Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm

LờI Mở ĐầU ở nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là một nội dung quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về vốn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất xây dựng rất lớn. Trong khi đó khả năng về vốn tự có của doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động vốn trong dân cư của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống Ngân hàng thương mại vẫn là nơi cung ứng vốn chủ

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu cho nền kinh tế. Trên thực tế hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang hoạt động còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn yếu, kém linh hoạt, có nhiều vấn đề bất cập trong đó phải kể đến việc một lượng vốn khổng lồ không thu hồi được ở nhiều Ngân hàng. ở một số ngân hàng còn tình trạng ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị giải pháp đưa ra song tình trạng đó vẫn chưa được khắc phục. Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư của các Ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp cho vay những dự án không hiệu quả dẫn đến mất vốn hoặc bỏ qua dự án có tính khả thi cao. Chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu tư em quyết định chọn đề tài “Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm" làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. Đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư và khái quát chung về Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thu Hà - Bộ môn Kinh tế Đầu tư, cùng các cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG I Lý LUậN CHUNG Về CÔNG TáC THẩM ĐịNH TàI CHíNH Dự áN ĐầU TƯ Và KHáI QUáT CHUNG Về NGÂN HàNG CÔNG THƯƠNG HOàN KIếM I. Lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư Khái niệm thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan, toàn diện mọi nội dung của được dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi cảu dự án trước khi quyết định đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Sự cần thiết khách quan của thẩm định tài chính dự án đầu tư Đối với chủ đầu tư Một dự án dù có được chuẩn bị kỹ càng đến mấy cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo bởi vì người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề. Để đảm bảo tính khách quan, cần phải thẩm định dự án. Quá trình thẩm định độc lập với việc soạn thảo sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận lại dự án một cách khách quan hơn, từ đó thấy được thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổ sung kịp thời. Nhờ vậy, chủ đầu tư có thể khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn nhận diện được những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời. Đối với các Ngân hàng thương mại Đối với ngân hàng thương mại, tài trợ cho dự án là một nghiệp vụ, là một phương thức kinh doanh thu lợi nhuận, là hình thức cho vay theo dự án, là các khoản cho vay trung và dài hạn, là cơ sở để ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Do đó, trước khi cho vay một dự án, ngân hàng phải tiến hành các hoạt động xem xét, thẩm định trước khi cho vay đối với các khoản vay trước. Việc thẩm định một khoản vay cho dự án bao gồm rất nhiều phần khác nhau, trong đó có một phần rất quan trọng là thẩm định tài chính dự án đầu tư. Đối với ngân hàng, trên quan điểm đầu tư, cho vay và thu hồi là trách nhiệm chính, kinh doanh sinh lời là phương châm hoạt động. Công tác thẩm định tài chính của ngân hàng giúp cho: - Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn là xác định được khả năng trả nợ của chủ đầu tư. - Ngân hàng dự toán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới các quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời tham gia ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư để có quyết định đầu tư đúng đắn. - Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án. - Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, cho vay để thực hiện và phát triển có chất lượng hơn, có hiệu quả hơn các nghiệp vụ ngân hàng. - Ngân hàng có thể lựa chọn, sàng lọc tìm những dự án có hiệu quả tài chính để cho vay thông qua việc trả lời các câu hỏi: Cho dự án nào vay? Cho vay bao nhiêu, khi nào, thời gian,lãi suất? Quản lý, thu hồi gốc và lãi ra sao? Hỗ trợ cho dự án như thế nào? Đây là công việc rất quan trọng bởi lẽ chỉ cho vay những dự án có hiệu quả tài chính thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay của ngân hàng mới được đảm bảo, ngân hàng mới có được các khoản cho vay có chất lượng. Qua đó, ngân hàng thương mại mới đảm bảo có lợi nhuận và an toàn trong hoạt động cho vay. Đối với toàn bộ nền kinh tế Tất cả các dự án đầu tư đều phải huy động các nguồn lực xã hội và đều tham gia vào quá trình khái thác, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đất nước và tác động đến cộng đồng. Vì vậy, Nhà nước cần kiểm tra lại những ảnh hưởng của các dự án đến cộng đồng, nhằm kịp thời can thiệp, ràng buộc hay hỗ trợ cho dự án. Các tiêu thức đánh giá tính khả thi tài chính đối với các dự án đầu tư theo quan điểm của ngân hàng Nhu cầu về vốn của dự án Ngân hàng xem xét nhu cầu vốn đầu tư của dự án đã xác thực chưa? Các hạng mục kinh phí đầu tư đã được tính toán đúng chưa? Có sự chênh lệch kinh phí các hạng mục đầu tư từ lúc soạn thảo dự án đến thời điểm thẩm định dự án hay không? Khả năng và phương án trả nợ Khả năng đảm bảo nguồn thu để thanh toán lãi và nợ gốc? Kế hoạch trả lãi vay và nợ gốc như thế nào? Nếu không cân đối được thu chi thì có biện pháp dự phòng hoặc đảm bảo gì không? Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư Một dự án đầu tư được coi là khả thi và hiệu quả khi các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đảm bảo ít nhất đạt mức tối thiểu có thể chấp nhận được. - Suất thu hồi vốn nội bộ IRR > tỷ suất chiết khấu của dự án (lãi suất vay Ngân hàng dài hạn). - Thu nhập hiện tại thuần NPV > 0 - Thời gian thu hồi vốn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của DAĐT. Độ nhạy của dự án Phân tích độ nhạy so với NPV, IRR của các yếu tố: doanh thu, tổng mức đầu tư, chi phí nguyên vật liệu đầu vào,… Xem xét trong phạm vi thay đổi của các yếu tố trên thì NPV, IRR có đảm bảo mức tối thiểu đề ra của dự án hay không. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương mại Phương pháp so sánh các chỉ tiêu Đây là phương pháp phổ biến, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Phương pháp này được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: - Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như: cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý,… của Ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành. - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. - Các chỉ tiêu mới phát sinh. - Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của Ngành đối với doanh nghiệp cùng loại. Phương pháp thẩm định theo trình tự Thẩm định tổng quát Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Xác định cơ sở pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Nếu không thỏa mãn các yêu cầu pháp lý, các thủ tục, quy định cần thiết, và không phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế nói chung thì dự án có thể bị bác bỏ. Thẩm định chi tiết Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ, môi trường,… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước. Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án Nội dung của phương pháp này: - Mô hình hóa mối quan hệ tương quan giữa chỉ tiêu hiệu quả và các chỉ tiêu nhân tố có liên quan dưới dạng một phương trình hoặc bất đẳng thức toán học. - Xác định tất cả các giá trị có khả năng xảy ra của các nhân tố và khả năng biến động của chúng. - Bằng cách thay đổi giá trị của các nhân tố để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng. Phương pháp dự báo Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Một dự án thường có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tượng khác có liên quan đến dự án. II. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) là một Chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. NHCT Hoàn Kiếm mà tiền thân của nó là một quỹ tiết kiệm đóng tại 37 Hàng Bồ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, trước tháng 7/1988 là Ngân hàng kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Hoàn Kiếm. Cho đến tháng 7/1988, với sự hình thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam thì Ngân hàng kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm chính thức tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Hà Nội và trực thuộc Ngân hàng Công Thương Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm được thành lập theo quyết định 67 ngày 27/3/1993 (trong đó có 67 chi nhánh được thành lập trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, đồng thời xoá bỏ Ngân hàng Công Thương Hà Nội). Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là đơn vị hạch toán tương đối phụ thuộc vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam, mặc dù có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Trải qua quá trình hoạt động trên 10 năm, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển. Ban đầu, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm được tách ra chỉ nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm, nhưng sau đó thị trường ngày càng được mở rộng, đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, hoạt động với hiệu quả ngày càng cao. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức NHCT Hoàn Kiếm Ban Giám đốc Khối phục vụ và hỗ trợ kinh doanh Khối kinh doanh Phòng tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề Phòng khách hàng Phòng thanh toán XNK PhòngGiao dịch Điểm giao dịch ( Phòng khách hàng DN lớn Phòng khách hàng DN vừa và nhỏ Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Đồng Xuân Phòng giao dịch Hồ Gươm (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - NHCT Hoàn Kiếm) Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - Tiến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,… - Tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân quỹ. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. - Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua Công tác huy động vốn Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn huy động 4.437.501 4.970.000 5.467.000 5.522.000 6.326.200 TG doanh nghiệp 1.647.200 1.690.000 1.922.600 1.826.000 2.259.000 TG dân cư 571.550 795.000 810.900 935.000 953.700 TG không kỳ hạn 510.313 521.850 820.050 423.000 836.700 TG có kỳ hạn 1.708.438 1.963.150 1.913.450 2.338.000 2.276.800 Mức độ tăng liên hoàn 532.499 497.000 55.000 804.200 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 12 10 1,01 14,56 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Bảng trên cho thấy tình hình huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm trong những năm gần đây. Nhìn chung, từ năm 2002 - 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao, đặc biệt là năm 2003 và 2006. Năm 2005, tốc độ tăng liên hoàn chậm lại do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn giao dịch, bên cạnh đó sự biến động bất ổn của lãi suất đã đặt công tác huy động vốn của Ngân hàng trước nhiều thách thức. Công tác tín dụng Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 858.000 900.000 930.000 1.100.000 1.070.000 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 4,90 3,33 18,28 -2,73 Phân loại theo thời gian Ngắn hạn 300.300 360.000 232.500 220.000 220.000 Trung và dài hạn 557.700 540.000 679.500 880.000 850.000 Phân loại theo thành phần KT DN quốc doanh 643.500 630.000 725.400 880.000 778.000 DN ngoài quốc doanh 214.500 270.000 204.000 220.000 292.000 Phân loại theo tiền tệ Cho vay VNĐ 617.760 657.000 651.000 890.000 779.000 Cho vay ngoại tệ 240.240 243.000 279.000 210.000 291.000 Nợ quá hạn 17.160 9.000 63 63 0 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Theo số liệu trên, ta thấy rằng dư nợ tín dụng ngày càng tăng thêm, cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo hướng cho vay trung và dài hạn. Công tác thu hồi nợ đọng tiếp tục được chú trọng, năm 2004 Ngân hàng đã xử lý được 14,391 triệu đồng nợ đọng, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đã giảm từ 1,1% đầu năm xuống còn 0,3%, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ từ 3,5% xuống còn 1,3%. Năm 2005 đã xử lý tài sản thu hồi nợ được 420 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoài bảng được 383 triệu đồng, xử lý các khoản nợ tồn đọng cũ được 13,040 triệu đồng, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Các hoạt động khác Thời kỳ mở cửa hội nhập tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các tổ chức kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng càng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng. Trong thời gian qua, Ngân hàng đã luôn chú trọng và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, thu nhập từ các dịch vụ ngày càng tăng. Bảng 3: Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác tại NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh số thanh toán XNK 80 66 70 50 70 Doanh số dịch vụ ngoại tệ 75 80 108 100 195 Doanh số dịch vụ ngoại hối 1 1,6 1,7 6 5 Doanh số thanh toán trong nước 19.132 24.283 27.360 32.600 31.500 Thu dịch vụ (tỷ đồng) 2.910 3.200 3.000 3.000 3.000 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Hiệu quả kinh doanh Trong năm 2002, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã tham gia mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng và phát triển thêm dịch vụ thẻ ATM. Đây là những dịch vụ mới rất được khách hàng quan tâm và hưởng ứng. Giao dịch chuyển tiền tại phòng Giao dịch Đồng Xuân và phòng Kế toán đạt 320 tỷ đồng, Ngân hàng đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng. Năm 2002, NHCT Hoàn Kiếm đạt tổng thu dịch vụ là 6.865 triệu đồng, tăng 65% so với năm 2002, chiếm 11% lợi nhuận hạch toán. Theo báo cáo kết quả tài chính năm 2002, lợi nhuận hạch toán đạt 42,218 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần lợi nhuận năm 2001 và vượt kế hoạch Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao 1,2 tỷ đồng. Năm 2003, do phải dự phòng rủi ro 31 tỷ đồng nên lợi nhuận hạch toán nội bộ chỉ đạt 16,5 tỷ đồng, nếu không phải dự phòng thì lợi nhuận đạt 47,5 tỷ đồng. Năm 2004, lợi nhuận hạch toán sau khi trích dự phòng rủi ro là 54,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm trước, đây là kết quả tổng hợp của sự phát triển vững chắc trong các mặt của hoạt động kinh doanh. Năm 2005, lợi nhuận hạch toán nội bộ của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đạt gần 71,5 tỷ đồng, vượt 18,5% kế hoạch Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao. Từ những kết quả này ta có thể thấy được đà phát triển và sự nỗ lực của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm để trở thành một chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. CHƯƠNG II THựC TRạNG CÔNG TáC THẩM ĐịNH TàI CHíNH Dự áN ĐầU TƯ TạI NGÂN HàNG CÔNG THƯƠNG HOàN KIếM I. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm Trước đây, tại NHCT Hoàn Kiếm,công tác thẩm định và quyết định cho vay do phòng khách hàng thực hiện. Đối với các món vay lớn, kết quả thẩm định được thông qua hội đồng tín dụng chi nhánh quyết định trong mức ủy quyền hoặc quyết định trình NHCT Việt Nam. Từ tháng 10/2006, được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm đã thành lập Phòng quản lý rủi ro với chức năng thẩm định rủi ro đối với hoạt động tín dụng để cùng với phòng khách hàng thẩm định độc lập với nhau. Phòng khách hàng thẩm định tổng thể và đưa ra đề xuất cấp tín dụng hay không cấp, phòng Quản lý rủi ro thẩm định về mặt rủi ro tín dụng để đưa ra mức độ rủi ro và các biện pháp để quản lý rủi ro. Trên cơ sở này những người có thẩm quyền đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay một cách khách quan hơn. Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Trong những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư được các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng đặc biệt chú trọng. Hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng được tăng lên đáng kể nhờ nỗ lực của cán bộ thẩm định, nhằm loại bỏ những dự án không hiệu quả và ra quyết định đầu tư đối với những dự án được đánh giá là khả thi. Các chỉ tiêu mà Ngân hàng đặt ra trong quy trình thẩm định rất cụ thể, tạo điều kiện cho người lập dự án có thể dễ dàng đối chứng với dự án mà họ đã lập, những chỉ tiêu này cũng phản ánh được tương đối chính xác tình hình cụ thể của dự án. Bằng cách dùng chỉ tiêu độ nhạy của dự án, các dự án được xem xét trong cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Sử dụng chỉ tiêu này giúp cho Ngân hàng có những giải pháp, tính toán tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp. Về khía cạnh thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã xây dựng được cơ chế hoạt động phân cấp tương đối hợp lý. Hình thức làm việc trực tiếp giữa cán bộ thẩm định, trưởng phòng Khách hàng, trưởng phòng Quản lý rủi ro và Ban lãnh đạo Ngân hàng đã thúc đẩy nhanh tiến độ thẩm định tài chính dự án. Phương thức này cũng ngăn ngừa được rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng thường xuyên đi thực tế doanh nghiệp, địa bàn nơi dự án sẽ được đầu tư nhằm nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời thăm dò thị trường, tìm hiểu hiện trường để kết hợp giữa nhận định thực tế đối với dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã phối hợp với các cán bộ phụ trách phòng dịch vụ khách hàng để phân công cán bộ thẩm định quản lý khách hàng theo quy mô doanh nghiệp. Phương pháp này vừa tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong thẩm định, vừa tạo điều kiện cho cấp trên quản lý dễ dàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã sử dụng công nghệ hiện đại tương đối hiệu quả. Ngân hàng đã nối mạng trong toàn bộ hệ thống để các cán bộ tín dụng tiện theo dõi thông tin về khách hàng của mình, quan hệ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống cũng như lịch trình thu nợ, nhận nợ, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay nhằm tránh thất thoát vốn, giảm nợ đọng khó đòi. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm - Thẩm định đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. - Thẩm định dự án đầu tư: + Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án + Thẩm định sơ bộ nội dung chính của dự án đầu tư + Thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư + Thẩm định khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư + Thẩm định phương diện kỹ thuật dự án đầu tư + Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý dự án đầu tư + Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn + Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án + Phân tích rủi ro và đưa ra cách phòng ngừa Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu cho khách hàng vay vốn Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư của dự án - Thẩm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư: + Vốn đầu tư xây lắp: Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp. + Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo định mức chung về giá thiết bị. Đối với loại thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ. + Chi phí khác: Các khoản mục chi phí này cần được tính toán, kiểm tra theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí điều tra khảo sát thu thập số liệu, tuyên truyền, quảng cáo dự án,… Ngoài ra phải kiểm tra một số chi phí: chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu về vốn lưu động ban đầu,… - Thẩm định tiến độ bỏ vốn: Sau khi xác định hợp lý vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo chương trình tiến độ đầu tư. Tiến độ phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. - Kiểm tra cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn: + Cơ cấu vốn theo công dụng: thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn xây lắp, tuy nhiên cần linh hoạt theo tính chất và điều kiện của dự án, không nên quá máy móc áp dụng. + Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ để có cơ sở quy đổi, tính toán hiệu quả của dự án, phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu dự án. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn, cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích, tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó. Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần quan tâm xử lý các nội dung để đảm bảo khả năng về nguồn vốn như: + Vốn tự có của doanh nghiệp: Kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số vốn tự có của doanh nghiệp. + Vốn trợ cấp ngân sách: Xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách. + Vốn vay ngân hàng: Xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của Ngân hàng đã cam kết cho vay. Thẩm định việc xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư Trước khi tiến hành kiểm tra việc tính toán xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ “Báo cáo nghiên cứu khả thi”, phân tích dự án trên nhiều phương diện khác nhau để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án. Trước khi phân tích tài chính dự án thì phải thông qua các bước phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, tổ chức quản lý. Việc phân tích những phương diện trên có thể rút ra những con số mang nội dung sau: Bảng 4: Các phương diện phân tích dự án Phương diện phân tích Giả định có thể rút ra Phân tích thị trường - Sản lượng tiêu thụ - Giá bán - Doanh thu - Nhu cầu vốn lưu động ban đầu (các khoản phải thu) - Chi phí bán hàng Phân tích các nhân tố đầu vào: nguyên vật liệu, nguồn cung cấp,... - Giá bán các chi phí nguyên vật liệu đầu vào - Chi phí bảo quản - Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả) Phân tích kỹ thuật công nghệ - Công suất - Tuổi đời của dự án - Thời gian khấu hao - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Phân tích tổ chức quản lý - Nhu cầu nhân sự - Chi phí nhân công - Chi phí quản lý Kế hoạch thực hiện ngân sách - Thời điểm đưa dự án đi vào hoạt động - Chi phí tài chính Từ giả định trên, cán bộ thẩm định có thể xác định được doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư. Kiểm tra việc tính toán doanh thu - chi phí của dự án đầu tư Kiểm tra việc xác định doanh thu của dự án Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định doanh thu tính cho từng năm hoạt động của dự án, cần chú ý đến công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bảng 5: Doanh thu hàng năm của dự án TT Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm… 1 Doanh thu từ sản phẩm chính 2 Doanh thu từ sản phẩm phụ 3 Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm 4 Doanh thu từ dịch vụ cung cấp ngoài 5 Tổng doanh thu chưa có VAT 6 Thuế VAT 7 Tổng doanh thu sau thuế VAT Kiểm tra việc xác định các khoản chi phí của dự án Chi phí sản xuất của dự án gồm: Chi phí hoạt động, khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay,… - Kiểm tra chi phí hoạt động hàng năm của dự án: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí điện nước, chi phí nhân công, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác. Bảng 6: Chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư TT Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm… 1 Chi phí vật liệu chính 2 Chi phí vật liệu phụ 3 Chi phí điện nước 4 Lương + BHXH 5 Chi phí thuê đất 6 Chi phí quản lý phân xưởng 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí khác I Tổng chi phí hoạt động II Thuế VAT đầu vào III CP hoạt động đã khấu trừ VAT Kiểm tra việc tính toán khấu hao hàng năm của dự án đầu tư Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất, bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng tới lợi nhuận, đến mức thuế phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Kiểm tra chi phí khấu hao hàng năm của dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc tính toán khấu hao được thực hiện thông qua bảng sau: Bảng 7: Khấu hao hàng năm của dự án đầu tư Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm… I. Nhà xưởng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ II. Thiết bị - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ III. Tổng cộng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ Kiểm tra việc tính toán lãi vay Ngân hàng và kế hoạch trả nợ của dự án Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … 1 Dư nợ đầu kỳ 2 Trả nợ gốc trong kỳ 3 Lãi vay trong kỳ 4 Dư nợ cuối kỳ Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận, dòng tiền của dự án Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận của dự án đầu tư Trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí hàng năm của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành dự tính mức lỗ, lãi hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của cả đời dự án. Ngân hàng thường quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế vì đây là nguồn trả nợ chính của dự án. Việc tính toán chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 9: Tổng hợp doanh thu - chi phí, lợi nhuận của dự án Chỉ tiêu Cách tính Năm1 Năm2 Năm... 1 Doanh thu sau thuế VAT 2 Chi phí hoạt động sau thuế 3 Chi phí khấu hao 4 Chi phí lãi vay 5 Lợi nhuận trước thuế =(1)-(2)-(3)-(4) 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp = (7) x thuế suất 7 Lợi nhuận sau thuế = (7) - (8) Kiểm tra tính toán dòng tiền của dự án đầu tư Việc tính toán dòng tiền được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 10: Dòng tiền của dự án đầu tư Chỉ tiêu Diễn giải Năm 0 Năm1 Năm.. I Dòng tiền ra = (1)+(2)+(3) 1 Đầu tư tài sản cố định 2._. Vốn lưu động ban đầu 3 Bổ sung vốn lưu động II Dòng tiền vào =(4)+(5)+(6)+(7)+(8) 4 Lợi nhuận sau thuế 5 Lãi vay ngân hàng 6 Khấu hao 7 Thu thanh lý và phần chưa khấu hao 8 Thu hồi vốn lưu động - Dòng tiền thuần = (II) - (I) Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư Thẩm định hiệu quả tài chính dự án theo phương án tĩnh Chỉ tiêu lợi nhuận ròng Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lãi lỗ của dự án đầu tư. Chỉ tiêu này có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án. - Lợi nhuận ròng tính cho từng năm: Lợi nhuận ròng năm i = Doanh thu năm i - Chi phí năm i - Lợi nhuận ròng tính cho cả đời dự án (NPV): NPV = - Iv0 + ∑ - ∑ + Trong đó: Iv0: vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động Bi: Khoản thu của năm i Ci: Khoản chi phí của năm i SV: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu động bỏ ra ban đầu n: Số năm hoạt động của đời dự án r: Tỷ suất chiết khấu Chỉ tiêu NPV được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận khi: NPV ≥ 0 Dự án không được chấp nhận khi: NPV < 0 Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án cũng như chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. Nếu dùng IRR làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0, tức là: ∑ = ∑ Nếu IRR > r Dự án đầu tư có hiệu quả tài chính Nếu IRR = r Toàn bộ khoản thu của dự án chỉ đủ bù đắp chi Nếu IRR < r Dự án đầu tư không hiệu quả tài chính Tỷ số lợi ích - chi phí B/C Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội. B/C = B/C ≥ 1: Doanh thu có thể đắp bù chi phí bỏ ra, dự án được chấp nhận B/C < 1: Doanh thu không đủ để bù chi, dự án không được chấp nhận Thời hạn thu hồi vốn của dự án Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để dự án có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. T = ồ Vốn đầu tư ồ Lợi nhuận ròng do dự án mang lại hàng năm Thời gian thu hồi vốn vay Chỉ tiêu này cho biết cần phải mất bao nhiêu thời gian để Ngân hàng có thể thu hồi được vốn vay. Thời gian thu hồi vốn vay = Tổng số vốn vay Khấu hao TSCĐ hình thành bằng vốn vay + Lợi nhuận dự án dùng để trả nợ + Nguồn vốn khác dùng để trả nợ Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất, ở điểm này dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Nó được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc là giá trị sản phẩm bán được tại điểm đó. Chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn. - Điểm hòa vốn lý thuyết: Sản lượng tại điểm hòa vốn = Trong đó: f: Tổng chi phí cố định p: đơn giá một sản phẩm v: chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm Doanh thu tại điểm hòa vốn = - Điểm hòa vốn tiền tệ: Là điểm tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao. Công thức tính điểm hòa vốn tiền tệ cho một năm của đời dự án: Sản lượng tại điểm hòa vốn = - Điểm hòa vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án có đủ điều kiện để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập. Công thức tính điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án: Sản lượng tại điểm hòa vốn = Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương pháp động (phân tích độ nhạy của dự án đầu tư) Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Có thể dùng các phương pháp sau để phân tích độ nhạy của dự án: - Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi (Hiện giá của hiệu số thu chi, giá trị tương lai của hiệu số thu chi, giá trị san đều của hệ số thu chi) - Phương pháp dùng chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR. - Phương pháp dùng chỉ tiêu tỉ số thu chi hay tỉ số lợi ích - chi phí (B/C) Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hiện nay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, việc thẩm định tài chính dự án đầu tư thường áp dụng 2 phương pháp thẩm định. Đó là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án đầu tư để cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định. Đối với một dự án có quy mô lớn và tính chất phức tạp thì cán bộ tín dụng thường phối hợp sử dụng 2 phương pháp để đảm bảo quyết định đưa ra được chính xác. Dự án minh họa: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò A. Giới thiệu chung về dự án đầu tư 1. Tên dự án đầu tư: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 2. Tên khách hàng vay vốn: Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp hóa chất mỏ - TVK (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân). 3. Địa điểm: Dự án được bố trí tại Khu vực kho K4 - Đông Triều thuộc Xí nghiệp VLNCN và Cảng Bạch Thái Bưởi - Tỉnh Quảng Ninh. 4. Quy mô đầu tư Quy mô đầu tư của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò được xác định dựa vào nhu cầu thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò sử dụng cho ngành khai thác than hơn 3.000 tấn/năm. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu bức thiết của sản xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thuốc nổ sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ, quy mô của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò có công suất ³ 3000tấn/1ca/năm nhưng hiện nay trên thị trường mới chỉ sản xuất được dây chuyền thiết bị với công suất 3.000tấn/năm nên Công ty đã lựa chọn loại dây chuyền thiết bị này. 5. Phương thức đầu tư - Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới. - Tổng mức đầu tư: 84.086.000.000 Trong đó: + Chi phí xây dựng: 22.515.430.000 + Chi phí thiết bị: 28.690.651.000 + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: 12.419.154.000 +Chi phí dự phòng: 5.680.633.000 - Nguồn vốn đầu tư chưa kể VLĐ: 74.058.267.000 + Vốn tự có: 44.058.267.000 + Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm: 30.000.000.000 - Tổ chức thực hiện: Công ty thành lập một tổ điều hành sản xuất và quản lý dự án trực thuộc Công ty đặt tại Quảng Ninh. 6. Đề nghị vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm - Tổng số vốn xin vay: 30.000.000.000 đồng - Thời gian cho vay: 6 năm + Thời gian ân hạn: 1 năm + Thời gian thu nợ: 5 năm + Lãi suất cho vay: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau của NHCTVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm. (3,5% là mức lãi suất đảm bảo Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi). - Mục đích sử dụng vốn vay: Thực hiện toàn bộ gói thầu số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị, hướng dẫn giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ) thuộc dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. B. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 1. Cơ sở pháp lý của dự án + Công văn số 596/CP-CN ngày 06/05/2004 của Chính phủ v/v cho phép đầu tư dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. + Quyết định số 1667/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam ngày 14/09/2004 phê duyệt dự án đầu tư "dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò” của Công ty Vật liệu nổ công nghiệp. + Quyết định số 1845/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ngày 13/10/2004 phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu số 1 của dự án. + Quyết định số 314/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam ngày 08/03/2005 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 1 của dự án. + Quyết định số 1131/QĐ-BTNMT ngày 01/09/04 của Bộ Tài nguyên môi trường v/v phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. + Báo cáo nghiên cứu khả thi. + Giấy chứng nhận QSD đất nơi dự án được xây dựng. + Hợp đồng giao nhận thầu gói thầu số 1. + Quyết định số 407/QĐ-HĐQT ngày 27/02/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn than Việt Nam v/v điều chỉnh dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. + Công văn của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ V/V vay vốn đầu tư dự án. + Các tài liệu khác liên quan. 2. Nhận xét, đánh giá về hồ sơ - Hồ sơ pháp lý của khách hàng: đúng, đầy đủ và hợp lệ. - Hồ sơ, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính: Đã đầy đủ - Hồ sơ về dự án: bao gồm các QĐ phê duyệt, Hợp đồng giao nhận thầu, kế hoạch vay vốn và các tài liệu khác liên quan. 3. Thẩm định khách hàng vay vốn 3.1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ là Công ty TNHH một thành viên, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Công ty công nghiệp hóa chất mỏ có tên đầy đủ là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Hóa chất mỏ - TVK mà tiền thân là Công ty Hóa chất mỏ được thành lập từ năm 1995. Đến ngày 29/04/2003, theo Quyết định số 77/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Hóa chất mỏ được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp. Ngày 22/03/2006, theo Quyết định số 591/QĐ - HĐQT Tập đoàn Than Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp được đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ - TVK. Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ là thành viên lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với chức năng sản xuất kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất thuốc nổ, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và dự trữ Quốc gia. Người đại diện: Ông Vũ Văn Hà Chức vụ: Giám đốc 3.2. Năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - TVK liên tục phát triển và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Do sản xuất kinh doanh mặt hàng đặc thù nên việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất thuận lợi và ổn định. Năm 2006 Công ty tiếp tục cung ứng vật liệu nổ cho khách hàng chủ yếu là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Than Việt Nam, một số đơn vị khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng và giao thông vận tải. Đặc biệt hiện nay Công ty còn cung cấp thuốc nổ cho các công trình trọng điểm của Quốc gia. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây: Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CNHC Mỏ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 1,234,205 1,488,991 Giá vốn hàng bán 1,055,847 1,284,816 LN sau thuế 11,619 44,640 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Năng lực tài chính: Bảng 12: Tình hình tài chính của công ty CNHC Mỏ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 I. Tài sản ngắn hạn 289,525 301,523 1. Tiền 38,290 40,253 2. Phải thu 107,858 121,815 3. Đầu tư ngắn hạn 0 0 4. Hàng tồn kho 138,282 131,916 5. TSLĐ khác 5,093 7,538 II. Tài sản dài hạn 91,242 109,206 1. TSCĐ 87,188 106,390 2. Phải thu dài hạn 1,000 1,000 3. Chi phí XDCB DD 9,516 5,883 4. Đầu tư dài hạn 6 2 5. Tài sản dài hạn khác 3,047 1,814 Tổng tài sản 380,768 410,730 III. Nợ phải trả 280,674 269,439 a. Nợ ngắn hạn 265,727 253,202 1. Phải trả người bán 78,299 67,322 2. Người mua trả trước 3,057 2,471 3. Vay và nợ ngắn hạn 130,713 92,276 4. Phải trả nội bộ 4,654 5,566 5. Thuế phải nộp 3,065 15,424 6. Phải trả CNV 32,475 49,292 7. Phải trả khác 11,055 16,725 8. Chi phí phải trả 2,406 4,122 b. Nợ dài hạn 14,946 16,236 1. Vay dài hạn 14,946 16,236 c. Nợ khác 0 0 IV. Vốn chủ sở hữu 100,093 141,290 1. Nguồn vốn - Quỹ 71,952 98,101 2. Nguồn kinh phí 28,141 43,189 Tổng nguồn vốn 380,768 410,730 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty: Cơ cấu vốn của Công ty năm 2006: vốn chủ sở hữu chiếm 36%, vốn tín dụng chiếm 22%, vốn thanh toán chiếm 42% trong tổng nguồn vốn, các chỉ tiêu tương ứng năm 2005 là 26/38/36. Nguồn vốn chủ sở hữu là 141.291 triệu đồng, tăng 42 tỷ đồng tương đượng 46% so với năm 2005 do lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 tăng mạnh, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 55.704 triệu đồng, còn lại nguồn kinh phí và các quỹ là 85.587 triệu đồng. Với cơ cấu vốn như trên đảm bảo công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch đầu tư tài sản cố định. Mặt khác, vốn lưu động ròng của Công ty luôn dương: năm 2005 là 23.798 triệu đồng, năm 2006 là 48.321 triệu đồng (tăng 2 lần). Như vậy, tài sản cố định của Công ty được đầu tư bằng nguồn vốn hợp lý. * Đánh giá các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty CNHC Mỏ STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 I Chỉ tiêu về tính ổn định 1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1.09 1.19 1.2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0.55 0.64 1.3 Hệ số tài sản cố định % 87.11 75.30 1.4 Hệ số thích ứng dài hạn % 79.31 69.33 1.5 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu % 280.41 190.70 1.6 Hệ số nợ so với tài sản % 73.71 65.60 1.7 Hệ số tự tài trợ % 26.29 34.40 II Chỉ tiêu về mức tăng trưởng 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % 27.47 20.64 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận % -27.29 313.44 III Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 3.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản lần 3.63 3.76 3.2 Thời gian dự trữ hàng tồn kho ngày 41.54 38.38 3.3 Thời gian thu hồi công nợ ngày 31.14 28.17 3.4 Thời gian thanh toán công nợ phải trả ngày 97 76.54 IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 14.36 13.64 4.2 Hệ số lãi ròng % 0.94 3.00 4.3 Suất sinh lời của tài sản % 3.42 11.28 4.4 Suất sinh lời của VCSH % 11.98 36.99 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) - Về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn 1, hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tương đối tốt và đủ khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ đến hạn. - Về tính ổn định và khả năng tự tài trợ: Năm 2006 hệ số tài sản cố định đạt 75% giảm so với năm 2005 là 12% cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư tài sản cố định được nâng lên. Mặt khác, hệ số thích ứng dài hạn là 69% chứng tỏ công ty đã đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn hợp lý, không có tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. - Về khả năng tự chủ tài chính: Công ty có khả năng tự cân đối vốn về tài chính để đáp ứng các khoản nợ phải trả thể hiện qua nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 37% tổng nguồn vốn. - Các chỉ tiêu hoạt động của công ty qua các năm tương đối tốt. Hệ số vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng, năm 2006 là 3.8 lần và năm 2005 là 3.6 lần cho thấy công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Thời gian dự trữ hàng tồn kho, thời gian thu hồi công nợ và thời gian thanh toán công nợ phải trả tương đối ngắn, giảm so với năm 2005 do Công ty đã đẩy mạnh việc bán hàng và tích cực hơn trong việc thu hồi công nợ nên không bị chiếm dụng vốn. Hàng hóa có tốc độ luân chuyển nhanh, không có hàng hoá kém phẩm chất. - Các chỉ tiêu mức sinh lợi: Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 13%, hệ số lãi ròng đạt 3.33%, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, các chỉ tiêu mức sinh lợi đạt được ở mức hợp lý. - Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng qua các năm, tình hình tài chính ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, xu hướng phát triển cao, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Các chỉ tiêu thanh khoản, hoạt động, công nợ và lợi nhuận biến động tương đối tốt, hợp lý. 4. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 4.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư Bảng 14: Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: VN Đồng Chỉ tiêu Vốn đầu tư theo QĐ 1667 ngày 14/09/04 của HĐQT Tập đoàn Than VN Vốn đầu tư điều chỉnh theo QĐ 407 ngày 27/02/07 của HĐQT Tập đoàn Than VN Tổng vốn đầu tư 77.668.560.000 84.086.217.000 A. Vốn cố định 64.136.700.000 69.305.869.000 1. Chi phí xây dựng 18.758.744.000 22.515.430.000 2. Chi phí thiết bị 31.843.841.000 28.690.651.000 3. Chi phí quản lý dự án, chi phí khác 8.834.868.000 12.419.154.000 4. Chi phí dự phòng 4.699.247.000 5.680.633.000 B. Vốn lưu động 9.750.000.000 10.027.950.000 C. Lãi vay trong thời gian XDCB 3.781.860.000 4.752.397.000 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) - Nguồn vốn đầu tư chưa kể VLĐ: 74.058.267.000 đồng + Vốn tự có: 44.058.267.000 đồng + Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm: 30.000.000.000 đồng 4.2. Tính toán hiệu quả của dự án * Cơ sở tính toán: - Thời gian tính hiệu quả của dự án tạm tính là 10 năm - Sản lượng tiêu thụ và doanh thu: + Sản lượng tiêu thụ hàng năm: Năm thứ 1 sau khi xây dựng cơ bản xong thử nghiệm lô hàng đầu tiên, tạm tính 2500T/năm đạt 83% công suất dự án. Các năm tiếp theo là 3000T/năm đạt 100% công suất dự kiến. + Giá bán: Dựa trên giá nhập khẩu các loại thuốc nổ an toàn hầm lò có sức công phá lớn trên thế giới để xác định giá bán sản phẩm như sau: Thuốc nổ Superdyne, giá nhập: 1.395 USD/tấn (21,6 triệu đồng/tấn) Thuốc nổ P3151, giá nhập: 1.830 USD/tấn (27,8 triệu đồng/tấn) Thuốc nổ GOMA2, giá nhập: 1.750 USD/tấn (26,7 triệu đồng/tấn) Giá bán tạm tính của loại thuốc nổ nhũ tương hầm lò là 19.149 ngàn đồng/tấn, giảm 2,5 đến 8,7 triệu đồng/tấn so với các sản phẩm nhập ngoại. - Chi phí sản xuất: căn cứ vào số liệu do nhà cung cấp dây chuyền thiết bị cung cấp + Chi phí NVL: Theo định mức tiêu hao của dây chuyền và giá thành của NVL mà nhà cung cấp dây chuyền thiết bị cung cấp, tạm tính 9.779 ngànđồng/tấn. + Chi phí điện năng: tạm tính 143 ngàn đồng/tấn. + Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và BHXH phải trả cho người lao động tạm tính 687 ngàn đồng/tấn. + Chi phí khác được ước tính bằng 6% so với chi phí trực tiếp. Chi phí khác tạm tính là 631 ngàn đồng/tấn bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí liên quan đến hoạt động khác của dự án. + Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tạm tính 419 ngàn đồng/tấn và được phân bổ đều cho các năm của dự án. + Chi phí quản lý của dự án tạm tính bằng 10 % chi phí trực tiếp là 1.154 ngàn đồng/tấn. + Chi phí tiêu thụ của dự án bằng 0.1% chi phí trực tiếp tạm tính là 15 ngàn đồng/tấn. - Khấu hao TSCĐ: phần xây lắp được khấu hao trong 10 năm, phần thiết bị khấu hao trong 7 năm, chi phí dự phòng và chi phí khác khấu hao trong 5 năm. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Lãi vay ngân hàng tính bằng lãi suất huy động TGTK 12 tháng trả lãi sau của NHCVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm. * Các bảng tính toán hiệu quả của dự án Bảng 15: Sản lượng và doanh thu dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10 Sản lượng (T/năm) 2500 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 Giá bán (ngàn đ/Tấn) 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 Doanh thu (Trđ) 47,873 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Bảng 16: Chi phí hoạt động dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10 Chi phí NVL 24,448 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 Chi phí điện năng 358 429 429 429 429 429 429 429 429 429 Chi phí nhân công 1,720 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 Chi phí khác 1,628 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 Chi phí sửa chữa lớn 1047.5 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 Chi phí quản lý 3627.5 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 Chi phí tiêu thụ 37.5 45 45 45 45 45 45 45 45 45 Tổng cộng 32,865 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Bảng 17: Khấu hao dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Xây lắp 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 Thiết bị 4099 4099 4099 4099 4099 4099 4099 Chi phí khác 3620 3620 3620 3620 3620 Tổng 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Bảng 18: Lãi vay dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 D nợ đầu kỳ 30000 24000 18000 12000 6000 Trả nợ gốc trong kỳ 6000 6000 6000 6000 6000 D nợ cuối kỳ 24000 18000 12000 6000 0 Lãi vay (12%/năm) 3600 2880 2160 1440 720 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Bảng 19: Kết quả kinh doanh dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Doanh thu 47873 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 Chi phí hoạt động 32865 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252 LN trước thuế và lãi vay 5038 8039 8039 8039 8039 11659 11659 15757 15757 15757 Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720 Lợi nhuận trước thuế 1438 5159 5879 6599 7319 11659 11659 15757 15757 15757 Thuế TNDN 402.6 1444.5 1646.1 1847.7 2049.3 3264.5 3264.5 4411.9 4411.9 4411.9 Lợi nhuận sau thuế 1035 3714 4233 4751 5270 8394 8394 11345 11345 11345 Dòng tiền hàng năm từ dự án 14605 16564 16363 16161 15960 14744 14744 13597 13597 13597 Tính toán các chỉ số: LN trước thuế/DT (%) 3.00 8.98 10.23 11.49 12.74 20.30 20.30 27.43 27.43 27.43 LN sau thuế/Vốn tự có (%) 2.35 8.43 9.61 10.78 11.96 19.05 19.05 25.75 25.75 25.75 LNST/Tổng VĐT (%) 1.23 4.42 5.03 5.65 6.27 9.98 9.98 13.49 13.49 13.49 NPV 15024 IRR (%) 0.18 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Bảng 20: Bảng tính điểm hoà vốn dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10 Định phí 18283 18505 17785 17065 16345 12005 12005 7907 7907 7907 Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252 Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720 Chi phí sửa chữa lớn 1047.5 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 Chi phí quản lý 3627.5 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 Chi phí tiêu thụ 37.5 45 45 45 45 45 45 45 45 45 Biến phí 28152 33783 33783 33783 33783 33783 33783 33784 33784 33784 Tổng chi phí 46435 52288 51568 50848 50128 45788 45788 41690 41690 41690 Doanh thu 47,873 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 Điểm hoà vốn lời lỗ(%) 0.93 0.78 0.75 0.72 0.69 0.51 0.51 0.33 0.33 0.33 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Bảng 21: Bảng cân đối trả nợ dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm8 Năm9 Năm 10 Nguồn trả nợ 6499.7 7839.3 8098.5 8357.7 8616.9 8007.3 8007.3 7023.4 7023.4 7023.4 60% khấu hao 5982.0 5982.0 5982.0 5982.0 5982.0 3810.0 3810.0 1350.9 1350.9 1350.9 50% LNST 517.7 1857.2 2116.4 2375.6 2634.8 4197.2 4197.2 5672.5 5672.5 5672.5 Trả nợ gốc 6000 6000 6000 6000 6000 - - - - - Cân đối 499.7 1839.3 2098.5 2357.7 2616.9 8007.3 8007.3 7023.4 7023.4 7023.4 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Nhận xét: - Với mức lãi suất chiết khấu lấy bằng lãi suất vay bình quân của các ngân hàng đảm bảo phù hợp với diễn biến của nguồn vốn huy động trên thị trường là 12% thì giá trị hiện tại ròng NPV là 15.024 triệu đồng, cho thấy dự án khả thi và có hiệu quả. - Dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR bằng 18% cao hơn lãi suất vay ngân hàng và lãi suất chiết khấu dự kiến. Do vậy, dự án đầu tư được coi là hiệu quả. - Thu nhập ròng BQ của dự án: 14.993 triệu đồng - Lợi nhuận ròng BQ: 6.983 triệu đồng - Thu nhập BQ dùng trả nợ: 7.649 triệu đồng - Thời gian hoàn vốn: 5 năm (phù hợp với thời gian trả nợ). 4.3. Phân tích độ nhạy của dự án - Khi chi phí tăng 4% - Khi doanh thu giảm 4% * Khi chi phí tăng 4%: Bảng 22: Độ nhạy của dự án khi chi phí tăng 4% Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Doanh thu 47873 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 Chi phí hoạt động 34180 41016 41016 41016 41016 41016 41016 41016 41016 41016 Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252 LN trước thuế và lãi vay 3723 6461 6461 6461 6461 10081 10081 14179 14179 14179 Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720 Lợi nhuận trước thuế 123 3581 4301 5021 5741 10081 10081 14179 14179 14179 Thuế TNDN 34.5 1002.8 1204.4 1406.0 1607.6 2822.8 2822.8 3970.2 3970.2 3970.254 Lợi nhuận sau thuế 89 2579 3097 3615 4134 7259 7259 10209 10209 10209 Dòng tiền hàng năm từ dự án 13659 15429 15227 15025 14824 13609 13609 12461 12461 12461 Tính toán các chỉ số: LN trước thuế/DT (%) 0.26 6.23 7.49 8.74 9.99 17.55 17.55 24.68 24.68 24.68 LN sau thuế/Vốn tự có(%) 0.20 5.85 7.03 8.21 9.38 16.48 16.48 23.17 23.17 23.17 LNST/Tổng VĐT(%) 0.11 3.07 3.68 4.30 4.92 8.63 8.63 12.14 12.14 12.14 NPV 9445 IRR(%) 0.16 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Nhận xét: Như vậy, nếu chi phí của dự án tăng 4%, NPV = 9.445 triệu đồng > 0, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án đạt 16% cao hơn lãi suất vay ngân hàng và tỷ suất chiết khấu dự kiến. Do đó dự án vẫn đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ. * Khi doanh thu giảm 4%: Bảng 23: Độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 4% Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Doanh thu 45958 55149 55149 55149 55149 55149 55149 55149 55149 55149 Chi phí hoạt động 32865 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252 LN trước thuế và lãi vay 3123 5741 5741 5741 5741 9361 9361 13459 13459 13459 Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720 Lợi nhuận trước thuế -477 2861 3581 4301 5021 9361 9361 13459 13459 13459 Thuế TNDN -133.5 801.11 1002.7 1204.3 1405.9 2621.1 2621.1 3768.5 3768.5 3768.5 Lợi nhuận sau thuế -343 2060 2578 3097 3615 6740 6740 9691 9691 9691 Dòng tiền hàng năm từ dự án 13227 14910 14708 14507 14305 13090 13090 11943 11943 11943 Tính toán các chỉ số: LN trước thuế/DT (%) -1.04 5.19 6.49 7.80 9.10 16.97 16.97 24.40 24.40 24.40 LN sau thuế/Vốn tự có(%) -0.78 4.68 5.85 7.03 8.21 15.30 15.30 22.00 22.00 22.00 LNST/Tổng VĐT(%) -0.41 2.45 3.07 3.68 4.30 8.02 8.02 11.52 11.52 11.52 NPV 6897 IRR (%) 0.15 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) Nhận xét: Như vậy, nếu doanh thu của dự án giảm 4%, NPV = 6.897 triệu đồng > 0, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án đạt 15% cao hơn lãi suất vay ngân hàng và tỷ suất chiết khấu dự kiến. Do đó dự án vẫn đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ. 4.4. Kế hoạch vay vốn và trả nợ * Kế hoạch vay vốn: - Số tiền cho vay: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng chẵn) - Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư - Mục đích: Thực hiện toàn bộ gói thầu số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị, hướng dẫn giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ) thuộc dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. - Hình thức phát tiền vay: nhận nợ bằng VNĐ để mua ngoại tệ theo tỷ giá của NHCT tại ngày nhận nợ để thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng giao nhận thầu. - Thời gian vay: 06 năm (trong đó thời gian giải ngân ân hạn: 01 năm) - Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau của NHCTVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm. - Tiến độ giải ngân để thanh toán cho nhà thầu: Tổng giá trị hợp đồng giao nhận thầu 1.829.413 USD, trong đó: + 10% tổng giá trị hợp đồng trị giá 182,941.3 USD và 50% tiền đào tạo và chuyển giao công nghệ trị giá 90.000 USD: Công ty đã thanh toán bằng vốn tự có. + Sau khi giao nhận xong vật tư thiết bị trọn bộ sẽ thanh toán 70% giá trị bằng phương thức tín dụng chứng từ. Vật tư thiết bị trọn bộ được giao làm 3 chuyến hàng, do đó Công ty đề nghị Ngân hàng xem xét mở 03 thư tín dụng và thanh toán theo từng phần: Bảng 24: Giá trị vật tư thiết bị dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò ĐVT: USD Chi tiết Giá trị Thời gian giao hàng dự kiến Thanh toán 70% bằng phương thức L/C Chuyến hàng 1: Thiết bị chính (bao gồm cả chi phí thiết kế) 877.081,5 Cuối 06/2007 613.957,05 Chuyến hàng 2: ống thép cấp thoát nước 49.339,5 Cuối 07/2007 34.537,65 Chuyến hàng 3: Máy đóng thuốc 323.320,0 Cuối 8/2007 226.324 Tổng cộng 1.249.741 874.818,7 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ) + Giá trị còn lại của hợp đồng giao nhận thầu trị giá 681.653 USD sẽ thanh toán TTR sau khi chủ đầu tư ký biên bản hoàn thành từng hạng mục. (Giá trị này nhà thầu yêu cầu phải có bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng phía chủ đầu tư). * Kế hoạch trả nợ: - Trong thời gian ân hạn: không phải trả nợ gốc, trả lãi 3 tháng 1 lần vào ngày cuối tháng của tháng thứ ba tính trên dư nợ thực tế. - Trong thời gian trả nợ: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27035.doc
Tài liệu liên quan