Chiến tranh Việt Nam

Tài liệu Chiến tranh Việt Nam: ... Ebook Chiến tranh Việt Nam

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Chiến tranh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến tranh Việt Nam (1954–1975) là giai đoạn cuối và khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1975). Đây là cuộc chiến giữa hai bên. Một bên là Việt Nam Cộng hòa ở Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp và một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam (tên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì Chiến tranh Đông Dương) lãnh đạo cùng với những người cộng sản tại miền Nam Việt Nam và sự trợ giúp từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là "Chiến tranh Việt Nam" nhưng chiến sự lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Trªn quan ®iÓm ®¸nh gi¸ vµ ph©n tÝch kh¸ch quan c¶ hai bªn vÒ nhiÒu khÝa c¹nh t«i chia tiÕn tr×nh ph¸t triÓn cña c¸ch m¹ng miÒn nam ViÖt Nam thµnh c¸c giai ®o¹n sau: Giai đoạn 1954–1959 Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất hẳn ý chí tiếp tục chiến đấu giữ thuộc địa Đông Dương. Hiệp định Genève, theo sự dàn xếp của các cường quốc, tạm thời chia Việt Nam ra thành hai khu vực cho hai phe quân sự đối địch. Miền Bắc dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, miền Nam dành cho tất cả các lực lượng thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bên bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển. Tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm 1956. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị công nhận chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam, đồng thời ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ các nước này theo yêu cầu và thỏa thuận với chính quyền sở tại. Tuyên bố này còn nói rằng các chính quyền tại hai khu vực quân sự tại Việt Nam không được cho phép các hành động trả thù đối với những người đã từng cộng tác với phía bên kia cùng gia đình họ. Kết quả Hiệp định: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam, trong đó có những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Chính quyền này từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra là: không thể có bầu cử tự do với những người cộng sản. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức. Không công nhận kết quả Hiệp định Genève và thấy trước kết quả sẽ thiên về phe Cộng sản nếu tổng tuyển cử được thi hành, Mỹ bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam, chuẩn bị cho sự can thiệp sâu rộng hơn. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi và vận động dân chúng miền Bắc di cư vào Nam; chọn và gửi người Việt tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương để huấn luyện; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối". Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do và ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người cộng sản còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", miền Bắc vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với hiệp định. Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối. Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, miền Bắc còn cố tái lập quan hệ thương mại với miền Nam, để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận. Về quân sự, nhìn chung, trong giai đoạn 1954-1959 quân đội Việt Nam Cộng hòa giữ ưu thế trên chiến trường miền Nam. Nhưng đến cuối năm 1959 tình hình an ninh quân sự của miền Nam đã có những bất ổn, lực lượng Cộng sản ở miền Nam đã phát động chiến tranh du kích khắp nơi. Tình hình chính trị trở nên xấu đi vì các đường lối của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9 năm 1960, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của Cộng sản miền Nam. Đến thời điểm này, sự căng thẳng của lực lượng Cộng sản miền Nam đã lên đến mức mà nếu chính phủ Hà Nội không ủng hộ thì họ có thể mất ảnh hưởng của mình đối với các sự kiện sẽ xảy ra ở phía Nam vĩ tuyến 17. Năm 1960 trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam 1954–1959 Tại miền Bắc, những người Cộng sản ngay lập tức bắt tay vào việc tổ chức đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa như ở các nước Liên Xô, Trung Quốc. Các chiến dịch cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo tư bản tư doanh đã san bằng các thành phần xã hội, xóa bỏ các giai cấp địa chủ và tư bản, không cho phép các chính kiến đối lập với Đảng Cộng sản. Đời sống xã hội dựa trên nguyên tắc kỷ luật hoá cao độ, các quyền tự do chính trị và các tổ chức bị hạn chế đến mức chỉ còn là hình thức trong một "nhà nước-đảng". Xã hội nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc sống quân sự hoá toàn diện khi "mỗi người dân đều là một chiến sĩ". Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức lại, nhất là về mặt chính trị để bảo đảm trung thành tuyệt đối với Đảng. Việc hiện đại hoá quân đội được tiến hành nhưng chậm và không đồng bộ, nhiều sư đoàn bộ binh được thành lập thêm nhưng vẫn mang tính bộ binh đơn thuần, hoả lực thiếu, yếu và chắp vá. Quân đội chưa có các quân binh chủng kỹ thuật cao như không quân, radar...; hải quân, tăng thiết giáp còn đang trong quá trình sơ khai; phương tiện vận tải, thông tin liên lạc còn yếu kém. Điều này là do tình hình kinh tế kém phát triển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời sự hạn chế nguồn viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc. Nhưng chính vào giai đoạn này miền Bắc đã bí mật cho tiến hành phát triển tuyến đường tiếp vận chiến lược: Đường Trường Sơn – còn được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một tuyến vận chuyển chiến lược đảm bảo nhu cầu chiến tranh sẽ được mở rộng tại miền Nam sau này. Mặc dù vào lúc đó, tuyến đường này vẫn chỉ là các lối mòn trong rừng cho giao liên và các toán cán bộ vào Nam. Nhìn chung, các nỗ lực tranh đấu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời kỳ này là đấu tranh chính trị và ngoại giao để đòi tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève, mà nếu nó xảy ra có lẽ các lãnh tụ cộng sản sẽ có ưu thế. Miền Bắc ở giai đoạn này đang tích luỹ nhưng chưa đủ khả năng để tiến hành chiến tranh tại miền Nam. Miền Nam Việt Nam 1954–1959 Ở miền Nam, với sự trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ, Ngô Đình Diệm – được bổ nhiệm làm thủ tướng và trở thành tổng thống sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23 tháng 10 năm 1955 – đã nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội. Chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ lớn cho Việt Nam Cộng hòa và đã đạt được một số thành quả quan trọng: kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, tái định cư, đời sống của dân chúng khá sung túc... Lực lượng Cộng sản ở miền Nam 1954–1959 Hệ thống những người Cộng sản ở miền Nam Việt Nam là bộ phận cấu thành của Cộng sản Việt Nam, nhưng mang một số đặc điểm riêng do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội, văn hóa. Trong giai đoạn này, tổ chức Cộng sản ở miền Nam là Trung ương Cục miền Nam, đã có các đối sách hợp lý, gây khó khăn cho chính phủ của Tổng thống Diệm. Từ chỗ bị truy lùng ráo riết mà chỉ trong hai năm họ không những hồi phục về tổ chức mà còn phát triển thế chủ động tấn công cả về chính trị và về quân sự. Về chính trị, họ đã làm chính quyền lao đao bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ ở nông thôn và thành thị do họ chỉ đạo từ xa. Về quân sự, họ đã phát triển chiến tranh du kích và đã đánh được những trận lớn như trận Tua Hai (Tây Ninh) vào căn cứ cấp trung đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng làm hạn chế được sức mạnh quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, do thiếu thốn về cơ sở vật chất và hệ thống nhân lực, lực lượng Cộng sản ở miền Nam tồn tại, chung sống một cách "hòa bình", đan xen với bộ máy chính quyền địa phương của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Giai đoạn 1960–1965 Giai đoạn 1960–1965 là giai đoạn miền Bắc công khai hậu thuẫn Cộng sản miền Nam và bắt đầu đem quân thâm nhập miền Nam. Các lực lượng Cộng sản miền Nam thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam. Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng hòa tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Tuy nhiên, quân Cộng sản vẫn thắng thế trên chiến trường, đánh những chiến dịch lớn sát các đô thị. Tổng thống Ngô Đình Diệm không kiểm soát nổi khủng hoảng chính trị và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng đảo chính. Việt Nam Cộng hòa sau đó đã rơi vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo. Bối cảnh quốc tế Thập niên 1960 là thời kỳ nở rộ của khối Cộng sản và đã xuất hiện mầm mống chia rẽ giữa hai cường quốc hàng đầu trong khối là Liên Xô và Trung quốc về các vấn đề tư tưởng, đường lối cách mạng. Nhất là từ khi Liên Xô rút hết các cố vấn khỏi Trung Quốc sau năm 1960. Liên Xô tuy đã có vũ khí nguyên tử từ năm 1949 nhưng ưu thế quân sự của Hoa Kỳ vẫn áp đảo. Do đó Liên Xô vẫn e ngại sự quá căng thẳng với Hoa Kỳ và chỉ viện trợ cho miền Bắc ở mức đủ để xây dựng một "chủ nghĩa xã hội" cho đến thời điểm này. Trong thập niên 1960 quan điểm của Liên Xô về chiến tranh Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Từ quan điểm cùng chung sống hòa bình của Nikita Khrushchev trong chính trị quốc tế, nghĩa là phía Liên Xô muốn có sự chung sống giữa hai nhà nước Việt Nam và thống nhất thông qua trưng cầu dân ý với sự giúp đỡ quân sự hạn chế đến ủng hộ đấu tranh vũ trang làm cách mạng bằng bạo lực của Leonid Brezhnev với viện trợ quân sự to lớn cho miền Bắc Việt Nam. Khi Khrushchev bị hạ bệ, Leonid Brezhnev lên thay, ban đầu chính sách của Liên Xô vẫn giữ nguyên nhưng đến đầu năm 1965, tân thủ tướng Liên Xô, Kosygin, thăm Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng nhằm hai mục đích hàn gắn quan hệ Xô – Trung và ngăn chặn hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Trong chuyến thăm Hà Nội, tháp tùng Kosygin có các chuyên viên tên lửa. Và ngày 10 tháng 2 năm 1965, Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp ước hỗ trợ kinh tế và quân sự Việt - Xô. Từ đây sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh Việt Nam. Đến thời điểm này cách tiếp cận của họ đã khác: viện trợ cho miền Bắc Việt Nam nhiều hơn. Đây cũng là thời kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam được hiện đại hoá mạnh mẽ, trang bị lại với vũ khí mới kể cả các vũ khí hạng nặng, các binh chủng kỹ thuật ra đời để đáp ứng chiến tranh hiện đại: không quân, radar, tên lửa phòng không... Quân đội miền Bắc liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận lớn với giả định đánh quân đổ bộ đường không và chống xe tăng Mỹ. Miền Nam Việt Nam 1960–1965, Sự kiện Phật Đản, 1963, và Đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam Từ năm 1960, với chủ trương "Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội" của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, lực lượng Cộng sản ở chiến trường miền Nam phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang mà cao trào là phong trào Đồng khởi. Phong trào này gây cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm lúng túng trong việc lập lại trật tự, dẫn đến một phần đáng kể của nông thôn miền Nam đã thành vùng do lực lượng Cộng sản kiểm soát (cuối năm 1960). Theo số liệu được ghi trong Sách giáo khoa lịch sử hiện hành thì cuối năm 1960, lực lượng Cộng sản Miền nam kiểm soát 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở đồng bằng ven biển Trung bộ và 320/5721 thôn ở Tây Nguyên. Nhân đà thắng lợi, ngày 20 tháng 12 năm 1960 phía Cộng sản miền Nam thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam gồm nhiều đại diện các thành phần tôn giáo, tầng lớp xã hội, dân tộc khác nhau do những người Cộng sản lãnh đạo. Quân Giải phóng Miền Nam cũng được thành lập ngay sau đó, ngày 15 tháng 2 năm 1961, theo nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Quân uỷ Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đứng trước tình hình trên, tướng Maxwell D. Taylor được phái sang Việt Nam để hành động gấp giúp Việt Nam Cộng hòa đẩy lùi phía Cộng sản. Kế hoạch Staley-Taylor (hay chiến tranh đặc biệt) với việc sử dụng chủ yếu quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được trang bị bằng vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp và thực hiện các kế hoạch quân sự do cố vấn Mỹ tư vấn. Nhà nước Hoa Kỳ cũng tăng thêm nguồn viện trợ kinh tế cho chính phủ Ngô Đình Diệm nhằm tăng quân số và tiêu dùng cho các chi phí quân sự. Với khả năng cơ động cao, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã giành được những thắng lợi nhất định. Đồng thời, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thắt chặt chính sách Ấp chiến lược nhằm cách ly quân Cộng sản với dân chúng. Về phía Cộng sản, lực lượng Quân Giải phóng miền Nam trong thời điểm này được xem là không còn đủ để đáp ứng tình hình do chiến tranh mở rộng về quy mô và số lượng. Vì vậy, binh sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc đã hành quân vào Nam theo đường mòn Trường Sơn để tăng cường cho Quân Giải phóng. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1960-1965 các đơn vị từ miền Bắc vào chủ yếu đứng chân vòng ngoài tại tuyến đường Trường Sơn, Tây Nguyên để xây dựng các căn cứ quân sự phục vụ chiến sự sau này. Sau gần hai năm đối phó với chiến tranh đặc biệt, Quân Giải phóng miền Nam đã đúc kết kinh nghiệm đối phó với chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Điều này đã tạo ra thắng lợi cho họ trong trận Ấp Bắc (ngày 2 tháng 1 năm 1963 tại tỉnh Tiền Giang). Trong các năm 1963 và 1964 Quân Giải phóng miền Nam thắng thế tiến công trên toàn chiến trường và đến tháng 12 năm 1964 họ tiến hành chiến dịch Bình Giã tại tỉnh Bà Rịa làm thiệt hại các chiến đoàn thiết giáp cơ động và các đơn vị dự bị chiến lược của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân đội Việt Nam Cộng hòa trở nên yếu thế buộc phải lui về thế thủ gần các thành phố lớn. Ngày 8 tháng 5 năm 1963 xảy ra sự kiện Phật đản tại Huế, bắt nguồn từ sự kỳ thị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Sự kiện này đã làm chấn động trên toàn thế giới, cũng như đã tạo ra phong trào phản đối sự lộng hành gia định trị của chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự chỉ huy của tướng Dương Văn Minh và sự im lặng không phản đối của Hoa Kỳ, đã làm đảo chính lật đổ, giết chết hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và xử bắn ông Ngô Đình Cẩn. Ngay sau đó chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rơi vào khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng và chỉ ổn định lại khi Hội đồng lãnh đạo Quốc gia, đứng đầu bởi hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, lên chấp chính (tháng 6 năm 1965). Tháng 6 năm 1965, trước các thất bại liên tiếp trên chiến trường và tình hình chính trị rối loạn tại Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Hoa Kỳ quyết định huỷ bỏ kế hoạch Staley-Taylor và đưa quân đội Hoa Kỳ sang trực tiếp tham chiến để giữ miền Nam khỏi rơi vào tay lực lượng cộng sản. Giữa giai đoạn khủng hoảng chính trị đó, giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa vẫn có tham vọng Bắc tiến để thống nhất Việt Nam. Ngày 14 tháng 7 năm 1964, người đứng đầu chính phủ là tướng Nguyễn Khánh công khai tuyên bố Bắc tiến. Hai ngày sau, tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng khẳng định Không lực Việt Nam Cộng hòa đã sẵn sàng. Nhưng kế hoạch này đã bị Washington bác bỏ và nó không bao giờ trở thành sự thực. Giai đoạn 1965–1968 Một khu căn cứ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau một trận tập kích Đây là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ gọi là Chiến tranh cục bộ. Ngay tên gọi "chiến tranh cục bộ" đã cho thấy tính phức tạp rất dễ bùng nổ của tình hình mà Tổng thống Lyndon B. Johnson phải giải quyết. Một mặt quân đội Hoa Kỳ phải can thiệp vũ trang nhằm quét sạch lực lượng cộng sản; mặt khác, họ phải kiềm chế chiến tranh trong phạm vi Việt Nam, không để nó lan ra ngoài vòng kiểm soát, đụng chạm đến khối Cộng sản để có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh như Chiến tranh Triều Tiên. Chính phủ Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế, nhưng việc đó làm họ không thành công trong mục tiêu bình định lực lượng cộng sản. Các đồng minh lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Liên Xô, Trung Quốc cũng quyết tâm theo đuổi giúp cho nước này chiến đấu chống Hoa Kỳ. Họ thấy đây là cơ hội rất tốt để làm Hoa Kỳ sa lầy tại Việt Nam. Trong lúc đó, các cường quốc này vươn lên và tranh chấp ngôi vị lãnh đạo thế giới. Việc các lực lượng quốc gia hoan nghênh đưa quân đội Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam đã phần nào đẩy lui lực lượng cộng sản và mở ra một hy vọng chiến thắng nhưng, đồng thời, từ đó chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn phải tham khảo ý kiến của đồng minh Hoa Kỳ trước khi ra quyết định. Họ hiếm khi đưa ra chính sách lớn, họ còn thậm chí không được tham khảo ý kiến về quyết định của Mỹ năm 1965 đưa một lực lượng lớn quân vào tham chiến trên bộ. Sự leo thang chiến tranh của Hoa Kỳ Chính vì những tế nhị chính trị như vậy nên sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã diễn ra theo cách leo thang dần. Đầu tiên họ cho rằng không cần tham chiến vẫn có thể giải quyết chiến tranh nếu ngăn chặn được nguồn tiếp tế của miền Bắc. Hoa Kỳ ra sức ép nếu miền Bắc không chấm dứt tiếp tế cho lực lượng cộng sản miền Nam thì sẽ phải đối mặt với việc bị ném bom. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bất chấp sức ép của Hoa Kỳ và tiếp tục tiếp tế vào miền Nam. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964 dẫn tới việc Quốc hội Hoa kỳ đã uỷ nhiệm cho chính phủ Hoa Kỳ tiến hành mọi hoạt động chiến tranh nếu thấy cần thiết mà không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội. Ngay sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc ném bom miền Bắc. Để duy trì việc ném bom, Hoa Kỳ phải đưa máy bay và lính không quân vào các sân bay tại miền Nam, lập các căn cứ tại đó. Điều này dẫn đến việc lực lượng cộng sản tiến công các sân bay. Để bảo vệ các căn cứ trong sân bay, Hoa Kỳ cần gửi thêm thủy quân lục chiến. Sau đó lại xuất hiện vấn đề phải phòng thủ từ xa và, cuối cùng, là phải tìm-diệt đối phương sâu trong các căn cứ của họ. Thế là quân Mỹ đã dần dần trực tiếp đánh thay cho Việt Nam Cộng hòa, và quân đội của quốc gia này dần dần chỉ còn là lực lượng giữ an ninh tại các vùng họ kiểm soát. Miền Bắc và chiến tranh không quân Bắt đầu từ tháng 8 năm 1964 miền Bắc đã phải đối phó với chiến tranh trên không rất ác liệt của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Đầu tiên là chiến dịch Mũi Tên Xuyên (Pierce Arrow) ngày 5 tháng 8 năm 1964, hành động trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ do máy bay của Hải quân Mỹ thực hiện, đánh phá các căn cứ hải quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Hòn Gai). Tại Bãi Cháy, bộ đội cao xạ phòng không đã chủ động đánh trước khi máy bay Mỹ oanh kích. Hai máy bay Mỹ loại A-4 Skyhawk bị bắn rơi. Phi công Mỹ Everett Alvarez nhảy dù xuống biển đã bị dân chài bắt sống, trở thành người tù binh Mỹ đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam. Tiếp đến là chiến dịch Sấm Rền đầu năm 1965 đánh phá các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào, sau đó chiến tranh không quân lan rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam. Để đề phòng các phản ứng của quốc tế, Không quân Mỹ chỉ chừa lại nội thành hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng mà thôi. Chiến tranh không quân nhắm vào hệ thống đường xá giao thông và các mục tiêu công nghiệp, quân sự. Thậm chí các trạm biến thế điện nhỏ, các nhánh đường sắt phụ cũng bị đánh. Bị đánh phá nặng nhất là tại khu vực hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, là cuống họng tiếp tế vào Nam, và tại khu vực Vĩnh Linh giáp sông Bến Hải - nơi dân chúng phải sống trong địa đạo. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thoả thuận với chính phủ Trung Quốc đưa một bộ phận quân đội Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam đóng ở những vị trí quan trọng về chiến lược như tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên và dọc đường Quốc lộ 1 đến phía nam Hà Nội, vừa để giúp Việt Nam làm đường vừa để thị uy với Hoa Kỳ đừng mang quân đổ bộ ra Bắc vì sẽ phải đánh nhau với quân Trung Quốc. Tổng số quân Trung Quốc đã có mặt tại miền Bắc từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 3 năm 1973 là gần 320.000 người. Tại mỗi thời điểm, đông nhất có khoảng 130.000 người, bao gồm các đơn vị tên lửa đất đối không, pháo phòng không, các đơn vị công binh làm đường, dò mìn, và vận tải. Việc ném bom miền Bắc khó có thể đánh sụp được tiềm lực chiến tranh của miền Bắc vì xã hội miền Bắc là xã hội nông nghiệp lạc hậu không có nhiều các mục tiêu công nghiệp lớn. Mọi nguồn lực chiến tranh được các nước cộng sản bên ngoài cung cấp. Ở điều kiện miền Bắc Việt Nam, chiến tranh không quân sẽ chỉ có tác dụng lớn nếu như nó đánh gẫy được ý chí của nhân dân miền Bắc. Cuộc sống của người dân miền Bắc đã khó khăn lại càng căng thẳng, ngay cả bộ đội cũng bị thiếu ăn. Ở thành thị, dân chúng phải tản cư về nông thôn để tránh bom, nhu yếu phẩm cho dân thành thị được bán theo chế độ tem phiếu rất nghiêm ngặt. Ở nông thôn, ngoài số thực phẩm tối thiểu được để lại để nuôi sống gia đình, tất cả các nông phẩm phải đưa hết vào kho cho nhu cầu quốc phòng. Nông thôn gần như không thấy nam thanh niên. Nữ thanh niên vừa lao động sản xuất vừa phải tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ bảo vệ trật tự và tham gia huấn luyện quân sự, bắn máy bay. Chính phủ đã huy động hàng vạn nữ thanh niên đi Thanh niên xung phong sinh hoạt tập trung như bộ đội vào tuyến lửa tại các tỉnh bị đánh phá nặng nề nhất như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và vào tuyến đường Trường Sơn, sang Lào để làm nhiệm vụ hậu cần, làm đường và đảm bảo giao thông. Số này bị thương vong vì bom đạn và bệnh tật rất nhiều. Để bảo đảm dân số và tôn trọng tín ngưỡng người Việt là để lại con cháu nối dõi tông đường, người ta cố gắng tạo điều kiện cho thanh niên lấy vợ sớm trước khi nhập ngũ. Nhà nước tìm mọi cách nâng cao tinh thần của dân chúng cho kháng chiến. Tất cả mọi người đều phải tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng Lao động Việt Nam như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội phụ lão, Hội phụ nữ, Hội vợ chiến sĩ, Hội mẹ chiến sĩ... các hội này thực hiện các chỉ thị của Đảng để giữ vững tinh thần và niềm tin trong dân chúng và thi hành các đường lối của Đảng trong dân. Những tin tức ác liệt của chiến trường, số thương vong nặng nề ở miền Nam và chết bom ở miền Bắc không được công bố hoặc với số lượng giảm đi rất nhiều, chủ yếu trên thông tin báo đài là các tin chiến thắng lẫy lừng. Người ta cố gắng xây dựng và nhân rộng các điển hình của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng cách đưa những người có chiến công thật đi tuyên truyền, kể chuyện chiến thắng, chưa có chiến công thì hư cấu thành chiến công. Ngành nào, địa phương nào cũng phải có chiến công anh hùng cách mạng. Nói chung, tinh thần của người dân miền Bắc vẫn cao, họ vẫn có thể chấp nhận hy sinh cao hơn nữa để theo đuổi chiến tranh. Lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể đua tranh với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nên họ chỉ dồn sức bảo vệ các mục tiêu thật quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn, các điểm giao thông quan trọng và các nơi máy bay địch hay qua lại nhiều. Những nơi còn lại được phân cho các lực lượng dân quân tự vệ trang bị pháo và súng máy phòng không đảm trách. Đến năm 1965, lực lượng phòng không của miền Bắc có trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp, gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ điều khiển bằng radar. Hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân. Hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. Các lực lượng phòng không không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hoá được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Các chiến dịch tìm-diệt Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Quân Giải phóng miền Nam bị đẩy lui vào thế thủ, bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy đuổi. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền núi và nơi có rừng. Ở đồng bằng họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động chiến tranh nhân dân đánh du kích. Tháng 11 năm 1965 đã xảy ra một trận đánh rất ác liệt tại vùng thung lũng sông Ia Drang, gần biên giới Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum. Một trung đoàn chính quy Quân Qiải phóng miền Nam và một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh bay của Mỹ đã dàn quân đánh nhau để thử sức. Thực chất đây là hai trận đánh liên tiếp, trận Xray và trận Albany, diễn ra trong bốn ngày đêm. Mỗi bên thắng một trận, hai bên đều bị thương vong nặng, và tuy cùng tuyên bố thắng lợi, đều biết được thực lực đối phương là đáng gờm. Sau trận này phía cộng sản nhận thức được ưu thế áp đảo quân sự của quân Mỹ. Phía Mỹ có hoả lực cực mạnh và tổ chức chiến đấu hoàn hảo. Đặc biệt có yểm trợ không quân rất hiệu quả mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là máy bay B52, bom napal và trực thăng vũ trang, nên từ đó Quân Qiải phóng miền Nam bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn; họ tránh đánh những trận dàn quân xung phong mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi đối phương dựng trại nghỉ ngơi hoặc sơ hở thì họ tập kích hoặc phục kích, đánh xong nhanh chóng rời chiến trường. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần để không cho đối phương sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Mỹ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, nơi mà vũ khí của họ không phát huy hết tác dụng. Quân Mỹ "tìm-diệt" nhưng chẳng thấy địch đâu tuy bất cứ lúc nào họ cũng có thể xuất hiện. Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch: Chiến dịch Cedar Falls – đánh vào khu Tam giác sắt Củ Chi, nơi có hệ thống địa đạo mà lực lượng cộng sản dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn; Chiến dịch Attleboro – đánh vào chiến khu Dương Minh Châu; và Chiến dịch Junction City – đánh vào chiến khu C của Quân Qiải phóng miền Nam. Đặc biệt là chiến dịch Junction City, khi Mỹ định đánh một trận lớn để diệt gọn cơ cấu lãnh đạo chiến tranh của lực lượng cộng sản miền Nam tại vùng rừng Tây Ninh. Bao vây và đánh vào khu căn cứ đầu não của Trung ương cục Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Quân Giải phóng. Các cuộc tiến công tuy đã huy động rất lớn các lực lượng của Mỹ nhưng không đem lại kết quả: các cơ cấu lãnh đạo, kho tàng, căn cứ của lực lượng cộng sản vẫn an toàn, quân Mỹ bị tiến công liên tục, trong thế trận đối phương đã bày sẵn, trong địa bàn quen thuộc của đối phương và phải bỏ dở các cuộc hành quân. Đến cuối năm 1967, tuy đẩy lui chủ lực Quân giải phóng tại vùng đồng bằng, nhưng quân Mỹ vẫn không bình định được lực lượng này trong vùng rừng núi miền Nam Việt Nam. Để xoay chuyển tình thế tạo đột phá cho cuộc chiến tranh, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Sự kiện Tết Mậu Thân Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 lực lượng cộng sản tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và gây nhiều bàn cãi nhất về Chiến tranh Việt Nam, sự kiện có một vai trò to lớn trong cuộc chiến tranh này. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh[83] không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn ("Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" – Lê Duẩn) nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. Trong thực tế, vào tháng 1-1968, tình báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của lực lượng cộng sản. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. Westmoreland, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Quảng Bình, Quảng Trị và Khe Sanh. Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này. Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các đô thị miền Nam. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớncho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới. Việc lực lượng cộng sản tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết Nguyên đán. Bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22015.doc
Tài liệu liên quan