Chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Marketing)

MỞ ĐẦU Sau gần 5 tuần thực tập tại chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam - trụ sở chính tại 117A – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy - Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú, các anh và các chị ở Phòng Tổng hợp và sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Báo cáo này khái quát chung về chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam và tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của chi nhánh.

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Marketing), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đó, phần nghiên cứu quan trọng nhất là phần nghiên cứu riêng về các hoạt động Marketing của chi nhánh. Báo cáo được chia làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phần II: Tình hình hoạt động của chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phần III: Tình hình hoạt động Marketing của chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Do kiên thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong báo cáo này, em rất mong nhận được góp ý của thầy giáo và các anh chị Phòng Tổng hợp để hoàn thiện hơn bài báo cáo. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam – VietinBank và chi nhánh Nam Thăng Long I.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Giai đoạn đầu (07/1988 - 1990) Thể theo quyết định số 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh, tháng 7 năm 1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) - Incombank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách từ 1 bộ phận của NHNN. Giai đoạn 2 (1991-1996) Tháng 10 /1990 Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực thi hành đánh dấu bước phân định rõ chức năng của NHNN và Ngân hàng Kinh doanh, ngày 14/11/1990, Chủ tịch HĐBT đã ký Quyết định số 402/QĐ thành lập lại NHCTVN, khẳng định NHCTVN là một Ngân hàng Thương mại có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập. Giai đoạn 3 (từ tháng 09/1996 đến nay) NHCTVN được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Tháng 10/1998, Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực thi hành. Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành của NHCTVN không thay đổi. Từ năm 2001, NHCTVN tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại NHCTVN được chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trong khu vực quốc tế. Tiếp đó, ngày 27/02/2001, theo quyết định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam, thành lập chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh NHCT Ba Đình và chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/3/2001. Ngày mới thành lập tổng vốn huy động của chi nhánh là 128 tỷ VNĐ, trong đó tổng dư nợ tín dụng là 250 tỷ VNĐ. Năm 2008, NHCT Việt Nam thay đổi tên gọi thương mại từ Incombank thành Vietinbank, chính thức vào ngày 15/4/2008 (do trùng tên với một NHTM của Đức) để tiện cho việc giao dịch kinh doanh trên thị trường quốc tế. Theo đó, ngày 03/04/2008, Căn cứ Quyết định số 120/HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về thay đổi tên gọi của chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy thành Ngân hàng công thương- Chi nhánh Nam Thăng Long. chính thức được thi hành từ ngày 15/4/2008. Có sự thay đổi tên gọi của chi nhánh là do nhận định của Ban Lãnh Đạo, theo định hướng phát triển mới của chi nhánh, do vị trí địa lý, xu hướng phát triển tất yếu… I.1.2. Tầm nhìn Xây dựng NHTMCP CTVN thành Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng với 2 trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới. I.1.3. Phương châm Thực hiện theo phương châm chung của NHCT Việt Nam “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại” và phương châm riêng của chi nhánh “Tất cả vì sự thành đạt của khách hàng và vì sự phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam”, NHCT - chi nhánh Nam Thăng Long đã nỗ lực khắc phục khó khăn, không ngừng hoàn thiện, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH. Trong quá trình hoạt động để đứng vững trên thị trường, chi nhánh luôn bám sát định hướng của ngành, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh công tác tổ chức, bố trí bộ máy hợp lý, phù hợp với các mục tiêu kinh doanh trong các giai đoạn khác nhau. I.1.4. Một số thành tựu nổi bật của chi nhánh Tuy tuổi đời còn non trẻ, lại nằm trên địa bàn một quận mới của Hà Nội, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chưa cao nhưng qua hơn 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, chi nhánh NHCT VN Nam Thăng Long đã tự hào góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế địa phương. Tính đến năm 2008, Chi nhánh đã mở được 7 điểm giao dịch, 5 quỹ tiết kiệm gồm: QTK số 28, 75, 76, 78, 79 và 4 Phòng giao dịch gồm: Xuân Đỉnh, Thăng Long, Mỹ Đình, Hà Thành. Cũng như NHCT, chi nhánh có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đến cuối tháng 6/2008, nguồn vốn của VietinBank Nam Thăng Long đạt trên 2.315 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu kinh doanh của khách hàng, đạt 55% kế hoạch lợi nhuận được, và đến cuối năm 2008 đã hoàn thành vượt mức 15% kế hoạch lợi nhuận đạt được. Ngoài ra, chi nhánh còn nhận được 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ Thi đua của Thống đốc NHNN và rất nhiều bằng khen của Thống đốc và các bộ, ban, ngành v.v. Đồng thời trong năm 2008, chi nhánh cùng với Ngân hàng Công thương đạt Giải thưởng “Sao vàng Thủ đô 2008” trao cho sản phẩm thẻ E-Partner; Cup vàng “Thương hiệu - Nhãn hiệu” lần III; Giải thưởng “Cúp Vàng ISO lần thứ IV – 2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế” - International Star Award (ISAQ) tại Thụy Sỹ - NHCT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được nhận vinh dự này. I.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Chi nhánh Nam Thăng Long là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN có 01 trụ sở chính tại 117A – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy. Bộ máy hoạt động gồm Ban giám đốc và 12 phòng ban chức năng. I.2.1. Cơ cấu tổ chức I.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành Bộ máy quản lý chi nhánh được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc, có trách nhiệm định hướng thực hiện và chỉ đạo điều hành sâu sát đến từng mảng nghiệp vụ, các phòng ban chức năng. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) I.2.1.2. Cơ cấu tổ chức các bộ phận – phòng ban Nhiệm vụ các phòng ban được phân định rõ ràng, có chức năng riêng, tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề. Được chia làm các khối hoạt động sau: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của chi nhánh (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) Hiện tại, cơ cấu của chi nhánh đã có một số thay đổi nhỏ để phù hợp với đòi hỏi của môi trường kinh doanh và điều kiện của chi nhánh: Phòng thanh toán xuất nhập khẩu đã nhập vào phòng khách hàng lớn Phòng nợ có vấn đề nhập vào phòng quản lý rủi ro. Khối quản lý rủi ro có thêm phòng kiểm soát. I.2.2. Chức năng - nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh I.2.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Nhiệm vụ: thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn phù hợp với quy định của NHNNvà NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. I.2.2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Nhiệm vụ: thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy đông vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với quy định của NHNN và NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. I.2.2.3. Phòng khách hàng cá nhân Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Nhiệm vụ: thực hiện quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là các cá nhân phù kợp với quy định của NHNN và NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. I.2.2.4. Phòng quản lý rủi ro Chức năng: có nghiệp vụ tham mưu giám đốc chi nhánh về công tác đánh giá và quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT VN. Nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm ban hành các chính sách quy định về quản lý và kiểm soát, quy trình giám sát thực hiện các chức năng quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp trong hệ thống chi nhánh, quản lý thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm tuân thủ giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định kế hoạch, dự án, phương án đề nghi cấp tín dụng. Xác định đo lường và báo cáo về rủi ro thị trường,tác nghiệp,tín dụng, đồng thời cung cấp các thông tin nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống chi nhánh. I.2.2.5. Phòng quản lý nợ có vấn đề Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý các khoản nợ có vấn đề. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khỏan nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu) trong hệ thống chi nhánh. Quản lý, khai thác vá xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ gốc đã được xử lý rủi ro. I.2.2.6. Phòng kế toán Chức năng: là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Nhiệm vụ: Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, thực hiện kế hoạch tài chính và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tài chính của NHCTVN, theo đúng quy định của NHNN, pháp luật và quy chế quản lý tài chính của NHCTVN. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến ghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch máy móc, quản lý quỹ tiền mặt tới từng giao dịch viên theo các qui định của NN và NHCT VN. Thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm NH. I.2.2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý an toàn kho quỹ, quỹ tiền mặt theo qui định của NHNN và NHCT VN. Nhiệm vụ: ứng và thu tiền cho các quỹ thực hiện, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy. Chịu trách nhiệm về việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối nhu cầu thu, chi tiền mặt lớn (VNĐ và ngoại tệ) trong toàn hệ thống chi nhánh. Quản lý kho quỹ theo quy định của NHNN đảm bảo an toàn các tài sản bằng tiền và các tài sản giá trị khác trong quá trình bảo quản, giao nhận và vận chuyển. I.2.2.8. Phòng tổ chính hành chính Chức năng: có nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của NN và qui định của NHCT. Nhiệm vụ: thực hiện tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, lo hậu cần tài chính cho chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phân vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an toàn an ninh chi nhánh. I.2.2.9. Phòng thông tin điện toán Chức năng: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Nhiệm vụ: bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mang, máy tính của chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phương thức quản lý các thông tin điện toán. I.2.2.10. Phòng tổng hợp Chức năng: tham mưa cho ban giám đốc trong việc dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh và dự đoán tình hình kinh doanh. Nhiệm vụ: làm đầu mối phát hành thẻ của chi nhánh. Làm đầu mối tổng hợp các báo cáo theo qui định của NHNN và NHCT VN. Làm thường trực thi đua của chi nhánh và đầu mối triển khai các đề tài khoa học. Thực hiện công tác huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp. I.2.2.11. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, NHNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHCTVN và phù hợp với thông lệ quốc tế. I.2.2.12. Phòng Kiểm soát (thuộc NHCT) Trực thuộc Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, hoạt động theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ” do NHCTVN ban hành. I.3. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm-dịch vụ của chi nhánh I.3.1. Lĩnh vực huy động vốn Thứ nhất, nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư… Biểu đồ 1: Nguồn vốn huy động năm 2007 Từ khu vực dân cư Từ các tổ chức kinh tế Từ tổ chức tài chính Thứ hai, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ... Gửi một nơi, lĩnh tiền nhiều nơi… Thứ ba: dịch vụ tài khoản. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... Đến 31/12/2007, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2,538,186 triệuVNĐ tăng bằng 19.8 lần năm 2001 chiếm thị phần 14,5% ngành ngân hàng quận Cầu Giấy, tăng 743,292 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 41.4% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 870,245 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34.286%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 20% so với 2006. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp đạt 971,461 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38.274%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 14.5% so với 2006. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng 27.5%/tổng nguồn vốn huy động. I.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Thứ nhất, cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Tính đến 31/12/2007 dư nợ nền kinh tế đạt số dư 487,591 triệu VNĐ tăng 3.8 lần so với 2001 chiếm tỷ trọng 99.7%/tổng cho vay và đầu tư, giảm 18.989% so với năm 2006, chiếm 21% thị trường tín dụng đầu tư của quận Cầu Giấy. (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế Nông nghiệp và ngành khác 6% Xây dựng giao thông 19% Công nghiệp 31% Thương mại và Dịch vụ 44% Thứ hai, cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ trong tổng dư nợ tăng dần, được duy trì ở mức độ ổn định hợp lý. Năm 2001: chiếm tỷ lệ 32.45%/tổng dư nợ. Năm 2007: chiếm tỷ lệ 63.327%/tổng dư nợ. - Tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh: bình quân luôn chiếm từ 40% - 47%/tổng dư nợ. Năm 2001: 25%/tổng dư nợ, 2007:36%/tổng dư nợ. - Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm được nâng cao: chiếm 95.2%/dư nợ cho vay. Thứ ba, tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Thứ tư, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. Thứ năm, cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Thứ sáu, hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Thứ bảy: bảo lãnh và phát hành L/C, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán, tiền tạm ứng. I.3.3. Lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Thứ nhất: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu: thông báo L/C, xác nhận và chiết khấu L/C, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Tháng 6/2008, doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 127 triệu USD, cao hơn 10,7% năm 2006. Chi nhánh đã mở trên 31 L/C với giá trị 2.3 triệu USD. Doanh số thanh toán chuyển tiền 421 món với giá trị 13 triệu USD. Thứ hai, nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection): Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Hệ thống thanh toán chi nhánh năm 2007 có doanh số thanh toán VNĐ nội bộ đạt 327 giao dịch với tổng số tiền 7,525 tỷ tăng 16% so với năm 2006. Hệ thống thanh toán song phương với các định chế tài chính khác thực hiện 4700 giao dịch với doanh số 1,213 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2006, thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện 78014 giao dịch với doanh số 5632 tỷ đồng tăng 116% so với năm 2006. Thứ ba, chuyển tiền nhanh Western Union, Thứ tư, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. I.3.4. Lĩnh vực thanh toán Thứ nhất: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền điện tử trong nước và quốc tế. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Thứ hai: Quản lý vốn, tài khoản. Đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán. Thứ ba, chi trả Kiều hối: 7 điểm giao dịch và 2 phòng giao dịch của chi nhánh thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, giữ được thị phần hơn 10% dịch vụ kiều hối chính thức. NHCTVN đã ký thêm hợp đồng chuyển tiền kiều hối với các ngân hàng ở Mỹ, Đức, Nga... nhắm thu hút kiều hối toàn cầu về Việt Nam. Phát hành 98 món bảo lãnh, trị giá 94 tỷ VNĐ. Thứ tư, phục vụ các Dự án từ nguồn vốn ODA. I.3.5. Lĩnh vực tiền tệ kho quỹ Thứ nhất: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swa). Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ ... Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…). Thứ hai: Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản nhà nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của khách hàng. Đến 30/06/2008, đạt 1,908 tỷVNĐ tổng thu tiền mặt và 2,399 tỷVNĐ tổng chi, đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 46 món với giá trị là 169,322,000VNĐ và 300,000USD. I.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử Thứ nhất: Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…). Thứ hai: Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Chiếm 12% thị phần thẻ trong của quận, chi nhánh đứng thứ hai về lượng thẻ thanh toán cá nhân. Trong năm 2008, chi nhánh phát hành thêm 9300 thẻ ATM, gấp đôi lượng thẻ lưu hành cuối năm 2007, số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ bình quân 6 tỷ VNĐ, phát hành 49 thẻ tín dụng quốc tế, 13 cơ sở chấp nhận thẻ (tăng 11 đơn vị), 31 đơn vị trả lương qua thẻ vượt mức kế hoạch 4%. Tần suất giao dịch thẻ E-Partner là 22.000 giao dịch/1 máy ATM/năm; thẻ tín dụng quốc tế 670 giao dịch/1 máy ATM. Tiếp tục tăng tiện ích cho người sử dụng thẻ : dịch vụ nhắn tin thông báo số dư, thanh toán hoá đơn trực tuyến, thẻ dùng cho phụ nữ... đang tiến hành thử nghiệm kết nối vào hệ thống Banknet. Doanh số EDC là 448,880 USDvà 56 triệu VNĐ. I.3.7. Lĩnh vực hoạt động khác Thứ nhất: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Thứ hai: Tư vấn đầu tư và tài chính, Cho thuê tài chính. Thứ ba: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn lưu ký chứng khoán. Thứ tư: tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM II.1. Khái quát về thị trường và khách hàng Việt Nam với dân số trên 85 triệu dân, mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của cá nhân ngày càng mở rộng. Các ngân hàng cung cấp chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên Việt Nam được đánh giá là thị trường đang phát triển và mảnh đất dành cho các dịch vụ NH còn rất màu mỡ. Thị trường ngân hàng có sự phân hóa rõ nét giữa các khối ngân hàng. Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam vào năm 2007 (bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh). Giữa các nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển. Số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào 2 khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài càng khẳng định sức hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷ đồng bằng hơn 130% GDP 2007. Sự tăng trưởng hệ thống tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao. Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng trở nên quá nóng khi đạt tốc độ tăng 54% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm. Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA trung bình của toàn hệ thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Những nhận xét tổng quát: Hoạt động ngân hàng truyền thống có tiềm năng tăng trưởng ổn định: Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động giai đoạn 2002 -2007 bình quân đạt trên 35%/năm. Tỷ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP tăng nhanh tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với trung bình trong khu vực. Dự báo trong thời gian tới tốc độ tăng trưởng hoạt động này sẽ chậm lại nhưng vẫn ở mức cao gấp 2 lần so với tốc độ tăng GDP thực tế. Hoạt động ngân bán lẻ, ngân hàng đầu tư có tiềm năng tăng trưởng mạnh: Bởi những yếu tố sau: mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân tại Việt Nam thấp; thị trường vốn chưa phát triển đầy đủ; nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngành có mức độ cạnh tranh cao, đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ gia tăng mạnh: Áp lực cạnh tranh giữa khối Ngân hàng TMQD và khối Ngân hàng TMCP, giữa khối Ngân hàng trong nước và khối Ngân hàng nước ngoài đang tăng lên mạnh mẽ và đã có sự chuyển dịch thị phần khá nhanh giữa các khối trong thời gian gần đây, ví như: đến cuối tháng 6/2008, so với cuối năm 2007, thị phần tín dụng của các NHTM trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn với mạng lưới hoạt động rộng lớn, khoảng trên 80% (trong đó khối NHTMCP chiếm gần 30% chưa tính NHTMCP Ngoại thương), con số còn lại là của khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, thị phần trước kia của VietinBank là 20% đến nay sụt xuống chỉ còn 8%, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đạt tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ tương ứng khoảng 33% và gần 50% (mức tăng trung bình toàn hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 8% và gần 20%). Khối ngân hàng này chỉ chiếm 9,3% tổng dư nợ cho vay (cả VND và USD), nhưng chiếm tới 29,5%/tổng dư nợ cho vay bằng USD của toàn hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng này cũng đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động. Ngân hàng Standard Chartered vừa khai trương chi nhánh và dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày 1/7/2008. ANZ cũng xúc tiến thành lập thêm ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, theo kế hoạch đến cuối năm 2008, sẽ mở thêm ít nhất 4 phòng giao dịch, trong vài năm tới sẽ mở thêm một số chi nhánh nữa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) tại Việt Nam đã tuyên bố từ nay đến 2010 sẽ mở thêm nhiều chi nhánh trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng không đồng đều: Khối NHTMCP có hiệu quả hoạt động tốt hơn các NHTMQD và cao hơn mức trung bình trong khu vực. Khối NHTMQD có hiệu quả hoạt động thấp hơn tuy nhiên chất lượng tài sản đang được cải thiện đáng kể. Ngành ngân hàng hiện đang đối mặt với nhiều loại rủi ro: gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động đầu tư. Những rủi ro này đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới các Ngân hàng có quy mô nhỏ với cơ cấu tài sản nhiều rủi ro. Quan điểm đầu tư: Ngành ngân hàng hiện gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên xét về dài hạn ngành có tiềm năng tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, một số ngân hàng có quy mô lớn, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản tốt, có chiến lược phát triển rõ ràng đang có lợi thế bứt phá. Giá cổ phiếu của một số ngân hàng thuộc nhóm có tiềm năng phát triển hiện đã ở mức hợp lý cho mục đích đầu tư dài hạn. (Nguồn số liệu: SBV, Deutsche bank, BVS; VietNamNet.com.vn; Vietinbank.com.vn) II.2. Điều kiện nguồn lực của chi nhánh Những thành tựu đạt được(như nói ở phần I) đã góp phần rất lớn vào việc tạo dựng điều kiện nguồn lực vững chắc, dồi dào giúp chi nhánh vững bước trong tiến trình kinh doanh và phát triển. Bên cạnh đó, có thể kể đến các điều kiện khác về: Uy tín, thương hiệu: Được trực tiếp kế thừa những truyền thống tốt đẹp, danh tiếng lâu năm, uy tín với khách hàng, hệ thống mạng lưới rộng khắp, cơ sở hạ tầng hiện đại… của NHCT VN đã góp phần tạo môi trường làm việc và học tập tốt cho cán bộ chi nhánh, cũng như ấn tượng tốt cho khách hàng. Vấn đề thương hiệu được quan tâm chăm sóc, công tác xúc tiến tốt: quảng bá, quảng cáo, khuyến mại... Cả hệ thống NH luôn có ý thức giữ gìn và xây dựng, mang tới hình ảnh tốt đẹp tới khách hàng. Tài chính: Được thừa hưởng khả năng tài chính vững mạnh của NHCT VN. Tình hình kinh doanh tài chính của chi nhánh ổn định, tiến triển tốt. Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời, không để tiền đọng, không để khách hàng phải chời đợi. Công tác kế toán tài chính đã đảm bảo hạch toán kịp thời, chính xác, không gây ách tắc phiền hà cho khách hàng trong giao dịch. Số lượng khách hàng đến giao dịch và mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại chi nhánh đến nay trên 1500 tài khoản. Nhân lực: Hiện nay, với khoảng 165 cán bộ nhân viên -siêng năng, làm việc có trách nhiệm, chuyên môn hóa đạt hiệu quả cao- chi nhánh nhìn chung đã cố gắng tổ chức, bố trí bộ máy hợp lý, phù hợp với khả năng trình độ của cán bộ công nhân viên: bộ máy lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm và uy tín; luôn đảm bảo đủ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao cho hoạt động tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ . Lao động được chia thành 3 bộ phận chính: lao động quản lý, lao động chuyên môn, lao động giản đơn. Độ tuổi bình quân toàn hệ thống là 35.9 tuổi, tỷ lệ cán bộ dưới độ tuổi 30 là 45,25% đã được đào tạo cơ bản về tài chính ngân hàng, tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học đạt 78.45%, trong đó một số cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp. (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) II.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh II.3.1. Cơ cấu vốn Tương đối ổn định và cân bằng giữa hoạt động huy động và hoạt động cho vay vốn. Thể hiện hiệu quả đạt được trong nỗ lực điều chỉnh tạo sự cân đối giữa các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A/Phân theo cơ cấu tiền gửi Tổng nguồn vốn huy động 1,330,443 1,654,709 1,794,894 2,538,186 2,315,622 VNĐ 818,358 902,358 988,132 1,652,047 1,279,030 Không KH 124,154 103,458 95,934 196,137 103,833 Có KH dưới 12 tháng 386,406 525,612 452,655 904,002 594,582 Có KH trên 12 tháng 306,791 271,538 438,606 550,771 576,174 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 1,367 1,917 938 1,137 4,441 Ngoại tệ 512,085 752,184 806,762 886,139 1,036,592 Không KH 203,061 516,059 525,375 534,343 592,138 Có KH dưới 12 tháng 79,245 74,104 80,304 98,525 159,670 Có KH trên 12 tháng 223,140 159,455 201,015 248,062 281,468 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 6,640 2,567 68 5,209 3,316 (Nguồn: Phòng Tổng Hợp, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) Cơ cấu nguồn vốn huy động: có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 35%; lợi nhuận khả quan, trở thành chi nhánh “bán vốn” cho NHCT. Vốn huy động của dân cư tăng trưởng rất khả quan theo đường tuyến tính, năm 2008 đạt 916,948 triệu VNĐ( chiếm 75,63% tổng thu lãi), cao hơn 46,703 triệu VNĐ năm 2007, chuyển sang gửi kỳ phiếu, công cụ nợ giảm. Tuy nhiên, tiền gửi của doanh nghiệp và vay các TCTD, nguồn huy động VNĐ có giảm nhẹ vào năm 2008 do tình hình kinh tế khó khăn. Với nhiều hình thức thông qua nhiều kênh huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, nguồn vốn của chi nhánh đã tăng trưởng liên tục trong những năm qua, đặc biệt năm 2008, nguồn vốn ngoại tệ nhảy vọt (tăng 150,453 triệu VNĐ). Đối với tình hình sử dụng vốn: Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy sự biến đổi theo hình parabol ngược qua các năm, có xu hướng tăng trở lại vào năm 2008 (tăng lên 65,817 triệu VNĐ, chiếm 23,74% tổng thu lãi)cho thấy một dấu hiệu mới, một triển vọng đáng mừng. Cụ thể theo bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu sử dụng vốn của chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A/Phân theo cơ cấu cho vay Dư nợ đầu tư và cho vay 1,216,672 1,200,779 601,898 488,676 554,493 Dư nợ đầu tư 2,460 1,021 13 1,086 5,642 Dư nợ nền kinh tế 1,214,302 1,199,758 601,885 487,591 549,031 Trong đó: Cho vay ngắn hạn 878,292 755,557 277,244 178,360 191,096 VNĐ 730,403 554,720 190,383 123,684 174,452 Ngoại tệ 147,889 200,837 86,861 54,677 16,644 Cho vay trung hạn 70,122 64,383 42,920 43,176 60,299 VNĐ 67,744 62,769 41,887 42,261 60,299 Ngoại tệ 2,379 1,614 1,033 915 Cho vay dài hạn 265,888 379,817 281,721 266,053 297,634 VNĐ 173,593 129,425 18,248 7,966 61,650 Ngoại tệ 92,295 250,392 263,473 258,087 235,984 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5766.doc