Công tác chăm lo xây dựng & tổ chức cuộc sống gia đình của hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam

đề tài: công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình của hội lhpn huyện thanh liêm – tỉnh hà nam Lời mở đầu Gia đình là tế bào của xã hội,là tổ ấm của mỗi người là nơi hình thành nhân cách và là trường học đầu tiên của mỗi cá nhân. Gia đình còn là nơi mà các thành viên trong gia đình sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ phút làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi con người và toàn xã hội. Gia đình là nền tảng của xã hội “

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác chăm lo xây dựng & tổ chức cuộc sống gia đình của hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình’’ và trở thành điểm tựa vững chắc trong suốt cuộc đời mỗi con người. Lịch sử gia đình gắn bó và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Trong gia đình, mọi thành viên yêu thương chăm sóc giúp đỡ để cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. ở đó tình cảm yêu thương chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em... là một mối quan hệ ruột thịt gắn bó thiêng liêng sẵn sàng hy sinh vì nhau không có gì thay thế được. Nơi đó có tình yêu, niềm tin và hạnh phúc khi các thành viên có trách nhiệm và ý thức xây dựng cuộc sống gia đình. Gia đình hạnh phúc các thành viên sống chan hoà yêu thương và mỗi thành viên trong gia đình được thừa hưởng và sống làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt hơn và phát triển toàn diện. Ngược lại, những gia đình bất hoà ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân. Họ căm giận, tủi hờn và đi vào các tệ nạn xã hội tác động xấu vào xã hội làm cho nó bị sáo trộn mất ổn định. Gia đình có thể là niềm kiêu hãnh, tự hào, là chỗ dựa vững chắc nâng đỡ thêm sức mạnh hơi ấm của mỗi thành viên vượt qua mọi khó khăn vươn tới đỉnh cao của cuộc sống nhưng ngược lại nó cũng có thể là vật cản nặng nề của mỗi thành viên. Nói đến gia đình không thể không nói đến người phụ nữ. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ công dân của mình hơn ai hết còn gánh nặng trách nhiệm gia đình. Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gìn giữ hạnh phúc gia đình và giữ cho cái “ tế bào phát triển lành mạnh’’ đồng thời với thiên chức làm mẹ có chức năng sinh đẻ, nuôi dạy con cái, là người nội trợ tạo cho gia đình nhưng bữa ăn ngon đủ chất và luôn tạo ra bầu không khí vui tươi. Cùng với sự phát triển của đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc xây dựng củng cố và phát triển gia đình bền vững, Vì thế nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị đã khẳng định “ Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân lại là người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người’’ và qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc luôn đề cập đến công tác xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và vững bền. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng về xây dựng con người mới, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phát triển đất nước. Hội liên hiệp phụ nữ là một tổ chức đoàn thể quần chúng luôn đi đầu trong việc chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình cho hội viên phụ nữ của mình. Đặc biệt tại kỳ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX vấn đề gia đình được đưa thành một chương trình riêng trong 6 chương trình trọng tâm - đó là chương trình 3 “ Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc’’ đã góp phần vào công cuộc giải phóng chung cho phụ nữ và thúc đẩy hoạt động xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình ngày càng phát triển. Với sự phát triển của thời đại ngày nay, khoa học công nghệ, sự chuyển đổi cơ chế quản lý theo thị trường làm bùng nổ thông tin nhanh, nhiều, đa dạng. Với việc mở rộng quan hệ giao lưu toàn cầu hoá, đa phương hoá, đa lĩnh vực của kinh tế, xã hội, văn hoá. Sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội có tác động mạnh mẽ tới gia đình, trong đó có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, ma tuý, HIV/AIDS, trộm cắp, cướp giật... xâm nhập vào quá trình chuyển biến nền kinh tế xã hội. Gia đình gánh vác trách nhiệm nặng nề trong việc tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc các thành viên. Từ tình hình thực tế đó vấn đề xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết, bức xúc như tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, trẻ em hư, gia đình có người mắc HIV/AIDS và nghiện hút mại dâm, ma tuý, gia đình không bền vững.... Những tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến gia đình không chỉ riêng người phụ nữ trong gia đình mà còn là trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể,Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình. Công tác chăm lo gia đình cho hội viên phụ nữ của Hội liên hiệp phụ nữ là lĩnh vực hoạt động quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nó đòi hỏi tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ hội phụ nữ về nội dung và hình thức hoạt động để góp phần phát huy tối đa vai trò của hội phụ nữ và phụ nữ trong tình hình mới. Công tác chăm lo gia đình phải có tầm cao hơn về nhận thức lý luận và hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Hội liên hiệp phụ nữ huyện Thanh Liêm đã có nhiều nỗ lực và thành tích trong công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình, khơi dậy tiềm năng của phụ nữ huyện nhà trong công cuộc xây dựng đất nước. Song trước yêu cầu mới công tác chăm lo gia đình còn chưa đáp ứng yêu cầu của phong trào và sự thay đổi của đất nước. Là một học viên đang nghiên cứu và học tập tôi nhận thấy công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình là cần thiết không chỉ với bảnthân tôi mà còn đối với tất cả mọi người để xây dựng một gia đình “ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc’’. Vì thế tôi chọn đề tài “ Công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình hội viên của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Thanh Liêm- tỉnh Hà Nam’’ làm tiểu luận tốt nghiệp của mình nhằm đánh giá thực trạng công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình của hội liên hiệp phụ nữ huyện Thanh Liêm cho hội viên phụ nữ. Đồng thời đưa ra một số ý kiến đề xuất để thực hiện tốt hơn nữa công tác này góp phần thúc đẩy sự nghiệp giải phóng chung của phụ nữ và sự nghiệp đổi mới quê hương đất nước, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phần nội dung 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Cơ sở lý luận 1.1.1 Nhận thức chung về gia đình Con người ai cũng cần một gia đình. Gia đình là điểm tựa vững chắc trong suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc tử giã cõi đời. Gia đình chúng ta bao gồm ông bà, cha mẹ, anh chị em... những người tận tuỵ và hết lòng chăm lo cho những thành viên trong tổ ấm của mình. Chúng ta thử tưởng tượng nếu như không có gia đình thì trên thế giới này sẽ ra sao? Báo chí của các nước đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Họ cho rằng tư tưởng độc thân và cuộc sống luông bận rộn với tác phong công nghiệp thì con người sẽ không muốn và không đủ thời gian nghĩ đến gia đình. Thực trạng này cũng đang xảy ra ở một số nước theo chủ nghĩa hiện sinh, hôn nhân thử nghiệm. Họ đã tạo ra những gia đình hoàn toàn khác lạ với bản chất của hai từ gia đình. So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một nước vẫn luôn giữ được cái gốc vững chắc của gia đình. Gia đình Việt Nam vẫn luôn luôn củng cố và phát triển, để có được sự bền vững của gia đình không thể không nhắc tới vai trò của người phụ nữ, họ thực sự là những con ong chăm chỉ cần mẫm hút nhuỵ hoa đời xây đắp cho những chiễc tổ đầy mật ngọt của mình. Có nhiều định nghĩa về gia đình theo những giác độ nghiên cứu khác nhau CMác và Ăngghen cho rằng “... hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi nảy nở - đó là mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái đó là gia đình’’ luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của nước ta xác định “ gia đình là tập hợp những người cùng gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng...’’Như vậy, trong khái niệm về gia đình thì hôn nhân là tiền đề cho một gia đình. Khi một người đàn ông và một người đàn bà kết hợp với nhau họ sẽ tạo ra một gia đình. Gia đình là cái nôi của con người, nơi con người sinh ra lớn lên phát triển và tạo dựng những thế hệ nối tiếp. Muốn cho gia đình tồn tại bền vững thì hôn nhân phải thực sự tự nguyện và tiến bộ. Muốn vậy người phụ nữ phải có một vị thế bình đẳng với nam giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trước tiên họ phải được coi trọng ngay trong chính gia đình của mình. Từ trước Cách mạng tháng Tám trong gia đình Việt Nam người phụ nữ không được coi trọng chịu nhiều thiệt thòi trong gia đình mọi người đều phải tuân theo ỷ chỉ người gia trưởng- đó là người chồng, người cha. Mọi công việc từ lớn đến nhỏ người phụ nữ phải làm theo ý chỉ của người đàn ông. Đến nay người phụ nữ đã được học hành, được tham gia công việc xã hội bằng chính tài năng của mình. Họ vươn lên để khẳng định mình bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của gia đình và của xã hội. Người phụ nữ trong gia đình hôm nay đã có một cuộc sống độc lập, họ có thể tự do thể hiện ý chí của mình cùng với người chồng, họ quyết định những vấn đề quan trọng của gia đình. Đó là chức năng tái sản xuất ra con người hay còn gọi là chức năng sinh sản. Thử đặt ra vấn đề nếu như không có hoạt động tái sản xuất ra con người thì xã hội không có sự sống. Đặt vấn đề như vậy để thấy được tầm quan trọng của gia đình trong hoạt động sinh đẻ. Chức năng này của gia đình đáp ứng những nhu cầu tình cảm riêng tư rất tự nhiên của cá nhân là sinh con đẻ cái, cung cấp những công dân mới cho xã hội. Để thực hiện tốt chức năng này người phụ nữ đóng vai trò quan trọng và trong gia đình phải thực sự quan tâm tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cũng như những thuận lợi khác cho việc mang thai và sinh nở của bà mẹ, cũng như chú ý đến sức khoẻ sinh sản để bảo vệ các thành viên trong gia đình từ đó tạo sự an toàn cho xã hội. Chức năng giáo dục gia đình cũng được coi là một chức năng thường xuyên của gia đình. Nó luôn kết hợp và gắn bó chặt chẽ với chức năng sinh sản. Trong gia đình, sinh con, nuôi nấng, giáo dục luôn là hoạt động đi liền nhau và không tách rời nhau. Giáo dục gia đình là một yếu tố cấu thành của văn hoá gia đình nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người từ việc thực hiện chức năng này, gia đình đã tạo nên cho xã hội những con người mới góp phần vào việc duy trì và phát triển đạo đức văn hoá giáo dục cho xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức năng này thì đòi hỏi gia đình phải có sự cố gắng lớn. Cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình luôn phải là tấm gương cho trẻ học tập. Những người trong gia đình đặc bịêt là người mẹ luôn phải nắm diễn biến tâm lý của những đứa con. Biết thông cảm cho những diễn biến phức tạp của tuổi mới lớn, chia sẻ những thắc mắc băn khoăn của các thành viên trong tổ ấm của mình. Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội luôn phải kết hợp trong việc hình thành nên nhân cách con người. Kết hợp giữa gia đình và xã hội để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh hai chức năng trên trong gia đình chức năng kinh tế cũng được coi trọng. Nó đóng vai trò cơ sở cho các chức năng khác của gia đình. Nền kinh tế của gia đình là một bộ phận gắn bó hữu cơ với tổng thể nền kinh tế quốc dân. Kinh tế gia đình phát triển ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của kinh tế đất nước. Kinh tế gia đình hướng tới làm tăng thêm thu nhập, làm giàu chính đáng cho các gia đình với sự đổi mới cơ chế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Kinh tế gia đình đã tạo điều kiện để phát triển. Một kinh tế gia đình có kết quả sẽ là cơ sở vững chắc cho gia đình ổn định, hoà thuận. Nguồn thu nhập chính đáng của kinh tế gia đình sẽ là nguồn chi cho những nhu cầu thiết yếu của đời sống tiêu dùng. Tất cả những chức năng của gia đình có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để thực hiện tốt các chức năng đó gia đình cần có sự cố gắng của các thành viên trong gia đình nhưng đặc biệt có sự đóng góp của người phụ nữ. Người phụ nữ là trung tâm của tình cảm và được coi là người kiến tạo hoà bình trong gia đình. Với thiên chức của người vợ không ai có đủ khả năng thay thế họ. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay cùng với hoạt động xã hội người phụ nữ phải gánh quá nặng công việc gia đình. Họ phải chăm lo cho chồng con của mình, lo lắng cho gia đình mình từng bữa cơm, từng giấc ngủ. Người phụ nữ khi hết giờ làm việc ở công sở lại tất bận trở về nhà lo cho cuộc sống của gia đình mình. Họ không thể tụ tập ở những quán bia, sân thể thao... như những người đàn ông. Bởi họ là phụ nữ, họ phải lo lắng cho bữa ăn giấc ngủ của gia đình mình. Người phụ nữ không đủ thì giờ để thư giãn, do vậy những khó khăn trong công việc, những lo toan trong cuộc sống đã phần nào lấy đi bản tính mềm mỏng, nhẹ nhàng điều này ảnh hưởng đến gia đình. Cho nên chúng ta phải đưa ra những phương hướng để xây dựng gia đình mới trong đó lấy công tác giải phóng phụ nữ và chăm lo tổ chức cuộc sống gia đình làm trọng điểm. 1.1.2 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về công tác này. Chủ tịch Hồ Chí Minh cả cuộc đời người toàn tâm toàn ý dành cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì thế quan niệm về gia đình của Bác thật rộng mở, không chỉ có cha mẹ vợ con mà tất cả những người sống trong một nước đều là gia đình. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ngay từ đầu trong sự nghiệp cách mạng của mình. Người rất quan tâm đến quan hệ bình đẳng nam nữ trong gia đình. Người đã chỉ ra rất cụ thể việc xây dựng quan hệ bình đẳng giữa hai giới, giữa người vợ và người chồng trong gia đình không chỉ đơn giản là sự chia đều công việc nhà mà đó là phức tạp, đòi hỏi phải trải qua một quá trình đấu tranh gay go và quyết liệt. Người nói: “ nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà hôm sau em quét nhà nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền, lầm to!’’ Người nhận xét “ đó là một cuộc cách mạng to mà khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại, vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu’’ ( HCM T6, 1995, Tr433). Phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng ở trong gia đình nên khi bàn về quyền bình đẳng của họ trong gia đình Bác đã dẫn ra một số điều cơ bản trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và trong các cuộc nói chuyện, gặp gỡ với nhân dân cán bộ ở các địa phương Hồ chủ tịch cũng luôn nhắc nhở mọi ngượi phải tôn trọng phụ nữ và thực hiện quyên bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Tại mỗi địa phương căn cứ vào đối tượng mà Bác chọn cách nói và cách đặt vấn đề khác nhau nhưng đều ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu, phân tích có tình có lý. Hồ chủ tịch thấu hiểu một khi người phụ nữ được giải phóng về tư tưởng, tình cảm, được học tập nâng cao năng lực và kiến thức họ sẽ cống hiến đóng góp nhiều cho gia đình và xã hội. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của phụ nữ Bác đã chỉ ra hướng đi tất yếu của Cách mạng Việt Nam là giải phóng xã hội phải gắn liền với giải phóng gia đình và giải phóng phụ nữ. Đó là việc phải xoá bỏ tận gốc rễ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, mỗi gia đình, toàn xã hội. Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường phát triển với những tác động tích cực và tiêu cực đến gia đình. Những luận điểm quan trọng của Bác đã được Đảng cộng sản Việt Nam phát triển và nhấn mạnh tại các kỳ đại hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã nói về vấn đề gia đình “ Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc truyền thụ những giá trị văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt luật Hôn nhân và Gia đình’’ (ĐCSVN 1996 tr112-113) và tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã ghi rõ “ Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’ ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng mê tín dị đoan đang có xu hướng lan rộng trong xã hội (ĐCSVN2001 tr126) Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng về vấn đề gia đình Hội liên hiệp phụ nữ với chức năng nhiệm vụ của mình tại các kỳ đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII Hội đã đổi mới nội dung phương thức hoạt động từ chỗ nặng về khai thác sự đóng góp của phụ nữ sang quan tâm chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng lấy công tác chăm lo đời sống làm mục đích để tập hợp chị em vào tổ chức. Công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình đã được hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng thành một trong những chương trình trọng tâm. Tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII vấn đề gia đình được đưa vào chương trình 3 “ Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, bền vững, tiến bộ’’ và mục tiêu của nó thông qua chương trình các cấp hội phụ nữ giúp chị em biết tổ chức cuộc sống gia đình, biết chăm sóc sức khoẻ bản thân và con cái thực hiện sinh đẻ có kế hoạch góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số xuống 0.6 hằng năm. Liên kết lực lượng xã hội chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em giáo dục nghĩa vụ đối với gia đình để xây dựng gia đình bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ ( Đại hội phụ nữ toàn quốc lần VII 1992) Kế thừa và phát triển tiếp tục công tác chăm lo cho hội viên phụ nữ về vần đề gia đình. Tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII vấn đề gia đình cũng được đưa vào chương trình trọng tâm của Hội- đó là chương trình “ Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc’’ với mục tiêu “... phát huy vai trò tích cực của phụ nữ xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm là nơi lưu giữ, truyền thụ và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống đạo đức dân tộc, phòng chống các loại tệ nạn xã hội, nâng cao vị thế của người phụ nữ ‘’ và nội dung của chương trình “ Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và các thành viên đối với gia đình, trang bị cho chị em kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về truyền thống văn hoá gia đình Việt Nam, ứng xử trong gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo độ tuổi, giúp chị em có thêm hiểu biết xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần quan trọng trong bài trừ các hủ tục và phòng chống tệ nạn từ trong gia đình’’ Lần đầu tiên Đại hội phụ nữ toàn quốc đề ra một chương trình riêng về xây dựng gia đình. Đây là một trong 6 chương trình trọng tâm của Hội giai đoạn 2002-2007 và là một bộ phận của phong trào thi đua yêu nước “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc ‘’. Chương trình tập trung giải quyết các vấn đề đang đặt ra ở cấp gia đình có liên quan đến 4 chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Bốn chuẩn mực này có nội dung toàn diện cả về kinh tế, văn hoá,xã hội và đặc biệt có nội dung hết sức thiết thực và đặc thù với phụ nữ, liên quan đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ đó là nội dung bình đẳng giới trong gia đình. Trong các chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chiên lược ngành, lĩnh vực cũng đều đặt ra vấn đề gia đình. Đặc biệt ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trong hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phát động phong trào “ Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc’’. Vấn đề gia đình cũng là vấn đề quan tâm chung của thế giới. Năm 1994 Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố là năm quốc tế về gia đình chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển có một chương về gia đình. Phụ nữ Việt Nam chiếm 50.8% dân số và 50.6% lực lượng lao động xã hội. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trước đây và ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đang sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’. Với trách nhiệm là người vợ,người mẹ- phụ nữ đã có những cống hiến xuất sắc trong việc nuôi dưỡng các thế hệ công dân của đất nước và chăm lo cho các gia đình Việt Nam theo chuẩn mực “ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.’’ Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nhận thức đúng đắn và đánh giá cao vai trò của phụ nữ, đồng thời chủ trương giải phóng phụ nữ gắn liền với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 21/1/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số19/2002/QĐ- Ttg về phê duyệt chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010. Việc công bố chiến lược này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta từng bước thực hiện bình đẳng giới với việc “ Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.’’ Vì vậy việc xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình để có được gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc không chỉ là mục tiêu của mỗi cá nhân cần đạt được mà còn là mục tiêu chung của toàn bộ xã hội. Từ một góc độ nào đó có thể nói gia đình là thành quả văn hoá của con người. Nhân cách con người được hình thành từ nền tảng gia đình. Tục ngữ có câu “ trong ấm ngoài êm’’ nếu trong mỗi gia đình từng thành viên đều có ý thức vun đắp cuộc sống thì xã hội văn minh sẽ không còn xa vời, các mối quan hệ gia đình và quan hệ xã hội luôn luôn có tác động qua lại. Việc chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình, sự phát triển của gia đình sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt cho văn hoá xã hội cũng như sự phát triển của xã hội. Ngược lại, xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình, đến cả người phụ nữ. Đặc biệt trong đời sống xã hội hiện nay khi lối sống phương Tây có ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống gia đình. Chính vì thế chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình sao cho phù hợp với xu thế hiện nay nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống của nó là vấn đề của mỗi thành viên trong gia đình, các cơ quan ban ngành và toàn xã hội hướng tới. 1.2Cơ sở thực tiễn của đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá gia đình cũng như chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình phù hợp với tình hình của tỉnh. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Nam trong những năm qua công tác này luôn là vấn đề được ưu tiên trong các hoạt động của tỉnh hội. Để giúp chị em nâng cao kiến thức và năng lực để làm tốt vai trò của người vợ, người mẹ, người công dân, đồng thời tạo điều kiện cho chị em phát huy khả năng và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và toàn xã hội. Những năm gần đây, thực hiện nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, IX các cấp hội trong toàn tỉnh đã tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ thực hiện phong trào thi đua yêu nước “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’và các chương trình trọng tâm trong đó có chương trình 3 “Xây dựng gia đình no ấm ,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” với các hình thức luôn đổi mới, phong phú, đa dạng như tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hội thi...”câu lạc bộ không sinh con thứ ba”, ”câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “hội thi nuôi con khoẻ dạy con ngoan”, “hội thi bé khoẻ mẹ khéo”đã triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở. Làm thay đổi nhận thức của chị em và cuốn hút sự tham gia của các thành viên trong gia đình.Thực sự là ngày hội củaphụ nữ và được cả xã hộiquan tâm, được các cấp các ngành đánh giá cao vai trò của Hội phụ nữ trong phong trào xây dựng làng văn hoá ,gia đình văn hoá.... Thấy rõ được vai trò to lớn của phụ nữ và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của phụ nữ huyện nhà.Hội liên hiệp phụ nữ huyện Thanh Liêmlà một tổ chức chính trị xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong toàn huyện để Hội phụ nữ làm tròn chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, chăm lo cho phụ nữ và hướng dẫn ,giúp đỡ cho phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình là vấn đề trọng tâm trong giai đoạn hiện nay bằng các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, thi tìm hiểu luật Hôn nhân và gia đình, quyền trẻ em... và các lớp tập huấn về bình đẳng giới trong gia đình, phòng chống bạo lực trong gia đình, phòng chống HIV/ AIDS... đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Là một huyện bán sơn địa chủ yếu làm nông nghiệp, các tầng lớp phụ nữ của huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp và đi làm thuê cho nên trình độ văn hoá thấp, không đồng đều, các tư tưởng phong kiến còn in sâu và nặng nề nên đã hạn chế sự nhận thức và tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo khoa học. Do vậy với sự phát triển của xã hội chị em rất thiếu kiến thức về vấn đề gia đình. Khi các hoạt động của hội phụ nữ huyện phối kết hợp với các ban ngành tuyên truyền bằng nhiều hình thức tập huấn trang bị kiến thức về làm mẹ an toàn, nuôi dạy và giáo dục con, xây dựng các mối quan hệ trong gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, thi tìm hiểu các luật, giao lưu giữa các làng xã với nhau đã làm thay đổi căn bản và chị em đã có những kiến thức cần thiết về vấn đề gia đình để xây dựng gia đình hạnh phúc. Đặc biệt hội phụ nữ phổ biến kỹ về bốn chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và hướng dẫn đăng ký thực hiện gia đình văn hoá, gia đình không có chồng con nghiện ma tuý, gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng... thúc đấy phong trào phụ nữ địa phương phát triển nhanh và mạnh mẽ. Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện trong các báo cáo sơ, tổng kết cũng như trong các cuộc họp các đồng chí lãnh đạo luôn coi trọng và chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình cho nhân dân và cùng với các ban ngành đoàn thể trong huyện phối hợp chặt chẽ với hội phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc và xây dựng làng văn hoá, hưởng ứng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư’’ 2. Thực trạng công tác chăm lo xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình của hội LHPN huyện thanh liêm 2.1 Khái quát đặc điểm tình hình chung của huyện Thanh Liêm Thanh Liêm là một huyện nằm ở vị trí Tây Nam của tỉnh Hà Nam với số dân 138590 người và diện tích tự nhiên 17048.93 ha sống tập trung ven đường quốc lộ 1A, đường 21 có dãy núi đất dài 10km, dãy núi đá vôi 99 ngọn, sông Đáy xuôi dòng từ bắc xuống nam huyện, Đông Bắc có sông Châu bao bọc tạo nên một miền đồng bằng chiêm trũng gồm 12 xã và 8 xã miền núi, địa hình bán sơn địa. Là một huyện rất có lợi thế trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Phát huy thế mạnh của phụ nữ huyện Thanh Liêm đã tham gia tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà. Trong lĩnh vực nông nghiệp phụ nữ là lực lượng lao động đông đảo chiếm trên 70% có vai trò quan trọng trong trồng trọt và chăn nuôi. Chị em đã tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ mới vào sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mùa vụ từng bước đưa sản phẩm sản xuất nông nghiệp thành sản xuất hàng hoá. Với truyền thống lao động cần cù sáng tạo chị em đã tích cực tạo ra nhiều nghề mới phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, phát huy thế mạnh của các làng nghề thêu ren, khâu nón, mây giang đan.... Toàn huyện đã có trên 60% gia đình hội viên phụ nữ tạo được việc làm lúc nông nhàn, thu nhập đạt từ 200-300nghìn đồng/ tháng đáp ứng một phần hàng hoá xuất khẩu và nhu cầu của địa phương trong tiêu dùng. Những kết quả trên đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Vượt kế hoạch về năng suất, tổng sản phẩm lương thực thực phẩm và giá tri tiểu thủ công nghiệp cụ thể: nông nghiệp tăng 56%, công nghiệp tăng 90%, kinh tế hộ gia đình ngày càng tăng, hộ giàu tăng 25%, kinh tế trang trại, kinh tế tổ hợp đang hình thành và phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, tài chính, kho bạc, ngân hàng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Dù ở lĩnh vực nào nữ công nhân viên chức và lao động ở các ngành cũng luôn phát huy đức tính lao động tận tuỵ, nhiệt tình, thông minh sáng tạo và ý thức trách nhiệm biết vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ công tác tích cực học tập để nâng cao năng lực công tác, kiên trì bền bỉ phấn đấu để xây dựng với vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các hoạt động văn hoá xã hội và quốc phòng an ninh đều được phụ nữ tham gia nhiệt tình trong các hoạt động xây dựng làng văn hoá, đền ơn đáp nghĩa... trên quê hương có truyền thống cách mạng, giàu lòng yêu quê hương đất nước, có tinh thần đoàn kết cộng đồng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề gia đình ở huyện hiện nay bao hàm nhiều nhân tố mới tích cực, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình.Bình đẳng ở đây là mối quan hệ hiểu biết, thông cảm hài hoà giữa cha mẹ, vợ chồng và con cái, trong đó mối quan hệ bình đẳng vợ chồng có vị trí quan trọng. Sự bền vững của gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự thông cảm, tôn trọng nhau, gia đình tốt, cha mẹ hoà thuận sẽ là môi trường tốt cho tương lai của con cái và ngược lại. Nhưng gia đình ở huyện Thanh Liêm cũng như gia đình trong cả nước đang đứng trước những thách thức mới bởi tác động của nền kinh tế thị trường.Tác động của cơ chế thị trường cũng có những điểm tốt là kinh tế tăng trưởng cao, đời sống vật chất tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện. Đồng thời kinh tế thị trường cũng gây cho môi trường xã hội những biến động phức tạp . Trong bối cảnh đó một số chuẩn mực đạo đức gia đình và kỷ cương xã hội bị xói mòn, các tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình, ma tuý, mại dâm,cờ bạc...có chiều hướng gia tăng. Những chuẩn mực, quan niệm thay đổi đang đặt gia đình vào một tình thế lúng túngngay trong việc giáo dục con cái. Sự giảm sút của giáo dục gia đình là nguyên nhân đem lại không ít hậu quả cho xã hội.Tình trạng các bậc cha mẹ làm ăn bất chính, thiếu gương mẫu , gia đình lục đục đổ vỡ làm cho trẻ em chán nản mất lòng tin và trở nên hư hỏng cung là do bản thân mỗi gia đìnhở huyện không chủ động và không có tác dụng ngăn chặn chung.Điều này được các cấp các ngành ở huyện đặc biệt quan tâm . Những biểu hiện sai lệch của một số gia đình vừa nêu là tất yếu trong quá trình chuyển đổi kinh tế nhưng không vì thế mà coi gia đình ở Thanh Liêm là khủng hoảng .Về cơ bản gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở Thanh Liêm nói riêng đang có những biến đổi lành mạnh. Tính chủ động, sáng tạo trong mỗi gia đình được khôi phục và phát triển. Gia đình đang có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước góp phần._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0316.doc
Tài liệu liên quan