Đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm mặn, lợ ở Nghi Xuân- Hà Tĩnh (61tr)

Lời cảm ơn Bản khoá luận này được hoàn thành tại bộ môn Địa Kỹ Thuật và Địa Chất Môi Trường, Khoa Địa Chất, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Trong quá trình hoàn thành khoá luận, em luôn được sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của TS. Nguyễn Văn Dục. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em trong những bước đầu nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, các cô trong bộ môn Địa Kỹ Thuật và Địa Chất Môi Trường, cũng như tất cả các thầy cô giáo tro

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm mặn, lợ ở Nghi Xuân- Hà Tĩnh (61tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khoa Địa Chất, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận đúng thời hạn. Em xin gửi lời cảm ơn các bác, các cô , các chú, các anh, các chị hiện đang công tác tại văn phòng Suma (Bộ Thuỷ Sản), đặc biệt em xin chân thành cảm ơn các anh đang công tác tại phòng thuỷ sản huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh đã rất nhiệt tình giúp đỡ để đợt thực tập của em được hoàn thành tốt đẹp. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, thầy giáo, cô giáo, các anh, các chị và những người bạn đã chân thành giúp đỡ động viên em trong quá trình học tập đến được ngày hôm nay. Lớp Địa Chất, Khoá 44 Sinh Viên Trần Quốc Hùng Mục Lục Lời mở đầu Chương 1: Các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội vùng nghiên cứu. Các yếu tố tự nhiên. Vị trí vùng NTTS. Đặc điểm địa hình. Đặc điểm khí hậu. 1.1.4 Một số đặc điểm về nguồn lợi sinh vật. Các yếu tố kinh tế – xã hội Dân số Giao thông vận tải Công nghiệp, làng nghề Nông nghiệp Ngư nghiệp Các hoạt động khác. Chương 2: Hiện trạng môi trường NTTS huyện Nghi Xuân 2.1 Tác động tích cực của NTTS đến môi trường 2.2 Tác động của NTTS đến môi trường Suy giảm môi trường nước Tác động đến môi trường trầm tích Tài nguyên bị suy thoái Một số vấn đề có thể nảy sinh . 2.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới NTTS nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung Chương 3 : Một số đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích vùng nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu. Đặc điểm địa hoá môi trường trầm tích. Lịch sử nghiên cứu trầm tích Đặc điểm địa hoá môi trường trầm tích Đặc điểm địa hoá môi trường nước 3.3 Các phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa 3.3.2 Một số phương pháp phân tích có thể dùng để nghiên cứu. 3.4 Kết luận và một số đề xuất kiến nghị về NTTS huyện Nghi Xuân. Chương 4 : Dự báo tác động của dự án qui hoạch NTTS đến môi trường, tài nguyên và một số đề xuất giải pháp khắc phục. Kiến nghị các giải pháp tác động của dự án đến môi trường, tài nguyên. Quản lý quá trình lựa chọn và xây dựng đầm nuôi Lựa chọn vùng NTTS Thiết kế cơ sở hạ tầng và đầm NTTS Quản lý công nghệ nuôi và thu hoạch Quản lý và xử lý chất thải Nước thải Chất cặn lắng Hoá chất sử dụng trong NTTS Giảm thiểu rủi ro do tai biến Quan trắc môi trường Áp dụng cách thức quản lý thích hợp Quản lý NTTS thông qua giáo dục Quản lý NTTS thông qua cộng đồng Đồng quản lý môi trường trong NTTS Các giải pháp luật pháp, hành chính, kinh tế. Tài liệu tham khảo . Biển Đông Hà Nội Đầm ông Táo Cửa Hội Xuân Hội -------------- Xuân Trường --------------- Xuân Đan Sông Lam ---------------- Xuân Phổ ----------------------- Vinh Xuân An Cầu Bến Thuỷ Núi Hồng Lĩnh Sông Lam Đi Sài Gòn Sơ đồ Vị Trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu (Vẽ theo quan sát trong quá trình thực tập) Mở Đầu Nhờ có những điều kiện, đặc điểm khác nhau về tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hoá- xã hội… mà mỗi vùng đất trên lãnh thổ đất nước Việt Nam có được những chức năng sản xuất cơ bản khác nhau . Vùng Bắc Trung Bộ nước ta bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế cũng có những tiềm năng phát triển kinh tế riêng, trong số những tiềm năng kinh tế đó thì việc khai phá sử dụng vùng đất ven biển để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã mang lại những lợi ích kinh tế quan trọng và góp phần xoá đói, giảm nghèo. Nhưng bên cạnh đó việc phát triển NTTS quá nhanh không theo qui hoạch và qui định, dẫn đến những tác động xấu đến môi trường. Việc phát triển NTTS ven biển ở nước ta đã thúc đẩy quá trình thoái hoá môi trường trầm tích, môi trường nước cục bộ, mất rừng ngập mặn, giảm đa dạng sinh học, bùng nổ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của NTTS. Đới ven bờ huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích đất ngập nước (Wetland) khá thuận lợi cho NTTS. Những năm gần đây ở Hà Tĩnh nói chung và Nghi Xuân nói riêng phong trào NTTS bắt đầu phát triển mạnh nhưng thiếu qui hoạch và quản lý nên gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh liên quan tới NTTS phải dựa vào các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có địa hoá môi trường.Nhằm xác lập cơ sở khoa học địa hoá môi trường cho việc qui hoạch NTTS mặn, lợ và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, đề tài “Đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm mặn, lợ ở Nghi Xuân- Hà Tĩnh” đã được thực hiện với các nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích vùng nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Nghi Xuân. 2. Dự báo tác động của NTTS đến môi trường, tài nguyên và đề xuất một số kiến nghị cho việc quản lý, qui hoạch NTTS bền vững. Cơ sở tài liệu để thực hiện đề tài là: - Các số liệu tài liệu thu thập trong thời gian thực tập ở Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường,Sở Thuỷ Sản Hà Tĩnh, phòng thuỷ sản huyện Nghi Xuân và kết quả thực địa ở huyện Nghi Xuân. - Các số liệu phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ở khoa Địa Chất- Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. - Các báo cáo khoa học, những bài báo đã được công bố và các tài liệu liên quan. Chương 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh Nghi Xuân là huyện ven biển phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có chiều dài bờ biển gần 32km và có biên giới tiếp giáp với thành phố Vinh, có sông Lam chảy qua với gần 20km. Huyện Nghi Xuân có Cửa Hội- một trong những cửa sông lớn của tỉnh Hà Tĩnh, ngoài ra còn có các cửa lạch sâu ở Xuân Thành, Xuân Yên, Đồng Kèn…tạo nên vùng sinh thái nước lợ rộng, có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS mặn, lợ. Các yếu tố tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý vùng nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích mặt nước có khả năng cải tạo nuôi trồng thuỷ sản của Nghi Xuân là 1020 ha, trong đó diện tích đang nuôi gần 270 ha, diện tích hoang hoá đang sử dụng là 417 ha, diện tích đang sản xuất lúa nhiễm mặn 1 vụ có năng suất thấp dự kiến đưa vào qui hoạch NTTS là trên 330 ha. Dựa vào mức độ thuận lợi về chất lượng nguồn nước, trầm tích đáy, tiềm năng ô nhiễm môi trường, đặc điểm sinh thái có thể phân biệt bốn vùng thuỷ sản như sau (Bảng1): Vùng I: Vùng Cửa Hội và Cửa Lạch Đồng Kèn: Bao gồm diện tích vùng đang nuôi, lúa một vụ và đất hoang hoá - xã Xuân Hội; diện tích lúa một vụ phía Bắc đê Lý Thường Kiệt - xã Xuân Trường và diện tích đồng muối, đất hoang hoá, lúa một vụ - xã Xuân Song và đất hoang xã Xuân Yên. Vùng II: Vùng ven sông Lam thuộc xã Xuân Trường và xã Xuân Đan: Bao gồm diện tích vùng đầm đang nuôi, lúa một vụ và đất hoang hoá phía Nam đê Lý Thường Kiệt - xã Xuân Trường và diện tích đồng muối, đất hoang hoá, lúa một vụ và đầm đang nuôi xã Xuân Đan. Vùng III: Vùng Xuân Phổ: Bao gồm diện tích vùng đang nuôi, đất hoang hoá và lúa một vụ. Vùng IV: Vùng xuân Giang – Xuân An: Bao gồm diện tích vùng đang nuôi, đất hoang hoá - Xuân Giang và diện tích đất hoang hoá thị trấn Xuân An. Vùng I, II, III đều có rừng ngập mặn (RNM) ở hai bên bờ sông, còn vùng IV không có RNM. Đặc điểm địa hình. Nhìn chung địa hình vùng có thể NTTS của huyện Nghi Xuân tương đối bằng phẳng, phân dị thoải dần ra sông và về phía biển. Diện tích NTTS vùng I gồm hai vùng chính: Vùng Cửa Hội , Cửa lạch Đồng Kèn và Trọt Bầu – Xuân Yên. - Vùng Cửa Hội: Phần lớn diện tích nằm trong đê, chỉ có vùng Đồng Luồng và một phần đất hoang hoá- xã Xuân Hội nằm ngoài đê. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, nghiêng dần từ phía Nam xuống phía Bắc. - Vùng Cửa Lạch Đồng Kèn: Thuộc địa phận xã Xuân Song và vùng Trọt Bàu xã Xuân Yên, địa hình dốc nghiêng về phía biển, có sông Động bắt nguồn từ đập Mỹ Dương chảy qua. Xu thế chung của địa hình ở đây thấp dần từ phía Tây và phía Đông xuống dần đến sông cửa Hội, cửa lạch Đồng Kèn. Đây là vùng sát cửa biển, cửa sông rộng nên việc cung cấp nước mặn và tiêu nước thuận lợi. Tuy vậy vì điều kiện địa hình xa nguồn nước ngọt nên vùng Cửa Hội đang phải sử dụng nước ngầm làm nguồn nước ngọt , còn vùng cửa lạch Đồng Kèn gần đập Mỹ Dương nên việc cung cấp nước ngọt cũng dễ dàng hơn. Vùng II: Phần lớn diện tích vùng II nằm trong đê quốc gia (đê Hội Thống), chỉ một diện tích nhỏ vùng đang nuôi nằm ngoài đê. Vùng này có địa hình thấp (cos: 2-2,5m), tương đối bằng phẳng, có hệ thống RNM khá phát triển và được bảo vệ tốt bởi hệ thống đê quai nhỏ và cống ngăn mặn . Vùng III: Vùng III có địa hình thấp, bằng phẳng, địa hình khu vực xung quanh cũng thấp do vậy khó thoát nước. Vùng IV: Cách Cửa Hội khoảng 10km, địa hình thấp (cos: 2,5-4,5). Đây là vùng xa biển nên việc cung cấp nước mặn khó khăn hơn ba vùng trên và thường bị ngọt hoá vào mùa mưa. Đặc điểm khí hậu Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam. Có thể chia khí hậu Nghi Xuân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng nóng (từ tháng 4- tháng 10), khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình tháng từ 24,5°C (tháng 4) - 29,9°C (tháng7) với nhiều ngày nhiệt độ trên 35°C, độ ẩm lớn 84% (Bảng 2). Lượng mưa mùa này dao động trong khoảng 59,9mm (tháng 4) đến 558mm (tháng 10) chiếm 80% so với lượng mưa cả năm (1991,3mm). Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 11 với tổng lượng mưa là 1470,4mm chiếm 75% lượng mưa cả năm. Từ tháng 4 đến tháng 8 có khoảng 30 đến 46 ngày có gió Lào khô nóng. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10 thường có mưa bão gây lũ lụt lớn . Mùa đông lạnh: Tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 18,2°C (tháng 1) đến 21,9°C (tháng 12 ), (Bảng 2), với nhều ngày nhiệt độ dưới 7°C – 10°C (tháng 11, tháng 12). Độ bốc hơi từ 29mm (tháng 2) đến 60mm (tháng 10), độ ẩm thấp từ 86% (tháng 11) đến 91% (tháng 2), (Bảng 2). Mùa này hay có mưa dầm và có gió mùa Đông Bắc, lượng mưa mùa này chỉ đạt 25% lượng mưa hàng năm, hướng gió thịnh hành là Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc với tốc độ 1 – 3,7 m/s. Như vậy đặc trưng khí hậu nói trên của Nghi Xuân chỉ cho phép NTTS từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm . Tháng Cửa Hội Thạch Đồng Cẩm Nhượng Biên độ triều (cm) Nhiệt độ nước (0C) Biên độ triều(cm) Nhiệt độ nước (0C) Biên độ triều (cm) Nhiệt độ nước (0C) Tb Max Min Tb Max Min Tb Max Min I 266-259 20,7 25,5 14,5 227-225/235 19,86 25,6 13,5 196-197 20,34 24,6 13,1 II 273-238 19,92 25,5 14,6 221-213/201 19,89 30,5 12,8 195-169 20,5 25,1 12,5 III 240-217 21,5 26,5 15,1 226-185/195 22,33 23 15,9 193-158 21,88 27,6 16 IV 251-227 25,45 30,6 20,5 240-201/201 26,26 31,4 18,2 207-168 25,20 31,1 17,1 V 85-251 28,57 32,4 22,9 231-219/214 29,31 33,5 24,1 230-198 28,23 33,1 23,8 VI 285-254 29,7 33,0 27,5 229-213/215 31,05 33,9 26,8 29,54 32,9 22,5 VII 287-254 29,64 33,0 25,6 250-215/215 30,93 33,5 27 215-171 29,42 34,3 25,3 VIII 353-243 29,3 29 25,1 322-198/208 30,93 33,5 17,9 361-168 29,64 33,5 25,1 IX 284-241 28,00 32,3 21,9 238-200/219 29,24 32,5 23,2 241-183 28,45 34,1 20,3 X 261-256 26,28 30,8 21,9 194-243/221 26,02 31,5 20,4 204-237 26,47 32,5 20,1 XI 286-289 23,68 28,5 19,6 273-236/237 23,11 28,9 16,8 222-210 23,97 28,1 18,5 XII 11-272 20,32 27,4 15,5 257-242/237 20,04 26,8 13,4 242-208 20,90 27,5 13,6 Bảng 3: Biên độ thuỷ triều và nhiệt độ nước ở các trạm Hà Tĩnh Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Đặc trưng thuỷ văn, thuỷ lợi Ruộng lúa 1 vụ, đất hoang, đầm đang nuôi-Xuân Hội,Xuân Song, Xuân Yên:Lúa 1 vụ- Xuân Trường Đất hoang, lúa 1 vụ, đầm đang nuôi- Xuân Trường và Xuân Đan Đất hoang, lúa 1 vụ, đầm đang nuôi- Xuân Phổ Đất hoang hoá, đầm đang nuôi - Xuân Giang: Đất hoang - Xuân An Hệ thống cấp nước mặn Qua Cửa Hội, cửa Lạch Đồng Kèn và hệ thống lạch sâu nội vùng Theo sông Lam Theo sông Lam Theo sông Lam Hệ thống cống nước ngọt Nước ngầm, nước mặt từ rào Mỹ Dương Nước ngầm và nước tự nhiên Nước ngầm và nước tự nhiên, nước từ sông Lam (Triều xuống) Nước ngầm và nước tự nhiên, nước từ sông Lam (Triều xuống) Hệ thống cống 3 cống trên đê Hội Thống phía phải bờ sông Lam(C10,C8,C6): 1 cống trên đê đá Bạc: 1 cống trên đê Đồng muối 4 cống trên đê Hội Thống (C5,C4,C3,C2) 2 cống trên đê Hội Thống C1 và cống Xuân Phổ 1 cống tại vùng đang nuôi của Xuân Giang Ảnh hưởng của thuỷ triều Rất mạnh Mạnh Tb Yếu Mức độ thuận lợi thoát nước thải Rất tốt Tốt Tb Kém Bảng 4: Phân dị điều kiện thuỷ văn và thuỷ lợi các vùng dự kiến qui hoạch NTTS ở Nghi Xuân . Loại hình sử dụng đất (ha) Nghi Xuân Thạch Hà Cẩm Xuyên Kỳ Anh Toàn tỉnh 2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010 2000 2010 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 7135,2 1940 16812,25 15127,93 11624,4 13105,0 12905,5 26554,38 98171,32 124726,68 2 Đất trồng cây hàng năm 5636,59 6132,5 13365,8 10918,13 9305,78 10237,7 9951,52 10702,14 76234,05 81517,59 3 Đất ruộng lúa- lúa màu 4440,19 4416,99 12322,87 9903,53 8653,42 8942,4 8745,76 8658,14 65159,94 64532,69 a) Lúa hai vụ 3240,11 3916,99 9448,58 6997,21 7749,4 6041,54 6530,14 48622,34 53252,83 b) Lúa một vụ 1033,94 320,0 2083,32 1076,23 578,0 2357,26 1808,0 12125,93 6689,36 4 Đất chuyên màu-Cây CN ngắn ngày 1196,40 1700,51 1042,9 1014,6 670,36 1318,8 1175,76 2023 11044,11 16728,9 5 Đất vườn tạp 1248,67 692,5 3120,62 2215,99 1258 2236,47 1436,2 17979,09 10252,05 6 Đất có mặt nước NTTS 194,84 802 323,88 918,5 44,58 754 150,62 1549,04 946,64 5277,04 a) Chuyên nuôi cá 12,4 314 188,73 418,0 300 33,98 233 490,6 1971 b) Chuyên nuôi tôm 122,44 488 130,15 500 454 55,64 1316,04 390.4 3306,04 c) NTTS khác 5,0 61 66 7 Đất chuyên dùng 2577,7 2918,86 35,24 9664,54 9698,93 5872,76 8853,34 45671,74 51675,38 a) Đất làm muối 68,89 6,78 349,94 34,08 34,08 18,08 65,5 496,3 456,3 b) Đất xây dựng 220,76 435 13,29 330 600,98 811,8 243,98 3122,52 3081,24 7427,32 c) Đất giao thông 894,65 958,84 13,4 2140 1000,04 1110,5 1136,56 1160,5 12332,19 13624,18 d) Đất thuỷ lợi 723,23 770 8,55 1230 4761,76 4802,2 2960,36 3020,4 15404,4 16019,27 e) Đất khai thác KS 33,6 46,37 254,2 120,7 120,7 818,6 518,5 8 Đất đô thị 44,97 52,09 12,82 37,25 32,21 39,9 28,33 38,38 528,85 768,35 9 Đất chưa sử dụng 8491,81 5081,47 > 5000 5435,58 22872,19 6775,75 65752,04 31164 214402,4 92129,94 a) Đất bằng 1237,08 420,29 3721 623,7 2208,3 243,64 7476,98 2077,38 22546,28 5823,86 b) Đất có mặt nước 369,05 240,3 7,3 495,61 756,15 406 488,2 241,3 5628,69 2413,04 c) Sông suối 1914,87 1914,78 12,8 2624,64 2759,71 2759,71 4455,36 4455,56 20215,48 20215,48 10 Đất lâm nghiệp 3354,92 5534 9866,52 18653,4 33161,1 20392,1 38263,1 240529,2 329378,69 a) Rừng tự nhiên 250 12752,8 18947,1 13355,19 21015,1 194108,2 232452,52 b) Rừng sản xuất 50 400,2 800 336,7 880 40814,68 47389,38 c) Rừng hộ phòng 200 4702,8 10497,3 1003,39 17120 92873,58 124643,18 d) Rừng trồng 3345,9 5530 173,8 9603,02 5899,52 14201,0 7034,91 17224,71 46399,03 96823,67 11 Diện tích nước lợ 375 700 a) BTC 10 230 b) QCCT 365 430 Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và dự kiến qui hoạch đến năm 2010. TT Chỉ tiêu Xuân Hội Xuân Phổ Xuân Yên Đất đồi ven Hồng Lĩnh 1 Pb (mg/kg) 5,558 7,080 - - 2 Cd (mg/kg) 0,130 0,916 - - 3 As (mg/kg) 0,270 0,615 - - 4 Hg (mg/kg) 0,084 0,093 - - 5 Zn (mg/kg) 5,333 10,000 - - 6 Cu (mg/kg) 5,166 16,186 - - 7 2.4D (àg/kg) < 0,01 < 0,01 - - 8 Metyl parathion (nt) 0,02 0,05 - - 9 Dimethoate (mg/kg) 0,03 0,05 - - 10 TổngDDT (mg/kg) 2,45 2,34 - - 11 666(mg/kg) KPH KPH - - 12 Lindan (mg/kg) 0,01 0,12 - - 13 Endrin (àg/kg) KPH KPH - - 14 pH - - 5,3-5,6 5,0-5,5 15 N% - - 0,07-0,2 0,1-0,12 16 Mùn - - 1,5-2,5 1,5-1,7 17 P2O5 (mg/kg) - - 0,05-0,06 0,03-0,04 18 K2O - - 0,03-0,04 0,01-0,02 Bảng 8: Chất lượng đất tại một số địa điểm huyện Nghi Xuân (theo số liệu của sở KHCN và MT) . Một số đặc điểm về nguồn lợi sinh vật Nguồn lợi sinh vật được đề cập ở đây là: Hệ thống rừng ngập mặn (RNM), sinh vật trôi nổi, sinh vật đáy . Ngoài chức năng điều hoà khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng đất bồi ra biển, RNM là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng ven biển, là môi sinh để nuôi dưỡng ấu trùng hoặc là nơi sống lâu dài của nhiều loại hải sản như tôm, cua, sò… a) Rừng ngập mặn: RNM của huyện Nghi Xuân tập trung chủ yếu tại vùng cửa Hội gồm các xã: Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ. Trong vài năm trở lại đây, công tác trồng rừng ngập mặn đã được chú ý, song một số diện tích trồng có só sông thấp(Xuân Hội). Hiện nay Nghi Xuân đã trồng được các dải RNM dọc theo chiều dài đê Hội Thống 6km tạo điều kiện tốt cho bảo vệ đê điều và NTTS. Do điều kiện khí hậu, thuỷ văn, trầm tích đáy không thuận lợi nên RNM ở Hà Tĩnh nói chung, Nghi Xuân nói riêng kém phát triển, tốc độ tăng trưởng chậm (bảng 9). Trong phạm vi Nghi Xuân diện tích, chiều cao, mật độ RNM kém phát triển nhất ở vùng III, IV tốt nhất là vùng I, II. Như vậy theo khía cạnh sinh thái RNM ở vùng IV kém thuận lợi nhất để NTTS , vùng I, II thuận lợi nhất để NTTS. Sinh vật phù du: Thực vật phù du: Tổng cộng thu mẫu được 17 họ, trong đó vùng ven bờ có đủ 100%, vùng cửa sông 94%, trong đầm 76%. Nhiều loại thực vật phù du có ý nghĩa quan trọng làm thức ăn giai đoạn đầu cho ấu trùng và các loài tôm, cá như: Skeletonemaceae, chaetoneracea, naviculaceae… Trong số 150 loài thực vật phù du tảo Silic chiếm 90%, tảo giáp chiếm 6,2%, tảo lam chiếm 1,9%. tảo lục chiếm 1,6%. Sinh vật lượng ở vùng cửa sông bình quân 18. 103 tế bào/ m3 . Rong biển: Rong biển là thực vật bậc thấp ở biển và vùng triều, chúng là hợp phần quan trọng trong hệ sinh thái vùng triều . Cũng như các thực vật phù du, các loài rong biển cũng tham gia tạo năng suất sơ cấp, chúng tự sản sinh từ khí cacbonic, nước và năng lượng mặt trời. Lượng vật chất hữu cơ này không những đáp ứng cho các hoạt động sống của chúng mà còn cung cấp cho các sinh vật khác dưới dạng thức ăn hoặc làm tăng lượng mùn, bã, hữu cơ cho hệ sinh thái thuỷ vực. TT Thành phần Cửa sông Đầm Biển 1 Melosiraceae + + + 2 Coscinodoscaceae + + + 3 Leptocylindraceae + + 4 Corethironaceae + 5 Chaetoceraceae + + + 6 Thalassiosiraceae + + 7 Rhizosoleniaceae + + + 8 Bacteriastraceae + + + 9 Skelettonemeceae + + + 10 Biddulphiaceae + + + 11 Eucampiaceae + + 12 Fragilariaceae + + + 13 Tabellariaceae + + + 14 Achnanthaceae + + + 15 Naviculaceae + + + 16 Nitzschisaceae + + + 17 Surlrellaceae + + + Tổng số họ- tỉ lệ % 16 – 94% 13 – 76% 17- 100% Bảng 9: Thành phần thực vật phù du vùng ven biển Hà Tĩnh. Việt Nam đã phát hiện hơn 330 loài rong biển, chúng được phân bố ở các vùng triều ven biển, còn trong đầm nước lợ chỉ có khoảng 58 loài. Vùng triều Hà Tĩnh có khoảng 25 loài, đa số thuộc loài rong đỏ, rong nâu và rong lục. Trong các loài rong biển đã phát hiện ở Hà Tĩnh cũng như một số tỉnh phía Bắc, một số loài có giá trị kinh tế cao hiện nay đang được khai thác và nuôi trồng như: Các loài rong câu: Rong Hồng Vân: Rong Đông,Rong Mứt, Rong Guộc,Rong Đá. - Động vật phù du: Sự phân bố của động vật phù du của vùng triều quan hệ chặt chẽ với sự biến động của độ mặn . Trong phạm vi ảnh hưởng của bãi triều thì vùng nước lợ mặn thường có mật độ và sinh vật lượng cao nhất. Thành phần loài và các mật độ tại các khu vực cực đại về sinh khối được quyết định bởi sự xuất hiện đồng thời hai nhóm loài nước lợ và nhóm từ biển xâm nhập vào . Trong một năm số lượng và sinh vật lượng, động vật phù du cao vào mùa khô và giảm vào mùa mưa. Số lượng trung bình lúc có thành phần thấp là 2,75 . 103 con/m3 và sinh vật lượng 150 mg/m3 nước. Trong ngày thành phần, mật độ và sinh vật lượng của động vật phù du cao nhất vào lúc triều cường và giảm thấp vào lúc triều kiệt. Ngoài ra theo qui luật biến động ngày đêm, số lượng loài và sinh vật lượng cao vào nửa đêm về sáng thường gấp 3- 4,5 lần ban ngày. Trong thành phần động thực vật phù du của Hà Tĩnh nhóm chân chèo chiếm 92,9%, Râu ngành chiếm 1,9%, các loài khác chiếm 3,3% . Capepoda có các giống: Sinocolaus; Schmackeria; Limnoithona; Eucyclops; Microcyclops; Pseudodiaptomus; Paracyclops; Amphypoda; Cladocera; Stracoda; Bivalvia; Chactognatha và ấu trùng tôm. Đặc biệt nguồn tôm sú ở đây khá phát triển, đến mùa sinh sản của tôm, ngư dân thu tôm về nuôi và bán cho một số hộ nuôi khác. Theo số liệu điều tra vùng khơi Hà Tĩnh có 20 loài thuộc 6 họ,7 giống trong đó có 16 loài tôm có giá trị kinh tế thuộc họ tôm he. Sinh vật đáy: Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu biển và Viện nghiên cứu hải sản, trong giai đoạn 1970 đến nay vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có khoảng 300 loài động vật đáy. Các loài sinh vật đáy vùng triều thường gặp là: Giun nhiều tơ (polychaeta) có tới 67 loài; động vật giáp xác (crustaceae), tôm có 25 loài, cua có 67 loài; động vật thân mềm (Mollusca) lớp bụng (Gastropoda) có 43 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 63 loài, riêng vùng Nghệ Tĩnh có 30 loài thuộc 3 lớp Taxodonna; Anisomyaria; Eulamellibramchia 14 họ và 22 giống. Đặc điểm phân bố của chúng chủ yếu là vùng cửa sông hoặc vùng hạ triều, dưới triều (bảng 10). Tên Địa điểm Chất đáy Vùng triều Cửa sông Bãi ngang Ven đảo Bùn Bùn cát Cát bùn Cát Đá sỏi Cao triều Trung triều Hạ triều Dưới triều Area * * * * * * * Choloromytylus * * * * * Pteria * * * * Ostrea * * * * * * * * Meretrix * * * * * * * Glaucomia * * * * * * * Aloidis * * * * * * * Bảng 10: Phân bố của một số nhiễm thể hai mảnh vỏ ở vùng triều Nghệ An - Hà Tĩnh . Các loài cá : Khu hệ cá vùng triều có nguồn gốc từ nước lợ và biển thích nghi với sự biến đổi nhanh của độ mặn. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khu hệ cá nước ngọt . Trong quá trình sinh trưởng phát triển có nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhiều loài di cư kiểu biển - sông hoặc sông - biển. Một số coi vùng cửa sông và ven biển là nơi sống bắt buộc trong một giai đoạn sinh trưởng, còn giai đoạn sinh sản phải từ vùng triều ra biển hoặc vào nước ngọt. Nhóm cá di cư có chu kỳ hàng năm gồm các loài nước ngọt như: Cá Chình (Anguilla japonica; A.marmorata; A.borneesis; A.bicolopacifica) sống ở sông suối miền Trung, đến thời hạn sinh sản có tập tính di cư sông biển để đẻ trứng. Ngược lại một số loài như cá mòi (Clupanodon thrissa), cá cháy (Macrurareevesii), cá cháo lớn (Megalops cyprinoides)…có tập quán di cư ngược dòng vào vùng trung, hạ lưu sông để đẻ trứng. Trong các loài cá vùng triều có một số loài có sản lượng lớn nhưng kích thước nhỏ, ít có giá trị kinh tế như: cá lành chanh , bống, ngãnh, liệt. Tóm lại vùng triều Hà Tĩnh có khu hệ cá phong phú và đa dạng trong khu hệ cá vùng biển nhiệt đới, điều đó chứng tỏ ở đây thích hợp với nghề NTTS nước lợ, mặn . Các vùng NTTS ở Nghi Xuân cũng khác nhau về đặc điểm sinh vật trôi nổi, sinh vật đáy, khu hệ cá. Vùng I (Cửa Sót, cửa lạch Đồng Kèn) đặc trưng bởi sự đa dạng và chiếm ưu thế của nguồn lợi nước biển và nước lợ, nghèo nàn nguồn lợi nước ngọt, còn vùng IV (ven sông Lam) thì ngược lại . Theo mức độ giảm dần sự thuận lợi về nguồn lợi sinh vật cho NTTS theo phương thức ít dùng thức ăn tự nhiên có thể ghép các vùng NTTS ở Nghi Xuân vào dãy : I > II > III > IV. TT Loại tai biến Thời gian Khu vực Thiệt hại Người chết (người) Người bị thương (người) Đê, kênh bị sạt lở (m3) Nhà sập, đổ hỏng (cái) Lúa, hoa bị mất (tấn) Phân đạm bị ngập (tấn) Muối bị ngập (tấn) Gia súc bị trôi (con) Tổng thiệt hại (tỷ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 A: Bão,lũ 1 Lũ sông La 6/10/1960 Toàn tỉnh 2 Lũ sông La 28/9/1978 Toàn tỉnh 3 Lũ sông La 18/10/1988 Toàn tỉnh 4 Nước dâng do bão 9/1989 Cẩm nhượng- cửa Sót 5 Bão số 9 13/10/1989 Thạch Hà 09 48 700000 43059 30350 250 5300 20080 91,01 6 Bão số 4 10/9/2000 Toàn tỉnh 08 99 412,571 27684 5000 200 B: Nứt,sụt đất 7 Nứt đất (0,3-0,5x8m) 1998 Hương Đô, Hương Khê Nhiều 8 Nứt đất(0,1-0,25x2-30m) Bùi Xá- Đức Thọ Nhiều 9 Nứt và sụt lún đất (2,2ha) Hồng Lộc- Can Lộc 90 C: Sự cố môi trường 10 Cháy chợ T.XHàTĩnh 11 Cháy cửa hàng 29/10/2000 Can Lộc 12 ô nhiễm xăng dàu Từ 1964 Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà 4500 Bảng 11: Một số tai biến môi trường ở Hà Tĩnh 1.2 Các yếu tố kinh tế – xã hội 1.2.1 Dân số Nghi Xuân là huyện ven biển phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, giáp thành phố Vinh - Nghệ An. Có diện tích đất tự nhiên là 218 Km2, đơn vị hành chính có 17 xã và 2 thị trấn, trong đó có 8 xã có tiềm năng NTTS ( Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội, Xuân Giang 2, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Song). Dân số là 99940 người, mật độ dân số 458 người/Km2(thống kê số liệu năm 1999). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông nhất ở những vùng thị trấn như Xuân An, Nghi Xuân và dọc quốc lộ 1A ở phía Đông, còn vùng núi Hồng Lĩnh phía Tây Nam và vùng ven biển dân cư thưa thớt hơn. Ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp, thứ yếu có sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đánh bắt, chế biến hải sản, khai thác khoáng sản, sản xuất lâm nghiệp. Do là huyện có đất đai khô cằn kém màu mỡ nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp. Tuy nhiên với lợi thế có đường bờ biển dài 32km, có cửa sông lớn cùng với chuyển hướng trong cơ cấu kinh tế, một số xã đã bắt đầu NTTS như: Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội, Xuân Hải. Trong những năm gần đây UBND Tỉnh, ngành NTTS đã có những chính sách đầu tư hỗ trợ với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” nên hoạt động NTTS đã được người dân quan tâm và thức sự đóng góp một phần đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy vậy do phong tục tập quán, thói quen, kinh nghiệm NTTS, dân trí thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các giải pháp phòng bệnh cho tôm chưa được quan tâm, thiếu vốn, khả năng đầu tư cho NTTS không đáp ứng được do đó hiệu quả kinh tế còn rất thấp đây là vấn đề mà người dân còn lo ngại không dám đầu tư sợ mất vốn nên qua kết quả điều tra thăm dò một số dân cư ở một số vùng nuôi tôm và vùng dự kiến qui hoạch mới thì người dân ở đây chưa mạnh dạn NTTS, mặc dầu qua tính toán nuôi tôm so với sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế thu được từ nuôi tôm vượt hơn hàng chục lần. Giao thông vận tải Huyện Nghi Xuân có địa hình núi và đồng bằng, dốc về phía biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua, có cảng biển, có sông Lam chảy qua nên giao thông đường bộ và đường thuỷ rất phát triển, thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở hàng hoá sản xuất kinh doanh, NTTS…. Giao thông đường bộ: Nghi Xuân có đường quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 10,7 km, ngoài ra còn có một số đường giao thông nội tỉnh như: tỉnh lộ 22/12 dài 14km, tỉnh lộ 8B Hồng Lĩnh – Nghi Xuân dài 18km, và có hàng trăm km đường giao thông liên xã đã tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá dày đặc. Giao thông đường thuỷ: Chủ yếu phát triển trên sông Lam và trên biển, hàng năm có hàng triệu tấn vật tư, vật liệu, sản phẩm nông sản, hàng hoá các loại được các tàu, thuyền chuyên chở bằng con đường này. Do là huyện trải dài tren bờ nam sông Lam nên Nghi Xuân có hệ thống đường thuỷ khá tốt và đã phát triển rất lâu đời, đây là con đường giao lưu với miền ngược rất quan trọng của Nghi Xuân. Ngoài ra giao thông trên biển cũng rất phát triển, cảng Xuân Hải có thể tiếp nhận khoảng 12000 đến 15000 tấn hàng hoá/ năm, trước khi cảng Vũng Áng – Kỳ Anh được xây dựng và đi vào hoạt động thì Xuân Hải là cảng xuất khẩu hàng hoá duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy sự phát triển giao thông đường thuỷ thường dẫn đến nguy cơ làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường trầm tích do xăng dầu và làm giảm quá trình lắng đọng, tăng độ đục cho nước do vậy làm giảm độ xuyên ánh sáng của nước. Đây là một trong những khía cạnh môi trường quan trọng khi qui hoạch phát triển nghề NTTS mà huyện Nghi Xuân cần phải quan tâm và có biện pháp khắc phục ngay từ khi lập dự án chuẩn bị đầu tư. 1.2.3 Công nghiệp, làng nghề Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của huyện Nghi Xuân chủ yếu tập trung ở hai thị trấn Xuân An Và Nghi Xuân. Nước thải và rác thải của các hoạt động này đã và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường huyện, đặc biệt là môi trường nước ở các sông. Trên địa bàn huyện Nghi Xuân có các hoạt động công nghiệp và làng nghề chính như sau: * Hoạt động công nghiệp: - Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ. Xí nghiệp xản xuất tấm lợp vô cơ Xuân An - Nghi Xuân. Xí nghiệp chế biến gỗ của công ty TNHH Xuân Lâm. Nhà máy xi măng Lam Hồng. Xí nghiệp chế biến bột cá Hòn Ngư. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản – Cơ sở II tại Xuân An. Xí nghiệp khai thác chế biến đá xây dựng của công ty hợp tác kinh tế quân khu IV. Trung tâm y tế huyện Nghi Xuân. * Hoạt động dịch vụ: - Khu du lịch Xuân Thành. Cảng Xuân Hải. Cảng cá Xuân Phổ. Khách sạn Lam Kiều. Khu du lịch Lam Hồng. Hàng trăm ki ốt buôn bán hàng hoá dịch vụ, chợ, khách sạn, nhà hàng…. * Làng nghề: Huyện Nghi Xuân phát triển chủ yếu các làng nghề: Dệt chiếu, dệt thảm len, dệt vải, chế biến thuỷ hải sản, đan lát tre, mây, nhuộm, khai thác vật liệu xây dựng. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm nội bộ trên thì môi trường huyện Nghi Xuân, đặc biệt là môi trường nước còn chịu tác động lớn của các nguồn gây ô nhiễm ngoại lai do hoạt động công nghiệp từ những vùng khác đưa lại theo dòng sông và dòng bờ như: * Theo dòng nước sông Lam: - Xí nghiệp chế biến gỗ 26/3 tại Linh Cảm. Trung tâm y tế Đức Thọ. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ của phường Bến Thuỷ. Tổng kho xăng dầu Nghệ Tĩnh. Nhà máy chế biến gỗ của Đài Loan ở Vinh. Cảng Nghi Hải. Hoạt động khai thác cát sỏi dọc bờ sông Lam. * Theo dòng bờ: - Các khu NTTS tỉnh Nghệ An. Khu du lịch Cửa Lò. Cảng Bến Thuỷ. Những nguồn ngoại lai này đóng góp rất nhiều vật chất ô nhiễm cho môi trường Huyện Nghi Xuân, đây là nguồn gây ô nhiễm rất nguy hại vì ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT336.doc
Tài liệu liên quan