Công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: ... Ebook Công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập như hiện nay, vai trò của các định chế tài chính ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nó là kênh huy động vốn hết sức hữu hiệu cho nền kinh tế. Đồng thời các ngân hàng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thích cũng như hạn chế các khoản đầu tư trong nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọn của các ngân hàng trong nền kinh tế, em đã chọn Sở Giao Dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương làm nơi thực tập. Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở Giao dịch nói riêng bởi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nhiều DN bị phá sản, các nhà đầu tư chững lại. Tuy nhiên, nhờ có những chính sách tốt trong quá trình hoạt động mà SGD đã đạt được được một số kết quả khá tốt. Năm qua, phòng Đầu tư dự án đã tiến hành thẩm định và quyết định cho vay nhiều dự án với khối lượng vốn lớn. SGD đã thực sự là đơn vị đi đầu của ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Sau một quá trình thực tập tại SGD ngân hàng ngoại thương, dưới sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Đầu tư dự án và TS. Trần Mai Hương thì em đã quyết định chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VỐN VAY TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” làm đề tài chuyên đề thực tập. Đề tài của em gồm có hai chương: CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại SGD ngân hàng ngoại thương Việt Nam. CHƯƠNG II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính tại SGD. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Trần Mai Hương cùng các anh chị trong phòng Đầu tư dự án đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. `Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam thời gian qua. 1.1 . Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương . 1.1.1. Lịch sử hình thành sở giao dịch. Ngày 1/4/1991, sở giao dịch ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Nghị Quyết số 125/NQ-NHNT.HĐQT. Tuy nhiên sở giao dịch vẫn trực thuộc Việtcombank trung ương. Mọi hoạt động của sở giao dịch vẫn phải qua ngân hàng trung ương. Địa điểm hoạt động của sở giao dịch nằm tại 19 Trần Quang Khải- Hà Nội. Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng năm 2008. Điểm giao dịch mới của SGD nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, thuận lợi về giao thông, với mật độ dân cư lớn, hệ thống doanh nghiệp và cơ quan dày đặc, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch Vietcombank phát huy tốt hiệu quả hoạt động với thế mạnh về vốn và các hoạt động nghiệp vụ chuyên biệt của một ngân hàng đối ngoại, cũng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai. Ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đánh giá: “Mặc dù mới chính thức tách ra hoạt động độc lập với Hội Sở chính được gần 3 năm nhưng trong thời gian qua, Sở giao dịch đã nhanh chóng khẳng định được vị thế “anh cả” trong đại gia đình VCB. Bên cạnh hoạt động như một Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống VCB về quy mô huy động vốn, ngay cả trong những thời điểm̀ công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. SGD cũng là một trong hai đơn vị có đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của VCB. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban Sở giao dịch ngân hàng cổ phần thương mại ngoại thương VN bao gồm một giám đốc, các phó giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phòng giao dịch. Cụ thể là: - Giám đốc Nguyễn Danh Lương. - Bốn phó giám đốc - 15 phòng giao dịch. - 24 phòng ban tại hội sở chính. Sở giao dịch có hai địa điểm chính là 31/33 Ngô Quỳên- Hà Nội và 19 Trần Quang Khải. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch: phó giám đốc phó giám đốc Kiểm tra nội bộ Giám đốc SGD phó giám đốc phó giám đốc phòng bảo lãnh Phòng đầu tư dự án Phòng hành chính quản trị Phòng hối đoái Phòng kinh tế giao dịch phòng kinh tế tài chính Phòng quản trị rủi ro Phòng ngân quỹ Phòng khách hàng đặc biệt Phòng quản lý nhân sự Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng thanh toán thẻ Phòng quản lý nợ Phòng quan hệ khách hang Phòng tiết kiệm Phòng quản lý thẻ ATM Phòng tín dụng trả góp tiêu dung Phòng tin học Các phòng giao dịch Phòng ngân quỹ Phòng kiểm tra nội bộ Phòng vốn và kinh doanh ngoại hối Phòng vay nợ viện trợ Những phòng ban liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án bao gồm: phòng đầu tư dự án, kế toán giao dịch, phòng khách hàng, phòng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và phòng quản lý nợ: - Phòng đầu tư dự án: Cung cấp tín dụng trung và dài hạn, tín dụng cho các dự án đầu tư như xây dựng các công trình thuỷ điện, nhà máy lớn như nhà máy xi măng, nhà máy thép… Bên cạnh việc cung cấp tín dụng cho các dự án lớn như trên thì phòng đầu tư dự án cũng có chức năng cung cấp tín dụng cho các dự án nhỏ như thành lập các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các dự án xây dựng quán càphê… - Kế toán giao dịch: Phòng này có chức năng phục vụ khách hàng bao gồm các tổ chức cư trú và không cư trú có quan hệ với sở giao dịch của Ngân hàng cổ phần thương mại ngoại thương Việt Nam. Ngoài ra phòng này có chức năng cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế bao gồm các sản phẩm như dịch vụ tài khoản tiền gửi, phát hành séc, trả lương qua tài khoản, cung cấp các sản phẩm có tính chất tương tự. Các tổ chức cư trú là các tổ chức được thành lập theo luật DN. Còn các tổ chức không cư trú là các tổ chức tồn tại trong thời gian ngắn. Phòng ban này còn có chức năng là quản lý hạch toán các khoản vay, theo dõi tình hình dải ngân kế hoạch vay vốn của sở giao dịch như các nguồn vốn ODA đồng thời theo dõi xem việc sử dụng các nguồn vốn này có hợp lý hay không nhằm có các quyết định phân bổ nguồn vốn. - Phòng khách hàng: có chức năng cung cấp tín dụng ngắn hạn, tín dụng vốn lưu động cho khách hàng là doanh nghiệp. Đồng thời bán các sản phẩm ngân hàng khác cho khách hàng như tiếp thị sản phẩm, thu hút sản phẩm mới… - Phòng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: cung cấp các tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời thu hút nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn. - Phòng quản lý nợ: quản lý các hồ sơ vay vốn, theo dõi việc dãi ngân, thu hút lãi và gốc. 1.1.3. Các hoạt động của sở giao dịch thời gian qua. Do sự hạn chế về số liệu em chỉ tập trung phân tích các hoạt động của SGD trong 3 năm gần nhất là từ năm 2006-2008. Dưới đây là sự phân tích về hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và các hoạt động khác tại sở giao dịch trong thời gian qua. 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của sở giao dịch thời gian qua. Trong 3 năm từ 2006 tới 2008 thì nguồn vốn huy động của SGD ngày càng tăng dần và chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngân hàng ngoại thương. Năm 2007, nguồn vốn huy động đạt gần 38.000 tỷ VND, tăng hơn 3.000 tỷ VND tương đương 9% so với năm 2006 và hoàn thành được khoảng 89% kế hoạch huy động vốn do ngân hàng trung ương giao. Trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của sở giao dịch chiếm tỷ trọng 54.71% vốn huy động của sở giao dịch và tỷ giá có xu hướng giảm vào cuối năm 2007 nên tổng vốn huy động quy về VNĐ của sở giao dịch cũng bị giảm. Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ đến 31/12/2008 của SGD đạt 39.916,64 tỷ đồng, tăng 6.464,66 tỷ VND (19,33%) so với cùng kỳ năm 2007 trong đó, vốn huy động bằng VND đạt 25.553,22 tỷ đồng, tăng 9.413,25 (58,32%) do tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng mạnh là 10.833,58 tỷ VND (138,36%) và vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD đạt 846,05 tr.USD, giảm 228,29 tr. USD (21,25%) so với cuối năm 2007. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VNĐ đến 31/12/2008 đạt 22.931,14 tỷ đồng tăng mạnh là 7.146,88 tỷ đồng (31,17%) so với cuối năm 2007 trong đó tiền gửi VNĐ tăng 9.678,36 tỷ đồng (73,48%) (riêng từ nguồn IPO VCB của SCIC là 5.650 tỷ đồng) và tiền gửi ngoại tệ quy USD giảm 179,9 tr.USD (29,7%) . Tiền gửi của dân cư quy VND đạt 9.838,62 tỷ VND giảm 682,22 tỷ VND (6,48%) do tiền gửi bằng VND và ngoại tệ quy USD đều giảm tương ứng là 265,11 tỷ VND (8,93%) và 48,4 tr. USD (10,33%). Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân bằng VND và ngoại tệ đều tăng tương ứng là 208,18 tỷ VND (13,06%) và 37,49 tr. USD (28,47%) do trong năm 2008 lãi suất huy động VND và USD kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn kỳ hạn trên 12 tháng và có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng 9 nên khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm ngắn hạn Bảng 1.1. HUY ĐỘNG VỐN TỪ NỀN KINH TẾ CỦA SGD THỜI GIAN QUA Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD Chỉ tiêu 31/12/2008 so với 31/12/2007 (%) VND USD Quy VND VND USD Quy VND Tổng số huy động từ nền KT 25,558.89 846.09 39,922.96 58.36 -21.25 19.34 1. TG của TCKT 22,855.84 425.78 30,084.34 73.52 -29.70 31.19 1.1.TG Không KH 4,192.47 317.52 9,582.97 -21.52 -41.40 -31.90 1.2. TG Có KH 18,663.37 108.26 20,501.37 138.36 69.63 131.44 2.Tkiệm & KP,TrP 2,703.06 420.31 9,838.62 -8.93 -10.33 -6.48 2.1. Tiết kiệm 2,666.82 344.26 8,511.24 -7.16 -23.65 -16.05 TK Không KH 3.42 2.31 42.69 -85.95 -62.51 -65.50 TK Có KH<12T 1,802.42 169.16 4,674.16 13.06 28.47 25.79 TK Có KH>12T 860.99 172.79 3,794.39 -31.34 -44.81 -39.76 2.2. Kì phiếu, Trái phiếu. 36.23 76.05 1,327.38 -62.09 326.86 246.87 Nguồn: phòng tổng hợp SGD 1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn của sở giao dịch thời gian qua. Hoạt động cho vay nền kinh tế Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 đạt 4.667 tỷ đồng tăng 30,53% so với 31/12/2007 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 1.607,77 tỷ đồng và 185,89 triệu USD. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng của SGD trên 30% là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng lưu động thường luân chuyển nhanh. Do đó, trong thời gian tới, SGD sẽ tập trung để nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận các dự án lớn, hiệu quả. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 39,47% tổng dư nợ của SGD. Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của SGD. BẢNG 1.2. BẢNG DƯ NỢ CHO VAY CỦA SGD Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 Tăng/ Giảm so với 31/12/2007 VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ Cho vay 1.607,77 185,89 4.677,00 404,04 33,57 38,67 26,27 1.094,03 30,53 1.Dư nợ CV NH 684,71 148,80 3.141,56 90,15 15,16 27,51 22,68 586,77 22,97 2.Dư nợ CV TDH 604,84 19,35 924,24 271,77 81,60 -3,27 -14,44 225,76 32,32 3.Dư nợ CV ĐTT 317,96 17,74 610,93 42,12 15,27 14,43 435,10 281,50 85,45 4.Nợ quá hạn 35,95 0,03 36,40 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Nguồn: phòng tổng hợp sở giao dịch Tình hình xử lý nợ xấu và nợ đã xử lý bằng quỹ Dự phòng Rủi ro: theo báo cáo phân loại nợ thì tình hình năm 2008 được thể hiện qua các số liệu sau: Đơn vị: đồng Tổng nợ xấu 487.987.279.157,00 Tổng dư nợ rủi ro nội bảng 4.405.920.386.520,00 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ TTNB (%) 11,08 Việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh và nợ chờ xử lý cũng được Phòng quan tâm thích đáng. Kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại như sau: Thu hồi toàn bộ dư nợ gốc và lãi của công ty Tài Trung (705 triệu VND); Thu hồi toàn bộ nợ gốc của công ty Đại Hoàng Sơn (1,26 tỷ VND); Đang tiếp tục thu hồi nợ của Công ty Xi măng Hòa Bình; Công ty Vật tư Thương mại Quận 3 thu được 300 triệu VND. Một số khoản nợ khác Phòng đang tiếp tục theo dõi bao gồm khoản nợ được khoanh (Công ty Đay Nam Định) hoặc chờ Chính phủ xem xét xóa nợ (Công ty Dệt 8/3) hoặc chờ các cơ quan chức năng xử lý (Công ty X89). b. Tiền gửi tại NHNT TW Đến 31/12/2008, số dư tiền gửi của SGD tại NHNT TW bằng VNĐ là 20.485,5 tỷ VNĐ và bằng ngoại tệ quy USD là 645,8 triệu USD. SGD vẫn thực hiện vay NHNT TW một số ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. BẢNG 1.3. BẢNG DƯ NỢ TIỀN GỬI CỦA SGD NĂM 2008 Đơn vị: 1.000 nguyên tệ, tỷ VND Loại tiền Kỳ hạn EUR AUD SGD THB USD VND ON 800 1W 1.000 Vay 100 Vay 750 1.000 2W 800 1M 839 2M 10.000 400 3M 11.000 50.000 3.647 6M 15.000 95.000 1.821 9M 9.160 15.000 610 12M 429.500 7.119 24M 3.300 36M 50 48M 50 60M 50 Tổng cộng 35.160 1.000 Vay 100 Vay 750 599.500 20.485,50 Nguồn: phòng tổng hợp SGD 1.1.3.3 Các hoạt động khác. 1.1.3.3.1. Hoạt động cho vay viện trợ. Công tác Ngân hàng phục vụ vay nợ viện trợ phục vụ cho các dự án của SGD ngày càng tăng qua các năm. Công tác vay nợ viện trợ bao gồm vay Chính phủ và các tổ chức quốc tế, mở L/C, nhận vay, trả nợ, nhận và sử dụng viện trợ. Điển hình là năm 2008, SGD được giao làm ngân hàng phục vụ cho 18 dự án mới ký vay năm 2008 với tổng kim ngạch khoảng 1.267 USD tăng 80triệu USD tương đương với 7% so với năm 2007. Doanh số nhận viện trợ và rút vốn giải ngân các khoản viện trợ chính phủ tại SGD năm 2008 tăng 3,92 triệu USD tương đương 28% so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền bằng USD tại SGD có xu hướng tăng nhưng bằng VNĐ lại có xu hướng giảm. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Về thanh toán xuất khẩu: Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) và nhờ thu giảm hầu hết qua các năm. Doanh số chiết khấu và doanh số chuyển tiền tại SGD tăng qua đều qua các năm. Thanh toán xuất nhập khẩu về các chỉ tiêu có giảm số lượng món qua các năm nhưng lại tăng về giá trị. Năm 2008, hoạt động thông báo L/C thực hiện được 1.516 món, giảm 206 món tương đương 12% so với năm 2007. Về thanh toán nhờ L/C và nhờ thu, trong năm 2008 đạt doanh số thanh toán là 385.65 triệu USD, tăng 38.54% so với năm 2007 (đạt 258.87 triệu USD). Về chiết khấu chứng từ, năm 2008 doanh số đạt 14,18 triệu USF, giảm 10,42 triệu tương đương 42.36% so với năm 2007 (đạt gần 25 triệu USD). Nguyên nhân là do một số khách hàng thường xuyền chiết khấu tại SGD chuyển về thanh toán chiết khấu tại VCB Thái Bình. Về chuyển tiền năm 2008 doanh số đạt 202,07 triệu USD, giảm 12,23 triệu tương đương 5,3% so với năm 2007. Về thanh toán nhập khẩu: hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bao gồm 3 phương thức: mở L/C, nhờ thu và chuyển tiền. Nhìn chung mấy năm gần đây tại SGD số món mở của cả 3 phương thức trên hầu hết giảm nhưng giá trị lại có xu hướng tăng trừ phương thức mở L/C. Năm 2008, tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 2.976,96 triệu USD, tăng 413,19 triệu USD (16,12%) so với năm 2007. Trong đó thanh toán bằng nhờ thu và chuyển tiền đều tăng tương ứng là 13,33% và31,19% nhưng thanh toán bằng L/C giảm 3.09 so với năm trước. Hoạt động phát hành thẻ. Doanh số thanh toán và phí thu từ thẻ tín dụng quốc tế đều tăng so với năm trước. Năm 2008 tăng tương ứng là 6,4 triệu USD (5,7%) và 0.08 triệu USD. Hoạt động cho vay thanh toán thẻ tín dụng luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh nợ khó đòi. Trong năm 2008 thì số lượng thẻ ATM phát hành giảm khoảng 9.435 thẻ tương đương 19.01% so với năm 2007 do trong năm 2008 thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều chương trình khuyến mại nên khách hàng chuyển từ phát hành thẻ ATM sang thẻ ghi nợ quốc tế do hiện nay giao dịch vẫn chưa bị thu phí. Tuy vậy doanh số hoạt động của thẻ ATM tăng mạnh là 1.723,53 tỷ đồng tương đương 24,68% do vậy các máy ATM phải hoạt động với công suất lớn. Hoạt động bảo lãnh. Những năm gần đây, công tác bảo lãnh tại SGD đã gặp phải một số khó khăn như cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác cũng như yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn chung của các ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Hoạt động bảo lãnh tại SGD luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh khoản nợ quá hạn do bảo lãnh. Trong năm 2008, bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng là 95.99% doanh số bảo lãnh tại SGD và bão lãnh nước ngoài chiếm tỷ trọng là 4,01%. 1.1.3.3.5 .Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tình hình cung cầu về ngoại tệ trong thời gian qua biến động bất thường gây nên nhiều khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. Có thời điểm khan hiếm ngoại tệ đẩy tỷ giá thị trường chợ đen chênh lệch lớn so với ngân hàng. Tuy vậy SGD luôn bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của ngân hàng trung ương cũng như NHNN để đưa ra tỷ giá thích hợp và đối tượng khách hàng để phục vụ thích hợp. Trong năm 2008, SGD luôn cố gắng cao nhất để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán và trả nợ đồng thời hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách hàng của một số chi nhánh VCB trên cùng địa bàn. Doanh số bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu xăng dầu là 356,54 triệu USD. 1.1.3.4. Kết quả kinh doanh Năm 2008, kết quả kinh doanh của SGD đạt 653,43 tỷ VND lợi nhuận thuế tăng 103,61 tỷ VND (18,85%) so với năm 2007. Trong đó, tổng doanh thu tăng 967,16 tỷ VND (38,04%) và tổng chi phí tăng 807,73 tỷ VND (40,53%) so với năm 2007. Trong năm 2008, SGD điều chỉnh giảm lợi nhuận theo biên bản kiểm toán năm 2007 là 55,813 tỷ VND. BẢNG 1.4. BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SGD THỜI GIAN QUA. Đơn vị: tỷ VND STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So với năm 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Thu lãi cho vay 407,14 242,02 165,12 68,23 2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 149,32 83,63 65,69 78,55 3 Thu dịch vụ ngân hàng 166,68 152,19 14,49 9,52 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.707,30 1.973,44 733,86 37,19 5 Thu khác 79,51 91,52 -12,01 -13,12 Tổng doanh thu 3.509,95 2.542,80 967,15 38,03 1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 2.039,39 1517,76 521,63 34,37 2 Chi dịch vụ ngân hàng 545,19 332,02 213,17 64,20 3 Chi thuê tài sản 86,10 61,22 24,88 40,64 4 Chi phí quản lý VP và đào tạo 16,78 10,76 6,02 55,95 5 Chi cho CBNV 68,03 48,52 19,51 40,21 6 Chi khác (thuế, lệ phí) 38,85 21,78 17,07 78,37 7 Chi trả lãi vay TW 6,37 0,93 5,44 584,95 Tổng chi phí 2.800,71 1992,99 807,72 40,53 Đ/c giảm LN năm 2008 theo BB Kiểm toán năm 2007 55,81 Lợi nhuận trước thuế 653,43 549,82 103,61 18,85 Nguồn: phòng tổng hợp SGD 1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Quy mô và số dự án được thẩm định tại SGD năm vừa qua. Do hạn chế về việc thu thập thông tin nên em chỉ tập trung phân tích về quy mô và số các dự án được thẩm định tại SGD trong 6 tháng năm 2008: Từ đầu năm 2008 đến nay Phòng ĐTDA-SGD đã tiếp cận, thẩm định cho vay thêm nhiều dự án và đến thời điểm hiện tại đã ký hợp đồng tài trợ khoảng 33 dự án với tổng giá trị hợp đồng tín dụng là khoảng 2139 tỷ quy VND, chi tiết như sau: BẢNG 1.5. BẢNG THỂ HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH TẠI SỞ GIAO DỊCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008. Đơn vị: VND, USD, JPY Tên dự án Giá trị hợp đồng tín dụng Giá trị hợp đồng tín dụng quy VND Toà nhà Artexport 32.200 triệu VND 32.200 triệu VND Trung tâm thiết thị lưới điện 4.895 triệu VND 4.895 triệu VND Trường dạy nghề thuộc công ty Cung ứng dịch vụ hàng không 18.000 triệu VND 18.000 triệu VND Tăng cường năng lực SX phân xưởng thành phẩm tại Công ty In Thương mại Thông tấn xã Việt nam 1.733 triệu VND 1.733 triệu VND Tăng cường năng lực SX phân xưởng thành phẩm tại Công ty In Thương mại Thông tấn xã Việt nam 17.637,2 ngàn JPY 2.469 triệu VND Trụ sở làm việc công ty Truyền thông đa phương tiện 10.000 triệu VND 10.000 triệu VND Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 4.990 triệu VND 4.990 triệu VND Nhà máy sản xuất container Vinashin-TGC 16.541,7 ngàn USD 265.311 triệu VND Trung tâm sát hạch xe cơ giới của công ty TNHH Việt Thanh 10.000 triệu VND 10.000 triệu VND Công ty truyền thông 2B 1.000 triệu VND 1.000 triệu VND Mua xe ô tô của công ty Kha Tuân 1.800 triệu VND 1.800 triệu VND Đầu tư mở rộng hoạt động KD vận tải hành khách bằng taxi của công ty TNHH Hương Lúa 15.000 triệu VND 15.000 triệu VND Đầu tư mở rộng hoạt động KD vận tải hành khách bằng taxi của Công ty TNHH Nguyên Minh 4.450 triệu VND 4.450 triệu VND Đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao An Phú Hưng của Công ty CP An Phú Hưng 23.000 triệu VND 23.000 triệu VND Nhà máy cán và luyện thép không rỉ của Công ty TNHH Thuần Thuý 40.000 triệu VND 40.000 triệu VND Tổng Công ty Điện lực VN – DA Sesan 4 400.000 triệu VND 400.000 triệu VND Tổng Công ty Điện lực VN – DA Srepok3 463.000 triệu VND 463.000 triệu VND DA mua tàu chở hàng Đông Ba của Công ty Hàng hải Đông Đô 21.000 triệu VND 21.000 triệu VND Cho vay mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cấp sửa chữa bệnh viện của Bệnh viện Việt – Pháp 2.000.000 USD 34.000 triệu VND Trả nợ trước hạn 07 khoản vay tại Công ty mẹ là Công ty Logitem Intl Corp Nhật Bản của Logitem 3.500.000 USD 59.000 triệu VND Đầu tư mua máy in màu của Nhà in Báo Nhân dân 1.350.000 USD 23.000 triệu VND Đầu tư một phần để mua toà nhà của Công ty Cổ phần Kỹ thuật HN 6.000 triệu VND 6.000 triệu VND Đầu tư dây chuyền sx xi măng của Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn 117.630 triệu VND 117.630 triệu VND Đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng của Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn 10.424 nghìn EUR 250.176 triệu VND Tổng cộng 2,139,487 triệu VND Nguồn: Phòng Đầu tư dự án. Tính đến cuối tháng 06/2008, Phòng đang quản lý 32 khoản vay trung dài hạn với tổng trị giá cam kết quy VND là hơn 2.139 tỷ quy VND, với tổng dư nợ đạt hơn 1000 tỷ quy VND. Đây là một kết quả khá tốt của phòng Đầu tư dự án trong khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái và các doanh nghiệp ít dám mạo hiểm để đầu tư. Mặc dù tổng cam kết lớn nhưng số vốn giải ngân chưa cao nên chưa thúc đẩy mạnh số dư nợ tín dụng của sở giao dịch. Tuy nhiên tốc độ giải ngân phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các dự án của chủ đầu tư chứ không phụ thuộc vào ngân hàng. Việc rút vốn đối với một dự án có thể kéo dài 1 năm đối với dự án nhỏ và 5 năm đối với dự án lớn như dự án thủy điện. Mặc dù tăng trưởng chậm nhưng tăng trưởng của đầu tư dự án lại có tính ổn định cao. Phải khẳng định rằng đây là những con số không nhỏ sau khoảng 03 năm thành lập Phòng ĐTDA-SGD. Số liệu tháng 06/2008 như sau: - Doanh số cho vay: 145,10 ngàn USD 36,40 ngàn EUR, và 7.687,93 triệu VND - Doanh số thu nợ: 190.00 ngàn USD , 1.250 ngàn JPY và 2,676 triệu VND - Tổng dư nợ: 22.019,90 ngàn USD, 5.867,89 ngàn EUR, 155.244,89 ngàn JPY và 450.594,14 triệu VND - Nợ quá hạn: 0,00 triệu VND Số liệu năm 2008: - Doanh số cho vay: 16.972,49 ngàn USD, 1.528.80 ngàn EUR, 158.367,49 ngàn JPY và 264.568,81 triệu VND - Doanh số thu nợ: 2.780,44 ngàn USD, 6.545,45 ngàn JPY và 32.828,18 triệu VND - Tổng dư nợ: 22.956,54 ngàn USD, 8.619.77 ngàn EUR, 155.244,89 ngàn JPY và 1,265,102 triệu VND - Nợ quá hạn: 0,00 triệu VND Tổng dư nợ đến cuối năm 2008 là hơn 1.265 tỷ quy VND. Nội dung thẩm định hồ sơ vốn vay. Thẩm định hồ sơ dự án vốn vay là công tác quan trọng nhất đối với ngân hàng trong việc quyết định xem có nên tài trợ vốn cho dự án hay không. Các nội dung thẩm định hồ sơ dự án vốn vay bao gồm: - Thẩm định về khách hàng. - Thẩm định các nội dung trong dự án đầu tư: + Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư dự án + Thẩm định về mặt kỹ thuật + Thẩm định về mặt thị trường. + Thẩm định tài chính dự án 1.2.2.1. Thẩm định về khách hàng. Một dự án dù có tốt đến đâu nhưng người thực hiện không có trách nhiệm và năng lực thì cũng không thể đạt hiệu quả cao và đảm bảo có thể trả nợ cho dự án. Do đó mà công tác thẩm định khách hàng là một công việc hết sức quan trọng. Trong phần này bao gồm các nội dung thẩm định sau: a. Thẩm định các yếu tố phi tài chính bao gồm các nội dung : năng lực pháp lý của chủ đầu tư, tình hình pháp lý của hồ sơ dự án, mô hình tổ chức và chất lượng điều hành, năng lực đội ngũ cán bộ, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường… b. Thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp: các số liệu về tài chính là căn cứ quan trọng để đánh giá và xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ và trong hiện tại. Nội dung của thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Tinh hình công nợ của khách hàng - Vốn và quan hệ của khách hàng với ngân hàng - Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp: Phòng đầu tư dự án dựa trên cơ sở báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để đưa ra nhận xét về ấc chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.Có 4 loại chỉ tiêu tài chính bao gồm: + Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn, chúng cho thấy mức độ ổn định và tự chủ về tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. + Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán (liquidity rations) nhằm thấy được khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt của doanh nghiệp + Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động được sử dụng để xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản. + Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận, cho thấy doanh nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá ở mức độ như thế nào (nhóm chỉ tiêu này chỉ được đánh giá với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá). Tuy nhiên do đặc thù của các dự án là khác nhau về ngành nghề, điều kiện hình thành, chủ đầu tư… nên việc phân tích tài chính đối với chủ đầu tư cần được linh hoạt, không nhất thiết phải tính toán toàn bộ các chỉ tiêu (thậm chí trong một số trường hợp do chủ đầu tư là doanh nghiệp mới thành lập nên những tính toán trên cũng không thể thực hiện). Tuy vậy, với hầu hết các dự án thông thường, việc thẩm định, phân tích tài chính với chủ đầu tư có một ý nghĩa lớn để đảm bảo tính an toàn vốn vay, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và từ đó có những đề xuất cho phương án cho vay thích hợp. c. Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh). Trong phần này thì ngân hàng sẽ xem xét doanh nghiệp với các nội dung sau: các loại sản phẩm, hàng hóa đang sản xuất kinh doanh, tình trạng thiết bị máy móc của doanh nghiệp, số lượng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, tình hình hàng tồn kho hay doanh số hoạt động và kết quả sản xuất trong năm gần nhất… Sau khi xem xét xong ta đưa ra nhận xét về xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh và khả năng tiêu thụ, phạm vi tiêu thụ của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. a. Sự cần thiết phải đầu tư dự án b. Thẩm định về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung sau: - Các thông tin cơ bản của dự án: tên dự án, tên sản phẩm, thị trường tiêu thụ, thiết bị… - Tổ chức xây dựng dự án: thời gian xây dựng, khai thác dự án… - Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của sản xuất. Ngoài ra còn xem xét, kiểm tra, phân tích các yếu tố đầu vào khác của sản xuất… Thẩm định về mặt thị trường Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là một khâu hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của dự án, do đó phải thẩm định chặt chẽ, khoa học, tránh suy luận chủ quan. Tuỳ theo trường hợp và điều kiện cụ thể có những nội dung sau: - Xác định nhu cầu thị trường của hiện tại và tương lai. - Xác định khả năng cung cấp hiện tại và trong tương lai. - So sánh cung và cầu. Cần so sánh giá thành sản phẩm, giá bán sản phẩm của dự án với giá cả trên thị trường hiện nay và tương lai để xác định khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm mới. Thẩm định về mặt kinh tế tài chính - Thẩm định về kế hoạch sản xuất kinh doanh Xác định công suất của thiết bị có thể đạt được của máy móc thiết bị trong thời gian vay nợ ngân hang đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm và nguồn thu để trả nợ của doanh nghiệp. Trong phần này cần biết về công suất thiết kế, công suất dự kiến… - Xác định doanh thu theo công suất dự kiến. + Xác định giá bán bình quân. + Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì? Bán uôn hay bán lẻ? Gía bán hiện tại là bao nhiêu? So sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Xu hướng biến động giá cả trong tương lai là thuận lợi hay bất lợi… + Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: sau khi xác định được công suất, ta xác định được sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó tính được sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch. + Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch. - Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ. - Xem xét chỉ tiêu hiệu quả: Về lý thuyết cũng như thực tiễn, để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, người ta thường sử dụng bốn chỉ tiêu: NPV, IRR, PP, PI. - Xem xét khả năng trả nợ - Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh không có lãi nhưng cũng không lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất đạt trên điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Nhìn chung các dự án có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được. - Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra với dự án đầu tư (dùng phương pháp phân tích độ nhạy). Đưa ra các giả định về thay đổi sản lượng, đơn giá bán, chi phí tăng… để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án. 1.2.2.3. Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay. - Các trường hợp bảo đảm tiền vay bao gồm cầm cố, thế chấp, bão lãnh bằng tài sản, bằng tín chấp… - Xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bão lãnh: Phần tài sản dung để tính giá trị bảo đảm vốn vay của doanh nghiệp chỉ được tính trên phần tài sản cố định vật cất còn phần tài sản phi vật chất thì không được tính vì phần này sẽ không thu được tiền khi phát mại. Phương pháp thẩm định hồ sơ dự án vốn vay. Các phương pháp thẩm định được sử dụng tại phòng đầu tư dựa án bao gồm: - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp thẩm định theo trình tự. - Phương pháp phân tích độ nhạy. - Phương pháp quán triệt rủi ro - Phương pháp dự báo. 1.2.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Đây là phương pháp thường được sử dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD. Phương pháp này so sánh đối chiếu các nội dung trong dự án với các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp, các thông lệ ._.trong nước cũng như quốc tế và các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn các phương án tối ưu. Phương pháp này được tiến hành phân tích theo một số tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà Nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc tế, quốc gia. Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. Các định mức về sản xuất tiêu hao năng lượng, nguyên liệu nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. Phương pháp này nhìn chung là khá đơn giản, chủ yếu mang tính chất kiểm tra và rà soát nhất là trong việc thực hiện các quy định và thông lệ của đất nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần tránh sự máy móc, cứng nhắc và cần có sự phù hợp với những đặc điểm cụ thể, đồng thời hệ thống chỉ tiêu phải chính xác, phù hợp hoàn cảnh thực tế. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong quá trình thẩm định tại SGD. Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng nhiều để kiểm tra tính hợp lý của hồ sơ, các thông số tiêu chuẩn của hồ sơ cũng như của dự án tuy nhiên vẫn mang nặng về tính hình thức. Đồng thời các tiêu chuẩn đối với các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau là khác nhau nên cũng khó khăn cho cán bộ thẩm định. 1.2.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. Việc thẩm định dự án được tiến hành một cách có quy trình, đi từ thẩm định tổng quát tới thẩm định chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Thẩm định tổng quát là việc xem xét tổng quát các nội dung của một dự án mà không đi vào các nội dung chi tiết. Sau khâu thẩm định tổng quát chúng ta sẽ có được một cái nhìn chung về dự án, biết được những nội dung nào thiếu, những nôi dung không cần thiết… xem xét dự án đó nên bác bỏ hay tiếp tục thẩm định chi tiết hơn. Thẩm định chi tiết là việc xem xét chi tiết từng nội dung một từ thẩm định các điều kiện pháp lý đến thẩm định các điều kiện kỹ thuật và tài chính, tổ chức quản lý…mỗi nội dung đều đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý , cần sửa đồi hay không chấp nhận được. Với mỗi nội dung thì sẽ có mức độ tập trung khác nhau. Phương pháp này khá quan trọng trong khâu thẩm định tại SGD. Việc thẩm định theo trình tự giúp cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá một cách khái quát về dự án từ đó có quyết định loại bỏ hay tiếp tục thẩm định. Thông thường tại SGD, việc thẩm định tổng quát là do phòng quan hệ khách hàng đánh giá, sau đó thẩm định chi tiết là do phòng quan hệ khách hàng đảm nhiệm. Việc phân cấp như thế sẽ tạo ra sự chuyên môn hóa trong thẩm định tuy nhiên việc thu thập thông tin cũng sẽ phải qua nhiều phòng ban hơn. 1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Phương pháp này dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính như lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn… của dự án đầu tư. Đó là việc giả định cho một hay nhiều yếu tố thay đổi từ đó xem xét nó ảnh hưởng đến dự án thế nào, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng ít để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp này thường được dung trong phân tích tài chính của dự án. Tại SGD, phương pháp này ngày càng được quan tâm nhiều hơn để đánh giá độ an toàn của vốn vay. Tuy nhiên các yếu tố được giả định là thay đổi là chưa nhiều, chưa phản ánh hết được những yếu tố ảnh hưởng tói các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. 1.2.3.4. Phương pháp quán triệt rủi ro. Bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có rủi ro do đó việc dự đoán những rủi ro sẽ có là việc hêt sức cần thiết để có những phương án phòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Rủi ro thường được phân chia theo các giai đoạn. Ở gian đoạn chuẩn bị thực hiện có các loại rủi ro như rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính…Ở giai đoạn thực hiện dự án có các rủi ro như chậm tiến độ thực hiện, rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật, rủi ro tài chính,các rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt… Ở giai đọan khi dự án đi vào vận hành thì có các loại rủi ro như rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào, rủi ro về quản lý điều hành. Để hạn chế rủi ro thì người ta dung các biện pháp như đấu thầu, bảo hiểm, bảo lãnh hợp đồng… Việc sử dụng phương pháp này tại SGD vẫn chỉ mang tính chất định tính. Những rủi ro được đưa ra nhưng việc định lượng, phân cấp các loại rủi ro vẫn chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân là do những rủi ro này thường liên quan tới sự thay đổi chính sách của chính phủ, thị trường đầu ra đầu vào trong nước và ngoài nước nên rất khó định lượng. 1.2.3.5. Phương pháp dự báo. Dự án đầu tư thường sử dụng số vốn lớn và với thời gian kéo dài. Do đó các số liệu của dự án đều được xây dựng trên cơ sở các số liệu dự báo cho tương lai về tình hình cung cầu, giá cả và các yếu tố có ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Phương pháp này đưa ra các dự báo về cung cầu sản phẩm, thị phần sản phẩm của dự án trong tương lai. Tại SGD, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích khía cạnh thị trường của dự án. Tuy nhiên, công tác dự báo phần lớn là dựa vào số liệu mà khách hàng đưa ra chứ chưa trực tiếp thực hiện được. Các cán bộ thẩm định chỉ kiểm tra lại tính xác thực của số liệu. Quy trình thẩm định tại sở giao dịch 1.2.4.1. Quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định dự án là một khâu quan trọng tỏng quy trình cho vay đối với dự án đầu tư. Đây là bước mà ngân hang đánh giá, xem xét về khách hang và dự án đầu tư, xem xét khả năng trả nợ của dự án để quyết định cho vay vốn. Quy trình thẩm định dự án đầu tư bao gồm có 6 bước cơ bản là: - Bước 1: Phòng đầu tư dự án sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng do phòng quan hệ khách hàng lập ra trên cơ sở tiếp xúc và làm việc với khách hàng. - Bước 2: Cán bộ phòng đầu tư dự án sẽ kiểm tra sự phù hợp với các chính sách và quy trình thẩm định hiện hành. Bước 3: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hang Bước 4: Thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định. Bước 5: Trình trưởng/ phó phòng đầu tư dự án phê duyệt - Bước 6: Thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay vốn hay không. Đối với những dự án nhỏ hơn hoặc bằng 5tỷ đồng thì phòng đầu tư dự án sẽ trực tiếp gặp măt khách hang, đảm nhiệm cả việc thu thập thông tin khách hang, lập đề xuất tín dụng. Còn đối với dự án >5 tỷ đồng thì việc thu thập thong tin về khách hàng và lập đề xuất tín dụng sẽ do phòng quan hệ khách hàng sẽ thực hiện rồi được chuyển xuống cho phòng đầu tư dự án thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định dự án. Đây là điểm khác biệt giữa SGD và các chi nhánh khác. Ở các chi nhánh khác thì công tác thẩm định sẽ do phòng quản lý rủi ro thực hiện chứ không có phòng đầu tư dự án. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết thì phòng quản lý dự án có thể yêu cầu phòng quản lý rủi ro cung cấp và bổ sung các thông tin liên quan đến rủi ro ngành nghề hoặc mặt hàng mà dự án đang đề cấp hoặc sự phù hợp của dự án so với các chính sách quản lý hiện hành của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Dưới đây là sơ đồ quy trình thẩm định tại SGD: Khách hàng Phòng Đầu tư dự án Phòng Quan hệ khách hàng ≤ 5 tỷ > 5 tỷ Đề xuất tín dụng Nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng Kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiệu hành Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Thẩm định chi tiết Lập báo cáo thẩm định Trình Trưởng/Phó Phòng Đầu tư dự án duyệt ký Thông báo kết quả thẩm Quy trình thẩm định dự án đầu tư Về thẩm quyền thẩm định phê duyệt tín dụng: Đối với những dự án dưới 5 tỷ đồng thì phòng đầu tư dự án sẽ tiếp nhận và trưởng/ phó phòng sẽ phê duyệt ra quyết định cấp tín dụng cón đối những dự án trên 5 tỷ đồng thì sẽ được thông qua và đánh giá sơ bộ tại phòng quan hệ khách hàng sau đó được chuyển xuồng phòng đầu tư dự án xem xét và việc phê duyệt cấp tín dụng . Đối với tất cả các dự án có tổng các khoản đề xuất tín dụng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải đựoc hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. Tuy nhiên tuỳ thẩm quyền phê duyệt sẽ theo sự phân cấp của giám đốc trong từng thời kì. Một dự án được coi là được phê duyệt cấp tín dụng khi thoả mãn một trong 3 trường hợp sau đây: - Thứ nhất: có đủ chữ ký của người có thẩm quyền phụ trách khách hàng và người phụ trách rủi ro trên báo cáo thẩm định. Thứ hai: Trường hợp một trong hai người có thẩm quyền đi vắng thì người có mặt được ký duyệt với điều kiện khoản tín dụng đã có ý kiến chấp thuận đồng thời của trưởng/phó phòng quan hệ khách hang và trưởng/phó phòng đầu tư dự án. Thứ ba, có phê duyệt của hội đồng tín dụng. 1.3. Thẩm định tài chính dự án vốn vay. Vai trò của công tác thẩm định tài chính. Thẩm định tài chính là công tác quan trọng nhất trong quy trình thẩm định của ngân hàng. Thẩm định tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án được đánh giá là khả thi về mặt tài chính , có nghĩa là dự án phải đạt được hiệu quả và có độ an toàn cao về mặt tài chính. Công tác thẩm định tài chính có mối quan hệ mật thiết với thẩm định các khía cạnh khác trong dự án. Thẩm định khía cạnh thị trường tạo cơ sở cho các số liệu kỹ thuật và thông qua các số liệu này, thì sẽ có thể tính toán được tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án từ đó mà đánh giá được tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Với vai trò là một định chế tài chính thì ngân hàng sẽ quan tâm tới cả khả năng trả nợ của đồng vốn đã cho vay và cả tính hiệu quả của dự án. Vì vậy trong thẩm định tài chính thì cán bộ thẩm định sẽ đi sâu xây dựng bảng dòng tiến, khả năng trả nợ và phân tích độ nhạy của dự án. Bên cạnh những vai trò trên thì công tác thẩm định tài chính còn có vai trò đối với chủ đầu tư: thông qua công tác thẩm định dự án giúp chủ đầu tư có thể phát hiện và sửa chữa những sai sót có thể gặp phải trong quá trình lập dự án, giúp cho việc quản lý và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời thông qua thẩm định tài chính giúp chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ pháp lý nhằm tuân thủ yêu cầu của pháp luật về đầu tư. Đối với Nhà nước và các bộ ngành: đối với các dự án sử dụng vốn vay xây dựng theo kế hoạch nhà nước đưa ra hoặc dự án tín dụng ưu đãi thì công tác thẩm định tài chính sẽ giúp phân bổ nguồn vốn cho hiệu quả và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nội dung thẩm định tài chính dự án vốn vay. Thẩm định tài chính là một công việc hết sức quan trọng, đó là việc rà soát, xem xét dự án một cách toàn diện và khoa học đứng trên giác độ của định chế tài chính nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng thu hồi vốn của dự án. Với vai trò là một định chế tài chính thì công tác phân tích tài chính là hết sức quan trọng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của dự án, nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền vay mà ngân hàng tài trợ. Nội dung thẩm định tài chính tại sở giao dịch bao gồm các nội dung sau: Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án Thẩm định khả năng triển khai vốn của dự án. Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Thẩm định an toàn về tài chính (phân tích độ nhạy). Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án: Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để thực hiện dự án. Đối với ngân hàng thì rất cần thiết đối với với việc xác định số tiền mà dự án cần vay để đầu tư vào. Tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương thì tổng vốn đầu tư được xác định bằng cách cộng tất cả các khoản chi phí lại. Các khoản mục chi phí của dự án bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng: bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục công trình như chi phí thiết kế, khảo sát, xây lắp Vốn đầu tư thiết bị bao gồm các chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển thiết bị từ nơi mua tới nhà xưởng, chi phí bảo hành, chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có). Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng: đối với chi phí lãi vay khi dự án đưa vào sản xuất thì được tính vào chi phí thường xuyên hàng năm nhưng trong thời gian xây dựng thì nó vẫn được tính vào tổng vốn đầu tư. Chi phí vốn lưu động sản xuất: đây là lượng vốn cần thiết để đảm bảo cho một chu kỳ sản xuất thực hiện bình thường. Đây có thể là vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc vốn lưu động bổ sung ( đối với dự án mở rộng thêm) Chi phí quản lý và các chi phí khác: các khoản mục chi phí này chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó trên tổng vốn đầu tư. Thẩm định nội dung này chủ yếu là kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của các khoản mục. Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết nhằm tránh hai khuynh hướng là quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án sau này. Tại SGD, tổng vốn đầu tư được tính toán dựa trên các chi phí trên. Tuy nhiên, chi phí lãi vay trong quá trình xây dựng vẫn chưa được tính vào tổng vốn đầu tư. Đồng thời các loại chi phí chưa được tính toán một cách chi tiết. Thẩm định nguồn vốn, kế hoạch huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn. Một dự án đưa ra được các kế hoạch và phương hướng để thực hiện nhưng nếu không đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện thì sẽ không mang tính khả thi. Vì vậy công tác thẩm định khả năng triển khai vốn của dự án là rất cần thiết đối với ngân hàng, tránh tình trạng cho vay vốn nhưng dự án lại không thực hiện được. Các nguồn vốn có thể huy động cho dự án bao gồm: Vốn tự có: ngân hàng sẽ thẩm định khả năng của chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp và tiến độ góp vốn. Vốn vay nước ngoài: xem xét khả năng thực hiện và tiến độ thực hiện của vốn. Vốn vay nước ngoài có thể là vốn vay ODA hoặc của các tổ chức tín dụng quốc tế. Vốn vay ưu đãi, bão lãnh, thương mại: xem xét, thẩm định vê khả năng và tiến độ thực hiện của các nguồn vốn. Các nguồn khác. Trong nội dung này thì cán bộ thẩm định cần chú ý tới xác định được phương án đáp ứng vốn lưu động cho dự án ngay từ khâu thẩm định tổng vốn cố định. Đồng thời có thể phát sinh thêm tổng vốn đầu tư trong thời gian xây dựng nên cũng cần phải có phương án dự phòng. Các dự án được thẩm định tại SGD đều được thẩm định cơ cấu nguồn vốn tài trợ, phân loại một cách rõ ràng nhằm xác định khả năng triển khai vốn của dự án. 1.3.2.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. Thẩm định công suất của dự án. Công suất thiết kế của dự án: là công suất đạt được khi dự án hoạt động trong điều kiện bình thường tức là máy móc hoạt động theo đúng yêu cầu dây chuyền công nghệ và không bị gián đoạn, thông thường là 300 ngày/năm, 1-1,5 ca/ngày, 8h/1ca. Công Suất công suất thiết kế số giờ số ca làm số ngày Thiết kế = trong 1 giờ của máy x làm trong x trong x làm việc 1 năm móc chủ yếu 1 ca 1 ngày 1 năm. - Công suất thực tế của dự án: là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm kể từ khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế của dự án thường khác nhau qua các năm. Thông thường trong những năm đầu, do điều chỉnh máy móc và nhân công chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định nên năm đầu công suất thực tế của dự án chỉ tính bằng 50% công suất thiết kế của dự án. Trong những năm ổn định thì công suất thực tế thường được tính là 90% công suất thiết kế. Tuy nhiên cũng cần dựa vào đặc điểm và tính chất của từng ngành để xác định công suất thực tế của dự án. Ví dụ như những ngành phụ thuộc vào trình độ tay nghề của nhân công như giày da, may mặc... thì thông thường những năm đầu sản xuất chỉ đạt khoảng 40-50% công suất thiết kế, năm thứ 2 khoảng 60-70%, từ năm thứ 3 trở đi thì đạt được khoảng trên 70% công suất thiết kế. 1.3.2.3.2. Thẩm định doanh thu Một dự án muốn thu hồi vốn đầu tư và mang lại lợi nhuận thì phải tạo ra doanh thu, Doanh thu của dự án bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩm phụ và thu hồi phế liệu. Để xác định được doanh thu thì phải xác định được giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Xác định giá bán bình quân: giá bán bình quân của sản phẩm phụ thuộc vào mặt hàng dự án dự kiến sản xuất, tình hình tiêu thụ của các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường, phương thức tiêu thụ...Để có thể xác định được chính xác giá cả bình quân thì cần nghiên cứu giá cả của sản phẩm những năm trước đó, tìm hiểu cung cầu sản phẩm trong tương lai và xu hướng biến động của giá cả theo quy luật. Đơn giá bình quân của sản phẩm dự án được xác định theo công thức sau: P= (∑Pi xQi)/∑Qi Trong đó: P là đơn giá bình quân của sản phẩm dự án Pi là đơn giá của sản phẩm loại i Qi là số lượng sản phẩm loại i Xác định sản lượng tiêu thụ trong kỳ: được xác định bằng cách xác định khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và khối lượng tồn kho cuối kỳ. Xác định doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm: sau khi xác định được giá bán bình quân và khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với mỗi loại sản phẩm thì sẽ xác định doanh thu của toàn bộ sản phẩm của dự án theo công thức: DT= ∑Pi x Qi. Trong đó: Pi là giá bán bình quân sản phẩm i Qi là sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i n là số lượng sản phẩm của dự án kể cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. 1.3.2.3.3 . Thẩm định chi phí của dự án: Chi phí của dự án thể hiện toàn bộ hao phí của dự án để tạo nên doanh thu. Chi phí bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi: hay còn gọi là biến phí, là loại chi phí thay đổi theo sự biến đổi của khối lượng sản phẩm. Khi khối lượng sản phẩm tăng thì biến phí cũng tăng và ngược lại. Biến phí bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu chính, chi phí cho nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp... Tổng biến phí tính cho toàn bộ sản phẩm được tính theo công thức: Tổng biến phí= ∑biến phí cho 1 đơn vị spi x số lượng sản phẩm loại i - Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm. Khi khối lượng sản phẩn tăng hoặc giảm thì biến phí vẫn giữ nguyên. Chi phí cố định có thể bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê đất đai, nhà xưởng, chi phí thành lập doanh nghiệp, phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, sản phẩm, chi phí đào tạo nhân công... Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: a. Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1 mà dự án vẫn thuận lợi. Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầutư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án triển vọng, có hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể thấp hơn. b. Thẩm định tỷ suất chiết khấu. Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác thì trước tiên phải tính được tỷ suất chiết khấu nhằm đưa dùng tiền của các năm về cùng một thời điểm. Lãi suất chiết khấu là cơ sở để quy đổi dự án về cùng một mặt bằng thời gian. Tại SGD hiện nay xác định lãi suất chiết khấu thông qua chi phí vốn bình quân. Do đặc điểm của các dự án là vốn lớn nên phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Thông thường tại SGD thì tủ suất chiết khấu được tính dựa trên lãi suất đi vay và kết hợp với chi phí vốn tự có của dự án. Tuy nhiên việc xác định lãi suất chiết khấu phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của dự án: - Nếu là vốn đầu tư do ngân sách Nhà nước cấp thì tỷ suất chiết khấu do Nhà nước quy định hoặc có thể lấy lãi vay dài hạn hoặc tôc độ lạm phát của nền kinh tế làm cơ sở tính toán. - Nếu là vốn được hình thành từ góp cổ phần thì lãi suất chiết khấu được tính toán dựa trên lợi tức của cổ phần. - Nếu là vốn góp liên doanh thì tỷ suất chiết khấu là do các bên liên doanh tự thỏa thuận với nhau. - Nếu là vốn tự góp thì lấy chi phí cơ hội làm tỷ suất chiết khấu c. Thẩm định dòng tiền các năm của dự án. Dòng tiền của dự án là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính một cách dễ dàng. Các cán bộ thẩm định phải xác định được số năm tính toán dòng tiền và hiệu quả tài chính dự án. Dòng tiền hàng năm được tính trên cơ sở các giả định về sản lượng, giá bán, chi phí từ đó lập nên các bảng tính toán. Trước tiên là phải tính được khoản lợi nhuận trước thuế theo công thức: Lợi nhuận trước thuế hàng năm = tổng doanh thu hàng năm – tổng chi phí hàng năm. Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế x (1- tỷ lệ thuế TNDN) Dòng tiền hàng năm t= Lợi nhuận sau thuế năm t + khấu hao năm t + Lãi vay cố định năm t – Giá trị đầu tư bổ sung tài sản năm t + giá trị thanh lý tài sản năm t. ` Lãi vay cố định của dự án được tính dựa vào nguồn đi vay và lãi suất của từng nguồn. Đối với SGD thì lãi suất cho vay đối với nguồn vốn được tính dựa trên lãi suất bình quân đầu vào, chi phí quản lý nguồn vốn vay, phần bù rủi ro và mức lợi nhuận dự kiến khi thực hiện cho vay. Dòng tiền cả đời dự án bao gồm vốn đầu tư cố định ban đầu và dòng tiền thuần hàng năm. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: Các chỉ tiêu bao gồm: NPV: giá trị hiện tại ròng dự án. IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ. RR: tỷ suất sinh lời vốn đầu tư B/C: tỷ số lợi ích/chi phí. T : Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Phân tích điểm hòa vốn. c.1. Giá trị hiện tại ròng: Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất khi các chủ đầu tư tiến hành lập dự án và các cơ quan chức năng cũng như ngân hàng tiến hành thẩm định dự án. Chỉ tiêu NPV được xác định: NPV = Bi: Khoản thu của dự án năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm I, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án. Ci: Khoản chi của dự án năm i. Nó có thể là chi phí vón đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án. r: Tỷ suất chiết khấu n: Số năm hoạt động của dự án. NPV là phần nhà đầu tư thu được khi dự án kết thúc do đó khi NPV = 0 thì nhà đầu tư không có lãi vì thu nhập ròng vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư, khi NPV=0. NPV càng lớn thì càng tốt. Với ngân hàng thì họ sẽ lựa chọn những dự án có NPV>=0 và càng lớn càng lớn càng tốt. Chỉ tiêu NPV còn được sử dụng như tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn dự án loại trừ lẫn nhau (trong trường hợp không hạn chế về nguồn vốn. Khi so sánh hai hay nhiều dự án, ta sẽ chọn dự án có NPV dương và lớn nhất. c.2. Hệ số hoàn vốn nội bộ. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng hiện tại thì tổng thu bằng tổng chi. IRR: Hệ số hoàn vốn nội bộ. Hệ số thu hồi vốn nội tại IRR: Hệ số IRR cũng dung để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí đầu tư có nghĩa là NPV của dự án bằng 0 do đó nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên tiết kiệm với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất cho vay và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi vay ngân hang, còn IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có lãi. Ngoài ra việc tính IRR còn cho phép ta so sánh lựa chọn giữa các phương án đầu tư khác nhau và giữa các chủ đầu tư khác nhau. c.3. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư( hệ số hoàn vốn). RR = Wpv: Lợi nhuận bình quân hàng năm của dự án quy về mặt bằng hiện tại. Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. RR: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tính bình quân năm của đời dự án. c.4. Tỷ số lợi ích – chi phí ( B/ C ). Chỉ tiêu lợi ích – chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Trong đó: Bi: Doanh thu hay lợi ích ở năm i. Ci: Chi phí năm i. PV( B): Giá trị hiện tại của các khoản thu bao gồm doanh thu ở các năm của đời dự án . PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí. Chỉ tiêu B/ C >= 1 thì dự án được chấp nhận. Khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Còn ngược lại B/ C < 1 thì dự án bị bác bỏ. c.5. Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. T: Năm thu hồi vốn đầu tư. (W+ D)ipv: Khoản thu lợi nhuận thuần và khấu hao năm i quy về thời điểm hiện tại. Ivo: Vốn đầu tư ban đầu. Dự án được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn đầu tư <= Tđm Tđm: thời gian hoàn vốn định mức được xác định tuỳ theo ngành. c.6. Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh không có lãi nhưng cũng không lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất đạt trên điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Nhìn chung các dự án có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được. - Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra với dự án đầu tư (dùng phương pháp phân tích độ nhạy). Đưa ra các giả định về thay đổi sản lượng, đơn giá bán, chi phí tăng… để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án. Phương pháp thẩm định tài chính Các phương pháp trong thẩm định tài chính tại Sở giao dịch bao gồm phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp phân tích rủi ro. Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng để so sánh với các tiêu chuẩn tài chính của các dự án tương tự hay tiêu chuẩn của ngành. Đây là phương pháp rất quan trọng với công tác thẩm định tài chính. Dùng phương pháp này để biết được các chỉ tiêu của dự án có phù hợp tiêu chuẩn hay không cũng như có hiệu quả không. Ví dụ như so sánh suất đầu tư của dự án hay so sánh các tiêu chuẩn hiệu quả tài chính như NPV vơi 0, IRR với lãi suất chiết khấu, B/C với 1,… Phương pháp dự báo được dùng trong phân tích khía cạnh thị trường, từ đó làm cơ sở các số liệu tính toán trong phân tích tài chính. Sử dụng phương pháp này để dự báo về cung cầu, thị phần của sản phẩm dự án trong tương lai. Từ đó có số liệu để phân tích doanh thu, dòng tiền dự án và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Phương pháp dự báo phải đưa ra số liệu chính xác thì việc tính toán hiệu quả sau này cũng mới đảm bảo được. Tuy nhiên trên thực tế tại SGD hiện nay thì phương pháp này vẫn chưa thực hiện tốt. Phương pháp phân tích độ nhạy ngày càng đóng vai trò quan trọng tại các ngân hàng. Đây là phương pháp chỉ sử dụng trong thẩm định khía cạnh tài chính dự án vốn vay. Bởi nguồn vốn cho vay của ngân hàng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào nên việc phân tích độ nhạy là rất cần thiết. Dòng tiền của dự án chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như giá cả, sản lượng, vốn đầu tư ban đầu, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí sản xuất… Các yếu tố này tùy theo từng dự án mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Việc phân tích độ nhạy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể thấy được ảnh hưởng của từng yếu tố riêng biệt cũng như đồng thời các yếu tố đến hiệu quả dự án. Ở SGD hiện nay thường phân tích độ nhạy với sự thay đổi của một yếu tố và đồng thời hai yếu tố. Những yếu tố thường được phân tích là giá bán sản phẩm, tổng mức đầu tư và sản lượng. Phương pháp phân tích rủi ro cũng được sử dụng trong phân tích tài chính dự án. Bản chất của dự án đầu tư là bỏ ra số vốn lớn nhưng thời gian lại kéo dài, vì thể rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với tư cách là định chế tài chính cho vay, thì ngân hàng cũng hết sức quan tâm tới những rủi ro có thể xảy ra này. Đối với phân tích tài chính dự án thì những rủi ro có thể bao gồm rủi ro thị trường , khi có những thay đối khiến cho dự án không có đầu vào để sản xuất hay không tiêu thụ được sản phẩm. Đó cũng có thể là những thay đổi trên thị trường tài chính khiến lãi suất vay vốn tăng lên, …Những rủi ro này luôn tiềm ẩn với các dự án. Trong quá trình thẩm định tại SGD thì các cán bộ thẩm định luôn quan tâm tới những rủi ro này. Quy trình thẩm định tài chính dự án vốn vay. Nhìn chung quy trình thẩm định tài chính dự án cũng tương tự như thẩm định dự án vốn vay. Sau khi phòng quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng thì sẽ xem xét tổng quát, nếu thấy có thể chấp nhận thì sẽ thu thập thêm các thông tin rồi chuyển sang phòng đầu tư dự án tiếp tục thẩm định. Tại phòng Đầu tư dự án, trưởng phòng sẽ giao cho một hoặc một số cán bộ chuyên trách tiến hành thẩm định. Các cán bộ thẩm định này thông qua những thông tin mà khách hàng cung cấp cho phòng Quan hệ khách hàng và những thông tin khác tiến hành công tác thẩm định tài chính. Ví dụ: 1.3.5.1. Giới thiệu sơ bộ về dự án. Dự án Thủy điện Srepok 3 nằm trong quy hoạch bậc thang của sông Srepok (quyết định phê duyệt quy hoạch bậc thang số 1564/QĐ- NLDK ngày 03/07/2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp). Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại công văn số 1225/TTg - CN ngày 25/08/2005. Trên cơ sở đó, ngày 07/10/2005 hội đồng quản trị tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có các quyết định số 565/Q§-EVN-H§QT v/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Srepok 3 và quyết định số 710/Q§-EVN-H§QT ngày 13/12/2005 phê duyệt thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 dự án thủy điện Sperok 3 . Theo quyết định phê duyệt TKKT giai đoạn 1, dự án Srepok 3 có một số thông số chính như sau: Tên dự án: công trình thủy điện Srepok Địa điểm xây dựng: trên sông Srepok thuộc huyện Cư Jut tỉnh Đắc Nông và huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk lak. Diện tích lưu vực: 9.410 km2. Cấp công trình: cấpCXDVN 285-2002 Mực nước dâng bình thường: 272m Mực nước chết: 268 m Dung tích toàn bộ: 218,99 triệu m3 Diện tích mặt hồ với MND: 17,68 km2 Công suất lắp máy: 220 MW Số tổ máy: 02 tổ Điện lượng trung bình năm: 1.060,2 triệu KWh Loại tuốc bin: tâm trục, trục đứng Hình thức đầu tư: xây dựng mới Tổng vốn đầu tư: 4.855.664 triệu đồng (theo quyết định đầu tư dự án) Mục đích đầu tư: tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia. Nguồn vốn đầu tư: vốn tự có của của đầu tư, vay vốn các ngân hàng thương mại trong nước, quỹ hỗ trợ phát triển và vốn vay nước ngoài. Tiến độ: thời gian xây dựng 5 năm (kể cả thời gian chuẩn bụ), dự kiến hoàn thành năm 2010. Thẩm định tài chính dự án Sreepok 1.3.5.2. Tổng vốn đầu tư: Theo 565/QĐ- EVN-HĐQT ngày 07/10/2005 của hội đồng quản trị EVN về việc đầu tư xây dựng công trình thủy điện Srepok 3, tổng mức đầu tư của dự án là 4.855.664 triệu đồng . Cụ thể: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2189.doc
Tài liệu liên quan