Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Hoi nhap cua viet nam Cong nghiep hoa Hien dai hoa a-Đặt vấn đề Toàn cầu hóa là hiện tượng nổi bật và là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới. Trong khi một số nước phát triển như Mỹ đã hoàn thành cách mạng công nghiệp từ những năm 70, 80 của thế kỷ IX, Nhật đã hoàn thành cách mạng công nghiệp từ cuói thế kỷ IX, đầu thế kỷ XX, thì chúng ta mới bước vào cuộc cách mạng CNH, HĐH. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất-kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượ

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập, chưa hoàn thiện. Vì vậy quá trình CNH, HĐH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước tiến của quá trinh CNH, HĐH là một bước tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. Từ thực tiễn Việt Nam và các nước trên thế giới, chúng ta ý thức sâu sắc rằng: muốn tiiếp tục phát huy thành tích , khắc phục yếu kém, đẩy lùi nguy cơ tut hậu về kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi một nước nghèo, lạc hậu thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạng quá trình CNH, HĐH . Nhận thức vấn đề này, Đảng cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII, và tiếp tục khẳng định tại đại hội lần thứ IX, X : “đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Bài đề án này sẽ đi sâu vào phân tích “CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện CNH, HĐH Trong quá trình thực hiện, với điều kiện thời gian và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy. Em xin trân thành cảm ơn GS.TS Phạm Quang Phan dã giúp em thực hiện đề tài này! B. Giải quyết vấn đề I. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 1. Tình hình thế giới Từ thập kỷ 90, toàn cầu hóa là hiện tượng nổi bật và là xu thế khách quan của nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước trong quá trình phát triển không thể tách rời sự tác động của thị trường khu vực và thế giới. Liên kết khu vực và thế giới trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước trên thế giớ đã có sự điều chỉnh hoạc cải cách kinh tế ở các mức độ và hình thức khác nhau. 1.1. ở các nước tư bản phát triển. Từ đầu những năm 80 đã bắt đầu tiến hành điều chỉnh kinh tế. Nội dung cơ bản của điều chỉnh kinh tế ở các nước này là: điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học- kỹ thuật cao, thực hiện điều tiết nền kinh tế chủ yếu thông qua các công cụ và chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 1.2.ở một số nước đang phát triển ở các nước này quá trình điều chỉnh nền kinh tế cũng diễn ra, đặc biệt một số nước Đông á và Đông Nam á, từ đầu những năm 70 của thế kỷ 20 đã thực hiện cải cách kinh tế và trở thành khu vực phát triển năng động của thế giới. 1.3.ở các nước xã hội chủ nghĩa Trước những khó khăn của nền kinh tế, các nước xã hội chủ nghĩa như liên xô,Trung Quốc, các nước Đông Âu …đã tiến hành cải cách kinh tế. Cải cách ở các nước này đã diễn ra ở các thời điểm khác nhau nhưng đều có nét chung là nhằm khắc phục sự trì trệ của nền kinh tế do hậu qủa của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Như vậy, làn sóng cải cách kinh tế mở rộng khắp ở các nước trên thế giới từ cuối thập niên 70 đã tạo nên áp lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển kinh tế sôi động của thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình đó. 2- Tình hình trong nước . 2.1.Thực trạng kinh tế nước ta trước năm 1986 Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng kinh tế nhưng trong 5 năm( 1976-1980 ) tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, thậm chí có xu hướng giảm sút và bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trong khi nguồn viện trợ không hoàn lại của các nước XHCN ( Liên Xô) không còn thì Mỹ lại tiếp tục bao vây, cấm vận kinh tế, ngăn cản Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định đổi mới nền kinh tế vào 1986 2.2.Chủ trương đổi mới của Đảng( tháng12/1986) Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện các mặt hoạt động của xã hội như : phát triển kinh tế nhiều thành phần, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế và điều chỉnh cơ cấu quản lý kinh tế. 2.3. Việc gia nhập WTO ở Việt Nam Trong số 150 nước thành viên của WTO có khoảng 3/4 là các nước đang phát triển, kém phát triển và đang trongthời kỳ quá độ chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế trị trường. Việt Nam là một trong các nước đang phát triển với thu nhập bình quân GDP thấp. Mặc dù đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua nhưng đến nay nước ta vẫn là một nước có nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu các ngành nghề chưa cân đối, tỷ trọng nhập khẩu quá lớn so với xã hội. Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại, toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Gia nhập WTO tức là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu với hành lang pháp lý là quy chế WTO và những hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết với các nước thành viên WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích với các nước đang phát triển. II- Lý luận về CNH, HĐH ở Việt Nam 1- Khái niệm về CNH, HĐH Trong đại hội Đảng lần thứ 7, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ , phương tiện và phương pháp tiên tiến , hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Khái niệm công nghiệp hóa trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan điểm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội , được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến và hiện đại cùng với kỹ thuật công nghệ cao. 2- Quan điểm của Đảng về CNH, HĐH ở nước ta hiện nay Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Tranh thủ bối cảnh thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH theo định hướng CHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng, tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng từng địa phương, trong từng dự án kinh tế xã hội. Khác với những năm 1995 về trước, từ năm 1996 đến nay có những đặc điểm mới về cơ chế kinh tế, lực lượng tiến hành CNH, HĐH định hướng chiến lược huy động vốn, yếu tố thời đại. Trên cơ sở đó tổng kết thực tiễn và căn cứ vào tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển của thời kỳ mới Đại hội VIII xác định quan điểm CNH, HĐH như sau: - Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. - CNH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước là chủ đạo. - Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững - Khoa học và công nghệ là động lực của CNH; kết hợp công nghệ truyền thông với công nghệ hiện đại. Tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định - Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ . - Kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường nền quốc phòng- an ninh của đất nước. 3- Những nội dung của CNH, HĐH ở Việt Nam 3.1- Nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam a, Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH- trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại. Quá trình CNH, HĐH trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công, lac hậu thành lao đọng sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Đó là bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đó then chốt là ngành chế tạo tư liệu sản xuất. Đối tượng của CNH, HĐH là tất cả ngành kinh tế quốc dân nhưng trước hết và quan trọng nhất là ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất Đồng thời, mục tiêu của CNH, HĐHcòn là sử dụng kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở một nền khoa học- công nghệ phát triển đến một trình độ nhất định. b, Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý. ở nước ta một cơ cấu kinh tế hợp lý khi nó đảm bảo các yêu cầu : - Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần về tỷ trọng. - Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ , phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới. - Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế. - Thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa kinh tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “ cơ cấu mở”. 3.2- Những nội dung cụ thể của CNH, HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt a, Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Để thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông thôn phải chú trọng đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH, thực hiện 4 hóa , đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và sinh học vào sản xuất nông nghiệp. b, Phát triển công nghiệp và xây dựng Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp ở nước ta là: khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác….; khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước để thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, luyện kim……… c, Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết câu hạ tâng vật chất của nền kinh tế. Do khả năng tài chính có hạn, trong những năm trước mắt, cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội . Hoàn chỉnh một bước mạnh lưới giao thông, thủy lợi….Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải tập trung vào khâu cải tạo, mở rộng, nâng cấp có như vậy mới tạo điều kiện cho mở rộng đầu tư phát triển. d, Phát triển nhanh du lịch và các ngành dịch vụ Trong những năm trước mắt cần tạo bước phát triển vượt bậc các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn, và có sức cạnh tranh. e, Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các loại thuế, tiềm năng của từng vùng, liên kết, hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng cùng nhau phát triển. f, Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mở cửa kinh tế là cần thiết với tất cả các nước. Do đó, CNH, HĐH sẽ không thể thành công nếu như không mở cửa nền kinh tế. Chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm. 4- Mục tiêu của CNH, HĐH Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, thực hiện dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt, chúng ta phải ra sức phấn đấu để đến 2020, về cơ bản, nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “ đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. III- Để phát triển kinh tế ở Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện CNH, HĐH 1- Tính tất yếu thực hiện CNH, HĐH Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập, chưa hoàn thiện. Vì vậy quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước tiến của quá trình CNH, HĐH là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạnh khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng. Để phát triển kinh tế, Việt Nam chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm bắt thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH, tạo thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững. 2-Đặc điểm của CNH, HĐH của nước ta hiện nay Thứ nhất, CNH phải gắn liền với HĐH. Sở dĩ như vậy vì trên thé giới đang diễn ra cuộc cách mang khoa học và công nghệ hiện đại , một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sangkinh tế tri thức. Do vậy, chúng ta phải tranh thủ ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức. Thứ hai, CNH nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. CNH là tất yếu với cả những nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của CNH có thể khác nhau. ở nước ta, CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập tự chủ. Thứ ba, CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho CNH trong giai đoạn hiện nay khác với CNH trong thời kỳ đổi mới. Còn trong cơ chế hiện nay, nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình CNH, không xuất phát từ chủ quan của nhà nước , nó vận dụng các quy luật khách quan, trước hết là quy luật thị trường. Thứ tư, CNH, HĐH nền kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế vì thế mở cửa nền kinh tế , phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với nước ta. ở nước ta, CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế là một nền kinh tế độc lập, tự chủ. 3.Thực trạng của quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam 3.1. Thuận lợi Thứ nhất, sau 20 năm đổi mới, thế và lực kinh tế của nước ta đã thay đổi mạnh mẽ, thể hiện những cái mới như : -Tiềm lực kinh tế mới: GDP tăng trưởng cao trong nhiều năm, cơ cấu ngành biến đổi theo hướng giảm tỉ trọng công nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. -Thế phát triển mới: Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế, quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng, đã gia nhập ASEAN, ASEM, APEC,WTO… -Động lực mới: xuất hiện những động lực phát triển mạnh mẽ: cạnh tranh thị trường , sự mở rộng các cơ hội, sức mạnh của tinh thần dân tộc trong cuộc đua tranh, phát triển. -Lực lượng, chủ thể phát triển mới: năng lực chủ thể phát triển(nhà nước, nhân dân) được nâng cao.Các yếu tố bên ngoài ( vốn, công nghệ- kỹ thuật, tri thức, thị trường) trở thành lực lượng thúc đẩy phát triển quan trọng. - Cấu trúc kinh tế : Cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và chức năng mới của nhà nước , xã hội năng động hơn. Thứ hai, Bối cảch quốc tế bao gồm những xu hướng ưu trội bao gồm(i)toàn cầu hóa kinh tế,(ii)phát triển kinh tế tri thức,và(iii) hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia tạo ra quá trình thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Việc tham gia vào các quá trình liên doanh, liên kết, hợp tác song phương và đa phương, hợp tác khu vực và quốc tế của nước ta góp phần phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, thu hút được nguồn lực dồi dào về vốn , công nghệ, tri thức, kỹ năng,…của thế giới cho công cuộc CNH, HĐH. Bên cạnh đó, việc tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế cũng tạo điều kiện động lực cho việc đẩy mạnh những cải cách trong nước theo hướng hiện đại, phù hợp với chung của quốc tế. Thứ ba, Là nước tiến CNH muộn, Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế của “ nước đi sau”. Bên cạnh việc thu hút những nguồn lực vật chất và trí tuệ quan trọng như nêu trên, Việt Nam còn có thể học hỏi kinh nghiệm phong phú về CNH, HĐH của các nước đi trước. Một lợi thế nữa là nền kinh tế nước ta dễ chuyển đổi cơ cấu, vì không lệ thuộc vào những cơ sở vật chất đã có. Điều này tạo dễ dàng cho chúng ta bắt tay vào phát triển kinh tế theo định hướng cơ cấu đã lựa chọn, bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. Thứ tư, Nước ta có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng kinh tế năng động Đông Nam á, thuận lợi cho việc giao lưu và hội nhập quốc tế. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng. Đặc biệt, nước ta có lực lượng lao động dồi dào,cơ cấu trẻ và giá nhân công thấp, năng lực trí tuệ con người Việt Nam không thua kém các nước khác. Bên cạnh đó, truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam là nền tảng cho sự phát triển các khả năng sáng tạo. Những yếu tố trên tạo nên lợi thế quan trọng trong cạnh tranh quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hiện đại, có thể theo hướng rút ngắn. 3.2- Khó khăn Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế được đặt trên cơ sở đủ vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lạc hậu và còn nghiêng về hướng nội,… là những đặc tính của nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta mới chỉ hình thành, chưa đồng bộ và chưa vận hành tốt, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng và chưa có tính khuyến khích cao. Thứ hai, tuy bối cảnh quốc tế thể hiện rõ ba xu thế ưu trội như trên đây, song tình hình kinh tế thế giới luôn có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa đặt nền kinh tế trước những khó khăn do cạnh tranh gay gắt, sựu dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, và nhữn ảnh hưởng “mặt trái” của kiểu toàn cầu hóa hiện nay. Thứ ba, Là nước tiến hành CNH muộn, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam gặp phải những khó khăn của “nước đi sau”. Khó khăn rõ nét là chúng ta thường ở thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế, do năng suất thấp, chất lượng sẩn phẩm thấp, hàm lượng vốn và trí tuệ trong sản phẩm không cao, bên cạnh đó trong quá trình CNH, HĐH, nước ta phải đối mặt về các vấn đề tài nguyên- môi trường, dân số và công ăn việc lam ngày càng gay gắt. Mức độ suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với sự xuống cấp của môi trường sống là hệ quả của CNH, HĐH trên quy mô toàn cầu nhưng người gánh chịu lại chủ yếu là các nước chậm phát triển, trong đó có nước ta, đó là một khó khăn không thể lường hết được. 4- Tác dụng của CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập - CNH, HĐH trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế XHCN. Đó là một quá trình phát triển kinh tế- xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp thành một XHCN. - CNH, HĐH là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất- kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - CNH, HĐH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - CNH, HĐH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí trức trong sự nghiệp cách mạng XHCN. - CNH, HĐH thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng, lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập chung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất - CNH, HĐH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn là tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hóa nền quốc phòng- an ninh. - CNH, HĐH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp CNH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì vậy mà CNH được coi lá nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. 5- Giải pháp nâng cao hiệu qủa thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam CNH, HĐH là một cuộc cải biến cách mạng từ xã hội nông nghiệp trở thành xã hội công nghiệp. Đó cùng là cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những giải pháp cần thiết. 5..1 Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả CNH, HĐH đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn. Do đó, mở rộng quy mô huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vvốn là một điều ken, tiền đề quan trọng để CNH, HĐH thành công. ở nước ta hiện nay, chúng ta phải khai thác và sử dụng tốt quỹ lao động, tập trung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra để CNH, HĐH thành công,chúng ta phải triệt để tiết kiệm, coi “ tiết kiệm là quốc sách”. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong những vấn đề quan trọng do nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế hết sức khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ đầu…Vì thế tranh thủ nguồn vốn bên ngoài là một nhân tố đẩy nhanh thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 5.2- Đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc. CNH, HĐH đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe và thể lực tốt. Muốn vậy, phải đảm bảo dinh dưỡng , phát triển y tế, cải thiện môi trường sống nhằm chăm sóc tốt sức khỏe và nâng cao thể lực cho con người lao động. 5.3- Phát triển khoa học và công nghệ Trước mắt việc phát triển khoa học- công nghệ ở nước ta tập trung vào những mặt sau: -Phát triển khoa học – công nghệ phù hợp với xu thế phát triển của thế giới - Phát triển khoa học – cônh nghệ định hướng làm sáng tỏ nhận thức CNXH và con người lên CNXH. - Phát triển khoa học tự nhiên theo hướng tập trung ứng dụng, đăc biệt là những ngành có thế mạnh. - Phát triển công nghệ, kết hợp nhập khẩu công nghệ nhập khẩu với công nghệ nội sinh , nhanh chóng nâng cao trình độ của các ngành có lợi thế cạnh tranh - Đẩy mạnh nghiên cứu để đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia - Mở rộng hợp tác khoa học- công nghệ với các nước và tổ chức quốc tế nhằm tiếp cận, kế thừa thành tựu của khoa học công nghệ thế giới. - Xây dựng tiềm lực để phát triển ngành khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo, sử dụng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học- công nghệ. 5.4- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Ngày nay,cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tạo ra mối liên hệ vadf sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Do đó việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm… để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 5.5- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Đây là tiền đề quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Công cuộc CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, thế nhưng CNH, HĐH là sự nghiệp mang tính tự giác, sự nghiệp đó phải do một Đảng cộng sản tiên phong, biết tự đổi mới ,không ngừng lãnh đạo và một nhà nước của dann, do dân và vì dân, trong sạch, vững mạnhk và có hiệu lực quản lý thì CNH, HĐH đất nước – nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta mới có thể hoàn thành. IV. Nhiệm vụ của sinh viên đối với việc phát triển CNH, HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cùng với CNH, HĐH là sự hình thành nền kinh tế tri trức. Trong nền kinh tế tri trức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng, các ngành kinh tế dựa vào tri thức chiémđa số. Chính vì vậy nguồn nhân lực phải là nhừng người có tri thức, có trình độ để tiếp cạnn nhanh chóng thành tựu khoa hoc kỹ thuật và chủ động sáng tạo khoa học kỹ thuật. Vậy nguồn nhân lực đó là những ai ? Sinh viên chúng ta phải nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình để tập trung học tập tốt, chủ động, tích cực tìm hiểu khoa học công nghệ, điều kiện kinh tế của các nước trên thế giới. Phát huy tốt vai trò của mình trong thời kỳ lên CNXH của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Muốn có CNXH phải có con người XHCN”. Vậy để có con người XHCN chúng ta phải làm gì ? Chúng ta phải đào tạo nên những con người vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên do Đảng ta đã đưa. Hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo đổi mới xây dựng đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong khu vực hết sức phức tạp, đòi hỏi mỗi thanh niên, sinh viên không chỉ có kiến thức mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là kinh tế, mà còn phải có dạo đức cách mạng vững vàng để không chỉ thích nghi mà còn làm chủ kinh tế thị trường giữ vững định hưóng XHCN, đưa đất nước tiến lên. Hồ Chí Minh trong khi luôn coi trọng tài năng người nhấn mạnh: đạo đức là gốc của cách mạng, người nói: “ cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, đạo đức, nếu không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức đó không phải như từ trên trời rơi xuống mà nó do đấu tranh hàng ngày, vì thế phải rèn luyện như: “ Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. C. Kết luận Sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Nó nhằm tới những mục tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay đổi mới hàng loạt vấn đề cả về lí luận và thực tiễn, cả về kinh tế và chính trị- xã hội. Nó bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh điều kiện mới. Trong quá trình thực hiện CNH là nhằm mục tiêu biến đổi nước ta thành một nước công nghiệp cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Như vậy CNH, HĐH là quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi cơ bản toàn bộ mặt nước ta về kinh tế chính trị- quốc phòng- an ninh. Quá trình CNH hiện nay mới chỉ là bước đầu những thành tựu khiêm tốn mà nền kinh tế Việt Nam đạt được rất đáng khích lệ. Việc Đảng và nhà nước chọn con đường tiến hành CNH, HĐH là hết sức đúng đắn. Bằng sự thông minh, sáng tạo cần cù con người Việt Nam chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ cất cánh trở thành con rồng Châu á và chúng ta hoàn thành CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước Việt Nam sánh vai các nước bạn bè trong cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển. D. Danh mục tài liệu tham khảo 1.GS .TS Nguyễn Trí Dĩnh- PGS.TS Phạm Thị Quý: giáo trình lịch sử kinh tế 2.Đảng cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X 3.Nguyễn Trọng Hoàng : Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH Báo nhân dân 28/7 4.Nguyễn Phú Trọng : Phát triển CNH, HĐH 5.Trần Văn Thọ : CNH Việt Nam trong trào lưu khu vực hóa ở Đông á Tạp chí nghiên cứu và thảo luận (số 6, tháng 11/2005) 6. Trần Văn Thọ: Biến động kinh tế Đông á và con đường CNH ở Viẹt Nam Tạp chí nghiên cứu và thảo luận ( số 164,tháng 4/2005) 6.GS.TS Phạm Quang Phan- GS.TS Chu Văn Cấp- PGS.TS Trần Bình Trọng Giáo trình kinh tế chính trị 7. Dương Phú Quốc : toàn cầu hóa kinh tế Tạp chí cộng sản (số 22, tháng 11/2001) Một số trang web www.vir.com.vn www.moi.com.vn www.mip.com.vn www.diễndan.org.com.vn Mục lục A. Đặt vấn Đề 1 B.Giải quyết vấn đề 3 1. Tình hình thế giới 3 1.1 ở các nước tư bản phát triển 3 1.2. ở một số nước đang phat triển 3 1.3. ở các nước XHCN 4 2. Tình hình trong nước 4 2.1. Thực trạng kinh tế nước ta trớơc năm 1986 4 2.2. Chủ trương đổi mới của Đảng 4 2.3. Việc gia nhập WTO ở Viêt Nam 5 II. Lý luận về CNH, HĐH ở Việt Nam 5 1 Khái niệm về CNH, HĐH 5 2. Quan điểm của về CNH, HĐH ở nước ta hiện nay 6 3. Những nội dung của CNH, HĐH ở Việt Nam 7 3.1. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 7 3.2. Nội dung cụ thể của CNH, HĐH ở nước ta trong những nă trước mắt 8 4. Mục tiêu của CNH, HĐH 9 III. Để phát triển kinh tế ở Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện CNH, HĐH 10 1. Tính tất yếu thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam 10 2. Đặc điểm của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay 10 3. Thực trạng của quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam 11 3.1. Thuận lợi 11 3.2. Khó khăn 13 4. Tác dụng của CNH, HĐH ở nước ta trong bối cảnh hội nhập 14 5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiên CNH, HĐH ở Việt Nam 15 5.1- Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 15 5.2- Đào tạo nguồn nhân lực 16 5.3- Phát triển khoa học và công nghệ 16 5.4-Mở rộng quan hệ đối ngoại 17 5.5-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước 17 IV. Nhiệm vụ của sinh viên đối với việc phát triển CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập… 17 C. Kết luận 19 D. Danh mục tài liệu tham khảo 20 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0344.doc
Tài liệu liên quan