Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm

doc157 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức về chuyên nghành đầu tư được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, tôi đã chọn vấn đề : “Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án của đầu tư xây dựng công trình Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 trên cơ sở vận dụng những lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư, để đề ra các giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý dự án tại Công ty, đồng thời kiến nghị với Nhà nước biện pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động quản lý dự án cho Công ty nói riêng và các công ty xây dựng vừa và nhỏ nói chung trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay. Để thực hiện mục đích trên, chuyên đề có nhiệm vụ : - Luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng hệ thống quy trình, nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư trong công tác quản lý xây dựng công trình - Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng dân dụng của Công ty hiện nay, nêu ra những vấn đề bất cập cần giải quyết trong tổ chức, thực hiện quản lý dự án, từ đó đề ra nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, mang lại thành công cao cho công trình. - Đề xuất các quan điểm định hướng, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm giúp cho cơ quan hoạch định, quản lý của Nhà nước đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Công ty cũng như các doanh nghiệp xây dựng. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là các hoạt động quản lý dự án mà Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 đang triển khai và tổ chức thực hiện - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dụng trong quản lý dự án đầu tư phát triển, trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung quản lý các công trình xây dựng dân dụng do Công ty làm chủ chủ đầu tư trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; các phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh; các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. - Các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của lĩnh vực đầu tư dự án như phân tích theo chu kỳ dự án, phân tích các bên có liên quan, các phương pháp đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư, các phương pháp phân tích đánh giá đầu tư khác như phân tích lưu đồ, phân tích SWOT... - Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng công trình vào thực tiễn nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 2 chương : Chương 1 : Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 Chương 2 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 Chuyên đề này có nội dung nghiên cứu khá rộng, liên quan đến nhiều mặt nội dung và nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Minh nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của cán bộ phòng Đầu tư Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 cùng các thầy cô Bộ môn để đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn nữa. CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX-1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Xây dựng VINACONEX-1 Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1 - JSC) là doanh nghiệp hạng 1 - Thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEX JSC), có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước. Hiện nay, Công ty có trụ sở tại D9, phường Thanh Xuân bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trong quá trình phát triền của mình, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã thực hiện xây dựng các công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được tặng thưởng nhiều huy chương vàng chất lượng. Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Xây dựng. Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Công ty có đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm, luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý kỹ thuật, công nghệ cùng các trang thiết bị hiện đại. Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Ngày 16 tháng 11 năm 1973 Công ty xây dựng Mộc Châu, tiền thân của Công ty cổ phần Xây dựng số 1 - Vinaconex 1 hiện nay được Bộ Xây dựng dựng ra quyết định thành lập số 1969-BXD tại mảnh đất cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La. Từ năm 1973 đến năm 1977, Công ty làm nhiệm vụ xây dựng Nông trường Mộc Châu – Một cơ sở kinh tế của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân vùng Tây Bắc của tổ quốc trong thời kỳ đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Từ năm 1977 đến năm 1981, Công ty chuyển về Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây trước đây, nay thuộc thành phố Hà Nội và đổi tên thành Công ty Xây dựng số 11 – Bộ Xây dựng để xây dựng Nhà máy Bê tông Xuân Mai - Nhà máy Đúc cấu kiện bê tông lớn nhất Đông Nam Á tại thời điểm đó, trong giai đoạn này Công ty cũng đã tham gia thi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình - Một công trình trọng điểm quốc gia. Cuối năm 1981 Công ty được Bộ Xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội và được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội. Năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô. Ngày 3 tháng 7 năm 1985 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 196-HĐBT thành lập Liên hiệp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trên cơ sở Công ty Xây dựng số 11 – Bộ Xây dựng. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1995 Liên hiệp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 đã xây dựng hơn 600 ngàn m2 nhà ở theo phương pháp lắp ghép tấm lớn tại khu nhà ở Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam và các khu nhà ở Nghĩa Đô, Giáp Nhị… góp phần rất quan trọng vào chương trình quốc gia, giải quyết nhà ở cho nhân dân thủ đô Hà Nội tại thời kỳ đó. Trong thời kỳ này, Công ty cũng đã bắt đầu thi công xây dựng một số công trình lớn bằng nguồn vốn nước ngoài như khách sạn Quốc tế 254D Thụy Khuê, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi và đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm, một đội ngũ công nhân lành nghề, xây dựng và tạo lập được cơ sở vật chất ban đầu để tồn tại và phát triển. Năm 1993 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 được Bộ xây dựng cho phép đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex JSC và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco - 1. Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1173/QĐ - BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước : Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty CPXNK xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần và mang tên mới là: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1) VIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY N01 Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX-1) là công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước chi phối (51%); do đó Tổng công ty VINACONEX làm đại diện, Công ty cổ phần xây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty (VINACONEX JSC). Từ đó đến nay, Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, năng lực Công ty được nâng cao mọi mặt từ năng lực quản lý của cán bộ, năng lực thiết bị trong thi công xây lắp và đã mở rộng thêm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm. Với năng lực được nâng cao, Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia và nhiều công trình bằng nguồn vốn nước ngoài, thể hiện đẳng cấp cao và khẳng định là doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu trong thị trường xây dựng hiện nay. Địa bàn hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1 đã trải rộng khắp cả nước, từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai đến Thành phố Hồ Chính Minh, tỉnh Bạc Liêu, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay Công ty đang đồng loạt thi công hơn 40 công trình, trong đó có nhiều công trình đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài và nhiều công trình trọng điểm. Như vậy, trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều địa bàn đóng quân và hoạt động với việc thi công nhiều những công trình lớn, điều kiện thi công khó khăn, phức tạp, đòi hỏi tiến độ nhanh, và tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm, tên tuổi Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1 qua các thời kỳ đã gắn liền với các địa danh nổi tiếng như: Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, khu vực Xuân Mai, huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Tên tuổi Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 cũng đã gắn liền với các công trình lớn như khu nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân, Nhà máy Coca-cola, Tràng Tiền Plaza thành phố Hà Nội, Nhà ở cao cấp 34 tầng tại Trung Hòa - Nhân Chính, khách sạn Sài Gòn - Hạ Long… Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm. Một số cán bộ do sự điều động của công tác cán bộ và những lý do khác nhau đã đi công tác ở các doanh nghiệp và các đơn vị khác mang theo năng lực, phẩm chất và truyền thống người Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1. Mục tiêu phát triển và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Mục tiêu phát triển Là một doanh nghiệp có trên 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã đóng góp tích cực và để lại dấu ấn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những năm gần đây sản xuất kinh doanh của Công ty luôn phát triển bền vững với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất kinh doanh tăng bình quân 25%/năm. Đời sống của người lao động trong Công ty được nâng cao rõ rệt. Hàng nghìn công trình và hạng mục công trình trên khắp mọi miền đất nước được tập thể người lao động của Công ty bằng bàn tay và khối óc của mình thực hiện với chất lượng cao nhất, đáp ứng tiến độ thi công, đã và đang mạng lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Trong số đó có các công trình tiêu biểu trong thời gian gần đây như : Trung tâm thương mại Tràng tiền Plaza Hà nội; Khách sạn Sài gòn Hạ long Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng ninh; Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà nội; Cao ốc 25 tầng Thành phố Hải Dương; Nhà 34 tầng khu Đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính Hà nội… Hiện nay thế mạnh của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là công trình cao tầng bởi vì Công ty đang sở hữu một số lượng lớn xe máy thiết bị phục vụ thi công như : Xe máy vận tải, san nền, máy khoan cọc nhồi, trạm trộn cung cấp bê tông thương phẩm, cần trục tháp, thang tải và hệ thống giàn giáo cốp pha, sàn công tác định hình. Vì vậy, Công ty có đủ năng lực phục vụ thi công hàng chục công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Xây dựng. Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Cùng với trang thiết bị thi công hiện đại và đồng bộ là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, phấn đấu trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Mục tiêu cao nhất của Công ty hiện nay là làm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn xác định con người là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Vì thế luôn có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kỹ sư; xây dựng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm số một, là cơ hội để phát triển Công ty cả về chất và lượng, tạo điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Công ty đã, đang và sẽ triển khai các dự án phát triển đô thị tại Quận Cầu Giấy, Hà nội; D9A Thanh Xuân Bắc, Hà Nội; Dự án Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Đông); Dự án Hà Khánh (Hạ Long, Quảng Ninh); Dự án Vĩnh Điềm Trung (Nha Trang, Khánh Hòa) và một số dự án khác… Về đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất, Công ty sẽ tập trung hướng vào đầu tư thiết bị, phương tiện sản xuất công nghệ mới, hiện đại và đồng bộ, tạo điều kiện để Công ty phát triển trở thành một nhà thầu xây dựng dân dụng và công nghiệp có trình độ công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó Công ty sẽ đổi mới sắp xếp cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, áp dụng triệt để và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Đồng thời tiếp tục xây dựng, kiện toàn tổ chức Công ty hướng tới hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Về nguồn vốn, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện đa sở hữu nguồn vốn, năng động và linh hoạt trong hoạt động tài chính để thu hút thêm nguồn vốn từ các cổ đông của Công ty, từ các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước cùng với các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời sử dụng có hiệu quả vốn của Công ty vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao. Với định hướng trên, Công ty đã đề ra chính sách chất lượng của mình để luôn đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình hoạt động và phát triển.Cụ thể là : - Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành sản xuất, điều chỉnh kịp thời cơ chế quản lý để phù hợp với lực lượng sản xuất phát triển. - Thường xuyên tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên - Khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý chất lượng. Phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. - Làm tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Giá cả hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ cam kết. 1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm : - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp - Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường - Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện - Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng - Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án - Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành - Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng - Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất, đối với công trình xây dụng dân dụng, công nghiệp - Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt - Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp - Thi công xây dựng, cầu đường - Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư - Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê - Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí - Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá - Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp - Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha - Kinh doanh tài chính Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Giám đốc điều hành - Ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của từng thành phần đều được quy định rõ trong “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CP Xây dựng số 1” được thông qua theo Nghị quyết hợp lệ của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 (tổ chức chính thức vào ngày 25/4/2008). Như vậy, sự phân cấp quản lý trong Công ty khá đầy đủ và rõ ràng : - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Các vấn đề liên quan đến định hướng phát triển, quyết định đầu tư, quyết định tổ chức đều phải thông qua Đại hội đồng cổ đông. Việc bầu, miễm nhiệm hay bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát sẽ do Đại hội đông cổ đông thực hiện. - Hội đồng quản trị với vai trò là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, sẽ tổ chức giám sát, chỉ đạo Giám đốc và các thành viên quản lý quan trọng khác trong việc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Giám đốc dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị sẽ trực tiếp điều hành kế toán trưởng, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và các phòng ban trực thuộc, các chi nhánh, tổ đội xây dựng công trình. - Ban kiểm soát sẽ thực hiện vai trò giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Với cách phân cấp quản lý này, công tác quản lý dự án của Công ty sẽ được tiến hành thuận lợi hơn, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận, tuân thủ theo đúng các thủ tục, quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty đề ra, mang lại hiệu quả quản lý và đầu tư cao cho hoạt động của Công ty. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX-1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tình hình chung Thời điểm kết thúc thời bao cấp về kinh tế, bao cấp về kế hoạch, việc làm, mở đầu của nền kinh tế thị trường thì giống như tất cả các doanh nghiệp xây dựng khác, Công ty chịu sức ép lớn về việc làm cho người lao động, sức ép về tài chính do bắt đầu phải đưa khấu hao tài sản đã đầu tư vào giá trị công trình. Bên cạnh đó, muốn trụ vững, tồn tại và phát triển, đòi hỏi các đơn vị và từng thành viên phải vươn lên nắm bắt công nghệ mới hiện đại đang được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, Công ty đã mạnh dạn lựa chọn các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để “vừa học vừa hành” cách quản lý, sử dụng thiết bị, giải pháp thi công hiện đại. Những công trình khu nhà ở cao cấp West Lake Regency tại 254 Thụy Khuê, nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, Khách sạn The Lien, Đại sứ quán Autralia tại Hà Nội do nước ngoài đầu tư, là những công trình đầu tiên giúp cho Công ty tích lũy nhanh kinh nghiệm thi công các công trình quy mô lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp; đáp ứng yêu cầu về xây dựng trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là cuộc “thử lửa” đầu tiên với ngành xây dựng nói chung và Công ty nói riêng. Và Công ty đã vượt lên mọi khó khăn về tài chính, trí lực, nắm bắt được cơ hội vững vàng bứt lên với khát vọng chinh phục công nghệ cháy bỏng. Với sức mạnh của một tập thể có tầm nhìn chiến lược, định hướng đúng đắn, Vinaconex-1 được Tổng Công ty giao cho hàng loạt các công trình, dự án đầu tư nước ngoài tầm cỡ ngay tại địa bàn Thủ đô Hà Nội. Những công trình này không chỉ thỏa mãn yêu cầu của các chủ đầu tư, mà còn tạo ra danh tiếng cho Vinaconex-1, giúp cho đơn vị thắng thầu các công trình lớn trên nhiều địa bàn trong cả nước. Mặc dù mở rộng địa bàn, Hà Nội vẫn là nơi Vinaconex 1 ưu tiên nhiều nhất, đặc biệt thành công trong việc xây dựng các chung cư cao cấp tại các khu đô thị hiện đại tại phía Tây Nam Hà Nội. Đây cũng là thời điểm khát vọng chinh phục công nghệ của Vinaconex-1 đạt tới đỉnh cao. Nếu như trong thời kỳ khó khăn nhất chuyển từ thời kỳ bao cấp sang thời kỳ kinh tế thị trường, Công ty đã mạnh dạn lựa chọn phương án đấu thầu thi công các công trình có vốn đầu tư nước ngoài để tiếp cận phương pháp quản lý, công nghệ, giải pháp thi công tiên tiến, thì đây là thời điểm Công ty tập trung nhiều tiềm lực đầu tư thiết bị hiện đại, công nghệ mới. Công ty đã đầu tư nhiều chục tỷ đồng mua sắm thiết bị, công nghệ hiện đại. Với hệ thống thiết bị công nghệ đồng bộ, hiện đại, cộng với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật được đào tạo, vận hành thuần thục, Công ty có đủ năng lực tổ chức thi công đồng thời hàng chục công trình lớn, cao tầng. Đây cũng là thời điểm các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đặt niềm tin vào Vinaconex-1, giao cho công ty đảm đương nhiều công trình giá trị lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Các công trình áp dụng công nghệ mới đã được tổ chức thi công nhanh chóng, đảm bảo tiến độ, chất lượng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư đã khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường. Không chỉ thành công trong việc thi công các công trình dân dụng, Vinaconex-1 còn chứng tỏ thế mạnh chuyên ngành trong việc thi công các công trình công nghiệp. Cho đến này Công ty đã phối hợp với các đơn vị bạn hoàn thành hàng loạt dự án xây dựng nhà máy lớn. Cùng với việc đầu tư phát triển công nghệ hiện đại, Vinaconex-1 còn xác định đầu tư là một trong những định hướng chiến lược trọng tâm cho tương lai. Tận dụng thế mạnh xây dựng nhà ở cao cấp, Công ty đã đầu tư hàng loạt các dự án nhà ở đô thị.Công ty còn đầu tư tích lũy lợi nhuận tạo tiềm lực tài chính thông qua các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng như nhà máy gạch lát Terrazzo, trạm trộn bê tông. Đồng thời tiếp tục đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất (Đầu tư xe máy, thiết bị đồng bộ, phương tiện sản xuất công nghệ mới); tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển. Nhờ thế, ngay khi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, Vinaconex 1 vẫn tiếp tục tạo được những bước đột phá đáng khích lệ, giữ vững vị thế tốp đầu ngành xây dựng, góp phần tạo dựng thành quả ngày một tự hào hơn cho đơn vị. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mặc dù đã trải qua nhiều thời kỳ biến động có lúc gặp thuận lợi nhưng cũng có lúc gặp nhiều khó khăn song Công ty luôn cố gắng phấn đấu và phát triển, giá trị sản lượng và doanh thu luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1997, Công ty mới đạt giá trị sản lượng 80 tỷ đồng, thì chỉ một năm sau (1998), Công ty đã bước chân vào Câu lạc bộ các doanh nghiệp 100 tỷ. Đến năm 2007 đã đạt 325 tỷ, đặc biệt năm 2008, năm Công ty kỷ niệm 35 năm thành lập, giá trị sản xuất kinh doanh có bước phát triển vượt bậc dự kiến đạt trên 500 tỷ đồng. Bảng biểu 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (tỷ đồng) Năm Giá trị sản lượng Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách 2006 241,7 202,6 5,31 4,39 2007 325,5 257,3 16,03 25,41 2008 524,8 410,0 22,5 18,0 Với giá trị sản lượng năm 2008 tăng mạnh, các chỉ tiêu tài chính năm 2007 (tổng giá trị tài sản trên 460 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu 76 tỷ đồng, doanh thu trên 250 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,9 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu 6.329 đồng, cổ tức 16%) sẽ được “nâng cấp”, giúp Công ty có thêm thế mạnh vươn tới những tầm cao mới. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá cả biến động khó lường song tình hình Công ty nhìn chung vẫn đang ổn định và có nhiều điều kiện phát triển. Với khả năng việc làm đã có và công tác thị trường đang được xúc tiến tốt cùng thương hiệu Công ty đang được nâng cao, Công ty đã dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 như sau: - Giá trị sản lượng: 605 tỷ đồng - Giá trị doanh thu: 450 tỷ đồng - Lợi nhuận: 28,5 tỷ đồng - Nộp ngân sách: 25,77 tỷ đồng - Tiền lương bình quân: 2.500.000 đồng/người/tháng - Đầu tư xây dựng khu nhà ở cao cấp Vinaconex 1 đạt 150 tỷ đồng - Làm xong công tác chuẩn bị đầu tư văn phòng Công ty giai đoạn 2 – Nhà D9A Trong tương lai, Vinaconex 1 tiếp tục kiên định mục tiêu phát triển Công ty thành nhà thầu thi công các công trình dân dụng và công nghiệp hàng đầu trong cả nước. Để làm được điều này, Vinaconex 1 sẽ không ngừng đầu tư xe máy, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại, đủ sức thi công các công trình đặc biệt, các khu đô thị mới hiện đại và phát triển đa dạng các sản phẩm xây dựng (bao gồm sản phẩm xây lắp, sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà ở, kinh doanh tài chính….). Trong đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đặc biệt được quan tâm , bởi chỉ có một đội ngũ quản lý, tư vấn, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên nghiệp mới có thể đủ sức mạnh, đủ trí tuệ thực hiện các công trình xây dựng ngày càng một to hơn, hiện đại hơn trên khắp mọi miền đất nước. Bảng biểu 1.2 : Giá trị sản lượng và doanh thu của Công ty 2006-2009 Đơn vị : Tỷ đồng Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006-2007 có thể thấy mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của Công ty ở mức ổn định, các hoạt động tài chính được duy trì ở mức cân bằng. Lợi nhuận kinh doanh của Công ty năm 2006 là 13,5 tỷ và đạt 15,5 tỷ đồng năm 2007. Khoản chi phí cho quản lý doanh nghiệp tăng cho thấy Công ty rất chú trọng đến khâu quản lý, đào tạo chuyên môn cho bộ phận quản lý cũng như tích cực tăng cường hệ thống quản lý cho các dự án đầu tư chiến lược. Tuy nhiên sự chênh lệch về lợi nhuận ròng của hai năm xuất phát chủ yếu từ phần lợi nhuận khác mà Công ty thu được trong năm 2007. Trong khi lợi nhuận kinh doanh chỉ tăng 14,8% thì khoản thu nhập khác lại đạt mức tăng trưởng rất cao (tăng hơn 14 lần so với năm 2006). Điều đó cho thấy, Công ty đang ngày càng mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, tăng cường hợp tác sản xuất với các đối tác trong ngành, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả tài chính của Công ty. Bảng biểu 1.3 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006-2007 STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 227.480.929.614 247.874.309.411 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 227.480.929.614 247.874.309.411 4 Giá vốn hàng bán 205.356.456.208 222.825.707.390 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.124.473.406 25.048.602.021 6 Doanh thu hoạt động tài chính 10.418.773.944 8.894.948.340 7 Chi phí tài chính 8.409.447.909 6.205.817.087 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.598.989.153 12.205.543.672 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.534.810.288 15.532.189.602 11 Thu nhập khác 36.592.143 514.115.451 12 Chi phí khác 16.500.000 13 Lợi nhuận khác 36.592.143 497.615.451 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13.571.402.431 16.029.805.053 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.650.185.504 3.112.689.219 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 9.921.216.927 12.917.115.834 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 8.964 6.329 18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu 14% 16% Xét về mặt hiệu quả tài chính, bảng chỉ tiêu tài chính cơ bản cho thấy Công ty hoạt động với hiệu quả ở mức trung bình. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu so với năm trước có tăng, tuy nhiên tỷ suất này so với tổng tài sản hay vốn chủ dở hữu lại giảm, có thể do lượng vốn chủ sở hữu ngày càng gia tăng khi công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn. Khả năng thanh toán còn thấp, trong khi mức nợ trên tổng nguồn vốn của Công ty hiện đang ở mức rất cao chưa, điều này cho thấy Công ty khó có thể đáp ứng tốt kỳ vọng của các cổ đông cũng như mức trả nợ cần thiết của các tổ chức tín dụng đề ra. Mức doanh thu mà Công ty có được chủ yếu được tài trợ từ đầu từ vào nguồn tài sản ngắn hạn do nguồn này tạo ra vòng quay vốn lớn, tạo điều kiện để Công ty tăng cường kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Bảng biểu 1.4 : Các chỉ tiêu tài chính cơ bản STT Nội dung Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 1 Cơ cấu tài sản - Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 9,71 7,25 - Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 90,29 92,75 2 Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 91,03 83,52 - Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 8,97 16,48 3 Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,58 0,72 - Khả năng thanh toán hiện hành Lần 0,99 1,11 4 Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất LN sau thuế/Tổng tài sản % 3,05 2,80 - Tỷ suất LN sau thuế/Doanh thu thuần % 4,36 5,21 - Tỷ suất LN sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu % 34,05 17,01 Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói r._.iêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá cả biến động phức tạp song nhìn chung, tình hình phát triển của Công ty vẫn đang ổn định và có nhiều điều kiện và tiềm năng phát triển trong tương lai. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng của Công ty Các dự án xây dựng của Công ty hiện nay chủ yếu là các dự án thuộc nhóm B. Theo số liệu thống kê, số các dự án mà Công ty thực hiện trong giai đoạn 2001-2007 là 6 dự án lớn với tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án thuộc nhóm B và 1 dự án nhóm C. Các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phát triển nhà ở và đô thị, sản xuất vật liệu sản xuất, theo mục tiêu chiến lược mà Công ty đã đặt ra. Về hiệu quả của các dự án mà Công ty đã và đang thực hiện, nhìn chung là đạt kết quả tốt. Một số dự án đã được thi công xong và đã bàn giao đưa vào sử dụng : dự án nhà máy sản xuất gạch lát Terrzzo, dự án nhà ở chung cư cao tầng I9... hiệu quả kinh tế xã hội (so với báo cáo nghiên cứu kỹ thuật) đạt được mục tiêu đề ra, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, tăng vẻ đẹp cho Thành phố, tăng thêm quỹ nhà ở cho Thành phố Hà Nội, giải quyết được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc thực hiện tiến độ của các dự án theo đúng quyết định phê duyệt. Tuy nhiên một số dự án bị chậm lại như Nhà ở chung cư cao tầng I9 bị chậm tiến độ 3 tháng, dự án nhà xưởng và trạm trộn bê tông thương phẩm phường Hà Khánh-Quảng Ninh hiện tại đang ngừng triển khai vì xét thấy không còn phù hợp quy hoạch tổng thể của khu vực, hiện đang làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhìn chung quản lý chất lượng của các dự án được đảm bảo như : Nhà chung cư cao tầng I9 đã bàn giao cho khách hàng tháng 1/2005, đại đa số khách hàng có lời khen về chất lượng. Tuy nhiên cũng không tránh được một số nhược điểm còn tồn tại ở một số căn hộ, xong Công ty đã tiến hành sử chữa triệt để, bảo hành công trình đúng quy định chung của Nhà nước đã đề ra. Công trình nhà máy sản xuất gạch lát Terrzzo ngay sau khi được bàn giao đưa vào vận hành, chất lượng gạch tốt, đảm bảo được độ bền, bóng, thu hút được thị trường tiêu thụ, đáp ứng cho những công trình tại Hà Nội, đồng thời còn cung cấp xây dựng cho một số công trình thi công ở các tỉnh lân cận, thể hiện doanh thu qua từng năm của nhà máy (năm 2002 : 1,679 tỷ đồng, năm 2003 : 6,633 tỷ đồng, năm 2004 : 4,919 tỷ đồng ) Công tác tổ chức quản lý dự án của Công ty ở một số dự án đầu tư cụ thể như sau : - Dự án Nhà máy sản xuất gạch lát Terrzzo Công ty tự thực hiện dự án, thành lập phòng Đầu tư với nhiệm vụ giải quyết tất cả các thủ tục về xây dựng cơ bản và chức năng giám sát chất lượng kỹ thuật công trình như một ban quản lý dự án. Trình tự từ các văn bản pháp quy, đến thi công công tình, và kết thúc dự án bàn giao đưa vào sử dụng, đều thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, giám sát chặt chẽ theo quy trình quản lý chất lượng. Nghiệm thu kỹ thuật theo giai đoạn, thanh quyết toán công trình nhanh gọn - Nhà ở chung cư cao tầng I9 Công ty thành lập tổ tư vấn giám sát công trình. Bộ phận này trực thuộc sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của phòng Đầu tư và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt kỹ, mỹ thuật công trình, giải quyết các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản : trình tự từ các văn bản pháp quy, đến thi công công trình và kết thúc dự án bàn giao đưa vào sử dụng, đều thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, giám sát chặt chẽ theo quy trình quản lý chất lượng. Dự án thực hiện nghiệm thu kỹ thuật theo giai đoạn - Khu dân cư Vĩnh Điềm Trung - Nha trang Thành lập chi nhánh tại thành phố Nha Trang do 1 Phó giám đốc Công ty làm Giám đốc chi nhánh để điều hành công việc dự án. Dự án còn đang trong giai đoạn làm công tác đền bù, san lấp mặt bằng - Nhà xưởng và trạm trộn bê tông thương phẩm Quảng Ninh Dự án đang được thi công san lấp mặt bằng, làm hàng rào tạm xung quanh để bảo vệ đất. Thi công 2 nhà tạm để chứa vật liệu trong thời gian trạm trộn còn hoạt động. Hiện tại dự án đang ngừng lại vì xét thấy không còn phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố cũng như tình hình hiện tại của Công ty. Vì vậy, đối với dự án này, lãnh đạo Công ty đang thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX-1 Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng tiêu biểu của Công ty a. Dự án chung cư I9-18 tầng, Thanh Xuân Bắc. - Địa điểm XD : Khu I, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. - Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1. - Tư vấn thiết kế : Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam VCC. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới. - Quản lý thực hiện dự án : Phòng Đầu Tư - Công ty CP xây dựng số 1(VINACONEX 1). - Quy mô dự án: + Diện tích chiếm đất : 3520 m2. + Diện tích xây dựng : 1200 m2. + Tổng diện tích sàn : 21.066 m2. Tầng nổi chức năng ở, văn phòng, công cộng: 18.836 m2 Tầng kỹ thuật : 1.115 m2 Tầng hầm : 1.115 m2 Diện tích căn hộ điển hình : từ 70m2 đến 123m2 Số lượng căn hộ : 148 căn - Quy mô dân số (dự kiến) : 700 người. - Tổng mức đầu tư : 72.351.467.744 đồng. - Thời gian khởi công : Năm 2003. - Thời gian hoàn thành : Năm 2005. Toàn bộ nhà được trang bị các hệ thống phòng chống cháy nổ, Camera giám sát, hệ thống điện thoại, đàm thoại nội bộ, hệ thống truyền hình hệ thống cung cấp gas trung tâm, hệ thống phòng chữa cháy... Công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 01/01/2007. Được người dân sử dụng đánh giá cao về điều kiện, tiện ích sinh hoạt và chất lượng Công trình. b. Dự án khu văn phòng và nhà ở cao cấp VINACONEX 1 - Địa điểm XD : phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. - Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1. - Tư vấn thiết kế : Liên danh Công ty tư vấn thiết kế SUNJIN và VCC Việt Nam. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới. - Quản lý thực hiện dự án : Ban quản lý dự án VINACONEX 1. - Quy mô dự án : + Diện tích chiếm đất : 10.453,44 m2. + Diện tích xây dựng : 4181,37 m2. + Diện tích sân đường cây xanh : 5.262 m2. + Tổng diện tích sàn : 86.884 m2. Tầng nổi chức năng ở, văn phòng, công cộng : 62.720 m2 Tầng kỹ thuật : 5.313 m2 Tầng hầm (02 tầng hầm) : 18.851 m2 Diện tích căn hộ điển hình : từ 126m2 đến 216m2 Số lượng căn hộ : 285 căn - Quy mô dân số (dự kiến): 1800 người (Khoảng 1450 người sống trong nhà chung cư và khoảng 3500 người làm việc trong các văn phòng-dịch vụ). - Tổng mức đầu tư (Dự kiến): 1.000 tỷ đồng. - Thời gian khởi công (Dự kiến) : 2008. - Thời gian hoàn thành (Dự kiến) : 2011. Toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án gồm đường bãi, cảnh quan, hệ thống CTN, cấp điện, chống sét, các công trình phụ trợ, dịch vụ công cộng như bể bơi; phòng thể thao.... với diện tích gần 500m2. Trên toàn bộ khuôn viên lô đất được bố trí 02 tầng hầm với diện tích mỗi tầng trên 9000m2 với chức năng làm bãi đỗ xe là chủ yếu. Cụm công trình bao gồm 05 khối nhà cao từ 22-27 tầng, một khối nhà cao 5 tầng trên khối đế chung 2 tầng. Dự án nằm ở vị trí trung tâm 2 quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, trên trục đường vành đai 3 được quy hoạch trong quần thể các công trình văn hoá, thể thao, văn phòng và khách sạn cao cấp tạo nên một khu đô thị mới với phong cách hiện đại, cảnh quan kiến trúc đẹp và đa dụng, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc của thủ đô. c. Dự án trụ sở văn phòng làm việc VINACONEX 1 giai đoạn 2. - Địa điểm XD : D9, Đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1. - Tư vấn thiết kế : Công ty CP tư vấn xây dựng VINACONEX. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới. - Quản lý thực hiện dự án : Ban quản lý dự án VINACONEX 1. - Quy mô dự án : + Diện tích khu đất : 2675 m2. + Diện tích xây dựng mới : 503 m2. + Tổng diện tích sàn nhà 15 và 18 tầng : 8.864 m2. + Tổng diện tích 02 tầng hầm : 2.122 m2. - Tổng mức đầu tư (Dự kiến) : 100 tỷ đồng. - Thời gian thực hiện dự án : năm 2009-2010. Công trình mới là 1 khối nhà 15 tầng và 1 khối nhà 18 tầng được thiết kế hài hoà, gắn kết tổng thể với trụ sở làm việc của Công ty là khối nhà 7 tầng đã được xây dựng từ năm 2000. Phong cách kiến trúc văn phòng hiện đại kết hợp với các công trình kế bên như UBND quận Thanh Xuân, Ban QLDA thuỷ điện Sơn La, Chung cư 18 tầng I9 tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp và tiện lợi cho các văn phòng giao dịch. Dự án được đầu tư xây dựng mới với mục đích làm văn phòng làm việc của cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc phần diện tích còn lại sẽ kinh doanh cho thuê văn phòng. Dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, tạo đà phát triển bền vững cho Công ty, đặc biệt trong điều kiện văn phòng cho thuê không đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn hiện nay. d. Dự án đầu tư sản xuất công nghiệp nhà máy sản xuất gạch lát TERRAZO và vật liệu xây dựng -VINACONEX 1. Địa điểm XD : Cụm công nghiệp thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. - Thời gian thực hiện dự án : Quý II/2008. - Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 1 - VINACONEX 1. - Hình thức đầu tư : Nhận chuyển nhượng lại Công trình và nhà xưởng có sẵn, di chuyển lắp đặt dây truyền sản xuất gạch lát TERRAZO từ khu đất DSK. - Quản lý thực hiện dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. - Diện tích khu đất : 22.000 m2. - Tổng mức đầu tư (Dự kiến) : 31.620.000.000 đồng. - Quy mô đầu tư xây dựng : Tận dụng lại toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình nhà xưởng, văn phòng làm việc, các hạng mục Công trình phụ trợ hiện có. Di chuyển và lắp đặt dây truyền sản xuất gạch lát TERRAZO Công nghệ ITALIA có công suất 280.000 m2/năm và hệ thống máy móc, thiết bị khác từ nhà máy cũ tại khu DSK đến địa điểm mới. Xây dựng bổ xung và cải tạo một số hạng mục công trình phụ trợ. ● Trên đây là một số dự án đầu tư mà Công ty hiện đã và đang thưc hiện. Các dự án này có một số đặc điểm nổi bật sau : - Các dự án đầu tư xây dựng của Công ty là các dự án đầu tư xây dựng mới, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp với mục đích nâng cao lợi nhuận, phát triển Công ty, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường theo đúng chủ trương, chiến lược của nhà nước và Tổng công ty Vinanconex đề ra. - Các dự án đầu tư của Công ty có tổng mức vốn đầu tư ở mức trung bình, thời gian thực hiện ngắn, khả năng huy động vốn nhanh, đảm bảo tính khả thi cao,dễ dàng nắm bắt được thời cơ và đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại của khách hàng. - Do là dự án đầu tư xây dựng, thi công lắp đặt máy móc tại một vị trí được xác định trước, đòi hỏi sự lao động liên tục và môi trường làm việc khắc nghiệt nên tiến độ thi công dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, khí hậu, địa hình, công nghệ, nguồn nhân lực…tạo nên các khó khăn và rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án. Điều này khiến Công ty phải đặt ra các biện pháp quản lý rủi ro cho phù hợp với từng dự án cụ thể. - Các dự án sau khi hoàn thành được đưa vào vận hành và sử dụng trong thời gian dài. Khi đó các vấn đề hậu dự án phát sinh đòi hỏi Công ty với vai trò trực tiếp quản lý dự án phải có các biện pháp quản lý chất lượng cũng như giám sát, xử lý các sai xót xảy ra đối với dự án của mình. Để hạn chế những vấn đề phát sinh này, Công ty cần tổ chức, quản lý, giám sát thi công hết sức chặt chẽ và cẩn thận, tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng để xây dựng biện pháp quản lý, lập lịch trình thi công, lựa chọn công nghệ kỹ thuật phù hợp cho mỗi dự án. - Các công việc của dự án đều có một khối lượng lớn các công việc thành phần với biện pháp, kỹ thuật thi công khác nhau, xây dựng theo từng hạng mục công trình. Nó đòi hỏi sự quản lý và kết hợp chặt chẽ của Ban quản lý hay Phòng Đầu tư của Công ty với các đối tượng có liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án như đội xây dựng, nhà tài trợ, nhà tư vấn, nhà thiết kế, nhà cung ứng…Thông qua đó đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ xây dựng và chi phí thực hiện đã được đề ra. Với những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng mà Công ty Vinaconex-1 đang triển khai, có thể thấy quy mô dự án càng lớn, thì việc quản lý dự án hiệu quả càng khó khăn. Nhà quản lý dự án phải có nhiệm vụ biến đổi khái niệm mơ hồ ban đầu của cấp lãnh đạo thành một hệ thống có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng và nguồn lực cho một mục tiêu quan trọng của Công ty. Công tác quản lý dự án và người quản lý dự án sẽ giúp Công ty thực hiện những nhiệm vụ lớn và quan trọng trong từng khâu của dự án. Khi hiểu và có công tác quản lý dự án một cách hiệu quả sẽ mang lại cho Công ty nhiều lợi ích : - Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa các nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án, đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án, giúp việc sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí tiền bạc hay thời gian của nhân viên. - Xúc tiến thực hiện công việc đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách cho phép. Bằng cách đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trong phạm vi hợp lý, việc quản lý dự án sẽ giúp phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được, tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa các bên liên quan trong việc giải quyết bất đồng cục bộ. - Quản lý dự án hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng công trình, tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Tuy nhiên, phương pháp quản lý dự án cũng có mặt hạn chế của nó. Những mâu thuẫn do cùng chia nhau một nguồn lực của đơn vị; quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản lý dự án trong một số trường hợp không được thực hiện đầy đủ; vấn đề hậu dự án là những điểm cần được khắc phục với phương pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Mô hình quản lý trực tiếp dự án đầu tư do Công ty làm chủ đầu tư Các dự án đầu tư xây dựng của Công ty Vinaconex-1 hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng cơ bản. Các dự án này có quy mô trung bình, kỹ thuật đơn giản và gần với chuyên môn sâu của Công ty. Đồng thời qua quá trình phát triển và không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao đội ngũ chuyên môn, Công ty hiện có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tư. Nắm bắt tốt những đặc điểm của từng dự án cùng với phân chia công việc thành các bộ phận chuyên trách bao gồm các phòng chức năng về kỹ thuật, thiết bị - vật tư, thị trường, tài chính, Công ty đã trực tiếp tổ chức quản lý các dự án. Cách thức quản lý này được xây dựng dựa trên mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Đối với dự án thuộc nhóm B, C, dự án dân dụng quy mô trên dưới 100 tỷ VNĐ như dự án chung cư I9, khu nhà ở I10A Thanh Xuân Bắc...Công ty sử dụng các phòng, ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý dự án. Hội đồng quản trị Công ty sẽ giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và bộ phận được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách để quản lý việc thực hiện dự án. Cụ thể với các dự án trên, thông thường phòng Đầu tư sẽ được lãnh đạo Công ty cử làm bộ phận phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án.Theo đó, phòng Đầu tư sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo công ty, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư. Với vai trò này, phòng Đầu tư sẽ có nhiệm vụ giải quyết tất cả các thủ tục về xây dựng cơ bản và chức năng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các nội dung của quá trình đầu tư dự án, tổ chức giám sát chất lượng kỹ thuật công trình như một ban quản lý dự án. Trưởng phòng Đầu tư sẽ phụ trách quản lý chung, còn lại các thành viên sẽ quản lý theo từng mảng dự án : người quản lý về kỹ thuật, người quản lý về kinh tế - tài chính. Các phòng, ban trực thuộc Công ty sẽ phối hợp thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của phòng Đầu tư, đảm bảo sự đồng bộ trong công tác quản lý dự án cũng như tạo thuận lợi cho việc giám sát, đánh giá các công việc của dự án, báo cáo kịp thời với cấp lãnh đạo đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Ví dụ, phòng Đầu tư sẽ trực tiếp chủ trì và phối hợp với phòng tài chính kế hoạch của công ty, phòng kỹ thuật thi công và các đội xây dựng để hoàn tất thủ tục phê duyệt tổng quyết toán dự án đầu tư, hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành, trình Hội đồng quản trị và ban giám đốc Công ty. Như vậy đối với việc tổ chức dự án, Công ty đã tự mình thực hiện : tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật dựa trên năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng theo yêu cầu của dự án, trong đó vốn đầu tư dự án sử dụng là vốn hợp pháp của Công ty bao gồm vốn tự có, vốn huy động của các tổ chức, cá nhân, vốn vay tín dụng thương mại. Đối với hình thức này, Công ty sẽ cần phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng. Sơ đồ 1.2 : Mô hình Công ty trực tiếp quản lý dự án với phòng Đầu tư đóng vai trò chuyên trách Đối với dự án nhóm A, dự án nhóm B, C có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như dự án khu nhà ở và văn phòng cao cấp DSK, dự án trụ sơ văn phòng làm việc Vinaconex-1, dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát Terrazo và vật liệu xây dựng...hay để quản lý đồng thời nhiều dự án đầu tư, Công ty đã tiến hành thành lập ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý thực hiện dự án. Sơ đồ 1.3 : Mô hình Công ty trực tiếp quản lý dự án với việc thành lập Ban quản lý trực thuộc Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty với tư cách chủ đầu tư, dựa trên quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP của chính phủ, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty và các quy định của pháp luật có liên quan. Theo đó, Ban quản lý hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng quản trị và chỉ đạo điều hành Công ty, theo sự kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của các phòng chức năng của Công ty. Ban quản lý sẽ thay mặt Công ty trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trên cơ sở tuân thủ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Với từng dự án cụ thể hoặc nhóm dự án thực hiện, tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án mà Hội đồng quản trị Công ty, giám đốc Công ty giao nhiệm vụ và quyền hạn quản lý dự án cho Ban quản lý dự án. Ban quản lý sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty về nhiệm vụ và quyền hạn được giao đó. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án theo quy chế của Công ty. Sơ đồ 1.4 : Tổ chức của Ban quản lý dự án Công ty Theo sơ đồ trên, có thể thấy Giám đốc Ban quản lý giữ vai trò chung, chịu trách nhiệm điều hành toàn diện mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban quản lý và trực tiếp quản lý điều hành các lĩnh vực : - Công tác xây dựng các chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển của Ban - Công tác tổ chức, nhân sự và đào tạo, tiền lương - Công tác xây dựng các quy chế và quy định nội bộ của Ban - Công tác đầu tư phát triển kinh doanh - Công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật - Công tác tài chính, kế toán - Công tác đối ngoại Giám đốc Ban quản lý sẽ chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý. Trong quá trình triển khai dự án, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế, Giám đốc Ban quản lý chủ động đề xuất bổ sung, Giám đốc Công ty sẽ xem xét quyết định. Các Phó Giám đốc Ban quản lý sẽ thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc đi vắng, giúp Giám đốc Ban quản lý điều hành dự án, trong đó : - Phó Giám đốc Ban quản lý phụ trách kinh tế điều hành công tác bảo vệ an ninh, chính trị nội bộ, công tác thanh tra, công tác kinh tế - kế hoạch, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách với người lao động, công tác thanh quyết toán, công tác kiểm toán, công tác vốn.. - Phó Giám đốc Ban quản lý phụ trách kỹ thuật điều hành công tác chuẩn bị và triển khai kỹ thuật dự án đầu tư, công tác quản lý thiết kế, tư vấn xây dựng, công tác quản lý kỹ thuật, khối lượng chất lượng, công tác thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đơn vị, công tác ứng dụng khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công tác quản lý cơ giới, công nghệ, cơ khí, lắp máy, công tác an toàn và bảo hộ lao động, công tác nghiệm thu bàn giao, công tác bảo hành... Các bộ phận kinh tế - kế hoạch, kỹ thuật - an toàn, kế toán - vật tư, hành chính tổng hợp sẽ thực hiện các công việc theo chuyên môn, cùng phối hợp với các phòng, ban của Công ty dưới sự chỉ đạo và điều hành chung của Ban Giám đốc quản lý dự án. Trong công tác quản lý đầu tư, Ban quản lý sẽ phối hợp phòng Đầu tư trong việc hoàn tất các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giải quyết các công việc liên quan đến việc đầu tư dự án và quyết toán đầu tư khi dự án kết thúc. Đồng thời, Ban quản lý thay mặt Công ty trực tiếp làm việc với các ngành và các đơn vị liên quan về những nội dung công việc chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý và những nội dung khác được Công ty ủy quyền. Đối với nhiều dự án đầu tư, Ban quản lý sẽ đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh các hạng mục thuộc các dự án cho đến khi Công ty thành lập các đơn vị tiếp quản mới. Hiện tại, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý các dự án, Công ty đã áp dụng cách bố trí nhân sự cho Ban quản lý như sau : - Nhân sự Ban quản lý gồm có : Giám đốc, các phó giám đốc, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ - Bộ máy tổ chức sản xuất của Ban quản lý được định biên như sau : + Giám đốc Ban quản lý : 1 người + Phó giám đốc Ban quản lý : 2 người + Bộ phận Kinh tế - Kế hoạch : 3 người + Bộ phận Kỹ thuật - An toàn : 5 người (bao gồm cả cán bộ trắc địa) + Bộ phận Kế toán - Vật tư : 3 người + Bộ phận Tổ chức – Hành chính : 2 người (chưa bao gồm bảo vệ) Tổng cộng nhân sự của ban quản lý là 16 người. Nhìn chung với số lượng nhân sự này trong Ban quản lý dự án của Công ty sẽ đảm bảo các dự án đầu tư với quy mô nhỏ và trung bình, có tính chất kỹ thuật đơn giản hoặc tương tự nhau được quản lý tốt về các mặt kinh tế, kỹ thuật trong các giai đoạn thực hiện dự án, mang lại thành công cao cho công trình. Tuy nhiên đối với việc quản lý nhiều dự án một lúc, xây dựng ở nhiều cụm điểm khác nhau sẽ rất khó khăn để ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ do hạn chế về nguồn nhân lực, hạn chế về số lượng máy móc thiết bị sử dụng trong thi công cũng như công tác tổ chức quản lý, giám sát kỹ thuật chất lượng đối với từng dự án. Như vậy với việc sử dụng mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, Công ty đã lựa chọn một trong hai phương án : hoặc là tự thực hiện bằng việc sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử phòng Đầu tư làm bộ phận phụ trách để quản lý việc thực hiện dự án , hoặc là thành lập ra Ban quản lý trực thuộc để quản lý việc thực hiện một hay một nhóm các dự án. Theo đó, Công ty sẽ tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát cả ba khâu của dự án hoặc giao nhiệm vụ và quyền hạn cho Ban quản lý để thực hiện dự án. Tận dụng được năng lực chuyên môn sâu về xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty đã giảm được chi phí đáng kể trong công tác tư vấn, giám sát. Đồng thời, với việc Công ty trực tiếp quản lý thực hiện dự án đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của luồng thông tin, trao đổi về dự án đối với với các bên liên quan, qua đó giúp Công ty phản ứng linh hoạt, kịp thời trước những yêu cầu, thay đổi của khách hàng. Điều này cũng góp phần mang lại sự uy tín đối với các đối tác và khách hàng, qua đó nâng cao được khả năng huy động vốn, tránh được sự gián đoạn trong việc thực hiện công trình, đem lại hiệu quả cao trong công tác sử dụng vốn. Các công trình nhờ đó đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, giúp Công ty tiếp tục đầu tư phát triển, mang lại lợi ích lớn về kinh tế- xã hội cho đất nước. Dưới đây là quy trình đầu tư một dự án mà Công ty xây dựng, trong đó có sự kết hợp quản lý của Phòng Đầu tư và Ban quản lý dự án Sơ đồ 1.5 : Quy trình đầu tư dự án Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của mô hình quản lý mà Công ty áp dụng thì cũng thể hiện một số điểm hạn chế trong công tác quản lý dự án. Chính vì Công ty là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nên công tác quản lý tự sẽ mang tính chủ quan, phụ thuộc vào bản thân Công ty, có thể là các phòng, ban hoặc Ban quản lý do Công ty lập ra. Điều này sẽ làm Công ty khó phát hiện được những sai xót của mình trong quá trình quản lý, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, làm chậm tiến độ thi công do phải chỉnh sửa các sai xót, hiệu quả thành công không cao. Hơn nữa, với khả năng chuyên môn của mình, Công ty khó có thể nắm bắt hết tất cả các công việc liên quan đến dự án, vẫn cần phải có sự tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia chuyên ngành. Vì thế với vai trò tự thực hiện và quản lý dự án, Công ty sẽ đối mặt với sự rủi ro tập trung, tạo nên mức độ rủi ro cao cho dự án, ảnh hưởng đến tính khả thi và thành công của dự án sau này. Điều này đòi hỏi phòng Đầu tư hay Ban quản lý dưới sự quản lý chung của Công ty phải xử lý tốt các rủi ro phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Công việc này là hết sức khó khăn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cao của các công ty đầu tư xây dựng hiện nay. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh a. Mục đích xây dựng quy trình quản lý dự án của Công ty - Bảo đảm đầu tư xây dựng theo định hướng phát triển của Công ty Vinaconex-1 nói riêng và của tổng Công ty Vinaconex nói chung, nâng cao được kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và sử dụng chi phí hợp lý. - Giúp thực hiện dự án đầu tư theo đúng trình tự các bước, tạo sự dễ dàng trong việc quản lý, giám sát toàn bộ dự án đầu tư, mang lại hiệu quả cao trong công cuộc đầu tư. - Nhằm kiểm soát quá trình thiết lập và triển khai một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để đạt yêu cầu của khách hàng, giúp dự án được hoàn thành đúng thời hạn, trong khuôn khổ những chi phí cho phép và đạt một tiêu chuẩn cần thiết mà Công ty đặt ra. - Quy trình này giúp cho việc triển khai thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Công ty được thuận lợi, nhằm thỏa mãn cao nhất những yêu cầu của khách hàng trong các hợp đồng tư vấn quản lý dự án, từ đó giúp nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn. b. Phạm vi áp dụng Đây là một quy trình quản lý dự án khung bao quát mà Công ty đã xây dựng để áp dụng cho các dự án đầu tư vừa và lớn với tư cách là chủ đầu tư dự án, thành lập Ban quản lý để điều hành trực tiếp dự án. Dựa vào quy trình này và các điều kiện thực tế của từng dự án như quy mô, tính chất, kỹ thuật…Ban quản lý dự án sẽ viết quy trình cụ thể phù hợp và khả thi nhất cho dự án do mình phụ trách. c. Quy trình quản lý dự án Để xây dựng bản lưu đồ về quy trình quản lý dự án, Công ty đã tham khảo dựa trên các văn bản và quy định pháp luật hiện hành, bao gồm Luật Xây dựng, các quy định và văn bản hiện hành liên quan đến công tác đấu thầu, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác quản lý chất lượng công trình. Theo sơ đồ, các bước công việc trong quá trình thực hiện quản lý dự án sẽ bao gồm những nội dung cụ thể sau : Bước 1: Thành lập Ban quản lý dự án (Ban QLDA) và thông báo với khách hàng, đối tác Người thực hiện : Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hoặc Giám đốc Công ty Thời gian thực hiện : 2 ngày kể từ ngày Hợp đồng được ký kết với khách hàng, đối tác Nội dung thực hiện : - Trên cơ sở nội dung hợp đồng, Thành lập Ban QLDA gồm: Giám đốc dự án và các thành viên. Đối với dự án quy mô lớn liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau phải lập thành các bộ phận tác nghiệp cụ thể trong cơ cấu Ban QLDA (bộ phận kế hoạch, bộ phận kinh tế - hợp đồng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận hành chính…). - Sau khi Thành lập Ban QLDA, tiến hành thông báo với Khách hàng bằng văn bản. Bước 2 : Tiếp nhận hợp đồng và lập kế hoạch thực hiện nội bộ Người thực hiện : Giám đốc Ban quản lý dự án. Thời gian thực hiện : 5 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập Ban QLDA. Nội dung thực hiện : - Nghiên cứu kỹ hợp đồng mà Công ty đã ký kết để xác định rõ nội dung công việc phải thực hiện, thời hạn hoàn thành và phân công cụ thể quyền hạn, trách nhiệm đến từng bộ phận và từng thành viên trong Ban QLDA. - Lập kế hoạch triển khai công việc. Bao gồm các việc phải thực hiện từ khâu chuẩn bị (đền bù, giải phóng mặt bằng,..) đến khâu đấu thầu, thiết kế, thi công cho đến khâu nghiệm thu, bàn giao công trình vào sử dụng. Bản kế hoạch quản lý dự án được thiết lập trên những khống chế tổng thể về chi phí, nhân lực, thời gian trên cơ sở các mục tiêu đã xác định cho dự án, bao gồm kế hoạch lựa chọn các nhà thầu (cung cấp thiết bị, khảo sát xây dựng, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình, các nhà thầu tư vấn xây dựng công trình, nhà thầu thi công..); kế hoạch kiểm tra Hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình; kế hoạch giám sát thi công; kế hoạch quản lý hợp đồng; kế hoạch quản lý thi công ( chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của dự án); kế hoạch nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng; kế hoạch lập hồ sơ quyết toán, hoàn công; kế hoạch báo cáo, bàn giao hồ sơ liên quan. Bước 3 : Lập kế hoạch đấu thầu và tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án Người thực hiện : Giám đốc Ban QLDA và các kỹ sư dự án. Thời gian thực hiện : 5 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập Ban QLDA. Nội dung thực hiện : Căn cứ vào các nội dung quyết định đầu tư, lập “Kế hoạch đấu thầu” của dự án theo hướng dẫn Quy chế đấu thầu hiện hành. Gồm các nội dung : phân chia dự án thành các gói thầu; xác định giá gói thầu và nguồn tài chính; hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu; thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu; loại hợp đồng cho từng gói thầu; thời gian thực hiện hợp đồng. Căn cứ vào các nội dung quyết định đầu tư, lập “Tổng tiến độ chi tiết thực hiện dự án” cho phù hợp bắt đầu từ công tác chuẩn bị đền bù, giải phóng mặt b._. quả cao nhất khi thực hiện phân cấp quản lý, đảm bảo cho dự án tránh được những sai xót sau này, mang lại thành công cho dự án - Công ty cần chỉ đạo, giúp đỡ các chủ thể tham gia quá trình thực hiện dự án như đơn vị tư vấn, nhà thầu, nhà cung cấp... xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án của mình, trước hết là bộ máy quản lý điều hành dự án trên công trường, gói thầu, để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình mà Công ty đã đề ra. Lãnh đạo Công ty, Phòng Đầu tư và Ban quản lý dự án cần phải coi việc kiểm tra đảm bảo về số lượng và chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý điều hành của các chủ thể tham gia thực hiện đầu tư xây dựng trên công trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của dự án. - Công ty cần tiếp tục áp dụng, rà soát, cải tiến, hoàn thiện các quy trình, thủ tục phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án và phù hợp với các văn bản sửa đổi của nhà nước trong hoạt động xây dựng cơ bản. Đồng thời khắc phục hoặc loại bỏ các điểm không phù hợp, ít thực tiễn trong công tác quản lý dự án và không ngừng đổi mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý, sản xuất đặc biệt là để áp dụng, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng công trình. - Đối với các dự án đầu tư, Công ty cần nghiên cứu xây dựng một số qui định trong việc phân bổ dự án (hoặc quy chế phân bổ dự án); xây dựng các tiêu chí yêu cầu đối với các phòng, ban, đội xây dựng tham gia thực hiện dự án, tiêu chí lựa chọn Ban quản lý dự án, cán bộ quản lý dự án phù hợp, xây dựng mạng lưới thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư kiểm định chất lượng chặt chẽ, nghiêm ngặt b. Giải pháp hoàn thiện một số nội dung trong công tác quản lý dự án ● Tăng cường cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quản lý chi phí dự án Trong công tác quản lý chi phí dự án, Công ty cần linh hoạt trong cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường. Cụ thể : - Về giá xây dựng : + Giá xây dựng cần được xác định cho từng công trình cụ thể thay cho việc xác định giá theo khu vực trong quy định cũ + Giá xây dựng của công trình được xác định phù hợp với giai đoạn đầu tư, thời điểm xây dựng và độ dài thời gian thi công xây dựng công trình + Giá xây dựng công trình không được vượt Tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Công ty sẽ chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Trong tính toán tổng mức đầu tư sẽ xác định chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá căn cứ vào độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng, và nó được đưa vào tính toán hiệu quả đầu tư của dự án. Điều này sẽ giúp Công ty chủ động hơn về kế hoạch vốn kể cả khi giá cả thị trường biến động. - Bổ xung thêm công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường như : Chỉ số giá xây dựng, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khi tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Công ty nên yêu cầu tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực xác định, công bố chỉ số giá xây dựng để làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán, thanh toán hợp đồng xây dựng. Đây là một công cụ rất tốt cho quản lý chi phí theo cơ chế thị trường mà Công ty nên sử dụng. ● Đẩy nhanh công tác nghiệm thu, thanh toán trong quản lý thời gian, tiến độ dự án Công tác nghiệm thu, thanh toán cho các nhà thầu chứng tỏ rằng công việc đó được tiến hành và đã thực hiện xong , chất lượng công việc đạt theo các yêu cầu đề ra trong hồ sơ mời thầu, theo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn được xác định và theo đúng kế hoạch đề ra. Công tác nghiệm thu cần được phòng, ban Công ty, Ban quản lý dự án chú trọng trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng các công việc thi công. Cụ thể : - Thực hiện theo đúng trình tự nghiệm thu : Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành; Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu đã nêu; Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải; Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng; Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu; Kiểm tra sự phù hợp của công suất thực tế với công suất thiết kế được duyệt. Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: + Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra; + Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra; + Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng; Ban quản lý dự án sẽ thực hiện đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. - Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan do pháp luật ban hành và lãnh đạo Công ty đề ra. - Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc sau đây: + Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện; + Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các các tồn tại đó; + Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa khắc phục xong. - Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, chưa được thanh toán , nếu trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu ghi thì có thể được tạm ứng chi phí. - Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu. - Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị tư vấn thiết kế và Công ty phê duyệt. - Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình. - Về công tác thanh toán, cần nêu rõ các căn cứ để thanh toán và hồ sơ thanh toán đối với tưng loại giá hợp đồng xây dựng, qui định rõ thời gian phải hoàn thành việc thanh toán đối với từng chủ thể liên quan của dự án. ● Nâng cao công tác giám sát thi công công trình khi hoàn thiện dự án Hoàn thiện công trình là khâu cuối cùng của các công tác xây lắp nên chất lượng mỹ quan cũng như tiện nghi của công trình sẽ do chất lượng công tác hoàn thiện quyết định khá nhiều. Cũng như qui trình giám sát và nghiệm thu các công tác xây lắp khác, giám sát và nghiệm thu công tác hoàn thiện cần được Ban quản lý dự án giám sát như là một khâu trong tổng thể quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng, thực hiện gắn kết với mọi khâu trong quá trình tạo sản phẩm xây dựng nhằm đem lại chất lượng tốt nhất cho tổng thể dự án. Theo đó, công tác giám sát này cần phải được Công ty chú trọng hơn nữa trong công tác quản lý chất lượng dự án. Cụ thể : - Kiểm tra vật liệu sử dụng trong từng công tác hoàn thiện, đối chiếu giữa các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu với catalogues của vật liệu được cung ứng, đối chiếu giữa vật liệu được giới thiệu trong catalogues với hiện vật sẽ sử dụng. Nếu thấy khác biệt hay có điều gì nghi ngờ về chất lượng cần có giải trình của nhà thầu xây lắp và người cung ứng vật tư. - Vật tư sẽ sử dụng trong khâu hoàn thiện cần có nguồn gốc rõ ràng về nhà sản xuất, người bán hàng và các chỉ tiêu kỹ thuật ghi rõ trong catalogues. Chất lượng vật liệu phải phù hợp với catalogues và catalogues phải phù hợp với các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu. - Vật tư sử dụng cho hoàn thiện cần được vận chuyển từ nguồn cung cấp đến công trình theo đúng chỉ dẫn về vận chuyển và bốc rỡ. Quá trình vận chuyển vật tư không được làm cho sản phẩm bị biến đổi tính chất , thay đổi hình dạng, kích thước hình học cũng như các tác động khác làm biến đổi chất lượng của sản phẩm. Khi bốc xếp phải đảm bảo nhẹ nhàng, vật tư không bị các tác động va đập cơ học, các thay đổi tính chất hoá học, sinh học so với các tiêu chí chất lượng đã thoả thuận khi thương lượng hợp đồng mua bán. - Vật tư cần lưu giữ, cất chứa thì nơi cất chứa, lưu giữ phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu , các qui định về cất chứa trong catalogues. Không để lẫn lộn vật tư gây ra những thay đổi về tính chất của vật tư trong quá trình bảo quản và lưu giữ. - Cần kiểm tra chất lượng các khâu công tác tạo ra kết cấu nền trước khi hoàn thiện. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện mặt bằng để tiếp nhận các khâu hoàn thiện. Mặt tiếp nhận các công tác hoàn thiện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công tác hoàn thiện đề ra như mặt dán phải đủ nhám để bám chất dính kết, đảm bảo phẳng, không có gồ ghề làm giảm chất lượng bề mặt lớp hoàn thiện chẳng hạn. - Các công việc phải tiến hành trước khi hoàn thiện phải được làm xong để sau khi tiếp nhận công tác hoàn thiện không được đục, phá làm hỏng các lớp hoàn thiện. Những việc này rất đa dạng và dễ quên nên người kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng cần yêu cầu nhà thầu lập biện pháp thi công hoàn thiện trong đó chú ý đến việc chuẩn bị cho khâu hoàn thiện , qui trình hoàn thiện, các tiêu chí phải đạt, phương pháp kiểm tra để nhận biết chất lượng hoàn thiện, công cụ kiểm tra cũng như qui trình kiểm tra. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý dự án tại Công ty - Lãnh đạo Công ty cần phát triển tốt hệ thống quản lý nội bộ, tạo ra sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các phòng, ban trong công việc thường ngày và các công việc triển khai của dự án. Khi dự án được thi công, Công ty cần phát triển và tiếp tục duy trì đội ngũ chuyên gia tư vấn của mình trong đó bao gồm các chuyên gia đến từ các tổ chức tư vấn có uy tín. Lãnh đạo Công ty cần đảm bảo nhóm chuyên gia hạt nhân được hỗ trợ đầy đủ và kịp thời để có thể thực hiện nhiệm vụ với hiệu quả cao. Đồng thời, sẵn sàng trợ giúp nhóm chuyên gia hình thành một tổ chức tư vấn chất lượng cao và chuyên sâu các lĩnh vực có liên quan đến dự án nếu có nhu cầu. Ngoài ra, Ban quản lý dự án cũng cần xây dựng một đội ngũ nhân sự mang tính chuyên nghiệp cao, có trách nhiệm và phù hợp với công việc được giao để có thể quản lý được dự án một cách hiệu quả. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động của dự án đạt hiệu quả cao dưới sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án, phòng, ban chuyên môn trực thuộc Công ty. - Hiện nay, quy mô các dự án của Công ty ngày một lớn hơn, đòi hỏi các giải pháp kiến trúc, kết cấu, vật liệu của các công trình thuộc dự án ngày càng phức tạp... trong khi đó trình độ, kỹ năng của lực lượng xây dựng và quản lý công trình xây dựng tại Công ty còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu... Do vậy, Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, hiểu biết luật pháp để cùng tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Công ty cần trang bị cho cán bộ quản lý dự án năng lực và công cụ quản lý chuyên nghiệp như quản trị sự thay đổi, giải quyết các xung đột, lập và triển triển khai kế hoạch, kiểm soát và đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công việc. Đồng thời, Công ty cần ứng dụng các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả thông qua quá trình tham gia vào công tác tuyển dụng, đánh giá sử dụng nhân viên, huấn luyện phát triển nhân viên, hoàn thiện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp như giao tiếp thuyết trình, đàm phán…cho nhân viên, các cán bộ quản lý dư án của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần tham gia hướng dẫn cán bộ tuân thủ luật pháp, nắm rõ được tình hình chất lượng công trình xây dựng, tích cực đổi mới phương thức quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế, tránh hiện tượng cán bộ can thiệp trực tiếp quá sâu về chuyên môn trong quá trình hoạt động xây dựng mà không tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình - Giám đốc điều hành dự án cần được lãnh đạo Công ty huấn luyện và tuyển chọn kỹ lưỡng, có đủ năng lực, trình độ đảm bảo quản lý dự án hiệu quả, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã đề ra. Cụ thể, Giám đốc điều hành dự án phải là người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, có thể là một Kiến trúc sư, một Kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng trong phòng, ban chức năng của Công ty hoặc thuộc lãnh đạo Công ty. Quan trọng hơn Giám đốc dự án cần hiểu rõ chủ trương, ý đồ của Công ty - chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án. Từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra. Hơn nữa, trong công tác quản lý dự án của mình, với vai trò như một người trung gian giữa đội dự án và các đối tượng liên quan đến dự án, Giám đốc dự án cần phải kết hợp tốt với các thành viên, các đội của dự án để lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình và dự thảo ngân sách các công việc của dự án hợp lý. Đồng thời tổ chức giám sát hiệu quả hoạt động và thực hiện các công việc hiệu chỉnh thường xuyên, đưa ra yêu cầu và trình bày những thay đổi về phạm vi để báo cáo cho các nhà tài trợ và các đối tượng liên quan dự án, mang lại giải pháp tốt nhất cho dự án. Điều này đòi hỏi Giám đốc dự án phải hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình. Đặc biệt trong trường hợp dự án đầu tư của Công ty có qui mô lớn, chức năng sử dụng phức tạp, yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật thì Giám đốc dự án cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp, tránh việc chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án do sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của Ban quản lý dự án - Đối với đội ngũ thành viên dự án, mỗi thành viên cần phải hoàn thành tốt công việc của mình, dựa trên sự điều chỉnh năng lực, kỹ năng phù hợp theo các hoạt động, công việc của dự án cụ thể. Đồng thời, các thành viên của dự án cần phải tiếp xúc nhiều hơn với nhà tài trợ và các đối tượng liên quan đến dự án thông qua giám đốc dự án, cán bộ quản lý để thu thập, phân tích thông tin, đề ra giải pháp hợp lý cho công việc mà mình chịu trách nhiệm quản lý Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho dự án đầu tư của Công ty - Công ty cần tập trung xây dựng các công trình then chốt, có ý nghĩa lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho kết cấu hạ tầng xã hội. Đồng thời, với nguồn vốn đầu tư được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, Tổng công ty đóng vai trò là “hạt nhân” để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư; Công ty cần thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư của mình. - Các công trình xây dựng của Công ty phải phù hợp với khả năng nguồn vốn cân đối của mình, không được bố trí công trình vượt khả năng nguồn vốn trong kế hoạch. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình xây dựng dân dụng, kinh doanh thương mại và sản xuất công nghiệp… Công ty cần thực hiện kiên quyết không lập kế hoạch nguồn vốn đối với các công trình chưa cân đối đủ vốn và chưa đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng. Đồng thời tránh bố trí vốn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn thấp. - Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân khi quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng mà Công ty đề xuất. Đối với sự tham gia của các nhà thầu trong các công trình, Công ty cần tiến hành lập hồ sơ, thực hiện chọn lựa nhà thầu có kinh nghiệm và khả năng tài chính phù hợp với quy mô, tính chất công việc. Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn, phải yêu cầu nhà thầu ký quỹ đầu tư và cam kết đảm bảo chất lượng công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng - Công ty cần phải xem công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư là công việc quan trọng trong giai đoạn thực hiện đầu tư và phải thực hiện đúng theo trình tự đầu tư của nhà nước : sau khi có phương án bồi hoàn, thiết kế và dự toán được duyệt mới được phép tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, khi giải phóng xong mặt bằng mới cho khởi công xây dựng công trình - Nâng cao trách nhiệm, chất lượng tư vấn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hợp đồng kinh tế khi thực hiện tư vấn xây dựng. Tiến hành thanh, kiểm tra các công trình, dự án tiến độ thi công chậm, kéo dài và có biểu hiện tiêu cực. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế, chính sách riêng đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của dự án trong công tác quản lý đầu tư của Công ty, tiến hành xử lý dứt điểm những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư và bố trí đầy đủ vốn đối ứng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn cho quá trình xây dựng dự án. Đồng thời, Công ty cũng cần quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư của mình từ khâu quy hoạch, lựa chọn mục tiêu đầu tư gắn với hiệu quả sử dụng vốn vay và thu hồi vốn sau khi đã hoàn thành dự án - Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới, cơ cấu lại tổ chức của Công ty, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh, bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng và có tính cạnh tranh cao. Qua đó, từng bước giúp Công ty thực hiện quyền tự chủ về tài chính, mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh Hoàn thiện công tác quản lý và xử lý rủi ro trong công tác quản lý dự án Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định của Nhà nước và tính an toàn trong xây dựng. Nhận biết rõ điều này, Công ty đang dần hoàn thiện nội dung quản lý rủi ro cũng như giải pháp xử lý sự cố phù hợp trong công tác quản lý dự án của mình: - Chỉ định người chịu trách nhiệm cho một rủi ro hoặc mối đe dọa nhất định có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Theo đó, tổ chức quản lý dự án của Công ty cần định ra những dấu hiệu rủi ro mà họ cần giám sát và các biện pháp đối phó mà họ cần thực hiện, giúp dự án sẵn sàng đói phó với các rủi ro có thể xảy ra và có giải pháp xử lý kịp thời - Công ty cần đặc biệt phòng tránh rủi ro liên quan đến hợp đồng pháp lý. Các hợp đồng xây dựng rất cần được quản lý hiệu quả. Theo đó, một dự án xây dựng luôn đi kèm với các hợp đồng và quy định, điều lệ bắt buộc cần được quản lý riêng rẽ, chặt chẽ và phối hợp trong một tổng thể. Hợp đồng xây dựng là một công cụ pháp lý quyết định các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ cũng như đưa ra các yếu tố rủi ro cho các bên liên quan. Quản lý tốt hợp đồng sẽ giúp Công ty hạn chế được các rủi ro liên quan như giá cả vật liệu leo thang, địa chất công trình phức tạp do khảo sát không phát hiện đầy đủ, hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác, qua đó có thể chia sẻ bớt rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu, mang lại thành công chung cho dự án - Nỗ lực sử dụng các biện pháp phòng tránh thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ pháp lý như tòa án, trọng tài phân xử hay các phương tiện phòng tránh khác là yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu thất thoát, chi phí, thời gian và tránh những nghĩa vụ pháp lý không cần thiết trong quản lý rủi ro đầu tư xây dựng của Công ty - Đối với việc hạn chế rủi ro trong hình thành và quản lý chi phí dự án, Công ty cần có biện pháp phù hợp để xác định chi phí đầu tư trong xây dựng. Nếu thực tế công trình có yếu tố đầu vào khác với yếu tố cấu thành đã lập, Công ty cùng với đơn vị tư vấn, nhà thầu cần xác định lại cho phù hợp song cũng phải công khai sự thay đổi cho các bên liên quan biết, kể cả các cơ quan kiểm tra thực thi pháp luật cũng cần biết để xem xét khi cần thiết. Những công việc chưa có định mức và những công việc quá quen thuộc do lặp lại nhiều lần mang tính phổ biến thì Công ty nên tiếp cận với đơn giá theo dự án cụ thể : xác định đơn giá theo thị trường hoặc đi thẳng từ công nghệ để xác định đơn giá Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư ở nước ta Chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư Cần chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các bước của dự án từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định, thực hiện dự án. Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước (QLNN), thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ tư pháp, Kho bạc nhà nước…), các bộ chủ quản trong việc quản lý các dự án đầu tư. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án. Nhà nước cần sớm ban hành văn bản pháp quy về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án làm căn cứ tiến hành việc chống lãng phí, thất thoát nói chung và trong đầu tư dự án nói riêng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên, làm công tác QLNN về dự án đầu tư thi hành nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng. Các bộ, ngành, địa phương cần lập lại kỉ cương trong đầu tư dự án thông qua kế hoạch triển khai thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm; thành lập các cơ quan chuyên trách về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án… Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư. Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc QLNN đối với các dự án đầu tư như các chính sách về thuế, lãi suất, chính sách về lao động, đất đai…Tổ chức lại các Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn theo quy định về điều kiện năng lực của Luật xây dựng. Xây dựng mạng kiểm định xây dựng để quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn quốc. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, giảm thời gian của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng… Cụ thể, các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường trong việc quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án và nhất là công tác quản lý chi phí. Đồng thời, giảm thời gian các khâu thẩm định, phê duyệt dự án, tăng cường công tác giám sát, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án. Các chính sách mới trong đầu tư nên đơn giản các bước, khâu trong thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, ưu đãi, thẩm tra dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Trong lĩnh vực đấu thầu, các quy định về chỉ định thầu, hợp đồng, thanh toán nên làm rõ hơn, khắc phục các bất hợp lý để rút ngắn thời gian thực hiện đấu thầu. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Quản lý dự án phải trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp, quản lý rủi ro là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý dự án. Đào tạo những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về kinh tế thị trường và các kiến thức liên quan như thị trường vốn, thị trường xây dựng, thị trường bất động sản... Bồi dưỡng, nâng cao tính tự trọng và tự hào nghề nghiệp, trả lương thoả đáng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao dựa trên chất lượng, kết quả công việc. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập, thẩm định trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc quản lý các dự án đầu tư Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc quản lý các dự án đầu tư. Cần tạo lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội (ban hành luật), cơ quan của Chính phủ (hướng dẫn thi hành luật) với các địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư. Quy định chế độ báo cáo, chế độ trách nhiệm, các chế tài cần thiết xử lý các vi phạm đối với việc quản lý các dự án đầu tư. Cần có kiến nghị kịp thời đối với cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. KẾT LUẬN Quản lý dự án là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại ngày nay. Đặc biệt là đối với những dự án lớn, phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng. Để có thể hoàn thành đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu chất lượng kỹ thuật và phù hợp với ngân sách đề ra, dự án cần phải được quản lý hiệu quả với phương pháp, kỹ năng phù hợp. Đối với Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi phải phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thực tế, thành công của các dự án đầu tư xây dựng mà các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện vẫn chưa cao. Một mặt là do các công trình ngày càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng, kỹ thuật hiện đại, phức tạp với quy mô đầu tư lớn, nhưng mặt khác công tác quản lý dự án của bản thân các doanh nghiệp xây dựng chưa thực sự hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp cao. Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp xây dựng, chuyên đề “ Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau : Thứ nhất, trình bày một số vấn đề liên quan đến mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý dự án mà Công ty áp dụng, trong đó đã đề cập đến các vấn đề như tổ chức nhiệm vụ của các thành phần, đặc điểm tổ chức quá trình quản lý. Đây là cơ sở quan trọng để Công ty Vinaconex-1 xây dựng các quy trình và thực hiện công tác quản lý đối với dự án đầu tư của mình. Thứ hai, nghiên cứu và phân tích cụ thể thực trạng công tác quản lý dự án ở Công ty Vinaconex-1 xuất phát từ việc trình bày quy trình tổ chức và thực hiện quản lý dự án, các nội dung thực tiễn trong hoạt động quản lý dự án của Công ty. Trong đó đề cập các bước thực hiện hay quá trình thực hiện trong quy trình, nội dung quản lý được lãnh đạo Công ty, Giám đốc dự án, thành viên quản lý dự án sử dụng. Để minh họa thực tiễn cho hoạt động quản lý dự án, chuyên đề đã phân tích một số hoạt động quản lý cụ thể của dự án đầu tư xây dựng mà Công ty đang thực hiện. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề còn tồn tại và cần giải quyết trong công tác quản lý dự án của Công ty hiện nay. Thứ ba, đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án tại Công ty. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước biện pháp để phát triển, mở rộng chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất cho các dự án đầu tư phát triển. Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu, ta thấy rõ vai trò cần thiết của công tác quản lý trong việc thực hiện dự án, đảm bảo mục tiêu đã đề ra, mang lại tính khả thi cao và thành công cho các dự án mà Công ty đang tiến hành đầu tư. Quy trình cũng như nội dung quản lý dự án được Công ty áp dụng rõ ràng, đầy đủ các bước với chi tiết hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện cũng như tính linh hoạt trong việc thực thi các giải pháp vẫn còn là vấn đề mà Công ty cần phải quan tâm và hoàn thiện hơn nữa. Tuy chuyên đề đã phần nào đạt được những mục tiêu đề ra, song việc nghiên cứu “Công tác quản lý dự án tại Công ty xây dựng Vionacnex-1” vẫn chỉ dừng lại ở một Công ty cụ thể, với những giải pháp và kiến nghị cơ quan Nhà nước gợi mở cho việc nâng cao công tác quản lý dự án cho các công ty thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng. Để công tác quản lý dự án đạt hiệu quả hơn nữa trong quá trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam sẽ cần phải có nghiên cứu sâu hơn, tổng quát hơn về tình hình quản lý dự án của các doanh nghiệp xây dựng trong nước, các giải pháp thiết thực mà Nhà nước cần thực hiện để tạo hiệu quả tốt nhất cho dự án đầu tư, các phương pháp quản lý dự án tiên tiến trên thế giới. Một lần nữa, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh, các thầy cô trong Khoa Đầu tư, ban lãnh đạo và cán bộ Phòng Đầu tư Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, đã giúp Tôi hoàn thành chuyên đề này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21628.doc
Tài liệu liên quan