Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay

Lời mở đầu Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam từ nay đến 2020 được khẳng định tại hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII là "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế". Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định được được môi trường k

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế vĩ mô và có các chính sách kinh tế phù hợp. Trong đó chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số kinh tế vĩ mô. Trong các công cụ của chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất được coi là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua tác động điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường tài chính, tiền tệ. Vì vậy muốn ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tạo điều kiện ổn định môi trường kinh tế vĩ mô không thể không đề cập đến vai trò của chính sách lãi suất trong hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và trong hệ thống các chính sách kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường , chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian gần đây nền kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu của sự suy thoái tăng trưởng kinh tế giảm, tổng cầu giảm lạm phát ở mức thấp, vốn đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh trì trệ. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ những nhận định trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài "Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay". Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích. - Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ của NHTW - Xem xét trên bình diện vĩ mô về thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và đưa ra các giải pháp cần thiết trong đó tập trung vào chính sách lãi suất với tư cách là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia. Để làm sáng tỏ các vấn đề trên trong đề án đã áp dụng tổng hợp các phương pháp sau: . Phân tích và tổng hợp . Phân tích vĩ mô, phân tích vi mô . Thống kê toàn kinh tế. Trong quá trình thực hiện đề án, do tài liệu và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô xem xét và chỉ bảo. Sau cùng , em xin phép được dành những lời trân trọng nhất bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án. Phần I Những vấn đề lý luận chung về chính sách tiền tệ 1. Khái niệm Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương tác động vào nên kinh tế để điều khiển mức cung tiền nhằm đảm bảo các mục tiêu của nhà nước. Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các Ngân hàng Thương mại. Tiền cơ sở (H) Dự trữ tiền mặt của các NH Tiền mặt lưu hành Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Mức cung tiền M1 Hình 1 Có hai loại hình chính sách tiền tệ đó là chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt. - Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động để làm giảm lượng tiền cung ứng khi nền kinh tế quá nóng, tốc độ tăng trưởng quá cao, lạm phát cao. Đây chính là chính sách tiền tệ để chống lạm phát. - Chính sách tiền tệ nới lỏng Với chính sách này ngân hàng Trung ương sẽ cung thêm tiền cho nền kinh tế, tăng lượng tiền cho lưu thông để khuyến khích đầu tư, gia tăng sản lượng, tạo việc làm cho người lao động và góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. ở mỗi quốc gia chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương vạch ra và chính sách ngân hàng trung ương sẽ đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một "tứ giác thần kỳ" ứng với một tốc độ lạm phát 1 - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2 - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này. Vì chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế tài chính cuả quốc gia và trong hệ thống đó các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Do vậy một chính sách tiền tệ hữu hiệu đòi hỏi phải được thiết lập và vận hàng trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách khác đứng trên giác độ toàn cục chứ không phải tồn tại với tư cách là một yếu tố độc lập mặc dù nó cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng tương đối độc lập với các chính sách khác xuất phát từ 3 luận điểm sau: Một là: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm Hai là: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm Ba là: Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ. Chính vì vậy chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, giá cả. 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.1. Kiểm soát lạm phát Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian. Khi lạm phát ở mức độ cao (lạm phát phi mã, siêu lạm phát) thì sẽ dẫn tới phân phối lại thu nhập và của cải giữa các tầng lớp giai cấp khác nhau. Khi giá cả tăng lên một cách bất thường thì người mất là những người đang nắm các tài sản danh nghĩa còn người được là những người có các khoản nợ tính theo các giá trị danh nghĩa. Khi lạm phát tăng lên ở mức độ cao thu nhập thực tế của dân cư sẽ giảm, đời sống của nhân dân lao động sa sút , lạm phát cao còn gây ra hiện tượng đầu tư tích trữ hàng hoá và hiện tượng chuyển tiền sang các loại hàng hoá khác, làm cho cầu về hàng hoá tăng (gồm cả cầu giả tạo) dẫn tới mất cân đối cung cầu và giá cả hàng hoá tăng lên làm tốc độ lạm phát càng cao và dễ bị rơi vào vòng xoáy lạm phát nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Lạm phát cao còn gây ra các rối loạn khác như: làm sai lệch các biến số kinh tế vĩ mô, các điều khoản của hợp đồng danh nghĩa ban đầu trong việc mua hoặc bán, cho vayhoặc đi vay đều tính tới yếu tố lạm phát thông thường nhưng không thể tính tới yếu tố lạm phát bất thường.Khi đó mọi người, nhất là các chủ đầu tư sẽ không an tâm tin tưởng trong việc tính toán công việc đầu tư nên không khuyến khích đầu tư. Còn khi lạm phát ở mức độ vừa phải (lạm phát dự tính), thường là dưới 10% thì nó không có tác động tiêu cực mà theo nhiều nhà kinh tế nó còn là một liều thuốc bổ tăng trưởng kinh tế bởi lẽ lạm phát chính là việc đưa một khối lượng tiền ra lưu thông qua đó mở mang hoạt động của các doanh nghiệp tạo điều kiện đầu tư chiều rộng và chiều sâu. Do đó thu hút nhiều lao động, thất nghiệp giảm nền kinh tế tăng trưởng cao hơn trước. Như vậy, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương là kiểm soát lạm phát ổn định giá trị đồng nội tệ tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên thực chất của việc kiểm soát lạm phát là chấp nhận sự biến động với một biên độ cho phép (lạm phát một con số). Còn khi lạm phát ở mức cao thì Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để làm giảm mức cung tiền, giảm lạm phát. 2.2. Tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp Những người trong lực lượng lao động khi không có việc làm sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường cho dù quốc gia đó là phát triển, đang phát triển hây kém phát triển. Khi thất nghiệp mức cao, sản xuất sút kém các nguồn lực không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút. Khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển, tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế. Đó là sự giảm sút to lớn về sản lượng và đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát to lớn. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp mang lại ở nhiều nước lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Những kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy thất nghiệp luôn gắn với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống,làm sói mòn nếp sống lành mạnh... và có thể ảnh hưởng đến cả chính trị như biểu tình. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp chứ không phải là làm cho thất nghiệp bằng không mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, khi nền kinh tế toàn dụng nhân công. Chúng ta có thể thấy rằng khi nền kinh tế phát triển thì công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm đi và ngược lại khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm bị suy giảm, thất nghiệp tăng lên. Arthur Okun đã phát hiện ra một quy luật rằng khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%. Định luật Okun có thể được coi làa chìa khoá cho các nhà vạch chính sách, ví dụ để giảm 1% thất nghiệp hàng năm thì phải tăng GNP lên 2%/năm và như vậy cần phải có một khối lượng gia tăng đầu tư là bao nhiêu hàng năm cho các ngành kinh tế để gia tăng được sản lượng 2% mỗi năm. Để tạo thêm việc làm, giảm bớt thất nghiệp ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, tăng lượng cung tiền, giảm lãi suất và từ đó kích thíc đầu tư. 2.3. ổn định và tăng trưởng kinh tế. Mục đích cao nhất của chính sách tiền tệ là làm thế nào để phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Mục tiêu ổn định tăng trưởng kinh tế có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao, bởi vì khi những nhà kinh doanh đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng khối lượng sản phẩm thì mức thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi thì không có lợi để một hãng đầu tư thêm các máy móc và thiết bị, các nguôn lực không được sử dụng hết và như vậy không thể tăng trưởng kinh tế cao. Để tăng trưởng kinh tế Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Tác động đó thông qua hai chiều: Một là: Khi khối tiền tệ tăng sẽ làm giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư làm tăng tổng sản phẩm quốc dân. Khi ngân hàng trung ương nâng mức cung tiền tệ từ MS1 lên MS2 thì lãi suất sẽ giảm từ i1 xuống i2 và mức cầu đầu tư sẽ tăng từ I1 lên I2 vì chi phí đầu tư giảm, chi phí cơ hội cho việc gửi tiền vào ngân hàng giảm. Khi đầu tư tăng từ I1 lên I2 sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc dân tăng từ GNP1 lên GNP2, điều đó được thể hiện ở hình 2. MS2 MS1 Lãi suất (%) MD Lãi suất (%) i1 i2 Đầu tư hàng năm (USD) I1 I2 0 Lượng tiền (USD) 0 Hình 2 Tổng sản phẩm quốc dân hàng năm GNP2 GNP1 Mặt khác khi mức cung tiền tăng các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn sẽ tăng sức cầu tiêu thụ. Cả hai sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và đầu tư đều tăng từ đó tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng. Nếu mức gia tăng đó lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăng trưởng kinh tế. 2.4. ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền Trong nền kinh tế mở, một sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nước tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt khi bán cho nước ngoài. Như vậy sẽ gây trở ngại trong nước về xuất khẩu, bất lợi cho những cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước. Khi đó khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (đồng bản tệ có giá trị thấp) so với ngoại tệ có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu tương đối đắt hơn, hàng xuất khẩu tương đối rẻ hơn. Do đó những sản phẩm có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu gặp trở ngại. Như vậy một tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều dẫn tới những tác động kép tích cưc và tiêu cực. Do đó nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương là sử dụng những công cụ, chính sách của mình can thiệp, giữ cho tỷ giá không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế quốc dân trong nước, giúp các hãng và cá nhân mua hoặc bán hàng hoá ở nước ngoài dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch cho tương lai. 2.5. Xung đột giữa các mục tiêu Nhìn chung giữa các mục tiêu tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát có mối quan hệ chế ước lẫn nhau trong thời gian ngắn. Khi kìm chế được lạm phát thì tăng trưởng chậm lại dẫn đến suy thoái, thất nghiệp cao. Và khi mở rộng đầu tư khắc phục suy thoái, phát triển kinh tế thì sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, thất nghiệp giảm nhưng lại rất khó kìm chế lạm phát. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát được Philips mô tả bằng biểu thức sau (trong ngắn hạn) gp = gpe + e(u - u*) gpe gp gp: tỉ lệ lạm phát gpe: tỉ lệ lạm phát dự kiến PC u: tỉ lệ thất nghiệp Hình 3 u*: tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên e: độ dốc đường Phillips PC: Phillips curve u u* LPC gp Nhưng theo Philips trong dài hạn lạm phát thực tế bằng tỉ lệ lạm phát dự kiến do tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. gp = gpe Như vậy: gp = gk - e (u - u*) u = u* Hình 4 u* Như vậy tỉ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét về mặt dài hạn) cho dù tỉ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vì vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. Về đường Phillips dài hạn LPC (Long - term Phillip curve) là một đường thẳng đứng cắt trục hoành tại u* 2.6. Các mục tiêu trung gian Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng Trung ương phải xác định các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, nhằm đạt đến các mục tiêu cuối cùng của chính sách này. Bởi lẽ, ngân hàng trung ương sử dụng các mục tiêu trung gian để có thể xét đoán nhanh chóng tình hình thực hiện hoạt động của mình phục vụ cho các mục tiêu cuối cùng hơn là chờ cho đến khi nhìn thấy kết quả cuối cùng của các mục tiêu đó. Các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là các khối tiền tệ M1, M2, M3, L và lãi suất. Đây là những mục tiêu mang tính định hướng, chúng có thể đo lường kiểm soát được và có thể đoán trước được tác động của chúng với việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Bằng việc tăng, giảm các khối lượng tiền tệ ngân hàng trung ương góp phần tác động đến tăng, giảm tổng cung và tổng cầu tiền tệ của xã hội. Đồng thời Ngân hàng Trung ương cũng có thể sử dụng công cụ lãi suất để tác động đến sự tăng giảm khối lượng tiền tệ từ đó mà tác động đến sự tăng giảm khối lượng tiền tệ, từ đó tác động đến tổng cung và tổng cầu xã hội. Tuy nhiên thực tiễn thi hành chính sách tiền tệ ở nhiều mức cho phép người ta thiên về hướng lựa chọn các khối tiền tệ làm mục tiêu trung gian hơn là lựa chọn lãi suất. Trong các khối tiền tệ, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước, ngân hàng trung ương có thể lựa chọn M1, M2 hoặc M3 làm mục tiêu trung gian ưu tiên. 3. Cơ cấu chính sách tiền tệ: Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ bao gồm 3 thành phần cơ bản gắn với 3 kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông đó là chính sách tín dụng, chính sách ngoại hối và chính sách đối với ngân sách nhà nước. - Chính sách tín dụng. Thực chất của chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. - Chính sách ngoại hối. Nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoại, phục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng việc làm trong xã hội, bảo đảm chủ nghĩa tiền tệ của đất nước. - Chính sách đối với ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cung ứng phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợp ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt. Phương thức cung ứng tối ưu là ngân hàng trung ương cho ngân sách Nhà nước vay theo kỳ hạn nhất định. Dần dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách. 4. Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khoá với thuế và chỉ tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp đến yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng (C) đầu tư (I) xét cho cùng là điều động trực tiếp đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C,I,X). Cả hai chính sách đều tác động đến quy mô của tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra sự thay đổi khoá nhau về các thành phẩm của cầu. Có thể nói việc vận dụng tốt cả hai chính sách có thể kiểm soát được tổng cầu để ổn định được thu nhập (sản lượng) ở mức dự kiến (sát với sản lượng tiềm năng). Như vậy trên giác độ kinh tế vĩ mô cầu có mục tiêu chung cho cả hai chính sách có những cơ quan có khả năng phối hợp điều hành. Sự thiếu phối hợp có thể triệt tiêu tác động của các chính sách và dẫn đến những mất cân đối vĩ mô trầm trọng. Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách mở rộng tài chính và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển xa sang bên phải tổng cầu và sản lượng sẽ tăng mạnh. Khi tổng cầu ở mức vừa phải sản lượng tương đối ổn định ở mức dự kiến, có thể sử dụng hỗn hợp tài chính chặt chẽ - tiền tệ nới lỏng hoặc tài chính mở rộng tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phẩm của tổng cầu. Với hỗn hợp tài chính chặt chẽ và tiền tệ nới lỏng vừa đủ để tổng cầu không thay đổi nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên, chỉ tiêu Chính phủ giảm xuống. Hỗn hợp này có thể ổn định sản lượng hiện tại nhưng có lợi cho sự tăng truởng tương lai nhờ mở rộng quỹ vốn, số có thêm việc làm với năng xuất cao hơn. Tuy nhiên nếu sự cắt giảm chỉ tiêu Chính phủ tập trung vào khoản đầu tư công cộng mang lại lợi ích chung thì cần được cân nhắc xem xét kỹ lưỡng hơn. Với hỗn hợp tài chính mở rộng và tiền tệ chặt chẽ có thể giữ nguyên tổng cầu mở rộng khả năng đầu tư công cộng và hạn chế sự bành trướng về tiêu dùng và đầu tư. Trong thực tiễn đời sống kinh tế có quá nhiều các nhân tố kinh tế, xã hội, tâm lý... Tìm lại trong thời gian dài, ngắn khác nhau, tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến nhiều vấn đề kinh tế. Mô hình trên đây chỉ là một mô hình đơn giản nên thật khó dự đoán kết quả thực sự khi thực hiện các hỗn hợp chính sách nói trên. Cũng vì lẽ đó chính sách tài khoá thường được coi hơn bởi nó tác động trực tiếp vào tổng cầu còn chính sách tiền tệ phải qua một cơ chế lan truyền từ tác động vào thị trường tiền tệ và qua hiệu ứng của thị trường này tác động đến hành vi ứng xử của các tác nhân kinh tế để có được một tổng cầu theo dự kiến. Khó có thể đánh giá chính sách tác động của chính sách tiền tệ. Khi thực hiện chính sách tiền tệ để quản lý (kiểm soát) tổng cầu thường gặp phải một trở ngại là lạm phát. Trong những điều kiện nào đó về cung, chính sách tiền tệ nới lỏng có thể không đẩy được đường LM sang phải, toàn bộ gia tăng của mức cung tiền không có ảnh hưởng đến tổng cầu mà chuyển toàn bộ vào giá làm cho lạm phát trở nên trầm trọng. 5. Các công cụ của chính sách tiền tệ 5.1. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua bán các giấy tờ có giá với mục đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hoà cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng này từ đó làm thay đổi mức cung tiền. Trên thị trường mở Ngân hàng trung ương chủ yếu mua bán trái phiếu của chính phủ. Bằng cách mua trái phiếu ngân hàng trung ương làm tăng khối dự trữ của ngân hàng thương mại. Khi đó, ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng cho vay gấp bội lần tuỳ theo mức dự trữ bắt buộc. Hơn nữa việc ngân hàng Trung ương mua trái phiếu với lãi suất thấp góp phần tăng cung tín dụng từ đó làm lãi suất tín dụng hạ thấp, kích thích các doanh nghiệp đi vay. Đây cũng là một cách gia tăng khối tiền tệ. Ngược lại, bằng cách bán trái phiếu trên thị trường mở cho bất kỳ đối tượng nào, ngân hàng Trung ương thu hút tiền vào làm giảm bớt khối tiền tệ. Kết quả làm cho dự trữ của ngân hàng Thương mại tại ngân hàng Trung ương bị giảm , từ đó hạn chế khối lượng cấp phát tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu sự mua bán trái phiếu không có ngân hàng trung ương tham gia mà chỉ là giữa các ngân hàng thương mại với nhau thì khối tiền tệ không thay đổi. Đó chỉ là một sự di chuyển trái phiếu từ ngân hàng thương mại này sang ngân hàng thương mại khác và một sự di chuyển ngược lại từ một phần dự trữ thặng dư của ngân hàng thừa vào dự trữ của ngân hàng thiếu. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vì những nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ, và là nguồn chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ. Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ thị trường mở chủ động nhằm thay đổi mức dự trữ và cơ sồ tiền tệ và nghiệp vụ thị trường mở thụ động nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ. Nghiệu vụ thị trường mở có những ưu điểm là: Thứ nhất: Nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Thứ hai: Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng được đảo ngược lại. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu ngân hàng trung ương thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do mua quá nhiều trên thị trường mở, thì lập tức nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán. Thứ ba: Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng không gây những chậm chế về mặt hàng chính. Khi ngân hàng Trung ương muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ nó chỉ việc ra lệnh cho người kinh doanh chứng khoán và việc mua bán được thực hiện tức khắc. Nhược điểm: đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán phát triển và chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng. 5.2. Dự trữ bắt buộc. Ngân hàng trung ương được giao quyền bắt buộc các ngân hàng trung gian phải ký gửi tại ngân hàng Trung ương một phần của tổng số tiền gửi mà ngân hàng trung gian nhận được từ dân cư và các thành phần kinh tế theo một tỉ lệ nhất định. Phần bắt buộc kỳ gửi đó được gọi là dự trữ bắt buộc và tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng trung ương quy định như trên gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Như vậy tỉ lệ dự trữ bắt buộc là hệ số giữ dự trữ bắt buộc và tổng số tiền ký thác của khách hàng tại ngân hàng trung gian. Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhằm: - Giới hạn khả năng thương mại của ngân hàng trung gian, tránh được trường hợp ngân hàng này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể phương hại tới quyền lợi của người ký gửi tiền ở ngân hàng tức là đảm bảo an toàn tiền gưỉ của khách hàng. - Việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian ở ngân hàng trung ương còn là một phương tiện để ngân hàng trung ương có thêm quyền lực để điều khiển hệ thống ngân hàng tạo sự lệ thuộc của ngân hàng trung gian đối với ngân hàng trung ương. - Duy trì khả năng thanh toán của các ngân hàng trung gian trong những trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gửi của công chúng, tránh được tình trạng khủng hoảng ngân hàng. Về nguyên tắc, khi ấn định một một dự trữ bắt buộc thấp, ngân hàng trung ương muốn khuyến khích các ngân hàng trung gian mở rộng mức cho vay của họ, tức là muốn gia tăng khối lượng tiền tệ. Điều này sẽ kích thích được các hoạt động kinh tế, tăng khả năng giao lưu các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp, thể hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng. Ngược lại khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương muốn giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, báo hiệu một chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này tác động tới lợi nhuận của ngân hàng trung gian. Chính vì thế khi tiến hành gia tăng dự trữ bắt buộc đòi hỏi phải nghiên cứu trước sức chịu đựng của ngân hàng trung gian với mức dự trữ mới sẽ ban hành. Để ngân hàng trung gian không bị lỗ và cộng tác với ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể trả lãi cho mức dự trữ thặng dư nào đó của ngân hàng trung gian, kèm theo một chính sách lãi suất thích hợp. Cộng vào đó, ngân hàng trung ương có thể vận dụng mức dự trữ bắt buộc một cách uyển chuyển hơn, bằng cách phân biệt nhiều mức dự trữ bắt buộc, chẳng hạn, do tính chất thanh khoản của mỗi loại tiền gửi, ngân hàng trung ương có thể quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi không kỳ hạn cao hơn tỉ lệ dự trữ bắt buộc cả tiền gửi có kỳ hạn. Điểm lợi chính của việc sử dụng dự trữ bắt buộc là nó có thể tác động tới tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Nhưng hạn chế của nó là một sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn của lượng tiền cung ứng và có thể tạo ra một cú sốc đối với nền kinh tế. Giả sử cơ số tiền tệ D = 100 tỉ lệ dự trữ bắt buộc rr = 10% Khi đó lượng cung tiền MS = 1000 Khi rr là 9% thì MS sẽ là = 1111 và như vậy DM = 111 Khi bị "lỡ tay" trong việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân hàng trung ương sẽ không kịp bổ sung. Đặc biệt đối với những nước có lượng tiền mặt trong lưu thông còn quá nhiều như Việt Nam thì tỉ lệ dự trữ bắt buộc chưa có tác động mạnh đến lượng tiền cung ứng. Biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng và muốn có hiệu quả cần phải đi kèm với những biện pháp khác, cần phải có những nhà hoạch định chính sách có khả năng cao. 5.3. Chiết khấu, tái chiết khấu Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ, tức là nhận tiền gửi và cho vay phần lớn tiền gửi đó. Nhưng không phải lúc nào hoạt động của ngân hàng cũng thuận lợi. Có những lúc người gửi tiền đến rút tiền quá nhiều, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng kẹt vốn. Những trường hợp ào ạt rút tiền thường xảy ra theo những chu kỳ kinh tế. Do đó nhiều ngân hàng khó tránh khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả, do đó nếu không có ngân hàng trung ương, ngân hàng trung gian sẽ rất nguy hiểm vì dễ rơi vào tình trạng phá sản. Chính vào những lúc khó khăn đó, ngân hàng thương mại sẽ tìm mọi cách để có được vốn để chi trả có thể là đi vay, và người cho vay cuối cùng của ngân hàng thương mại chính là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại qua nhiều hình thức, thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu (tái chiết khấu) các thương phiếu. Khi chấp nhận chiết khấu tức là ngân hàng trung ương đã làm tăng khối tiền tệ. Đây là hình thức phát hành tiền được xem là lành mạnh do được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, và khi các chứng khoán đáo hạn ngân hàng Trung ương sẽ đòi các món nợ cho vay. Bên cạnh đó, việc cho vay này luôn gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế do sự tác động trực tiếp của quy luật cung cầu. Thông qua lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền. Khi thực hiện chính sách "thắt chặt" tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu lên. Khi đó các ngân hàng thương mại sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho vay. Và ngược lại, khi thực hiện chính sách tiền tệ "nới lỏng", ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu, ngân hàng thương mại trong trường hợp này đi vay rẻ lên có khynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay gia tăng. Ngoài ra, chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là công cụ đắc lực trong định hướng phát triển kinh tế. Đối với chính sách kích thích xuất khẩu, ngân hàng trung ương sẽ ưu tiên tái chiết khấu các thương phiếu xuất khẩu hoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thương phiếu đó. Tuy nhiên, khi chấp nhận tái chiết khấu là ngân hàng trung ương đã tăng khối lượng tiền cung ứng. Chính vì tầm quan trọng đó nên ngân hàng trung ương chỉ có thể chấp nhận tài chính chiết khấu theo ba điều kiện sau: - Ngân hàng thương mại đó phải còn hạn mức tín dụng chưa sử dụng hết. - Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng tức chỉ tiêu tín dụng cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm. - Ban thân các ngân hàng thương mại đem thương phiếu để tái chiết khấu phải là những thương phiếu tốt. Như vậy, chiết khấu và tái chiết khấu chính là hành động mua các thương phiếu của ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh mức cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, đồng thời qua đó điều chỉnh cung ứng tiền tệ. Chiết khấu và tái chiết khấu có những ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: + Các khoản cho vay của NHTM đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá. Do nó có khả năng tự thanh toán. + Có tính chất tích cực hơn biện pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tác động của quy luật cung cầu. - Nhược điểm: + NHTW bị thụ động do yếu tố chủ động đi vay hay không nằm ở NHTM. + Yếu tố chính trị trong lãi suất chiết khấu quá lớn. Việc áp đặt một lãi suất chiết khấu chịu yếu tố chủ quan của NHTW rất lớn, nó có thể đưa ra một lãi suất chiết khấu không phù hợp với lãi suất thị trường khi NHTW bị phụ thuộc nhiều vào chính phủ. 5.4. Chính sách lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lãi suất (interest rates) được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông. Sở dĩ, nói lãi suất là công cụ gián tiếp, bởi lẽ, lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Thông thường chính sách lãi suất đi vay (Bid Rates) hay lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay (offered Rates) biến đổi cùng chiều, nghĩa là, cả hai mức lãi suất đó đều tăng lên hay giảm xuống đồng thời. Khi lãi suất tiền gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay cũng được nâng lên và ngược lại, tuỳ theo chính sách của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, nó vận động ngược chiều với giá cả của chứng khoán. Để lãi suất có thể đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu thì việc hình thành lãi suất phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Lãi suất tín đụng danh nghĩa bình quân bao giờ cũng phải bé hơn lợi nhuận danh nghĩa bình quân. - Lãi suất tín dụng danh nghĩa phải bằng lãi suất thực cộng với một tỷ lệ lạm phát. - Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bao giờ cũng phải bằng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. - Lãi suất đồng ngoại tệ bằng lãi suất ._.đồng nội tệ. - Lãi suất dài hạn bao giờ cũng lớn hơn lãi suất ngắn hạn. - Lãi suất giữa các thành phần kinh tế khác nhau phải giống nhau. - Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân. Hiện nay, trên thế giới có hai quan điểm về cơ chế hình thành lãi suất. - Quan điểm thứ nhất: ấn định lãi suất, tức là ngân hàng trung ương phải qui định lãi suất đối với các ngân hàng trung gian. -Quan điểm thứ hai: Thả nổi lãi suất, tức là lãi suất do thị trường quyết định. ở các nước công nghiệp phát triển, phần lớn các ngân hàng trung ương theo chính sách tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. ít khi ngân hàng trung ương áp dụng biện pháp ấn định lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ngân hàng trung ương cũng ấn định một "trần" (ceiling) lãi suất tối đa áp dụng cho tiền gửi. Hiện một số nước còn đang áp dụng biện pháp ấn định lãi suất đối với các ngân hàng trung gian, không được cạnh tranh với nhau về lãi suất. Theo hướng này, thông thường ngân hàng trung ương quy định lãi suất trần tối đa đối với tiền gửi và lãi suất sàn đối với tiền cho vay. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu của ngân hàng thế giới cho thấy những trần (ceilings) cứng nhắc đã làm cản trở sự tăng trưởng về tiết kiệm tài chính và giảm thiểu hiệu năng của đầu tư. Chính phủ ở nhiều nước đang phát triển ngày càng thừa nhận lãi suất chịu sự quản lý của nhà nước có thể có hại, họ có khuynh hướng để cho thị trường có tiếng nói lớn hơn. Song, trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, nhà nước có thể tiếp tục quản lý lãi suất. Tóm lại, công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ là công cụ cực kỳ lợi hại, có sức phản công rất ghê gớm, một nhà kinh tế người Mỹ đã nói, nó là một công cụ để kích thích sản xuất đồng thời là một công cụ để kìm hãm sản xuất, tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại của những người sử dụng công cụ này. 5.5. Cung ứng tiền mặt pháp định Ngân hàng trung ương có thể trực tiếp làm tăng, giảm dự trữ và cung ứng tiền, bằng các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái và nghiệp vụ cho vayvới chính phủ, ngoài nghiệp vụ thị trường mở và cho vay chiết khấu, tái chiết khấu. Khi ngân hàng trung ương đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ, lập tức sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ lên cao, nghĩa là phá giá đồng bản tệ. Ngược lại, khi hàng trung ương đem ngoại tệ ra bán, làm giảm nhanh cung ứng tiền, lượng tiền trong lưu thông giảm đi, tỷ giá ngoại tệ hạ thấp xuống, tức là nâng giá đồng bản tệ. Khi ngân sách chính phủ thâm hụt (budget deficit), nhu cầu vay mượn của chính phủ sẽ phát sinh, ngân hàng trung ương thường phải cho chính phủ vay tiền. Lượng tiền cho vay này sẽ làm tăng cung ứng tiền trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu của chính phủ. Ngược lai, đến khi ngân sách thặng dư, Ngân hàng trung ương đòi nợ và chính phủ trả nợ, lượng tiền mặt của chính phủ bị ngân hàng trung ương rút về, làm cho cung ứng tiền trong lưu thông giảm theo. 5.6. Kiểm soát tín dụng chọn lọc Chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc được áp dụng ở rất nhiều ngân hàng trung ương, chẳng hạn như ở Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ. Chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc sẽ giới hạn mức tín dụng tối đa cấp cho những ngày mà nhà nước không muốn phát triển nữa, ngược lại, ưu đãi những ngành hoạt động được coi như ưu tiên, cần yểm trợ tín dụng mạnh hơn. Nếu không có chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc, ngân hàng trung gian sẽ chỉ hướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, xí nghiệp nước ngoài, mua bán chứng khoán, ít chú trọng tới những ngành hoạt động có lợi ích xã hội. Để chính sách này thật sự mang tính hữu hiệu, cần phải thường xuyên nâng cao chất lượng kiểm soát và thanh tra ngân hàng trung gian. 5.7. ấn định hạn mức tín dụng ấn định hạn mức tín dụng là việc ngân hàng trung ương quy định một khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Căn cứ để xác định hạn mức là: - Tốc độ, tăng trưởng kinh tế - Chỉ số lạm phát - Một loạt các chỉ tiêu khác về tỉ giá, công ăn việc làm, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước... Khi Ngân hàng trung ương muốn bành trướng khối tiền tệ thì sẽ mở rộng hạn mức tín dụng ngược lại sẽ thu hẹp hạn mức tín dụng. Ưu điểm: Giúp ngân hàng Trung ương quản lý điều tiết được lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế khi các công cụ truyền thống không hiệu quả Nhược điểm: + Tổng dư nợ thực tế của ngân hàng thương mại nói chung là không bằng hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương quy định từ trước vì có nhiều ngân hàng thương mại không sử dụng hết hạn mức tín dụng mà ngân hàng thương mại quy định cho nó. + Làm giảm bớt động lực cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại vì các ngân hàng thương mại hoạt động tốt khi sử dụng hết hạn mức tín dụng cũng không thể huy động vốn được thêm trong khi các ngân hàng thương mại hoạt động kém vẫn được huy động vốn vì chưa hết hạn mức. + Có thể làm phát sinh các hình thức tín dụng không chính thức nằm ngoài tự kiểm soát của Ngân hàng trung ương. + Gây ra rất nhiều khó khăn về vốn cho doanh nghiệp chỉ vì với những giới hạn cho phép ngân hàng thương mại chỉ tìm kiếm những khoản đầu tư lớn. Ngoài những công cụ được trình bày trên đây con có các công cụ khác cũng được áp dụng trong việc thực thi chính sách tiền tệ như: chính sách tỷ giá, ấn định một biên vực bắt buộc trong việc cho vay, chính sách ngoại hối, dự trữ ngoại hối... Cho đến trước tháng 2/99 Việt Nam duy trì một cơ chế giá ấn định có điều chỉnh. Từ tháng 2/99 cơ chế linh hoạt có điều tiết ra đời và như vậy tỷ giá không thể coi là công cụ chính sách tiền tệ mà chỉ là một mục tiêu trung gian quan trọng của chính sách tiền tệ. PhầnII Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 1.Khái quát tình hình kinh tế-kinh tế tiền tệ ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1995 ổn định kinh tế vĩ mô Đứng về phương diện ổn định kinh tế vĩ mô thời kỳ 1986-1995 có thể được chia làm ba giai đoạn: 1.1.1.giai đoạn 1986-1988. Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung,tổng cầu luôn luôn vượt tổng cung.Do đó,tình trạng hàng hoá bị khan hiếm đến mức nghiêm trọng đồng thời do thiếu hụt ngân sách,nhà nước đã bành trướng phát hành tiền.vì vậy nền kinh tế luôn luôn ở trạng thái bất ổn định,lạm phát đạt mức kỷ lục ba con số tức là lạm phát phi mã (774.7%năm 1986).Trong vòng xoáy bất ổn định,lạm phát càng gia tăng lòng tin của dân chúng vào đồng tiền càng giảm sút.Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng này,việc chống lạm phát đang được coi là nhiệm vụ trung tâm.tại thời điểm gay cấn đó,hai thay đổi lớn trong lĩnh vực tiền tệ :đưa tỷ gia hối đoái nên ngang mức giá thị trường và thi hành lãi suất thực dương đã tạo thành xung lực mạnh nhất để đảo ngược tình hình.với mục tiêu trực tiếp là đem lại giá trị thực cho đồng tiền việt Nam,trên cả hai phương diện tỷ gía hối đoái và lãi suất,hai mũi neo của nền kinh tế đã góp phần đẩy lùi lạm phát và khủng hoảng,khôi phục lòng tin của nhân dân với đồng tiền.từ đó các quan hệ thị trường hình thành đặt ra cơ sở vững chắc để biến tư tương mới thành xu hướng thực tiễn không thể đảo ngược. 1.1.2giai đoạn 1989-1991 Các chính sách kinh tế mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao.Nhưng lạm phát cao trên 66% năm 1990-1991 là không thể tránh khỏi vì nguồn nhân lực kinh tế đang trong ở quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo nền kinh tê thị trường. Đi đôi với thắt chặt chi tiêu tài chính tiết kiệm chi và giảm bội chi việc tăng cường động viên tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế cũng được quan tâm thích đáng.Đặc biệt chính sách động viên thuế thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế từ năm 1990 đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng và tập trung kịp thời các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.số thu trong năm 1991 so với năm 1990 đã tăng 32.4%. 1.1.3Giai đoạn 1992-1995 Sự ổn định kinh tế đã đi vào chế độ dừng. chỉ số hàng hoá và dịch vụ giao động xung quanh 12% năm nhưng vẫn chưa có khả năng kiểm soát lạm phát theo mong muốn như dự đoán. Nhân tố quyết điịnh trạng thái ổn định là nhà nước qua kinh nghiệm điều hành đã nhận thức rõ nét tác động của cung ứng tiền tệ lên lạm phát . vì vậy ,việc cung ứng tiền cho bội chi ngân sách đã chấm dứt. Cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách nhà nước. các chính sách kinh tế theo hướng thị trường đưa đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cân bằng tăng trưởng tổng cung và tổng cầu về hàng hoá. Việc điều hành quản lý kinh tế vĩ mô tuy vậy vẫn ở dạng thô. Do vậy nền kinh tế không tránh khỏi những dao động về lạm phát. Năm 1993 lạm phát dự kiến ở mức 10-13%,thực tế là 5.3%.bởi vì giữa năm 1993 hàng hoá trung quốc tràn sang với giá rẻ do chính sách điều chỉnh gía của họ. đồng thời do bản thân nền kinh tế việt nam đang giảm phát. năm 1994 dự đoán tỷ lệ lạm phát dưới một con số nhưng vào tháng 10 trở đi do lũ lụt ở đồng băng sông cửu long đã làm cho giá lương thực tăng vọt đẩy lạm phát năm 1994 lên14.4% và ảnh hưởng cả đầu năm 1995. Sáu tháng đầu năm 1995 chỉ số giá cả liên tục tăng cao tới mức 11.4%/6 tháng nhưng sau đó chỉ số giá lãi giảm uống dưới 0.5%/tháng. Nói về nguồn thu của ngân sách nhà nước , số thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng. Năm 1992 tăng 48%so với năm 1991,năm 1993 tăng 50.8%so với năm 1992 và năm 1994 so với năm 1993 tăng 33.6%. điều này cần nhấn mạnh trong những năm qua mặc dù số thuế thu ngày một tăng nhanh nhưng kinh tế vần đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Trong những năm vừa qua, nguồn thu trong nước không những đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách nhà nước mà còn dành ra một phần tích luỹ để chi cho đầu tư phát triển và để trả nợ. Nhà nước đã thực hiện đổi phương thức cân đói ngân sách theo hướng hạn chế và đi đến chấm dứt phát hành thêm tiền thay thế bằng việc vay dân vay nước ngoài. Các biện pháp vay dần dần được cải thiện nhằm huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư.bên cạnh việc phát hành tín phiếu kho bạc việc vay nợ nước ngoài cũng được triển khai ,từ năm 1992-1994 nhà nước không còn phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN. Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố quyết định chiều hướng thuận lợi cho chích sách tiền tệ. Chính phủ luôn luôn ổn dịnh kinh tế vĩ mô giữ lạm phát ở mức thấp và quan tâm đến chính sách tiền tệ . pháp lệnh NHNN,pháp lệnh NHTM và hợp tác xã tín dụng đã quy định cơ sở cho việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN đã tập trung vào điều hành chính sách tiền tệ, chú ý đến cung lượng tiền và chú ý đến chính sách lãi suất thực dương .từ đó quản lý và tạo môi trường cho các NHTMQD các NHTM cổ phần ,ngân hàng liên doanh và các tổ chức tín dụng khác hoạt động có lãi theo cơ chế thị trường . Bên cạnh đó nhà nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế . Cán cân thanh toán có chiều hướng thuận lợi. 1.2.Những thành tựu đạt được của chính sách tiền tệ trong những năm qua. Trên thế giới , tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi nước có mục tiêu chính sách kinh tế tiền tệ khác nhau.ở việt nam, mục tiêu chính sách tiền tệ đã được xác định là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát . Trong những năm qua cuối thập kỷ 80 ,lạm phát ở viêt nam luôn ở mức cao ,còn nền kinh tế tăng trưởng chậm. Nhưng từ đầu thập niên 90 đến nay việc đổi mới mạnh mẽ hoạt động ngân hàng và thực hiên thành công chính sách tiền tệ ,nên tỷ lệ giảm phát đã giảm xuống và được kiềm chế,chỉ còn14.4% năm 1994 ,12.7%năm 1995 và2.6%trong bẩy tháng đầu năm 1996.trong khi đó nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định ;8.8%năm 1994 và 9.5% năm 1995. điều đó cho thấy nước ta với điểm xuất phát năm sau cao hơn năm trước nhưng nhịp độ tăng trưởng không lùi mà còn tăng cao ,đồng thời tỷ lệ lạm phat được kéo xuống ở mức thấp.Điều đó càng khẳng định chính sách tiền tệ của chúng ta là phù hợp có hiệu quả. 2. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1 Tình hình kinh tế tiền tệ 2.1.1.Tình hình tỷ giá Tháng 9/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hang được thiết lập ,NHNN thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trong ngày. tỷ giá chính thức vẫn được ngân hang công bố,chỉ có biên độ giao động là có sự thay đổi Năm 1996, mức thâm hụt cán cân thương mại ở nước ta lên đến 4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với GDP là 16.%, cao gấp rưỡi so với mức độ nhập siêu cao nhất của thế giới của các nước ,nhu cầu về USD tăng làm giảm giá trị đồng nội tệ trong nước. Do vậy NHNN đã mở rộng biên độ giao dộng của tỷ gía từ 0.5%trước đây lên 1%và tháng 2/1997 biên độ này là5%, bên cạnh đó tỷ giá vẫn nâng dần lên . nhình chung từ đầu năm 1997tỷ giá USD/VND liên tục tăng lên không còn ổn định như thời gian 1993-1996 Ngày 2/7/1997 ngòi nổ cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á bắt đầu xuất phát từ thái lan,là một nước trong khu vực , Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đến tình hình buông bán,thanh toán và kể cả tâm lý . ngày 13/10/1997, NHNN công bố quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá và mua bán ngoại tệ lên 10%so vói tỷ gia chính thức .cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của NHTM thường xuyên bám sát mức trần cho phép . mặc dù vậy trên thị trường giá trị đó còn cao hơn nhiều có lúc lên đến 14000đ/USD, đây chính là hậu quả việc nắm giữ ngoại tệ do lo lắng về cuộc khủng hoảng của vnđ. đứng trước tình hình này những tháng đầu năm 1998,NHNN đã đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường như: quy mô về giao dịch ngoại hối,các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, các quy định về trạng thái tiền tệ cho phép các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ .đặc biệt là hai lần điều chỉnh tỷ giá : lần thứ nhất , ngày 16/2/1998 NHNN quyết dịnh nâng tỷ giá từ 11.175/1USD lên 11800đ/USD làm tỷ giá giao dịch của NHTM xấp xỉ với tỷ giá trên thị trường tự do.Lần thứ hai diễn ra vào ngày 7/8/1998 tỷ giá chính thức được nâng từ 11888đ/USD lên 12.998đ/USD, tăng 16.3%. bên cạnh đó biên độ giao động cũng được thu hẹp lại còn 7% chứ không phải là 10% như trước . việc tự động điều chỉnh tỷ giá của NHNN đã làm thu hẹp khoảng cách giữa các tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá của các NHTM vào những tháng cuối năm 1998 tỷ giá của hai thi trường này là xấp xỉ nhau. Bắt đầu từ ngày 16/2/1999 một cơ chế điều hành tỷ giá mới đã được điều hành tại việt nam. Thay cho việc công bố tỷ giá chính thức,hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng việt nam so với đồng USD Từ đó đến nay tỷ giá usd/vnđ dao động ở mức 14000vnđ/usd mức tăng đến hết tháng 12/1999 so với năm 1998 chỉ có 1% 2.1.2 Tình hình lạm phát trong vòng 5 năm gần đây tỷ lệ lạm phát trung bình là 6% và biến động không đều. Tỷ lệ lạm phát thời kỳ 95-99(%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Tỷ lệ lạm phát 12.7 4.5 3.7 9.2 0.1 Thời gian gần đây tỷ lệ lạm phát ở nước ta thấp ở mức kỷ lục và có thể rơi vào vòng xoáy lạm phát. Chỉ số lạm phát tháng 1 là 1.7 tháng 2 là1.9 vầ liên tục âm trong tám tháng từ tháng 3 đến tháng 10. Hiện tượng giảm phát trong năm 1999 được coilà chấm dứt với việc chỉ số giá hàng tiều dùng tăng trở lại mức dương là 0.4% và 0.5% vào tháng 11 và tháng 12 năm1999 và tính chung cho cả năm là 0.1% và vẫn có nguy cơ còn giảm phát trong năm tới khi mà tổng cầu còn đang giảm mạnh(giảm nhanh hơn tổng cung) 2.1.3.Tình hình thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã lên mức báo động. Theo tính toán không chính thức của NHTG, thì giai đoạn hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam xấp xỉ 7%, lao động qua dạy nghề chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số lao động , theo tính toán của Bộ lao động và thương binh xã hội thì tỷ trọng này chỉ đạt là 12.2% (thời báo kinh tế Việt Nam số 67 trang7). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị trong những năm gần đây còn ở mức cao nhất là trong những năm 1999 (7.4%), năm 1996 là 6.01% năm 1998 là 6.85% (bài thị trường lao động số 1/2000) 2.1.4 Tăng trưởng kinh tế Trong công cuộc đổi mới kinh tế trong những năm vừa qua,chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nền kinh tế đã đạt được kết quả tương đối cao và bắt đầu có tích luỹ, đầu tư được mở rộng sản xuất lưu thông phát triển. Chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8.6%/năm trong gần mười năm năm 1995 đạt 9.5% cao nhì thế giới . tuy nhiên kể từ tháng 9/1997, do cuộc khủng hoảng kinh tế ,tài chính trong khu vực , nên từ chỗ có mức tăng trưởng kinh tế cao nền kinh tế nước ta có chiều hướng chững lại,mức tăng trưởng kinh tế năm 1998 chỉ còn 5.8%và năm 1999 chỉ còn 4.8% Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Tăng trưởng(gdp) 9.5 9.3 8.2 5.8 4.8 2.2 sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. 2.2.1 Dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 5/7/1999 đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của các NHTM và các công ty tài chính là 5% của NHTM cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng TW và quỹ tín dụng khu vực là 1%. riêng ngân hàng NHNN & PTNT do phải tập trung vốn thực hiện một số chính sách phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên từ trung tuần tháng 9/1999 tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm từ 5% xuống3%. Hành động này giúp cho các tổ chức tín dụng mở rộng qui mô tín dụng của mình tăng khả năng cung ứng vốn cho nên kinh tế và các tổ chức tín dụng có điều kiện để giảm thêm lãi suất cho vay. 2.2.2 Chiết khấu, tái chiết khấu. Do chưa có thị trường tiền tệ (kể cả thị trường thương phiếu ) nên lãi suất tái cấp vốn được sử dụng trong quản lý tiền tệ thay cho lãi suất tái chiết khấu. Trong qua trình đổi mới ,một mặt NHNN luôn nỗ lực phát triển khu vực thị trường tiền tệ, mặt khác cũng chú trọng hoàn thiện việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn điểm nổi bật trong việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn thời gian qua là chuyển lãi suất tái cấp vốn thế từ bị động sang thế chủ động cụ thể là:giai đoạn 1990-1996 NHMM quy định lãi suất tái cáp vốn theo lãi suất cho vay trên khế ước xin tái cấp vốn nhưng kể từ ngày 3/1997, lãi suất tấi cấp vốn đã được xác định một cách độc lập. NNNH đã liên tục giảm lãi suất cho vay trên thị trường tái cấp vốn đối với NHTM từ 1.1%/tháng thời điểm ngày 21/1/1998 xuống 1%/tháng vào thời điểm 1/2/1999 rồi 0.85%/tháng vào tháng 6/1999 và 0.7%/tháng vào tháng 9/1999. Và hiện nay (từ tháng 11/1999)chỉ còn 0.5%/tháng đồng thời NHNN công bố lãi suất chiết khấu là 0.45%/tháng. 2.2.3 Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự trở thành công cụ đóng vai trò quan trọng để NHNN điều tiết mức cung ứng tiền. Nguyên nhân cơ bản nhất là chúng ta mới chỉ có thị trường sơ cấp còn thị trường thứ cấp mới được hình thành và manh nha hoạt động. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhưng khối lượng được phát hành còn ít lại chưa thường xuyên. trong năm 1999 tính đén giữa tháng 11, kho bạc nhà nước phối hợp vói NHNN tổ chức được 40 phiếu đấu thầu tín phiếu kho bạc kỳ hạn một năm. tổng giá trị đấu thầu trong 40 phiếu này là 4000 tỷ đồng (100tỷ/phiếu) tổng khối lượng tín phiếu đã đấu thầu là 2.863,6 tỷ đồng , bằng 78.59% tổng khối lượng tín phiếu đấu thầu. Đây là một công cụ hết sức linh hoạt. chính xác, chủ động và dễ dàng mua bán. nhằm tiến hành chuyển hướng điều hành tiền tệ từ các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp năm 1999, NHNN đã gấp rút các điều kiện chuẩn bị về pháp lý cũng như công cụ cho hoạt động thị trường mở,dự kiến sẽ hoạt động vào quý I năm 2000. 2.2.4 Quản lý lãi suất của NHTM từ năm 1995 đến nay. Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8, tháng 8/1995 cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh và khống chế mức lãi suất huy động và cho vay bình quân là 0.35%/tháng. Việc quy định trần lãi suất và quy định sàn lãi suất. Vì thế từ 1/1/96, NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch 0.35% thay cho việc điều hành lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận quy định trước đó (thòi kỳ93-95). Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau, nhu cầu vốn khác nhau,chi phí hoạt động khác nhau,nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau: -Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: là mức lãi suất thấp nhất, áp dụng cho khu vực thành thị : 1.7%/tháng. -Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một chút do thời hạn cao dễ gặp rủi ro hơn 1.75%/tháng. -Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: cao hơn trần lãi suất chovay ngắn và trung hạn do điều kiện hoạt động của địa bàn nông thôn khó khăn hơn ở thành thị 2%/tháng. Trẫn lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập thí điểm, quy mô nhỏ bé chi phí hoạt động cao 2.5%/tháng . Từ 21/1/1998 đến nay tại kỳ họp thứ 2 tháng12/1997,quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh lệch 0.35%/tháng đồng thời để thu hẹp mức cách biệt giữa mức lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn ba trần lãi suất Trẫn lãi suất cho vay ngắn hạn :1.2%/tháng Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn 1.25%/tháng Trần lái suất quỹ tín dụng cho vay thành viên 1.5%/tháng Trong năm 1999, trước tình hình thiểu phát, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, NHNN đã điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất trần và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát các diễn biến kinh tế vĩ mô cung cầu vốn trên thị trường tiềng tệ và xu hướng nới lỏng tiền tệ, kích cầu. Tư đầu năm đến nay NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay. -Từ 1/2/1999 trẫn lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 1.1%/tháng trung và dài hạn còn 1.15%/tháng. -Tư 1/6/1999 trần lãi suất cho vay của tất cả các loại kỳ hạn thống nhất là 1.15%. -Từ 1/8/1999 trần lãi suất cho vay trung và dài hạn là 1.05%/tháng. đầu tháng 9 trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực đô thị là 0.95%/tháng. Tháng 10/1999 trần lãi suất cho vay áp dụng cho khu vực thành thị là 0.85%/tháng.Khu vực nông thôn là 1%/tháng riêng NHTN cổ phần nông thôn vẫn là 1.15%/tháng ,quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng cho vay đối với thành viên vẫn là 1.15%/tháng 2.2.5 Quản lý ngoại hối Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ, năm 1999 NHNN đã tăng cường theo dõi , giam sát các tổ chức tín dụng thực hiện các quy dịnhcủa thủ tướng chính phủ về kết hối ngoại tệ, thương xuyên có đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời trình chính phủ sửa đổi cơ chế cho phù hợp với thức tế(giảm tỷ lệ kết hối bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ vãng lãi từ 80% xuống còn 50% số ngoại tệ thu được); xây dựng và trình thủ tướng chính phủ ban hành quy định về việc quy định người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nưóc nhăm thu hút nguồn ngoại tệ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Cung với việc đổi mới trong quản lý các giao dịch vãng lai, NHNN đã tăng cường các biện pháp trong quản lý vảy trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, quản lý đồi tư nước ngoài, quản lý hoạt động kinh doanh vàng. 3.Đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ. 3.1 Những mặt tích cực Việc cho ra đời và vận hành một chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiền trong nền kinh tế thị trường là một bước ngoặt trong lịch sử điũu hành và thể hiện tập nhất của quá trình đổi mới hệ thống tiền tệ NH thời gian qua. -Thứ nhất về hoạt động cung ứng tiền Thời điểm thay đổi có tính chất quyết định đối với cơ chế cung ứng tiền là năm 1990, khi cơ chế xác định lượng tiền cung ứng một cách hành chính bị xoá bỏ, thay và đó là lượng tiền cung ứng hang năm được xác dịnh trên các căn cứ tương đối hợp lý đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát dự tính xác định các căn cứ cung ứng tiền trên đây cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ một kênh cung cấp tiền truyền thống in tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách (năm 1991). Cơ chế điều hành việc cung ứng tiền cũng đã có những thay đổi rõ rệt. Với chức năng điều tiết lưu thông tiền tệ kể từ năm 1993, NHNN đã được trao quyền chủ động hơn và rút tiền khỏi lưu thông trên cơ sở chỉ tiêu năm đã được duyệt, loại bỏ vĩnh viễn tình trạng thiếu tiền mặt có tính thời điểm trong nền kinh tế. Thứ 2 : về chính sách lãi suất Lãi suất đối với nền kinh tê: nội dung việc điều tiết lãi suất đã kết hợp được cả hai yêu cầu, đó là quán triệt nguyên tắc lãi suất dương và từng bước thị trừơng hóa việc điều tiết lãi suất tạo môi trường tự chủ cho các tổ chức tận dụng cũng như khu vực khách hàng. Từ chỗ ấn định cụ thể mức lãi suất đối với các hoạt động huy động và cho vay của hệ thống NH, đến nay NHNN chỉ quản lý trần lãi suất thả nổi hoàn toàn lãi suất đầu vào cũng trong thời gian đó,mức lãi suất liên tục điều chỉnh giảm 4-5 lần/năm vào các năm 96-99 Lãi suất tái cấp vốn: do chưa có thị trương tiền tệ (kể cả thị trường thương phiếu) nên lãi suất tái cấp vẫn được sử dụng trong quản lý tiền tệ thay cho lãi suất chiết khấu. Trong quá trình đổi mới một mặt NHNN luôn nỗ lực phát triển thị trường tiền tệ, mặt khác cũng chú trọng việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn. Điểm nổi bật trong điều tiết lãi suất tái cấp vốn thời gian qua là chuyển lãi suất tái cấp vốn từ thể bị động sang thể chủ động cụ thể là: giai đoạn 90-96 NHNN quy đinh lãi suất tái cấp vốn theo lãi suất cho vay trên thế ước xin tái cấp vốn, nhưng kể từ khoảng tháng3/97, lãi suất tái cấp vốn đã được xác dịnh một cách độc lập. -Tương quan lãi suất nội ngoại tệ cũng được điều tiết tương đối thích hợp. Giai đoạn 1992-1996, giá trị việt nam đồng tương đối ổn định lên lãi suất ngoại tệ được điều tiết theo hướng xĩch lại gần nhau,đảm bảo lợi ích thuần của việc nắm giữ tài sản không chênh lệch quá lớn. Ngược lại ,giai đoạn 1997-1999 do VND được điều tiết giảm theo những tín hiệu trên thị trường nên laĩ suất VND được điều tiết cao hơn lãi suất ngoại tệ. Chính vỳ vậy,ngay cả khi khủng hoảng tài chính châu á xảy ra, các đông tiền trong khu vực mất giá mạnh nhưng giá trị đồng Việt Nam vẫn được duy trì tương đối ổn định việc chuyển dịch tiền tệ (đô la hoá) không xảy ra ồ ạt. -Thứ 3: về tài chính chính sách quản lý ngoại hối Quan điểm chủ đạo trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là: từng bước đảm bảo nhà nước nắm được ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu và ổn định giá tri đồng nội tệ. định hướng lâu dài của chính sách ngoại hối là tăng cương dự trữ ngoại hối củng cố nâng cao gia trị VND và đưa VND thành đông tiền tự do chuyển đổi, các giao dịch ngoại hối mang tính thị trương như giao dịch kỳ hạn ,giao dịch hoán đổi... đã được chú ý phát triển. đây có thể coi là những bước đột phá trên thị trường ngoại hối và có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc thực thi các quy chế ngoại hối, phần nào giảm bớt những khó khăn cho nền kinh tế đang trong qua trình tự do hoa thương mại Thứ 4: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHNN đã liên tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng đây là một giải pháp kịp thời, linh hoạt và đồng bộ của NHNN,góp phần làm diụ đi những khó khăn của các tổ chức tín dụng do lãi suất giảm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay tăng khả năng cung ứng vốn đối với nền kinh tê và góp phần thúc đẩy phát triển tăng trưởng kinh tế 3.2 Những kết quả đạt được Trong những năm qua NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ kích hoạt có kiểm soát chính sách hoá lỏng tiền tệ lên luôn đảm bảo khối lượng tiền cung ứng tăng từ 20% đến 26%/năm tổng phương tiên thanh toán trên XH tăng từ 22.6% đến 28%. Cụ thể là tăng trưởng những năm gần đây như sau : 1995 1996 1997 1998 22.6(%) 22.7 26.1 23.9 Đây là mức tăng trưởng rất cao so với các nước trên thế giơi. Hiệu quả của nó đã góp phần quan trọng thúc đầy nền kinh tê tằng trưởng lien tục với tốc độ cao chúng ta đạt tóc độ tăng trưởng bình quân 8.6% trong vong 10 năm qua năm năm 95 đạt 9,5% đứng thứ 2 trên thế giới (sau singapo) Giữ được ổn định vĩ mô ổn định tỷ giá điều chỉnh lãi suất phù hợp để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ngoại tệ phù hợp tăng ngoại tệ cho đất nước thị trường ngoại tệ sôi đoọng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ tăng nên năm 1999 tăng hai lần so với năm 1998. Huy động được quyền vốn đầu tư bù đắp sự giảm sút vốn đầu tư nước ngoài, ngoài dư nợ cho vay thông thường còn đáp ứng nhu cầu vốn đàu tư của nhà nước, đáp ứng đủ ngoại tệ để đầu tư những dự án trọng điểm với lãi suất thấp hơn lãi suất quốc tế. Cái được lớn nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thời gian qua là tốc đọ gia tăng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng góp phần quan trọng vào việc ổn định lưu thông tienf tệ, đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn cho phát triển kinh tế trong bối cảnh cơ sở vạt chất tự có còn rất hạn chế (theo ước tính vốn tự có của khu vực sản xuất chiếm khoảng 10-20% tổng vốn sản xuất). Đối với việc huy động vốn, do việc thực hiện phương châm đi vay để cho vay hàng loạt các hình thức thu hút nguồn vốn đã ra đời kết quả là nguồn vốn huy dộng của hệ thống ngân hàng đã gia tang với tốc đọ chóng mặt. Dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh và tỷ trọng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh cũng được cải thiện đáng kể. 3.3 Những hạn chế còn tồn tại Tỷ lệ lạm phát biến động không đông đều, thời gian gần đây lạm phát ở nước ta tháp ở mức kỷ lục và có thể rơi vào vòng xoáy lạm phát từ tháng 3 đến tháng 10 năm 99 chúng ta có lạm phát âm gây ra những tác động tieu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay đã lên đến mức báo động đạt xấp xỉ 7% gây lãng phí về nguồn lực gây ra các tệ nạn xã hội tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm dần năm 98 chỉ có 5.8% và năm 99 là 4.8%. đầu tư của nền kinh tế đang chậm lại giảm sút hoặc đang thiếu vốn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trì trệ suất khẩu hàng hoá và dịch vụ ách tắc thu nhập của dân cư không tăng mà đang có xu hướng giảm đi tình hình tín dụng đang có xu hướng xấu đi lãi suất liên tục giảm nhưng cầu tín dụng lại không tăng huy động vốn tăng cao gấp đôi mức tăng dư nợ tín dụng vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn ,các NHTM phải dùng dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, gần đây NHNN lại quy định mức trần lãi suất thống nhất cho tín dụng ngắn hạn trung và dài hạn do đó không khuyến khích cho vay dài._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0902.doc
Tài liệu liên quan