Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội

Giới thiệu chung Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.053,99 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và Thành phố Huế

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với 150 xã, phường, thị trấn. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thừa Thiên Huế là một vùng non sông kỳ thú nằm ở vùng duyên hải Bắc miền Trung, nơi có thành phố Huế - một trong những đô thị lớn nổi tiếng của Việt Nam. Tự hào là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hoá lâu đời, đặc sắc và truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng vẻ vang. Thừa Thiên Huế với vị trí chiến lược đặc biệt đã từng là "phên dậu thứ tư về phương Nam" của Đại Việt, nơi "đô hội lớn của một phương". Thừa Thiên Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945). Nơi đây luôn giữ một vị thế chiến lược, một miền đất đóng vai trò nối giữ hai miền Bắc - Nam. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế truyền thống rất tiêu biểu, rất đáng tự hào về văn hoá, về truyền thống cách mạng oanh liệt trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương ngày nay còn ghi dấu bằng nhiều địa danh lịch sử như chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường Hồ Chí Minh,... được Trung ương tặng tám chữ vàng "Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường". Thừa Thiên Huế còn tự hào là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thời trai trẻ người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là nơi có nhiều địa điểm còn in dấu tích về Người như trường Quốc Học Huế, ngôi nhà ở Dương Nổ, Phú Dương - Phú Vang và  112 Mai Thúc Loan . Ngày nay, Thừa Thiên Huế còn được biết đến là một trung tâm văn hoá - du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của Việt Nam. Huế - thành phố hoà bình - thành phố Festival - đô thị loại I trực thuộc tỉnh - là niềm tự hào và tin yêu của nhân dân cả nước . Truyền thống và niềm tự hào đó luôn được các thế hệ nhân dân Thừa Thiên Huế ghi tạc và đang ngày càng phát huy thành động lực phát triển trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương. Với những đặc điểm về tự nhiên và lịch sử đó, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển về mọi mặt. Để thấy rõ hơn về điều này, nhóm 3 lớp Kế Hoạch 47B đã có bài nghiên cứu và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Thừa Thiên Huế trên 4 lĩnh vực: Kinh tế; môi trường sống; văn hoá, giáo dục và y tế; quản lý hành chính và tài chính. Trong quá trình thực hiện, có thể vẫn còn những sai sót, nhóm 3 rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ cô giáo và các bạn để có thể hoàn thiện bài làm này hơn. Phần I: PHÁT TRIỂN KINH TẾ Nhắc đến Thừa Thiên Huế, người ta nghĩ ngay đến quần thể di tích triều Nguyễn được xây dựng và bảo tồn từ thế kỉ XVIII. Năm 1993, quần thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá vật thể của thế giới. 10 năm sau, người dân Thừa Thiên Huế lại hân hoan khi nhã nhạc cung đình được ghi tên vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Với hai di sản thế giới này, lượng du khách trong nước và ngoài nước đến Huế tăng mạnh qua các năm với xu hướng ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó, Huế còn là vùng đất thần kinh với một hệ thống chùa chiền lớn, quy mô lớn và đa dạng về kiến trúc. Các chùa ở đây thường nổi tiếng với sự linh thiêng và đắc đạo. Nắm bắt được tâm lý của người dân, Thừa Thiên Huế đã mở ra nhiều tour du lịch tâm linh nhằm đưa du khách đến với một thế giới của sự tĩnh tại và khiêm nhường của đạo phật. Đồng thời chùa ở Thừa Thiên Huế còn có hai phái Huyền Không Sơn Thượng và Thiền Viện Trúc Lâm thiên về sự hoà mình vào thiên nhiên cây cỏ đã xây dựng nhiều ngôi chùa với cảnh quan hữu tình, là nơi phù hợp cho du khách tham quan và nghỉ dưỡng. Phía Nam của tỉnh là đỉnh Bạch Mã với rừng quốc gia có hệ sinh thái đa dạng vào bậc nhất cả nước. Dưới chân Bạch Mã là biển Lăng Cô xanh trong tuyệt đẹp nằm ngay trong cảng nước sâu Chân Mây. Tất cả tạo nên một địa điểm du lịch tuyệt vời và thú vị. Với những thế mạnh này, trong phương hướng phát triển kinh tế tại kì họp UBND tỉnh thường niên đầu năm 2008 đã nhấn mạnh: phát triển kinh tế lấy du lịch làm trọng điểm. Ngoài những tài sản bề nổi có thể dễ dàng nhận thấy, trong lòng đất sâu thẳm, Thừa Thiên Huế còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi, đá granít đen và xám có thể khai thác, chế biến hàng chục nghìn m3/năm, mỏ cao lanh, than bùn, bentônít, oxyttiane, nước khoáng, các tài nguyên rừng và biển. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70km, diện tích 22.000 ha là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp kinh tế biển. Những năm vừa qua, kinh tế ở Thừa Thiên Huế tăng trưởng cao và ổn định. Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/năm, cao hơn hẳn so với mức 3,4%/năm của thời kỳ 1976 - 1989), thời kỳ 2001 - 2005 đạt bình quân 9,5%/năm. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế năm 2004 đã tăng gấp 2,5 lần so năm 1990, trong đó công nghiệp tăng 4,3 lần, dịch vụ tăng 2,5 lần, nông nghiệp tăng 1,2 lần. GDP bình quân đầu người  đến năm 2004 đạt 509 USD, gấp 2,3 lần so với năm 1990. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,7% (năm 1990) lên 34,1% (năm 2004), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 43,7%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 44,2% xuống còn 22,2%. Các thành phần kinh tế được tạo cơ hội và điều kiện phát triển. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự tăng lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 5 năm (2000-2004) cao gấp 5,6 lần so với 9 năm trước đó (1991 - 1999). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mới hình thành từ năm 1992 nhưng đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo ra 40% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp gần 10% GDP của tỉnh, 42% trong tổng thu ngân sách địa phương. Hiện tại, cả tỉnh chỉ có 3 khu công nghiệp chính là Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền. Đây là những khu công nghiệp nhỏ, lẻ với quy mô và trình độ còn thấp. - Khu CN Phú Bài: Diện tích 818 ha, nằm trong thị trấn Phú Bài, cách trung tâm thành phố Huế 15km về phía Nam, nằm cạnh sân bay Nội Bài, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam. Đến nay khu công nghiệp đã có 33 dự án, với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD và tổng số vôn đăng kí là 100 triệu USD. - Khu CN Tứ Hạ: Diện tích 100ha, diện tích dự trữ phát triển 250 ha, nằm ngay tại thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung tâm thành phố Huế 15km về phía Bắc. Nằm cách sân bay Phú Bài 27 km, cách quốc lộ 1A 2km, và nằm ngay trên tuyến đường sắt Bắc Nam. - Khu CN Phong Điền: Diện tích 100 ha, đất dự trữ phát triển 1000 ha. Nằm tại thị trấn Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 32 km, cách sân bay Phú Bài 44 km, cách khá xa đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam. Với quy mô và khoảng cách như vậy, các khu CN ở Thừa Thiên Huế được đánh giá là nhỏ lẻ và rời rạc, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh. Một nguyên nhân khá quan trọng của việc tỉnh có nhiều khu CN nhỏ lẻ và rời rạc như vậy là do Thừa Thiên Huế vẫn chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư. Lượng vốn đầu tư qua các năm có tăng, nhưng tăng chậm so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng mà tỉnh có được. Vốn đầu tư thiếu, kéo theo đó là vấn đề trang bị cơ sở vật chất hạ tầng cho kinh tế. Hiện tại, cả Công nghiệp và Nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế vấn còn khá lạc hậu, chưa được ứng dụng nhiều công nghệ kĩ thuật cao. Điều này làm cho sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn, năng suất ko cao, chất lượng lại không đảm bảo. Hiện nay, chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh về các sản phẩm ở Huế vẫn chưa thực sự tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, thị trường tiêu thụ vẫn còn nhỏ hẹp và truyền thống. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng đang chú trọng vào xuất khẩu lao động ra thị trường nước ngoài. Dân số hiện nay của tỉnh là 1.138 nghìn người, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,46%/năm, dân số thành thị chiếm 29,5% tổng số dân. Với lực lượng lao động dồi dào, dân số trẻ, việc xuất khẩu lao động là một lựa chọn đúng đắn của lãnh đạo tỉnh. Nhưng sau một thời gian thực hiện, việc xuất khẩu lao động đang gặp phải nhiều khó khăn. Mặc dù, đạt được những bước đầu khả quan, song nhìn chung thị trường xuất khẩu lao động của Thừa Thiên - Huế hiện vẫn còn nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung vào thị trường Lào, còn ở thị trường Đài Loan và Malaysia thì hầu hết người lao động chưa đáp ứng  được yêu cầu của nước bạn, nghĩa là phần lớn lao động chưa được đào tạo nghề một cách bài bản, ngoại ngữ còn hạn chế và hầu hết chưa có tác phong công nghiệp khi làm việc. Chính do những hạn chế này nên khi sang nước bạn, người lao động bị hạn chế rất nhiều, thậm chí có người còn vi phạm luật lao động của nước sở tại, gây tổn thất cho cả hai phía. Lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà máy xí nghiệp,... trên địa bàn tỉnh cũng còn thiếu về lượng và yếu về trình độ. Nhìn chung, nền kinh tế của tỉnh đang còn gặp phải khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập như hiện nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Thừa Thiên Huế cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển kinh tế mới. Chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 2008, số lượng các nhà đầu tư tìm đến Huế đã tăng 1,7 lần so với cùng kì năm 2007 với tổng vốn đầu tư tăng lên đáng kể. Đặc biệt một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họat động thu hút đầu tư của Thừa thiên Huế là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 về việc Thành lập và Ban hành quy chế họat động Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có diện tích 27.000ha, điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi, cách thành phố Huế về phía Bắc 50km, cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 35 km. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm khu cảng nước sâu Chân Mây đủ điều kiện đón các tàu có trọng tải 30.000-50.000 tấn cập bến, khu du lịch Lăng Cô-Cảnh Dương, khu đô thị quy mô đến 150.000 dân, khu kinh tế thương mại trong đó khu phi thuế quan 962 ha, khu công nghiệp tập trung 560ha, trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng, .... Việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với các cơ chế chính sách ưu đãi, thuận lợi và thông thoáng nhất hiện nay, hy vọng một tương lai không xa Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô sẽ không ngừng phát triển, là trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế của khu vực Miền trung-Tây nguyên, là cửa ngõ quan trọng ra biển đông của hành lang kinh tế Đông-Tây nối Lào, Campuchia, Myanma, Đông Bắc Thái Lan và Miền trung Việt Nam. Cùng với khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên Huế đang đưa ra rất nhiều dự án thu hút vốn đầu tư trên nhiều lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp: - Các dự án đầu tư quy hoạch và phát triển các vùng cây công nghiệp, đầu tư nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, các dự án đầu tư bao tiêu sản phẩm nông sản kết hợp chế biến. Xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng: - Các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng cụm công nghiệp - TTCN, hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng khu kinh tế của khẩu... - Các dự án đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp, cảng container, cảng khách du lịch; các dự án đầu tư BT, BOT các trục đường giao thông đối ngoại, hạ tầng đô thị về cấp nước, xử lý nước, rác thải... - Các dự đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu tái định cư, hạ tầng các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao. - Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư vào các khu đất “vàng” trên địa bàn thành phố Huế (có danh mục công bố riêng). Du lịch và dịch vụ : - Các dự án đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao, các dự án du lịch, resort 4-5 sao. - Các dự án đầu tư phát triển dịch vụ, văn hóa, thương mại, ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, dịch vụ vận chuyển Một khi các dự án này được thực hiện, bộ mặt của tỉnh Thừa Thiên huế cũng như nền kinh tế sẽ phát triển về mọi mặt, tận dụng được những điểm mạnh và cơ hội đến với mình đồng thời khắc phục những điểm yếu vượt qua những thách thức để phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển kinh tế đến với Thừa Thiên Huế nhiều. Nhưng song song với những cơ hội đó là những thách thức khó khăn đặt ra đối với người dân Huế. Tình hình kinh tế trên thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan ra khắp nơi trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Năm 2007, lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng với tốc độ chóng mặt, cả nền kinh tế Việt Nam oằn mình trong cơn bão giá. Là một bộ phận trong kinh tế nước nhà, Thừa Thiên Huế cũng đang đối mặt với những khó khăn về kinh tế và tài chính. Nhiệm vụ trước mắt là tỉnh phải giải quyết được những hậu quả đã xảy ra, khắc phục những khó khăn đồng thời đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp để phát triển kinh tế. Địa hình của Thừa Thiên Huế khá dốc, phía Tây nhiều dãy núi cao chạy dọc tỉnh, phía Đông là vùng đầm phá rộng lớn nên diện tích đồng bằng ở đây rất nhỏ hẹp. Địa hình dốc làm cho đất nông nghiệp ở đây thường xuyên bị rửa trôi và xói mòn giảm đi khả năng canh tác. Tỉnh còn thường xuyên phải gánh chịu thiên tai như bão lụt, hạn hán quanh năm. Điều này làm sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, hậu quả của nhiều cơn bão đã minh chứng cho điều đó: hàng chục vạn ha hoa màu mất trắng, hang vạn ha lúa đang mùa vụ mất sạch chi trong một đêm. Một nền nông nghiệp được cơ giới hoá, được áp dụng nhiều công nghệ kĩ thuật hiện đại nhưng lại bị thiên tai hoành hành thì liệu có phát triển bền vững không? Một thách thức đặt ra với Thừa Thiên Huế đó là phải làm thế nào để khắc phục và phòng tránh thiên tai nhằm mang lại một điều kiện canh tác tốt nhất cho người dân. Không chỉ gặp khó khăn ở nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là việc phải tạo được một cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thương giữa các khu công nghiệp cũng như giữa các khu công nghiệp và thị trường. Đó là việc phải thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Muốn vậy phải đổi mới chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư và phải nâng cao công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư để vốn đầu tư được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng, cần được quan tâm cụ thể. Ngoài việc đào tạo lao động có đủ điều kiện tay xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, tỉnh cũng phải đầu tư cho những đội ngũ lao động của mình, nâng cao tay nghề và trình độ để tham gia vào hoạt động sản xuất của tỉnh. Bên cạnh đó, hiện tượng “chảy máu chất xám” đang là một vấn đề bức xúc đối với Thừa Thiên Huế, đặc biệt là tầng lớp lao động trẻ. Xu hướng hiện nay của đội ngũ lao động trẻ có kiến thức, có tay nghề cao là muốn được làm việc ở những thành phố phát triển, có đầy đủ điều kiện lao động với mức lương cao. Hầu hết những bạn trẻ ở Huế sau khi đã được đào tạo có đủ trình độ, tay nghề đều lựa chọn những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội để lập nghiệp. Vậy vấn đề đặt ra đối với tỉnh đó là phải làm thế nào để thu hút, giữ chân thế hệ trẻ của tỉnh cũng như tỉnh khác ở lại xây dựng quê hương! Thừa Thiên Huế là một miền đất nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và mang đậm tính nhân văn. Vậy khi kinh tế phát triển mạnh, hang loạt nhà máy, toà nhà cao tầng mọc lên, liệu Huế có giữ được nét đẹp truyền thống đó hay không? Một vài năm gần đây, người dân Huế xôn xao về một loạt dự án phát triển kinh tế và thay đổi bộ mặt của thành phố Huế. Có thể kể đến một vài dự án tiêu biểu như: xây đường hầm xuyên sông Hương, san bằng đồi Vọng Cảnh - ngọn đồi có vị trí và cảnh quan đẹp nhất thành phố - để xây dựng một khu công nghiệp… Những dự án này đã gặp rất nhiều sự phản kháng của người dân Huế. Bởi lẽ khi những dự án này được thực hiện, thành phố Huế sẽ mang một bộ mặt khác, bộ mặt của một thành phố hiện đại, mất đi vẻ tự nhiên và cổ kính mà bao lâu nay người dân vẫn tự hào và gìn giữ. Và ngay sau đó, UBND tỉnh đã phải cho tạm ngừng việc thực thi dự án. Đây là một thách thức lớn đối với Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra ma trận SWOT về phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế như sau: Điểm mạnh Cơ hội - Du lịch phát triển mạnh với nhiều loại hình: tour du lịch quần thể di sản thế giới, du lịch các đền chùa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch rừng quốc gia, du lịch biển… - Vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn, là một trong những vùng đầm có điều kiện tốt nhất để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản. - Tài nguyên khoáng sản và phong phú và đa dạng. - Nhiều làng nghề truyền thống (làm hương, làm nón, đan lát...) vẫn tồn tại và phát triển. - Tăng trưởng kinh tế cao, ổn định. - Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam tìm kiếm thị trường đầu tư, trong đó có T-T-Huế. - Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với các cơ chế chính sách ưu đãi thuận lợi và thông thoáng nhất à tương lai sẽ phát triển thành trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế của khu vực miền Trung – Tây nguyên. - Rất nhiều cụm, khu CN cũng như các khu resort, nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đã đưa vào dự án thu hút đầu tư. - Còn nhiều khu du lịch văn hoá và thiên nhiên đang được khai thác. Điểm yếu Thách thức - CN còn kém phát triển, các khu CN có quy mô nhỏ và rải rác. - Cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển CN và NN. - NN chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và khí hậu, thường xuyên gặp phải hạn hán, lũ lụt và mất mùa. - Vẫn chưa thu hút được vốn đầu tư. - Đội ngũ lao động tay nghề chưa cao. - Đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất hạ tầng cho CN và NN. - Đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề cao, tác phong làm việc tốt. - Nâng cao và cải tiến công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư. - Đối mặt với vấn đề lạm phát và giá cả tiêu dùng tăng đột biến. - Giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, sự phát triển thiếu cân bằng… - Đứng trước sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế và giữ gìn nét đẹp truyền thống và cổ kính. Phần II: MÔI TRƯỜNG SỐNG Môi trường: a. Môi trường tự nhiên: Địa hình: Địa hình Thừa Thiên Huế rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, cả những dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển và thấp dần từ Tây sang Đông. Có thể chia lãnh thổ tỉnh từ Tây sang Đông thành 4 vùng: vùng núi,vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Vùng núi đồi nằm ở phía Tây Nam và chiếm 70% diện tích của tỉnh. Phía Tây là một đoạn trong dãy Trường Sơn với những đỉnh núi cao từ 500- 1000m. Những đỉnh núi cao nhất không nằm trong biên giới Việt – Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ của tỉnh Phía sườn Đông của dãy Trường Sơn địa hình chuyển khá nhanh từ vùng núi qua vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng. Từ vùng núi cao 500- 1000m ở phía Tây xuống tới vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 20m trở xuống với chiều dài không quá 50km đã tạo cho địa hình Thừa Thiên Huế có độ dốc khá lớn. Do độ dốc lớn nên phần lớn đất ở vùng núi bị xói mòn thoái hoá, rừng còn rất ít Vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng 9,78% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bị chia cắt thành từng mảnh bởi những dãy núi nhấp nhô ra sát biển và mạng lưới dày đặc có độ dốc lớn Điều kiện địa hình như trên là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một chế độ mưa lũ khắc nghiệt Khí hậu: Huế thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền bắc và miền nam nước ta. Chế độ nhiệt: thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24-250C. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ những năm 70 đến nay hầu như không tăng, trong khi đó nhiệt độ những tháng mùa hè có xu hướng giảm rõ rệt, ngược với tình hình chung của cả nước. Nhìn chung khí hậu ở Huế khá ôn hoà mát mẻ. Chế độ mưa: lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất chiếm tới 30% lượng mưa của cả năm. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Gió bão: chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa tây nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng,bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. Gió mùa đông bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 – 10. Thành phố Huế có hệ sinh thái đa dạng. Huế được coi là thành phố vườn, thành phố xanh nổi tiếng với hệ thống công viên, cây xanh, những rừng cây, nhà vườn, biệt thự tương đối dày đặc và phân bố khá đồng đều. Trên địa bàn thành phố hiện có 51000 cây bóng mát các loại trên 43 công viên, vườn hoa, điểm xanh với diện tích 1296161 m2. Nếu tính cả diện tích cây xanh vườn nhà dân cùng một số điểm mà lâm trường Tiền Phong quản lý thì tổng diện tích cây xanh khoảng 300ha, bình quân đầu người khoảng gần 10m2/ người. Thành phố Huế lại có sông Hương chảy ngang qua làm cho bầu không khí trong thành phố luôn mát mẻ, trong lành. Toàn tỉnh có hai nhà máy xi măng là Long Thọ và Kim Đình với quy mô vừa, các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền… quy mô chưa lớn và nằm rải rác nên lượng khí thải ra thành phố không nhiều, không gây nguy hại đến môi trường của thành phố. b. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật: Hệ thống cấp nước: hệ thống cấp nước hiện nay của thành phố bao gồm: + Nhà máy nước Dã Viên công suất 14000m3/ ngày đêm + Nhà máy nước Quảng Tế công suất 55000m3/ ngày đêm + Hệ thống đường ống dẫn chính và ống phân phối dài gần 200km, đảm bảo cung cấp bình quân khoảng gần 100 lít/ người/ ngày đêm. Hệ thống thoát nước đô thị: Thành phố hiện đang quản lí 125834 mét dài hệ thống thoát nước, trong đó cống ngầm các loại 58254 m, hố ga 3913 cái, mương xậy đạy đan 44959 m và 18332 m mương đất, đảm bảo tiêu thoát lượng nước thải của thành phố hiện vào khoảng 45000 – 50000 m3/ ngày đêm, trong đó nước thải đô thị và sinh hoạt chiếm 80%, nước thải công nghiệp chiếm 20%. Tỉ lệ nước bẩn thu gom xử lí mới đạt 30-40%, còn lại là không thông qua hệ thống thoát nước. Hệ thống hiện có đang là hệ thống thoát nước chung vừa nước mưa vừa nước thải sinh hoạt, hầu hết các nguồn nước thải chưa được xử lí đều đổ vào hệ thống ao, hồ, song, trừ bệnh viện trung ương Huế và nhà máy bia HuDa là có hệ thống xử lí nước thải riêng. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư xây dựng và nạo vét, khơi thông các mương, cống, lòng sông trên địa bàn, nên việc thoát nước của thành phố từng bước được cải thiện. Tuy nhiên tình trạng ngập lụt vẫn chưa được giải quyết triệt để, một số điểm trong thành phố vẫn còn bị ngập khi mưa lớn kéo dài. Vệ sinh môi trường: Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong thành phố vào khoảng 200000m3, song mới thu gom được khoảng 85% ( trung bình mỗi ngày 500-550m3, tức là khoảng 185000m3/ năm) Hệ thống cấp điện: + Lưới điện: thành phố tiếp nhận nguồn điện từ lưới điện quốc gia qua các tuyến 110 kv Đồng Hới - Huế và Đà Nẵng - Huế thông qua trạm biến áp Huế 1. Từ trạm biến áp chính có các tuyến 35 kv dẫn đến các trạm 35/6 – 15 kv của thành phố là : Ngự Bình – Long Thọ - An Hoà, Ngự Bình – Tân Mĩ, Ngự Bình – Phú Lộc. + Trạm biến áp: có một trạm biến áp chính 110/35/6 kv đặt tại khu vực núi Ngự Bình và 5 trạm 35/6 kv là các trạm Trung Tâm, Long Thọ, An Hoà, Trường Bia và Tân Mỹ. Hiện tại đáp ứng nhu cầu phụ tải cả thành phố. c. Môi trường xã hội: Sáu tháng đầu năm 2008, số lượng người nước ngoài đến Huế có 471.636 lượt, tăng 307.032 lượt so với cùng kỳ trong đó Việt kiều: 17.220 lượt, tăng 9.175 lượt. Nhìn chung hoạt động của người nước ngoài liên quan đến an ninh, trật tự chưa nổi lên vấn đề gì phức tạp. Tình hình an ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa, thông tin, xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, không để xảy ra các đột biến xấu, bất ngờ nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc và Festival Huế 2008; tiếp tục đấu tranh có hiệu quả đối với các đối tượng lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn. Tội phạm về ma túy, tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế; tỷ lệ khám phá kết luận án và án truy xét đạt chỉ tiêu, tình hình trật tự giao thông được triển khai tích cực, trật tự đô thị cơ bản đi vào nề nếp. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh và có hiệu quả. Trong 6 tháng đã xảy ra 146 vụ phạm pháp hình sự (tăng 22 vụ so với cùng kỳ), làm chết 02 người, 14 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 1,29 tỷ đồng. Đã kết luận 94 vụ (64,4%), bắt 137 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 358,6 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường bộ được ngăn chặn, không để phát sinh phức tạp. 6 tháng đầu năm đã xảy ra 19 vụ làm chết 20 người chết, 06 người bị thương (tăng 01 vụ); tai nạn giao thông ít nghiêm trọng (va chạm): 97 vụ, làm bị thương 113 người (tăng 26 vụ). Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 01vụ/01người chết. Chết nước: 04vụ/04người chết; tự tử: 08vụ/07người chết; cháy: 04 vụ thiệt hại trên 457,5 triệu đồng. Công tác đảm bảo trật tự đô thị được triển khai đồng bộ, tình hình trật tự đô thị có chuyển biến so với thời gian trước, nhất là trong thời gian diễn ra các lễ hội lớn trên địa bàn. Công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự thường xuyên được tăng cường và tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Đã đưa Đề án đăng ký lưu trú qua mạng vào hoạt động và thực hiện mang lại có nhiều hiệu quả thiết thực. Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra thu hồi vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ, pháo nổ và đồ chơi trẻ em nguy hiểm trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ đô thị. Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác PCCN, công tác PCCR và thực hiện Chỉ thị 12/TTg trên địa bàn Thành phố. 2. Giao thông a. Giao thông đối ngoại: Hệ thống giao thông đối ngoại kết nối Huế với bên ngoài( trong nước và quốc tế) khá toàn diện, bao gồm đường bộ, đường sắt,đường hang không, đường thuỷ. + Đường bộ: hệ thống đường quốc lộ số 1 xuyên Việt là cửa ngõ vào - ra chính của thành phố đã được cải tạo, nâng cấp với 2 tuyến riêng rẽ: tuyến qua thành phố được mở rộng, nâng cấp trong đó đọan Huế - Phú Bài dài 17km mở rộng cho 6 làn xe; tuyến đường tránh phía tây thành phố với điểm giao cắt phía bắc ở ngã ba Đồng Lâm, phía nam ở Phú Bài được xây dựng và thông xe góp phần giải toả tuyến giao thông thuộc quốc lộ 1 trước đây đi qua trung tâm thành phố. Đường Hồ Chí Minh nâng cao năng lực kết nối thành phố với các vùng trên cả nước và nước ngoài quanh năm. Từ những trục đường chính này, Huế kết nối với Lào qua các trục hành lang Đông - Tây bằng quốc lộ 49 với cửa khẩu Hồng Vân - Koutai và bằng đường 9 với cửa khẩu Lao Bảo sang Lào, Thái Lan, Mianma và Ấn Độ. Các quốc lộ và tỉnh lộ nối Huế với các huyện và tỉnh bạn được mở rộng, nâng cấp. + Đường sắt: Đường sắt đống vai trò quan trọng không chỉ trong vận chuyển hang hoá mà còn hành khách, đặc biệt là khách du lịch đến thành phố. tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn thành phố dài gần 20km. Ga đường sắt Huế là một trong những ga trung tâm trên tuyến đường sắt xuyên Việt hiện nay và xuyên Á sau này. Hiện nay ga Huế có 10 đường đón gửi, diện tích nhà ga 1728m2. diện tích sân ga 1084m2. Ngoài ra,còn có trạm Văn Xá và trạm An Cựu ( là những ga dọc đường) + đường hàng không: Sân bay Phú Bài là sân bay cấp 4E cách thành phố 17km về phía Nam với đường băng mới dài 3000m vừa được nâng cấp được coi là sân bay nội địa tốt nhất Việt Nam có thể tiếp đón các loại máy bay lớn như Boing777, boing737, 767 và Airbus, A320, A321… + Đường biển: từ thành phố dễ dàng tiếp cận 2 cảng biển là Cảng Thuận An và cảng Chân Mây. Cảng Thuận An cách thành phố 13km về phía đông( có thể tiếp nhận tàu trọng tải 5000 tấn, với năng lực hang hoá thong qua năm lên đến 300000 tấn/năm) Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố 70km về phía nam là điểm đến của các tàu du lịch quốc tế lớn. b. Giao thông nội bộ: + Đường bộ: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 232 tuyến đường nội thị vói 89 cầu chiều dài2487,65m trong đó có: 53 cầu bê tong dài 927m, 15 cầu dầm Y mặt bê tong dài 385m, 2 cầu dầm thép mặt bê tong dài 197m,17 cầu vòm gạch dài 831m, … Các tuyến đường nối thành phố với các di tích và điểm du lịch đã và đang được cải tạo, mở rộng. Phương tiện giao thông chủ yếu trong thành phố là xe máy, xe đạp cá nhân. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt mới bước đầu phát triển với 4 tuyến: Huế- Phú Bài, Huế - Văn Xá, Huế - Tuần, Huế -Thuận An. Vận tải taxi phát triển với 7 hãng và 207 đầu phương tiện góp phần vận chuyển khách du lịch và nhân dân thành phố an toàn, thuận tiện. + Đường thuỷ: Tuyến đường thuỷ chính của thành phố là sông Hương phục vụ vận chuyển hàng hoá, khách giữa thành phố, các huyện và phục vụ du lịch. Tàu thuyền trọng tải 50-60 tấn có thể đi lại quanh năm. Trên địa bàn thành phố có các cảng song và bế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24666.doc
Tài liệu liên quan