Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ái Vân ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN VÀ HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ái Vân ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN VÀ HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh –

pdf136 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5310 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quí Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học Công nghệ – Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu, Tổ Văn Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các Thầy Cô, các đồng nghiệp và các bạn. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 9 năm 2011 Nguyễn Thị Ái Vân MỤC LỤC 1TLỜI CẢM ƠN1T ...................................................................................................................... 1 1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 2 1TMỞ ĐẦU1T .............................................................................................................................. 4 1T . Lý do chọn đề tài1T .................................................................................................................................. 4 1T2. Lịch sử vấn đề1T ...................................................................................................................................... 5 1T2.1. Ý kiến đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác chung của Tô Hoài1T ............................................. 5 1T2.2. Ý kiến về mảng tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài1T ......................................................... 6 1T3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu1T ........................................................................................................... 9 1T4. Phương pháp nghiên cứu1T ...................................................................................................................... 9 1T5. Đóng góp mới của luận văn1T .................................................................................................................. 9 1T6. Cấu trúc của đề tài1T ................................................................................................................................ 9 1TChương 1: TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT THỂ LOẠI1T ..... 11 1T .1. Thể loại Tự truyện và Hồi ký1T ........................................................................................................... 11 1T .1.1. Khái niệm Tự truyện1T ................................................................................................................ 11 1T .1.2. Khái niệm hồi kí1T ...................................................................................................................... 12 1T .1.3. Đường biên động/ranh giới mờ giữa tự truyện và hồi kí1T ........................................................... 14 1T .2. Hồi kí trong tự truyện và tự truyện trong hồi kí Tô Hoài1T .................................................................. 16 1T .3. Về sáng tác của Tô Hoài1T .................................................................................................................. 17 1T .4. Vị trí của tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài1T ..................................................................... 18 1TChương 2: NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN, TÁI TẠO HỒI ỨC VÀ TIẾNG NÓI CỦA CÁI TÔI TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI1T .................................................... 25 1T2.1. Hồi kí, tự truyện Tô Hoài – Thế giới của hồi ức1T ............................................................................... 25 1T2.2. Tiếng nói của cái tôi – tự truyện, hồi kí và nghệ thuật tự biểu hiện1T ................................................... 30 1T2.2.1. Cái “tôi” tác giả – nhân vật trong tự truyện, hồi kí Tô Hoài1T ..................................................... 30 1T2.2.1.1. Cái “tôi” ngây thơ, hài hước, hóm hỉnh, tài hoa, giàu trí tượng tượng1T ................................ 31 1T2.2.1.2. Cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc, nhân ái, gắn bó, yêu quí cảnh vật và con người quê hương 1T ..................................................................................................................................................... 35 1T2.2.1.3. Cái tôi tuổi trẻ nhiều mơ ước, nhiệt tình và không thiếu trải nghiệm xót xa1T ....................... 37 1T2.3. Khắc họa nhân vật qua hồi ức, bằng hồi ức1T ...................................................................................... 42 1T2.3.1. Khắc họa nhân vật người thân1T ................................................................................................. 42 1T2.3.2. Cách khắc họa nhân vật bạn văn qua hồi tưởng1T ........................................................................ 46 1T2.4. Những bức tranh đời sống (thiên nhiên, sinh hoạt) qua hồi ức của nhân vật tôi/ người kể chuyện.1T ... 55 1TChương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI1T .................................................................................................................................. 63 1T3.1. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức1T ......................................... 63 1T3.1.1. Trần thuật theo trình tự dòng hồi ức1T ......................................................................................... 63 1T3.1.2. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức1T .................................. 65 1T3.2. Hòa phối điểm nhìn (quanh một góc nhìn chủ đạo) trong trần thuật1T ................................................. 67 1T3.2.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật1T ................................................................................................ 67 1T3.2.2. Nghệ thuật hòa phối điểm nhìn1T................................................................................................. 70 1T3.3. Kĩ thuật giảm tốc, tăng tốc, đảo thuật, dự thuật1T ............................................................................... 72 1T3.3.1. Kĩ thuật giảm tốc, tăng tốc1T ....................................................................................................... 72 1T3.3.2 Kĩ thuật đảo thuật.1T .................................................................................................................... 77 1T3.4. Kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn, phát huy sức mạnh ngôn từ, giọng điệu trong trần thuật1T ....... 78 1T3.4.1. Kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn1T ...................................................................................... 78 1T3.4.2 Sức mạnh ngôn từ1T ..................................................................................................................... 85 1T3.4.2. Kết hợp ưu thế của các loại giọng điệu trong trần thuật1T ............................................................ 95 1T3.4.3.1. Giọng điệu hài hước, dí dỏm1T ............................................................................................ 96 1T3.4.3.2. Sự hòa quyện phức hợp của những giọng điệu trần thuật1T .................................................. 99 1TKẾT LUẬN1T ...................................................................................................................... 104 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ............................................................................................... 106 1TPHỤ LỤC1T ......................................................................................................................... 109 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà văn Tô Hoài là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam. Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của mình, ông đã có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại về mặt nội dung và nghệ thuật, cả chất lượng và số lượng. Trong bài báo “Với Tô Hoài” trích ở Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ [38] nhà văn Xuân Trường đoán định Tô Hoài là người viết nhiều nhất ở nước ta. Cũng trong bài báo này, vào những năm 1991, Tô Hoài nhớ ông có khoảng 140 đầu sách. Đến nay theo nhiều nhà nghiên cứu thống kê, số lượng tác phẩm của Tô Hoài đã là gần 200 đầu sách…Như vậy chúng ta thấy khả năng lao động nghệ thuật rất đáng khâm phục của tác giả. Đặc biệt ở đề tài nào ông cũng có những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc, ở thể loại nào ông cũng có sự tiên phong, đóng góp riêng, thúc đẩy sự phát triển chung của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong đời sống văn học Việt Nam từ xưa đến nay, tự truyện và hồi kí – vốn rất gần gũi nhau – vẫn là những thể loại văn xuôi nghệ thuật mà trong những bối cảnh cụ thể của đất nước và đời sống cá nhân, nhiều nhà văn ngại dùng đến do tính chân thật cao và dấu ấn cá nhân đậm nét của nó. Đây là các thể loại có nhiều thách thức đối với nhà văn. Đến thế kỉ XX, việc tìm hiểu về đặc trưng thể loại văn chương được đặt ra như một vấn đề chính trong nghiên cứu văn học, thể loại tự truyện, hồi kí dần có sự phát triển và khẳng định ví trí của nó trên văn đàn. Tô Hoài là một trong những tác giả có đóng góp lớn về thể loại này. Ông xứng đáng là một tác giả văn chương như nhà văn Nguyên Ngọc trên báo tuổi Trẻ chủ nhật ngày 7 tháng 6 năm 2009 đã nhận xét: “Tô Hoài là vậy, nhà văn cần mẫn và tài hoa “đục đẽo” suốt đời vào cái thứ đẹp nhất mà cũng khó nhất trên đời, là nghệ thuật” [43]. 1. Thể loại tự truyện, hồi kí có một giá trị khá đặc biệt trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam mà Tô Hoài là một trong những tác giả có những tác phẩm thành công về thể loại văn học này. 2. Khi nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài thì mảng tự truyện, hồi kí chiếm một vị trí đáng kể. Nên việc nghiên cứu sẽ giúp hiểu về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, sẽ có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về con người và phong cách văn chương nhà văn từ đó có cơ sở để nghiên cứu thể loại tự truyện, hồi kí của các nhà văn khác. 3. Tô Hoài là một tác giả được chọn giảng dạy trong chương trình dạy và học Văn ở nhà trường phổ thông. Bởi thế, việc nghiên cứu về con người và sự nghiệp văn chương của ông sẽ giúp cho giáo viên có kiến thức vững chắc, có tầm khái quát từ đó có khả năng xác định trọng tâm bài giảng một cách chuẩn xác. Đó là những lí do khiến cho người viết chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài”. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn lớn, có đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau. Trên trang viết của mình ông luôn để lại những dấu ấn riêng, có dấu “vân tay” in trên chữ, có “một giọng điệu riêng, một cách nói riêng”(Phong Lê). Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã đem đến cho Tô Hoài một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Hơn nữa, ông sáng tác trong thời gian dài, đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại, lại có những đóng góp lớn cho quá trình phát triển nền văn học dân tộc ta. Chắc chắn có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm tới. Chúng tôi bắt gặp một số lượng không nhỏ những bài chuyên luận, phê bình ở những mức độ khác nhau về phong cách nghệ thuật, tác phẩm, con người tác giả. Để có được cái nhìn khái quát, người viết tạm chia: 2.1. Ý kiến đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác chung của Tô Hoài Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến của các nhà văn, các nhà lý luận và phê bình văn học. Họ đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị của Tô Hoài. Từ khi xuất hiện các tác phẩm của Tô Hoài đã được giới nghiên cứu văn học chú ý. Trước 1945, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại viết: “Truyện ngắn của Tô Hoài không những đặc biệt về lời văn, về cách quan sát, về lối kết cấu, mà còn đặc biệt cả về những đầu đề do ông chọn lựa nữa” [87]. Đây là nhận xét về tài năng văn chương còn đang trẻ, mà có sức viết khỏe và hay. Tô Hoài sáng tác nhanh, thể loại phong phú nên tác giả còn đánh giá cao Tô Hoài ở: "Cũng như ở những truyện ngắn của ông đăng trong Hà Nội Tân văn trong khoảng 1940 – 1941, ở tập Quê người ông tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc" [87]. Tô Hoài được xếp vào nhóm các tác giả tả chân. Là người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn, Vũ Ngọc Phan nhận rõ những đặc sắc, những mạnh – yếu trong văn Tô Hoài. Ông cho thấy cùng với năng lực miêu tả tinh tế thế giới loài vật, Tô Hoài còn là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”. Nhà phê bình cũng đã sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc” ở Tô Hoài. Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng không ngừng gia tăng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Trần Hữu Tá, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long,Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp…đã có những đánh giá thật tinh tế khách quan về các tác phẩm văn chương của ông. Trần Hữu Tá, trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Trần Hữu Tá nhấn mạnh ngay ở tựa đề bài viết: “Tô Hoài – một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại” [84]. Một sự nghiệp văn học phong phú về đề tài, đồ sộ về số lượng, có phong cách độc đáo. Hà Minh Đức nhận xét, đánh giá Tô Hoài thành công ở nhiều đề tài khác nhau: "Tô Hoài trong dòng chung của trào lưu văn học hiện thực ngày càng tạo riêng cho mình những giá trị mới. Ông viết về đất nước, con người qua những bức tranh xã hội chân thực và lắng đọng với thời gian để làm nổi lên những giá trị vật chất, tinh thần bền vững. Tô Hoài với vùng đất ven thành qua bao đời, Tô Hoài với con người và thiên nhiên xứ nhiệt đới nhiều kì thú, những phong tục tập quán lâu đời, các loài vật trong nhà và hoang dã" [50,12]. Đặc biệt khi viết về thiên nhiên, phong tục quê hương. Phong Lê đánh giá cao nghệ thuật miêu tả và tài dùng ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có của Tô Hoài: "Ở tuổi hai mươi, ngòi bút Tô Hoài thật đã xiết bao linh hoạt. Quan sát kĩ lưỡng và tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có. Thiên nhiên khoáng đãng mà mơ mộng. Nhân vật có dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét" [50,25]. Phan Cự Đệ thấy được sự gắn bó sát sao của Tô Hoài với hiện thực cuộc sống. Với Tô Hoài cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Vì thế tác phẩm của Tô Hoài thành công ở nhiều đề tài khác nhau: "Có những người từ sách vở lí luận, từ vốn văn hóa kiến thức đi vào văn học. Tô Hoài chủ yếu từ cuộc sống mồ hôi nước mắt, từ cuộc đời lam lũ của quần chúng, từ những cái gì rất dân tộc rất dân gian mà đi vào con đường sáng tác...Tác phẩm của anh là sự gắn bó mật thiết với quê hương đất nước, từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục sinh hoạt cho đến truyền thống văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, là tấm lòng yêu thương khâm phục, ơn nghĩa thủy chung đối với người lao động nghèo khổ nhưng rất thông minh, anh dũng miền xuôi và miền ngược của Tổ quốc" [50,104]. Bùi Hiển đánh giá cao về nghệ thuật kể chuyện bằng rất nhiều giác quan tinh nhạy: "Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài là thế, thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu hiện các sắc thái tình cảm gần gũi thầm kín. Và bởi vì tất cả những cái đó đều xuất phát từ một tình yêu gắn bó đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, sáng tác của anh tỏa ra một nguồn sáng ấm áp và phảng phất lung linh nhiều sắc độ, nó là một trong những bí quyết thành công của anh" [50,107]. Hoàng Trung Thông nhận xét về những mảng thành công nổi bật của Tô Hoài và khẳng định số lượng tác phẩm đồ sộ của ông: "Trong văn chương, Tô Hoài có ba mảng lớn: viết về mình và về quê mình, viết về miền núi và viết cho thiếu nhi, đó là tôi chưa nói anh viết về nhiều nơi, về các cuộc đời rất khác nhau trong nước và ngoài nước. Cho tới nay anh đã viết và in khoảng 110 quyển truyện ngắn, truyện dài về ba mảng đề tài trên" [50,109]. Nhìn chung những đánh giá về sự nghiệp và tài năng của các nhà nghiên cứu về Tô Hoài rất xác đáng. Chúng ta đều thấy rõ sự thành công rất nhiều mặt về nội dung, nghệ thuật. Tô Hoài là một tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một nhà văn chuyên viết về văn xuôi. Cùng với nhiều nhà văn tài năng đương thời, ông đã có những đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại. Với một sức lao động dẻo dai, bền bỉ, Tô Hoài đã có số lượng lớn tác phẩm ở nhiều thể loại và điều đáng qúi là có nét đặc sắc riêng trong phong cách nghệ thuật của mình. 2.2. Ý kiến về mảng tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài Theo Trần Hữu Tá, trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, đánh giá nét đặc biệt ở tài năng của Tô Hoài là ông viết hồi kí khi còn rất trẻ và khẳng định được sự thành công ở lĩnh vực này: “Về mặt thể loại, Cỏ dại có hai điều đáng để suy nghĩ. Một là trong văn chương, vô số nhà viết hồi kí, nhưng ở tuổi hai mươi ít ai đã thành công như Tô Hoài...Hai là chùm tác phẩm Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã khẳng định ông là cây bút hồi kí có hạng” [84,19]. Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện, hồi kí chính là nghệ thuật thể hiện cái tôi – tác giả: "Hồi kí và tự truyện của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phân tích tỉnh táo các hiện tượng và phần tâm sự của tác giả" [50,132]. Phong Lê trong Tô Hoài, sáu mươi năm viết, đã cho rằng đặc sắc của thể loại hồi kí, tự truyện Tô Hoài chính là nghệ thuật trần thuật theo dòng hồi ức: “Tô Hoài không chỉ là người có sức nhớ kỹ, nhớ dai mà hơn thế, những cái sống, cái nhớ của ông luôn dư đầy, là luôn luôn có mặt trong hiện tại. Một quá khứ luôn luôn được dồn về hiện tại, được hiện tại hóa – nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ” [50,43]. Chính sự gắn bó, trân trọng đối với con người và những sự kiện đã trải qua tạo nên sức mạnh hiện tại hóa quá khứ như vậy. Vì “Văn là người”, khi đọc tác phẩm văn chương ta bắt gặp tâm hồn con người. Phong Lê còn khẳng định sức lôi cuốn, hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài đối với độc giả: "Đọc tự truyện tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một bầu khí quyển chung cho bao thế hệ" [50,43]. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Chân dung và phong cách, có những ý kiến đánh giá rất sắc sảo, sát hợp về văn chương Tô Hoài, đặc biệt mảng tự truyện, hồi kí. Mỗi nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng về con người. Ông khẳng định với: “Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi” [27,287]. Nguyễn Đăng Mạnh so sánh với một số tác giả khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…để thấy được rằng: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường” [27, 288]. Sau một số luận giải, phân tích tác giả bài viết đã nhận định: “Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện. Dường như ông có một thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [27,299]. “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài...ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [27]. Trong lời nhận định của mình, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ ra cho độc giả thấy sức hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài chính là: "nhân vật trung tâm" – "cái tôi" của tác giả – cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực: "một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đôi chút khinh bạc" [27]. Vương Trí Nhàn, Tô Hoài và thể hồi kí, lời tựa cho tập Hồi kí đã đánh giá cao sức mạnh nội lực khi viết về thể loại hồi kí của Tô Hoài: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [76,942]. Vốn sống, sự trải nghiệm suy tư làm nên thành công của thể loại này. Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài, tác giả cho rằng với thành công này đã tạo thêm sự phong phú về đề tài nổi bật trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài: "Theo tôi, nói Tô Hoài trong phần đặc sắc của anh là nói về mảng đề tài miền núi như ta đã thấy, nhưng đến hôm nay không thể không nói đến phần kí ức tuổi thơ và tuổi thanh niên của anh...Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ đề nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ" [50,399 – 403]. Tác giả Vân Thanh khẳng định Tô Hoài đã có sự đổi mới về tư tưởng, thủ pháp nghệ thuật tự truyện, hồi kí: “Điều kỳ lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng như bây giờ, vẫn cứ gần như tươi rói trong kí ức nhà văn"…Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở kí ức của Tô Hoài” [50,382 - 383]. Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc tác phẩm của Tô Hoài chính là giọng điệu của tác phẩm, nó giúp cho tác phẩm có một sức hấp dẫn riêng tạo nên phong cách nhà văn. Tác giả nhận xét:"Chúng ta gặp lại Tô Hoài...khi anh viết một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu mến. Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua" [50,404]. Xuân Sách nhận xét về Cát bụi chân ai, nhà văn thấy tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mà nhà văn phản ánh trong đó: "Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài – từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị. Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn…Và vì thế…sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực" [50,414]. Tác phẩm nhấn mạnh nét phong cách của Tô Hoài thể hiện qua tác phẩm ở cách trần thuật, giọng điệu và tính chân thật. Trần Đức Tiến chú ý tới điểm nhìn khi xây dựng nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài: "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từ một cự li gần...Bây giờ qua Tô Hoài – chúng tôi được nhìn gần: một khoảng cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc" [50,413]. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét và rút ra quan niệm về con người trong hồi kí của nhà văn Tô Hoài – Cát bụi chân ai "kể chuyện những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học không ai chối bỏ được nhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt và tật xấu như mọi người" [50]. Đây là những ý kiến đánh giá mang tính chất khái quát nhất và tiêu biểu nhất về tự truyện và hồi kí của Tô Hoài. Những bài viết trên đã trở thành những ý kiến tham khảo rất hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc điểm riêng trong thể loại hồi kí và tự truyện của Tô Hoài. Các công trình này có giá trị đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả, giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Đánh giá về Tô Hoài và văn nghiệp của ông không phải là công việc làm một lần bởi một người là có thể hoàn tất. Vì văn Tô Hoài nói chung và thể hồi kí, tự truyện nói riêng thực sự là những tác phẩm có giá trị, như một mạch ngầm trong lòng đất, càng khơi càng trong, càng ngọt ngào bất ngờ và thú vị, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [76,942]. Với đề tài: Đặc điểm nghệ thuật hồi kí và tự truyện của Tô Hoài, người viết mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về những đặc sắc trong nghệ thuật hồi kí và tự truyện của Tô Hoài, đồng thời có dịp hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tô Hoài. 3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu - Đối tượng đề tài: đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài. - Phạm vi đề tài: gồm các tự truyện sau: Cỏ dại, tập Tự Truyện, Mười năm. Các hồi kí sau: Những gương mặt, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội. Cách chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi vì trong sáng tác của Tô Hoài về hai thể loại này có sự giao thoa. Chính vì vậy, luận văn không tách riêng theo từng thể loại bởi những đặc điểm nghệ thuật ấy vừa đúng với tự truyện vừa đúng với hồi kí. Nếu có đặc điểm nghệ thuật nào rõ, mang đặc trưng của từng thể loại thì sẽ tách biệt ra để nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau. Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu: - Phương pháp hệ thống: đặt đối tượng nghiên cứu trong hệ thống. Đặt hồi kí, tự truyện trong toàn bộ sáng tác để thấy được vị trí và đóng góp của Tô Hoài đối với sự nghiệp văn học của tác giả. Đặt trong hệ thống chủ thể tác phẩm để hiểu nghệ thuật trần thuật. - Phương pháp loại hình: Giúp ta phân chia đối tượng nghiên cứu có tính chất khoa học, nghiên cứu thể loại dựa theo từng nhóm tác phẩm, từ đó thấy được giữa tự truyện và hồi kí có nét chung và nét riêng, đồng thời thấy được sự kết hợp giữa hai thể loại. - Phương pháp so sánh: Dùng như một thao tác so sánh: đặt hồi kí, tự truyện cạnh nhau để nhận ra nét chung và nét riêng. Đặt hồi kí, tự truyện của Tô Hoài cạnh những tác phẩm của tác giả khác để so sánh thấy được nét riêng trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. - Sử dụng các thao tác: khảo sát, thống kê, tổng hợp,... 5. Đóng góp mới của luận văn Cái mới của luận văn là tập trung chuyên sâu đi tìm đặc điểm nghệ thuật của hồi kí, tự truyện Tô Hoài. Chỉ ra những nét đặc trưng nghệ thuật trong mảng tự truyện, hồi kí Tô Hoài. Khẳng định đóng góp của tác giả trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thể hồi kí, tự truyện nói riêng. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Tự truyện, hồi kí – vấn đề lí thuyết thể loại: Tự truyện và hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài. Ở chương 1 tập trung nghiên cứu, khảo sát những vấn đề thể loại làm cơ sở để nghiên cứu. Chương 2: Nghệ thuật tái hiện, tái tạo hồi ức và tiếng nói của cái tôi. Ở chương 2 tập trung vào đặc điểm thế giới nghệ thuật tạo dựng nhân vật qua hồi ức nhân vật tôi và nghệ thuật khắc họa các nhân vật khác. Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. Ở chương 3 tập trung tìm hiểu phương tiện nghệ thuật trong phương thức trần thuật như: kết hợp trần thuật, phối hợp điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ. Người viết trình bày luận văn có cấu trúc 3 phần? Bởi vì chương 1 đặt nền tảng cơ sở lý thuyết. Còn chương 2 và 3 đi sâu vào tìm hiểu phương diện nghệ thuật. Chương 1: TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT THỂ LOẠI 1.1. Thể loại Tự truyện và Hồi ký 1.1.1. Khái niệm Tự truyện Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên: “Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình…” [23,389]. Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: “Tự truyện thường là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả…Theo Lơjon, bởi vì, về quá khứ, kỷ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật…Tự truyện không phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết…” [7,1905-1906]. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, cũng đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [22]. Tác phẩm tự truyện thường có phương hướng lý giải cuộc sống đã qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống trải nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu, “thêm thắt” hoặc “sắp xếp lại” các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Tự truyện luôn luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là “sống lại” cuộc đời mình từ đầu. Tự truyện thường được viết vào thời gian tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời mình. Theo tác giả Phạm Ngọc Lan trong luận văn “Tự truyện trong văn học Việt Nam hiện đại”, vào năm 1970 Bruce Mazlish đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học, khai sinh từ chủ nghĩa lãng mạn, cho chúng ta một bức chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của một cá nhân nào đó từ điểm nhìn của thời hiện tại, được hoàn thành thông qua nội quan và hồi ức, trong đó cái tôi hiện ra như một thực thể đang phát triển”. Năm 1974, trong tiểu luận Hiệp ước tự thuật (Le Pacte Autobiographique), Philipp._.e Lejeune trình bày một định nghĩa nổi tiếng nhằm xác lập những dấu hiệu về mặt hình thức của tự truyện: Đó là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [49,19]. Như vậy, khi viết lại câu chuyện đời mình, nhà văn có thể định nghĩa, định hình cho cuộc đời ấy thành một bức chân dung tự họa, xét một cách khách quan có thể khác với chân dung thật của mình, dẫu có những nét tương đồng nhưng tất cả đã được cấu trúc lại, nhào nặn lại thành một sáng tạo nghệ thuật. Theo tác giả Phạm Ngọc Lan [49,21] thì công trình của Elizabeth W.Bruss nghiên cứu sự hành chức của diễn ngôn tự thuật cả về phương diện người viết lẫn người tiếp nhận trong công trình Hoạt động tự thuật: Vị thế đang thay đổi của một thể loại văn học (Autobiographical Acts: The Changing Situation of a Literary Genre), và từ góc nhìn đó Elizabeth W.Bruss đề ra 3 nguyên tắc xác định tự truyện: 1/ Tác giả tự truyện đảm nhận một vai trò kép. Ông phải là điểm khởi đầu của chủ đề cũng như của cấu trúc văn bản. 2/ Những thông tin, những sự kiện được trình bày trong mối quan hệ với tác giả tự truyện được xác nhận phải là hoặc có khả năng là sự thật. 3/ Cho dù những điều được trình bày có bị nghi ngờ hay không, cho dù những điều đó có thể bị tái công thức hóa theo hướng nào đấy dễ tiếp nhận hơn từ điểm nhìn khác hay không thì tác giả tự truyện vẫn tin vào điều mà ông trình bày. Từ những định nghĩa trên, tác giả Phạm Ngọc Lan đã xác định hai tiêu chí nhận diện thể loại mà chúng tôi cho rằng chính xác và khoa học. Người viết tiếp thu và coi đó là một trong những cơ sở để tìm ra được nét riêng của thể loại tự truyện. - Cái tôi tác giả và sự phát triển nhân cách của nó trong quá khứ, với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm. - Tính xác thực tương đối của cốt truyện. Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: "Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể" [36,12]. Vậy khi nhà văn sáng tác theo một thể loại nào đó, đầu tiên sẽ tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, tạo nên những nét riêng, những đặc trưng cơ bản của thể loại đó. Ở thể loại tự truyện nhà văn đóng vai trò trong tác phẩm như là nhân vật “tôi” đứng ra kể lại, tả lại những gì xảy ra.Vì vậy, cần khẳng định tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình. 1.1.2. Khái niệm hồi kí Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. Các tác giả đã đưa ra khái niệm: “Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”. Họ cho rằng: “Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi kí có nhiều chỗ gần với nhật kí. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi kí lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [23,152]. Do đó, hồi kí phải được viết một cách cân nhắc, kỹ lưỡng, phải hết sức tôn trọng tính chân thật. Đó có thể là một câu chuyện mà tác giả chứng kiến hoặc lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình làm đối tượng khai thác. Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: "Thuật ngữ chỉ một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến" [7,648]. Hồi kí rất gần với nhật kí ở hình thức giãi bày, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.Về mặt chất liệu, về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi kí rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, khác với các sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi kí chỉ tái hiện phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng và hồi ức của bản thân mình. Do vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào tất cả những gì được kể lại, miêu tả lại. Hồi kí mang đậm tính chủ quan khiến cho các sự kiện trong hồi kí không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi kí lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả. Thế mạnh của hồi kí văn học là nó cung cấp các tư liệu về người thật, việc thật dưới hình thức nghệ thuật văn chương nhưng không hư cấu. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hồi kí được xem chỉ dành riêng cho đề tài chiến tranh hay chính trị, hồi kí trở lại gắn với cuộc sống. Dấu ấn khá đậm của sự trở lại này là tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Những gương mặt… Trong bài Kí và giảng dạy Kí – Hoàng Như Mai viết: “Hồi kí ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kì lịch sử xa xôi mà phải gần gũi,có liên quan khá mật thiết với hiện tại. Hồi kí thường là do những người đang còn sống kể lại” [20,218]. Quan tâm đến vấn đề này, các tác giả của cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã dành một chương nghiên cứu về tác phẩm kí văn học. Các tác giả cho rằng: “Dù được hình thành và chọn lọc từ nguồn ghi chép và sáng tạo nào, kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật” [14,211].“Phải là loại văn xuôi tự sự trần thuật những người thật việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện v.v…thì mới làm nên đặc trưng của kí” [14]. Có thể thấy điểm chung của thể kí: “ những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” [14,216]. Cũng trong cuốn này, các nhà lí luận văn học khẳng định: “Xét từ gốc và bản chất, thì kí không nhằm thông tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật” [14]. Riêng hồi kí đòi hỏi rất khắt khe về sự thật, sự trung thực, công minh, không được yêu ghét cá nhân, không được nhân đó để thanh minh, đề cao mình. Nếu làm được như vậy, hồi kí có sức mạnh chống lại sự xuyên tạc về một sự kiện, một nhân vật nào đó mà trước đấy còn lờ mờ chưa rõ. Người viết hồi kí kể lại những điều mà mình có dịp quan sát những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng lại mang nội dung xã hội phong phú. Cuộc đời của mỗi con người đều có thể ghi lại thành hồi kí nhưng phải thỏa mãn điều kiện: “Những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng, gợi lên được nhận thức có ích chung cho mọi người” [14,231]. Như vậy là, trong quan niệm của các nhà nghiên cứu, hồi kí là một thể loại văn học luôn đề cao tính chính xác và độ chân thực của các sự kiện. Nhà văn Tô Hoài – nhà văn rất thành công trong thể loại hồi kí cũng đưa ra nhận định riêng của mình về: “Kí là một thể loại mang tính cách riêng, tính cách của một lối viết ra những cảm xúc trước sự việc mắt thấy, tai nghe. Kí có lối xây dựng chủ đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ… riêng biệt” [57,25]. Chính từ quan niệm đó mà hồi kí của Tô Hoài có những đặc điểm riêng. Một mặt nó tuân theo những yêu cầu riêng của hồi kí, một mặt nó in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Đã gọi là hồi kí, tác giả cứ phải là người sống thật trong cuộc, được biết, được thấy tận mắt những chứng tích. Cho nên, nếu người viết là một tâm hồn biết tự trọng, nghĩa là đặt nặng phần sự thật trên hết thì những điều nêu ra, tự nó, lại đã hàm chứa một giá trị sử liệu, văn hóa, văn học của thời đại. Bằng không, thật là một sự đáng tiếc lớn dắt dẫn người đọc hiểu sai lệch sự thật. Vì vậy, viết hồi kí mà đúng với bản chất của thể loại kí thật rất khó. Viết sao cho trung thực, khách quan, khiêm tốn mà duyên dáng, gợi được thi vị cho người đọc mới là điều đáng kể, đáng đón nhận. Vẫn hay có mình ở trong mà tác giả vẫn tránh được sự tự đề cao đáng trách. Sự hài hòa ấy chứa đựng một biển trời thanh thoát cao thượng, một phong độ hào hoa của người cầm bút, của văn nhân. Nếu hồi kí được biểu lộ đúng nghĩa của nó thì đọc hồi kí lại là một điều thú vị vô cùng. Nó cho phép nhiều thành phần hiện tại bỗng nhớ về quá khứ, sống lại với dĩ vãng - trong đó biết bao kỷ niệm chợt hiện ra. Có việc, có người mà ta biết nhưng không tường tận. Có việc có người mà ta chưa biết hoặc đã quên đi thì nay sống lại đậm nét, phong phú, linh hoạt hơn. Chẳng khác nào tác giả hồi kí đã là một nhà đạo diễn kỳ tài, sắp xếp lớp lang một cốt truyện có thực với nhiều khuôn mặt hiện diện mỗi người một vẻ, một cốt cách riêng biệt. Cái hấp dẫn, cái tuyệt hảo của một thiên hồi kí là vậy. 1.1.3. Đường biên động/ranh giới mờ giữa tự truyện và hồi kí Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: “tương tác thể loại – có thể hiểu bao quát hơn – là hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,… để cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới ( với một cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẫm mĩ chủ đạo”,“giọng điệu”,“dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm” [36,14]. Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt” thể loại tồn tại như là một mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, nhà văn khi sáng tác theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn quy ước, mặt khác – ít hoặc nhiều – luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy, bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn”. Nếu nhà văn thành công nhà văn sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; còn nếu chua thành công thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho tác phẩm sau, người đi sau. Tương tác giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu (fiction) như tiểu thuyết, truyện ngắn,…và các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu (non fiction) như hồi kí, kí sự, nhật kí, ghi chép,…tạo nên các thể loại đan xen giữa các yếu tố hư cấu với yếu tố không hư cấu như truyện kí, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật [36,15]. Trong bài Kí và giảng dạy Kí – Hoàng Như Mai viết: “Những điểm khác nhau cơ bản giữa hồi kí và tự truyện là tự truyện thiên về kể lại những chuyện thân mật, bình thường nhiều hơn mà hồi kí thì thiên về những sự kiện có tính lịch sử. Cũng do đặc điểm này, mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người viết. Cho nên nói về giá trị lịch sử thì hồi kí hơn tự truyện, nhưng đứng về tính chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự truyện thuộc phạm trù của truyện” [20,218]. Sự khác nhau do hướng đến đối tượng phản ánh khác nhau và đặc trưng của tự truyện là hư cấu sáng tạo. Tự truyện và hồi kí rất khó phân chia ranh giới cho rạch ròi, khi phân biệt ta thiếu sự thống nhất về tiêu chí nhận diện thể loại, nhất là về vai trò của sự thật và hư cấu trong hai thể loại này. Chính nhà văn Tô Hoài quan niệm: “Trong sáng tạo, không thể đem so sánh các thể loại theo lối định mức. Bất cứ một sáng tạo văn học nào, khi đạt tới xuất sắc, điều chiếm đỉnh cao của thể loại ấy và của nền văn học nói chung” [57,26]. Điểm giống nhau giữa Tự truyện với hồi kí là cùng những thể loại văn học mang tính hồi cố, tái hiện lại quá khứ, nhưng hai thể loại tự truyện và hồi kí nằm ở hai địa hạt không hề trùng khít với nhau trong hệ thống thể loại văn học: bản chất của truyện cho phép nhà văn hư cấu để tạo nên những hình tượng hoàn chỉnh, còn bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết kí. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ đóng vai trò chức năng, hỗ trợ cho tư tưởng chính luận. Điểm khác nhau cơ bản Tự truyện là câu chuyện về cuộc đời một cá nhân, tâm điểm của tự truyện là cái tôi người kể chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài. Đấy là một cái tôi trong trạng thái động, trạng thái của sự hình thành, biến đổi, tiến triển về tâm lý, tính cách không ngừng và không hoàn kết. Trong khi đó, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có những biến động lớn), và cái tôi nói chung chỉ đóng vai trò nhân chứng. Đấy là một cái tôi trong trạng thái tương đối tĩnh, trạng thái của kẻ quan sát, phân tích thực tại và ghi nhận một cách khách quan. Nếu như mối quan tâm đầu tiên của tác giả tự truyện là khám phá gương mặt của chính mình qua hồi ức, thì mối quan tâm đầu tiên của tác giả hồi kí là khám phá gương mặt của thời đại qua những sự kiện mà mình chứng kiến, và trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay động của những sự kiện thực ấy. Nếu cái tôi trong tự truyện là con người với tất cả chiều kích tâm hồn, bề sâu tư tưởng và tình cảm của nó thì cái tôi trong hồi kí chủ yếu đại diện cho một phương diện nào đó của ý thức xã hội, một xu hướng tiếp nhận và phản ứng nào đó đối với những biến cố và những nhân vật của lịch sử. Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người. Ở hồi kí thường thiên về trần thuật các sự kiện. Thỉnh thoảng giữa các sự kiện ấy mới xuất hiện cảm xúc của tác giả. Số lượng sự kiện trong hồi kí thường nhiều hơn so với tự truyện. Bên cạnh cảm xúc cá nhân của tác giả, trong hồi kí có thêm cảm xúc của nhân vật có liên quan. Tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của chính mình trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài đến những người mình đã gặp, những việc mình đã thấy hoặc tham dự. Khi viết các tác giả thường hướng vào cái “tôi”bên trong nội tâm của mình. Những việc xảy ra bên ngoài chỉ làm “nền” cho cái “tôi” ấy. Cái “tôi” tác giả – nhân vật tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về các sự việc xảy ra trong quá khứ. Trật tự của các sự kiện được phát triển theo tâm lý, cảm xúc riêng của tác giả. Có những sự kiện có thật được đưa vào trình bày một cách trọn vẹn, chính xác nhưng cũng có những sự kiện được tác giả lược bỏ đi một số chi tiết để đạt được ý muốn chủ quan của mình. Bởi vậy tư duy trong tự truyện là tư duy “hướng nội”. Có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa tự truyện và hồi kí ở chỗ: cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong tự truyện thường đậm nét hơn so với hồi kí. Nói khác đi, tư duy tự truyện là “tư duy” hướng nội, còn tư duy hồi kí là “tư duy” hướng ngoại. 1.2. Hồi kí trong tự truyện và tự truyện trong hồi kí Tô Hoài Tự truyện là câu chuyện kể về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là "cái tôi" người kể chuyện. Trong quá trình sáng tác người viết tự truyện nhiều khi cũng vận dụng hư cấu “thêm thắt” “sắp xếp lại”, các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Vậy có hồi kí trong tự truyện là vì tác giả ghi lại những gì có thật (kí). Tác giả hồi tưởng lại những gì có thật đã trải qua trong quá khứ của chính mình, mà bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác. Một tự truyện “lí tưởng” là tác phẩm mang cái nhìn hồi cố về một đoạn đời và nhân cách của tác giả, mà trong đó những sự kiện không đậm nét bằng tính thành thực và tính sâu sắc của những trải nghiệm đó. Vì thế trong tự truyện có hồi kí. Hồi kí là hồi tưởng lại những điều mà mình có dịp quan sát những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng lại mang nội dung xã hội phong phú. Tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài. Vậy hồi kí có chất truyện là trong quá trình sáng tác, tác giả không sắp xếp đơn thuần các sự kiện mà có hư cấu để làm nổi bật "cái tôi". Tuy nhiên, sự phân biệt các tiểu loại chỉ có tình chất tương đối. Tự truyện là thể loại có tính giáp ranh, nó nằm ở giao điểm tiểu thuyết và hồi kí, tự sự và trữ tình; và trong hệ thống các thể loại văn học không ngừng diễn ra những mối liên hệ chuyển biến và xuyên thấm lẫn nhau. Một tác phẩm có thể nghiêng về chất tự truyện, chất hồi kí hay chất tiểu thuyết tự thuật tùy trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, trường hợp những tác phẩm Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Những gương mặt, Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, nếu xét thật khắt khe thì không nằm hoàn toàn trong địa hạt của tự truyện, cũng không đáp ứng hết những yêu cầu của hồi kí. Ngay quan niệm về sự thật cũng là một nét rất khác biệt, chứng tỏ sự thoát ly của Tô Hoài đối với hồi kí kiểu “truyền thống” một sự thật riêng như mình nhớ, như mình hiểu, một sự thật không phải của sự kiện mà của thần thái những con người đã gặp, những thời kỳ đã sống qua, đó là “vẻ lung linh chờn vờn của sự thật” (Vương Trí Nhàn). Nói chung, một trong những dấu hiệu nổi bật nhất ghi nhận sự biến chuyển nội tại của văn học cũng như gương mặt phong phú của nó qua từng thời đại chính là sự giao thoa và tương tác lẫn nhau của những thể loại văn học, tạo nên những biến thể, những phức thể đa dạng, phù hợp với sự phát triển của tiến trình văn học. Có thể nói, với hơn sáu mươi năm viết, ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được. Hơn nữa càng ngày người ta càng nhận ra rằng, cái làm nên giá trị trong văn chương Tô Hoài ngoài những tác phẩm đã được đánh giá cao thì còn phải thấy ở hai thể hồi kí, tự truyện đã cho ta thấy một Tô Hoài không lẫn với ai, hóm hỉnh, thông minh, và sống hết mình với nghề văn, nghiệp văn. Những tác phẩm này đã để lại cho độc giả ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật khỏe, thật trẻ. Cũng chính vì vậy, luận văn không tách riêng theo từng thể loại mà những đặc điểm nghệ thuật ấy vừa đúng với tự truyện vừa đúng với hồi kí. Nếu có đặc điểm nào rõ, đặc trưng của từng thể loại thì sẽ tách biệt ra. 1.3. Về sáng tác của Tô Hoài Đến với nghề văn thật tự nhiên, ông được nhận xét là “một nhà văn xuôi bẩm sinh” (Trần Đình Nam). Theo trí nhớ của Tô Hoài thì tác phẩm đầu tiên ông sáng tác là Nước lên: "Cách đây nhiều năm rồi, gặp năm nước lớn, hương lý làng Nghĩa Đô đốc thúc người đi đê. Trai tráng làng tôi suốt lượt phải hộ đê từ Tứ Tổng lên tận vùng này. Chúng tôi cơm nắm cơm đùm kéo bộ cả đêm đến sáng mới tới điếm canh đê hàng tổng. Nhớ làm sao buổi sáng hãi hùng ấy, cái cảnh tôi trông thấy đoàn người chạy nước từ dưới bãi lên lấm vùi như đàn chuột trong hang đang bị ộc nước. (Về sau, một trong những truyện ngắn đầu tiên tôi viết, là truyện ngắn Nước lên in trên báo Hà Nội tân văn của anh Vũ Ngọc Phan, trong đó đã chép lại nhiều hình ảnh đau thương hôm ấy) [76]. Truyện Con dế mèn ra đời, đã có sức chiếm lĩnh đối tượng độc giả rộng lớn, ở mọi lứa tuổi. Tô Hoài có khả năng hóa thân vào sự sống của vật và đồng thời đưa đến cho thế giới loài vật sự sống của con người. Ngòi bút của Tô Hoài linh hoạt, quan sát kỹ lưỡng và tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có, có sắc thái giọng điệu riêng, tất cả đều rất sắc nét. Câu chuyện về sự khám phá, rong chơi của con dế cũng là ước mơ của cả đời người. Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng truyện ngắn của mình trong miêu tả thế giới loài vật, trong tập truyện O chuột (gồm 8 truyện) (1942) đa số viết về loài vật một cách sinh động và trong đó có bóng dáng của cuộc sống con người. Tô Hoài là người nặng lòng với quê hương, ông viết về con người và thiên nhiên một cách gần gũi, có nét riêng như Nhà nghèo (1942); Giăng thề (1941); Quê người (1942), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) đều miêu tả vùng quê thân yêu của nhà văn. Quá trình gắn bó với vùng đất quê hương đã giúp ông viết rất hay về đề tài này. Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một trong số ít cây bút không phải trăn trở, ngập ngừng nhiều lắm trước trang giấy. Tác phẩm Vỡ tỉnh là tác phẩm đầu tiên trong thời gian này. Mảng đề tài Tô Hoài đạt được thành công lớn hơn trong giai đoạn này là cuộc sống con người miền núi. Ông là người tiên phong xây dựng văn học viết về các dân tộc ít người. Ông viết về sự chuyển mình, thay da của vùng đất này trong cách mạng dân tộc dân chủ (Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc…) và trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (Lên Sùng Đô, Nhật kí vùng cao, Miền Tây…). Viết về miền núi, tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài là Truyện Tây Bắc. Tập truyện được nhận Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955. Truyện Tây Bắc gồm 3 tác phẩm: truyện Mường Giơn và hai truyện ngắn Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A phủ. Tập truyện miêu tả cuộc đời thống khổ của những người dân miền núi dưới ách thực dân Pháp và bọn thổ ti lang đạo. Nỗi khổ ấy tập trung vào người phụ nữ. Nhờ có nhà văn Tô Hoài, người đọc có được kinh nghiệm sống, biết được cảnh đau khổ của nhân dân miền núi, làm nảy sinh những cảm xúc thương yêu đối với con người và vùng đất này. Còn tác phẩm Miền Tây là một sự đóng góp tích cực của Tô Hoài trong việc miêu tả những bước đi đầu tiên đầy gian khổ của vùng đất này lên xã hội chủ nghĩa. Miền Tây được Giải thưởng Hội nhà văn Á - Phi năm 1972. Sau Miền Tây, đề tài về vùng cao vẫn còn được Tô Hoài tiếp tục viết: Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971); Họ Giàng ở Phìn Sa (1984); Nhớ Mai Châu (1988). Đây là đề tài tác giả viết thành công vì có nhưng năm tháng đi thực tế, gắn bó với vùng đất miền núi và khả năng nắm bắt tinh nhạy. Trở về với những miền thân thuộc qua mảng hồi kí và tự truyện, mảng đề tài Hà Nội - ngoại ô, quê ông vẫn là đề tài chủ yếu trong những sáng tác của ông. Những kỉ niệm trong quá khứ với gia đình, bạn bè thôi thúc ông viết : Từ Cỏ dại đến Tự truyện (1978) rồi Những gương mặt (1988), đến Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) là sự tiếp nối liền mạch hồi ức và sự trở về trọn vẹn của Tô Hoài với những miền thân thuộc, quê hương yêu dấu của ông. Tô Hoài đã sớm xác định cho mình văn chương là sự thật ở đời nên quyết tâm đi vào con đường của chủ nghĩa hiện thực. Và khi đã viết là say mê hết mình “ trong ngoài ba năm viết như chạy thi”(Phong Lê), Tô Hoài đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm, làm nên một Tô Hoài mang dấu ấn riêng. Tóm lại, toàn bộ sáng tác của Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn và hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm của Tô Hoài đưa đến người đọc những hiểu biết thêm về đời sống, về ngôn ngữ và cũng chính những sáng tác của Tô Hoài mà người ta hiểu hơn thế nào là văn chương chân chính, đích thực. 1.4. Vị trí của tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn lớn và có nhiều đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau. Tác giả thành công khi viết về đề tài miền núi, về loại vật, về Hà Nội. Bên cạnh đó ta nhận thấy thời gian sẽ trôi qua nhưng những ấn tượng của độc giả nhớ nhiều nhất về tác phẩm của Tô Hoài là mảng tự truyện, hồi kí của ông. Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định thế mạnh về tự truyện, hồi kí của Tô Hoài ở việc tái hiện tiếng nói của cái tôi “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài…ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [27]. Còn Phong Lê lại nhấn mạnh ở yếu tố hồi ức: “Hồi ức và tự truyện – đó là một mảng viết đặc sắc, nếu không nói là đặc sắc nhất của Tô Hoài, nơi một bộ nhớ tuyệt vời và một tuổi thọ khoẻ mạnh và minh mẫn” [50]. Qua những nhận định trên, ta thấy các nhà phê bình đã có những nhận xét và đánh giá rất cao về mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. Có được điều đó là do sức viết dẻo dai, bền bỉ, suốt đời đi tìm cái đẹp trong cuộc đời. Với một bản lĩnh nghề nghiệp dám nói lên sự thật bằng giọng văn rất riêng, tạo nên những đặc sắc về nghệ thuật. Đặc biệt sức hấp dẫn từ việc xây dựng " nhân vật trung tâm" – "cái tôi" của tác giả – cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực. Thực sự với thể loại này Tô Hoài đã để lại “ dấu ấn riêng trên từng trang giấy”. Tô Hoài sáng tác tự truyện, hồi kí từ rất sớm. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học. Theo Tô Hoài, dù là sáng tác theo thể loại nào cũng phải “Nói được sự thật để khiến cho người đọc cảm xúc từ đó gây suy nghĩ cho họ”. Tác phẩm văn chương phải bắt nguồn từ hiện thực và đem đến cho người đọc những cảm xúc thẫm mỹ. Bởi tư tưởng của tác phẩm là tư tưởng – cảm xúc, “tư tưởng nhiệt hứng” (Bielinxki). Xuất phát từ quan niệm viết tự truyện, hồi kí như là một cuộc đấu tranh tư tưởng nên Tô Hoài coi tự truyện, hồi kí là một trong những thể loại trong đó rất cần đến sự sáng tạo của người nghệ sỹ. Đó là những trang ghi chép những sự việc đời tư đã lùi vào quá khứ, song ghi chép ở đây không phải là một bản sao sự việc mà là sự sáng tạo. Viết tự truyện, hồi kí là nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại bằng những câu chuyện kể lại về đời tư, về người thật việc thật ngày hôm qua do chính người kể chuyện chứng kiến và tham gia vào sự việc. Một người có vốn sống từng trải, phong phú như Tô Hoài mới có khả năng viết được thành công “từ những hiện tượng vừa vặt vãnh lại vừa tinh tế ấy, đôi lúc tưởng ngẫu nhiên đến thế mà có sức ngồi dậy trong sáng tạo chỉ vì nó đã được cái nền sống già dặn từng trải của anh xét duyệt rồi quyết định cho trở ra sống lại một lần nữa” [57].Với tự truyện, hồi kí, Tô Hoài đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của nhà văn, với ông đó không phải là những ghi chép đơn thuần, bởi vì “khi viết theo lối ghi chép người thật việc thật, sự sáng tạo cũng không cho phép ta giản đơn. Bao nhiêu công phu và tâm sức bấy lâu quanh những thông cảm và hiểu biết rộng của chúng ta về những “mẫu” người thật việc thật ấy, nhưng hiểu được việc thật ấy sẽ đem lại giá trị cao cho sức nghĩ lúc thể hiện ghi chép của anh” [57]. Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Điều đó không chỉ đúng với thơ bởi khi đọc Tự truyện, Cát bụi chân ai, rồi Chiều chiều , người đọc luôn cảm phục bởi một trí nhớ tuyệt vời, một sự gắn bó tha thiết với cuộc đời. Những hồi ức, những kỷ niệm của cả một đời người bao giờ cũng in đậm trong trí nhớ của tác giả. Tô Hoài đã nhận ra yếu tố cảm xúc rất quan trong trong sáng tác: “Một việc, một người, một nhận xét ở bất cứ quãng sống nào trong đời khi đạt tới mức thật tha thiết thì có sức nhập vào, sức thúc đẩy (hoặc sức dằn vặt ta) cho ta những suy nghĩ liên tiếp – nghĩa là những mầm mống của sự sáng tạo”. Những mầm mống của sự sáng tạo ấy phải được cất lên từ hơi thở, từ mồ hôi và máu của cuộc sống. Nếu tác phẩm văn chương là phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thật thông qua thái độ chủ quan của người viết thì Cỏ dại giúp chúng ta hiểu một cách sinh động những gì đã tạo nên tâm hồn cũng như những nét đặc sắc trong phẩm chất nhà văn. Tác giả kể lại một cách xúc động về “Những ngày thơ ấu nó leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi. Cái giống cỏ dại, cỏ không tên, rườm rà, chen khít bò ngẩn ngơ trong mấy khoảng đất rác rưởi”. Cảm xúc rất mạnh, liên tục, với sức sống lan nhanh như loài cỏ hoang. Một tình cảm chân thành và một trí nhớ tuyệt vời. Mỗi nghệ sĩ – nhà văn có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện lại hiện thực khách quan cũng khác nhau. Sự phản ánh hiện thực khách quan ấy được thể hiện trong cả gia tài nghệ thuật của họ. Cỏ dại và Tự truyện là những dấu ấn đầu tiên để Tô Hoài viết những hồi kí tiếp theo trong hành trình viết hồi kí – một hành trình đấu tranh tư tưởng của mình. Với Cỏ dại và Tự truyện, người đọc thấy tác giả không chỉ tái hiện lại cuộc đời của chính mình mà còn tái hiện cả bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt trong môi trường sống của cá nhân nhà văn. Một không khí u buồn, đen tối đè nặng trong tác phẩm thông qua giọng điệu trần thuật, thông qua sự việc và con người hiện ra qua trang sách. Tác giả không đi vào phản ánh những mâu thuẫn giai cấp dữ dội, quyết liệt song người ta thấy được tất cả sự buồn chán về một kiếp người, buồn về sự bần cùng, bế tắc. Đâu đó trong tác phẩm cũng le lói một chút hy vọng và niềm tin. Hình ảnh tác giả trong những ngày lang thang kiếm sống ở trường đời là xã hội, hết bán giầy ở hiệu giầy Bata đến làm kế toán sổ sách giấy tờ cho hãng, rồi những ngày thất nghiệp lang thang vất vưởng, những ngày phiêu bạt ra Hải Phòng…Tự truyện của Tô Hoài thực sự là câu chuyện viết về chính mình và những người xung quanh mình. Do đó hành trình đến Cát bụi chân ai (1990) và Chiều chiều (1999) đã khẳng định ngòi bút chân thực, khách quan, không tô điểm của Tô Hoài. Trong những dòng hồi kí ấy, Tô Hoài vừa cho người đọc thấu hiểu một thời kỳ lịch sử, vừa cho người đọc chiêm ngưỡng các tác gia văn học từ góc độ sinh hoạt đời thường. Như vậy với phong cách đặc biệt, Tô Hoài đã đem đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hồi kí xuất sắc. Trong đó Cát bụi chân ai là cuốn hồi kí tiêu biểu in đậm phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Ở độ tuổi “thất thập”, Tô Hoài đã thể hiện độ chín cả về cái nhìn và tư tưởng nghệ thuật, cộng thêm một vốn sống phong phú, Cát bụi chân ai đã thực sự gây chú ý của độc giả và khẳng định một lần nữa vị trí không thể thiếu của nhà văn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Nguyễn Văn Thạc trong Mãi mãi tuổi 20 viết: “Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trọn lẫn niềm sầu._.ại có chèo hát sân đình, gã hơi ngà ngà một chút. Gã sửng cồ lên: - Ông biết thừa ra rồi. Ông hỏi thử chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sau cưới mày. Đồ khốn nạn! Người con gái vùng chạy. Gã say rượu khát cháy cổ, cúi đầu hớp nước ngã lộn xuống, chết đuối trong giếng. Thế rồi ngày 12 tháng sau, ả nọ về nhà chồng. Từ đấy, mỗi lần về xóm nhà mình không bao giờ em dám đi tắt cánh đồng qua lối men bờ giếng. Nào ai biết đâu cái chết éo le thương tâm của người con trai. Nông nỗi đêm ấy chỉ có mỗi một ông giăng chứng kiến. Nhưng ông giăng lại không biết nói. Trong nhà hát ở Vĩnh Hồ, Vũ Hoàng Chương chắp tay bái tôi: - Lạy huynh, huynh nhất thiên hạ, huynh đã rõ tâm tình đệ. Ông thử hỏi chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sáu thì cưới mày... Ha ha, lạy huynh... Tôi bảo: - Mắt ông viền vải tây rồi.Câu của tôi là “mười hai tháng sau”, không phải “mười hai tháng sáu”, không phải. Vũ Hoàng Chương cãi: Không, “mười hai tháng sáu” mới đúng cái đau của đệ, huynh đã cho đệ nén “mười hai tháng sáu”, không, mười hai tháng sáu: huynh cứ cho đệ đọc cái ngày tuyệt mệnh ấy là mười hai tháng sáu ” [63,152 - 153]. Giọng điệu trong Tự truyện, hồi kí Tô Hoài hóm hỉnh, hài hước ngay với cả chính mình. Ông tự nhận xét: “Tôi là con ếch Cu Ba,ở rừng thì da xanh thẫm lá rừng, ở ruộng mía thì lổ đổ màu lá mía, đến mùa hoa, lưng ếch chấm đỏ, chấm vàng như cánh hoa rơi” [68,173]. Giọng văn dí dỏm khiến người đọc dù nghe chuyện về những nhà văn ít tên tuổi như Sao Mai (sinh 1924) cũng không chán: “Tôi lại khoái ông có máu đa tình mà lại chung thuỷ. Léng téng với ai rồi cũng lấy người ta. Nghe nói ông mới có phòng mới (...) vừa cai nghiện (...) bằng một liều thuốc dân gian, mạnh và dữ, phải có nghị lực mới cai được (...) Bài thuốc cai của Sao Mai có gia giảm cả vị phụ nữ" [68,25 - 27]. Tô Hoài không nói rõ là gia hay giảm...Cái giọng hài hước ấy hiển hiện trên câu chữ và người đọc sẽ nhận ra. Ông khôi hài, thâm thúy khi viết về Phan Khôi: “Mình đọc Phan Khôi nhiều đến thế từ thuở bé, ông phải khoái lắm chứ. Thế mà ông ấy đốp một câu: “Tôi chưa xem bài nào của anh. Chẳng biết anh viết ra cái gì. Nghe có người nói anh viết truyện con giun, con dế” [68,40]. Lý Hoài Thu nhận xét về giọng điệu Tô Hoài: “Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu, nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà, vô vị, không chút u mặc với cái giọng khơi khơi mà nói, ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu” [50]. Giọng điệu vừa hài hước vừa chua xót. Vì sao trong tự truyện, hồi kí lại có giọng điệu hài hước, hóm hỉnh? Vì đối tượng cười thứ nhất là những người thân trong gia đình. Thứ hai là giới bạn văn chương của mình – là những người trí thức, những người nghệ sĩ – đó là cười những cái chưa được của bạn mình và của chính mình – nụ cười hóm hỉnh sâu sắc mà không cay độc, không cười cho hả dạ mà nhiều khi cười buồn, cười xót xa. Thứ ba nhiều khi những điều giễu cợt mỉa mai không phải dành cho những nhân vật mà ông phác hoạ chân dung. Mà là thái độ của ông đối với một thời kì đen tối, “đêm sâu tiền cách mạng”, thái độ phê phán ẩn dưới một giọng điệu hóm hỉnh, giễu cợt. Không chỉ là thái độ của riêng ông mà đây là thái độ của cả một lớp người viết thời ấy. 3.4.3.2. Sự hòa quyện phức hợp của những giọng điệu trần thuật Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm của Tô Hoài luôn giữ được bản sắc riêng: mỉa mai, bóng gió pha chút gai góc, tinh quái. Đó là chất giọng khá ổn định ở cả trước và sau Cách mạng, mặc dù mức độ đậm nhạt có khác nhau. Nhưng bên cạnh giọng điệu ấy, nhà văn còn sử dụng nhiều giọng điệu, nó làm nên tính phức điệu trong giọng điệu trần thuật của tác giả. Vừa bi, vừa hài, cái đáng cười lại rất thương tâm, đó chính là giọng điệu mang bản sắc riêng của Tô Hoài. Giọng trữ tình, bùi ngùi, xót xa. Do tính chất hồi cố, chỉ nhìn nhận, “ôn lại” sự việc từ độ lùi của một khoảng thời gian thường là đã khá xa, cho nên tự truyện, hồi kí thường thiên về giọng trần thuật điềm tĩnh, chậm rãi, ít đi vào các xung đột kịch tính, nhưng rất giàu tiềm năng gây rung động cảm xúc. Do nhu cầu diễn tả thành thực và tha thiết nhất những cung bậc tình cảm riêng của cá thể nghệ sĩ, câu văn thường miên man, trải dài, xuôi theo dòng cảm xúc, tạo nên một âm hưởng trầm lắng, rưng rưng như những lời tâm tình đầy xúc động. Lời văn tuy đóng khung trong thể loại tự sự nhưng lúc nào cũng có chiều hướng xô tràn sang địa giới trữ tình. Giọng văn thuộc gam trầm và buồn, lắng sâu trong tâm thế hồi có miên man run rẩy, rưng rưng trong những xúc động, thương cảm, đau đớn chân thành, xót xa, nghe như những tiếng thở dài đau xót. Khuynh hướng nghệ thuật hướng nội, lấy tình cảm, cảm xúc cá nhân để làm chất liệu chủ yếu cho tác phẩm, được thể hiện đậm nét trong lời văn nghệ thuật. Giọng điệu của tiếng nói tâm hồn trẻ thơ đầy khắc khoải, nhạy cảm cực độ trước đau thương và hạnh phúc ở đời. 4TGiọng kể tâm tình, những trang văn thẫm đẫm cảm xúc trữ tình. Khi nhân vật tôi thể hiện tấm lòng đồng cảm với số phận nhân vật trong tác phẩm "Không gia đình" của Hector Malot như bắt gặp một người đồng cảnh, một người bạn thấu hiểu. Qua giọng kể cho thấy nhân vật tôi có một tâm hồn tinh tế, giàu lòng nhân ái. Đó cũng là một tố chất quan trọng để sau này trở thành nhà văn của tình yêu thương: "Cuộc đời lưu lạc của thằng bé trong truyện cứ như trông thấy ở mỗi dòng chữ. Tôi mê man theo thằng bé từ lúc nó bỏ nhà đi theo ông già làm xiếc. Cái lúc thằng bé đứng trên ngọn đồi nhìn lại túp lều nhà mình trước còn rõ, sau mờ. Mắt tôi cũng mờ. Rồi nó quay mặt, quả quyết bước theo ông già. Tôi cũng theo nó. Cũng buồn, cũng giận, cũng tủi cùng chung nỗi cảm thương với người bạn xa xôi mà gần gũi đó. Tôi giấu quyển truyện trong gầm giường, chỉ lo ai lấy trộm mất. Tôi tưởng rồi suốt đời tôi không thể xa được anh bé trong truyện nữa" [76,77]. Những câu văn đầy cảm xúc, tình cảm của tác giả truyền qua nhân vật và lan rộng những vòng sóng âm vang vào lòng người đọc4T. Giọng kể của sự hồi tưởng, trong mỗi câu chữ có cảm xúc của chủ thể trần thuật rất rõ.4T“Nhưng cũng có những buổi chiều, ông tôi uống rượu hiền lành và kể biết bao nhiêu chuyện ngày xưa. Không phải là chuyện “Tấm Cám” hay “Ngốc buôn vôi, buôn quít” của bà tôi. Đây là chuyện ngày xưa của ông tôi. Ông tôi có mặt trong những câu chuyện ấy. Tôi nhìn ông, kính cẩn trông thấy ông tôi rất oai trong tưởng tượng” [76,15]. 4THướng ngòi bút tới người dân lao khổ thì trái tim nghệ sĩ trở nên buồn với giọng trần thuật trở nên xót xa, thương cảm: “Mỗi lần nhớ lại những ngày ở Cầu Am, tôi chỉ nhớ phảng phất thế, nhưng những nét xoáy cắt vào kỷ niệm cứ long lanh như những nhát khía...Mọi người đều tốt bụng và đều khổ mà có người khổ đến phải đi trẫm mình vào cái ao có ma đằng sau nhà thương. Nhà bác hàng nước vẫn cãi nhau với vợ bác cu-li san, nhưng đôi lúc lại rơm rớm nước mắt” [76,160]. Qua giọng điệu trần thuật mà ta cảm thấy nhói lên nỗi buồn về cảnh vật và con người trong tác phẩm. Ta thấy bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là giọng điệu trữ tình mang sắc thái bùi ngùi cảm động. Sắc thái giọng điệu này thường bộc lộ khi nhà văn viết về những gian truân trong cuộc sống sinh hoạt và hiện thực mà bản thân mỗi con người phải đối mặt, bởi đó là quy luật của cuộc sống. Giọng điệu trần thuật của Tô Hoài, một không khí u buồn, đen tối đè nặng trong tác phẩm. Tác giả không đi vào phản ánh những mâu thuẫn giai cấp dữ dội, quyết liệt song người ta thấy được tất cả sự buồn chán về một kiếp người, buồn về sự cùng quẫn, bế tắc. Hình ảnh tác giả trong những ngày lang thang kiếm sống trong trường đời, hết bán giầy Bata đến làm nghề kế toán sổ sách giấy tờ cho hãng, rồi những ngày thất nghiệp lang thang vất vưởng, thậm chí cả những ngày phải đi ăn mày ở cửa chùa để kiếm “miếng cơm manh áo”, những ngày phiêu bạt ra Hải Phòng: “Tôi cũng phải đi ra Hải Phòng rồi. Bạn bè cũng đang giúp tôi chuyến đi. Các bạn vừa muốn tôi tìm được công ăn việc làm, vừa đỡ phải cưu mang. Bởi ai cũng đại khái túng kiết xơ mướp như tôi cả", “Chẳng qua vì tôi không bấu víu vào đâu được nữa tôi phải “lên đường” đi cầu may” [76,201]. Giọng điệu cứ bùi ngùi xúc động không phải được tạo ra bởi từ sự gia công của câu chữ, mà xuất phát từ tình cảm chân thành của tác giả. Những ngày thất nghiệp lang thang kiếm việc ở Hải Phòng, khiến nhà văn không khỏi thấm thía cảnh khổ đau của cái nghèo. Giọng điệu ấy lại thật da diết: “Cần bâng khuâng hỏi tôi trong bóng tối: - Không biết đời chúng mình cứ thế này đến bao giờ. Tôi không hiểu Cần băn khoăn về cuộc đời theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, còn tôi thì tôi đang nghĩ đến một cái gì mơ hồ buồn lắm" [76, 208 -209]. Âm hưởng bùi ngùi da diết trải dài trong nhiều tác phẩm của Tô Hoài bắt nguồn từ hiện thực của cuộc sống. Những năm trước Cách mạng, là cuộc sống quẩn quanh tù túng khiến con người bế tắc trong mưu kế sinh nhai. Họ lâm vào cảnh cùng đường tuyệt vọng. Sau Cách mạng, âm hưởng da diết bùi ngùi chỉ xuất hiện khi nhà văn nhớ về những kỷ niệm buồn xưa hoặc bản thân phải đối diện với qui luật tất yếu của một đời người. Giọng điệu trữ tình sâu lắng khi Tô Hoài thể hiện nỗi thương cảm với số phận con người. Ông nghĩ về cuộc đời Nguyễn Bính: “Những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau vơ vào, mình lại đầy ải mình, thân làm tội đời, cả những ngày còn lại này mà vẫn không nguôi” [63,61]. Ông thấy xót xa, cho Nguyễn Tuân – một người có thú ham đi mà cuối đời không còn đi được: “Đi đâu, đã không còn bay nhẩy được, giờ đây thêm cái day dứt, cái bực bội của con người ngày ngày quanh quẩn mở đóng cửa sổ” [63,325]. Tô Hoài boăn khoăn, trăn trở về nghiệp văn: “một đời viết được tuyển vào có hai quyển, nhìn sách mà chẳng nói nên lời” [63,324 - 325]. “Cuộc sống còm cõi, ngòi bút và đồng lương không cho người viết kiếm đủ miếng ăn, cả đến mặt mũi và con mắt cũng mòn mỏi dần” [63,312]. Nhà văn ngậm ngùi, chua xót khi nói đến tình cảm đồng đội, đồng chí: “Có phải những câu hò ngẩn ngơ não lòng trong đêm lạnh giữa những con người đã trải mấy cuộc đời làm rơi nước mắt xuống đường phố như dòng sông miên man, nhớ nhà mà mừng trở về không còn, lệ ai chan chứa, biết đi đâu về đâu như khi còn ở rừng Thượng Yên, khóc cũng chẳng vì lẽ gì. Nguyễn Tuân nhìn Aki. Nguyễn Tuân rút khăn tay chấm nước mắt” [63,48]. Rõ ràng, bên cạnh giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài còn là giọng trữ tình với nhiều sắc thái tình cảm. Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ông bộc lộ thái độ trước muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống. Cái sắc thái làm nên giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài trong Tự truyện, hồi kí đã chứng tỏ nhà văn sống trọn vẹn với con người và cuộc đời cả lúc vui cũng như lúc buồn, cả lúc khổ đau cũng như lúc sung sướng hạnh phúc. Nhờ giọng điệu này mà chúng ta có thể nhận ra rằng, từ những sự việc vốn bình thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành chất liệu muôn đời cho văn chương. Giọng triết lí, suy tư Kết hợp với giọng trữ tình, bùi ngùi, xót xa là “giọng điệu suy tư triết lý”. Là nhà văn luôn gắn bó với đời sống xã hội, trăn trở với những vấn đề bức xúc của thời đại. Nhà văn chiêm nghiệm về con người: “Người đời hay tránh cái đau, cái hèn kém cả đến trong ăn nói cũng kiêng những tiếng thô, tiếng bỗ bã” [68]. Trải nghiệm cuộc sống giúp nhà văn nhận ra sự thay đổi trong ý nghĩa của việc dùng từ ngữ: “Ngày nay người ta dùng lẫn nghĩa hai chữ “theo dõi” mà nghĩa một thời của nó không đẹp đẽ lịch sự như đài báo “cảm ơn bạn đọc và người nghe đã theo dõi”. Không, chỉ có mật thám theo dõi người bị tình nghi, đội xếp theo dõi kẻ cắp sắp móc ví. Nghĩa thời trước của hai chữ “theo dõi” là vậy” [63,70]. Trong tác phẩm Những gương mặt: "Những điều ấy khác nhau như mưa với nắng hoàn cảnh người cầm bút hôm nay với người cầm bút chúng tôi ở lứa tuổi thanh niên. Chúng tôi những cánh bèo vật vờ. Có thể phơi phới ra biển khơi mênh mông. Có thể giạt lên khô héo trên bờ cát". Bởi hiện thực cuộc sống sẽ ảnh hưởng tới từng số phận con người mà lớp nhà văn thì sự tác động ấy có thể càng lớn. Giọng điệu suy tư, triết lý trong hồi kí Tô Hoài thể hiện sự sắc sảo của nhà văn khi nghĩ về cuộc sống, về con người. Tô Hoài triết lý về sự thay đổi đến không ngờ của cuộc sống: “Nhiều khi những thay đổi khác nhau đến không ai có thể nghĩ trước ra được. Cái đáng ghét hôm qua bỗng nhiên trở nên cái ưa nhìn hôm nay” [75,465]. Tô Hoài hiểu ra sự đời đa đoan: "Thế nhưng, những câu: "người ta bảo ông nói thế này... thế này.." vẫn vo ve đến. Cho hay cũng là thói đời. Câu nói mát mẻ, xỏ xiên, các thứ tiếu lâm thời thế ở đâu đâu hay quàng đến mượn tiếng Nguyễn Tuân bất mãn. Nhiều đến độ người nọ thổi vào tai người kia, nếu tò mò cộng lại, cũng không thể tin cái ông nhà văn dẫu có tiếng là ngạnh trê đấy, nhưng chắc cũng không hơi sức đâu bịa ra lắm chuyện đổng giả thế. Nhưng đồn thì cứ đồn" [63,75]. Chẳng phải là trong Cát bụi chân ai, nhiều chỗ tác giả không muốn giấu mình nữa mà đứng bật dậy phát biểu về sự đời “Ôi thôi não nùng trần ai". “Đầu tôi nặng trĩu mưa gió". Nói gọn lại là đời đẹp và buồn thì cố nhiên nhiều người đã có ý ấy rồi , song ở đây Tô Hoài đã sống cái cảm giác ấy một cách thấm thía và ông biết truyền nó sang người đọc theo cái cách riêng của mình.Và ở chỗ này, nhà văn tưởng chỉ dán mắt nhìn vào các mảnh đời lụn vụn thực ra đã vươn tới cái điều mà các tác giả lớn xưa nay vẫn khái quát. Cái quan trọng nhất vẫn là cái giọng riêng, "dấu vân chữ" trên trang viết. Thành công của nhà văn Tô Hoài là tìm thấy lại cái bóng tỏa rộng của mình trên những trang hồi kí. Mà như Vương Trí Nhàn đã nhận xét một cách chí lí: "Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông . Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lý mà ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời, cả hai có dịp bộc lộ đầy đủ nhất" [76,942]. Có thể nói, ngòi bút của Tô Hoài luôn linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng giọng điệu trần thuật. Đời sống và con người trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài có lúc hiện ra qua giọng điệu trữ tình sâu lắng, lúc hóm hỉnh, dí dỏm, hài hước nhưng cũng đậm chất triết lý, suy tư. Quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra những điều kiện căn bản cho sự hình thành và phát triển của thể loại hồi kí, tự truyện Việt Nam: sự nổi trội của tình cảm, cảm xúc; giọng điệu tâm tình, hài hước, dí dỏm… Quá trình mở rộng các giới hạn giao lưu văn hóa trong thời kì đổi mới đã thúc đẩy cho thể loại này chuyển biến và hiện đại hóa một cách căn bản: sự xuất hiện của giọng điệu đa dạng, phức hợp. Điều đó tạo nên đặc trưng riêng về giọng điệu của hồi kí, tự truyện Tô Hoài trong hồi kí, tự truyện Việt Nam hiện đại. Tiểu kết chương 3 Sức hấp dẫn của hồi kí – tự truyện là nghệ thuật trần thuật hiệu quả. Trần thuật trình tự theo dòng hồi ức vì tự truyện, hồi kí luôn tôn trọng sự thật nhưng đôi khi phải giải quyết mâu thuẫn, hài hòa giữa diễn biến sự kiện trong dòng hồi ức nên phải kết hợp dòng hồi ức và diễn biến câu chuyện. Tô Hoài đã kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức một cách linh hoạt tạo nên mạch trần thuật sinh động, sáng tạo. Tác giả kết hợp linh hoạt giữa các kĩ thuật tăng tốc, giảm tốc, đảo thuật, dự thuật. Nghệ thuật hòa phối điểm nhìn trong tự truyện, hồi kí cũng rất quan trọng. Điểm nhìn của chủ thể nhân vật tôi không đơn giản mà có sự phối hợp giữa các điểm nhìn khác tạo ra cảm xúc về cuộc sống đa chiều, nhiều mặt, sự việc có khi được nhìn ở điểm nhìn của chủ thể, Tô Hoài tự kể về những việc ông nhớ lại nhưng có khi dùng điểm nhìn của chính nhà văn hoặc của một nhà văn nhân vật về một nhà văn khác từ đó đưa ra nhận xét. Nghệ thuật kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn. Kết hợp các diễn ngôn lại với nhau để tạo ra một hiệu quả nghệ thuật. Trong Tự truyện, hồi kí Tô Hoài đã bộc lộ sở trường về việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn có một kho từ vựng rất giàu có và phong phú nhờ ý thức học hỏi từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Tô Hoài đã sáng tạo và phát huy tối đa sức mạnh ngôn ngữ. Tự truyện, hồi kí của Tô Hoài có giọng điệu rất linh hoạt. Tô Hoài đã tìm tòi, vận dụng một bút pháp vừa truyền thống vừa hiện đại, tạo cho mình một giọng điệu phù hợp với cái tạng vừa sâu sắc, hóm hỉnh, vừa nhẹ nhàng, tinh tế. KẾT LUẬN Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Tô Hoài có một sức sáng tạo mạnh mẽ, dài hơi, kiên nhẫn, đều đặn và liên tục, đủ để đưa ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Ở mảng sáng tác nào, ông cũng có những thành công và ghi được dấu ấn riêng. Riêng ở thể hồi kí, tự truyện ông cũng đã khẳng định được tài năng và sức sáng tạo mãnh liệt của mình. 1. Trong quá trình tiếp cận tác phẩm của Tô Hoài, đặc biệt ở thể hồi kí, tự truyện. Hai thể loại tự truyện và hồi kí – vốn rất gần gũi nhau. Việc đầu tiên chúng tôi thấy sự cần thiết và tính tương đối khi phân biệt tự truyện, hồi kí trong nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài. Phải dựa vào kết cấu, nhân vật và kiểu tư duy của tác giả để xem xét. Điểm để nhận rõ được sự khác biệt là yếu tố cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong phản ánh hiện thực. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 2. Nghệ thuật tái hiện, tái tạo hồi ức thông qua cái tôi trong tự truyện – hồi kí Tô Hoài. Đó là thế giới của hồi ức, thời gian thuộc về quá khứ có một khoảng lùi. Nhà văn đứng trong thời điểm hiện tại khi đã trưởng thành, đứng tuổi để nghĩ về quá khứ trong đó có gia đình, quê hương bối cảnh xã hội được nhớ lại, ghi lại. Hiện thực không phải như trong truyện ngắn, tiểu thuyết mà hiện thực ở đây là trong quá khứ có một khoảng cách về không gian thời gian so với hiện tại trong tác phẩm. Hồi ức được hồi tưởng lại chỉ khi những hình ảnh trong cuộc sống dội vào trái tim tác giả những nhịp đập dữ dội, gây ấn tượng mạnh, đủ sức sống dậy cảm xúc mãnh liệt. Thế giới trong hồi tưởng được lọc qua trí nhớ, qua tâm hồn, qua tình cảm nên thấm đẫm cảm xúc trữ tình, suy tư trải nghiệm. Hiện thực thuộc về hôm qua được nhìn lại để suy ngẫm. Nói cái hôm qua để gián tiếp nói đến cái hôm nay. Chính vì thế, cách nhìn thể loại đã chi phối các đặc điểm khác của nghệ thuật hồi kí và tự truyện. 3. Nghệ thuật đi tìm tiếng nói bên trong cái tôi hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. Nếu đọc một bài thơ ta gặp gỡ một tâm hồn thì khi đọc hồi kí, tự truyện ta sẽ nhận ra tác giả là ai ? là người như thế nào, bởi mỗi trang viết đã in đậm dấu ấn cá nhân tác giả. Nghệ thuật bộc lộ cái tôi, tác giả đã dùng bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh sống cụ thể, thông qua cách hồi tưởng, dùng câu văn, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại để nhân vật tự biểu hiện, tự bộc lộ tính cách. Đặt điểm nhìn nơi nhân vật sẽ có lợi thế vì nó vừa tả hiện thực vừa trực tiếp nhập vào nhân vật để bộc lộ thái độ suy nghĩ thông qua sự đối thoại độc thoại để khám phá thế giới bên trong của nhân vật. Bởi vì nhân tố đối thoại, độc thoại là đặc tính quan trọng của hoạt động ngôn từ, trả lại cho ngôn từ hình thức nói vốn có của nó như trong đời sống thực. Nghệ thuật khắc họa xây dựng nhân vật khác bằng hồi ức, thông qua hồi ức. Những nhân vật người thân trong gia đình và bạn văn gần gũi hiện ra qua kí ức hồi tưởng của tác giả rất bình dị, đời thường và nhiều cảm động. Tô Hoài đã khuấy động vào con tim khối óc chúng ta về những con người có số phận lênh đênh, tài hoa nhưng cũng lắm gian truân. Nhờ Tô Hoài chúng ta đã hiểu thêm được những người nghệ sĩ tài ba ở những cự li gần nhất và hơn hết hiểu được sâu sắc “nghề văn” – một nghề cao quí nhưng cũng đầy gian nan. 4. Sức hấp dẫn của hồi kí – tự truyện là nghệ thuật trần thuật hiệu quả. Trần thuật trình tự theo dòng hồi ức vì tự truyện, hồi kí luôn tôn trọng sự thật nhưng đôi khi phải giải quyết mâu thuẫn, hài hòa giữa diễn biến sự kiện trong dòng hồi ức nên phải kết hợp dòng hồi ức và diễn biến câu chuyện. Tô Hoài đã kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức một cách linh hoạt tạo nên mạch trần thuật sinh đông, sáng tạo. Tác giả kết hợp linh hoạt giữa các kĩ thuật tăng tốc, giảm tốc, đảo thuật, dự thuật. Nghệ thuật hòa phối điểm nhìn trong tự truyện, hồi kí cũng rất quan trọng. Điểm nhìn của chủ thể nhân vật tôi không đơn giản mà có sự phối hợp giữa các điểm nhìn khác tạo ra cảm xúc về cuộc sống đa chiều, nhiều mặt, sự việc có khi được nhìn ở điểm nhìn của chủ thể, Tô Hoài tự kể về những việc ông nhớ lại nhưng có khi dùng điểm nhìn của chính nhà văn hoặc của một nhà văn nhân vật về một nhà văn khác từ đó đưa ra nhận xét. Tạo được tính chất vừa chân thật – là đặc trưng của tự truyện, hồi kí vừa rất khách quan. Tô Hoài đã lựa chọn cách hòa phối điểm nhìn phù hợp và rất linh hoạt trong để từ đó dựng lại bộ mặt tinh thần về nhân cách tác giả, với mục đích nghệ thuật khác nhau. Với thể tự truyện, hồi kí Tô Hoài đã tạo ra được nét riêng biệt, có sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc và làm nên một Tô Hoài với phong cách riêng. 5. Một thành công nữa của nhà văn Tô Hoài đã kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn. Kết hợp các diễn ngôn lại với nhau để tạo ra một hiệu quả nghệ thuật. Cách tạo bố cục, tỉ lệ diễn ngôn trong tác phẩm sẽ tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Chính là nhà văn đã sáng tạo trong cách trần thuật. Trong Tự truyện, hồi kí Tô Hoài đã bộc lộ sở trường về việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn có một kho từ vựng rất giàu có và phong phú nhờ ý thức học hỏi từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đồng thời vốn ngôn từ ấy càng ngày được bổ sung, được làm giàu thêm nhờ khả năng sáng tạo từ ngữ mới của nhà văn cho nên mọi sự vật hiện tượng và nội dung trong tác phẩm hiện lên thật cụ thể, sống động, giàu hình ảnh, cảm xúc và đậm chất thơ và cảnh vật trở nên sống động, có hồn. Tô Hoài đã sáng tạo và phát huy tối đa sức mạnh ngôn ngữ. Tự truyện, hồi kí của Tô Hoài có giọng điệu rất linh hoạt. Tô Hoài đã tìm tòi, vận dụng một bút pháp vừa truyền thống vừa hiện đại, tạo cho mình một giọng điệu phù hợp với cái tạng vừa sâu sắc, hóm hỉnh, vừa nhẹ nhàng, tinh tế. Giọng điệu trần thuật rất đa dạng phong phú như cuộc sống vốn có của nó. Ở Tô Hoài giọng điệu trần thuật luôn giữ được bản sắc riêng: giọng hài hước dí dỏm pha chút mỉa mai, tinh quái. Tô Hoài là nhà văn có tấm lòng nhân ái, một trái tim mẫn cảm, một trí tuệ uyên thâm và một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Nhà văn quan tâm đến hết thảy những vấn đề bức thiết trong đời sống xã hội và thời đại. Với tâm huyết nghề nghiệp, thái độ lao động nghiêm túc, tích cực, phát huy cá tính sáng tạo, nhà văn Tô Hoài đã gặt được những thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác của mình. Với Tự truyện – hồi kí Tô Hoài đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam những giá trị to lớn về thể loại và những độc đáo ở phong cách nhà văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aristotle, Lưu Hiệp (Nguyễn Đăng Bảng, Phan Ngọc và những người khác dịch) (1999), Nghệ thuật thơ ca. Văn tâm điêu long, Hà Nội. NXB Văn Học. 2. Bakhtin, (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Hà Nội. Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao – Trường viết văn Nguyễn Du. 3. Bakhtin, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch) (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Hà Nội. NXB Giáo dục. 4. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Hà Nội. NXB Văn Học. 5. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Hà Nội. Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, NXBGD. 7. Đỗ Đức Hiểu – chủ biên (2006), Từ điển văn học, NXB Thế giới. 8. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Hà Nội. NXB Hội nhà văn. 9. Đỗ Lai Thúy (2000), Mắt thơ, NXB Văn hóa thông tin. 10. Đỗ Lai Thúy biên soạn (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp – Lý thuyết chủ nghĩa hình thức Nga, Hà Nội. NXB Hội nhà văn. 11. Dương Thị Thu Hiền (2004). Tô Hoài với hai thể văn chân dung và tự truyện. Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Thái Nguyên. 12. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn Học. 13. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, NXBTN. 14. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, NXBGD. 15. Hà Minh Đức (2010), Tô Hoài – Sức sáng tạo của một đời văn, NXBGD. 16. Hecto Malot (2000), Không gia đình, NXB văn hóa thông tin HN. 17. Hồ Dzếnh (2001), Chân trời cũ, NXB Văn nghệ TP. HCM. 18. Hoài Thanh, Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam, Hà Nội. NXB Văn học. 19. Hoàng Như Mai (1989), Đọc “Tự truyện” của Tô Hoài, Văn nghệ. 20. Hoàng Như Mai (1971), Kí và giảng dạy kí, Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại thể. NXBGD. 21. Khrapchenko, M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Hà Nội. Tác phẩm mới. 22. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG HN 23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Hà Nội. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 24. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, TPHCM. NXB Trẻ. 25. Lê Trí Viễn (1998), Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam, Hà Nội. NXB Giáo dục. 26. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Các nhà văn nói về văn, NXB tác phẩm mới. 27. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Chân dung và phong cách, NXBT. 28. Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại – Những vấn đề văn xuôi tự sự, NXBGD. 29. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi, NXBGD. 30. Nguyên Hồng (1963), Những ngày thơ ấu, NXB VH. 31. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, NXB VHHN. 32. Nguyễn Khải (2009), Tác phẩm chọn lọc, NXBGD. 33. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội. 34. Nguyễn Phú Bình (1996), Bản sắc dân tộc miền núi trong “ Truyện Tây Bắc” và “Miền Tây” của Tô Hoài. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm. TP – HCM. 35. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXBGD. 36. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học thế giới mở, NXBT. 37. Nguyễn Thị Thu Hiền (2006), Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm. TP – HCM. 38. Nguyễn Văn Bổng (2003), Với Tô Hoài, (Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ), NXBGD. 39. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, NXB – Khoa học xã hội. 40. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, NXBGD. 41. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXBGD. 42. Nguyễn Văn Long (2009), PTTPVH hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXBGD. 43. Nhà văn Nguyên Ngọc, Dế Mèn tự cứu, Báo Tuổi Trẻ ra ngày 7.6.2009. 44. Nhiều tác giả (1994), Tiếng nói tri âm, T1, T2, NXB Trẻ. 45. Phan Cự Đệ (1983), Tuyển tập Nguyên Hồng (tập1), NXB Văn học Hà Nội. 46. Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXBGD. 47. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXBGD. 48. Phan Trọng Thưởng – Nguyễn Hữu Sơn – Trịnh Bá Dĩnh biên soạn (1999), Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học 1960-1999 (Tập 3: Văn học hiện đại Việt Nam), NXB TP.HCM. 49. Phạm Ngọc Lan (2006), Tự truyện trong văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm. TP – HCM. 50. Phong Lê – Vân Thanh (2000), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, NXBGD. 51. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương – học thuật Việt Nam hiện đại, NXBGD. 52. Phong Lê (2001), Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài (Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam Hiện Đại), NXBGD. 53. Phương Lựu (1997), Lý luận Văn Học, NXBGD. 54. Phương Lựu (2009), Vì một nền lý luận Văn Học, NXB Văn học. 55. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB VH. 56. Tô Hoài (1969), Nhật kí vùng cao, NXB Thanh niên, HN. 57. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, HN. 58. Tô Hoài (1984), Họ Giàng ở Phìn - Sa, NXB Tác phẩm mới, HN. 59. Tô Hoài (1985), Mùa thu Luông Pha - Bang, NXB Thanh niên Hà Nội. 60. Tô Hoài (1985), Tự truyện – hồi kí, NXB VHHN. 61. Tô Hoài (1985), Tự truyện, NXB VHHN. 62. Tô Hoài (1987), Dế Mèn phiêu lưu kí, NXBGD. 63. Tô Hoài (1992), Cát bụi chân ai, NXB Hội nhà văn. 64. Tô Hoài (1994), Tuyển tập (tập 1), NXB VH. 65. Tô Hoài (1994), Tuyển tập (tập 2), NXB VH. 66. Tô Hoài (1994), Tuyển tập (tập 3), NXB VH. 67. Tô Hoài (1995), O chuột, NXB Văn nghệ. 68. Tô Hoài (1999), Chiều chiều, NXB Hội nhà văn. 69. Tô Hoài (1999), Miền Tây (tập 1, 2), NXB Văn học dân tộc. 70. Tô Hoài (1999), Quê nhà, NXB Văn nghệ TP. HCM. 71. Tô Hoài (1999), Trăng thề, NXB Văn nghệ TP. HCM. 72. Tô Hoài (2001), Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945, NXBGD. 73. Tô Hoài (2003), Mười năm, NXB Hội nhà văn. 74. Tô Hoài (2004), Bút kí Tô Hoài, NXB HN. 75. Tô Hoài (2004), Chuyện cũ Hà Nội (tập 1, 2), NXB Trẻ. 76. Tô Hoài (2005), Hồi kí (Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt) NXB Hội nhà văn. 77. Tô Hoài (2006), Giấc mộng ông thợ dìu, NXBHNV. 78. Tô Hoài (2007), Tạp bút, NXB Hội nhà văn. 79. Tô Hoài (2009), Những ngõ phố, NXB Hội nhà văn. 80. Trần Đăng Khoa (1999), Chân dung và đối thoại, NXBTN. 81. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, NXBGD. 82. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tự sự học – một số vấn đề lý luận và lịch sử, Hà Nội. NXB Đại học Sư phạm. 83. Trần Hữu Tá, Nguyễn Trí (1985), Truyện và kí Việt Nam 1955 – 1975, Hà Nội. NXBGD. 84. Trần Hữu Tá ( 2001), Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, NXB Trẻ. 85. Trần Mạnh Hảo (2004), Văn Học Phê bình – Tranh luận, NXBLĐ. 86. Trịnh Bá Dĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, TP.HCM. Giáo dục – Trung tâm nghiên cứu quốc học. 87. Vũ Ngọc Phan (1960), Nhà văn hiện đại, 4 tập, Sài Gòn. NXB Thăng Long. 88. Vương Trí Nhàn (2002), Tô Hoài và thể hồi kí, Tạp chí văn học số 8, tháng 8, 2002. 89. Vương Trí Nhàn (2004), Trở lại cái thời lãng mạn – Về tiểu thuyết “Thượng đế thì cười” của Nguyễn Khải, Báo Văn nghệ ngày 7/8/2004. 90. Xuân Sách và Trần Đức Tiến (1993), Trao đổi về “Cát bụi chân ai”, Báo Văn nghệ 13/11/1993. PHỤ LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5707.pdf