Đánh Giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông– Uông bí– Quảng Ninh và các giải pháp quản lý môi trường

Lời mở đầu Trong những năm qua “gần đây” nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng do môi

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh Giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông– Uông bí– Quảng Ninh và các giải pháp quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như: Ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn….. Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như than đá dầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt là khai thác và sử dụng than. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiểm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vậtvà sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy,việc chống ô nhiễn môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đồi hỏi mọi người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm. Chính vì vậy việc áp dụng các phương pháp Đánh Giá Tác Động môi trường với tìm ra phương pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm phát triển bền vững cho từng dự án là hợp lý. Qua quá trình thực tập tại Công ty tư vấn Đầu Tư mỏ và Công nghiệp thuộc tổng công ty than Việt Nam, được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất, khai thác của mỏ than Đồng Vông. Vì vậy, em chọn: "Đánh Giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông– Uông bí– Quảng Ninh và các giải pháp quản lý môi trường.” Làm chuyên đề thực tập của mình. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, nội dung của đề tái bao gồm những vấn đề sau: Chương I: Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường Chương II: giới thiệu tổng quan về dự án khai thác than ở Đồng Vông –Uông bí- Quảng Ninh. Chương III: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông- Uông bí- QuảngNinh Đây là một vấn đề mới mẻ, hơn nữa thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không tránh được thiếu sót. Bản thân tác giả xin chân thành cám ơn và rất mong nhận được đóng góp quý báu của thầy cô giáo, và những ai quan tâm đến đề tài này để đề tài chuẩn xác hơn. Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Duy Hồng- GVC khoa kinh tế và quản lý môi trường; Ông Phạm Hoàng Gia- Trưởng phòng địa chất môi trường Công ty tư vấn mỏ và công nghiệp Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Chương I lý luận chung về đánh giá tác động môi trường I. Những vấn đề cơ bản về kinh tế học môi trường 1.1. Môi trường và vai trò của nó trong hệ thống môi trường 1.1.1. Định nghĩa. Con người được sinh ra, tồn tại cùng với các họat động kinh tế văn hoá xã hội trên một không gian sinh sống. Con người chịu tác động của không gian sinh sống ấy đồng thời có những ảnh hưởng tới những yếu tố thuộc không gian sinh sống đó, mà không gian đó chính là môi trường. Vậy môi trường là gì? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên 1.1.2. Vai trò của hệ thống môi trường Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại các hệ thống tự nhiên và xã hội. Các hệ thống này có mối quan hệ phức tạp với nhau song chung quy lại có hai hệ thống lớn ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người đó là : *Hệ thống kinh tế *Hệ thống môi trường . Hai hệ thống này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau, quy định lẫn nhau trong đó hệ thống môi trường đợc coi là điểm khởi đầu của các quá trình kế tiếp vơí 3 chức năng chính của hệ thống này cụ thể là: - Hệ thống môi trường nó cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế - Hệ thống môi trường là không gian sống của con người - Hệ thống môi trường là nơi chứa đựng chất thải a. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế Quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế đợc thể hiện qua sơ đồ sau: R P C Hình1- Hệ thống kinh tế Tài nguyên được khai thác từ hệ thống môi trường như: gỗ, than, dầu, xăng,.. . Những tài nguyên này sau khi khai thác được đem chế biến ra sản phẩm phục vụ con người, quá trình này gọi là quá trình sản xuất (P). các sản phẩm được phân phối lưu thông và cuối cùng là tiêu thụ (C). Như vậy hệ thống kinh tế hình thành và tạo ra một dòng năng lượng di chuyển dần từ tài nguyên sản xuất tiêu thụ Hệ thống kinh tế muốn hoạt động được thì phải có nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, chúng là các dạng tài nguyên lấy từ môi trường (R) tài nguyên đó có thể là tài nguyên tái tạo như đất, rừng, cây cối,... hay tài nguyên không tái tạo được như than, đá, dầu mỏ,... Việc khai thác tài nguyên từ hệ thống môi trường để phục vụ cho hệ thống kinh tế dẫn đến nhiều hậu quả gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế và làm ảnh hưởng đến môi trường khó khắc phục được. Vì vậy chúng ta phải biết khai thác và sử dụng tài nguyên làm sao cho hợp lý. Nếu việc khai thác mà lớn hơn khả năng phục hồi tài nguyên thì không những dẫn đến cạn kiệt tài nguyên mà còn có thể gây sự cố môi trường ngược lại thì môi trường được cải thiện việc cải thiện như vậy là hợp lý. b. Môi trường là không gian sống của con người Không gian của con người được biểu hiện thông qua số lượng và chất lượng của cuộc sống. Khi không gian đó không đầy đủ cho cuộc sống thì chất lượng cuộc sống bị đe doạ. Từ môi trường con người khai thác tài nguyên để tiến hành quá trình sản xuất ra các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống của mình ngoài ra môi trường đem lại cho con người những giá trị tinh thần, nâng cao thẩm mỹ, hiểu biết. Vì vậy môi trường là điều kiện sống còn của loài người. c. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải. Hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo quy luật nhiệt động học: Đó là năng lượng và vật chất không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Từ đó chúng ta có thể biết được rằng tổng lượng chất thải của các quá trình trong hệ thống kinh tế chính bằng lượng tài nguyên đưa vào sử dụng trong hệ thống kinh tế R P C WC WP WR Hình 2- Quan hệ chất thải với hệ thống kinh tế Trong đó: R- là lượng tài nguyên đa vào sử dụng trong hệ thống kinh tế W- là tông lượng chất thải trong quá trình hoạt động kinh tế WR- là lượng chất thải do khai thác tài nguyên WP- là lượng chất thải do quá trình hoạt động sản suất WC- là lượng chất thải do tiêu dùng sản phẩm Từ những lí luận trên ta có thể rút ra kết luận sau: R = WR+ WP + WC = W Vì vậy hệ thống này gọi là hệ thống tuần hoàn và cân đối Phần lớn các chất thải tồn tại trong môi trường, song môi trường có khả năng đặc biệt đó là đồng hoá các chất thải, biến hoá các chất thải độc hại thành chất thải ít độc hại hoặc không độc hại. Nhờ khả năng đồng hoá của môi trường lớn hơn lượng chất thải chất thải thì chất lượng môi trường luôn đảm bảo, tài nguyên được cải thiện ngược lại nếu như khả năng đồng hoá của môi trường nhỏ hơn lượng chất thải thì chất lượng môi trường bị suy giảm, gây tác động xấu đến tài nguyên. Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế, môi trường đang bị đe doạ: Tài nguyên bị khai thác nhiều hơn đ chất thải sinh ra nhiều hơnđ không gian sống của con người ngày càng thu hẹp,… Vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế và bền vững môi trường đang là mục tiêu hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay nhằm hướng tới phát triển bền vững. 1.1.3. Phát triển bền vững Phát triển là mục tiêu tối cao mà con người luôn hướng tới trong quá trình tồn tại trước đây con người mới chỉ chú ý đến việc phát triển kinh tế và do đó việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô ý thức cho dù tài nguyên đó là tài nguyên tái tạo hay không tái tạo cũng được khai thác triệt để. Do khai thác tài nguyên không có ý thức đã dẫn đến sự nảy sinh ra các vấn đề nghiêm trọng mà toàn cầu phải gánh chịu đó là ô nhiễm, suy thoái và kạn kiệt tài nguyên,.. . Nếu cứ tiếp tục như vậy thì loài người khó có thể tồn tại được. Nhận thức được vấn đề trên các nhà khoa học đã ra lời kêu gọi thực hiện chiến lược phát triển bền vững trên toàn cầu. Đây là sự phát triển liên tục dựa trên sự kết hợp các yếu tố: tài nguyên, kinh tế, xã hội và môi trường quá trình này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người mọi tầng lớp. Từ nhận thức được vai trò của môi trường đối với sự tồn tại của con người trong hiện tại và tương lai. Hội nghị môi trường toàn cầu tại RIO đã ra một quan điểm mới và nó đã nhanh chóng trở thành mục tiêu hành động của các quốc gia đó là quan điểm “ Phát triển bền vững”. “ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại những không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của các thế hệ tương lai”. Như vậy quá tình phát triển bền vững không chỉ bảo đảm sự trong sạch cho môi trường trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ mà còn đòi hỏi nâng cao hiệu quả sử dụng và mức độ tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt như là các tài nguyên không tái sinh như: Dầu mỏ, than đá, khoáng sản,.. . Quan điểm phát triển bền vững chỉ định rằng tất cả mọi tài nguyên đều có thể thay thế và mức độ thay thế ngày càng cao. Không còn nghi ngờ gì nữa , công nghiệp giúp chúng ta khai thác các lực lượng thiên nhiên bằng cách đó tăng cường nâng cao mức sống của chúng ta. Tuy nhiên công nghiệp cũng có thể là con dao hai lưỡi trong rất nhiều trường hợp: Ví dụ: Như khí CFC khi tích tụ lại phía trên bầu khí quyển nó bất đầu phá hủy tầng OZON từ đó kéo theo sự phục hồi sinh thái và cân bằng tự nhiên bị phá vỡ, và có thể gây ra thiệt hại cơ bản cho con người. Sự thật là sự tác động qua lại giữa con người và môi trường phức tạp hơn nhiều so với mối quan hệ giữa các giống loài và môi trường . Tuy nhiên các vấn đề toàn cầu về sự suy giảm tầng OZON và nóng lên bởi hiệu ứng nhà kính đã chỉ ra rằng: Luật lệ của tự nhiên không miễn trừ bất cứ loài nào phá hoại chúng. Vì vậy việc phát triển bền vững đồng nghĩa với việc xây dựng một nền kinh tế bền vững và một xã hội bền vững đó là mục tiêu mong muốn của mọi người. 1.2. Phân tích kinh tế các khía cạnh môi trường của các dự án đầu tư Phân tích lợi ích chi phí (CBA) của các dự án đầu tư nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã trở thành một đề tài được nhiều người nhận thức rõ và được tranh cãi rộng rãi. Rõ ràng là rất khó nhưng không phải là không dự đoán được lợi ích của rất nhiều nguồn tài nguyên. Nhưng vấn đề quan trọng là mức độ chính xác trong việc đánh giá chi phí lợi ích, có nghĩa là qua các thí nghiệm giống nhau các cách tính toán không có thiên vị phải đa ra các giá trị được biết trước mang tính trung thực và có độ sai lệch thấp. Rõ ràng là các phân tích kinh tế có một vai trò cụ thể trong việc giúp người ra quyết định nên thực hiện dự án đầu tư đã đợc lập kế hoạch trước hay không nhằm nâng cao chất lượng môi trường. Hơn nữa phân tích kinh tế còn được sử dụng để quyết định mức độ ngăn chặn sự phá vỡ môi trường của các dự án đầu tư bởi vì mục đích của dự án này không là thuần tuý về môi trường. Ngoài ra độ chính xác không phải là vấn đề không quan trọng do đó điều đáng làm là phải tính tới hiệu quả khi quyết định mức độ dự đoán lơị ích thông qua việc áp dụng các phơng pháp khác nhau hay các hình thức khác nhau trong cùng một phương pháp. Đó chính là việc xem xét một vấn đề xác định các hàm chi phí và nội dung cụ thể . Để cải thiện chất lượng môi trường hoặc ngăn ngừa các hậu quả xấu tới môi trường của các dự án đầu tư không có mục đích chính là môi trường nhất thiết phải có sự phát triển về kinh tế, môi trường của các dự án đó trước hết là vấn đề chi phí. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy tổng các chi phí để hạn chế ô nhiễm không phải là nhỏ. Việc đặt ra các quy định về môi trường thường chỉ chú trọng về mặt kỹ thuật còn vấn đề hiệu quả kinh tế khi tiến hành các biện pháp ít được quan tâm, do vậy không khuyến khích các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường áp dụng. Dĩ nhiên chất lượng môi trường được cải thiện không nhất thiết phải tốn kém, nếu chúng ta bổ xung thêm một tiêu chuẩn là việc lập kế hoach môi trường phải có hiệu qủa trong việc chi phí, thiết kế và cần được thực hiện theo một phương thức để đáp ứng mục đích về môi trường. Các khoản chi phí để đầu tư và hạn chế ô nhiễm không thể xem xét một cách riêng rẽ với những gì chúng mang lại cho chúng ta xét về các thiệt hại về môi trường ta có thể tránh khỏi vì một lợi ích bị bỏ qua là chi phí và chi phí tránh được là lợi ích. Quá trìng triển kinh tế phải chỉ ra rằng lợi ích của các quy định cụ thể về môi trqờng hoặc các dự án lớn hơn chi phí dành cho chúng chính là phân tích chi phí lợi ích (CBA) và nếu có một nhóm cụ thể các tiêu chuẩn về chất lqợng môi trường xung quanh của một vùng hay địa phương, làm thế nào để đạt được chúng. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng nếu tất cả các tài sản và ảnh hưởng môi trường đều có thể đa ra các đánh giá kinh tế thì chúng ta có thể tin tưởng (CBA) hơn. Nhưng thực tế là cả môi trường rộng lớn hơn của chúng ta vẫn chưa thể đánh giá hết và điều này có nghĩa là chúng ta cần có sự đề phòng và cách thức đặc biệt đối với (CBA) và đôi khi (CBA) không làm cho chúng ta thoả mãn mục đích của mình. Trong phân tích khía cạnh môi trường cho các dự án mà mục đích môi trường không phải là mục đích chính, có một số biện pháp làm cho sự án có tính môi trường hơn. Một cách là xác định lại mô hình hoặc chuyển lại vị trí nếu làm nh vậy sẽ khó xác định chi phí. Hai cách thức khác là làm giảm ảnh hưởng và hạn chế. Mặc dù sẽ biết được chi phí nhưng có điểm khác nhau là chúng có thể thể hiện tổng chi phí hay tổng lợi ích của dự án. Sự khác biệt còn phụ thuộc vào liệu các ảnh hưởng tới môi trường của dự án có làm cho môi trường tồi tệ hơn là không có dự án (có nghĩa là chỉ làm giảm ảnh hưởng). Rất nhiều dự án có thể làm tăng thêm những ảnh hưởng tới môi trường tức là làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm nhiều hơn với trước khi có dự án. Vì vậy vấn đề là liệu có nên tiến hành biện pháp làm giảm nhẹ ảnh hưởng phá hoại tới môi trường và nếu tiến hành thì mức độ như thế nào, có tính đến chi phí để cố gắng hạn chế tất cả ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường không?. Và khi chúng ta áp dụng các cách thức để quy định mức độ giảm ảnh hưởng cho phù hợp nhất thì cần sử lý các khoản chi phí và lợi ích ( chính là các thiệt hại tránh được) của phương pháp giảm nhẹ ảnh hưởng của môi trường trong phát triển tổng thể và chi phí - lợi ích của dự án như thế nào?. Để trả lời câu hỏi này, việc xác định tiêu chuẩn môi trường cho mỗi khu vực có hoạt động sản xuất diễn ra, cũng như các chi phí và lợi ích thu được từ các giá trị tiền tệ là cần thiết. Như vậy, đối với việc phát triển kinh tế các dự án mà mục đích chính không phải là môi trường thì chính là việc xác định được tổng chi phí cho việc tiến hành các biện pháp làm giảm hoặc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, trong trường hợp chi phí này là quá lớn so với tổng chi phí chung của dự án thì cần phải lượng hoá được mức độ thiệt hại đó ra tiền làm cơ sở quyết định cho việc lựa chọn phương án xử lí. Và trong tất cả mọi trường hợp, phương án giảm thiếu ô nhiễm hoặc hạn chế ô nhiễm đạt hiệu quả nhất về chi phí luôn được ưu tiên xem xét làm cơ sở cho việc ra quyết định. 1.3. Các phương pháp đo lường giá trị hàng hoá môi trường Từ trước đến nay, các nhà phân tích và hoạch định chính sách đều liệt kê ra các môi trường khác nhau mà chúng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vào danh mục “Những mặt hàng không liên quan”. Nếu như chúng ta có được các phương thức đánh giá về hàng hoá môi trường này và đưa vào hình thành chính sách thì chúng ta có thể đề ra những quyết định sáng suốt về môi trường so với những quyết định về môi trường hiện hành. Chẳng hạn nhận thức được sẽ giúp chúng ta phân bổ ít nguồn lực hơn như chúng ta đã làm vào lĩnh vực mỏ - địa chất. Điêù này có nghĩa là, chúng ta có thể ngăn cản được việc khai thác quá mức các nguồn khoáng sản của đất nước. Nói như vậy, thì có thể hạn chế được sự khai thác tràn lan các tài sản môi trường. Để có được điều này thì ta phải lượng hoá được hàng hoá môi trường. Trong phàn này ta sẽ xem xét giá trị của hàng hoá môi trường cũng như chi phí để bảo vệ môi trường mang hiệu quả ra sao?. Điều này rất quan trọng khi xem xét các dự án đầu tư. Lợi ích của việc kiểm soát ô nhiễm có thể chia thành hai loại: lợi ích thị trường và lợi ích phi thị trường. Chẳng hạn như việc làm sạch một dòng sông có thể dẫn đến tăng lượng cá sống ở đó, tạo giá trị cho ngành dịch vụ du lịch, làm giảm các chi phí y tế hàng năm cho dân cư sống hai bên bờ sông. Các giá trị phi thị trường nêu trên phải được xem xét đánh giá lợi ích của dòng sông mang lại. Việc định lượng lợi ích phi thị trường là rất khó. Vì vậy ta có thể xử dụng một số phương pháp sau: 1.3.1. Phương pháp đánh giá tổng giá trị kinh tế của hàng hoá môi trường. Lợi ích thi trường và phi thị trường của hàng hoá môi trường biểu hiện qua 3 giá trị: giá tri sử dụng, giá trị tuỳ chọn, giá trị tồn tại. Phương pháp đánh giá tổng giá trị hàng hoá môi trường xem xét giá trị tổng hợp của 3 loại nêu trên trong đó: Giá trị tuỳ chọn của hàng hoá môi trường được xem xét khi hàng hoá môi trường có giới hạn về số lượng, chất lượng. Chẳng hạn như việc khai thác và sử dụng trong ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến khai thác và sử dụng than trong tương lai vì than là tàinguyên không tái tạo. Giá trị tuỳ chọn được xác định trong tương lai và chính là chi phí cơ hội cho việc sử dụng tài nguyên ở thời điểm hiện tại. Giá trị sử dụng của hàng hoá môi trường là toàn bộ giá trị của việc sử dụng trực tiếp của hàng hoá môi trường mang lại. Nếu như việc sử dụng các thành phần môi trường đó người sử dụng phải trả tiền thì khi đó hàng hoá môi trường có giá trị thị trường. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người sử dung không phải trả tiền cho việc sử dụng của mình, chẳng hạn như dân cư sống ở hai bên bờ sông có thể sử dụng sòng sông cho bơi lội, tắm giặt hay các sinh hoạt khác mà không phải trả tiền. Khi đó sẽ tạo ra một giá trị phi thị trường. Giá trị tồn tại: chúng ta xem xét giá trị tồn tại khi cân nhắc giữa bảo tồn và sử dụng hàng hoá môi trường. Chẳng hạn như việc cân nhắc giữa bảo tồn và khai thác rừng phòng hộ của một nhà máy thuỷ điện. Việc sử dụng khu rừng đó phải được cân nhắc kỹ bởi sự tồn tại của khu rừng được đánh giá thông qua giá trị của nhà máy thuỷ điện hay nói cách khác là thông qua vai trò của nhà máy thuỷ điện đối với đời sống của nhân dân. Vậy ta có thể xác định tổng giá trị kinh tế của hàng hoá môi trường như sau: Tổng giá trị kinh tế Giá trị sử dụng Giá trị tuỳ chọn Giá trị tồn tại 1.3.2. Phương pháp chi phí thay thế Một dự án than trong quá trình sản xuất khai thác gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư quanh đó. Để giải quyết ô nhiễm môi trường do dự án đó gây ra, đan cư quanh vùng phải bỏ ra một khoản chi phí: chẳng hạn như chi phí lắp đặt kính chống bụi cho nhà ở, chi phí y tế do hít thở bụi đãn đến các bệnh về hô hấp,.. . Các chi phí này người dân không phảI trả trước khi dự án hoạt động. Như vậy sự tồn tại một môi trường trong lành hay nói cách khác giá trị hàng hoá môi trường chính bằng chi phí mà dân cư bỏ ra nhằm khắc phục ô nhiễm. Phương pháp đánh giá hàng hoá môi trường nêu trên gọi là phương pháp chi phí thay thế. Để giải quyết ô nhiễm trên hàng năm dự án phải chi một khoản tiền để chữa bệnh cho công nhân và dân ở vùng đó lắp đặt kính chống bụi,.. .Nếu như dự án mua sắm thiết bị xử lí ô nhiễm thì sẽ giảm được chi phí nêu trên. Toàn bộ những chi phí mà xí nghiệp bỏ ra để chữa bệnh cho công nhân, nhan dân quanh vùng,.. Được gọi là lợi ích bỏ qua khi dự án không mua thiết bị chống ô nhiễm. 1.4. Lựa chọn chi phí làm giảm nhẹ ô nhiễm của các dự án Mục tiêu của xã hội là tìm mọi cách để giảm thiểu ô nhiễm, mục tiêu của các dự án là tăng lợi nhuận tức là tiết kiệm tối đa các khoản chi phí. Do đó nếu có một dự án nào đó bắt buộc phải có biện pháp làm giảm nhẹ ô nhiễm thì họ sẽ cân nhắc, xem xét giữa hai bịên pháp sau đây, tuỳ thuộc vào điều kiện của dự án: * Phương pháp thứ nhất: Đầu tư để lắp đặt các trang thiết bị chống và xử lí ô nhiễm nhằm giảm bớt ô nhiễm. Rõ ràng nếu đầu tư cho các biện pháp giảm nhẹ ô nhiễm thì ô nhiễm sẽ giảm đi P Chi phí giảm ô nhiễm MAC2 MAC1 S Q (mức ô nhiễm ) Q1 Q2 Hình 3- Mối quan hệ giữa ô nhiễm và chi phí giảm ô nhiễm Từ mô hình: MAC- Chi phí khắc phục ô nhiễm MEC- Chi phí bên ngoài (chi phí môi trường ) Tại mức ô nhiễm Q1 chỉ cần đầu tư MAC1 để khắc phục ô nhiễm. Còn nếu như giảm ô nhiễm từ Q1đ Q2 thì cần đầu tư MAC1 mà MAC2 > MAC1 *Phương pháp thứ hai: Ta đã biết mức ô nhiễm gây ra phụ thuộc vào mức độ khai thác (sản xuất). Cho nên việc giảm sản lượng cũng làm giảm ô nhiễm. Thế nhưng việc giảm sản lượng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy lựa chọn phương pháp nào thì cần phải xem xét lợi nhuận của sản xuất MB , chi phí biên môi trường (MEC) và chi phí khắc phục ô nhiễm (MAC). Q Mức ô nhiễm Q1 Q2 O P Chi phí, lợi ích MB MEC MAC (Ta có mô hình sau) Hình 4 sự lựa chọn chi phí giảm thiểu ô nhiễm Từ mô hình trên ta thấy rằng muốn giảm ô nhiễm từ Q1 đ Q2 (Q1 > Q2) thì dùng phương pháp tăng chi phí khắc phục ô nhiễm rẻ hơn việc giảm sản lượng vì đường lợi nhuận biên MB nằm trên đường chi phí biên khắc phục ô nhiễm. Khi mức độ ô nhiễm đạt ở mức Q2 muốn giảm tiếp từ Q2 đ O thì việc giảm sản lượng là hợp lí vì lợi nhuận biên nằm dưới đường chi phí khắc phục ô nhiễm. Mô hình trên cho chúng ta thấy việc lựa chọn, biện pháp, cách thức đầu tư cho môi trường hợp lí đó cũng là vấn đề quan trọng đối với từng dự án đầu tư nhằm tiết kiệm tối đa chi phí giảm thiểu ô nhiễm song vẫn đem lại hiệu quả cho xã hội. II. Lí luận chung về Đánh giá tác động môi trường 2.1. Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa Đánh giá tác động môi trường 2.1.1. Đặt vấn đề Hiện nay các dự án đầu tư nói chung, các dự án đầu tư cho môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm hoặc cải tạo môi trường nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn: Đó là việc vừa phải tuân thủ những quy địnhvà luật bảo vệ môi trường vừa phải chịu những áp lực cạnh tranh của thị trường. Những thách thức này đòi hỏi công ty phải suy nghĩ lại về những nguyên liệu làm đầu vào của quá trình sản xuất, công nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất hay quá trình thiết kế sản phẩm có tạo ra ô nhiễm hay không ?. Những ô nhiễm này có được kiểm soát không ?. Những xu hướng này làm cho nhận thức về vấn đề chống ô nhiễm ngày càng tẵnguất phát từ những quy định bắt buộc phảI thực hiện và cả tính cạnh tranh của thị trường. Những trở ngại về tài chính, công nghệ và quy định khác nhau của các cơ quan quản lí có thể gây khó khăn trong việc chống ô nhiễm cũng như cho các dư án đầu tư đầy hứa hẹn. Các dự án chống ô nhiễm có lợi và có khả năng thực hiện cũng có thể bị bỏ qua vì những chi phí và hiệu quả không được tính chính xác và cũng có thể đánh giá hiệu quả của các dự án mà không tính đến dự án có ảnh hưởng đến môi trường không thì việc tính cũng không thể chính xác được. Vì vậy để cho các cơ quan cấp trên có quyết định đúng đắn về dự án thì phảithực hiện công tác Đánh giá tác động môi trường cho dự án đó. 2.1.2. Đánh giá tác động môi trường Trong thời đại ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người có tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sự can thiệp của con người trực tiếp, có thể là gián tiếp và nhiều khi thô bạo vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để chế ngự thiên nhiên nhiều khi con người đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với quá trình diễn biến của tự nhiên, nhằm đạt được năng suất hay lợi nhuận cao vì thế nó đã làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị kiệt quệ và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Để khắc phuc và sửa đổi những suy nghĩ hẹp hòi, hạn chế trước đây , các nhà khoa học nghiên cứu đã đưa ra nhiều biện pháp để nhằm hạn chế sự phá hoại tài nguyên và gây ô nhiễmđó là thực hiên Đánh giá tác động môi trường . Vậy “Đánh giá tác động môi trường” của hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà viêc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. 2.1.3. Mục đích của Đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường có mục đích cụ thể là góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc ra quyết định hoạt động phát triển. Trước lúc có khía niệm cụ thể về Đánh giá tác động môi trường việc quyết định hoạt động phát triển thường dựa chủ yếu vào việc phân tích tính hợp lí, khả thi và tối ưu về mặt kinh tế - kỹ thuật. Nhân tố tài nguyên và môi trường bị bỏ qua hoặc không được chú ý một cách đúng mức do không có công cụ phân tích thích hợp. Việc Đánh giá tác động môi trường là điều bắt buộc phải có báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong hồ sơ xét duyệt kinh tế – kỹ thuật và có thể gọi là Kinh tế- Kỹ thuật- Môi trường sẽ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động và cho phép thực hiện hoạt động có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định toàn diện hơn và đúng đắn hơn. Đánh giá tác động môi trường có thể tiến hành theo nhiều phương án của hoạt động phát triển so sánh lợi hại của các hoạt động theo những phương án đó. Trên cơ sở đó kiến nghị việc lựa chọn các phương án, kể cả phương án không thực hiện hoạt động phát triển được đề nghị. Đánh giá tác động môi trường là việc làm gắn liền với các việc khác như phân tích kinh tế, tìm hiểu giải pháp kỹ thuật trong toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và thẩm tra và sau thực hiện hoạt động phát triển. Trong xây dựng đường lối chiến lược đều phải có Đánh giá tác động môi trường trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, cũng như trong thiết kế phải tiếp tục có phần Đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình thi công và khai thác công trình sau khi đã hoàn thành việc Đánh giá tác động môi trường vẫn phải tiến hành. Đánh giá tác động môi trường mang tính dự báo độ tin cậy của kết quả tuỳ thuộc nhiều yếu tố, do đó việc thường xuyên theo dõi diễn biến của tình hình môi trường bằng đo đạc quan trắc và dựa vào kết quả thực đo để tiếp tục đIều chỉnh dự báo là điều hết sức cần thiết. 2.1.4 ý nghĩa của công tác đánh giá tác động môi trường Đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và thực hiện hành động phát triển, nhưng nó chỉ là một nhân tố bên cạnh những nhân tố khác của sự quyết định như nhân tố Kỹ thuật –Kinh tế – Xã hội. Đánh giá tác động môi trường không có ý nghĩa phủ quyết đối với quyết định chung. Người có trách nhiệm quyết định cũng như người xây dựng báo cáo Đánh giá tác động môi trường không nên đối lập với bảo vệ môi trường và phát triển. Phương pháp làm hợp lí và hiệu quả là kết hợp hay hoà nhập Đánh giá tác động môi trường với việc đánh giá kinh tế – xã hội và xã hội trong tất cả các bước của hoạt động phát triển. 2.2. Nội dung cần đạt được của công tác Đánh giá tác động môi trường. * Nội dung của một công tác Đánh giá tác động môi trường cụ thể tuỳ thuộc vào: Nội dung và tính chất của hoạt động phát triển, tính chất, và thành phần của môi trường chịu tác động của hoạt động phát triển, yêu cầu và khả năng thực hiện việc đánh giá. Không thể có một khuôn mẫu cố định về Đánh giá tác động môi trường chung cho mọi nước trên thế giới, cũng chung chi mọi hoạt động phát triển tại một nước. Nói một cách khái quát thì nội dung của Đánh giá tác động môi trường cụ thể là nội dung của báo cáo Đánh giá tác động môi trường – văn bản chính thức mô tả quá trình Đánh giá tác động môi trường và trình bày kết quả Đánh giá tác động môi trường – thường gồm có: - Mô tả địa bàn nơi sẽ tiến hành hoạt động phát triển, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của hoạt động phát triển. - Xác định điều kiện biên, hoặc nói các cách khác là phạm vi đánh giá. - Mô tả hiện trang môi trường tại địa bàn đánh giá. - Dự báo những thay đổi về môi trường có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện hoạt động phát triển. - Dự báo những tác động có thể xảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các khả năng hoàn nguyên hiên trạng hoặc tình trạng không thể hoàn nguyên. * Các biện pháp phòng tránh và điều chỉnh. - Phân tích lợi ích và chi phí mở rộng. - So sánh các phương án hoạt động khác nhau. - Kết luận và kiến nghị. *Căn cứ vào nội dung nêu trên, quá trình thực hiện Đánh giá tác động môi trường, thường gồm các bước sau: - Tiến hành các công tác chuẩn bị cho đánh giá như tổ chức, kinh phí, phương tiện làm việc, tư liệu, số liệu. - Quyết định về phạm vi đánh giá với sự nhất trí của các bên liên quan và theo quyết định chính thức của cơ quan có trách nhiệm. - Nắm tình hình khái quát về hoạt động phát triển và hiện trạng môi trường. - Xác định, phân tích và dự báo các tác động. - Nghiên cứu đè xuất các biện pháp phòng, tránh, điều chỉnh. - So sánh và đánh giá các phương án hoạt động khác nhau. - Biên soạn tài liệu tổng kết việc đánh giá. - Thu thập ý kiến quần chúng. - Chuyển kết quả đánh giá cho cơ quan có thẩm quyền quyết định về hoạt động phát triển xem xét. * Trong quá trình thực hiện việc đánh giá cần theo đúng những nguyên tắc: Hợp lý, phân tích và hệ thống. - Hợp lý: Có nghĩa là phải dựa trên cơ sở khoa học để làm cho người ra quyết định, cũng như người đề xuất phương án hoạt động hiểu rõ được những hoạt động phát triển mà hoạt động sẽ mang lại cho tài nguyên thiên nhiên, cho chất lượng môi trường sống, cũng như các h._.oạt động khác đã, đang và sẽ diễn ra trên cùng địa bàn. - Phân tích có nghĩa là xem xét một cách cụ thể, mức độ chi tiết cần thiết, các thành phần của hoạt động phát triển có tác động đến môi trường, cũng như các nhân tố môi trường sẽ phải chịu tác động, các khả năng diễn biến của nhân tố môi trường thaeo các phương án hoạt đông khác nhau, phải so sánh một cách khách quan lợi, hại của các phương án, đặc biệt phải cố gắng tiến hành việc phân tích lợi ích chi phí mở rộng. Phương pháp này cho phép xem xét vấn đề một cách định lượng, đưa kết quả so sánh về độ đo kinh tế lúc có thể. - Hệ thống có nghĩa là phải xem xét hoạt động phát triển và các nhân tố môi trường trong hệ thống kinh tế, hệ thống thiên nhiên và các mối quan hệ và tương tác chặt chẽ với nhau của hai hệ này. - Về phương pháp luận cần phát huy sự độc lập suy luận của người đánh giá, tránh dựa một cách máy móc vào những phương pháp , thủ tục vay mượn một cách không suy xét từ nước ngoài. - Tư liệu cơ bản sử dúng để đánh giá một phần là những tư liệu về tài nguyên và môi trường có sẵn, một phần khác là những tài liệu được đo đạc quan trắc chuyên dụng cho Đánh giá tác động môi trường.tư liệu, số liệu cần kiểm tra đánh giá độ tin cậy và lựa chọn kỹ càng trước lúc đem sử dụng để phân tích và tính toán. - Trong những nhân tố môi trường được đem ra xem xét trong đánh giá cần phân biệt hai loại: loại có thể quy về tiền tài. Đối với loại thứ nhất cần sử dụng phương phá Phân tích – Chi phí mở rộng. Đối với loại thứ hai có thể sử dụng cách định mức, định bậc để có thể so sánh và lựa chọn phương án tối ưu. *Các bước tiến hành trong quá trình Đánh giá tác động môi trường - Lược duyệt các tác động môi trường - Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường - Đánh giá tác động môi trường đầy đủ - Các phương pháp Đánh giá tác động môi trường Chương II Giới thiệu tổng quan về dự án khai thác than ở Đồng vông - Uông bí - Quảng ninh I. Giới thiệu về vị trí, quy mô, lịch sử & đIều kiện kinh tế xã hội. 1.1 Vị trí mỏ. Mỏ Đồng Vông công ty than Uông bí thuộc địa phận xã Tân dân – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng ninh, nằm cách thị xã Uông bí khoảng 20 km về phía bắc, có giới hạn toạ độ như sau: Kinh độ đông:106049’ 40” đến 106051’20” Vĩ độ bắc : 21007’20” đến 21010’20” Phía bắc và phía tây bắc giáp mỏ Tân dân – công ty than Quảng ninh và mỏ Đồng rì - công ty Đông bắc. Phía nam và tây nam giáp mỏ Uông thượng và mỏ Vàng danh . Phía đông giáp Khoáng sàng Quảng la Trong Khoáng sàng Đồng Vông có ba đơn vị, khai thác là: mỏ Tân dân xí nghiệp Hoành Bồ khai thác bắc Đông vông. Mỏ Đồng vông xí nghiệp đồng khai thác phần trung tâm Liên doanh ViệtNindo. Khai thác phần nam Đồng vông. Danh giới khai trường mỏ Đồng vông do mỏ Đồng vông. Công ty than Uông bí quản lí khai thác theo quyết định 644/TNN/PCTĐL ngày 07/05/1996 của Tổng giám đốc công ty than Việt nam và quyết định số 1313/ THUB/KTBT ngày 01/11/1997 của Giám đốc công ty than Uông bí. Khai trường nằm ở trong giới hạn các điểm mốc toạ độ sau. Vị trí và biên giới mỏ. Bảng 1: Stt Tên điểm Toạ độ X Y 1 6-1 41.090 378.427 2 6-2 40.754 379.151 3 6-3 40.619 379.933 4 6-4 40.330 380.332 5 6-5 40.235 381.900 6 6-6a 38.477,4 381.000 7 6-7a 38.486,8 380.060 8 6-8a 39.636,8 379.520 9 6-9a 39.647,8 378.930 Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ Đồng Vông 1.2. Quy mô mỏ. Theo đề án N.C.K.T dự kiến khai thác hầm mỏ ở cả hai khu: Khu I và khu IV ( giai đoạn một), mỗi khu một đến hai lò chợ công nghệ khai thác chợ là khấu theo chiều khấu buồng hay chợ phân tầng. Sản lượng bình quân một lò chợ từ 40.000 đ 50.000 tấn/ năm. Trữ lượng công nghiệp được tính toán cụ thể cho khai thác lò bằng giai đoạn I như sau: Bảng 2 STT Khu vực khai thác Vỉa than Trữ lượng địa chất huy động 103T Trữ lượng công nghiệp 103T Tổn thất (%) Tổng số 2386,2 1409,53 41,0 1 Khu vực I V8 V7 V6 V5 1345,0 418,1 241,4 461,8 223,7 786,89 250,80 137,93 290,16 108,00 2 Khu vực IV V8 V7 V6 1041,2 279,3 432,5 329,4 622,64 166,10 259,44 197,10 Nguồn: Đề án N.C.K.T dự án khai thác hầm lò Công suất mỏ giai đoạn I xác định: Than nguyên khai: 120.000 tấn/ năm Than sạch : 108.564 tấn/ năm Sau khi thăm dò bổ sung nâng cấp số lượng và định hình khai thác trong giai đoạn I, tuỳ tình hình khai thác và điều kiện kỹ thuật công nghệ sẽ xem xét lại công nghệ mỏ trong (gia đoạn I). Tuổi thọ của mỏ trong giai đoạn I là 12 năm kể cả thời gian sử dụng cơ bản. 1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn và địa hình công trình 1.3.1. Khí hậu - Khu mỏ nằm trong vùng núi cao gần biển với hai mùa rõ rệt mùa mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đ tháng 10, mùa này thường có nắng nóng với các trận mưa rào to, mưa nhiều và đột ngột vào tháng 6, 7, 8. Mùa khô bắt đâu từ tháng 11 đ tháng 3 năm sau ít mưa và lượng mưa không đáng kể. + Về nhiệt độ: Nhiệt độ ngày vào mùa hè là 23oC đ 240C cao nhất trong các đợt nắng nóng có thể nên đến 410C về mùa đông nhiệt độ có thể xuống đến 4oC đ50C. Tổng nhiệt độ hàng năm có thể là 80000C. + Về gió và bão: Phân làm hai mùa rõ rệt. Mùa hướng đông bắc và đông với tần suất . Các đợt gió mùa đông bắc có thể kéo dài từ 5 đ 7 ngày tốc độ gió lớn nhất tới 15m/s đ 17 m/s,vào mùa hè thường có gió hướng đông nam, nam với tần suất cao tốc độ gió trung bình là trong năm là 2m/s đ 4m/s. Trung bình hàng năm chịu khoảng 3đ 5 trận bão với sức phá hoại lớn. Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, tốc dộ gió có thể đạt tới 30m/sđ 40 m/s + Mưa và ẩm: Về lượng mưa phân bố theo mùa. Mưa lớn cường độ mưa mạnh cùng các địa hình rốc nguyên nhân gây ra lũ quét và dòng chảy bùn cát lớn. Độ ẩm tương đối giao động trong khoảng 50% đ 90%. 1.3.2. Thuỷ văn Các yếu tố thuỷ văn đóng vai trò quan trọng trong việc vận tải chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và sản xuất của mỏ, khu vực sàng tuyển than,… Do đó vấn đề này cần được xem xét kỹ lưỡng vì mỏ than Đồng vông nằm trên thượng lưu có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước một cách rộng rãi. 1.3.3. Nước bề mặt Do đặc điểm địa hình nên khe suối ở đây được chia thành 3 hệ thống thoát nước: Hệ thống suối chảy về phía đông có hai suối chính là suối khe hoa và khe mực. Suối khe hoa phần chung và hạ lưu lòng suối phải rộng 5mđ 10m, lưu lượng trung bình là 500 lít/s, suối khe mực có phần thượng lưu chảy qua tầng chứa than theo hướng Bắc – Nam, phần trung hạ hệ thống suối thoải về mùa mưa nước dâng 1mđ 2m, lưu lượng trung bình 1000 l/s. Hệ thống suối chảy về phía Bắc: Có hướng gần song song với nhau theo hướng Bắc – Nam: các suối đều nhỏ lòng suối rốc mùa khô ít mưa, mùa mưa nước thường dâng rất nhanh và rút rất nhanh. Hệ thống suối chảy về phía Nam: có nhiều nhánh nhỏ bắt nguồn từ tầng chứa than lòng suối hẹp. Các suối nhỏ thường chảy theo hướng Bắc – Nam đổ vào suối đông Uông thượng. Hạ lưu dòng suối tương đối bằng phẳng có nước xung quanh. Mùa mưa mực nước sâu từ 0,5m đ 1,0m, những ngày mưa nước dâng lên từ 2m đ 3m, lưu lượng lớn nhất 2500l/s. Nói chung suối trong khai trường đều nhỏ ít nước và ít ảnh hướng đến vỉa than khai thác. 1.3.4. nước dưới đất trong khu vức mỏ Đồng vông tồn tại các tầng chứa nước sau: - Tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ (Q):trầm tích đệ tứ có chiều dày 2m đ 20m, thành phần chủ yếu là cuội, cát, sỏi không có khả năng thấm nước. - Tầng chứa nước thuộc trầm tích(T3r – J1): có 4 phụ tầng Phụ tầng thứ nhất (T3r – J1) 1: không chứa vỉa than nào, phạm vi hẹp, nằm ở sâu không ảnh hưởng đến khai thác. Phụ tầng thứ hai (T3r – J1)2: có chiều dày 450mđ 700m. Gồm các loại đất đá Gravelit, sa thạch, Alevrolit, Acgilit. Nước chỉ tồn tại trong sa thạch nứt nẻ và Gravelit. Phụ tầng thứ ba (T3r – J1)3: không chứa các vỉa than và phân bố ở độ cao 500mđ 600m. Phụ tầng thứ tư (T3r – J1)4: Phân bố ở độ cao 600mđ 800m trong phạm vi hẹp mà không thấy xuất hiện nước ở trong phụ tầng này. Phức hệ chứa nước trong trầm tích chứa than phân bố rộng rãi trong khoáng sàng và nham thạch chứa nước chủ yếu là sa thạch, Gravelit. Mức nước tĩnh của nước dưới đất phụ thuộc vào bề mặt địa hình. Lưu lượng từ 0,00253l/sđ 0,113000l/s trung bình 0,01949l/s 3.2.3- Đặc tính của nước mặt Khu Đồng vông có 213 vỉa than chia thành 3 nhóm vỉa: - Nhóm vỉa dưới: gồm 1,2,3,4 không có giá trị công nghiệp - Nhóm vỉa trên: nhóm vỉa 9, 10, 11, 12, 13 không có giá trị công nghiệp - Nhóm vỉa có giá trị công nghiệp là 6, 7, 8 *Vỉa5: là vỉa cuối cùng cách vỉa 6 là 30mđ35 môi trường tồn tại chủ yếu trên mức +150 chiều dày chung của vỉa là 0,13mđ15,1m trung bình 0,1mđ1,6m. Chiều dày tính chữ lượng lớn nhất 0,86m, nhỏ nhất 0,84m, trung bình 2,84m. có từ 0đ 1 lớp đá kẹp với chiều dày biến đổi 0,1mcđ 0,5m. Vách trụ giả của vỉa 5 thường là ACGRLIT bờ mềm, chiều dày 0,5mđ 2m vách trụ thật là ALEVROLIT hoặc sa thạch rắn chắc. *Vỉa 6:nằm trên vỉa 5 từ 30mcđ 35m, dưới vỉa 7 từ 35mđ 40m vỉa có chiều dày chung lớn nhất là 10,53m, nhỏ nhất là 0,4m, trung bình là 3,52m có từ 2đ 3 lớp kẹp, chiều dày tính trữ lượng trung bình 2,64m.Vách, trụ giả thường là ACGLILIT. Vách, trụ thật chủ yếu là Alevrolit đôi khi là sa thạch. *Vỉa 7: nằm trên vỉa 6 từ 30mđ 40m, dưới vỉa 8 từ 25mđ 35m chiều dày chung của vỉa biến đổi khá lớn, lớn nhất là 13,02m và nhỏ nhất là 0,15m trung bình là 3,54m, có từ 0đ 9 lớp kẹp chiều dày từ 0,1mđ 2,2m. vách, trụ giả thường là Acgilit, chiều dày 1mđ 2m. Vách, trụ thật là Alevrolit đôi khi là sa thạch cấu tạo khối rắn chắc. Vỉa 8 nằm trên vỉa 7 từ 25mđ 35m là vỉa có mức độ duy trì và ổn định nhất so với các vỉa trong khu. Chiều dày chung của vỉa lớn nhất là 17,27m, nhỏ nhất là 0,13m, trung bình 4,78m có từ 2đ 5 lớp kẹp chiều dày 0,2m đ1,8m, chiều dày tính trữ lượng lớn nhất 9,49m, nhỏ nhất là 0,8m, trung bình 2,8m. Vách, trụ giả thường là Acgilit chiều dày 0,5mđ 3m. Vách , trụ thật là Alevrolit rắn chắc. 1.3.3. Địa chất Địa tầng trong khu mỏ bao gồm trầm tích trias, thống thượng,trầm tích chứa than neogen và lớp phủ đẹ tứ Các trầm tích trias,thống thượng là tầng chứa thanchúng phân bố theo lòng chảo neogen, chiếm những giả đồi cao hơn hệ thống neogen. Thành phần gồm cát kết, bột kết, cát kết, màu đỏ nâu, tím nâu hoặc xms nâu, phân lớp trung bình và có chiều dầykhoảng 1000m Đối với trầm tích chứa than neogen, trầm tích náy không nằm chỉnh hở ptong các trầm tích cổ hơn, chung có độ dày 15-20m. Căn cứ vào đặc điểm thành phần thạch học trầm tích này được chia làm 3 phần: tầng chứa than dưới (Mioxendưới) có chiều dầy của tầng trong khu mỏ từ 120m-150m trung bình là 135m tầng chứa than trên (Mioxen trên) có chiều dầy trung bình là110m tầng trên than (plioxen) được phân bố với một diện tích lớn, tầng này được đặc trưng bởi các lớp đá hạt mịn, dầy không chứa than, trong phần dưới của tầng thườg xen các lớp đá hạt thô và phần trên là các lớp đá hạt mịn. Chiều dầy trung bình của tầng là 395m. Hệ đệ tứ phân bố rộng rãi trong vùng thành phần bao gồm cát, sạn cát, sỏi và đất trồng. Chiều dày từ 7-18m, trung bình là 6,5m. Lớp phủ đệ tứ có thành phần là sạn sỏi, cát sét, và đất trồng, do tỷ lệ sét lớn nên rất ít nước.Trong trầm tích chứa than có sự xen kẽ giữa cuội, sạn, dất sét, cát kết, và các vỉa than, sự xen kẽ như vậy tạo nên một lớp chứa nước yếu… 1.4. Các vấn đề môi trường cần đặt ra. Trong quá trình hoạt động sản xuất của mỏ than Đồng Vông như việc khai thác lộ thiên quy mô mỏ trứơc đây tại khu mỏ đã và đang gây nhiều vấn đề môi trường, vì vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường cần làm rõ vấn đề ảnh hưởngcủa việc khai thác trước đây và trong tương lai cả về tiêu cự lẫn tích cựccác yếu tố môi trường khu vực. Hoạt động khai thác than làm cho chất lượng môi trường khu vực bị xùng cấp, gây Ô nhiẽm không khí đất đai, vaf làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và sức khoẻ của người dân trong khu vực hoạt động sản xuất than cũng như trong các khu vực lân cận . Việc đổ thải của mỏ chưa được quy định cụ thể,đất đá đổ thải ngay gần cửa lò sẽ tạo ra bãi thải đất đá lớn và gây ra các hiện tượng trôi lấp, sụt lở, biến đổi địa hình tạo ra các dòng thải rắn, áp dụng các biện pháp công nghệ ít ô nhiễm góp phần xử lý cải tạo đất là biện pháp cần phải thực hiện sớm. Ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi và khí độc, như khí CO, CH4,H2 từ nguồn gió thải từ các lò khai thác ảnh hưởng tới sức khoẻ của người công nhân. Hơn nữa một lượng bụi không lớn nhưng không thể kiểm soát nổi đó là bụi và khí phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải chứa rất nhiều chất độc hại như NOx, SOx, CO, Hydrocacbon và các kim loại nặng (chủ yếu là pb) làm gia tăng ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không những gây những bệnh về hô hấp đối với cán bộ công nhân mỏ mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng dân cứ sống gần khu vực mỏ. Bảo vệ ô nhiễm trong vùng mỏ và vùng bị ảnh hưởng là vấn đề cấp bách mà xí nghiệp khai thác phải đặt ra. Ô nhiễm nguồn nước do trôi lấp bãi thải, do nước thải mỏ và nước sinh hoạt không được xử lý làm suy thoái chất lượng nước mặt và nước ngầm gây khan hiếm nguồn nước cho sinh hoạt. Mà ở đây ảnh hưởng của mỏđối với cônng trình công lập về chất lượng nước cũng như việc nâng cao lòng hồ do chất lượng chất thải rắn trong nước của hồ tạo ra. Việc bảo vệ chất lượng nước,thảm thực vật xung quanh, tài nguyên nước ngầm và nghiên cứu xử lý nước thải cũng hết sức quan trọng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất than cũng đòi hỏi tiêu thụ một lượng lớn gỗ chống lò và gây hiện tượng chất lượng chặt phá thảm thực vật che phủ. Để lấy mặt bằng cho công trình hoạt động và làm đường vận tải cũng được chất lượng chặt phá phá quang thảm thực vật gây tác hại tới tài nguyên đất rừng vì vậy cần xây dựng các biện pháp bảo vệ và khôi phục. II.Sơ lược về quá trình hoạt động, công nghệ của mỏ than 2.1.Quá trình thăm dò, thiết kế xây dựng và khai thác Khoáng sàng Đồng Vông đã được thăm dò và khai thácqua các giai đoạn sau: - Năm 1939đ1941người pháp đã tiến hành nghiên cứu Đồng Vông và chia làm 3 phân khu. Đào một số công trình hào,lò bằng xác định được đứt gẫy Duclos (f22). Trữ lượng dự tính 97 triệu tấn - Năm 1960 đoàn địa chất 9 lập bản đồ 1:15000 - Năm 1965 đoàn địa chất 2E liên đoàn 2 tiến hành tìm kiêmsơ bộ và lập bản đồ địa chất 1:25000 vùng Đồng vông , phát hiện 7 vỉa than, dự tính trữ lượng đến –350m là 108 triệu tấn - Năm 1978 Doàn 2c liên đoàn địa chất 9 lập báo cáo thăm dò tỷ mỉ. Kết quả thăm dò đã xác định của 4 vỉa than có giá trị công nghiệp là v5, v6, v7, v8. Trữ lượng than tính được đến -359m là 80.141 ngàn tấn. Báo cáo đã được hội đồng xét duyệt. Khoáng sàng Đồng Vông được giao cho 3 đơn vị quản lý khai thác mỏ tan dẫn xí nghiệp Hoành Bồ khai thác chi phí lợi ích Đồng Vông, mỏ Đồng Vông xí nghiệp Hồng Thái khai thác phần trung tâm, liên doanh viêtmindo khai thác phần nam Đồng Vông . Trong phạm vi quản lý mỏ Đồng vông ,công ty Uông Bý mỏ Hồng Thái đã tiến hành khai thác chất lượng lộ thiên vỉa 7 và vỉa 8 ở khối cấu tạo tây đến độ sâu +460m. 2.2. Các giải pháp công nghệ đã được thiết kế 2.2.1. Công nghệ khai thác lò chợ 2.2.1.1. Hệ thống khai thác cột dài theo phương Khấu hao ở lò chất lượng đối với hệ thống khai thác cột dài thao phương chủ yếu dùng khoan nổ mìn. Để khoan nỏ mìn dùng máy khoan điện cầm tay loại C3P - 19 hoặc tương đương, nổ mìn bằng kíp điện và máy nổ mìn quay tay loại KB11 - 100M vì chất lượng ống gương lò chợ 350 là cột chất lượng chống ma sát CC - 20, xà sắt X - 20 khi vỉa dốc > 350 thì chống lò chợ bằng gỗ. Vì chất lượng ống ở luồng phá hoả là cũi lớn cũi tròn 160 đ 180 hoặc cũi sắt dài 1,2 m bước chuyển cũi lớn là 1,0m. Điều khiển và chất lượng bằng phá hoả toàn phần. Trong quá trình đào lò khai thác dựa vào tình hình thực tế của đất đá vá chất lượng cơ bản để điều chỉnh bước phá hoả ban đầu cho phù hợp. 2.2.1.2.hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng Đối với sơ đồ của hệ thốngkhai thác này thì công tác đào lò lấy than được thực hiện bình thường. Các lò dọc vỉa bố chí cách nhau 6 m theo chiều cao và được nối thông bằng các lò nối cách nhau 10đ12m theo phương. Việc đào các lò nối có thể tiến hành bằng thủ công hoạc dung khoan có đường kính lớn để khoan sau đó có thể mở rộng thiết diện. Sau khi đào lò đến biên giới của khũe tiến hành khấu than theo các buồng. Chiều rộng của mỗi buồng khoảng 10 m giữa các buồng đẻ lại trụ than bảo vệ 2đ2,5m khấu than bằng các chất lượng khoan các lõ mìtài nguyênừ lò dọc vỉa từ hai phía sau đó nổ mìn từng dải 1,0 m từ trên xuống cho than tụt xuống phỏng rót ở lò dưới cùng. Ta có Bảng 3 Stt Tên lò chợ Hệ thống khai thác áp dụng 1 2 3 I Vứa 8 1 Lò chợ số I-8-2 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ 2 Lò chợ số I-8-1-4 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ 3 IV- 8.1 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ II Vỉa 7 1 Lò chợ số I-7-1-3 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ 2 Lò chợ số IV-7-1-2 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ III Vỉa 6 1 Lò chợ số I-6-1-3 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ 2 Lò chợ số IV-6-1-2 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ IV Vỉa 5 1 Lò chợ số I-5-1-2 Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu hao theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng gỗ Nguồn: Báo cáo Đ.G.T.Đ.M.T mỏ than Đồng vông 2.2.2. Vận tải trong lò Đây là mỏ có quy vừa, sản xuất phân tán đo đó căn cứ vào sơ đồ khai thông chuẩn bị, vào khối lượng hàng hoá vận chuyển. Thiết bị vận tải lò thời kỳ mỏ đạt công suất thiết kế: Bảng 4 Stt Tên gọi Mã hiệu Đơn vị Sl A Khu I 1 Lò dọc vỉa thông gió, cấp gỗ mức 350 Xe goòng chở gỗ 1 tấn GG - 1 Cái 2 2 Lò dọc vỉa vận chuyển mức300 Xe goòng chở gỗ 1 tấn GG - 1 Cái 2 Xe goòng chở than 1 tấn HG - 2 Cái 28 Đầu tầu accu CDXT 5 – 96 Cái 1 3 Lò dọc vỉa vận tải mức 250 Xe goòng chở gỗ 1 tấn HG - 2 Cái 28 Đầu tầu accu CDXT 5 – 96 Cái 1 4 Lò song song Cái Máng cào SKAT - 60 Cái 2 Cửa tháo hình quạt Cái 2 B Khu B 1 Lò dọc vỉa thông gió cấp gỗ mức 500 Cái Xe goòng chở gỗ 1 tấn GG - 1 Cái 2 2 Lò dọc vỉa vận tải mức + 450 Xe goòng chở gỗ 1 tấn GG - 1 Cái 1 Xe goòng chở than 1 tấn HG - 2 Cái 24 Đầu tầu accu CDXT 5 – 96 Cái 1 3 Lò song song Máng cào SKAT - 69 Cái 1 Phương thức vận tải trong lò được chọn như sau: - ở lò dọc vỉa thô nhiễm gió, cấp gỗ vận tải bằng đường goòng khổ 600; xe goong chở gỗ loại 1 tấn mà hiện tại GG1 vận chuyển = đẩy thủ công. - ở các lò song song dọc vỉa than được chuyển bằng máng cào loại SKAT- 60 - ở các lò dọc vỉa vận tải và lò xuyên vỉa vận tải than, vật liệu chống lò và đấ thải được vận chuyển bằng tầu điện ACCU, xe goòng loại một tấn, khổ đường 600mm. - Vào các thời kỳ cuối khi khai thác khu IIIvà một phần khu IV mỏ vỉa bằng các thượng của khu: + Thượng vật liệu được vận tải bằng tời, kéo xe goòng loại một tấn khổ đường 600mm + Thượng xuống than vần chuyển bằng máng trượt. 2.2.3- Kỹ thuật an toàn vệ sinh công nghiệp 2.2.3.1- Các biện pháp phòng chống cháy bụi Chủ yếu là phòng cháy ngoại sinh - Nghiêm cấm công nhân hút thuốc lá, mang diêm, bật lửa và các vật liệu rễ cháy vào lò. - Trong các lò vận tải chính cứ 100m đặt một thùng đựng cát có dung tích 0.5m3 cùng vưói xẻng và xô tôn - Ngoài cửa lò cần có 1m3 đ2 m3 cát, phi nước sạch và các dụng cụ khác như bơm tay, xô tôn xẻng để có thể dập tắt đám cháy ngoại sin h nếu có. - Mỗi khu khai thác trang bị 15 bình cứu hoả và có kế hoạch hỗ trợ lẫn nhau khi có sự cố. 2.2.3.2- Biện pháp phòng chống khí độc và khí nổ . Khu khai thác nằm ở vùng núi cao, trữ lượng được mở bằng các lò bằng trên mức thô nhiễm thuỷ tự nhiên. các công trình khai thác lộ thiên và hầm lò nhỏ đã phần nào phá vỡ kết cấu bề mặt địa hình làm cho khí độc thoát bớt ra ngoài. Để dảm bảo an toàn cho quá trình xây dựng và khai thác có các biện pháp phòng chống khí độc như sau: + Đảm bảo đủ lưu lượng gió cần thiết cho quá trình đào lò và khai thác + Thường xuyên đo hàm lượng khí CH4 và khí độc bằng thiết bị đo khí. + Công nhân làm việc trong lò được chiếu sáng bằng đèn ắc quy 2.2.3.3- Biện pháp chống nước mặt - Đối với các mỏ lộ thiên lộ vỉa phải cho nước thoát tự nhiên bằng tự chảy với các hệ thống rãnh thoát nước chân tầng hướng ra ngoài khai trường. - Quá trình khai thác đường lò phải được cập nhật lên bản vẽ để khi khai thác các mức dưới được an toàn. - Phía trên đỉnh ta hay có cửa lò cần làm rãnh đỉnh để khi mưa nước không chảy vào lò. 2.2.4- Vận chuyển bốc dỡ than Bốc dỡ than: thiết bị bốc dỡ gồm xe gạt, máy xúc băng tải và sàng phân loại. Máy rót than xuống xà lan và tàu kẻ cả xúc thủ công khi tấu từ nhà máy tuyển chở than ra cảng. Than sau khi được tuyển qua nhà máy được chuyển ra cảng nhằm mục đích suất khẩu. Sau khi xuống than khỏi các toa xe, tuỳ theo yêu cầu khách hàng than được đưa vào phân loại đổ đống sau đó dùng máy xúc lên phễu cấp liệu qua băng tải đến máy rót xuống tàu, xà lan chở ra cảng xuất khẩu. Tiêu thụ tron gnước đơn giản hơn là đưa than lên băng tải máy rót xuóng xà lan hoặc tàu đến nơi tiêu thụ. Vận chuyển: than nguyên khai được vận chuyển từ khai trường đến bãi sàng khe ngát bằng ôtô với cung độ 20 km. Còn than thành phẩm từ bãi sàng khe ngát được chuyển đến nơi tiêu thụ theo hướng: + Bằng ôtô theo hướng quốc lộ 18A + Bằng dường thuỷ từ cảng đến cảng. + bằng đường sắt theo hướng đường sắt Kép – Bãi cháy 2.2.5. Dây truyền công nghệ Vật liệu chống lò: - Gỗ và vật liệu chống lò từ các bãi gỗ và vật liệu chống từ các mặt cửa lò +350/8/T, +350/7/T và xếp lên các xe goòng chở gỗ để vận chuyển vào lò và thực hiện bằng thủ công. - Gỗ và vật liệu chống lò được đưa đến bãi gỗ và vật liệu chống tại các mặt bằng cửa lò bằng ôtô vận tải. *Than: + Các đoàn goòng than được tầu điện kéo ra sân ga mặt bằng cửa lò, lần lượt được đẩy thủ công quâ trạm lật goòng để đổ than xuống Bun ke điều hoà. + Máy lất goòng sử dụng loại LG01 chạy điện. + Bun ke có dung lượng 20 tấn . + Số lượng máy kéo lật goòng ở thời kỳ mở đạt công suất thiết kế được sử dụng hai cái bố trí như sau: - Trạm lật goòng ở sân ga mặt bằng mức 250 Khu vực I – 1 cái - Trạm lật goòng ở sân ga mặt bằng mức 450 Khu vức IV – 1 cái 2.3. Các thiết bị chủ yếu, nhiên liệu, điện nước sử dụng ở mỏ 2.3.1. Năng lượng. Lưới điện khu vức và nguồn điện: nguồn điện 6Kv lấy từ đường dây 6Kv từ trạm biến áp 35/6kv mỏ than Vàng Danh lên sân công nghiệp mỏ Uông Thượng. Phụ tải điện: thiết bị điện lực của mỏ chủ yếu dùng điện áp 380v Thiết bị điện chiếu sáng dùng điện áp 220v Ta có thể chỉ ra các chỉ tiêu về thiết bị điện qua bảng sau: Bảng 5 STT Các chỉ tiêu Đơn vị Trị số 1 Tổng công suất lắp đặt Kw 502.32 2 Tổng công suất lắp đặt làm việc + Điện lực + Chiếu sáng Kw 430.30 393.10 37.20 3 Công suất tính toán Kw 242.64 4 Hệ số cần dùng Kc 0.56 5 điện năng tiêu thụ hàng năm Kwh 915.960 6 Suất tiêu hoa điện năng cho một tấn than Kwh/t 6.54 Cung cấp điện: + Trong hầm mỏ ở mỗi khu xây dựng trạm biến ápcông suất 100đ160KvA, điện áp 6/0,4đ0.23Kv là 50đ160KvA, điện áp 6/0,4đ0,23Kv. + Nhà đèn mỏ: Để nạp accu cho các đèn mỏ, mỗi mắt bằng từng khu đắt một nhà đèn với thiết bị nạp có thể nạp đồng thời 200 đèn. *Lưới cáp: Toàn bộ mỏ dùng cáp đồng. + Trong lò dùng cáp cách điệnvà mỏ cao sucó màn chắn. + Trên mặt bằng dùng cáp cách điện và vỏ nhựa. *Nhà nạp accu và đề phô tầu điện:tại mỗi mặt bằng từng khu khai thác,đặt một trạm nạp accu và đề phô tầu tiện với thiết bị nạp 20YKđ155/230. 2.3.2. Cung cấp nước - Nước dùng cho sinh hoạt tắm giặt ăn uống theo tiêu chuẩn Việt Nam. Ta có Bảng 6 :tổng nhu cầu về nước của các khu như sau Stt Tên chủ hộ dùng nước Số lượng (m3/ng.đêm) I Khu khai thác I 1 Nước tắm giặt 16 2 Nước sinh hoạt, ăn uống 6 II Khu khai thác IV 1 Nước sinh hoạt, ăn uống 5 2 Nước tắm giặt 12 III Nước sản xuất cả hai khu 7 1 Cộng 45 2 Nước rò rỉ 2 3 Tổng cộng 47 - Nước tắm rửa: 60 lít/người/lần tắm - Nước ăn uống: 25 lít/người - Nước cứu hoả: 10lít/s-dập tắt máy trong 3 giờ - Nước thải: Chủ yếu là nước sinh hoạt.lượng nước chủ yếu chẩy ra ngoài mặt đất tự nhiên. 2.3.3.Máy móc và thiết bị khai thácthan *Thiết bị đào lò - Đào các đường lò trong đasử dụng tổ hợp các thiết bịđào lò gồm: + Máy khoan ép khí, búa chèn MO-6K + Máy nén khí 2B-5 + Goòng 1 tấn + Sắt chống lò + Gỗ chống lò + Thuốc nổ + Máy nổ mìn quay tay + Quạt cục bộ CBM-6M - Đào các đường lò trong than dử dụng các tổ hợp các thiết bị bao gồm: + Goòng 1 tấn + Máy khoan điện cầm tay CE-19M + Quạt cục bộCBM-6M + Máy xúc than PHB.2 + Máy nổ mìn quay tay KBP-1/100M *thiết bị phụ trợ: + Đầu tầu accu 5App + Toa xe chở than + Toa xe chở người + Toa xe chở vật liệu + Xe cẩu các loại + Ô tô tải các loại +Ô tô chở người III. Hiệu quả hoạt độngvà kỹ thuật kinh tế mỏ. Từ khi thành lập đến nay,mỏ than Đồng vông hoật động luô nhiễm có hiệu quảcả về kỹ thuật và kinh tế.tuy nhiên từng năm có khó khăn riêngtrong công tác sản xuất và tiệu thụthánong mỏ vẫn phát huy hieẹu quảhoạt động về mắt kỹ thuật Hiện nay số lượng công nhânviên của toàn mỏ là 475 người. Trong đó, số người có trình độ văn hoá cấp I và II là 215 người;cấp III là 130 người; trung học chuyên nghiệp là 52 người: đại học chuyên nghiệp là 88 người. Thu nhập bình quân của mỗi lao động trong mỏ là950.000đ /người /tháng. *Giá thành sản sẩm: giá thành một tấn than tiêu thụ của mỏ bao gồm chi phí khai thác, chi phí vận chuyển than, chi phí sàng các khoản thuế và trả lãi vay ngân hàng. Trong đó chi phí khai thác than được tính theo yếu tố chi phí như vất liệu phụ động lực, tiền lương, BHXH, trích KHCB TSCĐ, chi phí sửa chữa lớnTSCĐ, và các chi phí khác. *Về kinh tế: Vốn đầu tư cho mỏ là +139,3 tỷ đồng, giá trị hiện thực NPV=55,928 tỷ đồng, hệ số hoàn vốn rủi ro=83,779 tỷ đồng *Thời gian hoàn vốn 8 năm *Thị trường tiêu thụ than: Do than Đồng vông có nhiều loại có chất lượng cao, nhịêt lượng cao,độ tro ưa chuộng. Hiện nay than cục và than cám A được xuất khẩu cho các khách hàng của Tổng Công Ty Than Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhât Bản, và tây âu. Than cám và than cục loại thường được bán ở trong nước cho các hộ tiêu dùng như giấy bãi bằng, xi măng, nhiệt điện… Chương III Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng vông - Uông bí - Quảng ninh I . hiện trạng môi trường mỏ than Đồng vông. Qua quá trình khai thác, hiện nay mỏ than Đồng vông bị ô nhiễm nặng. Vì vậy vấn đề ô nhiễm đang là bài toán rất khó đối với nhiều doanh nghiệp ngành than trong đó có mỏ than Đồng vông. Những ảnh hưởng tác động đến môi trường khu vực chủ yếu là: Gây biến đổi cảnh quan khu vực. Gây ô nhiễm môi trường đất , nước và không khí Gây ảnh hưỏng đến hệ sinh thái,các cơ sở hạ tầng khu vực ,ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng khu vực . Vì vậy mỏ than Đồng vông phải giải quyết các vấn đề môi trường trong kế hoạch của mỏ ,cụ thể : - Bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan xung quanh. - Hạn chế ảnh hưởng của bãi thải,phục hồi bãi thải saukhi kết thúc đổ thải - Hạn cế bụi trong khai thác mỏ . - Phục hồi và cải tạođất sau khai thác - Bảo vệ môi trường cho khu vực dân cư và công nhân mỏ đang sinh sống trên trục đường. - Bảo vệ sức khoẻ cho công nhân mỏ đặc biệt điều kiện khai thác xuống sâu, lòng moong có khí độc và bụi, tiếng ồn. 1.1- Vấn đề bãi thải, trôi lấp bãi thải và chất thải rắn. Công việc khai thác than ở mỏ than Đồng vông chủ yếu là khai thác lò bằng do đó lượng thải rắn không nhiều như khai thác lộ thiên và chủ yếu gồm các loại sau: - Đá thải: khối lượng đường lò chuẩn bị khi đạt công suất thiết kế là 170m lò tương đương 1628m3 đất đá. Ngoài ra còn một lượng không nhỏ đất đá được thải ra sau ủi tạo mặt bằng sản xuất, sau gạt xây dựng các tuyến vận tải và xây dựng các cơ sở hạ tầng. Theo ước tính mỗi năm mỏ thải ra từ vài ngàn đến vài chục ngàn m3 . - Gỗ thải: gỗ chống lò sau khi sử dụng được thải ra ngoài môi trường trong trạng thái mục ướt. Một số gỗ được chuyển ra ngoài lò còn một số khác được trô nhiễm ngay trong lò cùng với đất, sét than Màng năm khoảng 1250m3 khi mỏ đạt công suất 3000m3/năm với sản lượng than 120.000 tấn/năm. Đối với lò chợ thì dùng vài ca là phải thay. - Sắt thép thải: hàng năm mỏ than nàyphải sử dụng một khối lượng sắt thép ước tính mỗi năm sử dụng 500á600 tấn - Tại khâu phân loại chất lượng chất rắn khoảng từ 9600á11500 tấn/năm. Còn tại khâu tuyển và chế biến thủ công tại khâu này chất rắn bao gồm bùn, đất cát, đá và than có kích thước nhỏ thải ra trong quá trình rửa than khối lượng hàng năm vào khoảng 2000á3000 tấn. Ngoài những chất thải ở các khu vực còn có chất thải từ nhà đèn, nhà nạp accu, nhà ăn công nhân, nhà giao ca, xưởng sửa chữa, bãi chứa, kho than …và chất thải chủ yếu là bình accu các lọai bị nứt vỡ, vỏ (các lim loại như thiếc chì, kẽm….) rác thải thực phẩm (xương, vỏ ốc, nông vịt….,vỏ đồ hộp, chai lọ thuỷ tinh….) các khối kim loại, chi tiết máy….. Khối lượng chất thải khổng lồ như thế vấn đề quản lý và xử lý chất thải phải được làm một cách nghiêm túc. - Trôi lấp bãi thải;các chất thải tại bãi thải thường bị trôi chẩy.Khi có các trận mưa to, làm sạt lở bờ các bãi thải từ đó cuốn đị đất đá và là tôn tạo các khe lạch suối làm hạn ché dòng chẩy tự nhiên, trôi lấp ruộng vườn gây úng lụt tạm thời. Ngoài ra cùng đất đá trôi lấp, các thành phần hoá trong bãi thải theo nguồn nước vào đất rượng, vườn gây ảnh hưởng sấu đến trồng trọt ở vùng xung quanh bãi thải. 1.2. Hiện trạng môi trường không khí 1.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí tại khu vực khai trường khai thác than Không khí tại mỏ than Đồng Vông mang tính chất cấu tạovà thành phần không khí nói chung mang đặc điểm riêng mà các mỏ than mới như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn ….mỏ than Đồng Vông ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3842.doc
Tài liệu liên quan