Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Thực trạng và giải pháp

doc116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Kết quả huy động vốn của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 16 Bảng 1.2. Kết quả giải ngân của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 17 Bảng 1.3. Kết quả thu hồi nợ vay của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 17 Bảng 1.4. Kết quả cho vay lại vốn ODA của Sở Giao Dịch I năm 2007 và 2008 18 Bảng 1.5. Năng lực tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh từ năm 2006 đến hết quý II năm 2008 56 Bảng 1.6. Số lượng chuyên gia nước ngoài thuê theo các công việc dự kiến 62 Bảng 1.7. Nhu cầu nhân lực dự kiến phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 63 Bảng 1.8. Dự báo nhu cầu xi măng trong nước giai đoạn 2005 -2020 64 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Mà một trong những yêu cầu mang tính chất cơ bản của việc toàn cầu hoá là đối xử ngang bằng và chống trợ cấp. Trong khi đó, tín dụng nhà nước, với sự ưu đãi về vốn cho các đối tượng nhất định được xem như một hình thức trợ cấp. Nhưng trong quá trình đó, kinh nghiệm thực tiễn từ các nước cho thấy: tín dụng nhà nước cũng không mất đi, mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Với nền kinh tế Việt Nam, tín dụng chính sách chắc chắn cũng không thể đi ngoài quy luật chung này. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức được Chính phủ giao nhiệm vụ huy động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn tín dụng Nhà nước dành cho đầu tư phát triển và thực hiện các hoạt động tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác hoạt động góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng ấy, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung chuyên đề gồm 2 chương: * Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I. * Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I trong thời gian tới. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chắc hẳn khó lòng đề cập đầy đủ các khía cạnh của vấn đề đưa ra và sai sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô cùng các bạn. Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I 1.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (gọi tắt là Sở Giao Dịch I) là đơn vị thuộc Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ –NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam. Sở Giao Dịch I có trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội, có con dấu, có bảng cân đối kế toán, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toán kế toán theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Sở Giao Dịch I 1.1.2.1. Phòng Thẩm Định U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro. U Nhiệm vụ: * Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ nghiên cứu, trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I ký các văn bản tham gia ý kiến về chế độ, chính sách trong lĩnh vực nghiệp vụ về Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay đối với các dự án vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, dự án vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam (nếu có) dự án vay vốn đầu tư ra nước ngoài, nghiệp vụ về phòng ngừa và xử lý rủi ro với NHPTVN. * Xây dựng quy trình công tác Thẩm định tại các phòng nghiệp vụ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và trong quá trình vận hành, hoạt động sán xuất kinh doanh đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thuộc Sở Giao Dịch I quản lý. * Nghiên cứu, xây dựng quy định về công tác thẩm định dự án đầu tư, công tác phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, công tác thẩm tra hồ sơ và giá trị khối lượng XDCB hoàn thành phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPTVN. * Thực hiện báo cáo thống kê về công tác thẩm định định kỳ hoặc đột xuất theo quy định về báo cáo thống kê của NHPTVN. * Thu thập thông tin về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tổng hợp các thông tin liên quan đến các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT và các thông tin liên quan đến chủ đầu tư, phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro. * Tham gia hội đồng thẩm định xét thầu, đấu thầu (nếu có), phối hợp với các phòng có liên quan khác xác định giá trị tài sản để cầm cố, thế chấp vay vốn, bảo lãnh tại Sở Giao Dịch I. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. 1.1.2.2. Phòng Tín Dụng 1 U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án do các tổng Công ty 90, 91 (hoặc doanh nghiệp thuộc tổng Công ty 90, 91) làm chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT, Bộ xây dựng; nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự án thuộc các Bộ ngành nêu trên. U Nhiệm vụ: * Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay đầu tư ra nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám Đốc Sở Giao Dịch I. * Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với các phòng có liên quan tham gia thẩm định các dự án bảo lãnh tín dụng đầu tư, vay tín dụng đầu tư để đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài. * Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi. * Thực hiệnc các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. 1.1.2.3. Phòng Tín Dụng 2 U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án do các tổng Công ty 90, 91 (hoặc các doanh nghiệp thuộc tổng Công ty 90, 91) làm chủ đầu tư thuộc các Bộ khác không phải là Bộ GTVT, Bộ xây dựng; Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành khác không thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự án thuộc các Bộ ngành nêu trên. U Nhiệm vụ: * Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám Đốc Sở Giao Dịch I. * Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với các phòng có liên quan tham gia thẩm định các dự án bảo lãnh tín dụng đầu tư, vay vốn tín dụng đầu tư để đầu tư trong nước và ra nước ngoài. * Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi (nếu có). * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. 1.1.2.4. Phòng tín dụng 3 U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý làm chủ đầu tư; nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự án thuộc các đơn vị nêu trên. U Nhiệm vụ: * Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám Đốc Sở Giao Dịch I. * Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. * Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi (nếu có). * Phối hợp với phòng Thẩm định thực hiện công tác xử lý rủi ro các dự án (do phòng quản lý) vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. 1.1.2.5. Phòng Quản Lý Vốn Nước Ngoài U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện quản lý vốn nước ngoài do NHPTVN giao bao gồm: nghiệp vụ cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chính phủ uỷ quyền bảo lãnh, các dự án do NHPTVN vay nước ngoài (do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh) để cho vay lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho vay lại, thu hồi nợ vay, lãi và phí của các nguồn vốn này. U Nhiệm vụ: * Tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứu, xem xét trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I ký kết HĐTD vốn nước ngoài được Tổng Giám Đốc NHPTVN giao đối với những dự án đủ điều kiện vay vốn. * Phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện thẩm định lại các dự án sử dụng vốn ODA (nếu có) trình Giám Đốc thông qua để gửi NHPTVN. * Thực hiện công tác quản lý vốn ODA của Việt Nam cho nước ngoài vay về việc: cho vay, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay, thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước, của NHPTVN. * Thực hiện nghiệp vụ quản lý vốn ODA và các nguồn vốn nước ngoài khác theo quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHPTVN và quy định của Giám Đốc Sở Giao Dịch I. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. 1.1.2.6. Phòng Tài Chính Kế Toán U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc trong việc tổ chức, quản lý và thực hiện công tác tài chính kế toán tại Sở Giao Dịch I; tổ chức công tác thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước; thực hiện công tác hoạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ Sở Giao Dịch I, hoạt động thu –chi tài chính. U Nhiệm vụ: A. Công tác tài chính: * Thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của Sở Giao Dịch I. * Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám Đốc văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với NHPT. * Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong việc lập, thực hiện kế hoạch thu chi tài chính năm của Sở Giao Dịch I. B. Công tác kế toán: * Tổ chức thực hiện tốt chế độ kế toán do Ngân hàng Phát triển và Bộ Tài chính ban hành. * Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám Đốc các văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng Phát triển, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế độ kế toán nghiệp vụ NHPT. * Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ thanh toán, hoạch toán ghi chép chính xác, đầy đủ kịp thời các số liệu vào sổ kế toán; làm báo cáo tháng, quý, quyết toán năm và báo cáo đột xuất. C. Công tác thanh toán và kho quỹ * Thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHPTVN. * Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám Đốc các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách trong việc tham gia thanh toán với Ngân hàng Nhà nước, thanh toán với khách hàng, thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ, thanh toán trong và ngoài nước. * Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện việc chi trả lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác cho cán bộ viên chức thuộc Sở Giao Dịch I. D. Công tác khác * Thực hiện mở, quản lý và sử dụng các tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. * Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất, trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng, mua sắm, thanh lý tài sản theo quy định của NHPTVN. 1.1.2.7. Phòng Kế Hoạch Nguồn Vốn U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc trong việc tổ chức thực hiện các công tác sau: * Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp. * Công tác huy động vốn. * Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. * Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo. * Một số nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. U Nhiệm vụ: A. Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp: * Tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về kế hoạch, báo cáo thống kê, tổng hợp ngành. * Chủ trì, phối hợp với các Phòng thuộc Sở trong việc lập và tổng hợp kế hoạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước hàng năm (các dự án do Sở Giao Dịch I quản lý) theo từng hình thức, theo cơ cấu ngành, vùng lập và tổng hợp kế hoạch về tín dụng xuất khẩu, cho vay vốn ODA,… và các nghiệp vụ khác có liên quan. * Tổng hợp, phân tích báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định về các mặt hoạt động nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay vốn ODA và các nghiệp vụ khác có liên quan để báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam. * Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Sở Giao Dịch I trong việc tổng hợp báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ của Sở trong thời gian qua, đề xuất phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết. B. Công tác huy động vốn: * Giúp Giám Đốc trong việc tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng, cơ chế, chính sách về công tác huy động vốn của Ngành, tham mưu giúp Giám Đốc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác huy động vốn để tổ chức thực hiện. * Nghiên cứu tình hình thị trường vốn và trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I đề xuất phương án huy động các nguồn vốn của Sở Giao Dịch I với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. * Xây dựng phương án huy động vốn hàng năm hoặc định kỳ và tổ chức thực hiện huy động vốn trên thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và của Giám Đốc Sở Giao Dịch I. C. Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn: * Giúp Giám Đốc trong việc tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng, cơ chế, chính sách về công tác huy động vốn của Ngành, tham mưu, giúp Giám Đốc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác huy động vốn để tổ chức thực hiện. D. Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo: * Giúp Giám Đốc tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo để tổ chức thực hiện. * Chủ trì, phối hợp với các Phòng thuộc Sở tham gia ý kiến hoặc chủ động xây dựng nội dung các chuyên đề nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát triển của ngành, công tác chuyên môn nghiệp vụ của Sở và tổ chức thực hiện xây dựng đề án khoa học. E. Công tác khác: Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao 1.1.2.8. Phòng Tín Dụng Xuất Khẩu U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu (bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu) theo đúng quy định của Nhà nước và của NHPTVN. U Nhiệm vụ: * Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám Đốc Sở Giao Dịch I ký các văn bản tham gia ý kiến với NHPTVN, các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình về tín dụng xuất khẩu. * Hướng dẫn các đơn vị vay vốn tín dụng xuất khẩu về điều kiện, thủ tục vay và trả nợ vay. * Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, trả nợ vay của các đơn vị vay vốn. Đề xuất với Giám Đốc biện pháp và thực hiện các thủ tục trình tự xử lý nợ vay theo quy định hiện hành. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Giao Dịch I giao. 1.1.2.9. Phòng Hành Chính –Quản Lý Nhân Sự U Chức năng: Là đơn vị thuộc Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc Sở Giao Dịch I quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản trị, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của Sở Giao Dịch I; tham mưu giúp Giám Đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương của Sở Giao Dịch I. U Nhiệm vụ: A. Công tác hành chính, quản trị, văn thư: * Xây dựng nội quy, quy chế làm việc trình Giám Đốc ký ban hành. * Tổ chức hoặc phối hợp với các phòng tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo các hoạt động của Sở Giao Dịch I theo chương trình, kế hoạch đã được Giám Đốc phê duyệt. * Tổ chức và thực hiện công tác lễ tân tại cơ quan. * Tổ chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt nam; quản lý việc sử dụng con dấu và giữ con dấu của Sở Giao Dịch I theo quy định hiện hành. * Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan trong việc quản lý tài sản, xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm tài sản, công cụ, sửa chữa trang thiết bị đảm bảo điều kiện, phương tiện làm việc và hoạt động của cơ quan. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao. B. Công tác tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương: * Tham mưu giúp Giám Đốc xây dựng tổ chức bộ máy, định mức lao động, biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ trình Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển phê duyệt. * Tham mưu giúp Giám Đốc tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý nhân sự theo quy định phân cấp của Tổng Giám Đốc. * Tham mưu giúp Giám Đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Sở Giao Dịch I. * Thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ BHXH của cán bộ theo đúng quy định hiện hành. 1.1.3.10. Phòng kiểm tra: U Chức năng: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của Sở Giao Dịch I nhằm đảm bảo tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quy định nội bộ của Sở Giao Dịch I U Nhiệm vụ * Xây dựng, trình Lãnh đạo Sở Giao Dịch I duyệt chương trình, kế hoạch kiểm tra trong nội bộ Sở Giao Dịch I * Thực hiện giám sát và kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở Giao Dịch I theo chương trình, kế hoạch được duyệt. Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra, giám sát và đưa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát và kiểm tra * Làm đầu mối quan hệ và báo cáo với Ban kiểm tra nội bộ -Ngân hàng Phát triển Việt Nam, phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với Sở Giao Dịch I khi được ủy quyền của Giám Đốc Sở Giao Dịch I * Giám sát và kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra theo đúng các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở Giao Dịch I * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao Dịch I giao 1.1.3.11. Phòng Bảo lãnh U Chức năng: Bảo lãnh cho doanh nghiệp có nhu cầu bão lãnh vay vốn tại các Ngân hàng Thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh: hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án thuộc đối tượng theo quy định của Chính phủ U Nhiệm vụ: * Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan nghiên cứu tham gia ý kiến về cơ chế chính sách liên quan đến việc bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ sau đầu tư Giám đốc Sở Giao Dịch I. Tổ chức thực hiện việc bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam * Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam * Thẩm định năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư và tổng hợp ý kiến tham gia của Phòng Thẩm định về việc thẩm định phươn án tài chính, phương án trả nợ vốn vay đối với các dự án đầu tư; chủ trì soạn thảo văn bản giải trình của Sở Giao Dịch I với Ngân hàng Phát triển Việt Nam các nội dung giám sát * Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán hướn dẫn Chủ đầu tư ký khế ước nhận nơ bắt buộc đối với số tiền bảo lãnh trả nợ thay theo đúng quy định * Có trách nhiệm thu nợ gốc, lãi (đối với trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh). Thu hồi cấp hỗ trợ sau đầu tư đối với các trường hợp cấp không đúng quy định * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao Dịch I quy định 1.1.3.12. Phòng tin học U Chức năng: Thực hiện công tác tin học của Sở Giao Dịch I theo quy chế, quy trình nghiệp vụ, đã được Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành U Nhiệm vụ: * Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin và Phòng tài chính kế toán trong việc áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong công tác tài chính kế toán * Triển khai thực hiện công tác tin học tại Sở, bao gồm: quản lý hệ thống mạng, các thiết bị tin học. Đảm bảo tính an toàn, bảo mật và sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin tin học tại Sở * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao Dịch I giao 1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu tiến hành tại Sở Giao Dịch I trong thời gian vừa qua 1.1.3.1. Về công tác huy động vốn Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008 Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1. Huy động vốn(Doanh số) 2.215.909 4.595.717 + Kỳ hạn từ 1 năm trở lên 253.460 289.248 + Kỳ hạn dưới 1 năm 1.373.864 2.327.378 + Không kỳ hạn 588.585 1.979.091 2. Số dư vốn huy động 810.501 998.327 + Kỳ hạn từ 1 năm trở lên 491.197 545.065 + Kỳ hạn dưới 1 năm 220.000 283.907 + Không kỳ hạn 99.305 169.355 Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam Theo chủ trương thí điểm huy động vốn của Hội Sở Chính, Sở Giao Dịch I chủ động huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng mở ra một hướng có thể huy động một lượng vốn lớn trong ngắn hạn. Năm 2008 doanh số huy động vốn tăng 107% so với năm 2007, trong đó năm 2008 số vốn huy động kỳ hạn dưới 1 năm 69% so với năm 2007. Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao Dịch I thực hiện nghiêm túc quy định điều chỉnh vốn huy động về Hội Sở Chính. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ, kịp thời. Theo dõi chặt chẽ kỳ hạn hoàn trả của các khoản vốn huy động, tính lãi và bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn hoàn trả vốn huy động đến hạn. 1.1.3.2. Về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước a. Công tác giải ngân Bảng 1.2. Kết quả giải ngân của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008 Đơn vị: Triệu đồng Năm Kế hoạch giải ngân Thực hiện giải ngân % thực hiện so với KH 2007 779.537 622.460 80% 2008 2.101.943 1.959.468 93% Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam Công tác đăng ký, điều hành và thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển được thực hiện linh hoạt, tuân thủ theo đúng chủ trương và điều hành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. b. Công tác thu hồi nợ vay Bảng 1.3. Kết quả thu hồi nợ vay của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008 Đơn vị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Thu nợ gốc 871.422 876.215 Thu nợ lãi 290.712 345.221 Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ngay từ những tháng đầu năm 2008 Sở Giao Dịch I đã tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhất là các dự án có nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Thu nợ gốc năm 2008 đạt 876.215 triệu đồng tăng 0,55% so với năm 2007. Thu nợ lãi năm 2008 đạt 345.221 triệu đồng tăng 18,75% so với năm 2007. Năm 2008 Sở Giao Dịch I đã thành lập 05 tổ thu nợ nhằm tập trung cho công tác thu hồi nợ vay, đảm bảo kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo tiền vay toàn bộ các dự án có nợ quá hạn là lãi treo. Các tổ thu nợ này có nhiệm vụ chủ động triển khai kiểm tra các dự án để phân tích đánh giá khả năng trả nợ của các chủ đầu tư, báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Sở Giao Dịch I để có biện pháp xử lý. Kết quả đến cuối năm 2008 đã thu nợ quá hạn đạt 185.487 triệu đồng, thu từ khoanh nợ 60.710 triệu đồng (trong tổng số thu nợ 307.836 triệu đồng). 1.1.3.3. Về tín dụng xuất khẩu ngắn hạn Năm 2008 giải ngân tín dụng xuất khẩu ngắn hạn đạt doanh số cho vay 4.491.272 triệu đồng, dư nợ đạt 5.378.739 triệu đồng tăng 2,9 lần so với 31/12/2007. Dư nợ bình quân năm 3.128.314 triệu đồng đạt 218,15% kế hoạch năm, nợ quá hạn 2.366 triệu đồng chiếm 0,04%/tổng dư nợ, giảm 5.528 triệu đồng so với đầu năm, lãi treo 1.454 triệu đồng tăng 354 triệu đồng so với đầu năm 2008. Số vốn cho vay tín dụng xuất khẩu tập trung vào các hợp đồng xuất khẩu theo chương trình của Chính Phủ (Gạo, máy tính xuất khẩu đi Cuba). 1.1.3.4 Về công tác cho vay lại vốn ODA Bảng 1.4. Kết quả cho vay lại vốn ODA của Sở Giao Dịch I năm 2007 và năm 2008 Đơn vị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Thực hiện cho vay lại vốn ODA 1.975.419 1.803.493 Thu nợ gốc 677.610 1.074.815 Thu lãi và phí 464.322 587.903 Nợ gốc quá hạn 49.381 79.723 Lãi phí treo 12.485 11.188 Nguồn: Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam Mặc dù Sở Giao Dịch I theo chỉ thị của Hội Sở Chính đã tập trung triển khai công tác thu hồi nợ một cách quyết liệt nhưng nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng tập trung ở 03 dự án: Cà phê chè, xây dựng các nhà máy chè và dự án xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi. Năm 2008 nợ gốc quá đạt 79.723 triệu đồng tăng 61,4% so với năm 2007; Lãi phí treo năm 2008 đạt 11.188 triệu đồng giảm 10,4% so với năm 2007. Đây là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới gây khó khăn với các nước, các doanh nghiệp. Ngoài các hoạt động trên Sở Giao Dịch I còn có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ khác theo phân cấp của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam như: * Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam. * Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật), tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. * Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám Đốc. * Thực hiện các hoạt động khác do Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao. 1.2. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án này tại Sở Giao Dịch I 1.2.1.Khái niệm và vai trò của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước được thẩm định tại Sở Giao Dịch I 1.2.1.1. Khái niệm: Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là những dự án đầu tư của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. 1.2.1.2.Vai trò của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước. Bởi vì, các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng. Do đó, Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù phần chênh lệch lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp hiện nay của nước ta. Đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn đầu tư. Nguyên tắc của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng hoàn trả nợ vay. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây. Chính vì thế mà Nhà nước có thể đầu tư thêm vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽ chuyển dần vốn ngân sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, do ảnh hưởng tích cực của vốn tín dụng nhà nước cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách nhà nước.  Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việc tài trợ chính sách. Với nhiệm vụ tiếp nhận và huy động các nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu theo chính sách của Nhà nước cho một số ngành, lĩnh vực then chốt cuả nền kinh tế, các vùng khó khăn và các chương trình kinh tế lớn của đất nước. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sau: U Các dự án đầu tư nhằm phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như: xây dựng cầu đường; các dự án trong lĩnh vực hàng không; dự án cung cấp nước; dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu; hạ tầng khu công nghiệp. U Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của đất nước: thực hiện chương trình đóng tàu biển; hỗ trợ ngành đường sắt; xây dựng nhà máy xi măng; chương trình sản xuất thép; chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may; các dự án phát triển nông lâm thuỷ sản. U Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn như: đầu tư cho các địa._. phương để thực hiện chương trình kênh mương nội đồng; đường giao thông nông thôn được bê tông hoá; hỗ trợ việc tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông Cửu Long. U Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu; cho vay các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Việc thực hiện những chương trình, dự án đầu tư trên đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng lại có khả năng sinh lời thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu như đầu tư vào cơ sở hạ tầng như năng lượng, đường xá, thuỷ lợi, các ngành công nghiệp cơ bản, những ngành thâm dụng vốn...mà trong giai đoạn đầu phát triển, các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vừa không muốn tham gia đầu tư, vừa không đủ tiềm lực vốn để đầu tư. Vì vậy, chỉ có những dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước mới có khả năng thực hiện. Thông qua đầu tư nhà nước (trong đó có tín dụng nhà nước) tạo ra các đầu vào thiết yếu phục vụ các ngành khác của nền kinh tế phát triển. Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, từ đó tác động tích cực tới công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Nhờ các dự án đầu tư này của nhà nước đã hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi được cải thiện rõ rệt đã là nhân tố quyết định để thâm canh, tăng vụ và nâng cao sản lượng lương thực; Giúp cho Việt Nam không những giữ vững an ninh lương thực mà còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển mạnh; đặc biệt là điện, nước, giao thông. Nhà nước cũng đã hỗ trợ cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn, cho phép cải thiện đáng kể chất lượng con người ở nông thôn...  Ngoài ra, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng nhà nước còn có tác dụng tích cực trong việc kích thích đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong giai đoạn kinh tế trì trệ, góp phần tạo ra tốc độ phát triển kinh tế cao trong thời gian vừa qua. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, khi các thành phần kinh tế khác giảm tốc độ đầu tư thì các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng, có tác dụng kích thích, lôi cuốn các thành phần kinh tế khác gia tăng đầu tư trở lại. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng nhà nước, một mặt đã góp phần tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đang tồn đọng trong nền kinh tế, từ đó giải quyết một lượng lớn hàng tồn kho, mở ra khả năng mới để sản xuất tiếp tục phát triển. Mặt khác, cũng đã từng bước phát huy tác dụng kích cầu đầu tư của các ngành kinh tế ngoài nhà nước, vì các dự án đầu tư này đầu tư vào phát triển hạ tầng và một số ngành công nghiệp cơ bản đã tạo thêm thuận lợi cho việc đầu tư của các thành phần kinh tế khác.  1.2.2. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước a. Vai trò của công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước Thứ nhất: Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường là các chương trình hay dự án phát triển các ngành quan trọng của đất nước như thực hiện chương trình đóng tàu biển; hỗ trợ ngành đường sắt; xây dựng nhà máy xi măng…Vì vậy các dự án đầu tư này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn lâu nên rủi ro xảy ra là rất lớn. Do đó, cần phải tiến hành thẩm định lựa chọn dự án có hiệu quả và bác bỏ dự án không khả thi. Công tác thẩm định các chương trình, dự án đầu tư này nhằm thẩm định tính hiệu quả, sự cần thiết của dự án. Từ đó có quyết định cho vay vốn đối với dự án có hiệu quả cao và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và phát triển ngành nói riêng. Thứ hai: Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là nhằm phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như: xây dựng cầu đường; các dự án trong lĩnh vực hàng không; dự án cung cấp nước; dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu; hạ tầng khu công nghiệp. Vì thế, công tác thẩm định các dự án này đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn dự án có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả cao, tránh hiện tượng cho dự án không khả thi vay dẫn đến khả năng không thu hồi được vốn vay. Thứ ba: Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước giúp cho việc đảm bảo dự án đầu tư tuân thủ theo pháp luật. Thông qua kiểm tra, kiểm soát, công tác thẩm định dự án sẽ xác định rõ những nội dung cần thực hiện, cần điều chỉnh của dự án cho phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế. Mặc khác, qua đó cũng góp phần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và phối hợp hài hòa giữa các bên tham gia dự án, đảm bảo việc chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án được thuận lợi. Bên cạnh đó, công tác thẩm định dự án còn giúp cho các chủ thể tham gia dự án đầu tư tuân thủ pháp luật. b. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước U Vì dự án đầu tư nằm trong môi trường động, nó tác động đến các chủ thể xung quanh nó. Do đó khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước nói riêng phải đứng trên quan điểm của các chủ thể bị dự án tác động để xem xét, đánh giá dự án. Nhằm đảm bảo dự án đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Đảm bảo tính toàn diện của công tác thẩm định dự án đầu tư. U Việc thẩm định lựa chọn dự án đầu tư cho vay vốn tín dụng Nhà nước phải dựa trên ý kiến của hội đồng thẩm định chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào cả. Đảm bảo tính khách quan khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư. U Người tiến hành thẩm định phải nắm vững các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, các quy định về quản lý kinh tế - đầu tư và xây dựng hiện hành. U Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường với khối lượng lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Nên công tác thẩm định cần phải dựa trên các phương pháp, quy trình thẩm định khoa học nhằm lựa chọn cho vay đối với các dự án đầu tư có hiệu quả cao. Đảm bảo các nguồn lực xã hội cần thiết cho dự án được sử dụng có hiệu quả. 1.3. Thực trạng công tác tổ chức thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I 1.3.1. Quy trình và thời gian thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 1.3.1.1. Quy trình thẩm định: a. Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ vay vốn V Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải vào sổ và đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn: * Trường hợp chủ đầu tư gửi trực tiếp hồ sơ đến Sở Giao Dịch I + Ngay sau khi vào công văn, Bộ phận văn thư chuyển hồ sơ và hướng dẫn khách hàng vay vốn gặp đơn vị chủ trì thẩm định (Phòng thẩm định) của Sở Giao Dịch I. + Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng thẩm định phải tiến hành kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định, đồng thời tiến hành lập Phiếu giao nhận hồ sơ với đại diện của chủ đầu tư; thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ sơ còn bị thiếu theo quy định. * Trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Giao Dịch I qua đường bưu điện + Bộ phận văn thư nhận, đóng dấu công văn đến và chuyển toàn bộ hồ sơ đến Phòng thẩm định để tiến hành kiểm tra. Trường hợp hồ sơ dự án chưa hoàn chỉnh thì Phòng thẩm định dự thảo công văn trình Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc ký thông báo đề nghị chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ còn thiếu theo quy định. + Thời hạn thông báo các văn bản còn thiếu cho chủ đầu tư không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày Phòng thẩm định nhận được hồ sơ dự án. V Luân chuyển hồ sơ vay vốn * Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu công văn đến thì được chuyển đến Phòng thẩm định để Phòng tiến hành tổ chức thực hiện thẩm định. * Phòng thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các Phòng tham gia thẩm định theo chức năng quy định. * Trường hợp dự án được Phòng thẩm định chấp thuận cho vay, sau khi hợp đồng đã được ký giữa Sở Giao Dịch I và chủ đầu tư thì Phòng thẩm định giao toàn bộ hồ sơ của dự án cho Phòng Tín dụng để Phòng quản lý, theo dõi quá trình thực hiện của dự án đầu tư. b. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I V Giám Đốc Sở Giao Dịch I tổ chức thẩm định các dự án được phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. V Việc phân công đơn vị chủ trì thẩm định, đơn vị tham gia phối hợp thẩm định dự án cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở Giao Dịch I do Giám Đốc Sở Giao Dịch I quy định phù hợp với đặc điểm tổ chức, năng lực hoạt động của đơn vị. V Trường hợp Giám Đốc Sở Giao Dịch I tổ chức thẩm định và ký quyết định cho vay đối với dự án (hoặc đối với chủ đầu tư dự án) thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa điểm đặt trụ sở chính của chủ đầu tư thì Giám Đốc Chi nhánh NHPT nơi có dự án đầu tư (hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ đầu tư) có trách nhiệm tham gia phối hợp trong việc thẩm định dự án đầu tư, thẩm định chủ đầu tư theo đề nghị của Giám Đốc Sở Giao Dịch I chủ trì thẩm định. c. Quyết định cho vay V Đối với dự án đầu tư phân cấp Giám Đốc Sở Giao Dịch I quyết định cho vay các dự án được phân cấp theo Quyết định số 342/QĐ –NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng Giám Đốc NHPTVN; báo cáo NHPT kết quả thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án để thực hiện giám sát theo quy định. V Đối với dự án đầu tư không phân cấp Giám Đốc Sở Giao Dịch I tổ chức thẩm định và đề xuất với Tổng Giám Đốc NHPT về việc cho vay đối với dự án theo Quyết định số 342/QĐ –NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng Giám Đốc NHPT kết quả thẩm định và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ dự án về Hội sở chính để xem xét trình Tổng Giám Đốc NHPT quyết định cho vay. 1.3.1.2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư V Thời gian thẩm định đối với dự án cho vay Thời gian thẩm định dự án đầu tư được tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ dự án hợp pháp, hợp lệ theo quy định đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định được thực hiện như sau: * Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định, tham gia ý kiến thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định (không quá 60 ngày làm việc). * Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm A: không quá 40 ngày làm việc * Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm B: không quá 30 ngày làm việc * Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm C: không quá 20 ngày làm việc Thời gian quy định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án. V Quy định thời gian thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I –NHPT * Thời gian thẩm định, tham gia ý kiến về đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của dự án để chủ đầu tư đăng ký đầu tư: không quá 15 ngày làm việc kể từ khi Sở Giao Dịch I nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định. * Đối với các dự án đầu tư phân cấp cho Giám Đốc Sở Giao Dịch I quyết định việc cho vay, thời gian thẩm định thực hiện được quy định tại Quyết định số 342/QĐ –NHPT ngày 23/7/2007. * Đối với các dự án uỷ quyền cho Giám Đốc Sở Giao Dịch I tổ chức thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng Giám Đốc NHPT về việc chấp thuận hay từ chối cho vay đối với dự án đầu tư. Thời gian thẩm định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án. V Chế độ báo cáo Sở Giao Dịch I thực hiện báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê trong hệ thống NHPT quy định tại Quyết định số 392/QĐ –NHPT ngày 10/8/2007, gửi hồ sơ báo cáo việc thẩm định và quyết định cho vay theo Quyết định số 642/QĐ –NHPT ngày 17/9/2007 của Tổng Giám Đốc –NHPTVN ban hành Quy định chế độ giám sát phân cấp, uỷ quyền và cảnh báo trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 1.3.2. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước Sở Giao Dịch I –NHPT cũng như tất cả các ngân hàng khác đều dùng kết hợp hệ thống các phương pháp thẩm định khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại Sở. Tùy theo đặc điểm, nội dung và yêu cầu của mỗi dự án mà có các phương pháp thẩm định thích hợp. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư chủ yếu được áp dụng tại Sở Giao Dịch I bao gồm: Phương pháp 1: Thẩm định theo trình tự Đây là phương pháp thẩm định dự án mà theo đó công tác thẩm định được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Kết luận trước làm tiền đề cho các kết luận sau: U Thẩm định tổng quát: đây là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, thông qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp của dự án. Qua bước thẩm định này cho phép hình dung một cách khái quát nhất về dự án, hiễu rõ quy mô và mức độ cần thiết của dự án. Nhược điểm của giai đoạn này là khó phát hiện ra được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai xót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. U Thẩm định chi tiết: được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai xót ở thẩm định tổng quát mới được phát hiện. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi một nội dung xem xét đều phải đưa ra ý kiến là đồng ý hay không đồng ý. Ở bước này, kết luận rút ra ở nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án đã bị bác bỏ thì có thể từ bỏ dự án mà không cần phải đi vào thẩm định các nội dung tiếp theo. Phương pháp 2: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Đây là phương pháp đơn giản, thường được sử dụng để tiến hành thẩm đinh các dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I. Các chỉ tiêu của dự án được đưa ra so sánh với các quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các dự án đã và đang hoạt động…. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Trên cơ sở đó rút ra các kết luận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư đúng đắn. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu như: U Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. U Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. U Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, công nhân… của ngành theo các định mức kinh tế -kỹ thuật. Trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm của mình để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định cần lưu ý: các chỉ tiêu được dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với các điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và của từng doanh nghiệp, tránh tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc. Phương pháp 3: Thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án Phương pháp này được dùng để thẩm định các dự án lớn, phức tạp. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Nó thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Mục đích của phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính hay những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như: sản lượng đạt thấp, chi phí đầu tư bị tăng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng, giá cả hàng hoá giảm hoặc những thay đổi do chính sách của Nhà nước gây bất lợi cho Chủ đầu tư. Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc của dự án khi có các tình huống bất chắc xảy ra. Giúp cho Chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Theo phương pháp này, trước hết cán bộ thẩm định phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau NPT, IRR, T,… từ đó có thể kết luận tính vững chắc của dự án và quyết định cho vay vốn chính xác. Nó còn là cơ sở để ngân hàng giúp Chủ đầu tư có những biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án. Phương pháp này nên được áp dụng đối với những dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc xảy ra đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao nên quyết định cho vay. Trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất với chủ đầu tư các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng. Phương pháp 4: Thẩm định dự án có xem xét đến các yếu tố rủi ro Dự án đầu tư là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi dự án đi vào khai thác, hoạt động thì thời gian hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Có thể dẫn đến dự án không đạt hiệu quả và Chủ đầu tư mất khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ hay tính vững chắc về hiệu quả của dự án, các cán bộ thẩm định phải dự đoán được một số rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để có thể biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp cho dự án vay vốn. Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn có hiệu quả thì điều đó chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, ngân hàng nên cho Chủ đầu tư vay vốn. Phương pháp 5: Thẩm định dự án trên cơ sở của kết quả dự báo Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài. Do đó, việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng. Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của thị trường về sản phẩm của dự án, giá cả, chất lượng… có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả, khả thi của dự án từ đó đưa ra quyết định cho vay vốn đúng đắn. Để có thể sử dụng tốt phương pháp này, cán bộ thẩm định cần phải trang bị cho mình các kỹ năng tổng hợp sau đó phải phân tích và có thể sử dụng các mô hình toán, thống kê để dự báo. Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Tùy vào trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định và yêu cầu của từng dự án đầu tư mà sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Trên thực tế, tại Phòng thẩm định Sở Giao Dịch I khi thẩm định 1 dự án đầu tư thường sử dụng kết hợp hai hay nhiều phương pháp. Việc sử dụng các phương pháp kết hợp với nhau góp phần bổ sung, hoàn thiện cho phân tích, đánh giá dự án được toàn diện hơn làm tăng độ tin cậy của các kết quả thẩm định. 1.3.3. Nội dung công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước Nội dung thẩm định quyết định cho vay theo Điều 16 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành theo Quyết định số 41/QĐ –HĐQL chi tiết các nội dung sau: 1.3.3.1. Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư a. Hồ sơ dự án: U Hồ sơ báo cáo dự án: * Báo cáo đầu tư dự án: Đối với các dự án do Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án nhóm A không nằm trong quy hoạch được duyệt. * Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (hoặc thuyết minh dự án đầu tư): Đối với dự án đầu tư (hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình) nhóm A,B,C. * Trường hợp dự án đầu tư có vốn đầu tư nhỏ hơn 7 tỷ đồng, chủ đầu tư gửi Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định. U Giấy chứng nhận đầu tư: đối với nhà đầu tư trong nước làm chủ đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. U Quyết định đầu tư: đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. U Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án: đối với dự án đầu tư đang được thực hiện. U Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm: * Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (nếu có) * Kết quả thẩm định dự án, thẩm định tổng mức đầu tư (nếu có) * Báo cáo thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án, Giấy phép khai thác và sử dụng nguồn nước (đối với dự án cấp nước, thuỷ điện) * Giấy phép thăm dò khoáng sản, kết quả đánh giá trữ lượng, giấy phép khai thác khoáng sản (đối với các dự án khai thác sử dụng khoáng sản xi măng, quặng, vật liệu xây dựng….) * Báo cáo thẩm duyệt về phương án phòng chống cháy nổ của dự án * Văn bản về các nội dung khác có liên quan đến dự án b. Hồ sơ chủ đầu tư U Hồ sơ pháp lý * Hồ sơ hợp lệ về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư: + Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân); Tổ chức kinh tế thành lập theo Luật hợp tác xã. + Giấy phép đầu tư: đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp. * Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp * Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị * Trường hợp đơn vị hoạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản uỷ quyền của cấp trên có thẩm quyền. * Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có) U Hồ sơ tài chính * Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp đến quý gần nhất (nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 2 năm thì gửi báo cáo tài chính các năm đã hoạt động và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp các quý gần nhất). * Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập: Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền). + Báo cáo về quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay (đối với trường hợp dùng tài sản khác để bảo đảm tiền vay): thực hiện theo hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của Tổng giám đốc NHPT. Phòng Thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ vay vốn theo quy định tại Điều 15 Quy chế vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Kiểm tra tính hợp lệ của các văn bản, tài liệu và tiến hành nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định. 1.3.3.2. Thẩm định chủ đầu tư dự án a. Năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư U Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm, thời gian và kết quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án hoạt động của doanh nghiệp đầu tư dự án, của Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư. U Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành của chủ đầu tư. b. Về năng lực tài chính của chủ đầu tư U Đối với đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh: * Phân tích, đánh giá năng lực tài chính của đơn vị theo các nhóm chỉ tiêu: khả năng thanh toán; hệ số nợ, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…. * Phân tích, đánh giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án. Đây là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của công ty để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, Cán bộ thẩm định phải tìm ra được các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán để đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp + Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính doanh nghiệp của chủ đầu tư có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định. + Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ số lượng báo cáo? Có đủ chữ ký của người có thẩm quyền? Báo cáo có được kiểm toán? Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp + Về số vốn điều lệ thực góp của Công ty Trong đó: - Vốn bằng tiền - Vốn bằng tài sản + Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tham gia góp vốn thực hiện dự án. + Về tình hình tài chính của Công ty thông qua các chỉ số tài chính. Các chỉ số thông dụng sử dụng hỗ trợ việc phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp: I. Khả năng thanh toán: Nhiều doanh nghiệp bị rơi vào phá sản vì thiếu vốn do đó phải kiểm tra khả năng của doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu sau: (1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq) Ktq = Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt ưtrong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp. (2) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng) Kng = Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ không trả được nợ đúng hạn. (3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh) Knh = Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Nó phản ánh khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thòi gian ngắn. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. II. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ (1) Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu) Ktu = Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, nó không được vượt quá 100%. Hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này >100% cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn ngắn hạn khi đó dòng tiền sẽ không ổn định, tiềm ẩn rủi ro trong điều hành tài chính của doanh nghiệp. (2) Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts) Kts = Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo. Hệ số càng nhỏ phản ánh sự chủ động quyết định về tài sản của chủ đầu tư. (3) Hệ số nợ (Ncsh) Ncsh = Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; nó càng nhỏ thì giá trị vốn chủ sở hữu càng lớn, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này cao thì có thể doanh nghiệp đang không trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc quản lý kém. Còn trong trường hợp doanh nghiệp phá sản thì hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. (4) Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh) Vcsh = Hệ số này dùng để đo lường mức độ ổn định của việc tăng vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư. Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá tốt do nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại. III. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời (1) Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts) DTts = Hệ số này cho phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên tổng tài sản đưa vào hoạt động SXKD. Nó cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển thành bao nhiêu lần doanh thu. Nếu hệ số này cao có nghĩa là vốn đầu tư của doanh nghiệp đang được sử dụng có hiệu quả. (2) Vòng quay hàng tồn kho (V) V = Hệ số này đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng vốn lưu động, nó càng lớn cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả. (3) Kỳ thu tiền bình quân (N) N = x 360ngày Hệ số phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Nó đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thu của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Hệ số này càng lớn thì vòng quay của các khoản phải thu càng chậm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng thấp. (4) Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng LNnv = (5) Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng LNkd = (6) Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu LNnv = (7) Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu LNkd = (8) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu LNdt = Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các tỷ suất này càng lớn thì doanh ngh._.n những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với dự án. Hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I cần chú ý đến việc lựa chọn những yếu tố phù hợp để đưa vào phân tích độ nhạy dự án. Việc phân tích độ nhạy không chỉ dừng lại ở các dự án lớn, có tính biến động cao mà cần phải tính cả đối với các dự án nhỏ khi đó mới phản ánh tính khách quan về dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I. Thứ năm: Đối với nội dung thẩm định kinh tế xã hội là phức tạp nhất trong quá trình thẩm định dự án vay vốn. Do hoạt động của Ngân hàng Phát triển nói chung và Sở Giao Dịch I nói riêng mang tính chất hỗ trợ doanh nghiệp nên việc thẩm định các nội dung về kinh tế xã hội của dự án là rất cần thiết. 2.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định Công tác tuyển dụng, đào tạo có ý nghĩa quan trọng để xây dựng đội ngũ công tác cán bộ nói chung, cán bộ thẩm định nói riêng có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn và là những chuyên gia giỏi đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Một số giải pháp cơ bản là: Một là: Xây dựng các chính sách động lực để khuyến khích vật chất, chăm lo điều kiện phát triển cho cán bộ nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng, hỗ trợ tài chính để cán bộ tự học tập, nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn, gắn bó với cơ. Hai là: Hoàn thiện cơ chế về cán bộ bao gồm các chính sách tuyển dụng, đào tạo, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ thẩm định tại Sở Giao Dịch I. Ba là: Kiện toàn tổ chức và đổi mới hoạt động của Trung tâm đào tạo theo cơ chế đáp ứng nhu cầu đào tạo với các mục tiêu dài, trung và ngắn hạn. Đối tượng, nội dung đào tạo gắn liền với kiểm tra, đánh giá phân loại để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định, đảm bảo cán bộ đủ tiêu chuẩn theo chức danh. Bốn là: Đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý kỹ năng quản trị rủi ro, trước hết là đối với Ban lãnh đạo điều hành ngân hàng và cán bộ thẩm định. Năm là: Mở ra các chương trình đào tạo theo hướng tự đào tạo kết hợp với đào tạo trung tâm, bổ sung kiến thức mới, trước hết là thành thạo kỹ năng nghiệp vụ thẩm định các dự án đầu tư. Sáu là: Chuẩn hoá từng chức danh cán bộ thẩm định để điều chỉnh, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ theo năng lực chuyên môn và nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động. 2.2.5. Đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định Để đảm bảo thông tin phục vụ tốt quá trình thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất: Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định. Hệ thống thông tin cần được lưu trữ và quản lý ở Trung tâm thông tin của Hội Sở Chính, các Chi nhánh của Ngân hàng Phát triển và Sở Giao Dịch I. Ngoài chức năng lưu trữ và quản lý các thông tin chung về Ngân hàng Phát triển, các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Phát triển. Trung tâm thông tin này cũng cần phải xây dựng một chương trình chuyên phục vụ thông tin về thẩm định dự án vay vốn. Các thông tin mà Trung tâm này cần lưu trữ là: U Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá cả thực tế của các yếu tố đầu vào. U Định mức, đơn giá, các tài liệu do Nhà nước ban hành. U Thông tin từ các nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ cho dự án. U Số liệu thống kê, đúc rút kinh nghiệm từ công tác thẩm định các dự án đầu tư trước đó. Hệ thống máy tính nối mạng nội bộ ở các phòng ban tại Sở Giao Dịch I và hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải khai thác triệt để để có những thông tin cần thiết phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư. Thứ hai: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý thông tin cho đội ngũ cán bộ thẩm định tại Sở Giao Dịch I. Thứ ba: Sử dụng hệ thống trang thiết bị, thông tin liên lạc hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán mới để truy cập, xử lý thông tin về dự án kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Ứng dụng các chương trình phần mềm tin học ứng dụng vào thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển nói chung và Sở Giao Dịch I nói riêng để nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm định. Thứ tư: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý thông tin cho đội ngũ cán bộ thẩm định tại Sở Giao Dịch I trong quá trình vận dụng các phương pháp thẩm định để tiến hành thẩm định dự án. 2.2.6. Tăng cường hoạt động hỗ trợ công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước Sở Giao Dịch I trên cơ các văn bản quy định của pháp luật, quy định của Hội Sở Chính cần ban hành quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án phù hợp với đặc thù và điều kiện hoạt động Sở Giao Dịch I. Trong đó Phòng Thẩm định của Sở Giao Dịch I là đơn vị chịu trách nhiệm chính về kết quả thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước nói riêng tại Sở. Trong quy trình cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, tách bạch giữa việc phân tích, đánh giá dự án với việc lựa chọn và ra quyết định cho vay vốn đầu tư. Cập nhật cho cán bộ nói chung và cán bộ thẩm Phòng Thẩm nói riêng những thay đổi về cơ chế chính sách có liên quan về hệ thống các tiêu chuẩn định mức, các quy định của nhà nước trong từng nội dung của dự án vay vốn. Đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích, đánh giá dự án. Đổi mới hệ thống máy móc thiết bị như trang bị, đổi mới hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, fax...), trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại hoá. Áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán mới để xử lý thông tin liên quan đến dự án một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Ứng dụng các chương trình phần mềm tin học vào việc phân tích, đánh giá dự án nhằm nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm định. Từ đó có các quyết định cho vay vốn đối với dự án một cách đúng đắn. 2.3. Một số kiến nghị của bản thân 2.3.1. Đối với Bộ Tài chính U Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các đối tượng được vay vốn đầu tư tín dụng Nhà nước và thời hạn áp dụng ưu đãi trong từng thời kỳ phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó, Ngân hàng Phát triển căn cứ làm cơ sở cho hoạt động của mình. U Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợ các nguồn vốn huy động; sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cho vay đầu tư, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh tín dụng đầu tư; thực hiện giải ngân vốn cho vay theo Hiệp định của Chính phủ Việt Nam ký với nước ngoài. Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo định kỳ và khi cần thiết cần kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều tuân thủ theo chủ trương, chính sách của Nhà nước đề ra. 2.3.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư U Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm theo quy định. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong hoạt động của Ngân hàng và có biện pháp xử phạt thích đáng. U Công bố rộng rãi và cập nhật thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác về quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành, vùng, sản phẩm và các chính sách khuyến khích đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước để mọi đối tượng trong nền kinh tế có thể tiếp cận với các thông tin liên quan đến lĩnh vực của mình một cách dễ dàng. 2.3.3. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam U Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần sớm hoàn thiện chế độ kế toán trình Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn đồng bộ thực hiện chế độ kế toán để thống nhất thực hiện và thuận tiện trong tra cứu sử dụng. U Cần phải ban hành văn bản hướng dẫn các Chi nhánh, Sở Giao Dịch trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay một cách rõ ràng, khoa học để thu hồi nợ vay. U Cần sớm triển khai xây dựng và đưa vào áp dụng chương trình phần mềm lập và tổng hợp các báo cáo thống kê nhằm giảm bớt thời gian cho công tác lập báo cáo để tập trung cho việc phân tích số liệu phục vụ cho công tác điều hành và quản lý hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. Và sớm ban hành chính sách khách hàng tạo điều kiện cho các Chi nhánh triển khai công tác huy động vốn với công tác tín dụng của mình. 2.3.4. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương U Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng giai đoạn phát triển làm cơ sở thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước. U Theo chức năng và nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, bảo đảm tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng. Đề ra cơ chế xử lý nghiêm minh khi phát hiện ra sai phạm của các Chủ đầu tư. KẾT LUẬN Việc thực hiện những dự án đầu tư trên đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng lại có khả năng sinh lời thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu như: các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như năng lượng, đường xã, thuỷ lợi, các ngành công nghiệp cơ bản, những ngành thâm dụng vốn...mà trong giai đoạn đầu phát triển, các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vừa không muốn tham gia đầu tư, vừa không đủ tiềm lực vốn để đầu tư. Vì vậy, chỉ có Nhà nước, thông qua tín dụng nhà nước bằng nguồn vốn lớn huy động tập trung vào ngân sách và viện trợ nước ngoài mới có thể thực hiện được các dự án đầu tư này. Yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư này chính là công tác thẩm định dự án. Một sai sót nhỏ trong thẩm định có thể dẫn đến quyết định cho vay vốn sai lầm, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. Vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án đầu tư ở Việt Nam nói chung và Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm định. Do vậy trong khuôn khổ chuyên đề thực tập của mình, em chỉ xin đưa ra những vấn đề chung nhất hy vọng sẽ có thể đóng góp phần nào vào công cuộc đổi mới hoạt động của công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển nói riêng. Dù ¸n ®Çu t x©y dùng nhµ m¸y xi m¨ng trung s¬n c«ng suÊt 2.500 tÊn clinker/ngµy PHô lôc 1: Tæng møc ®Çu t vµ nguån vèn ®Çu t §¬n vÞ: triÖu ®ång TT Kho¶n môc Tæng sè Giai ®o¹n thùc hiÖn N¨m thø 1 N¨m thø 2 Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý V Quý VI Quý VII Quý VIII 1 Tæng møc ®Çu t 1,477,253,894 80,837,801 52,855,000 89,850,000 175,840,000 201,465,000 238,563,500 256,813,500 381,029,093 1.1 Vèn Cè ®Þnh 1,414,253,894 80,837,801 52,855,000 89,850,000 175,840,000 201,465,000 238,563,500 256,813,500 318,029,093 - Chi phÝ x©y l¾p 492,450,830 70,000,000 50,000,000 60,000,000 80,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 52,450,830 - Chi phÝ thiÕt bÞ 678,136,899 - - 20,000,000 80,000,000 120,000,000 150,000,000 160,000,000 148,136,899 - Chi phÝ kh¸c 32,299,841 10,837,801 2,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 3,000,000 4,462,040 - Dù phßng 94,785,824 - - 4,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 70,785,824 - L·i vay VC§ trong thêi gian thùc hiÖn ®Çu t 116,580,500 - 855,000 2,850,000 7,840,000 13,465,000 20,563,500 28,813,500 42,193,500 + Vay VDB 73,330,500 - 855,000 2,850,000 6,840,000 11,115,000 14,563,500 17,413,500 19,693,500 + Vay TM 43,250,000 - - - 1,000,000 2,350,000 6,000,000 11,400,000 22,500,000 1.2 Vèn lu ®éng s¶n xuÊt ban ®Çu 63,000,000 - - 63,000,000 2 Nguån vèn ®Çu t 1,477,253,894 80,837,801 52,855,000 89,850,000 175,840,000 201,465,000 238,563,500 256,813,500 381,029,093 2.1 Vèn Cè ®Þnh 1,414,253,894 80,837,801 52,855,000 89,850,000 175,840,000 201,465,000 238,563,500 256,813,500 318,029,093 - Nguån vèn chñ së h÷u 273,253,894 80,837,801 22,855,000 19,850,000 15,840,000 24,465,000 44,563,500 48,813,500 16,029,093 - Nguån vèn vay VDB 691,000,000 - 30,000,000 70,000,000 140,000,000 150,000,000 121,000,000 100,000,000 80,000,000 - Nguån vèn cè ®Þnh vay NHTM 450,000,000 - - 20,000,000 27,000,000 73,000,000 108,000,000 222,000,000 2.2 Vèn lu ®éng s¶n xuÊt ban ®Çu 63,000,000 - - - - - - - 63,000,000 - Nguån vèn lu ®éng vay NHTM 63,000,000 - - 63,000,000 3 C©n ®èi vèn ®Çu t 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - L·i vay VC§ trong thêi gian thùc hiÖn ®Çu t 11,545,000.00 0 855,000 2,850,000 7,840,000 13,465,000 20,563,500 28,813,500 42,193,500 + Vay Quü HTPT 10,545,000.00 0 855,000 2,850,000 6,840,000 11,115,000 14,563,500 17,413,500 19,693,500 + Vay TM 1,000,000.00 0 0 0 1,000,000 2,350,000 6,000,000 11,400,000 22,500,000 tÝnh r 11.3206 30,000,000 630,000.00 [[ơ PHô lôc 2: b¶ng tÝnh chi phÝ biÕn ®æi cho 1 ®¬n vÞ s¶n phÈm Cho 1 tÊn clinker PC50 ®¬n vÞ : 1000 ® Sè TT Kho¶n môc chi PhÝ §¬n vÞ TÝnh §Þnh møc Tiªu hao §¬n gi¸ Thµnh tiÒn 1 §¸ v«i tÊn 1.38 37.0 51.06 2 §Êt sÐt tÊn 0.2431 20.0 4.86 3 C¸t tÊn 0.0611 26 1.59 4 Pyrit tÊn 0.0137 300 4.11 5 Than c¸m 3a HG tÊn 0.06077 950 57.73 6 Than c¸m 4a HG " 0.06077 1050 63.81 7 §iÖn kwh/Tclk 70.8 0.861 60.96 8 DÇu, mì b«i tr¬n kg/Tclk 0.06 40 2.40 9 Níc m3/Tclk 0.8 0.00 10 VËt liÖu nghiÒn kg/Tclk 0.08 80 6.40 11 DÇu diezen kg/Tclk 0.75 14.5 10.84 12 VËt liÖu chÞu löa kg/Tclk 0.8 3.8 3.040 Tæng céng 266.801 Cho 1 tÊn XM PCB40 rêi ®¬n vÞ : 1000 ® sè tT Kho¶n môc chi phÝ §¬n vÞ tÝnh §Þnh møc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn 1 Clinker PC50 T/tÊn XM 0.8242 266.80 219.90 2 Th¹ch cao nhËp khÈu T/tÊn XM 0.0373 570.00 21.26 3 Phô gia T/tÊn XM 0.1537 160.00 24.59 4 §iÖn kwh/Tclk 43.6 0.86 37.540 5 DÇu mì b«i tr¬n kwh/Tclk 0.05 40.00 2.00 6 Níc 0.2 0.00 7 VËt liÖu nghiÒn kwh/Tclk 0.1 30.00 3.00 Tæng céng 308.290 Cho vá bao XM ®¬n vÞ : 1000 ® Kho¶n môc §¬n vÞ TÝnh §Þnh møc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn chi phÝ Vá bao c¸i/TXM 20.05 4.00 80.200 PHô lôc 3: TÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm qua c¸c n¨m §¬n vÞ tÝnh: 1000§ång TT Kho¶n môc §Þnh §¬n Chi phÝ/ chi phÝ møc gi¸ §vSp n¨m 1 n¨m 2 n¨m 3 n¨m 4 n¨m 5 n¨m 6 n¨m 7 n¨m 8 n¨m 9 n¨m 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 I Chi phÝ biÕn ®æi 292,209,069 323,225,905 396,859,715 396,859,715 415,757,797 377,961,633 434,655,878 434,655,878 453,553,960 453,553,960 1 Nguyªn vËt liÖu 172,282,517 195,253,519 229,710,022 229,710,022 229,710,022 229,710,022 229,710,022 229,710,022 229,710,022 229,710,022 Clinker 0.8242 266.80 219.90 150,079,768 170,090,404 200,106,357 200,106,357 200,106,357 200,106,357 200,106,357 200,106,357 200,106,357 200,106,357 Th¹ch cao 0.0373 500 18.65 12,728,625 14,425,775 16,971,500 16,971,500 16,971,500 16,971,500 16,971,500 16,971,500 16,971,500 16,971,500 Phô gia 0.1505 63 9.48 6,471,124 7,333,940 8,628,165 8,628,165 8,628,165 8,628,165 8,628,165 8,628,165 8,628,165 8,628,165 VËt liÖu nghiÒn 0.200 22 4.40 3,003,000 3,403,400 4,004,000 4,004,000 4,004,000 4,004,000 4,004,000 4,004,000 4,004,000 4,004,000 2 Chi phÝ nhiªn liÖu n¨ng lîng 26,985,777 30,583,881 35,981,036 35,981,036 35,981,036 35,981,036 35,981,036 35,981,036 35,981,036 35,981,036 §iÖn 43.6 0.86 37.5 25,620,777 29,036,881 34,161,036 34,161,036 34,161,036 34,161,036 34,161,036 34,161,036 34,161,036 34,161,036 DÇu mì b«i tr¬n 0.05 40.00 2.0 1,365,000 1,547,000 1,820,000 1,820,000 1,820,000 1,820,000 1,820,000 1,820,000 1,820,000 1,820,000 3 Chi phÝ nh©n c«ng LĐ 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 13,056,775 * L¬ng 294 3,110.0 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 10,972,080 * BHXH, YT, C§ 19% 19% 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 2,084,695 4 Chi phÝ b¸n hµng 68,386,500 71,301,230 83,883,800 83,883,800 83,883,800 83,883,800 83,883,800 83,883,800 83,883,800 83,883,800 Chi phÝ bao b× 20.05 4.000 80.2 54,736,500 55,831,230 65,683,800 65,683,800 65,683,800 65,683,800 65,683,800 65,683,800 65,683,800 65,683,800 Chi phÝ Q.c¸o, tiÕp thÞ, khuyÕn m¹i, kh¸c 20.0 13,650,000 15,470,000 18,200,000 18,200,000 18,200,000 18,200,000 18,200,000 18,200,000 18,200,000 18,200,000 5 L·i vay VL§ 9,450,000 10,710,000 12,600,000 12,600,000 12,600,000 12,600,000 12,600,000 12,600,000 12,600,000 12,600,000 6 Dù phßng trong s¶n xuÊt 3.0 2,047,500 2,320,500 2,730,000 2,730,000 2,730,000 2,730,000 2,730,000 2,730,000 2,730,000 2,730,000 II Chi phÝ cè ®Þnh 326,935,538 305,838,788 280,733,655 250,090,626 219,447,596 188,804,567 158,161,538 158,161,538 64,917,714 64,917,714 5 KhÊu hao TSC§ 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 47,718,089 47,718,089 Chi phÝ S/C T.xuyªn 10% 13,248,520 13,248,520 13,248,520 13,248,520 13,248,520 13,248,520 13,248,520 13,248,520 4,771,809 4,771,809 6 L·i vay vèn cè ®Þnh 168,774,000 147,677,250 122,572,118 91,929,088 61,286,059 30,643,029 0 0 0 0 7 Chi phÝ b¶o hiÓm ( V§T t¹m tÝnh ) 0.2% 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 2,828,508 Chi phÝ quản lý * L¬ng 124.00 3,314 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 4,931,232 * BHXH, YT, C§ 19% 19.0% 936,934 936,934 936,934 936,934 936,934 936,934 936,934 936,934 936,934 936,934 8 Chi phÝ thuª ®Êt 724,388 724,388 724,388 724,388 724,388 724,388 724,388 724,388 724,388 724,388 9 Chi phÝ kh¸c 0.5% 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 3,006,754 Tæng céng: ( Ct ) 619,144,606 629,064,692 677,593,370 646,950,341 635,205,393 566,766,200 592,817,416 592,817,416 518,471,674 518,471,674 ơ Dù ¸n ®Çu t x©y dùng nhµ m¸y xi m¨ng trung s¬n c«ng suÊt 2.500 tÊn clinker/ngµy PHô lôc 4: b¶ng TÝnh to¸n hiÖu qu¶ kinh tÕ cña dù ¸n   §VT: 1000 ® TT Kho¶n môc Thêi gian thùc hiÖn dù ¸n chi phÝ n¨m 1 n¨m 2 n¨m 3 n¨m 4 n¨m 5 n¨m 6 n¨m 7 n¨m 8 n¨m 9 n¨m 10 n¨m 11 n¨m 12 C«ng suÊt thiÕt kÕ 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 XM PCB40 bao 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 XM PCB40 rêi 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 HÖ sè ph¸t huy c«ng suÊt 75% 85% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Sè lîng s¶n phÈm SX, tiªu thô 682,500 773,500 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 910,000 XM PCB40 bao 614,250 696,150 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 819,000 XM PCB40 rêi 68,250 77,350 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 91,000 Gi¸ b¸n s¶n phÈm XM PCB40 bao 891 891 891 891 891 891 891 891 891 891 XM PCB40 rêi 792 792 792 792 792 792 792 792 792 792 I Tæng doanh thu hµng n¨m:( Bi ) 601,350,750 681,530,850 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 896,586,824 1 Tæng doanh thu: ( B ) 601,350,750 681,530,850 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 801,801,000 XM PCB40 bao 547,296,750 620,269,650 729,729,000 729,729,000 729,729,000 729,729,000 729,729,000 729,729,000 729,729,000 729,729,000 XM PCB40 rêi 54,054,000 61,261,200 72,072,000 72,072,000 72,072,000 72,072,000 72,072,000 72,072,000 72,072,000 72,072,000 2 C¸c kho¶n thu kh¸c 3 Gi¸ trÞ tµi s¶n thu håi (Vb) 94,785,824 II Chi phÝ hµng n¨m: Ct 619,144,606 629,064,692 677,593,370 646,950,341 635,205,393 566,766,200 592,817,416 592,817,416 518,471,674 518,471,674 III Tæng chi phÝ hµng n¨m 1,414,253,894 348,799,573 384,732,735 463,030,179 463,030,179 482,280,439 451,874,833 501,313,621 501,313,621 513,467,980 518,207,271 (Ci = It + Cot ) 1 Chi ®Çu t It 1,414,253,894 2 Chi phÝ ho¹t ®éng hµng n¨m Cot 348,799,573 384,732,735 463,030,179 463,030,179 482,280,439 451,874,833 501,313,621 501,313,621 513,467,980 518,207,271 Trong ®ã : ThuÕ c¸c lo¹i Tn 30,914,168 35,830,495 40,494,129 40,494,129 40,846,307 48,236,863 40,981,407 40,981,407 42,714,396 47,453,687 - VAT ph¶i nép:VAT ra-VATvµo 30,914,168 35,830,495 40,494,129 40,494,129 38,604,320 42,383,937 36,714,512 36,714,512 34,824,704 34,824,704 + VAT ®Çu ra 10% 60,135,075 68,153,085 80,180,100 80,180,100 80,180,100 80,180,100 80,180,100 80,180,100 80,180,100 80,180,100 + VAT ®Çu vµo 10% 29,220,907 32,322,590 39,685,971 39,685,971 41,575,780 37,796,163 43,465,588 43,465,588 45,355,396 45,355,396 - ThuÕ TNDN ( Vtn) 2,241,986 5,852,927 4,266,895 4,266,895 7,889,692 12,628,983 IV Lîi nhuËn sau thuÕ ( TNst) -17,793,856 52,466,158 124,207,630 154,850,659 164,353,621 229,181,873 204,716,689 204,716,689 275,439,635 365,486,167 [LNst= B - Ct -Tn] V C©n b»ng thu chi tµi chÝnh -1,414,253,894 252,551,177 296,798,115 338,770,821 338,770,821 319,520,561 349,926,167 300,487,379 300,487,379 288,333,020 378,379,553 (Bi - Ci) VI Tæng nguån tr¶ nî 283,465,345 314,265,454 335,792,279 325,067,218 300,601,114 312,096,449 265,551,050 265,551,050 226,753,852 285,284,098 - KhÊu hao TSC§ ( Dt ) 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 47,718,089 47,718,089 - L·i vay VC§ ( Lt ) 168,774,000 147,677,250 122,572,118 91,929,088 61,286,059 30,643,029 - Lîi nhuËn sau thuÕ ( TNst 1 -17,793,856 34,103,003 80,734,959 100,652,929 106,829,853 148,968,217 133,065,848 133,065,848 179,035,762 237,566,009 - Nguån vèn kh¸c ®Ó tr¶ VII KÕ ho¹ch tr¶ nî : (L·i vay 311,399,000 317,401,000 329,734,930 299,091,901 268,448,871 237,805,842 VC§ + Nî gèc ph¶i tr¶) 1 D nî ®Çu n¨m: - Vay tÝn dông §TPT 691,000,000 691,000,000 604,625,000 501,838,750 376,379,063 250,919,375 125,459,688 Vay tÝn dông §TPT: 11,4%/n¨m 240,000,000 451,000,000 Vèn vay TM: 450,000,000 450,000,000 393,750,000 326,812,500 245,109,375 163,406,250 81,703,125 Vèn vay TM: 20%/n¨m 20,000,000 430,000,000 2 L·i vay vèn cè ®Þnh 168,774,000 147,677,250 122,572,118 91,929,088 61,286,059 30,643,029 - Vay tÝn dông §TPT: 11,4%/n¨m 78,774,000 68,927,250 57,209,618 42,907,213 28,604,809 14,302,404 - Vèn vay TM: 20%/n¨m 90,000,000 78,750,000 65,362,500 49,021,875 32,681,250 16,340,625 3 Nî gèc ph¶i tr¶ 142,625,000 169,723,750 207,162,813 207,162,813 207,162,813 207,162,813 - Vay tÝn dông §TPT: 11,4%/n¨m 86,375,000 102,786,250 125,459,688 125,459,688 125,459,688 125,459,688 - Vèn vay TM: 20%/n¨m 56,250,000 66,937,500 81,703,125 81,703,125 81,703,125 81,703,125 4 Tæng nî ph¶i tr¶ : 4 = (2+3) 311,399,000 317,401,000 329,734,930 299,091,901 268,448,871 237,805,842 - Vay tÝn dông §TPT 165,149,000 171,713,500 182,669,305 168,366,901 154,064,496 139,762,092 - Vèn vay TM: 20%/n¨m 146,250,000 145,687,500 147,065,625 130,725,000 114,384,375 98,043,750 VIII C©n b»ng tr¶ nî :( V I - VII ) -27,933,655 -3,135,546 6,057,349 25,975,318 32,152,243 74,290,607 265,551,050 265,551,050 226,753,852 285,284,098 IX Nguån vèn hîp ph¸p kh¸c ®Ó tr¶ nî 27,933,655 3,135,546 X TÝch luü sau tr¶ nî: 0 1 6,057,350 32,032,667 64,184,910 138,475,517 404,026,567 669,577,616 896,331,468 1,181,615,567 LSCK 14.06% 1. NPV ( 10 n¨m) = 177,595,782 ngµn ®«ng 2. IRR = 17.51% 3. B/C = 1.29 4. L·i suÊt vay vèn tÝn dông ®Çu t 11.4%/ n¨m L·i suÊt vay vèn TM 20.0% 5. Thêi gian thu håi vèn cã chiÕt khÊu 14 n¨m , 11 th¸ng 6. Thêi gian thu håi vèn gi¶n ®¬n 5.8 n¨m 7. Thêi h¹n vay vèn 8 n¨m 8. Thêi h¹n tr¶ nî 6 n¨m 9. Thêi gian ©n h¹n 2 n¨m 10. Møc tr¶ nî gèc hµng n¨m 207,162,813 ngµn ®ång 11. KhÊu hao TSC§ : X©y l¾p tÝnh: 15 n¨m; ThiÕt bÞ 8 n¨m , chi kh¸c tÝnh: 10 n¨m 12. L·i suÊt tÝnh to¸n : 11,4%/n¨m ; 20%/n¨m Dù ¸n ®Çu t x©y dùng nhµ m¸y xi m¨ng trung S¬n PHô lôc 5: b¶ng tÝnh thêi h¹n thu håi vèn ®Çu t §¬n vÞ : 1000 ®ång N¨m thùc HÖ sè CK Vèn HiÖn gi¸ TÝch luü hoµn vèn HiÖn gi¸ Vèn hiÖn DA 14.06% ®Çu t vèn ®Çu t khÊu hao LNST Tæng sè tÝch luü cßn l¹i 1 2 3 4 5 6 7=5+6 8=7x2 9=4-8 1 1.000 399,382,801 399,382,801 1,289,159,015 2 0.8767382 1,014,871,093 889,776,214 132,485,202 -17,793,856 114,691,345 100,554,279 1,188,604,736 3 0.7686698 132,485,202 34,103,003 166,588,204 128,051,322 1,060,553,414 4 0.6739221 132,485,202 80,734,959 213,220,161 143,693,788 916,859,626 5 0.5908533 132,485,202 100,652,929 233,138,130 137,750,424 779,109,201 6 0.5180236 132,485,202 106,829,853 239,315,055 123,970,846 655,138,355 7 0.4541711 132,485,202 148,968,217 281,453,419 127,827,997 527,310,358 8 0.3981891 132,485,202 133,065,848 265,551,050 105,739,533 421,570,825 9 0.3491076 132,485,202 133,065,848 265,551,050 92,705,883 328,864,942 10 0.3060759 47,718,089 179,035,762 226,753,852 69,403,897 259,461,046 11 0.2683484 47,718,089 237,566,009 285,284,098 76,555,545 182,905,500 12 0.2352713 47,718,089 237,566,009 285,284,098 67,119,168 115,786,332 13 0.2062713 47,718,089 237,566,009 285,284,098 58,845,936 56,940,396 14 0.1808460 47,718,089 237,566,009 285,284,098 51,592,477 5,347,919 15 0.1585546 47,718,089 237,566,009 285,284,098 45,233,094 -39,885,175 16 0.1390108 47,718,089 237,566,009 285,284,098 39,657,579 -79,542,754 17 0.1218761 47,718,089 237,566,009 285,284,098 34,769,313 -114,312,067 18 0.1068534 47,718,089 237,566,009 285,284,098 30,483,583 -144,795,650 19 0.0936825 47,718,089 237,566,009 285,284,098 26,726,121 -198,247,892 Thêi h¹n thu håi vèn chiÕt khÊu: 14 n¨m , 11 th¸ng Thêi h¹n thu håi vèn gi¶n ®¬n : 5.8 n¨m PHô lôc 6: B¶ng tÝnh khÊu hao tµI s¶n cè ®Þnh §VT: 1000 ® TT Tµi s¶n cè ®Þnh §¬n vÞ Tû lÖ KH N¨m 1 N¨m 2 N¨m 3 N¨m 4 N¨m 5 N¨m 6 N¨m 7 N¨m 8 N¨m 9 N¨m 10 N¨m 11 N¨m 12 N¨m 13 N¨m 14 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 I Gi¸ trÞ TSC§ - 0 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1,414,253,894 1 X©y l¾p - 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 492,450,830 2 ThiÕt bÞ 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 678,136,899 3 Chi phÝ kh¸c - 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 32,299,841 4 L·i vay 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 116,580,500 Dù phßng 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 94,785,824 II KÕ ho¹ch khÊu hao hµng n¨m - 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 132,485,202 47,718,089 47,718,089 32,830,055 1 X©y l¾p n¨m 15 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 32,830,055 2 ThiÕt bÞ n¨m 8 84,767,112 84,767,112 84,767,112 84,767,112 84,767,112 84,767,112 84,767,112 84,767,112 3 Chi phÝ kh¸c n¨m 10 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 3,229,984 4 L·i vay 10 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 11,658,050 PHô lôc 7: B¶ng tÝnh ®é nh¹y cña dù ¸n 1. Ph©n tÝch chØ tiªu 1: ChØ tiªu biÕn ®éng 1 ( TMV§T) 90% 95% 100% 105% 110% IRR 20.43% 18.91% 17.51% 16.22% 15.03% NPV 301,588,817 239,952,300 177,595,782 115,599,264 53,602,746 ChØ tiªu biÕn ®éng 2 ( Gi¸ b¸n SP) 90% 95% 100% 105% 110% IRR 11.56% 14.61% 17.51% 20.29% 22.97% NPV -121,893,224 27,851,279 177,595,782 327,340,284 477,084,787 2. Ph©n tÝch tæng hîp c¶ hai chØ tiªu: ChØ tiªu biÕn ®éng 1( TMV§T) 90% 95% 100% 105% 110% ChØ tiªu 95% IRR 17.35% 15.92% 14.61% 13.40% 12.28% biÕn NPV 151,844,315 89,847,797 27,851,279 -34,145,239 -96,141,756 ®éng 2 100% IRR 20.4% 18.9% 17.51% 16.2% 15.0% (Gi¸ b¸n NPV 301,588,817 239,952,300 177,595,782 115,599,264 53,602,746 s¶n 105% IRR 23.40% 21.78% 20.3% 18.92% 17.65% phÈm ) NPV 451,333,320 389,336,802 327,340,284 265,343,767 203,347,249 110% IRR 26.27% 24.55% 23.0% 21.52% 20.17% NPV 601,077,823 539,081,305 477,084,787 415,088,269 353,091,752 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21339.doc
Tài liệu liên quan