Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Lời mở đầu Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với tư cách là nòng cốt chủ chốt của nền kinh tế cũng đang từng bước được đổi mới và tìm hướng đi, biện pháp kinh doanh phù hợp. Nhằm đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững mạnh. Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự quản lý của nhà nước, như một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển lịch sử. Trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất trở thành yếu tố sống còn thì những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước lại bộc lộ đủ những yếu kém lâm vào tình trạng sa sút và khủng hoảng. Vấn đề đặt ra là "làm thế nào để cấu trúc lại sở hữu nhà nước và cải cách khu vực kinh tế nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của nó theo tinh thần các Nghị quyết đại hội VI và VII của Đảng. Một trong những giải pháp có tính chiến lược để giải quyết những vấn đề này là tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm đa dạng hoá sở hữu, đưa yếu tố cạnh tranh làm động lực để tăng hiệu quả kinh doanh và xác lập một mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Và đây cũng là biện pháp có tính phổ biến để cải cách khu vực kinh tế nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tuy nó không là mới lạ với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới: (Mỹ, Anh, Liên Xô..) nhưng cổ phần hoá vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế. Nhằm chuyển nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã dưới sự điều tiết của nhà nước thật thành công, có hiệu quả cao. Và với mục đích tìm hiểu tiếp cận với khái niệm và tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Với những vấn đề hết sức cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam. Chính vì vậy mà bài viết này được bố cục như sau: -Một số vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sự lựa chọn tất yếu Công ty cổ phần là gì ?. Sự ra đời của công ty cổ phần. Vai trò của công ty cổ phần trong hoạt động của doanh nghiệp Vì sao doanh nghiệp nhà nước phải có cổ phần hoá. +Kinh nghiệm cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới. -Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. +Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là một yêu cầu bức thiết trong bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường. +Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam +Mục tiêu và quan điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. +Kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây. +Tồn tại của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Với nội dung trên tôi hy vọng sẽ tìm hiểu và giúp tôi hiểu biết về vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đầy đủ hơn. Từ đó để có những kiến thức trang bị cần thiết khi tham ra vào quản lý doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp là chiến lược đổi mới khu vực kinh tế nhà nước. Câu hỏi phải đặt ra là hình thái công ty cổ phần có phải lả hình thức doanh nghiệp thích hợp với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường hay không ? Trả lời câu hỏi này có nghĩa là xác định cơ sở khoa học nhằm định hướng cho chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nước ta hiện nay. Nhưng trên thực tế khi nền kinh tế một số nước phát triển nhanh chóng được một trong những lý do quan trọng là xuất phát từ Cổ phần hoá doanh nghiệp. Như vậy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một sự lựa chọn tất yếu dẫn đến sự thành công cho phát triển kinh tế. 1-Một số vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 1.1-Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sự lựa chọn tất yếu khách quan. Trước khi tìm hiểu về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có là sự lựa chọn tất yếu khách quan hay không ta phải tìm hiểu xem cổ phần hoá là gì ? Sự hình thành công ty cổ phần ra sao? 1.1.1-Công ty cổ phần là gì ? Công ty cổ phần là hình thức tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân và các cổ đông chỉ có những trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần góp vốn của mình. Điều này cho phép công ty, có tư cách pháp lý đầy đủ để huy động những vốn lớn nằm dải dác thuộc nhiều cá nhân trong xã hội . Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Cổ phần là phần vốn cơ bản thể hiện một bản thể hiện một khoản giá trị thực tế tính bằng tiền. Giá trị của mỗi cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng khoán có giá trị nhận quyền sở hữu cổ phần đồng thời đảm bảo cho ngươì quyền chủ sở hữu có quyền lĩnh một phần thu nhập của công ty tương ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của những người góp vốn vào công ty cổ phần, những thành viên này gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Mỗi một công ty chỉ được phép phát hành một số lượng cổ phiếu nhất định, lúc đầu các công ty thường phát hành hết số cổ phiếu được phát hành nhưng sau khi hoạt động có lợi nhuận các công ty thường chuộc lại một số cổ phiếu từ tay các cổ đông để dự chữ nhằm mục đích sử dụng sau này như: Tăng số vốn cổ phần hoặc dùng để trả lãi lợi tức cổ phiếu cho các cổ đông. Vì vậy trong các số cổ phiếu từ tay các cổ đông mà phát hành phần lớn nằm trong tay các cổ đông và phần còn lại do công ty nắm giữ. Vốn cổ phần được hình thành bởi hai bộ phận: Thứ nhất: Vốn cổ phần được hình thành do công ty phát hành cổ phiếu thường - là cổ phiếu không thể thiếu được trong công ty cổ phần. Thứ hai: Vốn cổ phần được hình thành do công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi. Theo điều lệ của công ty cổ phiếu ưu đãi phải đảm bảo giải quyết các điều kiện: Mức lãi lợi tức cổ phần cố định, khả năng của công ty chuộc lại cổ phiếu đó, mức trả cho các cổ phiếu ưu đãi trong những trường hợp công ty bị phá sản, điều kiện để đổi cổ phiếu lấy cổ phiếu thường. Như vậy cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu được hưởng các quyền ưu tiên được hưởng mức cổ phần riêng biệt có tính cố định hàng năm công ty bất kể có lãi hay không: Như vậy vốn cổ phần là do các cổ đông góp bất cứ ai kể cả tư nhân, tập thể, nhà nước. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ đồng sở hưũ. Quyền trách nhiệm và lợi ích của mỗi chủ sở hữu phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của họ trong công ty. Hình thái công ty cổ phần ra đời đánh giá sự tiến hoá của chế độ tín dụng từ kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn sang huy động vốn trên thị trường tài chính trong đó chủ yếu là thị trường chứng khoán. Công ty cổ phần là nguồn cung cấp sản phẩm cho sự phồn vinh của thị trường chứng khoán đổi lại sự thịnhvượng của thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các công ty cổ phần sinh sôi nảy nở. Mục đích cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần được chuyển nhượng rễ ràng trên thị trường chứng khoán. Nói tóm lại công ty cổ phần là hình thức đa dạng hoá hình thức sở hữu. Cùng tham gia góp phần kinh doanh gọi là các cổ đông sở hữu thông qua tài sản ghi nhận được gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh tế thích ứng đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hoá. Công ty cổ phần là sự biểu hiện xã hội hoá về mặt kinh tế xã hội, nó phù hợp với tính chất và trình độ xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật. 1.1.2-Sự ra đời công ty cổ phần. Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hoá cao đặc biệt là xã hội hoá về vốn. Do đó việc nghiên cứu lịch sử hình thành công ty cổ phần là hết sức cần thiết cho việc hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Phát triển công ty cổ phần trên thế giới được chia làm bốn giai đoạn. *Giai đoạn I: Giai đoạn mầm mống. Trong giai đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghiã các nhà tư bản chủ yếu xuất thân từ thợ cả hay các thương nhân. Lúc đầu họ kinh doanh độc lập nhưng về sau họ cùng nhau góp vốn kinh doanh nhằm mục đích sinh lơị và mở rộng quy mô sản xuất tăng thêm lợi nhuận. Đến những năm 70 của thế kỷ XVII tại Anh hình thành sở giao dịch chứng khoán đầu năm vào năm 1801 phục vụ cho sự phát triển công ty cổ phần. *Giai đoạn II: Giai đoạn hình thành. Nửa đầu thế kỷ XIX trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp các công ty cổ phần chính thức lần lượt được ra đời. Cùng thời gian này công ty cổ phần cũng được thành lập tương đối rộng khắc trong nghành chế tạo nhiều nước. Một số doanh nghiệp lớn của tư bản tư nhân cũng bắt đầu phát hành cổ phiếu. Cùng với sự phát triển của công ty cổ phần, các sở giao dịch chứng khoán cũng mọc lên một cách phổ biến tại các nước phương tây. *Giai đoạn III: Giai đoạn phát triển. Sau những năm 70 thế kỷ XIX công ty cổ phần phát triển rất nhanh, mọc lên một cách phổ biến ở tất cả các nước, các nghành quy mô sản xuất mở rộng mạnh mẽ, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Các tổ chức độc quyền ra đời hầu như tất cả các doanh nghiệp lớn đều đều áp dụng hình thức cổ phần. Cổ phần phát triển mạnh mẽ trong tất cả các nghành tương ứng với nó là thị trường giao dịch chứng khoán mọc lên ở khắp nơi, hình thành trung tâm tài chính quốc tế: Giao dịch chứng khoán cực kỳ sôi động. *Giai đoạn IV: Giai đoạn trưởng thành. Sau chiến tranh thế giới thứ hai hình thức cổ phần hoá diễn rộng lớn hình thành các công ty cổ phần to lớn xuyên quốc ra để liên hợp kinh tế và quốc tế hoá cổ phần, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế. Nói tóm lại: Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hoá đặc biệt là xã hội hoá về vốn. Trải qua vài trăm năm công ty cổ phàn đã phát triển hầu hết ở các nước tư bản ngày một đa dạng. 1.1.3-Vai trò của công ty cổ phần trong hoạt động của doanh nghiệp. Sự ra đời của công ty cổ phần có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường. Điều này thể hiện: Do quan hệ sở hữu trong công ty cổ phần là thuộc về các cổ đông nên quy mô sản xuất có khả năng được mở rộng to lớn và nhanh chóng mà không cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được, kiểu tích tụ dựa vào cá nhân diẽn ra vô cùng chậm, còn tập chung theo kiểu công ty cổ phần bằng cách thu hút được các nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu tư cho phép tăng quy mô rất nhanh. Mác đánh giá vai trò này của công ty cổ phần "Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một nhà tư bản lớn lên đến mức có thể đảm đương việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại qua công ty cổ phần sự tập chung đã thực hiện việc đó trong nháy mắt. Vốn huy động dưới hình thức cổ phần khác với vốn cho vay ở các cơ sở tín dụng bởi vì nó không cho vay hưởng lãi mà kiểu đầu tư chịu mạo hiểm và rủi ro. Cho nên các công ty cổ phần có thể tồn tại được ngay cả trong trường hợp chứng chỉ đem lại lợi tức. Công ty cổ phần có thời gian tồn tại là vô hạn vì vốn góp cổ phần có sự độc lập nhất định đối vơí các cổ đông. Người bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty cổ phần không có quyền rút vốn mà chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu. Các cổ phiếu có thể được tự do mua bán trên thị trường. Trong công ty cổ phần chức năng của vốn tách rời quyền sở hữu của nó cho phép sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp. Công ty cổ phần có thể thuê giám đốc trên cơ sở hợp đồng quản trị.Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù: Chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty là san sẻ rủi ro cho các chủ nợ khi công ty phá sản. Vốn tự có của công ty huy động thông qua phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đông khác nhau, do đó san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Chính vì cách thức huy động vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty ở nhiều nghành khác nhau để giảm bớt tổn thất khi bị phá sản. Việc ra đời của các công ty cổ phần với việc phát hành các loại chứng khoán và cùng với việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện ra đời của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ra đời lại là nơi để cho các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, là nơi khai thông các nguồn tiếc kiệm của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư, lả cơ chế phân bổ các nguồn đầu tư theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường và là cơ sở quan trọng để nhà nước thông qua đó để sử dụng chính sách tiền tệ tiếp cận, can thiệp vào hoạt độngcủa nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu lựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán không có không có nền kinh tế thị trường phảt triển. Song ra đời của thị trường chứng khoán không phgụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà là kết quả phát triển chung của nền kinh tế xã hội trong đó sự ra đời và phát triển, hoạt động một cách hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết định. Công ty cổ phần tạo điều kiện tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau vào hoạt động chung nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng cả về quyền trách nhiệm và lợi ích của các cổ đông theo mức góp vốn. Mở rộng cổ phần cho người công nhân lao động có thể tham gia tạo cho họ cảm giác không phải là người lao động làm thuê mà là người chủ sở hữu đích thực. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Tóm lại: Thực hiện cổ phần hoá các doang nghiệp đã đem lại những kết quả hết sức khả quan. Cổ phần hoá có vai trò to lớn trong việc huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói công ty cổ phần có một vai trò đặc biệt quan trong trong phát triển doanh nghiệp mà không phải hình thức kinh doanh nào cũng có được. 1.1.4-Vì sao doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hoá. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế mà cổ phần hoá là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp. Vậy vì sao khi đổi mới nền kinh tế lại phải cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ? Phương thức này đã đem lại những thuận lợi cho phát triển kinh tế ? Là do khi chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần có những lợi ích sau: Giúp nhà nước thu hồi được một phần vốn, tài sản nhờ bán được cổ phần cho cán bộ công nhân viên và nhân dân để đầu tư vào các nghành trọng điểm khác. Nhờ hình thức huy động vốn trực tiếp thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ngân sách và các tổ chức tín dụng bớt một phần tài trợ để phát triển kinh doanh. Nhờ đó tăng nguồn thu và giảm chi ngân sách. Nhờ cách tổ chức theo hình thức một công ty đổi vốn, nó sẽ giảm bớt được sự can thiệp đa tuyến không cần thiết của các cơ quan nhà nước, rễ ràng hơn cho việc phát huy tính năng động trong kinh doanh. Chuyển sang hình thức cổ phần, nhà nước rễ ràng xây dựng một kế hoặch giải tự, phù hợp với công việc phát triển công nghiệp quốc doanh, trong chiến lược chung của nền kinh tế như có thể bán từng phần hoặc bán toàn bộ cổ phần theo một chương trình quy hoặch tại khu vực công nghiệp quốc doanh. Với sự nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sẽ tạo ra tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển thị trường vốn trong nước, chuyển hoá phần tiếc kiệm của tư nhân thành vốn kinh doanh. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện thiết thực nhất để người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện quyền làm chủ thực sự bằng cách tích luỹ mua cổ phần của 5 xí nghiệp. Những ý nghĩa trên đưa đến thực hiện đa dạng hoá sở hữu về tư liệu sản xuất gắn liền liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội là xu hướng tất yếu, là quá trình lịch sử tự nhiên và là một quy luật phát triển của xã hội. Đó cũng là quá trình xã hội hoá sản xuất về lực lượng. Đó cũng là phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trong mỗi nước, cũng như trên phạm vi quốc tế. Còn xã hội hội hoá về mặt quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu) chính là quá trinhg ngày càng đa dangj hoá hình thức sở hữu. Tiến trình cổ phần hoá và thực chất là quá trình chuyển đổi sở hữu để thực sự đưa các doanh nghiệp nhà nước có chỗ đứng vững và tồn tại trong cơ cghế thị trường. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu lại nền kinh tế, khuyến khích cạnh tranh đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và phát triển kinh tế thị trường. Đối với các nước đi theo con đường lãnh đạo của đảng, dưới sự quản lý của nhà nước: Các nước xã hội chủ nghĩa khi tiến hành đổi mới kinh tế thì vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lại càng cần thiết. Trước đổi mới nền kinh tế kém phát triển phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước dẫn đến tình trạng ỷ nại vào cấp trên còn khi chuyển sang cơ chế thị trường nhà nước không còn can thiệp sâu và hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến các doanh nghiệp phải tự mình vận động, hạch toán sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chỉ có cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thì mới phát huy được hết tiềm lực của doanh nghiệp huy động đựpc nguồn vốn, mở rộng thêm được quy mô sản xuất kinh doanh. Cổ phần hoá là một quá trình phát triển, tiến lên hợp quy luật thời đại. Trên thực tế cho thấy để đạt được một nền kinh tế phát triển vững mạnh ở mỗi quốc gia thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mà cổ phần hoá doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu đó. Qua phân tích trên ta thấy đổi mới nền kinh tế theo phương thức cổ phần hoá doanh nghiệp là quá trình phát triển tiến lên một cách tất yếu khách quan hợp quy luật. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thu được nhiều thành tựu trong kinh tế. Tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hiện đại. 1.2-Kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới. Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa đi theo con đường lãnh đạo của đảng. Chính vì vậy mà trong bài viết này tôi sẽ nghiên cứu vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở một số nước xã hội chủ nghĩa. Bởi các nước này có những đổi mới cổ phần, nhứng điểm tương đồng với Việt Nam mà chúng ta có thể áp dụng học tập, lấy đó làm kinh nghiệm. 1.2.1-Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Trung Quốc cúng là một quốc gia đi từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường gặp phải rất nhiều hạn chế vấn đề đặt ra là phải đổi mới nền kinh tế sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cuộc cải cách sở hữu các doanh nghiệp nhà nước ở Trong Quốc trong những năm gần đây diễn ra khá phong phú và đa dạng: Thứ nhất: Thành lập các công ty cổ phần, các cổ đông bao gồm nhà nước, tập thể và các cá nhân. Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn và trung bình nhà nước vẫn nắm tỷ lệ cổ phần khống chế. Thứ hai: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước. Bán cổ phiếu, trái phiếu cho công nhân viên nhà nước để tăng thêm nguồn vốn. Nhà nước không can thiệp sâu vào sự quản lý doanh nghiệp. Tiến hành cổ phần hoá nhanh chóng trên quy mô rộng ở 5 tất cả các nghành. Xây dựng công ty cổ phần nhà nước góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, kích thước thị trường. Trung Quốc vẫn nhấn mạnh sự lãnh đạo và chi phối của khu vực kinh tế nhà nước đối với doanh nghiệp. Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã đạt được rất nhiều kết quả khả quan: Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường với một nền kinh tế phát triển vững mạnh và phát triển hiện đại. 1.2.2-Cổ phần hoá doanh nghiệp ở Liên Xô. Liên Xô năm 1992 thực hiện bước một là cổ phần hoá các xí nhiệp lớn,các cổ phiếu của chúng hoặc do nhà nước nắm hoặc do tập thể lao động nắm .Cổ phần lớn các xí nghiệp lớn được tiến hành vào táng 7 đến tháng10 năm 1992.Cổ phiếu của các xí nghiệp này được bán rộng rãi để thu lại phiếu tư nhân hoá đã phát cho nhân dân. ở cẫp xí nghiệp thực hiện cổ phần hoá ban giám đốc cùng với tập thể công nhân sẽ soạn thảo ra một kế hoặch tư nhân hoá phương án phân chia quyền lợi cho người lao động cách thức và tiến hành bán cổ phiếu có sự ưu đãi cho người lao động.Có thể bán đấu giá cổ phiếu khống chế hoặc các nhóm cổ phiếu khác.Mục tiêu cổ phàn hoá doanh nghiệp nhà nước ở Liên Xô cũng là định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự điều tiết quản lý của nhà nước. *Nhìn chung từ việc xem xét cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở một số nước có thể rút ra một số kinh nghịêm sau: Tính phổ biến quá trình cổ phần hoá: Sự triển khai có tính chất toàn cầu tạo ra một tương quan hợp lý giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Sự điều tiết của nhà nước và của thị trường. Vì vậy tiến hành cổ phần hoá Cổ phần hoá ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan khi chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước. Tính chiến lược và đặc thù của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Tuy Liên Xô-Trung Quốc-Việt Nam đều là những nước xã hội chủ nghĩa nhưng tuỳ từng hoàn cảnh những quốc gia mà có những phương thức cổ phần doanh nghiệp nhà nước một cách hợp lý. Chánh áp dụng nguyên xi của một số nước đi trước. Tính quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hoá doanh nghiệp là một chiến lược lâu dài không phải thực hiện ngay được một cách rễ dàng mà phải trải qua các bước, các quá trình hình thành phù hợp với kinh tế đất nước. ở Việt Nam trong hoàn cảnh thiếu nhiều điều kiện quan trọng để thực hiện cổ phần hoá thì việc quán triệt quan điểm quá trình trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để chống những tư tưởng và biểu hiện nóng vội chủ quan duy ý trí muốn hoàn thành công việc này một lần trong thời gian ngắn. 2-Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam. Trong những năm gần đây từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và những kinh nghiệm thu được từ quá trình điều hành sản xuất kinh doanh chúng ta đã xác định rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển thúc đẩy sản xuất ở các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả. Một trong những chủ trương quan trọng nhất về đổi mới nền kinh tế của đảng và nhà nước là tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bước đầu phát huy được tính chủ động kinh doanh, giảm mạnh sự can thiệp sâu của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khái niệm "cổ phần hoá" doanh nghiệp ở nước ta đã thực hiện nhưng nó vẫn còn là mới mẻ. Qua bước đầu cổ phần hoá doanh nghiệp ta đã thấy được được những kết quả hết sức khả quan để phát triển nền kinh tế thị trường. 2.1-Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - một yêu cầu bức thiết trong bước chuyển từ nền kinh tế kế hoặch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trước đây các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hoạt động dưới sự can thiệp sâu của nhà nước (thời kỳ bao cấp). Thực trạng kinh tế thời kỳ đó đã biểu hiện tình trạng quan liêu, ỷ nại cấp trên. Hoạt động theo nguyên tắc "mệnh lệnh phục tùng" triệt tiêu sáng kiến cá nhân...Kết quả dẫn đến nền kinh tế lạc hậu, thấp kém, khủng hoảng nghiêm trọng. Trước tình đó đảng và nước đã thực hiện đổi mới nền kinh tế: Nghị quyết hội nghị trung ương 4 khoá IIX đã dành một phần quan trọng cho mục tiêu đổi mới mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước phấn đấu đưa chúng thực sự trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp khác cuàng phát triển. Tiếp theo chính phủ đã có chỉ thị số 20/TTG ngày 24/4/1998 cổ phần hoá là một trong những nội dung quan trọng của quá trình đổi mới sắp sếp các doanh nghiệp nhà nước.Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được lần đầu tiên được nêu tại nghị quyết hội nghị lần 2 BCHTƯ khoá VII (tháng 1/1994) Nghị quyết 10/NQ-TƯ của bộ chính trị ngày 17/3/1995. Thông báo số 63/TB-TƯ của bộ chính trị ngày 04/07/1997. Mục tiêu nhất quán của Cổ phần hoá một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước là để huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong doanh nghiệp tạo động lực bên trong thay đổi phương thức quảnlý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời làm tăng tài sản và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Qua cổ phần hoá, hình thức sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữu hỗn hợpvà chính từ đây dẫn đến nhứng thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức quản lý cũng như phương thức hoạt động của công ty. Việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc quản lý kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh nâng cao tinh thần sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo doanh nghiệp. Doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ thu hút được ngày càng nhiều vốn nếu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất là khi hình thành thị trường chứng khoán. Qua thực tiễn tiến hành công tác cổ phần hoá ở nước ta và qua kinh nghiệm của một số nước xung quanh, chúng ta thấy được việc cổ phần hoá đáp ứng được yêu cầu bức thiết của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước trong việc giải quyết một số vấn đề quan trọng như: -Khắc phục việc buông lỏng quản tài sản của doanh nghiệp, xoá bỏ tình trạng vô chủ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần thì những tình trạng trên sẽ hết. -Huy động được nguồn vốn trong xã hội cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp: Một mặt vừa góp phần tháo gỡ được khó khăn cho ngân sách nhà nước không phải cung cấp cho doanh nghiệp, mặt khác vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước nhờ Cổ phần hoá thu hồi lại sẽ được đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng thêm tài sản cố định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo động lực mới trong quản lý doanh nghiệp. ở công ty cổ phần quyền lợi của những người chủ mới trong doanh nghiệp gắn chặt với sự thành bại của hạot động sản xuất kinh doanh. Vì thế họ rất đoàn kết gắn bó và thống nhất trong việc tìm kiếm,đưa ra phương án hoạt động phù hợp nhất của doanh nghiệp nhằm củng cố tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra, quan tâm đến công việc của công ty và lao động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao. Cổ phần hoá là một nhiệm vụ quan trọng và bức bách được Đảng và nhà nước quan tâm. Cổ phần hoá được triển khai thí điểm theo quyết định 202/'CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Kết quả thực hiện thí điểm đã khảng định cổ phần hoá là một biện pháp cấp thiết nhằm cải tạo kinh tế nhà nước. Các nghị quyết 28/CP ngày 7/5/1996 và nghị định sử đổi 25/CP ngày 26/3/1997 đã cụ thể hoá quyết tâm của chính phủ về công tác cổ phần hoá. Triển khai nội dung nghị định của chính phủ Bộ tài chính có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể thông tư số 47/TC-TCT ngày 17/8/1996. Thông tư 50/TC-TCDN ngày 30/8/1996 hướng dẫn những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Về kết quả tính từ năm 1992 đến hết tháng năm 1998 đã có 29 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá thuộc các nghành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ với tổng số vốn điều lệ ban đầu 281 tỷ đồng và gần 6000 lao động. Trong đó có 12 doanh nghiệp đã hoạt động theo luật công ty từ 1 năm trở lên các doanh nghiệp naỳ sau khi cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả cao hơn trước. Vốn điều lệ tăng bình quân 19,06%/năm doanh thu bình quân tăng 46%/năm, lợi nhuận tăng bình quân tăng 46/%/1 năm, các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm tỷ xuất lợi nhuận năm 1997 trên vốn sở hữu là 44% số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng bình quân 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%/năm. Ngoài ra người lao động có cổ phần trong công ty còn được chia lợi tức trên vốn góp cổ phần từ lợi nhuận sau thuế 22-24%. Nói tóm lại thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên rõ dệt từ tăng thêm thu nhập cho người lao động đến quy mô donh nghiệp đều được tăng lên. Điều đó chứng tỏ cổ phần hoá doanh nghiệp là một đường lối hết sức đứng đắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Vậy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một yêu cầu bức thiết và cấp bách để thực hiện đổi mới nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp. 2.2-Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Trong những năm gần đây công cuộc đổi mới nền kinh tế nhất là đổi mới khu vực kinh tế nhà nước là vấn đề quan trọng mà chủ trương nhà nước thực hiện. Đổi mới nền kinh tế mà biện pháp quan trong là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. *Chủ trương chính xách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước. Chủ trương cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước được đặt ra sớm từ đầu những năm 1990: - Nghị quyết hội nghị lần 2 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII (tháng 11/1991) đã ghi :"Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp". - Nghị quyết hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII tháng 11/1994 chỉ rõ cổ phần hoá nhằm thu hút thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp. - Nghị quyết bộ chính trị về tiếp tục đổi mới và phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Số 10-NQ/TW đã chỉ rõ tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phiếu cán bộ công nhân viên và cổ phần cho tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp. - Thông báo số 63-TB/TW ngày 04/4/1997 của Bộ chính trị khảng định tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. - Nghị quyết kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá VII ngày 26/12/1991 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991-1995 đã ghi: "Thí điểm việc Cổ phần hoá một số cở sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển". -Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội chính phủ đã ban hành các văn bản: Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Quyết định số 203/TC ngày 8/6/1992 chọn 7 doanh nghiệp nhà nước do chính phủ chỉ đạo thí điểm và giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ UBND tỉnh, thành phố thực thuộc TW chọn 1 đến 2 doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần. + Chỉ thị số 84/TTG ngày 04/3/1993 của thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước. + Nghị quyết số 28/CP ngaỳ 7/5/1996 của thủ tướng chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. + Chỉ thị số 658/TTG ngày 20/8/1997 của thủ tướng chính phủ về thúc đẩy triển khai vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35041.doc