Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Trường đại học kinh tế quốc dân khoa mac-lê nin ----***---- đề án kinh tế chính trị đề tài: cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nưởc trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam Người thực hiện : Bùi Xuân Hùng lớp : Ngân Hàng K43A GV hướng dẫn : PGS-TS:Phạm Quang Phan Hà Nội 25/ 2/ 2003 a-mở đầu * tính cấp thiết của đề tài: ở nước ta đa số các doanh nghiệp nhà nước ( DNNN ) ra đời trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động theo cơ chế cấp

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát, hiệu quả kinh doanh thấp . Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường những yếu kém của đa số các doanh nghiệp nhà nước càng bộc lộ rõ nét . Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN đảng và nhà nước ta đã sớm có những chủ trương, chính sách chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần . Nhgị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định : “... triển khai việc cổ phần hoá DNNN để huy động thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng tài sản nhà nước” . Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định : “ ... thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn ; giao, bán, khoán, cho thuê... các doanh nghiệp loại nhỏ nhà nước không nắm giữ , sáp nhập , giải thể , cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên”. Như vậy cho thấy cổ phần hoá là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước. Cổ phần hoá DNNN là một bước đi đúng đắn của đảng và nhà nước ta trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Cổ phần hoá nhằm đa dạng hoá sở hữu , tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp lao động có hiệu quả vì lợi ích chính đáng . Phát triển cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu. * lý do chọn đề tài: chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đi vào thực tiễn và đã thu được những kết quả bước đầu , nhưng hoạt động triển khai cổ phần hoá các DNNN những năm qua còn rất chậm và vẫn còn nhiều hạn chế . Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng trong việc cổ phần hoá nhưng những quyết định đưa ra còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế . Trong khi đa phần các doanh nghiệp được cổ phần hoá lại làm ăn thua lỗ . Chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm tìm hiểu sâu hơn việc cổ phần hoá các DNNN hiện nay , tìm ra những hạn chế và cách khắc phục góp phần đẩy nhanh cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. b-nội dung i-vai trò doanh nghiệp nhà nước và thực trạng hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay: * Thành phần kinh tế nhà nước: _Thành phần kinh tế nhà nước(TPKTNN) là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước, hoặc phần của toàn nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế. _Kinh tế nhà nước(KTNN) trước hết là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần được hình thành trên cơ sở: +Nhà nước đầu tư xây dựng. +Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư bản tư nhân. +Góp cổ phần khống chế với các doanh nghiệp tư nhân. _Kinh tế nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo chủ trương của đảng ta, KTNN cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thống tài chính, Ngân hàng, những cơ sở như sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ quan trọng, những cơ sở kinh tế phục vụ an ninh quốc phòng và vấn đề xã hội, để đảm bảo những cân đối lớn, chủ yếu của nền kinh tế và thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế thị trường. _Một số định hướng: +Cần xác định các doanh nghiệp công ích cần thiết, hoạt động không vì lợi ích lợi nhuận là chính. Cần có chính sách, cơ chế phù hợp để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được đầu tư, đảm bảo mục tiêu chính trị-xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển nhằm nâng cao đời sống nhân dân. +Những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, tập trung kiện toàn và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp hoạt động tốt, có khả năng cạnh tranh và tham gia thị trường thế giới, phải trở thành những doanh nghiệp mạnh toàn diện, đầu đàn về công nghiệp-kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, đi đầu về bảo đảm xã hội, phát huy giúp đỡ và ảnh hưởn tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội bằng tính chất xã hội chủ nghĩa của mình, tạo ra sự chuyển biến vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. +Mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng các hình thức tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường hoạt động của kinh tế nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, từng bước xây dựng văn minh thương nghiệp, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. +Vấn đề cán bộ và lực lượng lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới kinh tế nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách tuyển dụng,đãi ngộ, gắn trách nhiệm với quyền hạn và nghĩa vụ, sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh. Đổi mới kinh tế nhà nước theo phương hướng trên một mặt khắc phục được sự bảo thủ muốn duy trì kinh tế quốc dân kiểu cũ, kém hiệu quả; mặt khác chống tư tưởng muốn tư nhan hoá tràn lan nền kinh tế, coi nhẹ kinh tế nhà nước. *Doanh nghiệp nhà nước: Khái niệm : DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Đặc điểm: _DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao: DNNN là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. _Tài sản của DNNN thuộc sở hữu nhà nước: DNNN do nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của doanh nghiệp. _DNNN là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu: Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của chính phủ. _DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Vai trò của DNNN: _Vai trò mở đường cho mọi thành phần kinh tế khác + Trong cơ chế thị trường, để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp dân doanh chỉ tập trung kinh doanh ở những ngành, những vùng có hệ số sinh lời cao và hệ số rủi ro thấp; các doanh nghiệp này luôn né tránh đầu tư vào một số ngành có hệ số sinh lời thấp và hệ số rủi ro cao, cũng như các ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Đó trước hết là các vùng sâu, vùng xa của đất nước. Trong tình huống đó sự có mặt của DNNN để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa là hạt nhân tạo điều kiện tiền đề cho các loại hình doanh nghiệp khác ra đời và phát triển. ở các vùng sâu,vùng xa DNNN cần phải đảm nhận chức năng mở đường cho các doanh nghiệp khác phát triển. +Vai trò chủ đạo, chủ lực của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta cò thể hiện ở sự gương mẫu thực hiện pháp luật. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế đó để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh phát triển bình thường Nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật cần thiết, trong đó có pháp luật kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Nhà nước đóng vai trò trọng tài, tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh đối với các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh theo đúng pháp luật của các DNNN sẽ là tấm gương để cho các doanh nghiệp khác noi theo. +Vai trò của DNNN ở nước ta hiện nay còn có thể được xem xét ở góc độ đóng vào ngân sách nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển nền kinh tế nước ta từ trước đến nay DNNN đã, đang và sẽ là lực lượng tạo ra nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước. _Kinh tế nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác: Thể hiện chủ yếu qua các hướng sau: +Tạo đà cho mọi doanh nghiệp góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Khi đó DNNN phải giữ vị trí then chốt trong một số ngành cũng như một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. +DNNN đóng vai trò thúc đẩy, chuyển giao và phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại. Các ngành thuộc lĩnh vực này có liên quan với các ngành đóng vai trò tạo đà, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. +Vai trò giảm thiểu ô nhiễn môi trường. Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề thời sự nóng hổi không phải chỉ đối với nước ta mà đối với toàn thế giới. Trong thực tế việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường lại mâu thuẫn với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp và cũng mâu thuẫn với số vốn kinh doanh ít ỏi của các doanh nghiệp dân doanh. Với số vốn đầu tư ít, công nghệ kỹ thuật lạc hậu đang là một trong những nguyên nhân làm cho nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. DNNN cũng phải thể hiện vai trò chủ đạo của mình trong việc giải quyết vấn đề này. +DNNN đi đầu trong việc thực hiện trách nhiện xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt đối với địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, với các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. DNNN phải có mặt và phát triển tại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không muốn làm hoặc không có khả năng làm, để đảm bảo cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của các tầng lớp dân cư. _Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ các doanh nghiệp khác : +Trong điều kiện kinh tế nước ta còn đang thiếu vốn và kỹ thuật trầm trọng như hiện nay việc hình thành các tư bản nhà nước được coi là một trong các điều kiện quan trọng để tạo vốn và kỹ thuật ban đầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng như phát huy nội lực lôi kéo ngoại lực. +DNNN còn đóng vai trò tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ của các thành phần kinh tế. _Tạo điều kiện cho việc xây dựng chế độ xã hội mới Trước hết vai trò xây dựng chế độ xã hội mới được thể hiện ở việc hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường. Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường chứa đựng những khuyết tật vốn có của nó. DNNN phải đóng vai trò tạo điều kiện khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Thực trạng DNNN hiện nay; một số nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN: Hiện nay nước ta có khoảng 5740 DNNN (giảm khoảng 6560 doanh nghiệp so với 12300 doanh nghiệp nhà nước năm 1990).Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã tăng nhanh, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành quan trọng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ cao và các ngành sản xuất cung ứng các hàng hoá và dịch vụ quan trọng. Tổng giá trị sản phẩm của DNNN chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đồng thời DNNN vẫn là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh một số DNNN làm ăn năng động, có hiệu quả, đạt năng suất lao động cao thì nhìn chung các DNNN vẫn rất khó khăn, hiệu quả kinh doanh còn thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn thua lỗ triền miên, hoạt động cầm chừng. Sự đóng góp của DNNN cho ngân sách chưa tương xứng với phần đầu tư của nhà nước, với tiềm lực của doanh nghiệp; tình trạng mất và thất thoát về vốn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, việc quản lý đối với doanh nghiệp còn yếu kém và bị buông lỏng... Những yếu kém cùng với một số yếu tố khách quan đã dẫn tới tình trạng hiện nay có nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, trong đó có một số DNNN thua lỗ triền miên hoặc không có khả năng thanh toán nợ dẫn đến phải cho giải thể hoặc phá sản DNNN đó. Trong tổng số các DNNN hiện nay chỉ có khoảng 40% hoạt động có hiệu quả, 44% hiệu quả thấp, kinh doanh không ổn định, chưa có hiệu quả và có khó khăn về tài chính, 16% không hiệu quả, thuộc diện phải xử lý giải thể hoặc phá sản. Một số nguyên nhân cơ bản: +Các DNNN thường được thành lập từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, có quy mô nhỏ bé, cơ cấu phân tán, trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã không còn phù hợp và không đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. +Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế chưa được hoàn chỉnh và việc suqả đổi cũng chưa được tiến hành một cách nhanh chóng. Hệ thống văn bản điều chỉnh chủ yếu là những văn bản dưới luật, có nhiều quy định mâu thuẫn nhau. +Chưa phân định rõ ràng chức năng quản lý nhà nước với hoạt động quản lý của DNNN ; chưa xác định rõ đại diện chủ sỡ hữu nhà nước đối với DNNN . +Việc quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra, giám sát chưa chuyển biến kịp trong môi trường kinh doanh mới, chưa đạt được hiệu quả cần thiết. +Những người quản lý đối với DNNN thường là thiếu kiến thức và không được đào tạo một cách hệ thống, vì vậy việc điều hành DNNN đã không đạt được hiệu quả tốt. Tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nướcc hiện nay còn qua cồng kềnh và kếm hiệu quả. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN: +Tăng cường củng cố, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN . +Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, trước hết phải sớm hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế. +Đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo hướng giao quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp; xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản đối với DNNN. +Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá đối với các DNNN có đủ điều kiện cổ phần hoá, chuyển thành các công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp. +Chú trọng công tác quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán đối với DNNN. II: cổ phần hóa dnnn: kết quả bước đầu-những vấn đề còn tồn tại và giải pháp khắc phục: 1-Khái niệm: Cổ phần hoá là việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, hay nói cách khác cổ phần hoá là việc chuyển đổi doanh nghiệp dưới hình thức sở hữu nhà nước sang doanh nghiệp dưới hình thức sở hữu tập thể. 2-Mục tiêu của cổ phần hoá: Sau 4 năm kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, năm 1990 chúng ta quyết định thực hiện công việc sắp xếp lại DNNN nhằm mục đích tổ chức nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho toàn bộ hệ thống DNNN tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế . Qúa trình sắp xếp lại DNNN bao gồm các hình thức : giao, bán, khoán, cho thuê, và cổ phần hoá; trong đó cổ phần hoá là một hình thức quan trọng nhất. Nói cổ phần hóa là quan trọng nhất trong các hình thức tiến hành sắp xếp lại DNNN bởi cổ phần hoá được tiến hành với các mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nhgiệp. Thứ hai, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế tổ chức xã hội trong nước và người nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Thứ ba, phát huy vai trò làm chủ của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và của người lao động. 3-Thực trạng của quá trình cổ phần hoá: Nhận xét chung về quá trình CPH DNNN Qúa trình CPH của nước ta đã được tiến hành từ năm 1990, như vậy có nghĩa là đã hơn 10 năm trôi qua từ khi quyết định CPH của Chính Phủ được ban hành nhưng thực sự thì quá trình cổ phần hoá chỉ được diễn ra sôi động trong khoảng bốn năm năm gần đây. Khi xem xét quá trình cổ phần hoá của Việt Nam chúng ta có thể chia ra làm các giai đoạn chính sau: giai đoạn từ năm 1990 đến tháng 6/1998; giai đoạn từ tháng 6/1998 đến tháng 6/2002; giai đoạn từ tháng 6/2002 đến nay. Giai đoạn từ năm 1990 đến tháng 6/1998 là giai đoạn đầu thực hiện cổ phần hoá, do đó quá trình cổ phần hoá diễn ra dè dặt và chậm chạp, số lượng các DNNN được cổ phần hoá còn rất ít. Giai đoạn từ tháng 6/1998 đến nay là giai đoạn trọng điểm của quá trình cổ phần hoá; giai đoạn này chịu sự điều chỉnh của nghị định 44/1998/NĐ-CP, nghị định 44 ra đời đã khắc phục được những bế tắc của giai đoạn trước, tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho tiến trình cổ phần hoá và thực tế đã chứng minh được tính phù hợp của nghị định mới này. Số lượng DNNN được cổ phần hoá thực sự đã tăng vọt trong 4 năm của giai đoạn này. Tuy số lượng DNNN được cổ phần hoá rất cao nhưng trong hai năm 2001, 2002 số lượng DNNN được cổ phần hoá lại có su thế giảm xuống so với hai năm đầu do nghị định 44 đã có bộc lộ một số vấn đề gây cản trở cho qua trình cổ phần hoá. Để thay thế cho nghị định 44 ngày 19/6/2002 chính phủ đã ban hành nghị định 64/2002/NĐ-CP, với sự ra đời của nghị định 64. Do mới ra đời nên nghị định 64 có rất nhiều tiến bộ, nhưng thời gian thực hiện còn quá ngắn ngủi nên không những yếu kém của nghị định còn chưa bộc lộ, mà ngay cả những điểm tiến bộ cũng chưa thực sự phát huy tác dụng. Kết quả đạt được sau hơn 10 năm cổ phần hoá và những vấn đề tồn tại: Như chúng ta đã biết, giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hoá diễn ra khá chậm chạp, trong vòng gần 8 năm thực hiện cổ phần hoá chỉ có 32 DNNN được cổ phần hoá, với số liệu cụ thể như sau: năm1990-1992 không có doanh nghiệp được cổ phần hoá; năm 93:2; năm 94:1; năm 95:3; năm 96:5; năm 97:7; đến tháng 6/1998:14. Mặc dù năm 90 chính thức thực hiện cổ phần hoá DNNN nhưng phải 3 năm sau mới có DNNN được cổ phần hoá, hay nói cách khác là chỉ đến khi quyết định 202/1996 quy định về việc cổ phần hoá ra đời mới có DNNN được cổ phần hoá. Và đến năm 1996 nghị định 28/NĐ-CP với những điều khoản chi tiết hơnvề cổ phần hoá đã góp phần thúc đẩy tốc độ cổ phần hóa. Nhìn chung, chính phủ đã có rất nhiều cố gắng trong việc cổ phần hoá nhưng những quyết định đưa ra còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Các doanh nghiệp được quyết định cổ phần hoá đa phần là làm ăn thua lỗ, ngành nghề được tiến hành cổ phần hoá kém đa dạng, thủ tục hành chính nhiều phức tạp. Tuy đã có 32 doanh nghiệp được cổ phần hoá, cho thấy không những số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá còn thấp mà mục tiêu đặt ra của cổ phần hoá cũng không đạt được như mong muốn: Tổng số vốn huy động thêm trong xã hội là rất thấp, tỷ trọng vốn của nhà nước trong doanh nghiệp đã cổ phần hoá còn khá cao, qua trình tiến hành cổ phần hoá còn bbị gượng ép, không tự nguyện. Nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong giai đoạn này là nền kinh tế nước ta vừa bước sang qúa trình đổi mới, chưa đạt được nhiều thành quả, trong khi đó hình thức công ty cổ phần còn rất nhiều mới mẻ đối với mọi người. Về mặt luật pháp thì do còn nhiều bao cấp nên chưa có được một môi trường bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các DNNN luôn nhận được nhiều ưu ái hơn về mọi mặt cho nên việc cổ phần hoá không thực sự tự nguyện là hoàn toàn tự nhiên. Thứ hai là các DNNN hoạt động rất kém hiệu quả, các khoản nợ nần tồn đọng nhiều không giải quyết nổi, chính phủ không thể xoá bỏ hẳn các khoản nợ hộ doanh nghiệp vì như vậy gánh nặng đè lên ngân sách là rất lớn. Thứ ba là vấn đề xác định gia tri doanh nghiệp để tiến hành xác định số cổ phần sẽ được phát hành, đây có thể coi là vấn đề quan trọng nhất trong việc thực hiện cổ phần hoá thì lại gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thực hiện, trình độ đánh giá lại tài sản doanh nghọêp còn thấp thêm vào đó phương thức tiến hành lại cứng nhắc, giá trị tài sản đa phần được đánh giá theo yếu tố chủ quan làm cho giá trị được đánh giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của doanh nghiệp . Những vấn đề tồn tại của giai đoạn 1 đã cơ bản được giải quyết trong giai đoạn 2, cụ thể hơn là trong nghị định 44 ngày 19/6/1998. Sự ra đời của nghị định 44 đã đưa quá trình cổ phần hoá sang một giai đoạn mới, với nhiều kết quả khả quan: số doanh nghiệp được cổ phần hoá cuối năm 1998 là 86; năm 1999 là 250; năm 2000 là 212; năm 2001 là 147; đến tháng 7/2002 là 53. Nhìn vào những kết quả đạt được ta thấy tốc độ cổ phần hoá của giai đoạn này đã tăng một cách bất ngờ về số lượng. Không những vậy, chất lượng đạt được cũng rất kgả quan: hơn 3000 tỷ đồng đã được huy động để đầu tư vào các công ty được cổ phần hoá; các công ty được cổ phần hoá hoạt động mang lại hiệu quả khá cao, các chỉ số về hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội đều tăng, theo số liệu năm 1999 ta thấy vốn bình quân tăng 183%, doanh thu tăng 135%, lợi nhuận sau thuế tăng 131% các khoản nộp ngân sách tăng153,5%, thu nhập bình quân tăng 29%, lao động tăng 9%. Thêm vào đó, trong số 780 doanh nghiệp được cổ phần hoá đã có 17 công ty tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy kết quả đạt được là khá cao nhưng đánh giá chung toàn bộ giai đoạn 2 vẫn là tiến trình cổ phần hoá còn diễn ra khá chậm chỉ đạt được một tỷ lệ thấp so với mục tiêu đề ra, năm 1998 đạt 55% kế hoạch, năm 1999 là 63%, năm 2000 là 36%. Trong khi đó chương trình sắp xếp lại DNNN đã đề ra mục tiêu là hết năm 2003 thu về còn 5000 DNNN đầu mối và hết năm 2005 thu về còn 2000 DNNN đầu mối. Thêm vào đó theo số liệu thống kê ngày 1/1/2000 cả nước có 5991 DNNN, nếu cứ coi như không có DNNN nào được thành lập thêm trong thời gian qua thì ước tính đến thời điểm hiện tai chúng ta có khoảng 5500 DNNN . Như vậy để hoàn thành mục tiêu đề ra thì từ giờ đến cuối năm nay chúng ta phải chuyển đổi hình thức sở hữu của 500 doanh nghiệp, trong 2 năm tới con số đó là 3000 doanh nghiệp, dĩ nhiên gánh nặng đó đè lên cồn cuộc cổ phần hoá. Bên cạnh đó tốc độ cổ phần hoá đã giảm theo thời gian tính từ năm 1999 đến nay, và có thể khẳng định là trong cả năm 2002 số DNNN được cổ phần hoá cũng không thể đạt được bằng con số của năm 1999. Và số lượng DNNN có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng đã được cổ phần hoá còn quá ít, làm cho tổng nguồn vốn của các công ty cổ phần mới cổ phần hoá còn rất thấp. Vậy đâu là nguyên nhân của những tồn tại này? Trước tiên về khách quan thì môi trường kinh tế còn nhiều khố khăn, khả năng thanh toán trong dân cư thấp, giá cả giảm xuống thị trường thu hẹp dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, cổ phiếu kém hấp dẫn. Bên cạnh đó sự hiểu biết về cổ phần hoá còn hạn chế, ngoài ra các DNNN được cổ phần hoá đều có công nghệ lạc hậu, sản phẩm không có tính cạnh tranh. Về nguyên nhân chủ quan có một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, đối tượng được chọn để cổ phần hóa chưa hợp lý, nhiều doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán, thuộc diện phải giải thể, phá sản, không đủ điều kiện chuyển đổi, bên cạnh đó nhiều donh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa cũng được đưa vào kế hoạch cổ phần hoá. Thứ hai là quan điểm nhận thức về cổ phần hoá chưa đúng đắn. Trong nhận thức về hành động, các cán bộ quản lý doanh nghiệp khi bị đưa vào kế hoạch cổ phần hoá đều lo sợ sẽ bị mất chức, mất quyền, cho nên không ai muốn cổ phần hoá. Không những vậy nhiều cán bộ cấp cao vẫn coi trọng số lượng DNNN hơn là chất lượng, họ cho rằng cần phải thành lập nhiều DNNN trong nhiều lĩnh vực để làm đối trọng với doanh nghiệp tư nhân càng tốt. Thứ ba là mặc dù từ sau khi ra đời nghị định 44 đã mang lại bộ mặt mới cho quá trình cổ phần hoá, nhưng nó vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, thể hiện ở một số điểm sau: _Hạn chế trong quy định khống chế mức mua CP tối đa của mỗi cá nhân, tổ chức: pháp nhân chỉ được mua 10-20% giá trị doanh nghịêp; cá nhân chỉ được mua 5-10%. Quy định này đã làm hạn chế khả năng thu hút vốn của doanh nghiệp để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, phát triển sản xuất, hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược, do đó cũng hạn chế luôn khả năng thay đổi công nghệ, phương thức quản lý. _Hạn chế trong quy định về xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp, ví dụ như trong quy định về quyền sở hữu đất, hay trong phương thức xác định giá trị tài sản vẫn chủ yếu dựa trên sự đánh giá của các đoàn thẩm định do cơ quan có chức năng lập ra mà thực sự chưa chý ý đến giá cả thị trường. _Hạn chế về ưu đãi đối với doanh nghiệp cổ phần hoá và người lao động trong công ty cổ phần. Mặc dù nghị định 44 đã quy định về ưu đãi đối với doanh nghiệp cổ phần hoá, về thuế, tín dụng, về quyền thuế đất nhưng thực tế là vẫn tồn tại sự phân biệt về đối xử. ở nhiều nơi, chính sách đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã không được tôn trọng tạo tâm lý lo ngại sẽ không được đối xử như DNNN của các doanh nghiệp sẽ bị cổ phần hoá. Đối với người lao động số lượng cổ phiếu ưu đãi bị hạn chế, trong khi đó số lượng người lao động không được tính toán đến, tạo ra thực tế nhiều lao động có muốn cũng chỉ được một số lượng cổ phiếu nhỏ bé. Bên cạnh đó, người lao động bị mất việc nhà nước chỉ lo chế độ cho một năm đầu còn tiếp theo là do công ty phải lo, dẫn đến việc người lao động không được lo đủ chế độ sau một năm bị mất việc. Và trên thực tế thủ tục này còn có nhiều phiền hà. _Hạn chế trong việc giải quyết công nợ của doanh nghiệp cổ phần hoá. Vấn đề nợ của các DNNN là vấn đề khá nan giải,trong khi đó để có thể thực hiện cổ phần hoá thì nợ phải được giải quyết ngay từ bước đầu. Nhgị định 44 đã quy định khá rõ về nghĩa vụ giải quyết nợ của các bên có liên quan, tuy nhiên việc giải quyết đó vẫn chưa thực sự gắn liền với các thực tế của các DNNN ở Việt Nam. Ngoài những nguyên nhân chính trên còn một số nguyên nhân khác dẫn đến những tồn tại của quá trình cổ phần hoá DNNN trong giai đoạn này là: càng về sau số lượng DNNN được cổ phần hoá có vốn lớn càng tăng, tình hình khó khăn cũng tăng lên; trong khi đó những khó khăn khiến các DNNN đã nằm trong kế hoạch cổ phần hoá chưa tiến hành được đã không được giải quyết thì cho đến nay vẫn là những khó khăn cho cổ phần hoá của chính doanh nghiệp đó; tiếp theo là thi trường chứng khoán ở Việt Nam còn chưa phát triển, với những quy định niên yết ngặt nghèo về vốn, nên khi các DNNN đã cổ phần hóa không có hy vọng huy động thêm vốn thông qua phát hành CP. Quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần: DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: chuẩn bị cổ phần hoá Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ(gọi tắt là các bộ), các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( gọi tắt là uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ), các tổng công ty 91 lập danh sách DNNN cổ phần hoá từng năm báo cáo chính phủ và gửi cho các doanh nghiệp để thực hiện. Các DNNN trong danh sách cổ phần hoá báo cáo dự kiến các thành viểntong ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lên bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty 91 để quyết định. Các bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty 91 quyết định thành lập ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và quyết định từng doanh nghiệp cổ phần hoá trong từng năm. Thành phần ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp gồm: giám đốc( hoặc phó giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng là uỷ viên thường trực và các thành viên khác. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ trương chính sách của chính phủ để tổ chức thực hiện. Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp và dự kiến giá trị thực tế của doanh nghiệp lên bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tôntg công ty 91 . Các bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty 91 phối hợp với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp, làm văn bản thoả thuận với bộ tài chính. Bộ tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hoá trên 10 tỷ đồng, nếu từ 10 tỷ đồng trở xuống thì sẽ do bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty 91 quyết định. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án dự kiến cổ phần hoá doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với doanh nghiệp Nhà nước có giá trị thuộc vốn Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đã quyết định là trên 10 tỷ đồng. Các bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyể DNNN thành công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống. Tổng công ty 91 báo cáo bộ quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty 91 có vốn Nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm bán cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông; triệu tập đại hội cổ đông để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Bước 4: Gia mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh Giám đốc, kế toán trưởng DNNN bàn giao cho hội đồng quản trị của công ty cổ phần: lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp ( trước sự chứng kiến của ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước). Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoàn tất các công việc còn lại, đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành. Một số nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá - Cho đến nay vẫn còn nhiều quan chức từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất quan điểm trong việc xử lý DNNN- chuyển phần lớn số DNNN thành công ty cổ phần. -Những vướng mắc trong việc định giá doanh nghiệp: vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Mắt khác lại có nhiều phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp, mà mỗi phương pháp lại cho mỗi kết quả khác nhau. -Những vướng mắc về việc giải quyết công nợ: hiện nay thì Nhà nước đã có quan niệm thoáng về vấn đề giải quyết công nợ nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc giải quyết các khoản nợ phải thu và nợ phải trả, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn. -Phương án kinh doanh trong tương lai: nhiều doanh nghiệp chưa có phương án kinh doanh tốt chứng tỏ chưa có hướng đi đúng nhằm duy trì v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34611.doc