Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội

Tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội: ... Ebook Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tìm ra những ý tưởng mới và các dự án đầu tư mới. Một dự án đầu tư mới có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một cách chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết định có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư mà họ đưa ra. Lúc đó các doanh nghiệp cần phải tìm nguồn tài trợ cho dự án bằng cách đi vay vốn. Mặt khác, Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính lớn. Chính vì vậy các doanh nghiệp (các nhà đầu tư) sẽ tìm đến các ngân hàng để vay vốn tài trợ cho các dự án đầu tư của mình. Để có thể cho vay theo dự án đầu tư (vốn lớn, thời gian dài) thì các ngân hàng cũng cần phải xem xét, đánh giá về dự án của doanh nghiệp có dự án đầu tư để chắc chắn ngân hàng có thể thu hồi lại được khoản cho vay. Việc thẩm định dự án đầu tư là việc làm hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các ngân hàng. Với những suy nghĩ trên, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội” Phạm vi của chuyên đề, em xin đề cập đến thực trạng công tác thẩm định tại Chi nhánh thông qua dự án đã được Chi nhánh thẩm định, những kết quả đạt được và khó khăn trong công tác thẩm định tại Chi nhánh. Nội dung của đề tài gồm các phần như sau: - Chương I: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy: TS Nguyễn Hồng Minh đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt kiến thức để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. 1 . Giới thiệu tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/3/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 06 tháng 05 năm 2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến nay là 129 cán bộ. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là Chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội, với mạng lưới ngoài trụ sở chính gồm 3 chi nhánh cấp 2 là: chi nhánh Giảng Võ, chi nhánh Tây Đô, chi nhánh Nam Đô và các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như: phòng giao dịch số 1- chi nhánh Giảng Võ tại số 84 Quán Thánh – Ba Đình, phòng giao dịch số 1 – chi nhánh Tây Đô tại trường PTTH Đoàn Thị Điểm, phòng giao dịch số 2 – chi nhánh Nam Đô tại 113 Chùa Bộc, phòng giao dịch số 4 tại số 4 Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm, phòng giao dịch số 5 – Nam Hà Nội tại số 270 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, phòng giao dịch số 6 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Phòng giao dịch số 9 – Nam Hà Nội tại trường Đại học Quản trị Kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp Nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hoá chậm, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều Ngân hàng nên đối với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà nội mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất, đáp ứng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng…. Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của Chi nhánh luôn được điều chỉnh phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và các Ngân hàng bạn đánh giá là một Chi nhánh hoạt động có quy mô lớn, đạt hiệu quả cao. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thủa ban đầu, đóng góp của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới, Ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. 1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội Hội Sở Phòng GD số 5 Thanh Xuân Phòng GD số 6 - Đại học KTQD Chi nhánh Nam Đô Chi nhánh Tây Đô Chi nhánh Giảng Võ Ban lãnh đạo Phòng Thẩm định Phòng nguồn vốn Phòng kế toán ngân quỹ Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính, nhân sự Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng GD số 4 Triệu Quốc Đạt Phòng tín dụng 1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban của chi nhánh Nam Hà Nội. Phòng Tín dụng Phòng Tín dụng hay còn gọi là Phòng kinh doanh với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cá nhân nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh có lãi. Phòng có nhiệm vụ sau: - Thu thập quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro. - Thẩm định các khoản vay do Giám đốc quy định. - Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định ở các chi nhánh trực thuộc. - Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định. - Thực hiện các chế độ thanh tra, báo cáo theo quy định. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu… - Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định dự án hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận thực hiện các công trình, các dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thácnguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các chương trình tín dụng thí điểm thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất với giám đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, và đề xuất phương hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng ở các chi nhanh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn Nam Hà Nội trực thuộc trên địa bàn. Phòng thẩm định Đây là phòng chuyên môn mới nhất của Chi nhánh, được thành lập theo quyết định của TGĐ NHNo&PTNT VN. Chức năng chính của phòng là thẩm định tình hình tài chính của những doanh nghiệp mới có quan hệ với NH mà có nhu cầu lớn trước khi trình lên GĐ hoặc Hội đồng tín dụng ra quyết định có cho vay hay không. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng nông nghiệp ; giám sát việc chấp hành quy định của Ngân hàng nông nghiệp về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng… Phòng hành chính nhân sự - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiên chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt - Làm công tác tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ nhân viên… Phòng kinh doanh đối ngoại Chức năng: Khai thác ngoại tệ hợp lý vế giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Phòng kế toán ngân quỹ - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn do Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Phòng kế hoạch tổng hợp Là phòng mới được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê, kế hoạch định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 1.4 Chức năng nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng đảm nhận ba chức năng sau: - Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. - Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của Khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. - Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà Nước. - Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT VN. - NHNo&PTNT VN Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Với chức năng của mình, chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. 1.5 Các lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng. 1.5.1 Hoạt động huy động vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc Ngân hàng Nhà Nước chấp nhận. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 1.5.2 Hoạt động tín dụng. NHNo&PTNT Nam Hà Nội cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức theo quy định của NHNN. Cho vay đối với các tổ chức, các nhân dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kình doanh, dịch vụ đời sống. - Cho vay trung – dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống. - Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trogn trường hợp cần thiết. Nghiệp vụ bảo lãnh: - Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân, trong nước theo quy định của NHNN. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh NH khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn đối với các tổ chức cá nhân, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạng khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 1.5.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật. Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. 2. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội 2.1 Vai trò của công tác thẩm định dự án trong quá trình cho vay. Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư thường có quy mô lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay là một công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội là một chi nhánh rất coi trọng khâu thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Hoạt động này trước hết là phục vụ chính cho nhà đầu tư, nhà tài trợ rồi đến cơ quan quản lý Nhà nước. - Đối với chủ đầu tư: Lập kế hoạch phối hợp giữa chính sách tài chính, marketing, nhân sự, tác nghiệp một cách chính xác nhất có thể để lựa chọn phương án tốt nhất và qua đó chủ đầu tư sẽ đạt được hiệu quả của tài chính mong muốn. - Với cơ quan Nhà nước: Giúp cho cơ quan nhà nước quyết định cho phép, chấp nhận dự án đó đi vào thực hiện có phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, vùng, lãnh thổ. - Với nhà tài trợ: Có thể vay được lãi cao, thu hồi vốn gốc đúng hạn và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài. - Với Ngân hàng: Cho vay theo dự án có đặc điểm đem lại nguồn lợi tức lớn vì dự án thông thường là có thời hạn dài, quy mô lớn, tình tiết phức tạp. Bên cạnh đó, thông tin về dự án đều do người chủ đầu tư (đi vay ngân hàng) lập nên, cung cấp nên không khỏi có những ý kiến chủ quan nhất định “rộng” với dự án. Điều đó buộc NH phải tự mình tiến hành thẩm định dự án một cách toàn diện về lợi ích cũng như rủi ro khi tham gia dự án của khách hàng để quyết định có nên cho vay hay không? Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Vì vậy, điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính…là rất quan trọng. Một dự án đầu tư thường đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong một thời gian dài, phần lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng tự tài trợ của các doanh nghiệp. Do vậy họ phải huy động nguồn tài trợ từ Ngân hàng. Về phía Ngân hàng, cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, có khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Và để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng không có cách nào khác là phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư. Vai trò quan trọng của thẩm định dự án thể hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu nhất để Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định tài trợ của mình. Về mặt nghiệp vụ, Ngân hàng với phương châm hoạt động hiệu quả và an toàn, công tác thẩm định án của Ngân hàng giúp cho: - Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định khả năng trả nợ của chủ đầu tư. - Ngân hàng có thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án đồng thời tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư để có quyết định đầu tư đúng đắn. - Ngân hàng có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất khi xác định giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả. - Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án. Khi tiến hành cho vay vốn, Ngân hàng thường phải đối mặt với vô số những rủi ro. Vì một dự án thường kéo dài trong nhiều năm, đòi hỏi một lượng vốn lớn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố mà trong tương lai có thể sẽ biến động khó lường. Những con số tính toán cũng như những nhận định đưa ra trong dự án (khi lập dự án) chỉ là những dự kiến, bởi vậy chứa đựng ít nhiều tính chủ quan của người lập dự án. Người lập dự án ở đây có thể là chủ đầu tư, hoặc các cơ quan tư vấn được thuê lập dự án, cơ sở các ý đồ kinh doanh và mong muốn của dự án. Các nhà soạn thảo thường đứng trên gốc độ hẹp để nhìn nhặn các vấn đề của dự án. Có thể không tính toán đến các vấn đề có liên quan và đôi khi bỏ qua một số các yếu tố hoặc làm cho dự án trở nên khả thi hơn một cách cố ý nhằm đạt được sự ủng hộ, tài trợ của các bên có liên quan. Rõ ràng chủ đầu tư thẩm định dự án trước hết vì quyền lợi của mình song họ đứng trên quan điểm riêng. Do vậy để tồn tại, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với đặc điểm là tự do cạnh tranh và tính cạnh tranh lại rất cao, thì Ngân hàng cũng như các pháp nhân khác trong nền kinh tế phải tự tìm kiếm các phương cách, giải pháp cho riêng mình để ngăn ngừa các rủi ro có thể nẩy sinh. Thẩm định dự án đầu tư trong công tác hoạt động của Ngân hàng chính là một trong những biện pháp cơ bản nhằm phòng ngừa rủi ro trong quá trình cho vay vốn đầu tư tại Ngân hàng. Như vậy trên góc độ người tài trợ, các Ngân hàng, tổ chức tài chính đánh giá dự án chủ yếu trên phương diện khả thi, hiệu quả tài chính và xem xét khả năng thu nợ của Ngân hàng. Với các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền thẩm định dự án được xem xét và đánh giá trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế xã hội của đất nước. 2.2 Phương pháp thẩm định. 2.2.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: - Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật hiện hành. - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. - Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại. - Các chỉ tiêu mới phát sinh. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu trong thẩm định thường xuyên được sử dụng tại chi nhánh, được hiểu là việc so sánh giữa các chuẩn mực, các tiêu chuẩn, định mức, thông lệ cũng như kinh nghiệm thực tế với các chỉ tiêu của dự án cần thẩm định để tiến hành phân tích lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Trong quá trình tiến hành phân tích so sánh, tùy vào từng dự án cụ thể các cán bộ thẩm định nên linh hoạt trong việc sử dụng kinh nghiệm của mình từ các dự án trước để so sánh tính hợp lý các phương án đã lựa chọn. Khi thẩm định bằng phương pháp so sánh, đối chiếu các cán bộ tín dụng ngoài việc nghiên cứu thực tiế các số liệu họ còn dựa vào các dữ liệu điện tử về các dự án có sẵn tại chi nhánh để làm căn cứ so sánh, đối chiếu. 2.2.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự. Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết: - Thẩm định tổng quát: xem xét khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của một dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết... - Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên cá khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật- công nghệ- môi trường... Trong giai đoạn thẩm địnhchi tiết từng nội dung, cần đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay sửa đổi, bổ sung hoặc không thể chấp nhận. Khi tiến hành thẩm định chi tiết sẽ pháp hiện được các sai sót, nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo. Tại Chi nhánh thẩm định theo trình tự được hiểu là quá trình các cán bộ thẩm định tiến hành từ đánh giá tổng quát đến chi tiết, đưa ra lần lượt các kết luận mà trong đó kết luận sau được đưa ra dựa trên các kết luận trước đó. Thẩm định tổng quát được hiểu là giai đoạn đánh giá dự án tổng thể, khái quát nhất để từ đó có cái nhìn tổng quan về dự án. Nhược điểm là khó tìm ra các sai sót cần sửa đổi do đánh giá dự án ở phương diện tổng quát. Vì vậy bước tiếp theo là cán bộ thẩm định cần tiến hành thẩm định chi tiết dự án. Thẩm định chi tiết đi sâu vào dự án, đánh giá trên từng phương diện. từng nội dung. Bước này được cán bộ thẩm định thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận bởi trong quá trình tiến hành thẩm định chi tiết các nội dung dự án. Tại chi nhánh, quá trình thẩm định tổng quát và chi tiết đều được tiến hành tại các phòng khách hàng. Tại các phòng này, sau khi các cán bộ tín dụng nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng, bao gồm hồ sơ về tư cách khách hàng vay vốn và hồ sơ của dự án vay vốn thì các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định theo trình tự dưới sự phân công của Trưởng phòng khách hàng. Khi thẩm định theo phương pháp này các cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định độc lập và theo đúng quy trình từ xem xét tổng quan đến chi tiết tất cả các hồ sơ. 2.2.3 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như vượt chi phí đầu tư. Không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đầu vào tăng và giá sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi... Khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn của dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án. Trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh, khi thẩm định về khía cạnh tài chính của dự án thì cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá độ vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Phân tích độ nhạy dự án để biết các chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR... thay đổi như thế nào khi các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chúng thay đổi. Từ việc phân tích độ nhạy của dự án cán bộ tín dụng có thể biết được yếu tố nào gây ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả tài chính của dự án từ đó cosd dưa ra được giải pháp phù hợp để quản lý các yếu tố đó, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến hiệu quả dự án. Hơn nữa, thẩm định tài chính bằng phương pháp này các cán bộ thẩm định có thể tìm ra được những dự án có độ rủi ro thấp nhất, an toàn cao, tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư. Để thực hiện phương pháp này các cán bộ thẩm định cần đưa ra tất cả các khả năng của các yếu tố và sự biến động của chúng, sau đó thực hiện việc thay đổi lần lượt giá trị của các yếu tố để đánh giá tầm ảnh hưởng của sự biến động đó với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Phương pháp phân tích độ nhạy được tiến hành trong bước thẩm định rủi ro tín dụng tại phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh. Cán bộ phòng quản lý rủi ro sẽ thu thập các dữ liệu liên quan đến dự án thông qua việc nghiên cứu thực tiế sau đó sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn xem chỉ tiêu đầu vào nào có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của dự án, tiếp theo các cán bộ quản lý rủi ro sẽ dự báo mức ảnh hưởng của những yếu tố này đến hiệu quả dự án. 2.2.4 Phương pháp dự báo. Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. Khi sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định cần dựa vào những số liệu điều tra thống kê được để đưa ra một số những dự báo về sản phẩm dự án như thình hình cung cầu, giá cả, tình hình về nguyên nhiên vật liệu... từ đó phần nào xem xét đánh giá được độ khả thi của dự án dựa vào những ảnh hưởng trực tiếp của các dự báo đó. Các phương pháp như: mô hình hồi quy tương quan, ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp dự báo được tiến hành song song với phương pháp phân tích độ nhạy cảm khi thẩm định dự án vay vốn. Công tác này thực hiện bởi các cán bộ quản lý rủi ro. Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, cả yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn, các cán bộ phòng quản lý rủi ro sẽ thực hiện dự báo về hiệu quả của dự án trong tương lai dưới sự tác động dự kiến của các yếu tố này. 2.2.5 Phương pháp triệu tiêu rủi ro. Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro pháp sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, có thể dự báo một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhát các tác động xấu hoặc phân tán rủi ro cho dự án. Tùy theo điều kiện từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định cụ thể.Cán bộ thẩm định có thể phối hợp sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp đối với mỗi dự án, với mỗi nội dung của dự án có thể áp dụng những phương pháp phù hợp và thuận tiện nhất. Ví dụ: thẩm định khía cạnh thị trường thường sử dụng phương pháp dự báo. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật thường sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, thẩm định khía cạnh tài chính sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cảm... Một số những rủi ro thường gặp trong giai đoạn thực hiện dự án là: rủi ro do vượt tổng vốn đầu tư hoặc thiếu vốn, giải ngân chậm, rủi ro về chậm tiến độ thi công hay cung cấp dịch vụ công nghệ kỹ thuật không đảm bảo và một số rủi ro bất khả kháng khác. Một số rủi ro thường gặp sau khi dự án đi vào hoạt động là : rủi ro về thiếu vốn kinh doanh, về quản lý điều hành, rủi ro do các yếu tố đầu vào không được cung câp đầy đủ và một số các rủi ro bất khả kháng khác. Sau khi đánh giá được độ rủi ro của dự án, các cán bộ phòng quản lý rủi ro sẽ đề xuất biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Đây là phương pháp được tiến hành cuối cùng khi thẩm định rủi ro tín dụng của dự án tại phòng quản lý rủi ro, sau đó kết quả của công tác này sẽ được gửi đến các phòng khách hàng để họ yêu cầu khách hàng tiếp tục bổ sung hồ sơ. 2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh. - Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự - Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư. - Thẩm định dự án đầu tư vay vốn dài hạn. - Thẩm định hình thức đảm bảo tiền vay. - Thẩm định về tổng mức vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương án tài trợ. - Thẩm định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dự án. - Thẩm định về hiệu quả thẩm định và khả năng trả nợ của dự án. - Thẩm định tình hình thẩm định tài chính của chủ đầu tư - Thẩm định khả năng rủi ro 2.4 Nội dung thẩm định dự án tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội 2.4.1 Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án - Cần đánh giá xem dự án có nhất thiết phải thực hiện không ? Tại sao phải thực hiện ? (Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách và thực tế việc của nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh, xuất khẩu, bảo vệ môi trường...) - Nếu được thực hiện thì dự án sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế . - Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì ? (Hay chủ đầu tư mong đợi điều gì sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất ?) - Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành , của địa phương hay không? Dự án có thuộc diện nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư không? 2.4.2 Thẩm định nội dung thị trường của dự án Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay NH của Dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị thường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án . Vì vậy trong khâu thẩm định, Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường của dự án Nội dung thẩm định bao gồm : • Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua . Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư trong thị trường sản phẩm. Dự kiến khả năng tiêu thụ trong thời gian tới. Về dự kiến khu vực thị trường của dự án cần chú ý không nên chỉ tập trung sản phẩm vào một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà nên mở ra nhiều thị trường, nhiều nhà tiêu thụ ... để tránh tình trạng ép giá và ứ đọng sản phẩm . Xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản như: đơn đặt hàng, hiệp định đã ký, các biên bản đàm phán, hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm ...(nếu có) • Khả năng cạnh tramh và các phương thức cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, tổng lượng sản xuất trong nước là bao nhiêu? Xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới? Khả năng nhập khẩu sản phẩm tương tự có thể xảy ra hay không ? Mức độ tin cậy của các d._.ự báo nói trên. So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường xem cao hay thấp hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại. Tiêu chuẩn chất luợng mà sản phẩm cần đạt được, tỷ lệ xuất khẩu, các biện pháp tiếp thị (đặc biệt là đối với các sản phẩm xuất khẩu). Đối với các dự án Đầu tư nước ngoài tại Việt nam (Hợp đồng hợp tác SXKD, Công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài...), các quy định cụ thể như sau: Đối với ngành may mặc, giày dép, 90% sản phẩm phải dành xuất khẩu (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ), 80% xuất khẩu (với các loại hình khác) Đối với ngành lắp ráp điện tử dân dụng, chỉ chấp nhận dạng sản xuất IKD, khuyến khích sản xuất chi tiết linh kiện phụ tùng trong nước, hạn chế nhập ngoại (trong 02 năm đầu phải có hơn 20% giá trị của sản phẩm là linh kiện phụ tùng nội địa và tỷ lệ nội địa hoá phải tăng dần trong các năm sau) Đối với ngành lắp ráp sản xuất ô tô, nhà nước ưu tiên các dự án có chương trình sản xuất nội địa với quy mô đầu tư lớn, công nghệ cao và thời gian thực hiện nhanh. Phải đảm bảo từ năm sản xuất thứ 5, hơn 5% giá trị xe là linh kiện phụ tùng nội địa hoá. Đến năm thứ 10, tỷ lệ này phải hơn 30%. Đối với ngành lắp ráp sản xuất xe máy, khuyến khích sản xuất phụ tùng, phụ kiện xe máy ở trong nước từ năm sản xuất thứ 2 là 5 -10% giá trị xe là linh kiện nội địa hoá. Đến năm thứ 5-6, tỷ lệ này phải lớn hơn 60% Đối với xây dựng khách sạn, căn hộ và văn phòng cho thuê: phải đạt tối thiểu tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Ở thành phố Hồ Chí Minh > 150 phòng hoặc 8.000m2 sàn xây dựng hoặc vốn đầu tư > 8 triệu USD. Ở Hà nội, >100 phòng hoặc 5.000m2 sàn xây dựng hoặc vốn đầu tư > 5 triệu USD. 2.4.3 Thẩm định nội dung tài chính của dự án. • Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án. - Căn cứ vào bảng dự trù vốn. Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với qui mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế. - Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng. - Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rập khuôn...thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm. • Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ dự án. Cần thẩm định rõ những nguồn nào đảm bảo cho dự án, với tỷ trọng mỗi nguồn là bao nhiêu (vốn tự có, vốn vay...) tính đảm bảo của các nguồn vốn đó như thế nào. Ví dụ: Vốn góp liên doanh, vốn vay ngân hàng khác có thể cần đảm bảo bằng văn bản, hoặc hợp đồng sơ bộ. Đối với nguồn vốn tự có của chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ đảm bảo thông qua quá trình theo dõi các tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, theo dõi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...Nhìn chung tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư phải đạt được từ 40-50% trở lên thì dự án mới được coi là an toàn. • Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án. Cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không ? Vì sao? So sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kết luận: + Doanh thu cần được xác định rõ từng nguồn dự kiến theo năm. Thông thường trong những năm đầu hoạt động doanh thu đạt thấp hơn những năm sau (50-60% doanh thu khi ổn định). + Dự kiến lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng hàng năm (chi phí vận hành, doanh thu và lợi nhuận năm cần lập vào một bảng tổng hợp những chỉ tiêu chính để thấy mối quan hệ). + Xác định dòng tiền dự kiến hàng năm (tháng, quý) Dòng tiền ròng = Thu nhập trong kỳ - Chi phí trong kỳ NCFi = Bi - Ci + Thu nhập trong kỳ (ký hiệu là Bi ): Gồm tất cả các khoản thu của dự án như doanh thu bán hàng, vốn đi vay, tiền thu của các hoạt động khác.v.v. + Chi phí trong kỳ (ký hiệu là Ci) : chi vốn đầu tư, chi vốn lưu động thường xuyên trả gốc và vốn vay ngân hàng.v.v. • Tính toán Chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn của dự án (Weighted Average Cost of Capital) Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đặc biệt là những chỉ tiêu hiệu quả tài chính có chiết khấu, ta cần tính được chi phí sử dụng vốn bình quân. m å Ik * rk k=1 r = ---------------------- m å Ik k =1 Trong đó: Ik là số vốn đầu tư của nguồn thứ k rk là lãi suất tương ứng của nguồn đó m là số nguồn vốn huy động được cho dự án • Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback Period) Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo hai cách: Thời gian hoàn vốn giản đơn (không chiết khấu) và Thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian thu hồi vốn giản đơn: Công thức: T T å Bi - å Ci = 0 i = 0 i = 0 Trong đó: Tgđ là thời gian hoàn vốn giản đơn. Dùng chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng không xét đến thời giá của đồng tiền nên tính chính xác thấp. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: Công thức: T T åBi (1+r )-i - å Ci (1+ r )-i = 0 i = 0 i = 0 Trong đó : T là khoảng thời gian hoàn vốn có chiết khấu Phương pháp tính: lập bảng hoặc dùng máy tính PC. Ý nghĩa: T: cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư, đối với hoạt động đầu tư nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và NH rất quan tâm. • Tính chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (Return on In vestment) Đây là chỉ tiêu hiệu quả tài chính giản đơn (không chiết khấu) ROI cho ta biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. ROI là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như của dự án nói chung. Công thức : Pr ROI = ------------ * 100% I Trong đó: I - là tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án Pr - là lợi nhuận sau thuế hàng năm. Có thể lấy một năm đại diện khi dự án đi vào hoạt động ổn định hoặc bình quân các năm trong vòng đời dự án. ROI tính xong được đem so sánh với ROI của các doanh nghiệp, các dự án khác cùng nghành nghề và lĩnh vực. • Tính chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại ròng) NPV cho ta biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư, khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của đời dự án. n n NPV = å Bi (1+r)-i - å Ci (1+r)-i i = 0 i = 0 + Ý nghĩa kinh tế : NPV cho ta biết tổng lợi ích của dự án đem lại tính ở thời điểm hiện tại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư. + Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 + Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc máy tính điện tử • Tính chỉ tiêu Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR_Internal Rate of Return). Khái niệm: Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0). Công thức: n n å Bi (1+IRR)-i - å Ci (1+IRR)-i = 0 i = 0 i = 0 IRR cho biết khả năng sinh lợi của chính dự án đầu tư (khả năng đem lại nguồn thu để cân bằng với vốn đầu tư và các chi phí bỏ ra) do dó nó cũng cho biết chi phí vốn tối đa mà đự án có thể chịu đựng được. Chọn dự án khi IRRda >MARR (Minimum Attractive Rate of Return) MARR gọi là suất thu hồi tối thiểu hấp dẫn chủ yếu được chọn dựa vào kinh nghiệm của người chủ đâù tư hoặc ngân hàng thẩm định. Thông thường, MARR được lấy bằng chi phí thực của vốn đầu tư hoặc chi phí cơ hội. Trường hợp dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì MARR đựoc tính theo phương pháp bình quân gia quyền. • Xác định điểm hoà vốn của dự án (Break even Point) Khái niệm : Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị của doanh thu. Cách tính: Gọi x là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được. Gọi x0 là khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn. f là chi phí cố định (định phí) . v là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm(biến phí). v.x là tổng biến phí. p là đơn giá sản phẩm. Ta có hệ phương trình sau: yDT = px yCF = vx + f Tại điểm hoà vốn thì px0 = vx0 + f suy ra : + Sản lượng hoà vốn: f x0 = ------------- p - v + Doanh thu hoà vốn f DT0 = ----------- v 1 - ---- p Nếu điểm hoà vốn càng thấp (tức x0 hoặc DT0 càng nhỏ) thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao rủi ro thua lỗ càng thấp. Ta có thể xác định mức hoạt động hoà vốn bằng x0 chia x. Thời gian phân tích hoà vốn thường được tính cho từng năm hoạt động, cho một năm đại diện nào đó hoặc cho cả thời gian hoạt động của dự án. •Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn số vốn gốc và lãi vay để Ngân hàng có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với dự án khác. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của một Doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang xin vay là dự án đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay còn có những nguồn bổ sung nào khác. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức sau Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = --------------------------------- Số gốc trả mỗi kỳ Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = ------------------------------------------------------------- Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản CĐ + Các nguồn để trả nợ từ vốn vay khác Từ đó, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, Ngân hàng có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, mức khấu hao cơ bản và các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không? Việc phân tích dòng tiền ròng hàng năm của dự án đầu tư sẽ cho ta biết nhiều thông tin quan trọng về khả năng trả nợ Ngân hàng của chủ dự án. 2.4.4 Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội Hiệu quả giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá bao gồm: + Giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hoá tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra + Giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hoá thu được từ các dự án khác hoặc các họat động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét tạo ra. - Khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. - Mức độ đóng góp cho ngân sách (thuế, tiền thuê đất, thuê TSCĐ...) - Góp phần phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương (ngoại ứng tích cực). - Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu. - Góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tăng cường kết cấu hạ tầng địa phương (điện, nước, giao thông...). 2.5 Minh họa qua 1 dự án cụ thể về thực trạng thảm định dự án đầu tư “ Dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Dân lập Thăng Long” 2.5.1 Giới thiệu về dự án. - Tên dự án đầu tư : Xây dựng Trường Đại học Thăng Long. - Địa điểm xây dựng : Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Địa hình : Khu đất xây dựng nằm trên trục đường vành đai 3 thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng mai. + Phía Đông bắc giáp trục đường quy hoạch. + Phía Đông Nam giáp trục đường quy hoạch. + Phía Tây Nam giáp trục đường vành đai 3. + Phía Tây Bắc giáp khu đất mới. - Chủ đầu tư : Trường Đại học Thăng Long. - Tóm tắt quá trình đầu tư dự án: Trường Đại học Thăng Long được thành lập theo Quyết định thành lập số 411/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng Chính Phủ, Hội đồng quản trị nhà trường được công nhận tại Quyết định số 2822/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/6/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo. Năm 2006 Trường Đại học Thăng Long có dự án đầu tư xây dựng trường với tổng mức đầu tư 136.222.993.519 đồng và đã được NHNo Nam Hà Nội đã phê duyệt cho vay dài hạn đâu tư dự án xây dựng trường với mức dư nợ là 95 tỷ đồng trong quyền phán quyết của chi nhánh. Sau 2 năm xây dựng đến nay dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị quyết toán tổng thể dự án. Trong 2 năm xây dựng trường đã được chi nhánh Nam Hà Nội giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án 22 lần giải ngân với sổ tiền 94.999.999.240 đồng. Sau 2 năm xây dựng do trượt giá vật tư và dự án đầu tư thêm một số hạng mục như đâu tư trang bị mới 100% bàn ghế phòng học, hội trường giảng đường và lắp đặt hệ thồng mạng tin học toàn trường (Giá trị mua bàn ghế 4,7 tỷđ; lắp đặt hệ thống mạng 3,1 tỷđ) nên Tổng mức đầu tư đ• tăng so với dự án phê duyệt ban đầu. Dự án có tổng mức đầu tư mới là 171.578.375.701 đồng (Một trăm bảy mốt tỷ, năm trăm bảy tám triệu, ba trăm bảy lăm nghìn, bảy trăm linh một đồng) chi tiết như sau: Tổng mức đầu tư: 171.578.375.701 đồng Bao gồm: Xây lắp : 139.673.128.849 đồng Thiết bị : 31.905.246.852 đồng Nguồn vốn : Vốn tự có và tự huy động: 59.578.375.701 đồng Vốn vay NHNo & PTNT Nam Hà Nội: 112.000.000.000 đồng 2.5.2 Thảm định về chủ đầu tư. 2.5.2.1 Giới thiệu chung. - Tên chủ đầu tư : Trường Đại học dân lập Thăng Long - Địa chỉ hiện tại : Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Địa chỉ dự án : Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Điện thoại : 5680976 Fax: 5636775 - Người đại diện : Ông Phan Huy Phú Chức vụ: Hiệu trưởng - TKTG số : 431101.05.000005 Mở tại: PGD5- NHNo&PTNT Nam Hà Nội - Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo - Danh sách HĐQT: STT Họ và tên Năm sinh Nơi sinh Chức vụ 1 Hoàng Xuân Sính 1933 Hà Nội Chủ tịch HĐQT 2 Phạm Huy Dũng 1937 Hưng Yên Uỷ viên HĐQT 3 Hoàng Xuân Mô 1942 Vĩnh Phúc Uỷ viên HĐQT 4 Đặng Kim Nhung 1945 Hải Phòng Uỷ viên HĐQT 5 Phan Huy Phú 1951 Nghệ An Uỷ viên HĐQT 6 Nguyễn Hữu Đăng 1941 Hải Dương Uỷ viên HĐQT 7 Thân Thế Sơn 1960 Bắc Giang Uỷ viên HĐQT 8 Lâm Quang Thiệp 1939 Đà Nẵng Uỷ viên HĐQT 2.5.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Trường ĐHDL Thăng Long được thành lập theo quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học dân lập Thăng Long gồm 3 khoa: Khoa toán và Tin học (có 3 chuyên ngành), Khoa Quản lý (có 5 chuyên ngành), Khoa Tiếng Anh (có 3 chuyên ngành). Các phòng, ban: Phòng Hành chính-Tổng hợp, phòng Giáo vụ, phòng Quản lý sinh viên, phòng thông tin-tư liệu-thư viện, phòng máy tính, ban thanh tra. Các tổ bộ môn: Bộ môn toán-tin học, bộ môn kinh tế, bộ môn tiếng Anh, bộ môn tiếng Pháp-Nhật. Tính từ năm học 1994-1995 số sinh viên nhập học là 73 trên tổng số sinh viên là 210. Đến năm học 2002-2003 số sinh viên nhập học đã là 988 trên tổng số sinh viên là 3386. Dự kiến đến năm học 2010-2011 số sinh viên nhập học là 1500, trên tổng số sinh viên là 5500. Điều đó cho thấy khả năng mở rộng và phát triển của trường ngày càng cao. 2.5.2. 3 Năng lực pháp lý a. Hồ sơ pháp lý của Trường: - Quyết định số 411/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Dân lập Thăng Long. - Quyết định số 2810/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 24/5/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc cho phép trường ĐHDL Thăng Long mở ngành đào tạo (ngành Công tác xã hội). - Quyết định số 3042/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 06/6/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc cho phép trường ĐHDL Thăng Long mở ngành đào tạo (ngành Điều dưỡng). - Quyết định số 518/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 03/02/2004 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc cho phép trường ĐHDL Thăng Long mở ngành đào tạo (ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Tin quản lý, Tiếng Pháp, tiếng Nhật, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và Viễn thông). - Quyết định số 3111/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/6/2006 về việc công nhận Ông Phan Huy Phú giữ chức Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long. - Quyết định số 172/QĐ - HT ngày 25/7/2006 về việc bổ nhiệm Bà Lê Yên Hồng giữ chức Kế toán trưởng. - Quyết định số 3086/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/6/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo V/v công nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học DL Thăng Long khoá 3. - Quyết định số 2822/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/6/2006 về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường ĐHDL Thăng Long (có danh sách kèm theo) - Qui chế tổ chức và hoạt động trường Đại học dân lập Thăng Long - Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 07/9/2006 về việc nhất trí vay tiền xây dựng trường b. Đánh giá về năng lực pháp lý của Trường học: Trường Đại học dân lập Thăng Long được thành lập theo Quyết định thành lập số 411/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng Chính Phủ, Hội đồng quản trị nhà trường được công nhận tại Quyết định số 2822/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/6/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo. Như vậy, Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại TP Hà Nội. Đối chiếu với điểm 1 a điều 7 Quyết định số 72/QĐ-HĐQT ngày 31/3/2002 thì nhà trường có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện pháp lý để vay vốn Ngân hàng. 2.5.2. 4 Năng lực tài chính. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 18,944 100% 70,840 100% Vốn chủ sở hữu 17,985 95% 68,679 96.95% Vốn vay và chiếm dụng 959 5% 2,161 3.05% Tổng tài sản 18,944 100% 70,840 100% TSLĐ và ĐTNH 15,576 82% 7,227 10% TSCĐ và ĐTDH 3,368 18% 63,613 90% TSLĐ và ĐTNH 15,576 100% 7,227 100% TSLĐ hình thành từ vốn CSH 14,617 94% 5,066 70% TSLĐ hình thành từ vốn vay 959 6% 2,161 30% TSCĐ và ĐTDH 3,368 100% 63,613 100% TSCĐ hình thành từ vốn CSH 3,368 100% 63,613 100% TSCĐ hình thành từ vốn vay (Số liệu lấy trên bảng cân đối năm 2007 và năm 2008) Đơn vị : triệu đồng Tổng nguồn vốn của trường Thăng Long năm 2005 là 18.944trđ trong đó chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 95% tổng nguồn vốn, năm 2005 VCSH là 17.985trđ. Sang năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu của trường tăng lên 68.679trđ là do trường đã được tăng thêm nguồn tài trợ (nguồn tài trợ chủ yếu là từ sự ủng hộ của các cá nhân trong nước và nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài) và nguồn vốn Nhà nước thực chất đây là giá trị sử dụng đất được cấp không thu tiền của trường là đất dự án. Với cơ cấu nguồn vốn nhươ trên, trường đã đầu tư vào tài sản cố định là 63.613trđ bằng hoàn toàn vốn chủ sở hữu. Tài sản lưu động là 7.227trđ (chiếm 10% tổng tài sản), trong đó hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu là 5.066trđ (chiếm 70% TSLĐ) còn lại là vốn vay và chiếm dụng là 2.161trđ (chiếm 30% TSLĐ). • Tình hình sử dụng vốn: Tổng nguồn vốn của trường năm 2006 là 70.840trđ tăng so với năm trước (năm 2005 là 18.944trđ), trong đó chủ yếu do tăng ở khoản mục nguồn vốn hoạt động, cụ thể như sau: - Nợ phải trả: Nợ phải trả là 2.161trđ, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả tăng là do nhà trường phải trả các khoản học phí của niên học sau. Các khoản phải trả phải nộp khác: -3 triệu đồng - Nguồn vốn chủ sở hữu: Tại thời điểm năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu của trường là 17.985trđ, năm 2006 là 68.679trđ tăng chủ yếu ở mục nguồn vốn hoạt động. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng, cụ thể năm 2005 là 95% ; năm 2006 là 96,95%. Vốn chủ sở hữu của trường tăng là do năm 2006 trường có nguồn vốn tài trợ (nguồn tài trợ chủ yếu là từ sự ủng hộ của cá nhân trong nước và nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài) và nguồn vốn từ Nhà nước. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006 tăng lên thành 13.660trđ là do trường đang đầu tư xây dựng mới lại trường học. • Tình hình tài sản: Năm 2005 Tài sản lưu động là 15.576trđ, chiếm tỷ trọng là 82% Tổng tài sản, Tài sản cố định là 3.368trđ, chiếm tỷ trọng 18% Tổng tài sản. Đến năm 2006 TSLĐ là 7.227trđ chiếm tỷ trọng 10% tổng tài sản, TSCĐ là 63.613trđ, chiếm 90% tổng tài sản. Cụ thể: - TSLĐ và ĐTNH: + Tiền: 558trđ tăng so với năm trước trong đó tăng chủ yếu ở khoản mục tiền mặt tại quỹ (401trđ), tiền gửi Ngân hàng 157trđ. + Khoản tiền gửi tiết kiệm là 5.908trđ giảm so với năm trước là do trường đầu tư xây dựng mới trường học nên đã rút số tiền gửi tiết kiệm này để đầu tư. + Hàng tồn kho: 51trđ, tăng 29trđ so với năm 2005, trong đó tăng ở khoản mục thành phẩm tồn kho 28trđ (giáo trình tồn kho) và nguyên vật liệu tồn kho (nguyên vật liệu tồn kho chủ yếu là Văn phòng phẩm và vật liệu). + Tài sản lưu động khác là 710trđ trong đó chủ yếu là khoản tạm ứng. Tạm ứng cho Ông Lân 600 trđ để làm bàn ghế cho học viên, số còn lại là tạm ứng cho các cán bộ trong trường đi giao dịch . - TSCĐ và ĐTDH: Tài sản cố định là 63.613trđ, tăng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 90% trong tổng tài sản.Tài sản cố định hữu hình giảm so với năm trước, tài sản cố định của trường gồm các thiết bị văn phòng, Ôtô Mitsubishi Pajerrox, Máy phát điện Nhật ELEMAX, nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị quản lý... Tài sản cố định vô hình là 44.399 trđ, Tài sản cố định vô hình cụ thể là giá trị quyền sử dụng đất nhà nước cấp không thu tiền và được tính trên cơ sở tính thuế trước bạ. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 18.117trđ tăng so với năm trước nguyên nhân là do trường đang tiến hành xây dựng trường nên chi phí XDCB dở dang tăng ( bao gồm các khoản chi đền bù đất, thiết kế xây dựng,thi công, chi phí BQL xây dựng....) • Kết quả hoạt động sự nghiệp và các hệ số tài chính: - Kết quả hoạt động sự nghiệp: So với năm 2005 thì kết quả hoạt động sự nghiệp tại thời điểm năm 2006 của trường tăng. Doanh thu thuần năm 2005 là 15.595trđ, năm 2006 doanh thu thuần là 15.953trđ. Lợi nhuận năm 2005 là 4.424trđ, năm 2006 là 3.932trđ. Tuy lợi nhuận giảm so với năm trước nhưng hoạt động sự nghiệp của trường vẫn hiệu quả. - Các hệ số tài chính + Tỷ suất tự tài trợ năm 2005 là 94,9%; năm 2006 là 96,9%. Tỷ suất tự tài trợ ở mức cao cho thấy tính tự chủ về tài chính của trường đươợc đảm bảo. + Tỷ suất thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 16,24; tháng 8/2006 là 3,34. Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ với tổng TSLĐ hiện có thì trường hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. + Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2005 là 16,14; năm 2006 là 2,99. Tỷ suất này cho thấy lươợng tiền hiện có của trường đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. • Quan hệ tín dụng: Trường đại học dân lập Thăng Long có quan hệ tiền gửi với Ngân hàng Đầu tư và NHNo&PTNT Nam Hà Nội . Quan hệ tiền gửi chính với NHNo Nam Hà Nội – Phòng giao dịch số 5 từ khi PGD số 5 mới thành lập. Các lần thu học phí của trường từ trước đến nay PGD 5 đều thực hiện thu học phí và chuyển tiền về tài khoản của trường tại PGD 5-NHNo Nam Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trường đặt quan hệ vay vốn để thực hiện dự án xây dựng trường Nhận xét: Nhìn chung, hoạt động sự nghiệp của Trường Thăng Long có hiệu quả. Tình hình tài chính lành mạnh, với các hệ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán cho thấy trường có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. 2.5.3 Thẩm định về dự án đầu tư. 2.5.3.1 Cơ sở pháp lý đầu tư. - Giấy đề nghị vay vốn. - Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Thăng Long - Quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học dân lập Thăng long. - Ý kiến của UBND xã Đại Kim ngày 28-6-2002 về việc đồng ý cấp đất cho Trường Đại học dân lập Thăng Long tại công văn số 13/HC-TH ngày 03-4-2002 của Trường Đại học dân lập Thăng Long. - Ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội trong thư gửi đề ngày 28-8-2002 gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội của trường Đại học dân lập Thăng long. - Công văn số 132/QHKT-TH ngày 26-9-2002, số 449/QHKT-P1 ngày 20-11-2002, số 248/QHKT-TH ngày 25-02-2003 (có sơ đồ kèm theo) của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội về việc thoả thuận giới thiệu địa điểm xây dựng Trường tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà nội. - Căn cứ công văn số 257/UB-NNĐC ngày 23-01-2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính-Nhà đất, Bộ giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Trường Đại học dân lập Thăng Long về việc Trường Đại học dân lập Thăng Long xin sử dụng đất xây dựng trường học - Công văn số 679/KHTC ngày 24-01-2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đồng ý cho Trường Đại hoc dân lập Thăng Long xin cấp đất xây dựng cơ sở mới của Trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 09/CV ngày 28-2-2003 của Uỷ ban nhân dân xã Đại Kim đồng ý thoả thuận giới thiệu địa điểm đất xây dựng Trường Đại học dân lập Thăng Long với diện tích khoảng 30.000 m2 - Công văn số 804/UB-NNĐC ngày 21-03-2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính - Nhà đất, Bộ giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Trường Đại học dân lập Thăng Long, về việc xem xét về quy mô sử dụng đất để xây dựng Trường. - Công văn số 267/TB-UB ngày 31-3-2003 của Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Trì về việc nhất trí để Trường Đại học dân lập Thăng Long tiến hành các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền xin thuê đất để xây dựng Trường tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà nội. - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 248/QHKT-TH ngày 25-02-2003 về việc xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 1675/UB-KH&ĐT ngày 04-6-2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đầu tư xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1292/QHKT-P1 ngày 11-8-2003 về việc giới thiệu địa điểm xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 535/VQH-X4 ngày 14-11-2003 của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật khu đất thuộc x• Đại Kim, huyện Thanh Trì nay là phường Đại Kim quận Hoàng Mai. - Công văn số 951EVN/ĐLHN-TT ngày 25-12-2003 của Công ty điện lực Thanh Trì. - Công văn số 0338/EVN-ĐLHN-P4 ngày 19-01-2004. Của Công ty điện lực TP Hà Nội về việc cấp nguồn TBA và thoả thuận di chuyển đoạn tuyến ĐDK. - Công văn số 154/QHKT-P1 ngày 02-02-2004 của Sở quy hoạch kiến trúc về việc QH tổng mặt bằng Trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 2870/KHTC ngày 15-4-2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xác định chuẩn quy mô sinh viên. - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1014/QHKT-P1 ngày 26-5-2004 về việc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1412/QHKT-P1 ngày 12-7-2004 về việc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai. - Công văn số 2142/KDNS-KT ngày 25-10-2004 của Công ty kinh doanh nước sạch về việc thoả thuận cấp nước dự án ĐTXD trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai. - Công văn số 1004/CTTN ngày 11-11-2004 của Công ty thoát nước Hà Nội. - Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy số 50/CNTD-PCCC ngày 09/02/2006 của Công an thành phố Hà Nội. - Biên bản làm việc số 40/BB_TL ngày 10-11-2004 giữa Trường Đại học dân lập Thăng long và Công ty đầu tư xây dựng số 2 về việc thống nhất hạ tầng kỹ thuật dự án xây dựngTrường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại kim quận Hoàng Mai - Căn cứ văn bản về Tổ chức và quy mô Trường Đại học dân lập Thăng Long - Công văn số 1489/NHNo-KHTH ngày 8/5/2006 của NHNo Việt Nam về việc áp dụng lãi suất cho vay dài hạn đối thiểu đối với dự án xây dựng trường ĐHDL Thăng Long. - Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. - Hợp đồng kinh tế số 71,72/ HĐKT-CTP ngày 10/11/2005 ký với Công ty Tu Tạo phát triển nhà Hà Nội “V/v giao nhận thi công san nền - kè chắn đất - làm đường giao thông ”. - Hợp đồng số 026/HĐ - XD ngày 10/4/2006 ký với Công ty CP Tư vấn thiết kế xây lắp điện lực và hạ tầng á Châu “V/v thi công xây dựng trạm biến áp và hạn ngầm tuyền đường dây không qua khu đất của trường”. - Hợp đồng số 01/HĐKT – CTP ngày 15/03/2006 ký với Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội “V/v Thi công hạng mục Đường nội bộ – Hạ tầng kỹ thuật”. - Hợp đồng số 02/HĐKT – CTP ngày 15/03/2006 ký với Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội “V/v Thi công hạng mục Thư viện”. - Hợp đồng số 03/HĐKT – CTP ngày 15/03/2006 ký với Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội “V/v Thi công hạng mục Nhà ăn – Câu lạc bộ”. - Quyết định số 98a/QĐ-ĐHTL ngày 02 tháng 04 năm 2008 về việc Phê duyệt bổ sung tổng mức đầu tư Dự án xây dựng Trường Đại học Thăng Long. - Quyết định số 272/QĐ-HĐQT ngày 20 tháng 10 năm 2008 về việc Phê duyệt phương án huy động vốn bổ sung Dự án xây dựng Trường Đại học Thăng Long. - Công văn số 312/CV-ĐHTL đề nghị vay bổ sung vốn dài hạn đầu tư xây dựng trường của Trường Đại học Thăng Long ngày 20/11/2008. - Các hồ sơ tài liệu chứng minh tình hình thực hiện thi công và mua sắm thiết bị. 2.5.3.2 Sự cần thiết của dự án. Trường Đại học dân lập Thăng Long được thành lập theo quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học dân lập Thăng long là một trong những nơi đào tạo sinh viên có trình độ cao và uy tín nhất của Việt Nam, hàng năm số sinh viên tốt nghiệp của Trường được nhận vào làm tại các cơ quan trong và ngoài nước đã tạo được uy tín và chất lượng giảng dậy cho Trường. Trường Đại học dân lập Thăng Long gồm 3 khoa: Khoa toán và Tin học (có 3 chuyên ngành), Khoa Quản lý (có 5 chuyên ngành), Khoa Tiếng Anh (có 3 chuyên ngành). Các phòng, ban: Phòng Hành chính-Tổng hợp, phòng Giáo vụ, phòng Quản lý sinh viên, phòng thông tin-tư liệu-thư viện, phòng máy tính, Ban thanh tra. Các tổ bộ môn: Bộ môn toán-tin học, bộ môn kinh tế, bộ môn tiếng Anh, bộ môn tiếng Pháp-Nhật. Hiện tại Trường Đại học dân lập Thăng Long đang giảng dậy trên khu đất trước kia là trạm xá có diện tích khoảng hơn 2000 m2 thuê của Công ty Cao su sao vàng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân. Tính từ năm học 1994-1995 số sinh viên nhập học là 73 trên tổng số sinh viên là 210. Đến năm học 2002-2003 số sinh viên nhập học đã là 988 trên tổng số sinh viên là 3386. Dự kiến đến năm học 2010-2011 số sinh viên nhập học là 1500, trên tổng ._. sử dụng,…) làm cơ sở để cán bộ thẩm định tham chiếu. Trong trường hợp những dự án quá phức tạp, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm định nội dung kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thẩm định 2.1.3 Đối với nội dung phân tích thị trường Cán bộ thẩm định cần phân tích sâu hơn về phương diện thị trường của dự án, những đánh giá về tình hình cung- cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được định tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Ngân hàng cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung- cầu sản phẩm. Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác như: khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dự án. 2.1.4 Về xác định thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ Cách xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ cả gốc và lãi phải phù hợp với năng lực sản xuất của khách hàng và tiến độ thực hiện của dự án. Hiện nay ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với mong muốn thu công nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên trong thời gian đầu các máy móc thiết bị chạy chưa hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị trường… Do đó nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao từ đầu sẽ làm cho dự án chưa đủ khả năng trả, ảnh hưởng đến sản xuất. Ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ luỹ thoái mà nên căn cứ vào dòng tiền của dự án đồng thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy sẽ phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư. Việc thu lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để trả lãi ngân hàng. 2.1.5 Giải pháp khi thực hiện thẩm định tài chính Như trên đã trình bày, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng đối với Ngân hàng, nhưng chúng vẫn bị coi nhẹ trong công tcá thẩm định. Các cán bộ thẩm định xem nhẹ khi các chỉ số này không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến hậu quả tăng rủi ro cho nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng. Hệ số tài trợ, khả năng thanh toán, … là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, khi xem xét nhất thiết phải nghĩ tới mục tiêu của công tác thẩm định và nhất thiết loại bỏ các hệ số tài trợ, khả năng thanh toán < 0,5. Khi các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có quy củ thì họ sẽ có những dự án đầu tư dài hạn. Cho nên khi thẩm định cần tích cực chú trọng tới các chỉ số Ngân hàng, IRR, BCV nhất là chỉ số NPV vì: - Phương pháp tính chỉ số này đơn giản là ít gây ra phức tạp hơn phương pháp tỷ suất sinh lời vốn nội bộ (IRR). - Đối với các dự án có quy mô đầu tư lớn thì chỉ số này tỏ ra đáng tin cậy hơn. - Phương pháp này sẽ đảm bảo tăng tối đa tài sản của công ty. • Song dể sử dụng phương pháp NPV cần lưu ý một số điểm sau: - Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hoặc dương (chi hoặc thu) cho dự án. Khi đó cần phải tinh được doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính, cuối cùng là quy tấ cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mốc cho việc tính toán. - Phải xác định được tỷ suất chuết khấu r hợp lý cho từng dự án. Để sử dụng được chỉ tiêu NPV thì việc xác định r sao cho phù hợp là rất quan trọng. Do vậy để tính toán chính xác r cần phải xem xét sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cơ bản sau: + Tỷ lệ lạm phát hàng năm + Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khác dựa trên việc xác định chi phí cơ hội. Tỷ lệ gia tăng này xuất hiện khi có các phương án loại trừ. Nghĩa là chủ đầu tư có nhiều cơ hội để tiến hành cônh cuộc đầu tư nhưng chỉ được chọn mọtt trong sôa các cơ hội đó. + Tỷ lệ tăng hoặc giảm do việc thu được hoặc mất đi một lượnh giátrị do các yếu tố rủi ro hoặc may mắn. Đây là yếu tố đ• quy định việc xác định r cho từng dự án thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kihn doanh khác nhau. • Thế nhưng hệ thống chỉ tiêu dù sao cũng là phương diện để đánh giá, phân tích mang lại. Việc đánh giá, kết luận cần lưu ý những điểm sau: - Mỗi chỉ tiêu từ hệ thống chỉ tiêu được xem xét trong dự án sẽ được so sánh với các chỉ tiêu chuẩn cháap nhậ dự án nhất định. NPV > 0; IRR >IRR(đm) Khi có nhiều dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có IRR(max), NPV (max) Lựa chọn dự án đầu tư của doanh nghiệp phải kết hợp với thẩm định kết quả hoàt đọng sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hoặc là một tiêu chuẩn qua so sánh với chỉ tiêu khác (IRR của dự án so với lãi suất Ngân hàng…), có thể là một chỉ tiêu do thông kê kinh nghiệm thực tế, do thông lệ quốc tế. Lưu ý là tiêu chuẩn chấp nhận dự án ở đây cũng phụ thuộc vào điều kiện không gian cụ thể có thể thay đổi khi không gian thời gian phân tích đã thay đổi. - Cần nhận thức rỏ ràng cách giá, kết luận dự án còn phụ thuộc vào chủ thể thẩm định. Chủ dự án dr khách hàng thì thường ưu tiên cho chỉ tiêu sinh lời của dự án nhưng đối với Ngân hàng thì đôi khi không chú trọng mặt này mà ưu tiên chỉ tiêu thời gian có thể trả nợ của dự án hoặc kết cấu tài chính của chủ dự án để giảm rủi ro do mất vốn. - Về thời gian hoạt đọng: Đối với dự án mf trong đó không nêu rõ thời gian hoạt động của dự án thì nên chọn khoảng thời gian khi héet khấu hao phần thiết bị chính để tính toán và phân tích. - Nội dung bảng tính: Nên tính thời gian dự án hoạt động không nên chỉ tính trong một vài năm. - Độ nhạy của dự án: Ngân hàng nên chú trọng đưa các chỉ tiêu độ nhạy của dự án vào tính toán để xem xét các biến động của các chỉ tiêu IRR, NPV trong điều kiện biến dổi của các chỉ tiêu khác như tỷ gia, giá cả, lãi suất chiết khấu. - Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu khi xem xét chỉ tiêu này phải dựa vaò chu kỳ sản phẩm để dự đoán khả năng sinh lời trong thời gian tới bởi vì có thể hiện tại doanh nghiệp đang sinh lời nhưng trong tương lai lại không, trong trường hợp sản phảm đi vào giai đoanụ cuối. Trong trường hợp có các dự án của các công ty liên doanh lập ra và trình Ngân hàng xem xét thì trong cách lập của họ có những khác biệt so với các dự án do các doanh nghiệp trong nước lập. Cần thiết Ngân hàng cần cập nhật và áp dụng các phương pháp kỹ thuật thẩm định tài chính hiện đại của các Ngân hàng tiên tiến trên thế giới và áp dụng một cách có sáng tạo và tình hình thực tế của nước ta vào hệ thống Ngân hàng. Các phương pháp thẩm định đều có trình bày rất kỹ lưỡng trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng vấn đề là sử dụng và ứng dụng thực tế vào công việc một cách có hiệu quả. Để Ngân hàng thực hiện tốt giải pháp này thời gian tới các cán bộ tín dụng cần nỗ lực trong việc tự học, ban giám đốc Ngân hàng cần đưa những cán bộ thẩm định tham gia các khoá học ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo về ngành Ngân hàng. 2.2 Giải pháp về mặt tổ chức điều hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thẩm định dự án của ngân hàng thời gian qua là chưa có sự chuyên môn hoá trong khâu tổ chức thẩm định. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có phòng thẩm định riêng, có nhiệm vụ chuyên trách thẩm định các dự án trung và dài hạn, có sự độc lập với phòng tín dụng và quản lý nợ vay. Việc tổ chức bố trí như vậy sẽ giúp cho mỗi cán bộ thẩm định giảm bớt khối lượng công việc, tạo điều kiện cho họ chuyên tâm hơn vào công việc, đồng thời có thời gian để trau dồi thêm nghiệp vụ cho bản thân. Ngân hàng cũng lưu ý tuyển chọn thêm các cán bộ có kinh nghiệm về thẩm định kinh tế-kỹ thuật dự án Mặt khác ngân hàng nên quy định chi tiết hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của cá nhân các cán bộ thẩm định. Đồng thời cần thường xuyên rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, bổ sung cán bộ còn thiếu cho các chi nhánh, thuyên chuyển các cán bộ không đủ khả năng đi làm việc khác Ngân hàng nên tạo lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn trong quá trình thẩm định giữa các bộ phận trong ngân hàng nhằm nâng hiệu quả công việc. Phòng thẩm định cần phối hợp chặt chẽ với phòng khách hàng, phòng thu hồi nợ, phòng tài sản…để thu thập được các thông tin chính xác về khách hàng, về dự án vay vốn 2.3 Giải pháp về đội ngũ cán bộ. Thực tế đã cho thấy con người luôn là yếu tố trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Chính con người quyết định sự thu thập thông tin, sử dụng các phương pháp để xử lý và đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì trước tiên ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về mọi mặt: nhận thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, đạo đức nghề nghiệp… 2.3.1 Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao Trong thời gian qua, đa số đội ngũ nhân viên được tuyển chọn vào ngân hàng đều có trình độ chuyên môn tương đối cao, tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng nên chú ý tiếp tục thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới những người có năng lực thực sự vào làm việc. Cán bộ được tuyển chọn cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên và tư cách đạo đức. Sau khi tuyển dụng, ngân hàng cần phổ biến để mỗi cán bộ đều nắm bắt được các mục tiêu, các quy định của ngân hàng cũng như các quy định của luật pháp có liên quan, đồng thời cần được hướng dẫn, đào tạo chuyên sâu cho họ về công việc sẽ được giao Ngân hàng cũng cần có các chính sách thu hút nhân tài vào làm việc lâu dài hoặc mời làm cố vấn hoặc làm cộng tác viên cho các hoạt động của mình 2.3.2 Đào tạo, trao đổi chuyên môn Trong qua trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định luôn có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác. Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, thông thường họ mới chỉ biết về mặt tài chính dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật… thì ít được đề cập, do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên đòi hỏi về mặt chất lượng thẩm định đã dẫn đến sự khập khiễng giữa lý thuyết và thực tế. Bởi vì trong thực tế, quá trình thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao về: pháp luật, kinh tế, công nghệ- kỹ thuật, thông tin thị trường, thanh toán quốc tế… do đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước hết ngân hàng cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định. Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, tìm nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo… Bên cạnh khuyến khích động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức, ngân hàng có thể cử những nhân viên có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định, từ đó giúp cán bộ có điều kiện học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Lưu ý là để công tác đào tạo đạt được kết quả cao thì quá trình đào tạo này phải được diễn ra thường xuyên và có hệ thống 2.3.3 Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức Ngân hàng cần thường xuyên giáo dục về ý thức, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cho các cán bộ của mình để họ nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác thẩm định dự án, đồng thời có ý thức tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm cao hơn. Ngân hàng cũng nên có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân viên, kịp thời khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần đối với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát hiện ra những biểu hiện sa sút về đạo đức để kịp thời uốn nắn. Xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ có hành vi tiêu cực, vô tình hay cố ý làm trái các quy định chung dẫn đến những thiệt hại cho ngân hàng… Việc làm tốt công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi cán bộ thẩm định mà còn phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của ngân hàng. Do vậy ngân hàng cũng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, lựa chọn và đào tạo các cán bộ thanh tra có năng lực, có phẩm chất tốt và có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. 2.4 Giải pháp về thông tin. Cơ sở của quá trình thẩm định dự án đầu tư là thông tin, số liệu về đơn vị, dự án và các tài liệu khác như: Luật, văn bản dưới luật, văn bản thuế … Tuy nhiên trên thực tế các thông tin, số liệu đều do người lập dự án cung cấp và các số liệu này có đáng tin cậy hay không ? Ngoài ra những hồ sơ, tài liệu mà Ngân hàng nhận được từ khách hàng vay vốn cung cấp, Ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan đến dự án như: Giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ lập dự án. Đây là một “nghệ thuật”phỏng vấn mà mỗi cán bộ thẩm dịnh phải tự tạo cho mình trong thời gian làm việc. Mục đích của cuộc phỏng vấn này là kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, kiểm tra về ý tưởng của họ, về dự án, kiểm tra về trình độ hiểu biết của họ về dự án,… không nên chỉ phỏng vấn mà cần tiếp xúc trực tiếp với những người làm việc tại doanh nghiệp để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ. Sử dụng triệt để các nguồn thông tin về doanh nghiệp do phòng Phòng ngừa rủi ro cung cấp. Đây là nơi lưu giữ tất cả những thông tin cần thiết, cơ bản về doanh nghiệp nó cho phép đánh giá sơ bộ khách hàng về các mặt; Lịch sử hình thành phát triển, tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm. Điều tra thông tin từ các đơn vị có tham gia quan hệ với với doanh nghiệp: kiểm tra khách hàng của doanh nghiệp để xem sản phẩm của doanh nghiệp có đáng tin cậy hay không? Có đảm bảo được sự phát triển trong tương lai hay không? phương thức thanh toán mà doanh nghiệp đang sử dụng, đây là khâu trực tiếp để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra phải điều tra các nhà cung cấp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ. Một cơ quan cần xem xét đó là cơ quan thuế, cơ quan thúê là cơ quan nhà nước trực tiếp theo dõi tài chính của doanh nghiệp họ cung cấp cho Ngân hàng những số liệu tài chính đáng tin cậy nhất cho doanh nghiệp về bảng cân đối kế toán, doanh thu, lợi nhuận sau thuế, Một trong những biện pháp người hay làm trong gần đây khi kiểm tra chế độ kế toán tài chính trong doanh nghiệp đó là kiểm toán. Ngân hàng có thể thuê những công ty kiểm toán để kiểm tra tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp xin vay vốn. Do vậy cần thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Trước nắt, tài liệu cân đối kế toán và ket quả tài chính của doanh nghiệp phải có kiển toán. Để đánh giá được tính hợp lý của dự án có phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, có nhằm trong kế hoạch phát triển của ngành địa phương. Các cán bộ thẩm định phải tham khảo thêm các tài liệu về chủ trương chính sách của Nhà nước, Chính phủ các Bộ ngành có liên quan đến dự án. Mục tiêu của giải pháp là xác định tính đúng đắn trong việc thẩm định những cơ sở pháp lý của dự án. Một nguồn thông tin quý giá mà chính Ngân hàng có thể tự khai thác đó là tình hình dư nợ trên các tài khoản vãng lai của doanh nghiệp tại Ngân hàng. Nếu trên tài khoản của doanh nghiệp luôn dư có ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp luôn ổn định về tài về chính, thu chi được cân đối và ngược lại, cần theo dõi sát sao về các chỉ tiêu tài chính bởi lẽ năng lực tài chính và khả năng tài chính của doanh nghịp là không đáng tin cậy. Từ đó Ngân hàng cần có những nhận xét về doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng để đánh giá uy tín của họ trong quan hệ tín dụng và tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự “an toàn trong nguồn vốn đầu tư”nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng an toàn cao khi bỏ vốn đầu tư thì được xếp hàng ưu tiên và ngược lại. 2.5 Giải pháp về trang thiết bị. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện đại nói chung và đòi hỏi của ngành ngân hàng nói riêng, ngân hàng cần tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định sao cho mỗi cán bộ đều được trang bị một máy vi tính và toàn bộ hệ thống được nối mạng LAN cũng như mạng ADSL… Có thể nói thẩm định dự án là một công việc khá phức tạp, khối lượng công việc lớn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cán bộ thẩm định. Bởi vậy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong công tác thẩm định là rất cần thiết, có thể giúp cho mỗi cán bộ thẩm định tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực. Do đó trong tương lai ngân hàng cần đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm trong phân tích, dự báo như Crustal Ball kết hợp với Excell hoặc đặt thiết kế một chương trình hỗ trợ nghiệp vụ thẩm định từ các công ty trong và ngoài nước. 2.6 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định. Như phần trước đã nói, thẩm định là công tác vất vả đối với các cán bộ thẩm định, những hỗ trợ cho công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Trang bị những thiết bị hiện đại trong công tác thẩm định và các cán bộ thẩm định. Trước mắt là trang bị những máy vi tính hiện đại cho các cán bộ thẩm định. Những máy này nhất thiết phải được nối mạng trong toàn hệ thông Ngân hàng Công thương, bởi lẽ họ có thể chủ động tra cứu về khách hàng về thông tin liên quan đến khách hàng và dự án không cần qua phồng thông tin điện tử. Thuế hai họ có thể lưu trữ tình hình thực hiện dự án khi dự án trong quá trình hoạt động. Thứ ba, máy tính sẽ hỗ trợ các cán bộ trong quá trính lập tờ trình dự án đầu tư, tính toán các chỉ số một cách đơn giản, dùng để lập các tờ trình có độ chính xác về mặt chuyên môn cao hơn. Đây không phải là việc mới mẻ gì, nhưng hiện tại Ngân hàng vẫn chưa làm được. Trong tương lai không xa khi hệ thống ngân hàng đổi mới do đòi hỏi của nền kinh tế thì lúc đó Ngân hàng sẽ trở nên lạc hậu mà ngành không được phép như vậy. Để làm được điều này các NHTM khác, Ngân hàng đầu tư máy móc và ứng dụng các phần mềm tiên tiến hiện có, đang được Ngân hàng thế giới hỗ trợ thông qua dự án tài trợ nhằm hiện đại hóa mạng lưới Ngân hàng Việt Nam. Hỗ trợ về vật chất, việc này là rất thiết thực đối với mỗi cán bộ thẩm định. Việc hỗ trợ này có tác dụng làm tang tinh thần trách nhiệm của cá cán bộ thẩm định đối với công việc của mình, có nhiều kinh phí trong việc đi thực tế tại các doanh nghiệp, chi phí tìm hiểu thông tin, …đi liền với hỗ trợ thì cũng gắn trách nhiệm của các cán bộ thẩm định vào các dự án của mình thẩm định. Thực hiện điều này có thể bằng nhiều cách, cho phép các cán bộ thẩm định được hưởng một khoảng kinh phí khi tiến hành thẩm định những dự án khả thi, các khoản này có thể là cố định. Một phương án khác có thể là trích phần trăm từ trị giá hợp đồng khi món vay được thực hiện. Những hỗ trợ này có thể làm tăng chi phí của Ngân hàng, nhưng điều này không những cần thiết trong trước mắt xét về lâu dài là động lực thúc đẩy cho Ngân hàng phát triển. Ngoài những hỗ trợ về vật chất, Ngân hàng cũng không nên xem nhẹ sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Cán bộ lãnh đạo cần có những kiến nghị kịp thời góp ý cho quá trình thẩm định được tốt hơn. Thường xuyên quan tâm, nhận xét, tiếp thu những ý kiến của cán bộ thẩm định. ngoài ra, cần ghi nhận những đóng góp của họ trong những dự án cũng như trong quá trình để có thể cân nhắc, bổ nhiệm họ vào những vị trí phù hợp với năng lực và trình độ. 3. Đề xuất kiến nghị 3.1 Kiến nghị với chính phủ. Chính phủ cần có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình. Bên cạnh đó cũng phải có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tài chính nhằm làm cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Những kiến nghị này có những tác dụng: Trước hết là làm tăng tính trung thực của các doanh nghiệp trong nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Sau đó sẽ hình thành thói quen trong hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình cổ phần hoá nhất là đối với các DNNN. Sau cùng là giúp Ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ dự án nói chung. Đối với các DNNN Chính phủ cần phải giảm bớt những “giúp đỡ “để các doanh nghiệp này từng bước làm chủ sản xuất kinh doanh, chụi những quy luật cạnh tranh của thị trường. Trước mắt có thể là những khó khăn nhưng sau đó nó sẽ đứng vững và caác hoạt động có hiệu qủa hơn. Những “giúp đỡ”cần được giảm đầu tiên là trong các quan hệ tín dụng đối với các NHTM quốc doanh. Từ trước nghị định 178/NĐ- CP/1999, chủ trương của Chính phủ vẫn tách rõ ra doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp phi quốc doanh trong hoạt động tín dụng. Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn không cần thế chấp, điều này là hoàn toàn bất hợp lý bởi lẽ, khi không phaỉ thế chấp tài sản thì tổng số tiền vay tại các Ngân hàng có thể sẽ lớn hơn nhiều so với nguồn vốn kinh doanh hiệ có. Điều này hiển nhiên cho rằng hệ số tài trợ không có giá trị trong công tác thẩm định. Hậu quả là doanh nghiệp sẽ “phồng to”hơn so với năng lực thực tế của mình, nếu như có xảy ra rủi ro trong quá trình kinh doanh (Vấn đề này là không tránh khỏi) thì doanh nghiệp không có đủ năng lực để tàu trợ. Như vậy DNNN và NHTM quốc doanh đều là vốn của Nhà nước thì cần tách bạch rành rọt để cho mỗi chủ thể tự chủ trách nhiệm lấy nguồn vốn của mình và hoạt động có hiệu quả hơn. Tình trạng bỏ “túi lành”sang “túi thủng”như hiện nay là bất cập. Công tác thẩm định không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này. Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp alị các doanh nghiệp, chỉ tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dan sinh, tạo điều kiện cho mở rộng quy mô tín dụng. Cổ phần hoá DNNN là phương thức sắp xếp lại doanh nghiệp huy động được các nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế khác. Cổ phần hoá là một trong những biện pháp quan trọng để Doanh nghiệp có cơ hội tăng vốn tự có từ đó, doanh nghiệp có thể tiép cận với những khoản tín dụng đảm báo điều kiện dạt ra của NH về vốn tự có. Hàng năm chính phủ đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng ngành thực hiện không đồng nhất: có hiẹn tượng các dự án của ngành thì thừa, các dự án của vùng thì thiếu. Chính những mâu thuẫn này làm cho công tác thẩm định tại Ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì khi thẩm định phương diện thị trường thì nhu cầu những sản phẩm hàng hoá của dự án tại vùng thì thiếu, nhưng xét trên toàn ngành thì tổng sản lượng lại thừa. Hay tình trạng các dự án cùng loại cùng một lúc thực hiện, trước khi thực hiện thì tổng cung là nhỏ hơn tổng cầu, nhưng nhiều dự án đi vào hoạt động thì tổng cầu nhỏ hơn tổng cung. Những khó khăn này Ngân hàng khó mà lường hết được trong công tác thẩm định, nhưng mà Chính phủ, các bộ có liên quan có thể điều tiết dược theo kế hoạch. Vì vậy, Chính phủ cần lưu tâm hơn nữa về điều này. Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư, mà quan trọng hơn là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: ban hành các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho các NHTM, các tổ chức tài chính. Nhà nước cần quy định rõ các biện pháp chế tài biện pháp xử lý nghiên trọng các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả … để đưa các donh nghiệp hoạt động kinh doanh lành mạnh nhằm nâng cao pháp chế XHCN. Nhà nước cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ ké toán theo đúng quy dịnh của Nhà nước, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp hệ thôngnn trong viẹc phân tích hoạt đọng sản xuất kinh doanh cuae doanh nghiệp qua đó hạn ché phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa tạo điều kiện cho các Ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của dự án cũng như của doanh nghiệp có dự án. 3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin Ngân hàng. Như được biết hiện nay NHNN đã có hai trung tâm thông tin Ngân hàng là: trung tâm phòng ngừa rủi ro viết tắt là (TRP)và trung tam thông tin tín dụng (CIC) đặt tại vụ tins dụng NHNNvà có chi nhánh tại NHNNcác tỉnh thành phố. Hiện tại, CIC là trung tam thu thạp các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp lứon và phát huy được những vai trò cơ bản. Nhưng đòi hỏi của ngành Ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC cung cấp. Cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này: Một là, cần sắp xếp trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, có thể cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến ngành Ngân hàng tài chính cho những ai có nhu cầu. Hai là, ngoài những thông tin về Ngân hàng tài chính họ cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ như: uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục thống kê, … để thu thập những thông ton đa dạngvà phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Các cán bộ thẩm định của Ngân hàng, có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sỏ dữ liệu tại trung tâm này thông qua mạng cục bộ của Ngân hàng, khai thác những số liệu cần thiết về doanh nghiệp về ngành có liên quan đến doanyh nghiệp, về tình hình thị trường, những dự báo,.. qua đó tăng cường thẩm định các dự án. NHNN cần thực thi chính sách lãi suất thị trường để cho các NHTMcó sự linh hoạt cho lĩnh vực đầu tư các dự án. Mục tiêu của NHTM là tăng tối đa lợi nhuận, nhưng những quy định về lãi suất trong thời gian vừa qua mặc dù là một chủ trương đúng đắn nhưng nó vẫn có thể làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Nếu chỉ với lãi suất thị trường thì lãi suất vẫn biến động theo tỷ lệ lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước làm tăng tối đa lợi nhuận cho Ngân hàng, nhất là những dự án đầu tư trung dài hạn. Những hạn chế của lãi suất cố định làm cho khi thẩm định dự án và quyết định cho vay, Ngân hàng vẫn có thể là người chịu thiệt thòi. Bởi vì, các dự án cho vay dự án thường là trung dài hạn nhưng hiện tại lãi suất là thấp ví dụ 1%/ tháng nhưng một năm sau lãi xuất tăng 2%/tháng như có dự án vẫ chỉ được hưởng lãi suất 1%/tháng. Đối với các dự án thuộc ngành có lợi nhuận siêu ngạch như thuốc lá, đồ uống, …mà chúng ta không khuyến khích phát triển thì lãi suất trần sẽ gây cản trở cho Ngân hàng trong việc tăng lãi suất đối với các dự án đầu tư vào ngành này. Việc thay đổi chính sách với các dự án đầu tư vào các ngành này. Việc thay đổi chính sách lãi suất không những giúp Ngân hàng tăng hiệu quả trong việc cho vay các dự án mà còn giúp Chính Phủ điều tiết nền kinh tế đúng định hướng của mình. Ngân hàng nhà nước là cơ quan điều hành, trực tiếp của các NHTM thì nhất thiết phải có hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định. NHNN cần ban hành một “cẩm nang”chung về quy trình, nội dung thẩm định dự án trên cơ sở thẩn định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và Đầu tư phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như việc tính toán một số chỉ tiêu điểm hoà vốn, IRR của dự án có vốn vay Ngân hàng trong điều kiện có lạm phát. Mốc để so sánh các chỉ tiêu đó của dự án nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không ? Hoặc quan điểm về tính nguồn trả nợ hàng năm.Ngoài những cuộc hội thảo nhằm bàn bạc đúc rút những kinh nghiệm thẩm định tại NHTM, nhất thiết phải tổ chức những khoá học thường niện cho các cán bộ thẩm định do các chuyên gia của WB, IMF hoặc của một số nước khcs có ngành Ngân hàng phát triển để họ có thể nắm bắt được những tiến bộ, ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình. Hiện nay Chính phủ cho phép các DNNN vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo thì phải có quy định rõ ràng khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến bị phá sản thì vốn vay Ngân hàng được ưu tiên hàng đầu, để tránh tình trạng thất toát vốn của Ngân hàng cũng như của nền kinh tế. Để phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin, cần lập các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin. Qua đó tách biệt vai trò quản lý NHà nước của NHNN và vai trò kinh doanh thông tin của các công ty tư vấn. 3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Đề nghị Ban thẩm định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung và dài hạn băng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ban ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và Ngân sách của Nhà nước. Do trình độ của cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoài ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật... nên đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó, Ban thẩm định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định... để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn nghiệp vụ, giúp cho công tác thẩm định được hiệu quả hơn. Kết luận Tài trợ vốn cho dự án đầu tư là một trong các hoạt động quan trọng của Chi nhành Nam Hà Nội nói riêng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói chung. Trong thời gian qua, chi nhánh đã cho vay nhiều dự án quan trọng với số vốn lơn, hiệu quả hoạt động này cũng rất khả quan. Thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với các dự án, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình, Chi nhánh cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thẩm định. Thẩm định chính xác thì quyết định cho vay mới chính xác, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận. Việc hoàn thiện công tác thẩm định là một công việc phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ngành, lĩnh vực và cần có quá trình. Do đó trong phạm vi chuyên đề này, em chỉ xin đưa ra một số ý kiến, hi vọng có thể đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện công tác thẩm định của Chi nhánh Nam Hà Nội. Do trình độ, kiến thức còn nhiều hạn chế, cũng như cách diễn đạt còn khiếm khuyết nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2184.doc
Tài liệu liên quan