Công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường (67tr)

Lời nói đầu Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế- xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước. Ngay từ khi giành được độc lập( 9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 29/SL (3/1947) có những điều nói về an toàn,vệ sinh lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ, phải đi đôi với bảo đảm an toàn lao động, phải biết quý trọng con người”. Trong các văn kiện Đại hội Đảng đều nói tới an toàn, vệ sinh lao động,cải thiện điều kiện lao động, đặc biệt tại đại hội Đảng

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường (67tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần thứ IX một lần nữa nêu rõ “ Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động”. Bảo hộ lao động là một công tác quan trọng của tổ chức Công đoàn, để thực hiện tốt chức năng của mình trong vấn đề bảo hộ lao động, an toàn,vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tham gia quản lý với cơ quan nhà nước về chính sách bảo hộ lao động, tổ chức tuyên truyền giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện đúng quy trình quy phạm, kế hoạch bảo hộ lao động. Công ty Cao su Sao vàng là một doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động luôn ổn định. Đạt được kết quả đó là nhờ vào Ban Lãnh đạo Công ty năng động, sáng tạo phát huy tinh thần tập thể, tìm hướng đi cho sản phẩm bên cạnh đó luôn thực hiện tôt kế hoạch bảo hộ lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động. Công đoàn công ty đại diện cho người lao động trong doanh nghiệp. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Công đoàn công ty hoạt đông có hiệu quả về công tác bảo hộ lao động,chăm lo đời sống cho người lao động để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cao su Sao vàng, trên cơ sở lý thuyết đã được nhiên cứu Kết hợp với thực tiễn tại công ty. Tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường”. Mục đích của đề tài là nhằm đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về công tác bảo hộ lao động của công ty Cao su Sao vàng, từ đó học hỏi được kinh nghiệm và tìm biện pháp tích cực góp phần đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động tại công ty. Em xin chân thành cám ơn thầy Đào Thiện Giới và cùng các cô chú phòng kỹ thuật an toàn đã giúp em hoàn thành cuốn đồ àn này. PHầN I CƠ Sở Lý LUậN Về CÔNG TáC BảO Hộ LAO Động và hoạt động công đoàn trong công tác bảo hộ lao động I. Khái niệm, mục đích, ý nghiă, tính chất của công tác bảo hộ lao động 1.Khái niệm bảo hộ lao động Bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động, là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. 2. Nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng công cụ giản đơn hay công cụ phức tạp tiên tiến, đều phát sinh tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, có hại gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Vì vậy, công tác bảp hộ lao động xét trong phạm vi cả nước hoặc từng nghành từng địa phương hay doanh nghiệp có thể yêu cầu nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhìn chung đều phải nhằm thực hiện nhiệm vụ chính sau: -Bảo vệ sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc lâu dài, liên tục và tính mạng người lao động. -Góp phần duy trì và phát triển sản xuất. -Góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Các nhiệm vụ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau do đó khi thực hiện hoặc đánh giá công tác bảo hộ lao động cần xem xét toàn diện cả ba vấn đề trên sao cho không chỉ phù hợp với đIều kiện kinh tế và thực tế sản xuất mà còn vươn tới những thành quả tiên tiến của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động nhằm không ngừng cải thiện điều kiện lao động cho người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 3.1 ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quí nhất, lực lượng lao động luôn được giữ gìn và phát triển. Việc chăm lo cải thiện đIều kiện an toàn vệ sinh lao động và giải quyết các chế độ chính sách bảo hộ lao động cho người lao động là thước đo để đánh giá về trình độ chính trị của một hệ thống chính trị một quốc gia, một đơn vị cơ sở về bảo hộ lao động. ở nước ta, Đảng,nhà nước và Công đoàn luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động và giải quyết các chế độ chính sách bảo hộ lao động cho người lao động đã nói lên tính chất ưu việt của hệ thống chính trị đối vơí công tác bảo hộ lao động. 3.2 ý nghĩa kinh tế Công tác bảo hộ lao động được thực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực và rõ rệt. Nó sẽ loại trừ được chi phí thời gian do tai nạn, sự cố, do điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm trong thời gian lao động cho một đơn vị sản phẩm, góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên, làm chất lượng sản phẩm tăng lên dẫn đến thu nhập ngưòi lao động tăng, có điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Ngoài ra làm tốt công tác bảo hộ lao động còn hạn chế được chi phí tai nạn, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp, chi phí giải quyết hậu quả hư hỏng thiết bị, công trình, chi phí cho người bị tai nạn lao động. 3.3 ý nghĩa xã hội và nhân văn Công tác bảo hộ lao động là chăm lo tới tính mạng, sức khoẻ người lao động, là quyền lợi thiết thân của người lao động, thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc nhất đối với người lao động. Công tác bảo hộ lao động được quan tâm thì tai nạn lao động ít xảy ra sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội, khỏi phải giải quyết vấn đề trợ cấp, chính sách xã hội cho người bị nạn, để dành kinh phí đầu tư cho hoạt động phúc lợi xã hội. Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. 4. Tính chất của công tác bảo hộ lao động 4.1 Tính pháp lý Công tác bảo hộ lao động có tính pháp lý bởi vì nếu làm không tốt công tác này thì nó có thể dẫn tới tai nạn hoặc sự cố gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, sức khoẻ của người lao động và của cải vật chất cho doanh nghiệp cho xã hội trong một thời gian ngắn. Tính pháp lý thể hiện trong toàn bộ hệ thống luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn vệ sinh, qui phạm an toàn. Vì vậy, mọi cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc tất cả mọi thành phần kinh tế và mọi người lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu ai vi phạm thì tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả của nó sẽ bị sử lý theo pháp luật từ xử phạt hành chính theo nghị định 38/CP, theo nghị định 46/CP với mức phạp từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự. Tuy nhiên trong thực tế pháp luật bảo hộ lao động cần được tuyên truyền rộng rãi hơn nhằm nâng cao hiểu biết của người lao động, người sử dụng lao động về những nội dung của pháp luật bảo hộ lao động trên cơ sở đó đẩy mạnh việc sử lý theo các vi phạm theo đúng pháp luật thì mới có thể phát huy được tác dụng tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động. 4.2 Tính khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là một nghành khoa học kỹ thuật tổng hợp liên nghành gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một số nghành khoa học nhân văn. Do đó tính khoa học kỹ thuật của bảo hộ lao động được thể hiện rất rõ nét và nó cũng đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với công tác này. Chỉ có thể giải quyết tốt những ván đề bảo hộ lao động trên cơ sở khoa học kỹ thuật bằng những giải pháp và phương tiện khoa học kỹ thuật. Những cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động ngoài những phẩm chất khác còn phải là những người có trình độ khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động nhất định. Khoa học kỹ thuật phát triển cho phép áp dụng những thành tựu mới nhất nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, những yếu tố nguy hiểm, độc hại mới đối với sự an toàn và sức khoẻ người lao động. 4.3 Tính quần chúng Công tác bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người. Tai nạn, các yếu tố độc hại có thể đe dọa tính mạng, sức khoẻ những người ở trong và ngoài khu vực sản xuất. Do đó mọi người lao động và người sử dụng lao động, người sản xuất trực tiếp hay người sản xuất gián tiếp đều phải có những hiểu biết cần thiết về khoa học bảo hộ lao động và phải làm tốt công tác bảo hộ lao động nhằm bảo vệ mình, bảo vệ người khác, bảo vệ sản xuất và môi trường. Do đó bảo hộ lao động là trách nhiệm của mọi người trong sản xuất và trong xã hội. Muốn phát huy được tính quần chúng của công tác này cần phải tổ chức phong trào quần chúng về bảo hộ lao động ở mọi thời điểm, mọi nơi trong cả nước với phong trào “Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ” trước đây và Phong trào “Xanh- Sạch- Đẹp và Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” do Tổng liên đoàn lao động Việt nam phát động năm 1996 và phong trào “Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ “ do liên bộ nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động đầu năm 1997 là phong trào quần chúng về bảo hộ lao động. Và việc Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo mạng lưới an toàn vệ sinh viên theo điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động năm 1964, và theo nghị định 06/CP ngày 24/4/1995 tại điều 13 mục 3 qui định người sử dụng lao động có nghĩa vụ với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của màng lưới an toàn vệ sinh viên. Như vậy vai trò của công đoàn, tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động không một tổ chức nào thay thế được công đoàn trong công tác đề bảo hộ lao động, điều đó nói lên công tác quần chúng của bảo hộ lao động. Vì vậy, công đoàn các cấp tham gia ý kiến để tập hợp đông đảo nhất những lực lượng có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động vào hệ thống tổ chức, quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động. Vì vậy, Công đòan phải tiếp tục củng cố phát triển nâng cao chất lượng của phong trào quần chúng về bảo hộ lao động cụ thể tiếp tục nâng cao phát triển phong trào “Xanh- Sạch- Đẹp và Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ” . II. Các nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động 1.Khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động 1.1 Y học về bảo hộ lao động Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất đến cơ thể của ngươì lao động nhằm: - Đề ra các tiêu chuẩn vệ sinh giới hạn cho phép của các yếu tố có hại. - Đề ra các chế độ lao động, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. - Quản lý theo dõi sức khoẻ người lao động, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, đề ra các biện pháp phòng ngừa và bệnh điều trị. 1.2 Kỹ thuật vệ sinh Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ hoặc làm giảm tới mức cho phép các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Kỹ thuật vệ sinh bao gồm nội dung như kỹ thuật thông gió, điều hoà nhiệt độ, kỹ thuật chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng... 1.3 Kỹ thuật an toàn Nghiên cứu các yếu tố nguy hiểm trong lao động sản xuất, nguyên nhân gây ra tai nạn, đề ra những qui phạm an toàn, biện pháp an toàn, cơ cấu thiết bị an toàn, nhằm phòng tránh tai nạn hoặc hạn chế tác hại của tai nạn.Tình hình kỹ thuật an toàn thường phản ánh thực trạng công nghệ và sản xuất của doanh nghiệp . 1.4 Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân Có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hoặc cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại sự ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm có hại khi các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn loại trừ được chúng. 1.5 Khoa học về Ecgônomi. Người ta áp dụng các thành tựu về Ecgônomi để ngiên cứu và đánh giá thiết bị công cụ lao động, áp dụng các chỉ tiêu sinh lý Ecgônomi, các điều kiện nhân trắc người lao động để thiết kế các công cụ, thiết bị, tổ chức chỗ làm việc nhằm cải thiện điều kiện lao động, làm tăng sự tiện nghi và an toàn trong lao động, giảm nặng nhọc, tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 2. Luật pháp và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ban hành năm 1992 tại điều 56 qui định “Nhà nước ban hành chế độ chính sách về bảo hộ lao động, nhà nước qui đinh về thời gian lao động...chế độ nghỉ ngơi,chế độ bảo hiểm xã hội...” cho người lao động. Bộ luật lao động(5/7/1994) có 17 chương 198 điều có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, trong đó có chương IX nói về An toàn lao động và vệ sinh lao động. Ngoài ra trong các chương khác cũng có một số đIều liên quan đến bảo hộ lao động như chương VII nói về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Chương X về những qui định riêng đối với lao động nữ, Chương XVI về Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạp vi phạm pháp luật lao động. Đây là văn bản pháp luật chủ yếu về bảo hộ lao động ở nước ta. Ngày 20/01/1995 thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 06/CP gồm 7 chương 24 diều để qui định chi tiết một số đIều của bộ luật lao động về an toàn lao đông và vệ sinh lao động. Ngày 31/12/1999 Thủ tướng ban hành nghị định 195/CP qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điêù khoản trong bộ luật lao động liên quan đến thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Nghị định 23/Cp của chính phủ ngày 18/4/1996 về hướng dẫn môt số trong bộ luật lao động về những qui định riêng đối với lao động nữ. Nghi định 38/CP của chính phủ ngày 25/6/1996 về qui định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Nghi định 46/CP của chính phủ ngày 06/8/1996 qui định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực hành chính về y tế. Ngoài ra còn một số văn bản liên có nội dung có liên quan đến bảo hộ lao động Luật Công đoàn (1990). Luật bảo vệ sức khoẻ (1989) Luật bảo vệ môi trường (1993). Luật phòng cháy chữa cháy (2001). Như vậy, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về bảo hộ lao động. Tuy nhiên, việc phổ biến và tuyên truyền hướng dẫn các văn bản luật pháp, chế độ chính sách về bảo hộ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, ý thức chấp hành luật pháp chế độ chính sách chưa nghiêm, tình trạng vi phạm an toàn lao động và vệ sinh lao đông còn khá phổ biến, còn xảy ra khá nghiêm trọng. 3. Tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng về công tác bảo hộ lao động Vận động quần chúng để từng người lao động có ý thức và có kiến thức để thường xuyên tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Vận động quần chúng phát huy sáng kiến cải thiện đIêu kiện lao động. Làm cho mọi người lao động thấy được ý nghĩa và tác dụng của việc tự kiểm tra bảo hộ lao động, tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra tại đơn vị. Tổ chức công đoàn là một tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của người lao động có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động đã được đông đảo công nhân lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và nhiều cơ sở,các cấp , các nghành, địa phương tích cực tham gia. Hiện nay Tổng liên đoàn lao động Việt nam đã phát động phong trào “Xanh- Sạch - Đẹp và Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong cả nước. III. Hoạt động của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động 1. Bảo hộ lao động là một công tác quan trọng của tổ chức công đoàn Bảo hộ lao động là nội dung hoạt động quan trọng của mỗi cấp công đoàn. Bảo hộ lao động có liên quan trực tiếp đến ba chức năng của công đoàn. Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động như quyền làm việc, nghỉ ngơi, hưởng lương xứng với công việc của mình và quyền được làm việc trong điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh. Nếu không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, an toàn thân thể tính mạng người lao động do tác động thường xuyên hoặc bất thường của các yếu tố độ hại nguy hiểm trong sản xuất có thể dẫn tới bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động. Trong nền kinh tế thị trường, với mối quan hệ 3 bên Chính phủ- Người lao động- Người sử dụng lao động. Công đòan đại diện cho quyền lợi của người lao động , tham gia với nhà nước, chính quyền các cấp về luật lệ, chế độ , chính sách có liên quan đến lĩnh vực bảo hộ lao động. Mặt khác công đoàn đại diện cho người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung về bảo hộ lao động , bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế, công đoàn tham gia quản lý ở mức độ khác nhau, nhưng đều tham gia với người sử dụng lao động những vấn đề về bảo hộ lao động trong sản xuất nhằm không ngừng cải thiện điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động. Đồng thời, góp phần bảo vệ sản xuất, bảo vệ lợi ích của cả người sử dụng lao động và người lao động. Ngoài ra, Công đoàn phải tham gia các đoàn kiểm tra bảo hộ lao động, điều tra tai nạn lao động, tổ chức và thúc đẩy việc tự kiểm tra bảo hộ lao động của quần chúng. Trong công tác tuyên truyền giáo dục công đoàn không coi nhẹ tuyên truyền giáo dục cho người lao động, hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động và quyền và nghĩa vụ của mình về bảo hộ lao động. Vì vậy để thực hiện tốt chức năng của mình công đoàn phải làm tốt công tác bảo hộ lao động. 2 Cơ sở pháp lý của hoạt dộng công đoàn về bảo hộ lao động. Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động Việt nam. Vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế đã được xác định trong chương VIII của Bộ luật lao động năm 1995 của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tại các điều 153, 154 ,155 156. Trách nhiêm của tổ chức công đoàn về an toàn lao động và vệ sinh lao động được qui định rõ trong chương VI của nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của chính phủ về các vấn đề bảo hộ lao động có liên quan đến công đoàn. Tổng liên đoàn lao động Việt nam tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Tổ chức công đoàn phối hợp với cơ quan chức năng của nhà nước cùng cấp, tham gia giám sát việc quản lý nhà nước việc thi hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động. Công đoàn cơ sở cần giáo dục vận động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các qui định nội qui an toàn lao đông, vệ sinh lao động, xây dựng phong trào bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp đơn vị, xây dựng và duy trì hoạt động của màng lưới an toàn vệ sinh viên. Điều 6 Luật Công đoàn năm 1990 ngoài những nội dung trên còn qui định rõ qui định một số quyền của công đoàn như công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu thấy cần thiết, công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc toà án xử lý người chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động theo qui định của pháp luật. Đó là những cơ sở pháp lý cơ bản, những nội dung chủ yếu của hoạt động bảo hộ lao động của công đoàn, đã được pháp luật. Ngoài ra trong một số bộ luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư có một số điều qui định chi tiết cụ thể từng vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công đoàn về bảo hộ lao động. Vì vậy, để làm tốt được chức năng của mình, các cấp công đoàn cần nắm thật vững quyền và nghĩa vụ của mình về bảo hộ lao động theo luật định, đồng thời tuyên truyền cho người lao động, người sử lao động tạo cho họ cùng có những nhận định thống nhất với công đoàn về vấn đề này. IV. Nghĩa vụ và quyền của các cấp và tổ chức công đoàn Công tác bảo hộ lao động có liên quan đến lợi ích của các bên tham gia. Vì vậy, công tác bảo hộ lao động chỉ có thể giải quyết được tốt khi tất cả các bên đều thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ và quyền của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện cho nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. 1. Nghĩa vụ và quyền của chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ về bảo hộ lao động Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước đề nghị ban hành, ban hành luật pháp, chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, qui trình, qui phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Phổ biến và tuyên truyền cho các nghành các cấp và mọi người về luật pháp, và chế độ chính sách quy trình, quy phạnm về vệ sinh an toàn lao động, tham gia kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, xử lý các đơn vị, cá nhân thực hiện chưa tốt. 2. Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động 2.1 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động Theo điều 13 của nghị định 06/CP ngày 20/1995 quy định người sử dụng lao động có 7 nghĩa vụ về baỏ hộ lao động. - Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ chính sách khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước. - Cử người giám sát việc thực hiện qui định nội dung biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên. - Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phối hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước. - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai baó điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động- Thương binh- Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động. 2.2 Quyền của người sử dụng lao động Theo điều 14 của nghị định 06/CP, người sử dụng lao động có 3 quyền về bảo hộ lao động. - Buộc người lao động tuân thủ theo quy định, nội qui, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Khiếu lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy định của thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đó. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. 3. Nghĩa vụ và quyền của người lao động 3.1 Nghĩa vụ của người lao động - Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động có liên quan trong công việc được giao. - Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trao cấp, các trang thiết bị an toàn vệ sinh nơi làm việc nếu làm mất hoặc hỏng phải bồi thường. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây độc hại hoặc có sự cố nguy hiểm, kịp thời cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. 3.2 Quyền của người lao động - Yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện thực hiện biện pháp an toàn lao động vệ sinh lao động. - Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tình trạng sức khoẻ của người lao động, báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu nguy cơ đó chưa được khắc phục. Quyền khiếu lại tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn công đoàn cơ sở về công tác bảo hộ lao động 4.1 Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở Để thực hiện chức năng- nhiệm vụ của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động theo qui định của pháp luật. Tổng liên đoàn lao động Việt nam có chủ trương, biện pháp chỉ đạo hệ thống Công đoàn hoạt động bảo hộ lao động bằng các văn bản quan trọng Thông tư 07/TT- TLĐ ngày 6/2/1995 hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện Bộ luật lao động. Nghị quyết 01/TLĐ ngày 21/4/1995 đổi mới nội dung phương thức hoạt động của công đoàn về bảo hộ lao động. Chỉ thị 05/TLĐ ngày 24/4/1995 phát động phong trào “ Xanh- Sạch- Đep và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”. Chỉ thị 01/TLĐ ngày 16/1/1996 tăng cường hoạt động của các cấp công đoàn trong công tác bảo hộ lao động. Vì vậy nhiệm vụ của công đoàn cơ sở là: Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung về bảo hộ lao động. Tuyên truyền về bảo hộ lao động: tuyên truyền và đôn đốc người lao động thực hiện tốt các qui định, qui phạm các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất đấu tranh với những trường hợp làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn. - Động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến những thiết bị nhằm cải thiện môi trường làm việc giảm nhẹ sức lao động - Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động tham gia xây dựng nội quy, qui chế quản lý an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, biện pháp đảm bảo an toàn, sức khoẻ người lao động. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động bảo hộ lao động của công đoàn doanh nghiệp để tham gia với người sử dụng lao động. Phối hợp tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh các phong trào” Xanh- Sạch- Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động bảo hộ lao động đối với màng lưới an toàn vệ sinh viên. 4.2 Quyền của công đoàn cơ sở - Tham gia xây dựng các quy chế, nội qui về quản lý bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động với người sử dụng lao động. Tham gia các đoàn tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động do doanh nghiệp tổ chức, tham gia các cuộc họp kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra, cacá đoàn điều tra tai nạn lao động. Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động và biện pháp bảo đảm an toàn sức khoẻ người lao động trong sản xuất, đề xuất các biện pháp khắc phục những thiếu sót tồn tại. V.tình hình công tác bảo hộ lao động ở nước ta hiện nay tình hình điều kiện lao động Trong những năm qua, các doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh sản xuất, nâng câo chất lưọng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, không ngừng trang bị máy móc thiét bị, đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, hạn chế bệnh nghề nghiệp tai nạn lao động. Song không ít các doanh nghiệp, các cấp các ngành điều kiện lao động chưa được đảm bảo biểu hiện chủ yếu là máy móc thiết bị cũ nát, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công độc hại, phần lớn đã qua sử dụng từ 20 đến 30 năm, do đó có còn nhiều nguy cơ gây ra sự cố nguy hiểm, gây ra tai nạn lao và ô nhiễm môi trường. ở rất nhiều cơ sở hầu như không có kỹ thuật vệ sinh ( thông gió, chống bụi , hơi khí độc, chống ồn chống bức xạ có hại ...) các hệ thống thiết bị an toàn hoặc có mà để hư hỏng lâu ngày không hoạt động được nữa, phương tiện bảo vệ cá nhân thiếu, nhất là các loại đặc chủng, không đảm bảo chất lượng. Các tiêu chuẩn vệ sinh vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là khu vực sản xuất tư nhân, nó làm ảnh hưởng đến cả khu vực dân cư và môi trường xung quanh. Tình hình tai nạn lao động. Từ khi có thông tư liên tịch số 14/ LĐTBXH- BYT-TLĐ, các doanh nghiệp đã coi trọng việc thực hiện các quy định của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Hàng năm có kế hoạch công tác bảo hộ lao động, đầu tư kinh phí cải thiện điều kiện lao động, có phân định trách nhiệm đối với bộ phận quản lý, huấn luyện cấp thể an toàn cho người lao động, khai báo xin đăng ký cấp giấy phép sử dụng đối với các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trang bị phương tiện lao động cá nhân cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm. Tuy nhiên trong thực tế, tình hình tai nạn lao động hàng năm có xu hướng gia tăng. Theo thanh tra nhà nước về an toàn lao động( Bộ LĐTBXH) năm 2002 cả nước xảy ra 2.367 vụ tai nạn lao động, làm 2.553 người bị nạn , trong đó có 411 người bị chết, 656 người bị thương so với năm 2001 số vụ tai nạn lao động tăng 5,8% và số người chết tăng 4,1% nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm các tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật an toàn, do doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị cũ kỹ không đảm bảo an toàn, do doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không thực hiện kiểm định, do người lao động thiếu hiểu biết về kỹ thuật an toàn Bệnh nghề nghiệp. Tuy chưa đủ điều kiện để phát hiện, giám định hết số người đã mắc bệnh nghề nghiệp nhưng tính đến cuối năm 2001 đã có 14.073 người mắc bệnh nghề nghiệp được cấp sổ BHXH. Riêng năm 2001 đã có 4.118 người mắc bệnh nghề nghiệp, có 278 người được cấp sổ BHXH. Trong đó bệnh bụi phổi silic chiếm là1.670 trường hợp, chiếm 77,34% nguyên nhân chủ yếu là do nhà xưởng cũ nát lạc hậu, điều kiện lao không đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh lao động. Tình hình thực hiện chính sách về BHLĐ. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đã thức sự coi trọng về việc thực hiện các chính sách về bảo hộ lao động theo đúng pháp lệnh bảo hộ lao động(1991) và bộ luật lao động (1995). Tuy nhiên, việc trả tiền thay cho cấp phát trang bị bảo vệ cá nhân cho người lao động vẫn còn xảy ra, việc đưa tiền bồi dưỡng độc hại vào lương thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật đã giảm bớt nhiều. Vấn đề phát sinh kéo dài thời gian làm việc quá 8 tiếng, bắt công nhân làm việc ngoài giờ liên tục, quá số thời gian quy định ở trong một số cơ sở tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nói chung việc thi hành việc bảo hộ lao động vẫn chưa nghiêm và chưa sử lí kịp thời. Sự kết hợp chặt chẽ giữa TLĐLĐVN với tổ chức công đoàn các cấp cùng với cơ quan chức năng, chuyên môn về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động và đưa công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ng._.ày càng có hiệu quả. Năm 1999 thực hiện chỉ thị của chính phủ, chúng ta đã tổ chức thành công tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của quần chúng lao động. Với sự kết hợp hiệu quả đó đã góp phần lớn cải thiện điều kiện lao động của người lao động, hạn chế các sự cố tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ có thể xảy ra. PHần iI ĐặC ĐIểM Và TìNH HìNH sảN XUấT KINH DOANH CủA CÔNG TY CAO SU SAO VàNG Hà NộI I. Khái quát sự hình thành và phát triển của Công ty Sự ra đời và quá trình phát triển Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân, nên sau khi miền Bắc giải phóng(10/1954), ngày 7/10/1956 xưởng đắp lốp ô tô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân( Nguyên là xưởng Indoto của quân đôị Pháp) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956, đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào nhà máy Cao su sao vàng và chính những Cán bộ công nhân viên này là những người đầu tiên điều hành và khởi động những thiết bị của nhà máy. Do vậy, nó được coi là tiền thân của Công ty Cao su sao vàng hiện nay. Đồng thời, trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm( 1958- 1960), Đảng và chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng đình gồm 3 nhà máy: Cao su- Xà phòng- Thuốc lá nằm trên địa bàn phía nam thành phố, thuộc quận Thanh xuân ngày nay. Công trường khởi công xây dựng ngày 22/12/1958, được Bác Hồ vinh dự về thăm ngày 24/12/1959. Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản đã hoàn tất. Ngày 6/4/1960, nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu “Sao Vàng”. Cũng từ đó, nhà máy mang tên: Nhà máy Cao su Sao vàng Hà nội. Ngày 23/5/1960, nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và được coi là ngày truyền thống kỷ niệm thành lập. Đây là bông hoa hữu nghị của tình đoàn kết Việt- Trung bởi toàn bộ công trình xây dựng nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và chính phủ Trung quốc tặng nhân dân ta. Và từ đó, nhà máy Cao su Sao vàng là con chim đầu đàn trong nghành chế tạo các sản phẩm cao su của Việt nam. Về kết quả sản xuất năm 1960 năm thứ nhất nhận kế hoạch của nhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng: 2.459.442 đồng. Các sản phẩm chủ yếu: - Lốp xe đạp: 93.664 chiếc - Săm xe đạp: 38.388 chiếc Đội ngũ công nhân viên là 262 người được phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp. Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp(1960-1987), nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng (năm 1986 là 3260 người). Song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn ít được cải tiến, không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp cồng kềnh, người đông song hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập của người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Đây là thời kỳ thử thách cho các doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà máy nói riêng. Tuy nhiên với truyền thống Sao vàng, đội ngũ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, tinh thần đoàn kết nhất trí, phát huy tính sáng tạo của các cán bộ, công nhân đã đưa dần nhà máy thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng đi vào sản xuất ổn định, kết quả sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Năm 1990 lượng sản phẩm tăng, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập được với cơ chế mới. Từ năm 1991 đến nay nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. thu nhập của người lao động nâng lên, đời sống luôn được cải thiện. Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị xuất sắc, được tặng nhiều cờ, bằng khen của cấp trên. Các tổ chức đoàn thể như Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên... luôn được công nhận là đơn vị vững mạnh. Để khẳng định sự phát triển không ngừng của nhà máy, vào ngày 27/8/1992, Bộ Công nghiệp đã quyết định đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng, các phân xưởng trước đây đựoc chuyển thành các xí nghiệp thành viên. Và từ đó đến nay, Công ty không ngừng mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới có mẫu mã đa dạng được thị trường chấp nhận. Các sản phẩm của công ty liên tục giành được những giải thưởng, huy chương trong các hội chợ hàng Việt nam chất lượng cao, chiếm lĩnh đựoc thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm, yêu thích. Sản phẩm lốp xe đạp đỏ lòng vàng 650 được Nhà nước cấp dấu chất lượng nhiều lần. Ba sản phẩm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, lốp ô tô được thưởng huy chương vàng tại triển lãm hàng công nghiệp Việt nam. Từ năm 1995 đến nay, sản phẩm Sao vàng liên tục đựoc bình chọn là 1 trong 10 sản phẩm Việt nam được người tiêu dùng ưa chuộng( TOP TEN) do báo đại đoàn kết tổ chức. Năm 1997, 1998 các sản phẩm của công ty được giải bạc và vàng của hội đồng giải thưởng chất lượng nhà nước. Uy tín của công ty ngày càng lớn mạnh khi nhà nước chủ trương sát nhập các đơn vị làm ăn không hiệu quả vào công ty, từ đó các doanh nghiệp này phát triển không ngừng. Điển hình cho các doanh nghiệp này là Xí nghiệp Cao su Thái bình (sát nhập tháng 2/1994), và nhà máy Pin Xuân hoà (10/1995). Bên cạnh thị trường trong nước, các sản phẩm của công ty vươn ra thị trường quốc tế và được đánh giá cao, thu hút được các đối tác và các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Vào tháng 4/1998, Cồng ty đã chính thức khánh thành liên doanh sản xuất săm lốp xe máy với INOUE- một tập đoàn lớn của Nhật bản về loại sản phẩm này. Năm 2000, Công ty đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002, khẳng định sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp nhà nước đã đứng vững trên thị trường hiện nay. Công ty Cao su Sao vàng dã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện từ con người đến cơ sở vật chất, khoa học công nghệ cũng như thị trường để tiến bước vững chắc vào thế kỷ 21, đảm bảo đủ sức cạnh tranh, đứng vững và tiếp tục phát triển khi đất nước hội nhập vào khu vực AFTA và quốc tế. một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm qua, sản phẩm của công ty đã chiếm một vị trí xứng đáng trên thị trường. Năm 2000, do giá nguyên liệu đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng đã làm khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng doanh thu của công ty hàng năm vẫn tăng, thu nhâp của ngưòi lao động luôn ổn định và từng bước được cải thiện. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của công ty. TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Sản lượng thực hiện Lốp xe đạp Săm xe đạp Lốp xe máy Săm xe máy Lốp ôtô Săm ôtô Yếm ôtô Pin các loại chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc 8.013.264 9.684.131 578.570 1.285.593 100.000 80.000 15500 41.386.220 6.900.000 7.350.000 1.200.000 2.066.200 130.000 93.220 118.820 45.984 670 6.465.431 6.997.300 875.927 2.747.628 169.582 139.503 39.545 48.136.777 2 Doanh thu Tr.đồng 334.761 341.461 365.000 3 Nộp ngân sách Tr.đồng 15.876 13.433 14.200 4 Thu nhập bình quân ng.đồng 1.330 1.150 1.200 5 Giá trị tổng sản lượng Tr.đồng 332894 335.114 337.000 Phương hướng phát triển công ty trong những năm tới. Công ty đã đề ra kế hoạch cụ thể là đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt hệ thống quản lý chất lượng ISO- 9002, giữ vững và mở rộng thị trường đồng thời đi đôi với tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm. Tiếp tục sắp xếp tổ chức, mở rộng sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, tiếp tục thực hiện các qui định về phân cấp quản lý, chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để cán bộ, công nhân viên, người lao động có trình độ đáp ứng được với quá trình đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiến tiến hiện đại. Tiếp tục cải tiến, điều chỉnh các giải pháp kinh tế( lương, thưởng...) nhằm nâng cao nâng suất lao động song đảm bảo sản xuất phát triển đem lại hiệu quả kinh tế, công khai dân chủ trong phân phối kết quả lao động. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cao su sao vàng. Đặc điểm về qui trình sản xuất. Trong những năm gần đây, Công ty Sao vàng liên tục đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, dây chuyền công nghệ vẫn dựa chủ yếu trên dây chuyền sản xuất Săm, Lốp xe đạp và việc sản xuất các loại sản phẩm cao su nói chung. Dây chuyền công nghệ sản xuất loại sản phẩm này bao gồm các bước: a/ Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm cao su được chia thành 4 nhóm chính *Cao su nguyên liệu bao gồm: Cao su thiên nhiên, Cao su tổng hợp, Cao su tái sinh. *Hoá chất bao gồm: Chất lưu hoá, Chất xúc tiến, Chất trợ xúc tiến, Chất phòng lão, Chất làm mền, Chất độn, Chất tạo màu, Nguyên liệu phụ. Các hợp chất này được nghiền, sàng, sấy thành các hạt theo kích thước đúng yêu cầu kỹ thuật. Tuỳ theo từng sản phẩm mà xác định lượng hoá chất cần dùng. Sau đó chuyển sang giai đoạn hỗn luyện, hoá trộn cùng với cao su sống sau sơ luyện. *Vải các loại bao gồm: Vải mành, Vải bạt, Vải phin. Các loại vải được đóng thành cuộn và nhờ các trục nâng đưa vào các máy gia công để tráng phủ cao su theo từng loại sản phẩm. * Dây thép tanh có 2 loại: Loại đường kính 0.96 mm và loại 1,83 mm. Dây thép tanh được đảo và cắt theo chiều dài xác định trước. Sau đó ren răng 2 đầu, lồng vào một ống nối và được dập chắc lại thành vòng tanh và chuyển đến công đoạn hình thành sản phẩm. b/ Giai đoạn gia công nguyên liệu. Hỗn luyện: Công đoạn này nhằm phân bố đều các hoá chất bổ xung cho quá trình vào trong hỗn hợp cao su. Cao su nguyên liệu sau khi sơ luyện được chuyển tới và hoá chất được xác định theo từng loại sản phẩm được đưa vào máy hỗn luyện loại kín hoặc loại hở. Tại đây, cao su và lượng hoá chất được hoà trộn đều và tạo thành tấm.Tấm cao su ra khỏi máy hỗn luyện được làm lạnh bằng nước CaCO3 và quạt. Với mỗi mẻ cao su sau hỗn luyện được lấy mẫu đem đi phân tích nhanh các chỉ tiêu kỹ thuật. Cao su đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, được đưa sang các công đoạn sau. Nhiệt luyện: Công đoạn này nhằm tăng tính dẻo của cao su trước khi gia công. Các tấm cao su sau khi hỗn luyện được qua máy nhiệt luyện. Dưới tác dụng của ma sát, khi cao su qua trục của máy cán, nhiêt độ của tấm cao su tăng lên. Cao su ra khỏi máy nhiệt luyện được cắt thành cuộn, chuyển sang công đoạn tiếp sau. Cán hình: Cao su dẻo sau khi nhiệt luyện được chuyển vào máy cán hình có mặt trục được chế tạo theo các hình thích hợp hay tấm phẳng theo yêu cầu sản xuất từng loại sản phẩm, cắt theo chiều dài xác định và chuyển sang giai đoạn hình thành sản phẩm. Cán tráng: Cao su dẻo được đưa qua máy cán và tráng phủ lên vật liệu là lớp vải mành hoặc vải phin, tạo ra hỗn hợp vải- cao su có tác dụng chịu lực cho sản phẩm sau này. Sau đó, vải – cao su được cuộn vào một lớp vải lót chống dính thuận tiện cho quá trình vận chuyển tới công đoạn sau. ép suất: ép suất là quá trình hình thành bán thành phẩm cao su có mặt cắt xác định bằng phương pháp đẩy ép hỗn hợp cao su dẻo dưới áp suất cao qua đầu phun định hình. Hỗn hợp cao su dẻo được đưa vào máy ép suất, sau đó được đẩy liên tục qua đầu phun, tạo ra băng cao su dài vô tận và có mặt cắt xác định( đối với dây chuyền sản xuất săm thì mặt cắt cao su ra có hình xuyến). Sau đó băng cao su này được cắt theo chiều dài tương ứng của sản phẩm và chuyển sang công đoạn sau. c/ Công đoạn hình thành sản phẩm: Các bán thành phẩm cao su từ công đoạn trước như cán tráng, cán hình , ép suất, vòng dây thép tanh và các chi tiết phụ như van, chân van sẽ được ghép lại với nhau nhờ máy hình thành và lao động thủ công để tạo ra sản phẩm. d/ Công đoạn lưu hoá sản phẩm: Sản phẩm sau khi hoàn thành phải được đi lưu hoá để khôi phục các tính chất của cao su như tính đàn hồi, tăng độ bền kéo, độ dẫn dài, giảm độ nhớt, độ dẻo. Dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ, các hoá chất trong hỗn hợp cao su sẽ tiến hành phản ứng với các mạch polyme, tạo ra các liên kết ngang và thay đổi tính chất của cao su theo hướng tích cực. e/ Công đoạn đóng gói, nhập kho: Sản phẩm sau khi lưu hoá là sản phẩm hoàn thiện sẽ được qua khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chỉ có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được đóng gói nhập kho và đưa ra thị trường tiêu thụ. Các sản phảm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Bảng 2: Sơ đồ quy trình sản xuất chung 1. Đặc điểm về trang thiết bị Trong những năm hoạt động theo cơ chế hành chính bao cấp Công ty chỉ cố gắng hoàn thành chỉ tiêu mà nhà nước giao chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chất lượng, hơn nữa chưa có đối thủ cạnh tranh. Khi nhà nước xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công ty đầu tư một cách đáng kể cho việc đổi mới dây chuyền công nghệ, các loại máy móc thiết bị mới được mua từ Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Nga. Hiện nay, Công ty đã từng bước đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, Xí nghiệp sản xuất săm lốp ôtô đã có trang thiết bị hiện đại. Song nhìn chung do khó khăn về vốn nên máy móc thiết bị của công ty chưa đồng bộ. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. Công ty Cao su Sao vàng là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Công đoàn tham gia quản lý, Giám đốc điều hành theo hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. Các phó Giám đốc có quyền ra một số quyết định nằm trong giới hạn cho phép của mình và chịu sự quản lý chung của Giám đốc. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh của công ty. Đứng đầu là các trưởng phòng và các phó phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời có vai trò giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Đặc điểm về lao động. Hiện nay, toàn công ty có 2.920 người trong đó nữ là 1031 người, số người tốt nghiệp Đại học là 335 người.Trong đó: Công nhân bậc 7 có 155 người chiếm 5.3% tổng số cán bộ công nhân viên. Công nhân bậc 6 có 630 người chiếm 21,5% Công nhân bậc 5 có 630 người chiếm 21,5% Công nhân bậc 4 trở xuống có 1230 người chiếm 42.12% Lao động gián tiếp là 275 người chiếm 9.42% Công ty có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, có kỹ năng kỹ xảo, đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất hiện nay. Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Công ty là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp và các nguyên liệu khác như chất xúc tác, Parifin, nhựa thông, ô xít kẽm... Ngoài những vật liệu sản xuất được trong nước, Công ty còn phải nhập khẩu các vật liệu như Cao su tổng hợp, vải mành, chất chống lão hoá, thép tanh, van ôtô, van xe máy... Đặc điểm về sản phẩm. Cùng với sự phát triển của công ty, sản phẩm của công ty cũng mở rộng về chủng loại. Hiện nay, do nhu cầu của thị trường công ty đang sản xuất sản phẩm như săm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô, lốp máy bay quân sự, băng tải, cao su chống ăn mòn, dây cu roa, pin. Tiến tới công ty sẽ sản xuất lốp máy bay dân dụng và các sản phẩm khác về cao su. phần III bộ máy bảo hộ lao động của công ty và thực trạng công tác bảo hộ lao động Bộ máy quản lý. Tổ chức Hội đồng Bảo hộ lao động. 1. Tổ chức hội đồng. Thực hiên thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 vế việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh”, Quyết định số 46/QĐ- HĐQT ngày 21/2/1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hoá chất Việt nam về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cao su sao vàng, Quyết định số 623/QĐ-GĐCT về việc thành lập Hội động bảo hộ lao động doanh nghiệp Công ty. Hội đồng bảo hộ lao động gồm có cá thành phần sau: 1.ông: LÊ ANH TUấN PGĐCT- Chủ tịch hội đồng. 2. Ông: Trần ngọc dĩnh PGĐCT- CTCĐCT- Phó chủ tịch hội đồng. 3. Bà: Nguyễn thị hợp PCTCĐCT- T/ ban Nữ công- Ph chủ tịch hội đồng. 4. Ông : nguyễn văn thịnh Trưởng phòng TC- HC- Uỷ viên. 5. ông: vũ quốc khánh Trưởng phòng Kỹ thuật- An toàn- Uỷ viên thường trực- thư ký hội đồng. 6. Bà : đào thị hoa Trưởng phòng TC- KT- Uỷ viên. 7. Ông : lương anh Quân Trưởng phòng Đời sống – Uỷ viên. 8. Ông: Trần kỳ Vũ Trưởng phòng KTCN- Uỷ viên. 9. Ông: Đào Anh Tuấn Trưởng phòng KTCS- Uỷ viên. 10. Ông: Nguyễn Quốc Anh Trưởng phòng XDCB- Uỷ viên. 2. Nhiệm vụ của hội đồng bảo hộ lao động của công ty. Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong hội đồng. a/ Đồng chí chủ tịch hội đồng. Chỉ đạo chung, triệu tập và duy trì các cuộc họp của hội đồng. Theo dõi và đôn đốc các hoạt động của các đồng chí uỷ viên trong hội đồng để hoàn thành công việc được phân công. b/ Các đồng chí phó chủ tịch hội đồng. Giúp cho chủ tịch hội đồng thực hiện phần việc được phân công và điều hành công việc của hội đồng khi đồng chí chủ tịch hội đồng đi vắng. Tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, quản lý màng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả. c/ Đồng chí uỷ viên thường trực- Thư ký hội đồng Xây dựng bổ xung nội qui, qui chế quản lý công tác bảo hộ lao động, nếu có công việc mới phát sinh. Phổ biến các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, qui phạm về an toàn, vệ sinh lao động của công ty cũng như các chỉ thị mới về công tác bảo hộ lao động đến từng người lao động. Đôn đốc các đơn vị liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động, bổ xung công việc mới phát sinh. Điều tra thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra tại các đơn vị trong công ty. Tổng hợp các kiến nghị, biện pháp đề xuất về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, kịp thời báo cáo cho đồng chí chủ tich hội đồng. d/ Các đồng chí uỷ viên thuộc các phòng ban nghiệp vụ. Kiểm tra thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị trong công ty. Kiểm tra và có kế hoạch bổ xung các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. e/ Các đồng chí uỷ viên thuộc các bộ phận Tổ chức- Hành chính, Đời sống. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, vệ sinh lao động,vệ sinh công nghiệp tại các đơn vị trong công ty. Báo cáo tình hình sơ cấp cứu nạn nhân, nếu có vụ tai nạn lao động xảy ra. Kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm( cơm ca, bồi dưỡng bằng hiện vật). g/ Đồng chí uỷ viên thuộc bộ phận kỹ thuật. -Xây dựng và bổ xung các qui trình, biện pháp về an toàn điện, cơ khí, hoá chất, hệ thống áp lực. -Xin giấy phép sử dụng đối với loại máy thiết bị, vật tư hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. - Kiểm tra tình hình thực hiện an toàn máy móc, thiết bị, an toàn điện, hệ thống áp lực tại các đơn vị trong công ty. 2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng bảo hộ lao động. a/ Nhiệm vụ: 1/ Kiểm tra việc lập kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm bao gồm phải đủ 5 nội dung. Kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ. Vệ sinh lao động và môi trường. Trang bị bảo hộ lao động. Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Tuyên truyền huấn luyện giáo dục và khen thưởng thi đua AT, VSLĐ, PCCN. 2/ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công việc liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc. 3/ Đôn đốc kiểm tra, thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động đã được giám đốc duyệt, sơ kết, tổng kết kế hoạch bảo hộ hàng năm. 4/ Tổ chức đoàn kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra đột xuất nhưng ít nhất 1 tháng 1 lần nhằm phát hiện những thiếu sót về an toàn lao động vvệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. 5/ Tổ chức tập huấn các nội qui, qui định, qui phạm các chế độ chính sách về bảo hộ lao động( có lưu danh sách CBCNV tham gia huấn luyện và có chữ ký của từng cá nhân. 6/ Chủ trì các cuộc họp liên quan đến các vụ tai nạn lao động. Theo dõi thống kê, phân tích ghi chép đầy đủ, vào sổ ghi theo dõi tai nạn lao động. 7/ Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với y tế để theo dõi sức khẻo của cán bộ công nhân viên, qua đó đè xuất với Giám đốc công ty biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ tốt nhất sức khoẻ của cán bộ công nhân viên. 8/ Giữ các mối quan hệ với các đơn vị, cá nhân trong công ty theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 9/ Thu thập tổng hợp ý kiến, phản ánh đề nghị, đề xuất, kiến nghị lên giám đốc giải quyết. 10/ Chỉ đạo nhiệm vụ theo dõi hoạt động của các tiểu ban an toàn lao động, vệ sinh lao động ở các đơn vị trong công ty. b/ Quyền của hội đồng bảo hộ lao động. 1/ Kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị trong toàn công ty và tham gia lập biên bản xác nhận nghiệm thu an toàn các thiết bị. 2/ Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động của các cá nhân trong các đơn vị. 3/ Khi phát hiện những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động có quyền lập biên bản( ghi rõ nội dung vi phạm, yêu cầu thời gian sửa chữa), nếu vi phạm nghiêm trọng có quyền ra lệnh đình chỉ công việc đang làm, sau đó báo cáo ngay lên giám đốc giải quyết. 4/ Đề nghị giám đốc khen thưởng tập thể cá nhân có thành tích trong công tác bảo hộ lao động và kỷ luật tập thể cá nhân vi phạm. II. Nghĩa vụ và quyền hạn về bảo hộ lao động của cán bộ quản lý các cấp trong công ty. 1/ Giám đốc Công ty. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện chỉ đạo toàn công ty về thực hiện công tác bảo hộ lao động theo chương IX của Bộ luật lao động, nghị định 06/CP của chính phủ về an toàn vệ sinh lao động và thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh, phòng chống cháy nổ, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Giám đốc công ty quy định chế độ trách nhiệm cho các bộ môm có liên quan đến công tác bảo hộ lao động. 2/ Các phó giám đốc công ty. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc công ty phân công cho các phó giám đốc chịu trách nhiệm một số mặt về công tác bảo hộ lao động để cùng chăm lo thực hiện công tác bảo hộ lao động. a/ Nhiệm vụ: Theo dõi và kiểm tra các đơn vị trong công ty thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động,trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn- vệ sinh lao động đối với người lao động theo qui định của nhà nước. Kiểm tra đôn đốc các giám đốc xí nghiệp, chuyên trách( hoặc bán chuyên trách) thực hiện các qui định, nội qui, biện pháp an toàn- vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trong công ty. Phối hợp với công đoàn công ty duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn vệ sinh viên. Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai biên soạn các nội qui, qui định an toàn, vệ sinh lao động,phòng chống cháy nổ phù hợp với từng loại máy, thiết bị vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của nhà nước, kịp thời thay đổi cho phù hợp khi đổi mới máy móc, công nghệ do phòng chức năng và đơn vị thành viên xây dựng. Chỉ đạo các đơn vị trong công ty huấn luyện hướng dẫn các tiêu chuẩn, qui định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Ngoài các nhiệm vụ trên phó giám đốc công ty phụ trách về công tác bảo hộ lao động thay mặt giám đốc công ty tham gia vào hội đồng bảo hộ lao động với cương vị chủ tịch hội đồng bảo hộ lao động. Chịu trách nhiệm tập hợp các báo cáo định kỳ 06 tháng, hàng năm của đơn vị về khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và kết quả tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, cải thiện điều kiện lao động để xem xét đánh giá, sơ tổng kết khen tưởng cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động và kỷ luật những cá nhân vi phạm về an toàn- vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ. Định kỳ 06 tháng, hàng năm soạn thảo báo cáo kết quả sơ tổng kết tình hình thực hiện công tác an toàn- vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trình lên cấp trên và cơ quan quản lý địa phương. b/ Quyền hạn Buộc mọi người lao động trong công ty phải tuân thủ các qui định, ội qui, biện pháp an toàn- vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ- bảo vệ môi trường. Đề xuất với giám đốc công ty khen thưởng các tập thể, cá nhân chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong công tác bảo hộ lao động. Thay mặt giám đốc công ty làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Đề xuất kịp thời với giám đốc công ty các giải pháp để thực hiện các nhiện vụ được giao khi gặp khó khăn, vướng mắc. 3/ Các Giám đốc xí nghiệp Là người thay mặt giám đốc công ty chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác an toàn- vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ của đơn vị mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước giám đốc công ty. a/ Nghĩa vụ - Tổ chức huấn luyện đào tạo, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng, mới được chuyển đến làm việc hoặc thay đổi công việc và định kỳ hàng năm cho công nhân tại đơn vị về công tác an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ, biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ. - Tổ chức mua sắm, trang cấp đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ đối với người lao động ở đơn vị mình theo quy định của nhà nước và qui định của công ty. - Bố trí người lao động làm việc đúng nghề dược đào tạo, dược huấn luyện và đã qua kiểm tra, sát hạch kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đạt yêu cầu, có đủ điều kiện sức khoẻ ( Đối với lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được cấp thẻ an toàn lao động). - Có quyền cử cán bộ thuộc quyền tổ chức kiểm tra và đôn đốc mọi người lao động trong đơn vị thực hiện qui trình, qui phạm, biện pháp làm việc an toàn và các qui định về bảo hộ lao động. - Chỉ đạo biên soạn, sửa đổi hoàn thiện các qui trình, biện pháp làm việc an toàn cho phù hợp với thực tế sản xuất đồng tời xây dựng nội qui qui chế quản lý công tác bảo hộ lao động của đơn vị mình trình giám đốc công ty phê duyệt. - Hàng năm lập kế hoạch bảo hộ lao động có đủ 5 nội dung theo thông tư liên tịch số 14/1998/ TTLT- BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 vể biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động tại đơn vị ( Thời hạn nộp kế hoạch bảo hộ lao động tháng 9 của năm trước) để báo cáo công ty tổng hợp. - Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, tổ chức khắc phục kịp thời các nguy cơ tai nạn lao động phát hiện sau khi kiểm tra, các kiến nghị của tổ sản xuất, cán bộ kỹ thuật, các đòn thanh tra kiểm tra có liên quan đến đơn vị và báo cáo lên cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của đơn vị. - Thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong đơn vị theo qui định của nhà nước. - Định kỳ 06 tháng, hàng năm phải làm các báo cáo về khai báo, điều tra tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, kết quả tình hình thực hiện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, cải thiện điều kiện lao động và báo cáo các mặt công tác bảo hộ lao động theo qui định của công ty. - Phối hợp với công đoàn bộ phận ra quyết định công nhận màng lưới an toàn vệ sinh viên tại các tổ bộ phận, báo cáo lên giám đốc công ty và công đoàn công ty phê duyệt - Tạo điều kiện để màng lưới an toàn vệ sinh viên trong các đơn vị hoạt động có hiệu quả. - Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo hộ lao động trong phạm vi được giám đốc công ty uỷ quyền. b/Quyền hạn - Có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ, không đủ sức khoẻ, chưa được học tập huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động ; đình chỉ công việc đối với người lao động vi phạm các qui định bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ. - Được quyền cử người làm nhiệm vụ chuyên trách, bán chuyên trách bảo hộ lao động và phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn cho họ về công tác an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ tại đơn vị theo qui định của nhà nước. - Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ. 4/ Phó giám đốc xí nghiệp phụ trách bảo hộ lao động. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp, Giám đốc xí nghiệp phân công hoặc uỷ quyền cho phó giám đốc phụ trách công tác bảo hộ lao động chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ trong đơn vị. a/ Nghĩa vụ - Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và cử cán bộ kỹ thuật huấn luyện, đào tạo, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động tuyển dụng, mới được chuyển tới làm việc hoặc thay đổi công việc và huấn luyện định kỳ hàng năm cho công nhân tại đơn vị về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ. - Theo dõi việc trang cấp và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với người lao động ở đơn vị theo qui định của nhà nước và phân cấp quản lý của công ty. - Theo dõi bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và kiểm tra kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đạt yêu cầu, có đủ điều kiện về sức khoẻ. - Quản lý kiểm tra đôn đốc chuyên trách ( hoặc bán chuyên trách) bảo hộ lao động, mọi người lao động trong đơn vị thực hiện qui phạm qui trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp an toàn và các qui định về bảo hộ lao động - Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của người lao động, các đoàn thanh tra, kiểm tracấp trên có liên quan đến công việc của mình phụ trách và bảo cáo lên cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của mình. - Tham gia khai báo và điều tra tai nạn lao động xảy ra trong đơn vị mình theo uỷ quyền của giám đốc xí nghiệp. - Phối hợp với công đoàn bộ phận, Hội đồng bảo hộ lao động đơn vị định kỳ 2 tuần 1lần tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ ở đơn vị; tạo điều kiện để màng lưới an toàn vệ si._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT337.doc
Tài liệu liên quan