Chính sách kinh tế mới (NEP) và công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Lời nói đầu Di sản lý luận mà V.I Lê nin để lại cho nhân loại là vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong những di sản quý báu đó là "chính sách kinh tế mới" (Novaja ekonomicheskaja politika, gọi tắt là NEP). NEP chứa đựng trong đó sự tổng hợp các giải pháp kinh tế - xã hội - chính trị mang tính quy luật của thời kỳ quá độ lên CNXH. NEP không chỉ là con đường xây dựng CNXH ở nước Nga mà tầm vóc lịch sử của nó đã vượt ra khỏi phạm vi nước Nga và mang tính phổ biến trên thế giới. Những năm gần đâ

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách kinh tế mới (NEP) và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, trên thế giới có nhiều biến động dữ dội, nhất là từ sự đổ vỡ chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Việt Nam sau hơn một thập kỷ khủng hoảng kinh tế - xã hội, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước. Tinh thần đổi mới của Đại hội VI đã đồng nghĩa với sự giải phóng tiềm năng của con người Việt Nam. Quá trình đổi mới ở Việt Nam là quá trình định hướng đi lên XHCN. Thực chất của quá trình định hướng XHCN là giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người hạnh phúc. Quá trình đổi mới càng diễn ra trên quy mô rộng và càng đi vào chiều sâu, thì chúng ta càng nhận ra rằng , trên nhiều vấn đề cơ bản chúng ta dường như đang trở lại với NEP (tất nhiên không phải trở lại nguyên xi như cũ, áp dụng một cách máy móc những điều mà nước Nga đã làm trước đây vào Việt Nam ngày hôm nay). Vấn đề đặt ra là phải nhận thức lại một cách đầy đủ hơn về NEP, từ đó tìm ra những tiềm ẩn, những sức mạnh, những bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu NEP trong tình hình hiện nay là đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa đáp ứng được những đòi hỏi đang đặt ra từ thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ vị trí quan trọng của NEP, có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ khi ra đời đến nay, NEP đã được giới khoa học ở các nước, nhất là các nhà khoa học ở Liên Xô cũ quan tâm nghiên cứu. ở nước ta trước đây cũng có một số nhà khoa học nghiên cứu về NEP, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) việc nghiên cứu NEP được quan tâm nhiều hơn. Nét nổi bật của các công trình nghiên cứu là đã đề cập tới nhiều nội dung của NEP dưới nhiều góc độ của lịch sử, chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhất là dưới góc độ kinh tế chính trị. Với các lý do nêu trên bài chuyên đề “Chính sách kinh tế mới và công cuộc đổi mới ở Việt nam” này muốn làm sáng tỏ về hoàn cảnh lịch sử ra đời của NEP và một số vấn đề của NEP trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Tháng 09 năm 2001 --- o0o --- Chương I Chính sách kinh tế mới là bước phát triển tất yếu của công cuộc xây dựng nước nga I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của NEP 1. Các điều kiện khách quan: Trong lịch sử của nước Nga Xô viết từ năm 1921 - 1927, NEP được xuất hiện như một hiện tượng lịch sử - tự nhiên, trong đó được chứa đựng sự thống nhất biện chứng của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Trước hết, chúng ta thấy NEP xuất hiện là do hậu quả của các cuộc chiến tranh. Vừa ra đời, còn non trẻ nhưng nước Nga Xô viết đã phải đối đầu với hai cuộc chiến tranh liên tiếp: Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và cuộc nội chiến ở nước Nga kéo dài 4 năm (1917-1921). Mặc dù là chiến tranh vệ quốc, song những cuộc chiến tranh đó đã gây ra cho nước Nga Xô viết non trẻ những sự tàn phá nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. a- Về kinh tế: Các cuộc chiến tranh đã tàn phá một cách ghê gớm nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến đời sống vật chất của nhân dân nước Nga. Cuối năm 1920, đất nước Xô - viết chuyển sang giai đoạn hoà bình xây dựng từ những điều kiện cực kỳ khó khăn gian khổ với sự thiệt hại chưa từng có về kinh tế do chiến tranh gây ra. Hậu quả nặng nề của 7 năm chiến tranh đế quốc và nội chiến đã làm cho tình hình kinh tế xã hội của nước Nga Xô viết trở nên nóng bỏng biểu hiện rõ nét ở nhiều mặt sau: * Về công nghiệp: ước tính một phần tư tài sản quốc dân của nước Nga Xô viết bị mất đi, trong đó nền công nghiệp bị tổn thất lớn nhất, tổng sản lượng công nghiệp (tính triệu rúp) năm 1920 bị giảm đi hơn 4 lần so với năm 1917. Lực lượng sản xuất giảm sút, một biểu hiện đáng lo ngại là có quá nửa số công nhân trong các ngành công nghiệp thiếu việc làm, không phấn khởi sản xuất và đã bỏ nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp của mình đi về nông thôn. * Về nông nghiệp: Sự biến động của nền kinh tế nước Nga đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền sản xuất công nghiệp: diện tích gieo trồng, sản lượng ngũ cốc, sản phẩm chăn nuôi đều bị giảm mạnh dẫn đến hậu quả tổng sản lượng nông nghiệp năm 1921 chỉ còn lại 60% so với năm 1913. Bình quân lương thực trên đầu người trước chiến tranh thế giới là 405 kg/người thì đến năm 1920 giảm xuống chỉ còn lại 246 kg/người. * Về giao thông vận tải: Do chiến tranh, hệ thống giao thông của nước Nga bị tàn phá hết sức nghiêm trọng: 61% số đầu máy và 28% số toa xe của tàu hoả bị tàn phá hư hỏng, 4000 chiếc cầu, nhà ga, kho tàng bị phá huỷ. Năm 1920, khối lượng vận chuyển chỉ còn 20%. * Về tài chính - tín dụng: Nước Nga - Xô viết bị lâm vào tình trạng rối loạn, ngân sách bội chi quá lớn (năm 1918 bội chi 31 tỷ rúp, nhưng đến năm 1920 con số bội chi lên tới 21.937 tỷ rúp). b- Về chính trị - xã hội: Sự sút kém về mặt kinh tế đã dẫn đến tình trạng đời sống của nhân dân lao động nước Nga ngày càng trở nên khó khăn hơn. * Trong thời kỳ nội chiến nước Nga phải thực hiện CSCSTC, tất nhiên đã gây ra những thiệt hại về lợi ích của giai cấp công nhân và nông dân. Mặc dù như vậy, nhưng những sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất cũng chưa gây nên sự mỏi mệt về tinh thần, bởi vì quần chúng lao động sẵn sàng lao động quên mình để góp phần vào việc tiêu diệt bọn phản cách mạng và giữ vững chính quyền của nhân dân, bảo vệ những thành quả cách mạng tháng Mười vĩ đại. * Bên cạnh những hậu quả do chiến tranh gây ra, bản thân nước Nga khi lên chủ nghĩa xã hội với một nền kinh tế tương đối lạc hậu: là sự quyện chặt giữa tư bản độc quyền hiện đại với những tàn tích phong kiến. Biểu hiện của quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa chính là nền nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. ở nước Nga lúc này, nông dân chiếm 82,4% dân số, sản phẩm nông nghiệp chiếm 51,4% tổng thu nhập quốc dân. 2. Điều kiện chủ quan. Bên cạnh các điều kiện và nguyên nhân khách quan, về mặt chủ quan, thì thời gian này ngay cả V.I. Lênin trong nhận thức về CNXH cũng đã vấp phải những sai lầm: do đã không nhận thức rõ các quy luật khách quan, nên việc xác định các chủ trương chính sách có phần không phù hợp, nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Cụ thể, trong những năm tháng sau cách mạng tháng Mười do hoàn cảnh khách quan mà nước Nga phải áp dụng CSCSTC đã hình thành quan niệm về khả năng quá độ trực tiếp đi lên CNXH. Từ quan niệm này đã xuất hiện hàng loạt chủ trương, biện pháp không thích hợp như: quốc hữu hoá ngay tất cả các xí nghiệp, xoá bỏ thương nghiệp tư nhân, cấm buôn bán, thực hiện ngay việc sản xuất và phân phối theo kiểu cộng sản chủ nghĩa… dẫn đến cuộc khủng hoản kinh tế - xã hội. Cuộc khủng hoảng này đã đặt vận mệnh của nước Nga Xô - viết non trẻ vào tình trạng "nghìn cân treo đầu sợi tóc". Chúng ta có thể nhận thấy rằng: Những điều kiện khách quan kết hợp với nhân tố chủ quan chính là tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời của NEP. NEP chính là phản ánh tiến trình phát triển hợp qui luật của đời sống xã hội. II- Sự ra đời của chính sách kinh tế mới. NEP là một khái niệm không có nghĩa như một vài chính sách kinh tế cụ thể, ở đây nó mang ý nghĩa bao trùm. Đó chính là đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước kinh tế còn lạc hậu như nước Nga. Khi dùng khái niệm NEP, V.I. Lênin còn có ý định để phân biệt NEP với CSCSTC. ở đây người muốn nhấn mạnh yếu tố kinh tế trong quan hệ với các yếu tố khác. NEP vừa là giải pháp trước mắt để chống khủng hoảng đồng thời là một nội dung mới có tính chiến lược lâu dài. Từ các biện pháp mang tính mang tính chất trực tiếp đi lên CNXH ở trong CSCSTC đã được thay bằng các biện pháp gián tiếp thông qua những hình thức kinh tế quá độ, từ việc xoá bỏ thương nghiệp chuyển sang khôi phục thương nghiệp và thực hiện trao đổi hàng hoá thông qua lưu thông, sử dụng lại đồng tiền. Việc mở ra và đẩy mạnh sản xuất hàng hoá dưới CNXH, tiến hành trao đổi hàng hoá hai chiều đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và nhằm cải thiện đời sống của nhân dân. Việc đi lên CNXH thông qua con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước và hợp tác xã là một bước phát triển mới sáng tạo về tư duy lý luận của V.I.Lênin. Vì vậy, khi tiếp cận với các nội dung của NEP, hãy xuất phát từ cách nhìn nhận theo quan điểm hệ thống, có nghĩa là phải nhìn rõ các mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu đem tách riêng từng nội dung, từng vấn đề ra thì không thể nhận thức được một cách đầy đủ về NEP, thậm chí có thể hiểu sau nội dung của nó. III. nội dung và mục tiêu của chính sách kinh tế mới 1. ổn định kinh tế Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng, nhân dân nước Nga phấn đấu để thực hiện mục tiêu mà NEP đã nêu ra: Quyết tâm bảo vệ và xây dựng thành công CNXH ở nước Nga. Nhằm làm cho nước Nga trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng vững mạnh, đời sống nhân dân được ngày càng ấm no hạnh phúc. Đó là mục tiêu lớn, bao trùm suốt thời kỳ quá độ. Mục tiêu đó lại được thể hiện trong các bước đi cụ thể mà NEP đã vạch ra: + Thực hiện tốt chính sách thu thuế lương thực +Khôi phục, phát triển hàng hoá trong nông nghiệp +Khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp + Củng cố mở rộng thương nghiệp XHCN +Củng cố nền tài chính Xô viết và ổn định tiền tệ 2. ổn định chính trị Chính trị là sự biểu hiện tập trung của nền kinh tế với tư cách là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng. Chính trị sẽ do cơ sở kinh tế quyết định về nội dung, tính chất, mục tiêu, nguyên tắc… Do tình hình kinh tế - xã hội của nước Nga sau chiến tranh đòi hỏi phải có chính sách đúng đắn, phù hợp hơn nên V.I.Lênin đã chuyển sang thực hiện NEP. Đặc trưng của nó là chính sách thuế lương thực, ra sức phát triển thương nghiệp và phát huy tính chủ động của tư nhân trong việc xây dựng và quản lý nền sản xuất xã hội, giải quyết khó khăn của đất nước. Xuất phát từ cái cốt lõi là giai cấp vô sản phải giành được chính quyền về tay mình, cho nên, từ đấu tranh kinh tế đến các hình thức đấu tranh khác cũng chỉ tập trung lại và là sự biểu hiện của cuộc đấu tranh chính trị. Bởi chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, trọng tâm chính trị chuyển dần vào lĩnh vực kinh tế, chính trị ở ngay trong kinh tế. V.I. Lênin còn nhấn mạnh:" Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nước nhà về mặt kinh tế để tích góp được nhiều lúa mì hơn, để sản xuất được nhiều than hơn, để sử dụng được lúa mì và than đó có hợp lý hơn sao cho không còn người đói". 3.kích thích vật chất và tinh thần. Nếu trong CSCSTC lợi ích của người lao động, trước hết là lợi ích vật chất, chưa được quan tâm một cách thích đáng. Chủ nghĩa bình quân đã không kích thích được tính năng động của người lao động, chưa khai thác hết tiềm năng của các lực lượng sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, trong NEP, V.I. Lênin đã nêu bật vai trò của các loại lợi ích, lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân có vai trò hết sức quan trọng. Chúng là động lực thúc đẩy con người hoạt động: 1. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy con người hoạt động ở mọi quy mô mọi cấp độ của xã hội. 2. Các quan hệ kinh tế biểu hiện tập trung thành quan hệ lợi ích kinh tế được phản ánh thành nội dung chi phối đời sống chính trị, tư tưởng của xã hội. 3. Lợi ích kinh tế là cơ sở, là nền tảng cho việc hình thành và giải quyết các lợi ích khác nhau của con người. Tuy nhiên, không được tuyệt đối hoá lợi ích kinh tế (vật chất), biến nó thành cái duy nhất. Mặt khác, nếu không thấy lợi ích kinh tế, hoặc hạ thấp vai trò của nó, sẽ phủ nhận nguyên tắc khuyến khích vật chất, triệt tiêu động lực của con người, triệt tiêu động lực phát triển xã hội. Dưới chế độ xã hội mới, không chỉ có các lợi ích kinh tế đóng vai trò động lực mà các nhân tố kích thích tinh thần trong lao động cũng có một ý nghĩa quan trọng. 4. Kích thích vật chất và tinh thần điều quan trọng là quan tâm và chú ý thoả đáng đến lợi ích cá nhân người lao động. Nếu không thực hiện tối loị ích cá nhân người lao động thì sẽ khó mà thực hiện các lợi ích khác. Lợi ích cá nhân người lao động trở thành lợi ích trực tiếp và xuất phát để thực hiện các lợi ích khác trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. --- o0o--- Chương II chính sách kinh tế mới đối với công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam. I. Đặc điểm của hai dân tộc khi vận dụng nep Thắng lợi của công cuộc đối mới trên đất nước ta mới chỉ là bước đầu. Trước mắt cũng như lâu dài, để thực hiện công cuộc đổi mới thắng lợi hoàn toàn, Đảng ta, nhân dân ta còn phải trải qua nhiều gian khổ, gay go và quyết liệt. Nước Nga - Xô Viết và Việt Nam vốn là hai dân tộc: cách xa về địa lý, dân số, phong tục tập quán, truyển thống văn hoá.v.v.. Nhưng trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đặc biệt trong công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước - xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, cả hai dân tộc, lại có những điểm tương đồng và khác biệt. 1. Những điểm tương đồng 1. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cả nước Việt Nam và nước Nga đều mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài với sự tàn phá hết sức nặng nề. 2. Cả hai nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều nằm trong tình hình kinh tế chưa phát triển. ở nước Nga, theo V.I. Lênin, chủ nghĩa tư bản mới phát triển ở mức trung bình. Còn ở Việt Nam, chủ nghĩa tư bản chỉ mới có mầm mống: một số nhà tư bản dân tộc vốn liếng chưa đáng kể, còn một cơ sở sản xuất nhỏ do bọn tư bản nước ngoài để lại nằm trong tình trạng thiếu thốn, què quặt. 3. Tuy có khác nhau về mức độ, nhưng trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ở nước Nga - Xô Viết (năm 1921) cũng như khi bước vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam (năm 1986), đời sống nhân dân đều gặp rất nhiều khó khăn, tình hình xã hội thiếu sự ổn định, nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh. 4. ở nước Nga bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH và ở Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Mặc dù ở hai thời điểm lịch sử khác nhau, thời gian cách xa nhau hơn sáu thập kỷ, nhưng trong nhận thức, lý luận cung như trong chỉ đạo thực tiễn của những người cộng sản cả hai nước đều có những điểm sai lầm chủ quan. 2. Những nét khác biệt: Trên cơ sở phân tích những nét khác biệt để làm sáng tỏ sự sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và NEP nói riêng. Do có sự khác biệt, nên việc vận dụng bao giờ cũng phải sáng tạo, không thể vận dụng nguyên xi, máy móc, cứng nhắc, rập khuôn. a. Các đặc điểm bên trong mỗi nước: Mặc dù, nước Nga, như Lênin đã nhận xét khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, tuy chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở mức trung bình, là một nước mà sự phát triển kinh tế kém nhất Châu Âu, song so với Việt Nam, điểm xuất phát đi lên CNXH của nước Nga vẫn cao hơn nhiều. Mặt khác, muốn đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại ở trình độ cơ khí hoá, hoá học hoá, tự động hoá, một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, v.v trước hết phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về chuyên môn, giỏi về quản lý mới đủ sức để vận hành nền sản xuất đưa lại năng suất lao động cao. Nhưng ở nước Nga trước đây, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, đội ngũ chuyên gia này thiếu nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Lênin đã phải dùng biện pháp thuê chuyên gia các nước tư bản với mức lương rất cao. Song, làm việc cũng rất khó khăn, vì nằm trong sự bao vây của các nước tư bản. Điều quan trọng trên đây lại được khẳng định trong lời nói của Người: Sẵn sàng đổi một tá những người cộng sản tồi để lấy một chuyên gia tư sản giỏi. Còn ở nước ta bước vào giai đoạn đổi mới đất nước, chúng ta đã có thuận lợi hơn nhiều so với nước Nga trước đây. Mặc dù, trong cuộc chiến tranh kéo dài, nhưng Đảng ta cũng đã dự đoán trước ngày thắng lợi, do đó có sự chuẩn bị trước đội ngũ cán bộ để sau này xây dựng đất nước. Vì vậy đến nay, nước ta đã có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề khá đông đảo. b. Thế giới và thời đại: Ngoài những nét khác biệt có tính chất bên trong của mỗi nước, chúng ta còn thấy có những nét khác biệt về tình hình thế giới cũng như sự phát triển chung của mỗi thời đại (bên ngoài). Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đên việc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước Nga- Xô Viết xây dựng CNXH trong một thời điểm mà cả thế giới chưa ai làm. Chủ nghĩa đế quốc lại có âm mưu cấu kết cấu với bọn phản động trong nước hòng bóp chết ngay từ đầu CNXH còn non trẻ. Chẳng những chúng muốn tiêu diệt cách mạng nước Nga mà còn ngăn chặn sự phát triển của CNXH trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam hiện nay, mặc dù hệ thống XHCN trên thế giới đã bước vào một giai đoạn biến đổi sâu sắc (sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô). Về một phương diện nào đó, chúng ta không tránh khỏi sự xao xuyến, nếu như không muốn nói là dao động trong nhận thức, trong tư tưởng, trong niềm tin về CNXH. Không chỉ ở trong một bộ phận của nhân dân, mà ngay cả không it những người cộng sản. Thế nhưng, so với nước Nga - Xô Viết trước đây, dẫu sao những thành tựu của CNXH vẫn còn in đậm trong nhân dân, trong những người cộng sản chân chính. ii. Sự vận dụng chính sách kinh tế mới ở Việt Nam. Sự vận dụng NEP vào công cuộc đổi mới của nước ta được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau đây: Quá trình đổi mới ở Việt Nam là quá trình định hướng XHCN. Thực chất của quá trình định hướng XHCN là giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người hạnh phúc. Có một điều lý thú là khi sự nghiệp đối mới càng phát triển, thì chúng ta càng nhận ra rằng, trên nhiều vấn đề cơ bản, chúng ta dường như đang trở lại với NEP của Lênin. NEP đã có tác dụng chuyển nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ, đặc biệt là quan hệ trao đổi hàng hoá giữa công nghiệp và nông nghiệp. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, dùng động lực kinh tế, lợi ích kinh tế , lợi ích người lao động là chủ yếu để phát triển kinh tế. Xây dựng các hình thức quản lý kinh tế mềm dẻo hơn, phát huy tính năng động sáng tạo của cơ sở với việc tiến hành kế hoạch hoá thống nhất nền kinh tế. Xây dựng một hệ thống tài chính, tín dụng và tiền tệ ổn định. Tiến hành đồng bộ các biện pháp, các đòn bẩy nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. Xây dựng đội ngũ của cán bộ lãnh đạo kinh tế kiểu mới: biết phân tích kinh tế, thực hiện mục tiêu và hạch toán kinh tế. Từ phát triển kinh tế, tiến hành giải quyết các vấn đề khác của xã hội theo hướng chủ nghĩa xã hội. Thực chất những giá trị phổ biến của NEP đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam có thể nêu lên ở một số điểm như sau: Một là, phải thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, nhưng phải lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. Hai là, phải phát triển kinh tế hàng hoá, phát triển kinh tế nhiều thành phần. Ba là, phải chú ý tới tính biện chứng của nhiệt tình cách mạng và lợi ích vật chất. Bốn là, phải đổi mới phương pháp lãnh đạo - quản lý kinh tế - xã hội. Ngày nay, Việt Nam đang đổi mới, chúng ta không sao chụp và bê nguyên NEP vào cuộc đời đã phát triển hôm nay, nhưng chúng ta đang tìm thấy ở NEP những tiềm ẩn, những sức mạnh để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của đất nước, mọi tiềm năng của con người Việt Nam trong quá trình định hướng XHCN. Thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, con người hạnh phúc. Tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát huy quyền làm chủ của dân, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và không ngừng nâng cao uy tín và vị trí của nước ta trên trường quốc tế, v.v --- o0o --- Chương III Một số vấn đề đặt ra khi vận dụng NEP trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Công cuộc đổi mới đó là một cuộc cách mạng, mỗi bước đi của nó là một sự tìm kiếm và khám phá mới mẻ. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận nền tảng cho sự tìm kiếm và khám phá mới mẻ này, trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, NEP và những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về NEP đã được chúng ta nhìn nhận lại và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của nước ta. I. NEP với tư cách là cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Khi đề cập đến vấn đề này, trước hết chúng ta cần khẳng định rằng với NEP, V.I.Lênin đã đem lại cho chúng ta tư tưởng về con đường quá độ đặc biệt - quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, từ nền kinh tế tiểu nông, sản xuất hàng hoá nhỏ. Tư tưởng của V.I.Lênin về con đường quá độ đặc biệt lên chủ nghĩa xã hội đó đã trở thành cơ sở lý luận xuất phát và phương pháp luận của đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước lạc hậu, trong đó có Việt Nam. Với tư tưởng đó, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã nhận rõ nguyên nhân của những sai lầm nôn nóng, chủ quan duy ý chí của chủ trương "tiến nhanh, tiến thẳng" lên chủ nghĩa xã hội trong những năm trước đổi mới ở nước ta. Khi đó, với mục đích đúng đắn là nhanh chóng nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp (đúng, vì quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước tiểu nông, chúng ta không thể không đặt ra mục đích đó), song biện pháp và bước đi lại quá vội vàng, chúng ta đã quá vội tiến hành hợp tác hoá và xây dựng các hợp tác xã bậc cao, bất chấp quy luật phát triển khách quan của nó và cũng chưa tính đến một cách đầy đủ hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của nước ta, và do vậy, kết quả mang lại đã không được như ý muốn. Chúng ta đã thiếu quan tâm đến những hình thức nhỏ của sản xuất nông nghiệp và có lẽ phần nào đã không đánh giá đúng một luận điểm quan trọng của V.I.Lênin trong NEP - luận điểm về tính không khả thi của việc chuyển nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bằng cách ban bố những sắc lệnh từ trên xuống. Hậu quả của việc làm đó không chỉ ở chỗ, sản xuất nông nghiệp không phát triển, mà còn ở chỗ, niềm tin của người nông dân vào con đường làm ăn tập thể phần nào bị giảm sút do lợi ích kinh tế của họ không được đáp ứng, đời sống của họ ít được cải thiện. Trong lĩnh vực công nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, tình hình cũng diễn ra một cách tương tự như vậy. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm trước đây và ở các nước xã hội chủ nghĩa khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa những năm qua cho thấy rõ, NEP là mẫu mực về một giải pháp tình thế và đối với nước ta, NEP còn là đường lối mang tính chiến lược, là cái đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Và kinh nghiệm thực hiện NEP ở nước Nga đầu những năm 20 vẫn là bài học bổ ích cho chúng ta trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện thời. Thật vậy, những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về NEP nói chung, quan điểm của ông về việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, thi hành chế độ hợp tác xã, cho phép tự do buôn bán, tự do trao đổi hàng hoá, kinh doanh tư nhân trên cơ sở điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nói riêng, vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa lớn lao của nó trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, nhất là kinh nghiệm thực tiễn của những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong những năm vừa qua, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định lập trường kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về NEP và quan niệm của ông về việc thực hiện NEP trên thực tế là một trong những cơ sở lý luận của đường lối đổi mới ở nước ta hiện nay. Đường lối đổi mới đó cho phép chúng ta từng bước hình dung ngày càng sáng tỏ hơn về chủ nghĩa xã hội, về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước tiều nông, sản xuất hàng hoá nhỏ và làm rõ thêm những mô hình cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ đổi mới tư duy mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, chúng ta ngày càng ý thức rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của NEP trong giai đoạn thực hiện bước quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ một nước tiểu nông. Với NEP, chúng ta đã nhận ra rằng nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm đã mắc phải trong việc lãnh đạo và quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới là đã xa rời những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về NEP ở một mức độ nhất định nào đó. Rằng đó là những sai lầm do chủ quan, duy ý chí, bất chấp và coi thường quy luật khách quan. Những sai lầm đó hoàn toàn có thể tránh được, có thể sửa chữa được một khi nắm vững những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về NEP, vận dụng NEP không phải trên câu chữ, mà ở chiều sâu của tư duy lý luận triết học - kinh tế của ông, áp dụng không theo lối "sao chép y nguyên" mà là trên tinh thần, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của việc thực hiện NEP để từ đó, tự suy nghĩ về những giải pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn, mỗi bước đi phù hợp với bối cảnh lịch sử - cụ thể trong từng giai đoạn, từng bước đi ấy. II. NEP với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung cơ bản của NEP và những tư tưởng của V.I.Lênin về việc thực hiện NEP cho thấy, vấn đề vận dụng NEP trong bối cảnh của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, trước hết chúng ta phải tính đến sự khác biệt về bối cảnh lịch sử - cụ thể. Thời kỳ thực hiện NEP ở nước Nga đầu những năm 20 so với việc vận dụng NEP ở nước ra hiện nay là cả một khoảng thời gian khá dài. Song, vấn đề kinh tế - xã hội mà NEP đã giải quyết thành công ở nước Nga khi đó, có thể nói, lại khá gần gũi với những vấn đề mà hiện chúng ta đang phải giải quyết. Đương nhiên, bối cảnh lịch sử - cụ thể ở nước Nga đầu những năm 20 cũng như tình hình quốc tế ở thời kỳ đó không giống với thực tiễn lịch sử ở nước ta hiện nay và bối cảnh quốc tế hiện thời. Trong bối cảnh hiện thực đó, việc vận dụng NEP ở nước ta hiện nay trước hết phải nhằm mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Và để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những nhiệm vụ cụ thể trước mắt là giải quyết một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và nông dân trong bối cảnh của nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn còn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp nhằm củng cố mối liên minh kinh tế công nông đã được hình thành từ lâu trong tiến trình phát triển cách mạng ở nước ta, tạo điều kiện để nâng cao dần mức sống và chất lượng sống cho quần chúng nhân dân. Vận dụng NEP đòi hỏi phải sử dụng đúng đắn quy luật giá trị, quan hệ hàng - tiền, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc tự do trao đổi hàng hoá, tự do buôn bán và kinh doanh tư nhân trên cơ sở thiết lập sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ hợp lý. Thêm vào đó, về mặt phương pháp lãnh đạo và quản lý kinh tế, chúng ta cần dứt khoát từ bỏ phương pháp lãnh đạo và quản lý theo lối mệnh lệnh, hành chính, từ bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang phương pháp kinh tế là chủ yếu, lấy hiệu quả kinh tế làm chính, trên cơ sở kết hợp giải quyết một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn những vấn đề cấp bách với những vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Về việc áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước và cho phép tồn tại kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện đang còn có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Khi đề cập đến vấn đề này, một số người đã quá nhấn mạnh tính chất đối kháng về chính trị giữa sự phát triển các hình thức kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân với việc xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Những người theo quan niệm này cho rằng sự phát triển các thành phần kinh tế này sẽ dẫn đến sự ra đời giai cấp tư sản, tầng lớp tư sản mới, và do vậy, có nguy cơ dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Thậm chí có người còn cho rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội không thể cùng tồn tại. Rằng việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân, theo họ, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, đưa đến sự thoái hoá của cán bộ Đảng và Nhà nước, làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo. Họ lo ngại khi các dự án đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp, chế xuất được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế và chính trị phức tạp. Một số người khác khi đề cập đến vấn đề này đã đưa ra những đánh giá quá cao về kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân. Họ chỉ nhận thấy ở đó tính chất kinh tế, vai trò kinh tế không thể thiếu của các thành phần kinh tế này trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Vai trò đó được thể hiện ở tỷ trọng đóng góp vốn đầu tư, tỷ trọng trong GDP, ở khả năng tạo ra công ăn việc làm, khai thác tài nguyên... của các thành phần kinh tế này. Từ những kết quả phát triển kinh tế của kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân, những người theo quan niệm này cho rằng kinh tế tư bản nhà nước không chỉ là một thành phần kinh tế trong kết cấu kinh tế quá độ , mà còn mang ý nghĩa một chế độ kinh tế thống trị, có tác dụng chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một số người khác tuy cũng khẳng định tính thiết yếu của việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân, song lại cho rằng việc phát triển các thành phần kinh tế này chỉ nên coi là tạm thời, là giải pháp tình thế chứ không phải là giải pháp mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, tất cả những người theo các quan niệm trên, dù là đánh giá thấp hay đánh giá cao vai trò của kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân cũng đều thừa nhận và luôn nhấn mạnh vai trò quyết định, chủ đạo của kinh tế nhà nước, cũng như vai trò hết sức quan trọng của kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35112.doc
Tài liệu liên quan