Chuyển tiền điện tử tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam

Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Giao dịch I - Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cùng toàn thể cán bộ, nhân viên trong Sở Giao dịch và các thầy cô trong Học Viện đặc biệt là thầy giáo - Thạc sỹ Đinh Đức Thịnh đã giúp tôi trong qua trình xây dựng và hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên : Phạm Quế Anh Lời nói đầu Kinh nghiệm ở tất cả các nước phát triển cho thấy rằng những cải cách về hệ thống Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng luôn luôn có ý n

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chuyển tiền điện tử tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Bài học ở nhiều nước đang phát triển cũng cho thấy kết quả như vậy. Nơi nào, ở đâu, hoạt động Ngân hàng- tiền tệ được hoàn thiện nhanh, nơi đó sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Bởi vai trò chủ chốt của ngành này là cung ứng và đảm bảo một nền tảng tài chính tốt, ổn định cho cả đoàn tàu kinh tế. Vì lý do đó, việc bổ sung, hoàn chỉnh, đổi mới hoạt động Ngân hàng ở những quốc gia mới bước vào giai đoạn phát triển như Việt Nam là vô cùng cần thiết. Đi sâu vào thực tế, ta thấy phần lớn sự phát triển mạnh mẽ của các Ngân hàng trên thế giới phụ thuộc vào tốc độ phát triển Công nghệ Ngân hàng. Hơn nữa, quá trình hiện đại hoá Ngân hàng đã tạo nên một hình ảnh thịnh vượng cho ngôi nhà Ngân hàng chung trên thế giới. Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa hội nhập hay trước những cơ hội và thách thức (?). Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam đã và đang làm gì khi cánh cửa hội nhập đã bắt đầu (?). Một trong những phương hướng cấp bách và quan trọng đó là việc thúc đẩy quá trình Phát triển công nghệ Ngân hàng và Thương mại điện tử. Quá trình này ngày càng được phát triển mạ bởi tính quan trọng của nó đã và đang giúp Ngân hàng Việt Nam ổn định, tự tin hơn trên con đường đi tới. Nhận thức được vấn đề như trên, tác giả bài khoá luận tốt nghiệp đã chọn đề tài Chuyển tiền điện tử, một trong những phương thức Thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử và cũng là một trong những thành quả của sự phát triển Công nghệ Ngân hàng tại Việt Nam. Bài khoá luận về Chuyển tiền điện tử này được viết tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), nơi tác giả có điều kiện thực tập và được nhận thức thực tế về Thanh toán điện tử trong đó có quy trình Chuyển tiền điện tử. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân tác giả và đề tài khoá luận còn khá mới mẻ nên chưa đủ để có thể đi sâu phân tích cụ thể được. Bài viết này chỉ xin viết và đánh giá một số phần chung nhất của đề tài khoá luận tốt nghiệp “Chuyển tiền điện tử tại Sở Giao Dịch I - NHNo&PTNT Việt Nam”. Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và thông cảm từ phía người đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tác giả: Phạm Quế Anh Chương i. Lý luận chung về Chuyển tiền điện tử trong ngân hàng thương mại I. Khái quát chung về chuyển tiền điện tử. 1.1. Chuyển tiền điện tử : Theo quy chế Chuyển tiền điện tử ban hành kèm theo quyết định số 353/1997/QĐ - NHNN2 ngày 22 tháng 10 năm 1997 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước thì Chuyển tiền điện tử được hiểu là toàn bộ quá trình xử lý một khoản tiền chuyển qua mạng máy vi tính kể từ khi nhận được một Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng (đối với chuyển tiền Có) hoặc thu nợ từ người nhận lệnh (đối với chuyển tiền Nợ). Hệ thống Chuyển tiền điện tử của từng Ngân hàng Thương mại thực chất là hệ thống thanh toán nội bộ trong mỗi Ngân hàng. Chuyển tiền điện tử là một trong những dạng quan trọng trong Thanh toán điện tử. An toàn là yêu cầu lớn nhất của Thanh toán điện tử , an toàn không chỉ là một yêu cầu nghiệp vụ mà còn là một yêu cầu về an ninh, bởi vậy Chuyển tiền điện tử phải nhất thiết là một công cụ tạo sự an toàn hiệu quả trong Thanh toán điện tử và góp phần hoàn thiện hoạt động Thương mại điện tử. 1.2. Vai trò của Chuyển tiền điện tử : 1.2.1. Vai trò Chuyển tiền điện tử trong nền kinh tế: Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá cũng như sự phát triển của xã hội thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, không còn thích hợp với sự phát triển của nền kinh tế và với sự hoà nhập phát triển chung trên Thế giới. Nhận thức được hiệu quả sinh lợi của đồng vốn mình đang nắm giữ nên người ta không còn muốn để một khoản tiền lớn bị tồn đọng và việc an toàn trong quá trình luân chuyển tiền đối với các nhà sản xuất, các Doanh nghiệp đầu tư, các tổ chức kinh tế… là một vấn đề lớn. Trong thời kỳ nền kinh tế hiện đại, các công trình nghiên cứu Công nghệ ứng dụng liên tục phát triển, một trong những công nghệ ứng dụng phục vụ cho ngành Ngân hàng là chương trình Thanh toán điện tử. Chuyển tiền điện tử trong Thanh toán điện tử đã phần nào giải quyết được vấn đề đã và đang được quan tâm lớn nêu trên. Chuyển tiền điện tử có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Việc luân chuyển tiền nhanh chóng đem lại ý nghĩa kinh tế thiết thực cho tất cả các đối tượng tham gia. Chuyển tiền điện tử giúp cho các bên yên tâm hơn về tính an toàn khi tham gia gửi và nhận tiền. Các thủ tục thuận lợi sẽ làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian,…điều này có lợi đối với các chủ thể kinh tế, thúc đẩy tốc độ phát triển sản xuất, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nói chung. 1.2.2.Chuyển tiền điện tử thể hiện trong chức năng thanh toán của Ngân hàng Thương mại: Trong mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng, ngoài nghiệp vụ tín dụng nghiệp vụ Chuyển tiền điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khối lượng và chất lượng của nghiệp vụ Chuyển tiền qua Ngân hàng Thương mại về phương diện vĩ mô góp phần thực thi hữu hiệu chính sách tiền tệ - tín dụng của Nhà nước, còn trên phương diện vi mô, nó tác động đến sự tăng giảm nguồn tài nguyên khả dụng của Ngân hàng và sự khai thác của nguồn tài nguyên đó. Khi khách hàng thiết lập mối quan hệ với Ngân hàng qua việc ký gửi tiền của mình tức là đã cung cấp cho Ngân hàng một loại hàng hoá đặc biệt để được cung cấp - ngoài một số tiền lãi theo lãi suất quy định - một loạt các dịch vụ nhằm : - Đảm bảo cho việc cất trữ và thu chi nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng thực hiện giữ tiền cho khách hàng; cung cấp Séc cho khách hàng sử dụng thay vì dùng tiền mặt trong chi trả; Chuyển tiền đi đến địa phương khác; trung gian đảm bảo cho các bên liên hệ mọi nghiệp vụ thanh toán, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất trắc trong giao dịch kinh doanh. - Ngân hàng giúp cho Kế toán ngân quỹ của khách hàng được dễ dàng, tức là trong mọi nghiệp vụ về các mặt Kế toán như chi, trả, Chuyển tiền, thu tiền,…Ngân hàng phải tổ chức như thế nào để có được những tiện ích như: thời gian nhanh chóng, không làm chậm, ứ đọng tiền của khách hàng; khả năng to lớn, thực hiện được các nghiệp vụ có giá trị to lớn, cùng các địa phương mà bản thân khách hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn; kỹ thuật tiện lợi, bằng sổ sách, rõ ràng nhưng chính xác . - Nghiệp vụ Chuyển tiền điện tử làm thúc đẩy quá trình lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian tăng khả năng sinh lời. Muốn đạt được các mục đích trên Ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ của nghiệp vụ Chuyển tiền điện tử một cách hữu hiệu, phục vụ khách hàng thuận tiện, an toàn và hiệu quả. 1.3. Các bên tham gia Chuyển tiền điện tử. - Người phát lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân gửi Lệnh chuyển tiền đến Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để thực hiện chuyển tiền điện tử. - Người nhận lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền (nếu có lệnh chuyển Có) hoặc phải trả tiền (nếu là Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền) còn gọi là người trả tiền. - Ngân hàng A: Là Ngân hàng trực tiếp nhận lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh chuyển tiền đó. - Ngân hàng B: Là Ngân hàng (được xác định trên Lệnh chuyển tiền) sẽ trả tiền cho người thụ hưởng (nếu là Lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu nợ từ người nhận lệnh (nếu là Lệnh chuyển Nợ). - Ngân hàng trung gian: Là Ngân hàng làm trung gian chuyển tiền giữ Ngân hàng A và Ngân hàng B. Tuỳ từng khoản Chuyển tiền điện tử mà có thể có một hoặc một số Ngân hàng trung gian tham gia thực hiện. - Ngân hàng gửi lệnh: Là Ngân hàng A hoặc Ngân hàng trung gian phát lệnh chuyển tiền tới một Ngân hàng tiếp theo để thực hiện Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh. - Ngân hàng nhận lệnh: Là Ngân hàng trung gian hoặc Ngân hàng B nhận được Lệnh chuyển tiền từ Ngân hàng gửi Lệnh truyền đến để thực hiện Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh. 1.4. Phạm vi áp dụng. Phạm vi áp dụng bao gồm: các chuyển tiền Có và chuyển tiền Nợ có uỷ quyền bằn tiền đồng (VND) hoặc bằng ngoại tệ giữa các đơn vị trong cùng một hệ thống Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, hoặc giữa các hệ thống Ngân hàng và Kho bạc nhà nước trong nước với nhau. Việc chuyển tiền bằng ngoại tệ phải thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các khoản thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán với nước ngoài qua mạng SWIFT, các hình thức thanh toán điện tử khác có quy định riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Qui chế Chuyển tiền điện tử. II. Một số thuật ngữ sử dụng trong Chuyển tiền điện tử. - Lệnh chuyển tiền: Là một chỉ định của người phát lệnh đối với Ngân hàng A dưới dạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc Chuyển tiền điện tử. - Lệnh chuyển tiền có thể quy định thời điểm thực hiện, ngoài ra không kèm theo điều kiện thanh toán nào khác. - Lệnh chuyển tiền có thể là Lệnh chuyển Nợ hoặc Lệnh chuyển Có. - Lệnh chuyển Nợ: Là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận mở tại Ngân hàng B một số tiền xác định và để ghi Có cho taì khoản của người phát lệnh tại Ngân hàng A về số tiền đó. - Lệnh chuyển Có: Là Lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát Lệnh tại Ngân hàng A một số tiền xác định để ghi Có cho tài khoản người nhận lệnh (người thụ hưởng) tại Ngân hàng B về số tiền đó. - Lệnh chuyển tiền có giá trị cao: Là Lệnh chuyển tiền mà có số tiền bằng hoặc lớn hơn mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ. - Lệnh chuyển tiền có giá trị thấp: Là Lệnh chuyển tiền mà có số tiền dưới mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Bức điện: Là hình thức thể hiện nội dung của lệnh chuyển tiền hay thông báo về Chuyển tiền điện tử và được truyền qua mạng máy tính giữa các Ngân hàng thay cho việc chuyển chứng từ hoặc thông báo liên quan đến chuyển tền điện tử. - Xác nhận bức điện: Là thủ tục đã được quy định trước giữa các Ngân hàng nhằm xác định rằng Lệnh chuyển tiền hoặc thông báo đã được chuyển tới đúng Ngân hàng B và thông tin không bị thay đổi trên đường truyền. - Thực hiện Lệnh chuyển tiền: Là quá trình thực hiện hoàn tất một Lệnh chuyển tiền từ Ngân hàng A đến Ngân hàng B bao gồm việc thực hiện các bút toán của các Ngân hàng có liên quan đến lệnh chuyển tiền. - Thời gian thực hiện : Gồm thời gian thực hiện quy định và thời gian thực hiện thực tế. + Thời gian thực hiện quy định: là thời gian quy định theo chế độ cho việc thực hiện một Lệnh chuyển tiền, bắt đầu từ khi Ngân hàng A nhận được Lệnh chuyển tiền đến khi Ngân hàng B thực hiện xong Lệnh chuyển tiền đó. + Thời gian thực hiện thực tế: Là thời gian thực tế được sử dụng để thực hiện Lệnh chuyển tiền. - Chấp nhận Lệnh chuyển tiền: một Lệnh chuyển tiền được coi là chấp nhận trong các trường hợp sau: + Khi Ngân hàng nhận lệnh (trừ Ngân hàng B) chấp nhận Lệnh chuyển tiền để thực hiện, chuyển tiếp hoặc trong thời gian chấp nhận quy định của Ngân hàng nhận lệnh không tra soát hoặc trả lại Ngân hàng gửi lệnh. + Ngân hàng B chấp nhận Lệnh chuyển tiền khi đã hạch toán vào tài khoản của người nhận lệnh mà không kèm theo một thông báo từ chối, hoặc trong phạm vi thời gian chấp nhận quy định Ngân hàng B không thông báo từ chối hoặc tra soát lại Ngân hàng gửi Lệnh chuyển tiền. III. Một số quy định cụ thể về Chuyển tiền điện tử được áp dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. 3.1. Lệnh chuyển tiền. - Lệnh chuyển tiền phải do người phát lệnh lập trên mẫu thống nhất do Ngân hàng Nhà nước ban hành. - Việc lập, xử lý, kiểm soát, luân chuyển và bảo quản Lệnh chuyển tiền và Lệnh huỷ phải thực hiện theo đúng chế độ chứng từ kế toán của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quy định. - Các Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, nội dung của Lệnh chuyển tiền và việc xử lý Chuyển tiền điện tử do mình thực hiện. Một Lệnh chuyển tiền được thể hiện dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Vì vậy phải được quản lý, theo dõi kiểm soát chặt chẽ để tránh việc sử dụng nhầm lãn, tham ô, lợi dụng dẫn đến tanh toán nhiều lần cho một lệnh chuyển tiền, gây sai sót. - Khi một lệnh chuyển tiền được chuyển đổi từ chứng từ bằng giấy sang chứng từ điện tử thì chứng từ điện tử có giá trị để chuyển tiền, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để theo dõi và tra soát, không có hiệu lực để thanh toán. - Khi một Lệnh chuyển tiền chuyển đổi từ chứng từ điện tử thành chứng từ bằng giấy thì chứng từ bằng giấy này có giá trị để chuyển tiền, chứng từ điện tử chỉ lưu dữ để theo dõi và tra soát, không có hiệu lực để thanh toán. Việc chuyển đổi trên phải được thực hiện theo đúng quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu giữ chứng từ điện tử do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Các Ngân hàng gửi lệnh, Ngân hàng nhận lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ của Lệnh chuyển tiền. Trường hợp có nghi ngờ hoặc phát hiện sai sót, mâu thuẫn trong Lệnh chuyển tiền, Ngân hàng nhận lệnh phải điện tra soát ngay cho Ngân hàng gửi lệnh và chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền khi nhận được điện trả lời và đã kiểm tra đảm bảo chuyển tiền đã chuẩn xác. 3.2.Thực hiện và hoàn tất một lệnh chuyển tiền. a) Lệnh chuyển Có chỉ được thực hiện khi: - Ngân hàng A nhận được Lệnh chuyển tiền hợp lệ do người phát lệnh nộp vào và người phát lệnh đã trả đủ số tiền trên lệnh chuyển tiền đó cho Ngân hàng A. - Ngân hàng nhận Lệnh chỉ chấp nhận đối với Lệnh chuyển tiền chuyển tới hợp lệ và đã được Ngân hàng gửi lệnh chuyển tiền đủ số tiền theo Lệnh chuyển tiền đó. b) Lệnh chuyển Nợ chỉ được thực hiện khi: - Ngân hàng A chỉ nhận Lệnh chuyển tiền hợp lệ do người phát lệnh nộp vào kèm theo hợp đồng chấp nhận chuyển tiền Nợ (chuyển tiền Nợ có uỷ quyền) của người nhận lệnh và người nhận lệnh nhất thiết phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng B. - Ngân hàng nhận lệnh chỉ chuyển tiền đối với lệnh chuyển tiền Nợ hợp lệ nhận được từ Ngân hàng gửi lệnh. c) Lệnh chuyển tiền chỉ hoàn tất khi: - Lệnh chuyển Có được coi là hoàn tất khi Ngân hàng B đã thanh toán đầy đủ tiền cho người nhận hoặc đã bị Ngân hàng B trả lại Ngân hàng A vì bất cứ lý do gì. - Lệnh chuyển Nợ được coi là hoàn tất khi người nhận lệnh đã thanh toán đủ số tiền trên Lệnh chuyển Nợ và số tiền phạt chậm trả (nếu có) hoặc bị Ngân hàng B trả lại Ngân hàng A vì bất kỳ lý do gì. Một lệnh chuyển tiền (chuyển Nợ hoặc chuyển Có) được coi là hoàn tất nếu bị huỷ bởi một Lệnh huỷ hợp lệ. 3.3.Xử lý Lệnh chuyển tiền có giá trị cao và Lệnh chuyển tiền khẩn. - Các Ngân hàng phải có trách nhiệm ưu tiên xử lý Lệnh chuyển tiền giá trị cao hoặc khẩn và phải hoàn tất trong khoảng thời gian quy định từ lúc Ngân hàng nhận được Lệnh chuyển tiền đến khi xử lý xong và truyền cho Ngân hàng tiếp thao. Nếu có nhiều Lệnh chuyển tiền giá trị cao và khẩn cùng lúc thì trật tự ưu tiên sẽ được xếp theo thứ tự thời gian nhận, Lệnh chuyển tiền nào đến trước được ưu tiên xử lý trước. - Tất cả các Lệnh chuyển tiền giá trị cao hoặc khẩn, các Ngân hàng phải thực hiện xử lý ngay không được truyền thành đợt và không để chờ thực hiện qua thanh toán bù trừ. 3.4.Phương thức truyền dữ liệu trong Chuyển tiền điện tử. - Lệnh chuyển tiền do người phát lệnh lập và nộp vào Ngân hàng A có thể là chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử. Ngân hàng A có trách nhiệm chuyển đổi các chứng từ chứng từ bằng giấy sang chứng từ điện tử do Ngân hàng Nhà nước ban hành. - Các lệnh chuyển tiền trước khi truyền qua mạng máy tính hoặc viễn thông, đều phải được mã hoá và thực hiện các biện pháp bảo mật để đảm bảo tính xác thực đúng đắn của chứng từ điện tử. - Việc truyền hoặc nhận Lệnh chuyển tiền giá trị cao giữa các Ngân hàng phải được đảm bảo bằng phương tiện truyền thường trực và trực tuyến (Online). - Sau khi thực hiện Lệnh chuyển tiền, Ngân hàng B phải gửi giấy báo hoặc thông báo điện tử cho người nhận trên cơ sở Lệnh chuyển tiền do Ngân hàng A hoặc Ngân hàng trung gian gửi tới. 3.5.Các thiết bị và chương trình máy tính sử dụng trong Chuyển tiền điện tử. - Đối với các thiết bị và chương trình máy tính phục vụ cho hoạt động Chuyển tiền điện tử, các Ngân hàng phải có quy chế bảo quản và sử dụng nghiêm ngặt. Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm được thâm nhập, khai thác, sử dụng hoặc sửa chữa cơ sở dữ liệu, thiết bị và chương trình Chuyển tiền điện tử. - Các Ngân hàng tham gia Chuyển tiền điện tử và phải thường xuyên lưu trữ dữ liệu dự phòng để tránh rủi ro mất cơ sở dữ liệu hoặc gây ách tắc trong việc truyền, nhận thông tin. 3.6.Quy định thời gian thực hiện và thời điểm khống chế nhận chứng từ. a) Trường hợp Lệnh chuyển tiền không ấn định thời điểm thực hiện. - Trên cơ sở khả năng thực hiện chuyển tiền điện tử của mình các Ngân hàng quy định thời gian thực hiện một Lệnh chuyển tiền cho phù hợp nhưng không được gây chậm chễ và phải đảm bảo tính an toàn của Lệnh chuyển tiền. - Thời gian khống chế nhận Lệnh chuyển tiền của các Ngân hàng thương mại do Tổng giám đốc, Giám đốc hệ thống Ngân hàng đó quy định. Riêng đối với các chuyển tiền qua Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng phải tính đến thời điểm khống chế của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện cho phù hợp. - Lệnh chuyển tiền hợp lệ nộp trước thời điểm quy định, các Ngân hàng phải thực hiện truyền ngay trong ngày. Nếu nộp sau thời điểm này, Lệnh chuyển tiền sẽ được thực hiện (kể cả hạch toán) vào ngày làm việc tiếp theo. 11111111111111111111111….11111111 b) Trường hợp Lệnh chuyển tiền có quy định thời điểm thực hiện (vào ngày giờ nhất định sau ngày gửi Lệnh Chuyển tiền điện tử) thì: Ngân hàng A thực hiện đúng thời điểm đã quy định. Nếu ngày ấn định trùng vào ngày nghỉ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. c) Nếu Lệnh chuyển Có giá trị cao hoặc khẩn nộp vào Ngân hàng A sau thời điểm đã quy định thì: chuyển sang thực hiện trong khoảng thời gian xác định của đầu ngày làm việc tiếp theo. Mức độ khẩn và thời gian thực hiện cụ thể do Ngân hàng A và người phát lệnh thoả thuận. d) Thời gian thực hiện đối với trường hợp người phát lệnh nộp chứng từ bằng giấy là dài hơn và thời điểm không chế đối với nộp chứng từ bằng giấy sớm hơn so với trường hợp người phát lệnh nộp chứng từ điện tử. 3.7.Điều chỉnh sai sót trong Chuyển tiền điện tử . 3.7.1.Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Chuyển tiền điện tử. - Đảm bảo sự nhất trí số liệu giữa NHA, NHB và TTTT. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện sửa chữa số liệu trong Chuyển tiền điện tử. - Khi phát hiện sai sót phải có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán. Việc điều chỉnh sai sót phải theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai lầm của kế toán nói chung và Chuyển tiền điện tử nói riêng (quy định tại điều 15, Quy chế Chuyển tiền điện tử ban hành kèm theo quyết định số 353/1997/QĐ - NHNN2 ngày 22/10/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) để đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Đơn vị, cá nhân nào gây sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về những lỗi mình gây ra cho các bên liên quan. - Huỷ Lệnh chuyển tiền: Việc huỷ lệnh chuyển tiền phải thực hiện đúng điều 16 của Qui chế Chuyển tiền điện tử ban hành kèm theo quyết định số 353/1997/QĐ - NHNN2 ngày 22/10/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau: + Đối với huỷ lệnh chuyển tiền do khách hàng yêu cầu: . Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi khách hàng đã trả lại số tiền được hưởng cho NHNo&PTNT phát sinhh nghiệp vụ chuyển tiền đi (NHA). . Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi NHNo&PTNT tiếp nhận chuyển tiền đến (NHB) chưa ghi có vào tài khoản của khách hàng, hoặc đã ghi có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại. + Đối với huỷ Lệnh chuyển tiền do bản thân NHNo&PTNT gây sai sót. Các đơn vị Chuyển tiền điện tử thuộc hệ thống NHNo&PTNT chỉ được huỷ Lệnh chuyển tiền trong các trường hợp lập sai Lệnh chuyển tiền theo nguyên tắc sau: . Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi NHNo&PTNT phát sinh nghiệp vụ chuyển tiền đi (NHA) chưa trả tiền cho khách hàng theo lệnh sai hoặc trả rồi nhưng đã thu hồi lại được. . Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi đơn vị NHNo&PTNT tiếp nhận chuyển tiền đến (NHB) chưa trả cho khách hàng theo lệnh sai hoặc trả rồi nhưng đã thu hồi lại được. - Chứng từ huỷ Lệnh chuyển tiền bao gồm : + Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có: do NHA lập và gửi cho NHB, đề nghị NHB huỷ Lệnh chuyển Có bị sai sót (huỷ một phần hoặc toàn bộ số tiền tuỳ từng trường hợp sai sót cụ thể). Yêu cầu là căn cứ để NHB lập Lệnh chuyển Có, trả lại tiền cho NHA trên cơ sở đã thu hồi được từ khách hàng. + Lệnh huỷ Lệnh chuyển Nợ: do NHA lập và gửi NHB để huỷ Lệnh chuyển Nợ bị sai sót (huỷ một phần hoặc huỷ toàn bộ số tiền): Lệnh huỷ Lệnh chuyển Nợ có giá trị như một Lệnh chuyển Có. Yêu cầu các đơn vị chuyển tiền khi xử lý và thực hiện huỷ Lệnh chuyển tiền phải thực hiện khẩn trương như đối với Lệnh chuyển tiền khẩn. Khi phát hiện Lệnh chuyển tiền nhận được có sai sót, các Ngân hàng nhận lệnh phải tra soát ngay cho Ngân hàng gửi lệnh và chỉ thực hiện Lệnh chuyển tiền khi nhận được điện trả lời và đã kiểm tra đảm bảo chuyển tiền chuẩn xác. nghiêm cấm Ngân hàng nhận lệnh sửa chữa các yếu tố của Lệnh chuyển tiền. 3.7.2.Nguyên tắc xử lý sai sót được thực hiện như sau: a) Tại Ngân hàng A: - Trường hợp chứng từ của người phát lệnh lập sai thì trả lại cho người phát lệnh và yêu cầu người phát lệnh lập lại. - Trường hợp bộ phận kế toán lập chứng từ (trên giấy hoặc trên các phương tiện tin học băng từ, đĩa từ, file dữ liệu truyền qua mạng) ban đầu sai thì khi phát hiện, bộ phận kế toán phải lập lệnh huỷ Lệnh chuyển tiền đã lập sai và lập lại Lệnh chuyển tiền khác để thay thế. - Trường hợp chứng từ bằng giấy kế toán lập đúng, nhưng do khâu chuyển đổi chứng từ giấy sang chứng từ điện tử sai (khâu nhập các dữ liệu), thì sai ở yếu tố nào thì điều chỉnh ở yếu tố đó bằng cách điện xác nhận lại hoặc trả lời tra soát. - Nếu bức điện sai các yếu tố bảo mật trên đường truyền hoặc bức điện bị hỏng do lỗi đường truyền thông thì phải gửi lại bức điện đúng khác. b) Tại Ngân hàng B - Trường hợp phát hiện sai lầm khi chưa thực hiện lệnh chuyển tiền, Ngân hàng phải tra soát lại Ngân hàng gửi lệnh và chờ điện xác nhận hoặc lệnh huỷ để chờ xử lý tiếp. - Trường hợp phát hiện sai lầm sau khi đã thực hiện lệnh chuyển tiền thì Ngân hàng B phải có biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời phải tra soát Ngân hàng gửi lệnh. c) Tại Ngân hàng trung gian (nếu có liên quan). - Trường hợp nhận được chuyển tiền đến, phát hiện có sai sót khi chưa thực hiện lệnh chuyyển tiền, Ngân hàng trung gian nhận phải tra soát lại Ngân hàng gửi lệnh và chờ xác nhận đúng hoặc Lệnh huỷ để xử lý tiếp. - Trường hợp phát hiện sai sót sau khi đã truyền tiếp Lệnh chuyển tiền thì phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nhận lệnh tiếp theo ngừng thực hiện Lệnh chuyển tiền đó, đồng thời tra soát và thông báo lại cho Ngân hàng gửi lệnh biết sự việc. 3.8.Huỷ lệnh chuyển tiền. a) Về nguyên tắc, người phát lệnh có quyền yêu cầu huỷ một lệnh chuyển tiền trong các trường hợp sau: - Đối với Lệnh chuyển Nợ: chỉ được huỷ khi ngưởi phát lệnh đã trả lại số tiền được hưởng cho Ngân hàng A. - Đối với Lệnh chuyển Có: chỉ được huỷ khi chưa ghi Có vào tài khoản người nhận hoặc đã ghi Có vào tài khoản người nhận nhưng Ngân hàng B đã thu hồi được tiền. b) Các Ngân hàng chỉ được huỷ lệnh chuyển tiền do bản thân Ngân hàng lập sai. Lệnh chuyển Nợ chỉ được huỷ khi Ngân hàng A chưa trả tiền chi người phát lệnh theo lệnh sai hoặc đã trả nhưng thu hồi lại được. Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng B chưa trả tiền cho người nhận theo lệnh sai hoặc đã trả nhưng thu hồi lại được. c) Các Ngân hàng khi xử lý và thực hiện Lệnh huỷ phải thực hiện theo đúng các quy định như đối với Lệnh chuyển tiền khẩn. IV. Chứng từ và tài khoản hạch toán Chuyển tiền điện tử- hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 4.1. Chứng từ sử dụng trong Chuyển tiền điện tử: Chứng từ ghi sổ trong kế toán Chuyển tiền điện tử là Lệnh chuyển tiền (bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử). Chứng từ gốc làm cơ sở để lập Lệnh chuyển tiền là chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành (Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền, Séc..) - Lệnh chuyển tiền dưới dạng chứng từ giấy phải lập theo đúng mẫu và đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ quy định tại chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổ chức Tín dụng ban hành kèm theo quyết định 321/QĐ-NH2, ngày 04/12/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Văn bản hướng dẫn có liên qua của NHNo & PTNTVN. - Lệnh chuyển tiền dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước quy định tại Quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng và Tổ chức Tín dụng ban hành kèm theo quyết định 308/QĐ-NH2 ngày 16/9/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể các chứng từ điện tử phải được kiểm soát chặt chẽ bảo đảm tính hợp pháp của nghiệp vụ và tính hợp lệ của chứng từ theo quy định: + Kiểm soát kỹ thuật thông tin: . Mã nhận biết trên chứng từ phải đúng với mã đã quy định . Các mật mã trên chứng từ phải đúng với mật mã đã quy định . Tên tập tin phải được lập đúng tên và mẫu thông tin quy định, kiểm soát bảo đảm không có sự trùng lặp về nội dung thông tin trên chứng từ . Nội dung chứng từ hợp lệ. + Kiểm soát nội dung nghiệp vụ: . Kiểm tra chữ ký điện tử, ký hiệu mật và các mã khoá bảo mật trên chứng từ . Kiểm tra tên, số hiệu tài khoản, số dư tài khoản đủ chi trả số tiền trên chứng từ . Kiểm tra sự tồn tại và dạng thức của một sồ vùng bắt buộc của chứng từ. Sử dụng chứng từ: Việc chuyển hoá chứng từ điện tử thành chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch toán phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ để chuyển hoá và chứng từ được chuyển hoá, đúng mẫu quy định và đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ. 4.2.Tài khoản hạch toán : - Tại các Chi nhánh NHNo&PTNTVN sử dụng các tài khoản: + TK 511101: Chuyển tiền đi năm nay + TK 511201: Chuyển tiền đến năm nay + TK 511301: Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý (mở 2 tài khoản chi tiết theo dõi riêng Lệnh chuyển Nợ, Lệnh chuyển Có) + Các TK 512101, TK 512201, TK 512301 tương ứng của năm trước. - Tại Trung tâm thanh toán sử dụng các tài khoản: + TK 513101: Thanh toán chuyển tiền đi năm nay + TK 513201: Thanh toán chuyển tiền đến năm nay + TK 514101: Thanh toán chuyển tiền đi năm trước + TK 514201: Thanh toán chuyển tiền đến năm trước Các Tài khoản này mở chi tiết cho từng chi nhánh tham gia Chuyển tiền điện tử. + TK 513301: Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý + TK 514301: Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý Các Tài khoản này mở 2 tài khoản chi tiết theo dõi riêng đối với Lệnh chuyển Nợ, Lệnh chuyển Có. V. Tính ưu việt của Chuyển tiền điện tử so vơi các phương thức thanh toán truyền thống. 5.1. So với phương thức liên hàng truyền thống: Phương thức thanh toán liên hàng áp dụng trong thanh toán cùng một hệ thống. Mỗi chi nhánh Ngân hàng tham gia thanh toán liên hàng gọi là một đơn vị liên hàng có tên và số hiệu do tổ chức thanh toán liên hàng quy định. Các nghiệp vụ giao dịch trong thanh toán liên hàng được đơn vị liên hàng tiến hành theo sự uỷ nhiệm của Ngân hàng cấp trên và áp dụng 1 trong 2 phương pháp đó là phương pháp kiểm soát tập trung đối chiếu phân tán và kiểm soát tập trung. - Phương pháp tập trung đối chiếu phân tán: phương thức này hiện nay chỉ áp dụng tại một số Ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước … phương pháp này không còn được nhanh nhạy. - Phương pháp kiểm soát đối chiếu tập trung : phương pháp này đòi hỏi việc xử lý của NHA, NHB và của trung tâm kiểm soát phải chính xác nhanh nhạy, đồng thời điều kiện kỹ thuật tin học, thông tin phải đạt trình độ phát triển cao. Chính vì sự bất cập trong sử dụng nên NHNo và một số Ngân hàng khác đã chấm dứt chương trình thanh toán liên hàng, thay vào đó là phương thức thanh toán điện tử. 5.2. So với phương thức thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng khác hệ thống có mở tài khoản tại một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, thực hiện theo nguyên tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng ban hành theo Quyết định số 181/NH - QĐ ngày 10/10/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng cùng hệ thống, Ngân hàng chủ trì sẽ do đơn vị được Ngân hàng cấp trên cùng hệ thống chỉ định. Điều kiện tham gia thanh toán bù trừ : + Phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. + Phải tuân thủ thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật nghiệp vụ của thanh toán bù trừ. + Phải có văn bản đề nghị cho tham gia thanh toán bù trừ. + Nếu sai sót, gây thất thoát tài sản thì phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng và khách hàng. Nguyên tắc thanh toán bù trừ: + Thanh toán chênh lệch thông qua việc trích tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ. + Nếu thiếu khả năng thanh toán thì Ngân hàng thành viên phải nộp tiền mặt, Ngân phiếu vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì hoặc xin vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. + Nếu quá hạn 3 lần liên tiếp mất khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chủ trì sẽ đình chỉ việc thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên đó. Thanh toán bù trừ là phương thức phổ biến hiện nay, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều sự ràng buộc các bên tham gia; Vì vậy, Ngân hàng cần phải nghiên cứu đổi mới, kết hợp với phương thức Chuyển tiền điện tử phục vụ tốt công tác thanh toán ở môi trường thanh toán mới đa dạng trong nền kinh tế thị trường. Chương ii Thực trạng Chuyển tiền điện tử tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam I. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh Sở Giao Dịch I - NHNo & PTNT Việt Nam. 1.1. Khái quát về Sở Giao dịch I - NHNo & PTNT Việt Nam. 1.1.1.Khái quát sự ra đời & phát triển Sở Giao dịch I là đơn vị thành viên của Ngân hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29980.doc
Tài liệu liên quan