Đặc trưng & giải pháp nhằm xây dựng nền Kinh tế thị trường định hương Xã hội chủ nghĩa ở nước ta

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ A.LỜI MỞ ĐẦU B.NỘI DUNG 1.ĐẶC TRƯNG,BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 1.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1.2.ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA KTTT Ở NƯỚC TA. 2.GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM. 2.1.THỰC HIỆN NHẤT QUÁN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN 2.2.ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẬI HÓA,ỨNG DỤNG NHANH TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ;TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI. 2.3.MỞ RỘNG VÀ

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đặc trưng & giải pháp nhằm xây dựng nền Kinh tế thị trường định hương Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2.4HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG 2.5IỮ VỨNG SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ,HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LUẬT PHÁP. 2.6XÓA BỎ TRIỆT ĐỂ CƠ CHẾ TẬP TRUNG QUAN LIÊU BAO CẤP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC C.KẾT LUẬN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT A.LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ qua đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của con người trong công cuộc chinh phục Thế Giới.Những thành tựu trong khoa học-kĩ thuật và trong mọi măt của đời sống xã hội đã làm thay đổi dần bộ mặt của Thế Giới.Trong xu hướng chuyển biến mạnh mẽ đó,lĩnh vực kinh tế cũng không ngừng biến đổi và vận động.Một trong những thành tựu to lớn nhất của nhân loại trong lĩnh vực kinh tế-mà cho đến nay và trong tương lai ngắn chưa thể có sáng tạo ưu việt hơn để thay thế-là việc tìm ra hình thức kinh tế thị trường.Nền kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế-xã hội mà sản phẩm sản xuất ra la để bán,trao đổi trên thị trường. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội,bỏ qua chủ nghĩa tư bản cho nên nền kinh tế của nước ta còn mang nặng dấu ấn tự nhiên.Do đó,có phát triển kinh tế thị trường thì mới đẩy lùi và phá vỡ được kinh tế tự nhiên.Kinh tế thị trường còn tạo ra động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Ta biết rằng,thị trường gắn liền với với cạnh tranh,cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.Đổi mới phương pháp,đổi mới ccông nghệ,nâng cao năng xuất lao động.,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Có thể nói xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa la cực kì quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Vậy,đâu là “đặc trưng và giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa ở nước ta” 1.ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 1.1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN. 1.1.1 KHÁI NIỆM NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế -xã hội mà sản phẩm làm ra để bán,trao đổi trên thị trường.Trong kiểu tổ chức mà toàn bộ quá trình sản xuất-phân phối,trao đổi-tiêu dùng,mua bán và hệ thống thị trường do thị trường quýêt đinh.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.1.2.ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XHCN. Một là,các chủ thể kinh tế có tính độc lập,có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Hai là,giá cả do thị trường quyết định,hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các nghành,các lĩnh vực của nền kinh tế . Ba là,nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị,quy luật cung cầu,quy luật cạnh tranh…Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là,nểu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế ,kế họach hóa,các chính sách kinh tế.Mặt khác kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dưa trên cơ sở và được dẫn dắt,chị phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. 1.2.ĐẶC TRƯNG,BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM. Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là "cái phổ biến", còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là "cái đặc thù" của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác - Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tế ở trình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, không thể có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không thể dung hợp với nhau, nếu đem "ghép" định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường thì chẳng khác nào trộn dầu vào nước, tạo ra một cơ thể "đầu Ngô mình Sở". Theo chúng tôi, ý kiến này không đúng. Không đúng là vì, hoặc ý kiến này muốn trì kéo Việt Nam trong quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa, không muốn Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều trái với quy luật khách quan, không thể chấp nhận. Hoặc ý kiến này không thoát ra được khỏi tư duy cũ, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, cho kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, từ đó "dị ứng" với kinh tế thị trường, không thấy hết những yếu tố mới, xu hướng mới của kinh tế thị trường trong điều kiện mới của thời đại, lặp lại sai lầm của một thời trước đây. Cũng có ý kiến nhấn mạnh một chiều những đặc trưng chung, những cái phổ biến của kinh tế thị trường, chưa thấy hết hoặc còn phân vân, nghi ngờ về những đặc điểm riêng, những cái đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó chưa tin là kinh tế thị trường có thể phát triển trên cơ sở chế độ công hữu là nền tảng, kinh tế quốc doanh là chủ đạo; rằng trong kinh tế thị trường không thể có kế hoạch, không thể thực hiện được công bằng xã hội, không thể khắc phục được những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, v.v.. Lại có ý kiến băn khoăn cho rằng, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là trở về với chủ nghĩa tư bản, có thêm định ngữ "định hướng xã hội chủ nghĩa" thì cũng chỉ là để cho yên lòng, cho có vẻ "giữ vững lập trường" mà thôi, trước sau gì thì cũng trượt sang con đường tư bản chủ nghĩa. Những băn khoăn này là dễ hiểu, bởi vì đây là những điều còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, nếu không xác định rõ nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa và kiên trì vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường thì những điều đó rất dễ xảy ra. Nhưng có điều cần khẳng định là: trong điều kiện mới của thời đại ngày nay, nhất định không thể duy trì mãi mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, không thể đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Chính C.Mác đã phê phán sự lầm lẫn giữa kinh tế hàng hóa với kinh tế tư bản chủ nghĩa của phái kinh tế học tầm thường. C.Mác khẳng định rằng : "... sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là những hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng không giống nhau... Chúng ta hoàn toàn chưa biết một tí gì về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức ấy, nếu như chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hóa, những phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy"(1). Phải chăng việc nhận thức cho đúng và nói cho được những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất đặc thù ấy là trách nhiệm mà C.Mác giao cho và gửi gắm các thế hệ ngày nay? Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải đơn giản là sự trở về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền kinh tế hiện đại, văn minh nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của những nước đi sau, cho phép các nước này giảm thiểu được những đau khổ và rút ngắn được con đường đi của mình tới chủ nghĩa xã hội trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như hạn chế được những khuyết điểm của hai cơ chế: kế hoạch và thị trường. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính tính chất, đặc trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ, động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa và hội nhập nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn để trong khoảng thời gian không dài có thể khắc phục tình trạng lạc hậu, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2.GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM. Để phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,cần thực hiện nhiều giải pháp.Dưới đây là những giải pháp chủ yếu nhất: 2.1.THỰC HIỆN NHẤT QUÁN CHÍNH SÁCH KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Trước đây khi xây dựng kinh tế kế hoạch,xóa bỏ kinh tế thị trường,chúng ta đã thiết lập một cơ cấu sở hữu đơn giản với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.Vì vậy,khi chuyển sang kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường,cần phải đổi mới cơ cấu sở hữu cũ,bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu,điều đó sẽ đưa đến những chủ thể kinh tế độc lập,có lợi ích riêng,tức là khôi phục một trong những cơ sở của kinh tế hàng hóa. Trên cơ sở đa dạng hóa các hình thưc sở hữu,thực hiện nhất quán,lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.lấy việc phát triển sức sản xuất,nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.Theo tinh thần đó,tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật,đều được khuyến khích phát triển. Nhà nước có vai trò rất lớn để phát triển kinh tế thị trường.Vì vậy,trước tiên cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế,sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước,thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần 100% vốn.Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế lớn trên cơ sở các tổng công ty nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế.Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của nhà nước,doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường,tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng,trong đó hợp tác xã làm nòng cốt.Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ,xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường.Thưc hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã.Khuyến khích kinh tế cá thể,tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn.Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế cá thể và tiểu chủ phát triên có hiệu quả. 2.2.ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIÊN ĐẠI HÓA,ỨNG DỤNG NHANH TIẾN BỘ KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ;TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CNH,HĐH là con đường tất yếu phải lựa chọn của Việt Nam.CNH-HĐH nhằm xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Đồng thời tạo tiền đề để Việt Nam chủ động sáng tạo trong con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nươc đi trước,vừa những bước tuần tự,vừa có những bước nhảy vọt,gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa,tận dụng mọi klhả năng để đạt trình độ tiên tiến,hiện đại về khoa học và công nghệ;ứng dụng nhanh và phổ biến hơn ở mức độ cao hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới,từng bước phát triển nền kinh tế tri thức. Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hang hóa.Vì vậy,để phát triển kinh tế hàng hóa cần phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội..Cần tiến hành phân công lại lao động và phân bố dân cư trong pham vi cả nước,cũng như từng vùng từng địa phương;hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí cho phép khai thác tót nhất các nguồn lưc của đất nước,tạo nen sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. 2.3HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Phát triển đồng bộ các loại thị trường theo tinh thần Đại hội lần thứ IX của Đảng vừa là vấn đề cấp bách vừa là vấn đề lâu dài. Chủ động tạo môi trường vĩ mô và khuyến khích mọi thành phần, mọi nguồn lực tham gia thị trường là vấn đề then chốt cho sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam. Để phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam, cần thực hiện những giải pháp cơ bản như sau : Thứ nhất, tạo môi trường và điều kiện cho tự do sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa thành phần kinh tế. Bảo đảm tự do hành nghề theo quy định của luật pháp, tự do lưu thông hàng hóa, tự do hóa lãi suất tín dụng. Doanh nghiệp được tự quyết định và chủ động trong kinh doanh. Đây là điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất hàng hóa, tạo lập cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển các loại thị trường. Thứ hai, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành luật pháp, chính sách. Bảo đảm mọi hoạt động của người mua, người bán, người sản xuất, người tiêu dùng thực hiện trong khuôn khổ luật pháp và được điều chỉnh bằng luật pháp. Đó là cách để các tư tưởng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong thực tiễn, bảo đảm cơ sở ổn định và lâu dài, tạo dựng niềm in cho người sản xuất kinh doanh. Thứ ba, xây dựng đồng bộ các chính sách về thị trường, mặt hàng, các chính sách về tài chính tiền tệ, đất đai, lao động, khoa học và công nghệ, đầu tư,... Sự đồng bộ, nhất quán của các chính sách sẽ tạo hợp lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thị trường. Thứ tư, giải pháp tăng nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trường. Hàng hóa cho thị trường giống như lương thực cho cuộc sống của con người. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước phải cân đối tổng cung và tổng cầu hàng hóa (cả hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình) theo các thời hạn khác nhau. Trên cơ sở đó, kích thích tăng hoặc kìm hãm giảm lượng hàng hóa lưu thông. Đổi mới cơ cấu nền kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu tiêu dùng xã hội, dân cư và thông qua thị trường chứ không phải là sự áp đặt chủ quan duy ý chí. Đồng thời, Nhà nước phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, phù hợp để định hướng phát triển, phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Ở tầm vi mô, các doanh nghiệp phải tăng đầu tư tích lũy, nhất là đổi mới công nghệ, thường xuyên thay đổi mới mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường. Để phát triển thị trường, phải có cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải điều chỉnh, hoàn thiện để thích ứng với môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế, từng bước xóa bỏ độc quyền hành chính. Thứ năm, đầu tư tạo tiền đề cho sự ra đời và kích thích sự phát triển của các loại thị trường. Đối với những vùng kinh tế chậm phát triển, kinh tế tự cấp tự túc còn phổ biến như vùng núi, vùng sâu, vùng xa phải đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các vùng, xây dựng chợ hoặc trung tâm thương mại để có nơi trao đổi, mua bán hàng hóa. Ở những nơi kinh tế và thị trường phát triển chủ yếu đầu tư theo chiều sâu (đầu tư chất xám, phương tiện kỹ thuật hiện đại), phải phát triển dịch vụ, hình thành các trung tâm phát luồng và định hướng thị trường (thị trường bán buôn, trung tâm giao lưu kinh tế với nước ngoài, sở giao dịch hàng hóa, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực...). Thứ sáu, đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, nhà kinh doanh. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Thực hiện đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. 2.4.MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TÉ ĐỐI NGOẠI Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực kinh tế thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và là phần phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia hay “phần giao” của những giao dịch kinh tế giữa các nước. Đây là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới dựa trên cơ sở sự phát triển phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có thể được xem xét từ bản chất kinh tế của quan hệ và giao dịch, ý chí điều chỉnh của Chính phủ thông qua chính sách, cơ chế và các công cụ và đội ngũ nhân lực thực hiện các quan hệNhìn toàn cảnh nên kinh tế thế giới,ta có thể biết chắc chắn một điều,chỉ có mở cửa kinh tế,hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới thi mới có điều kiên để phất triển nền kinh tế trong nước. Hiện nay,cân đẩy mạnh xuất khẩu,coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại.Giảm dần nhập siêu,ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất.Tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiép từ nước ngoài.Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực,những sản phẩm có công nghệ tiên tiến,có tỷ trọng xuất khẩu cao.Việc sử dụng vốn vay phải có hiệu quả để trả được nợ,cải thiện đươc cán cân thanh toán.Chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế,các diễn đàn,các tổ chức,các định chế quốc tế một cach có chọn lọc với bước đi thích hợp. 2.5GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ,HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LUẬT PHÁP Không cần phải nói thì ai cung biết rằng,sự ổn định chính trị bao giờ cũng lag nhân tố quan trong nhất để phát triển.Nó la điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nươc yên tâm đàu tư tiền bạc và sưc lực để sản xuất và làm ăn. Sự ổn định về chính trị la điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư,thì hệ thống pháp luạt động bộ là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.Nó tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động kinh tế,buộc các doanh nghiệp chấp nhận sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Bên cạnh những mặt đã làm được, cũng cần phải nói thêm rằng, hiện vẫn còn nhiều người dân muốn phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào làm ăn ở nước ta, nhưng họ chưa thật tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chưa yên tâm về việc thực thi chính sách, luật pháp ở các ngành, các cấp, do đó còn ngần ngại trong việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài. Điều đó một mặt là do các chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước chưa được giải thích thật thấu đáo đến các đối tượng này, mặt khác là các chính sách và pháp luật cùng với những thể thức quản lý, nhất là các thủ tục hành chính, còn có những chỗ chưa tháo gỡ hết những vướng mắc để các nhà doanh nghiệp yên tâm và phấn khởi làm ăn. Chính phủ đang phấn đấu tạo ra một sự thống nhất trong hành động, nhất quán giữa trước và sau, giữa nói và làm, giữa chính sách và các quy định cụ thể, giữa trên và dưới, giữa trung ương và các địa phương, khắc phục cho được tình trạng luật pháp, chính sách của Nhà nước bị biến dạng, méo mó đi nhiều qua các tầng nấc trung gian và không được thực hiện tốt trong thực tế cuộc sống. Chính phủ đang tiếp tục sửa đổi các cơ chế, chính sách và các thủ tục hành chính để tháo gỡ mọi trở ngại nhằm giải phóng tối đa lực lượng sản xuất, phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp, đồng thời cũng đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả trong môi trường cạnh tranh lành mạnh ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật. Qua các cuộc tiếp xúc hàng năm với các doanh nghiệp, kể cả lần gần đây nhất, có nhiều ý kiến đề xuất rất tâm huyết với Chính phủ về hoàn thiện cơ chế, chính sách, các thủ tục hành chính. Chính phủ đã, đang và sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp, đồng thời cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải tự vươn lên khắc phục những yếu kém của mình, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ với Nhà nước và với xã hội theo quy định của pháp luật. 2.6.XÓA BỎ TRIỆT ĐỂ CƠ CHẾ TẬP TRUNG QUAN LIÊU BAO CẤP,HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ NHÀ NƯỚC Tại đại hội lần thư V của đảng (tháng3/1982),trong báo cáo chích trị của mình,đông chí Tổng bí thư Lê Duẩn có nói rằng: “chúng ta lại hết sức bảo thủ, trì trệ. Nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước từ trung ương đến cơ sở không chấp hành nghiêm chỉnh, đến nơi đến chốn, đường lối của Đại hội IV và nhiều nghị quyết của Trung ương Đảng; không đánh giá đúng các thuận lợi và khả năng, đặc biệt là các khả năng sẵn có của đất nước về lao động, đất đai, rừng, biển, về các cơ sở vật chất - kỹ thuật và các ngành, nghề, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; không quyết tâm, không chịu suy nghĩ tìm biện pháp phát huy những thuận lợi và khả năng đó. Chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ kìm hãm sản xuất. Trong hoạt động sản xuất và quản lý kinh tế, tư tưởng ỷ lại rất nặng";“Về tổ chức thực hiện, khuyết điểm, sai lầm của chúng ta là quan liêu, xa thực tế, không nhạy bén với cuộc sống; là bảo thủ, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong quản lý, quản lý xã hội”.Tại đại hội lần này đã quýet định : “Đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hoá hiện hành. Xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, khắc phục được tình trạng bảo thủ, trì trệ…” Có thể nói,viêc xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu,bao cấp,hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hang hóa ở nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước,cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp,thực hiện cải cách nền hành chính quóc gia.Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế;có hệ thống chính sách nhât quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế;hạn chế,khắc phục những tiêu cưc của cơ chế thị trường.Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công,không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh.Nhà nước sử dụng các biện phâp kinh tế kinh tế là chính để diều tiêt nền kinh tế ,chứ không phải là mệnh lệnh.Vì vậy ,phải tiếp tục đổi mới và hoan thiện chinh sách tài chính,chính sách tiền tệ,chính sach tiền lương vâgí cả. C.KẾT LUẬN Tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội Chủ nghĩa, có sự điều tiết của Nhà nước . Nền kinh tế thị trường đã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó nền kinh tế nước ta thực sự được đổi mới đạt được những thành tựu to lớn : Từ một nước đói kém, cơ sở vật chất nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu đến nay trở thành một nước không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, xuất khẩu ra nước ngoài (đặc biệt là lúa , gạo). Mặc dù vậy vẫn còn khó khăn đang tồn tại đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có chính sách, biện pháp để khắc phục và thúc đẩy các thành phần kinh tế thị trường phát triển hết khả năng của chúng và cần phải giữ để cho thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩaTrong quá trình thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế ; đảm bảo cho thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế phát triển không chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay trình độ của nền kinh tế thị trường ở nước ta còn thấpvà phát triển chưa đồng đều,nến kinh tế thị trường mà nước ta phát triển không phải là nền kinh tế thị trường của các nước tư bản,mà đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hương xã hội chủ nghĩa. Đây là một đề tài lớn và khá phức tạp.Với lượng kiến thức hiện nay của em chưa đủ để hoàn thành tôt bài tiểu luận này.Em mong thầy đọc qua và cho em một số góp ý về bai tiêu luận nầy của em. Em xin cảm ơn thầy! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin 2.Tạp chí điện tử đảng cộng sản 3.Giáo trinh triét học Mac-Lênin 4.Các văn kiện đại hội đảng lần thứ VI,VII,VII,IX 5.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0310.doc