Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu của Công ty May Thăng Long

Lời mở đầu Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao có năm đạt tới 9%, chính trị ổn định đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế các doanh nghiệp vừa thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tụ

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu của Công ty May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và phức tạp. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tao tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Phát triển thị trường là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, phát huy các thế mạnh của mình để thích ứng với thị trường với mục đích là tối đa hoá lợi nhuận, đản bảo an toàn và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ngành May mặc nước ta hiện nay là một ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển nhanh nhưng có môi trường cạnh tranh gay gắt. Công Ty May Thăng Long một trong những doanh nghiệp may của Nhà nước đã không chỉ đứng vững trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế mà còn là một doanh nghiệp ăn nên làm ra của ngành dệt may trước tình hình như vậy. Nhưng trong hoàn cảnh như vậy cũng đang trăn trở tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Bên cạnh hoạt động tăng cường xuất khẩu Công ty còn xác định thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng. Công tác phát triển thị trường tiêu thụ nội địa ở Công ty đã được triển khai song vẫn gặp phải không ít vướng mắc. Sau một thời gian học tập và tìm hiểu tại Công Ty May Thăng Long, với mục đích củng cố và hệ thống hoá các kiến thức đã được học, áp dụng chúng vào thực tiển, đồng thời mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu của Công Ty May Thăng Long” làm luận văn tập tốt nghiệp. Luận văn gồm có 3 phần lớn: Phần I: Những thuận lợi và khó khăn của Ngành công nghiệp may Việt Nam khi phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu. Phần II. Phân tích thực trạng của Công Ty May Thăng Long và ảnh hưởng của nó tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thụ nội địa của Công ty. Phần III. Thâm nhập thị trường giải pháp chiến lược thích hợp nhất với điều kiện hiện nay của Công Ty May Thăng Long để phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu và những nội dung cần thực hiện của giải pháp này. Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi nhiều sai sót, em mong được sự giúp đỡ của Công ty, thầy cô và bè bạn để em hoàn thành tốt hơn bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, cô giáo thạc sĩ Hoàng Thuý Nga và anh Ngô Kiên Cường cùng các anh chị ở phòng kinh doanh nội địa, phòng kế hoạch, phòng kế toán và các phòng ban có liên quan khác trong Công Ty May Thăng Long, bạn bè và gia đình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài viết này. Mục lục Phần I: Những thuận lợi và khó khăn của ngành công nghiệp may việt nam khi phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu Mục tiêu của phẩn này là đi vào phân tích những yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành may nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa nói riêng. Đó là các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ ngành để từ đó tìm ra các thuận lơị và khó khăn của công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Làm cơ sở cho việc lập chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nội địa ở những bước sau đối vơí từng doanh nghiệp cụ thể. Và giải thích được lý do tại sao phải phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu đối với ngành may Việt Nam nói chung và cho từng doanh nghiệp may nói riêng. Nội dung chính của phần này gồm hai mục lớn sau: I.Thực trạng của ngành may Việt Nam II. Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thu nội địa của ngành may Việt Nam I. thực trạng ngành công nghiệp may Việt Nam 1.Vị trí của ngành công nghiệp may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân Ngành Công Nghiệp May Việt Nam nếu nói rộng hơn là ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam là một ngành có vị trí quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo hàng hoá cho tiêu dùng trong nước, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, năm 1996 đạt 1150 tr usd, và hiện đang đứng hàng thứ hai sau dầu thô theo số liệu thống kê của năm 1999(1). Từ trước tới nay, Đảng và Nhà Nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, nhất là nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 7 chỉ rõ: “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao, phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu”(2). Nhờ vậy, mà trong các thời kỳ qua Ngành đã có bước phát triển và giữ vai trò quan trọng trong sản xuất hàng tiêu dùng. Và Ngành May đã có thời kỳ phát triển mạnh, thu hút được nhiều lao động xã hội gần 50 vạn người, chiếm 22,7% lao động công nghiệp toàn quốc, giải quyết được công ăn việc làm, góp phần tạo sự ổn định chính trị-kinh tế-xã hội do đó được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngành Dệt-May nói chung và Ngành May nói riêng vẫn đang chiếm một vị trí quan trọng về ăn mặc của nhân dân, quốc phòng và tiêu dùng trong các ngành công nghiệp khác(3). 2.Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp may khi phát triển thị trương tiêu thụ sản phẩm Bất cứ một doanh nghiệp nào, một ngành nào thì nó cũng đều phải có môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù của nó. Và trong môi trường đó nó sẽ phải chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố tác động mà những nhân tố đó có thể là những nhân tố mang tính chủ quan và cũng có thể là những nhân tố mang tính khác quan. (1)Báo cáo tổng hợp về thực trạng ngành Dệt –May Việt Nam năm 1998, trang 4 (2) Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 7 (3)Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến năm 2010, trang 13. Sự tác động của những nhân tố này tới doanh nghiệp cụ thể, hay tới toàn thể ngành nó đều có thể tạo ra những thuận lợi (những thời cơ) cho sự phát triển và cũng có thể gây ra những khó khăn (những đe doạ) cho sự phát triển nói chung. Và việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Ngành May nói riêng cũng phải chịu sự tác động mang tính đặc thù ở môi trường sản xuất kinh doanh của Ngành May. Những nhân tố có thể tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngành May đó là: Yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội yếu tố tự nhiên, nhân khẩu học, tình trạng cạnh tranh nội bộ ngành... Những nhân tố nêu trên chúng ta có thể chia chúng ta có thể chia ra làm thành ba nhóm đó là nhóm nhân tố vĩ mô, nhóm nhân tố thuộc nội bộ ngành và nhóm nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 2.1.ảnh hưởng của những nhân tố vĩ mô *Các nhân tố kinh tế. Do đặc điểm của Ngành May là sản phẩm thuộc mặt hàng tiêu dùng cần thiết trong xã hội ngày nay. Nhưng nó không mang tính cần thiết như các mặt hàng ăn, uống hàng ngày mà tính cần thiết của nó ở mức độ nhẹ hơn. và nó chịu sự tác động mạnh của các nhân tố kinh tế như thu nhập, tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lao động và việc làm... Trong những năm gần đây, kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường thì nền kinh tế Việt Nam đã có hướng phát triển đi lên một cách rõ rệt, do đó nó từng bước làm cho cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc đân ngày càng hợp lý và đây là coư hội cho Ngành May non trẻ Việt Nam phát triển. Do nền kinh tế phát triển đi lên, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có năm đạt tới 9%(4)cho nên thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống ngày càng dược cải thiện, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước về các sản phẩm may mặc này càng tăng và rất đa dạng. Cũng do kinh tế phát triển nên việc tích tụ và tập trung vốn để đầu tư vào những ngành có triển vọng được thực hiện nhanh và đây cũng là một cơ hội cho việc mở rộng và phát triển Ngành May. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở trạng thái tăng trưởng khá ổn định, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý không làm cho nền kinh tế có những sự biến động mạnh, tỷ giá hối đoái được nhà nước điều tiết phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế điều này nó tạo điều kiện cho Ngành May phát triển. Và với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước mà như ta đã nói ở trên là “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng như cầu đa dạng ngày càng cao,phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Đối với may mặc xuất khẩu không phải đóng thuế xuất khẩu, và nhà nước đánh thuế vào những sản phẩm may mặc nhập khẩu, có những chính sách giúp các doanh nghiệp tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn với nước ngoài đó là những ưu tiên mà Đảng và Nhà Nước dành cho Ngành May. Cùng với những điều kiện thuận lợi trong nước thì việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu cũng có những điều kiện thuận lợi. Đó là do nền kinh tế thế giới đã có sự phát triển trong thời gian qua, thu nhập của người dân tăng do đó nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm may mặc tăng. Trong khi đó họ lại không có điều kiện sản xuất hàng may mặc hoặc sản xuất không đạt hiệu quả thì Việt Nam có thể lợi dụng những lợi thế so sánh của mình về lao động, vị trí địa lý,... để mở rộng xuất khẩu. Ngoài những thuận lợi trong công việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Ngành May thì những nhân tố kinh tế cũng gây ra ra nhiều khó khăn cho việc này. Chẳng hạn hiện nay thị trương của Ngành May đang bị sự cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm may mặc của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,... vì các nước này có lợi thế về ngành dệt của họ đã phát triển và các yếu tố như lao động và các chính sách kinh tế của họ về ưu tiên phát triển Ngành May cũng gần giống như Việt Nam. Và cũng do nền kinh tế phát triển thu nhập người dân được nâng cao nên nhu cầu và thị hiếu của họ về cách ăn mặc cũng thay đổi và thay đổi một cách nhanh chóng, trong khi đó với năng lực của mình Ngành May Việt Nam có lúc không đáp ứng được, người tiêu dùng lại có tấm lý sính dùng hàng ngoại vì nó phù hợp với mẩu mã, chất lượng,... cho nên nếu không có sự cải tiến ,đổi mới để phát triển thì vấn đề thị trường ngày càng khó khăn cho Ngành May Việt Nam. Ngoài ra do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam á và sau đó lan ra các khu vực kinh tế khác nó làm cho nền kinh tế nhiều nước kiệt quệ và hiện giờ đang trong giai đoạn phục hồi, đây là giai đoạn nhiều nước thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, hạn chế chi tiêu để tập trung lực vào phục hồi và phát triển kinh tế nên vấn đề thị trường còn khó khăn hơn đối với (4) Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến năm 2010, trang 7 Ngành May Việt Nam. Tóm lại các nhân tố kinh tế tạo ra những thuận lợi và khó khăn như sau: -Thuận lợi. +Thu nhập của dân cư và nền kinh tế ngày càng tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. +Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi và có nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm may mặc. +Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái được không chế ở mức hợp lý. +Được sự ưu đãi của Nhà Nước về việc phát triển Ngành May. -Khó khăn. +Có sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm may mặc của các nước trên thế giới. +Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam á và sau đó lan ra các khu vực kinh tế khác nó làm cho nền kinh tế nhiều nước kiệt quệ và hiện giờ đang trong giai đoạn phục hồi, điều này làm cho vấn đề thị trường ngày càng khó khăn hơn. *Các nhân tố chính trị pháp luật. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, chúng ta đã chủ trương phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Cùng với những chính sách mang tính tích cực của Đảng và Nhà Nước để phát triển kinh tế thì đây là cơ hội cho sự phát triển của ngành dệt may nói chung và của Ngành May Việt Nam nói riêng. Với đường lối ngoại giao là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thực hiện mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Thông qua đó đã tạo đà cho các doanh nghiệp, các ngành kinh tế hợp tác làm ăn với các nước, từng bước xâm nhập vào thị trường thế giới. Và qua đó Ngành May cũng có cơ hội để thu hút vốn đầu tư mở rộng liên doanh liên kết để phát triển và tìm kiếm thị trường mới. Nhà nước cũng từng bước hoàn thiện khung hành lang pháp lý bằng việc đưa ra các chính sách, các bộ luật, cố gắng tao ra một “ sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp(5). (5) Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến năm 2010, trang 14 Đây cũng là một cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp may mặc trong nước phát triển. Hiện nay Ngành May đang được nhà nước bảo hộ bằng cách khuyến khích xuất khẩu, không đánh thuế xuất khẩu vào hàng may mặc, trong khi đó lại đánh thuế rất cao vào những sản phẩm nhập ngoại. Đây là thời cơ tốt để các doanh nghiệp may mặc trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, đứng vững và phát triển. Vì nếu không làm được thì trong một thời gian không xa vấn đề trên gặp khó khăn lên rất nhiều vì do xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, Việt Nam gia nhập vào WTO và các điều kiện trong hiệp ước AFTA có hiệu lực lúc đó Việt Nam sẽ phải giỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan vào năm 2006. Lúc đó hàng hoá của các nước tràn vào với lợi thế về công nghệ, chất lượng sản phẩm, mẩu mã, giá thành nó sẽ làm cho sản phẩm may mặc của Việt Nam khó cạnh tranh nổi nếu không nhìn nhận được vấn đề một cách thấu đáo nay từ bây giờ. Vì lúc đó sản phẩm may mặc xuất đi các nước không còn được hưởng các chính sách ưu đãi và ngay cả thị trường trong nước cũng bị cạnh tranh khốc liệt của hàng hoá ngoại nhập. Tóm lại những nhân tố chính trị và pháp luật đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn sau: -Thuận lợi. +Được sự ưu đãi của nhà nước về phát triển Ngành May. +Với chính sách kinh tế và ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà Nước đã tạo đà cho các doanh nghiệp may có nhiều cơ hội làm ăn. +Mục tiêu phát triển của Ngành May. -Khó khăn. +Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và Việt Nam tham gia nhập vào WTO, AFTA. *Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ. Trong thời đại ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật, công nghệ may đã đạt được những thành tựu lớn do nó có thời gian phát triển rất lâu đời trải qua hàng thế kỷ. Và ngay nay cùng với sự trợ giúp của các ngành khoa học khác đã làm cho nó càng phát triển. Ngành May mặc Việt Nam chúng ta phát triển sau so với các nước trên thế giới do đó nó học hỏi được kinh nghiêm của những người đi trước, được hưởng các thành tựu về khoa học công nghệ phục vụ cho Ngành May mà không tốn chi phí nghiên cứu, phát triển mà chỉ việc ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh. Với sự chuyển giao công nghệ thuận tiện và có điều kiện để lựa chọn công nghệ đây là điều kiện tốt để cho các doanh nghiệp may có những thiết bị công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc sản xuất ra những sản phẩm may mặc đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẽ để từ đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên là một nước đi sau nên việc nghiên cứu triển khai còn gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ cán bộ con hạn chế, trình độ tay nghề của người thợ chưa cao nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu công việc làm cho hiệu quả sxkd giảm, không đạt định mức,... việc này làm cho năng suất sản xuất của Ngành May kém so với các nước, đây là vấn đề cần được khắc phục nếu chúng ta muốn sản phẩm may mặc của chúng ta đủ sức cạnh tanh trên thị trường. Và cũng do một nước có được công nghệ may chủ yếu là mua của nước ngoài nên chúng ta luôn chịu sự lép vế của những người đi sau. Vì họ không khi nào lại chịu bán những kỹ thuật công nghệ mới nhất, khi mà họ đang sử dụng có hiệu quả để làm vũ khí cạnh tranh. Nếu có mua được thì giá của nó lại rất cao làm cho chi phí về giá thành sản phẩm sản xuất ra là cao nên khó lòng cạnh tranh nổi. Tóm lại nhân tố kỹ thuật công nghệ gây ra những thuận lợi và khó khăn sau: -Thuận lợi. +Có điều kiện áp dụng những thành tựu về công nghệ may của thế giới. +Không tốn chi phí và nghiên cứu mà chỉ việc ứng dụng vào SXKD. +Sự thuận tiện trong chuyển giao công nghệ và có điều kiện để lựa chọn. -Khó khăn. +Việc nghiên cứu triển khai còn gặp nhiều khó khăn do trình độ cán bộ còn hạn chế. +Khó lòng mua được những công nghệ tiến nhất để đưa vào SXKD. *Các nhân tố văn hoá xã hội và nhân khẩu học. Các nhân tố này có ảnh hưởng một cách chậm chạp song cũng rất sâu sắc tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ khi thực hiện sản xuất, bán hàng. ở thị trường thế giới hiện nay chúng ta chủ yếu là sản xuất theo hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên mọi yếu tố về văn hoá, tập quán,... của người tiêu dùng chúng ta không cần quan tâm lắm mà chúng ta chỉ sản xuất theo yêu cầu của bạn hàng. Nhưng chúng ta đang và sẽ gặp khó khăn trong vấn đề này khi các doanh nghiệp may trong ngành chuyển hướng kinh doanh sang giai đoạn “ mua đứt bán đoạn”, tự mình tìm kiếm thị trường, nghiên cứu sản phẩm và tự mình tung sản phẩm ra thị trường không thông qua trung gian, vì nhìn chung hiện nay công tác marketing của các doanh nghiệp may còn kém. Còn đối với thị trường trong nước với đặc điểm của Việt Nam là một đất nước có tới 54 dân tộc sinh sống với quan niệm về phong tục, tập quán và văn hoá rất khác nhau cộng với sự phân biệt khá rỏ nét của phong cách ăn mặc của ba miền Bắc, Trung, Nam đây vừa là thuận lợi nếu chúng ta biết tận dụng bằng cách đưa ra những sản phẩm may mặc phù hợp với phong cách ăn mặc của từng dân tộc, từng tầng lớp dân cư. Nhưng cũng thật là khó khăn khi chúng ta muốn kết hợp chúng, khi mà sản phẩm tạo ra không phù hợp thì việc mở rộng thị trường nội địa là rất khó. Nước ta là một đất nước đông dân do đó nhu cầu mua sắm ăn mặc lớn đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước. Là một nước đông dân lại có độ tuổi trẻ, lực lượng lao động dồi dào đây vừa là đối tượng khách hàng chủ yếu và cũng là lực lượng lao động cho Ngành May sử dụng nên việc phát triển thị trường nội địa có nhiều thuận lợi. Nhưng cũng như đã nói ở trên do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng rất phong phú và đa dạng nên nếu Ngành May Việt Nam không tìm cách không tìm cách đáp ứng tốt thì đây sẽ là cơ hội cho các nước khác xâm nhập và thao túng thị trường nội địa. Về các nhân tố tự nhiên thì chúng ta có những thuận lợi để mở rộng và phát triển thị trường đó là Việt Nam là một nước thuận tiện về giao thông cho việc giao lưu thương mại với các nước trên thế giới về cả đường thuỷ, đường bộ, đường không. Đây là một thuận lợi lớn cho Ngành May phát triển vì yêu cầu vận chuyển của Ngành May là rất lớn và chi phí vận chuyển cũng đóng vai trò khá quan trọng trong giá thành sản phẩm. Nhưng đây cũng là một yếu tố bất lợi cho sự cạnh tranh ở thị trường nội địa vì do thuận tiện về giao thông cho nên hàng hoá của nước ngoài có điều kiện để tràn vào thị trường trong nước từ nhiều con đường. Việt Nam lại là một nước nằm gần với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, đây là những nước có nền công nghiệp dệt may phát triển và cũng có những lợi thế về lao động và tài nguyên do đó hàng hoá của họ có điều kiện tốt để xâm nhập vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh với sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới. Còn ở trong nước về địa lý nước ta kéo dài hơn 2000 km từ Bắc tới Nam. Trong lúc đó Ngành May lại tập trung ở phía Bắc và phía Nam là chủ yếu. Khí hậu Việt Nam lại là khí hậu nhiệt đới gió mùa và có sự khác biệt lớn giữa thời tiết các mùa ở ba miền Bắc-Trung-Nam điều này nó tạo nên phong cách ăn mặc có nhiều sự khác nhau của người dân ở ba miền(6). Từ đặc điểm này nó tạo lợi thế cho các doanh nghiệp may mở rộng phát triển thị trường nếu biết cách tiếp cận đúng đắn với nhu cầu thị trường, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa vì “ không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình”. Tóm lại các nhân tố văn hoá xã hội và nhân khẩu học đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn sau: -Thuận lợi. +Dân số đông, trẻ và có nhiều dân tộc sinh sống với những quan niệm sống và phong tục tập quán rất khác nhau +Có sự khác biệt theo mùa và theo vùng địa lý. +Thuận tiện về giao thông cho việc giao lưu buôn bán với các khu vực và các nước trên thế giới. -Khó khăn. +Do sự thuận tiện về giao thông và có vị trí địa lý là nằm gần những nước có nền công nghiệp dệt may khá tiên tiến nên nguy cơ phải cạnh tranh cao. Qua phân tích tác động của những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô tới thị trường của Ngành May kết hợp với các phiếu điều tra ta có được bảng tổng hợp kết quả phân tích được mô tả ở bảng 1.1, bằng việc đánh giá cho điểm và xem xét tính chất tác động của các yếu tố. Với điểm 3 là cao, điểm 2 là trung bình, điểm 1 là thấp, còn về tính chất tác động thì (+) là thuận lợi (-) là khó khăn. 6) Giáo trình địa lý kinh tế- trường đại học KTQD-NXBKHKT, trang7 Bảng 1.1 Bảng tổng hợp những nhân tố vĩ mô tác động tới ngành Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (1) Tính chất tác động (2) 1.Yếu tố kinh tế. -Chu kỳ tăng trưởng kinh tế -Thu nhập của dân cư. -Lãi suất ngân hàng 2.Chính trị và pháp luật. -Các chính sách của chính phủ. -Mục tiêu phát triển của ngành. -Luật pháp. 3.Xã hội. -Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. -Sự khác biệt về văn hoá. -Tỷ lệ tăng dân số. 4.Tự nhiên. -Sự khác biệt của mùa. -Sự khác biệt của các khu vực địa lý. 5.Công nghệ. -Sự xuất hiện của công nghệ mới. 3 3 1 3 2 2 3 2 2 3 3 1 + + - + + - + + + + + - 2.2.ảnh hưởng của những nhân tố nội bộ ngành Ngành May Việt Nam đang còn khá non trẻ và là ngành có mức tăng trưởng khá nhanh.Theo thống kê của năm 1998 thì hiện nay Ngành May có tới 26 đơn vị may quốc doanh trung ương, 92 đơn vị là doanh nghiệp may quốc doanh địa phương, ngoài ra Ngành May còn có khoảng 348 đơn vị may bao gồm các HTX và Công ty TNHH và khoảng 30000 hộ cá thể, 36 đơn vị may hợp doanh và liên doanh, 52 đơn vị may 100% vốn nước ngoài(7). Nhìn vào những con số thống kê trên ta thấy số lượng các đơn vị sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam là khá lớn, điều này cho thấy Ngành May Việt Nam đang còn có khả năng phát triển và trong thời gian tới việc phát triển và mở rộng thị trường sẽ có sự cạnh tranh rất lớn giữa các doanh nghiệp may trong ngành. *Về thị trường của Ngành May -Đối với thị trường xuất khẩu: sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (4/1975), Ngành May Việt Nam đã có bước phát triển tương đối nhanh nhằm cung cấp hàng tiêu dùng cho các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế. Ngành May Việt Nam vừa có được sự cung cấp máy móc, nguyên vật liệu và thiết bị từ các nước xã hội chủ nghĩa và giao lại sản phẩm do mình sản xuất ra với khối lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi cao, mẫu mã ít thay đổi, giá cả theo hiệp định dài hạn. Như vậy mà Ngành May đã phát triển nhanh dựa trên phân công lao động và hợp tác quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong hội đồng tương trợ kinh tế. Sau khi các thị trường Liên Xô và Đông Âu không còn Ngành May vấp phải một cuộc khủng hoảng gay gắt về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng để ổn định và phát triển sản xuất. Có thể nói những năm 1991, 1992, 1993 là những năm khó khăn nhất của Ngành May. Nhưng được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô nên hiệp định buôn bán hàng may mặc giữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu được ký kết vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/1993. Như vậy đã có một cơ hội đã được mở ra cho Ngành May có một một thị trường tư bản quan trọng với hơn 350 tr dân có mức sống cao để xuất khẩu sản phẩm dệt-may, với khối lượng hàng năm sẽ vào khoảng 22 đến 23 ngàn tấn. Ngành dệt may cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức gia công hoặc theo hình thức thượng mại thông thương với một số nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Canada, các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hồng kông, Hàn Quốc,... và gần đây sau khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thì hàng may Việt Nam có thêm thị trường Mỹ. Tuy đã có những thuận lợi cho việc mở rộng thị trường (7) Báo cáo tổng hợp về thực trạng của ngành Dệt -May Việt Nam năm 1998, trang 8 nhưng thử thách đối với sản phẩm may nước ta với thị trường thế giới còn rất lớn. Đó là khả năng thích ứng về mẫu mốt, chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng theo thời vụ và tập quán buôn bán còn rất hạn chế. Số lượng sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng như cầu người tiêu dùng ở các nước chưa nhiều, thị trường truyền thống có dung lượng lớn như Liên Xô, và các nước Đông Âu chưa tìm được phương thức làm ăn thích hợp, nhất là phương thức thanh toán. Cho đến nay Ngành May Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 200 Công ty thuộc 40 nước trên thế giới và khu vực. Tuy vậy thị trường xuất khẩu vẫn không ổn định đặc biệt là thị trường phi hạn ngạch do các nguyên nhân chủ yếu sau: + Hàng hoá do ta sản xuất chưa phù hợp với nhui cầu và thị hiếu của khách hàng. + Mẫu mã thường sản xuất theo mẫu của khách hàng. + Phương thức hoạt động chủ yếu là gia công xuất khẩu + Việc tổ chức mạng lưới thông tin tiếp thị ở nước ngoài chưa được triển khai thống nhất. + Một số thị trường chưa được hưởng các quy chế ưu đãi + Còn thiếu nhiều hiểu biết về thủ tục, tập quán và luật lệ của các nước và khu vực trên toàn thế giới(8). -Đối với thị trường trong nước. Do xu hướng tự do hoá mậu dịch nên hàng may mặc tràn vao nước ta từ nhiều nguồn. Hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng SIDA... giá rất rẻ tràn ngập thị trường trong nước, đã làm cho sản xuất hàng may mặc trong nước bị thu hẹp. Thị hiếu người tiêu dùng trong nước cũng thay đổi từ chỗ thiếu vải mặc nay đã có xu hướng thừa nên người tiêu dùng có quyền lựa chọn theo sở thích. Tập quán may sắm cũng thay đổi, từ chỗ mọi người đều mua vải để may đo, nay đại bộ phận dân cư đã chuyển sang mua quần áo may sẵn vì nó vừa tiện lợi vừa hợp thị hiếu. Vấn đề là cho đến nay hệ thống tổ chức bán buôn bán lẽ hàng may mặc trong nước còn thả nổi cho tư thương mà nhà sản xuất chưa tìm dược phương thức hoạt động thích hợp do vậy tư thương là người đang thao túng và quyết định(9). (8) Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến 2010, trang 6 (9) Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến 2010, trang 16 *Về sản phẩm may mặc, vật liệu và phụ liệu may Sản phẩm của Ngành May rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang vừa có tính quốc tế vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống người dân đã được nâng cao thì yêu cầu về mặt hàng may lại càng phong phú và có chất lượng cao hơn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống nhân dân mặc hàng ngày, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp may Việt Nam còn có điều kiện làm quen với công nghệ may các mặt hàng phức tạp, thời trang thế giới. Hiện nay Ngành May Việt Nam có các nhóm mặt hàng sau để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu(10). + Nhóm mặt hàng lót: nam,nữ + Nhóm mặt hàng thường dùng ở nhà: các loại bộ đồ ngủ nam-nữ, võ chăn, ga, gối,... + Nhóm mặt hàng mặc hàng ngày: sơ mi, quần âu, áo váy. + Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo bò + Nhóm thời trang hiện đại. + Nhóm trang phục đặc biệt: quân đội, bảo hộ lao động,... Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu cộng với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm làm ra đạt yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy, do ít máy móc chuyên dùng hiện đại, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất thấp so với các nước, một số mặt hàng dây như áo khoác dạ... ta chưa có máy chuyên dùng nên còn nhiều hạn chế. Công ngiệp May Việt Nam tiến bộ nhanh, từ chỗ may quần áo lao động xuất khẩu, các quần áo đơn giản như vỏ chăn, áo gối quần áo ngủ, quần áo học sinh,... đến nay đã May được nhiều mặt hàng cao cấp được nhiều người tiêu dùng chấp nhận, khách hàng nước ngoài tín nhiệm đặt hàng đi tiêu thụ ở các thị trường khó tính của thế giới. Đây là những thuận lợi mà Ngành May đã tạo được qua sản phẩm may mặc của mình để từ đó có thể xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn như ngành may mặc sản phẩm thông dụng như : sơ mi, quần âu, áo jacket, quần áo bảo hộ lao động... đến nay đã hoà nhập được với Ngành May của khu vực và của thế giới. Tuy nhiên ngoài những thận lợi thì do những khó khăn về vốn về nguyên liệu mà cho đến nay năng lực sản xuất của (10) Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến 2010, trang 20. Ngành May chỉ đạt trên dưới 60% tổng năng lực do thiếu thị trường, thị trường xuất khẩu không ổn định, bị động, lệ thuộc, bị ép giá,... Có tới 80% sản phẩm may là làm gia công. Nguyên liệu may chủ yếu là nhập ngoại, Ngành May chưa sử dụng được 100 % vải của ngành dệt trong nước để sản suất sản phẩm do đó giá sản phẩm làm ra cao khó thâm nhập thị trường, kém sức cạnh tranh. Thị trường nội địa còn để cho sản phẩm ngoài chiếm lĩnh phần lớn. Về phụ liệu may chúng ta đã có những thuận lợi đáng kể, vì mấy năm gần đây do sự tiến bộ của KHCN và sự đổi mới thiết bị máy móc, liên doanh với nước ngoài cho nên trong nước đã sản xuất được bông tấm, chỉ may, cúc áo, mex, khoá kéo với chất lượng cao để đảm bảo cho hàng may xuất khẩu như: chỉ khâu total Phong Phú, khoá kéo Nha Trang, nút nhựa Việt Thuận,... điều này làm cho sản phẩm làm ra hạ được giá thành do không phải nhập ngoại các phụ liệu như trước đây *Về thiết bị công nghệ may và mẫu cho Ngành May Thuở sơ khai công nghiệp may tổ chức dây chuyền bằng các loại máy đạp chân, dần dần được trang bị máy may công nghiệp của Trung Quốc, Liên Xô, CHLB Đức,... đồng thời có sự bổ sung máy của nhật để đảm bảo chất lượng hàng gia công. Từ năm 1991 đến nay Ngành May liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới ngày nay. Đây là một thuận lợi tạo đà cho thị trường của Ngành May phát triển. điều này được chứng minh bằng việc hiện nay hầu như ở các công đoạn may đều có các thiết bị chuyên dùng hiện đại(11). + ở công đoạn cắt: Nhiều doanh nghiệp sử dụng máy cắt vòng có hút khí trên bàn cắt đảm bảo được độ chính xác, các máy cắt đẩy tay loại tiên tiến có lực cắt khoẻ, tốc độ cao, sử dụng giao cầu bàn. Các máy ep dính liên tục của Đức, Nhật Bản có năng suất cao và chất lượng tốt. + ở công đoạn may các máy được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao 4000-5000 vòng/phút, có van bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp,một số doanh nghiệp đã dùng loại máy trang bị điện tử lại mũi, cắt chỉ tự động (May10, may Việt Tiến). Một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền đồng bộ, sử dụng nhiều máy ._.chuyên dùng để sản xuất một số mặt (11) Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến 2010, trang 35. hàng như sơ mi, quần jean,... + ở công đoạn hoàn tất sản phẩm hầu hết các doanh nghiệp dùng hệ thống là hơi, nếu không thì cũng dùng loại bàn là treo phun nước để cho sản phẩm không bị nhăn chân chim, một số dùng hệ thống là hơi tự động vừa năng suất cao, vừa đạt chất lượng cao. Các công nghệ mới, tin học đã được một số Công ty đưa vào áp dụng ở một số khâu của quá trình sản xuất. Còn về mẫu thời trang, ngày nay xuất khẩu hàng may của chúng ta chủ yếu là bằng phương thức gia công nên mẫu mã của hàng hoá là do bên đặt hàng yêu cầu và cung cấp. Nhưng những năm tới đây Ngành May sẽ tăng cường xuất khẩu bằng phương thức mua đứt bán đoạn (bán FOB). Vì vậy, cần phải giải quyết được mẫu hàng may chào bán với các nước, do đó nghiên cứu và thiết kế mẫu thời trang là cần thiết và cấp bách. Viện mẫu thời trang trên cơ sở trung tâm nghiên cứu may cũ thành lập năm 1995, hiện cơ sở vật chất còn quá yếu chưa tương xứng với ngành và nhà nước giao cho, năng lực sáng tác thiết kế của viện còn nhiều hạn chế: thiếu kiến thức về sáng tác, thiết kế mẫu thời trang, thiếu phương tiện thông tin. Số mẫu thời trang hàng năm mới đáp ứng được 10-20% yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẫu. Trong khi đó thì hầu như các đơn vị may của ngành chưa có được một bộ phận nghiên cứu, thiết kế mẫu cho riêng mình. Đây là một khó khăn rất lớn đối với Ngành May Việt Nam khi muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. *Về đầu tư xây dựng ngành công nghiệp may Ngành công nghiệp may có thuận trong việc đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất kinh doanh, là ngành tương đối thành công trong huy động vốn kể cả huy động vốn trong dân cư vào đầu tư. Chưa đến nay chưa có một đơn vị nào có tâm huyết bị nợ nần đến phá sản hoặc không có khả năng chi trả. Nganhg may cũng như các ngành kinh tế khác, đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn song do ưu thế riêng của ngành nên nó đã có một số thuận lợi nhất định đó là + Vốn đầu tư không lớn lắm so với các ngành kinh tế khác + Là ngành trực tiếp xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ nên có khả năng trả nợ tiền bằng ngoại tệ khi mua thiết bị. + Dây chuyền công nghệ hiện đại gọn nhẹ, đơn giản nên nhiều nơi có thể tận dụng nhà xưởng kho tàng không làm xưởng sản xuất + Liên doanh được với các ngành, các đia phương,huy đông được vốn của các đơn vị bạn để SXKD, đôi bên cùng có lợi như May 10, may Việt Tiến, may Đức Giang đã làm. Đây là những thuận lợi để Ngành May có thể tận dụng để mở rộng sản xuất, phát triển thị trường từ đó làm cơ sở cho tăng trưởng và phát triển. Tóm lại sau khi phân tích ảnh hưởng của những nhân tố thuộc nội bộ ngành ta thấy ngành may còn có những khó khăn và thuận lợi sau: -Khó khăn +Hàng hoá sản xuất ra chưa thực sự phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong nước. +mẫu mã còn nghèo nàn và thường sản xuất theo mẫu của hàng gia công xuất khẩu. +Các doanh nghiệp may hoạt dộng chủ yếu là gia công xuất khẩu . +Việc tổ chức mạng lưới marketing và bán hàng ở thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức. +Thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của hàng may mặc các nước trên thế giới và khu vực kể cả trong và ngoài nước. +Còn phải nhập NVL may mà chưa tận dụng được 100% số NVL ở các doanh nghiệp dệt trong nước. +Gặp khó khăn trong việc sản xuất ra những sản phẩm cao cấp. -Thuận lợi +Là ngành đang còn khá trẻ và hiện đang có mức tăng trưởng cao. +Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành chưa đến mức gay gắt. +Có thị trường xuất khẩu rộng lớn và thị trường nội địa có nhiều triển vọng phát triển. +Sản phẩm tương đối da dạng và phong phú. +Sức ép về sản phẩm thay thế là không lớn. +Vốn đầu tư không lớn lắm so với các ngành kinh tế khác. +Giây chuyền công nghệ hiện đại, gọn nhẹ nên thuận tiện cho việc sản xuất. +Vật liệu và phụ liệu may có thể được cung cấp từ các đơn vị dệt trong nước. Sau khi phân tích ảnh hưởng của những yếu tố thuộc nội bộ ngành tới thị trường của Ngành May kết hợp kết quả điều tra qua các phiếu điều tra mà sẽ đưa ra ở phần phụ lục ta có bảng tổng hợp 1.2 với chú thích như sau: -Mức độ quan trọng đối với ngành 3=cao, 2=trung bình, 1=thấp -Tính chất tác động (+) là thuận lợi, (-) là khó khăn Bảng 1.2 Bảng tổng hợp những yếu tố thuộc môi trường ngành Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (1) Tính chất tác động (3) 1.Các đối thủ cạnh tranh. -Sản phẩm mới -cơ cấu giá của sản phẩm cùng loại -Chu kỳ sống của sản phẩm -Chiến lược marketing mới. 2.Khách hàng. -Thay đổi về nhu cầu, thị hiếu. -Tăng ngân sách cho tiêu dùng. -Thay đổi về quan niệm sống, lối sống. 3. Người cung ứng. -Số lượng người cung ứng lớn. -Giá nvl -Khả năng cung cấp lâu dài. -Nguồn NVL mới. 4.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. -Nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh mới. -Hàng rào gia nhập. -Mức độ đối thủ xâm nhập thị trường. 5.Sản phẩm thay thế. Sản phẩm mới 2 2 2 1 3 3 2 3 2 2 1 2 2 2 - - + - + + + + - + - - + - II.sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ nội địa của Ngành May Như ở trên chúng ta đã nói, đất nước chúng ta kéo dài hơn 2000 km từ Bắc tới Nam, lại là một nước đông dân, với điều kiện khí hậu chia làm ba miền rõ rệt Bắc-Trung-Nam, có cơ cấu dân cư đa dạng, dân số trẻ đây là đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngành May. Là một thị trường vói dân số hơn 80tr vào năm 2000, khoảng 100tr vào năm 2010, thị trường nước ta có tiềm năng rất lớn, khi đời sống lên cao mức tiêu thụ càng lớn, do đó thị trường trong nước là một môi trường thuận lợi cho Ngành May phát triển. Theo dự tính sơ bộ, Nếu GDP bình quân đầu người của nước ta đến năm 2005 đạt 600-800 USD và ước đạt 900-1200 vào năm 2010 thì mức tiêu dùng theo đầu người là 250-350 USD/năm vào năm 2005 và 400-450 USD vào năm 2010(12). Điều đó cho thấy nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng nói chung và nhu cầu về sản phẩm may mặc nói riêng là rất lớn trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên hiện nay thị trường này đang bị bỏ ngõ, các doanh nghiệp may Việt Nam chưa biết phát huy, để mặc cho hàng hoá nước ngoài tràn vào từ nhiều nguồn: Hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng SIDA, hàng chất lượng kém... tràn ngập thị trường trong nước với giá rẻ. Còn hàng của các doanh nghiệp may trong nước lại chiếm một tỷ trọng không lớn(13). Cụ thể doanh thu nội địa của Ngành May trong những năm qua 1997, 1998, 1999 đạt được như sau: Bảng 1.3 Doanh thu nội địa của ngành may Các chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.192 1.318 1.590 Doanh thu nội địa Tỷ đồng 62 87 124 Doanh thu nội địa/tổng DT % 5,2 6,6 7,8 Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm của Tổng Công Ty Dệt-May Việt Nam. Qua bảng trên ta thấy doanh thu nội địa của Ngành May năm 1998 chiếm 6,6% tổng doanh thu chung của toàn ngành và năm 1999 cũng chỉ đạt 7,8% . (12),(13),Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến 2010, trang 42 Sở dĩ doanh thu tiêu thụ nội địa của ngành may hiện đạt rất thấp như thế phải kể đến những nguyên nhân sau. -Thứ nhất, do trước đây ngành may đã hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, máy móc, thiết bị đều tương đối hiện đại và tương đối đồng bộ, nếu tập trung khai thác thị trường nội địa phục vụ số đông dân cư có mức sống trung bình bằng các sản phẩm thường với mức giá cả hợp sức mua của người dân thì các doanh nghiệp may khó có thể tồn tại và phát triển cũng như không đạt được các chỉ tiêu định hướng cho nền kinh tế. Như thế, cũng có nghĩa là các doanh nghiệp may không những không có tích luỹ mà còn có thể rơi vào tình trạng thua lỗ. Nhưng hiện nay đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước cũng thay đổi, từ chỗ thiếu vải may mặc nay đã có xu hướng thừa nên người tiêu dùng có quyền lựa chọn theo sở thích, tập quán may sắm cũng đã thay đổi từ chỗ mọi người đều mua vải để may đo thì nay đại bộ phận dân cư đã chuyên sang mua quần áo may sẵn vì nó vừa tiện lợi vừa hợp thị hiếu cho nên việc phát triển thị trường nội địa là việc làm thiết thực. -Thứ hai, do chính sách thuế của nhà nước hiện chỉ ưu tiên cho các cơ sở gia công công đoạn cuối của sản phẩm xuất khẩu tức là các doanh nghiệp may. Còn các doanh nghiệp dệt vẫn phải chịu thuế nhập khẩu bông, vải sợi, ngay cả trong trường hợp cung cấp vải cho may xuất khẩu vì vậy các doanh nghiệp dệt khó có thể sản xuất ra vải với giá thành hạ. Trong khi đó nếu nhập vải để sản xuất hàng xuất khẩu các doanh nghiệp may sẽ không chịu bất cứ một khoản thuế nào từ thuế GTGT đến thuế NK, thuế lợi tức cũng chỉ thu trên giá trị tiền công. Chính với những ưu đãi về thuế và việc ít chịu rủi ro khi sản xuất hàng xuất khẩu như vậy nên nhiều doanh nghiệp may có khuynh hướng ngại chuyển sang phục vụ thị trường nội địa nơi phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt (cả cạnh tranh không lành mạnh do hàng lậu, hàng giả, hàng trốn thuế,...) .Các doanh nghiệp may hiện thiếu sự kết hợp với các doanh nghiệp dệt để chuyển sang mua đứt bán đoạn, có tỷ lệ nội địa hoá cần thiết. Mặt khác sản phẩm may tiêu thụ ở thị trường nội địa phần lớn vẫn dựa vào mẫu mốt và nhãn hiệu cuả nước ngoài. Từ việc phân tích những nguyên nhân làm cho thị trường nội địa của ngành may cho đến nay vẫn còn nhỏ hẹp và những nhận định về tiềm năng của thị trường này trong những năm tới, cộng với việc thị trường xuất khẩu của ngành may ngày càng chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của ngành may các nước trên thế giới và khu vực thì việc phát triển thị trường tiêu thụ nội địa lúc này đối với ngành may là sự cần thiết. Vì đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn, và có thể nói lúc này là thời điểm “thiên thời-địa lợi-nhân hoà” để phát triển nó, và không có lý gì khi ngành may đang ra sức tìm kiếm thị trườn đầu ra cho mình mà thị trường nội địa đầy tiềm năng như thế mà chúng ta lại bỏ qua để mặc cho nước ngoài khai thác. Điều này cho thấy các doanh nghiệp may cần thực hiện khai thác một cách có hiệu quả thị trường này. Không nên để phí đi một cơ hội không dễ gì chúng ta có được khi trong một thời gian không lâu nữa Việt Nam tham gia trọn vẹn vào WTO và thực hiện các điều khoản của hiệp định AFTA, khi thị trường nội địa là “sân chơi” bình đẳng không chỉ cho mình các doanh nghiệp Việt Nam mà cho cả các nước trên thế giới và khu vực, khi mà không còn có các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho nữa thì vấn đề phát triển thị trường nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều so với hiện nay. Mặt khác, ở phần phân tích những thuận lợi và khó khăn do các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành gây ra. Đối với thị trường xuất khẩu từ trước tới nay nó là miền đất sống chủ yếu của các doanh nghiệp may Việt Nam và có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Nhưng không chỉ có thuận lợi mà ở thị trường này chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn về khách hàng, vè hợp đồng và hình thức thanh toán, về giá cả, chất lượng, yêu cầu công nghệ, mẫu mã,.. và hàng loạt các nhân tố khác có thể gây trở ngại. Cùng với những khó khăn đó thì sự canh tranh của sản phẩm may mặc ở các nước trên thế giới ngày càng diễn ra khốc liệt, cơ hội thị trường ở các nước ngày càng bị nhiều hạn chế, cộng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á và sau đó là lan ra cả khu vực châu á và thế giới trong giai đoạn 1997,1998 làm cho vấn đề thị trường xuất khẫu đã khó lại càng khó thêm. Trong khi đó thị trường nội địa với những ưu thế và tiềm năng lớn, lại tận dụng được lợi thế “sân nhà” nhưng từ trước tới nay chưa dược khai thác triệt để và có hiệu quả. Hiện nay nó vẫn đang là miền đất hứa cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Nhận được vấn đề trên nên trong thời gian gần đây, nhất là trong năm 1999 và đầu năm 2000 nhiều doanh nghiệp đã chú ý nhiều tới thị trường nay. Tuy nhiên để phát triển thị trường này thì các doanh nghiệp may Việt Nam đều có thể tận dụng được những thuận lợi mang tính khách quan cũng như chủ quan hạn chế được những khó khăn có thể gặp phải, kết hợp với những đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà có thể lập nên những chiến lược thị trường nội địa có thể không giống nhau với mục đích là ổn định và phát triển doanh nghiệp mình. Trong phạm vi bài viết này với mục đích xem xét những yếu tố tác động ở môi trường vĩ mô, môi trường ngành, và xem xét thực trạng ở một Công ty cụ thể đó là Công Ty May Thăng Long để hình thành nên một chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa cho Công Ty May Thăng Long. PHầN II Thực trạng Sản xuất kinh doanh của Công Ty May Thăng Long và ảnh hưởng của nó tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thụ nội địa của Công ty Nếu như ở phần I chúng ta đi vào phân tích những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ ngành để tìm ra được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển thị trường nội địa và nêu lên sự cần thiết phải phát triển thị trường này thì ở phần này ta đi vào phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty cụ thể đó là Công Ty May Thăng Long để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong việc phát triển thị trường tiêu thụ nội địa của mình. Thông qua đó kết hợp với những thuận lợi và khó khăn mà chúng ta đã nêu ra ở phần I để hình thành nên các phương án chiến lược cho việc phát triển thị trường tiêu thụ nội địa của Công Ty May Thăng Long. Nội dung của phần này gồm: I.khái quát về đặc điểm kinh doanh, quá trình hình thành và phát triển và mục tiêu trong thời gian tới của Công Ty May Thăng Long. II. thực trạng SXKD ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của Công Ty May Thăng Long. III.Tổng hợp kết quả phân tích và lập ma trân swot để hình thành nên các phương án chiến lược cho việc phát triển thị trường nội địa của Công ty I.khái quát về đặc điểm kinh doanh, quá trình hình thành và phát triển và mục tiêu trong thời gian tới của Công Ty May Thăng Long 1.Khái quát về đặc điểm SXKD, quá trình hình hành và phát triển của Công Ty May Thăng Long Công Ty May Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. Được thành lập vào ngày 8-5-1958, tên viết tắt của Công ty là THALOGA, tên giao dịch quốc tế là Thăng Long Garmen Company, địa chỉ 250 Minh Khai-Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội. Công Ty May Thăng Long được quyền xuất XNK trực tiếp, chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước, sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh kho ngoại quan phục vụ ngành Dệt-May Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm có sơ mi nam-nữ, quần âu, bộ comple, jacket các loại, quần áo bò các loại, áo khoác, bộ đồng phục người lớn và trẻ em, quần áo thể thao, quần áo dệt kim,... Năng lực sản xuất của Công ty khoảng 5.000.000 sp/năm. Sản phẩm của Công ty dược xuất khẩu có uy tín trên thị trường của hơn 30 nước trên thế giới như: Đức, Nhật Bản, Pháp,Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Mỹ,... Công Ty May Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển tính cho đến nay đã hơn 40 năm và trong thời gian đó thì có thể được chia thành 4 giai đoạn phát triển được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 2.1 Bảng tổng hợp quá trình hình thành và phát triển của công ty Giai đoạn phát triển Đặc điểm Trong từng giai đoạn Giai đoạn từ 5/1958-1965 -Ngày 8/5/1958 Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) chính thức ra quyết định thành lập. -Tên Công ty: Xí nghiệp may mặc xuất khẩu- Hà Nội. Thuộc tổng Công ty XNK tạp phẩm. -Trụ sở: 15 Cao Bá Quát-Hà Nội. Cuối tháng 5/1958 sản phẩm của Công ty được bạn hàng chấp nhận. Giai đoạn từ 1966-1975 -Đầu năm 1969 sát nhập Công ty gia công may mặc với xí nghiệp may mặc xuất khẩu-Hà Nội. -Bộ Ngoại Thương bàn giao lại xí nghiệp may xuất khẩu cho tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. -Có sự cải tiến Trong quản lý, sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. -Cuối năm 1971 HDDBT bàn giao lại Xí Nghiệp May Mặc Xuất Khẩu cho bộ công nghiệp nhẹ. Giai đoạn từ 1976-1988 -1979 đổi tên thành Xí Nghiệp May Mặc Thăng Long. -Chuyển sang sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Giai đoạn từ 1989 đến nay -Chuyển sang cơ chế thị trường, hạch toán kinh doanh độc lập. -24/3/1993 đổi tên thành Công Ty May Thăng Long. -Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. -1991 là đơn vị đầu tiên được nhà nước cấp giấy phép XNK trực tiếp. -Thực hiện may gia công xuất khẩu và mua đứt bán đoạn. Nguồn: Tài liệu lấy ở phòng truyền thống Công Ty May Thăng Long 2.phương hướng, mục tiêu phấn đấu chung của Công ty trong thời gian tới 2.1. quan điểm phát triển Để có cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển từ nay đến năm 2010, Công Ty May Thăng Long có một số quan điểm phát trển như sau: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của một doanh nghiệp nhà nước, coi trọng chất lượng, hướng ra xuất khẩu đồng thời coi trọng thị trường trong nước để có hướng đầu tư đúng phát triển Công ty theo hướng hiện đại hoá,khoa học và công nghệ tiên tiến. Luôn coi trọng yếu tố con người, có kế hoạch lâu dài để phát triển nguồn nhân lực. Kết hợp với địa phương để cùng phát triển Bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia,môi trường và an ninh trật tự,... 2.2. phương hướng và mục tiêu phấn đấu chung *Xây dựng Công Ty May Thăng Long thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất của Đông Nam á. Đây là mục tiêu quan trọng tạo cho Công ty một nền tảng về cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để Công ty hoạt động thuận lợi trong thời gian tới. Với mục tiêu Công ty phấn đấu: -Đến năm 2005 doanh thu của Công ty đạt gấp khoảng 4 lần năm 1995, tức khoảng 190 tỷ đồng, đên năm 2010 doanh thu của Công ty là 400 tỷ đồng Trong 10 năm tới, Công ty sẽ nâng tổng vốn đầu tư lên 20 tr UUSD để xây dựng Công ty theo quy hoạch mới với hệ thống các xí nghiệp may sơ mi, comple cao cấp, một trung tâm thương mại với trang thiết bị hiện đại, huy động triệt để các nguồn vốn, tranh thủ sự giúp đỡ của bộ và chính phủ để vay vốn ngân hàng trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế để tranh thủ vốn và công nghệ. *Đa dạng hoá sản phẩm, lựa chon sản phẩm mũi nhọn Trong chiến lược sản phẩm của mình Công ty không dừng lại ở các loại sản phẩm truyền thống mà chủ trương thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Công ty sẽ tập trung 60-70 % năng lực sản xuất để sản xuất ra các mặt hàng mới như comple, jacket, quần jean, quần áo dệt kim,.. Để có nhiều sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng Công ty sẽ tổ chức nghiên cứu, thiết kế mẫu mã thời trang cho cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Đồng thời Công ty phấn đấu tăng dần tỷ trọng sản xuất theo phương thức FOB. -Năm 2000 đạt 40-50 % doanh thu theo FOB. -Năm 2010 đạt 100 % doanh thu theo FOB. Công ty phấn đấu năm 2000 sản phẩm của Công ty sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002. *Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng và các khâu thiết kế phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty chủ trương xây dựng nhá máy sản xuất các phụ kiện nghề may như: Khuy, nhãn,mác, khoá kéo, bao bì các loại. Xây dựng trung tâm thương mại phục vụ hoạt động thiết kế và trình diển thời trang. Đào tạo và giới thiệu sản phẩm với các thiết bi công nghệ ở trình độ cao. trọng phát triển nguồn nhân lực, quan tâm tới đời sống cán bộ, công nhân viên, phấn đấu tới năm 2000 thu nhập bình quân đầu người đạt 1.200.000 đ/tháng. *Mục tiêu thị trường: Chiếm lỉnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu. -Đối với thị trường xuất khẩu Công ty đặt mình vào mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy các lợi thế so sánh của mình. Công ty dự kiến bên cạnh duy trì củng cố và phát triển thị trường hiện có thì tiến tới sẽ phát triển mạnh thị trường mới là Mỹ và Bắc Mỹ. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng từ 70 tỷ dồng năm 1998 lên 280-290 tỷ đồng năm 2010, xuất khẩu đạt 60-65 % tổng sản lượng -Đối với thị trường nội địa Công ty xác định đây là thị trường đầy tiềm năng vừa tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn vừa góp phần vào giải quyết việc làm cho người lao động. Dân số nước ta hiện nay vào khoảng 80 tr người, ước đến năm 2005 là 85tr người và 2010 là 100tr người, GDP/người tăng ước đến 2010 là 800-1000 USD thì thị trường nội địa sẽ là một thị trường hấp đẫn cho việc tiêu thị hàng may sẵn. Nhu cầu thị trường trong nước sẽ rất đa dạng và nhu cầu về sản phẩm may mặc thời trang lại càng cao. trong khi đó sản phẩm, chất lượng và giá cả là điều mà Công ty đang có uy tín. Do vậy trong những năm tới Công ty cố găng tăng thị phần trong nước lên với 30-40 % tổng sản lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường nội địa Công Ty May Thăng Long đã có chủ trương mở rộng và phát triển mạng lưới sản xuất và tiêu thụ ở khắp các địa phương trong cả nước. Bên cạnh các địa phương có các xí nghiệp thành viên và các xí nghiệp vệ tinh hiện nay như Hải Phòng, Nam Định và các đại lý bán hàng và giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh thành phố như Hà Nội,Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Phú Thọ, Huế, thành phố HCM. Trong những năm tới Công ty sẽ mở rộng thêm các cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở Thanh Hoá,Vinh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang Công ty phấn đấu các sản phẩm của mình đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa với các sản phẩm của các đơn vị trong nước như: may 10, may việt Tiến, may Đức Giang,... và các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, nhất là các nước ASEAN khi Việt Nam gia nhập AFTA. Như vậy, với phương hướng và mục tiêu như đã nêu ở trên Công Ty May Thăng Long đã tìm được hướng đi cho mình trong quá trình phát triển Công ty cũng như phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Đó là những giải pháp lớn mà Công ty đã lựa chọn cho mình. Vấn đề là những giải pháp đó cần tiến hành ra sao. Trong phạm vi bài viết này ta chỉ đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng, cơ hội và đe doạ, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty để từ đó có biện pháp phát triển thị trường nội địa của Công ty một cách cụ thể. II. thực trạng SXKD ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của Công Ty May Thăng Long Do trong bài viết này chúng ta chú ý tập trung phân tích những thời cơ và đe doạ của môi trường kinh doanh và những điểm mạnh, điểm yếu của Công Ty May Thăng Long để từ đó tìm ra được một chiến lược phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu của Công ty nên trong phần này chúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình nội bộ của doanh nghiệp để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu giúp tìm ra giải pháp để phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu là chính còn những vấn đề khác rất có thể không được đề cập trong phần này, nếu có đề cập cũng chỉ là vấn đề cần thiết để làm nổi bật vấn đề cần thiết mà chúng ta đang quan tâm đó là thị trường sản phẩm nội tiêu mà thôi. 1.Công tác marketing ảnh hưởng tới thị trường nội tiêu của doanh nghiệp *Về thị trường của Công ty. Thị trường của Công ty có thể chia làm hai loại chính đó là thị trường xuất khẩu và thị trường nôị địa. Trong đó thị trường xuất khẩu trong những năm qua chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu. -Thị trường xuất khẩu của Công ty bao gồm bao gồm các thị trướng sau: Thị trương EU, thị trường Nhật Bản, và một số thị trường khác như Hàn Quốc,Đài Loan, Hồng Kông, Nga và các nước Đông Âu. Doanh thu ở thị trường XK và thị trường nội địa của Công Ty May Thăng Long trong các năm 1997,1998,1999: Bảng 2.2 Doanh thu của công ty May Thăng Long Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 Tổng doanh thu. Trđ 64.715 78.881 97.000 Doanh thu XK Trđ 57.515 66.911 82.123 Tỷlệ doanh thu xuất khẩu so với tổng doanh thu. % 88,87 84,82 84,66 Doanh thu nội địa. Trđ 7.200 11.970 14.877 Tỷ lệ doanh thu nôi địa so với tổng doanh thu % 11,22 15,18 15,34 Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty May Thăng Long các năm 1997, 1998, 1999 -Thị trường nội địa: Do từ trước tới nay Công Ty May Thăng Long chủ yếu là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Nên đối với thị trường nội địa Công ty ít quan tâm hơn cho nên doanh thu của thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu. Nhưng ta thấy trong những năm gần đây thị trường nội địa ngày càng được chú trọng phát triển bằng việc doanh thu nội địa năm 1999 tăng so với năm 1997 là 106%. Qua sự so sánh này ta thấy thị trường nội địa của Công ty trong những năm vừa qua phát triển với tốc độ nhanh. Sở dĩ có sự phát triển như vậy là do Công ty đã ý thức được tầm quan trọng của thị trường nội điạ đối với mình qua đó đã có biện pháp nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước để phát triển thị trường. Hiện nay Công ty đã có một hệ thống đại lý bán hàng và giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh thành phố như sau: Miền Bắc có: Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Hải Phòng. Miền Trung có: Huế, Đà Nẵng Miền Nam có:Thành phố HCM. Và xu hướng Công ty sẽ mở các đại lý bán hàng trong năm nay ở Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hoá, Nha Trang. Qua đây ta thấy thị trường nội địa của Công Ty May Thăng Long chủ yếu tập trung ở các khu vực phía Bắc, còn ở Miền Trung và Miền Nam còn rất nhỏ hẹp. Và thị trường của Công ty chủ yếu tập trung ở các thành phố nơi người dân có mức sống cao còn ở vùng nông thôn và miền núi thì hầu như chưa có hệ thống bán buôn và bán lẽ được thiết lập do ở khu vực này mức sống của người dân còn thấp trong khi đó sản phẩm của Công ty có mức giá khá cao. Ví dụ như áo sơ mi của Công ty có gia bán từ 80-150 ngàn đồng/chiếc, quần bò giá từ 90-200 ngàn đồng/chiếc, áo dệt kim giá từ 23-45 ngàn đồng/chiếc. Ta có bảng doanh thu của Công ty ở các thị trường trong nước trong những năm qua như sau: Bảng 2.3 Doanh thu ở các khu vực thị trường nội địa của Công ty Khu vực thị trường Doanh thu tiêu thụ nội địa ở các khu vực thị trường ở các năm.( Đơn vị trđ ) Năm 1999 so với 1997 (Đơn vị %) 1997 1998 1999 Miền Bắc 5.760 8.738 10.414 80,79 Miền Trung 504 1.197 1.785 254,2 Miền Nam 936 2.035 2.678 186,1 Nguồn: báo cáo tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công Ty May Thăng Long qua các năm 1997, 1998, 1999. Từ bảng này ta thấy Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty năm 1997 khu vực thị trường này chiếm 80% tiêu thụ nội địa, năm 1999 chiếm 71%, nhưng mức doanh thu ở thị trường này năm 1999 so với năm 1997 tăng 80,79% điều này chứng tỏ thị trường nội địa của Công ty ở các khu vực khác được phát triển, và mức doanh thu ở khu này này tăng lên rất nhanh với con số lớn hơn rất nhiều so với các khu vực thị trường khác trong nước trong nước, điều này chứng tỏ ở khu vực này sản phẩm của Công ty đã tạo được uy tín do đó được khách hàng tin dùng nên thị phần của Công ty ở khu vực thị trường này được tăng lên. Sở dĩ như vậy là do Công ty đã xác định được thị trường miền bắc là thị trường chính, trong đó Hà Nội là thị trường trọng điểm, và Công ty đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp bao gồm các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở trung tâm các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì và hệ thống bán buôn, bán lẻ rộng khắp. Mức tiêu thụ ở khu vực này tăng vì nhìn chung mức sống của người dân khá cao, có nhu cầu về may mặc lớn và do sản phẩm của Công ty rất có uy tín trên thị trường này.Trên thị trường Miền Bắc, Công ty đã xây dựng được một hình ảnh khá nổi bật về uy tín và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mũi nhọn như sơ mi, áo khoác,... Nhưng ở Miền Bắc Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như May 10, may Đức Giang và một số nhà may tư nhân khác đó là chưa kể đến quần áo ngoại nhập của Thái Lan, Trung Quốc,... Trong nước sản phẩm chủ yếu của Công ty may Đức Giang là quần áo loại cấp thấp, còn của may 10 có các sản phẩm chính là sơ mi, quần Jean,...Sản phẩm của may 10 gần giống với sản phẩm của May Thăng Long trong khi đó chất lượng bằng hoặc hơn, còn gía thì rẽ hơn từ 5000-10.000 đ/sp. Do đó May 10 là Công ty trong thời gian qua rất thành công trên thị trường nội địa và là đối thủ cạnh tranh rất nặng ký của May Thăng Long. Điều đó được chứng tỏ qua việc doanh thu của May 10 ở thị trường nội địa Trong những năm gần đây rất lớn nó có thể lớn hơn rất nhiều lần so với May Thăng Long. Miền trung: Đây là thị trường có mức mua thấp đo mức sống của người dân chưa cao và một phần do mạng lưới tiêu thụ của Công ty chưa được thiết lập một cách hoàn chỉnh ở đây. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường tiềm năng của Công ty với mức tăng trưởng về doanh thu qua những năm qua rất cao năm 1999 so với 1997 là 254,2 %, năm 1999 doanh thu tại khu vực này là 1.758trđ tăng so với năm 1998 là 588trđ. Do sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty là mặt hàng có chất lượng cao, giá khá cao so với mức nhu cầu chung trong vùng nên ở thị trường này hiện nay sản phẩm của Công ty bị các mặt hàng chất lượng thấp, giá thấp cạnh tranh mạnh đặc biệt là hàng may sẵn của các cơ sở tư nhân, hàng Trung Quốc nhập lậu,... Để có thể chiếm lĩnh được thị trường này đòi hỏi phải đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các loại sản phẩm phù hợp hơn với người dân trong vùng. Miền Nam, đây là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, nhưng cũng có sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Hiện Công ty mới bắt đầu vào thị trường này nhưng sản phẩm của Công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường với mức tăng trưởng tiêu thụ năm 1999 so với năm 1997 là 186,1 %. Đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường Miền Nam là rất nhiều riêng ở thành phố HCM có tới hơn 200 doanh nghiệp may hàng may sẵn, gần 5.000 cơ sở may tư nhân. Đối thủ chính có thể kể đến Công ty may Việt Tiến,May Nhà Bè, May Sài Gòn,... Dù sao thì đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng Công ty cần phải xúc tiến hơn nữa trong chiến lược phát triển thị trường. *Về sản phẩm của Công ty ở thị trường nội địa. Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công Ty May Thăng Long ở thị trường nội địa chủ yếu là sơ mi các loại, áo jacket, quần jean, quần áo dệt kim và một số sản phẩm khác như quần âu, váy, bộ đồ ngủ, áo mưa, quần soóc, ba lô, mũ, quần áo thể thao. Trong đó các loại này có đặc điểm như sau: -áo sơ mi nam. Đây là mặt hàng truyền thống của Công Ty May Thăng Long. Về mặt kỹ thuật áo sơ mi không có yêu cầu cao, ít thay đổi về kiểu cách, kỹ thuật may đơn giản nên tay nghề công nhân ổn định. Tuy nhiên nó có thể được sản xuất từ nhiều chất liệu vải khác như._.c thông tin của thị trường như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã quần áo, chất liệu vải, phương thức thanh toán, ý kiến của khách hàng về Công ty,... Đồng thời Công ty thu thập các thông tin về yếu tố cạnh tranh như Công ty May 10,may Đức Giang, Việt Tiến,Chiến Thắng,... để tìm hiểu và phân tích thực tế của các Công ty này một cách cụ thể và tỉ mĩ như chiến lược và chính sách mà các đối thủ đang thực hiện là gì?, tại sao họ lại làm như vậy?. Để từ đó tìm ra điểm yếu của đối phương, xem xé khả năng hiện có của mình để có biện pháp ứng đối kịp thời. Mặt khác, nghiên cứu thị trương để tìm hiểu xu hướng phát triển, từ đó Công ty có sự điều chỉnh kịp thời các chính sách của mình như thị trường nào thì phải làm như thế nào cho phù hợp. May Thăng Long tuy là một Công ty lớn, lâu đời song giống như tình trạng của nhiều Công ty khác, May Thăng Long vẫn chưa có một phòng marketing độc lập. Hiện nay Công ty chỉ có một bộ phận marketing nằm trong phòng kinh doanh và hoạt động chưa đúng mức. Do vậy, Công ty cần phải nhanh chóng thành lập một phòng marketing riêng biệt. Phòng marketing được thành lập sẽ bao gồm 2 bộ phận sau. +Bộ phận marketing nội địa. +Bộ phân marketing xuất khẩu Nhiệm vụ chính của phòng là: -Xác định chiến lược marketing:Tổng lợi nhuận tối đa trong năm, lợi nhuận đối với từng sản phẩm, xác định xem loại sản phẩm nào có lợi nhuận cao nhất. Chỉ rỏ khu vực thị trường nào Công ty đang có thế mạnh và cần phải làm gì để chiếm lĩnh thêm các khu vực thị trường, đoạn thị trường khác. Công việc cụ thể của phòng marketing. +Nghiên cứu điều tra xem đâu là thị trương có triển vọng nhất của Công ty và với loại sản phẩm nào của Công ty. Khối lượng sản phẩm của Công ty tiêu thụ trên mỗi thị trường là bao nhiêu và Công ty cần phải có biện pháp cụ thể gì để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đó. +Xu hướng vận động của thị trường về quy mô cơ cấu và những sản phẩm mới cần phát triển là gì,...? Trên cơ sở đó phòng lên kế hoạch xây dựng phân phối sản phẩm, lập các cửa hàng, đại lý bán và giới thiêu sản phẩm, đòng thời tổ chức hoạt động giao tiếp, quảng cáo, khuếch trương tại mỗi thị trường. Có như vậy Công ty mới có thể nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường nội địa, từ đó có các biện pháp thích hợp để phát triển thị trường. *Qua việc nghiên cứu thị trường chúng ta sẽ biết được những đặc điểm riêng biệt của từng khu vực thị trường, qua đó Công ty có thể sử dụng một chiến lược phát triển cho tất cả các thị trường, mà đối với mỗi thị trường tuỳ theo đặc điểm riêng mà Công ty tiến hành khai thác đồng thời các thế mạnh của mình một cách hợp lý nhất. Đối với thị trường các tỉnh Miền Bắc, hiện nay Công ty mới tiến hành khai thác ở một số thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì,... và tập trung chủ yếu là ở thị trường Hà Nội. Tại đây Công ty đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thị khá dày đặc với nhiều cửa hàng, đại lý. Sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường này. Do địa bàn gần nên chi phí vận chuyển ít hơn, việc thăm dò, khảo sát và trao đổi thuận lợi nhanh chóng hơn. Nhưng ở thị trường này hiện nay sản phẩm của Công ty đang chịu sự cạnh tranh của sản phẩm May 10, may Đức Giang,... Nhất là sản phẩm của May 10 họ có các loại sản phẩm rất giống sản phẩm của May Thăng Long như sơ mi, jean, dệt kim, jacket,... và công việc xúc tiến bán hàng của họ ở thị trường này là rất tốt. Do vậy Công ty cần phải thường xuyên củng cố lòng tin của người tiêu dùng trong thị trường này, thậm chí có thể tăng cường quảng cáo, tác động tới phong cách của người dân trong vùng và cho mọi người tin và tự hào về sản phẩm của Công ty. Đối với thị trường các tỉnh như Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh,... dân cư ở đây có có thu nhập cao, có nhu cầu đối loại sản phẩm của Công ty mà Công ty cũng đã thiết lập được một số cửa hàng, địa lý tại khu vực này thì Công ty cần có các biện pháp củng cố thị trường này, tức là mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Công ty nên đưa ra các điều kiện ưu đãi ban đầu khuyến khích các đơn vị, cá nhân nhận làm đại lý, và tổ chức bán cho người mua mỗi khi có dịp hội hè, ngày lễ,... Đối với thị trường Miền Trung, Miền Nam Công ty cần tăng cường mở rông hơn nữa tại các thành phố lớn như Huế,Đà Nẵng, thành phố HCM, Công ty đã triển khai xây dựng một số các cửa hàng, đại lý song còn quá ít, tốc độ tăng chậm. Những khu vực thị trường này xa nơi sản xuất của Công ty nên đòi hỏi Công ty cần phải có mở rộng quan hệ với các đơn vị, các nhân ở đây để thiết lập một mạng lưới tiêu thụ hoàn chỉnh. Thị trường Miền Trung nhìn chung hiện nay sức tiêu thụ thấp do do mức sống ở khu vực thị trường này còn thấp, song ở một số điểm như Vinh, Huế, Đà Nẵng thị lại là những thị trường có triển vọng. Còn thị trường Miền Nam vừa đông dân,vừa có mức sống cao, như cầu may mặc lớn Công ty không thể bỏ qua khu vực thị trường này được. Mặc dù hiện ở thị trường này có những Công ty mạnh như may Việt Tiến, May Nhà Bè, may Sài Gòn,.. và đây cũng là là nơi đang phát triển thành trung tâm thời trang lớn của cả nước. May Thăng Long khó gây ảnh hưởng tới thị trường này, song sản phẩm của Công ty với uy tín về chất lượng, mẫu mã và tiếng tăm của Công ty tin chắc nếu có biện pháp phù hợp thì Công ty có thể tìm được vị trí của mình ở thị trường này. Để xâm nhập thị trường này, bước đầu Công ty nên xây dựng thêm các cửa hàng, chi nhánh với quy mô lớn, khi mở nên kèm theo các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tiếp xúc với khách hàng, và Công ty có thể chịu lỗ trong thời gian đầu để thu hút khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài Tại các vùng thị trường Công ty đã quy hoạch, Công ty nên quan tâm nhiều hơn với các vùng ngoại thành, thị trấn xung quanh vì sức mua ở những địa điểm thị trường này cũng rất lớn. Công ty có thể tiến vào thị trường này bằng cách cung cấp các sản phẩm được may băng chất liệu vải nội, chất lượng vừa phải và giá cả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đối với những khu vực thị trường hiện nay Công ty chưa có kế hoạch xâm nhập thì Công ty nên triển khai dần việc nghiên cứu thị trường để phục vụ cho việc nghiên cứu lâu dài của Công ty. 2.Tiếp tục hoàn thiện chỉnh sách sản phẩn nội địa của của Công ty Chính sách sản phẩm đóng vai trò quan trong trong việc chinh phục và phát triển thị trường của Công ty. Có một chính sách sản phẩm phù hợp, đúng đắn có thể coi Công ty đã chiếm được nữa thị trường. Có chính sách sản phẩm doanh nghiệp mới có phương hướng đầu tư nghiên cứu sản phẩm tốt, các chính sách phân phối, giá cả, giao tiếp khuếch trương mới có điều kiện triển khai một cách có hiệu quả. Tuỳ theo mục tiêu điều kiện thị trường mà Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với việc phát triển mặt hàng hoặc giảm bớt mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên đánh giá khả năng tiêu thụ mặt hàng, theo dõi xem xét mặt hàng nào tiêu thụ được thị trường nào, tiêu thị chậm ở đâu để Công ty có thể đưa ra những quyết định kịp thời xem nơi nào nên tăng cường lượng bán, nơi nào nên giảm bớt,... Về chất lượng sản phẩm: Hiện nay Công ty đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng ISO 9002 vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên sản phẩm tiêu thụ nội địa hiện nay chưa đòi hỏi tới chất lượng cao như vậy mà phải yêu cầu sản phẩm phải có kiểu dáng, mẫu mã đẹp phù hợp với văn hoá và lối sống của người dân Việt Nam . Công ty nên tuyển chọn một đội ngũ thợ may lành nghề, có thẩm mỹ, có khả năng thiết kế sản phẩm mới có kiểu dáng, mẫu mã phù hợp và tổ chức sản xuất để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trong nước có nhiều mức sống, thụ nhập và trình độ thẩm mỹ khác nhau Công ty có thể xem xét chia sản phẩm thành ba loại chính như sau: -Sản phẩm cao cấp xuất khẩu nội địa: là sản phẩm được may bằng nguyên liệu ngoại nhập có chất lượng cao. -Sản phẩm nội địa cao cấp: là sản phẩm được may bằng nguyên liệu có chất lượng cao trong nước -Sản phẩm nội địa là sản phẩm được may với nguyên liệu có chất lượng vừa phải trong nước. Công ty cần tiến hành nghiên cứu như cầu để từng bước lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu và hàng may gia công xuất khẩu đem bán ở thị trường trong nước để góp phầm làm phong phú thêm sản phẩm nội địa của Công ty, tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước. Đối với những sản phẩm có chất lượng thấp Công ty có thể đem tiêu thụ nhưng phải nêu rõ mục đích, chất lượng, giá cả để người tiêu dùng không hiểu lầm về chất lượng sanẻ phẩm của Công ty. Công ty cần phải pân loại sản phẩm sản xuất theo mùa, theo từng khu vực thị trường sao cho hợp lý để tránh tình trạng thừa thiếu và không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nói chung để hoàn thiện chính sách sản phẩm nội địa của mình góp phầm vào việc xâm nhập thị trường nội dịa thành công đòi hỏi May Thăng Long cần phải năng đông trong khâu nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, tổ chức đầu vào và tiến hành sản xuất. 3.áp dụng chính sách giá cả nội địa Giá cả là trong những yếu tố quan trong quyết định tới lượng cung và cầu trên thị trường, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công Ty May Thăng Long tuy là một Công ty may lớn nhưng lại hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, do vậy sự thay đối giá cả của Công ty không ảnh hưởng nhiều tới giá cả thị trường. Để chiếm lĩnh được thị trường sản phẩm mà Công ty hiện có thì Công ty cần phải có một chính sách giá cả hợp lý. Quần áo may sẵn là những sản phẩm mang tính thời trang, thẩm mỹ cao, nhu cầu của người tiêu dùng thay đôi theo mốt. Do vậy ở một chừng mực nào đó Công ty nên áp dụng một chính sách gía cả hợp linh hoạt trong một giới hạn cho phép xung quanh mức giá thích hợp. Đối với những sản phẩm mang tính thời trang, có khả năng tiêu thụ mạnh thì Công ty có thể định giá ở mức cao hơn một chút, còn đối với những sản phẩm lỗi mốt, ứ đọng Công ty có thể giảm giá,Tuy nhiên việc tiến hành thay đổi giá cả cần phải được tiến hành thận trọng. Người tiêu dùng thường có những thái độ rất khác nhau đối với việc thay đối gia của Công ty. Họ có thể xem giảm giá là: sắp sửa thay thế hàng bằng nhãn hiệu hàng hoá mới hơn, hàng hoá này có khuyết tật, kém chất lượng, hàng lỗi mốt,... hoặc cho rằng khả năng giá có thể tiếp tục giảm mà không mua ngay chờ đợi giảm tiếp. Còn việc nâng gí thường được cho rằng:mặt hàng này đang hợp mốt bán chạy, có giá trị nên nếu có khả năng mua thì nên mua, ngược lại cũng có người cho rằng đó là do Công ty tuỳ tiện năng giá kiếm lời. Do vậy Công ty chỉ nên áp dụng chính sách nâng giá đối với những sản phẩm mà Công ty đang chiếm ưu thế hoặc đó là sản phẩm độc quyền. Để tiêu tụ sản phẩm ứ đọng Công ty có thể sử dụng chính sách khuyến mãi, hoặc tăng cường các dịch vụ bán để thu hút khách hàng, hoặc Công ty cải tiến thay đổi một chút mẫu mã, hình thức bao bì để đánh vào tâm lý chuộng hàng mới của người tiêu dùng. Khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường thì thì Công ty có thể áp dụng mức giá cao, vì đối với sản phẩm là quần áo phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và tâm lý địa vị người tiêu dùng thường thích những sản phẩm có giá trị cao. còn khi thâm nhập thị trường mới thì Công ty có thể áp dụng mức giá thấp hơn một chút đồng thời kết hợp các hoạt động quảng cáo, khuếch trương và có các tiêu thụ hợp lý. Đối với từng khu vực thị trường khác nhau Công ty có thể áp dụng mức giá khác nhau cho phù hợp. Với các vùng thị trường có nhu cầu nhưng thu nhập chưa cao, hoặc cạnh tranh quá lớn thì Công ty có thể bán với giá thấp hơn nơi khác như vậy Công ty có thể đảm bảo được lợi nhuận bằng cách tăng doanh số bán. Như đã phân tích trên ta thấy hiện nay sản phẩm của Công ty có mức giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các Công ty như May 10, may Đức Giang,... mà sự cạnh tranh ở thị trường nội địa về giá cả là rất lớn, mặc dù sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhằm vào những đối lượng khách hàng có thu nhập từ trung bình khá trở lên nhưng với cơ cấu giá như hiện nay sản phẩm của Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tăng doanh số bán trên từng khu vực thị trường để từ đó tăng thị phần của mình lên. Vì thế đối với thị trường nội địa Công ty cần phải xêm xét lại chính sách giá cả của mình xem xét nguyên nhân tại sao sản phẩm của Công ty lại định giá cao so với những sản phẩm cùng loại. Vì nhìn chung hiện nay ở thị trường nội địa tìm mua các sản phẩm đủ sức thay thế sản phẩm của Công ty là không khó (đây là câu nói mà bản thân người viết nghe được từ bạn bè và khách hàng trong quá trình đi điều tra giá cả ở một số cửa hàng bán quần áo may sẵn trên địa bàn Hà Nội). Vì thế để xâm nhập được thị trường nội địa thành công Công ty cần phải có biện pháp giảm mức giá cung cho sản phẩm của mình sao cho hợp lý để sản phẩm của Công ty bán ra phù hợp với túi tiền của khách hàng. Và để làm được việc này đòi hỏi Công ty phải chú ý đến việc cắt giảm chi phí để giảm giá thành sản xuất: Để cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm thì Công ty cần phải thực hiện những công việc sau: -ổn định đầu vào sản xuất, cố gắng tìm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế nguyên liệu nhập ngoại. Để quá trình sản xuất được diển ra liên tụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong nước Công ty cần chú trọng hơn tới khâu cung ứng nguyên vật liệu trong nước gí cả vừa rẻ vừa phù hợp với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam. Công ty cần tạo ra các mối quan hệ tốt hơn với các doanh nghiệp cung ứng vải, phụ liệu Ngành May. Mặt khác Công ty có thể đầu tư để tự cung cấp các phụ liệu Ngành May như khoá, khuy, cúc áo, chỉ,... hoặc liên doanh liên kết để có được. -Nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, thực hành tiết kiệm tránh lảng phí. Qua phần phân tích tài chính của Công ty và so sánh với một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty trên thị trường nội địa, ta thấy mặc dù trong báo cáo của Công ty vào việc tổng kết cuối năm thì thường thấy có sự báo cáo là đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng thực ra sự hoàn thành nhiệm vụ đó do Công ty đặt ra còn thấp so với chỉ tiêu của ngành và một số Công ty may khác như May 10, may Việt Tiến về năng suất lao động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định, và một số chỉ tiêu khác. Điều này cho ta thấy với trình độ hiện đại của máy móc thiết bị ở Công ty hiện nay so với các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty trên thị trường nội địa như may 10, may chiến thăng, may Đức Giang là tương đương và có phần khá hơn (theo số liêu báo cáo của tổng Công ty dệt may Việt Nam năm 1998) thì Công ty có thể nâng cao được hiệu quả lao động nhưng ngược lại hiện nay theo như số lệu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì các chỉ tiêu này còn thấp hơn ngành và kém xa các đói thủ cạnh trang chính của mình. Đó là nguyên nhân chính để làm cho gí bá của sản phẩm Công ty trên thị trường có mức giá chênh lệch cao hơn các sản phẩm cùng loại của các Công ty khác từ 5.000 đến 10.000 đồng/sp. Vậy nên Trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp nhằm nâng cao các chỉ tiêu hiêu quả này lên để từ đó giảm giá thành sản phẩm của mình. 4.Tăng ngân sách cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán và yểm trợ bán hàng Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng nếu được Công ty thực hiện quy mô, có bài bản hơn, hiệu quả hơn thì đó chính là vũ khí cạnh tranh sắc bén trên thị trường. Hàng năm Công ty có chi ra một số tiền không nhỏ cho viecj quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm,... Trong nước song thế chưa là nhiều. Để hoạt động marketing đem lại hiệu quả cao hơn Công ty nên nghiên cứu để xá định đưa ra các mức ngân sách phù hợp phù hợp cho hoạt động này. Việc tăng ngân sách sẽ được sử dụng vào các hoạt động sau. -Tăng cường các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như các loại báo Hà Nội, báo Nhân Dân, Lao động, sài gòn tiếp thị,... các tạp chí như tạp chí dệt may, tạp chí công nghiệp, tạp chí mốt thời trang,... qua đài ting nói Việt Nam, qua các đài truyền hình trung ương và địa phương. Để hoạt động này có hiệu quả, Công ty cần nghiên cứu thời điểm quảng cáo, nội dung quảng cáo và phương tiện quảng cáo sao cho phù hợp. Công ty có thể liên tục quảng cáo trên một trên một số tờ báo trung ương có lượng độc giả lớn, quảng cáo định kỳ trên một số tạp chí, báo, ti vi... Khi quảng cáo Công ty có thể quảng cáo trên một số báo, đài địa phương nơi mà Công ty đang tiến hành xâm nhập và phát triển, vì vừa có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng vừa tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Đồng thời Công ty có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình như các cattolo, tờ rơi vào những dịp đặc biệt như tại hội chợ triển lãm, khuyến mãi, các dịp lễ, tết,... Thực hiện các chiến dịch khuyến mãi, tích cực tham gia vào các hội chợ, các triển lãm, các diển đàn doanh nghiệp,... sản phẩm của Công ty không thể đem tặng thưởng, Công ty có thể đưa ra các điều kiện hấp dẫn khách hàng như giảm giá theo %, tăng cường các dịch vụ miễn phí như bao gói, vận chuyển, tham gia vào các hoạt động tài trợ cho các sự kiện văn hoá-thể thao địa phương và Trung ương có như vậy mới tạo được uy tín mạnh mẽ về sản phẩm của Công ty. -Ngoài ra đối với đội ngũ bán hàng, marrketing thị trường Công ty nên có chế độ thưởng phạt rỏ ràng để họ tích cực hơn trong công việc của mình. Chẳng hạn như khuyến khích các nhân viên của Công ty giới thiệu người thân quen để mở các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm cho Công ty, có sự ưu tiên về mức tiền đặt cọc để mở các cửa hàng đại lý khi những người đó có quan hệ làm ăn lâu năm với Công ty, hay khi họ là nhưng người thân của các nhân viên trong Công ty mà được họ bảo lãnh. Có như vậy Công ty mới thâm nhập để phát triển thị trường tiêu thụ của mình. 5.Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng năng động và xây dựng nên một hình ảnh riêng về Công Ty May Thăng Long Đội ngũ nhân viên bán hàng có vài trò Trong việc xâm nhập và mở rông thị trường của doanh nghiệp. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có tác động tới thái độ hành vi của khách hàng. Họ là người đại diện của Công ty đi giới thiệu, chào hàng và bán hàng. Một người bán hàng tốt là người có khả năng gợi mở nhu cầu và thúc đẩy người mua hàng, hướng dẩn họ sử dụng đồng thời làm cho khách hàng tin tưởng vào mình, vào sản phẩm của Công ty và có ấn tượng tốt về Công ty. Hiện nay với một hệ thống của hàng đại lý như vậy, Công Ty May Thăng Long đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên bán hàng khá đông đảo. Tuy nhiên trên thực tế đây chưa phải là một đội ngũ bán hàng thực sự vì vẫn có sự người bán hàng còn thiếu hiểu biết về sản phẩm của Công ty, thờ ơ với khách hàng,... làm cho khách hàng không có hứng thú khi vào của hàng của Công ty. Để đội ngũ bán hàng của Công ty làm việc này tốt hơn May Thăng Long cần phải chú trọng tới việc thường xuyên nâng cao trình độ , khả năng bán hàng của nhân viên, có chế độ thưởng phạt rõ ràng và phải quy định chế độ thưởng phạt để nâng cao hiêu quả làm việc của nhân viên bán hàng điều mà từ trước tới nay Công ty chưa làm được, và nhân viên của Công ty có tư tưởng làm công ăn lương chứ không tích cực trong việc bán và giới thiệu sản phẩm. Công ty nên tổ chức các cuộc họp, các cuộc nói chuyện để nhân viên hiểu biết hơn về Ngành May, có các kiến thức cơ bản về Ngành May và có trình độ thẩm mỹ để có khả năng hướng dẩn khách hàng khi lựa chọn sản phẩm của Công ty, ví du như loại quần áo nào phù hợp với người mua, nó nên được mặc trong trường hợp nào, nó được may bằng chất liệu gì, và khách hàng cần phải giữ gìn nó như thế nào sao bền đẹp được lâu,... Đông thời với thái độ lịch sự, cởi mở mỗi nhân viên bán hàng phải tạo cho khách hàng ấn tượng tốt về mình và Công ty, nâng cao những hiểu biết của họ về Công ty, từ đó tao cho khách hàng niềm tin về Công ty và ưa chuộng sản phẩm của Công ty. Có như vậy Công ty mới tăng cường được lượng tiêu thụ, tiếp cận được khách hàng hiểu biết được nhu cầu của họ và có biện pháp đáp ứng kịp thời. Việc tạo nên cho Công ty một hình ảnh riêng cũng rất quan trọng nó tạo nên sự quen thuộc giữa khách hàng với Công ty. Các Công ty như cocacola, sony, pepsi,... luôn tạo cho mình một biểu tượng, hình ảnh riêng đặc trưng. Điều này khiến cho khách hàng có thể tin tưởng vào bất cứ cửa hàng, đại lý nào của Công ty. Để tăng cường doanh số bán và tạo mối quan hệ tót với khách hàng, May Thăng Long cũng nên cũng nên xây dựng cho mình một hình ảnh riêng, ấn tượng. Công ty nên đề cao biểu tượng và phương châm kinh doanh của mình và gắn liền biểu tượng đó với các chương trình quảng cáo, buổi nói chuyện, hội nghị khách hàng. Đối với các cửa hàng, đại lý của Công ty tuỳ theo địa điểm, nơi chốn mà có cách xây dựng, bố trí, bày hàng khác nah song cũng phải thống nhất ở một số điểm như màu sắc trang trí, biểu tượng sao cho tất cá đều có đặc điểm chung của Công Ty May Thăng Long. Với cách này Công ty có thể gây được niền tin với khách hàng, lôi cuốn họ mua hàng của Công ty, đồng thời hạn chế được các cá nhân tập thể muốn lợi dụng uy tín của Công ty để bán hàng hoặc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng để đảm bảo uy tín của Công ty. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, chỉ có những doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được như cầu của thị trường và thích ứng được với cơ chế hoạt động của nó thì mới có thể đứng vững và phát triển được. Công Ty May Thăng Long là một trong số không nhiều các donh nghiệp nhà nước đã khẳng định được vị trí của mình trên cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Thị trường may mặc nội địa là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sớm nắm bắt được vấn đề này, với các chính sách phát triển của mình, Công Ty May Thăng Long đã biết liên kết các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Hiện nay Công Ty May Thăng Long đã có một số thành công nhất định trên thị trường nội địa, nhưng trong thời gian tới Công ty có thê chiếm lĩnh được thị trường bằng việc không ngừng tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường đề ra các biện pháp hữu hiệu phản ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường hay không, có tận dụng được một cách có hiệu quả các thời cơ và điểm mạnh của mình để tiếp tục phát triển hơn nữa thị trường nội địa hay không thì điều đó còn phải chờ vào tương lai chúng ta mới biết được. Với truyền thống và các thế mạnh sẵn có với các chủ trương chính sách đúng đắn ta hi vọng răng May Thăng Long sẽ còn đạt được nhiều thành công hơn nữa Trong quá trình phát triển đi lên của mình nói chung và Trong công việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa nói riêng để xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành Dệt-May Việt Nam. Qua thời gian thực tập ở Công ty, sau khi tìm hiểu các hoạt động của Công Ty May Thăng Long, tôi đã mạnh dạn chon đề tài : “Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm nội tiêu của Công Ty May Thăng Long” Với mong muốn sẽ góp phần vào việc phát triển thị trường nội địa của Công ty. Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi nhiều sai sót, em mong được sự giúp đỡ của Công ty, thầy cô và bè bạn để tôi hoàn thành tốt hơn bài viết này. Em xin chân thành cả ơn Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2000 Sinh viên:Hoàng anh tuấn. Tài liệu tham khảo 1.Tập bài giảng: chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp (trường đại học ktqd). Năm 1999-chủ biên PGS. PTS Nguyễn Thành Độ, Cử nhân Nguyễn Ngọc Huyền. 2.Chiến lược và sách lược kinh doanh- GarryD.Smith, Danny R.Arnold Bobby G. Bizzell-NXB thành phố HCM 1994. 3.Giáo trình: Kinh tế quản lý (khoa QTKD Tổng Hợp- trường đại học ktqd) 4. Giáo trình: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp-NXBKHKT-Năm 1997-chủ biên GS. TS. Nhà Giáo ưu tú Ngô Đình Giao. 5. Giáo trình: Marketing Căn bản -Philip Kotler -NXBTK 6. Báo cáo thực trạng của ngành Dệt-May 1997, 1998 -Tổng Công ty dệt may Việt Nam 7. Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt-May Việt Nam đến năm 2010-Tổng Công ty Dệt-may Việt Nam. 8. Các tài liệu của Công Ty May Thăng Long 9. Tạp chí Dệt-May năm 1998, 1999 PHụ LụC 1.Mẫu bảng điều tra các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường nội bộ ảnh hưởng tới thị trường nội địa của Công Ty May Thăng Long. * bảng điều tra những yếu tố môi trường vĩ mô. Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (1) Mức độ quan trọng của yếu tố đối với Công ty (2) Tính chất tác động (3) Điểm cộng dồn (4) 1.Yếu tố kinh tế. -Chu kỳ tăng trưởng kinh tế -Thu nhập của dân cư. -Lãi suất ngân hàng 2.Chính trị và pháp luật. -Các chính sách của chính phủ. -Mục tiêu phát triển của ngành. -Luật pháp. 3.Xã hội. -Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. -Sự khác biệt về văn hoá. -Tỷ lệ tăng dân số. 4.Tự nhiên. -Sự khác biệt của mùa. -Sự khác biệt của các khu vực địa lý. 5.Công nghệ. -Sự xuất hiện của công nghệ mới. * Bảng điều tra nhưng yếu tố thuộc môi trường ngành. Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (1) Mức độ quan trọng của yếu tố đối với Công ty (2) Tính chất tác động (3) Điểm cộng dồn (4) 1.Các đối thủ cạnh tranh. -Sản phẩm mới -cơ cấu giá của sản pẩm cùng loại -Chu kỳ sống của sản phẩm -Chiến lược marketing mới. 2.Khách hàng. -Thay đổi về nhu cầu, thị hiếu. -Tăng ngân sách cho tiêu dùng. -Thay đổi về quan niệm sống, lối sống. 3. Người cung ứng. -Số lượng người cung ứng lớn. -Giá nvl -Khả năng cung cấp lâu dài. -Nguồn NVL mới. 4.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. -Nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh mới. -Hàng rào gia nhập. -Mức độ đối thủ xâm nhập thị trường. 5.Sản phẩm thay thế. -Sản phẩm mới. *Bảng điều tra những yếu tố thuộc môi trường nội bộ Công ty. Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (1) Mức độ quan trọng của yếu tố đối với Công ty (2) Tính chất tác động (3) Điểm cộng dồn (4) 1.Nguồn nhân lực -Chất lượng CNV. -Chất lượng ban lãnh đạo. -Cơ cấu tổ chức. -Khả năng KHH chiến lược. 2.Tài chính. -Cơ cấu vốn. -Khả năng thanh toán. -Hiệu quả sử dụng vốn. -Hiệu quả sử dụng TSCĐ -Khả năng vay vốn ngân hàng. -Khả năng tích luỷ 3.Marketing. -Chất lượng sản phẩm. -ấn tượng về sản phẩm. -Kiểu cách bao gói sản phẩm. -Quảng cáo và xúc tiến bán. -Giá bán. 4.Sản xuất, nghiên cứu và phát triển. -Máy móc thiết bị chuyên dùng. -Sự đa dạng của sản phẩm hiện tại -Công tác kiểm tra chất lượng. -Sự phù hợp của sản phẩm theo mùa -Tiến độ giao hàng -Khả năng nghiên cứu thiết kế mẫu mốt mới. Chú thích: - Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với ngành: 3 = cao; 2 = trung bình; 1 = thấp. - Mức độ quan trọng của yếu tố đối với Công ty: 3 = cao; 2 = trung bình; 1 = thấp. - Tính chất tác động (+): tốt, (-): xấu. *Bảng tổng hợp kết quả điều tra những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường nội địa của công ty may Thăng Long.(qua 10 bản điều tra). Các yếu tố tác động Số người cho điểm 3 Số người cho điểm 2 Số người cho điểm 1 Số người cho điểm 0 đối với ngành đối với DN đối với ngành Dối với DN đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN 1.Yếu tố kinh tế. -chu kỳ tăng trưởng kinh tế. -Thu nhập của dân cư. -Lãi suất ngân hàng. 2.chính trị và pháp luật. -các chính sách của chính phủ. -Mục tiêu phát triển của ngành -Luật pháp 3.xã hội. -thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. -sự khác biệt về văn hoá. -tỷ lệ tăng dân số. 4.Tự nhiên -sự khác biệt của mùa -sự khác biệt của các khu vực địa lý 5.công nghệ -sự xuất hiện của công nghệ mới. 8 7 2 6 4 5 6 6 3 5 6 4 7 6 4 6 5 3 6 5 7 5 5 2 2 3 0 2 3 3 2 3 4 2 2 3 3 3 1 3 3 2 3 2 1 3 1 0 0 7 2 2 2 1 0 2 3 1 2 0 1 4 0 1 4 0 2 1 2 2 5 0 0 1 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 2 *Bảng tổng hợp kết quả điều tra những yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh nội bộ ngành tác động tới thị trường nội địa của công ty may Thăng Long.(qua 10 bản điều tra). Các yếu tố tác động Số người cho điểm 3 Số người cho điểm 2 Số người cho điểm 1 Số người cho điểm 0 đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN 1.Các đối thủ cạnh tranh -Sản phẩm mới -Cơ cấu giá của sản phẩm cùng loại -Chu kỳ sống của sản phẩm. -Chiến lược marketing mới 2.Khách hàng -Thay đổi về nhu cầu thị hiếu -Tăng ngân sách cho tiêu dùng -Thay đổi về quan niệm, sống lối sống 3.Người cung ứng -số lượng người cung ứng -Giá NVL -Khả năng cung cấp lâu dài -Nguồn NVL mới 4.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. -Nguy cơ của các đói thủ cạnh tranh mới -Hàng rào gia nhập -Mức độ đối thủ xâm nhập thị trường 5.Sản phẩm thay thế -sản phẩm mới 3 5 4 5 6 4 4 4 3 4 2 3 3 4 5 4 6 4 2 3 5 5 5 4 4 3 4 5 4 4 3 3 2 2 2 3 1 4 3 5 3 3 2 2 3 3 3 4 3 4 2 2 3 1 2 3 2 3 2 2 1 1 2 2 2 2 3 1 1 2 4 2 3 3 1 3 4 1 1 3 2 4 3 1 3 3 3 1 1 2 1 0 2 1 2 2 2 2 0 2 0 0 0 0 0 3 0 0 1 1 0 2 0 0 0 *Bảng tổng hợp kết quả điều tra những yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng tới thị trường nôị địa của công ty may Thăng Long.(qua 10 bản điều tra). Các yếu tố tác động Số người cho điểm 3 Số người cho điểm 2 Số người cho điểm 1 Số người cho điểm 0 đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN đối với ngành đối với DN 1.Nguồn nhân lực -Chất lượng CNV -Cơ cấu tổ chức -Khả năng KHH chiến lược 2.Tài chính -Cơ cấu vốn -Khả năng thanh toán -Hiệu quả sử dụng vốn -Hiệu quả sử dụng TSCĐ -Khả năng vay vốn ngân hàng -khả năng tích luỷ 3.Marketing -Chất lượng sản phẩm -ấn tượng về sản phẩm -Kiểu cách bao gói sản phẩm. -Quảng cáo và xúc tiến bán -giá bán 4.Sản xuất nghiên cứu và phát triển -Máy móc thiết bị chuyên dùng -Sự đa dạng của sản phẩm hiện tại -Công tác kiểm tra chất lượng -Sự phù hợp của sản phẩm theo mùa -Tiến độ giao hàng -Khả năng nghiên cứu thiết kế mẫu mốt mới 6 4 3 5 5 6 6 7 7 6 5 5 4 5 6 8 4 6 5 2 4 5 2 3 2 2 2 3 3 7 4 3 2 1 6 6 5 4 4 0 3 3 5 2 3 4 3 3 3 3 2 3 3 5 2 1 4 3 5 2 5 3 2 3 3 3 3 2 2 2 4 2 2 3 4 3 3 4 3 2 1 3 1 3 2 0 1 0 0 1 3 1 1 0 2 1 1 1 0 5 1 1 5 4 5 5 4 3 4 1 2 5 4 5 0 1 2 1 2 4 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2 1 0 0 1 1 0 1 0 1 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 1 0 4 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29805.doc
Tài liệu liên quan