Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX giai đoạn 2003-2007

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỷ lệ giảm phí theo hệ thống phát hiện báo cháy 24 Bảng 2: Tỷ lệ giảm phí bảo hiểm cháy theo mức miễn thường tại PJICO 26 Bảng 3: Kết quả kinh doanh của toàn công ty năm 2007 45 Bảng 4: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 51 Bảng 5: Tình hình thực hiện công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của PJICO giai đoạn 2003-2007 65 Bảng 6: Tình hình thực hiện công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PJICO giai đoạn 2003-2007 68 Bảng 7: Hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 71 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ đống tro tàn của chế độ phong kiến và ách thống trị của thực dân, đế quốc. Tuy nhiên với việc mở cửa nền kinh tế chúng ta đã thực hiện được công cuộc cải cách nền kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, các ngành sản xuất ngày càng được mở rộng, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển. Nhưng thực tế không phải bao giờ chúng ta cũng có được thuận lợi, trái lại cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế cũng tạo ra nhiều vật liệu và hàng hoá hơn. Do đó công tác phòng chống hoả hoạn cũng gặp nhiều khó khăn hơn, và khi mà hoả hoạn xảy ra thì cũng rất khó khăn để dập tắt ngọn lửa và khi đó không thể tránh khỏi tổn thất. Con người từ xưa đến nay đã tìm nhiều biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại do hoả hoạn gây ra như: lập đội cứu hoả, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy…..Tuy vậy thì tham gia bảo hiểm là hình thức hữư hiệu nhất khi hoả hoạn xảy ra Ở nước ta, bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ khá mới mẻ được triển khai vào cuối năm 1989 nhưng cũng đã sớm chứng tỏ được tầm quan trọng, khi mà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Các doanh nghiệp phải tự hoạch toán, tự đầu tư nguồn vốn, và nguy cơ hoả hoạn cao, nhiều doanh nghiệp đã mua bảo hiểm để đảm bảo cho công việc sản xuất kinh doanh bền vững Qua thời gian thực tập ở văn phòng khu vực I của công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO) được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng, em đã chọn đề tài: “Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX giai đoạn 2003-2007”. Đề tài được viết với mục đích tìm hiểu công tác giám định và bồi thường, phân tích những kết quả đạt được cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Với mục tiêu trên ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được trình bày như sau: Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và công tác giám dịnh bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn Chương 2: Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất tại PJICO giai đoạn 2003-2007 Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO. Đề tài của em được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Bùi Quỳnh Anh, cùng với các anh chị cán bộ tại văn phòng bảo hiểm khu vực I số 1 Khâm Thiên. Bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong được sự góp ý phê bình của cô giáo và các anh chị để em hoàn thành tốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Thành CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TỔN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN 1. Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn. 1.1. Sự cần thiết khách quan và lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hoả hoạn Hiện nay có rất nhiều khái niệm về cháy, theo luật phòng cháy chữa cháy thì cháy là trường hợp xảy ra cháy không thể kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường. Trước đây con người thường trú trọng tìm tòi phát triển nâng cao các máy móc thiết bị để tăng năng suất, giảm chi phí… mà quên mất các biện pháp an toàn, bảo đảm cho hoạt động sản xuất. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ngày càng nhiều, do đó các chất dễ cháy nổ ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú. Thêm vào đó sự hiểu biết về cháy của người dân còn nhiều hạn chế, làm cho các vụ cháy ngày một gia tăng. Theo thống kê hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại khoảng 6000 tỷ đô la. Các vụ cháy không chỉ diễn ra ở các nước chậm phát triển mà còn diễn ra ở cả các nước có trình độ phát triển cao như: Anh, Pháp, Mỹ…những nước mà công nghệ kỹ thuật đã vượt lên rất nhiều về mức độ hiện đại và an toàn thì cháy vẫn xảy ra, và ngày một nghiêm trọng. Hoả hoạn là một rủi ro mang tính thảm hoạ, sức tàn phá cao và để lại hậu quả rất nặng nề. Ngày 02/09/1966 là ngày bắt đầu vụ cháy ở Luân Đôn, nó kếo dài đến ngày 09/09/1966 đã thiêu huỷ gần hết thành phố (13200 ngôi nhà bị cháy). Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2,4 triệu vụ cháy, thiệt hại về người khoảng 300000 người, về tài sản khoảng 1,8 tỷ USD. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn. Trong vòng 30 năm (4/10/1961-4/10/1991) xảy ra 566036 vụ cháy làm chết 2574 người, bị thương 4479 người, thiệt hại khoảng 948 tỷ đồng. Con số thống kê năm 2000 cũng đưa ra một số vụ nghiêm trọng như:Các vụ cháy ở công ty may Hải Sơn thiệt hại 7,5 tỷ, Muraya Việt Nam thiệt hại 6,25 tỷ… Có thể thấy rằng các vụ cháy có thể xảy ra ở bất kì đâu, bất kì lúc nào và tuỳ vào mỗi loại tài sản mà gây ra những thiệt hại khác nhau. Người ta thường kiểm soát rủi ro bằng các biện pháp sau: + Tránh né rủi ro + Ngăn ngừa tổn thất + Giảm thiểu rủi ro Qua thực tế cho thấy các biện pháp trên rất có hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Tuy vậy khi rủi ro xảy ra thì không ai lường trước được hậu quả. Vì vậy để trợ cấp cho các tổn thất và để khôi phục lại một phần tài sản sau khi cháy người ta dùng biện pháp tài trợ cho rủi ro hoặc bảo hiểm. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro của một tổ chức cũng như một cá thể. Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao rủi ro trong đó người bảo hiểm chấp nhận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra. Cũng có thể hiểu bảo hiểm như một hợp đồng kinh tế giữa hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Theo hợp đồng này người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất khi có rủi ro xảy ra trong giới hạn bảo hiểm, ngược lại người được bảo hiểm phải đóng góp một khoản lệ phí nhất định cho người bảo hiểm. Thông qua bảo hiểm các tổ chức, cá nhân có thể an tâm tập trung vào sản xuất kinh doanh vì một phần rủi ro của mình đã được chuyển giao cho các nhà bảo hiểm. Như vậy có thể đảm bảo cho việc tăng cường nguồn vốn đầu tư, cũng như doanh thu trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn và gián đoạn kinh donh sau cháy, nếu xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, chủ doanh nghiệp sẽ được bồi thường về những thiệt hại cơ bản như nhà xưởng, nhà kho, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, những thiệt hại do ngừng trệ hoạt động. Do đó nhờ có bảo hiểm mà khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm sẽ không bị ảnh hưởng, tâm lý sẽ ổn định nên sẽ tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh hơn. Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, bảo hiểm hoả hoạn còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì thông qua việc giúp các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn, đề phòng và hạn chế tổn thất, tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn vốn mở rộng hơn sản xuất kinh doanh. Mặt khác, một phần nguồn vốn thu được sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước để sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội. Tóm lại, sự ra đời của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng là rất cần thiết. Khi mà sự phát triển của thế giới ngày càng cao thì sự ra đời của bảo hiểm cũng như bảo hiểm hoả hoạn là một tất yếu khách quan. 1.1.2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn Hậu quả sau mỗi vụ cháy để lại những thiệt hại không nhỏ cả về mặt con người cũng như tài sản. Từ xa xưa con người đã luôn tìm mọi cách để đề phòng hoả hoạn và khắc phục những hậu quả nặng nề mà hoả hoạn gây ra. Tuy nhiên trong thời kì đó vẫn chưa có phương pháp phòng cháy chữa cháy hữu hiệu. Theo thời gian các vụ cháy ngày càng lớn hơn cả về quy mô và mức độ. Trên thế giới, theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 vụ cháy lớn, nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đôla. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở những nước lớn có nền kinh tế chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…Nơi mà nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn cháy vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ ngiêm trọng. Mỹ mỗi năm có khoảng 2.4 triêu vụ cháy làm chết trên 300.000 người và thiệt hại 1.8 tỷ đôla. Một số vụ cháy tiêu biểu như: + Vụ cháy ngày 2/9/1966 tại Luân đôn gây thiệt hại 13200 được coi là vụ cháy thế kỉ, làm cho cả Thế Giới phải chú trọng hơn nữa đến hoả hoạn + Vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại quốc tế ngày 11/09/1999 gây thiệt lại lớn về người và của không chỉ đối với nước Mỹ mà còn đối với toàn thế giới. + Vụ cháy rừng ở INDONESIA năm 1998 làm thiệt hại cả một diện tích rừng khá lớn. + Ngày 24/03/2005, một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà máy lọc dầu của hãng BP ở bang Texas khiến 14 người chết và hơn 100 người bị thương. + Ngày 06/09/2005, một đám cháy nổ ra tại một nhà hát Ai Cập trong buổi biểu diễn có đông người xem. Ít nhất 30 người thiệt mạng, một số do bỏng, ngạt khỏi, số khác do bị giẫm đạp. - Ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ cháy khác nhau, giá trị thịêt hại lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm 2007, tình hình cháy nổ tại Việt Nam được thống kê như sau: + Từ năm 1962 đến năm 1991: Tổng số vụ cháy xảy ra là 566.036 vụ cháy, thiệt hại vật chất 948 tỷ đồng, làm chết 2.574 người, các vụ cháy lớn ngày một gia tăng. + Năm 1990: Số vụ cháy xảy ra là 902 vụ, làm chết và bị thương 380 người, thiệt hại 11,5 tỷ đồng. + Năm 1992-1993 tổng số vụ cháy là 1710 vụ, làm chết 213 người, bị thương 348 người, thịêt hại 114,76 tỷ đồng. + Từ năm 1996 đến năm 2003, tổng số vụ cháy xảy ra là 8015 vụ, bình quân 1003 vụ mỗi năm, thiệt hại trên 1000 tỷ đồng, cháy lớn chiếm 2.47% tổng số vụ cháy nhưng thiệt hại lại chiếm tới 67,25% tổng thiệt hại. Thiệt hại về tài sản giai đoạn này, tăng gấp 20 lần so với giai đoạn 1986 đến 1995. Trong số các vụ cháy, phần lớn xảy ra ở đô thị, đến 62%. Về đối tượng gây cháy, 70,1% xuất phát từ thành phần kinh tế tư nhân và cả nhà dân. + Ngày 14-7-1994: Vụ cháy lớn chợ Đồng Xuân Hà Nội, thiệt hại 14 tỷ đồng, 2364 hộ kinh doanh bị thiệt hại. + Ngày 26-6-1996: Cháy kho xăng 131 Thuỷ Nguyên, thiệt hại 31 tỷ đồng + Ngày 18-11-1996: Cháy công ty giấy Đồng Nai, thiệt hại 12 tỷ đồng. + Năm 2001: Vụ cháy ở Vising Pack thiệt hại trên 1,4 triệu USD. + Ngày 29-11-2002: Cháy lớn tại trung tâm thương mại ITC thành phố Hồ Chí Minh làm chết 60 người, trên 100 người bị thương thiệt hại 1,1 tỷ đồng cho toà nhà và 100 tỷ đồng cho các tài sản khác. + Ngày 01-04-2003: Cháy ở Interfood, thiệt hại 70 tỷ đồng. + Ngày 03-03-2004: Cháy ở nhà máy giày Pouyuen, thiệt hại 9000 m2 nhà xưởng, thiệt hại trên 4,4 triệu USD. + Năm 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh, xảy ra 270 vụ cháy, giảm 92 vụ so với năm 2004. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 21 tỷ 248 triệu đồng, làm chết 13 người, bị thương 50 người. + Ngày 29-12-2006: Tại thành phố Quy Nhơn, xảy ra vụ cháy chợ Quy Nhơn, thiệt hại 120 tỷ đồng. + Năm 2006, cả nước xảy ra 1648 vụ cháy cơ sở sản xuất kinh doanh và nhà dân, làm chết 52 người, bị thương 154 người. + Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, tình trạng cháy, nổ xảy ra nhiều nhất. Theo thống kê của phòng PCCC, riêng thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 đã xảy ra 293 vụ cháy, làm chết 11 người, thiệt hại tài sản 58,7 tỷ đồng. Số vụ cháy xảy ra trên toàn thành phố ra tăng 24 vụ, thêm 3 người chết, 11 người bị thương và thiệt hại hàng tỷ đồng so với năm 2003. Năm 2007, những tháng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3, tại Hà Nội, xảy ra 49 vụ cháy. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng tháng 3/2007, cũng xảy ra 49 vụ cháy, làm chết 3 người và thiệt hại 9,8 tỷ đồng. Qua những số liệu thống kê nói trên, có thể thấy rằng giặc ngoại xâm, đại hồng thuỷ và hoả hoạn là những tai nạn thảm khốc nhất. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, toàn bộ cơ ngơi tích luỹ của con người có thể biến thành tro bụi vì hoả hoạn. Nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn ngày nay có thể nói là rất nhiều trong đó có cả những nguyên nhân khách quan xuất phát từ những mặt trái của quá trình phát triển của con người như việc khai thác thiên nhiên một cách quá mức, không có kế hoạch làm những hiện tượng Elniol, Trái đất nóng lên gây cháy rừng và khô hạn đất đai; do tài nguyên cạn kiệt nên con người ngày càng sử dụng nhiều nguyên liệu thay thế mà đa số chúng là các nguyên liệu dễ cháy như xăng, gas…. Bên cạnh đó, do sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp trên thế giới đã không ngừng thải ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, nên nguy cơ xảy ra cháy càng ngày càng cao và hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Việc phân tích những nguyên nhân của hoả hoạn và những đánh giá thực tế do hoả hoạn gây ra thông qua những con số nêu trên, ta thấy được những thiệt hại do hoả hoạn thực sự mang tính thảm hoạ. Vì vậy không phải cho đến ngày hôm nay mà đã từ xa xưa con người đã có những biện pháp khắc phục giảm bớt những thiệt hại của hoả hoạn những những biện pháp khắc phục đó không đem lại hiệu quả. Chỉ có tham gia bảo hiểm hoả hoạn mới là biện pháp hữu hiệu nhất. Vì vậy, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn ra đời để đáp ứng yêu cầu đó. Quá trình ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được tóm tắt như sau: Theo tài liệu để lại từ thời kỳ trung đại cho đến thời kỳ phục hưng, con người vẫn chưa có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nào hiệu quả. Chỉ đến thời kỳ hoàng đế La Mã trị vì thì họ mới nghĩ ra một phương thức mới là ở thành phố, thị trấn, nhà naò cũng phải dự trữ các xô nước đầy. Đêm có các đội tuần tra đi dọc phố khi phát hiện chaý sẽ báo ngay cho chủ nhà biết. Nếu hoả hoạn xảy ra người bị thiệt hại có thể được hội phường trợ giúp với điều kiện họ phải là thành viên của hội. Tuy nhiên khoản trợ giúp này chưa thể coi là một khoản bồi thường thực sự. Phường, hội đầu tiên kiểu này do nhà lái buôn thành phố Ro-Wel (Pháp) thành lập năm 1374. Theo điều lệ của phường hội, khi một thành viên bị thiệt hại, sẽ được các thành viên khác sửa chữa thiệt hại do hoả hoạn gây ra. Tuy nhiên cuộc đấu tranh với thần lửa còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại vì thời bấy giờ trong tư tưởng của dân chúng còn nặng tính duy tâm, họ cho rằng hoả hoạn cũng như nạn đói và những dịch bệnh là những rủi ro không thể tránh khỏi và đó là hình phạt của Chúa Trời. Thời gian trôi qua, các biện pháp khắc phục hậu quả của hoả hoạn vẫn chưa có hiệu quả. Cho đến năm 1666, khi xảy ra vụ cháy kinh hoàng ở London, người dân Anh và các nước châu Âu mới thấy được vai trò quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu. Mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này khiến các nhà kinh doanh phải nghĩ đến việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn, họ đã nhận thức được rằng cần phải bảo hiểm hoả hoạn và từ đó dẫn đến sự ra đời lần lượt của các công ty bảo hiểm hoả hoạn. Đó là những tổ chức sau: + Fire Office thành lập năm 1667 với tiền thân là những người lính cứu hoả. + Friendly Society Fire Office là công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời năm 1684. Công ty này hoạt động trên nguyên tắc tự tương hỗ và hệ thống phí cố định, người được bảo hiểm không được bồi thường toàn phần mà phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, hàng loạt công ty bảo hiểm hoả hoạn tiếp tục ra đời ở Anh như: Amicable năm 1696, Sun năm 1710, Union năm 1714.. Phần lớn các công ty này còn tồn tại cho đến ngày hôm nay và tiếp tục tăng trưởng. + Sau khi công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời ở Anh, bảo hiểm hoả hoạn lan rộng ra các nước châu Âu, cụ thể là ở Đức năm 1667; anh em nhà Perin thành lập công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ở Pháp năm 1686 và 100 năm sau một công ty có tên là “ La Royale Incendic” chính thức được thành lập. + Công ty bảo hiểm hoả hoạn được thành lập đầu tiên ở Mỹ là một công ty bảo hiểm tương hỗ Beamjamen Franklia và một số thành viên khác sáng lập năm 1752 mang tên “The Philadelphia Contrition Ship” chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa. Công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời ở Mỹ là “The insurance company of North America”, được thành lập năm 1792. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm này chỉ chính thức được tiến hành năm 1989, sau khi có quyết định 06/TCQĐ của Bộ Tài chính. Ngay sau đó, năm 1990, đã có 16 công ty thành viên của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam triển khai nghiệp vụ với giá trị tài sản hơn 6000 tỷ đồng tham gia bảo hiểm. Đến năm 1994, tổng tài sản được bảo hiểm lên tới 27000 tỷ đồng. Sau khi có Thông tư của Hội đồng Bộ trưởng cũng như của Bộ Tài chính ra đời, góp phần thúc đẩy nghiệp vụ này phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đặc biêt, sau vụ hoả hoạn của công ty giày Hiệp Hưng ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/07/1993, với mức thiệt hại lên tới 14 tỷ đồng, đã khẳng định vai trò của bảo hiểm hoả hoạn trong việc bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, năm 1994, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam bắt đầu tiến hành triển khai trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nghiệp vụ này có doanh thu phí cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với các nghiệp vụ khác. Mặc dù mới triển khai nhưng nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đang có tốc độ phát triển rất nhanh, là một trong những nghiệp vụ có doanh thu cao và đạt hiệu quả kinh doanh tốt. Một trong những yếu tố thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn phát triển là do Nghị định 42 do Chính phủ ban hành ngày 16/07/1996 buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, còn non trẻ, nó mở ra một khu vực khách hàng có tiềm năng cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác. Đặc biệt, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được quy định bắt buộc với tổng giá trị tham gia bảo hiểm lên tới 20.000 tỷ USD. Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm dịch vụ trên thị trường. Hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, khi đặt văn phòng để mở rộng thị trường, nghiệp vụ đầu tiên họ thường tiến hành là nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng kinh tế, giá trị của các công trình xây dựng cũng ngày một tăng lên, đồng thời ngày càng có nhiều nghiệp vụ mới có tác dụng san sẻ của một nghiệp vụ, do vậy, phí bảo hiểm hoả hoạn giảm đáng kể. Baỏ hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời sau bảo hiểm hoả hoạn hơn 2 thế kỷ, song nó cũng nhanh chóng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, 2 loại hình bảo hiểm này đã góp phần đắc lực vào ổn định, sản xuất kinh doanh và ổn định tâm lý cho doanh nghiệp. 1.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Con người luôn luôn lo lắng về hoả hoạn sẽ thiêu huỷ tài sản vật chất và lợi nhuận sẽ mất khi hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, giá trị của các công trình ngày càng tăng. Do đó, các công ty bảo hiểm khi triển khai nghiệp vụ này đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Thông qua viêc bồi thường một cách kịp thời, chính xác, trung thực đã giúp cho các tổ chức, cá nhân nhanh chóng khắc phục thiệt hại. Đặc biệt, khi các công ty phải hạch toán trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Boả hiểm vẫn sẽ là lá chắn cuôí cùng, tại sự ổn định về tâm lý cho người tham gia bảo hiểm để họ yên tâm sản xuất kinh doanh. Nhờ có bảo hiểm và việc hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung do người tham gia bảo hiểm đóng góp, từ đó để bồi thường những tổn thất cho những người tham gia, mà còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước để chính phủ thực hiện các chính sách xã hội. Mặt khác trong thời gian nhàn rỗi, quỹ này sẽ được công ty bảo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định của pháp luật, nhằm thu lợi nhuận phát triển và tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm, các chủ thể của nền kinh tế không được đền bù thiệt hại khi tổn thất xảy ra mà còn không phải lập quỹ dự phòng tổn thất. Do vậy, khả năng tài chính của người tham gia sẽ tăng lên, quy mô sản xuất sẽ mở rộng, giá thành sản xuất giảm, dẫn tới giá cả trên thị trường giảm, phúc lợi xã hội sẽ tăng lên. Mặt khác, cũng như nhiều loại rủi ro khác, hoả hoạn cũng là một loại rủi ro thường gặp đối với con người. Để giảm thiểu rủi ro mà hoả hoạn có thể gây ra, người ta thường dùng biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Khi tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm và người tham gia sẽ thực hiện các biện pháp để phòng ngừa tai nạn xảy ra để giảm bớt hậu quả thiệt hại. Việc đề phòng và hạn chế tổn thất sẽ làm yên tâm chủ hợp đồng và người xung quanh vùng thường có hoả hoạn. Một vấn đề quan trọng khác nữa là khi tham gia bảo hiểm, các chủ hợp đồng sẽ dễ dàng nhận sự trợ giúp của các chủ đầu tư, các ngân hàng thương mại, vì các chủ đầu tư biết rằng họ sẽ thu hồi được vốn ngay cả khi khách hàng của họ không may bị rủi ro hoả hoạn thiêu huỷ toàn bộ tài sản, tổn thất đó sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Điều này làm cho hệ thống lãi suất ngân hàng ổn định hơn, tiền tệ lưu hành bình thường ngay cả khi có các vụ hoả hoạn liên tiếp xảy ra. Ý nghĩa kinh tế- xã hội của bảo hiểm hoả hoạn còn được thể hiện thông qua hoạt động bảo hiểm đã thu hút được một số lao động nhất định, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Bảo hiểm hoả hoạn với giá trị bảo hiểm rất lớn nên triển khai nghiệp vụ này, cần phải taí bảo hiểm vì vậy góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước. Tất cả những gì đã nêu trên là minh chứng cho tác dụng lớn lao về cả kinh tế và xã hội của bảo hiểm hoả hoạn. 2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 2.1. Các khái niệm liên quan Bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ bảo hiểm tài sản áp dụng đối với các nhà máy,xí nghiêp,tổ chức… thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị được bảo hiểm thường rất lớn. Khi rủi ro xảy ra, tổn thất không chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản. Trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy có 1 số khái niệm sau Cháy : Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng Hỏa hoạn : Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài luồng lửa chuyên dùng gây thiệt hại cho tài sản và người ở xung quanh. Rủi ro cháy : là khả năng gây ra thiệt hại hư hỏng hoặc mất mát tài sản do cháy. Bao gồm : cháy do sét đánh, do lỗi bất cẩn của con người trong sinh hoạt, cháy do chập điện… Đơn vị rủi ro : Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác ( khoảng cách tối thiểu ) . Đơn vị rủi ro còn có thể là một hay một số ngôi nhà, bộ phận của nhà hoặc kho tàng ngoài trời liền nhau nhưng cách biệt với các ngôi nhà hoặc kho tàng khác về không gian hoặc cấu trúc. Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về mặt không gian khi khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy đảm bảo tối thiểu 10m. Đối với các kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy khoảng cách đó phải đảm bảo 20m Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về mặt cấu trúc nếu các ngôi nhà, bộ phận nhà hoặc kho được ngăn cách bằng tường ngăn cháy. Tường ngăn cháy : là tường ngăn để chia ngôi nhà hoặc kho ngoài trời thành nhiều đơn vị rủi ro. Tường ngăn cháy có các đặc điểm sau đây: - Tường ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút. - Tường ngăn cháy phải được xây kín ở hết các tầng và so le nhau - Nếu mái nhà là loại khó cháy thì tường ngăn cháy phải được xây kín tới tận mái. Nếu mái nhà là loại dễ cháy thì phải được xây vượt quá mái nhà ít nhất 30cm - Nếu có các cấu kiện khác nằm trong tường ngăn cháy thì phần độ dày còn lại vẫn phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu - Không được để vật liệu hoặc cấu kiện xây dựng dễ cháy vắt ngang qua tường ngăn cháy. - Tường ngăn cháy phải xây cách lỗ hở trên mái ít nhất 5cm Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản bảo hiểm bị phá hoại hoăch hư hỏng hoàn toàn, có thể số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì cả Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hỏng đến mức nếu sửa chữa lại được thì chí phí cũng đắt hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm 2.2. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hoả hoạn là những tài sản thuộc quyền quản lí và sở hữu hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối tượng bảo hiểm bao gồm - Công trình xây dựng, vật liệu kiến trúc đã đưa vào sử dụng - Máy móc trang thiết bị phương tiện lao động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Vật tư hàng hoá dự trữ trong kho - Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm - Các loại tài sản khác ( kho bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn ) Có thể nói đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn là tương đối rộng. 2.3. Phạm vi bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Nhìn chung, các công ty bảo hiểm trên thế giới đều giới hạn của mình ở các loại thiệt hại và chi phí sau: Thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất về tài sản trong và sau khi cháy. Chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy. Tuy nhiên để phạm vi bảo hiểm thể hiện rõ trong các quy tắc bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn đưa ra hai loại rủi ro được bảo hiểm bao gồm: Thứ nhất: Rủi ro cơ bản : rủi ro này thực chất gồm ba phần: cháy, sét và nổ. Cháy được bảo hiểm phải hội tụ đủ 3 yếu tố: + Thực chất có sự phát lửa. + Lửa đó không phải lửa chuyên dùng (nhất thiết phải có một cái gì đó trong đám lửa mà đáng lẽ thứ đó không được có trong đó) + Về bản chất, đám lửa đó phải là bất ngờ hoặc ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm chứ không phải là cố sý, có chủ định của họ hoặc có sự đồng loã của họ. Tuy nhiên, hoả hoạn xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn thuộc trách nhiệm bồi thường. Khi có đủ 3 điều kiện đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ là bồi thường cho dù đó là do bị cháy hay do nhiệt hoặc khói gây ra. Sét: Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc sét đánh gây ra cháy. Nếu sét đánh mà không phát lửa hoặc không phá huỷ trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường, còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì không được bồi thường. Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra hoặc giải phóng một áp lực cực lớn kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh bởi sự giãn nở nhanh và mạnh của các chất lỏng và khí. Nổ trong phạm vi bảo hiểm bao gồm: + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt. + Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà, không phải nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt. + Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm. Như vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy. Những trường hợp liên quan tới không nổ dưới đây không cần lưu ý khi tiến hành bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ nhưng không gây cháy thì không được bồi thường, trừ trường hợp nổ nồi hơi hoặc khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện là sự nổ đó không phải các nguyên nhân loại trừ. Tổn thất hoặc thiệt hại do cháy xuất phát từ nổ thì được bồi thường với điều kiện là sự nổ đó không phải là do các nguyên nhân bị loại trừ. Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy: thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả nổ thì không. Ngoài ra còn có các thiệt hại về vật chất không phải do cháy trực tiếp gây ra cũng được bồi thường: - Thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên ngọn lửa đã tắt thì thiệt hại do khói sẽ không được bồi thường. - Thiệt hại về tài sản do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây ra hoặc do đổ tường, rào chắn, do lính cứu hoả và các phương tiện của họ gây ra trong quá trình cứư chữa. - Thiệt hại về tài sản do mất cắp mà người bảo hiểm không chứng minh được là bị mất cắp. Thứ hai: nhóm rủi ro phụ Bên cạnh những rủi ro cơ bản thì còn có các rủi ro phụ. Các rủi ro này chỉ có thể bảo hiểm khi đi kèm theo các rủi ro chính, tuỳ thuộc vào quyết định của người được bảo hiểm. Các rủi ro phụ bao gồm: máy bay hoặc các phương tiện hàng không khác hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi bào, nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bể xưởng, động đất… Thứ ba: nhóm rủi ro loại trừ Trong bảo hiểm, bất cứ nghiệp vụ bảo hiểm nào cũng có những điểm loại trừ. Mặc dù người được bảo hiểm luôn cố gắng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên, có một số điểm loại trừ có thể thương lượng để bảo hiểm với một tỷ lệ biến đổi tuỳ theo mức độ rủi ro nhưng cũng có những điểm lạo trừ không thể thương lượng. Trong bảo hiểm hoả hoạn các loại trừ được áp dụng như sau: Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của người được bảo hiểm gây ra. Những tổn thất về: Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí theo tỷ lệ quy định. Tiền bạc, hàng hoá, kim loại, đá quý, chứng khoán, tem phiếu, thư bảo lãnh, bản vẽ thiết kế, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, … trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm. Chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu xăng dầu. Người, động vật và thực vật sống. Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải. Tài sản bị mất cướp hay bị mất cắp. Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm. Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba. Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường. 2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 2.4.1. Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hi._.ểm là giá trị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Giá trị này là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới. Tài sản dược bảo hiểm hiểm hoả hoạn thường có giá trị rất lớn như nhà cửa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải….Do đó giá trị bảo hiểm được xác định như sau: - Giá trị bảo hiểm của các ngôi nhà được xác định theo giá trị mới hay giá trị còn lại + Giá trị mới là giá trị bao hàm cả chi phí thiết kế + Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn sử dụng theo thời gian - Giá trị bảo hiểm của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác được xác định trên cơ sở giá mua mới và giá còn lại - Giá trị bảo hiểm của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất - Giá trị bảo hiểm hàng hoá mua về để trong kho được xác định theo giá mua cộng thêm chi phí vận chuyển 2.4.2. Số tiền bảo hiểm Là giới hạn bồi thường tối đa của người được bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm là căn cứ để xác định phí bảo hiểm. Do đó xác định chíng xác số tiền bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Số tiền bảo hiểm đối với tài sản cố định Việc xác định số tiền bảo hiểm đối với tài sản cố định người ta có thể căn cứ vào giá mua mới và giá còn lại + Giá mua mới của tài sản cố định là giá trị tạo ra hoặc mua được tài sản đó bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế hoặc chi phí vận chuyển lắp đặt + Giá trị còn lại là giá trị mua mới sau khi trừ đi phần hao mòn do sử dụng theo thời gian Số tiền bảo hiểm đối với tài sản lưu động. Người ta xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa + Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho người bảo hiểm biết giá trị số hàng hoá trung bình có trong kho. Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình được coi là số tiền bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, người bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế không quá giá trị trung bình. Phương pháp này đơn giản, dễ theo dõi đồng thời có lợi cho việc tính phí bảo hiểm. + Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho người bảo hiểm biết giá trị của số lượng hàng hoá tối đa có thể đạt được vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm. Phí bảoh iểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo. Đầu mỗi tháng, mỗi quý (tuỳ theo sự thoả thuận của 2 bên), người được bảo hiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng, trong quý trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm trên cơ sở các giá trị được thông báo, công ty bảo hiểm tính giám trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở số giá trị tôố đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì người được bảo hiểm trả thêm cho công ty bảo hiểm số phí còn thiếu. 2.5. Phương pháp xác định phí bảo hiểm hoả hoạn 2. 5.1. Phí bảo hiểm hoả hoạn Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tính toán mức giá cả vừa phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh không phải dễ dàng. Bảo hiểm hoả hoạn có đối tượng là tài sản rất đa dạng vè chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau đòi hỏi phí bảo hiểm cũng phải bao gồm: Phí thuần và phụ phí Phí bảo hiểm cháy được tính theo công thức: P=Sbt*R Trong đó: Sbt: số tiền bồi thường R: tỉ lệ phí bảo hiểm P: phí bảo hiểm + Phí thuần là cơ sở để hình thành nên quỹ bồi thường chi trả cho người được hưởng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm. Phí thuần là bộ phận quan trọng nhất của phí bảo hiểm thể hiện mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bồi thường. Mức phí thuần được xác định dựa vào xác suất rủi ro, xác suất này được tính : X=t/T Trong đó : X : Xác suất rủi ro T : tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm t : số đơn vị rủi ro gặp hỏa hoạn Mức phí thuần được tính như sau f= X*Sbt Trong đó : f : mức phí thuần X : xác suất rủi ro Sbt : số tiền bồi thường bình quân mỗi vụ tổn thất Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty thường tính thêm phụ phí vào phí bảo hiểm. Phụ phí thường bao gồm các khoản: Chi phí quản lí, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, hoa hồng, dự trữ tổn thất lớn, thuế doanh thu và các khoản chi phí khác, phụ phí thường chiếm khoảng 30% tổng mức phí thu. Vì vậy để thực hiện cạnh tranh các công ty bảo hiểm chỉ có thể điều chỉnh phụ phí mà không được điều chỉnh phần phí thuần 2. 5.2. Các yếu tố làm tăng giảm phí 2.5.2.1. Các yếu tố làm tăng phí Trên thực tế có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến biểu phí vì đối tượng của bảo hiểm cháy rất đa dạng cả về chủng loại lẫn mức độ rủi ro. Bởi vậy không thể áp dụng chung 1 biểu phí cho tất cả các loại tài sản. Công ty bảo hiểm áp dụng tỷ lệ phí khác nhau cho tất cả cá nghành sản xuất kinh doanh sau đó điều chỉnh theo các yếu tố tăng giảm phí. Có thể tăng phí theo bậc chịu lửacủa cấu kiện xây dựng. Có 3 loại vật liệu chịu lửa: D,N,L trong đó loại N tăng phí 10%. Khi có cá yếu tố sau công ty bảo hiểm buộc phải tăng phí: Các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro: Các máy móc thiết bị có thể làm tăng mức độ rủi ro như dây chuyền sơn, sấy, chiết suất, chế biến gỗ hoặc chất dẻo Các điều kiện đặc biệt không thuận lợi cho rủi ro được bảo hiểm như: + Có nguồn nhiệt mà không ngăn cách chống cháy, có lò sưởiđốt bằng dầu hoặc khí trong phòng làm việc, có thiết bị sưởi bằng tia hồng ngoại + Có khu vực sản xuất tự động hoá (không có người điều khiển) mà không có thiết bị báo cháy thích hợp + Thiết bị không đạt yêu cầu và việc sửa chữa không đạt tiêu chuẩn + Thiếu trang thiết bị chữa cháy + Có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách chống cháy tăng phí tối đa 5% + Có khả năng bị phá hoại tăng phí tối đa 5% + Tổn thất trong quá khứ nếu trong 5 năm trước đó số tiền bồi thường vượt quá 150% số phí bảo hiểm thì tăng ít nhất 10% phí 2.5.2.2. Các yếu tố làm giảm phí: - Theo bậc chịu lửa của cấu kiện chương trình Loại D giảm 10% nếu kết cấu xây dựng đảm bảo các điều kiện sau: + Các bộ phận chịu lực như trụ, cột, tường bao, tường trong là loại không cháy hoặcn làm bằng vật liệu không cháy. + Dầm làm bằng vật liệu không cháy. + Tường bao không chịu lực là loại khó cháy hoặc làm bằng vật liệu khó cháy. Bảng 1: Tỷ lệ giảm phí theo hệ thống phát hiện báo cháy (Chỉ giảm phí cho những khu vực lắp đặt hệ thống này) (Đơn vị: %) Báo cháy Phát hiện cháy Thông tin được báo thẳng tới Đội chữa cháy công cộng Phòng có người thường trực Hệ thống báo cháy tự động 8 6 Có bộ phận báo cháy thuộc hệ thống chữa cháy tự động lắp đặt cố định 5 5 Canh gác 24/24 giờ, tuần tra 2 giờ 1 lần, liên lạc bằng điện đài hoặc ấn nút báo cháy 5 5 (Nguồn: Phòng tài sản hoả hoạn –PJICO) Chú ý: Trong số các mức giảm nói trên chỉ áp dụng mức giảm cao nhất dù có đầy đủ các phương tiện nói trên. Các thiết bị và phương tiện chữa cháy: + Có hệ thống Sprinkler mức giảm phí 35% + Hệ thống phun mưa thủ công giảm 10% + Hệ thống phun mưa tự động giảm 20% + Hệ thống phun C02 thủ công tự động giảm 10% và 20%. + Hệ thống phu halon tự động giảm 20%. + Hệ thống phun bột thủ công, tự động giảm 10% và 20% + Hệ thống tự động dập tàn tia lửa giảm 15%. + Hệ thống thoát khói thủ công, tự động giảm 2% hoặc 4%. + Có đội chữa cháy và nhân viên chuyên nghiệp giảm 20%. + Gần đội chữa cháy công cộng giảm 10%. Xét giảm phí theo tỷ lệ bồi thường trong quá khứ: Xét số tiền bồi thường trong 5 năm gần nhất nếu dưới 20% giảm 15%, dưới 50% giảm 10%. Bên cạnh đó thì tỷ lệ giảm phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào mức miễn thường. Mức miễn thường là sự từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra có giá trị nhỏ hơn một số tiền nhất định. Có hai mức miễn thường là mức miễn thường có khấu trừ và mức miễn thường không khấu trừ. Khái niệm mức khấu trừ ở đây được hiểu là: đơn bảo hiểm không bồi thường mức khấu trừ kê khai trong bản danh mục với mỗi và mọi tổn thất như đã xác định sau khi áp dụng tất cả những điều khoả, điều kiện của đơn bảo hiểm, kể cả điều khoản về bảo hiểm dưới giá trị bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường với những tổn thất mà giá trị không lớn hơn giá trị của mức khấu trừ kê khai trong danh mục hoặc nếu giá trị tổn thất lớn hơn khi tiến hành bồi thường sẽ trừ đi mức khấu trừ. Điều này giúp nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm và giảm phí bảo hiểm. Tuy nhiên bảo hiểm cháy chỉ áp dụng mức miễn thường có khấu trừ với mục đích nhằm nâng cao vai trò của người tham gia bảo hiểm, giảm chi phí khi xảy ra những vụ tổn thất nhỏ vì tài sản tham gia bảo hiểm hoả hoạn có giá trị bảo hiểm lớn. Mức miễn thường tối thiểu không dưới 100USD và tối đa không quá 2000USD trên một vụ tổn thất. Đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí, tuy nhiên nếu khách hàng muốn lựa chọn mức miễn thường cao hơn để giảm phí bảo hiểm thì áp dụng tỷ lệ giảm phí theo các mức miễn thường nhưng tối đa giảm 40%. Mức miễn thường còn phụ thuộc và giá trị bảo hiểm, nếu khách hàng chấp nhận mức miễn thường cao hơn thì có thể giảm phí theo tỷ lệ sau: Bảng 2: Tỷ lệ giảm phí bảo hiểm cháy theo mức miễn thường tại PJICO (Đơn vị: %) STBH (tr.USD) Mức miễn thường Dưới 6 6-15 15-30 30-60 60-90 90-125 3000 3 6000 5 5 9000 6,8 6,8 6,8 12000 8,4 8,2 8 7,1 15000 9,8 9,5 9,1 8 7,7 30000 14,8 16,8 12,2 10,8 8,9 8 60000 21,3 19,3 16,7 13,6 12,2 11 150000 31,5 25 21,8 19,4 16,7 15 300000 30,4 26,5 24,1 22 20,3 625000 33,4 29,3 27,5 25,7 (Nguồn: Phòng tài sản hoả hoạn- PJICO) 2.5.3. Phương pháp tính phí bảo hiểm: Các bước xác định tỷ lệ phí bảo hiểm bao gồm: Bước 1: Rà xét lại các danh mục tài sản tham gia bảo hiểm cháy rồi phân loại tài sản theo các danh mục tài sản khách nhau. Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ phí thích hợp trong bảng tỷ lệ có sẵn. Bước 3: Điều chỉnh tỷ lệ phí đã chọn theo các yếu tố tăng giảm. 2.6. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn 2.6.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm về các rủi ro hoả hoạn. Người được bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm. Nhà bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm khi có các rủi ro xảy ra gây tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của mình. 2.6.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn thường bao gồm các nội dung sau: Các bên liên quan đến hợp đồng: Bên mua bảo hiểm Bên bảo hiểm Các tài liệu của hợp đồng như: + Giấy yêu cầu bảo hiểm hoả hoạn. + Giấy chứng nhận bảo hiểm hoả hoạn …. Đối tượng bảo hiểm + Bảo hiểm mọi rủi ro. + Trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Người được bảo hiểm: Người được nhận tiền bảo hiểm. Quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên Số tiền bảo hiểm và phương thức trả tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm và phương thức thanh toán. Thời hạn bảo hiểm Giới hạn số tiền bảo hiểm cao nhất nhà bảo hiểm có thể chấp nhận được Mức miễn thường có khấu trừ: Điều kiện, điều khoản bổ sung. Các quy định khác để giải quyết tranh chấp. Cam kết chung. Chữ ký của các bên có liên quan. 3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 3.1. Vai trò của công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn Trong qui trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, giám định và bồi thường tổn thất là khâu cuối cùng, nhưng lại là một khâu quan trọng và có ảnh hưởng đến tất cả những khâu còn lại. Đầu tiên, kết quả của khâu giám định và bồi thường tổn thất là cơ sở để công ty bảo hiểm phân định trách nhiệm bảo hiểm và xác định số tiền bảo hiểm. Nếu việc giám định không chính xác dẫn đến bồi thường không đúng, vượt quá so với thực tế gây thâm hụt ngân quỹ của công ty, nhưng nếu thấp hơn thực tế lại gây mất lòng tin của khách hàng. Tất cả những điều đó đều ảnh hường đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khách nến công tác giám định không được tiến hành một cách nhanh chóng thì công tác bồi thường cũng không thể kịp thời được. Đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, việc bồi thường chậm trễ có thể dẫn đến việc gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp, thiệt hại về vật chất lớn hơn … Công tác giám định và bồi thường tổn thất có ảnh hưởng rất lớn đến công tác khai thác. Bởi lẽ, do đặc thù của sản phẩm là vô hình, khách hàng chỉ nhận được lời hứa sẽ bồi thường khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi bảo hiểm chứ không được biết rõ hình dạng cũng như chất lượng của sản phẩm bảo hiểm đó như thế nào. Khách hàng chỉ thực sự cảm thấy mình có được lợi ích của sản phẩm khi có tổn thất xảy ra. Chình vì vậy, công tác giám định và bồi thường phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời để tạo niềm tin cho khách hàng. Làm được điều đó sẽ giúp tăng uy tín của công ty, giúp công ty có một lượng khách hàng quen thuộc, trong khi đó khách hàng quen thuộc là một trong những kênh quảng cáo hiệu quả nhất, giảm được chi phí cho công ty. Qua đó tạo điều kiện cho công tác khai thác được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác giám định trợ giúp rất lớn tới công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Thông qua công tác giám định sẽ giúp cho việc phân loại và tổng kết những rủi ro chính thường xảy ra của từng loại công trình, địa hình,… Qua đó giúp đề ra được những biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất hiệu quả hơn, và vì vậy giúp giảm tỷ lệ bồi thường, tăng thêm lợi nhuận cho công ty, đồng thời giúp giảm phí bảo hiểm tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh. 3.2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Quy trình của công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn bao gồm những bước cơ bản sau: .Nhận thông báo tổn thất: Khi có thông báo tổn thất cần yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cơ bản sau: + Tên khách hàng bị tổn thất, loại tổn thất, số đơn bảo hiểm do công ty cung cấp. + Địa điểm, thời gian xảy ra tổn thất. + Nguyên nhân sơ bộ của tổn thất, ước thiệt hại + Các biện pháp giảm thiểu tổn thất đã được thực hiện… Những thông tin trên được ghi vào Mẫu thông báo tổn thất. Sau khi nhận được thông báo tổn thất của khách hàng, cần kiểm tra lạo các thông tin liên quan sau: + Đơn/ Hợp đồng bảo hiểm có liên quan. + Thời điểm xảy ra tổn thất, nơi xảy ra tổn thất. + Thời hạn bảo hiểm. + Đã đóng phí bảo hiểm chưa. + Mức miễn thường/ các điểm loại trừ áp dụng. + Đánh giá sơ bộ xem tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm không Thời hạn kiểm tra không quá ½ ngày. Nếu có tái bảo hiểm thì phải thông báo tái bảo hiểm. Giám định: Có thể lựa chọn một trong ba cách tiến hành giám định sau: Tự giám định Nhờ chuyên viên giám định của các đơn vị trong Công ty hoặc chuyên viên giám định của các công ty bảo hiểm khác trên thị trường. Thuê chuyên gia giám định: Nếu tổn thất lớn hoặc cần thiết phải có sự giám định của các chuyên gia có kinh nghiệm (trong khi nhà bảo hiểm chưa có chuyên gia này), thì có thể mời các chuyên gia của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài (có tư cách pháp nhân) chuyên làm công tác giám định để giám định, đánh giá tổn thất. Đặc biệt tổn thất liên quan đến trách nhiệm đối với người thứ ba thì rất cần thiết mời chuyên gia giám định tổn thất. Nếu khiếu nại phức tạp, liên quan đến nhiều bên thì báo cáo công ty để thuê tư vấn, đảm bảo giải quyết khiếu nại nhanh gọn. Đối với các đơn bảo hiểm mà tên nhà giám định đã được chỉ định trong đơn: phối hợp với phòng cấp đơn và phòng tái bảo hiểm (nếu có tái) yêu cầu một trong các nhà giám định đã được chỉ định trong đơn tiến hành giám định. Sau khi giám định, giám định viên lập biên bản giám định. Trong đó phải thể hiện được các thông tin sau: Những thông tin về đơn bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm: - Đơn bảo hiểm số … cấp ngày … tháng … năm… - Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm. - Địa điểm được bảo hiểm. - Thời hạn bảo hiểm. - Tổng số tiền bảo hiểm (nếu có nhiều hạng mục thì ghi rõ số tiền bảo hiểm của từng hạng mục). - Ngày xảy ra tổn thất. - Thời điểm nhận được thông báo tổn thất. - Nơi xảy ra tổn thất. - Ước tính thiệt hại tối đa. Những thông tin trên giúp cho cán bộ giải quyết bồi thường tra cứu nhanh chóng đơn bảo hiểm có liên quan và qua đó có thể đánh giá sơ bộ được về tổn thất có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không, người được bảo hiểm có chậm trễ trong việc thông báo tổn thất hay không. Sơ bộ về đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm. Việc đánh giá sơ bộ này nhằm mục đích phân loại những ngành nghề, yếu tố có thể dẫn đến rủi ro để rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong công tác đánh giá rủi ro và nhận bào hiểm đối với các dịch vụ tương tự. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm: Để xác định được trách nhiệm bảo hiểm phải nêu được nguyên nhân xảy ra tổn thất và trên cơ sở các thông tin đã được xác định đối chiếu với các điều kiện điều khoản, các điểm loại trừ và các điều khoản bổ sung (nếu có) để đưa ra đánh giá. Trong trường hợp phức tạp thì có thể nhờ các cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định nguyên nhân tổn thất Nhà bảo hiếm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí liên quan đến việc khắc phục mất mát hay hư hại của tài sản được bảo hiểm do những nguyên nhân không bị loại trừ gây ra. Tuy nhiên những chi phí để khắc phục những khuyết điểm vẫn xuất hiện dù không có tổn thất thì không được bồi thường. Trong mọi trường hợp, nhà bảo hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm một khoản gọi là mức khấu trừ đã được thoả thuận và ghi trong đơn bảo hiểm. Tính toán thiệt hại: Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, công ty bảo hiểm căn cứ vào biên bản giám định, xét bồi thường theo một trong 2 cách sau: Cách 1 : Bồi thường theo nguyên tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm Theo cách này thì có thể phòng tránh những phiền toái cho nhà bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm khiếu nại hoặc có ý định trục lợi bảo hiểm. Quá trình của phương pháp này được thực hiện như sau : - Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, thì tại thời điểm xảy ra tổn thất số tiền bồi thường sẽ là: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm - Trong trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường ngang bằng giá trị thiệt hại. - Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, giá trị thực tế của tài sản giao dịch trên thị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm, số tiền bồi thường lúc này sẽ là: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất - Nếu tại thời điểm tài sản bị hư hỏng trong khi lại được bảo hiểm mà tài sản đó được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì trách nhiệm của người bảo hiểm trong bất kì trường hợp nào cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn tổn thất phân bổ cho hợp đồng bảo hiểm mà mình bảo hiểm theo một tỷ lệ như sau: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x Giá trị tài sản đánh giá khi tham gia bảo hiểm x Tỷ lệ bảo hiểm Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất Cách 2 Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí - Trong một số trường hợp người tham gia bảo hiểm không nộp đủ mức phí mà công ty bảo hiểm ấn định thì khi tổn thất xảy ra, số tiền bồi thường được tính theo cách như sau : Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x Phí bảo hiểm đã đóng Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng Giải quyết bồi thường tổn thất: Hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường tổn thất bao gồm: - Giấy chứng nhận bảo hiểm - Các hoá đơn đóng phí bảo hiểm - Giấy yêu cầu bồi thường. - Biên bản giám định - Báo cáo của công an - Lời khai của nạn nhân, nhân chứng. Trước khi quyết định xác nhận trách nhiệm bồi thường, cần phải kiểm tra lại: - Tổn thất xảy ra trong thời hạn của đơn bảo hiểm. - Tổn thất xảy ra trong phạm vi địa lý, địa điểm đã thoả thuận trong đơn bảo hiểm và trong các sửa đổi bổ sung nếu có. - Nguyên nhân gây ra tổn thất không bị loại trừ. - Người được bảo hiểm tuân thủ đúng các điều kiện, điều khoản trong đơn bảo hiểm, đặc biệt các điều khoản qui định trách nhiệm của người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất. - Kiểm tra lại các hoá đơn, chứng từ xem có phát hiện điều gì mâu thuẫn hay không. - Có công ty bảo hiểm nào khác cùng chia sẻ trách nhiệm bồi thường không. Giới hạn trách nhiệm cao nhất nhà bảo hiểm phải gánh chịu: - Giá trị bảo hiểm - Trách nhiệm đối với người thứ ba Sau khi thực hiện các bước trên, cán bộ xét giải quyết bồi thường làm tờ trình để lãnh đạo công ty xét duyệt trong đó nêu rõ quan điểm của mình về trách nhiệm của công ty và số tiền cần phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Nếu tổn thất được xác định không thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì phải trình lãnh đạo trả lời ngay bằng văn bản cho khách hàng kèm theo những giải thích thoả đáng. Nếu số tiền bồi thường vượt trên mức phần cấp thì phải gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo công văn đề xuất hướng dẫn giải quyết về công ty xem xét quyết định. Nếu số tiền nằm trong mức phân cấp giải quyết tiến hành bồi thường rồi báo cáo về công ty theo quy định hiện hành để đòi tái bảo hiểm và thống kê tổn thất toàn công ty. 3.3. Hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất Như chúng ta đã biết, trong doanh nghiệp bất kì nghiệp vụ nào cũng đòi hỏi mang lại hiệu quả, lợi ích, có như thế thì hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Giám định và bồi thường tổn thất là khâu cuối cùng trong quy trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng lại là khâu rất quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại. Trước hết, kết quả của khâu này là cơ sở để nhà bảo hiểm phân định trách nhiệm bồi thường, xác định số tiền bồi thường. Việc giám định không chính xác dẫn đến bồi thường không đúng, vượt quá so với thực tế hoặc thấp hơn thực tế dẫn tới thâm hụt quỹ hoặc mất lòng tin của khách hàng. Tất cả đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc khác nếu công tác giám định không được tiến hành nhanh chóng thì công tác bồi thường cũng không thể thực hiện kịp thời. Đặc biệt trong nghiệp vụ này thì việc chậm trễ có thể dẫn đến ngưng trệ hoạt động, gây ảnh hưởng đến đời sống của người tham gia bảo hiểm… Giám định và bồi thường tổn thất ảnh hưởng rất lớn đến khâu khai thác. Do đặc thù của của sản phẩm bảo hiểm là vô hình, khách hàng chỉ nhận được lời hứa khi mà tổn thất xảy ra trong phạm vi bảo hiểm chứ không biết rõ hình dáng chất lượng sản phẩm đó như thế nào. Họ chỉ cảm thấy được sản phẩm khi tổn thất xảy ra. Chính vì vậy việc giám định bồi thường phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác và kịp thời để tạo niềm tin cho khách hàng. Như thế mới tăng uy tín của công ty bảo hiểm, có thể coi đây như một kênh quảng cáo hiệu quả để lôi kéo khách hàng. Qua đó tạo điều kiện cho các công tác khác đạt được hiệu quả hơn. Công tác giám định còn trợ giúp rất lớn cho công tác đề phòng tổn thất, giúp cho việc phân loại và tổng kết những rủi ro thường xảy ra. Do đó đưa ra những biện pháp đề phòng hiệu quả hơn. Tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn cho công ty. Để đánh giá hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất thường dựa vào những chỉ tiêu như: Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ. Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ giải quyết bồi thường = Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ tồn đọng = Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa được giải quyết bồi thường trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ - STBT bình quân mỗi vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ = Tổng số tiền phải bồi thường cho các vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ chi bồi thường = Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ x 100 Tổng chi trong kỳ - Tỷ lệ bồi thường trong kỳ = Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ x 100 Tổng doanh thu phí trong kỳ - Tỷ lệ tổn thất trong kỳ = Tổng số tiền bị tổn thất trong kỳ thuộc phạm vi bảo hiểm x 100 Tổng số tiền bảo hiểm trong kỳ - Thời gian xử lý ban đầu: Là khoảng thời gian kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất cho đến khi có phản hồi ban đầu với khách hàng. - Thời gian giải quyết bồi thường: là khoảng thời gian kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất của khách hàng đến khi khách hàng nhận được thông báo bồi thường của công ty bảo hiểm. - Số vụ khiếu nại sai sót trong kỳ … CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2003-2007 1. Giới thiệu về PJICO 1.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của PJICO Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Công ty có trụ sở chính tại tầng 3, toà nhà 105,Láng hạ, Hà nội. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài Chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. Về loại hình doanh nghiệp, PJICO là công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông, có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính và hoạch toán độc lập. Công ty có thời hạn hoạt động 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động, hết thời hạn trên nếu muốn hoạt động kinh doanh phải xin gia hạn thêm PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế: PETROLIMEX JOINT STOCK INSURANCE COMPANY Tên viết tắt : PJICO Lôgô : Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926 Fax : (04) 776 0868 PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT (AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004. Tuy chỉ mới hoạt động được hơn 12 năm nhưng công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan trong hoạt động kinh doanh và ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên 1000 cán bộ công nhân viên năng động, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại Hà Nội và 48 chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam và hơn 2300 đại lý trên toàn quốc. Công ty đã nhanh chóng triển khai rộng rãi gần 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng lắp đặt, tài sản hoả hoạn, hàng hải, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và ngoài nước. Công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm như bảo hiểm xây dựng các nhà máy xi măng, công trình giao thông vận tải, công trình năng lượng, công nghiệp, xăng dầu, dân dụng. Bên cạnh thành công trong việc kinh doanh bảo hiểm gốc, công ty đã triển khai hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm, qua đó thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với nhiều công ty bảo hiểm khác như Vinare, Munichre, Lloy’s….Thông qua các mối quan hệ này công ty đã tăng khả năng nhận bảo hiểm cho các công trình có giá trị lớn, đồng thời tăng lòng tin của khách hàng khi tìm đến công ty. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trên 40% năm, từ khi thành lập đến nay Công ty PJICO đã luôn kinh doanh có hiệu quả cao, không những bảo toàn mà còn phát triển vốn kinh doanh lên gấp hơn 10 lần so với vồn góp ban đầu của các cổ đông. Công ty bảo hiểm PJICO đã thực sự tạo ra được một thương hiệu và biểu tượng ngày càng phổ biến và có uy tín trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Có được sự phát triển như trên là do nhiều yếu tố mang lại. Nhưng trong đó yếu tố quan trọng nhất và cũng là phương châm hoạt động số 1 của PJICO đó là việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, thoả đáng cho khách hàng.Hàng năm, PJICO đã giải quyết bồi thường hàng nghìn vụ tổn thất với giá trị nhiều chục tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống như: Vụ cháy kho xăng dầu K131 (trên 21 tỷ); vụ cháy Xí nghiệp may XK Bình Thạnh (5,4 tỷ), vụ đắm 11.000 tấn phân urê của Vegecam Hải Phòng (1,4 triệu USD),...vv. Năm 2004, đã thực sự là một năm đột phá ấn tượng nhất đối với Công ty PJICO, doanh thu tăng gần 80% so với năm 2003. Năm 2005 là một năm đầy khó khăn, tuy nhiên, với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nên công ty đã vượt khó khăn và đạt được kết quả doanh thu phí bảo hiểm gốc là 729 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2004. Năm 2006 mặc dù doanh thu bảo hiểm gốc có giảm so với năm 2005 nhưng lợi nhuận lại tăng 2.5 lần so với 2005. Đạt được kết quả này càng khẳng định mục tiêu của PJICO đặt ra là hoàn toàn đúng đắn và công ty đang trên con đường phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. Hiện tại công ty đã được Chính phủ đánh giá là một trong những công ty cổ phần thành đạt của Việt Nam. Năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ tình hình cạ._.,1 1265,1 1451,2 (Nguồn: Phòng tài sản hoả hoạn- PJICO) Nhìn vào bảng trên ta thấy, số vụ khiếu nại bồi thường trong những năm qua có thể nói là cao và duy trì ở khoảng từ 231 đến 293 vụ. Đặc biệt, năm 2007, số vụ khiếu nại tăng cao, 293 vụ, cao nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân là do công tác đề phòng tổn thất chưa thực sự được như mong muốn, ngoài ra là do thị trường cạnh tranh ngày càng găy gắt, buộc công ty phải bổ sung một số điều kiện bảo hiểm, vì thế có thể rủi ro xảy ra khó kiểm soát hơn, phức tạp hơn. Thêm vào đó, không phải là số vụ khiếu nại nào cũng thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của PJICO. Do vậy, công ty phải bỏ ra chi phí để xác định những tổn thất được khiếu nại có thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty hay không và nếu thuộc thì phải bồi thường bao nhiêu. Công việc này thuộc về trách nhiệm của giám định viên và chi phí chi ra để giám định viên thực hiện công việc của mình là chi phí giám định. Đây là một khoản chi cần thiết và hợp lý đối với bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào. Một doanh nghiệp bảo hiểm coi trọng công tác giám định thì sẽ coi giám định là một trong những biện pháp làm giảm chi bồi thường của doanh nghiệp thì họ sẽ rất quan tâm đến chi phí này. Doanh nghiệp bảo hiểm cần thiết phải cân nhắc xem làm thế nào để chi phí giám định này vừa không cao nhưng lại thu được hiệu quả. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của PJICO trong những năm qua, chi phí giám định là khá cao, giao động trong khoảng từ 800 triệu đồng đến 1500 triệu đồng. Năm 2003, PJICO đã bỏ ra 806,6 triệu đồng cho công tác giám định. Và chi phí này tăng dần cho các năm sau, năm 2004 là 909,84 triệu đồng; năm 2005,con số này đã tăng lên hơn 1000 triệu đồng, cụ thể là 1185,1 triệu đồng tăng 275,26 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006, chi phí giám định nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của PJICO là 1265,1 triệu đồng. Năm 2007, chi phí này là 1451,2 triệu đồng. Sở dĩ, chi phí này cao như vậy là do giám định của công ty không thể tự làm công tác giám định do còn non trẻ, chính vì thế công ty phải thuê giám định bên ngoài. Tỷ trọng số vụ khiếu nại thuê chuyên viên giám định chuyên ngành trong giai đoạn 2003 – 2007 còn tương đối cao, giao động trong khoảng từ 30% đến gần 32%, cao nhất là năm 2004, 31,7%. Chi phí thuê giám định bên ngoài được coi như một khoản chi phí đào tạo đội ngũ giám định viên, khi giám định viên của công ty làm chung hoặc giám sát nhân viên giám định đi thuê, giám định viên của công ty có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Bảo hiểm hoả hoạn xuất hiện ở Việt Nam đã lâu, nhưng tình trạng trục lợi bảo hiểm vẫn xảy ra và để loại bỏ hoàn toàn tình trạng này là rất khó khăn. Chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của trục lợi bảo hiểm mà chỉ có thể cố gắng hạn chế bằng cách làm tốt công tác giám định, và đó cũng chính là công việc của các giám định viên. Tình trạng trục lợi bảo hiểm ở nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn phức tạp ở chỗ tình trạng cố ý gây ra hoả hoạn nhằm đòi tiền bảo hiểm, ý thức bảo vệ tài sản của người được bảo hiểm chưa cao, điều đó dẫn đến một điều đó là người bảo hiểm lại phải trả tiền cho những sự bất cẩn đó. Chính vì vậy, nếu công ty không bỏ ra những chi phí giám định hợp lý để tạo điều kiện cho giám định viên làm việc, nhắc nhở những khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty có ý thức chấp hành tốt công tác quản lý rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất, để giảm tình trạng thất thoát thì chắc chắn rằng công ty sẽ phải bồi thường cho khách hàng những tổn thất không đáng có. Với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn vấn đề trục lợi bảo hiểm luôn diễn biến phức tạp, người được bảo hiểm luôn mong muốn được bồi thường tối đa cho những tổn thất mà họ gặp phải, trong khi là không phải tổn thất nào nhà bảo hiểm cũng phải bồi thường. Vì lý do đó nên nhiều khi vì lợi ích của bản thân nên họ vẫn cố tình gian lận, trục lợi bảo hiểm. Từ khi ra đời cho đến nay, PJICO rất chú trọng đến uy tín của mình trên trị trường, vì vậy công tác giám định rất được quan tâm và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, do kinh nghiệm và năng lực của giám định viên còn có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, công ty đã tạo điều kiện cho giám định viên của công ty có điều kiện cọ xát, tiếp xúc thực tế và học hỏi kinh nghiệm. Trong tương lai, việc làm này sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế cao. Về công tác bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm cũng được PJICO hết sức quan tâm để đảm bảo uy tín và hiệu quả. Những năm vừa qua, PJICO luôn nỗ lực trong việc giải quyết nhanh và chính xác các khiếu nại của khách hàng, đảm bảo cho công tác bồi thường được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.. Trong quá trình thực hiện, PJICO rất cố gắng khắc phục những khó khăn để có thể đạt kết quả cao nhất. Một số vụ tổn thất lớn đã được giải quyết như: Thiệt hại cháy tại kho xăng dầu tại Thuỷ Nguyên - Hải Phòng với số tiền bồi thường là hơn 21 triệu đồng, tổn thất cháy tại công ty giấy Phú Cường tại Hà Nội, số tiền bồi thường là 1 triệu đồng, thiệt hại nhà máy giấy Bình Thạnh-TP Hồ Chí Minh, số tiền bồi thường là hơn 5 triệu đồng Bảng 6: Tình hình thực hiện công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của PJICO giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí Tr.đồng 16132 18955 22550 25975 31225 Số tiền bồi thường Tr.đồng 7896 8569 11798 11862 15275 Tỷ lệ bồi thường % 48,95 45,21 52,31 45,44 52,13 Số vụ khiếu nại năm trước chuyển sang vụ 0 0 5 2 3 Số vụ khiếu nại phát sinh trong năm vụ 231 230 274 284 292 Số vụ khiếu nại thực tế giải quyết vụ 231 225 277 283 293 Số vụ tồn đọng vụ 0 5 2 3 2 Tỷ lệ giải quyết bồi thường % 100 97,8 99,3 98,9 99,3 (Nguồn: Phòng tài sản hoả hoạn- PJICO) Nhìn vào bảng trên, ta thấy, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 là rất cao, giao động trong khoảng 40 đến 50%, số tiền bồi thường từ năm 2003 đến năm 2007 đã tăng hơn 7000 triệu đồng. Nếu xét từng năm, ta sẽ thấy rõ được tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của PJICO trong giai đoạn 2003-2007. - Năm 2003: số vụ khiếu nại đã giải quyết trong năm là 231 vụ, không để tồn đọng sang năm sau, số tiền bồi thường là 7896 triệu đồng, số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là 34,28 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường là 48,95%. Đây là năm có số vụ bồi thường và số tiền bồi thường tương đối thấp trong giai đoạn, nhưng do doanh thu phí năm 2003 lại thấp, thấp nhất trong cả giai đoạn, nên tỷ lệ bồi thường của năm nay khá cao, gần 50%. - Năm 2004: số vụ tổn khiếu nại phát sinh trong năm là 230 vụ, thấp hơn năm 2003 1 vụ, nhưng trong năm công ty chỉ giải quyết bồi thường được 225 vụ. Tuy vậy, số tiền bồi thường vẫn tăng lên, cụ thể là 8569 triệu đồng, nên số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là 38,08 triệu đồng. Tỷ lệ bồi thường của năm 2004 lại giảm hơn so với năm 2003, giảm xuống còn 45,21%. Có thể thấy, năm 2004, công tác bồi thường đã được thực hiện khá tốt. Đó là do doanh thu phí bảo hiểm gốc đã tăng cao hơn. Mặt khác là đã làm tốt công tác giám định nên công ty đã xác định được số tiền bồi thường hợp lý cho khách hàng. - Năm 2005: số vụ khiếu nại trong năm tăng lên đáng kể 274 vụ, tăng 44 vụ so với năm 2004, kể cả số vụ khiếu nại còn tồn đọng năm trước, công ty đã giải quyết được 277 vụ, để tồn đọng sang năm sau 2 vụ. Không những thế số tiền bồi thường của năm nay cũng tăng lên rất cao, 11.798 triệu đồng, số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là 42,49 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường cao nhất trong cả giai đoạn 52,31%. Nguyên nhân của tình trạng này là, trong năm công ty phải giải quyết bồi thường cho một số vụ tổn thất lớn xảy ra, công tác đề phòng rủi ro và hạn chế tổn thất thực hiện không được tốt, để cho số vụ tổn thất xảy ra quá nhiều, nằm ngoài dự đoán của công ty. - Năm 2006: Số vụ khiếu nại phát sinh trong năm là 284 vụ, số vụ khiếu nại thực tế giải quyết được là 283 vụ, kể cả số vụ tồn đọng của năm 2005. Như vậy, công ty còn để tồn đọng sang năm 2007 3 vụ. Số tiền bồi thường là 12.862 triệu đồng, chỉ cao hơn năn 2005 là 1073 triệu đồng, số vụ bồi thường là 283 vụ, tỷ lệ bồi thường giảm xuống so với năm 2005, chỉ còn 45,44%, thấp thứ nhì trong cả giai đoạn. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là vì công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện rất tốt, hạn chế được số vụ khiếu nại không chính xác, đảm bảo số tiền bồi thường được chi trả một cách công bằng, khách quan và chính xác. - Năm 2007, tỷ lệ bồi thường là 48,87%. Số vụ khiếu nại giải quyết trong năm là 293 vụ, còn tồn đọng 2 vụ; số tiền bồi thường là 15275 triệu đồng, cao nhất trong cả giai đoạn, gấp đôi so với năm 2003, số vụ bồi thường bình quân 1 vụ là 52,13 triệu đồng. Nguyên nhân là trong năm công ty phải giải quyết bồi thường cho một số vụ tổn thất lớn xảy ra. Hơn nữa, năm 2007 là năm diễn ra hiện tượng cạnh tranh ác liệt trong ngành, nhiều công ty bảo hiểm đua nhau giảm phí, mở rộng hơn điều kiện bảo hiểm mà không nghĩ đến hậu quả. Hành động này tác động xấu đến môi trường hoạt động của bảo hiểm hoả hoạn nói riêng và toàn ngành bảo hiểm nói chung. Tóm lại, công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của PJICO trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự tốt, vẫn để duy trì tình trạng tỷ lệ bồi thường còn tương đối cao. Chính vì vậy, PJICO nên nghiên cứu tìm hiểu ra điểm hạn chế để kịp thời đưa những giải pháp phù hợp và kịp thời góp phần nâng cao vị thế của công ty trên thị trường bảo hiểm hoả hoạn nói riêng và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung 2.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO Bảng7: Hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Số vụ khiếu nại năm trước chuyển sang vụ 0 0 5 2 3 Số vụ khiếu nại phát sinh trong năm vụ 231 230 274 284 292 Số vụ khiếu nại thực tế giải quyết vụ 231 225 277 283 293 Số vụ tồn đọng vụ 0 5 2 3 2 Tỷ lệ giải quyết bồi thường % 100 97,8 99,3 98,9 99,3 Chi phí giám định Tr. đồng 806,6 909,84 1185,1 1265,1 1451,2 Chi phí giám định bình quân một vụ Tr.đồng 3,5 4,0 4,3 4,5 4,9 Hiệu quả giám định vụ/Tr.đồng 0,3 0,2 0,2 0,2 0,2 Doanh thu phí Tr.đồng 16132 18955 22550 25975 31225 Số tiền bồi thường Tr.đồng 7896 8569 11798 11862 15275 Tỷ lệ bồi thường % 48,95 45,21 52,31 45,44 52,13 Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ Tr.đồng/vụ 34,2 38,1 42,6 41,9 52,1 (Nguồn: Phòng bảo hiểm tài sản –PJICO) Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác giám định và bồi thường tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của công ty chưa thực sự tốt. Tỷ lệ giải quyết bồi thường tuy khá cao, hàng năm đều đạt gần 100%, riêng có năm 2003 đạt tới 100% nhưng chi phí giám định và chi phí giám định bình quân một vụ đều tăng qua các năm. Đó là do số vụ phát sinh khiếu nại tăng cũng như tổn thất phức tạp hơn, công ty phải thuê giám định bên ngoài nên chi phí cao hơn. Tuy vậy chi phí bình quân một vụ tổn thất của công ty cũng chưa phải là cao, chỉ khoảng từ 4 đến 5 triệu đồng cho giám định một vụ. Số tiền bồi thường cho các vụ tổn thất tăng nhanh trong những năm gần đây. Số tiền bồi thường năm 2007 đã gấp hai lần số tiền bồi thường của năm 2003, mặc dù số vụ khiếu nại chỉ tăng lên 61 vụ. Số tiền bồi thường tăng không hẳn do công tác đề phòng không tốt mà chủ yếu là do công ty mở rộng khai thác, số hợp đồng khai thác được nhiều hơn. Nhưng, nhìn chung tỷ lệ bồi thường của công ty trong thời gian qua là cao, năm 2003 là 48,95%; năm 2004 giảm xuống còn 45,21%; đến năm 2005 tỷ lệ này cao hơn hẳn những năm trước 52,31%; năm 2007 cũng cao như vậy. Qua kết quả phân tích trên, ta có thể thấy việc triển khai công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của công ty nhìn chung là chưa thực sự tốt. Công tác giám định và bồi thường là khâu vô cùng quan trọng của quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn, ở nghiệp vụ này khi tổn thất xảy ra thường rất lớn. Vì vậy, công ty nên nghiên cứu tìm hiểu ra điểm yếu để đưa ra các giải pháp kịp thời góp phần giữ vững vị thế của công ty trên thị trường bảo hiểm hoả hoạn hiện nay. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO 1. Phương hướng và nhiệm vụ của PJICO trong năm 2008 1.1. Đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008 1.1.1. Những yếu tố thuận lợi: -- Năm 2008 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, Chính phủ đặt ra những mục tiêu rất cao; hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế- xã hội toàn giai đoạn, đưa Việt Nam ra khỏi ngưỡng đói nghèo. Qua đây thuận lợi cho phát triển bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, hàng hoá. -- Đã có đủ các cơ sở pháp lý hướng dẫn việc thực hiện quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tạo điều kiện khai thác bảo hiểm cháy nổ trong năm 2008. -- Mức sống và ý thức tham gia bảo hiểm của người dân tiếp tục được cải thiện, thuận lợi cho phát triển các loại hình bảo hiểm bán lẻ (ô tô, xe máy, con người,...). -- Môi trường đầu tư tài chính ngày càng phát triển, tạo thêm các cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp bảo hiểm. 1.1.2. Những khó khăn và thách thức: -- Sự ra đời của các công ty mới thành lập như bảo hiểm Quân đội, Bảo Nông,... làm cho việc cạnh tranh trên thị trường này càng thêm gay gắt. -- Năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong tốp đầu sau khi cổ phần hoá như Bảo Việt và đặc biệt là PVI được nâng cao. -- Sự thu hút lao động từ các công ty mới thành lập và các công ty đang trong quá trình mở rộng mạng lưới dẫn tới việc các công ty đang trong quá trình phát triển ổn định trong đó có PJICO cần có chế độ đãi ngộ thích hợp để giữ được nguồn lao động có khả năng. -- Bắt đầu 01/01/2008, không còn hạn chế các công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia thị trường bảo hiểm trong nước. Với trình độ công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh dày dặn là khó khăn cần vượt qua đối với các công ty bảo hiểm trong nước trong đó có PJICO. 1.2. Mục tiêu và phương hướng năm 2008 1.2.1. Những định hướng chung và các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản năm 2008: Định hướng chung: -- Tăng vốn từ 336 tỷ lên 500 tỷ đồng, chuẩn bị các bước cần thiết để chuyển đổi lên mô hình Tổng công ty. -- Tổng doanh thu phấn đấu tăng 20% so với 2007. -- Lợi nhuận phấn đấu tăng trưởng 100% (ứng với mức vốn 500 tỷ đồng). -- Có chương trình đầu tư lớn phát triển thương hiệu. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản: -- Tổng thu kinh doanh: 1.250 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc: 1020 tỷ đồng. -- Lợi nhuận trước thuế: 100 tỷ đồng. 1.2.2. Những định hướng cụ thể: Nghiệp vụ xe cơ giới: Mục tiêu doanh thu 477 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm mô tô xe máy đặt mục tiêu doanh thu 160 tỷ đồng, bằng 69% thực hiện 2007 và gấp đôi so với năm 2006; Bảo hiểm ô tô: 317 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với thực hiện 2007. Bao gồm: -- Bảo hiểm xe máy năm 2008 sẽ gặp nhiều khó khăn do năm 2007 nhiều khách hàng đã tham gia bảo hiểm 2 năm để lấy mũ bảo hiểm. Để đạt được 160 tỷ đồng, công ty cần phải tiếp tục cơ chế khoán mạnh và có các chính sách khuyến mãi, phát triển thị trường thích hợp. --Bảo hiểm ô tô cũng cần có cơ chế khoán mạnh nhưng phải có biện pháp để vẫn đảm bảo sức cạnh tranh về cơ chế chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Bảo hiểm con người: Mục tiêu doanh thu 100 tỷ đồng tăng 25% so với 2007 trong đó: học sinh là 50 tỷ, con người khác là 50 tỷ đồng.Bảo hiểm học sinh , sinh viên có thể đã gần tới điểm bão hoà, không thể hy vọng có tăng trưởng đột biến, vì vậy công ty sẽ tập trung sức mạnh hơn vào triển khai các sản phẩm mới như: Bảo hiểm sức khoẻ mức cao; bảo hiểm tai nạn con người có bổ sung thêm các dịch vụ giá trị gia tăng; hỗ trợ y tế khẩn cấp... Để mở rộng thị phần bảo hiểm du lịc của PJICO, công ty sẽ giao cho các phòng khai thác chủ động cấp đơn bảo hiểm ngắn hạn, bảo an công chức. Bảo hiểm hàng hoá: Mục tiêu doanh thu là 108 tỷ đồng tăng trưởng 20%. Công ty có kế hoạch quay lại thị trường bảo hiểm hàng xá, tăng thêm cơ chế khoán, tận dụng nhiều hơn nữa cơ hội thị trường bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu. Để đạt được điêu này công ty đã đề ra cá phương án: -- Tổ chức tốt khâu khai thác bán hàng theo hướng: lựa chọn các khách hàng có uy tín và mở rộng các khách hàng kinh doanh các mặt hàng chiến lược như: sắt thép, xăng dầu, máy móc thiết bị,... -- Tăng cường đào tạo cán bộ đặc biệt là các khu vực trọng điểm. -- Tăng cường mạnh các kênh khai thác qua môi giới. -- Xem xét cơ chế chính sách riêng cho thị trường trọng điểm Sài Gòn và đẩy mạnh việc chỉ đạo, đôn đốc công tác khai thác của thị trường này. Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ: mục tiêu doanh thu là 130 tỷ tăng 28% so với 2007 và giữ tỷ lệ bồi thường ở mức dưới 40%. Công ty tiếp tục tập trung đẩy mạnh vào bảo hiểm tàu biển, phấn đấu khai thác bảo hiểm được thêm 3-5 tàu mới. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác tàu thuỷ nội địa, có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp hơn với thị trường. Bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, trách nhiệm, bảo hiểm khác: Mục tiêu đạt doanh thu 205 tỷ tăng 38% so với 2007, trong đó bảo hiểm cháy nổ đặt mục tiêu tăng trưởng từ 60%-70%. Ngoài việc tiếp tục đào tạo một đội ngũ cán bộ chất lượng công ty sẽ thực hiện các chương trình tuyên truyền quảng cáo cho các sản phẩm. 1.2.3. Một số mục tiêu cho công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn Một trong những lĩnh vực kinh doanh sẽ được PJICO đẩy mạnh trong năm 2008 là bảo hiểm tài sản, cháy nổ. Thị trường bảo hiểm năm 2008 đã có đủ cơ sở pháp lý hướng dẫn việc thực hiện quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, điều này giúp các công ty bảo hiểm có thể đẩy mạnh khai thác bảo hiểm cháy nổ trong năm 2008. Chính vì vậy, để đảm bảo nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn có thể phát huy hết tiềm năng, công ty đã có một số mục tiêu cho công tác giám định và bồi thường tổn thất cho nghiệp vụ này như: - Đảm bảo công tác giám định và bồi thường tổn thất được thực hiện đúng như quy trình HD.24.5 của công ty ban hành 20/06/2007. - Đảm bảo mọi tổn thất được khách hàng thông báo phải được giám định một cách nhanh chóng và kịp thời, tạo niềm tin cho khách hàng. - Luôn tạo ra bầu không khí tin cậy và hợp tác khi thực hiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. - Tăng tỷ trọng số vụ khiếu nại do PJICO thực hiện lên trên con số 40%. - Giảm thiểu số vụ khiếu nại thực hiện sai sót, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ này. 2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO 2.1. Một số kiến nghị 2.1.1. Đối với Nhà nước Thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam so với các nước phát triển trên thế giới thì còn rất non trẻ nên còn rất yếu kém về vốn, kĩ thuật, khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm còn rất hạn hẹp… Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, luôn có sự cạnh tranh khắc nghiệt của những nước bảo hiểm nước ngoài với các công ty bảo hiểm trong nước. Vì thế đây là điểm khó khăn lớn cho các công ty bảo hiểm trong nước.Trước tình hình đó, để tạo thuận lợi cho các công ty kinh doanh bảo hiểm trong nước và hạn tổn thất do cháy xảy ra, năm 2001 Nhà nước đã ban hành luật PCCC và kinh doanh Bảo hiểm. Đây là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhờ đó một số khách hàng tham gia bảo hiểm hoả hoạn ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là sau Nghị định 130/NĐ- CP ra ngày 08/11/2006 quy định về tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì có rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy. Vì vây, Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ, bảo vệ các công ty Việt Nam như: đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, đề ra các biện pháp để giảm bớt sự cạnh tranh, có chế tài ưu đãi tài chính để khuyến khích các công ty bảo hiểm nhận các hợp đồng lớn. Từ đó, người tham gia bảo hiểm đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam. Trong xu thế mở cửa hội nhập thị trường hiện nay thì Nhà nước cũng nên có những tính toán, cân nhắc đồng thời phải có những phương hướng để bảo vệ công ty bảo hiểm trong nước và quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài như yêu câu các tổ chức này không được giảm phí quá mức phí sàn ở Việt Nam, đưa ra các quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và nếu tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm nước ngoài thì chỉ được tham gia với một tỷ lệ nhất định… Theo luật PCCC ban hành ngày 29/06/2001 chỉ quy định đối với số doanh nghiệp đặc thù bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nhưng trên thực tế số doanh nghiệp này còn chiếm một tỷ lệ rất ít so với tổng doanh nghiệp hiện nay có ở Việt Nam, chưa kể đến một số doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia nhưng vẫn cố tình tránh né nếu không có biện pháp quản lý. Vì vậy, Nhà nước nên đưa bảo hiểm hỏa hoạn vào loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, và coi đây là khoản chi phí bắt buộc mà doanh nghiệp phải trích ra hàng năm. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên đưa ra các chế tài để quản lý chặt chẽ đối với những trường hợp cố tình không tham gia bảo hiểm, ví dụ như thu hồi giấy phép kinh doanh…còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì cần có những quy định rõ ràng hơn. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCCC thì Nhà nước cũng phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân về PCCC bằng cách thiết lập các chương trình hấp dẫn và gây chú ý cho mọi người trên phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tạp chí, truyền hình, áp phích, tờ rơi…) các hình thức hội nghị, hội thảo… Công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường vì lúc đó khi cán bộ xuống cơ sở thì người tham gia bảo hiểm sẽ nhanh chóng nắm được kĩ thuật PCCC, vậy nên công việc của cán bộ bảo hiểm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhà nước cũng cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập hiện nay thì công ty bảo hiểm sẽ có cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhà nước nên có hình thức phổ biến rõ ràng hơn đối với các quy định mới, ví dụ như đối với Nghị đinh 130 vừa qua chưa được áp dụng một cách triệt để vì Nhà nước chưa quán triệt được các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm cháy. Vì thế Nhà nước cần có những biện pháp tích cực hơn nữa 2.1.2. Đối với PJICO Trước tiên, do trình độ hiểu biết chung của người Việt Nam về PCCC và bảo hiểm hoả hoạn còn rất hạn chế, một số doanh nghiệp chỉ nắm về tình hình kinh doanh chứ không quan tâm tới việc PCCC và khắc phục hậu quả sau cháy. Vì thế sau Nghị định 130/NĐ-CP ngày 08/11/2006 thì rất nhiều doanh nghiệp tổ chức thuộc diện tham gia bảo hiểm cháy bắt buộc nhưng họ vẫn có thái độ thờ ơ hoặc cố tình tránh né. Đây cũng là một điểm khó khăn cho công tác đánh giá và quản lý rủi ro khi cán bộ khai thác viên tiếp xúc với khách hàng. Vì thế, công ty nên có những chương trình tuyên truyền lớn trên phương tiện thông tinh đại chúng với nội dung dễ hiểu để người dân có thể được biết rõ hơn về PCCC và những quyền lợi và nhiệm vụ của mình khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn. Ngoài ra , công ty có thể mở riêng một trang web hoặc diễn đàn để có thể tư vấn cho khách hàng hoặc để khách hàng ở xa có thể dễ dàng hơn khi tiếp xúc với thông tin và có thể đăng kí bảo hiểm nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, một vấn đề công ty cần quan tâm đó chính là công tác PCCC của đơn vị tham gia bảo hiểm. Công tác giám định và bồi thường tổn thất không chỉ mang lại cho công ty bảo hiểm hiệu quả kinh doanh mà còn cho người tham gia bảo hiểm thấy được tính nhân văn cao cả của bảo hiểm. Vì thế công ty cần phải : - Thường xuyên xuống cơ sở, đơn vị tham gia bảo hiểm để xem xét và kiến nghị công tác để đề phòng và hạn chế tổn thất, sau đó mới cấp đơn bảo hiểm. Cán bộ của công ty phối hợp cùng với cảnh sát PCCC thành phố đi kiểm tra bao quát toàn bộ cơ quan, đơn vị tham gia bảo hiểm cháy. - Công ty nên trích một khoản kinh phí để mở một chương trình đào tạo về PCCC cho tất cả các đơn vị tham gia bảo hiểm và hướng dẫn cho họ về công tác an toàn, đề phòng hạn chế tổn thất để có thể chủ động trong những trường hợp rủi ro xảy ra - Công ty cần giữ liên lạc thường xuyên với đơn vị tham gia để nắm bắt kịp tình hình và luôn có những phương án đề phòng hạn chế tổn thất kịp thời, tránh nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Cuối cùng, công ty nên giữ mối quan hệ với các tổ chức cá nhân có liên quan như: phòng cảnh sát PCCC, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng, các tổ chức chuyên môn kỹ thuật… để phối hợp trong công tác giám định và bồi thường trong trường hợp đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn, kĩ thuật phức tạp để đảm bảo bồi thường cho người tham gia bảo hiểm nhanh chóng, chính xác và khách quan nhất. 2.2. Một số giải pháp 2.2.1. Đối với nguồn nhân lực Ngày nay, khi thị trường ngày càng mở rộng, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đang có rất nhiều tiềm năng mở rộng, thì càng đòi hỏi cán bộ tham gia công tác giám định và bồi thường tổn thất phải có trình độ hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ cũng như quá trình sản xuất của máy móc tiên tiến. Chính vì vậy, công ty nên nâng cao trình độ chuyên môn và tác phong làm việc cho cán bộ tham gia công tác này. Đối với những cán bộ giỏi, công ty nên có những chế độ đãi ngộ hợp lý như khen thưởng, thăng chức, .. Có như vậy mới khuyến khích được nhân tài đồng thời tránh được tình trạng cán bộ khi đã có kinh nghiệm lại chuyển sang công ty cạnh tranh làm việc. Ngược lại, đối với những cán bộ làm việc không có trách nhiệm để xảy ra việc bồi thường không hợp lý do những quyết định chủ quan không dựa trên cơ sở khoa học của họ cũng như do không đánh giá rủi ro rõ ràng, hay cấu kết với khách hàng thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm, cong ty cần có những hình thức kỷ luật thích đáng như cảnh cáo hoặc ở mức độ cao thì có thể bắt bồi thường thiệt hại cho công ty và sa thải. Công ty nên tiến hành tuyển dụng thêm cán bộ thực hiện công tác giám định và bồi thường tổn thất không những chỉ đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn mà còn với các nghiệp vụ khác. Khi tuyển dụng mới các giám định viên, nên chú trọng đến việc tuyển dụng những người tốt nghiệp chính quy chuyên ngành bảo hiểm hay chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật. Như vậy công tác bồi dưỡng cán bộ sau này sẽ đơn giản hơn vì họ đã có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ này. Đồng thời khi tuyển dụng nên ưu tiên những người đã có kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Bên cạnh đó, công ty cũng nên chú trọng thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm, năng lực và trình độ. Ngoài ra, tất cả các cán bộ, đại lý đảm nhận khâu khai thác, đánh giá rủi ro, đề đặc biệt là cán bộ làm công tác giám định bồi thường cần được đào tạo và thường xuyên đào tạo lại bằng cách công ty có thể mời các chuyên gia về giới thiệu, bổ sung các kiến thức hoả hoạn hoặc là tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ có mời các chuyên gia giởi trong nước cũng như nước ngoài về đào tạo cho các cán bộ; trang bị những kiến thức và thông tin mới về thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm hoả hoạn nói riêng, để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 2.2.2. Về mặt trang thiết bị Có thể thấy, một trong những hạn chế hiệu quả của công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn là do khan hiếm các thiết bị để phục vụ công tác này. Hiện nay công ty chỉ mới có thể trang bị những thiết bị như máy ảnh, máy quay phim mà chưa thể đáp ứng những dụng cụ tiên tiến nhưng lại rất cần thiết cho quá trình giám định và bồi thường tổn thất như: máy đo độ ẩm, máy đo độ rung, máy đo phóng xạ…. Vì thế nếu như công ty có thể dành ra một nguồn kinh phí để mua sắm các thiết bị này thì chắc chắn hiệu quả của công tác này cũng như công tác đánh giá rủi ro sẽ được nâng lên rất nhiều. 2.2.3. Về mặt thông tin Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một đòi hỏi thiết yếu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Trong kinh doanh bảo hiểm nhu cầu trao đổi và khai thác thông tin giữa các nhà bảo hiểm với các đối tác, khách hàng, giữa các phòng ban với nhau, giữa các nghiệp vụ trong công ty là vô cùng lớn. Công ty luôn luôn phải nắm bắt được những thông tin mới nhất về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh và về tình hình thị trường để có những phương hướng xử lý kịp thời. Vì thế, việc hiện đại hoá công nghệ thông tin phục vụ công tác đề phòng, hạn chế tổn thất và công tác giám định bồi thường lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. KẾT LUẬN Khi mà nền kinh tế phát triển ngày càng chóng mặt, hội nhập kinh tế thế giới như một xu thế tất yếu của thời đại. Với việc Việt Nam gia nhập vào WTO thì những cơ hội cũng như thách thức đối với các công ty bảo hiểm cả nước nói chung và với PJICO nói riêng ngày càng lớn. Việc thích nghi để tồn tại với những thách thức đó đang là vấn đề cần quan tâm rất lớn của công ty. Cùng với sự ra đời của luật kinh doanh bảo hiểm thì hành lang pháp lí đối với công ty ngày càng vững vàng , do đó hoạt động của công ty cũng được đảm bảo hơn. Chính vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao công tác giám định và bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO đang là vấn đề cấp thiết. Đòi hỏi công ty cần có sự cải cách, xây dựng hệ thống mạng lưới đại lý, nhân sự để PJICO trở thành nhà bảo hiểm có chất lượng dịch vụ bảo hiểm tốt nhất, đống đều và ổn định trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hoạch định và thực hiện chiến lược đầu tư một cách bài bản và khoa học để bảo hiểm hoả hoản trở thành một trong những nghiệp vụ đem lại những lợi ích chủ yếu cho công ty trong thời gian tới, khi mà thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, phát triển nhanh, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại hình bảo hiểm mới. Điều này khiến cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, đồng thời mở ra cơ hội lớn hơn nếu biết cách tiếp cận và thích ứng với nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Bảo hiểm - Bộ môn Kinh tế bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bộ môn Kinh tế bảo hiểm – Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Tạp chí Bảo hiểm – Tái bảo hiểm số 2 năm 2006, số 4 năm 2007 - Bản cáo bạch của PJICO - Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2007 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28566.doc
Tài liệu liên quan