Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm - Thực trạng & Giải pháp tại Trung tâm Công nghệ thông tin

› Lời nói đầu š T hế kỷ XXI là thế kỷ của Máy tính và Truyền thông. Việc phát triển Công nghệ thông tin chính là chìa khoá để xây dựng một xã hội tiên tiến. Có thể thấy rằng ngày nay, Công nghệ thông tin nói chung và Công nghiệp phần mềm nói riêng đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế, các nước trên Thế giới đều có những hoạch định, những định hướng cho ngành Công nghệ phần mềm phù hợp với sự phát triển của đất nước mình. Đối v

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm - Thực trạng & Giải pháp tại Trung tâm Công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Việt Nam, việc phát triển Công nghiệp phần mềm cũng đang trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết. Chính phủ cũng có chủ trương xây dựng Công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội. Phát triển Công nghiệp phần mềm là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị trong nước đã có nhiều cố gắng và tiến bộ trong việc phát triển Công nghiệp phần mềm. Nhưng nhìn chung việc phát triển Công nghiệp phần mềm còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như: thị trường Công nghệ thông tin trong nước còn hạn hẹp; hạ tầng viễn thông đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu phát triển Công nghiệp phần mềm; môi trường đầu tư cho Công nghiệp phần mềm ở nước ta chưa thuận lợi, còn có khoảng cách lớn so với các nước xung quanh. Vì vậy, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này rất cần sự ưu đãi đặc biệt của Chính phủ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Và một trong những chính sách đó là chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển Công nghiệp phần mềm. Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 07/NQ-CP về xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 và Quyết định 128/2000/QĐ-TTg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển Công nghiệp phần mềm. Đề tài: “ Chính sách ưu đãi thuế đối với Doanh nghiệp sản xuất phần mềm - Thực trạng và giải pháp tại Trung tâm Công nghệ thông tin ” nhằm nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất phần mềm của Trung tâm Công nghệ thông tin và từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với chính sách ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất phần mềm tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục liên quan, luận văn gồm 3 chương : Chương I : Sự cần thiết phải có chính sách ưu đãi nói chung và chính sách ưu đãi thuế nói riêng cho sự phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam. Chương II:Thực trạng hoạt động sản xuất phần mềm và sự cần thiết áp dụng chính sách ưu đãi thuế tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Chương III: Một số kiến nghị đối với chính sách ưu đãi thuế để thúc đẩy phát triển sản xuất phần mềm tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Chương I: Sự cần thiết phải có chính sách ưu đãi nói chung và ưu đãi thuế nói riêng cho sự phát triển công nghiệp phần mềm việt nam. I. Tác dụng, hiệu quả kinh tế của lĩnh vực Công nghệ phần mềm: C ông nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm cũng như cung cấp các dịch vụ đi kèm (đào tạo, hỗ trợ...). Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp mới. Đăc trưng của ngành Công nghiệp phần mềm là tính năng động rất cao với áp lực cạnh tranh thúc đẩy phát triển và đổi mới rất lớn, ở mức độ chưa từng thấy ở một ngành công nghiệp khác trong lịch sử. Lĩnh vực phần mềm là cơ hội tốt cho các công ty mới thành lập và thực sự hấp dẫn cho các doanh gia trẻ. Các công ty phần mềm có khả năng đổi mới, sáng tạo cao và có cơ hội phát triển bởi khả năng tạo ra giá trị rất lớn. Công nghệ thông tin nói chung và Công nghiệp phần mềm nói riêng có tác dụng và hiệu quả đối với nền kinh tế quốc gia. Nó thể hiện ở chỗ: - Đem lại tăng trưởng GDP nhiều hơn so với các ngành kinh tế truyền thống khác.Thực vậy, ở Mỹ 30% tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 1998 là do ngành Công nghiệp này tạo ra là chủ yếu. - Tạo bước nhảy về năng suất lao động, tăng hiệu quả nền kinh tế và thúc đẩy hiện đại hoá nền kinh tế. - Công nghiệp phần mềm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình hội nhập và quốc tế hoá nền kinh tế. Nó cho phép trao đổi thông tin kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật một cách không hạn chế, nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Đó là cơ sở cho quá trình hội nhập và quốc tế hoá nền kinh tế, cho phép các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm được cơ hội đầu tư, hợp tác có lợi, phát huy ưu thế của nước mình và tận dụng thế mạnh, kinh nghiệm của nước khác để phát triển nền kinh tế nước nhà. Ngoài ra sản phẩm của ngành Công nghiệp này còn hỗ trợ và đổi mới quản lý Nhà nước. Nó có tác dụng làm công cụ thu thập, xử lý thông tin đầy đủ ngày càng nhanh và chính xác cộng với khả năng ra quyết định tối ưu và phổ biến kịp thời có ý nghĩa sống còn trong một thời đại biến động không ngừng. II. Tình hình phát triển công nghiệp phần mềm ở một số nước điển hình trên thế giới: II.1. Hiện trạng: Có thể thấy rằng, ngành Công nghiệp phần mềm trên thế giới hiện nay là ngành kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận. Cũng chính vì thế mà các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã tập trung mọi nguồn lực, cũng như không ít các công ty mới được thành lập nhằm mục đích có thể tranh giành thị phần đầy màu mỡ này. Với tốc độ phát triển hiện nay có thể nhận định rằng: Công nghiệp phần mềm trên thế giới đã đạt độ chín, song chủ yếu do các hãng Mỹ lớn như Microsoft, Oracle, Nescape... thống trị. Sự thống trị này được thể hiện rất rõ: Trong 10 công ty có doanh số phần mềm lớn nhất Thế giới (chiếm 35,5% thị trường) thì có đến 8 công ty Mỹ (chiếm gần 33% thị trường thế giới) như trong bảng sau: Hãng Quốc tịch Doanh số (tỷ USD) Thị phần (%) 1. IBM Mỹ 13,037 12,38 2. Microsoft Mỹ 9,033 8,58 3. Computer Associates Mỹ 3,746 3,56 4. Oracle Mỹ 3,627 3,44 5. Hewlett - Packard Mỹ 2,001 1,90 6. SAP AG Đức 1,748 1,66 7. Novell Mỹ 1,239 1,18 8. Hitachi Nhật 1,112 1,06 9. Informix Mỹ 0,914 0,87 10.Sybase Mỹ 0,861 0,82 Bảng 1: Doanh số phần mềm năm 1998 của một số hãng trên thế giới. Các ước tính thống kê cho thấy khoảng hơn nửa số công ty phần mềm được thành lập sau năm 1990 và có đến khoảng 20% mới thành lập trong hai năm gần đây, điều đó chứng tỏ việc thành lập các công ty phần mềm mới đang được tăng tốc. Khoảng 90% công ty có số nhân viên dưới 50 người., hơn 50% công ty có ít hơn 10 nhân viên. Trên 90% các công ty là công ty tư nhân, phần còn lại là các công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu ra công chúng. Theo PC Magazine online, nếu xét trong 100 hãng ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường máy tính thế giới thì 10 hãng có ảnh hưởng nhất về phần mềm đều là các công ty của Mỹ và được xếp theo thứ tự: Hãng Xếp thứ trên 100 Tổng doanh số(triêu USD) 1. Microsoft 1 78.670,0 2. IBM 3 75.950,0 3. Nescape Computer 4 346,2 4. Sun microsoft 5 7.090,0 5. Hewlett Packard 7 38.420,0 6. Oracle 9 4.220,0 7. Apple Computer 12 9.830,0 8. Adobe Systems 13 786,6 9. Novell 15 1.370,0 Bảng 2: Các hãng có ảnh hưởng lớn nhất của Mỹ về phần mềm năm1998 10.Corel 17 334,2 Các hãng ở trên được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng chứ không hoàn toàn theo doanh số, ảnh hưởng có thể là một giá trị trọng số của các giá trị như: doanh số, thị phần, giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán, tầm quan trọng của sản phẩm,..., đánh giá chủ quan của các chuyên gia. Do năm tài chính của mỗi công ty là khác nhau nên doanh số 1998 có thể là của năm kết thúc từ 30/06/1998 đến 31/05/1999. Từ những số liệu trên, càng thấy rõ hơn sự thống trị của các công ty Mỹ. Sự thống trị này không chỉ về số lượng các công ty, về thị phần ...., mà còn ở chỗ trên mọi thị trường các công ty Mỹ đều chiếm thị phần áp đảo ở cả Châu Âu, Nhật Bản, Châu á, châu Mỹ. II.2. Xu thế trên thế giới Việc toàn cầu hoá đang đụng chạm đến tất cả các lĩnh vực, phần mềm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sản xuất phần mềm mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các nước (bao gồm tạo việc làm, tạo kỹ năng và tăng thu nhập quốc dân,...) vì vậy, Chính phủ các quốc gia đều có những chính sách phát triển Công nghiệp phần mềm phù hợp với điều kiện của nước mình. Song, có thể thấy hiện tại thị phần của ngành Công nghiệp phần mềm trên thế giới được phân chia như sau: 75% tập trung sản xuất các phần mềm ứng dụng. 20% dành cho việc phát triển công cụ hệ thống, công cụ phát triển. 5% còn lại đầu tư phát triển platform phần cứng và phần mềm. Đối với các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, thì việc phát triển Công nghiệp phần mềm có ưu thế hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển bởi cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ cũng như phát triển song song của các ngành Công nghiệp khác,.. Nói chung, Công nghiệp phần mềm trên thế giới hiện đang phát triển theo các xu hướng : Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới. Phát triển sản phẩm theo các ý tưởng có sẵn (làm sản phẩm tương tự). Mua lại (hoặc kết hợp phát triển) các dòng sản phẩm đang có tiềm năng, đầu tư để phát triển tiếp. II.3. Thực tế ở một số nước Các nước phát triển và đang phát triển đều coi phần mềm là một lĩnh vực quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển Công nghiệp phần mềm góp phần xây dựng và củng cố tiềm năng của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển Công nghệ phần mềm đều được Chính phủ các nước đặt lên vị trí hàng đầu. Một số nước được đưa dưới đây là những nước có điểm xuất phát và có điều kiện tương tự như nước ta nhưng hiện đang khá thành công trong việc phát triển Công nghệ phần mềm nhờ chính sách hợp lý cuả Chính phủ. II.3.1. ấn độ Người ta nhắc đến ấn Độ như một trường hợp điển hình trong phát triển Công nghiệp phần mềm, hãy xem xét quá trình phát triển của ấn độ trong khoảng thời gian vừa qua. Chính sách của Chính phủ: Công nghiệp phần mềm được Chính phủ ấn Độ xem như một trong các ngành công nghệ cao, điều này thể hiện ở lương cho người làm phần mềm cao hơn nhiều so với lương trung bình. Năm 1986 Chính phủ Rajiv Gandhi nêu chính sách “Xuất khẩu phần mềm, nghiên cứu phát triển và bồi dưỡng huấn luyện”, trong đó bốn nhân tố cơ bản của chính sách được thể hiện: Phát triển nguồn nhân lực Nhận thức được rằng để làm phần mềm cần có nhân lực, nhất là đi theo hướng gia công phần mềm thì nhân lực đông, mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì thế ấn Độ đã coi việc phát triển nguồn nhân lực là một chính sách hàng đầu. Chính sách này khuyến khích: Thu hút nhân tài người ấn Độ về nước phát triển phần mềm. Có kế hoạch đẩy mạnh đào tạo nhân tài ở trong nước tại khoảng 400 trường Đại học và Cao đẳng. Khuyến khích các tổ chức tư nhân đào tạo trên cơ sở thương mại. Khuyến khích các công ty phần mềm tự đào tạo. Do có chính sách phát triển nguồn nhân lực rõ ràng nên năm 1997 ấn Độ có một đội ngũ những người làm phần mềm thạo nghề khoảng 140.000 người và dự kiến tăng thêm mỗi năm cỡ 55.000 người mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu nhân lực tăng nhanh chóng, viện đào tạo Quốc gia mang tên Viện phần mềm chuyên nghiệp ấn Độ đã được thành lập. Chính sách phát triển các khu Công viên công nghệ phần mềm. Công viên Công nghệ phần mềm là một trong các hoạt động dịch vụ then chốt nhằm phát triển ngành Công nghiệp phần mềm ở ấn Độ, là cơ cấu tổ chức mà thông qua đó Chính phủ hỗ trợ phát triển ngành Công nghiệp này. Công viên tổ chức như một “ tổ chức tự trị ” chịu quản lý trực tiếp của Bộ Điện tử với mục tiêu cơ bản là hỗ trợ phát triển xuất khẩu phần mềm. Hoạt động trong phạm vi Công viên, các công ty phần mềm ấn Độ được Chính phủ cho hưởng các ưu đãi: Nhà nước góp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (trước mắt là viễn thông) Miễn thuế nhập khẩu - điều này cho phép các công ty phần mềm tiết kiệm kinh phí khi trang bị máy tính, mạng, mua phần mềm công cụ từ nước ngoài... Cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài . Miễn thuế 5 năm hoạt động đầu tiên... Được hưởng mọi ưu đãi quy định cho các đặc khu xuất khẩu. Có chính sách rất rõ ràng về đảm bảo chất lượng. Tại ấn Độ, việc triển khai chương trình chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế không chỉ dừng ở tính chất có để hội nhập mà đã chuyển sang giai đoạn có để chi phối. Trong chính sách xuất - nhập khẩu của ấn Độ, các đơn vị phần mềm có chứng nhận ISO 9000 hoặc có chứng nhận CMM (Capability Maturity Model) mức 2 trở lên được áp dụng thuế suất đặc biệt khi xuất hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài. Nhờ những chính sách đó đến nay trên thế giới cứ 10 công ty phần mềm đạt chứng nhận CMM mức 5 thì có 5 công ty của ấn Độ. ấn Độ sẽ là quốc gia có số lượng công ty phần mềm nhận chứng chỉ chất lượng nhiều nhất thế giới. ấn Độ đề ra là đến năm 2002, tất cả các công ty phần mềm có từ 10 nhân viên trở lên đều nhận chứng chỉ ISO 9000 hoặc tương đương. Doanh số phần mềm của ấn Độ đạt 6.300 triệu USD trong đó trong nước đạt 2.300 triệu USD và xuất khẩu đạt 4000 triệu USD. II.3.2. Singapore Với đánh giá là một nước có ngành Công nghệ thông tin phát triển ở Châu á, Chính phủ Singapore đã có chính sách phát triển Công nghệ thông tin nói chung và Công nghiệp phần mềm nói riêng khá rõ ràng và khá sớm. Chính phủ chú trọng phát triển Công nghiệp phần mềm bằng cách đào tạo nguồn nhân lực; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Nhà nước hỗ trợ 40% vốn, tư nhân 60%; Cho phép mở rộng các trung tâm kinh doanh, giảm thuế lợi tức từ 37% xuống còn 10%; Miễn thuế xuất khẩu. Cục máy tính quốc gia NCB được thành lập từ năm 1981 và từ đó đến nay đã có những chính sách rất rõ ràng liên quan đến phát triển Công nghiệp phần mềm. Những chính sách đó ảnh hưởng đến sự phát triển của Công nghiệp phần mền như: Phát triển dịch vụ phần mềm thành ngành Công nghiệp xuất khẩu. Khuyến khích phát triển Công nghiệp phần mềm trong nước cũng như khuyến khích các công ty nước ngoài thành lập trung tâm phát triển phần mềm tại Quốc gia mình. Cải thiện cơ sở hạ tầng thông qua chính sách ưu đãi, khuyến khích, có kế hoạch về tài nguyên, về giáo dục đào tạo con người. Nhờ các chính sách của Nhà nước đã tạo ra được một ngành Công nghiệp phần mềm và dịch vụ khá phát triển. Số lượng và sự tăng trưởng của Công nghiệp phần mềm - dịch vụ được thể hiện: Năm Sản lượng nội địa Sản lượng xuất khẩu Tổng sản lượng Triệu USD Tăng % Triệu USD Tăng % Triệu USD Tăng % 1995 340,4 84,0 424,4 1996 422,2 24,0 130,9 55,8 553,1 30,3 1997 543,4 28,8 185,0 41,3 728,4 31,7 1998 612,8 12,8 230,5 24,6 843,3 15,5 III. Tình hình phát triển công nghiệp phần mềm Việt nam: III.1 Hiện trạng: Hiện nay, mật độ máy tính ở Việt Nam ước đạt 0.7 máy trên 100 dân, 75% máy nằm ở các cơ quan Nhà nước, 10% máy nằm trong cơ quan nghiên cứu và an ninh Quốc phòng, 10% trong các cơ sở đào tạo và 5% trong các hộ gia đình. Mạng máy tính đang được hình thành ở nhiều nơi. Trước khi có nghị quyết 49/CP của chính phủ thì cả nước chỉ có khoảng hơn 10 công ty sản xuất phần mềm với sản lượng không đáng kể. Sau khi có nghị quyết 49/CP của Chính phủ, số lượng các công ty phần mềm ở Việt Nam tăng lên đáng kể; cả nước có khoảng 25 công ty chuyên về phần mềm và dịch vụ phần mềm, vài ba chục công ty có phát triển phần mềm cùng với việc kinh doanh khác; có khoảng 3.000 phần mềm hệ thống, 10.000 phần mềm ứng dụng. Các công ty đều có số nhân viên từ 5-10 người, 20-30 người, công ty lớn có khoảng 45 người. Tất cả các công ty máy tính, kể cả các công ty chuyên làm phần mềm đều dưới 10 tuổi. Nhiều bộ ngành cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, giáo dục, đào tạo...đã ứng dụng công nghệ phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho các hoạt động quản lý chuyên ngành hoặc quản lý chuyên ngành tác nghiệp. III.2. Xu hướng phát triển, mục tiêu và điều kiện thực hiện của Việt Nam: Tổng quan: Công nghiệp phần mềm của Việt Nam còn nhỏ bé và lực lượng phân tán. Các sản phẩm phần mềm hiện nay phần lớn thực hiện theo các hợp đồng, gia công theo đơn đặt hàng, các sản phẩm trọn gói xuất hiện lẻ tẻ và chưa có khả năng thương mại cao. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức, hoặc chưa mạnh dạn chấp nhận mạo hiểm để đầu tư cho các hoạt động phần mềm với qui mô lớn và có mục tiêu dài hạn. Ngoài ra còn phải kể đến việc thiếu khả năng công nghệ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh phần mềm... . Nêú không có sự hỗ trợ tích cực cũng như những chính sách hoạch định của Chính phủ thì ngành Công nghiệp phần mềm của nước ta sẽ không thể phát triển được mặc dù chúng ta có tiềm năng lớn về trí tuệ và sự khéo léo của con người Việt Nam. Xu hướng: Có thể thấy, Công nghiệp phần mềm trong nước hiện phát triển theo các xu hướng chính sau: Tự phát triển, tự sử dụng tức là trong các doanh nghiệp đó có một lực lượng làm tin học có thể làm ra những sản phẩm phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. Phát triển sản phẩm bán ra thị trường. Đi theo hướng này một số đơn vị làm phần mềm ở Việt Nam đã làm ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và bán ra thị trường. Phần lớn các sản phẩm được phát triển theo quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, vừa làm vừa nâng cấp dần, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhưng tính chuyên nghiệp và thương phẩm hoá thấp. Cung cấp giải pháp và chuyển giao công nghệ. Một số công ty tin học ở trong nước được các hãng nước ngoài chỉ định làm nhà phân phối các sản phẩm và chuyển giao các công nghệ có liên quan đến phần mềm. Mặt khác, nhiều đơn vị tập trung nghiên cứu công nghệ và sản phẩm của nước ngoài sau đó xây dựng các giải pháp giải quyết các bài toán nghiệp vụ dựa trên nền công nghệ đã nghiên cứu và bán ra thị trường. Gia công xuất khẩu phần mềm đang là vấn đề đang được nhiều đơn vị làm tin học quan tâm. Thời gian vừa qua đã có một số hoạt động liên quan đến xuất khẩu phần mềm gồm có: Thực hiện các phần mềm theo đơn đặt hàng. Thực hiện gia công phần mềm theo thiết kế. Xuất khẩu các sản phẩm phần mềm ra thị trường âu, Mỹ. Mục tiêu và điều kiện thực hiện: Mục tiêu: Theo định hướng của Chính phủ, trong tương lai Công nghiệp phần mềm sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam, với mục tiêu đạt sản lượng khoảng 500 - 800 triệu USD/năm vào năm 2005, trong đó 2/3 là tiêu thụ nội địa, 1/3 giành cho xuất khẩu. Đến năm 2005, nước ta có một đội ngũ khoảng 30.000 -40.000 chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Sớm hình thành các Trung tâm phát triển phần mềm. Các cơ sở sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm cần được khuyến khích phát triển trong mọi thành phần kinh tế và liên doanh liên kết với nước ngoài. Điều kiện thực hiện: Việt Nam có khả năng thực hiện các mục tiêu đó bởi Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào đầy sức trẻ và kiến thức. Cụ thể trước năm 1980 lực lượng làm công nghệ thông tin của nước ta chủ yếu là các cán bộ thuộc các ngành toán, lý chuyển sang. Nhưng đến nay các trường Đại học đã có khoa tin học. Đa số sinh viên đều muốn học tin học. Mặt khác, sinh viên Việt Nam nhiều người có tài năng trong lĩnh vực tin học. Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc xây dựng nền Công nghiệp phần mềm, có nhiều cơ hội tổ chức các trung tâm phát triển phần mềm để bản địa hoá các phần mềm và gia công phần mềm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài. IV. sự cần thiết phải có Chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ: Với xu thế phát triển Công nghiệp phần của thế giới, với hiện trạng, mục tiêu và điều kiện phát triển Công nghiệp phần mềm của Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ phải có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất phần mềm nhiều hơn nữa và hiệu quả hơn nữa. Và một trong những chính sách đó ưu đãi đó là chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Chương II: thực trạng hoạt động sản xuất phần mềm và sự cần thiết áp dụng chính sách ưu đãi thuế tại Trung tâm Công nghệ thông tin. I. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Công nghệ thông tin I.1. Quá trình hình thành : Trung tâm công nghệ thông tin được thành lập theo Quyết định số 636/QĐ-TCCB-LĐ ngày 22/3/1999 của tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trung tâm được hình thành dựa trên sự sát nhập từ hai trung tâm là: Trung tâm nghiên cứu phát triển phần mềm và Trung tâm đào tạo phát triển phần mềm. Trung tâm là tổ chức nghiên cứu đặt trực thuộc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, có chức năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu phát triển của Ngành Bưu chính-Viễn thông Việt Nam và xã hội. Trung tâm Công nghệ thông tin có tên giao dịch quốc tế là: CENTER FOR DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY. Viết tắt là CDIT Có trụ sở chính tại Hà Nội. Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm trực tiếp trước Học viện và pháp luật Việt Nam về nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Trung tâm có quy chế tổ chức, hoạt động và bộ máy quản lý, có con dấu theo tên gọi, ngoài ra Trung tâm được tự chủ hoạt động theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Học viện. I.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm: Trung tâm Công nghệ thông tin có quy mô tương đối nhỏ nên bộ máy quản lý được thiết kế theo cơ cấu tổ chức trực tuyến. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm như sau: Phòng dịch vụ Phòng phần mềm ứng dụng Phòng phần mềm công nghiệp Phòng tổng hợp Ban Giám đốc Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đứng đầu Trung tâm là Giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Học viện và pháp luật Nhà nước về quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm, quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm. Ngoài ra, Giám đốc cũng là người xây dựng kế hoạch và các biện pháp lớn về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quyết định chương trình hoạt động, dự án, phối hợp hoạt động với các đơn vị trong và ngoài Học viện trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Giúp đỡ cho Giám đốc là Phó Giám đốc, các trưởng, phó phòng của các phòng chức năng. I.3. Chức năng - nhiệm vụ của Trung tâm: Trung tâm Công nghệ thông tin có chức năng: Thứ nhất: Nghiên cứu khoa học Công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao Công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Thứ hai: Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hệ thống cho máy tính, mạng máy tính, các hệ thống thông tin quản lý, hệ thống cơ sở dữ liệu, lý thuyết về phát triển phần mềm cho các hệ điều hành. Thứ ba: Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu, sản xuất các phần mềm ứng dụng, gia công phần mềm theo đơn đặt hàng, tiến tới việc sản xuất phần mềm thương mại. Thứ tư: tiếp nhận phần mềm chuẩn của tổ chức Quốc tế để lập dự báo và quy hoạch phát triển mạng viễn thông. Thứ năm: tiếp nhận và chuyển giao công nghệ dịch vụ đa phương tiện và thực hiện tư vấn Công nghệ thông tin, dịch vụ phần mềm. Nhiệm vụ của Trung tâm Công nghệ thông tin được thể hiện qua nhiệm vụ của các phòng chức năng: Phòng phần mềm Công nghệp có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo phần cứng và phần mềm cho thiết bị; nghiên cứu phát triển phần mềm trên trên các phần cứng tiêu chuẩn; lắp đặt, bảo dưỡng tổng đài và các thiết bị mạng; hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai Công nghệ trong lĩnh vực thiết bị Công nghệ viễn thông. Phòng phần mềm ứng dụng: có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống tin học phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, quản lý, khai thác, điều hành mạng viễn thông; Hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai Công nghệ trong lĩnh vực mạng viễn thông; Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn; Nghiên cứu phát triển, tiếp nhận và chuyển giao Công nghệ mạng máy tính, mạng truyền thông. Phòng phần mềm dịch vụ có nhiệm vụ: nghiên cứu, phát triển, tiếp nhận và chuyển giao các công cụ và phương pháp phát triển phần mềm; Nghiên cứu, phát triển và triển khai các dịch vụ gia tăng giá trị; Tiến hành gia công phần mềm theo đơn đặt hàng tiến tới sản xuất phần mềm xuất khẩu. Công tác kế toán được thực hiện trong phòng Tổng hợp. Phòng tổng hợp có nhiệm vụ: Tham mưu cho ban Giám đốc các vấn đề nhằm thực hiện chức năng, nhiệm của Trung tâm. Thu thập xử lý thông tin về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiên cứu, giúp Ban Giám đốc điều hành công việc. Quản lý chế độ chính sách, lao động tiền lương, điều hành và đảm bảo hoạt động hành chính chung của Trung tâm. Quản lý, phân phối, sử dụng tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác. I.4. Tình hình sản xuất phần mềm của Trung tâm Công nghệ thông tin từ khi thành lập đến nay. - Việc sản xuất phần mềm của Trung tâm Công nghệ thông tin chủ yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Cụ thể là Trung tâm sản xuất phần mềm theo sự chỉ đạo và theo nhiệm vụ được giao từ Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông. Ví dụ như: Trung tâm đã hoàn thành phần mềm chương trình thương mại điện tử; Chương trình quản lý mạng truyền dẫn SDH... . - Ngoài việc sản xuất phần mềm theo sự phân công của Học viện ra, Trung tâm còn sản xuất phần mềm ứng dụng theo đơn đặt hàng của khách hàng và cung ứng dịch vụ liên quan tới phần mềm. Tiếp nhận phần mềm tiêu chuẩn của các tổ chức Quốc tế để lập dự báo và quy hoạch phát triển mạng viễn thông và dịch vụ phần mềm. Để chứng minh điều trên ta hãy xem xét tình hình sản xuất cụ thể của Trung tâm qua hai năm: 1999 và 2000. * Tình hình sản xuất năm 1999: Năm 1999 Trung tâm Công nghệ thông tin đã hoàn thành và bàn giao 2 công trình lớn cho hai tỉnh: Bắc Ninh và Hải Phòng. Đó là: + Hệ thống trả lời khách hàng . + Chương trình quản lý mạng cáp. Hai công trình này trị giá hơn hai tỷ đồng. Xét bảng số liệu cụ thể sau: Đơn vị: Đồng Sản phẩm Đơn vị khách hàng Doanh số - Hệ thống trả lời khách hàng Bưu điện tỉnh Bắc Ninh 1.495.850.000 - Chương trình quản lý mạng cáp Bưu điện tỉnh Hải Phòng 523.000.000 - Đào tạo lập trình viên Trong và ngoài ngành 98.868.000 - Các phần mềm ứng dụng cho quản lý khác. 253.284.000 Ngoài ra, Trung tâm còn sản xuất một số chương trình phần mềm văn phòng phục vụ cho hoạt động quản lý như: Chương trình quản lý nhân sự , phần mềm kế toán... cho một số doanh nghiệp trong nước với tổng doanh số đạt 253.284.000 đồng. Như vậy, chỉ với 61 thành viên trong đó có 49 kỹ sư chuyên lập trình mà Trung tâm đã làm được một giá trị không nhỏ: 2.371.002.000 đồng. Có thể thấy được trong năm 1999 doanh thu trung bình mỗi thành viên của Trung tâm là 39 triệu đồng. * Tình hình sản xuất của Trung tâm năm 2000. Sau một năm hoạt động, số nhân viên của Trung tâm tăng thêm 29 thành viên. Số nhân viên mới này chủ yếu là kỹ sư lập trình. Làm tổng cộng số nhân viên của Trung tâm năm 2000 là 90 người. Cũng như năm 1999, sản phẩm của năm 2000 chủ yếu phục vụ cho ngành thông tin của các tỉnh trong nước nhưng với doanh số tăng đáng kể. Xét bảng số liệu cụ thể sau: Đơn vị: Đồng Sản phẩm Đơn vị khách hàng Doanh số - Hệ thống tính cước và thanh toán nợ Bưu điện TP HCM 1.218.809.000 - Hệ thống tự động trả lời khách hàng Bưu điện tỉnh Thanh Hoá 1.038.642.000 - Hệ thống nhắn tin hiển thị số Đài nhắn tin khu vực I 1.200.000.000 - Hệ thống nhắn tin hiển thị số Đài viễn thông TP HCM 597.000.000 - Hệ thống quản lý mạng cáp Bưu điện tỉnh Đà Nẵng 305.780.000 Ngoài các hợp đồng trên , Trung tâm còn cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm như: tư vấn quản lý mạng, đào tạo các kỹ sư lập trình trong và ngoài ngành với tổng doanh số là : 278.980.000 đồng. So sánh doanh số của năm 2000 với doanh số của năm 1999 ta thấy doanh số đã tăng lên đáng kể. Tổng doanh số của năm 2000 đạt 4.639.211.000 đồng, tăng 95,66% trong khi đó số nhân viên tăng thêm 19 người tương đương với 47,54%. Như vậy năm 2000 cứ một nhân viên của Trung tâm làm ra được 48.447.011 đồng, tăng 24.2%. Có thể tổng hợp phép so sánh trên qua bảng sau: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 % tăng lên Số nhân viên(người) 61 90 47.54% Doanh số(đồng) 2.371.002.000 4.639.211.000 95.66% Qua bảng số liệu trên ta thấy tiềm năng phát triển của Trung tâm rất lớn. Chỉ với hơn một năm hoạt động mà đã có kết quả đáng khích lệ. II. tư tưởng chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm: Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 nêu rõ các loại thuế được ưu đãi và các đối tượng được hưởng ưu đãi. II.1. Ưu đãi đối với doanh nghiệp: Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập có được của tổ chức cá nhân trong một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Do đó, loại thuế này có tác động trực tiếp đến thu nhập còn lại của doanh nghiệp. Chính phần thu nhập còn lại này sẽ giúp doanh nghiệp tái sản xuất. Trong lĩnh vực Công nghiệp phần mềm cũng vậy, việc doanh nghiệp có tái sản xuất mở rộng được hay không cũng phụ thuộc vào phần thu nhập còn lại đó. Chính vì thế Chính phủ đã đưa chính sách ưu đãi thuế mà trong đó có ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Với chính sách ưu đãi này thì: - Đối với doanh nghiệp trong nước: Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và doanh nghiệp phần mềm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với các mức sau: +Thuế suất 25%. +Thuế suất 20% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. +Thuế suất 15% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. - Đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm có vốn đầu tư nước ngoài: thì được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất phần mềm mới thành lập dù là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với thu nhập do hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm. Về thuế giá trị gia tăng(GTGT): Mọi sản phẩm và dịch vụ phần mềm đều được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: + Đối với thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường ban hành danh mục nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở cho việc xác định ưu đãi về thuế nhập khẩu. Danh mục nói trên được điều chỉnh hàng năm. + Đối với thuế xuất khẩu: Miễn thuế xuất khẩu đối với mọi sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm. II.2. Ưu đãi đối với người lao động hoạt động trong lĩnh vực này: - Đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0013.doc
Tài liệu liên quan