Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005

Lời mở đầu. Nước ta là nước nông nghiệp, với 54 dân tộc anh em sinh sống nền kinh tế đang trong quá trình phát triển, đời sống nhân dân đang còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Vì vậy để hoà cùng xu thế chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đảng ta đã và đang có nhiều chính sách chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế của vùng cao. Là một sinh viên đang trong quá trình thực tập, với mong muốn tăng thêm khả năng hiểu biết cuả mình

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về xã hội, cũng như về đời sống của các dân tộc, vùng miền núi và có thể thực hành được những kiến thức mà mình đã tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường. Vì thế em chọn đề tài thực tập là: “Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005”. Em xin chân thành cảm ơn GV- TS- Nguyễn Tiến Dũng, Ban Dân Tộc Bắc Giang đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và cung cấp tài liệu cho em hoàn thành đề tài này. Nội dung. ChươngI : Cơ sở lý luận chung về chương trình phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo. I. Một số khái niệm chung. Để tìm hiểu về chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo trước hết ta phải tìm hiểu một số khái niệm sau. Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội là một phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước xét về bản chất nó là hoạt động có ý thức của Nhà nước trên cơ sở nhận thức khách quan nhằm định hướng phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như xác định những giải pháp lớn để thực hiện định hướng đó với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Chương trình phát triển kinh tế xã hội được hiểu là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau của nhiều đối tượng được tổ chức, phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu đã chọn trên cơ sở nguồn lực nhất định. Đói nghèo là một trong các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Để giảm bớt đói nghèo, mỗi quốc gia khác nhau có cách tiếp cận giải quyết khác nhau, ở nước ta quan niệm đói nghèo là tình trạng không đủ cơm ăn áo mặc, đời sống nhân dân khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy xóa đói giảm nghèo chính là biện pháp khắc phục tình trạng trên. II. Sự cần thiết phải có chương trình phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo. Trên thế giới tình trạng đói nghèo là vấn đề mà ở bất kỳ một quốc gia nào cũng có. Để giảm bớt đói nghèo mỗi quốc gia khác nhau có cách tiếp cận và giải quyết khác nhau, ở nước ta để giảm bớt đói nghèo chúng ta cần phải xây dựng và thực hiện thành công chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Thực trạng đói nghèo ở nước ta. Để xác định giới hạn đói nghèo ở mỗi nước khác nhau, mỗi tổ chức khác nhau đưa ra các tiêu thức khác nhau. Khi nghiên cứu về đói nghèo ở nước ta một nhóm chuyên gia ở Ngân hàng thế giới đưa ra giới hạn đói nghèo là 2100 calo cho mỗi người trong một ngày. Với tiêu thức này họ đánh giá tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam những năm 1992-1993 là 51% đây là một tỷ lệ đói nghèo khá cao. Phần lớn các gia đình đói nghèo ở nước ta không có đủ cơm ăn áo mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị… do đó lương thực mà chủ yếu là gạo được xem như là một tiêu thức xác định đói nghèo ở nước ta. Nêu tính theo thu nhập thì các hộ nghèo có thu nhập quy đổi ra gạo tính bình quân đầu người không đạt mức 13 kg một tháng. Dựa vào tiêu thức trên theo tính toán đến cuối năm 1997 cả nước có hộ đói nghèo chiếm 17,4% tổng số hộ dân của cả nước. Trong đó có 0,9 hộ triệu đói nghèo chiền miên chiếm 30% hầu hết số này là đồng bào dân tộc đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân của đói nghèo. Có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đói nghèo song có thể chia thành 3 nhóm sau: Nhóm do điều kiện tự nhiên: thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, thiếu đất canh tác, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn… những nguyên nhân này thường tạo lên tình trạng đói nghèo cho khu vực rộng. Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách: thiếu hoặc không đồng bộ về cơ sở hạ tầng khuyến khích sản xuất, vấn đề tín dụng hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm tăng thêm thu nhập… Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu hoặc không có vốn, đông con, thiếu sức lao động không việc làm, do các tệ nạn xã hội. Giải pháp. Để giảm bớt đói nghèo chúng ta đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhưng vẫn chưa giải quyết căn bản vấn đề đói nghèo phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình và dự án để giải quyết vấn đề này. Đó là chính sách cứu tế, cứu đói, quyên góp khắc phục thiên tai lũ lụt… các giải pháp này đều có tác động tích cực để giảm bớt đói nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo xã nghèo được hưởng thụ từ các chính sách, chương trình, dự án chưa nhiều vì vốn đầu tư còn ít. Trước tình hình đó cần phải có một chương trình để phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo. Phạm vi và đối tượng của chương trình. Chương trình xoá đói giảm nghèo được thực hiện trên cả nước, đối tượng hưởng thụ của chương trình là những người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, những hộ trong diện di canh di cư được vận động định canh định cư, các dân tộc thiểu số. Các dự án của chương trình xoá đói giảm nghèo. 3.2.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay cơ sở hạ tầng ở Việt Nam nói chung thuộc diện vừa thiếu vừa yếu về chất lượng, chưa đảm bảo cho phát triển các ngành kinh tế , khác phục các vấn đề xã hội, chưa tạo được môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước mắt cần tập chung các nguồn lực cho vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người… về xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường ô tô, đường điện đến trung tâm xã, nước sạch cho sinh hoạt, trường học… để đảm bảo được điều đó dự án cần phải huy động nhiều nguồn lực tham gia. Trước hết huy động nguồn lực trong dân bằng lao động công ích, tự nguyện, đóng góp của cá nhân, tập thể, các cơ quan, các thành phần kinh tế. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần cho các xã nghèo để xây dựng các cơ sở hạ tầng. 3.2.2. Dự án hỗ trợ đất sản xuất. Nhiều năm qua tình hình sử dụng đất có nhiều biến động, đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh tróng. Diện tích đất rừng che phủ ngày càng giảm, để khắc phục tình trạng này dự án tiến hành điều tra, kê khai, đánh giá lại hiện trạng đất đai điều chỉnh lại ruộng đất cho nông dân nghèo chưa có đủ đất canh tác, thu hồi những phần đất cấp không đúng đối tượng, không đúng mục đính, không đúng chính sách, đất sử dụng không có hiệu quả. Tổ chức khai hoang, phục hoá, mở rộng quỹ đất sản xuất cho các hộ nghèo thực sự có nhu cầu và có khả năng sản xuất nhưng chưa được giao đất hoặc giao đất không đủ. Những vùng có ít ruộng đất thì Nhà nước hỗ trợ phương tiện và điều kiện sản xuất để phát triển ngành nghề dịch vụ hoặc vận động đến vùng kinh tế mới. 3.2.3. Dự án tín dụng đối với người nghèo. Có thể nói còn khá nhiều các hộ nghèo cần được vay vốn, có được nguồn vốn hỗ trợ ban đầu đời sống các hộ nghèo sẽ được cải thiện đáng kể. Thực tế chỉ ra rằng: đối với những hộ nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao nếu được vay vốn hỗ trợ từ 1,5 đến 2 triệu đồng thì có thể khá lên rất nhanh từ 1 đến 2 năm. Nhà nước đã hình thành ngân hàng phục vụ người nghèo có thể đáp ứng một phần vay vốn của người nghèo. Theo dự án sẽ hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo nhằm tạo nguồn vay vốn ổn định và tăng quy mô cho phạm vi vay. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và cho vay vốn, huy động tối đa các nguồn lực trong nước, những tiềm năng trong dân cư, các tổ chức xã hội … tham gia đóng góp cho quỹ này. 3.2.4. Dự án hỗ trợ về giáo dục. Những năm gần đây Nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh công tác hoàn thiện trường lớp, tăng cường đội ngũ chất lượng giáo viên… tuy nhiên tình trạng học 3 ca ở các trường vẫn còn, lớp học tranh tre nứa vẫn tồn tại, tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng ra tăng, tình trạng mù chữ và tái mù chữ vẫn còn là vấn đề nổi cội. Dự án hỗ trợ giáo dục nhằm cải thiện từng bước những bức xúc trong lĩnh vực giáo dục. Thông qua dự án này học sinh là con em các hộ nghèo nhất là con em các dân tộc ở vùng cao, biên giới, hải đảo được ưu tiên xét học vào các trường dân tộc nội trú, các trường đại học, cao đẳng và cấp mượn sách giáo khoa, giảm học phí, xét cấp học bổng hàng năm. 3.2.5. Dự án hỗ trợ về y tế. Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là công việc hết sức cần thiết của Nhà nước và xã hội, nó đòi hỏi phải có hệ thống các chính sách, cơ chế cùng hàng loạt các giải pháp, biện pháp cụ thể. Tuy nhiên trong khuôn khổ của dự án, chỉ tập chung vào việc hỗ trợ y tế cho người nghèo ở xa các trung tâm y tế. Trước hết cần củng cố mạng lưới y tế cơ sở, trang bị đủ phương tiện khám và chữa bệnh tối thiểu, đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Người nghèo sẽ được giảm viện phí và các khoản đóng góp khi khám chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế của Nhà nước. Nhà nước có phương thức thích hợp để khám và chữa bệnh tại bệnh viện, cung ứng thuốc cho người nghèo. Phát huy các loại hình chữa bệnh trong dân gian. Động viên các lực lượng y tế tham gia khám chữa bệnh cho người nghèo, người nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh và được cấp bảo hiểm y tế. 3.2.6. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn: nông-lâm-ngư. Do nhiều nguyên nhân khác nhau người nghèo thường không có nghề, 90% số người nghèo không có điều kiện để nắm bắt những kiến thức mới về sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, nên năng suất lao động rất thấp làm không đủ ăn. Nội dung hướng dẫn cách làm ăn chuyển giao công nghệ cho hộ nghèo bao gồm: Giúp họ cách lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi hoặc ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng của từng địa phương. Phổ biến những kiến thức, kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc thông qua các mô hình thực tế thích hợp với địa phương nâng cao năng suất lao động và đảm bảo môi trường. Việc hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo chủ yếu dựa vào nguồn lực tại chỗ, tại cộng đồng. Ngoài ra sẽ động viên những hộ làm ăn khá phổ biến kinh nghiệm hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. Tổ chức các trung tâm khuyến nông-khuyến lâm-khuyến ngư, chú trọng tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện các cán bộ chủ chốt, đặc biệt là của các xã, huyện làm nòng cốt cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Tăng cường hiệu quả công tác tổ chức tuyên chuyền hướng dẫn bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn từ xa. 3.2.7. Dự án đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở. Chương trình xóa đói giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi rộng mà đối tượng là những người nghèo. Nhận thức và trình độ nói chung thấp so với các vùng khác. Vì thế cần phải có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, hiểu công việc, gắn bó với địa bàn triển khai dự án. Tốt nhất là sử dụng ngay các cán bộ thôn, xã có sự phối hợp, giúp đỡ của cấp huyện, tỉnh và trung ương. Do đó phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngay từ khi triển khai dự án. Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp và đội ngũ cộng tác viên xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ưu tiên cán bộ và cộng tác viên làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở. 3.2.8. Dự án định canh định cư, di dân, kinh tế mới. Cuộc vận động định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống theo lối du canh, du cư ở các tỉnh miền núi, trung du của nước ta đã được tiến hành từ năm 1963. Diện vận động định canh định cư trong cả nước khoảng 3,1 triệu người. Mục tiêu của dự án là giúp đỡ đồng bào trong diện vận động định canh, định cư có điều kiện sản xuất và ổn định đời sống, chấm dứt tình trạng du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy. Dự án sẽ tập trung nguồn lực vào 3 nhóm công việc: Đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất và đời sống cho hộ định canh định cư. Đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cho cộng đồng định canh định cư. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho việc thực hiện dự án. Để thực hiện thành công và đạt được mục tiêu của dự án cần có các giải pháp thực tế phù hợp. Trước hết cần tuyên truyền vận động để bà con thấy hết được cái lợi trong việc định canh, định cư. Đào tạo cán bộ hướng dẫn và triển khai thực hiện dự án, điều tra và quy hoạch đúng các vùng định canh, định cư, xây dựng mô hình điểm và nhân rộng các mô hình này cho tất cả các xã trong diện định canh, định cư, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ định canh, định cư. 3.2.9. Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. Nước ta còn bộ phận dân cư các dân tộc chậm tiến, lạc hậu, trình độ phát triển của mỗi dân tộc ở mức độ chênh lệch khác nhau, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 1992 Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng các đề án cụ thể kết hợp nhằm hỗ trợ các dân tộc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này. Mục tiêu của dự án nhằm tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào sớm ổn định đời sống phát triển sản xuất, thoát khỏi nguy cơ suy giảm dân số (chủ yếu là 20 dân tộc ít người), nâng cao dân trí, thực hiện xoá đói giảm nghèo giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc các vùng góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thực hiện chương trình. Nguồn vốn cho thực hiện chương trình. Nguồn vốn, nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo trước hết là chủ yếu dựa vào sự huy động vốn trong dân cư ở địa phương. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để cho vay. Động viên tối đa nguồn vốn trong dân thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo. Có chính sách bù chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất ưu đãi. Hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo do dân cư và các tổ chức trong và ngoài nước đóng góp bằng lao động công ích, bằng tiền, bằng hiện vật. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng khó khăn, trợ giúp học phí, học bổng cho con em nghèo học văn hoá, học nghề, chuyển giao công nghệ… hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Ngoài ra sẽ sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép của các chương trình dự án khác và nguồn vốn hợp tác quốc tế, nguồn vốn viện trợ từ bên ngoài. Tổ chức thực hiện chương trình. Xóa đói giảm nghèo chủ yếu được thực hiện ở các địa phương trước mắt từ cấp xã. Từng xã xây dựng chương trình xác định đối tượng mục tiêu và khả năng tự giải quyết. Các tổ chức đoàn thể phối hợp với các cấp tổ chức chính quyền, tổ chức lồng ghép các mục tiêu, nguồn lực nhằn thực hiện mục tiêu của chương trình. Đảm bảo điều hành, chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả nguồn lực dành cho chương trình để đạt các mục tiêu đã đề ra. III. Sự cần thiết của chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang là tỉnh miền núi được tái lập năm 1997 với tổng diện tích là 3.822 km2, toàn tỉnh có 9 huyện một thị xã với 229 phường, xã, thị trấn. Trong đó có 169 xã miền núi. Dân số toàn tỉnh có 1,5 triệu người, trong đó có gần 1,2 triệu người sống ở khu vực miền núi chiếm 91,8% dân số của tỉnh. Gồm 25 dân tộc anh em sinh sống trong đó có 16 dân tộc thiểu số với 93,627 người chiếm 49,7% dân số trong vùng. Đời sống của nhân dân vùng cao còn gặp rất nhiều khó khăn về cả vật chất và tinh thần. Hệ thống cơ sở hạ tầng thì nghèo nàn, lạc hậu, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ chưa cao, hệ thống thông tin liên lạc chưa phát triển… Chương II. Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005. Phần I. Khái quát chung về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội vùng miền núi dân tộc tỉnh Bắc Giang trước năm 2001. Vùng cao tỉnh Bắc Giang gồm có 44 xã với 475 thôn, bản tập trung ở 4 huyện: Sơn Động, Lục ngạn, Yên thế, Lục nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 175.101 ha chiếm 45,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó: Đất nông nghiệp: 21.753 ha chiếm 12,4% tổng diện tích trong vùng. Đất lâm nghiệp: 76.511 ha chiếm 43,7% tổng diện tích trong vùng. Đất chuyên dùng: 24.780 ha chiếm 14,2% tổng diện tích đất trong vùng. Đất chưa sử dụng: 52.057 ha chiếm 29,7% tổng diện tích trong vùng. Từ đó ta thấy bình quân diện tích đất canh tác/ đầu người rất thấp chỉ khoảng trên 200 m2. I. Tình hình kinh tế. Nhìn chung vùng cao cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông, thuần nông, chậm phát triển, năng suất hiệu quả còn thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm. Giá trị tổng sản phẩm toàn vùng là 360.346 triệu đồng, trong đó: Nông-lâm-nghiệp: 317,969 triệu đồng chiếm 88,2% trong tổng số. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: 19.963 triệu đồng chiếm 5,54% trong tổng số. Thương mại dịch vụ: 22.413 triệu đồng chiếm 6,22% trong tổng số. Tổng sản lượng lương thực: 34.700 tấn, bình quân lương thực đầu người/năm/184 kg, bằng 54% bình quân toàn tỉnh Sản xuất nông-lâm-nghiệp. Trông trọt: Vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng trọt như: đất canh tác ít, thiếu nước vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa, trình độ canh tác thấp… nên năng suất cây trồng thấp, hiệu quả không cao. Diện tích gieo trồng là: 28.43 ha, trong đó chủ yếu là cây lương thực: lúa 10.091 ha, ngô 1.357 ha, lạc 1.049 ha… Năng suất lúa còn thấp chỉ đạt 23 đến 25 tạ/ha. Tuy nhiên song sản xuất nông nghiệp đang có những chuyển biến tích cực như: Phong trào khai thác đất đồi bãi để trồng cây ăn quả mấy năm qua tăng nhanh. Được hướng dẫn áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất cho nhân dân ở một số nơi làm tăng năng suất cây trồng. Hình thức kinh tế trang trại với phương thức nông-lâm-nghiệp kết hợp và kinh doanh vườn rừng đã và đang phát triển đem lại hiệu quả thiết thực trong việc xoá đói giảm nghèo. Đến cuối năm 2000 đã có 275 trang trại và 2.468 vườn rừng kết hợp trồng cây ăn quả cho thu hoạch tốt, ở những nơi này bước đầu đã xuất hiện hàng hoá. Chăn nuôi. Vấn đề chăn nuôi đã được người dân bắt đầu trú trọng và quan tâm đến, việc săn bắt thú rừng hầu như không còn nữa. Năm 2000 việc phát triển chăn nuôi so với năm 1999 tăng 8% trong đó: đàn lợn tăng 14%, gia cầm tăng 11%, đàn bò tăng 21%, riêng đàn trâu giảm 13%. Sản xuất lâm nghiệp. Từ khi thực hiện việc giao đất, khoán rừng, đồng thời được đầu tư bằng các dự án trong và ngoài nước thì sản xuất lâm nghiệp có nhiều chuyển biến lớn. Toàn vùng có 35.380 ha rừng tự nhiên, 18.300 ha rừng trồng, 2.927 ha rừng đặc dụng. Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và khoanh, nuôi tái sinh rừng có nhiều chuyển biến tiến bộ. Nhờ đó mà độ che phủ rừng được nâng lên 43%. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong giai đoạn này vùng miền núi tỉnh Bắc Giang chưa có công nghiệp mà chủ yếu là thủ công nghiệp với các ngành nghề còn nhỏ, kỹ thuật còn lạc hậu như: chế biến nông-lâm-sản, cơ khí sửa chữa chủ yếu là những vật dụng phục vụ sản xuất nông-lâm-nghiệp, vật liệu xây dựng… qua thống kê có 457 hộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản lượng đạt được là 19,9 tỷ đồng. Nhin chung công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở vùng cao còn nhỏ bé chậm phát triển nên chưa làm chuyển dịch đáng kể cơ cấu kinh tế cuả vùng cao. Thương mại, dịch vụ, du lịch. Hoạt động thương mại, dịch vụ vùng cao chậm phát triển. Thương nghiệp quốc doanh mới có mạng lưới phục vụ đến một số trung tâm của xã , hệ thống hợp tác xã không còn nên việc cung ứng hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, tiêu thụ hàng nông-lâm-sản của người dân chủ yếu do tư thương đảm nhiệm. Mạng lưới chợ đã được hình thành tương đối hợp lý nhưng hầu hết là chợ tạm, chưa được xây kiên cố và có kế hoạch. Trong vùng có 3 điểm du lịch sinh thái là: Suối mỡ ở huyện Lục nam, Hồ cấm sơn ở huyện Lục ngạn, Rừng khe dỗ ở huyện Sơn động. Ngoài ra còn có điểm du lịch mới được hình thành bắt đầu bước vào khai thác, phục vụ hoạt động du lịch. Nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch ở giai đoạn này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. II. Văn hoá xã hội. Y tế. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nhiều tiến bộ, đã kiểm soát được các dịch bệnh lớn như: sốt rét, lao… cán bộ y tế xã được tăng cường, đến đầu năm 2001 toàn vùng có 12 trạm y tế xã có bác sĩ. Đồng bào vùng đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền, 90% đồng bào thường xuyên được sử dụng muối iốt, có tới 98% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ các loại vắc sin. Tuy vậy cho đến đầu năm 2001 vẫn còn: Trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 45%. Tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét 9,3%. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đã được quan tâm và chỉ đạo nhưng hiện nay tỷ lệ dân số vẫn ở mức cao 1,6% số người sinh con thứ 3, thứ 4 giảm chậm, nạn tảo hôn và sinh con trước 18 tuổi có chiều hướng gia tăng. Giáo dục- đào tạo. Sự nghiệp giáo dục vùng cao tiếp tục phát triển, hầu hết ở các xã vùng cao đã có trường tiểu học và trung học cơ sở, trường mầm non thu hút trên 90% số học sinh trong độ tuổi đến trường. Các xã vùng cao đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội chú được củng cố và tăng cường về cơ sở, vật chất ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Tuy vậy sự nghiệp giáo dục ở đây còn nhiều khó khăn hạn chế như: chất lượng giáo dục chuyển biến chậm, cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc vùng cao. Văn hoá xã hội và đời sống nhân dân. Hoạt động văn hoá được quan tâm chỉ đạo góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đồng bào các dân tộc hưởng ứng mạnh mẽ, vì vậy đã có 18 làng văn hóa cấp tỉnh, 74 làng văn hoá cấp huyện. Về hoạt động thông tin, đến đầu năm 2001 đã xây dựng được 4 trạm phát lại truyền hình, cấp phát 907 ti vi, 5.764 radio cho đồng bào dân tộc vùng cao. Đã mở rộng diện phủ sóng phát thanh 85% diện tích, sóng truyền hình 65% diện tích, đã thực hiện việc cấp báo cho các làng, bản hàng tháng. Vì vậy nâng cao sự hiểu biết của người dân vùng cao về các thông tin trong nước và thế giới. Song khó khăn về điều kiện giao thông, sách báo đến với đồng bào còn rất chậm, nên đa số đồng bào vẫn còn thiếu thông tin, hạn chế trình độ dân trí, nhiều tệ nạn xã hội vẫn còn phát triển như: tảo hôn, cờ bạc, nghiện hút… Đời sống nhân dân ổn định có nhiều mặt được cải thiện công tác xoá đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Bình quân hàng năm tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 4-5%. Tuy nhiên do sản xuất chậm phát triển mức sống của đồng bào vùng cao vẫn còn rất thấp, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 939.000 đồng chỉ bằng 28% thu nhập bình quân của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao, toàn vùng có 14.169 hộ nghèo. Có một số xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 70% số hộ trong xã như: xã Cấm sơn huyện Lục ngạn, xã Lệ viễn, Chiên sơn, Vĩnh khương của huyện Sơn động… ngoài ra lượng lao động thất nghiệp không có việc làm còn cao, chiếm 11% trong tổng số lao động của vùng cao. III. Cơ sở hạ tầng. Giao thông. Mạng lưới giao thông của vùng cao vẫn chủ yếu là đường bộ, với tổng chiều dài các tuyến là 1.418 km. Chất lượng còn thấp: Đường quốc lộ, tỉnh lộ mới có 25% được giải nhựa còn lại vẫn là đường đất chất lượng thấp. 90% đường huyện, xã, liên thôn chất lượng rất xấu chưa được nâng cấp, cải tạo, thiếu cầu cống. Vì vậy việc đi lại của nhân dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. Thuỷ lợi. Hiện toàn vùng có 326 công trình thuỷ lợi trong đó có 305 hồ đập, 14 trạm bơm đã xây dựng được 25 km kênh mương cứng. Chỉ có một số hồ đập lớn được xây dựng kiên cố như: hồ Cấm sơn, hồ Đá ong, Suối nứa được chủ yếu sử dụng. Các hồ đập nhỏ thì được xâydựng từ lâu lại chưa được sửa chữa nâng cấp vì thế một số công trình hàng năm đã bị lũ lụt cuốn làm hư hỏng nhiều, chỉ phát huy được 30-35% công suất thiết kế. Tính đến cuối năm 2000 các công trình thuỷ lợi hiện có ở trong vùng đảm bảo tưới 2 vụ cho 2.833 ha lúa nước chiếm 28% diện tích đất canh tác. Phát triển lưới điện, nước sinh hoạt và giáo dục y tế. Những năm trước được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mạng lưới điện vùng cao được mở rộng, đến năm2000 đã có 32 xã với 62% số hộ được dùng điện lưới phục vụ cho sinh hoạt. Một số xã chưa có điện lưới người dân đã tự đầu tư xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ để phục vụ đời sống. Từ năm 1998-2000 mới đầu tư xây dựng công trình nước sạch ở một xã (xã Tuấn đạo huyện Sơn động), tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ tới 37%, còn lại vẫn phải sử dụng nước thiếu vệ sinh. Nhiều nơi người dân thiếu nước sinh hoạt phải sử dụng nguồn nước bị ôi nhiễm cao rất có hại cho sức khoẻ và mắc phải một số bệnh truyền nhiễm như bệnh tả. Cơ sỏ vật chất các trường học vùng cao được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nên số phòng học kiên cố tăng nhanh đạt 27%, riêng cơ sở hạ tầng mần non đạt 8%. Các trạm y tế xã được củng cố, đã có 39/44 xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố chiếm 89%. Biểu thống kê hộ đói nghèo của 4 huyện vùng cao tỉnh Bắc Giang. (theo số liệu điều tra 2/2000 của sở lao động thương binh xã hội) Tên huyện-xã Hộ đói nghèo Số hộ đói nghèo (hộ) Tỷ lệ đói nghèo (%) I. Huyện Sơn động 4583 51,84 1. Xã Thạch sơn 132 57,89 2. Xã Phúc thắng 222 47.84 3. Xã Quế sơn 118 27,28 4. Xã Giáo liêm 307 29,61 5. Xã Tuấn đạo 219 29,04 6. Xã Bồng am 73 40,10 7. Xã Thanh sơn 339 45,40 8. Xã Long Sơn 421 49,51 9. Xã Thanh luận 231 48,61 10.Xã Dương hưu 403 47,02 11.Xã An Lạc 124 19,31 12. Xã Hữu sản 207 45,47 13. Xã Vân sơn 294 65,47 14. Xã Lệ Viễn 541 78,98 15. Xã Chiên sơn 280 70,53 16. Xã Cẩm đàn 372 69,4 17. Xã Vĩnh khương 303 77,69 II. Huyện Lục Nam 3359 30,3 1.Xã Lục sơn 375 28,4 2. Xã Bình sơn 563 26,9 3. Xã Trường sơn 396 31,9 4. Xã Vô tranh 563 32,7 5. Xã Nghĩa phương 797 29,6 6.Xã Đông hưng 481 29,4 7.Xã Trường giang 184 33,4 III.Huyện Yên thế 2708 34,66 1.Xã Tiến thắng 286 30,4 2.Xã Nam tiến 411 33,8 3.Xã Xuân lương 341 32,2 4.Xã Canh Nậu 451 39,9 5.Xã Đồng vương 291 32,8 6.Xã Đồng tiến 243 32,5 7.Xã Đồng hưu 351 34,5 8.Xã Tam hiệp 334 41,2 IV.Huyện Lục Ngan 3519 37,79 1.Xã Xa lý 261 57,86 2.Xã Phong vân 380 33,8 3.Xã Phong minh 148 19,19 4.Xã Tân sơn 404 34,23 5.Xã Cấm sơn 497 70,34 6.Xã Sơn hải 278 53,06 7.Xã Hộ đáp 181 37,78 8.Xã Kim sơn 311 37,72 9.Xã Phú nhuận 235 35,19 10.Xã Đèo gia 300 43,31 11.Xã Tân lập 266 18,82 12.Xã Tân mộc 288 27,32 PhầnII. Chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005. Căn cứ vào quyết định 135/QĐ/TTg ngày 31/7/1998 (nay là QĐ-138/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ) phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển của các ngành đến năm 2010 quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn đã được phê duyệt năm 1999. Căn cứ vào nguồn lực có khả năng cân đối đến năm 2005, nhất là nguồn vốn của chương trình 135 mới, dự án giảm nghèo phát triển nông thôn tổng hợp 135 của dự án giảm nghèo. I.Mục tiêu phát triển đến năm 2005. Mục tiêu tổng quát. Tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc nâng cao năng lực, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận với thị trường, khai thác các tiềm năng, lợi thế của vùng cao. Đẩy mạnh phát triển sản xuất giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống của cộng đồng dân cư vùng cao trong tỉnh, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, giáo dục, thông tin, y tế, nâng cao dân trí, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đưa cộng đồng các dân tộc hoà nhập với đời sống chính trị kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả nước. Mục tiêu cụ thể đến năm 2005. 2.1.Về kinh tế. Giá trị tổng sản phẩm: 457000 triệu đồng. Nông nghiệp, lâm nghiệp: 397000 triệu động Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 27000 triệu đồng Thương mại dịch vụ: 32000 triệu đồng Tổng sản lượng lương thực: 49000 tấn Lương thực bình quân đầu người: 184 kg Thu nhập bình quân/người 1,4 triệu đồng/năm 2.2.Mục tiêu xã hội. Dân số trung bình 200000 người Tỷ lệ phát triển dân số 1,33% Tỷ lệ hộ còn nghèo < 20% Phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi 100% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng <5 tuổi 35% 100% số xã có điện, 85% số hộ được sử dụng điện. 70% dân số được dụng nước sạch hợp vệ sinh. 3.Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư Trong giai đoạn 2001-2005 ưu tiên đầu tư các lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn vùng cao. Phát triển sản xuất nông nghiệp. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực. Từ đó đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. II. Nhiệm vụ, biện pháp phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu. 1.Phát triển kinh tế. 1.1.Phát triển nông-lâm-nghiệp 1.1.1.Về trồng trọt. Để có được sản lượng lương thực 49 nghìn tấn vào năm 2005 cần thực hiện bằng các biện pháp sau: Củng cố nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thuỷ lợi để chủ động tưới 40% diện tích cấy lúa, nâng hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần. Phấn đấu có 40-50% diện tích cấy bằng các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Mở rộng diện tích gieo trồng tăng thêm 2000 ha. Hỗ trợ cải tạo 1800 ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả. 1.1.2.Về chăn nuôi- thuỷ sản. Phát triển ngành chăn nuôi với tốc độ từ 5-6%/năm. Chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm. Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất… củng cố hệ thống dịch vụ thú y, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh. Cấp cho các thôn bản các con giống tốt bằng nguồn vốn của dự án giảm nghèo, phát triển nuôi cá thịt các loại ở hồ đập thuỷ lợi, đầm hồ tự nhiên và có hỗ trợ trong công việc khai thác thuỷ sản. Tập trung chỉ đạo tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn bà con vùng cao sản xuất theo phương châm “ cầm tay, chỉ việc”, xây dựng nhiều mô hình sản xuất tại chỗ ở thôn bản và hộ gia đình. 1.1.3.Sản xuất lâm nghiệp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 trồng rừng tập trung 10000 ha, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 52% diện tích, đi đôi với trồng rừng cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, khuyến khích tăng nuôi tái sinh rừng. Việc trồng rừng phải trú trọng đến hiệu qủa kinh tế, hiệu quả môi trường. Hướng chính là phát triển rừng nguyên liệu giấy, nguyên liệu sản xuất ván nhân tạo, xen kẽ là cây hương liệu. Sử dụng các biện pháp chủ yếu sau: Sử dụng nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án một cách có hiệu quả nhất. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, vườn rừng, quy hoạch lại diện tích rừng của các lâm trường, rút bớt để giao khoán cho các hộ quản lý sử dụng. Làm tốt quy hoạch, thiết kế đất trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Không để tình trạng cây ăn quả lấn rừng như hiện nay. 1.2.Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34210.doc
Tài liệu liên quan