Đánh giá hiệu quả của mô hình lò Gas cải tiến ở xã Bát Tràng tại Xí nghiệp X54

Tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình lò Gas cải tiến ở xã Bát Tràng tại Xí nghiệp X54: ... Ebook Đánh giá hiệu quả của mô hình lò Gas cải tiến ở xã Bát Tràng tại Xí nghiệp X54

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình lò Gas cải tiến ở xã Bát Tràng tại Xí nghiệp X54, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình chuyển đổi tích cực của nông thôn nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức sản xuất năng động và mang lại hiệu quả thiết thực. Kinh tế làng nghề, một mô hình sản xuất truyền thống đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân địa phương quan tâm đầu tư, đã góp phần tích cực trong việc xoá đõi giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Bát Tràng là một làng gốm truyền thống có bề dày phát triển hơn 500 năm. Với những kinh nghiệm và những bí quyết lâu đời, những nghệ nhân tài hoa của xã bát Tràng đã tạo ra các sản phẩm gốm sứ với mẫu mã đa dạng, hoa văn, đặc sắc tinh xảo ngày càng có uy tín với người tiêu dùng. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn tới thị trường châu Âu, Mĩ, Nhật... đem lại doanh thu mỗi năm trên dưới 200 tỉ đồng, góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng ngày một phát triển thì đi đôi với nó là môi trường cũng bị suy thoái nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Vấn đề mấu chốt mang tính quyết định là công nghệ sản xuất ở Bát Tràng còn lạc hậu.Trong sản xuất gốm sứ lò nung là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, giá thành sản phẩm. Quá trình nung gốm bằng các lò hộp đốt than tốn nhiều thời gian, tỉ lệ phế phẩm cao và gây ô nhiễm môi trường bởi các khí thải và khói bụi và phế thải rắn. Lò nung nhập của nước ngoài sử dụng nhiên liệu gas hạn chế được nhiều nhược điểm của lò hộp đốt than nhưng giá thành lại quá cao không phù hợp với thực tế làng nghề. Đứng trước thực tế đó, xí nghiệp X54 đã đầu tư mua công nghệ nước ngoài sau đó nghiên cứu thay đổi kỹ thuật, kết cấu lò, thay vật liệu nội địa đạt hiệu quả cao trong giảm chi phí xây dựng, mua lò mà vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá thành sản phẩm . Lò gas cải tiến của xí nghiệp X54 đã thực sự tạo bước đột phá trong việc cải tiến công nghệ phù hợp với thực tiễn Việt Nam. áp dụng mô hình này trong sản xuất gốm sứ đem lại lợi nhuận cao và góp phần không nhỏ vào cải thiện điều kiện môi trường ở Bát Tràng và điều kiện làm việc cho người lao động. Qua quá trình tìm hiểu, học tập thực tế ở Xí nghiệp X54, tôi đã thực hiện chuyên đề " Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò gas cải tiến trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng". Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư cho công nghệ sản xuất gốm sứ. Chương II: Thực trạng kinh tế - xã hội - Môi trường ở làng nghề sản xuất gốm sứ Bát Tràng. Chương III: Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò Gas cải tiến ở Xí nghiệp X54. CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUÁT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GỐM SỨ. I.CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất, về sức lao động và các chi phí bằng tiền khác liên quan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí sản xuất bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương, các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Trong qúa trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí như: Chi phí vận chuyển, bảo quản, bao gói, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm... 2.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Quá trình phân loại các chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan.Khách quan ở chỗ nó phụ thuộc vào bản chất chi phí còn chủ quan ở chỗ nó xuất phát từ nhu cầu và mục đích quản lí của doanh nghiệp . Dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau tương ứng có các cách phân loại khác nhau: 2.1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất biến đổi của chi phí. 2.1.1.Định phí. Định phí là các khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.Thuộc loại chi phí này gồm có: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm chống trộm và chống cháy, tiền lương trả cho các nhà quản lí các chuyên gia, chi phí bảo hiểm rủi ro, thuế môn bài, chi phí thuê nhà xưởng, khấu hao nhà xưởng, thuê bất động sản của phân xưởng. Đặc điểm: -Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp.Định phí trên một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi. 2.1.2.Biến phí. Chi phí biến đổi là những khoản chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm thì nó ổn định không thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì biến phí tăng, mức độ hoạt động thì biến phí giảm, khi không hoạt động thì biến phí bằng không. Đặc điểm: -Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi. -Biến phí trên một đơn vị sản phẩm giữ nguyên khi sản lượng thay đổi 2.2.3.Chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp là các chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố biến phí lẫn các yếu tố định phí, ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện tính chất của định phí , vượt quá mức độ hoạt động đó nó thể hiện tính chất của biến phí. 2.2.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế. 2.2.1. Chi phí vật liệu mua ngoài: Là toàn bộ giá trị tất cả các loại vật tư mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp như nguyên vật liêụ, nhiên liệu, vận chuyển, hao hụt định mức. 2.2.2.Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi phí trích theo lương như:BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trên cơ sở quỹ lương của doanh nghiệp theo quy định của nhà nước 2.2.3.Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là những khoản tiền khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.4.Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí phải trả về dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì, do các đơn vị ở bên nhoài cung cấp như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài , chi phí điện nước điện thoại, vận chuyển sản phẩm hàng hoá sản phẩm, mua bảo hiểm hàng hoá, thuê kiểm toán tư vấn , quảng cáo sản phẩm và các dịch vụ mua ngoài khác. 2.2.5.Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền mặt mà theo tính chất kinh tế thì không sắp xếp vào các yếu tố kể trên như thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, phí tiếp tân quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí tuyển dụng, các khoản thiệt haị được phép hạch toán vào chi phí, các khoản bảo hành sản phẩm 2.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của các chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính . 2.3.1.Chi phí sản phẩm: Là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Chi phí sản phẩm chính là chi phí để tạo nên hàng tồn kho. Nếu sản phẩm hàng hoá chưa bán được thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành hàng tồn kho và được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Khi sản phẩm hàng hoá được bán thì chi phí sản phẩm được chuyển vào giá vốn hàng bán trên báo caó kết quả hoạt động kinh doanh . Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm . Trong quá trình này doanh nghiệp phải bỏ ra một số khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất. Các chi phí phát sinh trong giai đoạn này được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: _Chi phí NVL chính là chi phí của những NVL cấu thành nên thực thể sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách bạch , cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm , nên được tính thẳng vào mỗi đơn vị sản phẩm. _Chi phí NVL phụ là những chi phí của những NVL tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm, có giá trị nhỏ, không thể xác định rõ ràng, cụ thể , tách bạch cho từng đơn vị sản phẩm , nên phải đưa vào chi phí chung để phân bố sau. _ Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động _Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm bao gồm : Chi phí NVL gián tiếp , nhân công gián tiếp, khấu hao tài sản cố định , công cụ dụng cụ dùng ở phạm vi phân xưởng . _Trị giá mua vào của hàng hoá Trị giá mua vào của hàng hoá bao gồm: Giá mua chưa có thuế đầu vào phải thanh toán cho nhà cung cấp, thuế nhập khẩu nếu có, chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong khâu mua như : Vận chuyển, bốc xếp, lưu kho , chọn lọc, kiểm tra, bao gói... Trị giá hàng hoá mua vào một bộ phận hợp thành của chi phí kinh doanh , tuy nhiên nó chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ. 2.3.2.Chi phí thời kì: Là các chi phí để tiến hành hoạt động kinh doanh trong kì, không tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kì mà chúng phát sinh. Theo hệ thống kế toán hiện hành chi phí thời kì bao gồm: Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định , chi phí vật liệu bao bì , công cụ dụng cụ , chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản cho phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Chi phí quản lí doanh nghiệp: Là các chi phí cho bộ máy quản lí và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp, không thể tách riêng cho bất kì một bộ phận nào như chi phí về công cụ dụng cụ , khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lí, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng, một số loại thuế, bảo hiểm, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp 3.Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 3.1.Đặc điểm của phân bổ chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Hệ thống hạch toán chi phí của công ty được dùng để theo dõi và phân bổ các chi phí sản xuất cho sản phẩm hoặc quá trình sản xuất. Nguyên tắc của việc phân bổ chi phí là dựa trên ngân sách( như ngân sách thực hiên và giá cả. Với mục đích phân tích các dự án đầu tư, hệ thống hạch toán chi phí có hai đậc điểm chính : Đặc điểm thứ nhất là hệ thống phải phân bổ tất cả chi phí cho các quá trình trong đó các chi phí được tạo ra. Việc phân bổ này luôn luôn là thách thức đối với các nhà tài chính hay kế toán là những người quyết định việc phân bổ các chi phí này vào cả tổng chi phí hay phân bổ vào các tài khoản của sản phảam hay quá trình sản xuất. Chi phí loại bỏ chất thải thường thường được phân bổ vào tổng chi phí, trong khi đó việc phân bổ các chi phí khác cho sản phẩm hay quá trình sản xuất sẽ dựa trên một số hoạt động hoặc một số khâu của quá trình sản xuất. Đặc điểm thứ hai là việc phân bổ chi phí không đơn giản là phân bổ chi phí vào các quá trình thích hợp. Các chi phí phải được phân bổ thế nào để phản ánh cách mà các chi phí thực sự xuất hiện. Ví dụ chi phí loại bỏ chất thải ở một số công ty được phân bổ chồng chéo tại các trung tâm thực hiện như :hành chính, nghiên cứu và phát triển sản xuất- dựa trên địa điểm tạo ra chất thải nhiều hơn là dựa trên số lượng và loại chất thải được tạo ra từ mỗi công đoạn. Điều này gây trở ngại cho việc đự đoán xác định những lợi ích tài chính của việc giảm thải. 3.2.Các phương pháp phân bổ chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Hai phương pháp phân bổ chi phí thường đựơc sử dụng trong trực tế là: Phương pháp thứ nhất dựa trên việc cân bằng vật liệu theo yêu cầu hay công thức của đầu vào sản phẩm, sử dụng đơn vị sản phẩm làm tiêu chuẩn hay tiêu chuẩn của một đợt sản xuất hay một lô hàng. Phương pháp thứ hai là hạch toán các loại vật liệu dựa trên bản liệt kê số liệu đầu vào của các loại vật liệu tại thời điểm bắt đầu và kết thúc của chu kì báo cáo . III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM . 1.Ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí kinh doanh hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để đứng vững và cạnh tranh trên thị trường.ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm được thể hiện ở các mặt sau: Tiết kiệm chi phí kinh doanh hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân , đối với doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó làm cho các quỹ của doanh nghiệp được mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao , cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư mở rộng. Còn đối với phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm là cơ sở tạo ra nguồn vốn tích luỹ để mở rộng tái sản xuất xã hội, trong điều kiện giá cả ổn định, giá thành sản xuất càng phẩm càng hạ thì tích luỹ tiền tệ càng tăng và dẫn đến nguồn vốn để tái sản xuất càng nhiều. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm có thể giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động tiết kiệm được vốn cố định.Vốn lưu động chiếm nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô sản xuất lớn hay nhỏ, quá trình tiêu thụ sản phẩm dài hay ngắn, giá thành sản phẩm cao hay thấp. Nếu các nhân tố không thay đổi thì giá thành sản phẩm càng hạ vốn lưu động càng ít. Mặt khác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm còn giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, năng lực của tài sản cố định nên đã tăng khối lượng sản xuất, giảm bớt chi phí khấu hao tài sản cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm . Do đó có thể nói tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh , hạ thấp giá thành sản phẩm còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm tài sản cố định. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ thấp giá thành sản phẩm còn tạo điều kiện quan trọng để hạ thấp giá bán sản phẩm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. 2.1.Nhóm các nhân tố chủ khách quan. Nhà nước tác động đến các doanh nghiệp thông qua đường lối chính sách, thể chế chính trị và pháp luật.Nhà nước đóng vai trò là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lí và sự bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề không bị cấm và mang lại lợi ích cho đất nước và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo quy chế quản lí mà nhà nước ban hành, ngoài ra nhà nước còn quy định các chế độ kế toán tài chính để các doanh nghiệp tiến hành kiểm tra và hạch toán đúng các chi phí. Trong số các yếu tố sản xuất đầu vào của doanh nghiệp có một số thuộc phạm vi quản lí độc quyền cuả nhà nước như vận chuyển hàng không, nhiên liệu, xăng dầu, khí đốt, điện nước.... Những bộ phận này chiếm một phần không nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng phục vụ của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có kết quả sản xuất kinh doanh tốt phải thực hiện tốt việc thoả mãn nhu cầu khách hàng trên cơ sở đó thu hút lượng khách hàng ngày càng lớn. Yếu tố địa lí và địa bàn sản xuất của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Việc bố trí địa bàn sản xuất ở gần nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ sẽ tiết kiệm được chi phí trong khâu trung chuyển. Các nhân tố thuộc về mặt kỹ thuật công nghệ. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật , lao động con người đã được trợ giúp đáng kể. Việc áp dụng các công nghệ sản xuất mới, sử dụng các vật liệu mới sẽ giúp doanh nghiệp tăng được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thái độ của nhà cung ứng cho doanh nghiệp. Nếu nguồn cung ứng ổn định, chất lượng hàng hoá được cung ứng tốt, giá cả hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp ổn định, tận dụng tốt các cơ hội mà thị trường mang lại, giảm biến cố bất thường . 1.2. Nhóm các nhân tố chủ quan. Tố chức sản xuất kinh doanh và quản lí tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ tới chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm . Khi tổ chức sản xuất ở trình độ cao sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được mức sản lượng và phương án sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống. Nhờ việc bố trí các khâu sản xuất hợp lí có thể hạn chế sự lãng phí về sử dụng nguyên vật liệu. Qua đó cũng kiểm tra được tình hình dự trữ vật tồn kho, thành phẩm từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao phí vật tư sản phẩm . Cấu thành mặt hàng kinh doanh cũng có ảnh hưởng tới cho phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng tốt, chất lượng cao, giá cả hợp lí, mẫu mã và chủng loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm đước các chi phí trong khâu lưu thông, chi phí lưu kho . Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới phân phối: Cơ sở vật chất kỹ thuật càng nâng cao thì năng suất lao động càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ sản xuất ra càng tốt, từ đó tiết kiệm được tiền lương và các chi phí cố định khác. Đồng thời mạng lưới lưu thông phân phối được sắp xếp một cách hợp lí vừa phục vụ tốt cho dự trữ hàng hoá vừa phục vụ tốt cho khâu tiêu thụ sẽ giảm bớt được các chi phí trung gian không cần thiết. Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất. Nhân tố này bao gồm trình độ khả năng phẩm chất của công nhân và ban lãnh đạo . Do vậy ý thức tiết kiệm của công nhân và ban lãnh đạo là nguyên nhân sâu xa tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT GỐM SỨ. Khi áp dụng bất kỳ một công nghệ nào đều phải chú ý đến ba yếu tố chính, đó là tính khả thi-kỹ thuật-kinh tế. Ba yếu tố này quan hệ mật thiết với nhau, có tác động lẫn nhau và nó quyết định sự thành công của giải pháp. Khi muốn thay đổi công nghệ chúng ta phải gải được bài toán: Vốn-sản xuất-tiêu thụ-kinh tế -môi trường. Khi đầu tư phải đồng bộ, tổ chức khai thác thiết bị triệt để nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng thu hồi vốn nhanh. Đối với một dự án đầu tư cải tiến công nghệ sản xuát gốm sứ, các yêu cầu đó được cụ thể hoá như sau: 1. Tiết kiệm chi phí sản xuất. Khi đã đầu tư cho bất kì một công nghệ sản xuất gốm sứ thì vấn đề lợi nhuận do việc áp dụng công nghệ mới phải được đặt lên hàng đầu nghĩa là khi áp dụng công nghệ mới thì chí phí sản xuất phải thấp hơn đảm bảo lợi nhuận đem lại cao hơn. Hoạt động sản xuất gốm sứ với đặc trưng tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu thì vấn đề tiết kiệm trong chi phí sản xuất đặc biệt là tiết kiệm nhiên liệu còn có ý nghĩa quan trọng trong giảm ô nhiễm môi trường. Hoạt động sản xuất gốm sứ bao gồm nhiều công đoạn trong đó công đoạn nung là công đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Lò nung gốm sử dụng nhiên liệu gas có giá thành cao hơn nhưng lại có ưu điểm là tạo ra khí thải ít hơn và không có bụi thải do đốt than. Việc áp dụng công nghệ sản xuất gốm sứ bằng lò gas là tất yếu của sản xuất gốm sứ tiên tiến nhưng cần áp dụng nghiên cứu các phương hướng cải tiến để giảm lượng gas hao phí nhằm tiết kịêm các chi phí sản xuất . 2. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm gốm sứ được đặc trưng bởi các tiêu chí như tỷ lệ sản phẩm loại một trên tổng số sản phẩm, độ đồng đều của sản phẩm, độ bền, độ bóng của sản phẩm. Sản phẩm gốm sứ ở Bát Tràng còn có đặc trưng riêng là màu men rất đa dạng, phong phú, sản phẩm ở các lò gốm sứ của mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp là không giống nhau, bí quyết này của mỗi gia đình mỗi doanh nghiệp được giữ kín và cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính khả năng phối màu tạo hoa văn đã tạo nên tính mĩ thuật của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm gốm sứ. Một dự án đầu tư cho sản xuất gốm sứ phải đảm bảo được tính khả thi cao trong việc đảm bảo tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt có khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhiều khi cần có yêu cầu đột phá trong việc tạo ra sản phẩm mới lạ. Từ nhiều năm nay sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tạo được uy tín với người mua trên thị trường trong nưóc và quốc tế do thành phần lao động thủ công chiếm tỉ lệ lớn trong sản phẩm, các nghệ nhân ở Bát Tràng luôn cho ra đời các sản phẩm có tính mĩ thuật cao, nghệ thuật sáng tạo men cũng rất đa dạng tạo ra nhiều loại men như men ngọc, men rạn, men co... Đối với một dự án đầu tư cho sản xuất gốm sứ hay bất kì một dự án nào thì chất lượng sản phẩm cũng luôn được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định. Dự án đầu tư có tính khả thi cao nhưng không đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng có thể sẽ không được quyết định đầu tư . Công nghệ có tác động không lợi cho sản phẩm cũng có thể làm giảm năng suất lao động và không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Ví dụ như nếu áp dụng công nghệ xanh đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giải pháp tài chính hợp lí cho doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến những tác động xấu đối với chất lượng sản phẩm. Mỗi dự án đầu tư về công nghệ cần phải được đánh giá về chất lượng sản phẩm đầu ra, trong nhỉều trượng hợp cụ thể cần phải được xem xét tiến hành các nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm để có thể đánh giá được chi phí và lợi ích của các công nghệ đưa ra trên cơ sở chất lượng của sản phẩm thu được. Điều này làm cơ sở để xác định các đặc tính và yêu cầu kĩ thuật trong quá trình chuyển giao công nghệ mới. 3.Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất gốm sứ, gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng là một trong hai mục tiêu chính của các dự án. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở đây được cụ thể hoá bằng các yếu tố như giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các môi trường thành phần như giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. Trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí lại được phân thành các mục tiêu cụ thể như giảm ô nhiễm nhiệt, giảm ô nhiễm các khí CO2, CO, SO2,...giảm ô nhiễm phóng xạ....Công nghệ sản xuất gốm sứ được hoàn thiện dần theo hướng đi sâu vào các phương án cụ thể cho các hộ và nhóm hộ, công nghệ sản xuất dùng cho các đơn vị sản xuất trên cơ sở ứng dụng các thiết bị hiện đại, tiên tiến, cải tiến quy trình kĩ thuật. Thực hiện tốt việc đổi mới và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất có lựa chọn đảm bảo sản xuất phát triển và ổn định. Trong những năm gần đây Bát Tràng bị cảnh báo là nơi ô nhiễm nghiêm trọng về các loại khí thải, nhiệt thải và các chất phóng xạ, do đó mỗi dự án đầu tư cho cải tiến công nghệ sản xuất gốm sứ cần phải đạt được yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đóng góp cá nhân của mỗi hộ, mỗi doanh nghiệp sản xuất sẽ tạo nên một sự giảm đáng kể mức độ ô nhiễm của từng xã. 4.Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động Sản xuất gốm sứ có đặc điểm là hàm lượng lao động đặc biệt là lao động thủ công rất lớn trong kết cấu sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, người lao động phải tiếp xúc với một lượng lớn chất độc hại trong thời gian dài liên tục. Các quy trình gia công chuẩn bị phối liệu cũng như tạo hình và đưa sản phẩm vào ra lò đều cần nhân công trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm nên khả năng bị nhiễm độc là rất lớn. Theo số liệu điều tra của cơ quan y tế huyện Gia Lâm năm 2000 người dân Bát Tràng có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, bệnh đường hô hấp, bệnh phụ khoa của phụ nữ cao hơn các vùng khác 1,5-1,7 lần. Hiện nay số lao động ở Bát Tràng khoảng 4300 người, trong đó 60 % là lao động làm thuê, vì vậy việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động là vấn đề rất bức xúc. Với phương pháp sản xuất mới sử dụng phối liệu có sẵn và sử dụng nhiên liệu gas sẽ giảm đáng kể lượng khí thải, đồng thời giảm thời gian công nhân đứng lò, tránh phải tiếp xúc với nhiệt độ cao liên tục. Đây cũng chính là yêu cầu về hiệu quả xã hội của các dự án đầu tư cho công nghệ sản xuất gốm sứ CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GỐM SỨ BÁT TRÀNG I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI Ở BÁT TRÀNG. 1.Điều kiện tự nhiên 1.1.Vị trí địa lí : Bát Tràng là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, nằm ở Tây Nam huyện Gia Lâm, phía Đông giáp xã Đa Tốn, phía Bắc giãp xã Đông Dư, phía Nam có danh giới giáp với tỉnh Hải Hưng bởi công trình thuỷ nông Bắc Hưng Hải, phía Tây được bao bọc bởi sông Hồng. Bát Tràng nằm cách đưòng bộ theo đường đê sông Hồng khoảng 10 km. 1.2.Địa hình: Xã Bát Tràng chia làm hai vùng trong đê và ngoài đê. Vùng ngoài đê với diện tích khoảng 123 ha.Hàng năm vào mùa nước phần lớn diện tích này thường bị ngập lụt tử 2 đến 3 tháng .Vùng ngoài đê có diện tích khá bằng phẳng là nơi dân cư đông đúc . Phần giáp đê là những ao, hố sâu dùng để nuôi thuỷ sản,vùng trong đê có 2 cơ sở sản xuất, một số diện tích đất nông nghiệp, phần còn lại là ao nuôi cá. 1.3.Địa chất thuỷ văn: Bát Tràng là vùng đất bồi, mực nước sông Hồng lên xuống thất thường nên lượng nước ngầm cũng thay đổi theo. 1.4.Khí hậu: Khí hậu Hà Nội nằm trong vùng khí hậu đồng bằng sông Hồng có độ ẩm trung bình cao, có gió mùa khí hậu ôn hoà, thuận tiện cho điều kiện sống.Bát Tràng có thời tiết vùng Hà Nội, nhưng do khoảng 1400 lò nung thay nhau nung đốt sản phẩm nên nhiệt độ trong xã cao hơn các vùng xung quanh từ 1,5 đến 3 độ. 2.Điều kiện kinh tế xã hội. 2.1.Tổ chức hành chính và dân số : Toàn xã có hai thôn: Giang Cao(6 xóm ) và Bát Tràng(5 xóm). Theo số liệu điều tra năm 2002: Số hộ trong xã :1486 hộ Số nhân khẩu: 5996 người Tổng số lao động:2430 người 2.2.Nghề nghiệp: +Nông nghiệp 87 hộ với 345 nhân khẩu +Công nghiệp 1223 hộ với 5087 khẩu . +Dịch vụ khác 166 hộ với 564 nhân khẩu . Như vậy số nhân khẩu tham gia sản xuất và dịch vụ chiém đa số còn số tham gia nông nghiệp rất ít . 2.3.Sử dụng đất Bát Tràng là xã bé nhất huyện Gia Lâm với tổng diện tích 164 ha. Đất đai trong xã được sử dụng chưa hợp lí và được phân bố như sau: Đất trong xã được phân bố như sau: Đất nông nghiệp 13,8072 ha Đất lâm nghiệp trồng rừng đặc dụng 21,3629 ha Đất chuyên dùng 50,6402 ha Đất ở nông thôn(dân cư) 43,8947 ha Đất chưa sử dụng 34,2747 ha. 2.4.Y tế. Cũng như các xã ngoại thành của thành phố Hà Nội, Bát Tràng có dịch vụ y tế chưa thật tốt nhưng phải phục vụ cho tất cả mọi người. Đa phần người khám chữa bệnh phải trả tiền khám chưa bệnh và mua thuốc. Nhà nước hỗ trợ tài chính cho những người bệnh trong diện chính sách, những người nghèo khổ, những người già và trẻ em cô đơn. Qua thống kê cho thấy tỷ lệ những bệnh về đường hô hấp nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (73,37%). Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa 98%. Tiếp theo là các bệnh về tiêu hoá, da liễu dị ứng ở thanh niên và trẻ em gần 10%. 2.5.Giáo dục: Suốt những năm chiến tranh và khi hoà bình lập lại xã Bát Tràng duy trì được những thành tựu giaó dục cao cho người dân.Trong mười mấy năm gần đây, khi đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế trường, các chỉ tiêu về giáo dục bắt đầu giảm. tuy nhiên tỷ lệ biết chữ của xã vẫn khá cao( 85%) 2.6.Giao thông Xã Bát Tràng có vị trí thuận lợi.Việc giao lưu với các địa phương ngoài trục chính là đê sông Hồng và các đường nối với quốc lộ đi Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên còn có đường sông Hồng và đường sông Bắc Hưng Hải. Giao thông trong xã nhìn chung rất đa dạng. Hệ thống đường giao thông ở xã Bát Tràng nhìn chung còn thiếu quy hoạch đồng bộ. Những tuyến đường bê tông mới xây dựng chỉ chú ý đến mặt đường mà chưa xây dựng được hệ thống thoát nước động bộ, chưa cải tạo hè đường, chưa trồng cây xanh, mặt đường luôn có rác và bụi vì hàng ngày công tác vệ sinh môi trường chưa làm thường xuyên. Nhìn chung các tuyến đường giao thông đều bị xuống cấp, mặt đường hẹp, không đảm bảo cho việc giao thông đi lại, vận chuyển hàng hoá. 2.7.Cơ sở hạ tầng . Xã Bát Tràng hàng năm sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn với khối tổng doanh thu nhiều tỉ đồng nhưng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của xã còn nhiều hạn chế . Về xây dựng các công trình công cộng: Bằng nguồn vốn của xã, sự đóng góp của nhà nước và của nhân dân xã bát Tràng đã đầu tư được các công trình phục vụ văn hoá thể thao và đời sống của xã như: +Nhà tưởng niệm các liệt sĩ +Khu nhà làm việc của uỷ ban xã +Trường học các cấp +Khu trạm y tế 2.8. Điện Toàn xã có 9 trạm biến thế với tổng công suất 2.420 KVA, 2km đường cao thế, 11km đường hạ thế, các đường điện chính và các đưòng điện xương cá trong các khu dân cư và các cơ sở sản xuất. Trạm biến thế bố trí chưa hợp lí, tập trung chủ yếu ở thôn Bát Tràng. Dung lượng các trạm chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. 2.9.Thông tin-Truyền thanh: Do nhu cầu thông tin chính trị và thương mại nên xã Bát Tràng được thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm và bưu điện Hà Nội quan tâm giúp đỡ đầu tư xây dựng hệ thống điện thoại tự động với một tổng đài điện thoại quy mô 554 máy. Số máy điện thoại của các hộ sản xuất kinh doanh là 530 máy. Tại trung tâm xã có một chi nhánh điện thoại, điện báo phục vụ cho công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ cũng như thông tin buôn bán. II. QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT GỐM SỨ Trải qua nhiều năm tháng nghề gốm sứ Bát Tràng được hình thành và phát triển, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế nhưng bao giờ cũng mang sắc thái riêng của Bát Tràng. Ngành sản xuất gốm sứ của Bát Tràng đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã. Từ khi đất nước đổi mới, chế độ bao cấp được xoá bỏ và cho phép nhiều thành phần kinh tế tồn tại. Hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường, nên gốm sứ Bát Tràng chuyển hướng kinh tế, lấy hộ gia đình làm nòng cốt ở cả hai lĩnh vực: sản xuất và dịch vụ thương mại. Sản xuất gốm sứ chiếm 88,84% tổng sản lượng toàn xã hội, dịch vụ 9,41%, nông nghiệp 5,75% Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị các ngành năm 2002 Đơn vị: phần trăm Qua đó có thể thấy ngành sản xuất gốm sứ Bát Tràng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương, không chỉ chiếm tỉ trọng lớn, ngành này còn tạo ra giá trị cao hàng năm, doanh thu hàng trăm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN136.doc