Đặc trưng tâm lý khách du lịch Nhật Bản

PHẦN 1: ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN I.KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN 1.Vị trí địa lý Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Ka

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Đặc trưng tâm lý khách du lịch Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan ) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau: Điểm cực Đông:24 độ 16 phút 59 giây Bắc, 153 độ 59 phút 11 giây Đông. Điểm cực Tây: 24 độ 26 phút 58 giây Bắc, 122 độ 56 phút 01 giây Đông. Điểm cực Bắc: 45 độ 33 phút 21 giây Bắc, 148 độ 45 phút 14 giây Đông. Điểm cực Nam: 20 độ 25 phút 31 giây Bắc, 136 độ 04 phút 11 giây Đông. Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. 2. Khí hậu Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt nhưng nhìn chung, khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hoà. Tuy nhiên, do Nhật Bản có địa hình trải dài trên 3.000 km từ Bắc xuống Nam, lại có nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng đều có đặc điểm khác nhau. Mùa hè ấm và độ ẩm cao, vào đầu hè thường có những cơn mưa. Mùa xuân và mùa thu khí hậu êm dịu, mặc dù tháng 9 thường có bão, có thể làm lở đất bằng những trận mưa lớn và gió mạnh. Mùa đông phía Thái Bình Dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng, còn phía biển Nhật Bản thường u ám. Hokkaido là nơi có mùa đông khá khắc nghiệt.  II. KINH TẾ CHÍNH TRỊ 1. Tình hình chính trị Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tính nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện). Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Quan hệ quốc tế Nhật Bản hiện là thành viên Liên hiệp quốc và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an; một trong các thành viên “G4” tìm sự chấp thuận cho vị trí thành viên thường trực.Hiện Nhật là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong các công tác cứu trợ và các nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng 0,19% Tổng thu nhập quốc dân (GNI) năm 2004. 2. Kinh tế Nhật Bản Trụ sở chính của Sumitomo Mitsui tại quận Shibuya, Tokyo, một trong các biểu tượng của sự phồn vinh Nhật Bản Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973)khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Tuy nhiên Nhật Bản là một trong những nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong suốt khoảng thời gian gần 3 năm vừa qua. Nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy giảm từ tháng 11/2007. Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản liên tục giảm trong vòng 4 quý liên tiếp vào năm 2008. Nền kinh tế nước này giảm tới 10% trong vòng 12 tháng. Tổng sản phẩm quốc nội thực của Nhật Bản trong năm tài khóa 2008 (từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009) giảm tới 3,7%, đưa Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nền kinh tế Nhật Bản đã thực sự chạm đáy vào tháng 3 vừa qua. Song bắt đầy từ tháng 4, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. The Economist nhận định kinh tế Nhật sẽ tròng trành trong năm 2010 và có khả năng bị Trung Quốc soán ngôi thứ hai trên thị trường hối đoái. Cơ quan Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán nợ chính phủ sẽ vượt 200% GDP trong năm 2010. Các khoản vay này sẽ không giải quyết được tình trạng thất nghiệp đang gia tăng ở Nhật. Theo OECD, sau cú sốc tài chính 2009, thâm hụt ngân sách của Nhật trong năm 2010 có thể sẽ tang gần 10% trong năm tiếp. Tại thời điểm đầu năm 2010, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn một số vấn đề tồn tại như tình trạng giảm phát và đồng yên tăng giá bất thường song tình hình sản xuất trong nước đã lạc quan trở lại. Có hai nhân tố đứng sau sự phục hồi kinh tế nước này. Thứ nhất là xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc và các khu vực châu Á tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất. Đồng thời lượng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu cũng đưa dần về trạng thái cân bằng. Yếu tố thứ hai là hiệu quả các biện pháp hỗ trợ kinh tế của Chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược phát triển kinh tế trong nước từ nay đến năm 2020. Theo đó Nhật Bản sẽ trở thành một nước tỏa sáng trong khu vực châu Á với mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội là 3% vào năm 2020, đặc biệt sẽ góp phần đưa Nhật Bản để có thể giữ vững vị trí của một nền kinh tế lớn thứ 2 Thế Giới. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ cho các lĩnh vực đồng thời mở rộng tự do hóa thương mại đầu tư trong khu vực châu Á. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, trong năm tài khóa 2010 tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản sẽ tăng 1%. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm qua, Nhật Bản đạt được tăng trưởng dương trong cả tăng trưởng thực chất và tăng trưởng danh nghĩa. Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm 2009 cho biết chiến lược kinh tế này còn phụ thuộc vào kết quả của sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và khối doanh nghiệp. Mặc dù vậy hy vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ thực sự năng động trở lại vào những ngày đầu xuân năm 2010. III. TÔN GIÁO Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu. Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt. Đạo cơ đốc cũng khá thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Đạo cơ đốc được đưa vào Nhật năm 1549 phát triển nhanh chóng vào nửa sau của thế kỷ đó, khi trong nước có nhiều xung đột, không ổn định và được chào đón bởi những người đang cần một biểu tượng tinh thần mới, cũng như những người hi vọng làm giàu trong buôn bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệ mới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của tây phương. Tín đồ cơ đốc giáo hiện nay bao gồm có tín đồ tin lành và thiên chúa, nhưng tín đồ tin lành đông hơn. Các tín đồ tin lành đã kỷ nịêm 100 năm ngày tôn giáo của họ trên đất Nhật vào năm 1959. Trong số các tôn giáo khác, đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, bao gồm cả những người nước ngoài cư trú tạm thời trên đất Nhật. Đạo gốc của Nhật bản là Shinto (Thần đạo). Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi của đạo thần. Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều. PHẦN 2:CON NGƯỜI NHẬT BẢN I. THÓI QUEN ĐỜI SỐNG Tính cách nổi bật của người Nhật là trung thành, yêu nước, tôn kính, giữ gìn danh dự gia đình,thực tế. lạc quan và hài hước, tinh tế và nhạy cảm, lễ phép và lịch sự, ôn hòa và độ lượng.Tình cảm thẩm mĩ là nền tảng của bản sắc dân tộc Nhật.Nhà dù nghèo mấy cũng phải có một chậu cảnh và một bức họa khổ lớn.Độ tuổi trên 50 dành nhiều thời gian để thưởng ngoạn thiên nhiên.Truyền thống sung mộ cái đẹp thể hiện trong cả tình cảm hành động lẫn ngôn từ, thích ngắm hoa thưởng nguyệt.Rất mê tín, hay đi xem tướng số, thích các số 3,5,7, sợ số 4 và số 9, đàn ông ít đi chơi cùng vợ.Vợ chồng rất ít khi đi du lịch cùng nhau. Người Nhật bao giờ cũng lao động hết mình.Họ coi doanh nghiệp là nhà, tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp, bất kỳ một người lao động bình thường nào cũng làm việc không dưới 9 tiếng một ngày dù hưởng lương chỉ 8 tiếng.Tính kỉ luật là một đặc trưng của người Nhật, sự phục tùng dưới trên, sau trước hành động theo thủ lĩnh, xử thế điềm tĩnh ôn hòa.Người Nhật cần sự ngăn nắp,trật tự và sạch sẽ ở mức độ tuyệt hảo.Người Nhật không có thói quen cho và nhận tiền boa(pourboire).Người Nhật thích tắm ở nhà tắm công cộng, nước tắm phải thật nóng.Khi ăn đĩa bát phải cùng nhau.Màu hồng được nữ giới rất ưa thích, thích cây liễu rủ,cành liễu dung làm đũa quý chỉ đem ăn trong dịp tết.Người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản, trong bữa ăn phải có cá và rau,thích có bình tương Nhật dặt sẵn trên các bàn ăn ở nơi đến du lịch,thích các món súp tự pha lấy(mỳ tôm).Thích cơm rang với trứng.Trong buồng ngủ phải có ít nhất hai loại dép, thích có bồn tắm, trong nhà tắm phải có đầy đủ bàn chải, thuốc dánh răng, dao cạo râu, bàn chải, máy sấy tóc, kem xoa, dầu gội đầu, dầu xà. Trong tủ lạnh phải có đủ thứ rượu, bia, nước ngọt, hoa quả, thích uống trà, rót nước ra cốc để uống. Người Nhật rất thích hoa anh đào,hoa cúc,thích màu đỏ và đen,chán ghét màu vàng II.THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP Quần áo diện mạo Biểu hiện bân ngoài trang phục sạch sẽ là phẳng,đeo phù hiệu công ty,tóc không che mắt, nữ giới bôi son môi vừa phải,momgs tay không sơn màu sang chói(nhũ trắng), nam giới tất màu đen, màu tối, nữ giới mang đồ nữ trang giản dị, mang tất dài màu dịu tự nhiên, giày bóng loáng luôn tươi cười. Giao tiếp và ngôn ngữ Bộc lộ thẳng tình cảm được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử của người lớn và không được coi là thanh nhã. Đặc biệt người Nhật không thể hiện tình yêu trước mặt người khác. Có lẽ vì thế mà người ta cho rằng khó dò biết được tình cảm và suy nghĩ bên trong của người Nhật Cúi người cũng là một tập quán đặc biệt của người Nhật. Khi chào hỏi, khi nhờ vả, khi xin lỗi, cũng như khi cảm ơn, người Nhật đều cúi người. Thậm chí như khi nói chuyện điện thoại, biết rằng mình và người đối thoại không nhìn thấy nhau, song nhiều người vẫn bất giác cúi người để biểu thị sự tôn trọng hoặc biết ơn. Có ba kiểu cúi người căn cứ vào mức độ quan hệ giữa bản thân người chào và người đối diện, căn cứ vào địa điểm, thời gian, hoàn cảnh. Trước hết là kiểu "chào nhẹ" thường dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Kiểu cúi người thứ hai là kiểu "chào bình thường" cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu "chào lễ phép", cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một cách trịnh trọng như chào khách. Bất kể thế nào cũng không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và và hơi gập người ở chỗ thắt lưng. Ngoài ra, khi cúi chào, cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau. Thường thì nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía trước. Bắt tay vốn không có trong tập quán chào hỏi của người Nhật nhưng khi chào hỏi người nước ngoài, người Nhật cũng thường bắt tay đúng như câu tục ngữ "Nhập gia tuỳ tục". Có thể nói đây là ví dụ thể hiện tính linh hoạt trong lối ứng xử của người Nhật. Để mình ngồi cao hơn người khác cũng bị coi là thất lễ. Ngoài vị trí ngồi cao thấp, người Nhật còn rất để ý đến thứ tự ngồi được gọi là Kamiza (ngồi trên) và Shimoza (ngồi dưới). Lúc ngồi trên xe cũng như khi ngồi trên phòng, thứ tự ngồi được ngầm quy ước. Trong phòng, chỗ (ngồi trên) là chỗ xa cửa vào phòng nhất, dành cho người trên hay cho khách. Khi dẫn khách vào phải mời khách "chỗ ngồi trên" rồi thứ tự lần lượt ra phía cửa. Trong phòng khách của những ngôi nhà Nhật Bản từ thời Edo (từ thế kỷ XVII) có một khoảng trống gọi là Tokonoma. Đó là khoảng trống lõm trong tường và cao hơn sàn nhà một chút, trên vách có treo tranh và bày biện lọ hoa hay đồ trang trí. Chỗ ngồi phía trước Tokonoma là "chỗ ngồi trên". Trong gia đình người cha là trưởng gia ngồi ở vị trí cao nhất. Kế đến là con trai cả. Rồi đến là con trai thứ ngồi phía dưới và con dâu ngồi dưới cùng Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác. Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”. Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp. Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới. Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó. Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật. Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra. Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật. III XU HƯỚNG TIÊU DÙNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN Chính phủ Nhật khuyến khích dân chúng nước mình đi du lịch ở nước ngoài. Người Nhật thường chọn nơi du lịch có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát trắng cso thể tắm được quanh năm quen với phương tiện sinh hoạt hiện đại và thuận lợi Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày để một năm cớ thể đi du lịch được ba lần Nội dung đầu tiên của chuyến đi mà người Nật quan tâm đó là cước vận chuyển.Nếu học thấy rẻ thì đi còn không tính đến việc tiêu tiền như thế nào trong chuyến đi. Tầng một và hai tầng ở trên cùng của loại khách sạn cao tầng thường không thích hợp với người Nhật vì lý do an toàn.Trước khi ra nước ngoài du lịch người Nhật được đén các phòng tư vấn về vấn đề an ninh đảm bảo sự an toàn tính mạng và tài sản của họ Người Nhật chi tiêu nhiều cho dịch vu lưu trú và ăn uống,chẳng hạn so với khách du lịch Nhật chi tiêu tại Hồng Koong là 312USD/ngày thì khách du lịch Mỹ là 198USD/ngày. Ở Nhật có phong trào đi du nghỉ tuần trăng mật ở nước ngoài,trung bình chi tiêu cho chuyến đi là 10000USD. Khách du lịch ở độ tuổi thanh niên thích phiêu lưu, mạo hiểm. Khách du lịch là thương gia đòi hỏi tính chính xác rất cao:-Thời gian làm việc(bắt đầu từ 7h30,kết thúc 17h30).Thời gian, địa điểm đưa đón,chủng loại phương tiện,người điều khiển,chương trình làm việc,nộ dung và con người cụ thể khi làm việc,chương trình tham quan giải trí. Loại khách này sử dụng các dịch vụ có thứ hạng cao.Nếu sử dụng các dịch vụ thấp kém nghĩa là hạ thấp uy tín,là sự xỉ nhục đối với công ty mà họ đại diện.Thời gian rỗi loại khách này thích đi dạo phố phường chợ thường trực nghệ thuật dân gian…Nhìn chung khách Nhật ít kêu ca phàn nàn.ít nổi nóng, rất khéo léo trong đối nhân xử thế nhưng lại có yêu cầu quá khắt khe về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hầu như tất cả các khách du lịch Nhật đều bắt buộc phải mua nhiều quà lưu niệm vì phong tục tập quán của người Nhật Thích các di tích cổ Thích ăn món Pháp và rượu Pháp. Giữ gìn bản sắc dân tộc khi ra nước ngoài,luôn thể hiện là người lịch sự có kỷ luật PHẦN 3:TÌNH HÌNH DU LỊCH I.HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI NHẬT BẢN Nhật Bản là một trong những thị trường gửi khách lớn nhất thế giới. Hàng năm, có hàng chục triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Năm 1985, có 4,49 triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Đến năm 2004 có tới trên 16,8 triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Khách Nhật có khả năng thanh toán cao, hiệu quả mang lại lớn. Vì vậy, Nhật luôn là thị trường được nhiều nước chú trọng khai thác. Trong mấy năm gần đây, Nhật Bản bắt đầu coi trọng phát triển du lịch nhằm thu hút khách quốc tế, biến Nhật Bản không chỉ là một thị trường gửi khách lớn mà còn là một điểm đến du lịch thông dụng của du khách quốc tế. Để thu hút khách du lịch quốc tế, năm 1999, Nhật Bản đã đề ra chính sách xúc tiến du lịch quốc tế. Chính sách này bao gồm những nội dung sau: 1. Kế hoạch chào đón thế kỷ 21 ( Welcome Plan 21). Kế hoạch này nhằm mục tiêu tăng gấp đôi lượng khách đến, tăng tổng lượng khách quốc tế đến Nhật Bản đến năm 2005 đạt 7 triệu lượt và đến 2007 đạt 8 triệu lượt; Tạo ra hình ảnh của Nhật Bản như một điểm đến du lịch được chọn; giảm chi phí đi lại và tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi du lịch ở Nhật bản; Đa dạng hoá các điểm đến du lịch của nước ngoài từ các thành phố lớn như Tokyo và Osaka tới một loạt các địa phương khác của Nhật Bản. Nhiều khu vực ở Nhật Bản có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên, lịch sử và văn hoá phong phú, rất thích hợp cho việc thu hút khách du lịch quốc tế. “ Các khu chuyên đề du lịch quốc tế “ đã được thiết lập để nhấn mạnh tiềm năng này của một số khu vực bằng việc xây dựng các tuyến tham quan dưới chủ đề chung. Hiện nay, ở Nhật Bản có 10 “Khu chuyên đề du lịch quốc tế”. Để giảm chi phí du lịch ở Nhật Bản, thẻ giảm giá “Welcome Cards” đã được giới thiệu ở 8 thành phố lớn. Bằng việc xuất trình thẻ này, du khách nước ngoài có thể nhận được giảm giá phí vào cửa tại các cơ sở du lịch như bảo tàng, nhà hàng, cơ sở lưu trú và cửa hàng lưu niệm. Các hãng hàng không và hãng tàu hoả giành vé giảm giá cho du khách nước ngoài. 2. Xúc tiến đăng cai các Hội nghị quốc tế: Các thành phố lớn ở Nhật Bản nhận thấy hiệu quả đáng kể, cả về kinh tế và văn hoá, của việc đăng cai các hội nghị quốc tế và đã phát triển các trung tâm hội nghị hiện đại. Với nhận thức rằng hội nghị là một trong những nhân tố chủ yếu làm tăng dòng chảy du khách, ngành du lịch Nhật bản chú trọng thu hút đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế. Một “ Thành phố du lịch và hội nghị quốc tế” được Chính phủ chỉ định có thể được hưởng những đặc ân với điều kiện Chính phủ ủng hộ các hoạt động marketing và quảng cáo ở nước ngoài cũng như tài trợ cho các hội nghị quốc tế được tổ chức ở địa phương. Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) là cơ quan đảm nhiệm công tác marketing và xúc tiến du lịch của Nhật Bản. Thực thi chính sách xúc tiến với chủ đề “Chào đón thế kỷ 21”, các hoạt động marketing của JNTO được tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh mới cho điểm đến Nhật Bản; marketing ở nước ngoài về “các khu chuyên đề du lịch quốc tế”; cải thiện mạng lưới thông tin du lịch. Nhằm biến Nhật Bản thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực, năm 2003, Nhật Bản quyết định tổ chức Năm Du lịch Nhật Bản và thực hiện thông qua Chiến dịch Visit Japan. Khẩu hiệu quảng bá cho Chiến dịch Visit Japan là “Yokoso! JAPAN” nghĩa là “Hãy đến với Nhật Bản Năm 2002, khi World Cup được tổ chức ở Nhật Bản, Thủ tướng Nhật đã phát biểu rằng Nhật Bản sẽ cam kết tăng du lịch inbound. Từ đó, xúc tiến du lịch trở thành cột trụ của chính sách của Nhật. Trong diễn văn phát biểu năm 2003, Thủ tướng Koizumi đã đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách du lịch nước ngoài tới tham quan du lịch Nhật Bản vào năm 2010. Bằng sự nỗ lực, năm 2004, Nhật Bản thu hút được 6,14 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,8% so với năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2005, thu hút được 3,26 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2004. Với sự quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản và sự nỗ lực thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch của Bộ đất đai hạ tầng và giao thông vận tải Nhật Bản, JNTO và các bộ ngành hữu quan, Nhật Bản hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 10 triệu khách quốc tế vào năm 2010. 3.Những điểm đến lý tưởng của Nhật 1. Những di chỉ Phật giáo ở vung Horyu-ji Được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 , tòa tháp 5 tầng và gian thờ chính trong ngôi chùa Horyu-ji đã được toàn thế giới ngưỡng mộ bởi đây là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay . Hàng loạt những di chỉ Phật giáo rải rác trong vùng Horyu-ji đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của kiến trúc chùa chiền Nhật Bản trong suốt cả chiều dài lịch sử . 2. Himeiji-jo : Lâu đài Sếu Trắng Lâu đài này mang vẻ thanh thoát với những bức tường đất được tô màu trắng và những trang trí bằng gỗ rất tinh xảo . Được xây dựng vào thời kì hoàng kim của kiến trúc lâu đài và thành quách Nhật Bản (bắt đầu từ giữa thế kỉ thứ 16 ), lâu đài Sếu Trắng hiện vẫn còn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp và sự bền vững bất chấp những thử thách của thời gian . 3. Những cây cổ thụ vùng Yakushima. Những cây Yakusugi cổ thụ trên 1.000 năm tuổi đã tạo nên vẻ huyền bí của các cánh rừng cổ rậm rạp vùng Yakushima . Một trong những cây nổi tiếng nhật là cây Jomonsugi có 7.200 năm tuổi . Vùng Yakushima được công nhận là một di sản thiên nhiên của thế giới bởi nơi đây vẫn còn giữ được một hệ sinh thái vô cùng phong phú và một môi trường sống lý tưởng cho hàng loạt loài động , thực vật đặc hữu. 4. Dãy núi Shirakami-shanchi Dãy núi này bao gồm hàng loạt những đỉnh núi cao trên 1.000 mét và có một dải thực vật vô cùng phong phú . Trên những đỉnh núi này hiện còn tồn tại những rừng sồi nguyên thủ với tuổi trung binh khoảng 8000 năm . Shirakami-shanchi là nơi đựoc các nhà khoa học coi là duy nhất ở đông á có những rừng sồi nguyên thủy vẫn đang phát triển suốt từ kỉ Băng Hà cho tới tận ngày nay . 5. Cố đô Kyoto Được đức vua Kanmu xây dựng vào năm 794 , Kyoto là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Nhật Bản với 17 đền đài , thành quách , cung điện có kiến trúc độc đáo và còn lưu giữ khá nguyênvẹn 6. Những làng cổ ở Shirakawa-go và Gokayama Do nằm ở vùng có tuyết rơi dày nhất đất nước nên những ngôi nha trong làng cổ này được thiết kế vô cùng đặc biệt.Chúng được xây theo lối gasho-zukuri , không hề dùng đinh và có mái rạ dốc đứng để tuyết không thể đóng nặng trên mái nhà . 7. Đài tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima Đài tưởng niệm này được tạo nên chính trên những gì còn sót lại của Tòa nhà phát triển công nghiệp quận Hiroshima -nơi đã bị phá hủy bởi bom nguyên tử của Mỹ . Với kiểu kiến trúc tương tự trại tập trung Auschwitz tại Ba Lan , đài tưởng niệm này là biểu tượng cho khát vọng hòa bình và ghi dấu một nỗi đau tột cùng của nhânloại. 8. Đền thờ Itsukushima Đền thờ đạo Shinto này nằm ở điểm cuối đảo Itsukushima , trên biển hồ Seto . Ngôi đền này hiện còn lưu giữ 6 bảo vật quốc gia và là nơi có sự hòa hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc . 9. Quần thể di tích Nara Nền văn hóa của cả một thời kì mà trong đó nước Nhật đã xây dựng nên nền móng đầu tiên hiện vẫn còn lưu dấu tại Nara -nơi đã được chọn làm kinh đô từ năm 714 đến năm 794 . Một khoảng không gian lịch sử vẫn còn nguyên vẹn tại đây với sự hòa hợp của ngôi chùa cổ mang tên Todaji và khu rừng nguyên thủy Kasugayama. 10. Đền và chùa ở Nikko Quần thể những đền và chùa cổ kính , hầu hết được xây dựng vào thế kỉ 17,tọa lạc trên những ngọn núi bao quanh vùng Nikko đã ghi dấu lại một thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Nhật 300 năm về trước. 11. Cụm di tích Gukusu Những dấu ấm của vương quốc Ryukyu trên đảo Ryukyu phía Nam quần đảo Nhật Bản là chứng minh cho thời kì phát triển rực rỡ của một vuơng triều tồn tại từ thế kỷ 14 đến thể kỉ 18 trên vùng đất xinh đẹp này . 12. Đường hành hương trên dãy Kii Dãy núi Kii nằm ở cực Nam của hòn đảo chính gồm những đỉnh núi có độ cao từ 1 đến 2 nghìn mét . Vùng đất này mang giá trị đặc biệt đối với tâm linh người Nhật II.DU LỊCH NƯỚC NGOÀI Nhật Bản được biết đến như thị trường gửi khách lớn trên thế giới. Hàng năm khách du lịch Nhật Bản đi du lịch ra nước ngoài 17-18 triệu lượt và là thị trường mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian gần đây với những xu hướng biến đổi thị trường của các thị trường mới nổi, nhất là trong khu vực Bắc á, theo WTO thì khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài bắt đầu vượt thị trường khách Nhật vào năm 2002, tuy nhiên về chi tiêu thì thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường có khả năng chi trả cao hơn, sử dụng những dịch vụ đắt tiền hơn và tổng số chi tiêu du lịch ra nước ngoài của khách Nhật vẫn rất đáng quan tâm. Là thị trường gửi khách lớn, sự dao động về lượng khách của thị trường Nhật có ảnh hưởng lớn tới các thị trường nhận khách, thể hiện rõ trong những giai đoạn thị trường này chững lại hoặc giảm do các yếu tố kinh tế chính trị như thời điểm sau sự kiện 11/9 hoặc khủng bố tại Ba li, Sars… Tháp dân số Nhật cho thấy có hai thế hệ lớn trong dân số là nhóm dân số trong khoảng 50-59 tuổi do sự bùng nổ dân số lần thứ nhất và trong khoảng 25-39 do sự bùng nổ d._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26493.doc