu lao động: cung-cầu lao động vận động quyết định số lượng người tham gia vào thị trường lao động và mức tiền công. Nếu mức cung lao động phù hợp với mức cầu, với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao động vận hành tốt, ngược lại thì thị trường lao động vận hành không ổn định. Quy luật năng suất lao động cận biên giảm dần: năng suất cận biên của lao động giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn lao động vào quá trình sản xuất (với điều kiện giữ nguyên lượng sử dụng các đầu vào cố định khác) 2. Đặc điểm và phân loại cầu lao động: 2.1.Đặc điểm cầu lao động: Cầu lao động (lđ) là cầu dẫn xuất hay cầu thứ phát, tức là lượng cầu về một loại lđ phụ thuộc vào hai tác động: Thứ nhất là năng suất lđ để sản xuất (sx) ra hàng hóa, dịch vụ: Nếu năng suất lao động (nsld) cao thì sẽ cần ít lđ hơn để sx ra cùng một khối lượng hàng hóa, dịch vụ, và như thế tức là sẽ cần ít lđ hơn trước tức là cầu lđ giảm. Nếu nsld thấp thì sẽ cần nhiều lđ hơn để sx ra cùng một khối lượng hàng hóa, dịch vụ, và như thế tức là sẽ cần nhiều lđ hơn trước tức là cầu lđ tăng. Thứ hai là giá trị thị trường của hàng hóa dịch vụ đó: Nếu giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ thấp đòi hỏi nhà sx phải giảm chi phí trong quá trình sản xuất mà một giải pháp lớn được áp dụng đó là giảm lượng lao động hao phí trong một đơn vị sản phẩm từ đó sẽ dẫn đến giảm nhu cầu về lao động, tức là giảm cầu lao động. Nếu giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ thấp sẽ làm cho nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng lao động, tức là tăng cầu lao động. Theo phân tích trên có thể thấy, cầu lao động được xác định trên cơ sở hiệu suất biên của lao động và giá trị hay giá cả của hàng hóa, dịch vụ. 2.2.Phân loại cầu lao động: 2.2.1.Cầu lao động ngắn hạn Với các giả định: Quá trình sản xuất chỉ bao gồm 2 yếu tố đầu vào: vốn (K) và lao động (L). Chỉ có 1 loại lao động Trong thời gian ngắn thì K (máy móc, thiết bị và công cụ khác) được cố định, còn trong thời gian dài thì cả K và L đều thay đổi. TPSR = f(L,K) ( với TPSR là tổng sản phẩm của hãng trong ngắn hạn) Từ các giả định và hàm sản xuất ta thấy rằng: muốn tăng TPSR thì phải tăng L. Nhưng nếu cứ tiếp tục tăng L thì đến mức độ nào đó quy luật năng suất biên giảm dần bắt đầu hoạt động.Trong điều kiện lao động có thể dễ dàng điều chỉnh được thì nhu cầu về lao động của hãng phải thỏa mãn điều kiện: tiền công = sản phẩm giá trị cận biên của lao động =L0. Với mức lao động < L0 : lợi nhuận có thể tăng do việc mơ rộng thuê nhân công Với mức lao động > L0 : lợi nhuận tăng nếu thu hẹp nhân công Với mức lao động = L0 : mức thuê nhân công tối đa hóa lợi nhuận 2.2.2.Cầu lao động dài hạn Hàm sản xuất của hãng trong dài hạn: TPLK = f(L,k) Trong dài hạn các yếu tố đều có thể thay đổi vì thế hãng sẽ thay các yếu tố sản xuất đã trở nên tương đối đắt đỏ bằng các yếu tố khác. 2.2.3.Cầu lao động của ngành Cầu lao động của ngành được xác định 1 cách đơn giản là cộng các đường cầu lao động của tất cả các hãng sử dụng loại lao động đó. Cầu lao động của ngành gồm có: cầu ngành nông nghiệp, cầu ngành công nghiệp, cầu ngành dịch vụ. 2.2.4.Cầu lao động theo vùng: Chia thành: Cầu lao động đồng bằng sông hồng Cầu lao động đồng bằng sông Cửu Long Cầu lao động đông bắc bộ Cầu lao động tây nguyên …. 2.2.5.Cầu lao động theo khu vực Chia thành Cầu lao động khu vực thành thị: chủ yếu là cầu lao động về các ngành phi nông nghiệp Cầu lao động khu vực nông thôn: chủ yếu là cầu lao động về sản xuất nông nghiệp. 2.2.6.Cầu lao động theo giới: Với mỗi giới cầu lao động có đặc thù riêng về lượng cầu, chất lượng cầu, vì thế chia ra làm cầu lao động nữ và cầu lao động nam để nghiên cứu. 2.2.7.Cầu lao động theo tuổi: Đối với mỗi lứa tuổi cầu lao động có biến đổi nhất định, khi chia cầu lao động theo tuổi sẽ nghiên cứu dễ dàng hơn. 3.Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu lao động 3.1.1 Cầu sản phẩm Cầu sản phẩm và cầu lao động có tác động cùng chiều, tức là: Nếu cầu sản phẩm tăng sẽ làm cho các ngành, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất dẫn đến cầu lao động để phục vụ sản xuất tăng lên. Nếu cầu sản phẩm giảm sẽ tác động làm cho các ngành, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất dẫn đến cầu lao động giảm đi. 3.1.2 Năng suất lao động Năng suất lao động có tác động hai chiều đến cầu lao động: Năng suất lao động tăng, các ngành, các doanh nghiệp thuê thêm lao động để mở rộng sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó làm cho cầu lao động tăng. Năng suất lao động tăng, nhưng trong trường hợp doanh nghiệp vẫn giữ nguyên giá (độc quyền), như vậy sẽ tác động ngược chiều làm cho cầu lao động giảm. 3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế Nếu nền kinh tế phát triển thì sản xuất mở rộng từ đó làm cho cầu về lao động tăng lên. Ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát triển thì sản xuất đình trệ, giảm sút, dẫn đến cầu lao động giảm. 3.1.4 Tiền lương Tiền lương tăng làm cho người sử dụng lao động phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc thuê lao động, điều đó làm cho người chủ sử dụng lao động phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về quyết định đầu tư của mình, họ sử dụng lao động hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đầu tư vào dây chuyền sản xuất sử dụng máy móc thiết bị thay cho lao động con người…tất cả những điều đó làm cho cầu lao động giảm. Tiền lương giảm làm cho chí phí sử dụng lao động trở nên rẻ hơn, kích thích nhà sản xuất sử dụng dây chuyền sử dụng nhiều lao động hơn, từ đó làm cho cầu lao động tăng. 3.1.5 Giá cả các nguồn lực khác thay đổi Giả sử vốn và lao động bổ sung hoàn toàn Nếu giá của vốn tăng thì cầu lao động tăng bởi nhà sản xuất đầu tư vào dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều lao động thay cho dây chuyền sử dụng nhiều vốn đã trở nên đắt tương đối hơn để thu được lợi nhuận tối đa. Nếu giá của vốn giảm thì cầu lao động giảm do nhà sản xuất chuyển sang đầu tư vào dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều vốn, ít lao động khi mà giá của lao động đã trở nên đắt hơn tương đối so với giá của vốn để thu được lợi nhuận tối đa. 3.1.6 Chế độ chính sách của Nhà nước Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất: giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện luật doanh nghiệp, luật đầu tư, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất,…thì sẽ làm tăng khối lượng đầu tư, sản xuất phát triển từ đó làm tăng cầu lao động, và ngược lại. Tùy điều kiện thực tế ở thời kỳ khác nhau mà Nhà nước có chính sách về phát triển kinh tế khác nhau. Trước đây, khi nước ta còn thiếu lương thực trầm trọng thì hướng ưu tiên phát triển là nông nghiệp, vì thế dân số đa số làm nông nghiệp, chiếm đến hơn 90% dân số. Sau khi tình trạng lương thực đã có thể kiểm soát và cho đến nay thì nước ta là nước chiếm vị thế cao trên thế giới về xuất khẩu các mặt hàng nông sản phẩm thì Nhà nước đề ra các chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển vì thế mà hiện nay cầu lao động trong ngành phi nông nghiệp ngày càng lớn. 3.1.7 Chính sách tạo việc làm Khi Nhà nước chú trọng đến chính sách tạo việc làm, phát triển các chính sách tạo việc làm đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế thì sẽ làm cho cầu lao động tăng cả về số lượng và chất lượng. Các chính sách tạo việc làm cần được nghiên cứu phát triển trên tầm vĩ mô, có chiến lược lâu dài, không nên chỉ để giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt. Khi các chính sách tạo việc làm chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại tức là cầu lao động trên thị trường về ngành nghề nào thì gấp rút đào tạo ra thật nhiều lao động ngành đó, không có các chương trình hướng nghiệp để nâng cao ý thức của người lao động trong chọn nghề học cho mình dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt mà sau đào tạo người lao động không có chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng giảng dạy để người lao động có thể dễ tiếp cận với công việc hơn khi đi làm. 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cầu lao động 3.2.1 Hệ thống giáo dục đào tạo Hệ thống giáo dục đào tạo phát triển về cơ sở vật chất đào tạo, chất lượng giảng dạy, chương trình học phù hợp với thực tế công việc,… từ đó sẽ làm cho đội ngũ lao động có chất lượng cao, làm tốt công việc sau khi đã được đào tạo. Như thế sẽ tác động đến thị trường lao động một cách tích cực, làm cho cầu lao động có trình độ được đáp ứng, tăng cầu lao động có trình độ cao trên thị trường. Ngược lại, nếu nội dung đào tạo xa rời thực tế, chương trình học nặng về lý thuyết, người học được đào tạo dưới môi trường giáo dục không được đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho học tâp,… thì như thế nhất định sẽ không thể có một đội ngũ cung lao động có chất lượng cao, từ đó sẽ kéo theo cầu lao động về lao động có trình độ cao cũng sẽ thiếu hụt trầm trọng. 3.2.2 Tiền lương Khi tiền lương tăng làm cho nhà sản xuất sử dụng lao động có năng suất cao hơn, có trình độ cao hơn, .…từ đó dẫn đến cầu lao động có chất lượng cao hơn. Khi tiền lương thấp, tiền lương trở nên rẻ một cách tương đối so với các đầu vào khác thì nhà sản xuất có xu hướng muốn sử dụng nhiều lao động hơn, điều đó cũng kéo chất lượng cầu lao động xuống thấp hơn. 3.2.3 Tính chất công việc Đối với những công việc đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ cao như: ngân hàng-tài chính, chứng khoán, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,…thì cầu lao động là những lao động có chất lượng cao. Đối với những ngành nghề chỉ cần những lao động phổ thông có thể làm được như: bán hàng, bảo vệ, tạp vụ,…thì cầu lao động có chất lượng thấp. 3.2.4 Chất lượng cung lao động Khi chất lượng cung lao động thấp thì cầu lao động có trình độ cao sẽ không được đáp ứng, nền sản xuất tiên tiến không phát triển, dẫn đễn sản xuất lạc hậu, trì trệ, không theo kịp sự phát triển của các nên sản xuất tiên tiến, nền kinh tế kém phát triển từ đó sẽ làm cho cầu lao động giảm xuống ngay cả với lao động phổ thông. Khi chất lượng cung lao động cao đáp ứng được cầu lao động cho nền sản xuất tiên tiến, làm cho nền sản xuất phát triển, từ đó có tác động tích cực ngược trở lại làm cho cầu lao động tăng lên. 4. Kích cầu lao động 4.1 Khái niệm kích cầu lao động Kích cầu lao động bao gồm các giải pháp kích cầu bao gồm tất cả các biện pháp nhằm tăng việc làm trong nền kinh tế. 4.2 Tại sao phải kích cầu lao động Hiện nay số người tham gia vào lực lượng lao động ngày càng đông, tại thời điểm điều tra (1.7.2005), lực lượng lao động (lực lượng lao động) của cả nước là gần 45 triệu người, tăng 2,6% so với một năm trước, chỉ tiêu năm 2007 mà Bộ LĐ-TB&XH đề ra là tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, đó là một sức ép đối với không chỉ nhà nước mà còn với toàn xã hội, bởi nếu không giải quyết việc làm cho người lao động sẽ làm tăng số người phụ thuộc vào những người đang làm việc, làm giảm thu nhập bình quân đầu người, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của xã hội, mà nghiêm trọng hơn là làm gia tăng tệ nạn xã hội, đe dọa cuộc sống của người dân, nền an ninh quốc gia bị đe dọa. Nhưng vấn đề sẽ được giải quyết khi cầu lao động tăng, các ngành, các doanh nghiệp gia tăng việc tuyển lao động. Tức là để giải quyết vấn đề trên là cần phải kích cầu lao động. Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động nhưng thực tế cầu lao động hiện nay vẫn chưa tương xứng với tình hình sản xuất của nền kinh tế, sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân vì thế rất cấn thiết phải nghiên cứu các giải pháp kích cầu để tránh lãng phí những nguồn lực hiện có. Trong chế độ xã hội của chúng ta hiện nay mục tiêu lớn nhất là đảm bào cuộc sống cho người dân không chỉ đầy đủ mà ngày càng tốt đẹp hơn, chính vì thế giải quyết việc làm cho người lao động là đặc biệt quan trọng, muốn vậy cần phải nghiên cứu các giải pháp kích cầu. 4.3 Ý nghĩa: Giải quyết bài toán về kích cầu lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với sự phát triển của xã hội nói chung mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người lao động. Cầu lao động tăng tức là người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn, khi họ có việc làm thì cuộc sống mới ổn định, xã hội mới phát triển. Khi cầu lao động tăng tức là sản xuất sẽ phát triển hơn, nền kinh tế phát triển hơn. Kích cầu lao động sẽ làm cho các nguồn lực phát triển hiệu quả hơn. 4.4 Giải pháp kích cầu 4.4.1 Nhóm giải pháp tăng số lượng cầu lao động 4.4.1.1 Hệ thống chính sách, luật pháp Nhà nước tăng cường công tác hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển. Dần dần xóa bỏ những rào cản về thuế quan, luật bảo hộ, rào cản chính trị,phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...để các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng phát triển từ đó làm tăng cầu lao động. 4.4.1.2 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mô hình sản xuất rất phù hợp ở nước ta vì với quy mô vốn đầu tư nhỏ lại sử dụng nhiều lao động (là yếu tố đầu vào rẻ tương đối). 4.4.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước và địa phương phối hợp cùng giải quyết trong vấn đề giải phóng mặt bằng, xây dựng đường xá, điện, nước,…phát triển các điều kiện khác để thu hút ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, sản xuất. 4.3.1.4 Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Tăng cường các hoạt động để cung-cầu lao động có thể gặp nhau và không chỉ dừng lại ở những thông tin về thị trường lao động trong nước mà cần phải mở rộng thông tin sang thị trường nước ngoài. 4.3.2 Nhóm giải pháp kích cầu lao động về chất lượng 4.3.2.1 Nâng cao chất lượng giáo dục Hệ thống giáo dục nâng cao về chất lượng giảng dạy, giảng dạy với những nội dung thiên về thực hành nhiều hơn, mở rộng các hình thức giáo dục để người lao động có nhiều cơ hội hơn nâng cao kiến thức của mình,…Các giải pháp đó sẽ tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng cao dẫn đến cầu lao động có chất lượng cao cũng sẽ tăng lên. 4.3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp dịch vụ sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động có trình độ cao, đã qua đào tạo. Hiện nay, những ngành nghề mới đang phát triển và thu hút khối lượng lớn lao động có trình độ cao. Chương II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU LAO ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở VIỆT NAM Cung lao động ở nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2006 lực lượng lao động cả nước là 45.277 nghìn người, tăng gần 2% so với năm 2005; phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị (nông thôn chiếm 75,03%, thành thị là 24,97%), tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (22,11%), Đồng bằng sông Cửu Long (21,37%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (3,15%). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 42.656 nghìn người, chiếm 94,2% tổng lực lượng lao động. Lao động trẻ, nhóm tuổi 15-34 là 20.582 nghìn, chiếm 45,46%; nhóm trung niên từ 35-54 tuổi chiếm 46,36% và nhóm cao tuổi trên 55 tuổi chiếm 8,18%.Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm, năm 2006 tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên là 31.9%, tăng 6,6% so với năm 2005.Tính đến quý I năm 2007, cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn trong độ tuổi từ 16 – 30 (chiếm trên 74% tổng số thanh niên và 50% lực lượng lao động trong nông nghiệp). Số thanh niên đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ cao, chỉ tính riêng số đoàn viên thanh niên đi làm ăn xa đã chiếm tỷ lệ 20 – 30% (trong đó số đi lao động thường xuyên là 20 – 25%, số đi lao động thời vụ lúc nông nhàn là 30 – 40%). 1.Cầu lao động về mặt số lượng Bảng 1 Thống kê số lượng cầu lao động giai đoạn 1996-2003 (Đơn vị tính: nghìn người) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng cầu lao động 35385 35602 36954 38119 37367 39000 40162 41175 42315 43452 Theo bảng số liệu trên đây, cầu lao động tăng qua các năm, năm 2005 cầu lao động tăng 22,8% so với năm 1996 1.1.Cầu lao động theo vùng 1.1.1.Kết quả Bảng2: thống kê số lượng cầu lao động theo khu vực kinh tế Khu vực 1996 2001 2003 Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối ĐBSH 20,89 7099 22,62 8525 22,38 8862 Đông bắc 16,73 5687 12,38 4668 12,18 4822 Tây bắc 3,01 1023 3,04 1147 3,22 1275 Bắc trung bộ 12,53 4258 12,34 4651 12,20 4831 Duyên hải NTB 8.66 2943 8,51 3207 8,21 3251 Tây nguyên 3,36 1145 5,44 2051 5,41 2144 Đông nam bộ 15,24 5179 14,60 5504 15,06 5963 ĐBSCL 21,01 7141 21.02 7921 21,30 8433 Tổng 100 35385 100 39000 100 41175 Theo bảng số liệu trên thì cầu lao động ở khu vực ĐBSH là lớn nhất sau đó là ĐBSCL ( riêng năm 1996 cầu lao động khu vực ĐBSCL cao hơn ĐBSH ). Cầu lao động ở khu vực Tây Bắc là thấp nhấp rồi đến Tây Nguyên. Từ năm 1996-2003 cầu lao động tăng ở hầu hết các khu vực, riêng chỉ có khu vực ĐB là giảm từ 5687 nghìn người(1996) xuống còn 4668 nghìn người(2001), sau đó nhích lên 4831 nghìn người(2003). Tỉ lệ tăng cầu lao động ở khu vực ĐBSH là lớn nhất, sau đó đến ĐBSCL 1.1.2.Hạn chế Cầu lao động tăng nhưng không đồng đều giữa các khu vực, tốc độ tăng còn chậm. 1.1.3.Nguyên nhân Do một số vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế nên có lượng cầu lao động lớn. Một số khu vực có điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên kém thuận lợi hơn ít được đầu tư phát triển sản do đó cầu lao động thấp hơn. 1.2.Cầu lao động theo khu vực 1.2.1.Kết quả Bảng 3: Bảng thống kê cầu lao động theo khu vực thành thị nông thôn trong giai đoạn 1996-2005 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Đơn vị nghìn người Cả nước 35385 35602 36954 38119 37367 39000 40162 41175 42315 43452 TT 6776 7500 7790 8104 8293 8800 9291 9594 10004 10489 NT 28609 28102 29164 30015 30074 30200 30871 31581 32311 32963 Đơn vị % Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 TT 19,15 21,07 21,08 21,26 21,61 22,57 23,13 23,30 23,64 24,13 NT 80,85 78,93 72,92 78,74 78,39 77,43 77,87 76,70 76,36 75,87 Theo bảng số liệu trên ta thấy cầu lao động của cả nước ở khu vực thành thị có xu hướng tăng (từ 19,15% năm 1996 lên 24,13% năm 2005), cầu lao động ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm (từ 80,85% năm 1996 xuống 75,87% năm 2006), nhưng cầu lao động ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong nền kinh tế, năm 2005 cầu lao động ở khu vực nông thôn gấp hơn 3 lần cầu lao động ở khu vực thành thị. Sự di chuyển lao động đang gia tăng, từ nông thôn ra thành thị, vào các khu đô thị, các tỉnh, thành phố do quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ kích thích sự di chuyển lao động ngày càng tăng kể cả trong nước và ngoài nước... 1.2.2.Hạn chế Tuy cầu lao động có chuyển dịch theo hướng tiến bộ ( giảm tỉ trọng cầu lao động ở khu vực nông thôn tăng tỉ trọng cầu lao động ở khu vực thành thị ) nhưng tốc độ chuyển dịch của cầu còn chậm 1.2.3.Nguyên nhân Do dân số nước ta đa phần ở nông thôn nên tỉ trọng dân số làm nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Mặt khác do người lao động ở nông thôn ít có cơ hội học tập nâng cao kiến thức trình độ, vì thế mà khi các khu công nghiệp mở ra ngay ở nôgn thôn thì họ cũng không đáp ứng được yêu cầu của công việc. 1.3.Cầu lao động theo ngành 1.3.1 Kết quả: Cầu lao động theo cơ cấu ngành nghề ngày cảng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ: giảm lao động trong khu vực nông nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 4: Bảng số người đủ 15 tuổi trở lên làm việc thường xuyên theo nhóm ngành Các tiêu chí 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nông, lâm, ngư nghiệp 23431 22589 23018 22861 22670 22813 23835 Xây dựng, công nghiệp 3698 4170 4049 4435 4744 5428 5942 Dịch vụ 6849 7593 7734 8382 8791 8426 9509 Tổng số 33978 34352 34801 35679 36205 37677 39286 Tính đến thời điểm 1-7-2006 cơ cấu lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 56,7%, công nghiệp và xây dựng là 17,9%, khu vực dịch vụ 24,4%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 5,15%, giảm 0,16% so với năm 2005.  Hiện nay, chưa đáp ứng được cầu lao động trong các ngành đòi hỏi lao động có trình độ cao ví dụ như: công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, quản lý, kỹ thuật ứng dụng, tiếp thị…Nhân lực cao cấp hiện nay tại Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 30%-40% nhu cầu của doanh nghiệp. Theo thông số nhân lực trực tuyến của VietNamwork chỉ số cầu lao động tăng đều mỗi quý, bình quân hơn 100%, điều này càng làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu nguồn nhân lực cao cấp. Tình trạng thiếu nhân lực được thể hiện rõ nét qua việc các doanh nghiệp chạy đua tuyển dụng đẩy lương trên thị trường tăng bình quân 20% . 1.3.2 Hạn chế: Cầu lao động còn bộc phát, không mang tính dài hạn, chuyển dịch cầu lao động theo ngành công nghiệp và dịch vụ còn chậm, chưa đồng bộ. Lao động trong ngành nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao. 1.3.3 Nguyên nhân Những nguyên nhân chủ quan là nước ta là nước nông nghiệp nên lao động nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao, mặt khác nước ta sau thời gian dài chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế lâm vào tình trạng kiệt quệ vì thế cần có thời gian để khắc phục những tàn dư của chiến tranh để lại sau đó mới có thể phát triển nền kinh tế.Bên cạnh đó còn là nguyên nhân chủ quan, do thời kỳ đầu xây dựng nền kinh tế đã tồn tại nền kinh tế quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển nền kinh tế trong suốt mấy chục năm. Nền kinh tế nước ta vẫn chụi sự điều tiết rất lớn của Nhà nước, nền kinh tế chưa được tự do phát triển mà phát triển theo định hướng của Nhà nước.Đối với các ngành đòi hỏi trình độ lao động cao thì chất lượng cung lao động thấp chưa đáp ứng được cầu lao động có chất lượng cao. 1.4.Cầu lao động theo thành phần kinh tế 1.4.1.Kết quả Bảng 5: Bảng thống kê số lượng cầu lao động theo thành phần kinh tế giai đoạn 1996-2003 (Đơn vị tính: nghìn người) Năm 1996 2002 2003 Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối KVNN 8,75 3096 10,17 4084 10,36 4266 KV ngoài NN 91,25 32289 88,72 35632 88,30 36358 KVcó vốn đầu tư nước ngoài 0,00 0 1,11 446 1,34 552 Tổng 100 35385 100 40162 100 41175 Theo bảng số liệu trên, xét về số tuyệt đối cầu lao động ở tất cả các thành phần kinh tế đều tăng, trong đó cầu lao động ở khu vực ngoài Nhà nước tăng nhiều nhất (4069 nghìn người). Xét về số tương đối, cầu lao động khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhưng khu vực tư nhân có xu hướng giảm. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp có đăng ký đang hoạt động của cả nước năm 2003, 2004 và năm 2005 tương ứng là 72.012, 91.755 và 113.352 doanh nghiệp, đã thu hút 5.175 nghìn lao động (năm 2003), 5.770 nghìn (năm 2004) và 6.243 nghìn (năm 2005) vào làm việc; ước tính tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đến cuối năm 2006 là 234.000 doanh nghiệp. Ngoài ra, với khoảng 2 nghìn làng nghề, 110 nghìn trang trại, 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ đã thu hút khoảng 15 triệu lao động vào làm việc, trong đó có hơn 5 triệu làm theo hợp đồng, đưa tổng số lao động làm công ăn lương lên trên 13 triệu (trong đó khoảng gần 2 triệu làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp), chiếm khoảng 30% lao động xã hội. Cầu lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng gia tăng, đưa tổng số lao động làm công ăn lương lên trên 13 triệu (trong đó khoảng gần 2 triệu làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp), chiếm khoảng 30% lao động xã hội. Cầu lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng gia tăng, gần đây. Năm 2006, 78 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 400.000 người, hàng năm chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ USD, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội. 1.4.2 Hạn chế Cầu lao động khu vực Nhà nước có xu hướng thể hiện bộ máy quản lý cồng kềnh, nền kinh tế kém sự linh hoạt, làm giảm tốc độ phát triển của nên kinh tế. 1.4.3 Nguyên nhân Do Nhà nước muốn nhấn mạnh vai trò quản lý nền kinh tế nên mở rộng các doanh nghiệp Nhà nước cả về quy mô số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó luật doanh nghiệp trong thời gian này còn nhiều hạn chế cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. 1.5.Cầu lao động theo giới 1.5.1.Kết quả Bảng 6: Bảng cầu lao động theo giới tính giai đoạn 1996-2005 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Đơn vị nghìn người Cả nước 35385 35602 36954 38119 37367 39000 40162 41175 42315 43452 Nam 17391 17598 18374 19006 18780 19710 20298 20987 21062 22273 Nữ 17994 18004 18580 18625 18777 19290 19864 20188 20713 21179 Đơn vị % Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nam 49,15 49,43 49,72 49,86 50,26 50,51 50,74 50,97 51,05 51,26 Nữ 50,58 50,57 50,28 50,14 49,74 49,49 49,26 40,03 48,47 48,74 Theo bảng trên ta thấy, giữa cầu lao động nữ và cầu lao động nam tương đối đều. Cầu lao động nam trong giai đoạn 1996-1999 ít hơn cầu lao động nữ, trong giai đoạn 2000-2005 cầu lao động nữ ít hơn cầu lao động nam. Xét về mặt số tương đối cầu lao động tăng qua các năm đối với cả lao động nữ và lao động nam. 1.5.2.Hạn chế Cầu lao động tuy tăng nhưng còn tăng chậm. 1.5.3.Nguyên nhân Do đời sống ngày càng tăng nên lao động nữ ở nhà chăm sóc gia đình không tham gia vào lực lượng lao động cũng ít hơn, đồng thời công việc đòi hỏi phải chụi áp lực, tinh thần trách nhiệm cao ngày càng lớn dẫn đến cầu lao động nữ giảm, cầu lao động nam tăng. 2. Cầu lao động về chất lượng Bảng 7: Bảng cầu lao động theo trình độ giáo dục đào tạo 1996-2005 Năm Tổng Không đi học Trước tiểu học Tiểu học THCS THPT THCN ĐH,CĐ trở lên Đơn vị :Nghìn người 1996 35385 1824 6010 7472 3514 7531 3202 830 1999 38119 1631 7020 10905 11606 4075 1593 1288 2003 41175 1803 6536 12854 12096 4406 1674 1805 2004 42315 1889 5894 12525 13403 4729 1789 2083 2005 43452 1771 5723 12596 13985 5034 2057 2293 Đơn vị:% 1996 100 5,16 16,98 21,12 24,06 21,28 9,05 2,35 1999 100 4,28 18,42 28,61 30,45 10,69 4,18 3,88 2003 100 4,38 15,87 31,22 29,38 10,70 4,07 4,38 2004 100 4,46 13,93 29,60 31,68 11,18 4,23 4,92 2005 100 4,08 13,17 28,99 32,18 11,56 4,74 5,28 Qua bảng số liệu thấy rằng lao động qua đào tạo tăng qua các năm. Riêng năm 1996 thì trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp có cầu lớn nhất nhưng năm 1999 thì giảm đột ngột, các năm sau đó lại tăng trở lại nhưng chưa đạt mức năm 1996. Nguyên nhân của tình trạng trên là do lao động nước ta đa số là lao động nông thôn làm nghề nông nghiệp nên không đòi hỏi trình độ cao, nhưng sang những năm gần đây người lao động có trì._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36099.doc
Tài liệu liên quan