Công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. Thực trạng & Giải pháp

Mở đầu Ngân hàng là ngành kinh tế tổng hợp huyết mạch của đất nước, là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược giữ vững định hướng trong quá trình phát triển đất nước. Hoạt động tiền tệ, tín dụng Ngân hàng luôn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế của một quốc gia. 10 năm đối mới của nền kinh tế Việt Nam cho ta thấy rõ điều đó. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ tài chính quốc gia phải

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng vào việc tạo vốn và sử dụng vố có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ. “Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả” là những vấn đề đang được quan tâm. Trong chương trình hoạt động của ngành Ngân hàng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đề ra 4 định hướng lớn từ nay đến 2005. Một trong 4 định hướng đó là việc đáp ứng vốn, huy động vốn của toàn dân cho đầu tư phát triển đất nước. Đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn, tranh thủ vào các nguồn vốn vay của các tổ chức và Ngân hàng quốc tế, triển khai nhanh và có hiệu quả các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ, thực hiện phương châm “Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng“. Để thực hiện thành công mục tiêu do Đảng đề ra, ngành Ngân hàng Việt Nam, cụ thể là các Ngân hàng thương mại trong đó các Ngân hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò chủ đạo và chủ lực thông qua những hình thức và biện pháp khác nhau nhằm đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long là trung tâm giao dịch của hệ thống Ngân hàng. Sau một thời gian hoạt động đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng. Trong đó phải kể đến thành tích đáng kể trong công tác huy động vốn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, cá nhân và không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao nguồn vốn của Ngân hàng nhằm góp phần tích cực hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại, em đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. Thực trạng và giải pháp “ làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài những bảng biểu và một số tài liệu tham khảo khác bản khoá luận được bố cục với các nội dung chính sau đây: Chương 1: Ngân hàng thương mại và những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. Đề tài nghiên cứu là một lĩnh vực phức tạp. Do còn bị hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên vấn đề nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của cơ quan thực tế, của các thầy giáo, cô giáo để cho công tác nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Chương 1 Ngân hàng thương mại và những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Khái quát về Ngân hàng thương mại * Ngân hàng thương mại Theo pháp lênh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 25/04/1990 (điều 1 khoản 1), Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán ” * Các chức năng của Ngân hàng thương mại + Chức năng trung gian tín dụng + Chức năng trung gian thanh toán + Chức năng tạo tiền 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Thứ nhất: Ngân hàng thương mại cùng với hoạt động huy động vốn và cho vay đã giải quyết mâu thuẩn về tỷ trọng thiếu vốn và thừa vốn tạm thời trong nền kinh tế. Thứ hai: Ngân hàng thương mại góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Thứ ba: Ngân hàng thương mại khuyến khích tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư bằng lãi suất Thứ tư: Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ và phát triển kinh tế vùng trong một quốc gia. Thứ năm: Ngân hàng hoạt động có hiệu quả góp phần chống lạm phát, tạo nên công bằng, ổn định kinh tế xã hội. Thứ sáu: Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các nước, tạo nên môi trườg quyết định phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan. 1.2 Nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại * Khái niệm chung về nguồn vốn Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. * Phân loại nguồn vốn: Căn cứ vào chu kỳ chu chuyển vốn, người ta chia vốn thành 2 loại: Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn * Vai trò của việc thu hút nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. + Nguồn vốn là cơ sở để Ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi vì với đặc trưng và hoạt động của Ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại. + Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn của Ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. + Việc huy động được nhiều nguồn vốn quyết định năng lực hạch toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường. Với tiềm năng vốn lớn, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của Ngân hàng trên thương trường. + Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Vốn của Ngân hàng lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường và chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt tăng mức cạnh tranh của Ngân hàng. 1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại + Nguồn vốn tự có + Nguồn vốn huy động + Nguồn vốn đi vay + Nguồn vốn khác * Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại Huy động qua các hình thức nhận tiền gửi Huy động qua phát hành các công cụ nợ của Ngân hàng Nguồn vốn đi vay 1.2.3. Chính sách của Ngân hàng nhằm tăng khả năng thu hút vốn. Chính sách lãi suất cạnh tranh Chính sách khách hàng Chính sách sản phẩm Chính sách quảng cáo tiếp thị Chính sách cán bộ Công nghệ Ngân hàng Chính sách về cho vay Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long 2.1. Một số nét khái quát về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long 2.1.1. Sơ lước quá trình hình thành của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long * Sự ra đời của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long * Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long * Hoạt động huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 So sánh 98,99 So sánh 99,2000 Tổng nguồn vốn huy động 1.Tiền gửi của TCKT 2.Tiền gửi tiết kiệm 3.Tiền vay NHĐT&PTVN 4. Phát hành trái phiếu 359.995 173.748 53.667 112.760 9.820 391.478 185.840 58.736 132.990 13.912 425.360 200.955 63.282 145.778 15.345 31.483 12.092 5.069 10.230 4.092 33.882 15.115 4.546 12.788 1.433 Vốn huy động của năm 2000 tăng lên nhiều so với năm 1998 và 1999. Bằng các nghiệp vụ huy động vốn như huy động vốn trên tài khoản tiền gửi của các đơn vị và các tổ chức kinh tế thông qua việc mở rộng phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đưa ra các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn với mức lãi suất hợp lý cùng với việc phát hành trái phiếu khi cần thiết để đáp ứng vốn cho nền kinh tế, nhằm thu hút tiền nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, từ trong dân cư. * Hoạt động sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 So sánh 98-99 So sánh 99-2000 Tổng doanh số cho vay Tổng doanh số thu nợ Tổng dư nợ cho vay 370.104 337.969 356.004 404.823 372.087 388.740 453.510 412.590 429.660 34.719 34.118 32.736 48.687 40.503 40.920 Năm 1999: Tổng doanh số cho vay tăng: 34.719 triệu so với năm 1998 Tổng doanh số thu nợ tăng: 34.118 triệu so với năm 1998 Tổng dư nợ cho vay tăng: 32.736 triệu so với năm 1998 Năm 2000: Tổng doanh số cho vay tăng: 48.687 triệu so với năm 1999 Tổng doanh số thu nợ tăng: 40.503 triệu so với năm 1999 Tổng dư nợ cho vay tăng: 40.920 triệu so với năm 1999 * Thực hiện dịch vụ Ngân hàng + Công tác bảo lãnh: Thực hiện việc bảo lãnh tại chi nhánh là những khách hàng đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh, chủ yếu thực hiện bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đến hết năm 2000 số lượng các công ty được Ngân hàng bảolãnh là 78 công ty với giá trị đạt 1869 tỷ đồng. + Thanh toán quốc tế: Đến hết năm 2000 chi nhánh có 200 L/C được thực hiện với giá trị là 1.100.000 USD. + Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ tính đến cuối năm 2000 đạt gần 1230.000 USD * Kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. - Thực hiện mục tiêu chiến lược + Về phục vụ khách hàng: Trong hoạt động, chi nhánh luôn mở rộng thị phần ở các khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới. + Về tốc độ tăng trưởng: . Năm 2000 huy động vốn đạt 263 tỷ, tăng so với năm 1998 là 8,7% . Về tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng đạt 429 tỷ tăng 10,5% so với năm 1999 . Về dịch vụ: Năm 2000 chi nhánh thu dịch vụ đạt 1300 triệu tăng hơn 17% so với năm 1999. . Tổng tài sản có đạt 650 tỷ tăng 50% so với năm 1999 + Về chất lượng dịch vụ và chất lượng hoạt động: Để phục vụ khách hàng tốt, nhanh, an toàn, chi nhánh đã từng bước hiện đại hoá công nghệ tin học, hiện nay chi nhánh có 2 máy chủ và 22 máy con đã nối mạng nội bộ cho các bộ phận và lãnh đạo để điều hành kinh doanh kịp thời. + Đổi mới toàn diện: Năm 2000 là năm chi nhánh thực hiện đổi mới sâu sắc toàn diện, đổi mới về tư tưởng, về hành động, đổi mới về quản trị điều hành, đổi mới về phong cách giao tiếp. + Xây dựng những tập thể vững mạnh, đoàn kết nội bộ Chi nhánh đã thực hiện nguyên tắc: Dân biết - dân làm - dân bàn - dân kiểm tra nên đã giữ vững được khối lượng đoàn kết nhất trí trong Đảng cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. - Thực hiện chỉ tiêu kinh doanh: Tổng tài sản: 650 tỷ, tăng trưởng 50%. Tổng dư nợ: 429 tỷ, tăng trưởng 10,5% Huy động vốn: 263 tỷ, tăng trưởng 8,7 % Thu dịch vụ: 1300 triệu tăng trưởng 17% Lợi nhuận trược thuế: 9 tỷ, tăng 70%. Nợ quá hạn: 0,16% 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long 2.2.1. Tổ chức công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long - Tổ chức các kênh huy động đạt hiệu quả cao + Huy động vốn trong nước + Huy động vốn nước ngoài - Tổ chức công tác huy động vốn thông qua nợ phối hợp giữa các phòng ban. 2.2.2. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long * Tiền gửi của tổ chức kinh tế Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Tổng nguồn 173.748 185.840 200.955 So sánh thời điểm sau so với trước 12.092 15.115 Tỷ lệ % sau so với trước 106,95% 108,13% Nhìn chung tiền gửi của các tổ chức kinh tế tương đối lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định. Năm 1999: 185.840 triệu đồng tăng 12.092 triệu đồng (6,95%) so với năm 1998. Năm 2000: 200.955 triệu đồng tăng 15.115 triệu đồng (8,13%) so với năm 1999. * Tiền gưỉ tiết kiệm: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Tổng nguồn 53.667 58.736 63.282 So sánh thời điểm sau so với trước 5.069 4.546 Tỷ lệ % sau so với trước 109,44% 107,73% Trong năm 2000, tuy lượng tiền gửi có tăng đôi chút về số tuyệt đối (tăng thêm 4546 triệu đồng) nhưng lại giảm tương đối (giảm gần 1,71%). Điều này có thể lý giải do sự ổn định trở lại của nền kinh tế nên người gửi muốn đầu tư kinh doanh, hoặc cũng có thể là sự dịch chuyển tương đối từ tiền tiết kiệm sang kỳ phiếu, trái phiếu khi lãi suất của những công cụ này hấp dẫn hơn. * Tiền vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Năm 1998 chi nhánh vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 122.760 triệu đồng so với năm 1998, chiếm 33,97% trong tổng nguồn huy động. Sang năm 2000 chi nhánh vay 145.778 triệu đồng, tăng 12.788 triệu đồng, chiếm 34,27% trong tổng nguồn vốn huy động. * Phát hành trái phiếu: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 Tổng nguồn 9820 13.912 15.345 So sánh thời điểm sau so với trước 4.092 1.433 Tỷ lệ % sau so với trước 141,6% 110,3% Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ sự biến động của công cụ trái phiếu qua các đợt huy động vốn năm 1998, 1999 và 2000 Năm 1999 huy động trái phiếu tăng 4092 triệu đồng, tăng 141,6% so với năm 1998, sang năm 2000, tăng thêm 1433 triệu đồng, tăng 110,3% sản phẩm với năm 1999. 2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long 2.3.1. Những kết quả đạt được Tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn. Chi nhánh đã năng động khơi tăng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng đảm bảo an toàn vốn và kinh doanh có lãi. Song song với việc hoạt động kinh doanh đối nội, chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, thu hút nguồn vốn nước ngoài vào đầu tư phát triển kinh tế đất nước. 2.3.2. Một số tồn tại trong công tác huy động vốn Tổng nguồn vốn của chi nhánh chưa đạt mức yêu cầu về vốn của toàn ngành nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn vẫn còn mang tính chất cổ truyền, chủ yếu là các hình thức huy động đơn thuần như tiền gưỉ tiết kiệm, trái phiếu. Lãi suất luôn thay đổi theo chiều hướng giảm dần đã ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền. Mạng lưới hoạt động còn hẹp, chưa thực hiện được kế hoạch mở rộng mạng lưới. 2.3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long * Những nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô + Môi trường kinh tế xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định. Căn bệnh giảm phát triển với triệu chứng rõ nhất là tốc độ lưu thông hàng hoá trong nước bị chững lại, thị trường bị thu hẹp, tốc độ chu chuyển vốn chậm. Chính những điều đó khiến người gửi tiền không hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế xã hội. + Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Ngoài hiện pháp là đạo luật cơ bản, những bộ luật căn bản cần thiết trong bộ luật kinh tế, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay như luật thương mại, luật toà án kinh tế.... cần tiếp tục được ban hành, sửa đổi và hoàn thiện. + Hạn chế trong chính sách tỷ giá + Thị trường tài chính phát triển ở mức độ thấp Trên thị trường tiền tệ, các hoạt động còn đơn giản, chủ yếu diễn ra trên thị trường tiền gửi, tín phiếu kho bạc. Thị trường vốn còn rất mong manh, chứa đựng nhiều rủi ro. + Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Hoạt động trong cơ chế thị trường, chi nhánh đang đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, đó là các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, liên doanh.... * Những nguyên nhân thuộc về khách hàng + Sợ mất tiền, mất giá do những bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước. Cuộc hủng hoảng kinh tế khu vực gần đây có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người dân. Chính vì thế mà nhiều người đã chuyển hết tiền gửi bằng nội tệ sang USD, tránh mất giá và hưởng chênh lệch tỷ giá. + Chưa quen với các hoạt động cũng như sử dụng các tiện ích của Ngân hàng. Phần lớn người dân cho rằng Ngân hàng đơn thuần chỉ là một tổ chức nhận tiền gửi và cho vay nên họ gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là để hưởng lãi suất chứ chưa quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. + Một số khách hàng chưa thật sự tin vào Ngân hàng Sự tham ô, hối lộ của các quan chức trong ngành Ngân hàng trong các vụ Tamexco, Epco – Minh Phụng ..... đã làm giảm lòng tin của dân cư vào hệ thống Ngân hàng. + Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm Một bộ phận dân cư có sự tiêu dùng vượt quá mức cần thiết. Bên cạnh đó, người dân lại có thói quen để tiền trong tủ hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ (USD) chiếm khoảng 44%. * Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng + Mức lãi suất huy động còn chưa thực sự hợp lý + Chưa phát triển được những sản phẩm huy động có nội dung và hình thức hấp dẫn. Sản phẩm huy đông của chi nhánh chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt, thông tin về khách hàng còn chậm, công tác tư vấn khách hàng còn chưa được hiệu quả. + Hình thức quảng cáo, tiếp thị còn nghèo nàn Hình thức quảng cáo của chi nhánh còn quá nghèo nàn, chỉ bó hẹp trên các tạp chí của ngành là chủ yếu. + Quy trình giao dịch chưa thực sự thuận lợi Thời gian thực hiện một nghiệp vụ phải mất ít nhất từ 10 đến 12 phút, còn khi rút tiền lại mất nhiều thời gian hơn thế. + Trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế Việc thực hiện nối mạng chủ yếu ở khâu kế toán. Cán bộ phòng nguồn vốn, tín dụng muốn lấy số liệu ở quầy giao dịch phải thông nguồn vốn, tín dụng muốn lấy số liệu ở quầy giao dịch phải thông nguồn vốn, tín dụng muốn lấy số liệu ở quầy giao dịch phải thông báo qua các phương tiện truyền tin khác thậm chí phải trực tiếp đi lấy. Chương 3: những giảI pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tạI chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thăng long. 3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long trong công tác huy động vốn những năm tiếp theo 3.1.1 Môi trường kinh doanh - Thuận lợi: + Thành quả kinh doanh của các năm 1999 – 2000 đã tạo uy tín cho chi nhánh + Được sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc, các đồng chí lãnh đạo khác. + Nội chi nhánh đoàn kết tốt + Có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng bạn - Khó khăn: + Cơ sở vật chất của chi nhánh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh + Sự cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác. + Năng lực cán bộ còn hạn chế. 3.1.2 Định hướng công tác nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long. Công tác nguồn vốn của ngân hàng phải được xuất phát từ nhu cầu vốn để kinh doanh và vốn cho vay của các dự án phát triển. Khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau. Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một tổng thể đồng bộ, thống nhất, nhịp nhàng. 3.2 Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long 3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất hợp lý + Tiếp tục xử lý lãi xuất theo cơ chế cạnh trạnh linh hoạt + Duy trì mức lãi suất giữa nguồn huy động trung dài hạn và ngắn hạn hợp lý + Quy định lãi suất huy động trung dài hạn bằng VND có bảo đảm bằng USD cao hơn lãi suất huy động bằng USD + Khuyến khích khách hàng duy trì số dư tài khoản bằng các lợi ích vất chất 3.2.2 áp dụng các loạI kỳ hạn, phương thức trả gốc và lãi + Đa dạng các kỳ hạn gửi với nhiều mức lãi suất khác nhau + Đa dạng hoá với phương thức trả lãi và gốc 3.2.3 Phát triển và hoàn thiện các hình thức huy động thee nguyên tắc bảo đảm giá trị ưu tiên thee thời gian +Triển khai thực hiện tiết kiệm gửi góp + Nghiên cứu áp dụng hình thức tiết kiêm rút định kỳ một số tiền bằng nhau + Triển khai hình thức tiết kiệm dưỡng lão + Triển khai hình thức tiết kiệm học đường + Phát triển hình thức mua bán gửi vàng tại ngân hàng + Cụ thể hoá hình thức chiết khấu các công cụ nợ 3.2.4 Phát triển TK cá nhân, phát hành séc các nhân, thẻ thanh toán + Mở rộng khuyến khích sử dụng séc cá nhân + Triển khai phát triển thẻ thanh toán 3.2.5 Tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng + Nâng cao hiệu quả dich vụ tư vấn + Nhanh chóng triển khai dich vụ Home Banking + Xúc tiến ứng dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ + Nâng cao chất lượng dich vụ chuyển tiền nhanh. 3.2.6 Thực hiện chính sách khách hàng mềm dẻo, linh hoạt 3.2.7 Tăng cường công tác thông tin quảng cáo 3.2.8 Tiếp tục hiện đạI hoá công nghệ ngân hàng 3.2.9 Tiếp tục cải tiến quy trình, mạng lưới, địa đIểm, thời gian giao dịch + Cải tiến quy trình giao dịch + Mở rộng mạng lưới giao dịch + Lựa chọn địa điểm giao dich phù hợp + Lựa chọn thời gian giao dich phù hợp 3.2.10 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 3.2.11 Thực hiện huy động vốn luôn phảI dựa trên cơ sở sử dụng vốn 3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn 3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ + Hoàn thiện môi trường pháp lý + Tạo thế ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô + Phát triển và hoàn thiện các định chế bảo hiểm tiền gửi 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước + Điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại + Tiếp tục chỉ đạo lãi xuất theo nguyên tắc thị trường + Duy trì và xây dựng chính sách tỷ giá hợp lý kết luận Rõ ràng, vấn đề cung ứng vốn cho nền kinh tế đang là một đòi hỏi rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, bởi vốn là nguồn đầu vào quyết định sự tăng trưởng và phát triển, là yếu tố tiên quyết nhằn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế, tiến nhanh, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta cần khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ trở thành “ kênh dẫn vốn quan trọng “, đóng vai trò chủ chốt trong nhu cầu giao lưu vốn của nền kinh tế. Chính vì vây, hệ thống ngân hàng thương mại cần đặt mục tiêu huy động vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội lên hàng đầu: ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì ở đó, lúc đó ngân hàng phải có mặt để phục vụ kịp thời Đề tài nghiên cứu đã thể hiện được những nội dung cơ bản sau đây: - Khái quát hoá được vấn đề có tính lý luận về nguồn vốn - Đi vào phản ánh thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng - Qua phân tích thực tiễn, đề tài rút ra được một số tồn tại (Trong đó có 9 tồn tại thuộc khách quan, 6 tồn tại thuộc chủ quan) - Kết quả chính đạt được thể hiện qua hệ thống các giải pháp, kiến nghị trong đó có 11 giải pháp và 3 kiến nghị. Hoàn thành bản khoá luận này, bản thân em mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc tháo gỡ những khó khăn về “ Công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long” Tuy nhiên vì đây là một vấn để phức tạp và bản thân là một sinh viên mới chỉ dừng lại nghiên cứu về lý luận cơ bản là chủ yếu, về kinh nghiệm thực tế còn có nhiều hạn chế nên bản khoá luận chưa thể đáp ứng đầy đủ mong muốn của cơ quan thực tế, của các thầy cô giáo và bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này để bản khoá luận được hoàn thiện hơn Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0752.doc
Tài liệu liên quan