Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và giải pháp

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH GỬI THẦY TRUNG ĐỀ TÀI :CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CHUNG CƯ TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHÓM THỰC HIỆN: 1.Ngô Thị Hồng Minh (nhóm trưởng) sdt: 0974024762 2.Hoàng Thị Tuyết 3.Mai Thị Kinh Thoa 4.Phạm Thị Hương 5.Nguyễn Mai Hương 6.Chử Thị Thu Hương 7.Vũ Thị Mai LỚP :BẤT ĐỘNG SẢN 50B Đề cương đề tài: “Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay: thực trạng và giải pháp”. A. LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục tiêu nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài có đối tượng là công tác quản lý của chủ đầu tư và nhà nước đối với các khu nhà chung cư tại Hà Nội hiện nay. 4. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan về chung cư. Chương 2: Thực trạng quản lý và cách giải quyết của chủ đầu tư và nhà nước tại các khu chung cư ở Hà Nội hiên nay. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chung cư tại Hà Nội. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ 1. Khái niệm chung vể chung cư cao tầng 2. Nhà ở chung cư cao tầng tại Hà Nội a. Nhà ở chung cư cao tầng thuộc sở hữu nhà nước. b. Nhà ở chung cư cao tầng tại các dự án xây dựng khu đô thị mới. c. Đặc điểm của chung cư cao tầng. 3. Vị trí của chung cư trong việc phát triển các đô thị hiện đại. 4. Những quy định pháp lý về quản lý chung cư + Giải thích từ ngữ về bộ phận ban quản lý chung cư. + Nội dung của việc quản lý sử dụng nhà chung cư. + Cơ cấu, tổ chức quản lý sử dụng nhà chung cư. + Quản lý vận hành nhà chung cư. + Bảo trì nhà chung cư. + Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng trong sử dụng nhà chung cư; những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư. + Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ TẠI CÁC KHU CHUNG CƯ Ở HÀ NỘI HIÊN NAY *). Tình hình phát triển chung cư ở các đô thị tại Hà Nội. *) Thực trạng quản lý chung cư tại các chung cư. I. Về mặt quy hoạch II. Về mặt hạ tầng kĩ thuật 1. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư cũ tại nội thành 2. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại khu nhà tái định cư 3. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư “bậc trung” 4. Thực trạng phát triển về chung cư tư nhân.  III . Về mặt đảm bảo an toàn cho người dân trong khu nhà chung cư 1. Thực trạng an toàn người dân ở một số khu nhà chung cư hiện nay. 2. Một số quy chế, quyết định, nghị định quản lý và sử dụng nhà ở chung cư đảm bảo an toàn cho người dân trong khu nhà chung cư. IV. Phí chung cư. -Thực trạng tính phí dịch vụ ở một số chun cư tại Hà Nội. - Một số luật liên quan tới tính phí dịch vụ quản lý chung cư. + Phương pháp xác định giá dịch vụ nhà chung cư: + Xác định giá dịch vụ nhà chung cư. + Quản lý giá dịch vụ nhà chung cư. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUNG CƯ TẠI HÀ NỘI KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU ۩ ۩ ۩ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay thì việc xây dựng lên các khu công nghiệp ngày càng nhiều và chiếm 1 phần lớn diện tích đất trong đó diện tích nhà ở của người dân cũng bị giải tỏa để phục vụ cho việc xây dựng này. Thay vào đó hàng loạt dự án xây dựng nhà ở, bao gồm các khu chung cư cao cấp, trung cấp và nhà ở xã hội, nhà cho công nhân, áp lực sốt giá nhà ở do cung không đủ cầu đang bị đẩy lùi. Nhiều chuyên gia nhận định, từ nay đến 2015, cơ hội người có nhu cầu tiếp cận nhà ở thực sự rõ nét với giá phải chăng, điều này cũng ngăn chặn tình trạng gom hàng đầu cơ.  Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã xây dựng và thực hiện chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả mới dừng ở mức độ các mô hình thí điểm, Hà Nội vẫn còn thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là đối với người nghèo, người thu nhập thấp, công chức, viên chức. Việc xây dựng các khu chung cư đang là vấn đề cấp thiết của không chỉ riêng chính quyền hà nội mà còn là mối quan tâm của dân cư trong thành phố. Sống trong chung cư đang trở thành trào lưu, nhất là với giới trẻ Hà Nội. Giá cả hợp lý, thiết kế hiện đại và môi trường sống thoáng đãng đã khiến mặt hàng chung cư bán được dù trong điều kiện thị trường nhà đất ảm đạm. Trong khi các khu chung cư được xây dựng lên thì vấn đề đặt ra việc quản lý các khu chung cư được tiến hành như thế nào? Bởi lẽ tại Hà Nội cũng như rất nhiều thành phố khác các vụ tai nạn ở chung cư thường xuyên xảy ra như hỏa hoạn, xuống cấp gây sập nhà… nhưng các vụ việc này giải quyết thế nào thì rất ít người được biết đến và trách nhiệm của các bên liên quan đến đâu?. Quản lý sử dụng và vận hành nhà chung cư cao tầng là lĩnh vực rất nhạy cảm và phức tạp thực trạng, hình thái nhà chung cư phát triển đa dạng, có nhà chung cư độc lập, có nhà chung cư hỗn hợp gồm văn phòng, siêu thị, nhà ở. Trong đó lại có sở hữu riêng của người mua, sở hữu riêng của chủ đầu tư... thế nhưng cơ sở pháp lý để chứng minh, xác định rõ quyền sở hữu chung, sở hữu riêng và quyền sử dụng chung chưa rõ. Mặt khác, tại Luật Nhà ở, ban quản trị do các chủ sở hữu bầu, có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn như thay mặt dân ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, bảo trì; thu và quản lý kinh phí vận hành; được bàn giao và quản lý tài khoản kinh phí bảo trì... Nhưng Ban quản trị lại không có tư cách pháp nhân nên không đủ thẩm quyền giải quyết những vấn đề nảy sinh trong vận hành, vì vậy trên thực tế chưa có chủ đầu tư dự án nào áp dụng quy định này. Ngoài những bất cập trong quy định còn có những bất cập xuất phát từ thực tiễn. Có thể thấy hầu hết nhà đầu tư dự báo sai hoặc không quan tâm xây dựng diện tích chung đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, trong khi cơ quan quản lý địa phương chưa hướng dẫn, giám sát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ để xe, nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Phương tiện đi lại, dừng đỗ tùy tiện trên sân chơi, vỉa hè mà không tổ chức nào quản lý. Trong khi các khu chung cư liên tục được xây dựng lên để giải quyết vấn đề nhà ở thì việc tìm hiểu thực trạng quản lý và đề ra các giải pháp cho các khu chung cư trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thời gian qua đã phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư nhưng việc giải quyết còn lúng túng, chủ yếu do văn bản pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố. Việc nghiên cứu này giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề chung cư. Vì vậy chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “Công tác quản lý các khu chung cư tại Hà Nội hiện nay: thực trạng và giải pháp”. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu hiệu quả là - Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý các khu chung cư để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại. -Trên cơ sở của việc đánh giá đề xuất những biện pháp để quản lý chung cư đạt hiệu quả cao hơn. - Tìm hiểu quản lý chung cư đã đi vào thực tế như thế nào? Từ đó rút ra những nội dung chưa phù hợp hoặc chưa hoàn chỉnh. * Yêu cầu - Nắm vững nội dung các quyết định về quản lý chung cư của nhà nước đối với các bên có liên quan. - Đảm bảo tính trung thực khách quan trong quá trình đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng đất đai đô thị. - Những kiến nghị đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thành đề tài, với góc độ của sinh viên khoa QTKD bất động sản và kinh tế tài nguyên, nhóm tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu đã học như: - Phương pháp điều tra dự báo - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp quy nạp diễn giải - Phương pháp diễn dịch Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài có đối tượng là công tác quản lý của chủ đầu tư và nhà nước đối với các khu nhà chung cư tại Hà Nội hiện nay. Chung cư là loại nhà ở có nhiều căn hộ khép kín ( tức là bảo đảm người ở thực hiện mọi hoạt động riêng tư trong đó) có không gian sử dụng chung như hành lang, cầu thang, thang máy… và các tiện ích chung như hệ thồng điện nước, thoát nước, điện thoại v.v. Chung cư có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đô thị hiện đại, bởi vì khi phát triển đô thị hóa và tập trung dân cư đông đúc chính là lúc nảy sinh vấn đề, nhu cầu (bức xúc về nhà ở, giá thành nhà ở, và các tiện ích công cộng khác...). Sự phát triển chung cư để tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm giá thành xây dựng, tạo cơ hội nhà ở cho nhiều người ở các tầng lớp khác nhau. Ngày 2/6/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 14 về phân hạng sử dụng nhà chung cư. Có tất cả bốn loại chung cư được phân hạng theo Thông tư này. Theo đó, nhà chung cư cao cấp (hạng 1) là hạng có chất luợng cao nhất, đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất luợng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo. Nhà chung cư hạng 2 là hạng có chất luợng sử dụng cao, đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất luợng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tuơng đối hoàn hảo. Nhà chung cư hạng 3 là nhà có chất lượng sử dụng khá cao, đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá. Cuối cùng là nhà chung cư có chất luợng sử dụng trung bình, đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất luợng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng.. Tại Hà Nội hiện nay tập trung chủ yếu là các khà chung cư loại 3 và loại 4. Bởi vậy đề tài sẽ giới hạn và đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về hai loại chung cư này. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục, tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chung cư Chương 2: Thực trạng quản lý và cách giải quyết của chủ đầu tư và nhà nước tại các khu chung cư ở Hà Nội hiên nay Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chung cư tại Hà Nội CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ ۩۩۩ 1. Khái niệm chung vể chung cư cao tầng Chung cư là loại nhà ở có nhiều căn hộ khép kín ( tức là bảo đảm người ở thực hiện mọi hoạt động riêng tư trong đó) có không gian sử dụng chung như hành lang, cầu thang, thang máy… và các tiện ích chung như hệ thồng điện nước, thoát nước, điện thoại v.v. Chung cư ít nhất có 2 tầng. Tại Hội nghị quốc tế về Kiến trúc năm 1972, nhà cao tầng (cao ốc) được phân thành 4 loại như sau: +Nhà cao tầng loại 1:      9~16 tầng  ( cao nhất không quá 50 m). +Nhà cao tầng loại 2:    17~25 tầng  ( cao nhất không quá 75 m). +Nhà cao tầng loại 3:    26~40 tầng  ( cao nhất không quá 100 m). +Nhà cao tầng loại 4:    > 40 tầng  ( cao hơn 100 m). Về mặt sử dụng, chung cư cao ốc có 3 loại hình: 1. Cao ốc chỉ có căn hộ (chung cư đơn thuần). 2. Cao ốc hỗn hợp: mấy tầng dưới mở rộng làm cửa hàng, các tầng trên hình tháp gồm các căn hộ. 3. Cao ốc đa năng: gồm có cửa hàng, văn phòng và căn hộ. Về mặt sở hữu, chung cư phân thành hai nhóm: + Chung cư cho thuê thuộc một chủ sở hữu + Chung cư sở hữu chung có nhiều chủ sở hữu. Chung cư cao ốc sở hữu chung là dạng chung cư hiện đang được phát triển mạnh mẽ tại nhiều đô thị nước ta. 2. Nhà ở chung cư cao tầng tại Hà Nội Nhà ở chung cư cao tầng tại Hà Nội bao gồm nhà ở chung cư cao tầng thuộc sở hữu nhà nước và nhà ở chung cư cao tầng thuộc khu đô thị mới. a. Nhà ở chung cư cao tầng thuộc sở hữu nhà nước: Nhà ở chung cư cao tầng thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nội được nhà nước xây dựng chủ yếu trong thời kỳ thực hiện ở cơ chế bao cấp nhà ở. Đây là giải pháp để giải quyết nhu cầu bức bách về chỗ ở cho người dân đô thị. b. Nhà ở chung cư cao tầng tại các dự án xây dựng khu đô thị mới: Nhà ở chung cư cao tầng tại các dự án xây dựng khu đô thị mới để bán hoặc cho thuê. c. Đặc điểm của chung cư cao tầng: Theo điều 239 Bộ Luật dân sự thì nhà chung cư có các đặc điểm sau: - Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu các căn hộ đó và không thể phân chia - Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diện tích và thiết bị chung - Trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ, thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền sử dụng diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật. 3. Vị trí của chung cư trong việc phát triển các đô thị hiện đại: Hiện nay, Việt Nam là nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi trình độ phát triển ở nông thôn rất chậm đã kéo theo các vấn đề xã hội như: việc làm, môi trường, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật , hạ tầng xã hội,… đặc biệt là vấn đề nhà ở đô thị, trong đó có vấn đề nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho một bộ phận đối tượng sinh viên mới ra trường chưa có điều kiện để tạo lập nhà ở …điều này đã và đang tạo ra sức ép rất lớn cho Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách về nhà ở. Mặt khác, tốc độ tăng dân số nhanh làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy, Nhà nước chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở đặc biệt là phát triển nhà ở cung cư cao tầng theo dự án. Đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình nhà chung cư mới, nhiều kiểu dáng đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng lên về chất lượng của nhân dân. Nhà ở chung cư cao tầng theo dự án được xây dựng đã tạo ra diện mạo mới cho đô thị văn minh với sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, với sự đồng bộ về cảnh quan môi trường nên đã được xã hội chấp nhận. Hơn nữa, xây dựng nhà chung cư cũng hình thành nếp sống đô thị văn minh, hiện đại. Đối với Việt Nam, chủ trương phát triển chung cư cao tầng sẽ tạo cơ hôị cho các ngành xây dựng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo nguồn ngân sách lớn cho nhà nước. Hiện Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều nhà chung cư với quy mô lớn, trong đó có những nhà cao tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp, vừa là chung cư vừa kinh doanh thương mại. Thời gian qua đã phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư nhưng việc giải quyết còn lúng túng, chủ yếu do văn bản pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố. 4. Những quy định pháp lý về quản lý chung cư: Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2008/ QĐ- BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. + Giải thích từ ngữ về bộ phận ban quản lý chung cư: - “Chủ đầu tư” là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý sử dụng vốn để thực hiện đầu tư xây dựng nhà chung cư theo quy định của pháp luật; là người trực tiếp bán các căn hộ trong nhà chung cư cho bên mua. - “ Đơn vị đang quản lý nhà chung cư” là tổ chức đang được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà chung cư đó. - “Chủ sở hữu nhà chung cư” là tổ chức, cá nhân đang sở hữu hợp pháp phần sở hữu riêng trong nhà chung cư. - “Người sử dụng nhà chung cư” là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp phần sở hữu riêng trong nhà chung cư. - “Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư” là đơn vị có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. + Nội dung của việc quản lý sử dụng nhà chung cư: Việc quản lý sử dụng nhà chung cư theo pháp luật hiện hành gồm các vấn đề sau: Quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm: quản lý việc điều khiển, duy trì hoạt động của hệ thống trang thiết bị (bao gồm thang máy, máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị khác) thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung của nhà chung cư; cung cấp các dịch vụ (bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác) đảm bảo cho nhà chung cư hoạt động bình thường. Việc vận hành nhà chung cư phải do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. Bảo trì nhà chung cư bao gồm việc duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn nhà chung cư nhằm duy trì chất lượng của nhà chung cư. Việc bảo trì được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng. Việc bảo trì nhà chung cư phải do tổ chức có tư cách pháp nhân và có chức năng về hoạt động xây dựng phù hợp với nội dung công việc bảo trì. Việc cải tạo, phá dỡ nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 81, 83, 84, 85, 86, 87, 88 và Điều 89 của Luật Nhà ở; Điều 55 và Điều 56 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở” (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2006/NĐ-CP) và Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03/7/2007 về “một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp”. Lưu trữ hồ sơ nhà chung cư: Chủ sở hữu nhà ở (đối với nhà chung cư có 01 chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu nhà chung cư) có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Nhà ở. Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư 1. Mọi nhà chung cư đều phải có Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư với những nội dung chính như sau: a) Trách nhiệm của các tổ chức (Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý nhà chung cư, doanh nghiệp quản lý vận hành và Ban quản trị) trong quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; b) Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp nhà chung cư; c) Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư; d) Các khoản phí, mức phí phải đóng góp dùng cho công tác quản lý vận hành, bảo trì nhà chung cư và các loại phí hợp lý khác; đ) Xác định danh mục, vị trí, diện tích và quy mô các phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; phần sở hữu, sử dụng chung trong và ngoài nhà chung cư; e) Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư và một số quy định khác. 2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu a) Trường hợp nhà chung cư được bán từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, trước khi bán, Chủ đầu tư xây dựng Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo cho Bên mua. Bản nội quy này được đính kèm theo và là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ, diện tích thuộc phần sở hữu riêng của nhà chung cư. b) Trường hợp nhà chung cư được bán trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành thì Chủ đầu tư hoặc Ban quản trị (nếu đã thành lập) hoặc đơn vị đang quản lý nhà chung cư có trách nhiệm soạn thảo Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định tại khoản 1 Điều này để thông qua trong Hội nghị nhà chung cư. Trong trường hợp này, Bản nội quy phải phù hợp với nội dung quyết định đầu tư, nội dung dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) và những thoả thuận, cam kết bằng văn bản giữa Bên bán và Bên mua khi ký hợp đồng mua bán căn hộ, diện tích thuộc phần sở hữu riêng của nhà chung cư (nếu có). 3. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu Chủ sở hữu nhà chung cư phải căn cứ vào những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này để xây dựng Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư phù hợp với điều kiện thực tế của nhà chung cư đó và thông báo công khai với người sử dụng nhà chung cư. + Cơ cấu, tổ chức quản lý sử dụng nhà chung cư: - Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong tổ chức quản lý sử dụng nhà chung cư - Hội nghị nhà chung cư - Ban quản trị nhà chung cư - Chủ đầu tư trong quản lý sử dụng nhà chung cư - Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư + Quản lý vận hành nhà chung cư: - Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và nghiệm thu, thanh toán, thanh lý hợp đồng dịch vụ - Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư trong vận hành nhà chung cư - Kinh phí quản lý vận hành phần sở hữu chung nhà chung cư + Bảo trì nhà chung cư - Nguyên tắc bảo trì nhà chung cư - Mức kinh phí đóng góp để bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư - Quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư +Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng trong sử dụng nhà chung cư; những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư - Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong sử dụng nhà chung cư - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà chung cư - Những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư - Những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 23 của Quy chế này phải được Ban quản trị hoặc Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư thông báo trực tiếp và công khai đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để biết và thựchiện. + Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm - Giải quyết tranh chấp: 1. Các tranh chấp liên quan tới quyền sở hữu trong nhà chung cư do Toà án giải quyết. 2. Các tranh chấp về quyền sử dụng trong nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở hoà giải nhưng phải đảm bảo các quy định của Quy chế này. Nếu không hoà giải được thì chuyển Toà án giải quyết. 3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự trong quá trình thực hiện quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này thì xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự. - Xử lý vi phạm 1. Xử lý các hành vi vi phạm Quy chế này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng nhà. 2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ TẠI CÁC KHU CHUNG CƯ Ở HÀ NỘI HIÊN NAY ۩ ۩ ۩ *). Tình hình phát triển chung cư ở các đô thị tại Hà Nội: Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp trong cả nước, việc phát triển nhà chung cư cao tầng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, nhà chung cư cao tầng ở các đô thị lớn đang được xây dựng với quy mô lớn, tốc độ phát triển nhanh. Và thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo số liệu Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, hiện tại các đô thị trên cả nước có hơn 3 triệu m2 nhà chung cư cũ (CCC) được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Riêng ở Hà Nội, có khoảng 23 KCC cũ từ 4 - 5 tầng, có tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 với trên 30.000 hộ, và 10 khu nhà ở tập thể thấp tầng. Theo số liệu thống kê ở Hà Nội của Sở Địa Chính Hà Nội năm 2002, nhà ở chung cư cao tầng (4-6 tầng ) gồm: 434 nhà ở 24 khu tâp thể, diện tích sàn xây dựng là: 920.195m2; 27.573 hợp đồng thuê nhà; 137.163 người. Còn theo thống kê của Sở Quy hoạch Kiến trúc, hiện nay thành phố Hà Nội đã có gần 200 công trình cao từ 9 tầng trở lên, chưa kể số chung cư 5-6 tầng được xây dựng mới, chủ yếu phục vụ công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng. Trong đó, cùng với những thành công của cả nước trong công tác xây dựng và quản lý nhà chung cư cao tầng, đầu quí I - 2004 Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị đã đưa vào vận hành 20 khối nhà chung cư cao tầng với tổng số 1.764 căn hộ, cụ thể như sau: Tên nhà Số căn hộ Số nhà xe Số tầng Diện tích kiốt ( m 2 ) Số thang máy Đang quản lý 1.764 17 236 6.758 40 I. Pháp Vân-Tứ Hiệp 462 10 57 1.636 12 NO3 110 1 12 288 2 NO4 64 1 9 232 2 NO5 64 1 9 232 2 NO6 80 1 9 212 2 NO7 64 2 9 306 2 NO8 80 2 9 364 2 II. XI-bán đảo Linh Đàm 244 6 39 361 6 OCT2 - đơn 1 66 2 12 95 2 OCT2 - đơn 2 112 2 15 171 2 OCT2 - đơn 3 66 2 12 95 2 III. Mỹ Đình II 1.058 11 140 4.761 22 CT1A - đơn 1 88 1 12 168 2 CT1A - đơn 2 126 1 15 434 2 CT2A 88 1 12 902 2 CT2B 84 1 15 141 2 CT3A 72 1 9 459 2 CT4 88 1 12 535 2 CT5 - đơn 1 99 1 12 601 2 CT5 - đơn 2 99 1 12 601 2 CT5 - đơn 3 140 1 15 420 2 CT5 - đơn 4 84 1 15 164 2 Nguồn: Phòng KHTH - Xí nghiệp quản lý nhà cao tầng Như vậy, trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã phát triển được nhiều nhà ở chung cư cao tầng, giải quyết chỗ ở cho mọi bộ phận dân cư của thành phố với chất lượng và tiện nghi ngày càng tiến bộ hơn. Với nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, chung cư trong đô thị hiện đại không chỉ thoả mãn nhu cầu ở thuần tuý mà còn phải đáp ứng đồng thời nhiều nhu cầu khác nhằm nâng cao không ngừng chất lượng môi trường cư trú, như quản trị, an ninh của cộng đồng dân cư trong một chung cư, nhu cầu sinh hoạt, văn hoá, giao tiếp cộng đồng, về không gian giao thông (kể cả giao thông tĩnh ), kho tàng và tiện nghi kỹ thuật khác. Đó chính là không gian công cộng trong chung cư. Việc tổ chức các không gian có chức năng công cộng như vậy đòi hỏi phải có những nghiên cứu nhất định sao cho vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn xây dựng, cũng như vừa phù hợp với xu thế phát triển chung, vừa phù hợp với tập quán dân tộc và các yếu tố tự nhiên khác có tính chất đặc thù của Việt Nam. Một toà nhà chung cư cao tầng hiện đại, về mặt lý thuyết phải đảm bảo không gian khép kín không chỉ trong từng căn hộ độc lập mà còn đòi hỏi sự hoàn chỉnh của toàn bộ toà nhà. Cuộc sống của cư dân trong toà nhà ngoài thời gian hoạt động xã hội, gần như gắn liền với căn hộ và các không gian có chức năng công cộng như: giao thông tĩnh, kho tàng, hệ thống cửa hàng, công trình thể thao, văn hoá, giải trí công cộng… Sự hoàn chỉnh của không gian chung của toà nhà phải đảm bảo hợp lý, dễ sử dụng song cũng đòi hỏi đảm bảo an toàn, an ninh cho cư dân và các tài sản của họ. Thực trạng nhà chung cư cao tầng trước kia tại Việt Nam chủ yếu để giải quyết các nhu cầu cấp thiết về diện tích ở, do vậy các công trình phụ trợ, không gian công cộng gắn liền với từng ngôi nhà, từng khu ở không được quan tâm đúng mức. Tại một số chung cư đã xây dựng tại Hà Nội trong các thập niên 60-80 của thế kỷ trước, nơi để xe đạp, xe máy… đều được các nhà thiết kế gắn liền với từng căn hộ tại không gian tiền phòng. Do sự phát triển đi lên của xã hội, phương tiện giao thông cá nhân ngày càng nhiều, người ta không thể đưa hết xe đạp, xe máy… lên các căn hộ như trước nữa, và các diện tích trông giữ xe công cộng đã hình thành. Việc tổ chức dịch vụ này hoàn toàn là tự phát do nhu cầu của cuộc sổng nên một số gia đình phải hy sinh diện tích sinh hoạt của mình để làm nơi trông giữ xe. Các không gian này không thuận lợi về sử dụng, không đảm bảo về an toàn, về phòng cháy, chữa cháy, an ninh… Nhu cầu và sự phát triển xã hội ngày càng tăng, các phương tiện giao thông cá nhân không chỉ còn là những chiếc xe đạp, xe máy… mà là xe ô tô… như vậy đòi hỏi phải có thêm diện tích cho loại phương tiện giao thông này; tốt nhất là liền kề hoặc nằm trong các nhà chung cư cao tầng. Giao thông bên trong nhà chung cư cao tầng trước đây thường là giao thông mở theo dạng hành lang bên, hoặc mở trực tiếp ra cầu thang chính, để tạo sự thông thoáng và lấy ánh sáng. việc tổ chức như vậy gây nhiều bất tiện trong sử dụng, hoặc bố trí được rất ít căn hộ trong một tầng. Chung cư cao tầng hiện đại ngày càng vươn cao là xu hướng tất yếu. Diện tích các căn hộ cũng lớn lên tối thiểu là 40-50m2 sàn, mức cao có thể lên tới 120- 150m2 sàn hoặc hơn nữa. Do sự phát triển của công nghệ thi công, tổ chức mặt bằng điển hình ngày càng lớn, do vậy giao thông cũng phải tương xứng, đủ số lượng thang máy thang bộ (chống và thoát hiểm). Tổ chức không gian giao thông này không thể tiếp xúc toàn bộ với thiên nhiên nên vấn đề thông thoáng, lấy ánh sang phù hợp với đặc thù khí hậu Việt Nam cũng là một yếu tố quan trọng cần sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Việc tân dụng chiều sâu của móng để xây dựng các tầng ngầm phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh, kho tàng cùng các hệ thống kỹ thuật khác của toà nhà đòi hỏi phải được tính toán, tổ chức hợp lý. Hệ thống thu rác cho các căn hộ là không thể thiếu. Người ở có thể sử dụng giao thông ngang trong từng tầng đó đưa rác tới nơi tập trung và thông qua hệ thống ống kỹ thuật theo phương thức đứng để tập trung tại vị trí thích hợp và được chuyển đi bằng các phương tiện đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tăng. Sau thời gian làm việc, ngoài các nhu cầu nghỉ ngơi tại chỗ trong căn hộ của mình, còn có các nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt văn hoá, thể thoa thư giãn… Với số hộ dân cư đông đúc của một toà nhà chung cư cao tầng hiện đại, xây dựng các công trình thể thao, giải trí để kinh doanh là một giải pháp có tính khả thi cao. Tại đây, ngoài việc thoả mãn các nhu cầu thể thao, giải trí, các cư dân trong một toà nhà còn có điều kiện gặp gỡ thân mật trong tình xóm láng giềng thân thiết vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Như vậy, việc nghiên cứu các loại hình không gian có chức năng công cộng gắn liền với chung cư cao tầng tại các đô thị lớn là một định hướng cần thiết. Đồng thời phải có thể chế, bộ máy và phương thức vận hành phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay các khu nhà chung cư cao tầng mới chỉ được chỉ trong phát triển theo hình thức số lượng để cung cấp cho ở cho người dân, mà còn coi nhẹ công tác quản lý, thậm chí có nơi bị buông lỏng, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư cao tầng chưa được nghiêm cứu, ban hành phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc người dân trong quá trình sử dụng tuỳ tiện không chấp hành quy định của nhà nước về quản lý sử dụng nhà ở chung cư đã diễn ra khá phổ biến hiện nay tại các khu nhà ở chung cư cao tầng: bộ mặt đô thị, cảnh quan khu vực bị xấu đi, tuổi thọ công trình giảm, những vấn đề mang tính xã hội ngày càng phát sinh gay gắt giữa các cư dân sống trong nhà chung cư cao tầng, nhiều mâu thuẫn kéo dài không giải quyết dứt điểm. Tóm lại, so với các khu nhà chung cư trong những thập niên trước đây thì sự phát triển các khu nhà chung cư hiện nay có những chuyển biến rõ rệt cả về quy mô kiến trúc và hệ thống các dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề quản lý vẫn còn bất cập và là một nội dung cần được nghiên cứu. *) Thực trạng quản lý chung cư tại các chung cư. Các khu chung cư đã xuất hiện tại Hà Nội từ nhiều năm nay nhưng cơ chế quản lý mấy trăm tòa nhà với cả trăm ngàn hộ dân đang sinh sống vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc. Bởi vậy, tranh chấp dân sự tại các tòa nhà liên tục nổ ra và phần thua thiệt cuối cùng thường thuộc về người dân. I. Về mặt quy hoạch Với nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, chung cư trong đô thị hiện đại không chỉ thoả mãn nhu cầu ở thuần tuý mà còn phải đáp ứng đồng thời nhiều nhu cầu khác nhằm nâng cao không ngừng chất lượng môi trường cư trú, như quản trị, an nin._.h của cộng đồng dân cư trong một chung cư, nhu cầu sinh hoạt, văn hoá, giao tiếp cộng đồng, về không gian giao thông (kể cả giao thông tĩnh), kho tàng và tiện nghi kỹ thuật khác. Đó chính là không gian công cộng trong chung cư. Việc tổ chức các không gian có chức năng công cộng như vậy đòi hỏi phải có những nghiên cứu nhất định sao cho vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn xây dựng, cũng như vừa phù hợp với xu thế phát triển chung, vừa phù hợp với tập quán dân tộc và các yếu tố tự nhiên khác có tính chất đặc thù của Việt Nam. Theo Điều 70 của Luật Nhà ở 2005: Một toà nhà chung cư cao tầng hiện đại, về mặt lý thuyết phải đảm bảo không gian khép kín không chỉ trong từng căn hộ độc lập mà còn đòi hỏi sự hoàn chỉnh của toàn bộ toà nhà. Cuộc sống của cư dân trong toà nhà ngoài thời gian hoạt động xã hội, gần như gắn liền với căn hộ và các không gian có chức năng công cộng như: giao thông tĩnh, kho tàng, hệ thống cửa hàng, công trình thể thao, văn hoá, giải trí công cộng… Bởi vậy, quy hoạch chung cư là vấn đề đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến trong phần thực trạng của các khu chung cư hiện nay. Ngày càng có thêm nhiều các khu chung cư thương mại mới được xây dựng lên ở các khu vực xa trung tâm thành phố. Việc này góp phần tạo điều kiện cho nhiều người dân sở hữu được một căn hộ cho riêng mình, không phải chịu cảnh thuê nhà ở, và ở trong những căn nhà “siêu mỏng” chật chội. Tuy nhiên, khi các chủ đầu tư và các kiến trúc sư quy hoạch diện tích đất để xây dựng chung cư thì họ đã không tính đến hạ tầng cơ sở. Cụm từ “hạ tầng cơ sở” nghe có vẻ gì đó rất xa vời và có thể khiến người ta dễ xem thường. Thật ra, theo các kiến trúc sư, thực tế nó rất gần gũi và ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người hàng ngày, hàng giờ. Đó là điện, nước, đường xá giao thông... hay xa hơn là chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, thậm chí là nơi mai táng. Trong khi ở các khu vực gần trung tâm thành phố thì luôn xảy ra hiện tượng quá tải trường học hay bệnh viện, tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm thì tại một số khu chung cư mới được xây dựng xa trung tâm dường như lại trái ngược với điều đó. Điển hình như KĐTM Mễ Trì Hạ (Từ Liêm), (Xí nghiệp Dịch vụ quản lý nhà chung cư và KĐT - đơn vị quản lý khu Mễ Trì Hạ) được đưa vào sử dụng từ tháng 5-2006 nhưng đến nay. Các hạ tầng xã hội khác như chợ, trường học, cơ sở y tế... chưa thấy động tĩnh gì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của những người dân sống tại các khu chung cư đó. Vì thế Nhà nước đã có những luật về quy hoạch như: luật quy hoạch đô thị của quốc hội khoá XII, kì họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 :”….Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị …”. Theo các nhà quy hoạch, không phải tự nhiên, trong các dự án khu đô thị hiện đại, những quy định về điều kiện hạ tầng cơ sở đều rất khắt khe. Đã làm quy hoạch phải tính lâu dài. Điều kiện sống của người dân không đơn thuần chỉ là nơi ở, mà còn là không gian, sân chơi cho trẻ em, người già. Nếu các chủ đầu tư không kịp thời giải quyết vấn đề này thì sẽ gây ra hiện tượng chung cư xây lên mà không có người mua, trong khi khu vực trung tâm đã quá tải những căn nhà chật chội nay lại càng quá tải hơn, người dân không được đảm bảo về điều kiện sống, các tệ nạn xã hội tăng nhanh, rồi hậu quả sẽ như thế nào?. II. Về mặt hạ tầng kĩ thuật 1. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư cũ tại nội thành Hiện nay ở khu vực nội thành Hà Nội còn tồn tại những khu chung cư cũ cao 4-5 tầng xây dựng xem kẽ tại các khu phố gây ảnh hưởng khá lớn tới mỹ quan đô thị. Tổng quỹ nhà ở hiện nay của Hà Nội ước trên 17 triệu m2, lớn thứ hai trong cả nước, sau TPHCM. Tuy nhiên, trong số này có tới 460 chung cư cũ đang là nơi cư ngụ của 86.000 nhân khẩu, trong đó có 23 khu (4-5 tầng) và hơn 10 khu (1-2 tầng) với khoảng 1 triệu m2 sàn bị xuống cấp nặng nề. Các khu chung cư cũ này được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước từ những năm 60-70-80 thế kỷ trước, đến nay đều đã xuống cấp, một số đang trong tình trạng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Vào khoảng cuối năm 2008, Hà Nội phải trải qua một “trận lụt lịch sử”. Trận mưa lớn nhất trong vòng 35 năm đổ xuống ngày 31/10/2008 biến Hà Nội thành biển nước, các khu chung cư cũ bị thấm dột, lún nứt nặng do bị ngâm nước nhiều ngày. Trần nhà bong tróc nhiều chỗ, những mảng tường vốn đã tróc sẵn nay chỉ cần đẩy nhẹ là rụng… Tiêu biểu phải kể đến các khu chung cư Giảng Võ, Thành Công, Láng Hạ, Văn Chương, Kim Liên…Trước trận lụt các khu chung cư cũ này đã xuống cấp rất nhiều rồi chứ không đợi đến lúc trận lụt xảy ra. Mặt sau của nhà B1 khu tập thể Văn Chương là nơi giúp người ta dễ hình dung được diện mạo ban đầu của những chung cư loại lắp ghép 6X, 7X, bởi các khu nhà khác (và ngay cả mặt trước của chính khu nhà B1) đều đã biến dạng do cơi nới, sửa sang chắp vá. Bức tường gạch cũ kỹ mọc đầy những cụm dương xỉ, cửa sổ bằng gỗ tạp xệ hẳn xuống, cống thoát nước thải to thô lố lộ thiên…, những hành lang hun hút luôn thiếu ánh sáng đã “tố cáo” tuổi tác của các ngôi nhà. Khỏi phải nói cũng có thể hiểu được sự bất tiện mà cư dân các khu nhà này phải chịu đựng! Tuy “trẻ tuổi” hơn, những cư dân của các chung cư như Kim Liên, Trung Tự, Thành Công, Giảng Võ… cũng đều phải “nếm trải” vô số chuyện bực mình. Chị Nhung, chủ của một căn hộ chung cư tầng 2 tại Thành Công tâm sự: “Cứ mỗi khi trời mưa, đặc biệt là những đợt mưa dầm, gió bấc đầu mùa đông hoặc giông bão mùa hè, nước chảy theo tấm ghép panel, ngấm dần xuống các tầng thấp tạo nên những mảng ngấm loang lổ, thậm chí nhỏ thành giọt”. Quả là trần và tường nhà chị, nhất là toilet, cứ loang lổ bờn bợt, thậm chí còn mọc rêu xanh. Nhưng “méo mó có hơn không”, gia đình chị cũng còn có được hệ thống công trình phụ riêng biệt chứ hàng ngàn người dân ở chung cư Nguyễn Công Trứ lại chưa được hưởng “hạnh phúc” này! Tại khu chung cư C4 Giảng Võ, vốn chỉ được phân cho các cán bộ trung cao cấp vào những năm 80, hiện vẫn còn những chuyện rất trớ trêu. Số là thiết kế của các căn hộ tại đây giống nhau, lối đi và hành lang quá hẹp, không thể vận chuyển được những vật cồng kềnh. Đã có người khi cha già, mẹ héo buộc lòng phải phá cửa để chuyển quan tài ra ngoài, rồi sau đó cũng không thể di quan theo lối cầu thang thông thường, đành cắn răng buộc dây hạ áo quan xuống theo đường “hàng không”... Trước tình trạng nhà chung cũ xây dựng trong giai đoạn 1975 – 1988, thời gian sử dụng còn lại theo thiết kế phải là 30 - 40 năm nữa. Nhà bị lún mạnh như khu “Thành Công, Giảng Võ” ở Hà Nội, thời gian sử dụng tối đa chỉ bằng 70% thời gian thiết kế. Đối với các nhà khác bao gồm số nhà lắp ghép tấm lớn ở Hà Nội còn lại khu nhà Tân Mai, Tương Mai Hà Nội…. Thời gian sử dụng thực tế cũng chỉ bằng 75 – 80% thời gian thiết kế. Nhà nước ban hành các quy định về đầu tư cho công tác sửa chữa trùng tu, bảo dưỡng định kỳ các hệ thống kỹ thuật,…. hư hỏng nặng phải sửa lại gần. Bộ xây dựng đã có quyết định số: 08/2008/Q Đ –BXD về việc ban hành quy chế quản lí sử dụng nhà chung cư.Theo điều 7: “Cải tạo và phá dỡ nhà chung cư”: Việc cải tạo, phá dỡ nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại điều 81, 83, 84, 85, 86, 87, 88 và điều 89 của Luật nhà ở ; Điều 55, điều 56 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2006/NĐ-CP) và Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03/07/2007 về “một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp “:Các chủ sở hữu nhà và chủ sở hữu nhà chung cư chịu trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong việc bảo trì phần sở hữu chung. Chính phủ quy định cụ thể kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.Việc cải tạo nhà chung cư cao tầng phải có thiết kế và dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp mở rộng diện tích thì phải được tối thiểu hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý.Việc tiến hành cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản. Nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng phải phá dỡ…. Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định 48/2008/QĐ-UBND: dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận, đảm bảo 2/3 tổng số chủ sử dụng và sở hữu nhà ở hợp pháp trong phạm vi dự án đồng tình với phương án di chuyển, tạm ứng, tái định cư được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định quận, huyện phê duyệt thông qua văn bản có chữ ký của các hộ gia đình, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận. Các hộ gia đình, cá nhân được nhận bố trí tại các căn hộ mới có diện tích căn hộ không nhỏ hơn 30 m2 sàn; không phải trả tiền cho chủ đầu tư phần diện tích tái định cư bằng 1,3 lần diện tích ở hợp pháp cũ được UBND quận, huyện phê duyệt. Đối với phần diện tích căn hộ được tăng thêm (ngoài diện tích bằng 1,3 lần diện tích ở hợp pháp cũ) thì các hộ gia đình, cá nhân phải trả tiền theo suất đầu tư m2 sàn của dự án được duyệt. Các hộ thuộc diện nghèo và chính sách, phần diện tích phải trả tiền sẽ được UBND thành phố xem xét cho phép trả góp trong 20 năm... Khi HĐND thành phố ra nghị quyết khẳng định, cải tạo chung cư cũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố đến năm 2010, trên cơ sở nguyên tắc then chốt, nhiều người dân đã khấp khởi mừng thầm .Tuy nhiên, để thực hiên được công việc này xem ra còn nhiều chuyên phải bàn tới. Sở dĩ có những hạn chế trên tồn tại là do: Hiện nay chưa có sự quy định rõ rµng về việc quản lý và sử dụng chung cư, cụ thể là: Chưa có quy định cụ thể thời gian định kỳ cho công tác trïng tu nhà ở chung cư cao tầng và các công trình hạ tầng kỹ thuật. Do đó việc xây dựng kế hoạch trïng tu và dự trù kinh phí công tác này chưa thÓ hiện được. Theo quy định hiện hành thì việc trïng tu, sửa chữa phần nhà ở thuộc về chủ sở hữu. Tuy nhiên, phần diện tích sử dụng chung, các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa có văn bản cụ thể quy định mức đóng góp kinh phí để trïng tu, sửa chữa. Mặt khác việc sửa chữa trong các căn hộ hiện nay rất tuỳ tiện. Một số hộ dân đã tự đục phá cả kết cấu chịu lực gây nguy hiểm cho cả ngôi nhà, nhiều hộ dân đã tự cơi nới, lấn chiếm diện tích chung làm ảnh hưởng đến mỹ quan, gây khiếu kiện và làm giảm tuổi thọ ngôi nhà. Tại một số khu nhà ở chung cư cao tầng đã quy định các hộ dân phải đóng góp một số tiền nhất định hang tháng. Dự án khu đô thị mới Bác Linh Đàm đã quy định thu 30.000đ/tháng nhưng qua thực tế cho thấy số tiền này chỉ đủ chi cho công tác quản lý. Mặt khác, một số hộ dân từ chối đóng góp thêm với lý do hoàn cảnh khó khăn hoặc cho rằng họ không có nghĩa vụ đóng góp. Hiện nay chưa có văn bản cụ thể về trách nhiệm đóng góp kinh phí của chủ đầu tư và các hộ dân cho việc thực hiện công tác quản lý, chung tu, sửa chữa nhà ở chung cư cao tầng. Chính vì vậy mà đã dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí cho hoạt động chung tu, bảo dưỡng, nên các khu nhà ở chung cư cao tầng ngày càng bị xuống cấp trầm trọng. Tóm lại, công tác quản lý ở hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư cũ tại nội thành bảo quản sửa chữa còn lỏng lẻo, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để cho công tác này được thực hiện tốt hơn. 2. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại khu nhà tái định cư Ngay từ nhiều năm trước, khi các khu chung cư cao tầng mới được mọc lên thì một vấn đề nhức nhối đã nảy sinh và là vấn đề lớn nhất còn tồn đọng đến tận ngày nay mà nhà nước vẫn không kiểm soát được: chất lượng của nhà chung cư. Đây là vấn đề được báo chí và truyền hình từng đề cập đến rất nhiều. Và gần như nó cũng đã gắn luôn vào tiềm thức của rất nhiều người dân đang sinh sống tại thủ đô: Chung cư tiền tỷ tiền tấn hay chung cư “bậc trung” còn bao nhiêu là chuyện nữa là: thà mua đất xây nhà, bé tý cũng được, an tâm hơn bao nhiêu…Về vấn đề này, đầu tiên ta phải kể đến chất lượng của các khu nhà tái định cư. Khi làm thủ tục nhận bàn giao các căn hộ chung cư, nhất là dạng nhà tái định cư, người mua chỉ được nhận biên bản bàn giao nhà với các thông tin "vẻn vẹn" về diện tích, thiết bị nội thất... mà không có bất cứ một loại giấy tờ nào liên quan đến chất lượng công trình. Thậm chí, tại nhiều khu tái định cư, khi dân đến ở vẫn còn thiếu cả hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy... Ví dụ như: Khu tái định cư Bình Yên (thôn Thạch Hoà, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất) với gần 200 hộ dân, nhưng đến nay vẫn còn thưa thớt các hộ không đến nhận nhà, vì đơn giản nước và điện ở đây không đảm bảo. Hệ thống nước phải sử dụng là nước giếng khoan, trong khi đó khu tái định cư này lại nằm kẹt giữa 2 khu nghĩa địa nên người dân nghi ngờ nguồn nước sử dụng không đảm bảo. Theo bà Đỗ Lợi - một trong những người chuyển về đây đầu tiên: "Diện tích nhà ở đây từ 150 - 300m2, quá lớn với những hộ dân ít nhân khẩu, người sinh sống chưa nhiều nên rất vắng vẻ". KTĐC NƠ 14B cũng nằm trong diện phải sử dụng nước giếng khoan, ông Đỗ Viết Doanh - Tổ trưởng tổ dân phố 27C - cho biết: "Toàn bộ 121 hộ dân khu nhà này phải sử dụng nước giếng khoan với giá bằng công ty kinh doanh nước sạch. Dù người dân có cẩn thận như thế nào, lọc, đun sôi, lọc lại, nhưng chỉ sau một vài ngày đều chuyển thành màu xanh nước biển. Từ khi chúng tôi về đây, chưa từng thấy khu tái định cư này được cải tạo, nâng cấp, vì vậy nó xuống cấp rất nhanh, đặc biệt sau trận lụt lịch sử". Toàn bộ Khu tái định cư Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội)gồm 3 toà nhà, nhưng người dân đều phải đi bằng cửa phụ vì cửa chính bị sụt, lún, nứt. Riêng nhà NƠ 14A, một cầu thang máy đã hỏng 1 năm, nhưng gọi mãi đơn vị quản lý nhà không sửa. Những cư dân ở nhà tái định cư tại khu đô thị mới Đền Lừ 2 (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) còn khổ hơn thế, nếu mất điện nguồn thì người dân ở tầng 11, 13 toà nhà A1, A2, A3, A4, A5 phải tự đi bằng cầu thang bộ vì không có máy phát điện. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, toàn bộ tầng trên cùng của các toà nhà từ A1 - A5 đều ngập hoặc thấm nước, nhà bị nặng nhất là ngập 3cm nước như căn hộ 1513, 1514, 1505, 1506 của nhà A2. Khổ hơn nữa, nhà bác Quách Đức Trí - Tổ trưởng tổ dân phố 87, nếu buổi tối không khoá van nước trước cửa nhà thì hôm sau nước tự dâng lên ngập toàn bộ khu bếp. Hiện tượng gạch lát nền bong, tượng vôi rơi, hệ thống thoát nước từ tầng cao xuống tầng thấp hỏng là khá phổ biến ở những toà nhà này. Điển hình hộp kỹ thuật ở KTĐC NƠ 14B hỏng, nước từ hội trường dâng lên, kêu gọi Xí nghiệp quản lý khai thác dịch vụ KĐT Hà Nội mãi không được, 4 hộ dân ở P408, 308, 309, 409 tự bỏ tiền ra sửa. Cũng do đơn vị này quản lý và khai thác, nhưng những cư dân ở nhà A4 Đền Lừ bị hỏng hệ thống cabin rác, làm đơn mãi không thấy được sửa, người dân tự đóng tiền để thuê sửa. Một thực tế nữa ở các khu tái định cư là người dân thậm chí còn không biết đâu là chủ đầu tư đích thực. Thực ra họ chính là Ban quản lý của một dự án hoặc của quận, huyện nào đó. Thuyết phục được dân bàn giao mặt bằng, đưa dân đến nhận nhà tái định cư rồi bàn giao cho Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phụ trách là coi như xong trách nhiệm. Mặc dù, Bộ xây dựng ban hành quyết định Số: 09 /2008/ QĐ-BXD Về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt nam “Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ” (gồm các vấn đề chống nước, hơi ẩm và chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính chiếu sáng ; thông gió và chống ồn) ; và thông tư số: 1/2009/TT-BXD “quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở” cho biết một số quy định trong bàn giao quyền sở hữu đó là: Ghi diện tích căn hộ nhà chung cư trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Diện tích căn hộ nhà chung cư được ghi theo diện tích sàn căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia của căn hộ; …. Tuy nhiên các vị quản lý nhà tái định cư vẫn còn ca thán: “Có những khu nhà chưa hoàn thiện xong, các ông Ban quản lý dự án đã đòi bàn giao đưa dân đến ở để nhanh chóng giải phóng mặt bằng”. Lại có những khu nhà bỏ không đến 2 - 3 năm, hết cả thời gian bảo hành mới đưa dân vào ở thì nhiều hạng mục đã bị xuống cấp. Dân phàn nàn về chất lượng, đơn vị quản lý không có kinh phí mà sửa chữa, trong khi chủ đầu tư đã "lặn" sang làm dự án khác. Phải chăng các ông Ban quản lý dự án “chưa biết” các quyết định, thông tư này của Bộ Xây dựng ban hành?. Vì vậy mà nhà tái định cư cứ mãi mang tiếng xấu! Trên đây là một số hiện trạng thực tế đang xảy ra tại một số khu nhà tái định cư trong rất nhiều khu nhà tái định cư tại thành phố hiện nay. Đến bao giờ các khu nhà tái định cư mói hết được tiếng xấu???. 3. Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại các khu chung cư “bậc trung” Theo quy định của nhà nước, các công trình xây dựng có liên quan đến cộng đồng (bao gồm cả nhà cao tầng) phải có chứng nhận phù hợp về chất lượng cũng như sự an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít chủ đầu tư chung cư thực hiện quy định này. Người mua nhà thì đang ở thế bất lợi (cung nhỏ hơn cầu) nên không đòi hỏi chủ đầu tư đáp ứng thủ tục này. Vì thế, không chỉ có nhà tái định cư chịu tiếng chất lượng kém mà ngay cả những chung cư được gọi là "bậc trung" cũng phải đối mặt với hiện tượng này. Duới đây là một chung cư đại diện tiêu biểu trong vấn đề về chất lượng công trình. Những người dân đang sống tại 3 toà nhà chung cư B3 - B4 - B5, thuộc tổ 10 thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm cho biết: "Dù về đây ở được 1 năm và khu nhà có Ban quản lý hẳn hoi nhưng hơn 100 hộ trong diện tái định cư đang sống trong 3 toà nhà này hàng ngày vẫn phải thực hiện phương án "6 tự túc": Tự thay bóng đèn chiếu sáng trong các toà nhà; Tự mang rác đi đổ; Tự sửa chữa nhà khi có hỏng hóc; Tự quét dọn trong các toà nhà; Tự trông giữ bồn hoa xung quanh; Tự lọc lại nước để dùng tạm.. Chủ căn hộ số 205, B3 nói: "Chỉ có những người sống ở nhà B5 mới có thang máy để đi, còn những hộ sống ở B3 - B4 thì phải đi cầu thang bộ. Điều đáng nói hơn cả là hệ thống điện ở cả B3 và B4 đều là điện trần, không ít hộp điện nguồn của các tầng được đặt ở vị trí thấp, lại có nhiều đầu dây hở gần tầm với của trẻ con nên rất nguy hiểm. Không chỉ có vậy, toàn bộ hệ thống chuông cửa đều bị cắt nên mỗi khi nhà ai có khách đến đều phải gọi ông ổng từ ngoài hành lang, vừa bất tiện cho khách, vừa gây phiền cho hàng xóm". Ngoài ra, cho dù mới được xây dựng nhưng 2 toà nhà B3 - B4 đều không có đường điện thoại hay cáp truyền hình nên hầu hết các hộ dân đều phải tự túc lắp ăng-ten, đục tường để kéo dây điện thoại từ một cột điện phía trước nhà B3 tới từng nhà.Anh Tuấn - một người dân trong khu vực bực bội nói: "Mang tiếng là có ban quản lý nhưng có bao giờ thấy họ chủ động khắc phục, sửa chữa hay quan tâm đến cuộc sống của người dân chúng tôi đâu. Mọi việc từ thay bóng đèn chiếu sáng, quét dọn hàng lang và khắc phục sự xuống cấp của từng căn hộ đều tự người dân chúng tôi phải tự làm nên đôi khi có cảm giác rằng 3 toà nhà này đang bị cơ quan chủ quản bỏ rơi". Theo tìm hiểu, 3 toà nhà B3 - B4 - B5 Cầu Diễn hiện thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị, trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Không chỉ có vấn đề trong chất lượng của công trình, mà hiện nay các toà nhà chung cư còn phát sinh thêm một vấn đề mới khi các toà nhà chung cư ngày càng mọc lên nhiều hơn: sử dụng nhà chung cư làm văn phòng. Bất cứ một người dân nào khi bước chân vào tòa nhà chung cư M3 - M4 phố Nguyễn Chí Thanh đều không khỏi ngỡ ngàng bởi chi chít những tấm biển đề tên văn phòng của các doanh nghiệp gắn ngay trước cửa mỗi căn hộ. Theo thiết kế, tòa nhà có 200 căn hộ nhưng có tới hơn 100 căn đã được chuyển đổi công năng làm văn phòng hoặc cửa hàng buôn bán quần áo, mỹ phẩm. Trước ngày 19-11-2009 (ngày Bộ Xây dựng có Công văn số 2544/BXD-QLN), số văn phòng trong tòa nhà chung cư này chỉ xấp xỉ một trăm, vậy mà sau gần 5 tháng có lệnh "cấm", số văn phòng lại nhiều hơn trước. Một người dân sống trong tòa nhà bức xúc: "Tôi chả biết lệnh cấm đã thực hiện chưa mà chẳng thấy văn phòng nào chuyển đi, trái lại toàn thấy người ta dọn đến. Chủ trương của Bộ Xây dựng là đúng, tòa nhà này thiết kế để ở chứ đâu phải để làm văn phòng. Cả tòa nhà có 4 cái thang máy, nhân viên văn phòng, khách đến giao dịch đi lại ồn ã suốt cả ngày, nhà để xe lúc nào cũng chật cứng vì quá tải. Nếu là nhà ở, mỗi gia đình chỉ có 3-4 người, nay một văn phòng cũng có ít nhất 5-7 nhân viên, chưa kể lượng khách đến giao dịch hằng ngày. Nói dại, nhỡ xảy ra hỏa hoạn thì thoát hiểm thế nào, người chen nhau cũng đã đủ chết rồi”. Không tập trung thành "đặc khu" như tòa nhà M3 - M4 phố Nguyễn Chí Thanh nhưng tại các khu chung cư khác như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Nam Trung Yên, Vinaconex, Vinashin... cũng có vô khối căn hộ đã, đang và sẽ bị biến thành văn phòng cho thuê. Khi được hỏi về việc thực hiện Công văn số 2544 của Bộ Xây dựng (Công văn số 2544/BXD-QLN yêu cầu một số địa phương tiến hành rà soát và có biện pháp chấn chỉnh việc sử dụng nhà chung cư làm văn phòng.) đại diện ban quản lý nhà chung cư đều trả lời rằng họ chưa nhận được bất cứ một văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nào từ phía cơ quan chức năng. Vì ban quản lý không có thẩm quyền nên người thuê nhà muốn sử dụng vào mục đích gì là quyền của họ. Cùng lắm, khi biết khách có nhu cầu chuẩn bị thuê nhà chung cư làm văn phòng, ban quản lý chỉ khuyến cáo "cần thận trọng vì chính sách mới có thể sẽ thay đổi". Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân có văn phòng tại tòa nhà 17T Trung Hòa - Nhân Chính lại rất tự tin nói rằng: "Tôi chả quan tâm đến lệnh cấm bởi có hàng nghìn doanh nghiệp đang thuê văn phòng tại các khu chung cư chứ đâu phải riêng mình. Muốn "giải tán" các văn phòng phải có lộ trình chứ không thể một sớm một chiều, nói một cái là thực hiện được ngay. Giá thuê mặt bằng tại các tòa nhà văn phòng chính thống hiện nay quá đắt, một công ty TNHH con con lấy đâu ra tiền trả 3.000 - 4.000 USD mỗi tháng để làm trụ sở giao dịch? Vì thế, thuê căn hộ chung cư làm văn phòng vẫn là "thượng sách". Hiện nay, vào một số trang thông tin điện tử tìm từ khoá “cho thuê căn hộ chung cư làm văn phòng” có hàng nghìn thông tin về lĩnh vực này. Trước các luồng ý kiến khác nhau, ngày 10-2-2010, Bộ Xây dựng lại có Công văn số 241/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị gửi báo cáo tình hình sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng cũng như các ý kiến đề xuất, thời hạn cuối cùng là ngày 30-3-2010. Dù chưa biết các tỉnh, thành phố có ý kiến đề xuất cụ thể ra sao nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, việc sử dụng chung cư làm văn phòng hiện có hai luồng ý kiến trái ngược nhau, người dân bức xúc vì chung cư bị chuyển đổi công năng, sử dụng sai mục đích, doanh nghiệp lại kêu trời vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm trụ sở mới. Tất cả các ý kiến đều có lý lẽ riêng. Để đi đến một quyết định thống nhất, có lẽ Bộ Xây dựng và các ngành chức năng phải dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật như: Theo thông tư số 01/2009/TT-BXD quy định về cấp giấy chứng nhận quyền về sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng sản xuất kinh doanh nhà ở đó là nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên mua, quyền và nghĩa vụ của bên bán; công văn số 241/BXD-QLN ngày 10 tháng 2 năm 2010 của bộ xây dựng về báo cáo tình hình sử dụng căn hộ chung cư làm cơ sở sản xuất kinh doanh văn phòng; quy chế quản lí nhà chung cư (Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) ban hành về: Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong sử dụng nhà chung cư; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà chung cư; Những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều23 của Quy chế này phải được Ban quản trị hoặc Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư thông báo trực tiếp và công khai đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để biết và thực hiện; được ban hành cụ thể ở điều 21, 22, 23, 24 của quyết định này. Ngoài ra còn có nghị định của Chính phủ Số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lí công trình hạ tầng đô thị và quản lí sử dụng nhà chung cư ở điều 38:  Điều 38. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng hoặc cho người khác sử dụng trái với mục đích quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an; gây ô nhiễm nhà chung cư. 2. Phạt tiền: a) Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi: tự ý thay đổi kết cấu, thiết kế (xây tường ngăn lên mặt sàn, di chuyển các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật gắn với phần sở hữu chung); b) Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: đục phá, cải tạo, cơi nới dưới mọi hình thức; tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ bộ phận công trình, công trình đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; c) Buộc thực hiện đúng các quy định về sử dụng nhà chung cư.  Điều 39. Xử phạt tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng công sở 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cơ quan có một trong các hành vi: sử dụng công sở sai mục đích; chuyển nhượng công sở không đúng quy định. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cơ quan vi phạm còn bị buộc các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng công sở.  Điều 40. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về việc cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà 1. Phạt tiền: a) Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà khi hợp đồng đã hết hạn quá 30 ngày; b) Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà nhưng không có hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng thuê nhà không đúng quy định. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về thuê nhà.  Điều 41. Xử phạt tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vi phạm các quy định về hợp đồng thuê nhà, chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho thuê lại nhà tại Việt Nam 1. Phạt tiền: a) Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà ở nhưng đã hết hạn quá 30 ngày; b) Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với bên thuê nhà không có hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng không đúng quy định; c) Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với bên thuê nhà chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho thuê lại nhà ở không đúng quy định. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê nhà vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau: a) Buộc huỷ bỏ việc thuê nhà ở đối với trường hợp các vi phạm quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này; b) Buộc thực hiện đúng các quy định về hợp đồng thuê nhà đối với các trường hợp vi phạm các quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.  Điều 42. Xử phạt người Việt Nam định cư ở nước ngoài có vi phạm các quy định mua nhà ở tại Việt Nam  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với bên mua nhà ở không đúng quy định của pháp luật. 2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua nhà vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về mua, bán nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi cho số đông. Bởi lẽ các khu chung cư này, khi xây dựng lên nhằm mục đích làm nhà ở chung cư chứ không phải toà nhà văn phòng.Các quy định thiết kế theo mục đích sử dụng như các tiêu chuẩn thiết kế về tải trọng tiêu chuẩn, tiêu chuẩn về cấp điện, thang máy, nơi thoát nạn và phòng cháy, chữa cháy… cũng rất khác nhau giữa nhà ở chung cư và tòa nhà văn phòng. Nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra mà không được giải quyết triệt để thì tuổi thọ của công trình sẽ bị giảm rõ rệt. Công trình có tuổi thọ 50-60 năm thì chỉ khoảng trong thời gian 15-20 năm là xuống cấp, rồi Hà Nội lại tiếp tục công tác cải tạo chung cư cũ mà khối lượng càng ngày càng nhiều hơn, gây thất thoát ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng, kéo Việt nam đi xuống… 4. Thực trạng phát triển về chung cư tư nhân. Khoảng thời gian một, hai năm trở lại đây Hà Nội còn xuất hiện một mô hình nhà ở mới: chung cư tư nhân. Chung cư tư nhân là cách người ta gọi những toà nhà do tư nhân đầu tư xây dựng, chia căn và bán lại theo kiểu chung cư thương mại. Thường được xây dựng trên những mảnh đất khoảng 200-300m², những toà chung cư này thường biệt lập, đơn lẻ giữa khu dân cư không có các cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế... nhưng bù lại giá của nó cực rẻ so với chung cư thương mại cùng vị trí. Các khu chung cư nằm ngay trong khu vực đông dân cư ở nội đô nhất là tại khu vực các quận mới như Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy. Tuỳ từng khu vực và chất lượng xây dựng, mức giá giao động khoảng 12-16 triệu đồng/m². Giá thậm chí còn giao động theo tầng. Các toà chung cư này thường cao từ 5-7 tầng, hầu hết đều không có thang máy. Diện tích mỗi căn hộ cũng chỉ nằm trong khoảng 45-70 m². Các loại nhà chung cư tư nhân thường nằm trong các ngõ sâu, nhiều khu thậm chí ô tô không vào được. Vì thế không gian khá chật hẹp, không thể so sánh với không gian thoáng đãng, cơ sở hạ tầng hiện đại tại các khu chung cư thương mại. Ưu điểm đầu tiên của loại c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25746.doc
Tài liệu liên quan