Chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này có thể do các yếu tố vĩ mô đem lại nhưng đôi khi nó lại do chính bản thân doanh nghiệp tạo ra. Hầu hết các doanh nghiệp dù là kinh doanh ở thị trường quốc tế hay kinh doanh ở thị trường trong nước cũng đều đặt ra mục tiêu cho mình, đó có thể là một mục tiêu dài hạn hay chỉ là một mục tiêu trong một thời gian nhất định. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có doanh nghiệp đã hoạch định cho mình một chương trình hành động rất cụ thể và mang tính khoa học rất cao, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp không có một chiến lược thật sự rõ ràng họ hoạt động và đối phó với những thay đổi trên thị trường một cách hoàn toàn tự phát. Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạc định chiến lược, tuy nhiên để xây dựng được một chiến lược đúng là điều không đơn giản và thực hiện nó trong một môi trường kinh doanh đầy biến động còn là vấn đề khó khăn hơn nhiều. Toyota Việt Nam là một trong số 11 liên doanh ô tô tại Việt Nam, và tính cho đến thời điểm này họ là liên doanh luôn luôn dẫn đầu về doanh số bán và thị phần ô tô ở Việt Nam. Điều gì đã giúp họ có đựơc những thành công đó? Phải chăng thành công đó là do những chiến lược phát triển mà họ đưa ra ở thị trường Việt nam? Bài viết "Chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam”, sẽ nghiên cứu, tìm hiểu chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường việt nam, qua đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chiến lược này. Có được Đề án này là nhờ vào sự hướng dẫn rất tận tình của Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tê đã giúp em hoàn thành đề án này. Chương I: mô tả chiến lược Ngày 11 tháng 10 năm 2002 Toyota việt nam thông báo chiến lược tiếp tục phát triển của Toyota tại việt nam. Kể từ khi được thành lập năm 1995, Toyota tại Việt Nam đã đạt được những thành công mà chưa một cơ sở nào của Toyota trên thế giới có được. Toyota đã lần lược giới thiệu được 5 model xe, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cả về sản xuất và số xe bán là 45%/năm(trong giai đoạn1996- 2001), luôn ở vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô ở Việt Nam. Kể từ năm 2000, thị trường ô tô nói chung có những bước tăng trưởng rõ rệt. Nhờ đó mà Toyota Việt Nam đã mở rộng được sản xuất và tăng doanh số bán hàng. Với nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời với việc giảm chi phí sản xuất, Toyota đã đạt được mức kỷ lục 38 tháng liên tục doanh số bán hàng trong tháng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. “Toyota sẽ không thể thực hiện được điều này nếu không có những đóng góp nỗ lực tuyệt vời từ phía đội ngũ nhân viên giầu kinh nghiệm, lành nghề và đầy sáng tạo”, Ông Ono, Tổng Giám đốc TMV cho biết. “ Và với những thành công đã đạt được trong thời gian qua cũng như những kết quả chúng tôi mong muốn có được trong tương lai, Toyota xin thông báo các chương trình lớn chúng tôi sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu cho sự phát triển của Việt Nam và của nền công nghiệp ô tô cũng như để chứng tỏ thiện ý của chúng tôi đối với con nguời Việt Nam”. “Thông qua những hoạt động trênm chúng tôi muốn chia sẻ thành công với đất nước Viêt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và với khách hàng Toyota”, ông nói. Nội dung 4 chương trình mục tiêu trong chiến lược phát triển của Toyota tại Việt Nam là: 1. Là nhà sản xuất ô tô thực sự tại Việt Nam. 2. Dẫn đầu về phát triển hoạt động sản xuất phụ tùng tại Việt Nam 3. Tính đến cuối năm 2002 Toyota chiếm 28.5% thi phần ô tô việt nam mục tiêu mà công ty đặt ra là trong tương lai không xa sẽ nắm được 30% thi phần trên thị trường ô tô việt nam. 4. trở thành một công dân tốt. Để đạt được những mục tiêu đó Toyota đã thực hiện đông thời rất nhiều những biện pháp . TMV tái đầu tư vào cơ sở sản xuất với việc xây dựng nhà máy sản xuất thân xe chi tiết tại Mê Linh – Vĩnh Phúc vào ngày 22 tháng 3 năm 2002 và nhà máy này đã đi vào hoạt động vào ngày 7 tháng 3 năm 2003. Đây là dây chuyền sản xuất chi tiết thân xe đầu tiên tại Việt Nam- một dây chính của ngành công nghiệp ô tô. Với việc làm này TMV mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. TMV nhận thức được rằng ngành công nghiệp phụ tùng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nói chung. TMV đã có những bước đi ban đầu trong việc mời các nhà sản xuất phụ tùng vào Việt Nam với dự án Denso Việt Nam tháng 10/2001 và hội thảo xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại Nhật bản tháng 8/2002. Bên cạnh đó, TMV còn đẩy mạnh hoạt động nội địa hoá với việc tiếp tục đưa hai chi tiết là ắc qui và ống phanh vào danh sách nội địa hoá dự kiến vào năm 2003.  Tích cực cải tiến và giảm giá các sản phẩm, thiết lập một hệ thống phân phối rộng khắp ở tất cả các miền của tổ quốc . Đây là lần đầu tiên TMV thực hiện hoạt động này đáp ứng sự mong mỏi của khách hàng. Xuất phát từ thực tế ngành công nghiệp ô tô hiên đại không thể tách khỏi quy mô sản xuất lớn, TMV dự tính hoạt động này sẽ mở rộng thị trường để ngành công nghiệp ô tô có điều kiện phát triển. Quan tâm đến đời sống công nhân viên trong công ty, mở các chương trình đào tạo cán bộ cho công ty. Tham gia tích cực vào các hoạt xã hội để xây dựng hình ảnh của mình. Bên cạnh nhiều hoạt động đóng góp cho giáo dục, văn hoá, thể thao, TMV tiếp tục giới thiệu dự án môi trường mới trị giá $585,000 giai đoạn 2001-2002 gồm dự án phát triển sinh học trị giá $475,000 và một chương trình hợp tác với uỷ ban an toàn giao thông quốc gia với nội dung nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về sự cần thiết tuân thủ luật lệ giao thông. Chương II: phân tích chiến lược 2.1. cơ sở để hình thành chiến lược. 2.1.1. Phân tích doanh nghiệp. 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Toyota Việt Nam. Công ty Toyota Việt Nam (TMV) được thanh lập ngày 5 tháng 9 năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 1996 là liên doanh giữa: 1. Công ty Toyota Nhật Bản( TMC). 2. Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam (VEAM). 3. Công ty Kuo Châu á. Với số vốn pháp định là 49.14 triệu USD, tỷ lệ góp vốn là : Toyota - 70%, VEAM – 20%, Kuo – 10%. Tổng giám đốc là Ông Makoto Sasagawa người Nhật Bản và Phó Tồng Giám đốc là Ông Lâm Chí Quang người Việt Nam. TMC, Công Ty Toyota Nhật Bản Là tập đoàn sản xuất ô tô lớn của Nhật bản, chuyên sản xuất các loại xe du lịch hạng trung và nhỏ, các loại xe hai cầu, xe vân tải. VEAM,Tổng Công Ty Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam. Tổng Công Ty được thành lập năm 1990 theo quyết định số 153 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và thành lập theo Quyết định số 1119/QĐ-TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ Công Nghiệp Nặng. Tên tiếng Việt: Tổng Công Ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Emgine and Agricultual Machinery Corporation Ten giao dịch: VEAM Trụ sở chính : Số 2 phố Triệu Quốc Đạt, Quân Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện Thoại: 84-4-8250854,9346052,9346053,9346054 Chủ tịch Hội đồng quản trị: Tiến Sỹ Quản Thắng. Tổng Giám đốc: Tiễn Sỹ Nguyễn Thanh Giang. Lĩnh vực hoạt động chính: Lĩnh vực hoạt động chính của VEAM là nghiên cứu phát triển, sản xuất và kinh doanh các thiết bị động lực, thiết bị và máy nông nghiệp, máy kéo, ô tô, xe máy và phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và các trang thiết bị cơ khí khác. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Tập Đoàn KUO KUO là tập đoàn tư nhân có trụ sở tại Châu á về lĩnh vực buôn bán dầu, vận tải, đầu tư, bất động sản và các hoạt động kinh doanh giải trí khác. Tập đoàn được thành lập từ những năm 1940, tiền thân là một công ty kinh doanh hàng hoá chuyên về cao su , gỗ, cà phê và hạt tiêu ở Singapore. Toàn bộ hoạt động của tập đoàn được quản lý và điều phối từ trụ sở chính đặt tại Singapore. KUO cũng có văn phòng chi nhánh ở Mỹ, Anh , Hông Kong, Việt Nam và nhiều nước khác. Ngoài liên doanh với Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Tập đoàn cũng kết hợp với Caltex phân phối asphalt. Tập đoàn cũng có bề dầy lich sử suốt 15 năm kinh doanh các sản phẩm về dầu với Việt Nam. Sảm phẩm của Toyota Việt Nam là: Hiace, Camry, Corolla, Zace, Lan Cruiser 2.1.1.2. Đương lối phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam. Tổng Giám đốc Của Toyota việt nam phát biểu: “ Việt Nam đang ở giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều đổi thay và phát triển để xây dựng nền móng vững chắc cho đất nước, con người Việt Nam và thế hệ tương lai. Vinh dự được có mặt trong thời điểm này, Công ty Toyota Việt Nam ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm của chúng tôi đối với Việt Nam. Vì vậy, đường lối phát triển quan trọng nhất của chúng tôi là chia sẻ thành công với xã hội Việt Nam và chúng tôi hy vọng đạt được mục tiêu thông qua việc: 1. Nỗ lực mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Phấn đấu để trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp cho xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống. Mang lại nhứng đóng góp thiết thực cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước. Bổ xung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Namlàm việc tại Toyota. Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, lâu dài và bền vững tại Việt Nam. Với tinh thần tăng trưởng, thách thức và phát triển, Toyota tại Việt Nam tin tưởng chắc rằng chúng tôi sẽ có mặt tại đây để chia sẻ thành công của Toyota và cùng Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn với sự phát triển hài hoà giữa nhân tố con người, xã hội và môi trường. 2.1.1.3 Năng lực sản xuất của Toyota Việt Nam. Toyota là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam. Với việc đưa dâu chuyền sản xuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003, Toyota là công ty đầu tiên trong các liên doanh ô tô Việt Nam áp dụng tất cả bốn quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ô tô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp. Qua viêc nâng cao năng lực sản xuất tại Việt Nam, TMV thể hiện sự tin tưởng vào khả năng sản xuất những chiêc xe có chất lượng tốt nhất. Sản xuất. Với “Hệ thống sản xuất Toyota” chuẩn, Toyota Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm của minh. Toyota Việt Nam cũng là công ty tiên phong trong bảo vệ môi trường. Giống như tất cả các chi nhánh của Toyota, Toyota Việt Nam đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm do mình sản xuất và bán ra. Với lịch sử trên 30 năm, “Hệ thống sản xuất Toyota” là một hệ thống quản lý do Toyota tạo ra đã được nhiều công ty áp dụng ở các nước khác nhau trên thế giới nhằm tối đa hoá năng suất và chất lượng. Những đặc trưng của “Hệ thống sản xuất Toyota” gồm: JIT(Just In Time - đúng lúc/ kịp thời) JIT là hệ thống nhằm giảm tối thiểu tính không hiệu quả với việc cung cấp chính xác những chi tiết cần thiết cho mỗi công đoạn sản xuất. JIDOKA JIDOKA là một hệ thống sản xuất tự điều chỉnh nhắm duy trì chất lượng cao bằng cách yêu cầu mỗi người công nhân là một giám sát viên trong thực hiện những nhiệm vụ lắp ráp của họ. KAIZEN KAIZEN là triết lý “Cải tiến không ngừng” nhằm khuyến khích tất cả mọi thành viên của công ty luôn phấn đấu vì năng suất và chất lượng cao nhất. Các công nghệ tiên tiến thường xuyên được đưa và sử dụng tại Toyota Việt Nam, kể cả công nghệ sơn nhúng điện âm cực, đảm bảo cho lớp sơn hoàn thiện có chất lượng cao nhất và những ưu việt khác như băng truyền trên cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp rắp và giảm sự mệt mỏi cho công nhân bằng cách duy trì dây chuyền lắp rắp ở độ cao tối ưu cho mỗi một thao tác. Toyota luôn tiếp tục nâng cao năng suất của mình bằng cách sử dụng một hệ thống sản xuất được tối ưu hoá trong những điều kiện sản xuất tai Toyota. Từ tháng 1 năm 2001, Toyota Việt Nam đã áp dụng “Hệ thống đề xuất ý kiến”(Suggestion System) để khuyến khích và đẩy mạnh hơn nữa các tính sáng tạo của vác các nhân nói riêng và hoạt động cải tiến nói chung của bộ phận sản xuất,. Bất kể ai có một ý tưởng hay đều có thể sử dụng mẫu phiếu đề xuất ý kiến để trình bày ý tưởng. Các ý tưởng đề xuất sẽ được xem xét. Những đề xuất hay sẽ được nghiên cứu để áp dụng thực hiện. Trên thực tế, một số đề xuất đã được Toyota Việt Nam áp dụng trên dây chuyền sản xuất một cách có hiệu quả. Nhà máy của TMV là đơn vị tiên phong trong bảo vệ môi trường, và có các thiết bị xử lý nươc hoàn chỉnh sử dụng các công nghệ tiên tiến để lọc nước thải một cách hiệu quả trước khi xả ra ngoài. Nội địa hoá. Trong số 11 liên doanh ôtô tai Việt Nam Toyota là liên doanh đi đầu trong việc thực hiện nội địa hoá Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, Toyota Việt Nam hiện đi đầu trong việc thực hiện quá trình nội địa hoá với tỷ lệ khoáng hơn 10%. Toyota đã tích cực phát triển mạng lưới trong nước của mình. Tính đến nay, Toyota đã có hơn 10 nhà cung cấp phụ tùng trong nước và hiện đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa. Bên cạnh việc giới thiệu dự án 100% vốn nước ngoài Denso Việt Nam sản suất linh kiện phụ tùng ô tô để xuất khẩu tại khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội, tháng 3 năm2003, Toyota Việt Nam đã khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam. Điều này thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc thực hiện quá trình nội địa hoá tại Việt Nam. Phụ tùng nội địa hoá và các nhà cung cấp trong nước TVC/ Công ty Takanichi Việt Nam Bộ ghế, nắp khoang phụ tùng trong xe, tấm ốp cửa, giá đỡ bánh xe dự phòng, thanh ngăn cách. SHWS/ Công ty Hệ thống dây Sumi – Hanel Bộ dây điện EMTSCC/ Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí Xuất Khẩu Bộ dụng cụ, tay quay kính YEV/ Công ty TNHH EDS Việt Nam Bộ dây điện TD&T/ Công ty phát triên kỹ thuật Tân Đức Đài(Radio) HVL/ Công ty TNHH Công nghiệp Harada Angten GSV/ Công tyTNHH Ăc quy TMV/ Công ty ô tô Toyota Việt Nam ống xả, tấm sườn xe phải/ trái, tấm trần xe phải/trái, tấm khoan bánh xe trong/ngoài, phải/trái, sàn xe, ống nhiên liệu và ống phanh, thanh đỡ bảng điều khiển. Vào năm 1995 , khi Toyota Việt Nam ra đời, Toyota đã tuyển chọn 9 kỹ sư và cùng với 2 nhân viên của văn phòng đại diện, tổng số nhân viên của công ty chỉ có 11 người. Hiện nay, đội ngũ của Toyota tại Việt Nam ngày càng lớn mạnh với tổng số nhân viên là 600 (tính đến hết quý I năm 2003). Tại Toyota, nhân viên được đào tạo những kiến thức kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời khuyến khích tính sáng tạo cá nhân và đề cao tinh thần làm việc tập thể. Chìa khoá cho sự thành công của Toyota là phát triển nguồn nhân lực. Với việc thành lập trung tâm đào tạo, Toyota hàng năm đào tạo khoảng 500 kỹ thuật viên trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật ô tô tiên tiến. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên cũng được cử đi đào tạo nước ngoài. Ngoài ra công ty đã đón hơn 240 chuyên gia từ Nhật, úc và các nước khác cho hoạt động chuyển giao công nghệ. 2.1.1.4. Hệ thống phân phối Để đạy được sự phát triển bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đại lý. Hiện nay, Toyota tại Việt Nam có mạng lưới gồm 9 đại lý và hai chi nhánh và hai trạm dịch vụ uỷ quyền Toyota ( TASS ). Mạng lưới đại lý/ TASS trên toàn quốc của chúng tôi có trạm dịch vụ đáng tin cậy đáp ứng tiêu chuẩn Toyota. Dưới đây là danh sách các đại lý mà Toyota đã mở tại thị trường Việt Nam. 1. Công ty Liên doanh Toyota TC Hà Nội/ TTHC Địa chỉ: 103 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: Kinh doanh: (04).8562141/ Dịch vụ: (04)8562141 Fax: (04)8561694 2. Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm Hà Nội/ THKC Địa chỉ: 5 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: Kinh doanh:(04)8250914/ Dịch vụ: (04)8253668 Fax: (04)8256889 3. Công ty Liên doanh Toyota Giải Phóng/ TGPC Địa chỉ: 807 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: Kinh doanh: (04)6640125/ Dịch vụ : (04) 6640126 Fax:(04)5540127 4. Toyota Kim Liên / TKL Địa chỉ: 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: Kinh doanh: (04)5741760/ Dịch vụ: (04) 5741764-5 Fax: (04) 5741770 5. Xí nghiệp Toyota Hải Phòng / THP Địa chỉ: 274 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng Tel: Kinh doanh: ( 031) 640752 / Dịch vụ (031) 854560 Fax: (031)852642 6. Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng / TDN Địa chỉ : 151 – 153 Lê Đình Lý, Đà Nẵng Tel: Kinh doanh: (0511)614010 – 11 – 12/ Dịch vụ (0511) 614010 –11- 12 Fax: (0511) 614344 7. Cong ty Thương mại Dịch vụ An Thành / ASTA Địa chỉ: 60 Trần Hưng Đạo, Quận 5 TPHCM Tel: Kinh doanh: (08) 9230860/ Dịch vụ (08) 9230860 Fax: (08) 8363587 8. Xí nghiệp Ô tô Toyota Bến Thành / TBTC Địa chỉ: 262 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TPHCM Tel: Kinh doanh: (08) 9201149 / Dịch vụ: (08) 9201878 Fax: (08) 8371770 9. Xí nghiệp Toyota Đông Sài Gòn / TESC Địa chỉ: 507 Xa lộ Hà Nội, quận 2, TPHCM Tel: Kinh doanh: (08) 8983992 – 829591 / Dịch vụ (08) 8989242- 9102505 Fax: (08) 8989243 - 9102899 10. Công ty Dịch vụ Ô tô Sài Gòn Toyota Tsusho / TTSAMCO Địa chỉ: 570 Hùng Vương, Quân 6 , TPHCM Tel: Kinh doanh: (08) 8763881 / Dịch vụ :(08) 8763881 Fax: (08) 8763880 11.Công ty Toyota Lý Thường Kiệt / TLTK Địa chỉ: 151A Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, TPHCM Tel: Kinh doanh: (08) 9713838 / Dịch vụ: (08) 9713838 Fax: (08) 97133209 12. DNTN Toyota Biên Hoà / TBH Địa chỉ: 01 Xa lộ Hà Nội, Khu công nghiệp Biên Hoà, Đồng Nai Tel: Kinh doanh: (061) 831669 / Dịch vụ : (061) 831898 Fax: (061) 833419 2.1.2 Thị trường ô tô việt Nam. Việt Nam là một quốc gia năm ở khu vực Đông Nam á, có diện tích tương đối rộng, và dân số vào khoảng 81 triệu ngừơi, địa hình phức tạp, hệ thống giao thông thấp kém. Người dân Việt Nam có thu nhập vào khoảng 400USD một người một năm, đây là một mức thu nhập thấp và không đủ để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên Việt Nam là một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất trên thế giới, hang năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào khoảng hơn 6,5%. Kể từ khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài, một số lượng đáng kể các nhà đầu tư nước ngoài có tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất ô tô đã được cấp giấy phép đầu tư và đi vào hoạt động dưới dạng liên doanh Việt Nam như Mê Kông, VMC, Toyota Việt Nam, Mercerdes – Benz Việt Nam, Ford Việt Nam, Hinno Việt Nam, Vidaco, Vina Star… Với tổng số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, ô tô của các liên doanh chủ yếu được lắp rắp dưới dạng linh kiện CKD1, CKD2, tỷ lệ nội địa hoá đạt ở mức thấp so với nghĩa vụ quy định( theo giấy phép đầu tư , trong vòng 10 năm kể từ khi bắt đầu lắp ráp , các doanh nghiệp phải đạt tỷ lệ nội địa hoá từ 5% đến 30% giá trị xe), trong khi đó giá bán lại cao hơn nhiều so với giá của chiếc xe cùng loại trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Hầu hết là các dây chuyền có công suất thiết kế lớn, song do thị trường xuất khẩu không có, thị trường trong nước tuy có nhu cầu cao nhưng do giá cao, chưa phù hợp với mức sống của đại đa số dân cư, hệ thống giao thông không phù hợp nên sản lượng sản xuất trên thực tế chỉ đạt khoảng 10% công suất thiết kế. Hiện nay đã có 14 liên doanh ô tô được cấp giấy phép và hiện nay đã có 11 đang sản xuất, lắp ráp xe ô tô tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu của họ là xe du lịch 5 –7 chỗ ngồi, xe minibus, xe bus, xe tải thông dụng từ 1.2 đến 7.5 tấn. Thị trường ô tô chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn nằm theo khu vực địa lý của Việt Nam và mức độ tương đối đồng đều giữa 3 vùng tại Hà Nội(Miền Bắc), Đà Nẵng( Miền Trung), và Thành phố Hồ Chí Minh(Miền Nam) – tức những địa bàn có mật độ văn phòng, cơ quan, tổ chức và thu nhập của dân cư tạo nên nhu cầu sử dụng ô tô cao hơn và có điều kiện giao thông tốt hơn các khu vực khác. Theo thống kê số lượng xe bán ra tại các showroom ở Hà Nội, Đà Nẵng va Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70 – 90% số lượng bán ra trong toàn quốc. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hầu hết các liên doanh sản xuất và lắp giáp ô tô đều đang lâm vào tình trạng sản xuất cầm chừng với khoảng 10 – 15% công suất thiết kế , sản phẩm sẳn xuất ra phải lưu kho bãi lâu ngày, một số công ty liên doanh buộc phải thu hẹp sản xuất bằng cách đóng cửa một số nhà máy hoặc phân xưởng, xa thải công nhân, có đơn vị dự kiến bán lại nhà máy hoặc chuyển giao phần vốn liên doanh cho đối tác nước ngoài. Tình hình kinh tế cùng với những chính sách không ổn định của Việt Nam trong thời gian vừa qua là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ ô tô, tác động tiêu cực đến kế hoạch và chiến lược kinh doanh của các liên doanh ô tô Việt Nam. Một phần là do giá bán các loại xe ô tô của các liên doanh bán ra tại thị trường Việt Nam hiện nay thường cao hơn giá thị trường thế giới từ 1.5 đến 2 lần. Nhân tố chủ yếu làm cho giá bán của các liên doanh ô tô Việt Nam cao như vậy là do mức thuế nhập khẩu linh kiện, thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng ô tô nhà nước quy định cao, đồng thời chi phí sản xuất không đạt công suất thiết kế( Do thị trường đầu ra gặp khó khăn) Có thể nói, giá bán xe ô tô này chưa phải là giá bán nhằm khuyến khích tiêu dùng ô tô tại Việt Nam. Trong khi nhu cầu về ô tô còn tiềm ẩn khá lớn. Đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực ô tô, thị trường ô tô tư nhân Việt Nam được đánh gía là thị trường còn rất tiềm năng và sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong tương lai không xa. Năm 2002, tính chung cả 11 liên doanh ô tô đã sản xuất và tiêu thụ được 26.788 xe các loai, tăng gần 38% so với mức 19.556 xe của năm 2001 và vượt hơn 2.400 chiếc so với kế hoạch mục tiêu đề ra. Đầu năm 2003, dù cho có khá nhiều biến động trên thị trường ô tô nhưng nhìn chung nhu cầu mua ô tô của người dân tiếp tục tăng mạnh, theo ước tính đến tháng 6 năm 2003 lượng ô tô đã lên gần 15.000 chiếc các loại. Có thể nói đây là những điều kiện thuận lợi cho các liên doanh ô tô trong hoạt động, bán hàng và thâm nhập thị trường. Nhiều nhãn hiệu xe nổi tiếng sản xuất chiếc nào là bán hết chiếc đó, thậm chí những chiếc trưng bầy trong các showroom cũng được khách hàng hỏi mua hết, riêng xe Zace của Toyota đã “cháy chợ”. Các hãng xe khách cũng bán rất tốt, tuy nhiên đứng đầu danh sách các nhãn hiệu xe bán cháy trên thị trường vẫn là Toyota, Vidamco và ford… Hiện nay, tổng công suất lắp giáp của 11 liên doanh sản xuất và lắp rắp ô tô trong nước vào khoảng 149.000 xe/ nă. Như vậy, năng lực lắp rắp hiện nay gấp năm lần so với khả năng tiêu thụ trong nước. Dự tính với mức tăng trưởng như lượng xe bán ra như những tháng đầu năm thì khả năng trong năm 2003, nhu cầu tiêu dùng của cả nước sẽ vào khoảng 37.000- 38.000 chiếc các loại. Với năng lực sản xuất như hiện nay thì sản lượng sản xuất trong nước sẽ thừa sức đáp ứng nhu cầu mua xe của người dân. Các doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm thị trường xuất khẩu nếu như muốn mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, với giá thành sản xuất như hiện nay thì để tìm kiếm được cơ hội xuất khẩu không đơn giản chút nào. Những tháng đầu năm 2003 mặc dù xu hướng chung của thị trường ô tô là tăng giá, nhưng không vì thế mà thị trường ô tô kém sôi động. Không những vậy, thị trường ô tô dường như đang diễn ra cuộc đua khá quyết liệt nhằm chiếm thị phần. Điều ghi nhận đầu tiên của thị trường trong 5 tháng đầu năm là các hãng liên tục tung ra nhiều dòng xe mới nhằm cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Đi đầu phải kể đến là các hãng: Vinastar, Toyota, Ford… Với thương hiệu Mitsubishi khá danh tiếng, Vinastar liên tục tung ra nhiều sản phẩm mới với nhiều tính năng khá hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng khách hàng với nhiều mức thu nhập khác nhau. Chỉ trong vòng 5 tháng qua, Vinastar đã đưa ra thị trường tới ba dòng xe mới: XE pajero giá 50.000-50.500 USD/ chiếc, xe Canter giá 16.500 USD/ chiếc, Mitsubishi Lancer giá 22.500 USD/ chiếc. Có lẽ chính do việc liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới nên thị phần của Vinastar đã tăng lên đáng kể. Hãng Mercerdes danh tiếng của Đức cũng đã đầu tư đáng kể để tung ra sản phẩm mới nhằm giành thị trường. Những tháng đầu năm nay, Mercerdes đã tung ra hai dòng xe mới thuộc loại xe du lịch khá phù hợp với địa hình và khí hậu Việt Nam, đó là dòng xe E240 với giá bán 78.000 USD/ chiếc và C180K giá 42.000 USD / chiếc . Bên cạnh đó “đồng hương” khác của Mercerdes là VMC cũng thực hiện việc tung ra hai mẫu xe hơi mới là dòng xe Mazda 626 giá 28.500 USD/ chiếc và BMW series 5 giá 53.500USD/ chiếc. Hãng Ford Việt Nam cũng không chịu lép vế khi liên tục tung ra nhiều sản phẩm xe thuộc dòng xe Mondeo vào tháng 3/2003 vừa qua. Loại xe Mondeo 2.5 với giá 38.900 USD/ chiếc của Ford đưa ra thị trường lần này được xem là dòng xe cao cấp đầu tiên của Ford lắp rắp tại Việt Nam. Và đặc biệt song song với chương trình khuyễn mại đang được triển khai, bắt đầu từ ngày9/5/2003 vừa qua, Ford cũng giới thiệu nhãn hiệu pick-up Ranger 2003. Dĩ nhiên không chịu kém cạnh đối thủ, Toyota vẫn lặng lẽ bán sát cuộc đua này. Toyota Việt Nam vẫn tiếp tục tung ra những chiêc xe 5 chỗ Camry loại 2.4G và 3.6G song hành cói hai nhãn hiệu Corolla Altis và Zace đang được bán rất chạy.Năm ngoái chính hai kiểu xe này đã giúp Toyota Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về thị phần ô tô cả nước. Nhìn chung những mẫu xe mới của các hãng đều có những thay đổi đáng kể về hình thức, kiểu dáng, các dòng xe đều được nhiệt đới hoá với những đường nét tinh tế hơn các mẫu xe trước đây. Và điều quan trọng hơn mẫu mã, sản phẩm xe mới tiếp tục tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Đây là dấu hiệu cho sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong chiến lược chiếm lĩnh thị phần và tăng sức cạnh tranh. Từ năm 2001, cơ cấu khách hàng đã có thay đổi lớn. Số tư nhân mua xe vẫn tăng, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 30-40% ty trọng thương mại, lượng mua của nhóm doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 50-60%. Thống kê của Toyota cho hay, năm 2001, 43% khách hàng là cơ quan, tổ chức nhà nước, 50% là cá nhân thì đến năm 2002, cơ quan nhà nước chỉ còn chiếm 38,2% khối tư nhân tăng lên 56%. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các liên doanh khác như Vinastar, VMC, Mercerdes, Ford…Với Mercerdes thì khách hàng là cá nhân có thu nhập cao và các công ty tư nhân đang chiếm gần 70% số khách hàng. Vào thời điểm hiện nay việc sắm một chiếc xe xịn của Mercerdes, Toyota hay Ford không còn là giấc mơ xa vời đối với người Việt Nam. Đây là một thay đổi quan trọng mà các liên doanh ô tô đều thấy rõ, họ sẽ có những nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để có kế hoạch phát triển sản phẩm của mình. Theo số liệu thống kê của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều , mỗi năm người Việt ở nước ngoài (2,7-3 triệu người) gửi về trong nước gần 3 tỷ USD. Như vậy, sẽ có không nhỏ số tiền này được dùng để mua ô tô. Mới đây. chính phủ đã cho phép người Việt Kiều được mua nhà ở Việt Nam. Các chuyên gia ước tính, 5 năm tới sẽ có 400.000-600.000 người được sở hữu nhà. Họ chính là khách hàng tiềm năng của các đại lý xe hơi. Theo qui định hiện hành, xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu(NK), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc thuế giá trị gia tăng(GTGT). Mức thuế suất qui định cụ thể như sau: Bảng mức thuế suất qui định đối với các loại xe ôtô nhập khẩu STT Loại xe ô tô nhập khẩu Mức thuế suất Thuế NK (%) Mức thuế suất Thuế TTĐB (%) Mức thuế suất Thuế GTGT (%) 1 đến 5 chỗ ngồi 100 100 - 2 Trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, kể cả xe chở người thiết kế có khoang chở hành lý 100 60 - 3 Trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi 100 30 - 4 Trên 24 chỗ ngồi đến 50 chỗ ngồi 100 - 5 5 Trên 50 chỗ ngồi 60 - 5 6 Xe tải có tổng trọng tải đến 5 100 - 5 7 Xe tải có tổng trọng tải trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn 60 - 5 8 Xe tải có tổng trọng trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn 30 - 5 9 Xe tải có tổng trọng tải trên 20 tấn nhưng không quá 50 tấn 10 - 5 10 Xe tải có tổng trọng tải trên 50 tấn 0 - 5 11 Xe cứu thương, xe chở tù nhân, xe chở khách trong sân bay, xe tang lễ, xe chở cần cẩu, xe cứu hoả, xe trộn bê tông, xe chở rác. 0 - 5 12 Xe thiết kế chở hàng đông lạnh, xe xi téc, xe thiết kế chở a xit, xe chở bê tông ướt 10 - 5 ( “Nguồn: Bộ tài chính 2000”) Xe ô tô sản xuất trong nướcphải chịu thuế TTĐB hoặc thuế GTGT. Mức thuế suất TTĐB, thuế GTGT đối với ô tô sản xuất trong nước được quy định như sau: Bảng mức thuế suất qui định đối với các loại xe ôtô sản xuất trong nước STT Loại xe ôtô sản xuất trong nước Mức thuế suất Thuế TTĐB(%) Mức thuế suất Thuế GTGT(%) 1 đến 5 chỗ ngồi 100 - 2 Trên chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, kể cả xe chở người thiết kế có khoang chở hành lý 60 - 3 Trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi 30 - 4 Trên 24 chỗ ngồi - 5 5 Xe tải các loại - 5 (“Nguồn: Bộ tài chính 2000”) Mặc dù quy định như trên nhưng mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với ô tô sản xuất trong nước thực tế thu nộp đối với ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống chỉ là 5% ; Ô tô trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi 3%; Ô tô trên 15 đến dưới 24 chỗ ngồi 1,5% ( giảm 95% so với mức thuế suất quy định tại luật ). -Đối với phụ tùng, linh kiện ô tô: Theo quy định hiện hành, phụ tùng, linh kiện ô tô có thuế suất thuế GTGT 5% và không phải chịu thuế TTĐB cả khâu sản xuất và nhập khẩu. Về thuế NK, phụ tùng ô tô có mức thuế NK từ 0% đến 50% tuỳ loại ( ví dụ vòng bi 0%, lốp xe 50% ); linh kiện rời ô tô có mức thuế NK từ 1% đến 45% tuỳ loại, cụ thể là: Bảng mức thuế suất qui định đối với các linh kiện, phụ tùng xe ôtô nhập khẩu Loại xe/ dạng linh kiện Mức thuế suất Thuế NK hiện hành(%) Ôtô 15 chỗ ngồi trở xuống + Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện + Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện + Dạng CKD2 + Dạng IKD 45 40 20 5 Ôtô trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 +Dạng IKD 30 25 10 3 Ôtô 24 chỗ ngồi trở lên +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng IKD 18 12 7 5 3 Ôtô tải có tổng trọng tải không quá 5 tấn +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng IKD 20 15 10 7 3 Ôtô tải có tổng trọng tải trên 5 tấn nhưng không quá 20 tấn +Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện +Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện +Dạng IKD 12 7 5 3 1 (“Nguồn: Bộ tài chính 2000”) So sánh chính sách thuế hiện hành giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu cho thấy hiện nhà nước đang bảo hộ quá cao đối với ô tô sản xuất trong nước( mức bảo hộ danh nghĩa bằng thuế – bao gồm cả thuế TTĐB đối với ô tô 5 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là 300% / giá CIF; Ngoài bảo hộ bằng thuế, chính phủ cấm nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, cấm nhập khẩu xe._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV212.doc
Tài liệu liên quan