Công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12

Mục lục Danh mục các chữ viết tắt VN : Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân dân ĐH : Đại học CP : Cổ phần CPXD : Cổ phần xây dựng Cty : Công ty DD&CN : Dân dụng và công nghiệp ĐHĐ : Đại hội đồng ATLĐ : An toàn lao động QLDA : Quản lý dự án CĐ : Cổ đông BKS : Bản kiểm soát HĐQT : Hội đồng quản trị SXKD : Sản xuất kinh doanh L.xô : Liên Xô HCV : Huy chương vàng Tr.đồng : Triệu đồng Danh mục bảng biểu hình vẽ Trang Hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ : Hình 1.1:

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ đồ tổ chức quản lý Cty CPXD VINACONEX 12 - 10 - Hình 1.2: Biểu đồ Doanh thu từ 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 - 24 - Hình 1.3: ROE 1 số công ty cùng thuộc tổng công ty VINACONEX - 26 - Hình 1.4: Cơ cấu lao động của công ty Hình 1.5: Biểu đồ tổng giá trị trúng thầu qua các năm - 52 - Bảng số liệu : Bảng 1.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn - 22 - Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm - 23 - Bảng 1.3: Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Công ty qua các năm - 25 - Bảng 1.4: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty qua các năm - 27 - Bảng 1.5: Tóm tắt các số liệu về tài chính của Công ty qua các năm - 29 - Bảng 1.6: Số lượng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty - 31 - Bảng 1.7: Xe, máy, thiết bị xây dựng - 32 - Bảng 1.8: Các lĩnh vực xây dựng chủ yếu và số năm kinh nhiệm - 36 - Bảng 1.9: Một số công trình được cấp bằng và huy chương vàng chất lượng - 37 - Bảng 1.10: Tiến độ thi công gia cố kênh đoạn K0- K5 + 791 - 42 - Bảng 1.11: Máy móc huy động cho thi công gia cố kênh đoạn K0 - K5 + 791 - 44 - Bảng 1.12: Giá trị và mức tăng trưởng các công trình trúng thầu - 51 - Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chủ yếu được xây dựng năm 2009 - 59 - Lời nói đầu Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác, Công ty xây dựng cung cấp sản phẩm xây dựng của mình cho khách hàng đặt hàng trước. Khách hàng lựa chọn nhà cung cấp thông qua hoạt động đấu thầu. Trong đó, doanh nghiệp mà ở đây là các Công ty xây dựng cạnh tranh với nhau về giá, về chất lượng, về tiến độ thi công công trình. Doanh nghiệp nào đáp ứng được các tiêu chí mà chủ đầu tư đặt ra một cách tốt nhất sẽ thắng thầu và được kí kết hợp đồng thi công công trình đó. Chỉ có thắng thầu thì doanh nghiệp mới có công ăn việc làm cho công nhân viên, có thu nhập và chỉ có thắng thầu thì các doanh nghiệp xây dựng mới có thể tồn tại, đứng vững trên thị trường xây dựng. Tuy nhiên, khi tiến hành tham gia đấu thầu thì sản phẩm ở đây là công trình chưa được khởi công xây dựng. Hơn nữa sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm. Khả năng trùng lặp về mọi phương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường rất ít, ngay cả trong xu hướng công nghiệp hoá ngành xây dựng thì ảnh hưởng của tính đơn chiếc cũng chưa được loại trừ. Do đó trong quá trình lập hồ sơ dự thầu doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng chính xác phương án thiết kế, thi công công trình thể hiện tính khả thi của phương án hoàn thành đúng thời gian, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ; ngoài ra còn phải tính toán các biến động về chi phí sản xuất để đảm bảo mức giá dự thầu đưa ra là hợp lý. Các chỉ tiêu này càng cao thì khả năng trúng thầu sẽ càng thấp, nhưng nếu quá thấp thì nhà thầu có khả năng không thể hoàn thành công trình như hợp đồng hoặc không thu được lợi nhuận. Hoạt động đấu thầu là hoạt động đầu tiên, quan trọng quyết định đến lợi nhuận, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp và cũng tồn tại nhiều rủi ro. Nhận thức được điều đó trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 em đã tìm hiểu về công tác đấu thầu ở Công ty và mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12” Nội dung của đề tài gồm 2 chương : Chương I: Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kế hoạch đầu tư và thầy giáo Nguyễn Hồng Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bài viết. Do hạn chế về lý luận, kinh nghiệm thực tế, thời gian nghiên cứu nên đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhân được sự góp ý của thầy cô trong Bộ môn và tất cả các bạn đọc để bài viết của em được hoàn thành tốt hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Mạnh Chiến Lớp: đầu tư 47 D Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX 12 1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 1.1.1.1. Một số thông tin cơ bản về Công ty Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 Tên giao dịch: VIET NAM CONSTRUCTION JIONT STOCK COMPANY N0 12 Tên viết tắt: VINACONEX N012.JSC Địa chỉ trụ sợ chính: Tầng 10, nhà CT 1-2 Khu đô thị Mễ Trì hạ, Xã Mễ Trì, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.2214 3724 - 043.2214 3729 Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng ( ba mươi tỷ đồng ) theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5 ngày 31/7/2007 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây dựng 12 là Công ty cổ phần với 51% vốn thuộc Nhà nước và là thành viên của Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX- Bộ Xây dựng. Tiền thân của Công ty là Công ty xây dựng số 12 – Vinaconex được hợp nhất bởi các đơn vị: Xí nghiệp cơ khí Sóc Sơn thành lập năm 1996 Chi nhánh Xây dựng 5-04 thuộc Công ty xây dựng số 5 Bộ Xậy dựng thành lập năm 1970 Công ty xây dựng số 4 thuộc Vinaconex thành lập năm 1990 Từ ngày 31/3/2003 Công ty xây dựng số 12 được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, theo quyết định số 358/QĐ-BXD của Bộ xây dựng. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003144 ngày 5/11/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Công ty đã có 5 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 31/07/2007 vốn điều lệ của Công ty là 30.000.000.000 VND ( ba mươi tỷ đồng VN) Từ ngày 31/10/2005 Công ty CP xây dựng số 12 chính thức được công nhận là Doanh nghiệp hạng I theo quyết định số 1938 QĐ/VC-TCLĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty VINACONEX. Công ty cổ phần xây dựng số 12 có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, đã và đang thi công xây lắp nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như: Kênh dẫn nước Nhà máy nước Sông Đà, Hệ thống thủy lợi Sông Sắt - Ninh Thuận, Hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính, Cầu tàu Nam triệu-Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Khu điều hành Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà điều hành Trường đại học Y Hà Nội, đường quốc lộ 10, Hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hạ tầng khu công nghiệp Bắc Phú Cát, Hạ tầng Nhà máy nước Sông Đà, Dự án mở rộng đường Láng Hòa Lạc, Dự án xi măng Cẩm Phả, Dự án Nhà máy xi măng Yên Bình, Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy Thủy điện Bản Chát, Dự án thủy lợi Phước Hòa v.v… Hiện nay, Công ty đang thi công xây dựng nhiều công trình thuộc các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, nền móng và hạ tầng kĩ thuật, đường giao thông, cầu cảng, đường dây và trạm… Các công trình đã và đang thi công đều được Chủ đầu tư đánh giá đảm bảo chất lượng, tiến độ, nhiều công trình đã đạt Huy chương vàng chất lượng, đặc biệt Công ty có 2 công trình được UBND Thành Phố Hà Nội gắn biển chao mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng thủ đô (Nhà chung cư 18 T1- Trung Hòa Nhân Chính và Nhà máy giày Thượng Đình-Khu công nghiệp Đồng Văn Hà Nam), công trình Nhà điều hành A1 Trường ĐH Y Hà Nội được Chủ đầu tư chọn là công trình chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐH Y Hà Nội. Trên cở sở đó giá trị sản lượng và doanh thu hàng năm của Công ty đều đạt và vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Công ty có một đội ngũ gần 1000 cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề được đào tạo chính quy ở trong nước và ngoài nước, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực thi công xây lắp. Công ty không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ, không ngừng đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt những thông tin, những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển ở phạm vi trong nước cũng như ở các nước trong khu vực. Bằng khả năng và nỗ lực, Công ty cổ phần xây dựng số 12 đã và đang khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường xây dựng, giành được sự tín nhiệm của các Chủ đầu tư trong và ngoài nước. Công ty đã được Tổ chức GLOBAL CERTIFICATION GROUP UNITED KINGDOM của Anh Quốc cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 1.1.1.3. Ngành, nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103003144 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty được kinh doanh các ngành nghề: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; Xây dựng các đường dây và trạm biến áp đến 220 KV; Xây dựng các công trình thủy lợi; Xây dựng đường bộ, cầu, cảng; Trang trí nội ngoại thất và tạo cảnh quan kiến trúc công trình; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu thiết bị xây dưng công nghiệp, nông nghiệp; Kinh doanh dịch vụ mua bán cho thuê bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị; Sản xuất dàn giáo cốp pha; Kinh doanh và phát triển nhà; Khai doanh và phát triển nhà; Khai thác và chế biến các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: đá, cát, sỏi, đất, gạch, ngói, xi măng, tấm lợp, kính, nhựa đường và các loại vật liệu dùng trong xây dưng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi; Lắp đặt các thiệt bị: cơ điện, điện lạnh, nước và các thiết bị dùng trong xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi; Thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu; Xây dựng các công trình cấp thoát nước; Lắp đặt các loại đường ống công nghệ và áp lực; Lắp đặt các loại cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kĩ thuật công trình, các loại máy móc, thiết bị như: thang máy, điều hòa không khí, thông gió, phòng cháy, cấp thoát nước; Xây lắp các công trình thông tin, viễn thông; Mua bán, lắp đặt thiết bị điện tử, tin học, viễn thông 1.1.1.4. Thông tin về cấu trúc Công ty I. Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần II. Thời điểm đăng ký 05-11-2003 III. Vốn điều lệ 30.000.000.000 đồng IV. Vốn lưu động 164.270.975.049 đồng V. Vốn vay bình quân 80.000.000.000 đồng VI. Đơn vị trực thuộc I. Công ty CP xây dựng 504 Nam Định: Trụ sở: 100 Nguyễn Hiền – Nam Định ĐT: 0350.3841549 - Fax: 0350.3847599 9 Đội xây dựng II. Dây chuyền sản xuất đá xây dựng tại Mỏ đá Đồng Hấm: Thị trấn Kiện Khê – Hà Nam ĐT: 0351.3858718 - Fax: 0351.3858718 III. Trạm trộn bê tông thương phẩm Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Tây IV. Các đội trực thuộc Công ty Thi công công trình DD&CN: 15 đội Thi công điện nước: 02 đội Thi công cơ giới cầu đường và cảng: 04 đội Đội thi công các công trình thủy lợi: 03 đội V. Văn phòng đại diện phía Nam Số 78 Quang Trung – Phường Thanh Sơn – TP Phan Rang – Tháp Chàm – Ninh Thuận ĐT: 068.3826236 - FAX: 068.3826236 1.1.1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐHĐ CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 504 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM CÁC ĐỘI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT & KINH DOANH PHÒNG Thiết bị & Đầu tư PHÒNG Đấu thầu & QLDA PHÒNG Kế hoạch-Kĩ thuật* PHÒNG Tài chính-Kế toán PHÒNG Tổ chức-Hành chính PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CÔNG TY CPXD 504 PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THIẾT BỊ- ĐẦU TƯ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHẤT LƯỢNG VÀ ATLĐ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THI CÔNG Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Cty CPXD VINACONEX 12 Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. ĐHĐ CĐ có các quyền sau: Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên; Quyết định số lượng thành viên của HĐQT; Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS; phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành; Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Hội đồng quản trị Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐ CĐ. HĐQT có các quyền sau: Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty; Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐ CĐ thông qua; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty; Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐ CĐ; Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐ CĐ; Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty; Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Ban Kiểm soát BKS do ĐHĐ CĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐ CĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban: Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT; Trình ĐHĐ CĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của của HĐQT và Ban Giám đốc; Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐ CĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết; Ban Giám đốc Ban Giám đốc gồm Giám đốc điều hành, Các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm. Ban Giám đốc có nhiệm vụ: Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐ CĐ, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật; Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty; Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh; Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật; Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐ CĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty; Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐ CĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐ CĐ thông qua; Các phòng chức năng Phòng tổ chức - hành chính Đảm bảo các mặt về công tác lễ tân, hậu cần, quản lý đất đai nhà cửa của Công ty Đảm bảo công tác phục vụ, công tác văn thư bảo mật và lưu trữ Đảm bảo công tác bảo vệ cơ quan Tham mưu giúp cho Đảng uỷ, Lãnh đạo Công ty về các công việc sau: + Công tác tổ chức biên chế, sắp xếp, điều động nhân lực theo yêu cầu, nhiệm vụ + Quản lý toàn bộ số lượng, chất lượng lao động hiện có của Công ty gồm cán bộ, công nhân viên và các lao động hợp đồng theo mọi hình thức + Tuyển dụng mới lao động theo nhu cầu của sản xuất phát triển mở rộng của Công ty theo đúng luật lao động hiện hành + Giải quyết mọi chế độ chính sách với người lao động gồm: giải quyết chế độ hưu, chế độ nâng lương, thi tay nghề, huấn luyện chuyên môn, đào tạo nâng cao trình độ... + Kiểm tra và duy trì công tác an toàn lao động + Quản lý kế hoạch về tiền lương, các chế độ khoán sản phẩm với người lao động + Thực hiện đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động Phòng tài chính - kế toán Phòng tài chính kế toán có chức năng giúp việc cho Hội đồng Quản trị và giám đốc Công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính – kế toán trong toàn Công ty theo đúng quy chế tài chính và điều lệ Công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý kinh tế tài chính chặt chẽ, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời và đầy đủ, báo cáo kịp thời chính xác các chứng từ hợp đồng kinh tế,..., lập và gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng quý và cuối niên độ kế toán để gửi lên HĐQT và ban giám đốc Công ty. Phòng kế hoạch - kĩ thuật* Chức năng : Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoach, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, công tác sản xuất, công tác xuất nhập khấu của Công ty. Nhiệm vụ : - Công tác đấu thầu, lập dự án đầu tư : Lập dự án đầu tư, đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư mà Công ty làm chủ đầu tư. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị của dự án theo đúng quy định, quy trình hiện hành của Nhà nước. Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, Ban quản lý dự án theo dõi thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị dự án đầu tư theo đúng tháng, quý,năm trình cấp quản lý. - Công tác kế hoạch báo cáo thống kê : Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty để báo cáo với Tổng giám đốc Công ty duyệt. Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của Công ty 5 năm, 10 năm để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty. Hướng dẫn và thừa hành quyền Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ công trình theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Phân tích đánh giá tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều động các nguồn lực để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch. - Công tác sản xuất : Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty theo nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do Tổng giám đốc Công ty giao. Nắm bắt tình hình sản xuất, các mục tiêu tiến độ công trình để báo cáo với Tổng giám đốc Công ty và phối hợp với các đơn vị giải quyết các phát sinh trong công tác sản xuất. Phòng đấu thầu và quản lý dự án Quản lý các hoạt động liên quan đến đầu thầu của Công ty như tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị theo kế hoạch, xác định các dự án có thể tham dự đấu thầu, tiếp thị, chào giá… Đồng thời quản lý dự án về các mặt chất lượng, tiến độ, an toàn kỹ thuật, kinh tế, khoa học công nghệ… Tổng hợp, thống kê, báo cáo, về công tác SXKD của Công ty. Phòng thiết bị và đầu tư Với chức năng tham mưu và giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty tìm kiếm các cơ hội đầu tư, tham gia đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các dự án kinh doanh phát triển nhà, đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu, mở rộng năng lực sản xuất, các dự án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước. Công tác đầu tư được thực hiện thông qua các quy trình, quy chế và được hỗ trợ bởi hệ thống quản lý thông tin hiện đại, cũng như các mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành nhằm chủ động nghiên cứu tìm kiếm cơ hội, triển khai và quản lý dự án. Quản lý các trang thiết bị, máy móc, chuẩn bị và điều phối cái trang thiết bị máy móc này cho các dự án mà Công ty tham gia. Có kế hoạch đầu tư mới, bổ xung thay thế máy móc trang thiết bị nếu thấy cần thiết. 1.2.Tình hình sản xuất-kinh doanh 1.2.1.Tình hình chung của ngành 1.2.1.1.Triển vọng phát triển của ngành Là một nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng của Việt Nam rất lớn. Trong những năm qua, ngành xây dựng luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao, đóng góp vào GDP tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,2%, năm 2007 là trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% phản ánh triển vọng phát triển cao của ngành xây dựng. Trong 8,2% tăng trưởng chung của năm 2007, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm. Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/05/2004 của Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 nêu rõ: khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở đô thị theo quy định của pháp luật; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 15 m2 sàn vào năm 2010 và 20 m2 sàn vào năm 2020, chất lượng nhà ở đô thị đạt tiêu chuẩn quốc gia. Với dân số khoảng 83 triệu người, mật độ dân số khoảng 252 người/km2, cơ cấu dân số của Việt Nam thuộc loại trẻ và có tốc độ tăng dân số khá cao dẫn đến nhu cầu về nhà ở cùng các công trình hạ tầng cơ sở tăng rất nhanh, là cơ hội thuận lợi cho ngành xây lắp phát triển. Theo số liệu thống kê mới nhất về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam quý I năm 2008, tổng sản phẩm trong nước tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,5%, đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào tổng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy, có thể nhận định, tiềm năng phát triển của ngành xây dựng Việt Nam là rất lớn. 1.2.1.2.Thuận lợi và khó khăn Khó khăn Biến động giá cả thị trường: Thi công cơ giới và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng là lĩnh vực hoạt động chính, mang lại tỷ trọng doanh thu lớn cho Công ty. Những lĩnh vực này lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào (xăng, dầu, thép, xi măng…). Giá cả trên thị trường của các mặt hàng này có biến động tăng liên tục đã làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty. Với vai trò là chủ đầu tư các công trình kinh doanh bất động sản, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do giá cả các loại vật liệu xây dựng tăng cao. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho Công ty khi tính toán tài chính các dự án trong thời gian tới: dự đoán mức độ trượt giá hợp lý… Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và hiện đại hoá máy móc, thiết bị: Với đặc thù thi công cơ giới, việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đáp ứng chất lượng và tiến độ thi công các công trình. Sự thay đổi chính sách pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước Sự thay đổi các quy định của Chính phủ tại Nghị định về quản lý và đầu tư xây dựng công trình, các quy định tại Luật đấu thầu..., các văn bản pháp luật quy định riêng đối với từng địa phương, nơi Công ty có dự án đang được triển khai, đã có tác động trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án. Có những thời điểm, các dự án phải dừng thi công do chưa có hướng dẫn theo quy định mới trong khi các quy định cũ đã không còn hiệu lực. Hoặc do những thay đổi trong quản lý đất đai của chính quyền địa phương đã khiến Công ty gặp nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Điểm yếu và thách thức lớn nhất của Công ty là với quy mô và cơ sở vật chất như của Công ty trong thời điểm hiện tại là chưa đủ tầm, có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng có quy mô tương tự Công ty. Các thế mạnh của Công ty so với các Công ty xây dựng khác không phải là tuyệt đối do đó sự cạnh tranh là hết sức khốc liệt. Vốn chủ sở hữu của Công ty còn nhỏ nên chưa mạnh dạn tiếp cận các dự án đầu tư có vốn lớn. Việc đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của Công ty vẫn chỉ bó hẹp trong phạm vi Tổng công ty và những ngành có liên quan nên chưa tạo nên sự đột phá và nét riêng biệt. Thuận lợi Đội ngũ lãnh đạo Công ty là những cán bộ có trình độ cao cấp về lý luận chính trị, có trình độ quản lý kinh tế, chuyên môn cao, đã từng chỉ đạo, tổ chức thi công nhiều công trình trọng điểm trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật là những người có sức khỏe tốt, trình độ chuyên môn, tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu công tác. Cổ đông cá nhân của Công ty đa số là người lao động trong doanh nghiệp, có quyền và lợi ích gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao vì lợi ích của doanh nghiệp. Hệ thống máy móc, thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại. Ký kết nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, doanh thu và lợi nhuận tốt; doanh nghiệp luôn bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đồng thời luôn hoàn thành nghĩa vụ về thuế và tài chính đối với Nhà nước. 1.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Nguồn vốn của Công ty qua các năm  NGUỒN VỐN 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 A. NỢ PHẢI TRẢ 128,997,236,265 169,376,731,586 173,096,074,328 174,970,664,623 I. Nợ ngắn hạn 120,825,491,029 159,107,866,503 161,825,697,311 170,174,444,480 1 Vay và nợ ngắn hạn 58,365,732,314 59,538,373,623 48,944,787,302 33,268,669,456 2 Phải trả người bán 5,864,666,231 11,993,059,622 19,432,354,753 19,158,419,907 3 Người mua trả tiền trước 11,548,054,897 21,443,469,533 29,596,477,457 71,877,993,311 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,510,452,922 4,990,162,688 3,990,115,605 4,314,405,568 5 Phải trả công nhân viên 35,829,834 80,995,605 242,958,432 437,467,592 6 Chi phí phải trả 85,000,000 149,228,298 60,888,415 60,000,000 7 Phải trả nội bộ 20,930,596 181,898,400 260,402,420 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạc hợp đồng xây dựng 9 Các khoản phải trả, phải nộp khác 42,394,824,235 60,730,678,734 59,297,712,927 41,057,488,646 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 8,171,745,236 10,268,865,083 11,270,377,017 4,796,220,143 1 Phải trả dài hạn người bán 2 Phải trả dài hạn nội bộ 3 Phải trả dài hạn khác 4 Vay và nợ dài hạn 8,171,745,236 10,268,865,083 10,983,075,597 4,508,918,723 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 287,301,420 287,301,420 7 Dự phòng phải trả dài hạn NGUỒN VỐN 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 13,325,967,670 15,980,472,089 14,830,449,591 33,644,292,176 I. Vốn chủ sở hữu 12,766,270,719 15,854,880,138 14,814,730,749 33,847,290,303 1 Vốn đầu tư của chủ sử hữu 11,000,000,000 11,000,000,000 11,000,000,000 23,527,555,842 2 Thặng dự vốn cổ phần 3,438,152,710 3 Vốn khác của chủ sở hữu 4 Cổ phiếu ngân quỹ 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7 Quỹ đầu tư phát triển 931,319,766 931,319,766 2,013,374,458 2,150,027,381 8 Quỹ dự phòng tài chính 186,263,953 186,263,953 346,060,615 430,005,476 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10 Lợi nhuận chưa phân phối 648,687,000 3,737,296,419 1,455,295,676 4,301,548,894 11 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 559,696,951 125,591,951 15,718,842 (202,998,127) 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 559,696,951 125,591,951 15,718,842 (202,998,127) 2 Nguồn kinh phí 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 142,323,203,935 185,357,203,675 187,926,523,919 208,614,956,799 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12) Tổng nguồn vốn của Công ty liên tục tăng trong các năm qua với mức tăng lớn nhất là hơn 30%. Bên cạnh đó qui mô vốn chủ sở hữu tăng nhanh đặc biệt là năm 2007 khi Công ty quyết định đăng kí vốn kinh doanh lên 30 tỷ. Cơ cấu vốn với tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn sẽ đảm bảo các chính sách phát triển của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều của bên ngoài, giảm áp lực vay nợ. Tuy nhiên, vay nợ cũng tạo nên đòn bẩy kinh tế giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi và hiệu quả. Do đó một cơ cấu vốn vay nợ, và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh đồng thời đảm bảo tính chủ động trong hoạt động. Bảng 1.1: Cơ cấu tài sản - nguồn vốn Bố trí cơ cấu tài sản và vốn (đv : % ) Năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 1.Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 90.03 90.92 87.41 89.60 Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 9.97 9.08 12.59 10.40 2.Bố trí cơ cấu vốn Nợ phải trả/ Tổng số nguồn vốn 90.64 91.38 92.11 83.87 Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 9.36 8.62 7.89 16.13 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 Cơ cấu nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm tới hơn 90% vốn vay nợ và khoảng 85% tổng nguồn vốn. Trong khi đó tài sản ngắn hạn chiếm 90% tổng tài sản tức là tài sản ngắn hạn > nợ ngắn hạn điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh. Tuy nhiên nếu mức chênh lệch này là quá lớn thì lại gây ra sự lãng phí về nguồn lực, chính vì vậy trong những năm qua Công ty sử dụng phần chênh lệch đó đầu tư vào tài sản cố định thể hiện ở cơ cấu về tài sản được cải thiện. 1.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm (đơn vị: đồng) TT CHỈ TIÊU Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 150,139,589,865 175,087,883,428 153,506,683,949 199,323,121,088 2 Các khoản giảm trừ 02 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 150,139,589,865 175,087,883,428 153,506,683,949 199,323,121,088 4 Giá vốn hàng bán 11 141,808,991,393 162,263,272,885 141,921,798,500 187,184,160,861 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 8,330,598,472 12,824,610,543 11,584,885,449 12,138,960,227 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,858,992,688 3,530,243,527 106,644,523 3,539,196,542 7 Chi phí tài chính 22 5,253,285,732 7,998,287,171 4,713,835,480 5,854,916,850 trong đó: Chi phí lãi vay 5,253,285,732 7,998,287,171 4,713,835,480 5,854,916,850 8 Chi phí bán hàng 23 85,000,000 100,000,000 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 3,375,625,397 4,667,429,415 5,022,129,006 5,237,305,349 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-(23+24)] 30 2,475,680,031 3,589,137,484 1,955,565,486 4,585,934,570 11 Thu nhập khác 31 1,301,021,904 174,300,378 292,330,960 611,340,838 12 Chi phí khác 32 1,266,078,404 26,141,443 225,958,007 195,506,926 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 34,943,500 148,158,935 66,372,953 415,833,912 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 2,510,623,531 3,737,296,419 2,02._.1,938,439 5,001,768,482 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 283,071,381 700,247,587 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 2,510,623,531 3,737,296,419 1,738,867,058 4,301,520,895 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng nó cho biết Công ty làm ăn có lợi nhuận hay không, lợi nhuận là bao nhiêu, mức lợi nhuận đó đã thực sự tương ứng với chi phí mà Công ty bỏ ra chưa… từ đó có xác định chính xác chiến lước kinh doanh, hướng tập trung đầu tư phát triển… Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 bao gồm doanh thu từ hoạt động xây lắp, sản xuất và tiêu thụ bê tông, doanh thu khác (Doanh thu cho thuê hoạt động máy móc, vật tư thiết bị, giá trị vật tư cấp cho nhà thầu phụ) và doanh thu từ tiền lãi gửi ngân hàng. Trong đó chủ yếu là doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm hơn 90% tổng doanh thu. Hình 1.2: Biểu đồ Doanh thu từ 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 Có thể thấy trong những năm 2004, 2005 doanh thu của Công ty hầu như hoàn toàn là từ hoạt động xây lắp đến năm 2006 Công ty mới có doanh thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ (bán bê tông thương phẩm, mỏ đá Kiện Khê …) tuy nhiên doanh thu hoạt động xây lắp vẫn chiếm phần lớn. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động xây dựng với Công ty vì vậy cần quan tâm đặc biệt tới hoạt động này, nó sẽ quyết định sự tồn tại của Công ty. Mà như đã nói ở đầu bài viết, muốn có hợp đồng xây dựng, có đặt hàng từ chủ đầu tư việc đầu tiên và quan trọng nhất phải làm là tham gia đấu thầu và thắng thầu. Do đó, hoàn thiện công tác đấu thầu như là một tất yếu khách quan để có thể tồn tại và phát triển. Công ty được miễn thuế 2 năm đầu tiên khi có lãi, và giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp, theo Nghị định số 164/2003/NĐ của Chính phủ và Công văn số 48 CV/CT12-TCKT ngày 17/02/2004 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 gửi Cục thuế Hà Nội đăng ký miễn giảm thuế (do chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần, tháng 3/2003). Bảng 1.3: Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Công ty qua các năm Tỷ suất sinh lời (đv : %) năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu 1.67 2.13 1.32 2.51 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu 1.67 2.13 1.13 2.16 2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản 1.76 2.02 1.08 2.40 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 1.76 2.02 0.93 2.06 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng lên bên cạnh đó các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Công ty cũng không ngừng được cải thiện. Điều này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao. Việc tăng cường đầu tư nâng cấp trang thiết bị, áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại, thực hiện qui trình tổ chức quản lý tiên tiến đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp cùng ngành chỉ tiêu này của VINACONEX 12 vẫn ở mức khiêm tốn. Nguồn :Bản cáo bạch VIMECO Khi so sánh với các Công ty cùng thuộc tổng Công ty VINACONEX và cùng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty VINACONEX 12 đứng thứ 4 trên VIMECO. ROE thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của chủ, khi bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy mặc dù không phải là mức thấp nhưng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa phản ánh đúng tình hình của ngành, do đó ban lãnh đạo Công ty cần có những biện pháp thiết thực như hoàn thiện công tác quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, nâng cao hiệu quả đấu thầu… nhằm nâng cao tỉ suất lợi nhuận của Công ty. 1.2. Công tác tham dự đấu thầu tại Công ty 1.2.1. Năng lực dự thầu 1.2.1.1. Năng lực về tài chính Đối với chủ đầu tư việc xác định năng lực tài chính của nhà thầu là hết sức quan trọng. Tình hình tài chính tốt thể hiện doanh nghiệp đó hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, với các doanh nghiệp xây dựng đó là kí kết được nhiều hợp đồng xây dựng, hoàn thành và bàn giao công trình đúng yêu cầu cho chủ đầu tư. Ngoài ra năng lực về tài chính còn đảm bảo khả năng hoàn thành hợp đồng đã kí với chủ đầu tư trong những điều kiện nhất định Do đặc điểm của hoạt động xây dựng nên các Công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường có lượng vốn vay nợ lớn, chủ yếu là vay ngắn hạn, vốn năm ứ đọng lâu dài, vòng quay vốn lớn... Với Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 cũng vậy. Điều này tạo ra mối lo về vay nợ khi không thể thanh toán đúng thời hạn. Tuy nhiên trong những năm vừa qua Công ty luôn duy trì khả năng thanh toán ở mức hợp lí. Bảng 1.4: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1.10 1.09 1.09 1.19 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.06 1.06 1.02 1.10 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.03 0.06 0.11 0.09 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 Với khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, đảm bảo Công ty có đủ khả năng hoàn thành các hợp đồng đã kí kết ngay cả khi có những biến động bất thường trên thị trường tài chính. Ngoài ra phải kể đến hạn mức tín dụng 80.000.000 đồng ( tám mươi tỷ đồng ) mà các ngân hàng cấp cho Công ty. Các ngân hàng cấp tín dụng đó là : Ngân hàng công thương sông Nhuệ - Hà Tây Ngân hàng đầu tư, phát triển Thăng Long - Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam _ chi nhánh Hà thành Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội_ chi nhánh Hoàng Quốc Việt Bảng 1.5: Tóm tắt các số liệu về tài chính của Công ty qua các năm (đơn vị tính: đồng) TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản 131,793,968,310 185,276,197,171 187,926,523,919 208,614,956,799 2 Tổng nợ phải trả 128,997,236,265 169,376,731,586 173,096,074,328 174,970,664,623 3 Tài sản lưu động 124,700,565,808 168,522,610,652 164,270,975,049 186,909,630,395 4 Nợ ngắn hạn 120,825,491,029 159,107,866,503 161,825,697,311 170,174,444,480 5 Doanh thu 150,139,589,865 175,087,883,428 153,506,683,949 199,323,121,088 6 Lợi nhuận trước thuế 2,510,623,531 3,737,296,419 2,021,938,439 5,001,768,482 7 Lợi nhuận sau thuế 2,510,623,531 3,737,296,419 1,738,867,058 4,301,520,895 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007_Cty CPXD VINACONEX 12 1.2.1.2. Năng lực về nhân sự Con người là trung tâm của mọi hoạt động và trong cơ chế thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu. Những nhân sự có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống, quản lý tốt các dự án, thiết kế thi công công trình đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời hạn, chất lượng đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. Cũng vì vậy các chủ đầu tư cũng rất quan tâm đến năng lực nhân sự của nhà thầu đặc biệt với những công trình có tình chất điều kiện phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Công ty luôn có chính sách thu hút nguồn cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao vào làm việc bằng các hình thức đãi ngộ về lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác... Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 có tổng số 998 cán bộ và công nhân. Ngoài ra do đặc điểm sản xuất của các Công ty xây dựng nói chung là theo thời vụ, các công trình đòi hỏi số lượng công nhân theo từng giai đoạn công việc, khi nhu cầu sử dụng lao động tăng lên, Công ty có sử dụng lao động thuê ngoài. Lực lượng lao động thuê ngoài được Công ty tổ chức lớp học đào tạo ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng công trình. Đội ngũ công nhân lành nghề là lực lượng chính trực tiếp xử dụng máy móc thiết bị, thi công công trình dưới sự chỉ đạo sát sao của các cán bộ quản lý nghiệp vụ kĩ thuật. Cán bộ của Công ty đều là các kĩ sư, kiến trúc sư, cử nhân có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực của ngành xây dựng. Bảng 1.6: Số lượng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty TT Các cán bộ chuyên môn Số lượng Theo thâm niên Dưới 5 năm Từ 5 ÷ 10 năm Trên 10 năm 1 Kỹ sư xây dựng 55 20 19 16 2 Kiến trúc sư 9 2 5 2 3 Kỹ sư giao thông 17 9 3 5 4 Kỹ sư thủy lợi 19 4 5 10 5 Kỹ sư trắc địa 6 3 2 1 6 Kỹ sư điện 5 2 2 1 7 Kỹ sư cấp thoát nước 5 2 2 1 8 Kỹ sư cơ khí 8 3 2 3 9 Kỹ sư máy xây dựng 6 3 1 2 10 Kỹ sư vật liệu xây dựng 2 1 1 11 Kỹ sư kinh tế xây dựng 5 2 1 2 12 Cử nhân kinh tế tài chính 17 7 3 7 13 Cử nhân quản trị kinh doanh 3 1 2 14 Kỹ sư khoan khai thác mỏ 2 1 1 15 Kỹ kinh tế lao động 3 2 1 16 Trung cấp thủy lợi 11 3 4 4 17 Trung cấp xây dựng 14 5 8 1 18 Trung cấp giao thông 10 2 3 5 19 Trung cấp nghiệp vụ 5 4 1 Tổng số 202 86 55 66 Nguồn: Hồ sơ năng lực dự thầu 2009_Cty CPXD VINACONEX 12 1.2.1.3. Năng lực máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là một trong 3 yếu tố cấu thành nên tư liệu sản xuất. Nó là một trong yếu tố khá quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công. Với vai trò quan trọng như vậy máy móc, thiết bị luôn được các Công ty quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay yêu cầu chất lượng ngày càng cao, thời gian càng rút ngắn thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất (đặc biệt là máy móc) là vô cùng cần thiết. Dưới đây là bảng liệt kê 1 số trang thiết bị của Công ty. Nó thể hiện quy mô tầm vóc của Công ty, là sự đảm bảo của Công ty với chủ đầu tư rằng Công ty hoàn toàn đủ khả năng hoàn thành các công trình từ giải phóng mặt bằng đến kiểm tra chất lượng, từ xây dựng dân dụng đến xây dựng công nghiệp… Bảng 1.7: Xe, máy, thiết bị xây dựng TT TÊN THIẾT BỊ NƯỚC SẢN XUẤT CÔNG SUẤT THÔNG SỐ KỸ THUẬT SỐ LƯỢNG I THIẾT BỊ LÀM ĐẤT 1 MÁY ỦI KOMASU D 50-53 P Nhật 110-155 CV 15.7 T 3 2 MÁY ỦI KOMASU D 65 P Nhật 110-155 CV 16 T 2 3 MÁY ỦI KOMASU D 85 P Nhật 155 CV 17.1 T 1 4 MÁY ĐÀO BÁNH XÍCH KOMATSU PC 200-5 Nhật 123 CV 1.0 m3 2 KOMATSU PC 200-5 Nhật 155 CV 1.4 m 2 KATO HD 1880VII Nhật 155 CV 1.8 M 2 CATERPILLAR 322LN Nhật 155 CV 1.2 m 2 5 MÁY ĐÀO BÁNH LỐP HITACHI EX 220-2, EX 300-1 Nhật 125 CV 0.8-1.2 m 2 KOBELCO SK09, SK 310 Nhật 125 CV 1.2 m 2 6 MÁY XÚC LẬT BÁNH LỐP HITACHI EX220-2, EX300-1 Nhật 100 CV 3.1 m 2 7 MÁY LU BÁNH LỐP L.xô 110-130 CV 16 T 3 8 MÁY LU BÁNH THÉP BOMAG (LU RUNG) BWD-40 Nhật 92.8 CV 10-20 T 4 9 MÁY ĐÀM RUNG DU-10 L.xô 8 CV 1.4 T (2 lần/ phút) 3 10 MÁY LU RUNG SAKAI SV90, SV91 Nhật 12.5 CV 2.5 T (2800 vòng/ phút) 2 11 MÁY SAN MISTUBISHI MG330E Nhật 75 CV 7.5 T 2 II PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 1 Ô TÔ TỰ ĐỔ KAMAZ 5511 Nga 210 CV 10 T 16 HUYNDAI Hàn Quốc 210 CV 15 T 10 IFA W50 Đức 115 CV 5,5 T 5 2 Ô TÔ THÙNG IFA W50 Đức 115 CV 5,5T 2 III THIẾT BỊ SỬ LÝ NỀN MÓNG 1 MÁY KHOAN CỌC NHỒI IMITOMO-SOII.MEC SD307 Nhật 150 CV D=1,2 m, H=60 m 1 2 BÚA DIEZEL KOBELCO K45 Nhật 4,5 T 1 3 DÀN MÁY ÉP CỌC THỦY LỰC <= 120 T 2 4 DÀN MÁY ÉP CỌC THỦY LỰC <= 80 T 2 5 MÁY ÉP CỌC CỪ KRUPP Đức 120 KV 3 IV THIẾT BỊ NÂNG 1 CẦN CẨU THỦY LỰC BÁNH LỐP TADANO TL200F Nhật 225 CV Q=20T, Hmax= 26m 1 KATO 40 T Nhật 150 CV Q = 40T 1 2 Ô TÔ TỰ HÀNH (CẨU LÊN + XUỐNG VÀ VẬN CHUYỂN CỌC) Nhật 9 T 2 3 CẨU THÁP KB401 Nga 58 KW Q=8 T , H=60 m , L=25 m 2 POTAIN Pháp 60 KW Q=5 T , H= 79.3 m , L=48 m 1 4 VẬN THĂNG Đức + VN 2.000 KG Hmax >= 18 m 3 V TRẠM TRỘN BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM 1 TRẠM TRỘN BÊ TÔNG BUCODATS Đức 45m3/h 1 2 XE CHUYỂN TRỘN BÊ TÔNG CIFA RH65 Italy 6 m3 4 3 MÁY BƠM BÊ TÔNG CỐ ĐỊNH CIFA S.P.A Italy 65m3/h Hmax 200m Lmax 500m 1 VII THIẾT BỊ CẦU VÀ ĐƯỜNG 1 TRAM TRỘNG BÊ TÔNG ALSPHAN Nhật 50 T/h 1 2 MÁY SAN GALION Mỹ 12 T 2 3 MÁY LU RUNG DEMAG RW 212D-2 Đức 12 T 3 4 MÁY ADU 48 Nga 8 T 2 5 MÁY RẢI ALSPHAN HITACHI Nhật 50-60 T/h 1 6 MÁY RẢI ALSPHAN KOMATSU Nhật 50-60 T/h 1 7 Ô TÔ VẬN CHUYỂN ALSPHAN Nhật 12 T 3 8 XE TƯỚI NHỰA ĐƯỜNG Nga 190 CV 2 IX THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM 1 MÁY KINH VĨ NIKON E20H Nhật 3 2 MÁY KINH VĨ SOKIA 13727 Nhật 2 3 MÁY THỦY BÌNH NIKON Nhật 8 4 MÁY THỦY CHUẨN Nhật 4 5 MÁY TOÀN ĐẠC LEICA Nhật 3 6 MÁY TOÀN ĐẠC TOPCO 305,405 Nhật 3 7 KHUÔN ĐÚC BÊ TÔNG CÁC LOẠI Nga 100 8 CÔN THỬ ĐỘ SỤT BÊ TÔNG Nga 15 9 CHÙY THỬ ĐỘ CHẶT ĐẮT Pháp 15 10 SÚNG BẮN BÊ TÔNG Pháp 3100- 3400 5 11 MÁY NÉN MẪU BÊ TÔNG Pháp MH-1300DE 4 12 MÁY THÍ NGHIỆM CƯỜNG ĐỘ THÉP Pháp UMIB-600W 2 13 THIẾT BỊ TỪ KIỂM TRA TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU Pháp PFIB-400 2 14 DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT Nga 5 15 THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM NỀN ĐƯỜNG Nga 5 16 MÁY THỬ ÁP LỰC Nga 6 kg/cm2 3 Nguồn: Hồ sơ năng lực 2009_Cty CPXD VINACONEX 12 Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ thi công công trình và tăng sức cạnh tranh Công ty đã đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ, đặc biệt mua công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình... có độ an toàn cao trong thi công. Bên cạnh đó Công ty cũng đầu tư vào công nghệ tiên tiến của thế giới đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và độ phức tạp của công trình như: máy trộn bê tông, máy đầm dùi... 1.2.1.4. Các công trình Công ty đã thi công (kinh nghiệm của nhà thầu) Đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nhất là với những gói thầu lớn đòi hỏi phức tạp về kĩ thuật thì kinh nghiệm của mỗi nhà thầu là yếu tố quan trọng không thể không chú yếu tới trong quá trình xét thầu. Một Công ty muốn trúng thầu cần phải tạo lòng tin cho chủ đầu tư, và đây chính là yếu tố tốt nhất để làm được điều đó. Bảng 1.8: Các lĩnh vực xây dựng chủ yếu và số năm kinh nhiệm LĨNH VỰC XÂY DỰNG Thời gian hoạt động (năm) Xây dựng dân dụng 29 Xây dựng công nghiệp 29 Xây dựng nền móng hạ tầng 19 Xây dựng các công trình chuyên ngành điện, nước 29 Xây dựng đường, cầu cảng 24 Xây dựng đê, đập, kè và các công trình thuỷ lợi khác 24 Xây dựng các công trình ngầm 14 Xây dựng đường dây và trạm 19 Đầu tư xây dựng và phát triển nhà 4 Nguồn: Hồ sơ năng lực 2009_Cty CPXD VINACONEX 12 Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 đã thi công nhiều công trình thuộc các lĩnh vực xây dựng khác nhau. Cùng với sự phát triển của đất nước, của ngành xây dựng các lĩnh vực mà Công ty tham gia ngày càng nhiều (xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng đường cầu cảng, …) Có thể nói Công ty đã tham gia hầu hết các lĩnh vực xây dựng ngay từ những ngày đầu. Lĩnh vực đầu tư xây dựng và phát triển nhà là lĩnh vực non trẻ nhất Công ty cũng đã có 4 năm kinh nghiệm. Điều này là một lợi thế rất lớn của Công ty khi tham gia đấu thầu, thi công. Với kinh nghiệm nhiều năm thi công xây dựng Công ty đã hoàn thành rất nhiều công trình trên khắp cả nước, trong những điều kiện khác biệt về tính chất, về kĩ thuật… Trong đó có nhiều công trình tiêu biểu nhận được đánh giá cao về chất lượng, thẩm mỹ. Bảng 1.9: Một số công trình được cấp bằng và huy chương vàng chất lượng STT TÊN CÔNG TRÌNH LOẠI CÔNG TRÌNH BẰNG HUY CHƯƠNG 1 Trường phổ thông liên hợp dệt Nam Định Dân dụng HCV số 114 / BXD-CĐXDVN 2 Nhà sản xuất xí nghiệp may xuất khẩu thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Công nghiệp HCV số 116 / BXD-CĐXDVN 3 Nhà sản xuất 3 tầng Công ty may Nam Định - tỉnh Hà Nam Dân dụng Bằng chất lượng cao 4 Nhà làm việc huyện uỷ Vụ Bản- Tỉnh Nam Hà Dân dụng Huy chương vàng 5 Trường kinh tế kỹ thuật dệt thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Dân dụng Bằng chất lượng số 9612030 / BXD-CĐXDVN 6 Toà nhà 94 Bà Triệu- Trụ sở Công ty bảo hiểm Việt Nam Dân dụng HCV số 467 / BXD-CĐXDVN Nguồn: Hồ sơ năng lực 2099 Cty CPXD VINACONEX 12 1.2.2. Qui trình công tác đấu thầu ở Công ty Công việc tham gia dự thầu do phòng Kế hoạch- Kỹ thuật đảm nhiệm có sự gíup đỡ của các phòng ban khác, dưới sự chỉ đạo và tham mưu của ban giám đốc. Để có thể tham dự một gói thầu Công ty phải trải qua các công việc sau: Tìm kiếm thông tin và mua hồ sơ dự thầu Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Nộp hồ sơ dự thầu Hoàn thiện & kí kết hợp đồng 1.2.2.1. Tìm kiếm thông tin và mua hồ sơ dự thầu Đấu thầu có thể được xem như công việc thường ngày của doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, một trong những quyết định quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải đưa ra, là có tham gia hay không khi xuất hiện cơ hội tranh thầu. Nếu tham gia, thì doanh nghiệp mới bắt tay vào việc lập phương án và chiến lược tranh thầu. Sau khi có phương án và chiến lược tranh thầu, doanh nghiệp phải kiểm tra lần nữa để ra quyết định nộp hồ sơ dự thầu và theo đuổi gói thầu. Sở dĩ vậy vì mỗi bài thầu đòi hỏi đầu tư một lượng tiền của và công sức nhất định, do đó không thể lãng phí nguồn lực để thực hiện đấu thầu khi mà tỉ lệ thắng gói thầu đó là không cao. Ở Công ty xây dựng VINACONEX 12 công tác đấu thầu được quan tâm ngay từ hoạt động thu thập thông tin trước khi đấu thấu. Nhờ đó Công ty biết được các thông tin liên quan đến bên mời thầu, nội dung mời thầu, địa điểm, thời gian tổ chức đấu thầu và những yêu cầu của bên mời thầu. Các thông tin này được thu thập từ: Các phương tiện thông tin đại chúng: mạng internet, truyền hình, báo chí…. Từ các mối quan hệ của Công ty. Do Tổng công ty giao. Để thông tin có độ tin cậy và hiệu quả cao, có thể giúp tiếp cận và tham gia dự thầu, Công ty đặc biệt tìm hiểu kỹ về: Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho thực hiện dự án và các thông tin liên quan đến các đối thủ tham gia dự thầu. Không chỉ có như vậy, Công ty còn luôn quan tâm đến đầu tư cho các trang thiết bị xử lý thông tin một cách hệ thống và hiện đại. Sau khi các thông tin thu thập được xử lý để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả, Công ty sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ dự án và quyết định tham gia dự thầu hay không. Phòng kế hoạch–kĩ thuật của Công ty sẽ chịu trách nhiệm mua hồ sơ mời thầu. 1.2.2.2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Bên mời thầu đánh giá, lựa chọn nhà thầu thông qua hồ sơ dự thầu. Vì vậy sau khi mua hồ sơ mời thầu, Công ty nghiên cứu kỹ lưỡng các yêu cầu của gói thầu. Công tác đấu thầu đòi hỏi khắt khe về thời gian cũng như việc chính xác trong kết quả tính toán nên thông thường để hoàn thành một hồ sơ dự thầu toàn bộ phòng kế hoạch- kỹ thuật được huy động dưới sự chỉ đạo, tham mưu của Ban giám đốc. Theo quy chế đấu thầu một hồ sơ dự thầu phải bao gồm các nội dung sau: Nội dung về kỹ thuật Nội dung về thương mại, tài chính Nội dung về hành chính pháp lý Trong đó nội dung về kỹ thuật và thương mại tài chính tốn nhiều công sức và có tỷ trọng điểm cao nhất. 1.2.2.2.1. Chuẩn bị nội dung về kĩ thuật Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ mời thầu để bóc tách khối lượng công việc cần làm trong gói thầu. Nhà thầu phải hiểu rõ công việc nào phải làm thông qua bảng tiên lượng dự toán chi tiết. Thông qua bảng này nhà thầu có thể tính giá trị dự thầu. Điều quan trọng ở đây là nhóm kỹ thuật phải khẳng định tiên lượng đã bao gồm tất cả các công việc phải làm trong quá trình thi công. Bởi vì, có những công việc mà nhà thầu khi tiến hành tiên lượng công việc không được chào vì vậy nhà thầu khi trúng thầu vẫn phải thực hiện để đảm bảo chất lượng công trình như đã cam kết dẫn đến tăng chi phí cho thi công mà không được bên mời thầu thanh toán. Các biện pháp và tổ chức thi công của gói thầu được thể hiện qua bản thuyết minh các biện pháp thi công. Bản thuyết minh các biện pháp thi công thường bao gồm các nội dung chính sau: Giới thiệu chung về công trình Ở phần này Công ty tóm tắt phần giới thiệu chung về công trình trong hồ sơ mời thầu, phần giới thiệu chung thường có những nội dung chính sau: Vị trí địa lý Nhiệm vụ công trình và các thông số kỹ thuật Hiện trạng công trình và nội dung sửa chữa (nếu là công trình sửa chữa và nâng cấp) Yêu cầu kỹ thuật Các quy định chung về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm xây lắp. Yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại vật tư. Yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại công việc. Các yêu cầu về nghiệm thu khối lượng chất lượng công trình, xử lý chất thải môi trường, bảo hành công trình... Các biện pháp tổ chức thi công Căn cứ vào các yêu cầu và bản vẽ kỹ thuật của công trình mà Công ty đưa ra các biện pháp tổ chức thi công phù hợp và hiệu quả nhất a) Công tác chuẩn bị để mở công trường: Tuỳ theo vị trí đặc điểm nơi tiến hành thi công công trình mà có phương án chuẩn bị mở công trường: Đường thi công: Mở đường thi công nếu chưa có, tận dụng đường giao thông có sẵn dùng phương tiện cơ giới và thô sơ để chuyển nguyên vật liệu. Chỉ cần gia cố thêm nếu thấy cần thiết. Lán trại: Tự thuê mướn trong dân, bố trí trụ sở làm việc tại hiện trường thi công để bàn giao công việc thường kỳ cùng bên A. Hạng mục này đơn vị thi công sẽ trình cụ thể với ban quản lý trước khi thi công. Điện nước dùng trong sinh hoạt: Dùng nguồn đã có sẵn trong dân, hoặc có thể huy động thêm máy phát điện. Kho bãi tập kết nguyên vật liệu: Có thể dựng kho với hình thức lán trại hoặc thuê kho trong dân. b) An toàn lao động trong quá trình thi công: Bất kỳ công trình nào nhà thầu cũng phải cam kết và có những biện pháp an toàn trong quá trình thi công : Cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về bảo hộ lao động: bao gồm thời gian làm việc, chế độ lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại, trang bị bảo hộ lao động, tiện nghi phục vụ sinh hoạt người lao động (lán trại, nhà vệ sinh, nhà ăn...). Thực hiện các biện pháp vệ sinh mặt bằng quanh phạm vi sinh hoạt và thi công, dự phòng các phương án chống lũ, phòng tránh dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trong khu vực xây dựng công trình. Có biển hướng dẫn, biển báo an toàn giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. c) Phương án tổ chức thi công chi tiết Tuỳ theo đặc điểm, khối lượng công việc mà đưa ra các biện pháp thi công: tiến độ thi công,bố trí nhân lực, huy động máy móc cho thi công, sau đó được tổng hợp để tính tổng tiến độ thi công, tổng số nhân lực và máy móc cần huy động. + Tiến độ thi công Bảng 1.10: Tiến độ thi công gia cố kênh đoạn K0- K5 + 791 STT Nội dung công việc Thời gian ( ngày) Khoảng thời gian 1 Công tác chuẩn bị mở công trường 5 26/3 - 30/3/2008 2 Thời gian đúc tấm bê tông 56 4/1 - 25/5/2008 3 Thi công cống trên kênh 30 20/4 - 30/6/2008 4 Thi công gia cố lòng kênh 40 20/5 - 30/6/2008 5 Hoàn thiện và bàn giao công trình 30/6/2008 6 Tổng thời gian 141 Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 Tiến độ thi công là yếu tố quan trọng cần được giải quyết trong hồ sơ dự thầu, nó không chỉ thể hiện năng lực nhà thầu mà còn ảnh hưởng lớn đến chi phí và kết quả kinh doanh. Trong một công trình các công việc có thể tiến hành song song với nhau, có những công việc phải xong công việc trước mới thực hiện được. Căn cứ vào đó Công ty đã có những giải pháp cho tiến độ thi công phù hợp nhất. Ví dụ: + Máy móc huy động cho thi công Tuỳ theo từng công trình, yêu cầu về thời gian mà nhóm kỹ thuật tính toán khối lượng máy móc cần thiết huy động sao cho đảm bảo hoàn thành công trình trong điều kiện hiện có. Tính toán khối lượng máy móc có huy động; - Chi phí máy thi công là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lớn nhất là đối với công trình cao tầng, kết cấu lớn. - Tiết kiệm chi phí này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng công việc cũng như cả công trình và năng lực thiết bị hiện có. Việc tính toán khối lượng máy phải được lập kế hoạch cụ thể, danh mục thiết bị chi tiết, nguồn huy động cũng như dự phòng trong trường hợp cần thiết. Số lượng máy móc cần huy động cho công trình được thể hiện ở danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào công trình. Đó là khối lượng máy móc thiết bị sẵn sàng được đưa vào sử dụng khi trúng thầu. Bảng 1.11: Máy móc huy động cho thi công gia cố kênh đoạn K0 - K5 + 791 STT Tên thiết bị- xe máy Đơn vị Số lượng I Tại bãi đúc cấu kiện bê tông 1 Máy trộn 250 lít Chiếc 4 2 Máy bơm nước Chiếc 2 3 Máy phát điện Chiếc 1 4 Khuôn đúc tấm các loại Chiếc 315 5 Xe cải tiến Chiếc 10 6 Dàn dung loại 8 tấm Dàn 4 7 Ôtô vận chuyển vật liệu Chiếc 6 II Tại tuyến công trình 1 Máy bơm nước Chiếc 8 2 Máy đầm đất Chiếc 16 3 Máy đào 40.4m3/gầu Chiếc 1 4 Máy ủi C100 Chiếc 1 5 Máy trộn bê tông 250lít Chiếc 4 6 Máy đầm bàn Chiếc 8 7 Xe cải tiến chuyên dùng Chiếc 8 III Xe chở vật liệu bán thành phẩm 1 Ôtô IFA5-7 tấn Chiếc 5 2 Xe tải loại >= 0.5 tấn Chiếc 10 Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu Kênh dẫn nước sông Đà -2007 + Nhân lực huy động cho thi công: Căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà Công ty bố trí nhân lực cho hợp lý với công việc trình độ, tuổi tác, kinh nghiệm. Ngoài các phần trên Công ty còn có các hồ sơ sau trong hồ sơ dự thầu: Sơ đồ tổ chức hiện trường Bảng kê khai chủng loại vật tư Biện pháp kiểm tra chất lượng và bàn gia công trình Các nội dung này đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ dự thầu. 1.2.2.2.2. Chuẩn bị nội dung về tài chính Giá dự thầu là yếu tố cơ bản quyết định đến khả năng thắng thầu của Công ty, nó phải được xác định dựa trên những cơ sở khoa học, những quy định của pháp luật và tình hình thực tế của thị trường, của Công ty và những biến động của nền kinh tế. * Cơ sở xây dựng đơn giá dự thầu - Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được chủ đầu tư thông qua. - Căn cứ vào khối lượng trong bản tiên lượng mời thầu của chủ đầu tư và các công văn về việc bổ sung tiên lượng mời thầu của Ban quản lý dự án. - Căn cứ biện pháp tổ chức thi công do Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 12 thiết kế để tính khối lượng phụ tạm phục vụ thi công. - Xây dựng đơn giá chi tiết: Giá vật liệu: Lấy giá vật liệu theo thông báo giá gần nhất của cơ quan chức năng và tính vận chuyển vào chân công trình. Máy thi công: căn cứ vào tập giá ca máy gần nhất của Bộ xây dựng Định mức dự toán căn cứ tập định mức số24/2005/QĐ- BXD ngày 29 tháng 07 năm 2006 của Bộ xây dựng. * Phương pháp lập đơn giá tổng hợp Đơn giá dự thầu là đơn giá tổng hợp đã bao gồm mọi chi phí để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Bao gồm các nội dung sau: a) Chi phí trực tiếp: VL = Qj*Djvt + CLvt) + Chi phí vật liệu: được xác định theo công thức sau: Trong đó: VL: chi phí vật liệu CLvt: Chênh lệch vật liệu nếu có Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j Djvt: Chi phí vật liệu công tác xây lắp thứ j theo đơn giá xây dựng NC = Qj * Djnc(1+F1/h1n+ F2/h2n) + Chi phí nhân công: được xác định theo công thức: Trong đó: NC: Chi phí nhân công. Djnc: Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp thứ j F1: Các loại phụ cấp chư tính hoặc tính chưa đủ vào tiền công trên mức lương tối thiểu trong đơn giá F2: Các khoản phụ cấp chưa tính hoặc tính chưa đủ vào tiền công trên mức lương cấp bậc. h1i: Hệ số tiền công nhóm i so với tiền công tối thiểu trong đơn giá h2i: Hệ số tiền công nhóm i so với lương cấp bậc trong đơn giá. Các hệ số h1i và h2i hiện nay được tính như sau: Nhóm mức lương I II III IV Hi1 2.342 3.439 2.638 2.795 Hi2 1.377 1.370 1.363 1.357 M = Qj * Djn( 1 + Ktrg) + Chi phí máy thi công: được tính theo công thức sau: Trong đó : M: Chi phí máy thi công. Djn: Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp thứ j. Ktrg: hệ số trượt giá ca máy( nếu có) T = VL + NC + M Ta có chi phí trực tiếp T: b) Chi phí chung : C=NC*P Chi phí chung được tính theo tỷ lệ % so với chi phí nhân công. Trong đó: C: Chi phí chung NC: Chi phí nhân công. P: là định mức chi chung theo thông tư số 01/BXD-VKT. c) Thuế và lãi : TL = ( T + C)* m Được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung tính theo từng loại công trình. Trong đó: TL: Thuế và lãi m: Tỷ lệ quy định theo thông tư18/TC gxl = T + C + TL d) Giá trị dự toán xây lắp : gxl Thuế giá trị gia tăng (VAT) = gxl* t Gxl = gxl + VAT Giá trị dự toán xây lắp sau thuế Gxl: Sau khi tính toán được tổng hợp theo đơn giá chi tiết như sau: Bảng… : Đơn giá chi tiết công trình … STT Thành phần hao phí Đơn vị Khối lượng định mức Đơn giá thành tiền I Hạng mục A 1 Chi phí trực tiếp: Vật liệu:( chi tiết: Nhân công(chi tiết) Máy thi công(chi tiết) 2 Chi phí chung 3 Thu nhập chịu thuế tính trước 4 Giá trị dự toán xây lắp trước thuế 5 Thuế VAT đầu ra 6 Giá trị dự toán xây lắp sau thuế G1 II ... Tiếp đó sẽ tổng hợp để có được giá dự thầu. Bảng… : Bảng giá dự thầu công trình … STT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Hạng mục A M1 G1 M1*G1 2 Hạng mục B M2 G2 M2*G2 Tổng giá trị dự toán xây lắp SMi*Gi Thư giảm giá : Sau khi đã hoàn thiện công việc tính giá dự thầu Công ty xác định mức giảm giá dựa vào các cơ sở sau: - Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ thi công là nhỏ hoặc một số đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được. - Đơn vị thi công có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý thi công, lực lượng công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ cao, do vậy có thể tiết kiệm được chi phí chung. - Thị trường cung cấp vật liệu tốt và ổn định, đã được ký kết hợp đồng từ trước do vậy có thể giảm giá vật liệu hoặc tránh trường hợp giá lên quá cao. - Tận dụng vật liệu tồn kho từ công trình trước. - Khoảng cách giữa địa điểm công trình nhỏ do vậy việc hỗ trợ kỹ thuật thuận lợi, chi phí đi lại, vận chuyển máy móc giảm. - Căn cứ và chiến lược mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho lao động, tận dụng máy móc trong thời gian nhàn rỗi... 1.2.2.2.3. Chuẩn bị nội dung về pháp lý Chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ, theo yêu cầu của Bên mời thầu: Bảo lãnh dự thầu Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người thẩm quyền). Bản sao giấy đăng ký kinh doanh Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ nếu có. Văn bản thỏa thuận liên doanh (trường hợp liên doanh dự thầu) Giấy đăng ký kinh doanh .... 1.2.2.3. Nộp hồ sơ dự thầu Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan đến hồ sơ dự thầu, Công ty mang hồ sơ nộp cho Bên mời thầu theo thời hạn quy định. Trong thời gian này, Công ty tăng cường công tác ngo._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2175.doc
Tài liệu liên quan