Công ty CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT TSC (vật tư ngành nước) (QL công)

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT TSC 1. Lịch sử phát triển của công ty Hoà nhịp cùng xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước nói chung và với sự phát triển của ngành công nghiệp nước nói riêng, để góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của các công trình xây dựng, Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật (TSC, JSC) được thành lập với mong muốn là cầu nối để đưa các sản phẩm có chất lượng cao của các tâp đoàn lớn trên thế giới đến với người tiêu dùng Việt Nam. Cô

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Công ty CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT TSC (vật tư ngành nước) (QL công), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty được tập đoàn WAVIN của Hà Lan, một trong những nhà sản xuất hàng đầu Châu Âu với doanh thu năm 2005 khoảng 1,3 tỷ EUR, 27 nhà máy sản xuất tại Châu Âu, hơn 90 nhà phân phối và đại lý trên toàn thế giới đã lựa chọn TSC là đơn vị đại diện thương mại và là nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm của tập đoàn WAVIN từ năm 2003 tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm của WAVIN bao gồm 44 loại sản phẩm khác nhau được chia thành các nhóm sản phẩm: Dùng trong các toà nhà, dân dụng và tiện ích. Các sản phẩm của WAVIN đã được cung cấp vào thị trường từ năm 1997 thông qua các dự án thuộc ngồn vốn vay JBIC của Nhật Bản, nguồn vốn vay ADB giai đoạn II cung cấp ống và phụ kiện uPVC thông qua ban quản lý dự án phát triển cấp thoát nước - Bộ xây dựng cho các công ty cấp nước các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Nha Trang, Phan Thiết, Pleiku, Long Xuyên đã được đánh giá rất cao về chất lượng. Thương hiệu WAVIN nhận được sự quan tâm của các nhà thầu và người tiêu dùng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 2003, trụ sở của công ty đặt tại số 37 Đường Trung Yên 11B, Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 2. Chức năng, nhiệm vụ Là nhà thầu cơ điện, nhà thầu các hệ thống cấp thoát nước, nhà cung cấp các vật tư ngành nước (vật tư cấp thoát nước). Đây là chức năng, nhiệm vụ chính của công ty. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng Buôn bán và cho thuê các phương tiện thi công cơ giới, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, vật tư thiết bị xây dựng, thiết bị điện nước Buôn bán, lắp đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị áp lực Vận chuyển hàng hoá, môi giới thương mại Đại diện thương mại, nhà phân phối độc quyền ống và phụ kiện PPR của tập đoàn WAVIN tại Việt Nam Bằng uy tín, chất lượng và dịch vụ của mình, công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đã cung cấp và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho hàng loạt các công trình, dự án lớn như: The Manor, Toà nhà tổng công ty vật tư nông nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, Khách sạn Nacimex Hải Dương, Trung tâm thương mại tổng hợp Hải Phòng, tháp đôi TD Plaza Hải Phòng, căn hộ cao cấp SYRENA, các chung cư khách sạn cao cấp Canival, Amada, Avalon, DIC ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hội nghị quốc tế Furama Đà Nẵng, Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng. 3. Ngành nghề kinh doanh. Nước- vật tư và thiết bị, dịch vụ xử lý nước Ống nước, buôn bán vật tư. Vật liệu xây dựng. - Lĩnh vực cơ: Hệ thống điều hoà không khí và thông gió trung tâm, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống cấp thoát và xử lý nước, hệ thống gaz trung tâm, hệ thống thang máy… - Lĩnh vực điện: Hệ thống điên động lực và chiếu sáng, hệ thống điều khiển tự động toà nhà. - Lĩnh vực an toàn: Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy, hệ thống an ninh & giám sát, hệ thống chống sét. - Lĩnh vực tự động hoá: Hệ thống điều khiển tự động trong nhà xưởng. - Lắp đặt dây chuyền và chuyển giao công nghệ: Hệ thống dây chuyền tự động, lắp ráp, vận hành theo hướng dẫn của nhà cung cấp. Các dịch vụ hỗ trợ: - Tư vấn thiết kế hệ thống cấp thoát nước. - Hướng dẫn lắp đặt. - Giám sát công trình. - Lên dự án công trình. - Mở các chương trình hội thảo. 4. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó GĐ Phòng kế toán P. dự án kdoanh P. kỹ thuật p. tổ chức hành chính p. bảo dưỡng Tổng số nhân sự là: 45 người Trình độ đại học và trên đại học là: 25người Trình độ cao đẳng và trung cấp kỹ thuật là: 20 người Toàn bộ cán bộ của công ty được đào tạo đại học và trên đại học hệ chính quy chủ yếu trong các chuyên ngành: Kinh tế, cơ điện, cơ khí và tự động hoá Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có kinh ngiệm và trình độ cao đáp ứng được nhu cầu về lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ … Hàng năm công ty liên tục tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước cho nhân viên để nâng cao trình độ và đảm bảo sự bắt kịp sự thay đổi của công nghệ và thiết bị trong nước cũng như trên thế giới. Tình hình bố trí nhân sự và sự kết hợp hài hoà giữa các phòng ban hợp lý tạo điều kiện cho công ty hoạt động linh hoạt, hiệu quả. 4.1. Giám đốc: Lê Đức Cường Là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh này. Điều hành và quản lý chung các hoạt động của công ty. - Là người quyết định chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty. - Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty. - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. - Quyết định lương, phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. - Trực tiếp ký các hợp đồng kinh doanh, các dự án đầu tư. - Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong công ty. 4.2. Phó giám đốc: Bùi Xuân Hải -Trợ giúp giám đốc trong hoạt động quản lý công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. - Khi giám đốc vắng mặt, phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc và báo báo kết quả hoạt động khi giám đốc có mặt. - Phối hợp với giám đốc để lập các kế hoạch kinh doanh và đầu tư - Định hướng, giám sát, đôn đốc các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình. 4.3. Phòng kỹ thuật: - Tìm kiếm, quản lý và triển khai các dự án về cơ điện, hệ thống cấp thoát nước. Tham mưu cho giám đốc các chiến lược kinh doanh và tiếp thị bán hàng - Tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt. - Tổ chức lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu thi công các công trình - Lập và quản lý hồ sơ giới thiệu pháp nhân công ty. Thường xuyên bổ xung thông tin vào hồ sơ giới thiệu pháp nhân công ty - Phối hợp với các phòng chức năng trong công ty để thực hiện nhiệm vụ quản lý của công ty. 4.4. Phòng tài chính kế toán - Quản lý vốn, kiểm soát toàn bộ chu trình vòng quay vốn, bảo toàn vốn. - Hạch toán, kế toán, thanh toán cho các đối tượng. - Quản lý, sử dụng hoá đơn GTGT. - Tổng hợp kê khai nộp thuế, hoàn thuế. - Báo cáo thống kê, quyết toán tài chính, thuế theo định ký của Nhà nước. - Xử lý công nợ - Mọi việc điều hành và quản lý phải tuân thủ tuyệt đối pháp lệnh kế toán, thống kê, pháp lệnh thuế và những quy định quản lý tài chính- kế toán khác của công ty và Nhà nước. 4.5. Phòng Tổ chức- hành chính - Quản lý hồ sơ nhân sự, BHXH, BHYT. - Tham mưu cho giám đốc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, di chuyển nhân sự. - Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định về công tác tổ chức- hành chính đã ban hành. - Quản lý, bảo vệ tài sản và văn phòng của công ty - Đón tiếp và hướng dẫn khách tới làm việc tại công ty. - Phòng chống cháy nổ tại văn phòng công ty. - Đảm bảo nhu cầu sử dụng dụng cụ văn phòng, dụng cụ hành chính, văn phòng phẩm, điện sinh hoạt, điện thoại, nước, bữa ăn ca và công tác vệ sinh. - Tổ chức các cuộc họp của công ty. - Đảm nhiệm các công việc nâng bậc, nâng lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật. 4.6. Phòng dự án kinh doanh - Cung cấp và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, tiến hành các hoạt động kinh doanh, tiếp thị tới người tiêu dùng và nhà phân phối lại - Lập dự án, phương án kinh doanh. Dự án phải đảm bảo tính khả thi và bền vững. - Làm các thủ tục liên quan tới dự án - Tổ chức quản lý, khai thác dự án. - Chủ động khai thác thông tin thị trường - Quản lý và khai thác dự án có hiệu quả. - Chủ động nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị trong kinh doanh. 4.7. Bộ phận bảo dưỡng và ứng cứu. Bảo dưỡng, ứng cứu và xử lý sự cố sau khi dự án hoàn thành và toàn bộ phần cơ sở hạ tầng cho thuê. 5. Chiến lược phát triển. 5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của công ty 5.1.1. Những nhân tố khó khăn. Sự biến động của giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới những năm gần đây cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc biến động giá thiết bị, nguyên liệu đầu vào trên thị trường. Trong lĩnh vực hoạt động xây lắp công trình thì cáp điện là một trong những sản phẩm thiết bị chiếm tỉ trọng giá thành lớn trong hoạt động xây lắp điện. Chính vì vậy khi có sự thay đổi về giá cáp điện đều gây bất lợi cho nhà thầu. Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC cũng không thể tránh khỏi quy luật đó. Tuy nhiên để khác phục phần nào việc biến động giá, công ty có một số biện pháp nghiệp vụ như đặt hàng trước, chốt giá đầu vào và đầu ra có tỷ số hợp lý… Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhà thầu có uy tín và kinh nghiệm hoạt động trong cùng lĩnh vực với công ty. Số nhà cung cấp cho công ty còn ít, gây bất lợi cho công ty trong đàm phán và lựa chọn nhà cung cấp hoặc khi quy mô của công ty lớn hơn. 5.1.2. Những nhân tố thuận lợi. - Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì vậy tiềm năng phát triển của công ty là rất lớn ngay tại thị trường Việt Nam. - Công ty nhận được một số ưu đãi từ các nhà cung cấp, như: ưu đãi về hạn mức tín chấp giao hàng trước trả tiền sau, thời gian cung cấp hàng nhanh chóng, triết khấu hoa hồng cao - Công ty có các nhà cung cấp quen thuộc, chính vì vậy các biến động về giá luôn được các nhà cung cấp thông báo trước, để từ đó công ty có kế hoạch hợp lý trong việc đặt hàng. - Công ty có đội ngũ nhân sự ổn định, có trình độ và kinh nghiệm, và cán bộ công nhân viên cần cù, ham học hỏi, có tay nghề, có ý thức gắn bó lâu dài với công ty. - Các khách hàng truyền thống của công ty ngày càng mở rộng các hoạt động kinh doanh, và công ty được lựa chọn là nhà thầu để thực hiện các công việc. Đây là những khách hàng chủ yếu của công ty trong thời gian tới và là một lợi thế để từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới trong tương lai 5.1.3. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro Thường xuyên theo dõi giá cả để cập nhật và dự đoán biến động giá cả để đàm phám với nhà cung cấp. Không ngừng tìm kiếm các đối tác nước ngoài để nhập khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động về giá và chất lượng. Ký kết các hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp để đảm bảo mức giá bình ổn khi thấy thị trường có những biến động lớn về giá. Có phương án dự phòng thay thế chủ động khi có sự thay đổ từ nhà cung cấp. 5.2. Chiến lược phát triển. 5.2.1. Củng cố thị trường hiện hữu, và kế hoạch phát triển thị trường mới. Hiện tại công ty đã xây dựng được thị trường cho các hoạt động kinh doanh của mình, công ty cũng cố gắng thực hiện tốt các công việc với các đối tác để từ đó cùng với các khách hàng hợp tác để cùng phát triển. Chính sách chăm sóc khách hàng thân thuộc, khách hàng chiến lựợc phải được xây dựng. Tạo uy tín và niềm tin trong công việc để từ đó khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Phấn đấu công ty trở thành nhà thầu cho nhiều công trình trọng điểm hơn nữa. Với quan điểm, làm tốt những gì đã tạo dựng, rồi mới phát triển thị trường khác, công ty mong muốn nhân rộng mô hình hoạt động của công ty đến nhiều tỉnh thành hơn nữa trong cả nước. Với mong muốn triển khai các kế hoạch một cách bài bản và có đầu tư đúng mức để làm nền tảng cho những hoạt động kinh doanh của mình ra các tỉnh theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh như: Đà Nẵng, Tiền Giang, Bình Dưong, Vũng Tàu. Đây là những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và năng động. 5.2.2. Sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Do TSC là công ty hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và khả năng nắm bắt công việc, xu hướng của thị trường tốt. Nhận thức được điều đó công ty luôn tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên tham gia các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp vói hoạt động kinh doanh là điều luôn được chú trọng trong công tác bố trí và điều động đội ngũ nhân viên của công ty. 5.2.3. Phát triển nguồn nhân lực. TSC luôn chú trọng vào nguồn nhân lực của công ty và coi đó là tài sản quý giá nhất, mang lại thành công cho công ty. Việc xây dựng chính sách tốt để phát triển nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay, các tập đoàn đa quốc gia và các tập đoàn lớn trong nước đang cố gắng thu hút nhân sự gỏi dẫn đến các công ty vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực hoặc không tìm được nhân sự có trình độ chuyên môn giỏi. Chính vì thế công ty nhận thức được việc đó nên công ty đang xây dựng chính sách giữ người giỏi và thu hút người tài về làm việc tại công ty. Trong những năm tới công ty sẽ thực hiện việc tuyển dụng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm giỏi, đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên công ty, cung cấp các điều kiện làm việc tốt và chế độ khên thưởng kịp thời đối với các nhân viên, tập thể, phòng ban có thành tích xuất sắc, có sáng kiến tạo lợ nhuận cho công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tối đa năg lực của mình. PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC MẶT QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT TSC. 1. Kết quả kinh doanh của công ty. Bảng kết quả kinh doanh tổng hợp tại công ty giai đoạn từ 2006-2008 Đơn vị tính:1000đ Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Tổng DT 12.095.532 19.834.600 31.724.369 7.539.268 12.089.569 Tổng CP 11.946.432 19.403.425 31.443.582 7.456.993 12.040.157 Tổng LN 149.100 231.375 280.787 82.275 49.421 2. Quản lý nhân lực: - Tổng số nhân sự là: 45 người Trong đó: + Trình độ đại học và trên đại học là: 25 người + Trình độ cao đẳng và trung cấp kỹ thuật là: 20 người - Cơ cấu tuổi nhân lực: Độ tuổi nhân lực trong công ty khá trẻ từ 24- 40 tuổi. - Cơ cấu cấp bậc nhân lực: Nhân lực trong công ty được phân chia từ cấp cao cho đến cấp thấp, phản ánh những bước thăng tiến nghề nghiệp của nhân lực trong tổ chức. Bảng cơ cấu trình độ nhân lực: STT Trình độ Khối qlý & vp Khối Dv kỹ thuật Khối TMại Tổng số Tỉ lệ 1 Thạc sỹ 1 0 0 1 2,2% 2 Kỹ sư 2 7 9 18 40% 3 Cử nhân 2 2 2 6 13,3% 4 Cao Đẳng 2 1 0 3 6,7% 5 KỹThuậtViên 1 16 0 17 37,8% 6 Công Nhân Số lượng công nhân tuỳ theo từng dự án. - Chất lượng nhân lực: Toàn bộ cán bộ của công ty được đào tạo đại học và trên đại học hệ chính quy chủ yếu trong các chuyên ngành: Kinh tế, cơ điện, cơ khí và tự động hoá Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao đáp ứng được nhu cầu về lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ … Các kỹ sư và công nhân lành nghề của công ty được rèn luyện qua các công trình xây lắp cho các nhà thầu. 2.1. Lập chiến lược nguồn nhân lực: Công ty rất chú trọng đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực vì vậy việc lập ra chiến lược nguồn nhân lực được quan tâm trước tiên trong quản lý nguồn nhân lực. Đây là quá trình công ty thiết lập và lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực và các chương trình, nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. 2.2. Định biên - Tuyển mộ: Công ty tự phân tích và xác định các yêu cầu và các đặc điểm của công việc cần tuyển mộ. Có thể tuyển mộ từ nguồn nội bộ công ty hoặc từ nguồn bên ngoài. - Tuyển chọn nhân lực và giúp họ hoà nhập vào môi trường làm việc: Lựa chọn những người có năng lực trong lĩnh vực hoạt động của công ty. 2.3. Phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Hàng năm công ty liên tục tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước cho nhân viên để nâng cao trình độ và đảm bảo sự bắt kịp sự thay đổi của công nghệ và thiết bị trong nước cũng như trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2010 công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kiến thức vững vàng, có chuyên môn kỹ thuật cao trong đó có hơn 2/3 là thạc sỹ, kỹ sư điện tử -viễn thông, kỹ sư xây dưng, kỹ sư và cử nhân kinh tế. Nhằm thúc đẩy và tạo tiền đề cho sự phát triển vững vàng của công ty trong tương lai. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trẻ có năng lực và gắn bó với công ty. Tăng thu nhập cho người lao động và nhân viên, cán bộ quản lý trong công ty. 2.4. Trả công cho người lao động. Ngoài việc trả lương hàng tháng cho nhân viên, công ty còn trả công cho nhân viên bằng tiền thưởng, trả công gián tiếp qua các khoản tiền bảo hiểm, trợ cấp xã hội… Người lao động còn được làm việc trong môi trường vật chất thuận tiện, đầy đủ các phương tiện và tiện nghi cần thiết cho việc hoàn thành công việc. Công ty cũng luôn chú trọng đến xây dựng bầu không khí tập thể thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên trong công ty. Bảng tiền lương nhân viên qua các năm: Đơn vị: 1000đ/ người/ tháng Năm 2006 2007 2008 TNBQ 1.523 2.130 2.750 3. Quản lý tài chính tại công ty. -Mối quan hệ tài chính giữa công ty với Nhà Nước: Công ty nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà Nước theo quy định của pháp luật hiện hành. - Mối quan hệ tài chính công ty với thị trường tài chính: Thông qua hệ thống Ngân hàng, công ty nhận những khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vay ngắn hạn, đồng thời hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn, công ty phát hành chứng khoán - Mối quan hệ với các thị trường khác: Công ty sử dụng vốn để mua sắm hàng hoá, trả công lao động và chi trả cho các dịch vụ khác. Quản lý chặt chẽ công nợ của bạn hàng và đối tác chiến lược - Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ công ty: Công ty đưa ra các chính sách sau: Chính sách về phân phối thu nhập Chính sách về đầu tư và cơ cấu đầu tư Chính sách về cơ cấu nguồn vốn Chính sách về chi phí: + Công ty giảm thiểu tối đa các chi phí quản lý + Quản lý tài chính minh bạch, công khai. 3.1. Hoạt động phân tích tài chính Thông qua việc tính toán các mối quan hệ chiến lược, phân tích tài chính, giúp cho công ty nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính của công ty, nắm bắt đựoc ưu nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của mình, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt động của công ty và mức doanh lợi mà công ty có thể đạt trong tương lai. 3.2. Hoạch định tài chính. Công ty đã dự đoán các khoản thu chi của ngân sách, trên cơ sở đó lụă chọn phương án hoạt động tài chính cho tương lai và ấn định sự kiểm soát đối với các phòng ban trong công ty. Công ty lập ra kế hoạch tài chính, dựa vào: - Mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty - Dựa vào tình hình và kết quả phân tích việc thực hiện các kế hoạch dự toán tài chính trong thời gian qua - Dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu- chi. Để xác định khả năng, mức độ, lĩnh vực cần phải khai thác, động viên nguồn thu. 3.3. Kiểm tra tài chính. Trong công ty, việc kiểm tra tài chính được thực hiện thường xuyên. Có thể nói công tác kiểm tra tài chính, đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính. - Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính - Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch tài chính đã được quyết định. - Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính. 3.4. Quản lý vốn luân chuyển. - Quản lý vốn cố định, sử dụng một số biện pháp sau: Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác Lựa chọn các phương pháp khấu hao thích hợp Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Sau mỗi kỳ kế hoạch người quản lý cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định. - Quản lý vốn lưu động: Xác định số vốn lưu động cần thiết trong kỳ kinh doanh Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ vốn lưu động. Đưa ra những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động. 4. Quản lý marketing. Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC sử dụng thương hiệu WAVIN của Hà Lan – là thương hiệu có uy tín trên thị trường thế giới để cung cấp dịch vụ của mình tới các nhà thầu và người tiêu dùng trong nước. Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC là một công ty có quy mô nhỏ vì vậy hoạt động marketing được tổ chức tổ chức thành bộ phận trong phòng dự án kinh doanh - Hoạt động phân tích khả năng thị trường là một hoạt động quan trọng đối với các nhân viên marketing trong công ty. Nhờ hoạt động này công ty phát hiện ra thị trường mới cho công ty, đồng thời giúp công ty có kế hoạch thâm nhập sâu hơn vào thị trường, mở rộng ranh giới thị trường, chiếm lĩnh thị trường - Lựa chọn thị trường mục tiêu: Thông qua hoạt động đo lường và dự báo mức cầu, hoạt động phân khúc thị trường, công ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình là các tỉnh thành đang có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng cao trong cả nước như: Đà Nẵng, Tiền Giang, Bình Dương, Vũng Tàu… Một số hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp như: Quảng cáo thông tin về dịch vụ, sản phẩm của công ty trên internet, trên ti vi, báo chí… -Về hoạt động phân phối: Công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp, tức là trực tiếp đưa dịch vụ của mình đến với khách hàng. Những năm gần đây, do sự phát triển và nhu cầu cao về dịch vụ mà công ty cung ứng nên công ty còn đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách gián tiếp thông qua các đại lý bán lẻ khác. PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty có rất nhiều yếu tố, trong đó như chúng ta đều biết các yếu tố đó nằm trong bản thân công ty và các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. Trong tình trạng kinh tế khủng hoảng như hiện nay, công ty cũng chịu một số ảnh hưởng nhất định từ khủng hoảng. Do vậy để công ty tiếp tục tồn tại và phát triển thì ban lãnh đạo công ty cần tìm ra hướng đi phù hợp để tận dụng những cơ hội và hạn chế tối đa mọi khó khăn. 1. Nâng cao hơn nữa hoạt động quản lý marketing. Củng cố thị trường cũ và tìm kiếm& khai thác thị trường mới: Công ty tiếp tục nâng cao vị thế của mình đối với các bạn hàng và đối tác đã có bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ và hàng hoá mà mình cung cấp, mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất, đồng thời tiếp tục thâm nhập vào những thị trường và đối tượng khách hàng mới. 2. Công ty nên hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức cho phù hợp với điều kiện. Đặc biệt chú ý đến: Tổ chức và phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban Phân chia quyền hạn trong tổ chức cho phù hợp Phối hợp hoạt động giữa các phân hệ, bộ phận trong tổ chức 3. Về quản lý nguồn nhân lực. Công ty có đội ngũ nhân lực có trình độ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Công ty cần chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, đồng thời tiếp tục tuyển chọn những nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu và tính chất công việc. 4. Về quản lý tài chính. Công ty tiếp tục đầu tư vốn có hiệu quả vào các lĩnh vực hoạt động chủ lực của mình. Đòng thời tận dụng được các nguồn vốn vay từ bên ngoài và sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao nhất. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5769.doc
Tài liệu liên quan