Công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Bắc Hà Nội

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống của mỗi ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng, cho vay các dự án đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhât và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất, lớn hơn rất nhiều so với cho vay cá nhân.Tuy nhiên việc thực hiện các dự án đầu tư lại diễn ra trong một quá trình rất dài, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến sự thất bại của dự án. Điều này

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang đến nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Để hạn chế tới mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra thì một trong những biện pháp tốt nhất có thể áp dụng là thẩm định dự án. Trong công tác này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét một các tổng quát nhất các yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của dự án. Qua đó có thể nhận biết và ngăn chặn được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Các ngân hàng thường đặc biệt quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án, vì vậy khâu thẩm định tài chính các dự án xin cấp vốn tín dụng được đặc biệt quan tâm tại đây. Công tác thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến chất lượng của công việc này chưa cao, gây ảnh hưởng đến việc quyết định cho các dự án vay tiền của ngân hàng. Chính vì những lý do trên, em quyết định chon đề tài “Thẩm định tài chính dự án trong các ngân hàng thương mại. Lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu trong đề án này. Hy vọng đề án này của em sẽ tìm ra được các hạn chế, nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục chúng trong công tác thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (TCDA) TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1. Thẩm định dự án trong NHTM: 1.1.1 Khái niệm Thẩm định dự án trong NHTM là quá trình tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học, toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính của dự án, đánh giá khả năng trả nợ của dự án. Từ đó đi đến quyết định có cho dự án vay vốn không. 1.1.2 Đặc điểm của TĐDA trong NHTM Thẩm định dự án trong các NHTM là khâu được áp dụng trong khi xét duyệt cấp vốn tín dụng cho các dự án trung và dài hạn, chủ yếu là do các doanh nghiệp là chủ đầu tư. Với vai trò là tổ chức cung cấp vốn cho dự án đầu tư, công tác thẩm định dự án tại các NHTM chủ yếu tập trung nhiều vào khâu thẩm định tài chính dự án. Do khâu này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên các khâu thẩm định khác cũng được chú trọng vì đó là những tiền đề để thẩm định TCDA. Ví dụ như thẩm định thị trường để xem xét về dây truyền công nghệ từ đó đánh giá vốn đầu tư đã hợp lý chưa 1.1.3 Quy trình của TĐDA trong NHTM Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin vay vốn của khách hàng Ở đa số các NHTM, khi khách hàng đến vay vốn, người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc với khách hàng, thu thập các thông tin cơ bản nhất về khách hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng sẽ cung cấp những thồng tin mà khách hàng cần phải biết về NH, các dịch vụ mà NH cung cấp, lãi suất và các điều kiện cho vay Nếu khách hàng đáp ứng đủ những điều kiện ban đầu của NH đưa ra, đồng thời sau khi được tư vấn, cung cấp thông tin về NH mà khách hàng vẫn muốn được vay vốn thì khách hàng sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn làm hồ sơ xin vay vốn. Sau khi hoàn thành thành hồ sơ vay vốn, hồ sơ này sẽ được chuyển cho cán bộ thẩm định Bước 2: Thẩm định dự án Sau khi nhận được hồ sơ xin vay vốn của khách hàng do phòng tín dụng chuyển đến, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án. Bằng việc đối chiếu với các quy định các luật, các thông tư hướng dẫn có liên quan đến dự án cũng như các nội dung yêu cầu được thẩm định tại các hướng dẫn tại quy trình này của từng NH nói riêng và của luật pháp nói chung, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xem xét, thẩm định dự án xin vay vốn, thẩm định khách hàng vay vốn. Trong quá trình thẩm định, nếu cần thiết, cán bộ thẩm định có thể yê cầu khách hàng bổ sung, giải trình, làm rõ hơn. Bước 3: Lập báo cáo thẩm định Sau khi đã thẩm định dự án xong, cán bộ thẩm định sẽ làm báo cáo thẩm định và trình trưỏng phòng thẩm định xem xét phê duyệt. Trong báo cáo thẩm định, cán bộ thẩm định tổng kết những phân tích đánh giá một cách khách quan của mình về dự án. Báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định sẽ được nộp cho trưởng phòng thẩm định cùng với hồ sơ xin vay vốn hoàn chỉnh của khách hàng. Bước 4: Tái thẩm định, phê duyệt cho vay Sau khi nhận đựơc hồ sơ thẩm định và hồ sơ xin vay vốn của cán bộ thẩm định chuyển lên, trưởng phòng thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thẩm định. Nếu hồ sơ thẩm định chưa đạt yêu cầu, trưởng phòng thẩm định sẽ yêu cầu cán bộ thẩm định giải trình, làm rõ, chỉnh sửa các nỗi dung chưa đạt yêu cầu. Công việc này gọi là “tái thẩm định”. Sau khi được tái thẩm định, nếu đạt yêu cầu, dự án sẽ được chuyển lên cấp trên để ra quyết định cho vay. Thẩm quyền quyết định cho vay được quy định tuỳ theo mỗi NH dựa vào tổng vốn đầu tư cũng như nhu cầu vốn vay tại NH của dự án. Bước 5: Lưu hồ sơ thẩm định Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thong qua, lưu hồ sơ và các tài liệu cần thiết có liên quan. Đồng thời gửi trả hồ sơ xin vay vốn và báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng. Bảng 1: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án tại các NHTM Tiếp nhân hồ sơ Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng tín dụng Kiểm tra hồ sơ Chưa đủ điêu kiện Đủ điều kiện Bổ sung giải trình Nhận hồ sơ để thẩm định Chưa rõ Lập báo cáo thẩm định Thẩm định Kiểm tra giám sát Chưa đủ yêu cầu Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Đạt Lưu tài liệu 1.1.4 Trách nhiệm của các phòng ban trong NH đối với quá trình thẩm định Phòng tín dụng (quan hệ khách hàng): Phòng tín dụng có trách nhiệm tiếp xúc, hướng dẫn tư vấn cho khách hàng làm hồ sơ, thủ tục vay vốn. Phòng tín dụng cùn là trung gian giữa khách hàng và NH. Mọi thắc mắc của khách hàng đều được giải quyết ở đây Phòng thẩm định: Thẩm định dự án Phòng kế toán, kiểm toán nội bộ: Phòng kế toán, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm tư vấn cho cán bộ tín dụng nhưng thông số, chỉ tiêu cần thiết trong qúa trình thẩm định như các loại gía cả và đặc biệt là tỷ suất chiết khấu. 1.1.5 Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn 1.1.5.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn: Mục đích của công việc này là kiểm tra tính pháp lý và quan trọng hơn là sự đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn. Tính đầy đủ ở đay là sự đầy đủ của các tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định như: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, quyết định đầu tư… 1.1.5.2 Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét năng lực pháp lý của chủ đầu tư. Ở phần này, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra các nội dung như tên, địa chỉ, giấy phép hoạt động, giấy phép đầu tư….của chủ đầu tư (khách hàng vay vốn). Không những vậy, các yếu tố phi tài chính của khách hàng còn bao gồm việc xem xét mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng và cả các tổ chức tín dụng khác. Thẩm định các yếu tố tài chính của khách hàng: Phần này có mục đích là kiểm tra tình hình doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của khách hàng trong một số năm gần đây. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp như: Cơ cấu vốn (vốn tự có, vốn vay,vốn tài trợ…), khả năng cân đối vốn của khách hàng, tình hình và khả năng thanh toán. Một phần khá quan trong là xem xét tình hình công nợ của khách hàng. Ngoài ra trong khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét tình hính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính của DN trong một số năm gần nhất. Số năm đựơc xem xét thì tuỳ theo quy định của mỗi NH (có thể là hai năm hoặc ba năm) 1.1.5.3 Thẩm định Dự án vay vốn: Ơ khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét đánh giá tất cả những gì có liên quan đến dự án bao gồm a) Thẩm định tính cấp thiết và mục tiêu của dự án: b) Thẩm định về thị trường của dự án: Một dự án hoạt động có hiểu quả hay không, có thu lại được lợi nhuận hay không phụ thuộc rất nhiều vào thị trường của dự án. Nghiên cứu thị trường còn là cơ sở để xác định công nghệ kỹ thuật cho dự án. Vì vậy để đảm bảo khả năng thực hiện cũng như khả năng trả nợ của dự án, NH rất quan tâm đến thị trường của dự án. Khâu thẩm định này trả lời một số câu hỏi như: - Sản phẩm của dự án phục vụ nhu cầu trong nước hay để xuất khẩu phục vụ nhu cầu ngoài nước? - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh khác đã và sẽ có trên thị trường? - Cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai biến động ra sao? - Đặc điểm chủ yếu của thị trường của dự án là gì (mức sống, thu nhập, phong tục tập quán…) c) Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án Kỹ thuật công nghệ được sủ dụng cảu dụ án là phần quan trọng, quyết định đến các số liệu về chi phí, sản lượng, doanh thu. Do vậy có ảnh hưởng lớn đến mặt tài chính của dự án. Thẩm định khâu này là tiền đề cho việc thẩm định tài chính của dự án. Khi thẩm định, người thẩm định sẽ quan tâm đến các định mức kỹ thuật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, kiểm ta các thông số đầu vào đầu ra của dây truyền công nghệ như sản lượng, mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu… d) Thẩm định tài chính dự án Ở cấp độ thẩm định là NH, thẩm định về tài chính của dự án là khâu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng có nghĩa là khả năng thu hồi vốn của NH. Đây là khâu được chú ý một cách đặc biệt. e) Thẩm định nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của dự án ở đây bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý khi xây dựng dự án, đội ngũ cán bộ quản lý khâu vận hành dự án, và tất nhiên có cả thị trường lao động của dự án. Một dự án có đội ngũ lao động lành nghề nhưng cán bộ quản lý lại không tốt thì không thể hoạt dộng có hiệu quả được, dễ thất thoát lãng phí. Và ngược lại nếu cán bộ quản lý tốt nhưng đội ngũ lao động thiếu chuyên môn thì cũng không thể có hiệu quả. Do vậy khi thẩm định, ta phải chú ý đến cả hai. f) Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa Trong quá trình thực hiện dự án, có thể sẽ xảy ra nhiều rủi ro, người thẩm định sẽ phải xem xét các rủi ro cũng như các biện pháp phòng ngừa của doanh nghiệp. g) Thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay Không một dự án nào vay được vốn tại các NHTM mà không có các biện pháp bảo đảm nợ vay. Các biện pháp bảo đảm nợ vay giup cho NH tránh được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Vì vậy khi thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay, các cán bộ thẩm định sẽ hết sức chú ý đến các giấy tờ sở hữu tài sản của khách hàng. Đối với tài sản là sở hữu của khách hàng, khách hàng sẽ phải cung cấp bản chính giấy tờ sở hưu. Nếu có nghi ngờ, cán bộ thẩm định sẽ đến cơ quan cấp giấy để kiểm tra. Không những vậy, cán bộ thẩm định còn phải kiểm tra xuất xứ của tài sản thế chấp, kê khai hiện trạng của tài sản. Khách hàng sẽ phải ký nhận là đang không có tranh chấp về tài sản. Việc đánh giá giá trị của tài sản thế chấp được căn cứ vào giá thị trường của tài sản tại địa phương vào thời điểm đó Nếu biện pháp bảo đảm là bảo lãnh vay vốn, người bảo lãnh phải là pháp nhân, tổ hợp tác, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nếu là bảo lãnh bằng tài sản thế chấp thì cũng phải đảm bảo các điều kiện như bên trên. 1.2 Thẩm định tài chính dự án (TCDA) trong NHTM 1.2.1 Mục đích và tầm quan trọng của công tác thẩm định TCDA trong các ngân hàng thương mại Như chúng ta đã biết, tín dụng là một hoạt động chủ yếu nhât của các NHTM. Theo thống kê thì khoảng 59% tài sản của NHTM là các khoản cho vay, 65% - 75% lợi nhuận của NH sinh ra từ hoạt động cho vay. Chính vì vậy thẩm định dự án nói chung và thẩm định TCDA nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong NH. Qua việc thẩm định tài chính dự án, NH sẽ xác định được: - Hiệu quả của vốn đầu tư cũng như khả năng trả nợ của dự án. - Dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới vốn đầu tư nói chung và vốn của NH nói riêng, từ đó ra quyết định cho vay hay không. - Sau khi thẩm định TCDA, NH sẽ có các căn cứ để kiểm tra, giám sát viếc sử dụng vốn có đúng mục đích, đối tương hay không? - NH có thể đánh gia toàn diện về dự án, về nhu cầu vốn vay, cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả tài chính. Không những vậy, NH còn có thể tư vấn cho khách hàng, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động của dự án, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.2 Yêu cầu của công tác thẩm định TCDA trong NHTM Cũng như yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án nói chung, công tác thẩm định TCDA tại các NHTM cần đảm bảo các yêu cầu như Thứ nhất: Việc xác định các chỉ tiêu định mức đối với dự án phải đúng các quy định của pháp luật nói chung và đúng với các quy định riêng của từng NH nói riêng Thứ nhất: Công tác thẩm định TCDA phải công bằng, minh bạch. Có nghĩa là cán bộ thẩm định không có quan hệ hay lợi ích cũng như bất kỳ thiệt hại nào khi dự án được triển khai. Điều này còn có nghĩa là việc thẩm định TCDA của các dự án khác nhau phải được tiến hành trên cùng một hệ thống các nguyên tắc. Thứ hai: Việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính phải chính xác đến mức tối đa có thể, tránh sai sót dẫn đến quyết định cho vay nhầm lẫn khiến lãng phí vốn hoặc khả năng thu hồi vốn thấp 1.2.3 Các căn cứ thẩm định TCDA Thứ nhất: Tài liệu đầu tiên làm căn cứ thẩm định chính là hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Trong hồ sơ xin vay vốn này thì tại liệu quan trọng nhất dùng làm căn cứ thẩm định là báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ phải lập báo cáo đầu tư. Ngoài ra trong hồ sơ xin vay vốn, NH còn dựa vào các tài liệu khác như - Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định phê duyệt đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền. - Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền - Các văn bản, quyết định về chế độ ưu đãi, trợ cấp của các cơ quan cấp trên. - Tài liệu chứng minh nguồn gốc, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự án (nếu có) - Văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu của dự án, hợp đông thi công, xây lắp (nếu có) - Báo cáo tài chính của một số năm gần nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. - Bảng kê công nợ các loại tại các NH, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ. - Tài liệu chứng minh về các nguồn vốn đầu tư - Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đông thuê đất (nếu có) - Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án (nếu có) Thứ hai, các quyết định có liên quan của pháp luật - Luật tổ chức tín dụng số 07/1999/QH 10 do Quốc hội khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997 - Luật sủa đổi bổ sung một số điều luật tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 - Luật đầu thầu 61/2003/QH11 do Quốc hội khoá 11 thông qua ngày 29/11/2005 - Luật đầu tư 2005 - Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng đãn thi hành một số điều của luật đầu tư 2005 - Luật xxây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 - Nghị định 16, Nghị định 112, Nghị định 12/2009/NĐ-CP của chính phủ - Quy chế về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng - Các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định - Các văn bản hướng dẫn cụ thể của từng NHTM Thứ ba: Các tiêu chuẩn quy phạm cụ thể về từng lĩnh vực khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền ban hành cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. 1.2.4 Nội dung thẩm định TCDA trong các NHTM 1.2.4.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và nhu cầu vốn vay của dự án a) Thẩm định nhu cầu vốn vay Khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhu cầu vốn vay là do chủ đầu tư (người lập báo cáo nghiên cứu khả thi) dự kiến. Khi thẩm định TCDA, bắt buộc cán bộ thẩm định phải xem xét lại điều này. Việc xem xét, tính toán lại nhu cầu vốn vay hết sức quan trong. Nếu tính toán thừa nhu cầu vốn vay, khi thực hiện dự án rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí. Nếu tính toán thiếu, dự án sẽ rất khó được thực hiện, hoặc nếu được thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án được xem xét trên hai bộ phận Vốn cố định: Đây là phần vốn dành cho việc mua sắm các máy móc thiết bị, công nghệ, xây lắp nhà xưởng, các chi phí liên quan đến việc lắp đặt chạy thử, đào tạo công nhân…lãi phải trả trong thời gian xây dựng. Chi phí khác, chi phí dự phòng. Vốn lưu động ban đầu: Là chi phí thường xuyên, giúp dự án hoạt động ổn định. Sau khi thẩm định được nhu cầu vốn vay, NH sẽ tính toán mức cho vay và thời gian trả nợ + Mức cho vay: Mức Tổng nhu vốn tự có Vốn ngân vốn khác Cho vay = cầu vốn - của chủ - sách cấp - (nếu có) của dự án đầu tư (nếu có) + Thời gian trả nợ Mức cho vay Thời gian trả nợ = Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận + Nguồn khác b) Thẩm định tổng vốn ĐT và cơ cấu nguồn vốn Cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem tổng vốn ĐT của DA có hợp lý với quy mô DA cũng như là quy mô của khách hàng không. Tránh trường hợp tổng vốn ĐT quá lớn gây lãng phí hoặc quá nhỏ sẽ khiến cho việc thực hiện DA khó khăn Thông thường một dự án đầu tư bao giờ cũng huy động vốn từ nhièu nguồn, kể cả khi chủ đầu tư có đủ vốn để tự thực hiện dự án thì chủ đầu tư vẫn đi huy động vốn từ các nguồn khác. Điều này để tránh rủi ro cho chủ đâu tư. Các nguồn huy động vốn đầu tư cho một dự án thường gồm như: vốn chủ sở hữu, vốn ngân sách, vốn cổ phần, vốn vay ngằn hạn, dài hạn…Vì vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, mỗi nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng khác nhau, vì vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả nhất thì cơ cấu các nguồn vốn này phải được xác định một cách hợp lý. Một trong những chỉ tiêu thường được dùng trong các NHTM đó là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để đánh giá cơ cấu vốn. Công thức tính của tỷ lệ này là Rd = D/Ce Trong đó: Rd: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu D: Giá trị các khoản nợ dài hạn Ce: Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này có thể dao động. Nếu tỷ lệ này quá thấp tức là dự án chưa tận dụng hết các khoản có thể đi vay, tức là đòn bẩy tài chính hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, có nghĩa là dự án có thể đã vay quá nhiều vốn, điều này có thể đẩy dự án vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên khi thẩm định không nên bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tỷ lệ này, vì một dự án có mức thu nhập cao, khả năng thanh toán tốt có thể chấp nhận tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. 1.2.4.2 Thẩm định doanh thu – chi phí của dự án a) Thẩm định doanh thu Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá va dịch vụ tiêu thụ được trong một năm. Thông thường các dự án sẽ có doang thu những năm đầu đạt thấp hơn những năm sau. Để xác định được doanh thu của các dự án, NHTM thực hiện hai bước. Bước 1: Xác định giá thành của từng loại sản phẩm. Để làm được việc này, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các định mức như mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá, tiền lương, khấu hao,…Qua đó tính được đơn giá bình quân như sau: P = (∑Pi × Qi)/∑Qi Trong đó: P: Đơn giá bình quân cảu sản phẩm dự án Pi: Đơn giá của sản phẩm loại i Qi: Sản lượng của sản phẩm loại i Bước 2: Xác định doanh thu của dự án Trước hết ta phải xác định sản lương được tiêu thụ trong kỳ: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ được tính bằng số sản phẩm sản xuất được trong kỳ trừ đi số sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Sau khi đã xác định được sản lượng tiêu thụ trong kỳ, ta sẽ tính được doanh thu trong kỳ DT = ∑(Pi ×Qi) Trong đó Pi: Giá bán bình quân sản phẩm i Qi: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i b) Thẩm định chi phí Tổng chi phí của một dự án gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí sử dụng vốn và khấu hao tài sản cố định Chi phí gián tiếp như chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng, chi phí khác… Thông qua việc thẩm định chi phí, NH sẽ biết được các khoản chi phí tạo nên giá thành sản phẩm đã hợp lý chưa, qua đó kết luận được giá thành của sản phẩm dự án đã phải là tốt nhất chưa? Thông qua khâu thẩm định này, NH cần có những kết luận chính xác về các vấn đề như: Tỷ lệ trích khấu hao đã hợp lý chưa Các khoản chi phí đã được đưa đầy đủ vào giá thành chưa? Các chi phí khác có khoản nào chưa phù hợp không? Doanh thu và khả năng thực tế đạt được? Mức tiêu hao nguyên vật liệu đã hợp lý chưa? Tỷ lệ đạt công suất hoạt động qua các năm 1.2.4.3 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA vay vốn Qua khâu thẩm định vốn, doanh thu, chi phí, các số liệu được dùng để tính toán đã được chấp nhận là đúng đắn, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định một số chỉ tieu hiệu quả tài chính quan trọng. Giúp co các kết luận, nhận xét về dự án được chính xác và công bằng. Thẩm định tỷ suất chiết khấu Như đã nói ở phần trên, một dự án thường được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng vốn khác nhau. Mặt khác khi xem xét các chỉ tiêu tài chính dự án, ta không thể không xem xét đến giá trị của đồng tiền theo thời gian. Chính vì thế khi xác định tỷ suất chiết khấu, cán bộ thẩm định phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn cũng như chi phí sử dụng của tùng nguồn vốn được huy động cho dự án. Công thức tính tỷ suất chiết khấu thường được dùng là ∑Qi × Ri i = ∑Qi Trong đó Qi: lượng vốn huy động thứ i Ri: chi phí sử dụng vốn thứ i Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của (NPV – Net Present Value) NPV (Giá trị hiện tại ròng của một dự án) là trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư. NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được quy đổi về mốc 0 của dự án. Có nhiều công thức để tính NPV nhưng công thức phổ biến nhất là công thức n (Bt - Ct) NPV = - Co + ∑ t=1 (1 + r)t Trong đó: Co: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu B1, B2, B3 ….Bt: Thu nhập năm t của dự án C1, C2, C3….Ct: Chi phí năm t của dự án n: thời gian hoạt động của dự án (đời dự án) r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn * Điều kiện để quyết định cho vay (chấp nhận dự án) - Nếu NPV > 0: Dự án được chấp nhận (cho vay) - Nếu NPV <0: Dự án không được chấp nhận - Nếu NPV = 0: Ngân hàng sẽ tuỳ theo mục đích của dự án mà xem xét có cho vay hay không c) Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR Cùng với chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu IRR cũng là một chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án. Hiêu một cách đơn giản thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV bằng 0. Công thức xác định IRR n (Bt - Ct) 0 = - Co + ∑ t=1 (1 + IRR)t Trong đó: IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Co: Vốn đầ tư ban đầu Ct: Chi phí trong năm t Bt: Thu nhập trong năm t n: Thời gian phân tích dự án Tại các NHTM, chỉ tiêu này được hết sức lưu ý vì chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nên dễ so sánh với chi phí sử dụng vốn hay chính là tỷ lệ lãi mà NH áp dụng đối với dự án. Theo công thức trên, IRR chỉ rõ lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được Nếu coi lãi suất mà NHTM áp dụng cho dự án là igiói hạn NH sẽ xác định hiệu quả của dự án dựa theo chỉ tiêu IRR như sau: IRR > igiới hạn : Dự án đạt hiệu quả tài chính, chấp thuận cho vay IRR < igiới hạn: Dự án chưa đạt hiệu quả tài chính, không cho dự án vay vốn IRR = igiới hạn : Dự án hoà vốn,tuy nhiên tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu của dự án, NH sẽ có quyết định cho vay hay không. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giũa lợi ích (doanh thu) và chi phí của cả đời dự án. Công thức của chỉ tiêu này ∑(Bt/ (1+r)t) B/C = ∑(Ct/(1+r)t) Trong đó: Bt: Doanh thu năm t Ct: Chi phí năm t n: thời gian hoạt động của dự án r: tỷ lệ chiết khấu Điều kiện lựa chọn dự án: Nếu B/C ≥ 1: Chấp nhận cho vay Nếu B/C < 1: Không chấp nhận cho vay Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Thời gian thu hồi vốn là khoảng thời gian mà dự án có thể thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra Dựa trên bảng tính dòng tiền trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, ta có thể xác định được chỉ tiêu này. Nếu dự án nào có thời gian thu hồi vốn nhỏ hơn thời gian hoạt động càng nhiều thì dự án đó sẽ càng được đánh giá có hiệu quả cao về mặt tài chính và ngược lại. Các NHTM sẽ chấp thuận cho dự án vay vốn nếu dự án có thời gian hoàn vốn không vượt quá thời gian hoàn vốn định mức được xác định cho từng ngành. Chỉ tiêu điểm hoà vốn (H) Điểm hoà vốn của dự án là điểm mà tại đó dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Việc phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể xác định được mức doanh thu hay sản lượng thấp nhất của dự án mà tại đó dự án có thể vận hành bình thường, không gay nguy hiểm cho dự án, đảm bảo khả năng trả nợ của dự án. Không những vậy, việc phân tích điểm hoà vốn còn giúp xác định mức giá mà dự án có thể chấp nhân được. Điểm hoà vốn của dự án càng thấp càng tốt, vì điểm hoà vốn càng thấp thì khả năng thu hồi vốn càng cao, rủi ro càng thấp. 1.2.5 Một số phương pháp thẩm đinh tài chính dự án trong các NHTM 1.2.5.1 Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu Với phương pháp này, các NHTM sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu như: So sánh NPV với 0, so sánh IRR với igiới hạn , so sánh B/C với 1…. 1.2.5.2 Phương pháp phân tích độ nhạy Đây là phương pháp được hệ thống NHTM quan tâm đặc biệt. Vì phân tích độ nhạy chính là vịêc đưa dự án vào các tình huống bất lợi có thể xảy ra trong thực tế, từ đó xem xét tính hiệu quả của dự án trong những tình huống như thế. Việc thực hiện một dự án không thể tránh khỏi sẽ gặp các rủi ro. Đối với NHTM, khi họ cho dự án vay tiền, họ sẽ phải tính toán rất kỹ các rủi ro để đảm bảo sự hiệu quả của dự án và cũng là đảm bảo khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án theo phương pháp này sẽ tính đến sự thay đổi của các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu đâu vào, giá bán sản phẩm dầu ra, cung cầu, sự thay đổi về các yếu tố như doanh thu, chi phí…Sau khi lập các bảng này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét xem sự thay đổi của các yếu tố trên tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (chủ yếu là 2 chỉ tiêu NPV và IRR) của dự án như thế nào, hay chính là xem xét độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Tuỳ theo quy định của mỗi NH, cán bộ thẩm định sẽ lập các bảng phân tích độ nhạy theo một chiều hay hai chiều Ví dụ về bảng phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng (bảng phân tích độ nhạy một chiều, vì chỉ có một yếu tố thay đổi Các chỉ tiêu % tăng của giá nguyên vật liệu 0% 5% 10% 15% 20% NPV IRR Thời gian thu hồi vốn Thời gian trả nợ thực tế Số năm bổ sung nguồn trả nợ Bảng phân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong số các yếu tố thay đổi). Ví dụ ở đây là giá bán sản phẩm và giá nguyên vật lệu đầu vào thay đổi Sự thay đổi của giá nguyên vật liệu đầu vào NPV của phưong án gốc NPV = …. Sự thay đổi giá bán -5% -10% -15% -20% 5% 10% 15% 20% 1.2.5.3 Phương pháp triệt tiêu rủi ro (Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiêt khấu) Phương pháp điều chỉnh hệ số chiết khấu dựa vào mức ruiro dự kiến. Đây là một phương pháp đơn giản, được sử dựng rộng rãi trong các NHTM. Nguyên tắc của phương pháp này là điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro, hoặc có thể chấp nhận ở mức ruỉ ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào tỷ lệ chiết khấu một mức bù rủi ro cần thiết cho rủi ro (mức bù rủi ro), sau đó thực hiện việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR… theo tỷ lệ chiết khấu mới. Sau khi đã điều chỉnh theo rủi ro, quyết định chấp nhận dự án hay không chấp nhận dưạ trên các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được thực hiện giống như ở trên Nếu rủi ro gắn với dự án càng cao thì mức bù rủi ro càng lớn. Giả sử tỷ lệ chiết khấu “không rủi ro” bằng 8% Mức bù rủi ro Áp dụng khi R (tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh) 4% Dự án là dự án mở rộng dự án đang hoạt động có hiệu quả 12% 7% Dự án là dự án mới gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh chính của chủ đâu tư 15% 10% Dự án sản xuất thị trường mới, tiếp cận thị trường mới 18% Tuỳ thuộc vào mỗi NH mà các trường hợp phải bù bủi ro cũng như mức bù rủi ro cho mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Chương 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2008 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.1 Hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Hoạt động huy động vốn Chi nhánh Bắc Hà Nội NHNo&PTNT được thành lập thámg 11/2001. Mặc dù mới được thành lập nhưng lượng vốn huy động được của chi nhánh tăng trưởng rất nhanh qua các năm. Năm 2001 thì nguồn vốn huy động được của chi nhánh chiếm tỷ trong không đáng kể trong tổng vốn huy động của toàn hệ thống. Nhưng phát huy thế mạnh của một NHTM của Nhà nước, cùng với việc triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng hấp dẫn, số vốn huy động trong hai năm tiếp theo đã tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2002, sô vốn huy động được tăng 900% so với năm 2001, đây quả là một con số đang nể. Không dùng lại ở đó, năm 2003, lượng vốn huy động tăng 160% so với năm 2002. Để khuyến khích khách hàng gửi tiền, đặc biệt là những khách hàng gửi tiền có kỳ hạn và với số lượng lớn, NH đã có những cơ chế lãi suất phù hợp cho từng nguồn vốn. Để làm được điều này, NH đã theo dõi sát biến động của lãi suất trên địa bàn để có sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt. Ta có thể theo dõi điều trên qua bảng nguồn vốn huy động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong các năm từ 2005 đến 2008 sau Bảng 2: nguồn vốn huy động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong các năm từ 2005 đến 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Phân theo TPKT 3577 3874 5408 5268 1. NV dân cư 1249 735 743 560 2. TG TCKT và TK cá nhân 1741 3063 4469 4368 3.TG tiền vay TCTD 568 50 190 330 4. Tiền ký quỹ của TCTK 19 26 6 10 II. Theo thời gian 1. NV không kỳ hạn 1121 1426 2251 760 2. NV có kỳ hạn < 12 tháng 1856 1310 670 940 3. NV có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 468 1039 543 660 4. NV có kỳ hạn > 24 tháng 132 781 1944 2908 (Nguồn: Báo cáo kết quả KD của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội Qua các số liệu tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26313.doc
Tài liệu liên quan