Công ty xây dựng số 1- Vinaconex

Lời mở đầu Dù cho doanh nghiệp được tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích về những nguyên nhân thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cho thây nguyên nhân cơ bản của sự thất bại là do quản lý tài chính kém. ý thức đ

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công ty xây dựng số 1- Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược điều này công ty xây dựng số 1 đã từng bược nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỉnh cùng với sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã từng bước đưa công ty phát triển và tự khẳng định mình trên thị trường. Đối với công ty thì tài chính có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để nắm rõ tình hình tài chính của công ty ta cần phải phân tích tình hình tài chính để có những quyết định đúng đắn về tài chính. Trong quá trình thực tập tại công ty xây dựng số 1- Vinaconex em đã phần nào thấy được tình hình tài chính của công ty… trong đó phân tích tài chính là một vấn đề mà công ty rất quan tâm. Nên em quyết định có một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty tốt hơn. Những vấn đề trình bày trong đồ án này là kết quả của sự vận dụng các kiến thức đã học ở trường cũng như những bài học trong thực tập tại công ty . Tuy nhiên, với những điều nhận thức của bản thân còn hạn chế về nhiều mặt nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong rằng qua đồ án này nhận được ý kiến đóng góp của thầy Trương Huy Hoàng và tập thể cán bộ nhân viên trong công ty để giúp em hoàn thiện đồ án và đảm bảo việc quản lý tài chính có hiệu quả hơn . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Huy Hoàng người đã nhiệt tình hướng dẫn cùng tập thể cán bộ nhân viên công ty xây dựng số 1–Vinaconex đã giúp em trong thời gian thực tập và đồ án đã hoàn thành. Phần 1 khái quát chung về doanh nghiệp công ty xây dựng số 1 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng số 1 1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty xây dựng số 1( vinaconex –1) là doanh nghiệp nhà nước loại 1, thành viên của tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng việt nam – Vinaconex, có trụ sở đóng tại nhà D9 phường Thanh Xuân Bắc – quận Thanh Xuân- Hà Nội. Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là công ty xây dựng mộc châu trực thuộc bộ xây dựng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp mộc châu – tỉnh Sơn La Từ năm 1977-1981 được đổi tên là công ty xây dựng số 1 trực thuộc bộ xây dựng trụ sở đóng tại Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Từ năm 1981 đến năm 1984 công ty được bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về hà nội được bộ xây dựng và nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân – Hà Nội . Năm 1984 chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định số 196/CT đổi tên công ty xây dựng số 1 thành liên hợp liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1- trực thuộc Bộ Xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân thủ đô. Năm 1991, công ty đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1, trực thuộc Bộ Xây dựng. Theo chủ trượng đổi các doanhnghiệp nhà nước ngày 15/4/1995 bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng việt nam – Vinaconex và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 ( Vinaconex –1) Nhà D9 phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân – Hà Nội. Số điện thoại :04-8543813 / 8543815 / 8543206 Fax: 04 –8541679 1.2 Một số nét chính về doanh nghiệp Nhân lực: Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là:1000người Gồm có : * Số cán bộ có trình độ kỹ sư: 192 người *Số cán bộ có trình độ cao đẳng : 5 người *Số cán bộ có trình độ trung cấp: 86 người *Số cán bộ có trình độ sơ cấp: 1 người *Số cán bộ khác :9 người *Số công nhân kỹ thuật :686 người *Số lao đông phổ thông :33 người Vốn và tài sản: Tổng giá trị vốn và tài sản của công ty năm2003 Vốn kinh doanh : 11105897377 đồng Trong đó: * Vốn cố định: 765897377 đồng *Vốn lưu động: 340000000 đồng Nguyên giá tài sản cố định :39152302325 đồng Doanh thu năm 2003: 129925758409 đồng II. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu Với đội ngũ cán bộ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề, máy móc thiết bị chuyên dùng và phương tiện kiểm tra hiện đại áp dụng quy trình qui phạm tiêu chuẩn quốc tế công ty xây dựng số 1 – vinaconex được phép hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau: * Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, công cộng và xây dựng khác. * Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, sản xuất ống thoát nước, phụ tùng phụ kiện. *Kinh doanh nhà ở, khách sạn và vật liệu xây dựng *Xây dựng kênh mương, đê kè trạm bơm thuỷ lợi lớn vừa và nhỏ, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp *Trang trí nội ngoại thất và sân vườn *Xây dựng đườmg bộ tới cấp III: cầu cảng sân bay loại vừa và nhỏ *Xây dựng các công trình sử lý chất thải loại vừa và nhỏ *Đại lý máy móc , thiết bị cho các hãng trong và ngoài nước *Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá Các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đạng kinh doanh Xây lắp các công trình xây dựng là lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, ngay từ khi mới thành lập công ty đã tích cực tìm kiếm, đi sâu nghiên cứu thị trường, nắm vững các dự án đầu tư của các bộ, ngành và các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác mạnh có uy tín trong và ngoài nước để cùnghợp tác kinh doanh. Kết quả công ty đã nhận được nhiều công việc và thắng thầu nhiều công trình có quy mô lớn và giá trị lớn. Điều đó giúp công ttrở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của nghành xây dựng việt nam và luôn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hoạt động kinh doanh xây dựng các công trình (dân dụng , công nghiệp…) III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ã Giám đốc công ty ã Phó giám đốc kinh tế ã Phó giám đốc kỹ thuật ã Phó giám đốc quản lý chi hánh thành phố hồ chí minh ã Phó giám đốc quản lý nhà máy gạch lát TERRAZZO ã Các phòng ban gồm có: phòng kỹ thuật thi công , phòng kinh tế thị trường, phòng tổ chức hành chính, phòng đấu tư , phòng tài chính kế toán. Các xí nghiệp, đội xây dựng. Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng và chia làm 2 cấp: cấp công ty và cấp xí nghiệp đội xây dựng được bố trí theo sơ đồ sau: Ban giám đốc công ty Phòng kỹ thuật thi công Phòng kinh tế thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng đầu tư Phòng tài chính kế toán Khách sạn đá nhảy Các xí nghiệp xây dựng 1,2,3,5 Trạm trộn bê tông quảng ninh Các đội xây dựng 1,2,3,4,5,6 Đội điện nước Đội xe máy thi công Hình 1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty xây dựng số 1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý ã Giám đốc công ty: Người thay mặt đảng, nhà nước điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. ã Phó giám đốc công ty: Là người giúp giám đốc những phần việc được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc. ã Phòng tổ chức hành chính: là phòng tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực *Tổ chức bộ máy nhân lực * Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên , đi lao động nước ngoài *Thanh tra giải quyết các khiếu nại, khiếu tố và sản xuất kinh doanh *Thực hiện chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ người lao động *Văn thư- đánh máy lưu trữ tài liệu *Chăm sóc sức khoẻ người lao động ãChức năng nhiệm vụ phòng kinh tế thị trường *Công tác tiếp thị : - Đề ra công tác tiếp thị ngắn và dài hạn. - Thực hiện công tác tiếp thị. *Công tác đấu thầu: - Lập hồ sơ dự thầu các công trình, các công ty dự thầu. -Tiếp xúc với chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn có thông tin phục vụ cho đấu thầu , báo cáo giám đốc công ty để đưa ra những quy định đúng đắn nhất cho bài thầu . *Quản lý hợp đồng xây lắp : - dự thầu, trình giám đốc công ty ký kết các hợp đồng xây lắp -Theo dõi , quản lý việc thực hiện các hợp đồng xây lắp Thanh lý hợp đồng xây lắp *Công tác quản lý kinh tế - Xây dựng các định mức, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đơn giá các công việc xây lắp phục cho công ty đấu thầu, nhận thầu giao khoán, thanh quyết toán công trình. - Lắp theo dõi hợp đồng giao khoán nội bộ trên cơ sở phương án kinh tế đã được lập và giám đốc công trình phê duyệt - Theo dõi việc thanh quyết toán các công trình - Tổ chức theo dõi cập nhậpcác thông tin về giá cả vật tư hàng hoá cần thiết - Theo dõi , việc quản lý mua bán vật tư, thiết bị công trình - Tìm nguồn vật tư, thiết bị giá cả hợp lý phục vụ cho đấu thầu và công trình lập quản lý các hợp đồng mua bán vật tư –thiết bị ã Phòng đầu tư: *Tham mưu công tác đầu tư cho giám đốc công ty và trực tiếp quản lý *Lập kế hoạch đầu tư các dự án đầu tư của công ty gồm các dự án: - Đầu tư sản xuất công nghiệp - Đầu tư xây dựng nhà - Kinh doanh nhà * Mua sắm tài sản cố định * Cải tạo, mở rộng làm mới cơ sở vật chất của công ty * Các dự án liên doanh với trong nước và ngoài nước:Lập báo cáo khả thi cho các dự án đầu tư , đồng thời theo dõi thực hiện các dự án * Thực hiện các quy định của công ty trong các lĩnh vực liên quan: Thường xuyên báo cáo công ty tình hình thực hiện các dự án đầu tư và đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt *Thực hiện các nhiệm vụ khác mà giám đốc giao ã Phòng kỹ thuật – thi công * Quản lỹ chất lượng: lập kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy chế quản lý kỹ thuật chất lượng công trình *Kiểm tra và trình duyệt các biện pháp thi công , cùng tham gia lập và đIều chỉnh các biện pháp thi công khi có sự cố *Nghiên cứu ,thiết kế các biện pháp thi công đIều chỉnhcác giải pháp kỹ thuật tiên tiến để đề ra các biện pháp thi công tối ưu, hạ giá thành *Học tập, tiếp nhận áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng công nghệ mới trong thi công *Quản lý khối lượng thi công xây lắp : -Báo cáo khỗi lượng thực hiện hàng tháng từng công trình -Theo dõi việc sử dụngvật tư theo định mức -Quản lý khối lượng theo dự toán và bổ sung *Theo dõi , xác nhận khối lượng thực hiện , giá trị thực hiện làm cơ sở cho việc giải quyết vay vốn . *Công tác an toàn vệ sinh lao động: -Lập kế hoạch soạn thảo các quy định để chỉ đạo thực hiện vệ sinnh an toàn lao động -Tham gia công tác an toàn vệ sinh lao động -Tổ chức kiêm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động -Tham gia cùng các bộ phận giải quyết các sự cố vệ sinh an toàn lao động *Thống kê kế hoạch -Thực hiện các thống kê theo pháp lệnh , đảm bảo tính chính xác, kịp thời của số liệu -Thông tin cho giám đốc các số liệu thống kê để kịp thời chỉ đạo ,quản lý -Lập và trình duyệt các báo cáo số tổng kết quý năm -Cân đối năng lực của đơn vị để phân bổ khấu hao cho đơn vị -Phân tích tình hình khấu hao tháng –quý –năm sau đó tìm bài học cho việc thiết kế –kế hoạch *Quản lý xe máy –thiết bị công cụ sản xuất -Lập hồ sơ tình trạng, hỏng hóc, mức độ khấu hao tài sản cố định -Hồ sơ an toàn lao động, giấy phép sử dụng , lưu hành thiết bị -Theo dõi số lượng , chất lượng giàn giáo , cốp pha ,thép và các loại vật liệu -khác -Lập kế hoạch bổ sung, mua sắp dịnh kỳ hàng năm -Điều động xe máy, thiết bị phục vụ sản xuất -Tổ chức lắp đặt, nghiệm thu đưa xe máy , thiết bị vào sử dụng phục vụ thi công ãPhòng tài chính –kế toán *Tổ chức sắp xếp bộ máy kế toán phù hợp. -Ghi chép phản ánh các dữ liệu kế toán, sử lý phân loại sắp xếp chứng từ kế toán. -Báo cáo kế toán cho giám đốc công trình cụ thể về tình hình tài chính của công ty theo cập nhập *Theo dõi quá trình vận động , luân chuyển vốn. *Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cũng như kế hoạch tài chính. *Phát hiện , ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, vi phạm chế độ tài chính theo dõi tài sản của công ty. *Theo dõi giá thành từng công trình. *Kiểm tra , kiểm soát nội bộ về tài chính. *Cung cấp số liệu về tài chính cho giám đốc và cơ quan chức năng . *Phối hợp với các phòng ban chức năng để lập báo cáo tài chính. *Phân tích hoạt động tài chính để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. ã Các xí nghiệp đội * Chủ động tìm kiếm công việc , tổ chức thi công theo dõi kỹ thuật thi công công trình. *Thực hiện nghiêm chỉnh quản lý áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến *Tổ chức lao động một cách khoa học có hiệu quả ,cải tiến kỹ htuật phát huy tối đa hiệu suất máy móc thiết bị, không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lướng sản phẩm. *Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ của nhà nước, công ty về lao động vật tư –kỹ thuật tài chính… thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế , thực hiện tiết kiệm chống tham ô lãng phí. *Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế,đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Phần 2 cơ sở lý luận của phân tích tài chính doanh nghiệp I. Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính 1.1. Bản chất tài chính ã Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính: Tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước và nền sản xuất hàng hoá. Khi nhà nước ra đời, để duy trì sự hoạt động của mình nhà nước đã dùng quyền lực chính trị dể quy định sự đóng góp của cải của các đơn vị kinh tế và cá nhân cho nhà nước. Như vậy sự ra đời của nhà nước đã làm nảy sinh trong xã hội những quan hệ kinh tế mới mà trước đó chưa có. Những quan hệ kinh tế này lúc đầu được biểu hiện dưới hình thái hiện vật. đó chính là hình thái phôi thai của tài chính. Sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá và sự phát triển của hình thái giá trị dẫn tới sự xuất hiện của tièn tệ . Nhà nước huyđộng sự đóng góp của cải vật chất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước không chỉ bằng hiện vật mà còn bằng tiền. Cùng với sự phát triển của nhà nước và nền sản xuất hàng hoá, tài chính cũng đã phát triển theo quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ quan hệ phân phối hiện vật tới quan hệ phân phối giá trị. Hiện nay cộng cụ tài chính có vị trí và chức năng vô cùng quan trọng trong quản lý kinh tế.Ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? bán cho ai?. Trong mọi nền kinh tế chỉ có thể được giải quyết triệt để thông qua việc lựa chọn có tính toán và sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. ã Khái niệm chung về tài chính:Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối sản phẩm quốc dân, phản ánh về lợi ích kinh tế giữa người với người trong quá trình phân phối của cải quốc dân do họ sáng tạo ra. Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn giữa nhu cầu của thị trường, của xã hội, của con người và khả năng cho phép để quyết định sản xuất cái gì, bằng cái gì và bán cho ai sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với những chi phí ít nhất.Tài chính luôn gắn liền với nhà nước, là công cụ quan trọng được nhà nước sư dụng để quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế , thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Tài chính là những quan hệ kinh tế – quan hệ tiền tệ nhưng tài chính thể hiện sự thống nhất tương đối giữa hiện vật và giá trị. 2.1.2 Chức năng của tài chính ã Chức năng phân phối : Phân phối là sự phân chia sản phẩm , xác lập các quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận khác nhau của nền tái sản xuất , phân phối xác định tỷ lệ sản phẩm dành cho tiêu dùng và cho tiết kiệm. Vậy phân phối của tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân (GNP) theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thoả mãn các nhu cầu chung của nhà nước, của xã hội và cá nhân. Hình 2: Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm quốc dân Tổng sản phẩm quốc dân Quỹ bù đắp Quỹ tiêu dùng Quỹ tích luỹ đầu tư tái sản xuất và tăng trưởng kinh tế Tiêu dùng của cá nhân Tiêu dùng của nhà nước Đặc trưng của tài chính là hiểu quả kinh tế, động lực của nó nằm ngay trong quá trình phân phối. GNP được phân phối bao nhiêu cho tiêu dùng, bao nhiêu cho tiết kiệm? phần cho tiêu dùng thì bao nhiêuđể dùng cho tiêu dùng chung? bao nhiêu để dùng cho tiêu dùng cá nhân?để đảm bảo mục tiêu công bằng, cân đối và hợp lý. đó là yêu cầu đặt ra đòi hỏi được giải quyết trong các hoạt động tài chính . Chủ thể phân phối có thể là nhà nước, các doanh nghiệp , các tổ chức xã hội , các hộ gia đình hay cá nhân dân cư. ã Chức năng giám đốc : Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, tồn tại để khắc phục trong toàn bộ quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Giám đốc tài chính là giám đốc bằng tiền, thông qua các chỉ tiêu giá trị nhưng không phải mọi chỉ tiêu giá trị đều có sự giám đốc của tàI chính , giám đốc tài chính là giám đốc bằng tiền qua các hệ tiền tệ ,gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Giám đốc tài chính mang tính chất tổng hợp, toàn diện, tự thân và diễn ra thường xuyên, liên tục trong mọi hoạt động tài chính. - Hoạt động tài chính diễn ra trên mọi lĩnh vực của quá trình tái sản xuất xã hội trên tầm vĩ mô và vi mô. - Nội dung của giám đốc tài chính là giám đốc sự vận động và chu chuyển của nguồn vốn tiền tệ với hiệu quả sử dụng vốn, giám đốc việc lập và chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các định mức kinh tế tài chính, giám đốc quá trình hình thànhvà sử dụng các quỹ tiền tệ, quấ trình hoạch toán kinh tế và giám đốc chấp hành các đạo luật về tài chính, các chính sách chế độ tài chính. Chủ thể của giám đốc tài chính chính là chủ thể phân phối (là nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay các cá nhân dân cư). Bởi vì, để cho quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý hiệu quả, bản thân các chủ thể phân phối phải kiểm tra các quá trình phân phối đó. II. Tài chính doanh nghiệp 2.1. Chức năng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trong mọi nền sản xuất hàng hoá, các nhà doanh nghiệp luôn phải đối phó với các vấn đề kinh tế cơ bản; sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và bán cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra mà không có sự bắt buộc của bất kỳ ai, người ta sản xuất ra hàng hoá một cách tự nguyện. Nhìn bề ngoài thì các hoạt động đó có vẻ là hỗn độn nhưng thực ra nó tuân theo một trật tự nào đó. Trong cơ chế này, việc sản xuất ra cái gì do thị trường quyết định , các nhà kinh doanh và những người tiêu dùng gặp nhau trên thị trường, họ mặc cả với nhau để định ra giá cả và sản lượng . Thực ra sản xuất cáI gì do người tiêu dùng quyết định , thế nhưng điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng quyết định tất cả . Người tiêu dùng muốn một sản phẩm nào đó do họ tưởng tượng ranhưng khả năng sản xuất và trình độ kỹ thuật không cho phép có thể sản xuất ra sản phẩm đó thì nhà doanh nghiệp cũng đành bó tay. Nghĩa là điều này còn phụ thuộc vào khả năng cung ứng hàng hoá của nhà kinh doanh. Các nhà kinh doanh tính giá hàng của mình căn cứ vào chi phí sản xuất . Họ luôn luôntìm cách chuyển sang các lĩnh vực có nhiều lợi nhuận và từ bỏ các lĩnh vực kinh tế không có lợi . Như vậy, chi phí kinh doanh và quy định cung cấp hàng hoá của nhà kinh doanhvà kết hợp với cầu của người tiêu dùng sẽ giúp cho việc xác định sản xuất cái gì. Đối với nhà kinh doanh thì lực lượng điều khiển có uy thế nhất đối với họ đó là lợi nhuận. Lợi nhuận dẫn nhà kinh doanh đến các khu vực sản xuất hàng hoá mà người tiêu dùng cần nhiều hơn và khuyên cho nhà kinh doanh nên rời bỏ khu vực mà người tiêu dùng muốn có ít hàng hoá hơn. Và lòng ham muốn có nhiều lợi nhuận đã thúc đẩy nhà doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề: “ Sản xuất như thế nào ?”được xác định bởi sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Cách duy nhất giúp nhà doanh nghiệp có thể cạnh tranh được về giá cả và tối đa hoá lợi nhuận của mình là giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng những phương pháp sản xuất có hiệu quả nhất. Cho dù nhà doanh nghiệp đã xác định chính xác được sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào thì vẫn chưa đủ đảm bảo cho nhà doanh nghiệp thực hiện được lòng ham muốn của mình. Hàng sản xuất ra phải tiêu thụ tức là “bán cho ai”. Tất nhiên là bán cho người cần đến nó. Trong kinh tế thị trường, một lực lượng vô hình luôn luôn tác động và đIều khiển các hoạt động kinh tế, một hàng hoá nào thiếu và khan hiếm thì cũng chỉ là tạm thời. 2.2. Tài chính doanh nghiệp ã Khái niệm doanh nghiệp Những tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân nó được biểu hiện cụ thể như: tổng công ty, xí nghiệp liên hiệp, công ty xí nghiệp... thuộc mọi quy mô của mọi thành phần kinh tế trên mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ. Vậy tài chính doanh nghiệp là gì? Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân vừa kể trên . Nó là một khâu trong hệ thống tài chính. Tại đây diễn ra quá trình sản xuất, đầu tư , tiêu thụ, phân phối. Vốn được sử dụng trong lĩnh vực này là vốn hoạt động – sự chu chuyển của nó luôn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hoá. Sự phát triển của một quốc gia, sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân, sự nâng cao mức sống của nhân dân phần lớn phụ thuộc vào hoạt động của các doanh nghiệp. Vì thế người ta coi tài chính doanh nghiệp là một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính. Và tài chính doanh nghiệp có thể coi là tiền hay các quỹ tiền tệ hay không? Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, người ta càng ngày càng nhận ra sức mạnh của đồng tiền. Một nhà doanh nghiệp sẽ không thể làm gì nếu không có tiền cho dù có những dự định kinh doanh thật tuyệt vời. Tiền là quan trọng, vai trò của nó thật lớn nhưng tài chính doanh nghiệp thì không phải là tiền. Tiền chỉ là phương tiện cho hoạt động tài chính nói chung và cho tài chính doanh nghiệp nói riêng . thông qua phương tiện là tiền, các nhà doanh nghiệp có thể thực hiện hàng ngàn hàng vạn các hoạt động khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ. Các hoạt động có vẻ tách rời nhau nhưng thật ra gắn bó với nhau trong sự vận động và chu chuyển vốn, chúng được so sánh với nhau bằng tiền. Đến đây ta có thể nhận thức được rằng: Tài chính doanh nghiệp là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế và được biểu hiện bằng các quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích kinh đoanh của doanh nghiệp và nhu cầu chung của xã hội. 2.3. Các quan hệ kinh tế cụ thể - Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và ngân sách nhà nước thể hiện trong việc các doanh nghiệp nộp thuế cho chính phủ và sự tàI trợ của chính phủ trong một số trường hợp cần thiết để thực hiện vai trò can thiệp kinh tế của mình. - Quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng Thương Mại , các công ty tài chính ,các hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm… thể hiện trong việc vay nợ và trả nợ, mua bảo hiểm và được đền bù thiệt hại của công ty bảo hiểm, mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ, trả lãi cổ phần. - Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với tài chính hộ gia đình thể hiện trong việc hình thành thu nhập của các hộ gia đình , công nhân viên chức của doanh nghiệp , trong việc mua cổ phiếu và nhận cổ tức của các hộ gia đình từ các doanh nhiệp , thể hiện bằng sự nộp thuế cá nhân cho nhà nước. - Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau phát sinh trong quá trình thanh toán các sản phẩm và dịch vụ trong việc góp vốn liên doanh , vốn cổ phần và chia lợi nhuận do vốn liên doanh cổ phần mang lại . - Quan hệ giữa doanh nghiệp và công nhân viên chức của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình trả công lao động, trả tiền thưởng… và trong quá trình mua bán cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. - Quan hệ giữa doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nước ngoài phát sinh trong quá trình vay, cho vay, trả nợ và đầu tư giữa doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên thế giới. 2.4 Vốn của doanh nghiệp ã Vốn của doanh nghiệp : quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ… thể hiện sự khác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chất sản xuất kinh doanh, sự khác biệt đó phần lớn là do đặc đIểm kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định. Cho dù sự khác biệt này thể hiện đến đâu chăng nữa thì theo ngôn ngữ kinh tế học , người ta cũng khái quát nó bằng đầu vào và đầu ra. Một đầu vào hay một nhân tố sản xuất là một hàng hoá hay một dịch vụ mà các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất của họ. Các đầu vào được kết hợp với nhau để sản xuất ra các đầu ra gồm hàng loạt hàng hoá , dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất khác . Để có các yếu tố đầu vào, trước hết doanh nghiệp phải huy động được trong tay mình một lượng tiền nhất định và đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra nhiêu lợi nhuận. Như vậy,số tiền ứng ra ban đầu sẽ được bảo tồn và tăng thêm do hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho hoạt động sản xuát kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu hiện bằng tiền lẫn giá trị các vật tư, tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp. Nhưng tiền sẽ được gọi là vốn khi chúng được bỏ vào sản xuất kinh doanh, ngược lại nó không được gọi là vốn khi được dùng để mua sản phẩm , hàng hoá dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và xã hội . Vốn là giá trị đem lại giá trị thăng dư. *Vốn cố định của doanh nghiệp: Để tiến hành sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải mua sắm, xây dựng và lắp đặt những tư liệu lao động cần thiết cho hoạt động của mình (nhà xưởng, kho tàng , máy móc thiết bị , phương tiện vận tải ….). Tư liệu lao động có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất , sau mỗi chu kỳ sản xuất chúng bị hao mòn đi một phần nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Tư liệu lao động được chia làm hai loại : -Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ hai đIều kiện sau : thời gian sử dụng trên một năm , giá trị đạt đến một mức độ nhất định tuỳ theo sự quy định của từng thời kỳ. - Công cụ lao động nhỏ là những lao động bị thiếu một trong hai điều kiện nói trên . Như vậy, vốn cố định là giá trị ứng ra để đầu tư vào các tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Vốn lưu động của doanh nghiệp : Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động , các doanh nghiệp cần phải có các đối tượng lao động như: nguyên liệu , nhiên liệu, phụ tùng…bằng cách dùng tiền để mua. Trong quá trình lao động sản xuất các đối tượng này bị biến dạng hay nói khác đi nó được chuyển từ hình thái hiện vật này sang hình thái hiện vật khác tạo nên thực thể của sản phẩm. Và toàn bộ đối tượng lao động trên được gọi là tài sản lưu động . Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tàI sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiéu được của quá trình tái sản xuất , nó tham gia toàn bộ và một lần vào chu kỳ sản xuất và được thu hồi toàn bộ giá trị sau mỗi chu kỳ sản xuất. ãCác nguồn vốn trong Doanh nghiệp: +Vốn ngân sách cấp. +Vốn nội bộ: là vốn do bản thân doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưa độngnhằm mục đích kinh doanh. +Vốn tín dụng: vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. +Vốn do liên doanh liên kết: đó là sự góp tiền trong tài sản của doanh nghiệp khác để cùng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. +Vốn do huy động thông qua thị tường vốn: các khoản vay tín dụng dài hạn từ ngân hàng thương mại, từ việc phat hành cổ phiếu, trái phiếu để bán cho công nhân viên chức trong doanh nghiệp và ngoài xã hội. III. Quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vai trò hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ãHuy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ãTổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả ãGiám sát , kiểm tra chặt chẽ cá mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vậy để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và hiệu quả, doanh nghiệp phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình. IV. Phân tích tình hình tài chính 4.1 Mục đích , ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính Hoạt động tài chính là một trong những là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét , kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ . Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người ta sử dụng thộng tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng những rủi ro trong tương laivà triển vọng của doanh nghiệp.Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, các nhân viên ngân hàng , các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm…kể cả cơ quan chính phủ và người lao động. Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ . ngoàI ra các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau : tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Đối với chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp , số lượng vốn của chủ sở hữu. Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá dịch vụ , họ phải quyết định có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay khôngvà họ cần biết khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời gian sắp tới. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn. Vì vậy,họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều người khác quan tâm đến thông tin tà._.i chính của doanh nghiệp đó là cơ quan tài chính, thuế , thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động …vì họ cần những thông tin cơ bản liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. Như vậy, mục đích tối cao và quan trọngnhất của phân tích tình hình tài chính là giúp người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu đánh giá chính xác thực trặng tiềm năng của doanh nghiệp và đánh giá chính xác những điểm mạnh và điểm yếu của tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính ã Thu nhập thông tin: Phân tích tài chính dùng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp , phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kết toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị ….trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tàI chính doanh nghiệp ,là những thông tin cực kỳ quan trọng. ã Xử lý thông tin: Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin thu nhập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các giai đoạn nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra . Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán , so sánh, giải thích, đánh giá xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục cho quá trìnhdự đoán và quyết định . ã Dự đoán và quyết định: Thu nhập và xử lý thông tin nhắm chuẩn bị những tiên đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tindự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính. Có thể nói, mục tiêu của phân tích tình hình tài chính là đưa ra các quyết định tài chính đối với các chủ doanh nghiệp . Phân tích tình hình tài chính nhắm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp . Đối với người cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra những quyết định về tài trợ và đầu tư , đôí với cấp trên của doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý quản lý doanh nghiệp . 4.3. Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và các biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài , các luồng dịch chuyểnvà biến động tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng trên thực tế người ta thường dùng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ . - Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian và thời gian , nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch , giá trị so sánh có thẻ được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm: +So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp , thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc trong kỳ tới. +So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. +So sánh giữa số thực hiện kỳ này của doanh nghiệp với mức trung bình nghành để đánh giá tìnhhình tàI chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa đwocj so với các doanh nghiệp cùng nghành. +So sánh theo “chiều dọc”để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiếu so với tổng thể , so sánh theo “chiều ngang”của nhiều kỳ đẻ thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp . -Phương pháp phân tích tỷ lệ : Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính . sự biến đổi các tỷ lệ , cố nhiên là sự biến động các tỷ lệ tài chính. Về nguyên tắc , phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu . Trong phân tích tài chính doanh nghiệp , các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng , phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp . đó là những nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán , nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn , nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh . Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ , từng bộ phận hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau , tuỳ theo góc độ phân tích , người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau đẻ phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 4.4 Nội dung chủ yếu phân tích tình hình tài chính gồm: -Đánh giá khái quát tình hình tài chính. -Phân tích tình hình và khả năng thanh toán -Phân tích tình hình kết cấu tài sản lưu động -Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định -Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp -Phương pháp phân tích tài chính DUPONT Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp . Báo cáo chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. 4.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan. Trước hết cần tiến hành phân tích kết cấu tài sản tổng tài sản và tổng nguồn vốn cuối kỳ và đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng đồng thời đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng bằng cách này sẽ thấy quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Các bước tiến hành và nội dung phân tích: Đầu tiên ta chuyển bảng cân đối kế toán dưới dạng một phía theo hình thức báo cáo. Trên dòng ta liệt kê toàn bộ tài sản và nguồn vốn đã được chuẩn hoá. Trên cột ta xác định số đầu năm , số cuối năm theo số tiền và tỷ trọng của từng loại so với tổng số và có thêm cột so sánh đầu năm và cuối năm cả về số tiền và tỷ trọng thay đổi sau đó tiến hành tính toán phân tích và đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định của công ty và của nghành. 4.4.2 Các hệ số cơ cấu nguồn vốn Quá trình phân tích vốn, luân chuyển vốn cho ta hướng đánh giá đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp . Mặt khác các nhà quản trị còn quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoã mãn các khoản nợ vay dài hạn hoạt động kinh doanh . Những khái niệm này được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau: Nguồn vốn chủ sở hữu *Tỷ suất tài trợ = ___________________________________ Tổng số nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tàI chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết taì sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Tổng nợ * Chỉ số nợ = Tổng tài sản Vì nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai yếu tố cấu thành nguồn vốn. Chỉ số nợ còn phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của doanh nghiệp 4.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Trong kinh doanh vấn đề làm cho các doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ nần dây dư, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn , duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi . tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi các daonh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện nay luât doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định luật tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuản bị nguồn để thanh Tổng số tài sản lưu động Tỷ xuất thanh toán hiện hành(ngắn hạn) = ________________________________ Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh) của các doanh nghiệp là cao hay thấp. TSLĐ - Hàng tồn kho Tỷ suất thanh toán nhanh= Nợ ngắn hạn Tỷ suất thanh toán nhanh là tỷ suất đo lượng tính thanh khoản một cách thận trọng hơn. Nó khác tỷ suất thanh toán hiện hành là nó loại trừ giá trị của hàng tồn kho khỏi công thức tính. Hàng tồn kho được loại trừ ra bởi vì hàng tồn kho không tính thanh khoản. Trong đIều kiện khó khăn một công ty hoặc các chủ nợ có thẻ sẽ không biết được việc bán hàng tồn kho sẽ thu được bao nhiêu tiền mặt . Khi muốn bán nhanh hàng tồn kho, người bán thường nhận được khoảng 40% hoặc thấp hơn giá trị theo sổ sách cũ Tống số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động= Tổng tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Đây là hệ số đánh giá sát sao hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Công thức: Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số nợ ngắn hạn 4.4.4 Đánh giá năng lực quản lý tài sản quản lý tài sản Doanh thu Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt. Khoản phải thu * 360 Kỳ thu nợ = Doanh thu Phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Doanh thu Vòng quay TSCĐ = TSCĐ Doanh thu Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản 4.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu quả chung về hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán băng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là chỉ tiêu sau đây : Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đêm lại mấy đồng doanh thu Lợi nhuận thuần Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận Nguyên giá bình quân TSCĐ Suất hao phí TSCĐ = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 4.4.6 Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ ã Phân tích kết cấu tài sản lưu động Kết cấu tài sản lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trong tổng số tài sản lưu động của công ty. Từ đó , côngty sẽ hiểu rõ hơn những đặc đIểm về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng ã Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ Tổng doanh thu thuần Hệ số luân chuyển = Số vòng quay của vốn LĐ = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Thời gian kỳ phân tích Thời gian của một vòng luân chuyển = Số vòng quay của vốn lưu động Ngoài ra còn có thể tính ra chỉ tiêu “hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động”. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta biết được để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Tổng số doanh thu thuần 4.4.7 Nhóm chỉ tiêu có khả năng sinh lợi Lợi nhuận sau thuế ăHệ số sinh lợi doanh thu= Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện cứ 1 đồng doanh thu thuần thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế ăHệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận thuần ăHệ số sinh lợi tổng vốn = Vốn sản xuất bình quân Hệ số này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận 8. Phân tích tài chính Dupont Phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Công ty DUPONT là công ty đầu tiên ở mỹ ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ chủ yếu này để phân tích các tỷ số tài chính. ã Đẳng thức suất sinh lợi của tài sản (ROA) Lợi nhuận thuần ROA = Tổng tài sản Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần = * Doanh thu thuần Tổng tài sản = Hệ số lãi ròng * số vòng quay tài sản ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của taì sản phụ thuộc vào hai yếu tố : -Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu -Một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Phân tích ROA cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó nhà quản trị đưa ra các giải pháp nhằm tăng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí. ã Đẳng thức suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) ROE Sau ROA, chúng ta xem xét tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE= Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận vốn CSH lợi nhuận thuần doanh thu thuần tổng tài sản = x x x lợi nhuận thuần doanh thu thuần tổng tài sản vốn CSH = R x hệ số lãi ròng x số vòng quay tài sản x đòn cân tài chính ROE đo lường tính hiệu quả của đồng vốn chủ sở hữu . Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của chủ sở hữu mang đi đầu tư hay nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình Từ công thức trên có thể biểu diễn hệ thống phân tích tài chính DUPONT theo sơ đồ sau: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tổng tàI sản Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Phần 3 phân tích tình hình tài chính của công ty xây dựng số 1- vinaconex I. Cơ sở của phân tích tình hình tài chính Phân tích tài chính là tập hợp khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu nhập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp , nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp , giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính , quyết định quản lý phù hợp. Trọng tâm của phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp , công cụ kỹ năng phân tích. Các báo cáo tài chính chủ yếu : +Bảng cân đối kế toán +Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định .Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ. Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản phải thu , chi phí và kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Bảng 1:Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm2003 Đơn vị: đồng Tài sản Mã Số Đầu năm Cuối năm A.TSLĐvà đầu tư ngắn hạn 100 98880539870 110337438637 I.tiền 110 11548138885 5376978376 1. Tiền mặt tại quỹ 111 439132402 719212249 2. Tiền gửi ngân hàng 112 11109006483 4657766127 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tàI chính ngăn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phảI thu 130 60668433527 66636361002 1. PhảI thu của khách hàng 131 32592746886 43055247185 2. Trả trước cho người bán 132 6837745413 12418000 3. Thuế giá trị gia tăng đuợc khấu trừ 133 4. PhảI thu nội bộ 134 20385056612 22706700945 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 20385056612 22706700945 PhảI thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phảI thu khác 138 952884616 861994872 6. Dự phòng các khoản phảI thu khó đòi 139 (100000000) IV. Hàng tồn kho 140 23672490655 34588672937 1. Hàng mua đang đI trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 86826061 387646417 3. Cộng cụ, dụng cụ trong kho 143 44780971 16840257 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 23540883623 33212872075 5. Thành phẩm tồn kho 145 865512567 6. Hàng hoa tồn kho 146 7. Hàng gửi đI bán 147 105801621 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V: TàI sản lưa động khác 150 2991476803 3735426322 1. Tạm ứng 151 489770363 352201365 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ két chuyển 153 2501706440 3383224957 4. TàI sản thiếu chờ sử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 VI: Chi sự nghiệp 160 0 0 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. TàI sản cố định và đầu tư dàI hạn 200 12830173076 28474240628 I. TàI sản cố định 210 7848877761 26506315698 1. TàI sản cố địng hữa hình 211 7848877761 26506315698 Nguyên giá 212 18936839737 39152302325 Gía trị hao mòn luỹ kế 213 (11087961976) (12645986627) 2. TàI sản cố định thua tài chính 214 Nguyên giá 215 Giá trị hao mòn luỹ kế 216 3. TàI sản cố định vô hình 217 Nguyên giá 218 Giá trị hao òn luỹ kế 219 II: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 143600000 44360000 1. Đầu tư chính khoán dài hạn 221 143600000 243600000 2. góp vốn liên doanh 222 200100000 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4837695315 1524324930 IV: Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Tổng tàI sản 250 111710712946 138811679265 Nguồn vốn A. Nợ phảI trả 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1.Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 6. Phải trả công nhân viên 316 7. Phải trả cho các đơn vị nội bô 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 III. Nợ Khác 330 1. Chi phí phải trả 331 2. TàI sản thừa chờ sử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cươc dàI hạn 333 B. Nguồn vốn chủ sở hữa 400 14776471741 13229730095 I. Nguồn vốn quỹ 410 14223874718 12288443423 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 11712936740 11105897377 2. Chênh lệch đánh giá lại tàI sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 192190172 5. Quỹ dự phòng tàI chính 415 652747103 741568063 6.lợi nhuận chưa phân phối 417 7. nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 1666000703 440977983 II. nguồn kinh phí, quỹ khác 420 552597023 941286672 1. quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 277843497 322253977 2.quỹ khen thưởng, phúc lợi 422 274753526 619032695 3. quỹ quản lý của cấp trên 423 4.nguồn kinh phí sự nghiệp 424 0 0 -nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 -Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 Tổng nguồn vốn 430 111710712946 138811679265 [Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2003] II. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty 2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh năm 2003/năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % ồ doanh thu 134812044403 100 129925758409 100 (4886285994) 3.62 Trong đó : Doanh thu hàng xuất khẩu Các khoản giảm trừ + chiết khấu +giảm giá +Giá trị hàng bán bị trả lại +Thuế tiêu thụ đặc biệt Doanh thu thuần 134812044403 100 129925758409 100 (4886285994) 3.62 Giá vốn hàng bán 127150124379 94.3 121950099008 93.9 (520012537) 4.09 Lợi nhuận gộp 7661920034 5.7 7975659401 6.1 313739377 4.09 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 5157563828 3.8 5525968088 4.3 368704260 7.49 Lợi nhuạn thuần từ hoạt động kinh doanh 2504356196 1.9 2449691313 1.9 (54664883) 2.18 - thu nhập HĐTC 2204194463 1.7 2204194463 -chi phí HĐTC 176000 0.01 2869760182 2.2 2869584182 16304 Lợi nhuận từ HĐTC (176000) (0.01) (665565719) (0.5) (665389719) 3780 -các khoản thu nhập bất thường 1512650256 1.12 13636364 0.01 (1499013892) 99.1 -chi phí bất thường 1449360534 1.07 196320674 0.15 (14300359860) 986 Lợi nhuận bất thường 62969722 0.05 (182684310) (0.14) (245654032) 396 ồlợi nhuận trước thuế 2567149918 1.9 1601441284 1.23 (965708634) 37.6 Thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp 641787479 0.48 512461210 0.39 (12936269) 20.1 Loịư tức sau thuế 1925362439 1.42 1088980074 0.8 (836382365) 43.44 BảNG 3:Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng số1 [Nguồn: báo cáo tài chính năm 2002-2003 của công ty xây dựng sô1] Qua bảng 3 ta thấy rằng tổng doanh thu năm 2003 giảm một lượng là 4886285994 đồng tương ứng là 3.62%. trong cả 2 năm giá vốn hàng bán luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn và tỷ trọng đó giảm từ năm 2002 là 94.3 % đến năm 2003 là 93.9 %. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 368704260 đồng . lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doạnh giảm 54664883 đồng .và cuối cùng đáng lưu ý của công ty là lợi tức sau thuế giảm 836382365 đồng tương ứng 43,44%. 2.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Về tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong 3 năm (năm 2001, năm 2002, năm2003) liên tục giảm dần từ năm 2001 bằng 92,62%tổng tài sản đến năm 2003 chỉ còn bằng 79,5% tổng tài sản . Điều này là một vấn đề khó khăn cho một công ty xây dựng tham gia đấu thầu. Nguyên nhân giảm là do lượng hàng tồn kho tăng rất nhanh từ năm 2001 chỉ là 8,58% đến năm 2003là 24,9%. Về tài sản cố địnhvà đầu tư dài hạn thì ngược lại từ năm 2001 đến năm 2003 liên tục tăng từ 7189504428 đồng lên tới 28474240628 đồng tương ứng với tỷ trọng từ 7,83% đến 20,5% điều này tốt cho thi công công trình. Năm 2002so với năm 2001 Tài sản lưu động tăng 8711475523 đồng tương ứng là 9,6 %. Nguyên nhân là các khoản phải thu tăng 17801566674đồng tương ứng là 2,26 %. Đồng thời hàng tồn kho tăng 1315760990 đồng tương ứng là 46.1% . Tài sản cố định của năm 2002 cũng tăng so với năm 2001 là 5640668548 đồng tương ứng là 78,4%. Như vậy trong năm 2002 công ty đã đầu tư để mua mới tài sản cố định làm tăng tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản là 11,5%.Năm 2003 so với năm 2002 Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm. Năm 2002 là 98880539870 đồng tương ứng bằng 88,5%tổng tài sản và năm 2003 là năm 2003là 110337438637 đồng tương ứng bằng79,5%tổng tài sản tức là tăng 114568898767 đồng nhưng tỷ trọng lại giảm 9% nguyên nhân là tiền giảm từ 11548138885 đồng vào năm 2002 đến năm 2003 còn 5376978376 đồng và khoản tiền gửi ngân hànggiảm từ 11109006483đỗng xuống còn 4657766127 đồng.Năm 2003, tỷ trọng tài sản lưu động giảm kéo theo tỷ trọng tài sản cố định tăng điều đó là phù hợp cho một công ty xây dựng . Về nguồn vốn: Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần theo các năm từ năm 2001 là bằng 14,2% tổng tài sản (13799692951 đồng) đến năm 2003 chỉ còn bằng9,5% tổng tài sản( 13229730 095 đồng). Nguyên nhân là do tỷ trọng của các khoản nợ phải trả tăng năm 2001 bằng 85,8% tổng nguồn vốn (83558875724 đồng) đến năm 2003 tăng đến 90,5%( 125581949170 đồng ). Chứng tỏ trách nhiệm phải trả nợ trong vòng 3 năm của công ty tăng. Năm 2002 so với năm 2001 Nguồn vốn chủ sở hữu về số lượng tiền tăng từ 13799692951 đồng vào năm 2001 đến năm 2002 là 14776471741đồng nhưng tỷ trọng lại giảm10%. Và chiếm tỷ trọng tỷ trọng nhỏ sô với tổng nguồn vốn. Ngược lại nợ phải trả cuẩ công ty tăng từ 83558875724 đồng nên tới 96934241205 đồng tương ứng với tỷ trọng 16 %. Từ hai điều trên chứng tỏ công ty hoạt động chưa thật tốt. Năm 2003 so với năm 2002 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu giảm từ 14776471741 đồng xuống còn 13229730095 đồng nhưng khoản nợ phải trả tăng , các khoản nợ ngắn hạn , các khoản nợ dài hạn công ty vẫn chưa thanh toán hết mà lại còn tăng . Nợ ngắn hạn từ 91643578847 đồng đến 118536235226 đồng . Nợ dài hạn tăng từ 5290662358 đồng nên tới 7045713944 đồng. Bảng 2 :Bảng phân tích cơ cấu tàI sản và nguồn vốn đơn vị :đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSCĐ và ĐTNH 98880539870 88.5 110337438637 79.5 114568898767 11.6 I.Tiền 11548138885 10.3 5376978376 3.9 (6171160509) (53.4) II. Đầu tư TCNH III. Khoản phảI thu 60668433527 54.3 66636361002 48 5967927475 9.8 IV. Hàng tồn kho 23672490655 21.1 34588672937 24.9 10916182282 46.1 V. TSCĐkhác 2991476803 2.8 3735426322 2.7 743949519 24.9 VI. Chi sự nghiệp B.TSCĐ và ĐTDH 12830173076 11.5 28474240628 20.5 15644067552 121.9 I. TSCĐ 7848877761 7.1 26506315698 19.1 18657437937 237.7 II.Đầu tư TC DH 143600000 0.1 443600000 0.3 300000000 208.9 III. CF xâydựng DD 4837695315 4.3 1524324930 1.1 (3313370385) (68.5) IV. Khoản ký quỹ ồ TàI sản 111710712946 100 138811679265 100 27100966317 24.3 A. Nợ phảI trả 96934241205 86.8 125581949170 90.5 28647707965 29.6 I.Nợ ngắn hạn 91643578847 82 118536235226 85.4 26892656379 29.4 II. Nợ dàI hạn 5290662358 4.8 7045713944 5.1 1755051586 33.2 III. Nợ khác B. Nguồn vốn CSH 14776471741 13.2 13229730095 9.5 (1546741646) (10.5) I. Nguồn vốn quỹ 14223874718 12.7 12288443423 8.9 (1935431295) (13.6) II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1666000703 0.5 941286672 0.6 (724714031) (43.5) ồ Nguồn vốn 11710712946 100 138811679265 100 27100966319 (87.6) [nguồn báo cáo tài chính năm 2002và năm 2003] III. Phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ã Ta thấy Vốn lưu động thường xuyên = nguồn vốn dài hạn – TSCĐvà đầu tư dài hạn +Năm 2001 =13799692951 –71889504428 =6610188523 đồng +Năm 2002 =14776471741 – 12830173076 =1946298665 đồng +Năm 2003 = 13229730095 – 28474240628 = (15244510533) đồng Năm 2003,nguồn vốn dài hạn tài sản cố định tức là vốn lưu động thường xuyên >0 . nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định tiếp tục đầu tư vào tài sản lưu động. ã Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = tồn kho và các khoản phải thu – nợ ngắn hạn đơn vị :đồng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hàng tồn kho 8495038172 22672490655 34588672937 Các khoản phải thu 78473325301 60668433527 66636361002 Nợ ngắn hạn 82657010824 91643578847 118536235226 Nhu cầu VLĐthường xuyên 4311352649 (8302653665) (17311201287) [Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2001,2002,2003] Năm 2001 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên bằng 4311352649 đồng>0 tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn . doanh nghiệp sử dụng ngắn hạn lớn hơncác nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài , doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dàI hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Năm 2002, năm 2003, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên <0 . Cụ thể năm 2002bằng (8302653665) đồngvà năm 2003 bằng (17311201287) đồng tức là các nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp . Doanh nghiệp không cần nhân vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh IV. Các hệ số cơ cấu nguồn vốn Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu các hệ số nợ , hệ số tự tài trợ tỷ suất đầu tư sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chiến lược tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 4.1. Chỉ số nợ: Một chỉ tiêu tài chính phản ánh một đồng vốn hiện nay của doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ . Tổng nợ ãChỉ số nợ = Tổng nguồn vốn 83558875724 Năm 2001 = = 0,9 97358568875 96934241205 năm 2002 = = 0,9 111710712946 125581949170 năm 2003 = = 0,9 138811679265 Chỉ số nợ phản ánh quan hệ của tổng nợ và tổng nguồn vốn cho thấy tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp . Qua 3 tỷ số trên cho thấy việc giảm bớt các khoản nợ trong tổng nguồn vốn của công ty chưa hề thay đổi là mấy. Nguyên nhân do tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu luôn luôn chậm hơn tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu. *Năm 2002 so vơí năm 2001 14776471741 Tốc độ tăng chủ sở hữu = = 1,07 13799692951 96934241205 Tốc độ tăng nợ phải trả = = 1,16 83562200824 *Năm 2003 so với năm 2002 13229730095 Tốc độ tăng chủ sở hữu = = 0.89 1477647147 125581949170 Tốc độ tăng nợ phải trả = = 1.29 96934241205 4.2 Tỷ suất tài trợ: là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu ãTỷ suất tài trợ = Tổng số nguồn vốn 1379969295 *Năm 2001 = = 0,14 97358568675 14776471741 *Năm 2002 = = 0,13 111710712 13229730095 *Năm 2003 = = 0.095 138811679265 Tỷ suất tài trợ của công ty giảm dần từ năm 2001 điều đó cho thấy sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp giảm. Đồng thời, nó cũng chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng ngày càng yếu kém V. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu…họ luôn đặt ra câu hỏi :hiện doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn không? Tổng tài sản lưu động ãTỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn 90169064247 *Năm2001 = = 1,09 82653685724 9880539870 *Năm 2002 = = 1,08 91643578847 110337438637 *Năm2003 = = 0,93 11853623 tổng số vốn bằng t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9498.doc
Tài liệu liên quan